Trên cơ sở thi pháp học luận văn mới là bước đầu nghiên cứu nghệ thuật thể hiện
tình cảm trong từTống trên tổng thể. Chúng tôi mong rằng sẽ có sự tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn về từng đặc điểm nghệ thuật của từ Tống như giọng điệu, thời gian và
không gian nghệ thuật, quan hệgiữa cái động và cái tĩnh, những hình tượng thường
xuất hiện trong từ Tống, ngôn ngữ trong từTống, đó chắc chắn là những vấn đề
hết sức lý thú. Chúng tôi tin rằng trong tương lai sẽcó nhiều người tìm hiểu và
nghiên cứu từ Tống.
166 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ tống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là thơ của thời Tống vậy, và có ảnh hưởng đến
các nhà làm từ sau này. Trong nhiều sáng tác của thế hệ sau tuy không thuộc thể
loại từ nhưng những sáng tác của họ cũng xen vào một số bài từ như tiểu
thuyết“Hồng lâu mộng” và nhiều tác phẩm khác.
Hoa bay hoa rụng ngập trời
Hồng phai hương lạt ai người thương hoa?
Đài xuân tơ rủ la đà
Rèm thêu bông khẽ đập qua bên ngoài
Kìa trong khuê các có người
Tiếc xuân lòng những ngậm ngùi vẩn vơ.
………………………………………………
Giờ hoa rụng có ta chôn cất,
Chôn thân ta chưa biết bao giờ.
Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ
Sau này ta chết ai là người chôn?
Ngẫm khi xuân muộn hoa tàn,
Cũng là khi khách hồng nhan về già.
Hồng nhan thấm thoắt xuân qua,
Hoa tàn người vắng ai mà biết ai!
(Táng hoa từ, điệu Táng hoa)
2. Thể từ ở Việt Nam
2.1 Ảnh hưởng của từ Tống đến Việt Nam
Như chúng ta đã biết văn hóa là tài sản chung của nhân loại, nhưng lại là niềm tự
hào của mỗi dân tộc. Là người Việt Nam tôi yêu hơn cả nền văn học nước nhà,
luôn tự hào và hoài vọng về nó. Đồng thời cũng rất yêu quý tất cả các nền văn học
trên thế giới, và học hỏi ở nền văn học ấy một sự tiếp thu, kế thừa và sáng tạo để
nền văn học nước nhà càng phong phú thêm.
Trong quá trình phát triển, nền văn hóa và văn học Việt Nam đã tiếp thu, chọn lọc
tinh hoa của nhiều nền văn hóa và văn học thế giới, trong đó có nền văn hóa và văn
học Trung Quốc. Nền văn hóa văn học truyền thống của Việt Nam cũng đã được
khẳng định, từng gây sự chú ý và có tác động tích cực đối với nhiều nhà nghiên
cứu văn học ở nhiều nước. Việc tìm hiểu những mối quan hệ nói trên là rất có ý
nghĩa đối với nền văn học Việt Nam cũng như đúc kết kinh nghiệm về giao lưu văn
học trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập vào sự phát triển toàn diện của thế
giới.
Thơ ca Trung Quốc có ảnh hưởng đến nước ta rất mạnh mà nổi bật nhất là thơ
Đường. Các nhà thơ Việt Nam đã kế thừa thành tựu của thơ Đường đồng thời sáng
tạo thêm để phù hợp với nền văn học nước nhà. Nói như thế không có nghĩa là nền
văn học Việt Nam chỉ học tập đỉnh cao chói lọi của thơ cổ điển Trung Hoa – thơ
Đường mà thôi. Để làm giàu thêm nền văn học dân tộc, chúng ta học tập rất nhiều
thành tựu của nền văn học Trung Quốc. Nhắc đến những thành tựu về mặt thể loại
trong di sản văn học cổ Trung Hoa, người ta thường nhắc đến: tản văn thời tiên
Tần, phú thời Hán, thơ thời Đường, từ thời Tống, kịch đời Nguyên, tiểu thuyết đời
Minh – Thanh. Đi cùng với một triều đại là một hình thức văn học truyền lại mà
hiện nay những người yêu thích văn thơ vẫn phải nghiêng mình kính cẩn (nhất đại
chi văn học). Dường như tất cả các loại thể ấy văn học Việt Nam đều học tập phần
nào và các nhà sáng tác nước ta đã có những tác phẩm đặc sắc.
Ở Việt Nam, thể loại từ truyền nhập và được vận dụng trong sáng tác muộn hơn so
với Nhật Bản, bắt đầu vào đầu thời tự chủ (tương đương với đầu thời Tống ở
Trung Quốc) với bài từ điệu “Nguyễn lang quy” của Khuông Việt đại sư – được
viết năm 987 nhân việc tiễn sứ giả nhà Tống là Lí Giác về nước. Bài từ này ra đời
dưới sự ảnh hưởng của từ phong thời Ngũ đại. Lê Quý Đôn trong phần “Lệ ngôn”
sách Toàn Việt thi lục khen rằng bài từ của Khuông Việt “uyển chuyển hoa mĩ”.
Sau bài“Nguyễn lang quy” của Khuông Việt, thể loại từ gần như vắng bóng trong
giai đoạn Lý – Trần. Vào thời Trần, người Việt từng sáng tác theo một số điệu
như: Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên. Tác phẩm duy nhất còn lại cho
đến nay là bài từ điệu “Tây giang nguyệt” của Lý Đạo Tái (tức Huyền Quang), tuy
nhiên bài từ này hiện trong tình trạng tàn khuyết, chỉ còn nửa bài.
Đến thời Lê Trung hưng, thể loại từ mới xuất hiện trở lại. Tác giả mở đầu cho thể
loại từ thời Lê là Phùng Khắc Khoan – đại thần thời Lê trung hưng. Tác phẩm của
ông hiện chỉ còn 3 bài, nằm trong Ngôn chí thi tập (Tập thơ nói chí), trong đó tiêu
biểu nhất là bài “Thưởng xuân”, điệu Tấm viên xuân, một bài từ khá đậm đà bản
sắc thể loại:
Thiên thượng dương hồi
Nhân giang xuân chí
Hựu nhất phiên tân
Thiều quang úc úc,
Hướng dương quang thảo,
Sinh ý hân hân.
Hồng sấn đào tai,
Thanh khuy liễu nhãn,
Oanh huỳnh điệp phác lộng tân phân.
Nhị tam tử,
Ngộ đáo lai thì tiết,
Phong quang khả nhân.
Giá ban mĩ cảnh lương thì,
Dục hành lạc tu cập thử thanh xuân.
Liêu vấn liễu vấn hoa hương,
Huề hồng tụ nhất trường,
Tiến sĩ đả cầu,
Bồi thần thị yến,
Cổ lai lạc sự thượng truyền văn.
Kim tao phùng,
Thánh thiên tử,
Hạnh đắc trí thân.
Bài từ hoàn toàn không tuân thủ đúng điệu thức mà có xu hướng tự do hóa. Lại
dùng một số từ của cổ văn như “cái”, “nhị tam tử”. Nhịp từ khi khoan khi nhặt, lúc
điềm tĩnh chậm chạp, lúc như hối hả giục giã. Cảnh sắc được miêu tả là cảnh sắc
mùa xuân đẹp đến “say lòng người”, cái cảnh sắc khiến người ta không thể hững
hờ, muốn hưởng lạc nhân sinh, “hành lạc” ngay “cho kịp thanh xuân này”.
Thể loại từ thời Lê số lượng chưa nhiều, chưa có từ tập chuyên biệt, sáng tác từ
nằm rải rác trong các thi tập, xen với thơ hoặc xen trong các truyện. Sáng tác từ
thời Lê rơi vào khoảng thế kỉ XVIII với các đại diện như: Đoàn Thị Điểm, Đặng
Trần Côn, Nguyễn Huy Oánh, Ngô Thì Sĩ, Lê Khắc Viện,…. Các nguồn ảnh
hưởng dẫn đến sự xuất hiện trở lại của thể loại từ thời kỳ này khá phức tạp: ngoài
ảnh hưởng của từ tống thông qua sở học của các nhà nho còn có ảnh hưởng từ
nguồn sách vở Trung Quốc thời Minh – Thanh truyền sang, hơn nữa có cả những
tiếp xúc trực tiếp với các tác giả, tác phẩm từ Trung Quốc thông qua việc đi sứ.
Giai đoạn giao thời Tây Sơn ghi nhận một hiện tượng khá thú vị, đó là sự xuất hiện
của các tác phẩm từ viết bằng Quốc âm – chữ Nôm. Trong truyện “Sơ kính tân
trang”, tác giả Phạm Thái đã lồng ghép vào truyện bốn bài từ chữ Nôm, sự xuất
hiện các tác phẩm từ bằng chữ Nôm trong “Sơ kính tân trang” có thể tạm coi là
hiện tượng vô tiền khoáng hậu. Ông đã dùng hai điệu từ “Tây giang nguyệt” (hai
bài) và “Nhất tiễn mai” (hai bài) đưa vào truyện “Sơ kính tân trang”:
Oanh yến véo von gọi khách
Cỏ hoa hớn hở mừng ai
Gió xuân hây hẩy giục đưa người,
Dễ khiến lòng tơ bối rối
Thấp thoáng thoi oanh dệt liễu
Thung thăng phấn bướm dồi mai
Vũ lăng xa diễn biết bao vời,
Khôn hỏi Đào Nguyên đâu tá.
(Tây giang nguyệt)
Tuyết sương lác đác nguyệt mờ mờ
Quế nhạc hương đưa
Sen nhạc hương đưa…
Rải rác trên không nhạn lửng lơ
Oanh cũng thờ ơ
Bướm cũng thờ ơ…
Chồi ngô gió thổi lá bơ sơ
Mai ủ hình thơ
Trúc ủ hình thơ
Khúc dạ thanh ca khéo hững hờ
Cung Quảng xa xa!
Cầu Thước xa xa!
(Nhất tiễn mai)
Sang thời nhà Nguyễn, sáng tác từ nhiều hơn hẳn tất cả các tác phẩm từ của giai
đoạn trước, giai đoạn này chí ít còn hai từ tập gồm: “Mộng Mai từ lục” của Đào
Tấn và “Thương sơn từ tập” của Miên Thẩm. Bên cạnh đó, có tác giả tuy không có
từ tập chuyên biệt, song đã để lại một khối lượng tác phẩm từ phong phú. Như
trường hợp của tác giả Thiếu Tuấn, ông còn 75 bài từ, trong đó không ít bài đạt đến
trình độ xuất sắc.
Trong quyển “Thơ và từ Đào Tấn” (Vũ Ngọc Liễn – chủ biên) – sách giới thiệu các
sáng tác thơ và từ của Đào Tấn. Xã hội phong kiến nhốt cứng con người vào các
địa vị, chức tước xã hội đến nỗi một người thiếu nữ nói chung bị chết nghẹt với
chức cung phi. Cụ Thương Đào cũng vậy thôi, người ta nhốt Đào Tấn trong ông
quan và cụ thượng, chức càng cao thì cái lồng nhốt càng chắc, càng cứng, càng
không được giao hòa với người khác “nhĩ mục quan chiêm” cơ mà! Huống chi
chức nào có thật là chức, danh nào có nghĩa lý gì mà danh. Tâm quý nhân hồ đế
cựu thần, thường hổ thẹn cái việc người ta gọi mình là ông quan, là thần tử của nhà
vua. Cho nên Đào Tấn mượn từ khúc để cho tâm hồn mình tha hồ dạt dào ào ạt. Về
làng quê sớm ngày nào thì ra khỏi vòng ô trọc sớm ngày ấy. Tuy nhiên do hạn chế
của thời đại, của giai cấp và ông mượn bài từ điệu “Lâm giang tiên” nói lên tâm
trạng của ông:
Cợt bấy thân này đây đó mãi
Bắc châu rồi lại Nam châu
Chừng nào mua ruộng để về hưu
Trước nay nguyên lận đận
Chuyến này cũng mịt mù
Ba trăm dặm bụi vàng nắng lửa
Gò cao mấy bận leo lầu
Bạn cũ phần đông ở hố sâu
Với suối trong trăng sáng
Cây cỏ rộn ve thâu
Ông đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm có giá trị có đến ngót 200 bài thơ và
rất nhiều bài từ theo các điệu khác nhau, và trong sách “thơ và từ Đào Tấn” nhóm
biên soạn đã sưu tầm và giới thiệu 24 bài từ.
Song song đó còn tương truyền có bốn bài từ chữ Hán của bà chúa Liễu Hạnh vịnh
bốn mùa: Xuân (điệu Xuân quang hải), Hạ (điệu Cách phố liên), Thu (điệu Bộ bộ
thiềm), Đông (điệu Nhất tiễn mai).
Cảnh như vẽ
Gió hây hây
Đào mỉm miệng
Liễu giương mày
Bướm nhặng bay
Trong bụi
Oanh vàng ríu rít
Đầu nhà
Én đỏ hót hay
(Bài hát mùa xuân)
…
Chi bằng
đến thẳng
giậu cúc thơm
Ngồi khểnh
vỗ đàn
gảy một khúc
(Bài hát mùa thu)
(“Bài hát 4 mùa” tương truyền của Chúa Liễu, Phan Kế Bính dịch, được dẫn lại
vàoDế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài)
Trong bài thơ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, câu 431 – 432 chúng ta thấy
có ảnh hưởng từ hai câu của Nhạc Phi trong bài từ “Mãn giang hồng”:
Cỏ lai thôn hạ Nhục chi đầu
Khát lại ẩm hạ Thiền Vu huyết
(Lúc đói nuốt cả đầu bọn Nhục chi
Lúc khát, uống cả huyết chúa Thiền Vu)
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Tráng chí cơ van Hồ lỗ nhục,
Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết
(Chí hùng tráng, lúc đói ăn thịt cả giặc Hồ,
Nói cười, lúc khát uống cả huyết Hung Nô)
(Mãn giang hồng – Nhạc Phi)
So với các giai đoạn trước, thời Nguyễn không chỉ ghi nhận sự thường xuyên của
các tác phẩm từ mà còn ghi nhận sự xuất hiện của một số tác phẩm có tính chất từ
thoại vốn chưa xuất hiện trước đó. Sách “Vi Dã hợp tập” của Miên Trinh có nhắc
đến một cuốn từ thoại của Tử Du – tức Nguyễn Miên Khoan người hoàng tộc nhà
Nguyễn –song tiếc rằng cuốn “Từ thoại” này nay đã thất truyền. “Vi Dã hợp tập”
của Miên Trinh có các bài: Thi từ hợp nhạc sớ, Đáp chiếu trát tử (quyển 1), Từ
tuyển bạt, Dữ Trọng Cung luận điền từ thư (quyển 3) đã đề cập đến một số phương
diện nhất định của thể loại từ.
Trong nền văn học nước nhà, các nhà sáng tác đã không phân biệt rạch ròi giữa thơ
và từ mà hình như từ cũng được xem là thơ. Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
đã có bài thơ rất nổi tiếng “Tống biệt” theo điệu “Hoa phong lạc”. Chúng ta thấy
sự phóng khoáng tự do về câu chữ, còn về mặt nội dung thì đó là cảnh chia biệt
đầy lưu luyến của Lưu – Nguyễn với hai nàng tiên, để qua đó thầm gửi gắm niềm
thương tiếc của mình đối với cái đẹp không bao giờ trở lại:
Lá đào rơi rắc lối thiên thai,
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.
Nhìn một cách tổng thể thành tựu tác từ ở Việt Nam cả về phương diện sáng tác
cũng như lí luận từ học chúng ta nhận thấy rằng, nếu như ở Trung Quốc, từ là thể
loại đặc biệt phát triển thì ở nước ta từ không phát triển bằng các thể loại khác, đặc
biệt các thể loại gắn với khoa cử. Sở dĩ có hiện tượng này vì từ vốn là thể loại
“diễm khoa”, là thứ văn học hợp nhạc. Cơ sở cho sự phát triển của nó là đời sống
đô thị, trong khi đó ở nước ta, đô thị không phát triển mạnh. Thêm nữa, ở giai đoạn
từ không tách rời âm nhạc, từ nhân phải rất sành sỏi về âm nhạc mới có khả năng
điền từ. Điều này gây trở ngại rất lớn cho các từ nhân nước Việt. Thêm vào đó,
dưới thời quân chủ, nước ta là nước thuần nông nghiệp, kinh tế kém phát triển, nhà
nho về căn bản đều cốt học để đi thi, để lập thân, tham gia vào đời sống quan liêu,
lấy vinh thân phì gia là mục đích cho sự học, do vậy ít chú ý đến thể loại từ – thể
loại không thiết dụng cho cái học khoa cử. Điều đó cũng giải thích tại sao các tác
giả từ ở nước ta hầu như đều là những người có trình độ học thức cao, có địa vị
trong hệ thống chính trị, có quan hệ rộng rãi với giới khoa bảng, đồng thời từng
sống ở nơi đô hội.
2.2 Vai trò của từ bên cạnh thi ca
Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói là “thơ từ”, điều đó cũng thấy được
từ chiếm một vị trí quan trọng trong nền thơ ca như thế nào. Trong khi thơ vẫn còn
nặng về diễn đạt ý và tình, thì từ thiên về diễn đạt cảm và xúc, nhịp điệu của câu và
âm thanh của chữ đúng là ngôn ngoại, nói thêm nhiều ngoài cái nghĩa của lời văn.
Dường như sự xen kẽ các điệu thơ dài ngắn có vần, sự tương ứng hoặc xô xát nhau
của các vần, việc lợi dụng các nhạc điệu tưởng trúc trắc, mà rất vang của các vần
trắc, cho người ta một cảm giác như là thể từ đòi hỏi nhiều tài hoa hơn, và trong
thực tế các bài từ đã có từ xưa, cái chính là nói tâm tình và xúc cảm, đây là sự thốt
ra một tâm trạng, mang nhiều yếu tố vô hình và ngôn ngoại của tâm trạng. Có lẽ
đến một mức nào đó thì thơ cũng không đủ để diễn tả nữa rồi….có một mảng tinh
vi hơn trong tâm hồn mà dường như với thể loại từ thì người ta có thể tiếp cận
được nhiều hơn, may chi diễn đạt được dễ hơn.
Dịch giả Phạm Liễu từng nói rằng: “Tôi nghĩ rằng nếu triết gia cho ta biết phương
pháp sống thì thi nhân cho ta được say sưa sống. Hơn nữa, trong lúc thiên hạ đua
đòi vật chất hóa, khoa học hiện đại hóa, số người quan tâm đến cổ ngữ nếu không
muốn nói là rất hiếm, thì thử hỏi mai kia mốt nọ, chúng ta sẽ về đâu khi chúng ta
cần nghiên cứu văn chương cổ điển Việt Nam”. Từ Tống luôn là cánh cửa rộng mở
cho những ai yêu thích nó. Có thể nói, với bút pháp phóng khoáng, nội dung phong
phú thấm đậm tình người, khéo dùng bút pháp đối xứng tạo nên sự hài hòa về âm
thanh, về hình ảnh, về nỗi niềm, từ mối quan hệ con người với con người, con
người với thiên nhiên vũ trụ. Dù lớp bụi thời gian có phủ bao nhiêu trên mặt đất đi
nữa, dù có bao nhiêu loại thể mới xuất hiện chăng đi nữa thì những tình cảm nồng
nàn, đầm thắm của các từ nhân vẫn mãi mãi ăn sâu vào trái tim mỗi thế hệ cho dù
hôm nay hay mai sau. Từ Tống tồn tại mãi mãi với con người, với vũ trụ và vẫn là
một trong những ngôi sao không bao giờ phai mờ trên nền thơ ca Trung Hoa nói
riêng và trong lòng những người yêu mến thơ ca nói chung.
Qua tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống, người viết mong rằng đối
với ai chưa thật quen biết từ Tống những cố gắng trên đây của chúng tôi có thể coi
là một trong những cầu nối để xích lại gần hơn khoảng cách dù chỉ một bước. Kế
thừa thành tựu của những người đi trước, qua khảo sát và phân tích văn bản, chúng
tôi cũng rút ra được những kết luận sau:
Một là thể loại từ là thể loại khá tự do phóng khoáng, được các nhà thơ hết sức ưa
chuộng và được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong mọi thời đại.
Trong khi một số thể loại lên ngôi trong một thời kỳ nào đó thì từ Tống đã chứng
tỏ được sức sống bền vững kì diệu của mình, là một thể loại luôn luôn được các
nhà thơ ưa chuộng. Sở dĩ có được điều đó là vì từ Tống trong hình thức của nó vừa
có tính khuôn mẫu vừa chứa đựng sự sáng tạo, hay nói cách khác là vừa có yếu tố
bất biến lại vừa có yếu tố khả biến dễ thích hợp.
Hai là nếu đứng ở góc độ phương thức sáng tác mà xét thì từ Tống có hai phái
sáng tác chính đó là phái sáng tác theo phong cách hào phóng và phái sáng tác theo
phong cách uyển ước.
Ba là ngôn ngữ trong từ thường mang tính khái quát, cổ kính trang nhã, nhiều hình
ảnh ngôn từ ước lệ mang tính chất tượng trưng, gợi liên tưởng. Động từ thường chỉ
hoạt động tâm thức, thể hiện nội tâm sâu lắng, trầm tư.
Bốn là về giọng điệu từ Tống đã thể hiện những giọng điệu khác nhau của những
cung bậc tình cảm phức tạp của nhân vật trữ tình: giọng điệu than trách của đôi lứa
khi phải xa nhau, giọng điệu vui tươi khi đùa vui bên nhau, giọng điệu ngợi ca
trước cảnh thiên nhiên, giọng điệu căm hờn khi quân giặc tàn phá quê hương.
Năm là thể từ đáp ứng được nhu cầu sáng tạo văn chương bên cạnh thơ ca, sinh
hoạt văn chương phong phú hơn nếu chỉ có thơ cổ điển. Thể từ là một thể thơ tự do
bên cạnh thơ Đường luật, nó gắn liền với điệu hát, đọc từ như đọc thơ tự do bên
cạnh đó nó còn có một lợi thế nữa đó là có thể hát từ (ca hát trong các cuộc vui
chơi). Như chúng ta đã thấy hiện nay âm nhạc đang chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống tinh thần của con người nếu không muốn nói là lấn át cả thơ, có
phải thể loại từ chính nó đã đi trước thời hiện tại một bước, bên cạnh chức năng
đọc thì nó còn có thể hát để giải trí. Với sự thoải mái, linh hoạt hơn thơ Đường
luật, thể loại từ đã khẳng định lợi thế của mình từ lúc mới hình thành cho đến hôm
nay. Đến với thể thơ tự do với sự linh hoạt, phá cách như hiện nay thì chúng ta đã
tìm thấy điều đó trong thể loại từ có cách đây rất lâu. Tiếp cận với từ giúp chúng ta
có thể so sánh, đối chiếu sự giống và khác nhau giữa thể loại từ với thơ tự do là
một điều rất bổ ích.
Sáu là từ Tống với tính hàm súc tuyệt vời của mình, càng tỏ ra là một thể loại
mạnh của văn học.
Trên cơ sở thi pháp học luận văn mới là bước đầu nghiên cứu nghệ thuật thể hiện
tình cảm trong từ Tống trên tổng thể. Chúng tôi mong rằng sẽ có sự tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn về từng đặc điểm nghệ thuật của từ Tống như giọng điệu, thời gian và
không gian nghệ thuật, quan hệ giữa cái động và cái tĩnh, những hình tượng thường
xuất hiện trong từ Tống, ngôn ngữ trong từ Tống,… đó chắc chắn là những vấn đề
hết sức lý thú. Chúng tôi tin rằng trong tương lai sẽ có nhiều người tìm hiểu và
nghiên cứu từ Tống.
Học tập vốn văn hóa truyền thống cổ điển, nơi đạt đến những đỉnh cao của tư
tưởng, chứa chan tình nhân ái là điều luôn cần thiết, nhất là thời đại ngày nay.
Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất phong phú về nội dung, sâu sắc về tư
tưởng, đa dạng, tinh tế và điêu luyện về hình thức thể hiện, phát triển linh hoạt qua
mỗi thời. Phản ánh chân thực mỗi thời kì lịch sử, mỗi vương triều, hấp dẫn người
đọc, vượt ra ngoài không gian một nước.
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Nguyễn Thái Anh (chủ biên) – Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo Dục, 1991.
2. Nguyễn Sĩ Đại – Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, NXB
văn học Hà Nội, 1996.
3. Nguyễn Phúc Điền – Thơ Đường – Từ Tống, NXB văn nghệ TPHCM, 1998.
4. Khổng Đức Đinh – Tấn Dung (soạn), Yến Lan (dịch thơ), Chế Lan Viên (đề từ)
– Từ Tống, NXB TPHCM, 1992.
5. Chương Bồi Hoàn – Lạc Ngọc Minh (chủ biên), Phạm Công Đạt (người dịch) –
Văn học sử Trung Quốc tập 1, 2, 3. 3.
6. Nguyễn Hiến Lê – Thiên Giang – Lịch sử thế giới, NXB văn hóa thông tin cuốn
1.
7. Phương Lựu – Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo Dục,
1989.
8. Lương Ninh (chủ biên) – Lịch sử văn hóa cổ – trung đại, NXB Giáo Dục, 1999.
9. Nguyễn Thế Nữu – Thơ Đường bình chú, NXB Hội nhà văn, 1999.
10. Phùng Hoài Ngọc – Văn học Trung Quốc, Lưu hành nội bộ, Đại Học An
Giang, 2007.
11. Phùng Hoài Ngọc – Đường thi nhất bách thủ, Lưu hành nội bộ, Đại Học An
Giang, 2007.
12. Mai Quảng – Đỗ Đức Thịnh (tham gia biên soạn Hoàng Đình Trực, Nguyễn
Chu Dương) – Phác thảo lịch sử nhân loại, NXB Thế Giới, Hà Nội 2003.
13. Sở nghiên cứu văn học thuộc viện khoa học xã hội Trung Quốc – Lịch sử văn
học Trung Quốc tập 1, 2 (tái bản lần thứ nhất nhất có sửa chũa, bổ sung).
14. Trần Trọng San (dịch) – Phê bình thơ Đường (Kim Thánh Thán), Tử sách Đại
học tổng hợp TPHCM, 1990.
15. Trần Đình Sử – Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo Dục, 1997.
16. Trần Đình Sử – Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Lix. Lixevich), NXB Giáo
Dục, 2000.
17. Nguyễn Khắc Phi – Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung
Quốc qua cái nhìn so sánh, NXB Giáo Dục, 2001.
18. Nguyễn Khắc Phi – Trương Chính – Văn học Trung Quốc, tập 1, NXB Giáo
Dục, 1987, sách đại học sư phạm văn học các nước châu Á.
19. Nguyễn Khắc Phi , Trần Đình Sử – Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng,
1997.
20. Nguyễn Khắc Phi – Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ, NXB Giáo
Dục. 1999 (tái bản lần thứ 1).
21. Lương Duy Thứ – Bài giảng văn học Trung Quốc, NXB đại học quốc gia
TPHCM. 2000.
Ngoài ra, còn có tham khảo một số tạp chí văn học, ngôn ngữ và nghiên cứu văn
học, tạp chí nghiên cứu lý luận và lịch sử văn học; và các luận văn khác.
PHỤ LỤC
TỪ TỐNG TAM BÁCH THỦ
(Ba trăm bài từ Tống)
1. An công tử – Viên Khứ Hóa 安 公 子 – 袁 去 华
2. Ám hương – Khương Quỳ 暗 香 – 姜 夔
3. Bát quy - Khương Quỳ 八 归 –姜 夔
4. Bát quy –Sử Đạt Tổ 八 归 – 史 达 祖
5. Bát lục tử - Tần Quán 八 六 子 – 秦 观
6. Bát thanh cam châu – Liễu Vĩnh 八 声 甘 州 - 柳 永
7. Bát thanh cam châu – Ngô Văn Anh 八 声 甘 州 – 吴 文 英
8. Bát thanh cam châu – Trương Viêm 八 声 甘 州 – 张 炎
9. Bái tinh nguyệt mạn – Chu Bang Ngạn 拜 星 月 慢 – 周 邦 彥
10. Bảo đỉnh hiện – Lưu Thần Ông 宝鼎现-刘辰翁
11. Bạc hạnh.– Hạ Chú 簿倖 – 贺 铸
12. Bạc hạnh.- Lã Vị Lão 簿倖- 呂 渭 老
13. Bốc toán tử – Lý Chi Nghi 卜 算 子 – 李 之 仪
14. Bốc toán tử – Lục Du卜算 子 – 陆 游
15. Bốc toán tử – Tô Thức卜算 子 – 苏 轼
16. Thái liên lệnh – Liễu Vĩnh 釆 莲 令 – 柳 永
17. Thái tang tử – Âu Dương Tu 釆 桑 子 – 欧 阳 修
18. Thái tang tử – Âu Dương Tu 釆 桑 子 – 欧 阳 修
19. Trường đình oán mạn – Khương Quỳ 长 亭 怨 僈 – 姜 夔
20. Trường đình oán mạn – Vương Nghi Tôn 长 亭 怨 僈 – 王 沂 孙
21. Thúy lâu ngâm – Khương Quỳ 臎 楼 吟 – 姜 夔
22. Đại bô – Chu Bang Ngạn 大酺 – 周 邦 彥
23. Đại hữu.- Phan Hi Bạch 大 有 – 潘 浠 白
24. Đạm hoàng liễu– Khương Quỳ 淡 黄 柳 – 姜 夔
25. Đế thái xuân – Lý Giáp 帝 台 春 – 李 甲
26. Điểm giáng thần – Khương Quỳ 点 绛 唇 – 姜 夔
27. Điểm giáng thần -Uông Tảo 点 绛 唇 – 汪澡
28. Điểm giáng thần – Ngô Văn Anh 点 绛 唇 – 吴 文 英
29. Điệp luyến hoa – Hạ Chú 蝶 恋 花 – 贺 铸
30. Điệp luyến hoa – Liễu Vĩnh 蝶 恋 花 – 柳 永
31. Điệp luyến hoa – Âu Dương Tu 蝶 恋 花 – 欧 阳 修
32. Điệp luyến hoa – Âu Dương Tu 蝶 恋 花- 欧 阳 修
33. Điệp luyến hoa – Âu Dương Tu 蝶 恋 花- 欧 阳 修
34. Điệp luyến hoa – Án Cơ Đạo 蝶 恋 花 – 晏几道
35. Điệp luyến hoa – Án Cơ Đạo 蝶 恋 花- 晏几道
36. Điệp luyến hoa – Án thù 蝶 恋 花- 晏殊
37. Điệp luyến hoa –Triệu Lệnh Trì 蝶 恋 花 – 赵令峙.
38. Điệp luyến hoa – Triệu Lệnh Trì 蝶 恋 花 – 赵令峙
39. Điệp luyến hoa – Chu Bang Ngạn 蝶 恋 花- 周 邦 彥
40. Định phong ba – Liễu Vĩnh 定 风 波 – 柳 永
41. Định phong ba – Tô Thức 定 风 波 – 苏 轼
42. Đông phong đệ nhất chi – Sử Đạt Tổ 东风第一枝 – 史 达 祖
43. Động tiên ca – Triều Bổ Chi 洞 仙 歌 – 晁 补 之
44. Động tiên ca – Lý Nguyên Phủ 洞仙歌 – 李元俯
45. Định phong ba – Tô Thức 定 风 波 – 苏 轼
46. Mãn giang hồng– Ngô Văn Anh 滿 江 红- 吴 文 英
47. Mãn giang hồng – Trương Viêm 滿 江 红 – 张 炎
48. Nhị lang thần – Từ Cán Thần 二 郎 神 – 徐幹臣
49. Pháp khúc hiến tiên âm –Vương Nghi Tôn 法曲献仙音 – 王 沂 孙
50. Phong lưu tử – Chu Bang Ngạn 风 流 子 – 周 邦 彥
51. Phong nhập tùng – Ngô Văn Anh 风 入松 – 吴 文 英
52. Phong nhập tùng – Du Quốc Bảo 风 入 松 -俞国宝
53. Phượng tiên ngâm – Hàn Chẩn 凤僲吟- 韩 缜
54. Phượng hoàng đài thượng ức xuy tiên – Lý Thanh Chiếu
凤凰台上忆吹僲 – 李清照
1. Cảm hoàng ân – Hạ Chú 感皇恩-贺铸
56. Cao dương đài – Hàn Chẩn 高阳台- 韩畛 ?
1. Cao dương đài – Vương Nghi Tôn 高 阳 台 – 王 沂 孙
2. Cao dương đài – Ngô Văn Anh 高 阳 台 – 吴 文 英
3. Cao dương đài – Ngô Văn Anh 高 阳 台-吴 文 英
4. Cao dương đài – Trương Viêm 高 阳 台-张 炎
5. Cao dương đài – Chu Mật 高 阳 台 – 周 密
6. Cô ảnh – Trương Viêm 孤 影 – 张 炎
7. Quan hà lệnh – Chu Bang Ngạn 关河令-周 邦 彥
8. Quế chi hương – Vương An Thạch 桂 枝 香 – 王安石
9. Quá Tần lâu – Chu Bang Ngạn 过秦 楼 – 周 邦 彥
10. Hán quan xuân– Lý Bính. 汉官春 – 李邴
11. Hán quan xuân – Tân Khí Tậtb 汉 官 春 – 辛弃疾
12. Hán quan xuân – Lục Du 汉 官 春 – 陆 游
13. Hảo sự cận – Hàn Nguyên Cát 好 事 近 – 韩元吉
14. Hạ tân lang – Tưởng Tiệp 贺 新 郎- 蒋捷
15. Hạ tân lang – Lí Ngọc 贺 新 郎 – 李 玉
16. Hạ tân lang – Lưu Khắc Trang 贺 新 郎 – 刘 克 庄
17. Hạ tân lang – Lưu Khắc Trang 贺 新 郎 – 刘 克 庄
18. Hạ tân lang – Lưu Khắc Trang 贺 新 郎 – 刘 克 庄
19. Hạ tân lang – Tô Thức 贺 新 郎 – 苏 轼
20. Hạ tân lang – Ngô Văn Anh 贺 新 郎 – 吴 文 英
21. Hạ tân lang – Tân Khí Tật 贺 新 郎 – 辛 弃 疾
22. Hạ tân lang – Tân Khí Tật 贺 新 郎 – 辛 弃 疾
23. Hạ tân lang – Diệp Mộng Đắc 贺 新 郎 – 叶 梦 得
24. Hoa phạm– Ngô Văn Anh 花 犯 – 吴 文 英
25. Hoa phạm – Chu Bang Ngạn 花 犯 – 周 邦 彥
26. Hoa phạm – Chu Mật 花 犯 – 周 密
27. Cán khê sa –Tần Quán 浣 溪 沙 – 秦观
28. Cán khê sa – Ngô Văn Anh 浣 溪 沙 – 吴 文 英
29. Cán khê sa – Ngô Văn Anh 浣 溪 沙 -吴 文 英
30. Cán khê sa – Án Thù 浣 溪 沙 - 晏 殊
31. Cán khê sa – Án Thù 浣 溪 沙 – 晏 殊
32. Cán khê sa – Hạ Chú 浣 溪 沙- 贺 铸
33. Cán khê sa – Hạ Chú 浣 溪 沙 – 贺 铸
34. Giảm tự mộc lan hoa –Tần Quán 减 字 木 兰 花- 秦观
35. Kiếm khí cận – Viên Khứ Hoá 剑 器 近 – 袁去 华
36. Giải ngữ hoa – Chu Bang Ngạn 解 語 花 – 周 邦 彥
37. Giang thành tử – Lư Tổ Cao 江 城 子- 卢祖皋
38. Giang thành từ – Tô Thức 江 城 子 - 苏 轼
39. Giang thành tử – Tô Thức 江 城 子 - 苏 轼
40. Giang thành tử – Tô Thức 江 城 子 - 苏 轼
41. Giang thần tử mạn – Điền Vi 江 神 子 慢 – 田为
42. Giải liên hoàn – Trương Viêm 解 连 环 – 张 炎
43. Giải liên hoàn – Chu Bang Ngạn 解 连 环 – 周 邦 彥
100. Kim minh trì – Tăng Huy 金 明 池 – 僧揮
101. Lan lăng vương – Lưu Thần Ông 兰 陵 王 -刘辰翁.
102. Lan lăng vương – Trương Nguyên Cán 兰 陵 王 -睡 张 元 幹
103. Lan lăng vương –Chu Bang Ngạn 兰 陵 王 – 周 邦彥
104. Lãng (lăng) đào sa– Âu Dương Tu 浪 淘 沙- 欧 阳 修
105. Lãng đào sa mạn – Liễu Vĩnh 浪 淘 沙 僈 – 柳 永
106. Lãng đào sa mạn – Chu Bang Ngạn 浪 淘 沙 僈 – 周 邦彥
107. Lãng đào sa lệnh – Vương An Thạch 浪 淘 沙 令 – 王 安 石
108. Lâm giang tiên –Triều Xung Chi 临 江 仙 -晁 冲之
109. Lâm giang tiên– Trần Dữ Nghĩa 临 江 仙 – .陈与义
110. Lâm giang tiên – Trần Dữ Nghĩa 临 江 仙 – 陈与义
111. Lâm giang tiên– Tô Thức 临 江 仙 - 苏 轼
112. Lâm giang tiên– Yến Kỷ Đạo 临 江 仙 – 晏 几道
113. Lưu xuân linh – Án Cơ Đạo 留 春 令 - 晏 几道
114. Liễu tiêu thanh – Thái Thân 柳 梢 青- 蔡伸
115. Lục sửu – Bành Nguyên Tốn 六丑- 彭元逊
116. Lục sửu- Chu Bang Ngạn 六丑 – 周邦彥
117. Lục ma lệnh – Án Cơ Đạo 六么令 - 晏 几 道
118. Lục châu ca đầu – Hàn Nguyên Cát 六 州 歌 头 – 韩元 吉
119. Lục châu ca đầu – Trương Hiếu Tường 六 州 歌 头 – 张孝祥
120. Lục đầu áp – Triều Nguyên Lễ 六 头 鸭 – 晁元礼
121. Lục đầu áp – Hạ Chú – 六 头 鸭 - 贺 铸
122. Mãn giang hồng – Nhạc Phi 满 江 红 -岳 飞
123. Mãn giang hồng – Tô Thức 满 江 红 – 苏 轼
124. Mãn đình phương – Tần Quán 满 庭 芳 – 秦 观
125. Mãn đình phương – Tần Quán 满 庭 芳- 秦 观
126. Mãn đình phương – Trương Tư 满 庭 芳 – 张鎡
127. Mãn đình phương – Chu Bang Ngạn 满 庭 芳 – 周 邦 彥
128. Mi vũ – Vương Nghi Tôn 眉 妩 – 王 沂 孙
129. Mê thần dẫn – Liễu Vĩnh 迷 神 引 – 柳 永
130. Mô ngư nhi – Lưu Thần Ông 摸 鱼 儿 – 刘辰翁
131. Mô ngư nhi – Tân Khí Tật 摸 鱼 儿 – 辛弃疾
132. Mô ngư nhi – Chu Tư Pháp 摸 鱼 儿 – 朱司发
133. Mạch sơn khê – Tào Tổ 蓦山 溪 -曹组
134. Mộc lan hoa – Lưu Khắc Trang 木 兰 花 – 刘 克 庄
135. Mộc lan hoa – Âu Dương Tu 木 兰 花 – 欧 阳 修
136. Mộc lan hoa – Tiền Duy Diễn 木 兰 花 - 钱 惟 演
137. Mộc lan hoa – Tống Kỳ 木 兰 花 - 宋 祁
138. Mộc lan hoa – Nghiêm Nhân 木 兰 花 - 严 仁
139. Mộc lan hoa – Án Cơ Đạo 木 兰 花 - 晏 几 道
140. Mộc lan hoa – Án Cơ Đạo 木 兰 花 - 晏 几 道
141. Mộc lan hoa – Án Thù 木 兰 花 – 晏 殊
142. Mộc lan hoa – Án Thù 木 兰 花 – 晏 殊
143. Mộc lan hoa – Án Thù 木 兰 花 – 晏 殊
144. Mộc lan hoa mạn – Tân Khí Tật 木 兰 花 慢 – 辛 弃 疾
145. Mộc lan hoa mạn – Tân Khí Tật 木 兰 花 慢 – 辛 弃 疾
146. Mộc lan hoa mạn – Lưu Bỉnh Trung 木 兰 花 慢 – 刘秉忠
147. Nam phố – Lỗ Trọng Dật 南 浦 – 鲁 逸仲
148. Nam hương tử – Phan Phương 南 乡 子 - 潘 牥
149. Nghê thường trung tự đệ nhất – Khương Quỳ 霓裳中序第一 – 姜 夔
150. Niệm nô kiều – Khương Quỳ 念 奴 娇 – 姜 夔
151. Niệm nô kiều – Lý Thanh Chiếu 念 奴 娇 - 李 清 照
152. Niệm nô kiều – Tô Thức 念 奴 娇 - 苏 轼
153. Niệm nô kiều – Tô Thức 念 奴 娇 - 苏 轼
154. Niệm nô kiều – Tân Khí Tật 念 奴 娇 - 辛 弃 疾
155. Niệm nô kiều – Trương Hiếu Tường 念 奴 娇 – 张 孝 祥
156. Niệm nô kiều – Tống Giang 念 奴 娇 - 宋 江
157. Nữ quán tử -.Tưởng Tiệp 女冠子 -蒋捷
158. Tì bà tiên –Khương Qùy 琵 琶 仙 – 姜 夔
159. Bồ tát man – Trần Khắc 菩 萨 蠻 – 陈 克
160. Bồ tát man – Trần Khắc 菩 萨 蠻 – 陈 克
161. Bồ tát man – Tân Khí Tật 菩 萨 蠻 – 辛弃疾
162. Bồ tát man – Trương Tiên 菩 萨 蠻 – 张 先
163. Thích thị – Liễu Vĩnh 戚 氏 – 柳 永
164. Tề thiên lạc – Khương Quỳ 齐 天 乐 – 姜 夔
165. Tề thiên lạc – Vương Nghi Tôn 齐 天 乐 – 王 沂 孙
166. Tề thiên lạc – Ngô Văn Anh 齐 天 乐 – 吴 文 英
167. Khỉ liêu oán– Chu Bang Ngạn 绮寮怨 – 周 邦彥
168. Khỉ la hương – Sử Đạt Tổ 绮罗香 – 史 达 祖
169.Thiên thu tuế – Trương Tiên 千 秋 岁 – 张 先
170. Thiên thu tuế dẫn – Vương An Thạch 千 秋 岁 引 – 王 安 石
171. Thanh môn dẫn – Trương Tiên 青 门 饮 – 张 先
172. Thanh môn ẩm – Thời Ngạn 青 门饮 – 时彥
173. Thanh ngọc án – Hạ Chú 青玉案 – 贺 铸
174. Thanh ngọc án – Âu Dương Tu 青 玉 案 – 欧 阳 修
175. Thanh ngọc án – Tô Thức 青 玉 案 – 苏 轼
176. Thanh ngọc án – Vô Danh 青 玉 案 – 无 名 氏
177. Thanh ngọc án – Tân Khí Tật 青 玉 案 – 辛 弃 疾
178. Thanh bình lạc – Vương An Quốc 清 平 乐 – 王安国
179. Thanh bình lạc – Án Cơ Đạo 清 平 乐 – 晏几道
180. Thanh bình lạc – Án Thù 清 平 乐 – 晏 殊
181. Thanh bình lạc – Án Thù 清 平 乐 – 晏 殊
182. Thanh bình lạc – Triệu Lệnh Trĩ 清 平 乐 – 赵 令 峙
183. Khánh quan xuân – Khương Quỳ 庆 官 春 - 姜 夔
184. Thu tễ – Sư Đạt Tổ 秋霽 – 史 达 祖
185. Khúc du xuân – Chu Mật 曲 游 春 – 周密
186. Khúc ngọc quản – Liễu Vĩnh 曲 玉管 – 柳永
187. Nguyễn lang quy – Tần Quán 阮 郎 归 – 秦 观
188. Nguyễn lang quy – Án Cơ Đạo 阮 郎 归 – 晏几道
189. Nguyễn lang quy – Án Cơ Đạo 阮 郎 归 – 晏几道
190. Nguyễn lang quy – Tô Thức 阮 郎 归 – 苏 轼
191. Thụy hạc tiên – Tưởng Tiệp 瑞 鶴 仙 – 蒋 捷
192. Thụy hạc tiên – Lục Duệ 瑞 鶴 仙 – 陆 睿
193. Thụy hạc tiên – Lục Tùng 瑞 鶴 仙 – 淞
194. Thụy hạc tiên – Ngô Văn Anh 瑞 鶴 仙 -吴 文 英
195. Thụy hạc tiên –Viên Khứ Hoa 瑞 鶴 仙 – 袁 去 华
196. Thụy hạc tiên – Chu Bang Ngạn 瑞 鶴 仙- 周 邦彥
197. Thụy long ngâm – Chu Bang Ngạn 瑞龙 吟 – 周 邦彥
198. Tam xu mị – Sử Đạt Tổ 三 姝 媚 – 史 达 祖
199. Tam xu mị – Ngô Văn Anh 三姝媚 -吴 文 英
200. Tam đài – Vạn Sĩ Vịnh 三台 – 万俟咏
201. Thiếu niên du – Liễu Vĩnh 少 年 游 – 柳永
202. Sinh tra tử – Lưu Khắc Trang 生 查 子 – 刘 克 庄
203. Sinh tra tử – Án Cơ Đạo 生 查 子 – 晏 几 道
204. Thanh thanh mạn – Lý Thanh Chiếu 声声慢 – 李 清 照
205. Thạch châu mạn – Hạ Chú 石州慢 -贺 铸
206. Thạch châu mạn – Trương Nguyên Cán 石 州 慢 – 张 元 幹
207. Sơ ảnh – Khương Quỳ. 疏 影 - 姜 夔
208. Sơ ảnh – Bành Nguyên Cán 疏 影- 彭元幹
209. Song song yên – Sử Đạt Tổ 双 双 燕 – 史 达 祖
210. Sương thiên hiểu giác – Phạm Thành Đại 霜 天 晓 角 – 范 成 大
211. Sương diệp phi – Ngô Văn Anh 霜 叶飞 – 吴 文 英
212. Thủy điệu ca đầu – Tô Thức 水调 歌 头 - 苏 轼
213. Thủy long ngâm – Triều Bổ Chi.水龙 吟.- 晁补.之
214. Thủy long ngâm – Trần Lượng 水龙 吟 – 陈.亮
215. Thủy long ngâm – Trình Cai 水龙 吟 – 程垓
216. Thủy long ngâm – Tô Thức 水龙 吟 – 苏 轼
217. Thủy long ngâm – Tân Khí Tật 水龙 吟 - 辛 弃 疾
218. Tư viễn nhân – Án Cơ Đạo 思 远 人 - 晏几道
219. Tô mạc già – Phạm Trọng Yêm 苏 幕 遮 – 范 仲淹
220. Tô võ mạn – Thái Thân 苏 武 慢 – 蔡伸
221. Tố ai mạn – Âu Dương Tu 诉 哀 慢 – 欧 阳 修
222. Tố ai mạn – Lục Du 诉 哀 慢 – 陆 游
223. Tỏa song hàn – Chu Bang Ngạn 琐窗寒 – 周 邦彥
224. Đạp sa hành – Khương Quỳ 踏 莎 行 – 姜 夔
225. Đạp sa hành – Âu Dương Tu 踏 莎 行 – 欧 阳 修
226. Đạp sa hành – Ngô Văn Anh 踏 莎 行 – 吴 文 英
227. Đạp sa hành – Án Thù 踏 莎 行 – 晏 殊
228. Đạp sa hành – Án Thù 踏 莎 行 – 晏 殊
229. Đạp sa hành – Chu Tử Chi 踏 莎 行 – 周紫 芝
230. Đường đa lệnh – Lưu Quá 唐 多 令 – 刘 过
231. Đường đa lệnh – Ngô Văn Anh 唐 多 令 – 吴 文 英
232. Thiên môn dao 天门 谣 – 贺 铸
233. Thiên tiên tử – Trương Tiên 天 仙 子 – 张 先
234. Thiên hương – Hạ Chú 天 香- 贺 铸
235. Thiên hương – Vương Nghi Tôn 天 香 – 王 沂 孙
236. Vọng hải triều – Tần Quán 望 海 潮 – 秦 观
237. Vọng tương nhân – Hạ Chú 望 湘 人- 贺 铸
238. Uất trì bôi – Chu Bang Ngạn 鬱 迟 杯 – 周 邦彥
239.Tây hà – Chu Bang Ngạn 西 河 – 周 邦彥
240. Tích (phận) phân phi – Mao Bàng 惜分飞 – 毛 滂
241. Tích hoàng hoa mạn – Ngô Văn Anh 惜黄 花 慢 – 吴 文 英
242. Hỉ thiên oanh – Lưu Nhất Chỉ 喜迁莺 – 刘一止
243. Hỉ thiên oanh – Sử Đạt Tổ 喜迁莺 – 史 达 祖
244. Tương xuân dạ nguyệt – Hoàng Lý Mại 湘 春 夜 月- 黄 李 迈
245. Tiểu trùng sơn – Chương Lương Năng 小 重 山-章良 能
226. Tạ trì xuân – Lý Chi Nghi 谢 池 春 – 李之仪
247. Tạ trì xuân – Lục Du 谢 池 春 – 陆 游
248. Hạnh hoa thiên ảnh – Khương Quỳ 杏 花 天 影 - 姜 夔
249. Nhãn nhi mị – Phạm Thành Đại 眼 儿 媚 – 范 成 大
250. Yến thanh đô – Lư Tổ Cao 宴 清 都 – 卢祖皋
251. Yến thanh đô – Ngô Văn Anh 宴 清 都- 吴 文 英
252. Yến sơn đình – Trương Dật 宴 山 亭 – 张 镒
253. Yến sơn đình – Triệu cát 宴 山 亭 – 赵 佶
254. Dương châu mạn – Khương Quỳ 揚 州 慢 - 姜 夔
255. Dao hoa – Chu Mật 瑶 华 – 周密
256. Dạ bán lạc – Liễu Vĩnh 夜 半 乐 – 柳永
257. Dạ phi thước – Chu Bang Ngạn 夜 飞 鹊 – 周 邦彥
258. Dạ hợp hoa – Sử Đạt Tổ 夜 合 花 – 史 达 祖
259. Dạ hợp hoa – Ngô Văn Anh 夜合花 – 吴 文 英
260. Dạ du quan – Ngô Văn Anh 夜 游 官 – 吴 文 英
261. Dạ du quan – Chu Bang Ngạn 夜 游 官 – 周 邦彥
262. Dạ du quan – Lục Du 夜 游 官 – 陆 游
263. Nhất tùng hoa – Trương Tiên 一丛 花 – 张 先
264. Nhất ngạc hồng – Khương Quỳ 一萼红 – 姜 夔
265. Ức tần nga – Phạm Thành Đại 忆 秦 蛾 – 范 成 大
266. Ức thiếu niên – Triều Bổ Chi 忆 少 年 – 晁 补 之
267. Ức vương tôn – Lý Trọng Nguyên 忆 王 孙 – 李 重 元
268. Ứng thiên trường – Chu Bang Ngạn 应 天 长 – 周 邦彥
269. Oanh đề tự – Ngô Văn Anh 莺 啼 序 -吴 文 英
270. Vĩnh ngộ lạc – Lý Thanh Chiếu 永遇 乐 – 李 清 照
271. Vĩnh ngộ lạc – Lưu Thần Ông 永遇乐 -刘 辰 翁
272. Vĩnh ngộ lạc – Tô Thức 永遇 乐 – 苏 轼
273. Vĩnh ngộ lạc – Tân Khí Tật 永 遇 乐 – 辛弃疾
274. Ngư gia ngạo – Phạm Trọng Yêm 渔 家 傲 – 范 仲淹
275. Ngư gia ngạo – Chu Phục 渔 家 傲- 朱服
276. Ngư gia ngạo – Lý Thanh Chiếu渔 家 傲 – 李 清 照
277. Ngư gia ngạo – Lục Du 渔 家 傲 – 陆 游
278. Ngu mĩ nhân –Thư Đản 虞 美 人- 舒亶
279. Ngu mĩ nhân – Án Cơ Đạo 虞 美 人 – 晏几道
280. Ngu mĩ nhân – Diệp Mộng Đắc 虞 美 人 – 叶 梦 得
281. Ngu mĩ nhân – Tô Thức 虞 美 人 -苏 轼
282 Vũ lâm linh – Liễu Vĩnh 柳永 – 雨霖铃
283. Ngọc hồ điệp – Liễu Vĩnh 玉 蝴 蝶 – 柳永
284. Ngọc hồ điệp – Sử Đạt Tổ 玉 蝴 蝶 – 史 达 祖
285. Ngọc Kinh Thu – Chu Mật 玉 京 秋 – 周密
286. Ngự nhai hành – Phạm Trọng Yêm 御 街 行 – 范 仲淹
287. Ngự nhai hành – Án Cơ Đạo 御 街 行 – 晏几道
288. Nguyệt hạ địch – Trương Viêm 月下笛 – 张炎
289. Tảo lan hương – Ngô Văn Anh 澡 兰 - 吴 文 英
290. Giá cô thiên – Khương Quỳ 鹧 鸪 天 – 姜 夔
291. Giá cô thiên – Ngô Văn Anh 鹧 鸪 天 - 吴 文 英
292. Giá cô thiên – Tân Khí Tật 鹧 鸪 天 – 辛弃疾
293. Giá cô thiên – Án Cơ Đạo 鹧 鸪 天 - 晏几道
294. Giá cô thiên – Chu/ Châu Tử Chi 鹧 鸪 天 - 周 紫 芝
295. Giá cô thiên – Tô Thức 鹧 鸪 天 - 苏 轼
296. Giá cô thiên – Lục Du 鹧 鸪 天 - 陆 游
297.Trúc mã tử 竹 马 子 – 柳 永
298. Chúc ảnh dao hồng – Liêu Thế Mỹ 烛 影 揺 红 – 廖 世 美
299. Chúc ảnh dao hồng – Trương Luân 烛 影 揺 红 – 张 抡
300. Chúc anh đài (thai) cận – Ngô Văn Anh 祝 英 台 近 - 吴 文 英
301. Chúc anh đài (thai) cận – Ngô Văn Anh 祝 英 台 近 - 吴 文 英
302. Chúc anh đài (thai) cận – Tân Khí Tật 祝 英 台 近 – 辛弃疾
303. Tử du hương mạn – Diêu Nguyên Văn 姚元 文- 紫萸香慢
304. Túy thùy tiên – Trương Tiên 张 先- 醉垂鞭
305. Túy hoa âm – Lý Thanh Chiếu 醉花 荫 – 李 清 照
PHỤ LỤC
Danh mục TỐNG TỪ (tuyển tập)
(Nguyễn Xuân Tảo dịch, Chế Lan Viên giới thiệu)
1. Điểm giáng thần – Vương Vũ Xứng 點 绛 脣 – 王 禹 稱
2. Tửu tuyền tử – Phan Lãng 酒 泉 子 - 潘 閬
3. Tiền điệu – Phan Lãng 前 調 – 潘 閬
4. Trường tương tư – Lâm Bô 長 相 思 - 林 逋
5. Tô mạc già – Phạm Trọng Yêm 蘇 幕 遮 – 范 仲 淹
6. Ngự nhai hành – Phạm Trọng Yêm 御 街 行 – 范 仲 淹
7. Ngư gia ngạo – Phạm Trọng Yêm 漁 家 傲 - 范 仲 淹
8. Cán khê sa – Án Thù 浣 溪 沙 – 晏 殊
9. Điệp luyến hoa – Án Thù 蝶 戀 花 – 晏 殊
10. Phá trận tử – Án Thù 破 陣 子 – 晏 殊
11. Sơn đình liễu – Án Thù 山 亭柳 – 晏 殊
12. Mộc lan hoa – Trương Tiên 木 蘭 花 – 張 先
13. Thiên tiên tử – Trương Tiên 天 仙 子 – 張 先
14. Ly đình yến – Trương Thăng 離 亭 燕 – 張 昇
15. Đạp sa hành – Âu Dương Tu 踏 沙 行 – 歐 陽 修
16. Thái tang tử – Âu Dương Tu 采 桑 子 – 歐 陽 修
17. Sinh tra tử – Âu Dương Tu 生 查 子 – 歐 陽 修
18. Nguyễn lang quy – Âu Dương Tu 阮 郎 歸 – 歐 陽 修
19. Điệp luyến hoa – Âu Dương Tu 蝶 戀 花 – 歐 陽 修
20. Nam ca tử – Âu Dương Tu 南 歌 子 – 歐 陽 修
21. Định phong ba – Liễu Vĩnh 定 風 波 – 柳 永
22. Dạ bán lạc – Liễu Vĩnh 夜 半 樂 – 柳 永
23. Khuynh bôi – Liễu Vĩnh 傾 杯 – 柳 永
24. Vọng hải triều – Liễu Vĩnh 望 海 潮 – 柳 永
25. Thích thị – Liễu Vĩnh 戚 氏 – 柳 永
26. Bác thanh cam châu – Liễu Vĩnh 八 聲 甘 州 – 柳 永
27. Vũ lâm linh – Liễu Vĩnh 雨 霖 鈴 – 柳 永
28. Lăng giang tiên – Án Cơ Đạo 臨 江 仙 – 晏 幾 道
29. Quế chi hương – Vương An Thạch 桂 枝 香 - 王 安 石
30. Thiếu niên du – Tô Thức 少 年 遊 - 蘇 軾
31. Giang thành tử – Tô Thức 江 城 子 - 蘇 軾
32. Tiền điệu – Tô Thức 前 調 - 蘇 軾
33. Bốc toán tữ – Tô Thức 卜 算 子 - 蘇 軾
34. Vọng Giang Nam – Tô Thức 望 江 南 - 蘇 軾
35. Vĩnh ngộ lạc – Tô Thức 永 遇 樂 - 蘇 軾
36. Định phong ba – Tô Thức 定 風 波 - 蘇 軾
37. Động tiên ca – Tô Thức 洞 仙 歌 - 蘇 軾
38. Lâm Giang Tiên – Tô Thức 臨 江 仙 - 蘇 軾
39. Niệm nô kiều – Tô Thức 念 奴 嬌 - 蘇 軾
40. Tiền điệu – Tô Thức 前 調 - 蘇 軾
41. Thủy điệu ca đầu – Tô Thức 水調 歌 頭 - 蘇軾
42. Mãn giang hồng – Tô Thức 滿 江 红 - 蘇 軾
43. Điệp luyến hoa – Tô Thức 蝶 戀 花 - 蘇 軾
44. Thủy long ngâm – Tô Thức 水龍 吟 - 蘇 軾
45. Tây giang nguyệt – Tô Thức 西 江 月 - 蘇 軾
46. Cán khê sa – Tô Thức 浣 溪 沙 - 蘇 軾
47. Tiền điệu – Tô Thức 前 調 - 蘇 軾
48. Hạ tân lang – Tô Thức 賀 新 郎 - 蘇 軾
49. Cán khê sa – Tô Thức 浣 徯 沙 - 蘇 軾
50. Thủy điệu ca đầu – Hoàng Đình Kiên 水調 歌 頭 – 黄 庭 堅
51. Niệm nô kiều – Hoàng Đình Kiên 念 奴 嬌- 黄 庭 堅
52. Thanh bình lạc – Hoàng Đình Kiên 清 平 樂- 黄 庭 堅
53. Ngu mỹ nhân – Hoàng Đình Kiên 虞 美 人- 黄 庭 堅
54. Mãn đình phương – Tần Quán 滿 庭 芳 – 秦 觀
55. Vọng hải triều – Tần Quán 望 海 潮 – 秦 觀
56. Thước kiều tiên – Tần Quán 鵲 僑 仙 – 秦 觀
57. Đạp sa hành – Tần Quán 踏 莎 行 – 秦 觀
58. Như mộng lệnh – Tần Quán 如 夢 令 – 秦 觀
59. Mô ngư nhi – Triều Bổ Chi 摸 魚 兒 – 晁 補 之
60. Đảo luyện tử – Hạ chú 擣 練 子 – 賀 鑄
61. Tiền điệu – Hạ Chú 前 調 – 賀 鑄
62. Tiền điệu – Hạ Chú 前 調 – 賀 鑄
63. Tiền điệu – Hạ Chú 前 調 – 賀 鑄
64. Đạp sa hành – Hạ Chú 踏 莎 行 – 賀 鑄
65. Thanh ngọc án – Hạ Chú 青 玉 案 – 賀 鑄
66. Lục châu ca đầu – Hạ Chú 六 州 歌 頭 – 賀 鑄
67. Giá cô thiên – Hạ Chú 鷓 鴣 天 – 賀 鑄
68. Bốc toán tử – Lý Chi Nghi 卜 算 子 – 李 之 儀
69. Giảm tự mộc lan hoa – con gái Tưởng Hưng Tổ 減 字 木 蘭 花 -蔣興组
女
70. Thủy điệu ca đầu – Khuyết danh 水調 歌 頭 – 無 名
71. Nam phố – Lỗ Trọng Dật 南 浦 – 魯 逸 仲
72. Hảo sự cận – Lã Vị Lão 好 事 近 – 呂 渭 老
73. Thương ngô dao – Thái Thân 蒼 梧 謡 – 蔡 伸
74. Thạch châu mạn – Trương Nguyên Cán 石 州 慢 – 張 元 幹
75. Mãn giang hồng – Trương Nguyên Cán 滿 江 红- 張 元 幹
76. Hạ tân lang – Trương Nguyên cán 下 賀 新 郎- 張 元 幹
77. Tiền điệu – Trương Nguyên Cán 前 調- 張 元 幹
78. Thủy điệu ca đầu – Diệp Mộng Đắc水調 歌 頭 – 葉 夢 得
79. Như mộng lệnh – Lý Thanh Chiếu 如 夢 令 – 李 清 照
80. Tiền điệu – Lý Thanh Chiếu前 調 – 李 清 照
81. Nhất tiễn mai – Lý Thanh Chiếu 一 剪 梅 – 李 清 照
82. Túy hoa âm – Lý Thanh Chiếu 醉花 陰 – 李 清 照
83. Phượng hoàng đại thương ức xúy tiêu – Lý Thanh Chiếu
鳳 凰台上 憶吹僲 . 簫-李清照
1. Ngư gia ngạo – Lý Thanh Chiếu 漁 家 傲 – 李 清 照
2. Thanh than h mạn – Lý Thanh Chiếu 聲 聲 慢 – 李 清 照
3. Niệm nô kiều – Lý Thanh Chiếu 念 奴 礄 – 李 清 照
4. Vĩnh ngộ lạc – Lý Thanh Chiếu 永 遇 樂 – 李 清 照
5. Vũ lăng xuân – Lý Thanh Chiếu 武 陵 春 – 李 清 照
6. Mãn giang hồng – Nhạc Phi 滿 江 红 – 岳 飛
7. Hảo sự cận – Hồ Thuyên 好 事 近 – 胡 銓
8. Nam hương tử – Thái Học Sinh Đắc Thiệu Hưng 南 鄊 子 – 紹 興 太 學 生
9. Ức tần nga – Phạm Thành Đại 憶 秦 娥 – 范 成 大
10. Lục châu ca đầu – Trương Hiếu Tường 六 州 歌 頭 – 張 孝 牂祥
11. Thoa đầu phượng – Lục Du 釵 頭 鳳 – 陸 游
12. Thu ba mị – Lục Du 秋 波 媚 – 陸 游
13. Hán cung xuân – Lục Du 漢 宮 春 – 陸 游
14. Bốc toán tử – Lục Du 卜 算 子 – 陸 游
15. Song đầu liên – Lục Du 雙 頭蓮- 陸 游
16. Thước kiều tiên – Lục Du 鵲 橋 仙 – 陸 游
100. Tiền điệu – Lục Du 前 調 – 陸 游
101. Tố trung tình – Lục Du 訴 衷 情 – 陸 游
102. Thủy long ngâm – Tân Khí Tật 水龍 吟 – 辛 棄 疾
103. Thủy điệu ca đầu – Tân Khí Tật 水調 歌 頭 – 辛 棄 疾
104. Tiền điệu – Tân Khí Tật 前 調 – 辛 棄 疾
105. Thanh bình lạc – Tân Khí Tật 清 平 樂 – 辛 棄 疾
106. Mãn giang hồng – Tân Khí Tật 滿 江 紅 – 辛 棄 疾
107. Mô ngư nhi – Tân Khí Tật 摸 魚 兒 – 辛 棄 疾
108. Thanh bình lạc – Tân Khí Tật 清 平 樂 – 辛 棄 疾
109. Xú nô nhi – Tân Khí Tật 醜 奴兒 – 辛 棄 疾
110. Xú nô nhi cận – Tân Khí Tật 醜 奴 兒 近 – 辛 棄 疾
111. Bát thanh cam châu – Tân Khí Tật 八 聲 甘 州 – 辛 棄 疾
112. Vĩnh ngộ lạc – Tân Khí Tật 永 遇 樂 – 辛 棄 疾
113. Tâm viên xuân – Tân Khí Tật 沁 園 春 – 辛 棄 疾
114. Giá cô thiên – Tân Khí Tật 鹧 鴣 天 – 辛 棄 疾
115. Phá trận tử – Tân Khí Tật 破 陣 子 – 辛 棄 疾
116. Bồ tát man – Tân Khí Tật 菩 薩 蠻 – 辛 棄 疾
117. Điệp luyến hoa – Chu Thục Trinh 蝶 戀 花 – 朱 淑 貞
118. Oanh đề tự – Ngô Văn Anh 鶯 啼 序 – 吳 文 英
119. Tâm viên xuân – Lưu Khắc Trang 沁 園 春 – 劉 克 莊
120. Hạ tân lang – Lưu Khắc Trang 賀 新 郎 – 劉 克 莊
121. Mãn giang hồng – Hoàng Cơ 滿 江 紅 – 黄 機
122. Hạ tân lang – Văn Cập Ông 賀 新 郎 – 文 及 翁
123. Mãn đình phương – Vợ Từ Quân Bảo 滿 庭 芳 – 徐 君 寶 妻
124. Niệm nô kiều – Văn Thiên Tường 念 奴 嬌 – 文 天 詳
Nguyên tác và phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa 10 bài
(Nguồn:Tống từ, Nguyễn Xuân Tảo dịch), Chế Lan Viên giới thiệu, Nxb Văn
học 1999)
1. 點绛脣 / Điểm giáng thần
Vương Vũ Xưng 王禹偁
雨恨雲愁 Vũ hận vân sầu,
江南依舊稱佳麗
水村渔市
一縷孤煙细
天際征鴻
遙認行如蜹
平生事
此時凝涕
谁會憑欄意
Giang Nam y cự xưng giai
lệ.
Thủy thôn ngư thị,
Nhất lũ cô yên tế.
Thiên tế chinh hồng,
Dao nhận hàng như nhuế.
Bình sinh sự,
Thử thì ngưng thế.
Thùy hội bằng lan ý.
o
Điệu Điểm giáng thần
Mưa giận mây buồn
Đất Giang Nam như cũ, khen là cảnh
đẹp
Xóm dưới nước, chợ dân chài,
Một tia khói lẻ, nhỏ nhoi bốc lên.
Chim hồng bay ngang trời,
Đứng xa nhìn hàng thẳng như tết vào
nhau.
Việc trong đời,
Lúc này nhìn kỹ,
Ai hiểu rõ ý kẻ tựa lan can.
Mưa giận mây hờn,
Giang Nam vốn tiếng khen hoa
lệ.
Chợ chài, xóm bể,
Li ti tia khói lẻ.
Cánh nhạn ngang trời,
Xa nhìn hàng như kẻ.
Đời bao vẻ,
Lúc này nhìn kỹ,
Tựa hiên ai hiểu ý.
2. 酒泉子/ Tửu tuyền tử
Phan Lãng 潘閬
長憶西湖 Trường ức Tây Hồ,
盡日憑闌樓上望
三三兩兩釣魚舟
島礜正清秋
笛聲依约罏花裏
白鳥成行忽驚起
別來閒整釣魚竿
思入水雲寒.
Tận nhật bằng lan can lâu thượng
vọng.
Tam tam lưỡng lưỡng điếu ngư chu.
Đảo dự chính thanh thu
Địch thanh y ước lư hoa lý.
Bạch điểu thành hàng hốt kinh khỉ
(khởi)
Biệt lai nhàn chỉnh điếu ngư can
Tứ nhập thủy vân hàn.
Điệu Tửu tuyền tử
Nhớ mãi Tây Hồ
Suốt ngày đứng tựa lan can trên lầu trông
ngắm.
Đôi ba tốp thuyền câu qua lại,
Gò đảo chính giữa mùa thu trong mát.
Tiếng sáo vi vu thổi trong đám hoa lau Đàn
cò Trắng thành hàng vụt nhớn nhác bay.
Từ ngày xa nơi đây, rảnh sửa lại cần câu,
Tứ vẫn gửi vào mây nước lạnh.
Nhớ mãi Tây Hồ,
Suốt buổi tựa hiên lầu đứng
ngắm,
Thuyền câu đôi ba tốp nhấp nhô
Gò đảo chính mùa thu.
Trong lau tiếng sáo vi vu thổi
Nhớn nhác đàn cò giăng cánh
vội
Xa rồi rảnh chắp lại dây câu,
Tứ gửi mây nước sâu.
3. 渔家傲 / Ngư gia ngạo
范仲淹 / Phạm Trọng Yêm
塞下秋來風景異 Tái ngoại thu lai phong cảnh dị,
蘅陽雁去無留意
四面籩聲連角起
千嶂裏
長煙落日孤城閉
濁酒一杯無萬里
燕然未歸勒無計
羌篴悠悠霜滿地
人不寐
將軍白頭征夫淚
Hành Dương nhạn khứ vô lưu ý.
Tứ diện biên thanh liên giốc khỉ
(khởi)
Thiên chướng lý,
Trường yên lạc nhật cô thành bế.
Trọc tửu nhất bôi gia vạn lý
Yên nhiên vị lặc qui vô kế
Khương địch du du sương mãn địa
Nhân bất mị,
Tướng quân bạch đầu chinh phu lệ.
Điệu Ngư gia ngạo
Ngoài biên cương, mùa thu về, phong cảnh
khác
Chim nhạn bay qua Hành Dương, không có ý
đậu lại.
Bốn phía tiếng gào rít, hòa cùng tiếng tù và
đồn lính trỗi dậy.
Ở giữa nơi ngàn núi trùng điệp.
Khói tỏa mịt mù, mặt trời lặn, thành côi cửa
đóng.
Rượu đục một be nâng lên, nhà xa vạn dặm,
Chưa ghi công trên đá núi Yên Nhiên, không
cách về được
Sáo Khương văng vẳng đưa, sương đầy đất.
Người không ngủ,
Ngoài ải thu về phong cảnh khác,
Hành Dương cánh nhạn bay đi
hút
Bốn phía rít gào, còi lính rúc
Ngàn núi bọc,
Cô thành cửa đóng chiều khói
bốc
Vạn dặm quê xa, bầu rượu đục,
Ghi công chưa có, về chưa trót.
Rầu rĩ sáo Khương, sương khắp
đất.
Người thao thức,
Đầu bạc chinh phu, ông tướng
khóc
Ông tướng bạc đầu, đầm đìa nước mắt của
người chinh phu.
4. Cán khê sa / 浣溪沙
Án Thù 晏殊
一曲新詞酒一杯
去年天氣舊亭臺
夕陽西下幾時迴
無可奈何花落去
似曾相識燕歸來
小園香徑獨徘徊
Nhất khúc tân từ tửu nhất bôi,
Khứ niên thiên khí cựu đình đài.
Tịch dương tây há kỷ thì hồi,
Vô khả nại hà hoa lạc khứ,
Tự tằng tương thức yến qui lai
Tiểu viên hương kính độc bồi
hồi.
Điệu Cán khê sa
Một khúc từ mới, một be rượu,
Khí trời như năm ngoái, đình đài vẫn là cũ
Mặt trời lặn xuống phía tây, bao giờ trở lại
Không thể sao được, hoa đành rụng xuống
Dường như quen biết, chim én bay về
Trong vườn nhỏ, giữa lối hương thơm, một
mình thơ thẩn.
Từ mới một vần, rượu một be,
Khí trời năm ngoái, gác đình
xưa
Bóng xế quay về dễ mấy khi
Không thể đành sao hoa rã cánh,
Dường như quen biết én bay về,
Lối vườn hương thoảng thẩn thơ
đi
5. 采桑子 / Thái tang tử
歐陽修 / Âu Dương Tu
群芳過後西湖好 Quần phương quá hậu Tây hồ
狼藉, 殘红
飛絮濛濛
垂柳闌干盡日風
笙歌散盡遊人去
始覺春空
垂下鬑櫳
雙燕歸來细中
hảo
Lang tạ, tàn hồng,
Phi nhứ mông mông
Thùy liễu lan can tận nhật
phong
Sinh ca tán tận du nhân khứ
Thủy giác xuân không
Thùy hạ liêm lung,
Song yến qui lai tế vũ trung
Điệu Thái tang tử
Qua mùa hoa nở, Tây hồ rất đẹp
Hoa đỏ rụng khắp chỗ,
Tơ bay lất phất,
Bên lan can, liễu rũ, gió mát suốt
ngày
Đàn hát tan cuộc, khách chơi đi cả
Mới thấy xuân trống trải
Rèm cửa buông xuống
Cặp chim én bay về trong mưa nhỏ
Qua mùa hoa nở Tây hồ đẹp,
Hồng rụng rắc đầy,
Lất phất tơ bay,
Liễu rũ ngoài hiên, gió suốt ngày
Sênh ca tan cuộc, người chơi vãn
Xuân vắng mới hay
Rèm ngọc buông dài
Đôi én bay về trong mưa rơi.
6. Bát thanh cam châu 八聲甘州
Liễu Vĩnh 柳永
殘照當摟
是處红衰翠減
苒苒物華休
惟有長江水
無語東流
不忍登高臨遠
望故鄉渺邈
歸思難收
歎年來蹤跡
何事苦淹留
想佳人妝樓凝望
悞幾回天際識孤舟
争知我倚闌干處
正恁凝愁
Bất nhẫn đăng cao lâm viễn
Vọng cố hương diểu mạc
Qui tứ nan thu
Thán niên lai tung tích
Hà sự khổ yêm lưu
Tưởng giai nhân trang lâu ngưng vọng
Ngộ kỷ hồi thiên tế thức cô chu
Tranh tri ngã, ỷ lan can xứ
Chính nhẫm ngưng sầu.
Điệu Bát thanh cam châu
Trước cảnh mưa chiều sầm sập dội xuống
dòng sông
Một phen được chặng mưa rửa sạch, trở nên
mùa thu mát
Dần dần sương gió lạnh rít
Núi sông tẻ ngắt
Bóng chiều tàn soi trước lầu
Nơi đó hồng phai thắm giảm
Cảnh vật dần suy tàn
Chỉ có nước sông Trường giang
Không nói gì cứ chảy xuôi phía đông
Không nỡ lên cao trông xa
Nhìn quê xưa mờ mịt
Lòng nhớ về khôn dứt
Than thở vết chân đi những năm gần đây
Việc gì chịu khổ dùng dằng nơi quê người
Nghĩ đến người đẹp trên lầu trang đứng
ngóng
Nhìn mưa chiều sầm sập xuống
sông
Một phen gột rửa trời thu
Dần gió gào sương lạnh
Núi sông tẻ ngắt
Bóng xế ngang lầu
Khắp nơi hồng rơi lục rụng
Cảnh vật đã phai màu
Chỉ có con sông Dương Tử
Về đông lặng chảy làu làu
Không nở lên cao trông với
Nhìn quê xưa vời vợi
Nỗi nhớ rầu rầu
Ôi! bao năm phiêu bạt
Quê người chạnh nỗi buồn đau!
Người đẹp tựa lầu xa ngóng
Tưởng thuyền về lầm trước lẫn sau
Biết đâu nơi lan can đứng tựa
Bao lần trông lầm ngoài chân trời cứ tưởng
thuyền của chồng về.
Lòng ta chung một mối sầu.
7. Thiếu niên du / 少年遊
Tô Thức/ 蘇軾
去年相送
餘杭門外
飛雪似楊花
今年春盡
楊花似雪
猶不見還家
對酒捲簾邀明月
風露透窗紗
恰似姮娥憐雙燕
分明照
畫梁斜
Khứ niên tương tống,
Dư Hàng môn ngoại,
Phi tuyết tự dương hoa.
Kim niên xuân tận,
Dương hoa tự tuyết,
Do bất kiến hoàn gia.
Đối tửu quyển liêm yêu minh
nguyệt,
Phong lộ thấu song sa.
Cáp tự hằng nga liên song yến.
Phân minh chiếu,
Họa lương tà.
Điệu Thiếu niên du
Năm ngoái, khi chia tay nhau
Ngoài cửa thành Dư Hàng.
Tuyết bay tựa hoa Dương
Năm nay xuân hết
Hoa dương bay, tựa tuyết,
Năm qua tiễn biệt,
Ngoài cửa Dư Hàng.
Tuyết rải tựa hoa dương.
Năm nay xuân hết,
Vẫn chưa trở lại quê hương.
Vẫn chưa thấy trở lại nhà.
Trước cuộc rượu, vén rèm, mời trăng sáng
xuống.
Gió sương lọt vào bức màn che cửa sổ.
Dường như ả Hằng Nga yêu đôi én,
Soi sáng khắp,
Từng chỗ chếch của bức rường vẽ
Nâng chén, vén rèm, mời trăng
sáng,
Màn cửa lọt hơi sương.
Coi tựa ả Hằng yêu cặp én.
Soi sáng khắp,
Bức kẻ rường.
8. Như mộng lệnh /如夢令
Tần Quán/ 秦觀
遙夜沉沉如水
風緊驛亭深閉
夢破鼠窺燈
霜送曉寒侵被
無寐
無寐
門外馬嘶人起
Dao dạ trầm trầm như thủy
Phong khẩn dịch đình thâm bế
Mộng phá thử khuy đăng,
Sương tống hiểu hàn xâm bí
Vô mị,
Vô mị,
Môn ngoại mã tê nhân khỉ
(khởi)
Điệu Như mộng lệnh
Đêm khuya chìm lặng như nước.
Gió rít, nơi quán trạm cửa đóng chặt.
Mộng vỡ, thấy chuột nhòm đèn.
Sương đưa rét buồi sáng lọt vào tới
chăn.
Không ngủ được
Đêm vắng im lìm như nước
Quán trọ gió lùa, đóng chặt.
Mộng vỡ, chuột rình đèn,
Sương sớm lọt chăn, lạnh
toát
Thao thức,
Không ngủ được,
Ngoài cửa có tiếng ngựa hí, người
dậy.
Thao thức,
Ngựa hí, người khua cửa
trước.
9. Nhất tiễn mai/一剪梅
Lý Thanh Chiếu/李清照
红藕香殘玉
禫秋
輕解羅裳
獨上蘭舟
雲中誰寄錦
書來
雁序回時
月滿西摟
花自飄零水
自流
一種相思
兩處閑愁
此情無計可
消除
才下眉頭
卻上心頭
Hồng ngẫu hương tàn ngọc
đạm thu.
Khinh giải la thường,
Độc thướng lan chu
Vân trung thùy ký cẩm thư lai?
Nhạn tự hồi thì
Nguyệt mãn tây lâu
Hoa tự phiêu linh thủy tự lưu.
Nhất chủng tương tư,
Lưỡng xứ nhàn sầu.
Thử tình vô kế khả tiêu trừ
Tài há mi đầu,
Khước thướng tâm đầu
Điệu Nhất tiễn mai
Ngó sen đỏ hương đã tàn, chiếu ngọc
hơi thu lạnh
Nhẹ cởi xiêm là, một mình bước lên
thuyền lan.
Trong mây ai gửi thư gấm về,
Khi chim nhạn giăng hàng mang tin tới.
Trăng tròn lầu tây.
Hoa tự rơi rụng, nước tự chảy xuôi,
Một giống tương tư,
Đôi nơi sầu muộn
Mối tình này không cách gì trừ được
Vừa rơi ở mi mắt
Lại dâng lên ở trong lòng.
Chiếu lạnh hơi thu, sen thắm
tàn,
Nhẹ cởi xiêm là,
Bước lên thuyền lan.
Ấy ai chữ gấm gửi tờ mây,
Hàng nhạn bay về,
Trăng lầu xế ngang.
Nước chảy vô tình hoa lạt
hương.
Một giống tương tư.
Đôi ngã sầu vương
Tình kia muốn dứt vẫn đa mang.
Vừa chớm mày ngài
Đã lọt gan vàng.
10. Tố trung tình/ 訴衷情
Lục Du/ 陸游
當年萬里覓封侯
匹馬戍梁州
關河夢斷何處
塵暗舊貂裘
胡未滅
鬢先秋
Đương niên vạn lý mịch phong
hầu,
Thất mã thú Lương châu,
Quan hà mộng đoạn hà xứ?
Trần ám cựu điêu cầu.
Hồ vị diệt,
Mấn tiên thâu,
淚空流
此生誰料
心在天山
身老滄洲
Lệ không lưu
Thử sinh thùy liệu
Tâm tại Thiên sơn
Thân lão Thương châu
Điệu Tố trung tình
Năm nao định kiếm ấn phong hầu ờ
ngoài vạn dặm
Vó ngựa ra đồn thú ở Lương Châu
Giấc mơ nơi biên ải bị cắt đứt ở chốn
nào,
Để áo điêu cầu cũ bị bụi mờ,
Giặc Hồ chưa diệt,
Tóc đã ngả màu,
Nước mắt uổng chảy
Cuộc đời này đâu có ngờ đến.
Lòng gửi ở núi Thiên Sơn.
Thân lại già cỗi ở bến Thương Châu.
Năm nao muôn dặm chí phong
hầu,
Vó ngựa ruổi Lương châu,
Quan hà phút tan giấc mộng
Bụi bám áo điêu cầu
Giặc chưa diệt,
Đã bạc đầu,
Lệ tràn mau
Cuộc đời khôn tưởng,
Lòng gửi biên cương
Thân cỗi bến sâu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngh_thu_t_th_hi_n_tinh_c_m_trong_t_0192.pdf