Luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can

Nghệ thuật tạo dựng ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của Mạc Can rất đa dạng. Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ đời sống, vì thế bớt đi vẻ sang trọng nhƣng rất gần gũi với sinh hoạt hàng ngày. Điều này góp một phần vào việc phát triển ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ. Còn ngôn ngữ ngƣời kể chuyện với tƣ cách là một dạng ngôn ngữ của nhân vật thể hiện rất giàu xúc cảm. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ chỉ các trạng thái tâm lý khi miêu tả con ngƣời hay thiên nhiên. Mặc dù vậy cũng có khi giữa ngôn ngữ nhân vật và ngƣời kể chuyện đan xen vào nhau mà chủ thể là “tôi” điển hình là tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. Đó là dụng ý của tác giả khiến ngƣời đọc nhƣ bị lôi cuốn vào tác phẩm. Dù ở dạng ngôn ngữ nào nhà văn đều thể hiện khá thành công tính cách của mỗi nhân vật. Mặt khác, những đặc trƣng của ngôn ngữ thơ đƣợc ông dụng công khai thác để tạo nên vẻ đẹp riêng cho ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết. Ngôn ngữ có khi đƣợc trau chuốt, tinh lọc, đôi khi mang sắc thái của ngôn ngữ kịch nghệ, lắm khi lại đậm nét Nam Bộ. Ông đã tạo ra đƣợc một ngôn ngữ cho riêng mình. Đó là thứ ngôn ngữ vừa đậm chất hiện thực - đời thƣờng, vừa mang tính triết lý đa dạng về giọng điệu.

pdf105 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh tao, hả thằng chó đẻ”. “Xin lỗi tao đái trong quần” [9, 432] 77 Nhà văn Mạc Can đã sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau: từ ngữ khẩu ngữ, địa phƣơng, sinh hoạt hàng ngày... Điều này góp một phần vào việc phát triển ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ trong thời kì đƣơng đại. 3.2.3. Ngôn ngữ trau chuốt, tinh lọc Ngoài hai dạng ngôn ngữ kịch nghệ và ngôn ngữ Nam bộ, còn có dạng ngôn ngữ khác đƣợc tác giả tạo nên bởi sự phức điệu mang màu sắc khách quan và chủ quan trong giọng nói của nhân vật. Đó là những ngôn ngữ đƣợc trau chuốt và tinh lọc trong từng câu văn, từng lời nói. Cụ thể, tiểu thuyết của Mạc Can có sự đan xen giữa những thể loại ngôn ngữ khác nhau nhằm thể hiện nội tâm nhân vật rất sâu sắc thông qua Tấm ván phóng dao, nhân vật tôi kể lại cuộc đời mình: “Tôi đã đứng suốt thời thơ ấu của tôi sau tấm ván phóng dao, hàng đêm tôi nhìn những lƣỡi dao bay, rồi tôi tập phóng những lƣỡi dao, trên những bờ sông vắng, để mà nhìn cho tỏ tƣờng đƣờng bay của nó. Chỉ cần lệch một chút thôi, thì chuyện sẽ khác hẳn, nhƣ tôi đã hết sức chứng minh, một con ngƣời không cách nào tránh khỏi một vài lần vô ý phân tâm Tôi tiếc là đã không hành động ngay từ đầu, để ngăn chận. Bây giờ em tôi đã quỵ xuống ôm cái đầu nhỏ của nó, chút tóc lƣa thƣa bê bết máu, máu thấm đỏ chiếc áo sơ mi sa-ten trắng của nó, thấm xuống tận đôi chân mang đôi giày bata trắng tinh, cánh hoa lục bình trên tóc nó cũng nhuộm máu” [8, 174-175]. Và “Tôi nhận ra một cách thản nhiên và muộn màng. Tôi đã không chọn mà có cuộc đời bất trắc và khổ ải cho mình, tuy nhiên điều đó thú vị thật, số vốn này quá lớn mà lại ít ai có! Ông tôi, cha tôi, mẹ tôi, anh em tôi, nào đã chọn tất cả đều trong thế bị động” [8, 186]. Mạc Can thƣờng chủ yếu khai thác những biểu hiện của tâm lý nhân vật trong những tình huống tâm trạng, nên ngôn ngữ nhà văn sử dụng là thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc rất trau chuốt. Con ngƣời, cảnh vật thiên nhiên trong các truyện đƣợc nhà văn tập trung khắc hoạ ở chiều sâu tâm hồn, nội tâm của nó. Thế giới nội cảm của con ngƣời, bức tranh ngoại giới đƣợc bộc lộ qua mật độ những từ ngữ chỉ các trạng thái cảm xúc tham gia với tần số tƣơng đối cao. Qua đó nhà văn gửi gắm tình cảm 78 của mình và luôn có ý thức tạo nên những áng văn thấm đẫm chất trữ tình. Vì thế ngƣời đọc cảm nhận đƣợc những tình cảm chủ quan của tác giả đƣợc gửi gắm sau cách miêu tả, cách kể, cách cảm nhận, có khi đƣợc biểu cảm một cách trực tiếp nhƣng cũng nhiều khi biểu cảm một cách gián tiếp. Mạc Can cũng sử dụng nhiều từ ngữ chỉ các trạng thái tâm lý cả khi miêu tả con ngƣời hay thiên nhiên. Trong Tấm ván phóng dao, thiên nhiên ngoại giới đƣợc nhìn qua tâm trạng nhân vật: “Không có gì làm tôi sợ hơn là cơn mƣa lúc nửa đêm, vì với riêng tôi nhìn giọt mƣa rơi long lanh, nghe tiếng mƣa rì rào, tí tách, chẳng khác nào những lời thì thầm bên tai, nhắc nhở lại quá nhiều nỗi buồn của cuộc đời đã qua Mƣa làm cho sân khấu phông màn buông rũ buồn hiu. Con hát đói lạnh không biết ngày mai sẽ ra sao. Mƣa rơi lộp độp trên mái nhà lồng chợ vắng tanh, chợ không ngƣời, sân khấu không ánh đèn, không khán giả, buồn ai oán, chung quanh mờ mịt gió nƣớc. Tiếng mƣa rơi hoài não ruột suốt canh thâu, tôi thao thức mòn mỏi cho tới khi thiếp đi, bàn tay lạnh vô tình ” [8, 9]. Trong cùng một thiên truyện thế nhƣng ngƣời đọc bắt gặp đoạn văn này tiếp nối đoạn văn khác với những từ ngữ chất chứa tâm trạng: “Những vết thƣơng không bao giờ lành, đau đớn, ẩm ƣớt. Ngoài kia một khoảng không gian u ám còn một mình tôi trơ trọi, ngơ ngác, mộng du, nửa thức nửa ngủ, tôi đi, mơ hồ giữa trời đêm. Buổi sáng nào, ở đâu nơi tôi ngang qua cũng đƣợm buồn” [8, 10]. Tâm trạng của nhân vật đƣợc biểu cảm một cách trực tiếp: “Tôi trộm nghĩ đầu tiên, sau khi tôi làm một phôi thai, tôi làm một trái tim nhỏ, lo lắng, hồi hộp, tự thân tôi không thể nghe đƣợc nhịp đập của tôi tôi khóc vì một vết cắt đau nhói nơi nào trong thân thể tôi” [8, 13]. Những đoạn văn ấy xuất hiện liên tiếp trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao thấm đẫm cảm xúc buồn. Dƣờng nhƣ nỗi buồn đeo bám con ngƣời mọi nơi, mọi lúc, tràn lên cả cảnh vật nhƣng buồn nhất là những đêm mƣa. Có không ít các tác giả đã vận dụng thật khéo léo những kinh nghiệm từ nghệ thuật thơ ca để trau chuốt làm cho lời văn của mình ngân lên những giai điệu riêng. Trong nghệ thuật thơ ca, chất nhạc đƣợc tạo dựng từ sự hòa phối ngữ âm nhờ các thao tác tƣơng ứng nhƣ phối thanh điệu, ngắt nhịp, sử dụng từ láy, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng phép lặp, điệp cấu trúc cú pháp, phép sóng đôi Và Mạc Can trong 79 rất nhiều truyện của mình đã sử dụng khá linh hoạt các biện pháp nghệ thuật nói trên và đã đạt đƣợc những hiệu quả đáng kể. Vì thế, ngôn ngữ truyện trong các tác phẩm của Mạc Can luôn có sự trau chuốt và tinh lọc. Nhìn chung, ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Can đƣợc thể hiện một cách độc đáo mà tự nhiên, đó là ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện với tƣ cách là một loại ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm cũng đƣợc thể hiện phong phú. Hai ngôn ngữ này luôn thể hiện một cách thƣờng trực trong sáng tác của Mạc Can, đặc biệt là tiểu thuyết. Tuy nhiên cũng có khi giữa ngôn ngữ nhân vật và ngƣời kể chuyện đan xen vào nhau mà chủ thể là “tôi”. Đó là dụng ý của tác giả khiến ngƣời đọc nhƣ bị lôi cuốn vào tác phẩm. 3.3. Giọng điệu trong tiểu thuyết Mạc Can 3.3.1. Giọng bông lơn Văn chƣơng Mạc Can có một điều rất đặc biệt, đó là giọng bông lơn trong ngòi bút. Giọng điệu ấy giúp ngƣời đọc nhận ra một cái tôi tác giả Mạc Can nhân hậu, yêu thƣơng nhƣng cũng hài hƣớc hóm hỉnh nhƣ cái nghiệp diễn, cái danh hài đã ăn sâu vào trong mỗi “tế bào” của con ngƣời tác giả, biết thắp lên những niềm tin tốt đẹp vào tình đời, tình ngƣời trong cuộc sống. Cuộc đời Mạc Can trải qua vô vàn chuyện trái ngƣợc và buồn cƣời. Nhƣng những khi chán chƣờng nhất trong cuộc đời ông vẫn cƣời lạc quan. Ông chia sẻ: “Cƣời là biểu hiện của cảm xúc, nó bắt nguồn từ bên trong nhƣng đôi khi cũng từ những thứ bên ngoài tác động vào. Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, tinh thần lạc quan là chiếc phao giúp tôi bơi vào bờ những lúc bế tắc nhất. Hiện thực trƣớc mắt tôi nhiều lúc rất chua chát nhƣng không thể lảng tránh đƣợc, cứ nhìn thẳng vào mà cƣời và khi cƣời trƣớc những tình huống không thể cƣời đƣợc là 80 xem nhƣ mình đã chiến thắng đƣợc hoàn cảnh” [66]. Văn ông là con ngƣời ông, hài hƣớc cả trong những tình huống bi kịch, thƣơng tâm. Tiểu thuyết của Mạc Can, nhƣ nhiều lần chúng tôi đã nhắc đến, man mác một giọng trữ tình buồn thƣơng, bởi chính những gì nhà văn đã chứng kiến, và bởi chính những gì thuộc về tự nghiệm của nhà văn từ số phận của mình - một số phận nhiều trắc trở, nhiều lận đận, nhàu nát về tinh thần, và nhàu nát ngay cả trên gƣơng mặt từng trải. Tuy nhiên, vốn là một diễn viên, một danh hài, dƣờng nhƣ ở tình huống nào, bên cạnh cảm nhận về cái buồn, cái đau Mạc Can vẫn nhận ra một khía cạnh hài hƣớc nào đó để bông đùa. Hoặc, cũng có thể, trong tột cùng nỗi buồn thƣơng, nhà văn cố gắng tìm ra những điều có thể bông lơn đƣợc, dẫu biết rằng, đôi khi “vui là vui gƣợng kẻo mà”. Nhiều khi chính giữa những câu chuyện buồn, giữa những éo le, ngang trái, đau đớn, Mạc Can vẫn gửi vào trong đó những nụ cƣời hóm hỉnh nhƣng không phải vì vui mà cƣời. Bằng chất giọng ấy, Mạc Can đã khéo léo chỉ ra mặt trái của xã hội. Không mỉa mai phê phán một cách gay gắt, quyết liệt nhƣ các tác phẩm của các tác giả khác, giọng điệu hài hƣớc hóm hỉnh trong văn xuôi Mạc Can có phần nhẹ nhàng hơn. Chính cái cƣời nhẹ nhàng trong chua chát ấy góp phần tạo nên một cái gì đó nhƣ là những tin yêu còn sót lại của Mạc Can đối với cuộc đời. Ngay cả hình thức hài hƣớc trong tiểu thuyết của Mạc Can cũng là một suy nghiệm về con ngƣời và cuộc đời, một tự nghiệm về số phận mình. Cái cƣời của Mạc Can đôi khi nhƣ vung vãi một cách bâng quơ, một cách vô thức, vô định nhƣng thực ra lại đầy chủ ý. Trong Phóng viên mồ côi, với chất giọng khá hài hƣớc Mạc Can đã đƣa vào trong truyện vô vàn cảnh bắt bớ, tù đày, bom đạn loạn lạc, buôn bán thuốc phiện kể cả vài cuộc đảo chính trong chính quyền Sài Gòn cũ trƣớc năm 1945. “Sao tự nhiên mày bắt tao vào đây? Má mày chửa hoang hả? Sao tự nhiên mày đánh tao, hả thằng chó đẻ” [10, 17]. So sánh cái nỗi sợ của một viên đại tá trong ban lễ tân tác giả viết: “Chỉ có anh là số một - báo với anh là nhờ vậy mà thằng đại tá bƣng bô cho ngƣời ta đái này. Tôi - Chính tôi sẽ còn lo cái chuyện lễ 81 tân, giúp vui cho câu lạc bộ Tổng tham mƣu ít nhất là một thời gian dài”. Thỉnh thoảng nhà văn lại đƣa vào những so sánh bất ngờ, thú vị: “Ngƣời ta nói Võ Đại Lang, thì phải có Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh. Võ Đại Lang tân thời không bán bánh bao, mà giặt ủi. Phan Kim Liên bán bia ôm. Còn Tây Môn Khánh có gác cho thuê, có bàn bi da cho mƣớn” hay “Chiếc ghế lạnh chỉ có thể hẹn hò với cô gái nào trong cảnh thanh bình. Nhƣng nó đã giúp Tuấn, vừa mới 16 tuổi rƣỡi, cao hơn và hứng đầu một viên đạn mồ côi” [10, 35]. Giọng điệu bông lơn tự nhiên ấy có đƣợc còn nhờ nhà văn sử dụng phƣơng ngữ Nam Bộ với tần số khá cao. Văn của Mạc Can mang hơi thở mộc mạc, hồn hậu của đời sống. Vì thế không câu nệ sự trau chuốt, gọt giũa ngôn từ cầu kỳ, không coi trọng kỹ thuật nên nhà văn cũng tạo nên giọng điệu theo kiểu nghĩ sao nói vậy, thấy sao kể vậy rất đặc trƣng của ngƣời miền Nam. Tác phẩm của Mạc Can sử dụng chất giọng mỉa mai, hài hƣớc nhƣ một liều thuốc hữu hiệu để lột tả bản chất sự việc. Các hình ảnh lặp đi lặp lại một cách có chủ ý khiến cho ngƣời đọc nhƣ đƣợc chứng kiến những màn kịch ngắn chứa đựng đầy mâu thuẫn hài hƣớc. 3.3.2. Giọng tâm tình Mạc Can viết văn chƣa lâu song ông đã thử sức ở nhiều thể loại khác nhau với nhiều giọng điệu khác nhau, nhƣng dù thể loại nào thì giọng điệu trong các tác phẩm của Mạc Can cũng là giọng tâm tình. Đành rằng, mỗi tác phẩm, mỗi tác giả có một giọng điệu khác nhau nhƣng nó luôn thống nhất trong một giọng điệu cơ bản và chủ đạo nào đó. Giọng tâm tình đã xuất hiện từ lâu trong các thời kỳ văn học trƣớc. Ở mỗi thời kỳ văn học, giọng điệu này luôn đƣợc thể hiện với những sắc thái riêng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của ngƣời viết. Không phải đến Mạc Can thì giọng điệu tâm tình này mới đƣợc phát huy tác dụng nhƣng Mạc Can đã vận dụng những gì sẵn có để biến tấu theo những dụng ý nghệ thuật riêng của mình. Giọng tâm tình, thủ thỉ dƣờng nhƣ có mặt hầu hết trong các thiên truyện của Mạc Can, nó thẩm thấu vào tất cả 82 những yếu tố lời văn, hình tƣợng của tác phẩm. Giọng điệu ấy nhiều khi đƣợc tạo ra từ những khoảng trống, từ những điều không đƣợc nói tới trong tác phẩm. Ngƣời đọc chỉ có thể lĩnh hội và cảm nhận đƣợc thông qua chính quá trình đọc, cảm nhận từng câu, từng chữ, qua lời diễn đạt, ngôn ngữ của những hình ảnh, sự cộng hƣởng giao thoa, xuyên thấm vào nhau của tất cả những bình diện trong tác phẩm. Mạc Can đã tối ƣu hoá chất liệu giọng điệu khá đặc biệt này. Giọng điệu thể hiện cách nhìn đời, nhìn ngƣời thấm đẫm tinh thần nhân văn của Mạc Can. Truyện của Mạc Can lại là loại truyện dƣờng nhƣ không có cốt truyện, mỗi câu chuyện là một lời thủ thỉ tâm tình của tác giả về một số kiếp cơ cực nghèo hèn. Truyện của ông không có cái giọng ồn ào, gay gắt với những mâu thuẫn, xung đột. Sinh ra và lớn lên trong gia cảnh đói khổ, bần hàn, hơn ai hết Mạc Can thấm thía sâu sắc về cuộc sống lam lũ của những số phận nghèo khổ bất hạnh. Ông không ƣa cái lối “rống lên thống thiết” mà ƣa lối phô bày cái nôm na, thật thà, đáng yêu, cái thủ thỉ tâm tình. Chất giọng ấy phù hợp với việc miêu tả đời sống của ngƣời dân nông thôn và thành thị nghèo, những con ngƣời có cuộc sống giản dị. Giọng văn Mạc Can trầm ấm, gần với giọng điệu cổ tích, nhịp văn chậm gọn, nhƣ thủ thỉ tâm tình kể cho ta nghe về câu chuyện của cuộc đời. Giọng tâm tình thể hiện đậm đặc trong Tấm ván phong dao và thể hiện trên nhiều phƣơng diện. Toàn bộ câu chuyện gần nhƣ thống nhất với giọng điệu ấy. Từ cách gọi tên các nhân vật: Anh Hai, cậu Ba, cô Tƣ, chú Tài say... đầy thân mật đến các nhân vật trong tác phẩm về lai lịch, nguồn gốc xuất thân, phác hoạ về ngoại hình rồi gợi tả về tính cách. Qua đó, Mạc Can kín đáo thể hiện cái nhìn về cuộc đời, về số phận của họ. Tấm ván phóng dao thực sự là một câu chuyện man mác buồn về một kiếp ngƣời với thân phận nổi trôi nay đây mai đó. Nhân vật nhiều khi phải đặt cƣợc đời mình cho cái trò phóng dao nguy hiểm để mƣu sinh, để tồn tại. Truyện đã tạo đƣợc sự hấp dẫn cuốn hút độc giả đi theo không ngừng từ đầu đến cuối bởi những tình tiết và tâm lý nhân vật đã mật thiết lồng vào nhau trong một bố cục, một hình thức văn phong phong phú, một giọng điệu tâm tình thu hút. 83 Câu chuyện nhiều đoạn thấm đẫm màu sắc tự truyện, nhiều lúc ta cứ ngỡ nhƣ đang nghe tác giả kể lại về cuộc đời mình. Một anh hề gánh xiếc đam mê chữ nghĩa, một anh hề với những suy tƣ chiêm nghiệm, những rung động tình cảm, tinh tế nhiều vẻ. Giọng văn chậm rãi tâm tình thủ thỉ: “Tôi cũng đã quen cách sống này, sạp chợ hay thớt thịt cũng xong buồn cƣời là tôi chƣa hề có một cái gối, tôi luôn gác đầu lên khuỷu tay rồi ƣớc mơ. Tôi mơ nhiều nhất là đƣợc tới trƣờng học, mà suốt cuộc đời trôi sông lạc chợ của tôi, tôi thƣờng thấy ở nhiều thị trấn hay những làng quê, đó là ngôi trƣờng làng với tiếng trống thôi thúc vui tai. Có lẽ “kiếp trƣớc” tôi cũng giỏi chữ và rất chăm học, cho nên trong những giấc mơ tôi nhìn chữ rất quen thuộc, mới đó tôi đã thuộc, điều kỳ dị là dù học trong giấc mơ (trƣớc đó không đƣợc học một chữ cái làm thuốc) tôi... cũng gần nhƣ biết chút chữ rồi” [8, 38-39]. Cái tâm tình về giấc mơ khát chữ cháy lên trong lòng nhân vật tôi. Nó thƣờng trực mọi nơi, mọi lúc cả lúc tỉnh và cả trong mơ. Đó là khát vọng của một kiếp ngƣời, một thân phận mà cuộc đời nổi trôi trên sông nƣớc, nay đây mai đó tiếc thay cuộc đời không có những trƣờng học, lớp học “lƣu động” để cho những đứa trẻ nhƣ “tôi” đến lớp đƣợc học chữ. Giọng điệu tâm tình thủ thỉ ấy có lúc thảng thốt, da diết trên suốt cả trang văn: “Tôi ngồi nhỏm dậy, ngơ ngác, một cõi thiên đƣờng trong mơ đã mất, trƣờng học của tôi đâu mà tôi còn lẩm bẩm đánh vần. Tôi cố nhớ lại những dòng chữ đã học, nó nhạt hoà trong nắng đỏ mƣa dầm của những chuyến đi dài thăm thẳm. Ngôi trƣờng thân yêu của tôi, cây bàng, tiếng trống, bạn bè, chỉ là trong hƣ không. Tôi nhớ tôi có một ngƣời bạn gái nhỏ trong một lớp học nào đó” [8, 39]. Trong dòng tâm tình của nhân vật, giấc mơ nối tiếp giấc mơ và trong những giấc mơ ấy là những trăn trở về nỗi buồn thấm thía của kiếp làm ngƣời: “Lúc nào cũng vậy, khi tôi nhắm mắt, ban đầu thƣờng có những đốm sáng lập loè, đó chính là ánh lửa trong ánh đèn bão, thời thơ ấu của tôi, rồi là chữ, chỉ có chữ, tôi khát chữ đến độ điên cuồng, ở kiếp nào đó, ở một thế giới nào đó tôi là nhà thông thái. Tôi 84 biết quá nhiều điều nhƣng rồi tôi đã làm sai một điều gì đó khiến cho tôi bị xoá đi, cả tôi và cả những điều tôi học, giờ đây tôi biến thành kẻ lƣu đày u tối, tôi là kẻ tội đồ, một kẻ thủ ác. Tôi nhìn thấy một cột khói hình nấm, với ngọn lửa phủ trùm vạn dặm, quá nhiều ngƣời bị thiêu cháy, tàn độc. Đúng vào năm tôi sinh ra, năm một ngàn chín trăm bốn mƣơi lăm, còn tôi hoá kiếp trốn đi nhƣ một kẻ đào tẩu”[8, 40]. Đoạn văn với liên tiếp những câu dài, nhịp điệu gấp gáp, dồn dập góp phần đắc lực trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật. Giọng tâm tình là giọng điệu chủ đạo của tác phẩm Tấm ván phóng dao. Vì thế liên tiếp những đoạn văn nối dài trong cái giọng điệu ấy. Đây là lời thủ thỉ, tâm tình với gió của bà Tƣ: “Gió ơi, nói nầy, nghe nè, biết không, ngƣời anh thứ ba của tôi có vẻ khác thƣờng với mọi ngƣời, vì vậy mà anh cô độc, tội nghiệp anh phải chịu đựng quanh năm suốt tháng với những ánh mắt trêu chọc của tất cả thế gian. Tới nhƣ tôi là em một nhà với anh mà cũng có khi mỉm cƣời, lúc nào trông thấy anh, chuyện anh từ chối làm thằng hề đi rao bảng là anh từ chối xuất hiện trƣớc đám đông một cách lố bịch, không ra hình ngƣời, tôi nghĩ anh có quyền đƣợc từ chối cái điều ấy một cách chính đáng một cách khiêm tốn, phải chƣa?” [8, 66]. Lời tâm tình thủ thỉ ấy, những dòng suy tƣ tràn ra thành chuỗi, thành dòng chảy cảm xúc, có những đoạn lời tâm tình trải dài trên năm, sáu trang sách. Khi ba anh em còn nhỏ, anh Ba là ngƣời gần em nhất, anh cõng em qua những vũng nƣớc mƣa, anh hái cho em những trái bần xanh và những nhánh bông lục bình, em thƣờng nhìn anh nói chuyện với tấm ván, bạn thân nhất của anh, nó cũng khổ nhƣ anh và em. Anh nói: “Tấm ván ơi mầy khổ quá, đúng là tấm ván khổ, suốt bao năm trên thân mày hằn bao vết dao, không khác tấm thớt” nhƣng một ngƣời nói chuyện với tấm ván vô tri là ít có và khiến cho ai cũng tức cƣời khó hiểu! Song anh còn nói với ai đƣợc, bởi vì suốt ngày anh chỉ có nó nhƣ là em chỉ có xâu chuỗi, anh thƣơng tấm ván nhƣ một ngƣời, anh thƣơng em nhƣ trái tim anh, khuôn mặt đầu tiên em nhìn thấy là anh, lúc đó anh cúi xuống nhìn em, anh nheo mắt làm hề với em, em cƣời, từ lúc đó và lúc nào em cũng nhìn anh không chán, anh thật ngộ 85 nghĩnh, ít ngƣời nhƣ anh, với em chỉ có anh là vui. Đó là gƣơng mặt của một ngƣời tử tế, có ánh mắt dịu dàng, ánh mắt là tấm gƣơng soi tâm hồn của một ngƣời, anh có đôi mắt cƣời nhƣng ƣu tƣ phiền muộn. Đôi khi anh chợt trở nên vui tính thái quá sau đó nỗi buồn phiền lại xâm chiếm anh, em thì lúc nhớ khi quên, duy chỉ một chuyện em nhớ rõ nhất là khi Cha rã gánh xiếc rong, ông lại về trong một khu nghĩa địa. Tức cƣời là cả gia đình mình không có nổi một mái nhà, mặc dù đôi khi Cha cũng có ý định đó nhƣng rồi ông lại quên đi, Cha nhƣ ngƣời du mục hẩm vận, em nhớ là Mẹ luôn nói Cha không biết lo xa, ông cũng biết nhƣng ông là vậy, đã là vậy. Em không nhớ lúc nào tự nhiên em đứng trƣớc tấm ván phóng dao, nó xa xôi quá, nhƣng em nghĩ rằng do em không bao giờ khóc, Mẹ thƣờng nói em lỳ, có lẽ đó là nguyên nhân em đƣợc chọn làm cô đào con của tiết mục này. Em có nhiều tƣởng tƣợng hơn ngƣời, em cho rằng những lƣỡi dao không thể chạm vào ngƣời em đƣợc, em nghĩ nó là một nghệ thuật giúp cho khán giả giải trí giây lát, thậm chí có lúc nhìn những lƣỡi dao bay về phía mình em còn nghĩ nó là những cánh hoa, em thật là mơ mộng Nhƣng có một hôm em nhìn Mẹ làm những con cá, em thấy những lƣỡi dao này không khác cho lắm những lƣỡi dao kia, sau đó em bắt đầu thấy sợ, càng đứng nhiều buổi với trò phóng dao em càng sợ, em là con cá trên tấm thớt không khác.Tim em cứ rộn ràng nhƣ một ngƣời thiếu nữ sợ ai đó họ sẽ xuất hiện thình lình, ngƣời đòi món nợ chính là những lƣỡi dao, em không có cách nói nào khác, bởi nó là nhƣ vậy. Một buổi em mở cái rƣơng của anh Hai tò mò coi những lƣỡi dao, nó hoàn toàn khác, khác hơn nhiều lúc nó ở trên sân khấu, nó nặng và thô kệch điều đó em không nói, nhƣng nó vô tri, vật vô tri có biết gì mà không gây tội, anh biết không đó là một ngày khá đẹp trời, Mẹ đang ngồi bói bài, em bỗng lạnh toát cả ngƣời, trời đất tối xầm đi, đó là cơn chóng mặt khó hiểu, em thấy những lƣỡi dao gần nhƣ nhảy tƣng, nó hết sức hiếu động trên tay em, nó không phải là cánh hoa, mà là sắt thép bén nhọn lạnh lùng, con ngƣời thật khổ vì trí tƣởng tƣợng và ngây thơ. Em ít nói dần và chỉ nghĩ một ngày nào đó lƣỡi dao sẽ xuyên qua ngƣời em, tim em đập nhanh những lần nhìn lƣỡi dao bay tới, rồi khi không có biễu diễn tim em vẫn đập khác thƣờng, em hay chóng mặt và cơ thể yếu dần, em thấy những oan 86 hồn vẫy gọi em, có khi ban ngày, em chết khi còn sống. Không chỉ là sợ những lƣỡi dao, em còn sợ cả những ngƣời đang sống chung quanh em, con ngƣời sao mà ác cứ thế mỗi đêm biểu diễn em nhìn thấy biết bao khuôn mặt vô tình, những nụ cƣời và những tràng pháo tay, nhƣng có gì vui khi nhìn một đứa con gái trƣớc những mũi dao. Em biết anh đang ở ngoài sau tấm ván, vì em nghe nhịp thở của anh, sự nổi giận của anh, kể cả sự thụ động tới chai lỳ của anh, anh không dám nói, vì vậy càng ngày anh càng khác thƣờng hơn em sợ cái tâm thiện của anh mà sự bất nhẫn làm cho ngƣời ta đôi khi trở thành ác tính, có khi là vậy. Em đã làm cô đào đứng trƣớc tấm ván phóng hết một thời con gái. Ngày cha mỏi mòn phải rã gánh hát của ông, anh em mình cũng đã có tuổi những ngày tƣơi đẹp nhất của đời ngƣời qua mau một cách phí hoài, sau đó là một chuỗi ngày truân chuyên mình không có một cái nghề trong tay, không có một đồng xu khởi nghiệp. Cha không chuẩn bị gì cho các con chỉ có Mẹ tiên liệu mọi bề, bà chắt chiu từng cắc vốn trong con heo đất của bà. Nhƣng em đã mất sự bình thƣờng do em chƣa bao giờ có niềm vui, chƣa có một ngày hạnh phúc, nhƣ những ngƣời con gái khác, em cảm thấy em kỳ lạ mà ngƣời khác cũng nói vậy, em không sống gần ai đƣợc, em biết mình cố chấp nhƣng không thể khác, một ngày một giờ nào mà chung quanh có ngƣời em thấy tủi thân, phiền muộn, em xin lỗi mọi ngƣời, tại cái số của em là vậy. Ai nói em không cần sống gần con ngƣời, nhƣng biết sao bây giờ, em nhƣ ngƣời bị bỏ quên, em sợ, một chiếc lá rơi nhẹ em cũng giật mình, một cơn gió thoảng qua thềm cũng làm cho em co ngƣời lại, một lời nói thông thƣờng cũng làm em lạnh ngƣời huống chi là một lời tỏ tình đã quá muộn màng đối với em. Lời tỏ tình dù êm dịu, và thực lòng đi nữa, nhƣng tim em làm sao chịu nổi, nó sẽ làm em chết đi vì hạnh phúc, em xác xơ không ra hình ngƣời nữa, tâm can em bấn loạn bất thƣờng em tìm một nơi hiu quạnh, chỉ mong sống yên cho tới cuối đời, em ít ra khỏi nhà, em sợ phải đi qua đƣờng, mặc dù nơi em ở chỉ có con đƣờng nhỏ síu siu, hầu nhƣ không có một dấu chân. Con đƣờng, anh em mình đã đi qua biết bao là con đƣờng, hầu nhƣ mọi ngã đƣờng, vậy mà con đƣờng síu siu một vài gang tay trƣớc nhà em, em chỉ nhìn nó, vì biết rằng nó cũng chẳng còn đƣa mình tới đâu hơn là nơi cuối cùng mọi ngƣời đều phải tới 87 Nỗi đau của riêng em không còn là chuyện bị sát thƣơng da thịt, nỗi đau lớn hơn nhiều, nó ở đâu nơi sâu thẳm nhƣ những hạt cát tội nghiệp dƣới lòng biển, nơi mà ngàn năm trƣớc, triệu năm sau, có khi nào ánh mặt trời soi rọi tới, nó là một cõi im lặng trầm ngâm vĩnh hằng” [8, 66-70] Có khi bà Tƣ trò chuyện, tâm tình với con mèo hay chiếc lá vàng rơi rơi: “Lá ơi, năm em 16 tuổi thì cha em rã gánh hát, cả nhà phải vô ở đậu nhà chú út trong một nghĩa địa, chú là em một cha khác mẹ với cha em. Nghĩa địa hoang vu, cỏ dại mọc cao hơn đầu ngƣời với hàng trăm ngôi mộ xƣa cũ, có cái sạt lở không ngƣời chăm sóc, có cái còn nguyên vẹn hình khối nặng nề bằng đá ong màu đỏ xậm. Ban ngày nắng chói chang, gió đùa những chiếc lá khô rơi trong đám bụi hồng nhƣ phấn, một cách điểm trang muộn màng, còn đêm về lạnh buốt xƣơng, ẩn hiện trên những tàn cây đen sì là bầy đom đóm lập loè, hàng triệu chiếc lá lao xao phát ra tiếng thì thào, nhƣ một đám đông tranh nhau trò chuyện. Chú út làm nghề chở lu từ lò nung xuống tận Sài Gòn bán, chú chở bằng xe đạp, lúc nào về cũng say mềm. Cha em tóc bạc trắng, lúc nào cũng ngồi trƣớc thềm nhà nhìn quanh quẩn, còn mẹ thì cứ cằn nhằn cha từ sáng tới tối. Anh Hai em đi biệt tăm, còn anh Ba lang thang ngoài những ngôi mộ, có đêm anh ngủ luôn ngoài đó, anh ngồi viết rồi vẽ những cái hình kỳ lạ trên cát, anh cứ chắc lƣỡi rồi khẽ lắc lắc đầu, cũng có lúc hình nhƣ anh nói chuyện với ai thì ra anh nói chuyện với cái bóng của mình Một hôm em bỗng nhìn thấy thấp thoáng qua đầu ngọn cỏ, trong đêm nhà ai leo lét ánh đèn dầu, nơi đó trong sƣơng khói có một ngƣời học trò, vẻ mặt đăm chiêu về sau này chính anh dạy cho em và anh Ba của em một vài chữ, em chợt bâng khuâng khi nào trông thấy anh, còn anh Ba thì khác thƣờng hơn, anh nhƣ mẩu viết chì vụn trên bàn, sau đó mẩu chì này biến mất. Bỗng nhiên da em cứ trắng dần, nếu nhƣ ai nhìn thấy em trong đêm ngƣời ta sẽ sợ, em không biết em bị bệnh gì, có lẽ em quá suy kiệt, mọi ngƣời nhìn em lo ngại, từ đó em ở suốt trong nhà, em nghĩ em ở trong nghĩa địa coi bộ thích hợp với em hơn. Chính em cũng không dám soi gƣơng nhìn mình, nhƣng đúng vào lúc này em lại gặp một ngƣời, khổ thay đó là mối tình đầu cũng là mối tình duy nhất vắt vai của em, nó vẫn không trọn, nhƣ tất cả mọi việc trong đời em, vì em có giám nói gì với ngƣời ta đâu! Em nhƣ chiếc lá 88 khô rơi muộn màng, trang điểm làm gì với bụi phấn, nhƣng mỗi lần nhớ tới ngƣời đó, em vẫn khóc, mặc dù lúc đó hay sau này năm tháng qua mau em có còn nhớ rõ khuôn mặt anh đâu [8, 72-74]. Trong các trang truyện của Mạc Can giọng điệu tâm tình ngấm vào từng hình ảnh, từ ngữ. Giọng điệu ấy giúp nhà văn thể hiện đời sống bằng con đƣờng riêng. Mạc Can sử dụng giọng điệu này nhƣ là cách để ông gián tiếp trò chuyện với cuộc đời. Và đằng sau những dòng hội thoại của nhân vật nhiều khi ngƣời đọc nhận ra giọng điệu tâm tình sâu lắng: “Chớp xanh lè. Hình nhƣ tôi với thằng con trong phim của tôi không phải về Long An mà đi đâu đó, đi hoài không thấy tới” [8, 138]. “Tôi rùng mình vì lạnh, mà cũng vì rƣợu của thằng nhỏ rót cho tôi, trong đêm trƣờng, nửa đƣờng về nơi nào đó, hình nhƣ nó còn ngồi với tôi mà nhƣ đã tới nơi đó rồi sao?” [8, 141]. “Ai cũng dự một cuộc chạy ma ra ton dài, tôi cũng vậy, nhƣng có ngƣời lại tới trƣớc. Tôi có cảm giác thằng nhỏ hết sức cố gắng trong phần đƣờng còn lại”[8, 142]. “Lần đầu trong cuộc đời đã hầu nhƣ mất hết cảm giác thật của tôi, tôi âm thầm khóc. Cái chết của ngƣời diễn viên trẻ này là một sự kiện lớn trong giới điện ảnh, ai cũng thƣơng nó, còn tôi thƣơng nó nhƣ cha với con, ai cũng trách nó, nhƣng chỉ tôi biết nó không thể sống bằng các thủ đoạn, kể cả với ngƣời nó thật lòng yêu thƣơng” [8, 142]. “Cuộc sống trôi qua, cho tới một ngày nào đó tôi cũng sẽ tới đích đến trong cuộc chạy đua đƣờng dài mà tôi cùng đi trên một đoạn đƣờng với con tôi” mỗi lần xuôi ngƣợc trên khắp nẻo đƣờng lƣu diễn, tôi còn nghe văng vẳng lại câu nói sau cùng của ngƣời diễn viên trẻ “có khi mình chết vì yêu thƣơng mới ngộ” [8, 143]. Mạc Can đã khéo léo tạo ra sức mạnh của giọng điệu tâm tình bằng cách kể các sự việc trƣớc mắt không cần lấp liếm dƣới những vỏ bọc ngôn từ hoa mỹ. Không cần lên gịong giảng đạo mà những bài học nhân sinh vẫn man mác tình ngƣời, tình đời. 89 Mỗi tác phẩm, mỗi tác giả có một giọng điệu khác nhau, nhƣng nó luôn thống nhất trong một khuôn giọng điệu cơ bản và chủ đạo nào đó. Giọng thủ thỉ tâm tình với tƣ cách là một thủ pháp đã xuất hiện từ trƣớc, và trong các thời kỳ văn học giọng điệu này luôn đƣợc sử dụng và mang sắc thái riêng. Điều đó cho thấy giọng thủ thỉ tâm tình không phải là sản phẩm “mới toe” của Mạc Can. Ở đây Mạc Can đã vận dụng những gì sẵn có để biến tấu theo những dụng ý riêng của mình. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình hiện diện trong tác phẩm nhƣng rất khó nắm bắt. Nó thẩm thấu vào tất cả những yếu tố trong tác phẩm. Nó có thể đƣợc tạo ra từ những khoảng trống, từ những điều không đƣợc nói tới trong tác phẩm. Vì thực chất giọng điệu thủ thỉ tâm tình chỉ có thể lĩnh hội, cảm nhận thông qua chính quá trình đọc, cảm nhận từng câu từng chữ, qua lối diễn đạt, ngôn ngữ của những hình ảnh, sự cộng hƣởng giao thoa thẩm thấu, xuyên thấm vào nhau của tất cả những yếu tố trong tác phẩm. Soi chiếu vào những tác phẩm văn xuôi Mạc Can, ta thấy ông đã thể hiện loại giọng điệu đặc biệt này. Đây là hệ quả của cách nhìn ngƣời nhìn đời đầy tính nhân văn của Mạc Can. Mạc Can không thích “nống lên thống thiết” (Lại Nguyên Ân) mà thích phô bày cái nôm na, thật thà đáng yêu, cái thủ thỉ, tâm tình. Chất giọng ấy phù hợp với việc miêu tả đời sống của ngƣời dân nông thôn và thành thị nghèo, những con ngƣời có cuộc sống giản dị. Giọng văn Mạc Can trầm, sáng, gần với giọng truyện cổ tích, nhịp văn chậm gọn, nhƣ thủ thỉ tâm tình kể cho ta nghe về câu chuyện của cuộc đời 3.3.3. Giọng chua chát Đọc truyện của Mạc Can, ngƣời đọc còn bắt gặp cái giọng điệu ngậm ngùi thƣơng cảm đến chua chát. Đó là sự cảm thƣơng đối với cuộc sống lao động vất vả, cực khổ, trân trọng lối sống nghĩa tình của con ngƣời đồng thời xót xa ngậm ngùi cho những cuộc đời bất hạnh, những số phận, những cuộc đời luôn phải chịu những mất mát, thiệt thòi, phải gánh chịu những uẩn khúc, những ngang trái éo le trong cuộc sống. Viết về họ, nhà văn bày tỏ niềm cảm thƣơng sâu sắc, nỗi xót thƣơng chân thành với những bất hạnh của con ngƣời, nhƣng nhiều khi cũng chƣa tìm thấy 90 một lối thoát nào để giúp họ vƣợt ra khỏi những bất hạnh ấy. Bởi thế, tấm lòng của tác giả ngƣng đọng lại thành giọng điệu cảm thƣơng, ngậm ngùi chua chát. Giọng điệu ấy không phải đƣợc biểu hiện hài hoà trên nhiều khía cạnh của văn bản nghệ thuật: “Từ ngữ, hình ảnh, cú pháp, bút pháp”. Tất cả đã tạo nên tiếng lòng đồng điệu giữa ngƣời kể với nhân vật. Làm cho ngƣời đọc nhiều lúc cứ ngỡ nhƣ nhà văn đang tự kể chuyện đời mình, tự trải lòng mình lên trang viết với những sự chuyển giọng tinh tƣờng đã góp phần tạo nên nét đặc sắc trong truyện Mạc Can. Tấm ván phóng dao, viết về sự day dứt, dằn vặt đầy nhân tính bằng giọng điệu ngậm ngùi chua chát. Cảm thƣơng cho kiếp ngƣời lang thang, phiêu bạt “tối đâu là nhà, ngả đâu là giƣờng”. Xót thƣơng những số phận hẩm hiu của con ngƣời: “Cuộc sống trôi dạt, giả thật qua nhiều năm tháng, điều tôi nhớ nhất là trái tim quá đỗi nhạy cảm của tôi, nó thổn thức từ khi tôi chƣa đủ hình hài, trôi theo tôi sau chiếc ghe hát, trên những dòng sông là tấm ván phóng dao đầy thƣơng tích nhƣ nỗi đau của kiếp ngƣời.” Và: “Thời thơ ấu của tôi, của anh em tôi cứ vậy, chầm chậm trôi theo những dòng sông vui buồn, trong cơ khổ đói khát, với hoàn cảnh riêng biệt không giống ai” [8, 26]. Tác giả nhƣ hoá thân vào nhân vật tôi, để trần tình những đau xót: “Mẹ đâu có biết con rơi nƣớc mắt vì những điều khổ tâm quá sức con, ngƣời mẹ bình thƣờng nầy nào đâu đã biết mình sinh ra một con ngƣời dị tật, nó có một trái tim quá lớn. Mƣa vẫn rơi vào những tháng mƣời với tiếng trống và trò phóng dao, bên bãi sông cuối chợ sáng chiều, nỗi đau buồn trở lại bất cứ lúc nào trong cuộc đời sau nầy của tôi, một vở bi hài kịch trúc trắc” [8, 26]. Chất giọng cảm thƣơng đƣợc thể hiện thật rõ nét khi tác giả miêu tả ngƣời em. Cô Tƣ trong tác phẩm: “Nhƣng em đã mất sự bình thƣờng, do em chƣa bao giờ có niềm vui, chƣa có một ngày hạnh phúc nhƣ đứa con gái khác, em cảm thấy kỳ lạ mà ngƣời khác cũng nói em nhƣ vậy, em không thể sống gần ai đƣợc, em biết mình cố chấp nhƣng không thể khác, một ngày, một giờ nào mà chung quanh có ngƣời em thấy tủi thân, phiền muộn, tại cái số em là vậy. Số em không cần sống gần con 91 ngƣời. em nhƣ một ngƣời bị bỏ quên, em sợ” [8, 69]. Nhà văn thấu hiểu những cảm xúc tâm trạng của nhân vật, hiểu cái điều mà nhân vật lo sợ “Không chỉ là sợ những lƣỡi dao, em còn sợ những ngƣời đang sống chung quanh em... mỗi đêm biểu diễn em nhìn thấy bao khuôn mặt vô tình, những nụ cƣời và những tràng pháo tay, nhƣng có gì vui khi nhìn một đứa con gái trƣớc những mũi dao” [ 8, 68]. “Nỗi đau của riêng em không còn là chuyện bị sát thƣơng da thịt, nỗi đau lớn hơn nhiều, nó ở đâu nơi sâu thẳm nhƣ những hạt cát tội nghiệp dƣới lòng biển, nơi mà ngàn năm trƣớc triệu năm sau, có khi nào ánh mặt trời soi rọi tới, nó là một cõi im lặng trầm ngâm vĩnh hằng” [8, 70]. Giọng văn nhƣ nghẹn lại một nỗi xót thƣơng, ngậm ngùi. Ở đây tâm trạng của tác giả nhƣ nhập làm một với tâm trạng nhân vật rung lên những xúc cảm từ tận sâu thẳm tâm hồn. Chính sức mạnh của sự đồng cảm sâu sắc đó đã làm cho ngƣời đọc khó phân biệt đƣợc rạch ròi đâu là giọng ngƣời kể, đâu là giọng nhân vật. Vì thế nhân vật của Mạc Can luôn tạo đƣợc ám ảnh sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Hãy nghe cái giọng bùi ngùi thƣơng cảm trong Những bầy mèo vô sinh: “Có lẽ, không nơi nào buồn hơn bệnh viện, nơi những ngƣời còn sống nhìn bạn bè thân nhân chết, có lúc vô phƣơng cứu chữa. Nỗi buồn lan rộng, dính chặt lên chiếc bàn, cái ghế, những mảng tƣờng trắng toát chung quanh” [11, 151]. Những số phận, những mảnh đời, cảnh đời, những suy tƣ về kiếp ngƣời đƣợc tác giả kể lại, với giọng điệu ngậm ngùi, thƣơng cảm. Đó chính là thành công trong việc thể hiện thái độ nhân văn trƣớc cuộc đời. Giọng điệu chua chát đƣợc tác giả gửi gắm qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện bằng những suy ngẫm của nhân vật hay qua những lời nhận xét trực tiếp góp phần làm cho nghệ thuật tự sự thêm hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời nghe, ngƣời đọc. Nếu không có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng chi chút yêu thƣơng, cảm thông thấu hiểu, luôn rộng mở với những kiếp ngƣời nhỏ bé, Mạc Can không thể hoà nhập vào nỗi đau lớn của họ để rồi viết lên những trang văn với giọng điệu sâu lắng, thiết tha đến vậy. Chỉ có nỗi buồn, nỗi đau ngƣời ta mới cần văn chƣơng chạm tới. Mạc Can đã chạm tới những vỉa tầng sâu xa trong tâm hồn con ngƣời, ngân lên những nhịp đập rung cảm tha thiết yêu thƣơng. 92 Những mảnh đời vẫn diễn ra ấy đƣợc tác giả kể lại với giọng điệu ngậm ngùi chua chát. Đó chính là thành công trong việc thể hiện thái độ nhân văn trƣớc cuộc đời. Giọng điệu đó đƣợc tác giả gửi gắm qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện bằng những suy ngẫm của nhân vật, hay qua những lời nhận xét trực tiếp, góp phần làm cho nghệ thuật tự sự thêm hấp dẫn, làm cho ngƣời đọc truyện dù trong hoàn cảnh nào cũng không thể dửng dƣng. Với việc sử dụng linh hoạt các kiểu giọng điệu và một hƣớng thể nghiệm ngôn ngữ mới trong văn chƣơng, có thể nói, cùng với những cây bút khác nhƣ Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái Mạc Can đã tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu ngôn ngữ khác với văn xuôi 1945 – 1975. 93 ẾT LUẬN 1. Mạc Can là một nhà văn xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam so với cái tuổi thật của ông. Tuy xuất hiện muộn, nhƣng tác giả đã bằng những nỗ lực và đam mê không mệt mỏi, tạo đƣợc ấn tƣợng khá đặc biệt với bạn đọc, và mang đến những đóng góp nhất định cho văn xuôi Việt Nam đƣơng đại, nhất là đặt trong dung môi của văn học Nam Bộ đƣơng đại. 2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết của Mạc Can khá phong phú, phức tạp, nhƣng nhìn chung, nổi lên với ba quan niệm cơ bản, xuyên suốt: con ngƣời kiếm tìm, con ngƣời bị hắt hủi, con ngƣời cô đơn, lƣu đày. Con ngƣời kiếm tìm trong tiểu thuyết của Mạc Can trƣớc hết là con ngƣời kiếm tìm trong cuộc mƣu sinh khốn khổ, chật vật. Nhƣng quan trọng hơn, đấy là con ngƣời luôn cố gắng hƣớng đến một niềm tin nào đó đang ở phía trƣớc, kiếm tìm lẽ phải, sự thật, chân lí và cái đẹp, và những giá trị chân chính. Và cao hơn hết, đấy là con ngƣời kiếm tìm lời giải đáp cuối cùng cho câu hỏi: ta là ai trên cõi đời này. Con ngƣời bị hắt hủi trong tiểu thuyết của nhà văn hiện thân bằng những nhân vật nhỏ bé, những nhân vật buôn bán nhỏ, những ngƣời dƣới đáy hay nghệ sĩ vô danh... Trong con ngƣời bị hắt hủi, ta bắt gặp mối tƣơng cảm giữa phận ngƣời bình thƣờng phổ biến trong xã hội đƣơng đại và kiếp nghệ sĩ phù du trong thời đại mà nhiều giá trị bị đảo lộn. Con ngƣời lƣu đày trong tiểu thuyết của Mạc Can biểu hiện ra trƣớc hết và phổ biến ở những nhân vật tha hƣơng. Có khi, đó là sự lƣu đày thể hiện ra một cách cụ thể, cảm tính ở những cuộc thiên di của số phận; nhƣng có khi, nó lại thể hiện trong những hồi ức, những suy cảm về số phận, về kiếp ngƣời. Con ngƣời lƣu đày không chỉ ở mặt thể xác, mà còn quan trọng hơn, là ở số phận, thân phận. Đây là một ám ảnh nói chung của con ngƣời hiện đại, đã từng đƣợc thể hiện một cách sâu sắc trong tác phẩm của nhiều tác giả khác. Sự thể hiện rất tập trung ba kiểu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời kể trên trong tiểu thuyết của Mạc Can, xét đến cùng là một cuộc trải nghiệm, một sự tự nghiệm, một sự mổ xẻ bản thân của tác giả. Những con ngƣời ấy dƣờng nhƣ luôn tồn tại trong bất cứ nghệ sĩ chân chính nào. 94 3. Cốt truyện tiểu thuyết Mạc Can phổ biến ở ba dạng: cốt truyện sinh hoạt - tâm lí, cốt truyện phiêu lƣu và cốt truyện mang màu sắc trinh thám. Sự phân định các loại cốt truyện ở đây, tuy nhiên chỉ có tính chất tƣơng đối. Nhiều khi, trong mỗi dạng cốt truyện ta đều thấy bóng dáng của hai dạng cốt truyện còn lại. Trong tác phẩm mà cốt truyện sinh hoạt - tâm lí là nổi bật, tác giả cố gắng hƣớng đến miêu tả những con ngƣời bình thƣờng, đời thƣờng với những sinh hoạt bình thƣờng hƣớng đến công cuộc mƣu sinh nhƣ một nỗ lực cơ bản để tồn tại. Ở đấy ta bắt gặp một hiện thực tủn mủn, những toan tính tủn mủn, những lo âu tủn mủn, nhƣng tối hậu, nó bật lên những lo âu lớn lao về số phận con ngƣời. Cốt truyện phiêu lƣu thƣờng hƣớng đến mô tả những số phận lƣu lạc, đặc biệt là những số phận nghệ sĩ vô danh, tha phƣơng cầu thực. Cốt truyện phiêu lƣu là nơi thể hiện một cách tập trung nhất ám ảnh lƣu đày của con ngƣời hiện đại, nhất là những ngƣời có cái tâm trong sáng, có khát vọng mãnh liệt hƣớng đến những giá trị nhân văn cao cả. Cốt truyện mang màu sắc trinh thám thƣờng mang đến cảm giác về sự bất trắc, khó lƣờng trong sự tồn tại của con ngƣời. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời không chỉ chi phối việc xây dựng cốt truyện mà còn chi phối việc xây dựng nhân vật. Tuy rằng luận văn không bàn sâu và thực sự cụ thể tất cả mọi bình diện của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Can, nhƣng với một hình dung sơ bộ thông qua các kiểu nhân vật thuộc thế giới loài vật, nhân vật là con ngƣời và nhân vật siêu nhiên, có thể thấy những đóng góp nhất định của Mạc Can cho việc xây dựng nhân vật trong nền tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, đặc biệt là ở cách đƣa ra những nhân vật siêu nhiên nhằm mở rộng thêm chiều kích của quan niệm về cái huyền thoại, tạo cảm giác về sự nhòe lẫn giữa cái huyền thoại và cái thế tục trong một quan niệm mang tính đối thoại về thế giới. Khi xây dựng nhân vật, điểm nổi bật ở Mạc Can là ông không đi sâu vào tạo tác những tính cách mà tập trung khai thác số phận có tính chất bi kịch tinh thần của họ với những suy tƣ về hạnh phúc, tình yêu, ý nghĩa cuộc sống. Vì vậy nhân vật trong truyện thƣờng là những nhân vật rơi vào những trạng huống bi kịch của cuộc sống nhân sinh. Nhà văn ít chú ý đến việc miêu tả ngoại hình, hành động, tƣ tƣởng 95 mà chú trọng khai thác đời sống tình cảm với những biến thái tinh vi của nó. Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả đã thể hiện năng lực khám phá và miêu tả tâm lý nhân vật ở hầu hết những trang viết của mình. Ngoài việc phân tích diễn biến nội tâm nhân vật, nhà văn còn sử dụng những thủ pháp ngoại hiện để khắc sâu thế giới tâm hồn nhân vật. Khám phá những bi kịch trong đời sống nhân vật Mạc Can thể hiện cách nhìn mới về hiện thực, điều này góp phần mang đến cho tác phẩm giá trị nhân văn sâu sắc. 4. Nghệ thuật tạo dựng ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của Mạc Can rất đa dạng. Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ đời sống, vì thế bớt đi vẻ sang trọng nhƣng rất gần gũi với sinh hoạt hàng ngày. Điều này góp một phần vào việc phát triển ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ. Còn ngôn ngữ ngƣời kể chuyện với tƣ cách là một dạng ngôn ngữ của nhân vật thể hiện rất giàu xúc cảm. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ chỉ các trạng thái tâm lý khi miêu tả con ngƣời hay thiên nhiên. Mặc dù vậy cũng có khi giữa ngôn ngữ nhân vật và ngƣời kể chuyện đan xen vào nhau mà chủ thể là “tôi” điển hình là tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. Đó là dụng ý của tác giả khiến ngƣời đọc nhƣ bị lôi cuốn vào tác phẩm. Dù ở dạng ngôn ngữ nào nhà văn đều thể hiện khá thành công tính cách của mỗi nhân vật. Mặt khác, những đặc trƣng của ngôn ngữ thơ đƣợc ông dụng công khai thác để tạo nên vẻ đẹp riêng cho ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết. Ngôn ngữ có khi đƣợc trau chuốt, tinh lọc, đôi khi mang sắc thái của ngôn ngữ kịch nghệ, lắm khi lại đậm nét Nam Bộ. Ông đã tạo ra đƣợc một ngôn ngữ cho riêng mình. Đó là thứ ngôn ngữ vừa đậm chất hiện thực - đời thƣờng, vừa mang tính triết lý đa dạng về giọng điệu. Giọng điệu trong truyện Mạc Can rất đa dạng. Đó là giọng điệu bông lơn, giọng điệu tâm tình và giọng điệu chua chát. Đằng sau mỗi kiểu giọng điệu ấy, ngƣời đọc bao giờ cũng cảm thấy một cái tôi hồn hậu, da diết yêu thƣơng, gắn bó với con ngƣời và quê hƣơng xứ sở, một cái tôi giàu lòng cảm thƣơng và trắc ẩn trƣớc những buồn đau của cuộc đời. Giọng điệu ấy hiện ra ở nhiều biến thể khác nhau: khi tâm tình, khi chua chát, khi bông lơn, khi trữ tình triết lý nhƣng tất cả đều 96 là biểu hiện của cảm hứng cảm thƣơng sâu sắc cho số phận con ngƣời. Đó là niềm cảm thông, thƣơng xót trƣớc những mất mát bi kịch của con ngƣời trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc và ý nghĩa đích thực của cuộc sống để con ngƣời biết vƣơn tới ƣớc mơ khát vọng. Giọng điệu trữ tình có thể đƣợc xem là một trong những nét đặc sắc nhất, nổi bật nhất làm nên chất trữ tình trong truyện của nhà văn này. Giọng điệu ấy làm nên nét phong cách riêng hấp dẫn, thú vị và tạo nên độ lắng sâu của suy tƣ, cảm xúc trong những trang truyện của Mạc Can. 97 TÀI LIỆU THAM HẢO Sách, báo, tạp chí 1. Thái Phan Vàng Anh (2011), “Trần thuật từ điểm nhìn bên trong ở tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại”, Tạp chí Non nước (158). 2. Vũ Tuấn Anh (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Chính trị Quốc gia. 3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Bakhtin. M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trƣờng Viết văn Nguyễn Du xuất bản. 5. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9). 6. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - những vấn đề đổi mới căn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục - Cục Đào tạo và Bồi dƣỡng (1977), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 8. Mạc Can (2004), Tấm ván phóng dao, Nxb Trẻ. 9. Mạc Can (2006), Tạp bút, Nxb Trẻ. 10. Mạc Can (2007), Phóng viên mồ côi, Nxb Trẻ. 11. Mạc Can (2008), Những bầy mèo vô sinh, Nxb Trẻ. 12. Mạc Can (2010), Quỷ với Bụt và Thần Chết, Nxb Trẻ. 13. Trƣơng Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 15. Trần Quốc Dũng (2009), Giá trị đặc sắc trong văn xuôi Mạc Can, Đại học Vinh. 16. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1 và 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 98 17. Phan Cự Đệ (2001), “Mấy vấn đề phƣơng pháp luận khi nghiên cứu thể loại tiểu thuyết”, Tạp chí Văn nghệ quân đội 2 - 2001, tr. 101 - 105. 18. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ quân đội 3 - 2001, tr. 99 - 104. 19. Thảo Điền (2009), “Mạc Can và cuộc chia tay không hẹn trƣớc”, An ninh thế giới giữa tháng, (18). 20. Nguyễn Tiến Đức (2011), “Về loại hình nội dung tiểu thuyết Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (721), tr.83. 21. Gorki. M (1970), Bàn về văn học, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Griliet. A, Vì một nền tiểu thuyết mới (Lê Phong Tuyết dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 23. Nguyễn Hà (2000), “Cảm hứng nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80”, Tạp chí Văn học (3). 24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Khravchenko.M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 27. Khravchenko.M.B (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu, 2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Tôn Phƣơng Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con ngƣời trong văn xuôi thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn học (9). 29. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 30. Phong Lê (2005), “Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002- 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam”, Tạp chí Văn nghệ (38). 31. Phƣơng Lựu (chủ biên, 2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 99 32. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội. 33. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục. 34. Vũ Thị Tố Nga (2006), “Khả năng của truyện ngắn trong việc thể hiện con ngƣời”, Nghiên cứu văn học, (5). 35. Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau năm 1975 - Thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển”, Tạp chí Văn học (4). 36. Nguyên Ngọc (2005), “Một giọng sôi động của văn xuôi trong thời kỳ đổi mới”, Xưa và nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, (227 -228). 37. Nhiều tác giả (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 38. Nhiều tác giả (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 39. Pautôpxki.K (2002), Bông hồng vàng và Bình minh mưa, Nxb Văn học, Hà Nội. 40. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học. 41. Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên, Hà Nội. 43. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Hồ Anh Thái (2005), Họ trở thành nhân vật của tôi, Nxb Hội Nhà văn. 45. Bùi Việt Thắng (1998), “Khuynh hƣớng giản lƣợc nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (11 - 1998), tr. 92-94. 46. Nguyễn Thị Thiêm (2011), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ ngữ văn chuyên ngành VHVN, Đại học Cần Thơ. 47. Hữu Thỉnh (2005), “Cuộc tự vƣợt đáng trân trọng”,Văn nghệ (37). 48. Bích Thu (1999), “Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới”, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện Văn học, Hà Nội. 100 49. Phan Đặng Trung (2011), Đặc trưng nghệ thuật truyện và tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, Đại học Vinh. 50. Tz.Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sƣ phạm. 51. Nguyễn Văn Tùng (2011), “Quá trình vận động của lí luận về tiểu thuyết ở Việt Nam”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (729), tr.89. Website (mạng) 52. Cao Hoài An (2008), Mạc Can: Phê bình ít thôi để tôi còn lớn, 53. Văn Bảy, Danh hài – nhà văn Mạc Can, 54. Kim Chi, Mạc Can: Sẽ hạnh phúc nếu được chết sớm, 55. Văn Giá, Tấm ván phóng dao - sức sống của giá trị nhân văn cổ điển, 56. Thoại Hà, Mạc Can - nhà văn, nghệ sĩ không nhà, 57. Đƣờng Lam, Khoảng lặng của Mạc Can, 58. Di Linh, Mạc Can: Cuộc đời của người không định viết văn, http:// maccan.com.vn. 59. Di Linh, Mạc Can: “Người nói tiếng chim bồ câu”, 60. Nguyễn Văn Lục (2005 - 2006), “Nhận diện một số nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, 61. Dƣơng Bình Nguyên, Nhà văn Mạc Can: Hề già nhà văn trẻ, 62. Nhóm PV TTO, Mạc Can: Tin yêu nhứng người sống quanh mình, 63. Nguyễn Hƣng Quốc (2000), Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam, 64. Tiểu Quyên (2006), Nhà văn Mạc Can: Nhân vật có phần cuộc sống của tôi, 65. Bích Thu, Một số cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, www.irc.ctu.edu.vn/pdoc/52/72spnguvan.pdf. 101 66. Đăng Văn - Hà Hƣng, Mạc Can: Những thăng trầm trong đời người nghệ sĩ viết văn, http:// nguoiduatin.vn. 67. Thanh Vân, Mạc Can: Con chữ đã ám vào tâm hồn tôi, MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.......... 1. Lí do chọn đề tài................... 2. Lịch sử vấn đề.. 3. Đối tượng nghiên cứu....... 4. Phạm vi nghiên cứu.. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................... 6. Phương pháp nghiên cứu.......... 7. Đóng góp và cấu trúc của Luận văn Chương 1. Mạc Can, một hiện tượng đáng chú ý trong văn xuôi tự sự Nam Bộ đương đại 1.1. Tự sự học và tự sự trong văn xuôi Việt Nam đương đại........................ 1.1.1. Mấy nét về tự sự học. 1.1.2. Mấy nét về tự sự học trong văn xuôi Việt Nam đương đại .. 1.1.3. Quan điểm tiếp nhận nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Can................................................................................................ 1.2. Tự sự văn xuôi Nam Bộ đương đại 1.2.1. Mấy nét về văn xuôi Nam Bộ đương đại 1.2.2. Một vài điểm nổi bật trong nghệ thuật tự sự của văn xuôi Nam Bộ đương đại... 1.3. Mạc Can – một trường hợp thú vị của văn xuôi tự sự Nam Bộ đương đại. 1.3.1. Mạc Can – mấy nét về cuộc đời.. 1.3.2. Mạc Can – gương mặt mới của làng văn xuôi Nam Bộ.................. 1.3.3. Tiểu thuyết của Mạc Can. Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người, cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Can............... 1 1 2 7 7 8 8 8 9 9 9 11 14 16 16 20 24 24 26 28 31 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mạc Can..... 2.1.1. Con người kiếm tìm.. 2.1.2. Con người bị hắt hủi. 2.1.3. Con người lưu đày.... 2.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết Mạc Can. 2.2.1. Cốt truyện sinh hoạt tâm lý.. 2.2.2. Cốt truyện phiêu lưu. 2.2.3. Cốt truyện mang màu sắc trinh thám.... 2.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Can 2.3.1. Giới thuyết về nhân vật. 2.3.2. Nhân vật con người 2.3.3. Nhân vật loài vật 2.3.4. Nhân vật siêu nhiên... 2.3.5. Nhân vật lưỡng lập.... Chương 3. Bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Mạc Can.... 3.1. Bút pháp tự sự... 3.1.1. Bút pháp hiện thực 3.1.2. Bút pháp trữ tình.. 3.1.3. Bút pháp huyền thoại... 3.2. Ngôn ngữ kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Can... 3.2.1. Ngôn ngữ mang tính chất “kịch nghệ”. 3.2.2. Ngôn ngữ của đời sống Nam Bộ...... 3.2.3. Ngôn ngữ trau chuốt, tinh lọc.. 3.3. Giọng điệu trong tiểu thuyết Mạc Can 3.3.1. Giọng bông lơn 3.3.2. Giọng tâm tình. 31 31 35 38 42 42 45 48 49 49 52 53 56 58 61 61 61 64 68 69 69 72 77 79 79 81 3.3.3. Giọng chua chát... KẾT LUẬN... TÀI LIỆU THAM KHẢO... 89 93 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thuat_tu_su_trong_tieu_thuyet_cua_mac_can1_9122.pdf
Luận văn liên quan