Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá nanh heo (botia modestableeker, 1865)

Sức sinh sản của cá phụthuộc vào điều kiện môi trường sống (nhất là điều kiện dinh dưỡng và điều kiện nhiệt độ), vào tập tính sinh sản của cá, những loài cá có trứng nhỏ, lượng noãn hoàng ít và những loài không có tập tính bảo vệtrứng, không bảo vệcon có sức sinh sản cao, những loài cá kích thước trứng lớn và có tập tính bảo vệtrứng và con sẽcó sức sinh sản thấp (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối khi quan sát và đếm trên 5 mẫu cá Nanh Heo được thểhiện qua Bảng 4.7

pdf44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá nanh heo (botia modestableeker, 1865), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đàn cá (quần thể cá) có sự kiểm soát chặt chẽ của con người (thường là cá trong ao nuôi) Nikolsky (1963). Nghiên cứu gián tiếp Sự tăng trưởng của cá không đều, biến đổi theo mùa, nhiệt độ, điều kiện sinh lý hình thành vòng tăng trưởng. Xác định sinh trưởng dựa vào sự khác nhau giữa các vòng tăng trưởng của cá. Phương pháp này thường được áp dụng đối với đàn cá (quần thể cá) trong tự nhiên, ở những vùng có điều kiện môi trường thay đổi theo quy luật mùa (thường là nhiệt độ) dẫn đến sự sinh trưởng không đều của cá theo thời gian. Phương pháp này ít được áp dụng ở vùng nhiệt đới vĩ độ thấp mà thường áp dụng ở vùng vĩ độ cao Nikolsky (1963). Những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu sinh trưởng của cá được đề cập tới nhiều là độ béo và độ mỡ của cá: Khi nghiên cứu độ béo của cá, thông thường người ta sử dụng công thức của Fulton (%) = Wt*100/(SL)3 và Clack (%) = W0*100/(SL)3; Đó là tỷ số giữa chiều dài lũy thừa 3 với khối lượng cá (không bỏ nội quan là độ béo Fulton, có bỏ nội quan là độ béo Clack). Độ mỡ của cá được xác định theo thang 6 bậc (thường được gọi là ball mỡ) từ bậc 0 đến bậc 5. Thang 6 bậc này được đề xướng bởi M.L.Prozorovxkaia được trích dẫn bởi Nikolsky (1963). Bậc 0: Ruột cá không có mỡ, đôi khi ruột non có một lớp màng trắng bao phủ. Giữa những mấu của ruột non thấy rõ các sợi của màng này. Bậc 1: Có một dãy mỡ mỏng giữa phần thứ hai và thứ ba của ruột non. Đôi khi ở mép trên của phần thứ hai có một dãy mỡ rất hẹp đứt quãng. 17 Bậc 2: Có một dãy mỡ hẹp tương đối dày ở giữa phần thứ hai và thứ ba của ruột non. Ở mép trên của phần thứ hai có dãy mỡ liên tục không đứt quãng. Ở mép dưới của phần thứ ba có chổ thấy rõ mỡ nằm thành những phần nhỏ riêng biệt. Bậc 3: Có một dãy mỡ rộng ở giữa phần thứ hai và thứ ba của ruột. Ở mấu ruột giữa phần thứ hai và thứ ba dãy này rộng ra. Có một dãy mỡ rộng ở mép trên của phần thứ hai và mép dưới của phần thứ ba. Ở chổ cong thứ nhất của ruột có một khối mỡ hình tam giác. Ở phần ruột cuối hậu môn có lớp mỡ mỏng. Bậc 4: Ruột cá hầu như hoàn toàn bị mỡ bao phủ, chỉ trừ có những chổ trống mà qua đó ta có thể nhìn thấy ruột. Những chổ trống nhỏ này thường ở mấu thứ hai và thứ ba của ruột cá. Đôi khi cũng gặp những chổ trống ấy ở phần thứ hai của ruột. Những u mỡ ở hai bên mấu ruột rất lớn. Bậc 5: Tất cả ruột cá đều bị phủ một lớp mỡ dày, không có chổ trống nào, những u mỡ hai bên ruột rất lớn. 2.2.2 Về nghiên cứu sinh sản cá Sinh sản là hoạt động sống đặc trưng cho cơ thể sống, là phương thức để duy trì giống loài, là thể hiện cao độ nhất về sự thích nghi của cá với điều kiện môi trường. Hầu hết cá đẻ trứng thụ tinh ngoài môi trường nước (Nikolsky, 1963). Cá có sức sinh sản tương đối cao nhất trong nhóm động vật có xương sống. Xác định giới tính Có ba nguyên tắc chính để phân biệt cá đực và cá cái, đó là sự khác nhau của đặc điểm sinh dục sơ cấp, đặc điểm sinh dục thứ cấp (sinh dục phụ) và đặc điểm hình thái do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính qui định. Tuy nhiên, chỉ có một số ít loài cá có đặc điểm sinh dục phụ và có sự khác nhau về hình dạng bên ngoài giữa con đực và con cái vào mùa sinh sản. Còn lại đa số các loài cá, đặc biệt các loài cá hoang dã sống ngoài tự nhiên thì việc xác định giới tính bằng cách quan sát các đặc điểm sinh thái bên ngoài thì rất khó và nhất là đối với cá chưa thành thục. Trong trường hợp không xác định được giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài, cá phải được giải phẩu để quan sát tuyến sinh dục bằng mắt hoặc có thể sử dụng kính lúp (Nguyễn Tường Anh, 2005). Tuổi thành thục của cá Tuổi thành thục của cá khác nhau theo loài và phụ thuộc vào điều kiện sống, trong đó nổi bật nhất là nhiệt độ và thức ăn. Cá là động vật biến nhiệt nên đặc tính sinh sản theo mùa thể hiện rất rõ. Cá sinh sống ở vùng nhiệt đới thì có thời gian sinh sản kéo dài hầu như quanh năm. Tuy nhiên vẫn có những thời kỳ cá sinh sản nhiều (mùa vụ sinh sản chính). Có những loài cá có khả 18 năng sinh sản nhiều lần trong năm hoặc trong đời (gọi là cá có tuyến sinh dục đa chu kỳ), cũng có những loài trong chu kỳ sống chỉ sinh sản một lần (gọi là đơn chu kỳ) như cá Hồi. Sức sinh sản của cá thay đổi theo kích thước trứng (những cá có trứng nhỏ thì sức sinh sản cao), khả năng bảo vệ con cái (những loài có đặc tính bảo vệ con thì sức sinh sản thấp). Nghiên cứu đặc tính sinh sản của cá ở ĐBSCL đã khẳng định mùa vụ sinh sản của đa số các loài cá ở ĐBSCL tập trung vào đầu mùa mưa (Lê Như Xuân và csv, 1994). Chu kì sinh sản của cá thường được xác định bằng cách khảo sát về hình thái và tổ chức của tuyến sinh dục. Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành thục của cá là dựa theo bậc thang thành thục (bậc thang chín muồi sinh dục). Có rất nhiều tác giả đưa ra bậc thang thành thục theo đối tượng nghiên cứu của mình. Tuy khác nhau giữa các tác giả nhưng cũng có nhiều điểm chung. Đó là giai đoạn I và II đặc trưng cho thời kỳ non trẻ, giai đoạn III và IV đặc trưng cho thời kỳ trưởng thành. Đặc biệt giai đoạn IV còn đặc trưng cho giai đoạn thành thục, giai đoạn V đặc trưng cho thời kỳ đang đẻ, giai đoạn VI xuất hiện sau khi sinh sản. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng Xác định các giai đoạn phát triển của buồng trứng theo thang bậc thành thục sinh dục theo Kixelevits được trích dẫn bởi Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), với 6 giai đoạn Giai đoạn I Xuất hiện ở cá thể còn non của giai đoạn tiền trưởng thành (chỉ gặp ở cá thể chưa thành thục lần nào). Noãn sào ở dạng sợi nhỏ, màu trắng nằm sát sống lưng và trên bóng hơi. Ở giai đoạn này không thể phân biệt được cá đực và cá cái bằng mắt thường. Trên lát cắt mô học của buồng trứng ở giai đoạn này, trứng sắp sếp không có qui tắc, đường kính trứng từ 10 – 80 µm (tùy từng loài cá). Thể tích nhân tế bào lớn, chiếm phần lớn tế bào, xấp xỉ ½ thể tích của tế bào, mô liên kết và mạch máu không phát triển. Giai đoạn này chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 1 và chỉ trải qua một lần trong suốt chu kỳ sống của cá. Giai đoạn II Noãn sào dẹp hơi bằng, màu xám nhạt hoặc trắng hồng nhạt, số lượng mạch máu tăng làm cho buồng trứng có màu hồng nhạt. Với cá thể sinh sản lần đầu tiên ở giai đoạn II thì mạch máu và mô liên kết không phát triển nhưng có thấy mạch máu lớn ở đầu buồng trứng, mắt thường không thể nhìn thấy tế bào trứng riêng biệt, nhìn bằng kính lúp hoặc kính hiển vi mới nhìn thấy được đường kính tế bào trứng từ 90 – 200µm. Đối 19 với các cá thể đã sinh sản một lần trở lên trong buồng trứng có thể còn bắt gặp một số ít trứng ở phase 3, mô liên kết và mạch máu lúc này rất phát triển. Trong ao nuôi nếu không có điều kiện môi trường thích hợp hoặc ở những cá thể có tuổi thành thục cao trong thời kỳ cá non thì tuyến sinh dục có thể dừng lại ở giai đoạn này trong thời gian dài. Buồng trứng ở giai đoạn II chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 2. Buồng trứng ở giai đoạn II cũng có thể do sự chuyển tiếp từ giai đoạn VI (sau khi cá đẻ). Giai đoạn III Buồng trứng tăng nhanh thể tích, có màu xanh làm nền. Màu xanh nâu, xanh vàng hoặc màu xanh sẫm là tùy thuộc từng loài cá (đa số cá nuôi ở ĐBSCL có màu xanh hơi vàng), mạch máu và mô liên kết rất phát triển. Tế bào trứng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường nhưng rất khó tách rời từng trứng riêng biệt do chúng liên kết với nhau rất chặt chẽ. Ở cá mè trắng, đường kính trứng đạt tới 500µm, tế bào trứng bắt đầu tích lũy noãn hoàng. Buồng trứng có thể dừng lại ở giai đoạn này 1 – 2 tháng tùy điều kiện nhiệt độ. Giai đoạn III chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 3. Giai đoạn IV Mạch máu kém phát triển hơn giai đoạn III, buồng trứng đạt kích thước lớn nhất ở nhiều loài cá chiếm 2/3 xoang bụng, hệ số thành thục cao. Buồng trứng của nhiều loài cá có màu vàng làm nền (vàng nhạt hoặc vàng xanh đậm), màng buồng trứng có tính đàn hồi, trong buồng trứng chứa đầy trứng, rất dễ tách rời từng trứng. Giai đoạn này tùy theo cá đẻ một lần hay nhiều lần trong năm mà có các đặc điểm khác nhau. Buồng trứng giai đoạn IV chiếm hầu hết thể tích xoang bụng, cá có hệ số thành thục (tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng buồng trứng với khối lượng cá) cao nhất. Giai đoạn IV của cá đẻ một lần trong năm bao gồm những trứng thành thục đã tích lũy đầy đủ noãn hoàng và có cùng một dạng hình (phase 4). Ở cá đẻ nhiều lần trong năm bao gồm hầu hết những trứng phase 4 ngoài ra còn bắt gặp những trứng chưa tích lũy noãn hoàng đầy đủ (ở phase 3 hoặc quá độ từ phase 3 đến phase 4) và những trứng ở phase 2. Căn cứ vào mức độ tích lũy noãn hoàng và vị trí nhân trong tế bào trứng mà người ta phân chia giai đoạn IV làm các giai đoạn phụ là: Giai đoạn IVa, giai đoạn IVb, giai đoạn IVc. Trong sinh sản nhân tạo, buồng trứng phát triển đến giai đoạn IVb hoặc IVc mà cho cá đẻ bằng tiêm hormone thì thu được kết quả cao. Ở giai đoạn IVa mà cá được tiêm hormone sinh dục thì khả năng sinh sản rất thấp. Trong trường hợp này có thể thành công khi sử dụng phương pháp tiêm cho cá nhiều lần hoặc kéo dài thời gian và cường độ khi cá được kích thích sinh sản bằng các tác nhân sinh thái. Giai đoạn V Khi trứng đã rụng, thì buồng trứng ở giai đoạn V bề mặt buồng trứng có hiện tượng xung huyết (căng phồng), buồng trứng rất mềm, vuốt nhẹ bụng cá, trứng có thể chảy ra thành dòng, trong thời gian cá đang sinh sản thì buồng trứng cũng thuộc giai đoạn 20 V. Đối với những cá đẻ nhiều lần trong năm, ngoài những trứng đã rụng, trong buồng trứng còn nhiều tế bào trứng ở thời kỳ sinh trưởng nhỏ và sinh trưởng lớn (phase 2 và phase 3) giành cho những đợt sinh sản sau. Giai đoạn này buồng trứng chứa tế bào trứng ở phase 5. Giai đoạn VI Buồng trứng cá sau khi đã sinh sản, ở giai đoạn VI. Màng buồng trứng dầy lên, mạch máu xung huyết có màu đỏ tím. Trong buồng trứng còn sót lại tế bào trứng ở phase 5 (chúng sẽ bị hấp thu nhanh chóng), có nhiều màng follicule rỗng và có nhiều thể vàng. Sau khi sinh sản, buồng trứng trở lại giai đoạn II (đối với cá đẻ một lần trong năm) hoặc giai đoạn III (đối với cá đẻ nhiều lần trong năm). Các giai đoạn phát triển của tinh sào Theo Xakun và N.A.Buskaia (1982), xác định thang bậc thành thục của tinh sào cá thành 6 giai đoạn phát triển Giai đoạn I Tinh sào rất nhỏ, có hình sợi chỉ chưa phân biệt được đực cái. Nó như hai sợi chỉ nhỏ nằm sát hai bên xương sống, bên trong không thấy các túi sinh tinh. Trên lát cắt dưới kính hiển vi, có thể thấy tinh nguyên bào nằm trong các bào nang đang ở thời kỳ sinh sản. Giai đoạn II Tinh sào có dạng hai dải mỏng có màu hồng nhạt (có thể từ giai đoạn I phát triển lên hoặc từ giai đoạn VI sau khi thoái hóa). Về mặt tổ chức học thấy rõ các túi sinh tinh, các tế bào sinh dục đực đang ở thời kỳ sinh trưởng. Giai đoạn III Tinh sào có màu hơi trắng phớt hồng, cuối giai đoạn này có màu trắng ngà. Trong các ống dẫn tinh chứa đầy các bào nang có tế bào sinh dục ở cùng một thời kỳ phát triển. Khoảng cách giữa các ống dẫn tinh rất hẹp. Về mặt tổ chức học, trong các ống dẫn tinh có nhiều túi nhỏ và quá trình tạo tinh xảy ra mạnh mẽ. Trong tinh sào có các tinh nguyên bào, tinh bào cấp I, tinh bào cấp II, tinh tử và tinh trùng. Dùng dao cắt ngang tinh sào thì mép cắt phẳng (không bị tù) và dao vẫn sạch (không dính tinh dịch). Giai đoạn IV Tinh sào có màu trắng sữa, đạt kích thước lớn nhất, bên trong chứa tinh tử và tinh trùng, tinh bào sơ cấp, quá trình tạo tinh cơ bản kết thúc. Trong các ống dẫn tinh chứa đầy tinh trùng chín muồi đã thoát ra khỏi bào nang và các tinh nguyên bào (là nguồn dự trữ cho các chu kỳ sau). Ở giai đoạn này, tinh trùng dễ dàng thoát ra ngoài khi có 21 tác động cơ học ngay cả khi cá quẫy mạnh. Nếu dùng dao cắt ngang tinh sào thì mép cắt không phẳng mà tù, trên dao có dính tinh dịch. Giai đoạn V Tinh sào cá ở trạng thái đang sinh sản. Tinh trùng chứa đầy các ống dẫn tinh. Ngoài ra trong ống dẫn tinh còn có một lượng đáng kể các tế bào sinh dục ở các phase trước đó. Giai đoan VI Là giai đoạn tinh sào của cá đã sinh sản xong. Bề mặt tinh sào có màu đỏ hồng nhạt, mềm nhão. Trong ống dẫn tinh ngoài tinh trùng đã chín, các bào nang còn có tế bào sinh dục ở các phase phát triển khác nhau. Hầu hết các tác giả đều có điểm chung nữa là khi tuyến sinh dục ở giai đoạn nào thì trong đó có nhiều tế bào ở phase tương ứng. 2.2.3 Về nghiên cứu dinh dưỡng cá Thức ăn là vật chất chứa các chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thụ được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Thức ăn là cơ sở để cung cấp vật chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình dinh dưỡng (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) Vấn đề trung tâm khi nghiên cứu dinh dưỡng cá được nhiều tác giả quan tâm là tính ăn của cá. Tùy theo những căn cứ khác nhau mà người ta chia tính ăn của cá làm nhiều kiểu. Xác định tính ăn của cá, người ta căn cứ vào phổ dinh dưỡng của cá (thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn trong ống tiêu hóa). Khi dự báo tính ăn của cá, người ta căn cứ vào cấu tạo cơ quan tiêu hóa bao gồm cấu tạo mang, miệng, hầu, thực quản, dạ dày, hình thái ruột. Những cá có răng cửa thường là cá ăn động vật. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân là căn cứ quan trọng để xác định tính ăn của cá. Những cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có giá trị Li/L0 ≤ 1, cá ăn tạp có Li/L0 = 1 – 3, và cá ăn thiên về thực vật Li/L0 ≥ 3 (Nikolsky, 1963). Tuy vậy, phần lớn tác giả chia tính ăn của cá làm ba hình thức: Đó là cá có tính ăn động vật (trong thành phần thức ăn có hơn 70% là động vật), cá có tính ăn thực vật (trong khẩu phần thức ăn có hơn 70% là thực vật), cá có tính ăn tạp (trong khẩu phần thức ăn có cả động vật, thực vật, chất hữu cơ) theo Nikolsky (1963). Khi biểu hiện thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn trong ống tiêu hóa, người ta thường dùng khái niệm phổ dinh dưỡng. Loại thức ăn mà cá ăn vào nhiều được gọi là thức ăn ưa thích, loại thức ăn cá phải ăn để duy trì sự sống khi trong môi trường thiếu thức ăn ưa thích gọi là thức ăn bắt buộc, những loại vật chất vô tình có trong ruột cá (không phải do cá chủ động ăn) gọi là thức ăn ngẫu nhiên. Một chỉ số được dùng nhiều trong nghiên cứu dinh dưỡng cá là chỉ số độ no. Nó biểu thị tỷ lệ phần trăm giữa lượng thức ăn trong ruột với khối lượng cá. Để biểu thị mức độ tiêu thụ thức ăn của cá, người ta dùng khái niệm cường độ dinh dưỡng. Cường độ 22 dinh dưỡng của cá là lượng thức ăn mà một đơn vị trọng lượng cá ăn trong một đơn vị thời gian (I. F. Pravdin, 1973). Cường độ dinh dưỡng thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cơ thể (cá non trẻ có cường độ dinh dưỡng lớn hơn cá trưởng thành), theo điều kiện môi trường (nhất là nhiệt độ và mức độ phong phú của thức ăn), theo trạng thái sinh lý của cơ thể. Tính ăn của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Điểm chung nhất của các loài cá là khi mới nở từ trứng đều dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Đây là quá trình dinh dưỡng bên trong. Hết noãn hoàng cá chuyển sang tìm kiếm thức ăn trong môi trường nước. Thức ăn thích hợp cho giai đoạn này (ấu trùng) là động vật phù du có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi của cá. Sau giai đoạn này, cá chuyển sang ăn thức ăn của loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Phân tích thành phần thức ăn có trong ruột (dạ dày) của cá. Có ba phương pháp chính để phân tích Phương pháp số lượng Đếm các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của cá và được tính thành phần phần trăm trên tổng số các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của cá. Phương pháp thể tích Thức ăn trong mẫu ruột cá được đưa về cùng một đơn vị thể tích, quan sát dưới kính hiển vi để xác định phần trăm của loại thức ăn đó trong một đơn vị thể tích. Phương pháp trọng lượng Xác định trọng lương khô của mẫu thức ăn trong ruột cá, sau đó tính ra tỉ lệ phần trăm trên tổng trọng lượng mẫu quan sát. Theo Das và Moitra (1963), được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), phân chia các loài cá ở Ấn Độ ra thành 3 nhóm chính Cá ăn thực vật với thành phần thức ăn chiếm hơn 75% là các loại thực vật. Cá ăn tạp là nhóm cá ăn được cả thức ăn thực vật và động vật. Cá ăn thịt với thành phần thức ăn động vật chiếm hơn 80%. 2.2.4 Về định danh cá Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), dựa vào các đặc điểm hình thái Mô tả hình thái của loài như hình dạng cơ thể, các loại vi, vị trí miệng, kiểu vẩy. Các chỉ tiêu số lượng: Số lượng tia vi, vẩy, đốt sống. Các số đo hình thái như chiều dài đầu, cao thân. 23 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Dụng cụ thí nghiệm  Thùng nhựa, bocal  Ống đong hóa chất  Hóa chất cố định mẫu  Chai lọ nút mài 125 ml  Bộ tiểu phẩu  Bàn đo cá (board)  Cân điện tử (độ chính xác là 0,01g)  Kính hiển vi, đĩa Petri, lame  Các hóa chất và dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tương nghiên cứu là cá Nanh Heo phân bố trong các thủy vực tự nhiên thuộc tỉnh An Giang. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm thu mẫu được xác định theo nguyên tắc đại diện cho vùng phân bố của cá Nanh Heo thuộc tỉnh An Giang, bao gồm sông Tiền, sông Hậu và các chi nhánh của nó thuộc Tân Châu, Phú Tân, Châu Đốc, Long Xuyên. Điểm thu mẫu được xác định trên bản đồ ở hình 3.1. Mẫu cá và mẫu môi trường được phân tích trong phòng thí nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô. 3.2.2 Phương pháp thu mẫu Mẫu được thu theo định kỳ mỗi tháng thu một lần ở mỗi điểm thu mẫu. Số cá thể trong mẫu tùy thuộc số lượng cá xuất hiện nhiều hay ít tại các điểm thu. Tuy nhiên số cá thể trong mẫu phải đảm bảo từ 30 cá thể trở lên. Mẫu được giữ lạnh tại hiện trường (bảo quản trong thùng nước đá). 24 Hình 3.1: Bản đồ điểm thu mẫu Ghi chú: (1) Tân Châu; (2) Châu Đốc; (3) Phú Tân; (4) Long Xuyên 3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu Mẫu cá được phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô. Phương pháp phân tích mẫu dựa theo: “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của I.F.Pravdin (1973); Method of fish Biology (Phương pháp nghiên cứu sinh học cá) của C.B.Schreck et al (1990); “Sinh thái học cá” của Nikolsky (1963). Các phương pháp cụ thể như sau 3.2.3.1 Đặc điểm sinh tưởng Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng Chiều dài tổng (TL) và chiều dài chuẩn (SL) được đo đạt với độ chính xác là milimet (cm). Tổng trọng lượng (Wt) và trọng lượng tuyến sinh dục (Wg) được xác định bằng cân điện tử với độ chính xác là 0,01g. Số lượng mẫu mỗi tháng trên 30 cá thể ở mỗi điểm thu. Để xác định mối tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng ta dùng phương pháp hồi qui, bằng cách sử dụng phần mềm ứng dụng của Microsoft Office Excel. Quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng của cá theo Huxley (1924), được trích bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) 1 2 3 4 25 Phương trình hồi qui W = aLb Trong đó W: Trọng lượng (g). L: Chiều dài (cm). a: Hằng số tăng trưởng ban đầu. b: Hệ số tăng trưởng. Hệ số tương quan được dùng trong việc đánh giá mức độ liên quan, theo Đặng Văn Giáp (1997) Bảng 3.1: Hệ số tương quan Giá trị |R| Mức độ < 0,70 nghèo nàn 0,70 – 0,80 khá 0,80 - 0,90 tốt > 0,90 Xuất sắc Xác định độ béo và độ mỡ của cá Để xác định độ béo của cá sử dụng rộng rãi hệ số Fulton và Clark dựa theo “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của I.F.Pravdin (1973) để xác định độ béo của Fulton và Clack. Độ béo Fulton Wt x 100 Fulton (%) = (SL)3 Trong đó Wt: Khối lượng cá (g) SL: Chiều dài chuẩn (cm) Độ béo Clark W0 x 100 Clark (%) = (SL)3 Trong đó W0: Khối lượng không nội quan của cá (g) SL: Chiều dài chuẩn (cm) Độ mỡ (ball mỡ) của cá được xác định theo thang 6 bậc (từ bậc 0 đến bậc 5) của M.L.Prozorovxkaia được trích dẫn bỡi Nikolsky (1963). 3.2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân được xác định theo Nikolsky (1963) 26 Chiều dài ruột RLG = Chiều dài tổng cộng Khi chỉ số RLG ≤ 1 cá thuộc nhóm cá có tính ăn thiên về động vật, RLG = 1 – 3 thuộc nhóm cá ăn tạp và nhóm cá ăn thiên về thực vật có RLG > 3. Phương pháp tần số xuất hiện Kết quả phân tích thức ăn trong dạ dày để xác định tính ăn theo Biswas (1993). Tiến hành mổ cá và giữ toàn bộ hệ tiêu hóa (bao gồm cả thức ăn) của cá trong dung dịch Formol 10%, sau đó mẫu được đưa về phòng thí nghiệm lấy thức ăn trong dạ dày hòa với nước cất lắc đều, sau đó dùng ống nhỏ giọt hút lấy dung dịch nhỏ một giọt vào lame đưa lên kính hiển vi ở vật kính 10 và 40 để quan sát. Phương pháp tính tần số xuất hiện: Xác định tần số xuất hiện của thức ăn bằng cách ghi nhận thức ăn đó trong dạ dày của tất cả số mẫu quan sát. Phương pháp này cho biết tỉ lệ % của số lần xuất hiện trong mẫu kiểm tra của một loại thức ăn tự nhiên nào đó với tổng số mẫu kiểm tra. Phương pháp số lượng Trong phương pháp này số lượng của mỗi loại thức ăn sẽ được ghi nhận và được tính thành phần phần trăm trên tổng số các loại thức ăn hiện diện trong dạ dày theo Biswas (1993). Phương pháp này rất có hiệu quả khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn sinh vật nổi, tuy nhiên khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn tạp thì phương pháp này sẽ bộc lộ nhược điểm do không chú ý đến kích cỡ khác nhau của các loại thức ăn (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Xác định số lượng trung bình của mỗi loại thức ăn: Lấy thức ăn trong dạ dày cá pha loãng với nước cất. Sau đó cho buồng đếm 1 ml và quan sát trên kính hiển vi để đếm số lượng từng loại thức ăn. Tính lượng thức ăn từng loại, ta có công thức T x 1000 x Thể tích nước pha loãng Y = A x N Trong đó Y: Số lượng từng loại thức ăn (cá thể) T: Số lượng loại thức ăn đếm được A: Hệ số thấu kính và vật kính (A = 1) N: Số ô đếm Thức ăn là động vật, đếm toàn bộ số lượng cá thể có trong ống tiêu hóa của cá. 27 3.2.3.3 Đặc điểm sinh sản Xác định giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài kết hợp với khảo sát tổ chức mô học của tuyến sinh dục để xác định các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục phân chia theo bậc thang 6 bậc của Nikolsky (1963). Xác định hệ số thành thục sinh dục (GSR) Là một trong các chỉ số để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá và được xác định theo công thức sau (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) Wg GSR = x 100 Wt Trong đó GSR: Là hệ số thành thục. Wg: Trọng lượng tuyến sinh dục. Wt: Tổng trọng lượng cá. Xác định sức sinh sản tuyệt đối Sức sinh sản tuyệt đối (F) của cá được xác định theo Banegal, 1967 (được trích dẫn bởi I. F. Pravdin, 1973) F = n G/g Trong đó G: là khối lượng buồng trứng (g) g: khối lượng 1 mẫu trứng được lấy ra để đếm n: số lượng trứng có trong 1 mẫu (mẫu trứng được lấy để đếm ở 3 vị trí: đầu, giữa và cuối của buồng trứng). Xác định sức sinh sản tương đối Sức sinh sản tương đối của cá được biểu thị bằng số lượng trứng trên một đơn vị trọng lượng cá cái. 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm ứng dụng của Microsoft Office Excel. Đánh giá kết quả: Dựa theo giá trị trung bình của các chỉ số nghiên cứu. 28 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm sinh trưởng 4.1.1 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về năng lượng. Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng (Nikolsky, 1963). Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng được xác định dựa vào số liệu của 360 mẫu cá Nanh Heo có chiều dài tổng dao động TL = 6,51 – 15,8cm tương ứng với khối lượng Wt = 4,18 – 59,32g, phương trình hồi qui được xác định là W = 0,0153L3,0432 với hệ số tương quan R2 = 0,9277. y = 0.0153x3.0432 R2 = 0.9277 0 5 10 15 20 25 30 35 40 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Chiều dài tổng (cm) Tr ọ n g lư ợ n g (g ) Hình 4.1: Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Nanh Heo Từ kết quả xác định được chứng tỏ sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Nanh Heo (R2 = 0,93) rất chặt chẽ. Theo Đặng Văn Giáp (1997), hệ số tương quan |R| > 0,90 là rất chặt chẽ, kích thước cá thu được đã phản ánh đặc tính chung của chủng quần cá Nanh Heo ngoài tự nhiên. Số mũ b = 3,04 ≈ 3, điều đó có nghĩa là quần thể tăng trưởng đều. Dựa vào cặp chỉ số TL và Wt có thể ghi nhận: Khi cá còn nhỏ TL < 9cm sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn sinh trưởng về trọng lượng; Khi TL = 9 – 10cm thì sự gia tăng về chiều dài và trọng lượng có sự nhịp nhàng. Đến khi cá đạt chiều dài TL > 10cm thì có sự tăng nhanh về trọng lượng. 29 1.66523734 1.727926945 1.689095781 1.63 1.64 1.65 1.66 1.67 1.68 1.69 1.7 1.71 1.72 1.73 1.74 Ftb (%) Tháng 3 Ftb (%) Tháng4 Ftb (%) Tháng 5 Tháng Ft b Quá trình sinh trưởng này tuân theo qui luật phát triển chung của đa số các loài cá (I. F. Pravdin, 1973), nghĩa là ở giai đoạn đầu trước khi thành thục sinh dục, cá chủ yếu tăng nhanh về chiều dài, về sau chiều dài tăng chậm và trọng lượng tăng nhanh, khi cá đạt kích cỡ gần tối đa thì trọng lượng và chiều dài tăng hầu như không đáng kể. 4.1.2 Xác định độ béo và độ mỡ của cá 4.1.2.1 Độ béo của cá Độ béo thể hiện mức độ tích lũy dinh dưỡng của cá, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Đặc biệt thay đổi theo sự phát triển của tuyến sinh dục và có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán thời gian đẻ trứng của cá, hệ số độ béo càng cao thì thời gian đẻ trứng càng gần (I. F. Pravdin, 1973). Bảng 4.1: Độ béo Fulton qua các tháng Tháng thu mẫu Chiều dài chuẩn (cm) Trọng lượng có nội quan (g) Độ béo Fulton (%) Số mẫu Tháng 3 4,47 – 9,50 4,18 – 37,07 3,82 ± 0,60 120 Tháng 4 5,11 – 11,83 5,50 – 59,32 3,82 ± 0,41 120 Tháng 5 6,09 – 9,80 8,69 – 37,26 3,85 ± 0,33 120 3,853,82 3,82 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng Đ ộ bé o Fu lto n (% ) Hình 4.2: Độ béo Fulton của cá Nanh Heo qua các tháng Bảng 4.2: Độ béo Clark qua các tháng Tháng thu mẫu Chiều dài chuẩn (cm) Trọng lượng không nội quan (g) Độ béo Clark (%) Số mẫu Tháng 3 4,47 – 9,50 3,79 – 32,60 3,48 ± 0,53 120 Tháng 4 5,11 – 11,83 5,26 – 51,80 3,46 ± 0,38 120 Tháng 5 6,09 – 9,80 8,01 – 35,49 3,52 ± 0,29 120 30 3,48 3,46 3,52 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng Đ ộ bé o Cl ar k (% ) Hình 4.3: Độ béo Clark của cá Nanh Heo qua các tháng Kết quả phân tích độ béo của cá Nanh Heo theo công thức Fulton và Clark thể hiện ở Hình 4.2 và Hình 4.3 cho thấy: Độ béo trung bình cao nhất là vào tháng 5 (Fulton = 3,85%, Clark = 3,52%) và giảm dần qua các tháng sau, độ béo Fulton thấp nhất ở tháng 3 (3,82%), độ béo Clark thấp nhất ở tháng 4 (3,46%). Điều này hợp lý khi kết hợp với sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng được trình bài ở trên, nghĩa là ở tháng 5 cá có sự tăng trưởng nhanh về trọng lượng. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), khi cá ở giai đoạn trưởng thành có sự tích lũy vật chất dinh dưỡng phục vụ sự phát triển tuyến sinh dục, cho những hoạt động di cư sinh sản của cá. Kết hợp với kết quả nghiên cứu về hệ số thành thục và tỷ lệ thành thục của cá Nanh Heo được trình bài ở dưới cho thấy: Ở tháng 5 có hệ số thành thục cao nhất (0,0021%), tỷ lệ thành thục cao nhất (27,5%) so với các tháng còn lại. Như vậy, cá có sự tích lũy vật chất dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình sinh sản. 4.1.2.2 Độ mỡ của cá Độ mỡ (ball mỡ) của cá Nanh Heo được xác định theo bậc thang 6 bậc (từ bậc 0 đến bậc 5) của Prozorovxkaia (được trích dẫn bởi Nikolsky, 1963) và được thể hiện qua Bảng 4.3 Tháng 3 và tháng 4 ball mỡ chiếm tỷ lệ cao nhất ở bậc 3 (46,67%) và (41,67%), còn ở tháng 5 ball mỡ chiếm tỷ lệ cao nhất ở bậc 5 (45,83%) và thấp nhất ở bậc 2 (0,83%). Nghĩa là, khi cá thể còn non, cá tập trung vật chất dinh dưỡng cho quá trình tăng trưởng về chiều dài hơn là trọng lượng. Khi cá bước vào giai đoạn trưởng thành, cá tích lũy vật chất dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình thành thục sinh dục và quá trình sinh sản. Điều này rất hợp lý với kết quả nghiên cứu về sự tương quan giữa chiều dài 31 và trọng lượng, kết quả nghiên cứu về độ béo được trình bày ở trên. Như vậy, độ mỡ của cá Nanh Heo tăng theo sự phát triển của cơ thể. Bảng 4.3: Sự thay đổi ball mỡ của cá Nanh Heo qua các tháng Ball mỡ Tháng Bậc 0 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Số mẫu Tháng 3 0 0 9,12% 46,67% 35,83% 8,33% 120 Tháng 4 0 0 6,67% 41,67% 33,33% 18,33% 120 Tháng 5 0 0 0,83% 25,83% 27,5% 45,83% 120 Tóm lại, độ béo và độ mỡ của cá Nanh Heo thay đổi theo kích thước và trọng lượng cơ thể. Nói cách khác là cá lớn dần, độ béo và độ mỡ cũng tăng theo, khi cơ thể bắt đầu bước vào quá trình thành thục thì chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể cũng tăng dần. 4.2 Đặc điểm dinh dưỡng Thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sống và tăng trưởng của sinh vật. Nhờ hoạt động của hệ tiêu hóa mà các vật chất ding dưỡng từ môi trường ngoài được chuyển vào cơ thể dưới dạng thức ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Khi nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá thì vấn đề tính ăn được chú ý nhiều. Có nhiều cách để xác định tính ăn của cá, trong số đó thường được nhắc đến là: Cấu tạo mang, miệng, hình thái ruột, và phân tích những loại thức ăn có trong cơ quan tiêu hóa để nghiên cứu tính ăn của cá. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ khá rõ ràng giữa hình thái cấu tạo cơ quan tiêu hóa với thành phần thức ăn của loài. 4.2.1 Hình thái giải phẫu hệ thống ống tiêu hóa cá Nanh Heo Kết quả phân tích hệ thống ống tiêu hóa cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865) cho thấy Hệ thống tiêu hóa của cá Nanh Heo cũng đầy đủ các bộ phận như hầu hết các loài cá khác. Cũng bắt đầu từ miệng và kết thúc là ruột thông qua ngoài qua hậu môn. Miệng: Cá Nanh Heo có miệng dưới, nhỏ, rạch miệng ngắn (Hình 4.4). Hình 4.4: Hình thái răng miệng cá Nanh Heo 32 Răng: Cũng giống như bộ Cypriniformes, cá Nanh Heo không có răng hàm, chỉ có răng cửa, răng hầu, mặt răng nhám và không sắc nhọn (Hình 4.4). Lược mang: Lược mang cá Nanh Heo cứng, nhọn, xếp thưa trên xương cung mang hướng vào xoang miệng hầu. Ở cung mang thứ nhất có 22 – 28 lược mang. Hình 4.5: Hình thái lược mang cá Nanh Heo Thực quản: Là phần nối tiếp xoang miệng hầu. Thực quản ngắn, có vách dày, mặt trong thực quản có ít nếp gấp. Dạ dày: Là phần nối tiếp thực quản, dạ dày có hình chữ J, vách dày, có nhiều nếp gấp nên có thể co giản được. Hình 4.6: Hình thái ngoài dạ dày cá Nanh Heo Ruột: Là đoạn cuối của ống tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Ruột cá Nanh Heo ít nếp gấp, ngắn, có vách dày (Hình 4.7). Hình 4.7: Hình thái ngoài ruột cá Nanh Heo 33 Kết quả xác định hình thái, cấu tạo hệ thống tiêu hóa sơ bộ có thể nhận xét cá Nanh Heo là loài ăn động vật. 4.2.2 Tính ăn 4.2.2.1 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân Một chỉ số thường sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân. Theo Alikunhi và Rao (1951), được trích dẫn bởi Phạm Phương Loan (2006), chiều dài ống tiêu hóa của các loài ăn động vật phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá. Bảng 4.4: Sự biến thiên tỷ lệ Li/L0 theo kích thước cá Nanh Heo (n = 360) Các chỉ tiêu đo Trung bình Min Max Chiều dài tổng (cm) 9,30 ± 1,24 6,51 15,80 Chiều dài ruột (cm) 8,40 ± 1,29 5,48 13.11 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng (RLG) 0,90 ± 0,01 0,84 0,83 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.4 cho thấy tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá Nanh Heo RLG (Relative Length of Gut) là 0,90. Theo nhận định của Nikolsky (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có giá trị Li/L0 ≤ 1, cá ăn tạp có Li/L0 = 1 – 3, và cá ăn thiên về thực vật Li/L0 ≥ 3. Khi đối chiếu với kết quả nghiên cứu ở trên RLG = 0,90 có thể kết luận rằng cá Nanh Heo thuộc loài cá ăn động vật. 4.2.2.2 Phương pháp tần số xuất hiện Phương pháp tần số xuất hiện bằng cách xác định các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa cá. Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát, giúp ta suy đoán được tính lựa chọn thức ăn của cá. Sau khi xử lý và phân tích 360 mẫu cá Nanh Heo với kích cỡ cá từ TL = 6,51 – 15,8cm, và trọng lượng Wt = 4,18 – 59,32g thu ngẫu nhiên ngoài tự nhiên. Kết quả phân tích theo phương pháp tần số xuất hiện cho thấy thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa cá Nanh Heo không có sự khác biệt rõ rệt, và được thể hiện qua Bảng A1 (Phụ lục A) và Hình 4.8 Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Nanh Heo theo phương pháp tần số xuất hiện được trình bày ở Bảng A1 và Hình 4.8 cho thấy trong dạ dày cá Nanh Heo có các loại thức ăn là: Hai mãnh vỏ, giáp xác, giun, ấu trùng côn trùng, ốc, và thức ăn không xác định được thành phần. Trong số các loại thức ăn trên, thức ăn là hai mãnh vỏ có tần số xuất hiện cao nhất (72,50%), ấu trùng côn trùng (58,89%), các loại thức ăn không xác định được (21,94%), kế đó giun, giáp xác và ốc với tỷ lệ lần lượt là (17,22%), (13,33%) và (6,94%). Ngoài ra, khi phân tích thành 34 phần thức ăn trong ống tiêu hóa còn thấy một ít cát, sỏi nhỏ hòa lẫn với thức ăn, đây chỉ là thức ăn ngẫu nhiên mà trong quá trình bắt mồi cá ăn phải. 72,50 13,33 17,22 58,89 6,94 21,94 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hai mãnh võ Giáp xác Giun Ấu trùng côn trùng Ốc Không xác định Loại thức ăn Tầ n số x u ất hi ện (% ) Hình 4.8: Tần số xuất hiện các loại thức ăn cá Nanh Heo Ốc hiện diện trong ống tiêu hóa cá với tần số thấp (6,94%), đây không phải là thức ăn ưa thích của loài. Giáp xác xuất hiện trong ống tiêu hóa cá với tần số (13,33%), chủ yếu là các loài giáp xác nhỏ như tôm, tép. Loại thức ăn này hiện diện trong dạ dày cá Nanh Heo dưới dạng một phần của cơ thể. Thức ăn không xác định được thành phần chiếm tỷ lệ khá cao (31,94%), loại thức ăn này đã bị tiêu hóa một phần, không thể xác định được là loại thức ăn gì. Qua kết quả quan sát có thể suy đoán đây là thịt giáp xác, thịt hai manh vỏ đang bị phân hủy và mùn bã hữu cơ. Thức ăn là ấu trùng côn trùng hiện diện trong ống tiêu hóa của cá với tần số xuất hiện khá cao (58,89%) bao gồm ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng muỗi, bọ gạo, kiến. Thức ăn là hai mãnh vỏ xuất hiện trong ống tiêu hóa cá với tần số xuất hiện cao nhất (72,50%), loại thức ăn này thường xuất hiện trong dạ dày của cá dưới dạng cả vỏ và thịt, một phần vỏ và thịt, và bắt đầu bị phân hủy. Khi kết hợp với quan sát hệ thống tiêu hóa, tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân, có thể kết luận rằng cá Nanh Heo là loài ăn động vật. Kết quả này phù hợp với A.F. Poulsen et al (2004) và Eric Baran et al (2007). 4.2.2.3 Phương pháp số lượng Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), trong phương pháp này số lượng của mỗi loại thức ăn sẽ được ghi nhận và được tính thành phần phần trăm trên tổng số 35 các loại thức ăn hiện diện trong dạ dày. Thành phần số lượng của mỗi loại thức ăn trong dạ dày cá Nanh Heo được thể hiện qua Bảng A2 (Phụ lục A). 1,810,52 30,72 1,871,11 63,97 0 10 20 30 40 50 60 70 Hai mãnh võ Giáp xác Giun Ấu trùng côn trùng Ốc Không xác định Loại thức ăn Số lư ợ n g th ứ c ă n (% ) Hình 4.9: Thành phần số lượng các loại thức ăn cá Nanh Heo Bảng A2 (Phụ lục A) và Hình 4.9 cho thấy, hai manh vỏ chiếm tỉ lệ cao nhất (63,97%) kế đến là ấu trùng côn trùng (30,72%), giun (1,87%), không xác định (1,81%), giáp xác (1,11%) và thấp nhất là ốc (0,52%). Điều này cho thấy hai mãnh vỏ và ấu trùng côn trùng là thức ăn quan trọng cho cá Nanh Heo 4.2.2.3 Kết hợp phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp số lượng Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Nanh Heo theo phương pháp kết hợp giữa tần số xuất hiện và phương pháp số lượng được trình bày ở Bảng A3 (Phụ lục A) và Hình 4.10 0,490,23 27,67 0,06 70,94 0,61 Hai mãnh võ Giáp xác Giun Ấu trùng côn trùng Ốc Không xác định Hình 4.10: Phổ thức ăn của cá Nanh Heo 36 Phương pháp này cũng cho kết quả tương tự, nghĩa là hai mãnh vỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (70,94%) trong ống tiêu hóa, kế đến là ấu trùng côn trùng (27,67%). Điều này phù hợp với nhận định của A.F. Poulsen et al (2004) và Eric Baran et al (2007), cá Nanh Heo là loài ăn động vật, thức ăn chủ yếu nhuyễn thể, ấu trùng côn trùng, giun và giáp xác. Theo Nikolxki (1963), thức ăn ưa thích là loại thức ăn mà cá thường xuyên sử dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng thức ăn mà cá ăn vào. Hai mãnh vỏ luôn xuất hiện với tần số cao nhất (70,94%), như vậy thức ăn ưa thích của cá Nanh Heo là hai mãnh vỏ. Thức ăn tự nhiên của cá phụ thuộc rất nhiều yếu tố, có những yếu tố quyết định như cấu trúc ống tiêu hóa của cá, sinh vật ở môi trường ngoài và các giai đoạn phát triển khác nhau của cá. Kết quả quan sát hình thái giải phẫu ống tiêu hóa, kết hợp chỉ số RLG (RLG = 0,90) có thể khẳng định rằng: Cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865) có trọng lượng 4,18g và chiều dài 6,51cm trở lên là loài ăn đông vật, thức ăn ưa thích của chúng hai mãnh vỏ. 4.3 Đặc điểm sinh sản 4.3.1 Xác định giới tính Các dấu hiệu sinh dục phụ của cá Nanh Heo thể hiện không rõ ràng nên khó xác định giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài. Khi cá Nanh Heo thành thục thì màu sắc trên vi có sự thay đổi, cá thành thục có màu đỏ đậm đến đỏ huyết, cá thể non có màu đỏ cam. Kết quả giải phẫu của nhiều mẫu cá Nanh Heo để quan sát tuyến sinh dục và kết hợp với quan sát hình thái bên ngoài của cá Nanh Heo đực và cái cho thấy rằng, có một vài đặc điểm có thể xác định được giới tính của cá, sự xác định này có độ chính xác cao trong mùa sinh sản của cá. Các đặc điểm hình thái bên ngoài của cá Nanh Heo khi thành thục có thể mô tả như sau Cá Nanh Heo đực thường nhỏ hơn và thon dài hơn cá cái. Cá Nanh Heo cái có tuyến sinh dục phát triển thường có bụng to tròn hơn cá đực. 37 ♂ ♀ Hình 4.11: Hình dạng ngoài cá Nanh Heo đực và cái Buồng trứng cá Nanh Heo hình dẹp bên, màu vàng nâu, có nhiều mạch máu. Đoạn cuối của buồng trứng kết hợp với nhau và dẫn ra ngoài qua lỗ huyệt thông qua ống dẫn trứng. Buồng tinh có hai nhánh hình ống tròn dài, bên ngoài được bao phủ bởi lớp màng mỏng. Một đầu dính vào lỗ sinh dục, một đầu tự do nằm trong xoang nội quan. Hình 4.12: Buồng tinh cá Nanh Heo Hình 4.13: Buồng trứng cá Nanh Heo 4.3.2 Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục cá Nanh Heo đã bắt gặp Theo Xakun và N.A.Buskaia (1982), tinh sào có 6 giai đoạn phát triển tương tự như noãn sào. Qua kết quả quan sát trực tiếp đặc điểm hình thái tuyến sinh dục đực của cá Nanh Heo trong suốt thời gian thu mẫu, tinh sào có những đặc điểm của 3 giai đầu phát triển và trong mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng, có thể mô tả tóm tắt qua Bảng 4.5 38 Bảng 4.5: Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Nanh Heo đực đã bắt gặp Giai đoạn thành thục Đặc điểm các giai đoạn thanh thục sinh dục đực Giai đoạn I Tinh sào như hai sợ chỉ nằm sát xương sống sau bóng hơi. Giai đoạn II Tinh sào vẫn dạng hai sợi mỏng dẹp, dài, có màu hồng nhạt và gia tăng kích thước. Giai đoạn III Tinh sào có màu trắng phớt hồng, cuối giai đoạn có màu trắng ngà. Đối với cá cái, buồng trứng có 6 giai đoạn phát triển theo Kixelevits (được trích dẫn bởi Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Trong thời gian thu mẫu, buồng trứng có những đặc điểm của 4 giai đoạn đầu phát triển và được thể hiện qua Bảng 4.6 Bảng 4.6: Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Nanh Heo cái đã bắt gặp Giai đoạn thành thục Đặc điểm các giai đoạn thanh thục sinh dục đực Giai đoạn I Buồng trứng như hai sợ chỉ màu hồng nhạt, nằm dọc hai bên xương sống. Giai đoạn II Buồng trứng có dạng dẹp bằng, màu hồng nhạt, kích thước lớn hơn nhiều so với giai đoạn I. Giai đoạn III Trọng lượng buồng trứng tăng nhanh, có thể nhìn thấy hạt trứng, có màu vàng nâu. Giai đoạn IV Trọng lượng buồng trứng lớn (chiếm 2/3 thể tích xoang bụng), buồng trứng có màu vàng nâu đậm, các hạt trứng tròn, dễ tách khỏi tấm sinh trứng. Kết quả khảo sát về sự biến đổi tỷ lệ thành thục sinh dục của cá Nanh Heo được trình bày ở Bảng 4.5 và Bảng 4.6 cho thấy: Trong suốt thời gian thu mẫu luôn gặp những cá thể chưa thành thục sinh dục (tuyến sinh dục ở giai đoạn I - II), chiếm tỷ lệ khá cao ở tháng 3 (95%), tỷ lệ thành thục sinh dục rất thấp (5%) và chủ yếu ở giai đoạn III. Từ tháng 4 đến tháng 5 tỷ lệ thành thục tăng dần, lần lượt là (11,67%) và (27,5%), cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV cũng tăng dần. Hơn nữa, trong cùng một thời điểm thu mẫu thì tỷ lệ cá Nanh Heo cái luôn cao hơn cá Nanh Heo đực (Hình 4.15). 27,50 11,67 5,00 0 5 10 15 20 25 30 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng Tỷ lệ th àn h th ụ c (% ) Hình 4.14: Tỷ lệ thành thục của cá Nanh Heo qua các tháng thu mẫu 39 4.3.3 Tỷ lệ đực cái trong quần đàn Xác định sự biến động về tỷ lệ đực cái cũng là một chỉ tiêu cần thiết để dự đoán khả năng phát triển quần đàn trong tự nhiên (I. F. Pravdin, 1973). 6,67 3,33 0,83 20,83 8,33 4.17 0 5 10 15 20 25 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng Tầ n s ố (% ) Đực cái Hình 4.15: Tỷ lệ đực cái cá Nanh Heo qua các tháng thu mẫu 10,76 10,32 11,07 10,83 12,50 11,39 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng Ch iề u dà i t ru n g bì n h (cm ) Đực cái Hình 4.16: Chiều dài trung bình cá Nanh Heo đực và cái qua các tháng thu mẫu 40 20,1719,7820,41 23,81 32,97 26,27 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng Kh ố i l ư ợ n g tr u n g bì n h (g ) Đực cái Hình 4.17: Khối lượng trung bình cá Nanh Heo đực và cái qua các tháng thu mẫu Kết quả thống kê 3 đợt thu mẫu cá Nanh Heo có tỷ lệ đực cái được trình bày qua Hình 4.15 cho thấy: Trong đàn cá Nanh Heo thì cá cái chiếm tỷ lệ cao hơn cá đực và cá cái chiều dài và khối lượng lớn hơn con đực (Hình 4.16 và Hình 4.17). Điều này cũng phù hợp với quy luật chung là đa số các loài cá, con cái thường có kích thước lớn hơn con đực trong cùng thời gian phát triển (I. F. Pravdin, 1973). 4.3.4 Sự biến đổi hệ số thành thục (GSR) của cá Nanh Heo theo thời gian Hệ số thành thục là một trong các chỉ số để xác định mùa vụ sinh sản và là một trong những điều kiện cần thiết để nhận biết mức độ chín muồi sản phẩm sinh dục (I. F. Pravdin, 1973). 0,07 0,15 0,21 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng G SR (% ) tr u n g bì n h Hình 4.18: Hệ số thành thục GSR trung bình qua các tháng thu mẫu của cá Nanh Heo Kết quả theo dõi sự thành thục ở 360 mẫu của cá Nanh Heo qua các tháng 3, tháng 4 và tháng 5 (Hình 4.18) cho thấy hệ số thành thục trung bình của cá Nanh Heo tương đối thấp và tăng dần từ tháng 3 đến tháng 5, cao nhất ở tháng 5 (0,21%). Kết hợp kết quả nghiên cứu sự tương quan về chiều dài và trọng lượng với nghiên cứu độ béo 41 Fulton và Clark được trình bày ở trên, độ béo tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và cao nhất vào tháng 5 (Fulton = 3,85%, Clark = 3,52%) chứng tỏ mùa vụ sinh sản cá Nanh Heo đang đến gần. 4.3.5 Sức sinh sản Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống (nhất là điều kiện dinh dưỡng và điều kiện nhiệt độ), vào tập tính sinh sản của cá, những loài cá có trứng nhỏ, lượng noãn hoàng ít và những loài không có tập tính bảo vệ trứng, không bảo vệ con có sức sinh sản cao, những loài cá kích thước trứng lớn và có tập tính bảo vệ trứng và con sẽ có sức sinh sản thấp (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối khi quan sát và đếm trên 5 mẫu cá Nanh Heo được thể hiện qua Bảng 4.7 Bảng 4.7: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá Nanh Heo STT Khối lượng thân (g) Khối Lượng buồng trứng (g) Sức sinh sản tuyệt đối F (trứng/cá thể) Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá) 1 35,34 2,13 1136 32 2 59,32 4,05 2083 35 3 37,26 1,99 809 22 4 28,29 1,03 666 24 5 20,42 0,35 277 14 TB 36,13 ± 14,56 1,91 ± 1,40 994±682 25±9 Qua Bảng 4.7 cho thấy sức sinh sản của cá Nanh Heo tăng dần theo khối lượng cơ thể, sức sinh sản cao nhất ở cá thể có khối lượng 59,32g (sức sinh sản tuyệt đối 2083 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối 35 trứng/g cá) và thấp nhất ở cá thể có khối lượng 20,42g (sức sinh sản tuyệt đối 277 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối 14 trứng/g cá). Bảng 4.8: Sức sinh sản tương đối của một số loài cá trong bộ cá chép STT Loài cá Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá) Tác giả 1 Cá Mè Vinh 200 – 300 Lê Như Xuân và csv, 2000 2 Cá Mè Trắng 75 – 100 Lê Như Xuân và csv, 2000 3 Cá Trắm Cỏ 50 – 244 Lê Như Xuân và csv, 2000 4 Cá Rohu 150 – 300 Lê Như Xuân và csv, 2000 5 Cá Chép 100 – 150 Lê Như Xuân và csv, 2000 Kết quả qua Bảng 4.8 cho thấy sức sinh sản của cá Nanh Heo tương đối thấp so với các loài cá Mè Vinh, cá Mè Trắng, cá Trắm Cỏ, cá Rohu và cá Chép. Như vậy, sức sinh sản của cá Nanh Heo thấp, sức sinh sản tuyệt đối nằm trong khoảng từ 300 – 2000 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối khoảng 14 – 35 trứng/g cá. 42 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Nanh Heo từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011 tại An Giang có thể rút ra một số kết luận sau  Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Nanh Heo có dạng phương trình W = 0,0156L3,0358, với hệ số tương quan R2 = 0,93.  Cá Nanh Heo tích lũy vật chất dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình sinh sản, độ béo cao nhất ở tháng 5 (Fulton = 3,85%, Clark = 3,52%). Ball mỡ cao nhất (bậc 5) ở tháng 5 (45,83%).  Cá Nanh Heo là loài ăn động vật, trong đó hai mãnh vỏ là thức ăn ưa thích của chúng. Hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG = 0,90.  Trong thời gian nghiên cứu đã thu được cá Nanh Heo thành thục sinh dục, buồng trứng ở giai đoạn IV (Wt = 20,42g, LT = 10,42cm), buồng tinh ở giai đoạn III (Wt = 19,44g, LT = 10,13cm).  Trong cùng một mẫu thu của cá Nanh Heo thì con cái có chiều dài và trọng lượng lớn hơn con đực.  Hệ số thành thục sinh dục (GSR) thấp, cao nhất ở tháng 5 (GSR = 0,21%). Sức sinh sản tương đối thấp, trung bình 25 trứng/g cá tương ứng với khối lượng trung bình 36,13g. 5.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu những tháng còn lại trong năm để có đủ dẫn liệu về đặc điểm sinh học cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865). Đặc biệt là tiếp tục theo dõi quá trình thành thục của cá Nanh Heo trong thời gian tiếp theo (từ tháng 5 trở đi) nhằm xác định mùa vụ sinh sản. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Đặng Văn Giáp, 1997. Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS - Excel. Nhà xuất bản Giáo Dục. Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề sinh lý cá và giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Lê Như Xuân, Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Văn Bé, Dương Trí Dũng, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Quang Thủy, Từ Thanh Dung, 1994. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Sở khoa học và công nghệ môi trường An Giang. Nguyễn Tường Anh, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Phạm Phương Loan, 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Leo (Wallago attu) tại An Giang. Luận văn cao học. Trường Đại Học Cần Thơ. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. VASEP, 19/03/2010. Thương mại thủy sản. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tài liệu dịch Nikolsky. G.V, 1963. Sinh thái học cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tài liệu do Phạm Minh Trang dịch. Pravdin. I.F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Tài liệu do Phạm Minh Giang dịch. Xakun và N.A.Buskaia, 1982. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tài liệu do Lê Thanh Lựu dịch. Tiếng Anh Biswas. S.P, 1993. Manual of Methods in Fish Biology. South Asian Publishers, Pvt Ltd, New Delhi. Eric Baran, So Sophort, Yumiko Kura and Blake Patner, 2007. Kingdom of Cambodia: Study of the Influence of Built Structures on the Fisheries of the Tonle Sap (Fincenced by the Government of Finland). Submitted by WorldFish Center. Phnom Penh, Cambodia. Poulsen. A. F, K.G. Hortle, J. Valbo-Jorgensen, S. Chan, C.K.Chhuon, S.Viravong, K. Bouakhamvongsa, U. Suntornratana, N. Yoorong, T.T. Nguyen, and B.Q. Tran, 2004. Distribution and Ecology of Some Important Riverine Fish Species of the Mekong River Basin. Mekong River Cocmission. 44 Schreck. C.B, and Moyle. P.B, 1990. Hethods for fish Biology. American Fisheries Society, USA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvhtphat_3934.pdf
Luận văn liên quan