Lưới mặt bằng thi công tại công trình Sông Ba Hạ bao gồm 2 khối cách xa
nhau: 1 khối tại khu tuyến đập (gồm 5 điểm: TC 10, TC11, TC12, TC13, TC15
), khối thứ 2 tại khu vực nhà máy (gồm 5 điểm: TC4, TC5, TC7, TC8, TC9).
Trong nội bộ các khối, lưới được đo bằng công nghệ mặt đất. Để liên kết 2 cụm
lưới trên trong một hệ tọa độ thống nhất đã thiết kế đo nối giữa 4 điểm TC7, TC9,
TC10, TC11 bằng công nghệ GPS, tạo thành một mạng lưới kết hợp GPS- Mặt
đất (hình 4.4)
27 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng bảo đảm thi công các công trình thủy điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
NGUYỄN HÀ
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG BẢO ĐẢM THI CÔNG
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
NGÀNH: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ
MÃ SỐ: 9520503
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2018
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Trắc địa công trình,
Khoa Trắc địa- Bản đồ và Quản lý đất đai,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Quang Tác
Phản biện 2: GS. TS Võ Chí Mỹ
Phản biện 3: PGS. TS Hoàng Xuân Thành
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
Họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất,
Vào hồi ..giờ ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc Gia Việt Nam
Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lưới khống chế thi công công trình thủy điện được thành lập trong giai
đoạn xây dựng công trình và là cơ sở trắc địa cho công tác bố trí tổng thể, bố trí
chi tiết và đo vẽ hoàn công công trình. Việc nghiên cứu một số giải pháp nâng
cao hiệu quả và hoàn thiện quy trình thành lập lưới khống chế thi công công trình
thủy điện có ý nghĩa thiết thực.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm góp phần phát triển và hoàn thiện
phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng đảm bảo thi công các công trình
thủy điện. Đối tượng nghiên cứu là thiết kế và xử lý số liệu các dạng lưới khống
chế mặt bằng thi công công trình thủy điện ở Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn hệ quy chiếu phù hợp với đặc điểm cấu trúc và yêu
cầu bố trí các công trình thuỷ điện. Thiết kế lưới mặt bằng thi công thủy điện,
phương pháp xử lý số liệu lưới thành lập bằng công nghệ đo đạc mặt đất, công
nghệ GNSS và lưới kết hợp GPS- mặt đất.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích, Phương pháp thực
nghiệm, Phương pháp so sánh, Phương pháp toán học và ứng dụng tin học.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần hoàn thiện quy trình thành lập lưới khống chế mặt bằng
thi công các công trình thủy điện, các kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng
trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất.
6. Các luận điểm bảo vệ
1- Cần lựa chọn hệ tọa độ và độ cao mặt chiếu phù hợp với lưới thi công
thủy điện. 2- Cần áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả thiết kế lưới thi công
thủy điện, áp dụng các đồ hình và công nghệ đo đạc phù hợp, sử dụng thuật toán
thích hợp trong tính toán thiết kế lưới. 3- Cần xây dựng hệ thống thuật toán và
quy trình xử lý số liệu hợp lý đối với các dạng lưới thi công thủy điện.
7. Các điểm mới của luận án
1- Đề xuất phương án mới xác lập hệ tọa độ và độ cao mặt chiếu đối với
lưới mặt bằng thi công thủy điện thành lập trong hệ quy chiếu VN-2000. 2. Đề
xuất áp dụng một số đồ hình và công nghệ thành lập, tính toán thiết lưới.
2
3. Đề xuất thuật toán và quy trình xử lý số liệu lưới thi công thành lập bằng
phương pháp định vị vệ tinh (GNSS).
8. Cấu trúc và nội dung luận án
Cấu trúc luận án gồm ba phần: Phần mở đầu, 4 chương nội dung và phần
kết luận.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG
CHẾ THI CÔNG THUỶ ĐIỆN
1.1. Đặc điểm cấu trúc công trình thủy điện
1.1.1. Phân loại công trình thuỷ điện
Phụ thuộc vào vị trí tương quan giữa nhà máy phát điện và tuyến đập chính,
các công trình thủy điện được chia thành 2 loại là thủy điện đường dẫn và thủy
điện sau đập. Đối với thủy điện đường dẫn, nước trong hồ chứa được đưa xuống
nhà máy thông qua tuyến đường hầm dẫn nước.
1.1.2. Các hạng mục chủ yếu của công trình thuỷ điện
1.1.2.1. Tuyến áp lực
Đập dâng gồm nhiều loại được thiết kế có kết cấu khác nhau tuỳ theo từng
điều kiện cụ thể của công trình, bao gồm: Đập đất, đập đất đá, đập bê tông. Đập
tràn thường có kết cấu bê tông với một số cửa tràn.
1.1.2.2. Tuyến năng lượng
Tuyến năng lượng bao gồm các hạng mục: cửa nhận nước, hầm dẫn nước,
tháp điều áp và đường ống áp lực đưa nước xuống các tổ máy phát điện.
1.1.2.3. Nhà máy phát điện
Có hai loại nhà máy thuỷ điện là nhà máy thuỷ điện kiểu sau đập, nhà máy
thuỷ điện kiểu đường dẫn.
1.1.3. Nhận xét về đặc điểm cấu trúc của công trình thuỷ điện
Tổ hợp đầu mối thủy điện là những công trình có quy mô lớn bao gồm
nhiều hạng mục có đặc điểm kết cấu phức tạp, đa dạng. Các hạng mục công trình
thủy điện được phân bố ở nhièu độ cao khác nhau.
1.1.4. Phân cấp công trình thuỷ điện
Ở nước ta các công trình thủy điện được phân cấp dựa vào công suất của
nhà máy phát điện, cụ thể là được phân theo 5 cấp (I, II, III, IV, V).
1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với lưới khống chế mặt bằng thi công thuỷ điện
1.2.1. Phương pháp thành lập lưới
Lưới mặt bằng thi công công trình thủy điện có thể được thành lập bằng
3
công nghệ đo đạc mặt đất (sử dụng máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử,) và công
nghệ đo đạc vệ tinh (sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh).
1.2.1.1. Phương pháp mặt đất: Lưới tam giác (đo góc, đo cạnh, đo góc-cạnh),
lưới đa giác. 1.2.1.2. Phương pháp GPS
1.2.2. Yêu cầu độ chính xác bố trí các hạng mục công trình thuỷ điện
Tổng công ty điện lực Việt Nam đề ra quy định yêu cầu độ chính xác bố trí
các hạng mục của công trình thủy điện, sai số trung phương bố trí các hạng mục
công trình dao động từ khoảng 2mm đến 10mm.
1.3. Thiết bị trắc địa để thực hiện đo đạc trong thi công thuỷ điện
1.3.1. Thiết bị đo lưới mặt đất
1.3.2. Máy định vị vệ tinh
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn xây dựng lưới
khống chế thi công thủy điện
1.4.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết
1.4.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1- Nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại trong xây dựng lưới trắc địa
mặt bằng và độ cao phục vụ thi công công trình thủy điện.
2- Nghiên cứu phương pháp thiết kế lưới, lựa chọn hệ quy chiếu đối với
lưới, biện pháp tối ưu hóa bản thiết kế lưới.
3- Nghiên cứu phương pháp và quy trình tính toán xử lý số liệu lưới thi
công thủy điện.
1.4.1.2. Hướng nghiên cứu thành lập lưới thi công thủy điện ở Việt Nam
1- Lựa chọn hệ quy chiếu đối với mạng lưới thi công công trình. Quy trình
thành lập các cấp lưới mặt bằng thi công.
2- Phương pháp thiết kế lưới thi công thủy điện, các giải pháp tối ưu hóa
thiết kế lưới, sử dụng tối đa hiệu quả thiết bị đo đạc hiện đại trong thi công lưới.
3- Xử lý số liệu lưới khống chế thi công, bao gồm: Phương pháp và quy
trình xử lý số liệu lưới mặt đất, lưới GPS, lưới kết hợp GPS- mặt đất.
1.4.2. Thực tiễn xây dựng lưới thi công thủy điện
1.4.2.1. Trên thế giới:
Tại tất cả các dự án thủy điện đều phải thành lập lưới khống chế phục vụ
thi công các hạng mục công trình.
1.4.2.2. Thực tiễn xây dựng lưới thi công thủy điện ở Việt Nam
1. Lưới mặt bằng thi công thủy điện Sơn La: Lưới khống chế mặt bằng thi công
4
thủy điện Sơn La được thành lập theo phương pháp đo đạc mặt đất dưới dạng
lưới tam giác đo góc- cạnh.
2. Lưới mặt bằng thi công thủy điện A Lưới: Mạng lưới được đo bằng công nghệ
GPS.
3. Lưới mặt bằng thi công thủy điện Sông Ba hạ:Lưới khống chế thi công tại công
trình Sông Ba Hạ bao gồm 2 khối cách xa nhau, đã tạo thành một mạng lưới kết
hợp GPS- mặt đất.
1.5. Đánh giá chung về công tác xây dựng lưới khống chế mặt bằng thi công
thuỷ điện và hướng nghiên cứu trong luận án
1.5.1. Các thành tựu đã đạt được
Nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết đã được công bố tại các tạp chí và
hội nghị khoa học chuyên ngành. Các thiết bị đo đạc hiện đại độ chính xác cao
đã được ứng dụng kịp thời, hiệu quả tại các công trình thực tế. Trong công tác
nội nghiệp đã ứng dụng các biện pháp xử lý số liệu chặt chẽ, tự động hóa quá
trình tính toán bằng phần mềm chuyên ngành.
1.5.2. Các vấn đề còn tồn tại
1- Việc sử dụng kết hợp các thiết bị đo đạc hiện đại trong thực tế xây dựng
thủy điện chưa được quan tâm đúng mức. 2- Cần nghiên cứu giải pháp chuyển
đổi số liệu từ các hệ trên về hệ tọa độ thi công công trình một cách hợp lý. 3-
Thiết kế tối ưu lưới khống chế thi công công trình bước đầu đã được nghiên cứu
về lý thuyết, tuy nhiên triển khai ứng dụng ở thực tế còn có hạn chế. 4- Chưa có
quy trình thống nhất để xử lý số liệu lưới thi công thủy điện thành lập bằng các
phương pháp khác nhau.
1.5.3. Các hướng nghiên cứu chính trong luận án
- Xác lập hệ quy chiếu hợp lý đối với mạng lưới thi công.
- Khảo sát một số đồ hình phù hợp với đặc điểm cấu trúc và điều kiện địa
hình của các hạng mục công trình thủy điện, tính toán thiết kế lưới.
- Xử lý số liệu lưới thi công thủy điện thành lập bằng các phương pháp
khác nhau.
Chương 2: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT
KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG THI CÔNG THUỶ ĐIỆN
2.1. Yêu cầu chung đối với lưới khống chế mặt bằng thi công thuỷ điện
2.1.1. Mục đích, nhiệm vụ của lưới mặt bằng thi công thuỷ điện
Lưới khống chế thi công thủy điện là cơ sở để bố trí tim tuyến, kiểm tra
5
độ chính xác quá trình thi công, xây lắp và hoàn công các hạng mục công trình.
Lưới khống chế thi công thủy điện được chia thành 3 cấp hạng: I, II, III. Căn cứ
tổng mặt bằng công trình và điều kiện địa hình mà có thể xây dựng 1 hoặc 2 bậc
lưới thi công. Hệ quy chiếu của lưới thi công thủy điện phải được lựa chọn phù
hợp để đảm bảo lưới có độ biến dạng nhỏ nhất so với thực địa.
2.1.2. Yêu cầu độ chính xác đối với mạng lưới
2.1.2.1. Yêu cầu độ chính xác bố trí các hạng mục công trình thủy điện
Khi thiết kế lưới khống chế mặt bằng thi công thủy điện phải ước tính độ
chính xác bằng phương pháp chặt chẽ, từ đó có thể điều chỉnh đồ hình, lựa chọn
máy móc thiết bị và quy trình đo để đảm bảo độ chính xác yêu cầu.
2.1.2.2. Yêu cầu độ chính xác đối với lưới khống chế thi công thủy điện
Mối quan hệ giữa sai số vị trí điểm lưới khống chế và sai số bố trí trục công
trình bằng công thức: (2.3)
2.1.3. Phân bố vị trí điểm và kết cấu mốc của lưới thi công thuỷ điện
2.1.3.1. Phân bố điểm lưới thi công tuyến đập
Các điểm mốc lưới khống chế thi công ở khu vực tuyến đập được bố trí tại
2 bên vai đập, ngoài ra còn bổ sung thêm một số điểm về phía hạ lưu và thượng
lưu đập.
2.1.3.2. Lưới khống chế thi công tuyến năng lượng
Điểm mốc lưới khống chế thi công được chọn gần khu vực cửa nhận nước,
tháp điều áp, một số mốc phân bố tại các cửa hầm phụ phục vụ thi công đào hầm.
2.1.3.3. Lưới khống chế thi công khu vực nhà máy
Các điểm mốc lưới thi công ở khu vực nhà máy được bố trí dọc đường ống
áp lực và xung quanh gian máy.
2.1.4. Kết cấu mốc
Mốc được thiết kế dưới dạng cột, cho phép định tâm bắt buộc thiết bị đo.
2.2. Xác lập hệ quy chiếu đối với mạng lưới mặt bằng thi công thủy điện
2.2.1. Cải chính trị đo lên mặt phẳng toạ độ
2.2.1.1. Cải chính hướng đo
Đối với các mạng lưới trắc địa cạnh ngắn như lưới trắc địa công trình, số
cải chính này có giá trị nhỏ và thường được bỏ qua.
2.2.1.2. Cải chính chiều dài cạnh đo
Số cải chính do chiếu cạnh ngang (S =AB’) xuống mặt chiếu elipxoid:
21
P
g
m
m
K
6
m
0
R
HH
SS mH
(2.5)
Số cải chính vào chiều dài cạnh đo chiếu lên mặt phẳng tọa độ:
𝑆𝑚𝑝 = 𝑆 (𝑘 − 1 +
𝑌𝑚
2
2𝑅𝑚
2 ) (2.6)
2.2.2. Lựa chọn kinh tuyến trục và độ cao mặt chiếu đối với lưới thi công khi
sử dụng phép chiếu Gauss và UTM
2.2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của việc lựa chọn độ cao mặt chiếu và kinh tuyến
trục múi chiếu đến số cải chính chiều dài cạnh
Trong các tài liệu kinh điển về trắc địa công trình thường đưa ra khuyến
cáo về việc chọn hệ tọa độ và mặt chiếu như sau:
- Chọn độ cao mặt chiếu trùng với độ cao trung bình của khu vực xây dựng.
- Kinh tuyến trục của múi chiếu được lựa chọn: Đối với phép chiếu Gauss cần
chọn kinh tuyến trục đi qua kinh tuyến trung bình khu xây dựng. Trong phép
chiếu UTM, chọn kinh tuyến trục cách kinh tuyế trung bình khu xây dựng
90Km (múi chiếu 3) và 180Km (múi chiếu 6).
Bảng 2.2. Sự phụ thuộc giữa số cải chính chiều dài cạnh và hoành độ cạnh đo
Ảnh hưởng của số cải chính chiều dài cạnh
S
Smp
Ym-20Km Ym-10Km Ym-5Km Ym+5Km Ym+10Km Ym+20Km
Gauss
Ym= 0 Km
203000
1
812000
1
3246000
1
3246000
1
812000
1
203000
1
UTM (3°)
Ym=90Km
25200
1
47300
1
91100
1
89200
1
43100
1
20400
1
UTM ( 6°)
Ym=180Km
11800
1
22800
1
44200
1
46000
1
22300
1
10800
1
Qua bảng số liệu đưa ra trong bảng 2.2 có thể rút ra một số nhận xét sau:
1- Số cải chính chiều dài cạnh lên mặt phẳng trong phép chiếu Gauss có
giá trị nhỏ và biến thiên chậm khi hoành độ trung bình cạnh đo tăng.
2- Số cải chính chiều dài cạnh lên mặt phẳng trong phép chiếu UTM có giá
trị lớn và biến thiên tăng nhanh khi hoành độ trung bình cạnh đo tăng cách xa
kinh tuyến trục đã lựa chọn.
Để giảm thiểu giá trị của số cải chính Smp khi chiếu cạnh lên mặt phẳng
toạ độ đối với phép chiếu UTM, trong luận án đề xuất một phương án mới chọn
Phép chiếu
Cải chính
7
hệ tọa độ và mặt chiếu cho lưới trắc khống chế thi công mặt bằng.
2.2.2.2. Đề xuất phương án chọn hệ tọa độ và độ cao mặt chiếu
Khi sử dụng phép chiếu UTM có thể chọn kinh tuyến trục của múi chiếu
đi qua kinh tuyến trung bình của khu vực xây dựng, hệ tọa độ được lựa chọn như
trên được gọi là hệ tọa độ kinh tuyến trung bình.
Để kiểm chứng các nội dung đã nêu ở mục 2.2.2.2, trong luận án đã thực
nghiệm tính số cải chính cạnh đo đối với một mô hình lưới đa giác. Kết quả cho
thấy số cải chính chiều cạnh trong trường hợp áp dụng hệ toạ độ kinh tuyến trung
bình có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với trường hợp lựa chọn kinh điển.
2.3. Phân tích các phương pháp thành lập lưới khống chế mặt bằng
2.3.1. Phương pháp đo đạc mặt đất
Lưới mặt đất được thành lập chủ yếu bằng các phương pháp: tam giác (đo
góc, đo cạnh, đo góc- cạnh), lưới đa giác. Lưới mặt đất áp dụng phù hợp với địa
hình có tầm thông hướng tốt. Tuy nhiên đối với khu vực có địa hình phức tạp thì
phương pháp đo mặt đất sẽ gặp trở ngại đáng kể.
2.3.2. Phương pháp định vị vệ tinh (GPS)
Ưu điểm của phương pháp là có thể thu tín hiệu ở mọi nơi, mọi lúc, không
phụ thuộc vào thời tiết và cũng không đòi hỏi sự thông hướng giữa các điểm mặt
đất. Nhược điểm của phương pháp định vị GPS là phải đạt được sự thoáng đãng
tại vị trí các điểm mốc.
2.3.3. Lưới kết hợp GPS - Mặt đất
Việc xây dựng lưới theo phương pháp kết hợp lưới mặt đất và lưới GPS
cho phép phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của các công
nghệ trên, giúp giảm đáng kể thời gian thi công và chi phí.
2.4. Khảo sát một số dạng đồ hình đặc trưng của lưới thi công thuỷ điện
2.4.1. Khảo sát lưới tứ giác không cạnh biên
Khi các điểm của lưới mặt bằng thi công được bố trí dọc sông có thể áp
dụng đồ hình lưới dưới dạng chuỗi tứ giác không cạnh biên (hình 2.9).
Hình 2.9. Sơ đồ lưới tứ giác không đo cạnh biên
1
2
3
4
5
6
a1
a2
b1
b2
α0
α1
A
B
C
D
E
F
8
Trong mỗi tứ giác không cạnh biên cần đo 4 góc và 4 cạnh, do đó sẽ có 3
trị đo thừa và dẫn đến 3 điều kiện hình học liên hệ giữa các trị đo, cho phép kiểm
tra và đánh giá độ tin cậy các trị đo. Để so sánh độ chính xác của tứ giác không
cạnh biên với tứ giác có cạnh biên, có thể áp dụng công thức gần đúng:
𝑚 = 𝑚0√
𝑁0
𝑁
(2.12)
trong đó: m và m0 là sai số trung phương của lưới không cạnh biên và lưới có
cạnh biên, N và N0 là số đại lượng đo trong các tứ giác đã nêu.
Lưới tứ giác không cạnh biên lớn hơn sai số của lưới tứ giác có cạnh biên
khoảng 1,3 lần
2.4.2. Khảo sát đường chuyền thi công hầm thuỷ điện
2.4.2.1. Độ chính xác đường chuyền đo góc ngang
Đường hầm dẫn nước công trình thủy điện thường có dạng thẳng, do đó
tuyến đa giác trong hầm có dạng là đường chuyền treo duỗi thằng. Nếu chiều dài
các cạnh của đường chuyền xấp xỉ bằng nhau thì sai số trung phương hướng
ngang điểm cuối của đường chuyền trong hầm được tính theo công thức:
𝑚𝑞 =
𝑚𝛽
ρ′′
S. √
𝑛(𝑛+1)(2𝑛+1)
6
(2.13)
trong đó: n là số cạnh trong đường chuyền, S là chiều dài cạnh trung bình và mβ
là sai số trung phương đo góc đường chuyền.
2.4.2.2. Độ chính xác đường chuyền đo phương vị cạnh
Dùng kinh vĩ con quay đo phương vị các cạnh đường chuyền trong hầm để
hạn chế tích lũy sai số chuyền phương vị. Khi các cạnh trong hầm có chiều dài
gần bằng nhau (S1= S2 = Sn = S) sẽ có:
𝑚𝑋𝑛 = √𝑛. 𝑆. (
𝑚𝛼
𝜌
) (2.14)
Để so sánh độ chính xác của đa giác trong hầm thành lập theo đồ hình
đường chuyền đo góc ngang và đường chuyền đo phương vị, trong luận án đã
tính thực nghiệm đối với đường chuyền trong hầm dẫn nước tại công trình thủy
điện Thượng Kon Tum. Đường chuyền 1 đi từ tháp điều áp đến điểm đào thông,
giả định chiều dài cạnh trung bình là 110m, số lượng cạnh của đường chuyền đến
điểm đào thông sẽ vào khoảng 120. Đường chuyền 2 đi từ cửa nhận nước có số
cạnh đến điểm đào thông là 45. Giả định đường chuyền đo góc ngang là đường
chuyền cấp 1 có sai số đo góc mβ = 5”, đường chuyền đo phương vị bằng máy
GYRO X II có sai số đo phương vị mα = 15”, kết quả tính đưa ra trong bảng 2.4:
9
Bảng 2.4. Kết quả tính sai số hướng ngang điểm đào thông
Loại đường chuyền
N° đường chuyền
Sai số hướng ngang điểm đào thông
ĐC đo góc ngang ĐC đo phương vị
Đường chuyền 1 (120 cạnh) 2,036m 0,088m
Đường chuyền 2 (45 cạnh) 0.472m 0.054m
Kết quả tính trong bảng 2.4 cho thấy, đa giác trong hầm thành lập theo dạng
đường chuyền đo phương vị bằng cách sử dụng kinh vĩ con quay có sai số hướng
ngang nhỏ hơn đáng kể so với sai số hướng ngang của đường chuyền đo góc
ngang thông thường.
2.4.2.3 Độ chính xác đường chuyền có đo bổ sung phương vị cạnh
Đẻ tăng cường độ chính xác của đường chuyền đo góc ngang, có thể dùng
kinh vĩ con quay đo bổ sung phương vị một số cạnh đường chuyền trong hầm,
giả sử đường chuyền có N cạnh, chiều dài trung bình các cạnh là S, đo góc với
sai số mβ, đo phương vị với sai số mα. Khi đo thêm n góc phương vị con quay và
phân bố đều trên đường chuyền thì sẽ tạo ra n-1 đường chuyền hợp phần phù hợp
phương vị, số cạnh trong đường chuyền hợp phần bằng k (hình 2.13).
Hình 2.13. Đường chuyền trong hầm có đo thêm phương vị cạnh
Sai số trung phương hướng ngang của điểm cuối đường chuyền được ước
tính theo công thức gần đúng sau:
𝑚𝑞 =
mβ
𝜌
S√(n − 1) (
k(k−1)(2k−1)
6
+ k2𝑝 −
k2(k−1+2p)
4
) (2.16)
trong đó: k- Số lượng cạnh trong mỗi đường chuyền phù hợp, p = (
mα
mβ
)2 .
Trong luận án đã triển khai ước tính thử nghiệm đối với đường chuyền tại
tuyến hầm dẫn nước thủy điện Thượng KonTum để làm rõ mối quan hệ giữa sai
số hướng ngang điểm cuối đường chuyền và số lượng sai số phương vị đo. Tính
α3
αi+1 α1
β
1
β
2
βk
n.S
k.S
α
2
A
1
A2
10
toán được thực hiện với giả định số lượng góc phương vị đo trong đường chuyền
lần lượt là i = (3, 5, 7, 9, 11, 13, 25 và 41). Kết quả tính đưa ra trong bảng 2.5,
trên cơ sở đó lập biểu đồ mối quan hệ giữa sai số hướng ngang điểm cuối đường
chuyền với số lượng và sai số đo phương vị cạnh.
Bảng 2.5. Quan hệ giữa sai số điểm cuối và số lượng, sai số phương vị đo
Sai
số
mα
Sai số hướng ngang điểm cuối đường chuyền (mm)
i = 3
k=60
i = 5
k=30
i = 7
k=20
i = 9
k=15
i =11
k=12
i= 13
k=10
i=16
k=8
i= 25
k = 5
i=31
k=4
i=41
k= 3
3” 503 250 166 124 98 82 65 40 32 25
5” 519 266 181 139 114 97 80 55 46 38
15” 688 416 318 266 232 209 184 142 126 108
Phân tích bảng kết quả ước tính độ chính xác và biểu đồ sai số nêu trên có
thể rút ra nhận xét: Việc đo bổ sung thêm phương vị bằng kinh vĩ con quay giúp
nâng cao đáng kể độ chính xác hướng ngang của điểm cuối đường chuyền.
2.5. Ước tính độ chính xác lưới mặt bằng thi công thủy điện
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác lưới khống chế thi công
Các chỉ tiêu đặc trưng cho độ chính xác lưới là: sai số vị trí điểm, các tham
số của elip sai số, sai số theo hướng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kết cấu và yêu cầu
đối với từng hạng mục công trình cụ thể để lựa chọn áp dụng chỉ tiêu phù hợp.
2.5.2. Ứớc tính độ chính xác lưới khống chế mặt bằng
Đối với lưới thi công thủy điện sử dụng ma trận giả nghịch đảo R~, được
tính theo công thức:
TT TTPCCPRR 10
1
0
~ )( (2.20)
Với các phần tử Bi (ứng với điểm thứ i) được xác định theo công thức:
𝐵𝑖 = [
1 0 𝑌𝑖 𝑋𝑖
0 1 − 𝑋𝑖 𝑌𝑖
] (2.23)
Tính các chỉ tiêu sai số của lưới: Trường hợp tổng quát, ước tính lưới được dựa
trên công thức sai số trung phương của hàm số sau bình sai:
(2.24)
2.5.3. Nghiên cứu ứng dụng thuật toán truy hồi để ước tính độ chính xác lưới
trắc địa
Công thức truy hồi tính ma trận nghịch đảo được xây dựng trên cơ sở định
lý: Nếu Rnxn, Pmxm là các ma trận không suy biến, A là ma trận kích thước nxm,
F
F
P
m
1
.
11
khi đó sẽ có:
1111111 )()( RAPARAARRAPAR TTT (2.27)
Kí hiệu ai và pi là vector hệ số phương trình số hiệu chỉnh và trọng số trị
đo thứ i, nếu ma trận Qi-1 đã xác định thì ma trận Qi được tính theo công thức:
T
iii
i
ii
T
ii
ii
aQa
p
QaaQ
QQ
1
11
1 1
(2.28)
Khi rút bớt 1 trị đo bất kỳ trong n trị đo, cần sử dụng công thức:
T
iii
i
ii
T
ii
ii
aQa
p
QaaQ
QQ
11
(2.31)
2.6. Tối ưu hoá bản thiết kế lưới
Trường hợp khi lưới được thiết kế tối ưu theo độ chính xác, bài toán được
đặt ra là: Cần xác định phương án lưới có độ chính xác cao nhất với chi phí (thời
gian, nhân vật lực, giá thành) cho trước.
2.6.1. Mô hình bài toán thiết kế tối lưới theo độ chính xác
1. Hàm mục tiêu
Kí hiệu Z là chỉ tiêu độ chính xác lưới, xi (i=1,n) các đại lượng đo trong
lưới. Khi đó hàm mục tiêu được thể hiện qua công thức:
Min)x,...,x,(xfZ n211 (2.32)
2. Hệ điều kiện ràng buộc
Ngoài khống chế về chi phí thi công lưới, còn cần đưa thêm một số điều
kiện ràng buộc khác để bảo đảm độ tin cậy của mạng lưới.
nnxaxaxaT ....2211 (2.33)
Trong luận án đã thực hiện bài toán thiết kế tối ưu độ chính xác lưới với 2
điều kiện ràng buộc như sau:
1- Chi phí thành lập lưới 𝑇 = ∑ 𝑥𝑖
𝑚
𝑖=1 (mn)
2- Số hướng đo đến 1 điểm V.
2.6.2. Giải pháp xử lý và sơ đồ tính toán
Với mỗi tổ hợp đại lượng đo (phương án thứ i) sẽ thực hiện bài toán ước
tính độ chính xác lưới để trên cơ sở đó xác định sai số điểm yếu theo công thức:
),....,( 21 ki mmmMaxm (2.35)
Số lượng phương án cần phải ước tính độ chính xác để lựa chọn phương án
có chi phí thấp nhất là:
(2.34)
12
𝐭 =
𝐧!
𝐤!(𝐧−𝐤)
(2.36)
Ứng dụng thuật toán truy hồi thông qua công cụ lập trình tính trên máy tính
cho phép giải bài toán thiết kế tối ưu một cách nhanh chóng, chính xác.
2.7. Kết luận chương 2
Trong chương này đã đề xuất chọn “hệ tọa độ kinh tuyến trung bình” đối với
lưới thi công thủy điện. Đề xuất áp dụng lưới tứ giác không cạnh biên để thành
lập mạng lưới dọc sông, đo thêm phương vị đối với đường chuyền trong hầm. Áp
dụng thuật toán truy hồi trong tính toán thiết kế lưới.
Chương 3: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍNH TOÁN XỬ LÝ SỐ LIỆU
LƯỚI MẶT BẰNG THI CÔNG THỦY ĐIỆN
3.1. Yêu cầu đối với công tác xử lý số liệu lưới khống chế thi công thuỷ điện
Lưới thi công phải được xây dựng và xử lý số liệu theo các nguyên tắc:
- Là mạng lưới độc lập, cục bộ (để tránh ảnh hưởng sai số số liệu gốc).
- Tất cả các bậc lưới thi công cần phải được tính tọa độ trong một hệ thống
thống nhất, đã được lựa chọn trong giai đoạn khảo sát công trình.
3.2. Khảo sát ứng dụng phương pháp bình sai tự do để xử lý số liệu lưới
khống chế thi công thủy điện
3.2.1. Cơ sở lý thuyết bình sai lưới mặt bằng tự do
3.2.1.1. Khái niệm về lưới trắc địa tự do
Lưới mặt bằng tự do là lưới thiếu toàn bộ hoặc thiếu một số trong nhóm
yếu tố gốc tối thiểu gồm: (một cặp tọa độ (X, Y), một góc phương vị, một cạnh).
Số lượng các yếu tố gốc còn thiếu trong lưới được gọi là số khuyết (d), số khuyết
d có thể nhận giá trị từ 1 đến 4 Lưới có đủ số liệu gốc cũng được gọi là lưới tự
do (d=0).
3.2.1.2. Bình sai lưới mặt bằng tự do
Bình sai lưới tự do được xây dựng trên cơ sở phương pháp bình sai gián
tiếp với ẩn số được chọn là số hiệu chỉnh tọa độ của tất cả các điểm. Trình tự tính
toán được thực hiện theo quy trình sau:
1- Chọn ẩn số là số hiệu chỉnh tọa độ của tất cả các điểm trong lưới, kí hiệu véc
tơ ẩn số là X với véc tơ tọa độ gần đúng kí hiệu là X0.
2- Lập hệ phương trình số hiệu chỉnh: VLXA (3.1)
3- Hệ phương trình chuẩn: 0bXR (3.2)
4- Hệ điều kiện ràng buộc đối với véc tơ ẩn số: 0XCT (3.3)
13
5- Hệ phương trình chuẩn mở rộng:
0
0
00
b
K
X
C
CR
T
(3.4)
Nghiệm của hệ phương trình (3.4): bRX ~ (3.6)
TT TTPCCPRR 10
1
0
~ )( (3.7)
với: 1)( BCBT T (3.8)
trong đó B là ma trận chuyển đổi tọa độ Helmert
6- Đánh giá độ chính xác lưới
- Sai số trung phương đơn vị trọng số:
dkn
PVV T
(3.10)
- Sai số trung phương của hàm số (F):
trong đó fRf
P
T
F
~1 (3.12)
3.2. 2. Tính chất nghiệm của bài toán bình sai lưới trắc địa tự do
1- Tính chất của véc tơ tọa độ bình sai
- Các véc tơ tọa độ bình sai ứng với các lựa chọn ma trận C cũng như các
véc tơ tọa độ gần đúng khác nhau đều có sự đồng dạng hình học.
2- Véc tơ tọa độ bình sai phụ thuộc vào tọa độ gần đúng của các điểm có
0C và không phụ thuộc vào tọa độ gần đúng của các điểm có 0C .
3.3. Bình sai lưới thi công thành lập bằng phương pháp đo đạc mặt đất
3.3.1. Lựa chọn phương pháp bình sai lưới thi công thuỷ điện
Phương án bình sai lưới tự do đáp ứng được các yêu cầu đối với công tác
xử lý số liệu lưới thi công, tránh được ảnh hưởng của sai số số liệu gốc.
3.3.2. Định vị lưới khống chế mặt bằng
Khi tính chuyển tọa độ phẳng theo điểm song trùng thường áp dụng nguyên
tắc: "Tổng bình phương độ lệch tọa độ của các điểm song trùng là nhỏ nhất".
Nguyên tắc định vị trên được thể hiện qua biểu thức:
MinvvVV yxxTx 22 (3.18)
Dựa trên bổ đề Gauss sẽ xác định được đẳng thức:
0X
TVB (3.19)
Véc tơ Vx trong công thức (3.19) cũng chính là véc tơ X trong điều kiện
định vị của bài toán bình sai lưới mặt bằng tự do, từ đó viết lại công thức (3.19):
F
F
P
m
1
14
0XBT (3.20)
Nhận xét: Nếu coi một số điểm lưới (i) là điểm song trùng và lấy tọa độ
gần đúng của các điểm đó là số liệu để định vị mạng lưới thì chọn:
ii
ii
i
yx
xy
C
10
01
(3.21)
Đối với điểm (i) không đóng vai trò định vị trong mạng lưới:
0000
0000
iC (3.22)
3.3.3. Thuật toán và quy trình bình sai
1- Xác lập hệ tọa độ thi công công trình bằng cách tính chuyển tọa độ các
điểm của lưới gốc của lưới khảo sát.
2- Chọn ẩn số là số hiệu chỉnh tọa độ của tất cả các điểm trong lưới ( X )
với véc tơ tọa độ gần đúng X0.
3- Lập hệ phương trình số hiệu chỉnh và hệ phương trình chuẩn.
4- Xác lập hệ điều kiện định vị lưới: 0XCT
trong đó: ii BC - Đối với các điểm định vị, 0iC - Đối với các điểm còn lại.
5- Giải hệ phương trình chuẩn mở rộng để xác định véc tơ ẩn số, véc tơ tọa
độ bình sai và đánh giá độ chính xác lưới.
3.4. Bình sai lưới thi công thành lập bằng phương pháp GPS
3.4.1. Bình sai lưới bằng phần mềm TBC
Bình sai lưới GPS bằng phần mềm TBC được thực hiện thông qua 2 bước
chính là xử lý cạnh và bình sai lưới.
3.4.2. Xây dựng quy trình bình sai lưới GPS thi công thủy điện
Bình sai lưới thi công GPS ở chế độ FIX tọa độ 1 điểm (coi lưới GPS là
lưới tự do bậc 0), sau đó định vị lại mạng lưới về vị trí gần đúng nhất so với số
liệu tọa độ các điểm đã xác định trong giai đoạn khảo sát công trình.
Nếu coi phân khúc mặt bằng của lưới GPS thi công là lưới tự do và có hệ
phương trình chuẩn là: 0bXR .Khi đó hệ điều kiện định vị của lưới GPS tự
do 0XCT sẽ được xác định theo quy tắc:
10
01
iC - Đối với điểm định vị (3.23)
15
Thông qua việc áp dụng công thức chuyển đổi tọa độ:
)1(
2
1
2
)1()2( )( XCBCBXX
TT
(3.24)
Tính chuyển tọa độ của các điểm trong lưới (gồm n điểm cơ sở) từ chế độ
FIX 1 điểm gốc về lưới tự do với BC :
n
y
y
n
x
xx
i
ii
)1((2)
i
)1()2(
y
(3.25)
Trong luận án đề xuất một quy trình xử lý số liệu lưới GPS theo phương
pháp lặp nhích dần như sau:
Bước 1: Trong giai đoạn đang khảo sát, thực hiện bình sai lưới GPS thi
công như mạng lưới tự do với 1 điểm FIX tọa độ.
Bước 2: Tính chuyển tọa độ bình sai của các điểm trong mạng lưới về hệ
tọa độ mới với điều kiện định vị C = B.
3.5. Tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ công trình
3.5.1. Tính chuyển tọa độ giữa các múi chiếu
Quá trình tính chuyển tọa độ giữa các múi chiếu được thực hiện theo 2
bước: Trong bước 1 tính chuyển tọa độ phẳng (x, y) từ múi chiếu thứ nhất sang
tọa độ trắc địa (B, L). Bước thứ 2 là tính chuyển tọa độ trắc địa (B, L) sang tọa
độ phẳng ở múi chiếu thứ hai.
3.5.1.1. Tính chuyển tọa độ trong hệ HN-72
3.5.1.2. Tính chuyển tọa độ trong hệ Vn-2000
3.5.2. Quy trình xác lập hệ tọa độ đối với lưới thi công công trình thủy điện
Khi sử dụng công nghệ GPS để thành lập lưới khống chế thi công trong
trắc địa công trình cần phải tính chuyển tọa độ các điểm đo về hệ tọa độ công
trình.Tính chuyển được thực hiện qua các buớc:
- Tính chuyển tọa độ phẳng (x, y) sang múi chiếu phù hợp sao cho độ biến
dạng chiều dài là nhỏ nhất so với thực địa, kết quả thu được tọa độ (x’, y’).
- Tính chuyển tọa độ (x’, y’) theo phương pháp Helmert về tọa độ công
trình dựa trên cơ sở các điểm song trùng.
3.6. Kết luận chương 3
1. Cần áp dụng phương pháp bình sai tự do để xử lý số liệu lưới khống chế thi
công thủy điện. Phương pháp bình sai trên cho phép tránh ảnh hưởng của sai số
số liệu gốc.
16
2. Cần bình sai lưới GPS thi công ở chế độ FIX tọa độ một điểm khởi tính, sau
đó định vị lại mạng lưới gần đúng nhất so với hệ thống điểm khởi tính. Đối với
lưới GPS cần thực hiện tính chuyển tọa độ về hệ tọa độ thi công công trình.
Chương 4: THỰC NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU LƯỚI MẶT
BẰNG THI CÔNG THUỶ ĐIỆN
4.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm được thực hiện nhằm minh chứng và làm rõ hơn các nội dung
lý thuyết đã trình bày trong luận án, nội dung thực nghiệm bao gồm: Thực nghiệm
xác lập hệ quy chiếu lưới mặt bằng thi công thủy điện.Thực nghiệm thiết kế lưới
khống chế mặt bằng thi công nhà máy thủy điện Sơn La, Tính toán thiết kế lưới
thi công thủy điện Sông Ba Hạ, thành lập theo phương pháp kết hợp GPS- Mặt
đất. Tối ưu hóa bản thiết kế và bình sai lưới khống chế mặt bằng thi công nhà
máy thủy điện Sơn La thành lập bằng phương pháp đo đạc mặt đất. Xử lý số liệu
lưới thi công thuỷ điện A Lưới thành lập bằng phương pháp GPS.
4.2. Thực nghiệm xác lập hệ tọa độ công trình
4.2.1. Giới thiệu công trình thực nghiệm
Lưới khống chế thi công thủy điện Thượng Kon Tum được thành lập bằng
công nghệ GPS trong hệ quy chiếu VN-2000, múi chiếu 3°, kinh tuyến 107° 30’
00’’. Tọa độ và độ cao sau bình sai các điểm của lưới được đưa ra trong bảng 4.1:
Bảng 4.1. Thống kê tọa độ và độ cao các mốc lưới GPS
Số
TT
Tên mốc
Tọa độ Độ cao GPS
(m) X(m) Y(m)
1 TC-01 1630242.4840 578998.9040 1230
2 TC-02 1629937.4520 579554.6530 1214
---- ------ ------------- ------------- -----
8 TC-08 1624808.1070 578193.0830 1205
9 TC-09 1625515.7990 578268.6040 1163
4.2.2. Xác lập hệ tọa độ công trình theo phương án 1: Chọn kinh tuyến trục
cách kinh tuyến trung bình khu vực xây dựng 90Km
Theo phương án này, tính chuyển tọa độ GPS về múi chiếu với kinh tuyến
trục cách kinh tuyến trung bình khu vực xây dựng ±90km và dâng lên mặt chiếu
đã chọn (Lo=107°28’30”, H0 =700m).
17
Bảng 4.3. Kết quả tính chuyển tọa độ ( phương án 1)
Số
TT
Tên điểm
Múi thứ nhất Múi thứ hai
X(m) Y(m) X(m) Y(m)
1 TC-01 1630242.4840 578998.9040 1630430.3248 581699.7778
2 TC-02 1629937.4520 579554.6530 1630125.3194 582255.6247
---- ------ ------------- ------------- ------------- -------------
5 TC-05 1636681.6750 597194.5470 1636872.2854 599896.8095
9 TC-09 1625515.7990 578268.6040 1625703.0149 580969.9180
4.2.3. Xác lập hệ tọa độ công trình theo phương án 2: Hệ tọa độ kinh tuyến
trung bình
Quá trình xác lập hệ tọa độ được thực hiện qua các bước tính:Tính chuyển
tọa độ về múi chiếu với kinh tuyến trục đi qua kinh tuyến trung bình khu vực xây
dựng (Lo=108° 19’ 00”), tiếp theo tính chuyển tọa độ về mặt phẳng trung bình
có độ cao H0=700m.
Bảng 4.4. Kết quả tọa độ tính chuyển về kinh tuyến trung bình
Số
TT
Tên
điểm
Múi thứ nhất
Lo=107° 30’, H0=0m
Múi thứ hai
Lo=108° 19’,
X(m) Y(m) X(m) Y(m)
1 TC-01 1630242.4840 578998.9040 1630278.2786 491066.9830
2 TC-02 1629937.4520 579554.6530 1629971.2261 491621.6350
---- ------ ------------- ------------- ------------- -------------
5 TC-05 1636681.6750 597194.5470 1636651.3319 509285.9767
9 TC-09 1625515.7990 578268.6040 1625554.1537 490319.5508
Bảng 4.5. Kết quả tọa độ tính chuyển lên mặt phẳng trung bình
Số
TT
Tên
điểm
Mặt chiếu 1
Lo=108° 19’, H0=0m
Mặt chiếu 2
Lo=108° 19’, H0=700m
X Y X Y
1 TC-01 1630278.2786 491066.9830 1630457.2014 491066.0026
2 TC-02 1629971.2261 491621.6350 1630150.1152 491620.7155
---- ------ ------------- ------------- ------------- -------------
5 TC-05 1636651.3319 509285.9767 1636830.9541 509286.9958
9 TC-09 1625554.1537 490319.5508 1625732.5580 490318.4884
18
4.2.4. So sánh chiều dài cạnh giữa 2 phương án lựa chọn hệ tọa độ
Trong bảng 4.6 đưa ra chiều dài cạnh của 2 phương án 1, 2.
Bảng 4.6. So sánh chiều dài cạnh giữa 2 phương án chọn hệ tọa độ
Số
TT
Tên cạnh Chiều dài cạnh, m Chênh
lệch
(mm)
Cải chính mặt
phẳng, mm
Điểm
đầu
Điểm
cuối
Trong hệ
kinh tuyến
trung bình
Trong hệ
VN-2000
Hệ
VN-2000
Hệ kinh
tuyến tr.
bình
1 TC-01 TC-02 634.0413 634.0300 -11.3 -10.9 1.2
2 TC-01 TC-03 937.4328 937.4159 -16.9 -16.5 1.8
---- ------ ----- ------ ------ ------ ------ ------
14 TC-02 TC-08 5307.6913 5307.5924 -98.9 -95.9 10.8
15 TC-01 TC-08 5494.5346 5494.4288 -105.8 -102.3 11.8
Nhận xét: số cải chính chiều cạnh trong trường hợp áp dụng “hệ toạ độ kinh tuyến
trung bình” có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với trường hợp lựa chọn kinh điển.
4.3. Thực nghiệm thiết kế lưới thi công thủy điện thành lập bằng phương
pháp đo đạc mặt đất
4.3.1. Giới thiệu về công trình thực nghiệm
Trong mạng lưới có 8 điểm mới lập và 3 điểm định vị thành lập trong giai
đoạn khảo sát công trình. Đã xem xét 2 phương án thành lập lưới là phương án
có đo cạnh biên (hình 4.3-a) và phương án không đo cạnh biên (hình 4.3-b).
4.3.2. Thực nghiệm thiết kế lưới
4.3.2.1. Thiết kế đồ hình lưới
Hình 4.3. Sơ đồ lưới khống chế thi công thủy điện Sơn La
Sông Đà
Sông Đà
Sông Đà
(a) (b)
19
4.3.2.2. Ước tính độ chính xác lưới
Thủy điện Sơn La thuộc loại công trình cấp 1, từ đó xác định được yêu cầu
sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất đối với lưới khống chế thi công tại thủy
điện Sơn La không được vượt quá 1.25cm. Trong bảng 4.9. đưa ra kết quả ước
tính sai số vị trí điểm của 2 phương án thành lập lưới.
Bảng 4.9. Kết quả ước tính sai số vị trí điểm
Số
TT
Tên
điểm
Tọa độ Sai số vị trí điểm (m)
x (m) y (m) Phương án 1 Phương án 2
1 TC03 2378572.07 500861.13 0.0050 0.0075
2 TC04 2377901.16 500869.37 0.0055 0.0072
---- ------ ------------- ------------- ------------- -------------
7 TC09 2378645.89 499365.85 0.0050 0.0093
8 TC10 2377748.43 499292.16 0.0060 0.0095
Nhận xét đánh giá các phương án thành lập lưới
Phương án không đo cạnh biên giảm được rất nhiều trị đo cạnh và trị đo
góc mà vẫn đạt yêu cầu về độ chính xác.
4.4. Thực nghiệm tính toán thiết kế lưới thi công thủy điện thành lập bằng
phương pháp kết hợp GPS- mặt đất
4.4.1. Giới thiệu công trình thực nghiệm
Lưới mặt bằng thi công tại công trình Sông Ba Hạ bao gồm 2 khối cách xa
nhau: 1 khối tại khu tuyến đập (gồm 5 điểm: TC 10, TC11, TC12, TC13, TC15
), khối thứ 2 tại khu vực nhà máy (gồm 5 điểm: TC4, TC5, TC7, TC8, TC9).
Trong nội bộ các khối, lưới được đo bằng công nghệ mặt đất. Để liên kết 2 cụm
lưới trên trong một hệ tọa độ thống nhất đã thiết kế đo nối giữa 4 điểm TC7, TC9,
TC10, TC11 bằng công nghệ GPS, tạo thành một mạng lưới kết hợp GPS- Mặt
đất (hình 4.4).
Hình 4.4. Sơ đồ lưới thi công-Thủy điện Sông Ba Hạ
20
4.4.2. Tính toán ước tính độ chính xác lưới
Bảng 4.12. Kết quả ước tính sai số vị trí điểm
Số
TT
Tên
điểm
Tọa độ thiết kế Sai số vị trí điểm, m
X(m) Y(m) mX mY mP
1 TC-12 1441467.84 597687.86 0.005 0.008 0.009
2 TC-13 1440665.84 596705.18 0.005 0.009 0.010
--- ------- --------- --------- ------ ------ ------
9 TC-10 1443159.98 596459.90 0.003 0.003 0.004
10 TC-11 1442580.03 597735.43 0.003 0.003 0.004
Nhận xét: Phương án thiết kế lưới bằng phương pháp đo đạc kết hợp GPS- mặt
đất đạt yêu cầu đưa ra.
4.5. Thực nghiệm tối ưu hóa bản thiết kế lưới
Mạng lưới được đưa ra để tính toán thực nghiệm là lưới mặt bằng thi công
nhà máy thủy điện Sơn La thành lập theo phương án tứ giác không đo cạnh biên
(hình 4.5). Số lượng đại lượng tối đa có thể đo được trong mạng lưới là 28, trong
đó có 15 góc và 13 cạnh, các góc được thiết kế đo với độ chính xác mβ = 1.5”,
cạnh được thiết kế đo với độ chính xác mS = 3mm + 2ppm. Kết quả ước tính độ
chính xác đối với mạng lưới thực nghiệm được tổng hợp như sau:
Phương án xử lý (PA)
PA1 PA2 PA3 PA4 PA5 PA6 PA7 PA8
Số trị đo giữ lại 27
Số phương án tính ----- 793 924 792 495 220 66 12
Số phương án đạt 0 48 84 272 280 170 61 12
Nhận xét: Thuật toán truy hồi có ưu điểm cho phép xử lý nhiều phương án
thành lập lưới một cách nhanh gọn, bảo đảm độ chính xác.
4.6. Thực nghiệm bình sai lưới mặt đất
4.6.1. Giới thiệu công trình thực nghiệm
Số liệu thực nghiệm được lấy từ kết quả đo lưới khống chế thi công thủy
điện Sơn La. Trong lưới có 11 điểm, bao gồm 3 điểm gốc: PV04 có tọa độ
(2378914,8030m; 499183,8600m), PV08 (2378965,4210m; 500790,9810m),
PV11 có tọa độ (2377599,8680m; 499729,4610m) và 8 điểm mới.
Kết quả bình sai tọa độ được đưa ra ở bảng 4.18.
21
Bảng 4.14. Tham số của mạng lưới
STT Tên tham số Giá trị STT Tên tham số Giá trị
2 Số điểm định vị 3 5 Số lượng cạnh đo 19
3 Số điểm mới lập 8 6 Sai số đo góc 1.5"
4 Số lượng góc đo 27 7 Sai số đo cạnh 3mm+2ppm
Bảng 4.18. Kết quả tọa độ bình sai
Số
TT
Tên
điểm
Tọa độ Sai số vị trí điểm (m)
X (m) Y (m) Mx My Mp
1 TC03 2378572.0732 500861.1327 0.0017 0.0018 0.0025
2 TC04 2377901.1696 500869.3738 0.0019 0.0019 0.0027
--- ---- -------- -------- ------ ------ ------
7 TC09 2378645.8966 499365.8581 0.0015 0.0020 0.0025
8 TC10 2377748.4323 499292.1564 0.0019 0.0022 0.0030
4.7. Thực nghiệm xử lý số liệu lưới thi công thủy điện thành lập bằng phương
pháp GPS
4.7.1. Giới thiệu công trình thực nghiệm
Mạng lưới thi công thủy điện A Lưới được đo bằng công nghệ GPS và
được bình sai bằng phần mềm chuyên dùng ở chế độ FIX 1 điểm gốc (điểm 3419),
kết quả tính đưa ra trong bảng 4.20. Sau đó sẽ thực hiện điều chỉnh tọa độ các
điểm lưới và tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ thi công công trình (Độ cao
trung bình công trình H0= 300m).
4.7.2. Tọa độ bình sai lưới GPS
Bảng 4.20. Kết quả bình sai trong hệ tọa độ phẳng ở chế độ FIX 1 điểm gốc
Số
TT
Tên
điểm
Tọa độ Sai số vị trí điểm
x (m) y (m) mx my mP
1 3419 1801443.897 753245.639 ----- ----- -----
2 3420 1795569.211 741607.197 0.000 0.000 0.000
5 AL08 1801963.266 753146.092 0.000 0.000 0.000
--- ----- ---------- ---------- ------- ------- -------
17 TC12 1801961.754 753252.846 0.000 0.000 0.000
18 TG1A 1799756.776 745231.566 0.000 0.000 0.000
22
4.7.3. Định vị lại lưới GPS
Định vị lại lưới GPS từ chế độ FIX 1 điểm gốc về gần đúng nhất so với hệ
thống điểm khởi tính (là các điểm đã có tọa độ xác định trong giai đoạn khảo sát
thiết kế công trình) được thực hiện theo thuật toán và quy trình đã nêu trong mục
3.4. Kết quả tính toán được đưa ra trong các bảng 4.21 và 4.22.
Bảng 4.21. Tính toán độ lệch tọa độ điểm khởi tính
Tên
điểm
Tọa độ bình sai 1 điểm
FIX
Tọa độ khởi tính Độ lệch (m)
x (m) y (m) x (m) y (m) dx dy
3419 1801443.897 753245.639 1801443.897 753245.639 ----- -----
3420 1795569.211 741607.197 1795569.275 741607.104 -0.064 0.093
AL03 1796237.126 743441.728 1796237.198 743441.662 -0.072 0.066
AL04 1796932.020 746558.381 1796932.066 746558.354 -0.046 0.027
AL08 1801963.266 753146.092 1801963.292 753146.056 -0.026 0.036
dx, dy -0.208 0.222
Tham số tính chuyển -0.042 0.044
Bảng 4.22. Tọa độ bình sai điều chỉnh
Số
TT
Tên điểm Tọa độ cũ Tọa độ điều chỉnh
x (m) y(m) x (m) y(m)
6 TC01 1795727.285 741887.702 1795727.327 741887.658
7 TC02 1796278.660 743447.893 1796278.702 743447.849
--- ---- ----------- ----------- ----------- -----------
15 TC10 1800928.973 751299.896 1800929.015 751299.852
16 TC11 1803145.717 753147.557 1803145.759 753147.513
17 TC12 1801961.754 753252.846 1801961.796 753252.802
18 TG1A 1799756.776 745231.566 1799756.818 745231.522
4.7.4. Tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ thi công công trình
Tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ thi công công trình được thực hiện
theo 2 bước: Tính chuyển tọa độ từ múi chiếu 1 (kinh tuyến trục L0 =105 00,
H0=0m) về múi chiếu 2 (kinh tuyến trục L0 =107 20, H0=300m). Tính chuyển
tọa độ từ múi chiếu 2 về hệ tọa độ đã được xác lập trong giai đoạn khảo sát.
23
Bảng 4.23. Tính chuyển tọa độ qua múi chiếu và dâng lên độ cao trung bình
Số
TT
Tên điểm
Múi chiếu 1
L0 =105 00 00;
H0 = 0.0 m
Múi chiếu 2
L0 =107 20 00;
H0= 300.0 m
X(m) Y(m) X(m) Y(m)
1 3419 1801443.939 753245.595 1800061.412 503776.404
2 3420 1795569.253 741607.153 1794323.857 492080.047
3 AL03 1796237.168 743441.684 1794970.406 493920.812
6 TC01 1795727.327 741887.658 1794478.624 492362.143
---- ----- -------------- -------------- -------------- --------------
17 TC12 1801961.796 753252.802 1800578.767 503789.514
18 TG1A 1799756.818 745231.522 1798467.014 495749.384
Bảng 4.24. Tọa độ các điểm song trùng
Số
TT
Tên điểm
Tọa độ trong múi chiếu 2 Tọa độ khảo sát
X(m) Y(m) X(m) Y(m)
1 3419 1800061.412 503776.404 1801443.939 753245.595
2 3420 1794323.857 492080.047 1795569.253 741607.153
3 AL03 1794970.406 493920.812 1796237.168 743441.684
4 AL04 1795629.304 497043.008 1796932.062 746558.337
5 AL08 1800581.497 503682.864 1801963.308 753146.048
Bảng 4.25. Kết quả tính chuyển về hệ tọa độ công trình
Số
TT
Tên điểm
Tọa độ trong hệ cũ Tọa độ công trình
X(m) Y(m) X(m) Y(m)
1 TC01 1794478.624 492362.143 1795729.219 741891.691
2 TC02 1795011.838 493927.445 1796280.245 743450.812
---- ----- -------------- -------------- -------------- --------------
11 TC11 1801762.973 503697.827 1803142.338 753143.587
12 TC12 1800578.767 503789.514 1801959.254 753248.769
13 TG1A 1798467.014 495749.384 1799755.969 745233.239
Nhận xét: Bình sai lưới thi công thành lập bằng công nghệ GPS cần được
thực hiện ở chế độ FIX tọa độ 1 điểm để tránh ảnh hưởng của sai số số liệu gốc,
sau đó thực hiện định vị lại mạng lưới theo hệ thống tọa độ các điểm khởi tính.
24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu các giải pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng thi
công thủy điện chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. Cần phải xác lập hệ tọa độ và độ cao hợp lý cho mạng lưới khống chế thi công
thủy điện. Trong luận án đã đưa ra “hệ toạ độ kinh tuyến trung bình” giúp giảm
đáng kể biến dạng lưới so với việc xác lập hệ tọa độ truyền thống.
2. Một số dạng lưới đề xuất trong luận án như chuỗi tứ giác không đo cạnh biên,
đường chuyền trong hầm dẫn nước có đo bổ sung phương vị cạnh cho phép thành
lập lưới khống chế thi công thủy điện một cách linh hoạt, bảo đảm độ chính xác.
Ứng dụng thuật toán truy hồi trong tính toán thiết kế lưới giúp triển khai quá trình
tính một cách linh hoạt, đạt hiệu quả cao.
3. Phương pháp bình sai tự do và quy trình xử lý số liệu lưới khống chế thi công
thủy điện đưa ra trong luận án cho phép loại bỏ ảnh hưởng của sai số số liệu gốc
và định vị tối ưu mạng lưới.
4. Cần bình sai lưới GPS thi công ở chế độ FIX tọa độ một điểm khởi tính để
tránh ảnh hưởng sai số số liệu gốc, sau đó sử dụng phương pháp thích hợp để
định vị lại mạng lưới gần đúng nhất so với hệ thống điểm khởi tính. Đối với lưới
GPS thi công cần thực hiện tính chuyển tọa độ về hệ tọa độ thi công công trình.
2. KIẾN NGHỊ
Sau quá trình nghiên cứu lý thuyết, tham gia thực tế sản xuất và thực hiện
luận án, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Cần tiếp tục nghiên cứu khai thác hiệu quả các chủng loại thiết bị, công
nghệ đo đạc hiện đại thông dụng, đồng thời triển khai áp dụng một số loại máy đo
đạc chuyên dùng để nâng cao hiệu quả thành lập lưới thi công thủy điện.
2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
thủy điện với các đơn vị đào tạo, nghiên cứu và các nhà khoa học chuyên ngành để
đề ra quy chuẩn kỹ thuật xây dựng lưới khống chế thi công thủy điện, nhằm bảo
đảm tính thống nhất và hiệu quả cho việc thành lập và sử dụng lưới khống chế thi
công thủy điện.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Trần Khánh, Nguyễn Hà, 2015, “Xác lập hệ tọa độ và độ cao mặt chiếu lưới
khống chế mặt bằng trắc địa công trình khi sử dụng hệ quy chiếu UTM’’, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Mỏ Địa chất, Số 52, 10-/2015, Tr 50-54.
2. Hoàng Thị Minh Hương, Nguyễn Hà et, 2015, “Application of GPS
technology to test the vertical of high- rise building in construction process”,
Proceedings of the 2rd international conference conference Scientific
reseach cooperation between Vietnam and Poland on Earth Sciences, pp
227- 233.
3. Hoàng Thị Minh Hương, Nguyễn Quang Phúc, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
Hà, 2015, “Phép chuyển đổi tọa độ Helmerrt và một số ứng dụng trong trắc
địa công trình”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, Số 3- 2015, Tr 40 -45.
4. Trần Khánh, Nguyễn Hà, Bùi Văn Khánh, 2016, “Research into the
application of recursive adjustment method in geodetic control network
adjustment calculus in enguneering surveying”, Hội nghị Khoa học Quốc tế
GMMT 2016, pp 46- 50
5. Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Hà, Diêm Công Huy, 2017, “Lựa chọn
hệ tọa độ để xác lập hệ quy chiếu trong xây dựng công trình ngầm”, Tạp chí
Khoa học đo đạc và bản đồ, Số 32, 6-2017.
6. Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Hà, Nguyễn Thị Kim Thanh, 2017, “Thành
lập lưới khống chế mặt bằng thi công công trình thủy điện bằng công nghệ
GPS/GNSS”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, Số 2- 2017, Tr 27-33.
7. Nguyễn Hà, Trần Thùy Linh, 2017, “Ứng dụng phương pháp bình sai tự
do để xử lý số liệu lưới mặt bằng thi công công trình”, Tạp chí Khoa học đo
đạc và bản đồ, Số 32, 6-2017, Tr 20 - 25.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hoan_thien_phuong_phap_xay_dung_2392_2076167.pdf