MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học 3
1.4. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Nguồn gốc và đặc tính thực vật học của cây hồ tiêu 4
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu 6
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu 8
2.3. Dinh dưỡng khoáng đối với sinh trưởng phát triển của cây hồ tiêu 12
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu 15
2.5. Một số các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trên cây hồ tiêu 17
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đối tượng 28
3.2. Nội dung nghiên cứu 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu 28
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất hồ tiêu tại địa bàn nghiên cứu 30
4.1.1. Diện tích và sản lượng hồ tiêu ở các điểm điều tra 30
4.1.2. Tình hình sử dụng giống tiêu 30
4.1.3. Năng suất một số giống tiêu trong sản xuất 30
4.1.4. Tình hình áp dụng các biện pháp tưới nước, tủ gốc 30
4.1.4. Tình hình sâu bệnh hại trên một số giống tiêu tại các vùng điều tra 30
4.1.5. Hiện trạng sử dụng phân bón và năng suất hồ tiêu trong sản xuất hồ tiêu tại một số vùng trồng tiêu trọng điểm tỉnh Dak Lak 30
4.1.6. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất vườn tiêu 30
4.2. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu xác định liều lượng P, K thích hợp cho hồ tiêu trồng trên đất bazan 30
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng P,K đến sinh trưởng của cây hồ tiêu 30
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
5.1. Kết luận 30
5.2 Đề nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu liều lượng bón phân P và K cho cây hồ tiêu ở DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển cây hồ tiêu ở Daklak sẽ gặp một số khó khăn như:
- Chưa có quy trình kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu theo hướng thâm canh bền vững nhằm duy trì hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất đồng thời có tính ổn định về môi trường sinh thái.
- Giống tiêu tự phát, không qua chọn lọc, phục tráng, không kiểm soát được bệnh tật dễ đưa đến thoái hóa giống và lây lan bệnh tật qua con đường nhân giống
- Một số biện pháp canh tác chưa hợp lý như: trồng tiêu chủ yếu trên trụ gỗ, chưa chú trọng đến vấn đề cây che bóng cho hồ tiêu. Bón phân cao, mất cân đối, tưới nước nhiều để khai thác triệt để vườn cây, điều này cho phép đạt năng suất cao nhưng dẫn đến tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, làm giảm tuổi thọ vườn cây.
- Tình hình sâu, bệnh hại trên cây hồ tiêu phát triển mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
- Mặt hàng sản phẩm đơn điệu nghèo nàn, chất lượng tiêu đen chưa đuợc chú trọng, nhất là về vấn đề an toàn thực phẩm.
- Giá hồ tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Tuy nhiên việc đầu tư cho sản xuất lại cao nên nông dân trồng tiêu dễ bị rủi ro nặng nề hơn canh tác các loại cây trồng khác.
* Nếu muốn duy trì thế mạnh sản xuất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên cần phải bảo đảm phát triển sản xuất bền vững, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác hồ tiêu giúp cho người nông dân đạt được lợi nhuận hợp lý khi mà chi phí đầu vào luôn tăng cao và giá cả hồ tiêu luôn biến động. Vì vậy, nhằm phát triển hồ tiêu bền vững ở Daklak chúng tôi có đề xuất một số giải pháp sau:
- Giống: có kế hoạch chọn lọc và phục tráng các giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương. Các cơ quan chức năng tại địa phương cần có kế hoạch lập vườn nhân giống để chủ động hơn trong việc cung cấp giống tốt, sạch bệnh cho người trồng tiêu.
- Bón phân cân đối và hợp lý hơn. Các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp như bón phân chuồng, phân hóa học, phun phân bón lá đúng liều lượng đúng thời kỳ, tủ gốc trong mùa nắng nhất là xử lý kịp thời đối với những cây mới bị bệnh vàng đã góp phần làm giảm tỷ lệ cây bị vàng lá trong vườn tiêu. Mục tiêu lâu dài không phải là tăng cao năng suất bằng cách bón liều lượng phân quá cao như hiện nay mà giữ được năng suất ổn định, bình quân đạt 3-4 tấn tiêu hạt/ha nhưng hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ vườn cây đồng thời hạ giá thành sản phẩm.
- Chú ý đến vấn đề cây che bóng cho các vườn tiêu trồng trên trụ gỗ. Có chương trình trồng thêm cây che bóng trong các vườn tiêu đã có sẵn. Khuyến khích sử dụng cây trụ sống khi mở rộng diện tích.
- Áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại tiêu, chú ý đến vấn đề thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Chú trọng tới việc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
- Đa dạng hoá sản phẩm hồ tiêu: tiêu trắng, tiêu ngâm giấm, dầu tiêu v.v...
4.2. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu xác định liều lượng P, K thích hợp cho hồ tiêu trồng trên đất bazan
Thí nghiệm nghiên cứu về liều lượng phân lân và kali trên nền phân đạm như nhau, hồ tiêu trồng trên đất đỏ bazan. Tính chất hoá học đất khi bắt đầu thí nghiệm như sau:
pH KCl
4,12
Hữu cơ (%)
4,94
N tổng số(%)
0,18
P2O5 tổng số (%)
0,43
K2O tổng số (%)
0,04
P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất)
3,94
K2O dễ tiêu (mg/100 g đất)
7,13
Ca2+ (lđl/100 g đất)
2,85
Mg2+ (lđl/100 g đất)
2,00
CEC (lđl/100 g đất)
16,10
Đất được đánh giá chua, hàm lượng hữu cơ khá, đạm trung bình, lân tổng số giàu và kali tổng số nghèo như tính chất chung của đất bazan, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu đều nghèo, Ca, Mg trao đổi và CEC trung bình, Al di động trong đất thấp.
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng P,K đến sinh trưởng của cây hồ tiêu
Sinh trưởng cây trồng bị chi phối bởi chế độ dinh dưỡng. Cây sinh trưởng tốt thể hiện ở sự tăng trưởng nhanh về chiều cao, đường kính thân, cành lá xum xuê, khỏe mạnh, ít sâu bệnh.
Đối với cây dài ngày chế độ dinh dưỡng cũng tác động lớn đến sinh trưởng của cây thể hiện ở sự ra cành lá mới hàng năm. Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp cây phát triển tốt bộ cành mang quả là cơ sở cho năng suất cao. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cây sinh trưởng kém thể hiện ở bộ tán cằn cỗi, cành mang quả ngắn, ít cành mang quả ... và có hiện tượng ra quả cách năm rất rõ.
Khảo sát ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều dài cành cấp 1 và số cành thứ cấp /cành cấp 1 cho kết quả ở bảng 4.10
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến chiều dài cành cấp 1 (cm)
Mức phân
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
48,88
52,50
53,90
51,70
54,61
52,40
50,29 b
53,55 a
53,15 a
Trung bình
51,76 a
52,90 a
P: tính bằng kg P2O5/ha/năm
K: tính bằng kg K2O/ha/năm
LSD0,05 P và K
3,01
LSD0,05 P
1,74
LSD0,05 K
2,10
CV%
5,80
Chiều dài cành cấp 1 của các công thức biến động từ 48,88cm – 54,61cm. Chiều dài cành cấp 1 giữa hai mức phân bón 100 kg P2O5/ha và 200 kg P2O5/ha khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Phân kali mặc dù không phải là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều tới sự tăng trưởng dinh dưỡng của cây như phân đạm, nhưng trong thí nghiệm này lại ảnh hưởng tới chiều dài cành cấp 1. Sự khác biệt về chiều dài cành cấp 1 giữa các mức phân kali có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Qua kết quả xử lý thống kê chúng tôi thấy rằng khi tăng mức bón K từ 200kg – 300kg – 400kg thì chiều dài cấp 1 tăng lên. Chiều dài cành của mức bón 200 kg P2O5 thấp hơn có ý nghĩa các mức bón 300 kg P2O5 và 400 kgP2O5. Tuy nhiên giữa mức bón K 300kg và 400kg không thể hiện sự sai khác có ý nghĩa. Ở mức bón 200K : 100P chiều dài cành cấp 1 đạt ngắn nhất và sự sai khác về chiều dài cành giữa mức bón này với các công thức còn lại là có ý nghĩa thống kê.
Để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của các liều lượng phân bón tới khả năng sinh trưởng của cây hồ tiêu chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu số cành thứ cấp trên cây hồ tiêu. Kết qủa được trình bày ở bảng 4.11
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến số cành thứ cấp/cành cấp 1
Mức phân
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
9,75
9,95
11,20
10,40
11,30
10,50
10,07 b
10,62 ab
10,85 a
Trung bình
10,30 a
10,73 a
P: tính bằng kg P2O5/ha/năm
K: tính bằng kg K2O/ha/năm
LSD0,05 P và K
0,94
LSD0,05 P
0,54
LSD0,05 K
0,66
CV%
6,70
Kết quả bảng 4.11 cho thấy rằng hai mức lân bón không làm ảnh hưởng tới số cành thứ cấp trên cây hồ tiêu. Bên cạnh đó, chúng tôi có nhận xét rằng khi tăng mức bón K đã làm ảnh hưởng tới số cành thứ cấp. Với mức bón 300K và 400K sẽ cho số cành thứ cấp trên cây nhiều hơn so với mức bón 200K ở mức có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, giữa mức bón 300K và 400K không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ tiêu này. Số cành thứ cấp trên cây biến động từ 9,75 cành (P1K1) – 11,30 cành (P2K2).
Sau khi được hãm ngọn ở độ cao 4m, cây tiêu không tăng trưởng về chiều cao nữa, mà chủ yếu là tăng đường kính tán trụ tiêu. Hằng năm cây tiêu sẽ phát triển thêm cành thứ cấp và làm cho đường kính tán tăng dần. Đường kính tán rộng và xum xuê có tiềm năng cho năng suất cao. Đường kính tán phụ thuộc rất nhiều vào giống tiêu, tuy vậy chế độ dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng rõ đến đường kính tán. Đo đường kính bộ tán cây tiêu ở độ cao 1,5m cho kết quả sau.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến đường kính tán cây tiêu (cm)
Mức phân
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
1,04
1,29
1,14
1,28
1,09
1,18
1,16 a
1,19 a
1,16 a
Trung bình
1,16 a
1,18 a
P: tính bằng kg P2O5/ha/năm
K: tính bằng kg K2O/ha/năm
LSD0,05 P và K
0,14
LSD0,05 P
0,83
LSD0,05 K
0,10
CV%
8,20
Đường kính tán tiêu biến động từ 1,04 - 1,29m. Có thể thấy các liều lượng phân lân và kali ít ảnh hưởng tới sinh trưởng về đường kính tán của cây tiêu. Giữa hai mức lân sự khác nhau về đường kính tán cây tiêu là không có ý nghĩa thống kê. Tương tự như vậy đường kính tán tiêu giữa các mức kali cũng khác nhau không có ý nghĩa.
Hình 4.3. Cây tiêu ở CT2
Hình 4.4. Cây tiêu ở CT5
4.2.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới tỷ lệ rụng gié quả
Một trong các đặc tính ra hoa đậu quả đáng chú ý của hồ tiêu là gié quả thường bị rụng khá nhiều, ngay cả khi quả đã lớn trên gié. Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý có thể hạn chế bớt sự rụng gié hoa, quả.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới tỷ lệ rụng gié quả
Mức phân
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
19,30
17,32
15,82
18,65
15,22
14,50
18,97 a
16,27 b
15,16 b
Trung bình
17,48 b
16,12 a
P: tính bằng kg P2O5/ha/năm
K: tính bằng kg K2O/ha/năm
LSD0,05 P và K
1,84
LSD0,05 P
1,06
LSD0,05 K
1,30
CV%
7,3
Số liệu trên bảng 4.13 cho thấy tỷ lệ rụng gié xấp xỉ nhau giữa 2 mức phân lân khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy mức phân kali cao như trong thí nghiệm có chiều hướng làm giảm tỷ lệ rụng gié. Bón 200 kg K2O/ha tỷ lệ rụng gié là 18,97% trong khi đó bón 300 - 400 kg K2O tỷ lệ rụng gié là 16,27 và 15,16%. Như vậy trong điều kiện thí nghiệm một lượng ka li từ 300 - 400 kg đã làm giảm tỷ lệ rụng gié và do đó góp phần tăng năng suất hồ tiêu.
4.2.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới năng suất và chất lượng hồ tiêu
Vườn tiêu thí nghiệm trồng giống Vĩnh Linh đạt năng suất khá cao, biến động từ 3,55 đến 4,25 tấn tiêu đen/ha.
Công thức bón lượng P và K thấp 100kg P2O5 + 200 kg K2O cho năng suất thấp nhất. Công thức đạt năng suất cao nhất là công thức bón 200 kg P2O5 + 400 kg K2O, cũng là công thức có liều lượng P, K cao nhất trong thí nghiệm. Năng suất tiêu có chiều hướng tăng khi liều lượng P2O5 tăng từ 100 đến 200 kg và liều lượng K2O tăng từ 200 tới 400kg, đạt tương ứng 4,25 tấn/ha. Cao nhất là ở mức bón 400 kg K2O/ha đạt 4,09 tấn/ha.
Sự khác biệt về năng suất tiêu dưới ảnh hưởng của liều lượng P2O5 là không có ý nghĩa thống kê. Có thể vào thời kỳ kinh doanh, đối với một vườn tiêu trồng trên cây trụ sống, có bóng mát đầy đủ, lại được tủ rơm rạ trong mùa khô thì một lượng lân dưới 200kg P2O5 đã đủ để thỏa mãn nhu cầu của cây tiêu.
Sự khác biệt về năng suất tiêu giữa các mức K2O có ý nghĩa ở xác suất 95%. Tuy vậy, năng suất tiêu ở liều lượng 200 và 300 K2O lại khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Có thể nhận định rằng liều lượng K2O ở mức 400 kg/ha đáp ứng tốt với nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu ở thời kỳ kinh doanh.
Tác động tương tác của liều phân lân và kali lên năng suất tiêu đen chưa thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức bón K3P1 và K3P2, K1P1 và K2P1.
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới năng suất tiêu đen (tấn /ha)
Mức phân
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
3,55
3,68
3,93
3,73
3,68
4,25
3,64 b
3,68 b
4,09 a
Trung bình
3,72 a
3,89 a
P: tính bằng kg P2O5/ha/năm
LSD0,05 P và K
0,34
K: tính bằng kg K2O/ha/năm
LSD0,05 P
0,20
LSD0,05 K
0,24
CV%
6,10
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới dung trọng tiêu đen (g/lít)
Mức phân bón
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
576
569
580
575
562
585
575 a
565 a
582 a
Trung bình
575 a
574 a
LSD0,05 P và K
20,74
P: tính bằng kg P2O5/ha/năm
K: tính bằng kg K2O/ha/năm
LSD0,05 P
11,90
LSD0,05 K
18,67
CV%
5,40
Yêu cầu về dung trọng theo tiêu chuẩn xuất khẩu FAQ (Fair Acceptable Quality) là >500g/lít. Trong thí nghiệm này dung trọng tiêu đen nhìn chung rất cao, biến thiên từ 562g/lít đến 585g/lít. Công thức bón phân 200 kg P2O5 + 400 kg K2O trên nền 300kg N có dung trọng cao nhất. Chất lượng tiêu đen có chiều hướng tốt hơn khi bón lượng kali cao, tăng dần từ 575g/lít ở mức phân 200 kg K2O lên 582g/lít ở mức phân 400kg K2O/ha, tuy vậy sự khác biệt về dung trọng giữa các mức phân kali cũng không có ý nghĩa thống kê. Lân cũng là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả, củ, hạt, nhưng trong điều kiện thí nghiệm này đã không thấy ảnh hưởng của một liều phân lân cao đến dung trọng tiêu đen mặc dù hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trước thí nghiệm tương đối thấp.
Hình 4.5. Chùm quả tiêu ở CT6
Hình 4.6. Chùm quả tiêu ở CT2
4.2.1.4. Ẩnh hưởng của liều lượng P, K tới tỷ lệ cây vàng lá và bệnh xoăn lùn
Cây bị vàng lá do nhiều nguyên nhân, do thiếu dinh dưỡng hoặc do nấm bệnh gây hại. Đối với cây hồ tiêu là loại cây trồng hay bị sâu bệnh tấn công phần gốc rễ cũng như bộ rễ dưới đất, làm hư hỏng bộ rễ, hạn chế sự hút nước và dinh dưỡng nên đôi lúc triệu chứng vàng lá rất giống thiếu dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thối rễ của Manohara ở Indonesia cho thấy một tỷ lệ K cao hơn N có tác dụng tốt trong việc giúp cây tiêu có khả năng chống chịu các bệnh thối rễ. Đó là do vai trò sinh lý của kali trong việc làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh và các loại nấm bệnh khó xâm nhập hơn [29]. Quan trắc tỷ lệ cây vàng lá ở các công thức bón phân khác nhau cho kết quả ở bảng 4.16.
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến tỷ lệ cây vàng lá (%)
Mức phân
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
25,07
15,59
17,44
17,71
19,06
15,38
21,36 a
17,33 b
16,41 b
Trung bình
19,36 b
17,38 a
LSD0,05 P và K
1,5
LSD0,05 P
0,8
LSD0,05 K
1,06
CV%
5,4
Các mức phân lân và kali khác nhau đã ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ cây bị vàng lá. Tỷ lệ cây bị vàng lá ở mức phân lân 200 P205 thấp hơn có ý nghĩa so với liều 100kg P205. Các mức phân kali 300 và 400 kg K20 cũng làm giảm tỷ lệ cây bị vàng lá có ý nghĩa so với mức 200kg K20/ha. Như vậy đối với hồ tiêu kinh doanh, trên nền phân đạm 300 kg/ha thì một lượng phân lân 200 kg P205 và phân kali từ 300 – 400kg K20 tỏ ra cân đối hợp lý, giúp vườn cây sinh trưởng ổn định và hạn chế tình trạng cây bị vàng lá.
Xoăn lùn là bệnh do Virus gây ra. Hiện tượng trên cây tiêu là lá nhỏ lại, bìa lá và phiến lá đều gợn sóng, mặt phiến lá không đều, gồ ghề và bị loang lỗ các vệt màu xanh nhạt hay màu vàng sậm còn gọi là bị khảm. Sinh trưởng tận cùng của chồi thân và cành ngắn lại làm cho cây tiêu bị thấp lùn nên gọi là bệnh xoăn lùn. Khi cây tiêu còn nhỏ bị nhiễm bệnh sẽ không lớn và thường phải nhổ đi thay cây mới chứ không chữa trị được. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới và côn trùng môi giới. Ở cây trưởng thành khi cây tiêu đã phủ trụ, cây cũng có thể bị nhiễm bệnh. Lúc này tuy sự tăng trưởng tận ngọn để vươn cao trên trụ không cần thiết nhưng bệnh sẽ làm các đốt cành ngắn lại, hoa quả ra thưa thớt và số hạt trên quả cũng ít nên năng suất bị ảnh hưởng rất lớn.
Ở cây tiêu trưởng thành bị hiện tượng xoăn lùn nhẹ gần giống như các triệu chứng thiếu vi lượng thể hiện bằng sự mất màu từng phần của phiến lá và lá hơi bị gợn sóng ở mép lá. Trong vườn tiêu thí nghiệm có xuất hiện triệu chứng xoăn lá, do vậy chúng tôi cũng đã theo dõi về tác động của phân bón đến hiện tượng này.
Tỷ lệ cây bị xoăn lá ở các công thức bón phân khác nhau không theo một chiều hướng nào cả. Các công thức bón phân và kali ở liều lượng thấp hoặc cao đều có thể có tỷ lệ xoăn lùn cao, ví dụ ở công thức P1K1 tỷ lệ cây xoăn lá là 15,07% và ở công thức P2K3 tỷ lệ này cũng lên tới 14,98% trong khi ở các công thức khác như P2K1 tỷ lệ này thấp hơn, chỉ 7,19%.
Phân bón lá có hàm lượng một số các chất vi lượng cao về kẽm, bo cũng đã được phun bổ sung cho vườn cây nhưng không làm suy giảm triệu chứng này.
Có thể nhận định rằng liều lượng phân bón P, K của thí nghiệm không ảnh hưởng gì đến tỷ lệ cây bị xoăn lá và hiện tượng xoăn lá trên vườn cây có thể là do Virus gây ra chứ không phải bệnh sinh lý do thiếu dinh dưỡng gây ra.
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến tỷ lệ cây bị xoăn lùn (%)
Mức phân
P1 = 100
P2 = 200
Trung bình
K1 = 200
K2 = 300
K3 = 400
15,07
8,72
10,04
7,19
13,59
14,98
11,13 a
11,16 a
12,51 a
Trung bình
11,27 a
11,92 a
LSD0,05 P và K
4,90
LSD0,05 P
2,80
LSD0,05 K
3,50
CV%
13,80
4..2.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng P,K đến dinh dưỡng trong đất và trong lá
Độ phì của đất phụ thuộc vào bản chất đá mẹ được phong hoá, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của quá trình canh tác. Việc bón phân không cân đối hợp lý có thể làm thay đổi mạnh tính chất hoá học đất trong một thời gian ngắn. Khảo sát ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đến một số tính chất hoá học của vườn tiêu kinh doanh cho kết quả ở bảng 4.18.
Bảng 4.18. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất
Mức lân
Mức kali
pHKCl
Tổng số
(%)
Dễ tiêu (mg/100g)
Trao đổi (mg/100g)
HC
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
P1
K1
K2
K3
4,26
4,19
4,31
4,61
4,84
4,44
0,19
0,18
0,20
0,35
0,36
0,34
0,05
0,05
0,06
6,15
4,65
4,39
22,88
26,20
39,70
1,44
0,82
0,68
0,76
0,54
0,60
P2
K1
K2
K3
4,33
4,15
4,18
4,45
4,81
4,67
0,18
0,20
0,20
0,39
0,34
0,37
0,05
0,05
0,06
5,38
4,02
7,18
19,92
18,95
36,40
1,04
0,60
0,88
0,64
0,42
0,70
Sau 4 năm làm thí nghiệm có sự thay đổi rõ về hàm lượng một số chất dễ tiêu và các chất trao đổi trong đất. So với đất trước thí nghiệm, hàm lượng N, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu có chiều hướng tăng trên toàn thí nghiệm, trong khi Ca, Mg trao đổi có chiều hướng giảm. Hàm lượng hữu cơ ở tất cả các công thức thí nghiệm đều khá cao do lô thí nghiệm được bón phân chuồng với liều lượng 25m3/ha, 3 năm một lần. Hàm lượng đạm trong đất ở các công thức xấp xỉ nhau, giao động từ 0,18 -0,20%.
Các công thức bón liều kali 400 kg/ha có hàm lượng kali tăng cao so với các công thức bón liều lượng 200 và 300 kg/ha, đạt trị số từ 36,4 - 39,7mg/100g đất. Sau 4 năm thí nghiệm, lân dễ tiêu trong đất cao hơn trước khi thí nghiệm nhưng lại không có sự khác biệt rõ giữa liều 100 và 200 kg P2O5/ha. Ca, Mg trao đổi ở các công thức bón phân kali liều cao có chiều hướng giảm so với các liều thấp hơn. Như vậy khi bón phân kali liều cao cần chú ý đến việc bồi dưỡng Ca, Mg trong đất, nếu không đất sẽ mất dần Ca, Mg do rửa trôi và bị thúc đẩy mạnh hơn do hiện tượng đối kháng của việc dư thừa lượng kali trao đổi trong đất.
Bảng 4.19. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong lá tiêu
Mức lân
Mức kali
N (%)
P (%)
K (%)
Ca (%)
Mg (%)
P1
K1
K2
K3
2,41
2,34
2,19
0,13
0,13
0,12
1,26
1,39
1,65
1,87
1,80
1,67
0,40
0,41
0,34
P2
K1
K2
K3
2,35
2,41
2,44
0,12
0,14
0,13
1,26
1,46
1,56
1,81
1,72
1,73
0,38
0,36
0,32
So với ngưỡng dinh dưỡng mà Sadanandan đã đưa ra (bảng 2.3) thì hàm lượng N, P, Ca và Mg trong lá tiêu ở các công thức đều nằm trong phạm vi thích hợp cho cây tiêu. Ka li trong lá ở mức thấp. Sadanadan đưa ra ngưỡng thích hợp trong lá tiêu là 1,78 - 2,84 trong khi đó kết quả phân tích các công thức thí nghiệm chỉ đạt từ 1,26 - 1,66%.
Số liệu ở bảng 4.19 cho thấy hàm lượng kali trong lá có chiều hướng tăng khi lượng phân bón tăng từ 200 kg K2O đến 400 kg K2O. Giữa 2 mức phân bón lân khác nhau không có sự khác nhau rõ về hàm lượng lân trong lá tiêu. Chúng tôi cũng nhận thấy ở mức lân P2 hàm lượng N trong lá có chiều hướng cao hơn mức lân P1. Phải chăng một lượng lân cao đã giúp và sự hút N thuận lợi hơn.
4.2.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các liều lượng bón P, K
Trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp kỹ thuật đều hướng tới nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công thức bón với liều thấp nhất trong thí nghiệm (P1K1) được xem là công thức đối chứng. Dùng chỉ số lãi ròng và tỷ số VCR để tính hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón. Lãi ròng là giá trị của của phần năng suát tăng thêm so với đối chứng sau khi đã trừ đi các chi phí trội do phân bón (bao gồm chi phí bón phân thêm so với đối chứng cộng thêm với chi phí trội về công lao động do bón phân, thu hoạch chế biến phần năng suất gia tăng). VCR là tỷ số giữa giá trị của phần năng suất tăng thêm do bón thêm phân và chi phí trội do phân bón, chỉ số này biểu thị đồng lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn bỏ ra để bón phân thêm so với công thức đối chứng. Tỷ số VCR >1 chứng tỏ việc đầu tư phân bón thêm có lãi. VCR = 2 thể hiện lãi 100%. Trong việc đầu tư thêm thì VCR ≥ 2 đã là một tỷ số có hiệu quả kinh tế cao.
Ước tính hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón P, K khác nhau cho kết quả ở bảng 4.20.
Bảng 4.20. Ước tính hiệu quả kinh tế của các liều lượng P, K đối với tiêu kinh doanh
Công thức
Tổng thu (tr.đ)
Thu trội so ĐC (tr.đ)
Đầu tư phân bón trội so ĐC (tr.đ)
Chi lao động trội so ĐC (tr.đ)
Tổng chi trội so ĐC (tr.đ)
Lãi ròng so ĐC (tr.đ)
VCR
P1K1 (ĐC)
P1K2
P1K3
P2K1
P2K2
P2K3
106,50
110,40
117,90
111,90
110,40
127,50
-
3,90
11,40
5,40
3,90
21,00
-
0,62
1,26
0,69
1,30
1,92
-
0,48
1,40
0,66
0,48
2,59
-
1,10
2,66
1,35
1,78
4,51
-
2,8
8,74
4,05
2,12
16,49
-
3,55
4,29
4,00
2,19
4,66
- Tiêu đen được tính với giá bình quân 30.000đ/kg
- Đầu tư phân bón: Giá phân bón được tính theo giá năm 2006.
- Chi lao động trội: công thu hoạch và chế biến phần năng suất vượt so với đối chứng
- Thu hoạch 50 kg gié tiêu/công
- Chi phí sơ chế tiêu đen: 700đ/kg tiêu đen
- Tỷ số VCR: (Value /Cost ratio) = Thu trội/chi trội
Năng suất tiêu của đối chứng P1K1 thấp nhất nên cũng có tổng thu thấp nhất. Do giá tiêu đen cao 30.000đ/kg, trong khi đó tiền chi trội do phân bón của các công thức so với đối chứng chỉ từ 1,10 – 4,51 triệu đồng nên phần lãi ròng thu được so với công thức đối chứng rất cao từ 2,8 – 16,49 triệu đồng. Đây cũng là lý do khiến người nông dân ưa đầu tư phân bón rất cao khi giá hồ tiêu tăng lên. Các công thức có liều lượng P, K cao hơn đối chứng đều có tỷ số VCR >2, trong đó công thức N P2K3 tương ứng với 300kg N, 200 P205 và 400 K20 cho lãi ròng cao nhất cũng như tỷ số VCR cao nhất. Tiếp theo đó là công thức NP1K3 tương ứng với 300kg N, 100 P205 và 400 K20. Điều này cho thấy hiệu quả của một lượng phân kali cao 400kg K20 vào thời kỳ kinh doanh của vườn tiêu.
Tóm lại trong điều kiện thí nghiệm, đối với hồ tiêu kinh doanh có năng suất từ 3,5 - 4 tấn tiêu đen/ha, lượng phân kali 300-400 kg K2O/ha đã có ảnh hưởng tốt đến năng suất và dung trọng tiêu đen, đồng thời có thể làm giảm tỷ lệ rụng gié, tỷ lệ cây bị vàng lá và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Liều lân 200 kg P2O5 cũng có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu vừa nêu nhưng ít rõ ràng hơn.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Các giống tiêu được trồng phổ biến là Vinh Linh, sẻ Lộc Ninh và sẻ Daklak. Năng suất trung bình khá cao 2,91 tấn tiêu đen/ha, nhưng biến động về năng suất của các vườn điều tra rất lớn 1,35 – 7, 90 tấn tiêu đen/ha.
2. Phần lớn các nông hộ trồng tiêu đã chú ý bón phân hữu cơ cho vườn tiêu. Tuy vậy có sự sử dụng phân bón khoáng bất hợp lý cho hồ tiêu theo chiều hướng lạm dụng phân bón khoáng, ngoài ra còn có tình trạng bón dư thừa phân lân.
3. Các vườn tiêu kinh doanh trồng trên đất bazan có hàm lượng lân dễ tiêu cao bất thường so với tính chất chung của đất bazan vùng Tây Nguyên. Hàm lượng Ca2+ trao đổi ở mức cao và Mg2+ trao đổi tương đối thấp.
4. Chưa phát hiện được mối tương quan có ý nghĩa nào giữa năng suất hồ tiêu và các chất dinh dưỡng trong đất bao gồm hữu cơ, đạm, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu, Ca, Mg trao đổi. Tuy vậy hữu cơ và kali dễ tiêu trong đất là hai yếu tố dinh dưỡng có quan hệ khá chặt với năng suất hồ tiêu.
5. Kết quả của thí nghiệm xác định liều lượng phân khoáng thích hợp cho hồ tiêu kinh doanh trồng trên đất bazan cho thấy các liều lượng lân và kali cao trong thí nghiệm có khuynh hướng ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng hồ tiêu và làm giảm tỷ lệ cây bị vàng lá, tỷ lệ rụng gié.
6. Sau 4 năm làm thí nghiệm, các công thức phân bón khoáng khác nhau đã làm thay đổi hàm lượng một số các chất dinh dưỡng trong đất. Đáng chú ý là các công thức bón liều lượng kali cao thì hàm lượng kali dễ tiêu trong đất có chiều hướng tăng cao trong khi đó Ca, Mg trao đổi ở các công thức này lại có chiều hướng giảm
7. Đối với hồ tiêu kinh doanh có năng suất từ 3,5 - 4 tấn tiêu đen/ha, lượng phân kali 400 kg K20/ha đã có ảnh hưởng tốt đến năng suất và dung trọng tiêu đen, Liều lân 200kg P205 cũng có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu vừa nêu nhưng ít rõ ràng hơn.
8. Công thức 200kg P205 + 400 kg K20 trên nền phân đạm 300 kg/ha cho năng suất cao nhất 4,25 tấn tiêu đen/ha đồng thời cũng là công thức đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đó là công thức 100kg P205 + 400 kg K20 trên nền phân đạm 300 kg/ha
Đề nghị
- Đối với hồ tiêu kinh doanh tại Dak Lak có năng suất từ 3,5 - 4 tấn tiêu đen/ha nên bón với lượng phân 200P : 400K (P2K3) trên nền 300kg N.
- Tiến hành theo dõi thí nghiệm ở các năm tiếp theo để đưa ra được liều lượng phân bón thích hợp cho cây hồ tiêu ở thời kỳ sản xuất kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Nguyễn Cao Ban (1956), Trồng cây tiêu ở Cao nguyên Miền Nam, Tủ sách nông học Việt Nam của Bộ Canh nông (3) tr 5-11.
Phạm Văn Biên (1989), Phòng trừ sâu bệnh hại tiêu, Nhà xuất bản nông nghiệp. 72 tr.
Phạm Văn Biên, Nguyễn Văn Tá, Mai Thị Vinh, Trần Minh Tú, Nghiêm Bảo Tuấn (1990), “Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại tiêu”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 339 tr 544 - 548.
Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh (1992), “Hiệu lực của một số thuốc trừ tuyến trùng hại hồ tiêu và biện pháp xử lý thuốc hợp lý”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 6 (126) tr 19-20.
Nguyễn Ngọc Châu (1995), “Quy trình phòng trừ tổng hợp tuyến trùng hại hồ tiêu”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật. Kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Viện, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. tr 204 - 212.
Nguyễn Ngọc Châu (1995), “Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Tân Lâm, Quảng Trị”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 1 (139) tr 14 - 18.
Nguyễn Ngọc Châu (1994), “Ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến mật độ tuyến trùng sần rễ (Meloidogyne incognita) ở hồ tiêu”,Tạp chí bảo vệ thực vật, số 5 (137) tr 9 - 11.
Nguyễn An Đệ, Mai văn Trị và Ctv (2005), Ảnh hưởng của các mức độ bón NPK trên các loại phân hữu cơ khác nhau đến sinh trưởng và năng suất cây tiêu trồng trên đất đỏ bazan vùng Đông Nam bộ, Báo cáo khoa học thuộc đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu, phục vụ chế biến và xuất khẩu”. Nguyễn Tăng Tôn chủ trì.
Hồ tiêu Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam xuất bản 2005.
Đào Thị Lan Hoa (1999), Thành phần sâu bệnh hại tiêu tại một số vùng trồng chính ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ
Trần Văn Hòa chủ biên và nhiều tác giả (1999), Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao, cà phê, tiêu, sầu riêng, 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp tr. 62 - 93.
Trần Văn Hoà chủ biên và nhiều tác giả (2001), Trồng tiêu thế nào cho hiệu quả. 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàng Thị Thanh Hương, 2003, Điều tra và nghiên cứu khả năng sử dụng cây trụ sống để thay thế cây trụ gỗ trong sản xuất tiêu ở Tây Nguyên và miền trung Trung bộ, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.
Nguyễn Văn Nam (1996), Kết quả nghiên cứu bước đầu về một số loài Fusarium gây hại trên một số cây trồng chính. Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 125 tr.
Tôn Nữ Tuấn Nam, Bùi Văn Khánh và ctv (2004), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây hồ tiêu ở vùng Tây nguyên, Báo cáo khoa học thuộc đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu, phục vụ chế biến và xuất khẩu”. Nguyễn Tăng Tôn chủ trì.
Lê Đức Niệm (2001), Cây Tiêu, kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, Nhà xuất bản lao động xã hội 66 tr.
Phan Kim Hồng Phúc, Nguyễn Văn Á (2000), Hỏi đáp về kinh nghiệm trồng tiêu đạt năng suất cao, Nhà xuất bản Đà Nẵng 143 tr.
Phan Quốc Sủng, 2000. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu, Nhà xuất bản nông nghiệp, 46 tr.
Nguyễn Thị Thúy, Lương Đức Loan (1986), “Kali và canxi trong hệ thống dinh dưỡng cho cây hồ tiêu trên đất nâu đỏ bazan”, Kết quả nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Nhà xuất bản nông nghiệp quyển 2 tr 48-57.
Nguyễn Tăng Tôn và cộng tác viên, 2005: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu phục vụ chế biến và xuất khẩu”
Phan Hữu Trinh, Trần Thị Mai, Vũ Đình Thắng, Bùi Đắc Tuấn, 1988, Kỹ thuật trồng tiêu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 156 tr.
Nguyễn Thị Tuyết (2002), Điều tra nghiên cứu giống, đất đai và kỹ thuật canh tác cây tiêu nhằm góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng tiêu, Báo cáo khoa học, Viện KHKT NLN Tây Nguyên.
Nguyễn Thị Xê (2003), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống tiêu ở Dak Lak và các vùng phụ cận, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp 1.
Lê Minh Xuân, Nguyễn văn Phấn (1983), “Kết quả điều tra giống tiêu nhập nội Lada Belangtoeng trồng ở Bình Trị Thiên”, Tạp chí Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp, Số 12, tr 548-552.
Tài liệu tiếng Anh
Dropkin V. H. (1980), Introduction to plant nematology. John Willey & Sons. New York. 293pp.
IISR (1997), Annual report of Indian Institute of Spice Research 1996-1997, Calicut, Kerela. pp 50-51
Geetha, C.K. and Nair, P.C.S (1990) “Effect of plant growth regulator and zinc on spike shedding and quality of pepper”, Pepper News 14(10) pp 5-7.
Manohara, D; Wahyuno, D; Supriadi and Sukamto, Foot rot and viral desease on pepper and their management in Indonesia, peppertech Meeting, 30th November 2005. IPC.
Nybe,-EV; Nair,-PCS; Wahid,-PA.(1989), “Relationships of foliar nutrient levels with yield in black pepper”, Tropical-Agriculture 66 (4). pp.345-349.
Paulus Amin Det and Wong Ting Hung (2000), Development of pepper Industry in Sarawak, Malaysia, Agriculture Research Centre, Semongok, P.O.Box 977, 9320 Kuching, Sarawak, Malaysia, PEPPER MARKETREVIEW, 30/9/2000.
Peper Production guide for Asia and the Pacific (2005) Edited by George, C.K; Anandan Abdullah and Keith Chapman - International Peper Community and Food & Agriculture Organisation of United Nations.
Pillay V. S., Sasikumaran S (1984). “The slow wilt disease of pepper a new outlook”, Indian Cocoa, Arecanut and Spices Journal (India), v. 7 (3). pp 77-78.
The pulse of Indian Agriculture. [Online] Available hhe pulse of Indian Agriculture. [Online] Available 6/26/2002.
Rafael E. Chepote, Chrles J.L. de Santana e Romido N. dos Santos (1986). Response of black Pepper to fertilizers in Southern Bahia, Brazil. Revista Theobroma 16
Sadanandan A.K. (2000), Agronomy and nutrition of black pepper Black pepper (Piper nigrum). pp 173-182 và 212-216, edited by P.N. Ravindran, copyright 2000 OPA.
Sasikumar. B, Krishnamurthy.B, Saji.KV, Johnson.K, Peter.K.V, and Ravindran.P.N (1999), Spice diversity and conservation of plants that yield major spice in India, Plant Genetic Resources Newsletter, No118. pp 19-26.
Salvi, B.R., Desai, A.G. and Salvi, M.J. (1988) Effect of application of plant growth regulator on pepper, Agri. Res. J. Kerala. 26 pp 240-245
Sarma Y. R., Ramachandran N., Anandaraj M., Ramana K. V (1989), "Disease management in Black pepper”. Pepper - News (Indonesia), v. 13 (7). pp 4-7.
Sarma, Y.R and Saju, K.A, “ Biological control technology for the management of foot root and slow decline diseases of black pepper”. Focus on Pepper, Journal of the Pepper Industry, volume 1 N0.2/2004. pp 25-51.
Thomas Dierolf, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert (2001), A tool kit for acid upland soil fertility management in southeast Asia. pp 113-116.
De Waard, P. W. F. (1979), "Yellow disease" complex in Black pepper on the island of Bangka, Indonesia, Journal of Plantation Crops (India). n07. pp 42-49.
Zaubin R. (1979), “Effect of soil pH on the growth of Piper nigrum L” Pemberitaan Lembaga Penelitian Tanaman Industry, no. 33. pp 27-36.
Zaubin R; Hidayat, A and Sesda, M, (1995), “Effect of NPK composition on the growth and health of black pepper” Journal of Spice and Medicinal Crops3(2). pp 51-55
Zaubin R and Manohara D (2004), “A strategy for fertiliser use on black pepper in Lampung” Focus on Pepper, Journal of the Pepper Industry, volume 1 N0.2/2004. pp 17-24.
Wallace H. R.(1970), “Some factors influencing nematodes reproduction and the growth of tomatoes infected with Meloidogyne javanica”, Nematologica, v. 16. pp 387-397.
PHỤ LỤC
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE 1-T 12/11/** 21:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
thi nghiem hai nhan to thiet ke theo kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V004 NS nang suat
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 8.89031 2.96344 104.51 0.000 5
2 K$ 2 .390000 .195000 6.88 0.008 5
3 P$ 1 .788437 .788437 27.81 0.000 5
4 K$*P$ 2 .122500 .612500E-01 2.16 0.148 5
* RESIDUAL 15 .425313 .283542E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 10.6166 .461590
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK FILE 1-T 12/11/** 21:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
thi nghiem hai nhan to thiet ke theo kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V005 DK duong kinh
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 .573500E-01 .191167E-01 2.06 0.148 5
2 K$ 2 .475833E-02 .237916E-02 0.26 0.780 5
3 P$ 1 .375000E-02 .375000E-02 0.40 0.541 5
4 K$*P$ 2 .194275 .971375E-01 10.46 0.002 5
* RESIDUAL 15 .139250 .928333E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 .399383 .173645E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DC FILE 1-T 12/11/** 21:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
thi nghiem hai nhan to thiet ke theo kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V006 DC dai canh
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 52.0877 17.3626 4.33 0.022 5
2 K$ 2 50.7586 25.3793 6.33 0.010 5
3 P$ 1 7.86615 7.86615 1.96 0.179 5
4 K$*P$ 2 21.4993 10.7496 2.68 0.100 5
* RESIDUAL 15 60.1329 4.00886
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 192.345 8.36282
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC2 FILE 1-T 12/11/** 21:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
thi nghiem hai nhan to thiet ke theo kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V007 CC2 canh cap 2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 .697083 .232361 0.59 0.635 5
2 K$ 2 10.5658 5.28292 13.37 0.001 5
3 P$ 1 2.22042 2.22042 5.62 0.030 5
4 K$*P$ 2 17.3658 8.68291 21.98 0.000 5
* RESIDUAL 15 5.92542 .395028
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 36.7746 1.59890
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE XL FILE 1-T 12/11/** 21:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
thi nghiem hai nhan to thiet ke theo kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V008 XL xoan lun
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 202.139 67.3796 6.25 0.006 5
2 K$ 2 9.94856 4.97428 0.46 0.644 5
3 P$ 1 2.47042 2.47042 0.23 0.643 5
4 K$*P$ 2 217.989 108.994 10.10 0.002 5
* RESIDUAL 15 161.824 10.7882
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 594.370 25.8422
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 1-T 12/11/** 21:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
thi nghiem hai nhan to thiet ke theo kieu khoi ngau nhien day du
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS NS DK DC CC2
1 6 2.39167 1.19500 53.6500 9.67500
2 6 3.74167 1.22667 53.6833 9.48333
3 6 3.79167 1.16000 50.1167 9.21667
4 6 3.85000 1.09500 51.8733 9.34167
SE(N= 6) 0.687437E-01 0.393347E-01 0.817401 0.256589
5%LSD 15DF 0.207218 0.118569 2.46393 0.773450
REP NOS XL
1 6 10.0833
2 6 16.5917
3 6 9.42000
4 6 10.2883
SE(N= 6) 1.34091
5%LSD 15DF 4.04198
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT K$
-------------------------------------------------------------------------------
K$ NOS NS DK DC CC2
k1 8 3.31875 1.15625 50.2875 8.81250
k2 8 3.39375 1.18875 53.5550 9.12500
k3 8 3.61875 1.16250 53.1500 10.3500
SE(N= 8) 0.595338E-01 0.340649E-01 0.707890 0.222213
5%LSD 15DF 0.179456 0.102684 2.13383 0.669828
K$ NOS XL
k1 8 11.1287
k2 8 11.1525
k3 8 12.5063
SE(N= 8) 1.16126
5%LSD 15DF 3.50045
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT P$
-------------------------------------------------------------------------------
P$ NOS NS DK DC CC2
p1 12 3.26250 1.15667 51.7583 9.12500
p2 12 3.62500 1.18167 52.9033 9.73333
SE(N= 12) 0.486092E-01 0.278139E-01 0.577990 0.181436
5%LSD 15DF 0.146525 0.838408E-01 1.74226 0.546912
P$ NOS XL
p1 12 11.2750
p2 12 11.9167
SE(N= 12) 0.948167
5%LSD 15DF 2.85811
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT K$*P$
-------------------------------------------------------------------------------
K$ P$ NOS NS DK DC
k1 p1 4 3.17500 1.03750 48.8750
k1 p2 4 3.46250 1.27500 51.7000
k2 p1 4 3.27500 1.29000 52.5000
k2 p2 4 3.51250 1.08750 54.6100
k3 p1 4 3.33750 1.14250 53.9000
k3 p2 4 3.90000 1.18250 52.4000
SE(N= 4) 0.841935E-01 0.481750E-01 1.00111
5%LSD 15DF 0.253789 0.145217 3.01769
K$ P$ NOS CC2 XL
k1 p1 4 8.22500 15.0700
k1 p2 4 9.40000 7.18750
k2 p1 4 7.95000 8.71750
k2 p2 4 10.3000 13.5875
k3 p1 4 11.2000 10.0375
k3 p2 4 9.50000 14.9750
SE(N= 4) 0.314256 1.64227
5%LSD 15DF 0.947279 4.95039
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 1-T 12/11/** 21:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 7
thi nghiem hai nhan to thiet ke theo kieu khoi ngau nhien day du
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |REP |K$ |P$ |K$*P$ |
(N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
NS 24 3.4437 0.67940 0.16839 4.9 0.0000 0.0076 0.0001 0.1483
DK 24 1.1692 0.13177 0.96350E-01 8.2 0.1478 0.7798 0.5411 0.0015
DC 24 52.331 2.8919 2.0022 5.8 0.0218 0.0101 0.1789 0.0996
CC2 24 9.4292 1.2645 0.62851 6.7 0.6352 0.0005 0.0302 0.0000
XL 24 11.596 5.0835 3.2845 18.3 0.0059 0.6439 0.6433 0.0017
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE 2-T 13/11/** 6:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 NS nang suat
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 2.78948 .929828 17.37 0.000 5
2 K$ 2 .544033 .272017 5.08 0.020 5
3 P$ 1 .504167E-01 .504167E-01 0.94 0.349 5
4 K$*P$ 2 .324333E-01 .162167E-01 0.30 0.746 5
* RESIDUAL 15 .802817 .535211E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 4.21918 .183443
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE VL FILE 2-T 13/11/** 6:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V005 VL ty le cay vang la
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 12.7743 4.25809 4.29 0.022 5
2 K$ 2 113.499 56.7494 57.18 0.000 5
3 P$ 1 23.0692 23.0692 23.24 0.000 5
4 K$*P$ 2 117.292 58.6460 59.09 0.000 5
* RESIDUAL 15 14.8880 .992535
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 281.522 12.2401
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RG FILE 2-T 13/11/** 6:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
VARIATE V006 RG rung gie
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 12.0046 4.00153 2.66 0.085 5
2 K$ 2 67.6808 33.8404 22.52 0.000 5
3 P$ 1 13.6504 13.6504 9.08 0.009 5
4 K$*P$ 2 2.31583 1.15792 0.77 0.484 5
* RESIDUAL 15 22.5379 1.50253
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 118.190 5.13868
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 93.1523 4.05010
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 2-T 13/11/** 6:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS NS VL RG
1 6 3.72333 17.6583 17.8000
2 6 3.58167 18.0733 16.8833
3 6 3.43000 18.1367 16.3167
4 6 4.32833 19.5867 15.9167
SE(N= 6) 0.944468E-01 0.406722 0.500421
5%LSD 15DF 0.284696 1.22600 1.50845
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT K$
-------------------------------------------------------------------------------
K$ NOS NS VL RG
k1 8 3.64000 21.3900 18.9750
k2 8 3.68000 17.3250 16.2750
k3 8 3.97750 16.3763 14.9375
SE(N= 8) 0.817933E-01 0.352231 0.433377
5%LSD 15DF 0.246554 1.06175 1.30635
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT P$
-------------------------------------------------------------------------------
P$ NOS NS VL RG
p1 12 3.72000 19.3442 17.4833
p2 12 3.81167 17.3833 15.9750
SE(N= 12) 0.667839E-01 0.287596 0.353851
5%LSD 15DF 0.201310 0.866914 1.06663
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT K$*P$
-------------------------------------------------------------------------------
K$ P$ NOS NS VL RG
k1 p1 4 3.55000 25.0700 19.3000
k1 p2 4 3.73000 17.7100 18.6500
k2 p1 4 3.68000 15.5900 17.3250
k2 p2 4 3.68000 19.0600 15.2250
k3 p1 4 3.93000 17.3725 15.8250
k3 p2 4 4.02500 15.3800 14.0500
SE(N= 4) 0.115673 0.498130 0.612888
5%LSD 15DF 0.348680 1.50154 1.84746
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 2-T 13/11/** 6:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |REP |K$ |P$ |K$*P$ |
(N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
NS 24 3.7658 0.42830 0.23135 6.1 0.0000 0.0204 0.3493 0.7464
VL 24 18.364 3.4986 0.99626 5.4 0.0224 0.0000 0.0003 0.0000
RG 24 16.283 2.0125 0.52315 7.3 0.0849 0.0000 0.0085 0.4837
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DT FILE 8 29/11/** 11:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 DT Dung träng
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 REP 3 425.667 141.889 0.75 0.542 5
2 K$ 2 1168.00 584.000 3.08 0.074 5
3 P$ 1 6.00000 6.00000 0.03 0.855 5
4 K$*P$ 2 144.000 72.0000 0.38 0.695 5
* RESIDUAL 15 2842.33 189.489
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 4586.00 199.391
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 8 29/11/** 11:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS DT
1 6 572.833
2 6 570.833
3 6 572.667
4 6 581.667
SE(N= 6) 5.61974
5%LSD 15DF 16.9399
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT K$
-------------------------------------------------------------------------------
K$ NOS DT
k1 8 575.500
k2 8 565.500
k3 8 582.500
SE(N= 8) 4.86684
5%LSD 15DF 18.6704
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT P$
-------------------------------------------------------------------------------
P$ NOS DT
p1 12 575.000
p2 12 574.000
SE(N= 12) 3.97376
5%LSD 15DF 11.9783
------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT K$*P$
-------------------------------------------------------------------------------
K$ P$ NOS DT
k1 p1 4 576.000
k1 p2 4 575.000
k2 p1 4 569.000
k2 p2 4 562.000
k3 p1 4 580.000
k3 p2 4 585.000
SE(N= 4) 6.88275
5%LSD 15DF 20.7470
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 8 29/11/** 11:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |REP |K$ |P$ |K$*P$ |
(N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
DT 24 574.50 14.121 13.765 5.4 0.5424 0.0745 0.8554 0.6946
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------
NGUYỄN HỮU LUẬN
NGHIÊN CỨU LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN P VÀ K CHO CÂY HỒ TIÊU Ở DAKLAK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. TÔN NỮ TUẤN NAM
HÀ NỘI, 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Luận
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Tôn Nữ Tuấn Nam người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, khoa sau Đại học, các Thầy Cô giáo trong bộ môn Cây công nghiệp đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi về kiến thức và chuyên môn trong suốt 2 năm học tập và làm luận văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Bộ môn Hệ thống nông nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Luận
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCC1 Cặp cành cấp 1
ĐC Đối chứng
PVBĐ Phạm vi biến động
TB Trung bình
TLB Tỷ lệ bệnh
tr.đ Triệu đồng
n Số mẫu điều tra
VCR Thu trội/chi trội
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Diện tích và sản lượng các nước sản xuất hồ tiêu 8
2.2. Lượng dinh dưỡng một cây tiêu 8 tuổi lấy đi từ đất 16
2.3. Hàm lượng một số các chất dinh dưỡng trong lá tiêu 17
4.1. Diện tích và sản lượng tiêu ở các địa bàn điều tra nghiên cứu 30
4.2. Mức độ phổ biến các giống tiêu tại vùng điều tra 30
4.3. Năng suất một số giống tiêu ở các điểm điều tra 30
4.4. Tình hình tưới nước cho hồ tiêu kinh doanh tại các điểm điều tra 30
4.4. Tỷ lệ cây bị bệnh vàng lá trên một số giống tiêu 30
4.5. Hiện trạng sử dụng phân hữu cơ và phân bón lá cho hồ tiêu 30
4.6. Hiện trạng sử dụng phân bón khoáng cho hồ tiêu ở các vùng điều tra 30
4.7. Năng suất tiêu ở một số vùng điều tra 30
4.8. Năng suất tiêu và hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất bazan trồng tiêu 30
4.9. Mối tương quan giữa năng suất hồ tiêu và các chất dinh dưỡng trong đất 30
4.10. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến chiều dài cành cấp 1 30
4.11. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến số cành thứ cấp/cành cấp 1 30
4.12. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến đường kính tán cây tiêu 30
4.13. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới tỷ lệ rụng gié quả 30
4.14. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới năng suất tiêu đen 30
4.15. Ảnh hưởng của liều lượng P, K tới dung trọng tiêu đen 30
4.16. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến tỷ lệ cây vàng lá 30
4.17. Ảnh hưởng của liều lượng P, K đến tỷ lệ cây bị xoăn lùn 30
4.18. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất 30
4.19. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong lá tiêu 30
4.20. Ước tính hiệu quả kinh tế của các liều lượng P, K đối với tiêu kinh doanh 30
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
2.1. Diện tích và sản lượng của một số nước trồng hồ tiêu chính trên thế giới 9
4.1. Trồng cây che phủ đất giữa hàng tiêu 30
4.2. Trồng tiêu trên trụ sống 30
4.3. Cây tiêu ở CT2 30
4.4. Cây tiêu ở CT5 30
4.5. Chùm quả tiêu ở CT6 30
4.6. Chùm quả tiêu ở CT2 30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn thạc sỹ- Nghiên cứu liều lượng bón phân P và K cho cây hồ tiêu ở DakLak.doc