Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng

Trong nền kinh tế thị trường, văn hoá doanh nghiệp là một trong những nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín, thương hiệu và giá trị của Công ty. Vì vậy, trong mọi hoạt động của mình Công ty cần xây dựng nề nếp quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp tiên tiến hiện đại và hiệu quả; văn hoá giao tiếp, ứng xử trong doanh nghiệp phù hợp với thời đại. Tiếp tục phát huy dân chủ, sáng tạo và quan tâm phát triển nguồn lực với tinh thần công nhân viên chức là số một đồng thời cần phát huy truyền thống kỷ luật - đồng tâm, vượt khó luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất để tiếp tục duy trì và xây dựng Công ty phát triển. Công ty tiếp tục xây dựng hình ảnh, thương hiệu phát triển hơn nữa. Thương hiệu sẽ là tài sản vô giá và là một trong những nhân tố quyết định chỗ đứng của Công ty trên thương trường.

doc100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy động đến 0,23 đồng tài sản dài hạn, cao hơn so với năm 2009. Bốc xúc đất đá là một trong những công việc không thể thiếu trong quá trình khai thác than, xác định năng lực của khâu xúc để xác định được khả năng xúc lớn nhất khi tận dụng đầy đủ máy móc thiết bị. Hiện nay Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng có 15 máy xúc các loại, trong đó có 12 máy xúc đất đá. Khâu vận tải là khâu tiếp sau khâu xúc, có nhiệm vụ vận chuyển đất đá ra những bãi thải và nơi quy định, trong những năm trước đây việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn hạn chế thì khâu vận tải là khâu đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn tới năng suất lao động của toàn Công ty. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn năm 2011 cao hơn so với năm 2009 và năm 2010 và khi sử dụng một đồng tài sản dài hạn tạo ra 0,17 đồng lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với năm 2009, 2010. Điều này cho biết việc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty đã làm cho số tài sản dài hạn tăng lên lớn, tốc độ tăng tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trong Công ty nên không đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty là chưa tốt. Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng cần khắc phục việc quản lý trong quá trình giám sát và sử dụng tài sản cố định trong thời gian tới để nâng cao trình độ tận dụng năng lực sản xuất của Công ty. Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình sử dụng tài sản dài hạn STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Doanh thu thuần Đồng 186.536.278.975 341.837.818.326 1.059.506.334.870 2 Tài sản dài hạn bình quân Đồng 63.196.402.654 120.364.305.546 239.995.389.362 Đầu năm Đồng 53.126.157.934 73.266.647.375 167.461.963.718 Cuối năm Đồng 73.266.647.375 167.461.963.718 312.528.815.007 3 Nguyên giá bình quân 71.260.588.675 97.343.529.340 157.316.209.456 a Đầu năm Đồng 55.339.646.342 87.181.531.007 107.505.527.673 b Cuối năm Đồng 87.181.531.007 107.505.527.673 207.126.891.240 4 Lợi nhuận sau thuế Đồng 15.205.887.856 23.806.675.402 39.742.889.841 5 Hiệu suất sử dụng TSDH  đ/đ 2,95 2,84 4,41 6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ đ/đ 2,62 3,51 6,73 7 Hệ số huy động TSDH đ/đ 0,34 0,35 0,23 8 Tỷ suất lợi nhuận TSDH đ/đ 0,24 0,20 0,17 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Quảng Hưng) Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty hàng hải Quảng Hưng Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn: Ssx = Doanh thu thuần (2-18) Tài sản ngắn hạn bình quân Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn: SSL = Lợi nhuận thuần (2-19) Tài sản ngắn hạn bình quân Như vậy sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2011 cao hơn năm 2009 và năm 2010, cứ một đồng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ tham gia sản xuất và tạo ra được 8,6 đồng doanh thu thuần cao hơn năm 2009 là 3,88 đồng, cao hơn so với năm 2010 là 1,54 đồng. Tuy vậy năm 2011 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia sản xuất tạo ra 0,46 đồng lợi nhuận thuần, so với năm 2009 giảm 0, 1 đồng lợi nhuận, so với năm 2010 giảm 0, 21 đồng lợi nhuận. Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động Trong trường hợp này, tác giả vẫn giữ nguyờn thuật ngữ “vốn lưu động” thay cho thuật ngữ “tài sản ngắn hạn” để thấy được sự luõn chuyển của nguồn vốn này trong quá trình sản xuất. Số vòng luân chuyển: cho biết số vòng mà vốn lưu động luân chuyển được trong kỳ. KLC = Doanh thu thuần (Vòng) (2 – 20) Vốn lưu động bình quân Thời gian một vòng luân chuyển: cho biết số ngày mà vốn lưu động luân chuyển được một vòng. TLC = Thời gian kỳ phân tích (Ngày) (2 - 21) Số vốn luân chuyển trong kỳ Bảng 2.9: Bảng phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 1 Doanh thu thuần đồng 186.536.278.975 341.837.818.326 1.059.506.334.870 2 Tài sản ngắn hạn bình quân đồng 33.080.758.246 49.082.542.020 123.164.617.346 - Đầu năm đồng 39.534.117.462 26.627.399.031 71.537.685.009 - Cuối năm đồng 26.627.399.031 71.537.685.009 174.791.549.683 3 Sức sản xuất TSNH đ/đ 4,72 6,96 8,60 4 Lợi nhuận thuần đồng 21.943.653.520 32.666.015.396 57.005.940.655 5 Sức sinh lời của TSNH đ/đ 0,56 0,67 0,46 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Quảng Hưng) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu trong kỳ Công ty phải huy động được bao nhiêu đồng vốn lưu động. KDN = Vốn lưu động bình quân (đ) (2-22) Doanh thu thuần Qua bảng trên ta thấy tình hình luân chuyển của năm 2011 tốt hơn năm 2009 và năm 2010, Số vòng luân chuyển vốn lưu động của năm 2011 là 8,6 vòng, trong khi năm 2009 chỉ có 4,72 vòng còn năm 2010 là 6,96 vòng. Số vòng luân chuyển vốn lưu động nhiều do vậy thời gian của 1 vòng cũng giảm đi, so với năm 2009 số ngày của 1 vòng luân chuyển giảm 34 ngày, cũng giảm so với năm 2010 là 10 ngày/vòng. Hệ số đảm nhiệm năm 2011 giảm trong khi số vòng luân chuyển tăng lên, thời gian một vòng luân chuyển giảm đi. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty hàng hải Quảng Hưng năm 2011 tăng trưởng hơn so với năm 2009 và năm 2011. Bảng 2.10: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Doanh thu thuần Đồng 186.536.278.975 341.837.818.326 1.059.506.334.870 2 Vốn lưu động bình quân (tsnhbq) Đồng 39.534.117.462 49.082.542.020 123.164.617.346 3 Thời gian kỳ phân tích Ngày 360 360 360 4 Số vũng luừn chuyển VLĐ Vũng 4,72 6,96 8,60 5 Thời gian một vòng luân chuyển Ngày 76 52 42 6 Hệ số đảm nhiệm VLĐ đ/đ 0,21 0,14 0,12 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Quảng Hưng) 2.3.4.2. Phân tích khả năng sinh lợi vốn Hệ thống các chỉ tiêu sinh lời của vốn là cơ sở quan trọng để đánh gía kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà trong một kỳ nhất định của Công ty, nó được coi là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính của Công ty trong tương lai. Hệ thống các chỉ tiêu sinh lời vốn bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Hệ số này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Trị số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế (đ/đ) (2 - 23) Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn để kinh doanh, thì đơn vị đã thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng vốn, cho biết khi dựng một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của VKD = Lợi nhuận sau thuế (đ/đ) (2 - 24) VKD bình quân Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu Cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của VCSH = Lợi nhuận sau thuế (đ/đ) (2 - 24) VCSH bình quân Năm 2011, trong một đồng doanh thu có 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 trong 1 đồng doanh thu có 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2010 một đồng doanh thu có 0,07 lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2011 hiệu quả kinh doanh của Cụng ty thấp hơn so với năm 2009 và năm 2010 do tỉ suet lợi nhuận trên doanh thu giảm so với các năm trước. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trong năm 2011 cũng giảm hơn so với năm 2009 và năm 2010, nó cho thấy khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì năm 2011 tạo ra 0,11 đồng lợi nhuận trong khi năm 2009 tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận, và năm 2010 tạo ra 0,14 đồng lợi nhuận, giảm hơn so với năm 2009 là 0,05 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2010 là 0,03 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế của vốn chủ sở hữu cho biết, 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh năm 2011 mang lại 0,5 đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn so với năm 2009 là 0,22 đồng, tuy nhiên lại cao hơn so với năm 2010 là 0,04 đồng lợi nhuận. Như vậy, khả năng sinh lời vốn của Công ty Hàng hải Quảng Hưng trong năm 2011 thấp hơn so với năm 2009 và năm 2010. Qua đây ta cũng thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 chưa được tốt bị giảm sụt so với năm 2009 và năm 2010 nên Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng cần có những biện pháp khắc phục kịp thời. Năm 2011, trong một đồng doanh thu có 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 trong 1 đồng doanh thu có 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2010 một đồng doanh thu có 0,07 lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2011 hiệu quả kinh doanh của Cụng ty thấp hơn so với năm 2009 và năm 2010 do tỉ suet lợi nhuận trên doanh thu giảm so với các năm trước. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trong năm 2011 cũng giảm hơn so với năm 2009 và năm 2010, nó cho thấy khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì năm 2011 tạo ra 0,11 đồng lợi nhuận trong khi năm 2009 tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận, và năm 2010 tạo ra 0,14 đồng lợi nhuận, giảm hơn so với năm 2009 là 0,05 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2010 là 0,03 đồng lợi nhuận. Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Doanh thu thuần Đồng 186.536.278.975 341.837.818.326 1.059.506.334.870 2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 15.205.887.856 23.806.675.402 39.742.889.841 3 Tài sản bình quân Đồng 96.277.160.901 169.446.847.566 363.160.006.708 a Đầu năm Đồng 92.660.275.395 99.894.046.406 238.999.648.726 b Cuối năm Đồng 99.894.046.406 238.999.648.726 487.320.364.690 4 Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 21.157.460.113 51.906.244.658 79.877.558.897 a Đầu năm Đồng 16.034.404.244 26.280.515.981 77.531.973.335 b Cuối năm Đồng 26.280.515.981 77.531.973.335 82.223.144.459 5 Vốn kinh doanh bình quân Đồng 96.277.160.901 169.446.847.566 363.160.006.708 6 Tỷ suất LN sau thuế/ DT đ/đ 0,08 0,07 0,04 7 Tỷ suất lợi nhuận VKD đ/đ 0,16 0,14 0,11 8 Tỷ suất lợi nhuận VCSH đ/đ 0,72 0,46 0,50 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Quảng Hung) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế của vốn chủ sở hữu cho biết, 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh năm 2011 mang lại 0,5 đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn so với năm 2009 là 0,22 đồng, tuy nhiên lại cao hơn so với năm 2010 là 0,04 đồng lợi nhuận. Như vậy, khả năng sinh lời vốn của Công ty Hàng hải Quảng Hưng trong năm 2011 thấp hơn so với năm 2009 và năm 2010. Qua đây ta cũng thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 chưa được tốt bị giảm sụt so với năm 2009, 2010, vì vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.5. Phân tích ảnh hưởng của tình hình sử dụng lao động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng Từ bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của năm 2011 tăng cao so với các năm 2009 và năm 2010 là do mở rộng quy mô sản xuất , do vậy công ty đã tuyển thêm đội ngũ cán bộ công nhân viên cho công ty. Tổng số cán bộ công nhân viên năm 2009 là 466 người trong đó có 430 công nhân sản xuất, năm 2011 tổng số công nhân viên là 930 người, trong đó có 870 công nhân sản xuất, tẵng 464 người so với năm 2009 tương ứng gần 100%, so với năm 2010 số lao động tăng 265 người tương ứng là 40%. Năng suất lao động bình quân 1 công nhân viên trong năm 2011 là 1.139.352.001 đồng tăng so với năm 2009 là 739.059.557 đồng tương ứng với 185%, tăng 25.058.063 đồng so với năm 2010 tương đương 122%. Dựa vào số liệu này cho thấy doanh nghiệp đã nâng cao năng suất lao động bằng cách đưa nhiều máy móc phương tiện hiện đại vào quá trình sản xuất tạo hiệu quả cho công ty. Một nguyên nhân nữa cũng hết sức quan trọng đó là tinh thần trách nhiệm của từng công nhân đã được tăng lên theo từng năm. Toàn Công ty đã áp dụng phương châm “Lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu”. Hiệu quả sử dụng lao động được tính dựa trên lợi nhuận mà một công nhân viên sản xuất ra, năm 2011 hiệu quả sử dụng lao động là 56.979.054 đồng trên một người tăng 13.471.506 đồng so với năm 2009 và tăng 9.246.371 đồng. Ta thấy hiệu quả sử dụng lao động qua các năm dần được tăng lên, doanh nghiệp đã từng bước sử dụng được tối đa nguồn nhân lực hiện có tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm. Do công ty làm ăn có hiệu quả hơn nên đời sống nhân viên cũng được cải thiện theo, tiền lương bình quân một công nhân năm 2011 tăng so với năm 2009 là 31.096.463 đồng tương ứng tăng 52%, và tăng so với năm 2010 là 14.034.055,071 đồng tương đương tăng 18%. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn mà doanh nghiệp không những đã đảm bảo công việc cho nhân viên mà vẫn tăng lương cao cho nhân viên, điều này chứng tỏ Công ty vẫn đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thương trường qua đó Công ty có thể quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên và tạo điều kiện tái sản xuất sức lao động. Tuy hiệu quả sử dụng tiền lương của năm 2011 không cao bằng năm 2009 nhưng Công ty đã sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả hơn so với năm 2009, doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa việc sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương trong hoạt động sản xuất để tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn. Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng cũng đã có những chiến lược, kế hoạch được vạch ra trong những năm tới để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà Công ty đang tham gia cũng như bỏ vốn đầu tư. Bảng 2.12: Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2009/2011 So sánh 2010/2011 +/_ % +/_ % 1 Tổng doanh thu Tr.đồng 186.536 342.005 1.059.597 873.061 468 717.592 210 2 Tổng tiền lương Tr.đồng 27.980 51.275 84.761 56.780 203 33.484 65 3 Tổng lợi nhuận Tr.đồng 20.274 31.742 52.991 32.716 161 21.248 67 4 Tổng số CBCNV Người 466 665 930 464 100 265 40 5 Số công nhân sản xuất Người 430 622 870 440 102 248 40 6 NSLĐ bình quân 1CNV(1/4) Tr.đ/ ng 400 514 1.139 739 185 625 122 7 NSLĐ bình quân 1NV(1/5) Tr.đ/ ng 434 550 1.218 784 181 668 122 8 Hiệu quả sử dụng lao động(3/4) Tr.đ/ ng 43 47 56 13 31 9 19 9 Tiền lương bình quân 1CNV(2/4) Tr.đ/ ng 60 77 91 31.096 52 14.034 18 10 Hiệu suất tiền lương(1/2) Đ 6,667 6,670 12,50 5,834 88 5,831 87 11 Hiệu quả sử dụng tiền lương (3/2) Đ 0,72 0,62 0,63 -0,099 -14 0,006 1 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Quảng Hưng) CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI QUẢNG HƯNG 3.1. Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng. 3.1.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng đã có những bước phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những Công ty có sản lượng bốc xúc, vận chuyển đất đá lớn nhất đối với đơn vị thuê ngoài cho Tập Đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam. Hiện nay, Công ty đã xây dựng được hệ thống kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, phục vụ đắc lực cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay tình hình sản xuất và điều kiện khai thác mỏ ngày càng gặp nhiều khó khăn phức tạp như: Diện khai thác mỏ bị thu hẹp, hệ thống trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật v..v. Công ty đang đứng trước những thách thức lớn là theo Quy hoạch phát triển ngành than và quy hoạch phát triển than vùng Cẩm Phả. Do đặc thù của các Công ty than vùng Cẩm Phả là khai thác lộ thiên nên môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng. Do vậy, sản lượng than của các Công ty khai thác than sẽ phải giảm xuống. Vì vậy để duy trì và phát triển bền vững Công ty trong những năm tiếp theo, Công ty cần đặt ra quan điểm và mục tiêu phát triển cụ thể. 3.1.1.1. Quan điểm phát triển Bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, tuân thủ pháp luật; tuân thủ sự điều hành của Tập Đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng như các Công ty khai thác than mà Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng hợp tác kinh doanh. Phát triển kinh doanh bền vững, hài hòa các mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội ở Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và những nơi Công ty đang có dự án. Bảo vệ môi trường bền vững Phát triển kinh doanh đa ngành kinh doanh, dịch vụ, vận tải... Phát triển Công ty đồng thời theo chiều rộng và chiều sâu. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty Mục tiêu hoạt động của Công ty là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tối đa hóa các khoản lợi nhuận, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp vào ngân sách nhà nước và khôn ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. Phấn đấu xây dựng Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng trở thành chủ đầu tư, nhà thầu bốc xúc, vận chuyển đất đá, vận chuyển than chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn khu vực về kinh doanh dịch vụ, du lịch... Để thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra với Công ty đó là phải chủ động nghiên cứu tìm ra các giải pháp hợp lý trong đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn lực cũng như vạch ra những kế hoạch trong kinh doanh nhằm duy trì và phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo 3.1.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng Từ các kết quả đánh giá thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng và để duy trì, phát triển bền vững Công ty đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân thì việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp kinh tế – kỹ thuật cụ thể nhằm duy trì công suất khai thác than của các Công ty cổ phần than một cách có hiệu quả là hết sức cần thiết. Trong thời gian làm việc, nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế tại Công ty, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.2.1. Về phát triển sản xuất kinh doanh Bên cạnh việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng 5 năm với 3 mỏ than chính là Công ty cổ phần than Cao Sơn – Vinacomin, Công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin và Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin tới năm 2015, Công ty cần phải khẩn trương làm các thủ tục cần thiết để sớm triển khai kế hoạch đầu tư, làm mới trang thiết bị kỹ thuật như máy xúc, xe ô tô tải có trọng tải lớn để hiệu quả công việc được cao hơn. Công ty triển khai dự án tham gia liên doanh với một số đơn vị khác về việc bốc xúc, vận chuyển đất đá tại khai trường Công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin (Công ty đã trúng thầu cùng với Công ty TNHH Hoa Sơn và Công ty TNHH Quang Minh). Triển khai dự án khai thác và tiêu thụ dăm gỗ từ các đầu mối Bắc Giang và Phú Thọ. Công ty cũng đã thành công trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển than nội địa và xuất khẩu cho Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin và Công ty Kho Vận Đá Bạc – Vinacomin. Ngoài ra, Công ty đã tích cực tìm kiếm và tham gia các dự án thuộc các lĩnh vực mà Công ty có kinh nghiệm như: Bốc xúc, vận chuyển đất đá, san lấp mặt bằng, thi công đường giao thông, vận chuyển than theo đường thủy, dịch vụ du lịch...Tùy theo quy mô, tính chất và hiệu quả của từng dự án. Công ty sẽ cân đối, tính toán đầu tư thêm thiết bị và bổ sung thêm nhân lực để triển khai cho phù hợp. Với các mục tiêu phát triển kinh doanh cụ thể nêu trên, việc hoạt động sản xuất của Công ty vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển, tạo đủ công ăn việc làm cho số lượng cán bộ công nhân lao đông của Công ty đến năm 2015 và giai đoạn sau năm 2015. 3.1.2.2. Về chiến lược đầu tư của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng Trong thời gian tới, Công ty sẽ đầu tư mới thiết bị phục vụ cho việc bốc xúc, vận chuyển đất đá từ năm 2011 – 2015 để thay thế các thiết bị cũ trên các nguyên tắc: Cân đối hiệu quả kinh tế của từng đầu thiết bị (thay thế các thiết bị hết khấu hao và hoạt động không có hiệu quả kinh tế); Đảm bảo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty cũng đã có kế hoạch đầu tư thêm các công trình nhà ở cho công nhân cũng như nhà xưởng để phục vụ cho hoạt động sản xuất được liên tục đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng duy trì việc đầu tư sửa chữa phục hồi các thiết bị đã hết khấu hao nhưng vẫn có hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động, để cân đối đảm bảo năng lực thiết bị, cũng như nhân lực. 3.1.2.3. Về quản tri kinh daonh và kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro Mục tiêu đề ra: Chi phí tối thiểu cho lợi ích tối đa Giải pháp thực hiện: Công ty sẽ tổ chức lại bộ máy điều hành sản xuất nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ điều hành sản xuất, Công ty cũng tiếp tục tổ chức sâu hơn công tác khoán, quản trị chi phí cho đến từng cán bộ công nhân viên, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo huấn luyện cho đội ngũ kinh tế viên, quản đốc công trường, phó quản đốc kỹ thuật vận tải. Nâng cao chất lượng sửa chữa thiết bị, vận hành thiết bị, máy móc trong Công ty Công ty cần chú trọng đào tạo hệ thống cán bộ cơ điện vận tải để đáp ứng được các yêu cầu quản lý Phấn đấu thực hiện chủ trương tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất, đặc biệt là trong khâu bốc xúc, vận chuyển Chuẩn hóa hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty cũng như tăng cường áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng một cơ chế tài chính đủ mạnh thưởng, phạt trách nhiệm quản lý cho công tác quản trị chi phí, trên cơ sở hợp đồng giao nhận khoán giữa Giám Đốc và các Quản đốc. 3.1.2.4. Về phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu đề ra: Công ty cần xây dựng và phát triển đội ngũ CBCNV có đủ sức khỏe, có trình độ, có tác phong công nghiệp, trung thành, tinh thông nghề nghiệp, tư duy nhạy bén, sẵn sàng tham gia các dự án mới trong và ngoài nước đáp ứng được yêu cầu chuyên môn ngày càng cao trong công việc. Định hướng phát triển: Công ty sẽ đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ có đức, có tài, đi sâu, đi sát thực tiễn làm việc có trách nhiệm, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng cao. Giải pháp thực hiện: Công ty sẽ ưu tiên lựa chọn đào tạo, tuyển dụng lao động tại địa phương nơi các dự án triển khai như Thành Phố Hạ Long, Cẩm Phả... Ưu tiên tuyển dụng những cán bộ công nhân có kinh nghiệm và trình độ Tuyển chọn và bổ nhiệm theo phương thức minh bạch, có tiêu chuẩn, quy hoạch rõ ràng, ưu tiên những người có nhiều đóng góp cho Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng đã có những chính sách khuyến khích, chế độ ưu đãi với những người làm việc ở nơi độc hại, nặng nhọc... nhằm thu hút những người tài về phục vụ cho Công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi, giao lưu giữa các công nhân viên trong Công ty nhằm tạo ra tinh thần đoàn kết trong toàn Công ty cũng như để đội ngũ cán bộ công nhân có thể trao đổi kinh nghiệm làm việc trong mọi lĩnh vực của Công ty. 3.1.2.5. Về an toàn lao động Mục tiêu đặt ra: Kiên trì mục tiêu “An Toàn là bạn, tai nạn là thù”. Giải pháp thực hiện: Công ty cần tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn, bảo hộ lao động tập trung cho hệ thống cán bộ và công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất. Tiếp tục xây dựng vận hành hệ thống quy trình kỹ thuật, quy tắc làm việc an toàn và các chế tài thưởng phạt công khai, nghiêm túc. Tiếp tục quy chuẩn hóa chức năng nhiệm vụ cụ thể các bước thực hiện công việc từ phòng ban cho đến công trường, phân xưởng để thống nhất nâng cao trách nhiệm, hiểu biết, trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là bộ phận quản lý điều hành. Đầu tư ngay từ đầu các hệ thống phòng ngừa, cảnh báo, phát hiện và xử lý sự cố, cứu nạn, cứu hộ... Tổ chức cho cán bộ công nhân viên trong Công ty học khóa học về an toàn. Đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong dây chuyền sản xuất thực hiện tiêu chí Môi trường làm việc sạch – An toàn – Hiện đại – ít người. Vận động, giáo dục mọi người cùng chăm lo cho người lao động an toàn, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng. 3.1.2.6. Về bảo vệ môi trường Mục tiêu đặt ra: Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường hướng tới xây dựng môi trường làm việc: Xanh – Sạch – Đẹp. Nhanh chóng kết hợp với Công ty cổ phần than Cao Sơn, Công ty cổ phần than Đèo Nai và Công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường của phần khai thác lộ thiên theo Dự án đã được duyệt và thực hiện các hạng mục công trình môi trường khác để xây dựng một mô hình mẫu trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi hoàn thành phần công việc được giao. Thực hiện đầy đủ các hạng mục công việc theo báo cáo đã được phê duyệt, chủ động bảo vệ môi trường theo nguyên tắc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Giải pháp thực hiện: Hàng năm, Công ty cần lập kế hoạch Bảo vệ môi trường cụ thể, tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết tâm thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường. Tiếp tục tổ chức quan trắc định kỳ, hợp tác cùng với các Công ty khai thác than và Công ty môi trường – Vinacomin để xử lý các vấn đề hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường, xử lý chất thải nguy hại, nước thải... Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác mỏ đặc biệt là trong công tác vận chuyển, đổ tải.. Đối với khu vực giáp dân cư tiến hành xây dựng các hệ thống tường cao chắn bụi, chống ồn, trồng cây xanh, lắp đặt các hệ thống phun sương dập bụi.. Có cơ chế, chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về môi trường của Công ty và Nhà nước. Tăng cường tuyên truyền giáo dục huấn luyện nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Công ty về vấn đề bảo vệ môi trường. 3.1.2.7. Về phát triển khoa học, công nghệ Mục tiêu đặt ra: Công ty cần phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ theo hướng nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng...Khoa học công nghệ là lực lượng hàng đầu đảm bảo gia tăng sản lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Giải pháp thực hiện: Nghiên cứu, áp dụng ngay công nghệ hiện đại tiên tiến cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới, trước mắt là xây dựng cơ sở hạ tầng được trang bị những thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất được hiệu quả hơn. Đi đôi với việc phát huy tối đa nội lực của CBCNV, Công ty cần tăng cường hợp tác với các Công ty trong và ngoài ngành. Tăng cường đầu tư tài sản cố định với những máy xúc, máy ủi, xe tải với công suất lớn, nhằm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian chờ. Cần đào tạo nguồn lực với chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. 3.1.3. Giải pháp mở rộng khu vực bốc xúc, vận chuyển đất đá, nâng cao sản lượng bốc xúc, vận chuyển đất đá và vận chuyển than Hiện nay, Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng đang nhận phần việc bốc xúc, vận chuyển đất đá cho 3 mỏ lớn khai thác than lộ thiên trong Tập Đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sẩn Việt Nam – Vinacomin đó là Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin, Công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin và Công ty cổ phần than Cao Sơn – Vinacomin. Tuy nhiên, hiện nay tình hình sản xuất và điều kiện khai thác mỏ ngày càng gặp nhiều khó khăn phức tạp như: Diện khai thác mỏ bị thu hẹp, các yếu tố của hệ thống khai thác không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật...Gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của dân cư vùng lân cận. Công ty lại đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn từ chủ trương mới của Tập Đoàn, do ngành than đang gặp những khó khăn nên sản lượng khai thác sẽ giảm dần, do đó việc thuê các đơn vị ngoài bốc xúc, vận chuyển đất đá cũng sẽ bị cắt giảm. Do vậy, Công ty cần phải tìm những giải pháp để duy trì sự tồn tại cũng như phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Từ các kết quả đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng và để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của ngành than cũng như của nền kinh tế. 3.1.4. Các căn cứ pháp lý để thực hiện giải pháp 1. Quyết định số 89/2008/QĐ - TTg ngày 07/07/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. 2. Căn cứ vào hợp đồng 5 năm ký kết với Công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài, Công ty cổ phần than Đèo Nai và Công ty cổ phần than Cao Sơn. Để đáp ứng được sản lượng khai thác than ngày càng cao mà Tập Đoàn giao cho 3 mỏ trên, đồng thời tiếp tục duy trì phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh với nhịp độ cao theo định hướng của Tập Đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin phù hợp với chiến lược phát triển ngành than đến năm 2025 và những năm sau trên cơ sở sử dụng tối đa nguồn lực về tiền vốn, , thiết bị vật tư kỹ thuật, lao động hiện có của Công ty, trong ngành và trong vùng. Với các ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội như trên việc đầu tư mở rộng nâng cao công suất bốc xúc, vận chuyển đất đá tại mỏ than Đèo Nai, Cao Sơn và Tây Nam Đá Mài là hết sức cần thiết. Việc nâng cao sản lượng bốc xúc, vận chuyển đất đá và vận chuyển than sẽ góp phần không nhỏ để đảm bảo duy trì sản lượng cho 3 mỏ than trên. 3.1.5. Dự báo thị trường tiêu thụ than Theo quy hoạch phát triển ngành than giai đoạn tới năm 2015 và năm 2025 do Công ty tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp lập thì nhu cầu về than trong những năm tới sẽ phát triển trở lại. Để đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao, Công ty đã có những dự báo, điều chỉnh và bản kế hoạch chi tiết cho hoạt động đầu tư trong thời gian tới. 3.1.6. Hình thức đầu tư của giải pháp Hình thức đầu tư của dự án mở rộng khu vực bốc xúc, vận chuyển cũng như tăng sản lượng bốc xúc, vận chuyển đất đá và than mỗi năm là hình thức đầu tư theo chiều sâu: Duy trì, cải tạo, mở rộng khu vực hoạt động sản xuất nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng qua đó góp phần làm tăng sản lượng khai thác than của mỏ than của Công ty cổ phần than Đèo Nai, Công ty cổ phần than Cao Sơn và Công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài. Vốn đầu tư: Sử dụng cơ sở hạ tầng, đầu tư mua thêm trang thiết bị máy móc công suất lớn như máy xúc, máy ủi, xe ô tô tải. Vốn bổ sung được hình thành từ các nguồn sau: Vốn vay của các Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng hàng hải, Ngân hàng Ngoại Thương... 3.1.7. Đơn giá Hạch toán đơn giá dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm của dự án, căn cứ để tính đơn giá là các định mức kinh tế kỹ thuật hiện đang áp dụng đối với ngành than. Chi phí nguyên, nhiên vật liệu: Căn cứ vào mức tiêu hao nhiên liệu của máy móc cũng như giá cả của nguyên nhiên vật liệu tại thời điểm đó. Cung độ vận chuyển: Tùy thuộc vào cung độ vận chuyển từ vỉa đến bãi thải là bao nhiêu xa. Tiền lương của công nhân: Lương của công nhân tính theo khả năng làm việc. Bảo hiểm các loại: Khoản chi phí bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm trách nhiệm dân sự... . Khấu hao TSCĐ Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa lớn tài sản cố định. Chi phí quản lý và chi phí tiêu thụ... Sản lượng bốc xúc, vận chuyển Sản lượng bốc xúc, vận chuyển được tính hàng năm. Doanh thu được tính toán trên cơ sở sản lượng bốc xúc, vận chuyển đất đá mà Công ty làm được nhân với đơn giá vận chuyển, bốc xúc. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Qua phân tích ở chương 2, tác giả nhận thấy lượng tiền và tương đương tiền dự trữ tại Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng ở mức không cao. Điều này phản ánh lượng tiền và tương đương tiền đủ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh tốt. Các chủ nợ thường rất coi trọng các chỉ số thanh toán này vì thông qua việc cho vay và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá khả năng phân phối và sử dụng vốn của doanh nghiệp hiệu quả đến đâu. Đó cũng là cơ sở để các ngân hàng, các chủ nợ tiếp tục cho doanh nghiệp vay để đầu tư cho tương lai. Mặt khác, việc dự trữ tiền như hiện tại cũng bộc lộ không ít nhược điểm, không chỉ là việc mang màu sắc nền kinh tế chuộm tiền mặt mà nó còn cho thấy Doanh nghiệp đã gây ứ đọng vốn, giảm khả năng sinh lời. Để sử dụng tốt khoản này, theo tác giả cần giải quyết theo một trong các hướng sau: Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng thường mua bán vật tư, thiết bị thông qua một số đơn vị khác, khối lượng và giá trị của lượng vật tư này là rất lớn và các doanh nghiệp cũng thường có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, việc mua sắm vật tư, hàng hóa lại thường xuyên được thực hiện theo phương thức thanh toán trả chậm nên phải chịu một lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp có lượng dữ trữ tiền lớn sẽ thực hiện trả trước cho đối tác vì sẽ giúp tránh được các khoản tiền lãi trả chậm hàng kỳ. Bên cạnh đó, việc sử dụng nợ ngắn hạn ngân hàng giúp giảm chi phí sử dụng vốn được các doanh nghiệp mỏ áp dụng phổ biến gây ra chi phí lãi vay cuối kỳ là rất lớn. Để giảm chi phí tài chính này và giảm áp lực thanh toán nợ ngắn hạn vào cuối kỳ, các doanh nghiệp có thể trả trước nợ ngắn hạn cho các ngân hàng khi thấy lượng vốn bằng tiền hiện tại lớn hơn nhu cầu. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và kinh nghiệm của những nhà quản lý và các bộ phận phòng ban chuyên môn. Với số dư tiền này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động sử dụng chúng cho mục đích đầu tư ngắn hạn vì sẽ giúp quay vòng vốn nhanh, tăng khả năng sinh lời. Về các khoản phải thu: Trong những năm 2009 – 2011 tổng số tiền phải thu vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, cũng cần nói thêm rằng doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu bốc xúc, vận chuyển đất đá, bên cạnh đó là doanh thu từ việc kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh thương mại, vận chuyển than...mỗi loại doanh thu đều có định mức ngày thu công nợ riêng. Chính việc chậm thanh toán đã khiến các đơn vị chế biến kinh doanh than phải chịu lãi suất trả chậm ảnh hưởng nhiều tới nguồn thu của Công ty. 3.3. Giải pháp xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh chủ động và linh hoạt cho Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng Cũng như rất nhiều các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp mỏ đều tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng năm. Nhưng hiện nay việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng vẫn chỉ là tổng hợp các chỉ tiêu công nghệ chủ yếu và mang tính chất tổng quát như: kế hoạch huy động tài nguyên, kế hoạch đào lò, bóc đất đá, vận chuyển...Đây mới chỉ là những kế hoạch cơ bản do phòng ban tại doanh nghiệp phản ánh bức tranh tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty, còn hiện nay chưa có bộ phận tài chính chuyên trách xây dựng kế hoạch cụ thể về lượng vốn cần huy động và cách thức huy động trong năm hoạt động. Chính việc lập kế hoạch huy động vốn chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của Công ty trong những năm qua. Với đặc thù của ngành nên nhu cầu vốn cố định của Công ty là rất lớn và đặc biệt trong những năm tới Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng với nhu cầu vốn để tài trợ cho TSCĐ và thực hiện các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh mà Công ty đã lập kế hoạch, việc cân đối vốn chủ sở hữu và tìm nguồn tài trợ dài hạn là nhiệm vụ bắt buộc. Từ đó giúp Công ty chủ động huy động vốn đặc biệt là vốn vay dài hạn các tổ chức tín dụng để tài trợ cho TSDH tránh tình trạng thiếu vốn dài hạn phải sử dụng vốn ngắn hạn đề đầu tư hoặc dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư và ảnh hưởng đến NLSX cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 3.4. Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Công ty Hoạt động sẩn xuất kinh doanh chính mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận của Công ty là bốc xúc, vận chuyển đất đá theo chỉ đạo của Tập Đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này Công ty có thể mở rộng hoạt động từ bốc xúc, vận chuyển đất đá sang lĩnh vực khai thác khoáng sản khác, trở thành nhà đầu tư về khai thác mỏ và các hoạt động kinh doanh phụ khác. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho Công ty giảm thiểu được rủi ro, phát huy hết năng lực máy móc, thiết bị và nguồn lực về lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, Công ty cũng đã tham gia đấu thầu một số dự án như nhập xuất dăm gỗ cho Nhật Bản, dự án băng tải Mông Dương... 3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng lao động cũng như trình độ quản lý Một tổ chức muốn hoạt động tốt thì cần phải có những con người vận hành giỏi và nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tư vào yếu tố con người được xem là chiến lược mà mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm. Hiện nay đội ngũ lao động có trình độ cao của Công ty còn chưa nhiều, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm việc vận hành, quản lý máy móc thiết bị chưa nắm bắt được công nghệ hiện đại, từ đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần được thực hiện liên tục nhằm củng cố và nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật, quản lý. Công ty cần mở rộng hợp tác đào tạo và đào tạo lại với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Trước mắt là tập trung vào các trường, các viện nghiên cứu trong Tổng Công ty. Chú trọng việc trao đổi, học tập kinh nghiệm về kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ những người làm việc nặng nhọc, độc hại đặc biệt là những người làm việc ở vùng sâu, vùng xa. Chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, tạo môi trường bình đẳng dân chủ để mọi cá nhân có thể phát huy được khả năng của mình, có cơ chế khuyến khích, thu hút người tài gắn bó với doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, phải xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ cốt cán cho doanh nghiệp, lựa chọn người có đức, có tài, có tâm huyết với sự phát triển của Công ty vào những vị trí quan trọng. 3.6. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, văn hoá doanh nghiệp là một trong những nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín, thương hiệu và giá trị của Công ty. Vì vậy, trong mọi hoạt động của mình Công ty cần xây dựng nề nếp quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp tiên tiến hiện đại và hiệu quả; văn hoá giao tiếp, ứng xử trong doanh nghiệp phù hợp với thời đại. Tiếp tục phát huy dân chủ, sáng tạo và quan tâm phát triển nguồn lực với tinh thần công nhân viên chức là số một đồng thời cần phát huy truyền thống kỷ luật - đồng tâm, vượt khó luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất để tiếp tục duy trì và xây dựng Công ty phát triển. Công ty tiếp tục xây dựng hình ảnh, thương hiệu phát triển hơn nữa. Thương hiệu sẽ là tài sản vô giá và là một trong những nhân tố quyết định chỗ đứng của Công ty trên thương trường. 3.7. Kiến nghị các điều kiện để các giải pháp được thực hiện thuận lợi Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện các giải pháp trên, các giải pháp cần được hỗ trợ thực hiện từ phía Nhà nước, Tập Đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam và Công ty là: + Đối với Nhà nước Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần với các chính sách hỗ trợ như thuế, lãi suất, đầu tư ... Nâng cao trình độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp đặc biệt là quản lý vốn. Hoàn thiện hệ thống thông tin tài chính, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch của các thông tin. Có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn cho ngành than nói chung và cho những doanh nghiệp bóc xúc, vận chuyển đất đá nói riêng. Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của ngành than và giúp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa ngành than với các đơn vị bóc xúc, vận chuyển thuê ngoài, như về chính sách giá, cơ chế làm việc, đẩy nhanh tiến độ một số dự án về môi trường, vấn đề khai thác lộ thiên. Ban hành chính sách khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý hơn. + Đối với Tập Đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam - Để tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Tập Đoàn cần có sự phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị thuê ngoài bốc xúc, vận chuyển đất đá cũng như vận chuyển than trong công tác quản lý huy động và sử dụng vốn nhằm phát huy tính sáng tạo và tự chủ của các đơn vị. - Hỗ trợ về nguồn nhân lực trong sản xuất cũng như tạo cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc ở các dự án vùng xa. - Có cơ chế, chính sách hỗ trợ Công ty về việc đào tạo nâng cao trình độ cũng như sắp xếp lại lao động cho cán bộ công nhân Công ty trong quá trình sản xuất để đạt hiệu quả cao. + Đối với Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng - Chủ động xây dựng quy chế về quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, đầu tư mua sắm một cách chặt chẽ và thống nhất. - Nâng cao tính chủ động trong công tác lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn. - Tăng cường đầu tư vào yếu tố con người, bố trí bộ phận tài chính chuyên trách theo dõi, phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất lãnh đạo giải quyết kịp thời. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì mọi Doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn trong việc tìm ra những giải pháp để duy trì và phát triển. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một bài toán rất khó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự năng động sáng tạo của cán bộ công nhân lao động trong các doanh nghiệp và luôn được phát huy rất tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế – Chính trị – Xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, góp phần đem lại nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước. Đối với các doanh nghiệp hợp tác cùng các Doanh nghiệp khai thác than lộ thiên thuộc Tập Đoàn Than thì sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được đề cao hàng đầu. Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng phát huy được tính tự chủ trong mỗi cán bộ, công nhân lao động, luôn chủ động sáng tạo tìm ra các giải pháp, hướng đi phù hợp và đúng đắn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao một cách rõ rệt, thu nhập đời sống công nhân viên chức khá hơn về điều kiện việc làm. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được như đã biết thì bên cạnh đó Doanh nghiệp vẫn phải đối diện và vượt qua rất nhiều thách thức như: Điều kiện làm việc ngày càng khó khăn vì phải xuống sâu, đường dốc làm cho phương tiện hoạt động khó khăn hơn. Trình độ chuyên môn của công nhân viên vẫn còn chưa cao đó cũng là một trở ngại cho công việc của Công ty. Lượng máy móc hết khấu hao, làm việc không hiệu quả vẫn còn khá nhiều, chưa đáp ứng được 100% yêu cầu của ngành than. Môi trường làm việc tại khai trường tuy chưa ở mức ô nhiễm nghiêm trọng nhưng cũng đã ảnh hưởng tới sức khỏe của cán bộ công nhân viên. Kiến nghị: Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng hy vọng Nhà nước, Tập Đoàn và các doanh nghiệp khai thác than tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho các đơn vị bốc xúc, vận chuyển thuê ngoài. Công ty cũng cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ về việc đào tạo và đào tạo lại cũng như sắp xếp lại lao động cho cán bộ công nhân. Cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng với mật độ dày hơn để các lái xe có thể hoạt động an toàn hơn vì đường dốc và sâu hơn. Công ty cần chủ động xây dựng quy chế về quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, đầu tư mua sắm một cách chặt chẽ và thống nhất. Nâng cao tính chủ động trong công tác lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, với phương châm chi phí tối thiểu cho lợi nhuận tối đa. Tăng cường đầu tư vào yếu tố con người, phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Quan tâm hơn nữa đến cuộc sống của cán bộ công nhân viên, bởi hầu hết công nhân của Công ty phải ở lại công trường nên chỗ ăn, nghỉ phải được đảm bảo hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính), NXB Thống kê, Hà Nội. Dương Đăng Chinh (2003), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành, Phạm Trọng Lễ (1995), Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường, UBND Tp.Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Hữu Phước (2002), Toán Tài chính, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh. Vũ Duy Hào, Đảm Văn Huệ (2009), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Duy Lạc (2009), Tổ chức nguồn lực tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội. Nguyễn Duy Lạc (2010), “Một số vấn đề về an toàn tài chính trong cơ cấu vốn của Công ty cổ phần”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Số 29, Tr.34-37. Nguyễn Hải Sản, Hoàng Anh (2008), Cẩm nang nghiệp vụ Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. Đỗ Hữu Tùng (2005), Quản trị tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội. Douglas, A. (2002), “Capital Structure and the control of managerial incentives”, Journal of Corporate Finance 8, Pg 287-311. Ross, Westerfield, Jaffe, Jordan (2008), Modern Financial Management, McGraw-Hill Internati onal Edition.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_duong_trong_nghia_0707.doc
Luận văn liên quan