Luận văn Nghiên cứu nấm rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013

1. Qua quá trình thực hiện đề tài do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên còn nhiều vấn đề chúng tôi chưa đi sâu vào nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu đề tài, xác định thêm phạm vi kí chủ, sự đa dạng hình thái, sinh học, đa dạng về các nhóm tương hợp của nấm Rhizoctonia solani Kuhn. 2. Phương pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS là phương pháp mới ở Việt Nam và thuốc Amistar Top 325SC, Nevo 330EC cho hiệu quả trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc, cần được khuyến cáo áp dụng vào thực tiễn sản xuất. 3. Vì điều kiện, nghiên cứu chưa tiến hành được về các nhóm tương hợp của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc. Nên chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để xác định phạm vi ký chủ đầy đủ hơn.

pdf83 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nấm rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21/05/2013 Quả già - 36 Hình 3.2. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Qua kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2, cho thấy bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 từ giai đoạn cây con tới khi cây ra hoa rộ. Bệnh hại nặng nhất khi cây ở giai đoạn phân cành (9,33%) sau đó giảm dần. Từ giai đoạn cây ra hoa rộ tới khi thu hoạch không thấy bệnh xuất hiện bệnh. Điều này cho thấy nấm Rhizoctonia solani Kuhn tấn công vào cây lạc chủ yếu ở giai đoạn cây con. Nên các biện pháp phòng trừ cần được tiến hành sớm hơn so với các biện pháp phòng trừ thông thường. 3.2.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Ngoài giống lạc L14, thì giống lạc L26 cũng được trồng tại Nghi Lộc trong thời gian gần đây, diện tích gieo trồng hàng năm của giống lạc này đang tăng lên, do năng suất và chất lượng của giống ngày càng được bà con nông dân đánh giá cao. Nên tìm hiểu tác động của nấm Rhizoctonia solani Kuhn lên giống lạc L26 là việc làm cần thiết và có tính thực tế cao. 37 Bảng 3.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 STT Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Tỉ lệ bệnh (%) 1 05/03/2013 Cây con 10,0 2 12/03/2013 Phân cành 8,0 3 19/03/2013 Phân cành 8,0 4 26/03/2013 Bắt đầu ra hoa 6,0 5 02/04/2013 Ra hoa 1,0 6 09/04/2013 Ra hoa 1,0 7 16/04/2013 Ra hoa rộ - 8 23/04/2013 Đâm tia 3,0 9 30/04/2013 Quả non 1.0 10 07/05/2013 Quả non - 11 14/05/2013 Quả chắc - 12 21/05/2013 Quả già - Hình 3.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 38 Qua bảng 3.3 và hình 3.3, cho thấy diễn biến của bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc L26 phức tạp hơn so với giống lạc L14. Nấm tấn công vào cây lạc từ thời kỳ cây con cho đến thời kỳ quả non. Bệnh gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con, với tỷ lệ nhiễm 10%. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong cùng thời gian điều tra cũng cao hơn so với giống lạc L14. Khi cây lạc bước vào giai đoạn ra hoa, tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt so với trước đó và bệnh ngừng phát triển ở giai đoạn ra hoa rộ, sau đó lại xuất hiện trở lại khi cây lạc đâm tia với tỷ lệ nhiễm 3% và 1% ở giai đoạn hình thành quả non. 3.3. Kết quả nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 3.3.1. Triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc Mẫu bệnh được chúng tôi thu thập ngoài động ruộng dựa vào các mô tả triệu chứng từ các nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước sau đó tiến hành phân lập và giám định mẫu bệnh, và chúng tôi thu được kết quả sau: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại chủ yếu vào thời kỳ hạt nảy mầm đến khi cây lạc bắt đầu ra hoa. Nấm bệnh tấn công vào rất nhiều bộ phận trên cây lạc bao gồm phần rễ phôi khi mới xuất hiện, trục phôi hạ diệp, lá mầm khi còn ở trong đất hoặc khi lá mầm vừa lộ lên khỏi mặt đất (hình 3.4 - b). (a. Mẫu bệnh thu thập ngoài đồng ruộng; b. Mẫu bênh lây nhiễm nhân tạo) Hình 3.4. Triệu chứng bệnh do Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc a b 39 Triệu chứng điển hình của bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên lạc đó là hiện tượng lở loét từ phần thân hạ diệp, nấm bệnh thường gây hại phần thân chìm trong đất, hiện tượng thân bị teo thắt lại rất ít được biểu hiện trên lạc. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu hình elip, hơi lõm, mầu nâu đậm sau đó vết bệnh lan rộng dần và có hình dạng không xác định (hình 3.4 - b). Nấm Rhizoctonia solani Kuhn tấn công cả các cành và lá gần mặt đất, trong điều kiện thuận lợi nó có thể phát triển mạnh và gây chết cây. Trên vết bệnh hoặc cây nhiễm bệnh đã chết có thể quan sát thấy sợi nấm (hình 3.5). Ngoài ra nấm Rhizoctonia solani Kuhn tấn công lên cả lá mầm ở giai đoạn cây con, tia củ ở giai đoạn đâm tia và củ non ở giai đoạn hình thành củ non. Nấm cũng gây hại trên cành và lá lạc, gây khô cành và cháy lá. (a. Triệu chứng thối gốc; b. Triệu chứng thối toàn cây) Hình 3.5. Triệu chứng bệnh do Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc 3.3.2. Kết quả phân lập và giám định 3.3.2.1. Phân loại Căn cứ vào các tài liệu về triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Từ các mẫu bệnh thu thập ngoài đồng ruộng chúng tối tiến hành phân lập và nhân nuôi trên môi trường nhân tạo (PGA), giám định qua kính hiển vi và lây nhiễm nhân tạo để khẳng định tác nhân gây bệnh theo quy tắc Koch, kết quả cho thấy tác nhân gây bệnh lở cổ rễ, chết cây con trên lạc tại Nghi Lộc, Nghệ An là do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. a b 40 Hiện nay không có bất cứ một hệ thống phân loại nấm ở bậc cao duy nhất nào được công nhận, và những tên gọi thường thay đổi ở mọi cấp độ, kể từ loài trở đi. Dù vậy, những nỗ lực của những nhà nghiên cứu nấm đang được thực hiện để có thể thiết lập và khuyến khích việc sử dụng một danh pháp ổn định và duy nhất Bảng 3.4. Phân loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc Giới Ngành Lớp Bộ Họ Chi Loài Dikarya - Giới Fungi, phân giới Dikarya Basidiomycota - Ngành nấm đảm. Sợi nấm có nhiều vách ngăn Deuteromycetes - Lớp nấm bất toàn, trước đây từng được coi là một ngành của Nấm, nhưng hiên nay chỉ được sử dụng để chỉ những loại nấm sinh sản vô tính trong Dikarya (giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm đảm Hymenomycetes) Mycelia sterilia - Bộ nấm trơ, là một nhóm các loại nấm mà không sản xuất bào tử. Đây được xem là một nhóm hình thức, không phải là một bộ phận phân loại, và được sử dụng như một vấn đề thuận tiện (giai đoạn hữu tính thuộc bộ Tulasnellales) Ceratobasidiaceae Rhizoctonia (giai đoạn hữu tính thuộc chi Thanatephorus) Solani (giai đoạn hữu tính thuộc loài cucumeris) Trong quá trình nghiên cứu không bắt gặp giai đoạn sinh sản hữu tính của loài này, theo một số công bố trong và ngoài nước nấm Rhizoctonia solani Kuhn có bắt gặp giai đoạn sinh sản hữu tính trong tự nhiên, và giai đoạn sinh sản hữu tính thuộc hệ thống phân loại ở trên. 41 3.3.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn Để xác định đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc, chúng tôi tiến hành nhân nuôi và mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.6 và bảng 3.5. a) b) (a. Hình thái tản nấm trên môi trường PGA; b. Hình thái sợi nấm) Hình 3.6. Hình thái sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc Trên môi trường PGA nấm phát triển rất mạnh, tản nấm khi còn non có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Quan sát dưới kính hiển vi thấy sợi nấm đa bào, không màu có nhiều vách ngăn, phân nhánh vuông góc và 42 gần vuông góc, góc phân nhánh dao động trong khoảng 45o - 90o, chỗ phân nhánh có eo thắt, gần chỗ phân nhánh có vách ngăn. Một số đặc điểm cụ thể về hình thái của nấm Rhizoctonia solani Kuhn được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn khi nuôi cấy trên môi trường PGA Đặc điểm Chỉ tiêu theo dõi Ngày sau cấy 1 2 3 4 Màu sắc tản nấm Trắng Trắng Hơi nâu Nâu Đặc điểm mọc Sát bề mặt môi trường Sát bề mặt môi trường Sát bề mặt môi trường Sát bề mặt môi trường Mật độ sợi Dày, bông Dày, bông Dày, bông Dày, bông Màu môi trường Nâu nhạt Nâu Nâu Nâu đậm Tốc độ mọc Nhanh Nhanh Nhanh Phân nhánh Thẳng góc Kích thước tế bào(m) 7,8 ± 0,1 Qua kết quả bảng 3.5, cho thấy màu sắc của tản nấm Rhizoctonia solani Kuhn thay đổi theo thời gian, ở 2 ngày đầu sau cấy tản nấm có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu nâu. Tốc độ mọc của nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA kể từ sau khi cấy diễn ra nhanh, đây là cơ sở để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự gây hại của loài nấm này trên các cây trồng. Nấm cũng làm thay đổi màu môi trường nuôi cấy, từ không môi trường trắng đục sang màu nâu, nâm đậm. Đây là cơ sở khoa học giúp cho việc xác định triệu chứng bệnh ngoài tự nhiên một cách chính xác hơn. 43 3.3.2.3. Một số đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani Kunh trên môi trường PGA Theo Van Bruggen A. H. C. và CTV (1986) [49] đã xác định, những hạch màu tối được sinh ra nhiều trên bộ phận cây bị nhiễm bệnh, cấu trúc hạch được hình thành từ sợi nấm và là nguồn bệnh cho vụ sau. Vì vậy kết quả xác định các đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc, là cơ sở khoa học trong việc nhận diện, điều tra nguồn bệnh, quy luật tồn tại, nguồn duy trì chủ yếu của bệnh, để từ đó có các biện pháp phòng trừ thích hợp. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.7 và bảng 3.6. Hình 3.7. Hạch nấm (a) và cấu trúc hạch nấm (b) Rhizoctonia solani Kuhn Hạch nấm được hình thành nhiều, có hình dạng không định hình, kích thước và số lượng khác nhau trên cùng yếu tố môi trường nuôi cấy. Qua kết quả giám định, chúng tôi kết luận hạch nấm được hình thành từ các sợi nấm cuộn chặt lại với nhau. Cấu trúc hạch nấm đặc và hạch khi mới hình thành có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm (nâu đen) và màu đen. Khi dùng hạch nấm cấy trên môi trường PGA thì sau 1 ngày phát hiện thấy các sợi nấm được mọc ra từ hạch nấm. Một số đặc điểm cụ thể về hạch nấm Rhizoctonia solani Kuhn: hình dạng hạch, kích thước hạch, màu sắc hạch non, màu sắc hạch già ..., vị trí hình thành hạch thời gian hình thành hạchđược trình bày ở bảng 3.6. a b 44 Bảng 3.6. Một số đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA Chỉ tiêu theo dõi Đặc điểm hình thái của hạch nấm Hình dạng hạch Tròn dẹt và đa số hạch không định hình Màu sắc hạch non Trắng Màu sắc hạch già Nâu, nâu đen, đen Phân bố hạch trên môi trường Tập trung, đồng tâm, rải rác Vị trí hình thành hạch Bề mặt môi trường và trên thành đĩa Ngày hình thành hạch sau cấy 4 ngày Kích thước trung bình hạch (mm) 1,5 ± 0,1 Cấu trúc hạch Đặc 3.4. Xác định phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, người ta thường sử dụng biện pháp luân canh cây trồng để giảm nguy cơ gây hại của đối tượng dịch hại nào đó, như bện pháp luân canh, các biện pháp làm đất. Nhưng theo Parmeter JR và CTV (1970) [44] ở Mỹ có khoảng 500 loài thực vật bị Rhizoctonia solani Kuhn kí sinh và gây. Như vậy đối với bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra biện pháp luân canh không có ý nghĩa. Ogoshi A, 1987 [41], cho biết nguồn nấm tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi nấm và hạch nấm. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn có thể tồn tại trong đất từ 3 đến 4 năm, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ nảy mầm hình thành sợi nấm và xâm nhập gây hại cây trồng . Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành tìm hiểu để phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc, xác định chính xác khả năng gây bệnh của nó lên các cây trồng khác và từ đó có các biện pháp hợp lý để kiểm soát nguy cơ gây hại của loài nấm này. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7, hình 3.8 45 Bảng 3.7. Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc với một số cây trồng TT Đối tượng lây nhiễm Số cây lây bệnh (cây) Số cây nhiễm (cây) Thời gian tiềm dục (ngày) Tỷ lệ bệnh (%) 1 Lạc 90 90 4 - 5 100,00 2 Lúa 90 88 4 - 5 97,78 3 Ngô 90 89 4 - 5 98,89 4 Dưa hấu 90 90 2 - 3 100,00 5 Đậu tương 90 88 2 - 3 97,78 Hình 3.8. Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn Qua bảng 3.7 và hình 3.8 cho thấy nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc (lở cổ rễ, khô cành...) tại Nghi Nghi Lộc, Nghệ An có khả năng gây bệnh trên các cây trồng khác như lúa, ngô, dưa hấu, đậu tương với tỷ lệ nhiễm cao. Trong đó dưa hấu nhiễm với tỷ lệ 100,00% và ngô là 98,89%. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây nên các triệu chứng khác nhau trên các cây trồng khác nhau, gây ra bệnh khô vằn trên lúa và ngô, gây ra bệnh lở cổ rễ, teo thắt cổ rễ, chết cây con ở dưa hấu và đậu tương. 46 3.5. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học và nấm đối kháng Trichoderma viride Pers trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn Nghiên cứu về tính đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers với nhiều loài nấm bệnh gây hại thực vật, đặc biệt là các nấm gây hại vùng rễ cây trồng cạn trong đó có nấm Rhizoctonia solani Kuhn, đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Trong giai đoạn gần đây ở nước ta cũng đã bắt đầu có nhiều nghiên cứu ứng dụng về nấm Trichoderma viride Pers. Để tìm hiểu thêm về hiệu về khả năng đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu lực đối kháng trên môi trường PGA. Chỉ tiêu theo dõi là đường kính tản nấm Trichoderma viride Pers và Rhizoctonia solani Kuhn ở các công thức thí nghiệm khác nhau. Gồm 3 công thức thí nghiệm khác nhau và một công thức đối chứng. Sau 2 ngày nuôi cấy bắt đầu tính hiệu lực đối kháng, kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.9, 3.10 và bảng 3.8. (1) Công thức 1; (2) Công thức 2; (3) Công thức 3; (4) Công thức đối chứn Hình 3.9. Quá trình ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA 1 2 3 4 47 Bảng 3.8. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA Ngày sau cấy Công thức 4.0 Công thức 1.0 Công thức 2.0 Công thức 3.0 CV% LSD0,05 Đường kính tản nấm (mm) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Tv Rs Tv Rs Tv Rs Tv Rs 24 giờ 28,80 30,60 30,00 - 29,20 27,80 - 30,00 48 giờ 76,00 74,00 72,40 17,60 76,22a 51,80 38,20 48,38b 26,60 63,40 14,32c 0,91 0,6173 72 giờ 90,00 90,00 74,60 15,40 82,89a 60,80 29,20 67,56b 28,40 61,60 31,56c 0,97 0,8626 96 giờ 90,00 90,00 85,80 4,20 95,33a 70,80 19,20 78,67b 39,60 50,40 44,00c 0,74 0,7828 4 6 48 Hình 3.10. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA Qua kết quả ở bảng 3.8, hình 3.9 và 3.10 cho thấy, nấm Trichoderma viride Pers có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Hiệu lực đối kháng càng cao khi nấm đối kháng Trichoderma viride Pers được cấy càng sớm. Khi nấm Trichoderma viride Pers được cấy trước 1 ngày so với nấm Rhizoctonia solani Kuhn thì sau 96 giờ hiệu lực đối kháng đạt 95,33%, cấy cùng lúc thì sau 96 giờ hiệu lực đối kháng giảm xuống 67,56% và giảm còn 44,00% khi cấy sau nấm đối kháng 1 ngày. Kết quả này là tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma viride Pers trong phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc và các cây trồng khác như lúa, ngô, đậu tương..., cũng là ký chủ của nấm bệnh. 3.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA Hiện nay tại Việt Nam các hoạt chất được đăng ký trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn chỉ bao gồm: Hexaconazole, Propiconazole, Difenoconazole, Carbendazim, Validamicine. Nhưng có hàng trăm tên thương mại khác nhau đã 49 được đăng ký, điều này dẫn đến việc người nông dân lúng túng khi lựa chọn các sản phẩm để phòng trừ đối tượng này. Dù đã có nhiều công bố trong và ngoài nước về biện pháp hóa học trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn, song chúng tôi nhận thấy các loại thuốc đã được công bố hiện nay đã giảm hiệu quả đối với nấm bệnh này. Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành khảo sát một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA, để tìm ra sản phẩm tốt nhất cho biện pháp hóa học. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9, hình 3.11, 3.12 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA TT Công thức Đường kính trung bình của tản nấm sau cấy ĐHH sau 96 giờ (%) 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 1 Công thức 1.1 6,80 8,20 8,40 9,00 90,00b 2 Công thức 2.1 - - - - 100,00a 3 Công thức 3.1 - - - - 100,00a 4 Công thức 4.1 14,00 22,40 27,80 44,60 50,44c 5 Công thức 6.1 31,20 73,60 90,00 90,00 - LSD0,05 0,4193 CV% 0,36 Hình 3.11. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA 50 Qua kết quả trình bày trong bảng 3.9 và hình 3.11 cho thấy, thuốc hóa học có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Các thuốc hóa học khác nhau có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của sợi nâm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Trong các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm trên, các thuốc Amistar Top 325SC và Nevo 330EC ức chế hoàn toàn sự phát triển của sợi nấm trên môi trường PGA ngay sau khi cấy. Sau 96 giờ xử lý thuốc, hiệu lực phòng trừ của thuốc Anvil 5SC đạt 90,22%, trong khi đó thuốc Validacin 3DD đạt hiệu lực 50,67%. (1. Xử lý Amistar Top 325SC; 2. Đối chứng; 3. Xử lý Validacin 3DD) Hình 3.12. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA 3.6. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra thường gây hại ở giai đoạn cây con, và làm giảm mật độ và sức sống đáng kể đối với lạc, vệc phun phòng trừ sau khi cây con mọc dẫn đến hiệu quả không cao, do các thuốc trừ nấm bệnh thường xâm nhập vào cây qua lá, trong khi cây con thì diện tích lá quá nhỏ, nên thuốc sẽ bị rơi vãi vào môi trường đất rất lớn. Ngoài ra biện pháp phun sẽ tốn lượng thuốc 1 2 3 51 nhiều hơn, công lao động và khả năng phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật cũng như ảnh hưởng tới các thiên địch nhiều hơn. Phương pháp xử lý hạt giống đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam trong những năm 2008 - 2010 được sử dụng nhiều trong phòng trừ rầy hại lúa sau đại dịch lùn sọc đen ở miền Bắc. Song trên cây lạc thì chưa có nghiên cứu nào công bế về phương pháp sử dụng thuốc xử lý hạt giống trong kiểm soát sâu bệnh. Để giúp người nông dân trồng lạc tìm ra giải pháp tối ưu cho việc kiểm soát bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu lực của thuốc Cruiser plus 312.5FS ở các nồng độ khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.13, 3.14. Hình 3.13. Thí nghiệm xử lý hạt giống lạc bằng Cruiser plus 312.5FS 52 Bảng 3.10. Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS ở các nồng độ khác nhau đối với bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 TT Công thức Mức độ bệnh qua các ngày điều tra Sau xử lý 7 ngày Sau xử lý 14 ngày Sau xử lý 21 ngày TLB% HL% TLB% HL% TLB% HL% 1 Công thức 1.2 4,00 47,83b 4,33 48,00c 3,33 23,08c 2 Công thức 2.2 3,67 52,17a 3,33 60,00b 2,67 38,46bc 3 Công thức 3.2 3,00 60,87a 2,67 68,00b 2,33 46,15ab 4 Công thức 4.2 2,33 69,57a 2,33 72,00 a 1,67 61,54a 5 Công thức 5.2 7,67 - 8,33 - 4,33 - LSD0,05 9,9675 7,4029 15,618 CV% 8,22 6,43 18,39 Hình 3.14. Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS đối với bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 53 Qua kết quả ở bảng 3.10 và hình 3.13, 3.14 cho thấy, thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS có khả năng phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc L14. Trong đó hiệu quả đạt cao nhất ở liều 2ml Cruiser plus 312.5FS cho 1 kg hạt giống sau 21 ngày xử lý, đạt 72,00% và thấp nhất là liều 0.5ml/kg đạt 48,00%. Khi tăng liều xử lý từ 0,5ml Cruiser plus 312.5FS/kg lên các mức 1,0ml/kg, 1,5ml/kg, 2,0ml/kg hạt giống lạc L14 thì hiệu lực phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn cũng tăng lên sau 7 và 14 ngày xử lý. Đến 21 ngày sau xử lý thì hiệu lực phòng trừ bắt đầu giảm xuống. 3.7. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc Từ các kết quả thu được trong phòng thí nghiệm, chúng tôi tiếp tục tiến hành thử nghiệm ngoài đồng ruộng để kiểm tra lại hiệu lực phòng trừ thực tế khi áp dụng trong thực tiễn sản xuất lạc tại Nghi Lộc, Nghệ An Bảng 3.11. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc L14 T T Công thức Mức độ bệnh qua các ngày điều tra TP 1 ngày Sau phun 7 ngày Sau phun 14 ngày Sau phun 21 ngày TLB % TLB% HL% TLB% HL% TLB% HL% 1 Công thức 1.1 8,67 2,67 77,14b 2,00 83,33ab 1,67 78,26ab 2 Công thức 2.1 9,00 2,00 83,49a 1,33 89,30a 1,33 83,25a 3 Công thức 3.1 8,00 3,00 72,14abc 1,67 84,95a 1,33 81,16a 4 Công thức 4.1 9,67 5,00 61,58bc 4,67 65,13c 2,67 68,82b 5 Công thức 5.1 8,33 5,67 49,49c 2,67 76,89b 1,33 81,91a 6 Công thức 6.1 8,67 11,67 - 12,00 - 7,67 - LSD0,05 23,974 7,908 13,23 CV(%) 18,83 5,29 9,21 54 Hình 3.15. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và chế phẩm Tricô-ĐHCT phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 Qua kết quả ở bảng 3.11 và hình 3.15 cho thấy, các thuốc hóa học Anvil5SC, Amistar Top 325SC, Nevo 330EC, Validacin 3DD và chế phẩm Tricô-ĐHCT đều có khả năng phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Hiệu lực phòng trừ đạt cao nhất sau 14 ngày xử lý, sau đó hiệu lực các thuốc hóa học giảm dần sau 21 ngày, riêng chế phẩm Tricô-ĐHCT hiệu lực tiếp tục tăng lên. Các loại thuốc cho hiệu lực cao sau 14 ngày xử lý là Amistar Top 325 (89.30%), Nevo 330EC (84,95%) và Anvil 5SC (83,33%). Trong khi đó hiệu lực của chế phẩm Tricô-ĐHCT cho hiệu lực thấp hơn (76,89%), nhưng sau 21 ngày xử lý, các loại thuốc hóa học đều giảm hiệu lực thì chế phẩm Tricô-ĐHCT lại cho hiệu lực phòng trừ cao nhất lên tới 81,91%. Từ kết quả trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng cho thấy, để phòng trừ hiệu quả nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên lạc cần xử lý sớm đối với chế phẩm Tricô-ĐHCT và có thể sử dụng các loại thuốc Amistar Top 325SC, Nevo 330EC, Anvil 5SC để phòng trừ. 55 3.8. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc 3.8.1. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt giống đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Theo Nguyễn Thị Me, thuốc Cruiser plus 312.5FS ngoài tác dụng phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa, thuốc còn có tác dụng kích thích bộ rễ lạc, ngô, đậu tương phát triển tốt hơn so với không xử lý (Kết quả đánh giá thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS trong phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa.Viện Bảo vệ thực vật, 2010). Như vậy ngoài khả năng phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc, thuốc còn có tác dụng kích thích bộ rễ lạc phát trển tốt hơn. Điều đó cho thấy thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS sẽ có tác ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành giá mức độ ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc, đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.12 và hình 3.16. Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt giống đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Chỉ tiêu Công thức Số quả/cây Số quả chắc/cây P100 quả P100 hạt SQ % ĐC SQ % ĐC P100(g) % ĐC P100(g) % ĐC Công thức 1.2 15,00 109,22 10,87 108,67 129,25 101,77 55,60 101,09 Công thức 2.2 15,83 115,29 11,93 119,33 132,50 104,33 55,90 101,64 Công thức 3.2 17,20 125,24 13,37 133,67 134,85 106,18 58,60 106,55 Công thức 4.2 17,63 128,40 13,83 138,33 136,61 107,57 59,20 107,64 Công thức 5.2 13,73 100,00 10,00 100,00 127,00 100,00 55,00 100,00 56 Hình 3.16. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Từ kết quả trình bày trong bảng 3.12 và hình 3.16, chúng ta thấy thuốc Cruiser plus 312.5FS có ảnh hưởng đến năng các yếu tốt cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Các mức liều lượng khác nhau có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất khác nhau. Trong đó số quả/cây tăng từ 9,22% đến 28,40% khi tăng liều xử lý hạt giống từ 0.5ml/kg lên 2ml/kg lạc nhân và tỷ lệ quả chắc/cây cũng tăng từ 8,67% đến 38.33% so với đối chứng. Trọng lượng 100 quả tăng từ 1,77% đến 7,57% và trọng lượng 100 hạt tăng từ 1,09% đến 7,64% so với đối chứng. Như vậy việc tăng liều lượng Cruiser plus 312.5FS giúp tăng các yếu tố cấu thành năng suất lạc. Tuy nhiên thí nghiệm chưa xác định được liều tối đa có thể sử dụng để xử lý hạt giống lạc trước khi gieo. 3.8.2. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.17. 57 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Chỉ tiêu Công thức Số quả/cây Số quả chắc/cây P100 quả P100 hạt SQ % ĐC SQ % ĐC P100(g) % ĐC P100(g) % ĐC Công thức 1.1 16,20 121,80 13,20 133,33 135,21 105,59 58,50 107,34 Công thức 2.1 19,80 148,87 14,90 150,51 137,78 107,60 59,50 109,17 Công thức 3.1 18,10 136,09 13,70 138,38 136,32 106,46 60,50 111,01 Công thức 4.1 14,00 105,26 10,30 104,04 129,35 101,02 55,50 101,83 Công thức 5.1 14,90 112,03 11,10 112,12 131,52 102,71 57,50 105,50 Công thức 6.1 13,30 100,00 9,90 100,00 128,05 100,00 54,50 100,00 Hình 3.17. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Qua kết quả trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.17, cho thấy việc sử dụng các loại thuốc hóa học khác nhau và chế phẩm sinh học có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 như tổng số quả/cây, tổng số quả chắc/cây, trọng 58 lượng 100 quả và trọng lượng 100 hạt. Các công thức xử lý khác nhau dẫn đến kết quả các yếu tố cấu thành năng suất lạc khác nhau. Trong các công thức xử lý thì công thức xử lý thuốc Amistar Top 325SC (CT2) cho số quả/cây, số quả chắc/cây và P100 quả cao nhất, trung bình 19,8 quả/cây tăng 48,87% so với đối chứng và 14,9 quả chắc/cây tăng 50,51% so với đối chứng và P100 quả là 137,78 gam, tăng 7,6% so với đối chứng. Đạt kết quả thấp nhất trong các công thức xử lý là thuốc Validacin 3DD với trung bình 14,0 quả/cây, 10,30 quả chắc/cây, P100 quả chỉ đạt 101,83 gam. 3.9. Đánh giá năng suất của biện pháp xử lý thuốc hóa học, chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên giống lạc L14 Đánh giá năng suất lý thuyết và năng suất thực tế, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ khác nhau đến năng suất lạc. Từ đó giúp người nông dân có biện pháp hợp lý trong phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14 và hình 3.18. Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra đến năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Chỉ tiêu Công thức Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế Năng suất (tạ/ha) % so với đối chứng Năng suất (tạ/ha) % so với đối chứng Công thức 1.1 46,85 140,79 35,60 136,29 Công thức 2.1 53,89 161,94 40,75 156,01 Công thức 3.1 49,02 147,32 37,56 143,80 Công thức 4.1 34,97 105,10 27,75 106,24 Công thức 5.1 38,32 115,16 29,26 112,02 Công thức 6.1 33,28 100,00 26,12 100,00 59 Hình 3.18. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra đến năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An Qua kết quả trình bày trong bảng 3.14 và hình 3.18, chúng ta thấy rằng các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc L14 khác nhau, có ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực tế khác nhau. Trong đó năng suất thực tế cao nhất ở công thức xử lý thuốc Amistar Top 325SC là 40,75 tạ/ha và năng suất thực tế thấp nhất ở công thức xử lý Validacin 3DD là 27,75 tạ/ha. Qua kết quả này cũng cho chúng ta thấy năng suất thực giống lạc L14 có thể giảm từ 6,24% đến 56,01% nếu không được xử lý bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Việc lựa hình thức xử lý nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lạc, bởi nó không chỉ là vấn đề phòng trừ được bệnh mà còn ảnh hưởng đến vấn đề năng suất và hiệu quả đầu tư trong sản xuất lạc. Cơ chế của một số chất hóa học khi phải dùng để phòng trừ bệnh và cơ đặc điểm sinh lý của cây lạc sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả của thuốc. Một số hoạt chất thuộc nhóm triazole và strobilurin có khả năng ngăn quản quá trình hình thành etylen, giúp kéo dài tuổi thọ bộ lá, điều đó giúp cây lạc vừa phòng trừ được bệnh vừa kéo dài tuổi thọ bộ lá, tăng thời gian quang hợp. Như vậy kết quả ở công thức xử lý Amistar Top 325SC, Nevo 330EC đạt hiệu quả năng suất cao hơn là có cơ sở khoa học và thực tế. 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn là tác nhân gây ra các triệu chứng: lở cổ rễ, lở loét phần hạ diệp, khô cành, cháy lá, thối tia củ, thối củ...trên cây lạc. Các giống lạc L14 và L26 có mức độ nhiễm bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra khác nhau, giống lạc L26 có mức độ nhiễm cao hơn so với giống lạc L14. 2. Nấm Trichoderma viride Pers có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA, hiệu lực ức chế đạt cao nhất khi xử lý nấm Trichoderma viride Pers trước 1 ngày, đạt 95,33% sau xử lý 96 giờ. 3. Các thuốc hóa học Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Nevo 330EC, Validacin 3DD đều có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Trong đó thuốc Amistar Top 325SC và Nevo 330EC có khả năng ức chế hoàn toàn ngay sau khi cấy. 4. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc có khả năng gây bệnh trên các cây trồng khác như lúa, ngô, dưa hấu, đậu tương. 5. Thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS và các thuốc hóa học Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Nevo 330EC và Validacin 3DD đều có khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc. Trong đó các thuốc có hiệu quả cao nhất là Amistar Top 325SC, Nevo 330EC, Anvil 5SC. Chế phẩm Tricô-ĐHCT có khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên cây lạc, hiệu quả cao nhất sau 21 ngày xử lý đạt 81,91%/ 6. Các biện pháp phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn khác nhau (biện pháp xử lý hạt giống, biện pháp phun thuốc hóa học và biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học) có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc và năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực tế giống lạc L14. Năng suất lạc đạt cao nhất ở công thức xử lý Amstar Top 325SC với năng suất lý thuyết 53,89 tạ/ha, tăng 61,94% so với đối chứng và năng suất thực tế là 40,75 tạ/ha tăng 56,01% so với đối chứng. 61 2. Kiến nghị 1. Qua quá trình thực hiện đề tài do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên còn nhiều vấn đề chúng tôi chưa đi sâu vào nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu đề tài, xác định thêm phạm vi kí chủ, sự đa dạng hình thái, sinh học, đa dạng về các nhóm tương hợp của nấm Rhizoctonia solani Kuhn. 2. Phương pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS là phương pháp mới ở Việt Nam và thuốc Amistar Top 325SC, Nevo 330EC cho hiệu quả trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc, cần được khuyến cáo áp dụng vào thực tiễn sản xuất. 3. Vì điều kiện, nghiên cứu chưa tiến hành được về các nhóm tương hợp của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc. Nên chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để xác định phạm vi ký chủ đầy đủ hơn. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt [1] Bộ NN&PTNT Việt Nam (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. [2] Cục Bảo vệ thực vật (1995), Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh, cỏ dại hại cây trồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [3] Đào Hằng Trang (2007), Trồng ngô, đậu, rau, cà chua, cà tím, Nxb. Lao động - Xã hội. [4] Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), Giáo trình cây công nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [5] Đỗ Tấn DũngDũng (2001), Bệnh héo rũ hại một số cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Đỗ Tấn Dũng (2007), Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn) hại một số cây trồng vùng Hà Nội năm 2005-2006, Tạp chí BVTV số 1 năm 2007, trang 20 - 25. [7] Đường Hồng Dật (1973), Hỏi đáp phòng trừ sâu bệnh hại cây rau, Nxb. Khoa học kỹ thuật Hà Nội. [8] Hà Minh Trung (1994), Hiện trạng và triển vọng công tác nghiên cứu bảo vệ thực vật ở Việt Nam, Tạp chí BVTV số 3. [9] Lê Lương Tề (1997), Nghiên cứu hoạt tính đối kháng và khả năng ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma viride phòng trừ bệnh cây, Tạp chí BVTV số 4/1997. [10] Lê Lương Tề (2007), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [11] Lester W, Burgress, Fiona Benyon, Nguyễn Kim Vân, Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn Thị Ly, Trần Nguyễn Hà, Đặng Lưu Hoa (2001), Bệnh nấm đất hại cây trồng, nguyên nhân và biện pháp phòng trừ, Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội.. [12] Nguyễn Kim Vân, Đặng Lưu Hoa, Ngô Thị Xuyên, Phạm Thu Miên, Nguyễn Phương Hoa và CTV (2002), Nghiên cứu các chủng nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại cải bắp và bước đầu khảo sát biện pháp phòng trừ, Tạp chí BVTV số 192 năm 2003 trang 18 - 21. [13] Nguyễn Văn Viên (1999), Nghiên cứu tình hình phát triển, biện pháp phòng trừ một số nấm bệnh và bệnh xoăn lá cà chua vùng Hà Nội và phụ cận, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. [14] Phạm Chí Thành (1998), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 63 [15] Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [16] Từ Thị Mỹ Thuận (2008), Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên một số loài thực vật tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. [17] Trần Thị Thuần (1998), Hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma viride đối với nấm hại cây trồng, Tạp chí BVTV số 4/1998 trang 33 - 34. [18] Trần Thị Thuần và CTV (2000), Kết quả sản xuất và sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh hại cây trồng 1996 - 2000, Tuyển tập các công trình nghiên cứu BVTV 1996 - 2000, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [19] Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập I, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [20] Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (1998), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [21] Vũ Triệu Mân, Ngô Bích Hảo, Lê Lương Tề, Nguyễn Kim Vân, Đỗ Tấn Dũng, Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Ngọc Châu (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, Trang 53, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Tài liệu tiếng anh [22] Anderson, N.A (1982), The genetics and pathology of Rhizoctonia solani Kuhn, Ann. Rev. Phytopathol, pp. 329 - 347 [23] BATEMAN, D. F. 1970, Pathogenesis and disease. Pages 161-171 in: J. R. Parmeter, Jr., ed. Rhizoctonia solani, Biology and Pathology. Univ. Calif. Press, Berkeley. [24] Carling, D.E., Leiner, R. H., Kebler, K. M. (1986), Characterization of an undescribed anastomosis group of Rhizoctonia solani Kuhn. Phytopathology (76), pp. 1064 (Abstr). [25] Carling, D.E., Leiner, R. H., Kebler, K. M. (1987), Characterization of a new anastomosis group (AG-9) of Rhizoctonia solani. Phytopathology [26] Carling, D.E., Kuninaga S. (1990), DNA base sequence homology in Rhizoctonia solani Kuhn: inter-and intragroup relatedness of anastomosis group-9, Phytopathology, (80), pp. 62 - 64. [27] Denis Persley (1994), Diseases of Vegetable Crops, Department of Primary Industries Queensland. 64 [28] GARREN, K. H., and C. R. JACKSON (1973), Peanut diseases. Pages 429 494 in: C. T. Wilson, ed. Peanuts-Culture and Uses. APREA, USA. [29] Harman GE, Howell CR., Viterbo A, Chet I, M. Lorito (2004), Trichoderma spp. Opportunistic avirulent plant symbionts, Nature Microbiol. Rev, pp. 43 - 56. [30] Inagaki K. (1993), Annual changes in outbreak of rice sclerotial diseasea caused by Rhizoctonia and Sclerotium spp. In paddy fields, Kansai Plant Prot, pp 13-18. [31] Kataria, H. R., Gisi U. (1989), Recovery from soil and sensitivity to fungicide of Rhizoctonia cerealis and R.solani, Mycol. Res. 92. 458 - 462. [32] Kuninaga S, Yokosawa R (1985), DNA base sequence homology in Rhizoctonia solani Kuhn. VI. Genetic relatedness among seven anastmsis groups. Ann, Phytopathol. Soc. Jpn, pp. 127 - 130. [33] Khara S.H, Hadwan H.A (1990), Invivo studies antagonism of Trichoderma spp, aganst Rhizoctonia solani the causal agent of tomato, Pland diseases research, India. [34] Khetmalas, M.b et al (1984), Soil fungi antagonistic to plant pathogen Agriculture El Biological control agents , p 62 - 63. [35] Li S. D., Chen Y. X (1989), A selective medium of Rhizoctonia solani Kuhn. Acta phytopathologica Sinica, pp 189 - 192 (in Chinse). [36] Matsumoto, T., Yamamoto, W., Hirane, S. (1932), Physiology and parasitology of the fungi generally referred to as Hyphochnussa sakki Shirai.I. Differentiation of the strains by meanso fhypha! Fusion and culture in differential media. J. Soc. Trop. Agic.( 4), pp. 70 - 88. [37] Mathew KA , Gupta SK. ( 1996 ), Studies on wed blight of French bean caused by Rhizoctonia solani an it’s management, Indian J Mycol Plant Pathol, pp 171 - 177. [38] Mordue JEM , Currah RS, Bridge PD ( 1989 ), An intergated approach to Rhizoctonia taxonomy cultural, biochemical and numerical techniques. Mycol Res, pp 78 - 90. [39] Muyolo NG, Lipps PE, Schmitthenner AF (1993), Anastomosis grouping and variation in virulence amng isolates of Rhizoctonia solani associated with dry bean and soybean in Ohio and Zaire, Phytopathology, pp 438 - 444. [40] Ogoshi, A., Ui, T. (1983 ), Diversity of clones within an anastomosis group of Rhizoctonia solani in a field, Ann. Phytopathol.Soc. Jpn. (49), pp.239-245. [41] Ogoshi, A. (1987), Ecology and pathogenicity of anastomosis and intraspecific group of Rhizoctonia solani, Annu Rev Phytopathol (25), pp. 125 - 143. 65 [42] P. Subrahmanyam, VK Mehan, DJ Nevill và D. McDonald (1980), Field Diagnosis of Groundnut Diseases, Research on Fungal Diseases of Groundnut at ICRISAT. [43] Papavizas G, Adams PB, Lumsden RD, Lewis JA, Dow RL, et al. (1975), Rhizoctonia solani: Biology and Pathology. Berkeley: Univ. California Press. 300 pp. [44] Parmeter JR, Whitney HS JR (1970), Taxonomy and nomenclature of the perfect state. In: Parmeter JR (ed.), Rhizoctonia solani Biology and Pathology, Berkley, USA, University of California Press, pp. 6 - 19. [45] Sneh, B., Burpee, L., Ogoshi, A. (1991), Identification of Rhizoctonia Species. American Phytopathological Society, St. Paul, MN. [46] Takahashi, K., Matsuura, Y. (1954), Studies on the plant diseases caused by Rhizoctonia solani. V. On the taxonomic studies of Rhizoctonia solani, Sci. Rep. Fac. Agric. Lbaraki Univ. (2), pp. 9 - 18. [47] Ui T., Naiki T. Akimoto M.(1976), A sieving-flotation technique using hydrogen peroxide solution for determination of Rhizoctonia solani in the soil. Annals of Phytopathological Society of Japan (42), pp. 46 – 48. [48] Upmanyu S, Gupta SK, Shyam KR, Kaur R. (2003), Patterns of variation among isolates of Rhizoctonia solani, Indian Phytopathol, pp 56. [49] Van Bruggen A. H. C., Arneson P. A, (1986), Quantitative recovery of Rhizoctonia solani in the soil, Plant Disease (70), pp. 320-323. [50] Vincelli, P. C., Beaupro, C. M.S (1989), Comparison of media for isolating Rhizoctonia solani from soil, Plant Dis, pp. 1014 - 1017. [51] WELLS, J. C. (1979), Percent disease loss estimates, 1978-1979. N. Carolina State Univ., Raleigh. 2 pp. 3. Các trang web [52] Sneh et al. (1991), Host range of Rhizoctonia solani and Rhizoctonia diseases arranged by anastomosis groups ( [53] Paulo Ceresini (1999), Rhizoctonia solaini - Soilborne Plant Pathogens ( [54] Thống kê của FAO ( 66 XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ THI NGHIEM KHAO SAT HIEU LUC NAM TRICHODERMA VIRIDE DOI VOI NAM RHIZOCTONIA SOLANI TRONG PHONG THI NGHIEM SAU 48 GIO Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/4/2013, 1:24:08 A Analysis of Variance Table for DKTN Source DF SS MS F P CT 2 9425.86 4712.93 26305.3 0.0000 NL 4 0.74 0.18 1.03 0.4471 Error 8 1.43 0.18 Total 14 9428.03 Grand Mean 46.506 CV 0.91 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 0.32651 0.32651 2.07 0.1939 Remainder 7 1.10680 0.15811 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/4/2013, 1:24:45 AM LSD All-Pairwise Comparisons Test of DKTN for CT CT Mean Homogeneous Groups 1 76.076 A 2 48.656 B 3 14.786 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2677 Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 0.6173 Error term used: CT*NL, 8 DF All 3 means are significantly different from one another. SAU 72 GIO Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/4/2013, 12:57:13 AM Analysis of Variance Table for DKTN Source DF SS MS F P CT 2 6943.70 3471.85 9925.41 0.0000 NL 4 1.15 0.29 0.82 0.5454 Error 8 2.80 0.35 Total 14 6947.65 Grand Mean 60.667 CV 0.97 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 0.01374 0.01374 0.03 0.8578 Remainder 7 2.78462 0.39780 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/4/2013, 12:57:44 AM 67 LSD All-Pairwise Comparisons Test of DKTN for CT CT Mean Homogeneous Groups 1 82.889 A 2 67.556 B 3 31.556 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3741 Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 0.8626 Error term used: CT*NL, 8 DF All 3 means are significantly different from one another. SAU 96 GIO Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/4/2013, 12:51:19 AM Analysis of Variance Table for DKTN Source DF SS MS F P CT 2 6857.78 3428.89 11903.1 0.0000 NL 4 3.62 0.91 3.14 0.0788 Error 8 2.30 0.29 Total 14 6863.70 Grand Mean 72.667 CV 0.74 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 0.16040 0.16040 0.52 0.4927 Remainder 7 2.14412 0.30630 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/4/2013, 12:52:27 AM LSD All-Pairwise Comparisons Test of DKTN for CT CT Mean Homogeneous Groups 1 95.333 A 2 78.667 B 3 44.000 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3395 Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 0.7828 Error term used: CT*NL, 8 DF All 3 means are significantly different from one another. THI NGHIEM KHAO SAT MOT SO THUOC HOA HOC TRONG PHONG THI NGHIEM Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 11:22:26 PM Analysis of Variance Table for DKTN Source DF SS MS F P CT 3 8345.19 2781.73 30042.7 0.0000 NL 4 0.37 0.09 1.00 0.4449 Error 12 1.11 0.09 Total 19 8346.67 68 Grand Mean 85.111 CV 0.36 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 1.06673 1.06673 264.39 0.0000 Remainder 11 0.04438 0.00403 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 11:22:51 PM LSD All-Pairwise Comparisons Test of DKTN for CT CT Mean Homogeneous Groups 2 100.00 A 3 100.00 A 1 90.00 B 4 50.44 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1925 Critical T Value 2.179 Critical Value for Comparison 0.4193 Error term used: CT*NL, 12 DF There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another. THI NGHIEM XU LY HAT GIONG TRUOC KHI GIEO CRUISER SAU 7 NGAY Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 7:08:26 PM Analysis of Variance Table for HLPT Source DF SS MS F P CT 3 805.70 268.566 10.79 0.0079 NL 2 154.66 77.328 3.11 0.1186 Error 6 149.34 24.890 Total 11 1109.69 Grand Mean 60.714 CV 8.22 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 6.752 6.7518 0.24 0.6471 Remainder 5 142.589 28.5178 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 7:09:15 PM LSD All-Pairwise Comparisons Test of HLPT for CT CT Mean Homogeneous Groups 4 69.643 A 2 64.881 A 3 60.714 A 1 47.619 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 4.0735 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 9.9675 Error term used: CT*NL, 6 DF There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another. 69 CRUISER SAU 14 NGAY Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 7:11:18 PM Analysis of Variance Table for HLPT Source DF SS MS F P CT 3 1067.97 355.991 25.93 0.0008 NL 2 176.98 88.489 6.45 0.0320 Error 6 82.38 13.729 Total 11 1327.33 Grand Mean 57.589 CV 6.43 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 2.4208 2.4208 0.15 0.7132 Remainder 5 79.9559 15.9912 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 7:11:39 PM LSD All-Pairwise Comparisons Test of HLPT for CT CT Mean Homogeneous Groups 4 69.643 A 3 60.714 B 2 56.548 B 1 43.452 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 3.0254 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 7.4029 Error term used: CT*NL, 6 DF There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another. CRUISER SAU 21 NGAY Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 7:12:45 PM Analysis of Variance Table for HLPT Source DF SS MS F P CT 3 2308.33 769.444 12.59 0.0053 NL 2 350.00 175.000 2.86 0.1339 Error 6 366.67 61.111 Total 11 3025.00 Grand Mean 42.500 CV 18.39 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 82.317 82.3169 1.45 0.2828 Remainder 5 284.350 56.8700 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 7:13:21 PM LSD All-Pairwise Comparisons Test of HLPT for CT CT Mean Homogeneous Groups 4 61.667 A 70 3 46.667 AB 2 38.333 BC 1 23.333 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 6.3828 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 15.618 Error term used: CT*NL, 6 DF There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another. THI NGHIEM XU LY THUOC HOA HOC VA CHE PHAM SINH HOC NGOAI DONG RUONG THUOC HOA HOC SAU 7 NGAY XU LY Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 9:59:34 PM Analysis of Variance Table for HLPT Source DF SS MS F P CT 4 2512.82 628.204 3.87 0.0489 NL 2 30.54 15.271 0.09 0.9111 Error 8 1296.99 162.124 Total 14 3840.35 Grand Mean 67.609 CV 18.83 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 18.86 18.861 0.10 0.7573 Remainder 7 1278.13 182.590 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 10:01:11 PM LSD All-Pairwise Comparisons Test of HLPT for CT CT Mean Homogeneous Groups 2 86.679 A 1 76.655 AB 3 64.235 ABC 4 61.345 BC 5 49.130 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 10.396 Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 23.974 Error term used: CT*NL, 8 DF There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another. THUOC HOA HOC SAU 14 NGAY XU LY Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 10:02:36 PM Analysis of Variance Table for HLPT Source DF SS MS F P CT 4 1304.09 326.024 18.48 0.0004 NL 2 48.29 24.146 1.37 0.3081 Error 8 141.12 17.640 Total 14 1493.51 Grand Mean 79.330 CV 5.29 71 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 8.486 8.4858 0.45 0.5248 Remainder 7 132.636 18.9480 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 10:03:05 PM LSD All-Pairwise Comparisons Test of HLPT for CT CT Mean Homogeneous Groups 2 89.029 A 3 85.159 A 1 83.235 AB 5 76.775 B 4 62.451 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 3.4293 Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 7.9080 Error term used: CT*NL, 8 DF There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another. THUOC HOA HOC SAU 21 NGAY XU LY Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 10:04:05 PM Analysis of Variance Table for HLPT Source DF SS MS F P CT 4 646.03 161.508 3.27 0.0722 NL 2 43.38 21.690 0.44 0.6591 Error 8 394.97 49.371 Total 14 1084.38 Grand Mean 76.250 CV 9.21 Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity Source DF SS MS F P Nonadditivity 1 13.209 13.2092 0.24 0.6377 Remainder 7 381.758 54.5369 Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 10/3/2013, 10:04:23 PM LSD All-Pairwise Comparisons Test of HLPT for CT CT Mean Homogeneous Groups 2 81.607 A 5 80.597 A 3 78.873 A 1 76.604 AB 4 63.571 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 5.7371 Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 13.230 Error term used: CT*NL, 8 DF There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nam_r_solani_gay_hai_tren_cay_lac_1565.pdf
Luận văn liên quan