Trong 6 hợp chất phân lập được có 3 hợp chất thuộc nhóm
sterol là cycloeucalenon, daucosterol và β-sitosterol. Điều này hoàn
toàn phù hợp với kết quả định tính. Theo đó, trong phân đoạn
ethylacetat và phân đoạn n-butanol có chứa nhóm hợp chất sterol.
Trong hai phân đoạn này, phân đoạn ethylacetat ít phân cực hơn phân
đoạn n-butanol. Thực tế β-sitosterol là một phytosterol có độ phân cực
hơn cycloeucalenon và daucosterol nên β-sitosterol đã được phân lập từ
phân đoạn n-butanol. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khác tiến hành
phân lập các chất trong thân cây chuối tiêu. Tuy nhiên, kết quả các chất
phân lập được trong thân cây chuối tiêu trong luận án tương tự như các
chất mà Silva và cộng sự (2014) phân lập được từ quả của cây chuối
tiêu
27 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tác dụng và cơ chế hạ glucose máu của dịch ép thân cây chuối tiêu (musa x paradisiaca l.) trên thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ ĐÔNG
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ HẠ
GLUCOSE MÁU CỦA DỊCH ÉP THÂN CÂY
CHUỐI TIÊU (MUSA X PARADISIACA L.)
TRÊN THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành: Hoá sinh Dược
Mã số: 62720408
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2017
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Bộ môn Hoá sinh,
trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phùng Thanh Hƣơng
GS.TS. Nguyễn Hải Nam
Phản biện 1 : ..
..
Phản biện 2 : ..
..
Phản biện 3 : ..
..
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án
cấp trƣờng họp tại: Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
Vào hồi .giờngày.tháng. năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Thƣ viện Trƣờng ĐH Dƣợc HN
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, số các nghiên cứu về đái tháo đường đa ̃
tăng lên nhanh chóng. Kết quả là sự ra đời của các thuốc mới và các
ứng dụng trong điều trị. Các thuốc điều tri ̣ đái tháo đường đang đươc̣ sử
dụng đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiêụ quả lâu dài
trong viêc̣ ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường thông qua
kiểm soát glucose máu vâñ còn hạn chế, đồng thời những phản ứng bất
lơị khi sử duṇg thuốc vâñ là một vấn đề đáng lưu ý. Do đó, môṭ trong
những mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa hoc̣ hiêṇ nay là viêc̣
tìm ra những thuốc mới điều trị đái tháo đường dưạ trên sư ̣khám phá
các đích tác dụng mới, nhằm nâng cao hiêụ quả điều tri ̣ đái tháo đường,
đồng thời giảm đươc̣ những phản ứng bất lơị. Từ hướng nghiên cứu đó,
đã có nhiều loại thảo dược được nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ
glucose máu như: Dây đau xương, Chè xanh, Thổ phục linh.
Cây Chuối tiêu (Musa x paradisiaca L.) được biết đến như một loại
thực phẩm và cũng là một vị thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian của
đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam và một số quốc gia trên
thế giới, phần thân chuối ép lấy nước uống để điều trị đái tháo đường,
kết quả hạ glucose máu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chưa có tài
liệu khoa học nào của Việt Nam nghiên cứu về tác dụng sinh học của
thân cây chuối tiêu. Hiện nay, trên thế giới có một vài nghiên cứu về tác
dụng điều trị đái tháo đường của thân cây chuối tiêu nhưng chỉ mới ở
mức độ sàng lọc, kết quả chưa thống nhất, chưa có một nghiên cứu có
hệ thống nào đánh giá được tác dụng và cơ chế tác dụng hạ glucose
máu của dược liệu này. Để có những bằng chứng khoa học về tác dụng
và cơ chế tác dụng của thân cây chuối tiêu trong điều trị đái tháo đường
luận án tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng và cơ chế hạ glucose
máu của dịch ép thân cây chuối tiêu (Musa x paradisiacal L.) trên
thực nghiệm” với 2 mục tiêu.
1. Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của cắn toàn phần từ
dịch ép thân cây chuối tiêu trên chuột thực nghiệm.
2. Nghiên cứu cơ chế hạ glucose máu của cắn toàn phần và
một số chất phân lập từ dịch ép thân cây chuối tiêu
2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Trong phần đại cương về bệnh đái tháo đường, luận án đã
trình bày các nội dung: định nghĩa, dịch tễ, phân loại, tiêu chuẩn
chẩn đoán, cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường .
1.2. CÁC CƠ CHẾ GÂY HẠ GLUCOSE MÁU
Tăng glucose máu mạn tính là đặc trưng cơ bản của bệnh đái
tháo đường , gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hầu hết các
thuốc điều trị bệnh đái tháo đường đều nhằm mục đích làm hạ
glucose máu với các cơ chế khác nhau. Nhìn chung, cơ chế hạ
glucose máu rất phong phú. Mỗi thuốc có thể tác động theo một
hoặc nhiều cơ chế khác nhau. Luận án đã trình bày một số cơ chế hạ
glucose máu đã được áp dụng trong điều trị hoặc trong các nghiên
cứu thực nghiệm như:
Tăng cường số lượng insulin thông qua ức chế kênh KATP,
tăng nồng độ calci nội bào, kích thích tiểu đảo tụy sản xuất insulin
và thông qua các incretin, một số hormon nguồn gốc từ ruột tăng tiết
insulin.
Tăng cường nhạy cảm của mô đích với insulin thông qua
việc hoạt hóa AMPK, tăng gia nhâp̣ glucose vào cơ , giảm tân tạo
glucose ở gan , tăng hoaṭ đôṇg của ty thể ... gây ha ̣glucose máu .
Thông qua receptor PPAR là kích thích biệt hoá tế bào mỡ, kích
thích các enzym và protein vận chuyển của tế bào mỡ, làm tăng nhạy
cảm với insulin ở mô đích . Thông qua quá trình truyền tín hiệu của
insulin ở tế bào đích tác động vào nguyên nhân gây kháng insulin
Tác dụng điều hòa, chuyển hóa tương tự như insulin thông
qua ức chế G6Pase và thông qua hoạt hóa GLUT4.
Ức chế tiêu hóa carbohydrat thông qua ức chế enzym α-
amylase và α-glucosidase làm hạ glucose máu sau ăn.
3
1.3. CÁC MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM TRONG NGHIÊN CỨU
THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Luận án đề cập tới mô hình thực nghiệm in vivo và in vitro.
Mô hình thực nghiệm in vivo luận án trình bày các mô hình
gây bệnh đái tháo đường typ 1 và typ 2. Trong đó mô hình gây bệnh
đái tháo đường typ 1 bao gồm các phương pháp: Đái tháo đường typ
1 do di truyền, cắt bỏ tuyến tụy, nhiễm virus, sử dụng hóa chất
(Streptozocin, Alloxan liều cao). Mô hình gây bệnh đái tháo đường
typ 2 gồm các phương pháp: gây đái tháo đường typ 2 do đột biến
gen, chế độ ăn nhiều carbohydrat, sử dụng hóa chất (Streptozocin
liều thấp, Streptozocin kết hợp với nicotinamid, kết hợp STZ liều
thấp và chế độ ăn giàu chất béo)
Mô hình thực nghiệm in vitro bao gồm: Đánh giá tác động
lên hoạt tính của các enzym tiêu hóa và chuyển hóa glucid. Đánh giá
khả năng bài tiết insulin của tế bào β đảo tụy (trên đảo tụy cô lập
hoặc tế bào β đảo tụy, trên khả năng chết theo chương trình hoặc sự
sinh sản, thay đổi kích thước tế bào β). Đánh giá mức độ nhạy cảm
của mô đích với insulin (thông qua mức độ mức độ biểu hiện của các
protein có vai trò quan trọng trong hoạt động của insulin như IRS-1,
Akt, GSK3, AMPK, PPAR, GLUT4 trên các dòng tế bào cơ xương
và tế bào mô mỡ). Đánh giá thông qua ức chế PTP1B, GSK-3α giảm
kháng insulin trong con đường truyền tín hiệu của insulin.
1.4. CÂY CHUỐI TIÊU
Phần tổng quan về cây chuối tiêu, luận án trình bày các nội
dung về: vị trí phân loại và đặc điểm thực vật, tên khoa học, bộ phận
dùng, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của
cây chuối tiêu đặc biệt là các nghiên cứu về tác dụng hạ glucose máu
liên quan đến đái tháo đường của thân cây chuối tiêu.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu bước đầu chứng minh tác
dụng hạ glucose máu của thân cây chuối tiêu trên chuột thực nghiệm
nhưng chưa có nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu cơ chế hạ glucose
máu cũng như tác động trên chuyển hóa của bộ phận dùng này.
4
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Dƣợc liệu nghiên cứu: Thân giả cây chuối tiêu (Musa x
paradisiaca L.) thống nhất gọi thân cây chuối tiêu.
2.1.2. Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt và chuột cống trắng
2.1.3. Các dòng tế bào: Tế bào cơ vân chuột nhắt (C2C12) và tế bào
mô mỡ chuột nhắt (3T3-L1).
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp điều chế mẫu nghiên cứu
- Điều chế cắn toàn phần: Thân cây chuối tiêu ép lấy dịch,
cất quay chân không thu cắn, sấy áp xuất giảm, thu cắn toàn phần.
- Điều chế cắn phân đoạn: Dịch ép toàn phần được lắc với
các dung môi hữu cơ (n-hexan, chloroform, ethylacetat, n-butanol,
cắn nước còn lại), sấy áp xuất giảm thu được cắn phân đoạn.
Cắn toàn phần và cắn phân đoạn được pha trong dung môi
NaCMC 0,5% thành hỗn dịch. Sử dụng liều 1000mg/kg chuột nhắt
và 500mg/kg chuột cống. Thí nghiệm in vitro phụ thuộc mô hình
thực nghiệm để sử dụng các dung môi pha mẫu thử cho thích hợp.
2.3.2. Đánh giá tác dụng hạ glucose máu trên chuột thực nghiệm
- Trên chuột nhắt trắng tăng glucose máu thực nghiệm
bởi Streptozocin (STZ) liều 150 mg/kg
+ Đánh giá tác dụng của cắn toàn phần: Chuột nhắt thí
nghiệm gây tăng glucose máu bằng cách tiêm màng bụng STZ liều
150 mg/kg. Sau 72 giờ, chọn các chuột có glucose máu trên 11,0
mmol/L chia thành 4 lô (chứng bệnh, gliclazid, metformin, mẫu
thử), song song tiến hành thí nghiệm với 1 lô chuột bình thường.
Chuột được uống mẫu thử liên tục 15 ngày. Ngày thứ 16 chuột nhịn
đói 10h, thu máu toàn phần để định lượng glucose, insulin huyết
thanh, xác định hoạt độ G6Pase.
- Trên chuột cống đái tháo đƣờng typ 2 thực nghiệm
+ Mô hình gây bệnh đái tháo đường typ 2 thực nghiệm:
chuột cống trắng, được nuôi bằng chế độ ăn 60% tổng số calo của
khẩu phần ăn là chất béo. Sau 60 ngày tiêm màng bụng STZ với liều
5
50 mg/kg. Sau 72 giờ định lượng glucose máu lúc đói của chuột.
Chọn những chuột có glucose máu trên 11 mmol/L để làm thí
nghiệm
+ Đánh giá tác dụng của cắn toàn phần: Chuột đái tháo
đường typ 2 được chia thành 3 lô (chứng bệnh, chứng dương, mẫu
thử) lô chuột bình thường uống dung môi pha hỗn dịch thử. Ngày
thứ 16, chuột nhịn đói 10h, định lượng glucose, insulin huyết thanh,
triglycerid (TG), cholesterol toàn phần (Cho TP), hoạt độ G6Pase
gan, tình trạng đại thể và vi thể của tụy.
- Trên khả năng dung nạp glucose của chuột cống đái
tháo đƣờng typ 2 thực nghiệm
Chuột đái tháo đường typ 2 uống mẫu thử 15 ngày, cho
chuột nhịn đói 10 giờ, sau đó cho uống dung dịch glucose 3 g/kg thể
trọng. Định lượng glucose máu sau khi uống dung dịch glucose ở
các thời điểm 0 phút; 30, 60, 90 và 120 phút.
- Đánh giá tác dụng của cắn phân đoạn: Tiến hành trên
chuột tiêm STZ liều 150 mg/kg để tìm ra phân đoạn có tác dụng hạ
glucose máu chiếm ưu thế. Sau đó chọn phân đoạn này thử nghiệm
trên chuột đái tháo đường typ 2 thực nghiệm. Từ đó lựa chọn phân
đoạn phân lập chất định hướng điều trị đái tháo đường.
2.3.3. Các kỹ thuật định lượng hóa sinh trong thực nghiệm in vivo
Định lượng glucose máu, insulin, cholesterol toàn phần,
triglycerid huyết thanh, xác định hoạt độ enzym G6Pase.
2.3.4. Kỹ thuật xét nghiệm mô bệnh học
Nguyên tắc: Theo phương pháp nhuộm (HE) thường quy
nhân tế bào beta bắt màu xanh đen, bào tương bắt màu hồng.
2.3.5. Phương pháp xác định hoạt độ enzym G6Pase gan (EC 3.1.3.9)
- Nguyên tắc
2.3.6. Phƣơng pháp đánh giá khả năng ức chế các enzym in vitro
- Đánh giá khả năng ức chế protein tyrosin phosphatase
1B (PTP1B - EC 3.1.3.48)
Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng loại bỏ nhóm phosphat ở
phân tử tyrosin đã được phosphoryl hóa (pTyr 1158) trong tiểu đơn
vị beta của insulin receptor dưới tác dụng của PTP1B. Phần phospho
Glucose-6-phosphat + H2O
PaseG6
Glucose + phospho vô cơ (Pi)
6
tự do (Pi) tạo ra từ phản ứng được định lượng bằng phương pháp đo
quang ở bước sóng 595nm.
- Đánh giá khả năng ức chế α-amylase (EC 3.2.1.1)
Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng thủy phân cơ chất là 2-
chloro-4-nitrophenyl-α-D-maltotriosid bởi enzym α-amylase tạo
thành 2-chloro-4-nitrophenol, phát hiện màu của 2-chloro-4-
nitrophenol ở bước sóng 400 nm.
- Đánh giá khả năng ức chế α-glucosidase (EC 3.2.1.20)
Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng thủy phân cơ chất p-
nitrophenyl-α-D-glucopyranosid (PNP-G) bởi α-glucosidase tạo ra
p-nitrophenol (PNP). Định lượng p-nitrophenol/môi trường kiềm
bằng phương pháp đo quang ở bước sóng 405nm.
2.3.4. Đánh giá ảnh hƣởng trên sự phosphoryl hóa AMPK và
IRS-1
Nguyên tắc: AMPK được hoạt hóa khi phosphoryl hóa gốc
Threonin 172 trên tiểu đơn vị α của AMPK. Trong khi đó IRS-1 bị
mất hoạt tính, từ đó làm gián đoạn chuỗi truyền tín hiệu nội bào của
insulin khi gốc Serin 307 trên protein này được phosphoryl hóa.
Đánh giá khả năng phosphoryl hóa AMPK và ức chế sự phosphoryl
hóa IRS-1 (Ser307) thông qua bán định lượng p-AMPKα (Thr 172)
và p-IRS-1 (Ser 307) ở tế bào C2C12 sau khi đã được ủ với các mẫu
thử bằng kĩ thuật Western Blot.
2.3.5. Đánh giá khả năng ức chế biệt hóa của TB mô mỡ 3T3-L1
Nguyên tắc: Tế bào 3T3-L1 trong môi trường nuôi cấy thích
hợp sẽ biệt hóa để tạo thành các tế bào mô mỡ thông qua khả năng
tổng hợp triglycerid (TG). Lượng TG hòa tan trong dầu đỏ (Oil Red)
được định lượng bằng phương pháp đo quang ở bước sóng 500nm.
2.3.7. Phƣơng pháp nghiên cứu thành phần hóa học
Định tính các nhóm chất hóa học bằng các phản ứng hoá học
thường quy, phân lập chất từ 2 phân đoạn có tác dụng hạ glucose
máu chiếm ưu thế bằng sắc ký cột ở pha thường và pha đảo. Xác
định cấu trúc thông qua nhiệt độ nóng chảy, dữ liệu các phổ...
2.3.8. Xử lý số liệu
Kết quả được biểu diễn dưới dạng Xtb±SD (giá trị trung
bình của từng lô và độ lệch chuẩn). Xử lí số liệu bằng phần mềm
SPSS 16 và Microft Excel 2007, Graphpad Prism 7.03,
Wolframalpha, Image J, khác biệt khi p < 0,05.
7
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
3.1.1. Kết quả tác dụng hạ của cắn toàn phần
3.1.1.1. Tác dụng của cắn toàn phần trên glucose máu của chuột
tiêm STZ liều 150mg/kg
Sau 15 ngày uống mẫu thử, mức hạ glucose máu của các lô
chuột thí nghiệm so với ngày đầu tiên được trình bày tại hình 3.1
Hình 3.1. Mức hạ glucose máu của các lô chuột thí nghiệm tiêm
STZ (150 mg/kg) sau 15 ngày uống mẫu thử
Nhận xét: sau 15 ngày uống mẫu thử, mức hạ glucose máu của lô
chuột uống hỗn dịch cắn toàn phần khác biệt (p < 0,01) so với lô
chứng bệnh.
3.1.1.2. Tác dụng của cắn toàn phần trên nồng độ glucose máu
của chuột đái tháo đƣờng typ 2
Sự thay đổi nồng độ glucose máu của các lô chuột đái tháo
đường typ 2 sau 15 ngày điều trị được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Nồng độ glucose máu của chuột cống đái tháo đường
typ 2 sau 15 ngày uống mẫu thử
Lô chuột Mẫu thử
Glucose máu (mmol/L)
Ngày 1 Ngày 16
Lô 1 (chứng sinh lý) DM pha hỗn dịch thử 5,88 0,94*** 5,69 0,88***
Lô 2 (chứng bệnh) DM pha hỗn dịch thử 18,95 2,48 18,75 2,00
Lô 3 (chứng dương) Metformin 19,18 1,97 9,01 1,37**
Lô 4 (Thử) Cắn TP 19,07 2,17 14,02 1,66*
8
Nhận xét: sau 15 ngày uống mẫu thử, nồng độ glucose máu của lô 3
giảm khác so với lô chứng bệnh (p < 0,05). Kết quả mức hạ glucose
máu của các lô chuột thử nghiệm sau 15 ngày uống mẫu thử được
thể hiện trên hình 3.2.
Hình 3.2. Mức hạ glucose máu của các lô chuột đái tháo đường
typ 2 sau 15 ngày uống mẫu thử
Nhận xét: lô chuột uống hỗn dịch cắn toàn phần có mức hạ glucose
máu khác so với lô chứng bệnh (p<0,05)
3.1.1.3. Tác dụng của cắn toàn phần trên khả năng dung nạp
glucose của chuột cống đái tháo đƣờng typ 2
Đồ thị biểu diễn nồng độ glucose máu của các lô chuột đái
tháo đường typ 2 trong test dung nạp glucose bằng đường uống được
thể hiện trong hình 3.3.
Hình 3.3. sự thay đổi nồng độ glucose máu của các lô chuột đái
tháo đường typ 2 thực nghiệm trong test dung nạp glucose
9
Nhận xét: glucose máu của các lô chuột uống metformin và cắn toàn
phần tăng khác so với lô chứng bệnh (p<0,01 và p<0,05). Sự tồn lưu
glucose trong máu của chuột được đánh giá bằng diện tích dưới
đường cong (AUC), kết quả được thể hiện trong hình 3.4.
Hình 3.4. Sự tồn lưu glucose trong máu của chuột cống đái tháo
đường typ 2
Nhận xét: AUC glucose của lô 3 và lô 4 (uống metformin và
cắn toàn phần), giảm khác biệt so với lô chứng bệnh (p<0,01 và 0,05)
3.1.2. Kết quả tác dụng của cắn phân đoạn
3.1.2.1. Tác dụng của cắn phân đoạn trên glucose máu của chuột
tiêm STZ liều 150mg/kg
Mức hạ glucose máu của các lô chuột thí nghiệm sau 15
ngày uống hỗn dịch cắn các phân đoạn, cắn toàn phần và metformin
được thể hiện trong hình 3.5.
Hình 3.5. Mức hạ glucose máu của các lô chuột tiêm STZ 150
mg/kg sau 15 ngày uống hỗn dịch cắn các phân đoạn
10
Nhận xét: trong các phân đoạn dịch chiết, chỉ có lô 5 và lô 6 (uống
cắn phân đoạn ethylacetat và phân đoạn n-buthanol) có mức hạ
glucose khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p<0,01)
3.1.2.2. Kết quả tác dụng của cắn phân đoạn ethylacetat và n-
butanol trên chuột đái tháo đƣờng typ 2.
Sau 15 ngày uống cắn ethylacetat và n-butanol, mức hạ
glucose máu của các lô chuột được thể hiện trong hình 3.6.
Hình 3.6. Mức hạ glucose máu của các lô chuột đái tháo đường
typ 2 sau 15 ngày uống cắn phân đoạn n-butanol và ethylacetat
Nhận xét: mức hạ glucose máu ở cả 2 lô chuột uống cắn PĐ
ethylacetat và n-butanol khác (p<0,01) so với lô chứng bệnh.
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
3.2.1. Định tính các nhóm chất
Thân cây chuối tiêu có chứa các hợp chất tanin, sterol,
đường khử và acid hữu cơ. Phân đoạn ethylacetat có tannin, sterol,
acid hữu cơ và phân đoạn n-butanol có sterol, đường khử.
3.2.2. Kết quả phân lập chất
Phân đoạn ethylacetat và n-butanol phân lập được 6 chất là:
cycloeucalenon, acid procatechuic, acid myristic, daucosterol, β-
sitosterol và bis-(2-ethyl hexyl hexanoat).
3.3. KẾT QUẢ CƠ CHẾ HẠ GLUCOSE MÁU
3.3.1. Kết quả trên các mô hình thực nghiệm in vivo
3.3.1.1. Kết quả nồng độ insulin huyết thanh
11
- Trên chuột tiêm tiêm STZ liều 150mg/kg: sau 15 ngày
uống mẫu thử, định lượng insulin huyết thanh, tính chỉ số kháng
insulin và chức năng tế bào beta của chuột thể hiện trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Nồng độ insulin huyết thanh của các lô chuột tiêm
STZ 150 mg/kg sau 15 ngày uống mẫu thử
Lô
Mẫu thử Insulin
(ng/mL)
IR %β
Lô 1 (Chứng
sinh lý)
DM pha HD
thử
1,440,13** 18,984,02 617,3724,35
Lô 2 (Chứng
bệnh,)
DM pha HD
thử
0,41±0,06 13,523,55 29,813,64
Lô 3 (Chứng
dương)
Gliclazid 0,84±0,08
*
13,373,20 198,3818.11
Lô 4 (Chứng
dương)
Metformin 0,45±0,07 7,372,62 101,176,38
Lô 5 (Thử) Cắn TP 0,43±0,07 706,252,59 96,307,57
Trong đó %β là chức năng tế bào β, IR là chỉ số kháng insulin
Nhận xét: hai lô chuột uống metformin và cắn toàn phần có
nồng độ insulin huyết thanh, chức năng tế bào β không khác biệt so
với lô chứng bệnh. Lô chuột uống gliclazid có nồng độ insulin và
chức năng tế bào β cao khác biệt với lô chứng bệnh (p<0,05)
- Trên chuột đái tháo đường typ 2: Sau 15 ngày uống mẫu
thử, định lượng insulin huyết thanh, chỉ số kháng insulin và chức
năng tế bào beta của chuột, kết quả được trình bày trong bảng 3.15.
Bảng 3.15. Nồng độ insulin huyết thanh của chuột cống đái tháo
đường typ 2 sau 15 ngày uống hỗn dịch cắn toàn phần
Lô Mẫu
thử
Insulin HT
(ng/ml)
IR %β
Ngày
1
Ngày
16
Ngày
1
Ngày
16
Ngày
1
Ngày
16
Lô 1
(sinh lý)
DM pha
HD thử
0,73±
0,20
0,78±
0,10
*
9,64±
2,50
10,03
±3,01
269,52
±15,15
278,13
±15,54
Lô 2
(bệnh)
DM HD
pha thử
1,39±
0,23
1,42±
0,17
59,03±
6,91
49,46
±6,51
74,12±
9,41
75,64±
9,62
Lô 3
(dương)
Metform
in
1,41±
0,29
1,38±
0,19
56,8±
7,43
28,15
±3,07
68,13±
9,08
204,15
±13,23
Lô 4
(thử)
Cắn toàn
phần
1,32±
0,14
1,35±0,
14
60,78±
7,22
43,00
±6,53
73,1±
7,68
103,42
±9,36
12
Nhận xét: sau 15 ngày uống metformin và hỗn dịch cắn toàn phần
có sự khác biệt về chức năng tế bào β và chỉ số kháng insulin so với
lô chứng bệnh (p<0,01 và p<0,05) .
3.3.1.2. Tình trạng mô tụy nội tiết và tế bào β của chuột đái tháo
đƣờng typ 2
Ảnh hưởng của mẫu thử đến tình trạng mô tụy của chuột đái
tháo đường typ 2, kết quả được thể hiện ở hình 3.13
Hình 3.13. Mô bệnh học tụy của các lô chuột đái tháo đường typ 2
sau 15 ngày uống mẫu thử (nhuộm HE x 400 lần)
B: tế bào beta; T: dấu hiệu thoái hóa
Nhận xét: kết quả cho thấy ở lô chứng bệnh (lô 2), mật độ tiểu đảo
tụy giảm, đảo tụy biến dạng, teo lại và giảm về kích thước, tế bào
tiểu đảo tụy giảm về số lượng, có dấu hiệu thoái hóa hốc.
3.3.1.3. Kết quả nồng độ lipid huyết thanh
Mức hạ nồng độ Cho TP và TG của các lô chuột sau 15 ngày
uống mẫu thử được thể hiện trong hình 3.14
1.Chứng sinh lý
3.Chứng dương (metformin)
B
B
4. Thử
B
2. Chứng bệnh
B
T
13
Hình 3.14. Phần trăm hạ lipid máu của các lô chuột thí nghiệm
*: p<0,01 so với lô chứng bệnh
Nhận xét: ở lô chuột uống cắn toàn phần thân cây chuối tiêu và lô
chuột uống metformin có mức hạ Cho TP và TG khác biệt so với lô
chứng bệnh (p<0,01).
3.3.1.4. Kết quả trên hoạt độ enzym G6Pase gan
- Hoạt độ enzym G6Pase gan của chuột tăng glucose máu
bằng STZ liều 150mg/kg
Để đánh giá tác dụng của cắn toàn phần thân cây chuối tiêu
trên sự tổng hợp glucose nội sinh, tiến hành đánh giá ảnh hưởng của
mẫu thử trên hoạt độ enzym G6Pase ở gan chuột của các lô thí
nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Hoạt độ G6Pase gan của các lô chuôṭ tiêm STZ 150
mg/kg sau 15 ngày uống mẫu thử
Lô Mẫu thử
Hoạt độ riêng
(µgPi/phút/mg
protein)
% hoạt
độ enzym
% ức
chế
Lô 1 (Sinh lý) DM pha HD 0,54±0,14
*
100%
Lô 2 (Bệnh ) DM pha HD 0,81±0,17 150,00%
Lô 3 (Dương) Gliclazid 0,56±0,15* 103,70 % 46,30
Lô 4 (Dương) Metformin 0,55±0,16* 101,85% 48,15
Lô 5 (Thử) Cắn TP 0,57±0,16* 105,56% 44,44
Nhận xét: các lô uống mẫu thử và chứng dương, làm giảm hoạt độ
G6Pase có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p < 0,05).
- Hoạt độ enzym G6Pase gan của chuột đái tháo đường typ 2
14
Chuột đái tháo đường typ 2 sau khi uống mẫu thử trong 15
ngày, xác định hoạt độ G6Pase gan, kết qủa được thể hiện trong
bảng 3.18.
Bảng 3.18. Hoạt độ enzym G6Pase gan của chuột đái tháo đường
typ 2 sau 15 ngày uống mẫu thử
Lô Mẫu thử
Hoạt độ riêng
enzym G6Pase
(µgPi/phút/mg
protein)
% hoạt
độ
enzym
%
ức
chế
Lô 1 (sinh lý, DM pha HD thử 1,98±0,59* 100%
Lô 2 (chứng bệnh) DM pha HD thử 3,01±0,87 152,02%
Lô 3 (chứng dương) Metformin 2,03±0,77* 103% 49,02
Lô 4 (Thử, ) Cắn toàn TP 2,20±0,73* 111,11% 40,91
*: p < 0,05 so với lô chứng bệnh
Nhận xét: hoạt độ enzym G6Pase gan ở lô uống hỗn dịch cắn toàn
phần và metformin giảm có ý nghĩa so với lô chứng bệnh (p < 0,05).
3.2.2. Kết quả trên các mô hình thực nghiệm in vitro
3.2.2.1.Tác dụng ức chế enzym α-amylase của cắn toàn phần và
các chất phân lập
Khả năng ức chế hoạt tính của enzym α-amylase của cắn
toàn phần và các chất phân lập, được trình bày trong bảng 3.20
Bảng 3.20. Khả năng ức chế enzym α-amylasecủa cắn toàn phần
và các chất phân lập từ thân cây chuối tiêu
Chất phân lập
Tên chất Khả năng ức chế (%)
5µM 10µM 25µM
Cắn TP (5,10,30µg/ml) (-)
Cycloeucalenon - - -
Acid myristic - - -
Bis(2-ethylhexyl) hexanoat - - -
β-sitosterol 16,34±1,47 23,38±0,9 51,95±0,85
Acid protocatechuic - - -
Daucosterol - - -
Acarbose* 29,77±4,45 37,64± 2,17 55,22±1,5
(-): không có tác dụng ; *: chứng dương
15
Nhận xét: Chỉ có β-sitosterol có tác dụng ức chế enzym α-amylase
với các mức liều khác nhau với IC50 là 20,37µM.
3.2.2.2.Tác dụng ức chế enzym α-glucosidase của cắn toàn phần
và các chất phân lập
Khả năng ức chế hoạt tính của enzym α-glucosidase của cắn
toàn phần và các chất phân lập, được trình bày trong bảng 3.23
Bảng 3.23. Khả năng ức chế enzym α-glucosidase của cắn toàn
phần và các chất phân lập từ thân cây chuối tiêu
Cắn toàn phần Chất phân lập
Khả năng ức chế
(%)
Tên chất
Khả năng ức chế (%)
5µg/ml 14,03±
3,03
5µM 10µM 25µM
10µg/ml 25,07±
0,4
Cycloeucalenon
- - -
30µg/ml 75,09±
3,53
Acid myristic
- - -
Bis(2-ethylhexyl)
hexanoat - - -
β-sitosterol
24,56±
2,67
33,73±
1,14
52,19±
1,40
Acid
protocatechuic - - -
Daucosterol
19,14±
2,39
28,25±
0,83
70,38±
2,41
Acarbose*
34,68±
1,83
39,07±
1,38
53,2±
0,46
(-): không có tác dụng ; *: chứng dương
Nhận xét: cắn toàn phần thân cây chuối tiêu thể hiện khả năng ức
chế enzym α-glucosidase ở nồng độ 10 và 30µg/ml là 25,07 và
75,09%. Trong 6 chất phân lập, chỉ có daucosterol và β-sitosterol có
tác dụng ức chế enzym α-amylase với IC50 là 17,43 và 22,6µM.
3.2.2.3.Tác dụng ức chế PTP1B của cắn toàn phần và các chất
phân lập
Khả năng ức chế PTP1B của cắn toàn phần và các chất phân
lập, được trình bày trong bảng 3.25
16
Bảng 3.25. Khả năng ức PTP1B của cắn toàn phần các
chất phân lập từ thân cây chuối tiêu
Cắn toàn phần Chất phân lập
Khả năng ức chế
(%)
Tên chất
Khả năng ức chế (%)
5µg/ml 17±77
0,23
5µM 10µM 25µM
10µg/ml 34,61±
0,81
Cycloeucalenon
61,16±
1,24
72,39±
0,78
83,97±
0,83
30µg/ml 46,53±
1,09
Acid myristic
34,20±
1,08
47,6±
0,35
69,86±
1,13
Bis(2-ethylhexyl)
hexanoat - - -
β-sitosterol - - -
Acid
protocatechuic - - -
Daucosterol - - -
Suramin*
28,18±0,43
51,83±
0,31
78,62±
0,58
(-): không có tác dụng ; *: chứng dương
Nhận xét: cắn toàn phần thân cây chuối tiêu thể hiện khả năng ức
chế enzym α-glucosidase ở nồng độ 10 và 30µg/ml là 34,46 và
46,53%. Trong 6 chất phân lập, có cycloeucalenon và acid myristic
có tác dụng ức chế PTP1B với IC50 là 3,11và 10,75µM.
3.3.2.4. Tác dụng ức chế sự phosphoryl hóa IRS1(Ser307) trên tế
bào cơ vân chuột nhắt C2C12
- Tác dụng của cắn toàn phần
Tiến hành thử với 3 nồng độ khác nhau, mỗi nồng độ lặp lại
thí nghiệm 3 lần, kết quả được thể hiện trong hình 3.17
Chứng
Cắn toàn phần (µg/ml)
12,5 25 50
p-IRS-1
(Ser307)
β-actin
Hình 3.17. Tác dụng của cắn toàn phần ở các nồng độ khác nhau
trên lượng IRS-1 phosphoryl hóa ở Ser307
17
Mật độ ánh sáng của các dải protein được phân tích bằng
phần mềm ImageJ, kết quả được trình bày tại hình 3.18.
Hình 3.18. So sánh lượng p-IRS-1(Ser307) giữa các lô ủ với cắn
toàn phần ở các nồng độ khác nhau
Nhận xét: Mức độ biểu hiện của β-actin không thay đổi cả 3 nồng
độ thử (12,5 µg/ml, 25 µg/ml, 50 µg/ml) đều không làm giảm lượng
p-IRS-1(Ser307) có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p > 0,05).
- Tác dụng của hai chất phân lập là cycloeucalenon và
daucosterol
Tế bào C2C12 đã được biệt hóa, sau khi ủ với các mẫu thử
trong 1 giờ, được thu protein, chạy điện di và phân tích Western
Blot theo quy trình mô tả ở phần 2.3.7, kết quả được trình bày tại
hình 3.19
Hình 3.19. Ảnh hưởng của cycloeucalenon (H1) và daucosterol
(H2) ở các nồng độ khác nhau trên lượng IRS-1 phosphoryl
hóa ở Ser307
Chứng H125 H150 H225 H250
p-IRS-1
(Ser307)
β-actin
18
Mật độ ánh sáng của các dải protein được phân tích bằng
phần mềm Image J. Kết quả được trình bày tại hình 3.20.
Hình 3.20. So sánh lượng p-IRS-1(Ser307) giữa các lô ủ với
cycloeucalenon (H1) và daucosterol (H2) ở các nồng độ khác nhau
Nhận xét: chỉ có nồng độ 50 µg/ml làm giảm lượng p-IRS-
1(Ser307) có ý nghĩa thống kê so với lô chứng âm (p<0,01).
3.3.2.5. Tác dụng hoạt hoá AMPK trên tế bào cơ vân chuột nhắt
C2C12
- Tác dụng của cắn toàn phần
+ Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của mẫu thử trên sự
phosphoryl hóa AMPK
Để đánh giá tác dụng phosphoryl hóa AMPKα (Thr172) của
cắn toàn phần thân cây chuối tiêu, tiến hành thử với 3 nồng độ khác
nhau, mỗi nồng độ lặp lại thí nghiệm 3 lần.Kết quả được thể hiện ở
hình 3.21.
Chứng
bệnh
Chứng
dƣơng
Cắn toàn phần (µg/ml)
12,5 25,0 50,0
p-AMPK
β actin
Hình 3.21. Tác dụng của cắn toàn phần ở các nồng độ khác nhau
trên lượng AMPKα phosphoryl hóa ở Thr172
19
Mật độ ánh sáng của các dải protein được phân tích bằng phần
mềm ImageJ, kết quả được trình bày tại hình 3.22
Hình 3.22. So sánh lượng p-AMPKα (Thr172) giữa các lô ủ với
cắn toàn phần ở các nồng độ khác nhau
Nhận xét: Nồng độ cắn là 50 µg/ml làm tăng lượng p-AMPK có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p < 0,05).
- Tác dụng của hai chất phân lập là cycloeucalenon và
daucosterol
Thực nghiệm đánh giá tác dụng hoạt hóa AMPK thông qua
tăng phosphoryl hóa AMPKα (Thr172) được tiến hành với 2 chất
phân lập từ phân đoạn ethylacetat của thân cây chuối tiêu là:
cycloeucalenon (H1) và daucosterol (H2). Kết quả được thể hiện
trong hình 3.23.
Chứng
Chứng
dƣơng
H125 H150 H225 H250
p-AMPKα
(Thr172)
β-actin
Hình 3.23. Tác dụng của cycloeucalenon (H1) và daucosterol (H2)
trên lượng AMPK phosphoryl hóa ở Thr172
20
Mật độ ánh sáng của các dải protein được phân tích bằng phần
mềm ImageJ. Kết quả được trình bày tại hình 3.24
Hình 3.24. So sánh lượng p-AMPKα (Thr172) giữa các lô ủ với
Cycloeucalenon (H1) và Daucosterol (H2) ở các nồng độ khác nhau
Nhận xét: Cả 2 nồng độ thử (25 và 50 µg/ml) của (H1) (H2) đều
không làm tăng lượng p-AMPK so với chứng âm.
3.3.2.6. Tác dụng trên sự biệt hóa tế bào 3T3-L1
Tác dụng ức chế biệt hóa tế bào 3T3-L1 của cắn toàn phần
thân cây chuối tiêu và hai chất phân lập là cycloeucalenon và
daucosterol được đánh giá thông qua so sánh lượng TG, kết quả
được thể hiện trong hình 3.25.
Hình 3.25. So sánh mức độ tổng hợp triglycerid của tế bào mô mỡ
3T3-L1
Nhận xét: Ở nồng độ mẫu thử 0,1 mg/ml, cắn toàn phần thân
cây chuối tiêu và hai chất cycloeucalenon và daucosterol không có
tác dụng ức chế sự biệt hóa tế bào 3T3-L1.
21
CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN
4.1. VỀ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU
Kết quả của luận án cho thấy, cắn toàn phần thân cây chuối tiêu
có tác dụng hạ glucose máu trên cả ba mô hình thực nghiệm luận án sử
dụng. Kết quả hạ glucose máu trên chuột tiêm STZ của luận án phù hợp
với tác giả nước ngoài đã công bố. Tác dụng hạ glucose máu và tăng
dung nạp glucose trong test dung nạp glucose đường uống trên chuột
đái tháo đường typ 2 của luận án là công bố đầu tiên. Tuy nhiên, các bộ
phận dùng khác là hoa và rễ của cây chuối tiêu cũng đã được các tác giả
nước ngoài ghi nhận tác dụng tăng dung nạp glucose trên chuột đái tháo
đường typ 2.
4.2. VỀ PHÂN LẬP CHẤT TRONG THÂN CÂY CHUỐI TIÊU
Trong 6 hợp chất phân lập được có 3 hợp chất thuộc nhóm
sterol là cycloeucalenon, daucosterol và β-sitosterol. Điều này hoàn
toàn phù hợp với kết quả định tính. Theo đó, trong phân đoạn
ethylacetat và phân đoạn n-butanol có chứa nhóm hợp chất sterol.
Trong hai phân đoạn này, phân đoạn ethylacetat ít phân cực hơn phân
đoạn n-butanol. Thực tế β-sitosterol là một phytosterol có độ phân cực
hơn cycloeucalenon và daucosterol nên β-sitosterol đã được phân lập từ
phân đoạn n-butanol. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khác tiến hành
phân lập các chất trong thân cây chuối tiêu. Tuy nhiên, kết quả các chất
phân lập được trong thân cây chuối tiêu trong luận án tương tự như các
chất mà Silva và cộng sự (2014) phân lập được từ quả của cây chuối
tiêu
4.3. VỀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU CỦA THÂN
CÂY CHUỐI TIÊU
Các nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu trên dược liệu đã
được ghi nhận theo nhiều cơ chế khác nhau. Các kết quả in vivo của
luận đã ghi nhận dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu có tác dụng
tương tự như metformin. Do đó, trong các thực nghiệm tiếp theo, luận
án tìm hiểu cơ chế tác dụng của thân cây chuối tiêu theo hai hướng cơ
chế đã được khẳng định của metformin đó là tác động trên chuyển hóa
và tác động trên sự nhạy cảm của mô đích với insulin ở mức độ cơ thể
và mức độ tế bào, phân tử.
Về nồng độ insulin huyết thanh: Ở lô chuột uống gliclazid nồng
độ insulin tăng cao, đi kèm với tăng chức năng bài tiết insulin của tế
bào β đáp ứng được với sự tăng nồng độ glucose máu do đó làm hạ
glucose máu. Trong khi đó hai lô chuột uống metformin và dịch ép toàn
phần thân cây chuối tiêu cũng gây hạ glucose máu khác biệt so với lô
chứng bệnh. Tuy nhiên theo một cơ chế khác với lô chuột uống
22
gliclazid bởi có sự khác biệt về chỉ số kháng insulin và chức năng bài
tiết insulin. Do đó có thể suy luận dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu
có tác dụng hạ glucose máu không phải do kích thích tế bào β đảo tụy
sản xuất insulin như gliclazid mà tác dụng theo kiểu metformin tác dụng
hạ glucose máu đa cơ chế. Dựa trên kết quả này, luận án lựa chọn
chứng dương là metformin định hướng nghiên cứu cơ chế tác dụng của
dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu. Trên chuột đái tháo đường typ 2
thực nghiệm, có sự giảm chỉ số kháng insulin và cải thiện chức năng tế
bào β ở hai lô chuột uống metformin và dịch ép toàn phần so với lô
chứng bệnh. Cho tới thời điểm này, luận án chưa tìm thấy tài liệu tham
khảo nào ghi nhận tác dụng của dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu
trên nồng độ insulin trên chuột đái tháo đường thực nghiệm. Mặt khác,
trong test dung nạp glucose bằng đường uống, kết quả của luận án
đã ghi nhận dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu có tác dụng tăng
dung nạp glucose thể hiện bằng sự tồn lưu glucose trong máu thông
qua diện tích dưới đường cong (AUC) trong 120 phút của lô chuột
uống dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu khác biệt so với lô
chứng bệnh. Trong thí nghiệm này, mức tăng dung nạp glucose của
lô chuột uống hỗn dịch dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu tương
tự như lô uống metformin là thuốc từ lâu đã được chứng minh có
cơ chế tác dụng là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, tăng nhạy cảm
với insulin, ức chế tổng hợp glucose ở gan. Cũng có thể dịch ép toàn
phần thân cây chuối tiêu tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào do
tăng tổng hợp GLUT4, một protein có vai trò quan trọng trong vận
chuyển glucose vào trong tế bào. Bên cạnh đó, mô hình thực nghiệm in
vivo ghi nhận chuột đái tháo đường typ 2 giảm nồng độ cholesterol và
triglicerid sau 15 ngày uống cắn toàn phần, kết quả này cho thấy, dịch
ép toàn phần thân cây chuối tiêu gián tiếp cải thiện tình trạng kháng
insulin.
Ở mức độ tế bào tác dụng của dịch ép toàn phần được đánh giá
thông qua sự giảm thoái hoá của tế bào beta đảo tụy chuột đái tháo
đường typ 2 do tác dụng làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin, cải
thiện tình trạng kháng insulin, nhu cầu sản xuất insulin từ tụy giảm
xuống, tránh được tình trạng quá tải của tế bào . Trên tế bào mô mỡ
dịch ép toàn phần và hai chất phân lập được là cycloeucalenon và
daucosterol không có tác dụng ức chế sự biệt hóa tế bào 3T3-L1 thành
tế bào mô mỡ. Nồng độ lipid máu của chuột đái tháo đường typ 2 giảm
thể do các cơ chế khác như tác động lên chuyển hóa lipid ở gan, tác
động lên chuyển hóa của các lipoprotein.
23
Ở mức độ phân tử cơ chế hạ glucose máu được thử nghiệm
thông qua ức chế hai enzym tiêu hoá glucid là α-amylase và α-
glucosidase. Trên mô hình này, cắn toàn phần và hai chất phân lập từ
thân cây chuối tiêu là daucosterol và betasitosterol có tác dụng ức chế
enzym α-glucosidase, nhưng chỉ có betasitosterol ức chế enzym α-
amylase. Việc ức chế hai enzym tiêu hoá glucid giúp giảm glucose máu
sau ăn. Kết quả này của luận án phù hợp với ghi nhận của Reddy và
cộng sự (2014) về tác dụng ức chế α-amylase và α-glucosidase của thân
cây chuối tiêu trồng tại Ấn Độ.
Kết quả tiếp theo là tác dụng ức chế enzym G6Pase (một
enzym chủ chốt quyết định tốc độ của con đường tân tạo đường). Hoạt
độ G6Pase của giảm so với lô chứng bệnh, công bố của luận án là đầu
tiên về tác dụng này. Các kết quả về ảnh hưởng của thân cây chuối tiêu
trên chuyển hóa glucid và lipid được minh chứng ở mức độ phân tử bởi
kết quả về khả năng hoạt hóa AMPK của dược liệu này. Cho tới thời
điểm này chưa tìm thấy công bố nào về tác dụng hoạt hoá AMPK của
dịch ép toàn phần thân cây chuối tiêu.
Trên con đường truyền tín hiệu của insulin với tác dụng ức chế
PTP1B của cắn toàn phần và hai chất phân lập được là cycloeucalenon
và acid myristic cho thấy có sự phù hợp giữa các kết quả in vitro và in
vivo. Cho tới thời điểm này, theo các tài liệu tham khảo được luận án
chưa tìm thấy có nghiên cứu nào ghi nhận về tác dụng này của thân cây
chuối tiêu. Cũng trên con đường truyền tín hiệu của insulin về tác cho
thấy dịch ép toàn phần thân cây chuối không có tác dụng ức chế sự
phosphoryl hoá IRS (Ser 307). Tuy nhiên, chất phân lập được là
daucosterol lại thể hiện tác dụng ức chế sự phosphoryl hoá IRS (Ser 307
Với những tác động của thân cây chuối tiêu trên các con đường
chuyển hóa, có thể thấy thân cây chuối tiêu có xu hướng tác dụng điều
hòa chuyển hóa tương tự như một số dược liệu đã được dung điều trị đái
tháo đường theo y học cổ truyền. Các dược liệu này có thể được dùng
trong điều trị đái tháo đường để giúp hỗ trợ lập lại cân bằng chuyển hóa,
làm giảm glucose máu nhưng tránh được các nhược điểm của insulin và
các thuốc tổng hợp hóa dược. Mặt khác, với sự tăng cường sự đáp ứng
của mô đích với insulin, kết quả cho thấy thân cây chuối tiêu có khả
năng cải thiện tình trạng kháng insulin tại mô đích thông qua hoạt hóa
AMPK và ức chế PTP1B
24
KẾT LUẬN
1. Tác dụng hạ glucose máu của cắn toàn phần thân cây chuối tiêu
Cắn toàn phần có tác dụng hạ glucose máu của chuột nhắt tăng
glucose máu do STZ (150 mg/kg) là 49,6% và giảm nồng độ glucose
máu 26,34%, nồng độ Cholesterol toàn phần 49,00%, triglycerid 54,1%
và tăng khả năng dung nạp glucose 27,31% của chuột cống đái tháo
đường typ 2 thực nghiệm. Cắn phân đoạn ethylacetat và n-butanol được
điều chế từ dịch ép thân cây chuối tiêu có tác dụng hạ glucose máu trên
chuột tăng glucose máu bằng STZ liều 150mg/kg là 38,56 và 50,30% và
hạ glucose máu 44,50 và 49,26% trên chuột cống đái tháo đường typ 2
thực nghiệm.
2. Cơ chế hạ glucose máu của thân cây chuối tiêu
2.1. Trên chuyển hoá
- Ở mức độ cơ thể: Cắn toàn phần có tác dụng tăng dung nạp
glucose trên chuột cống đái tháo đường typ 2 thực nghiệm.
- Ở mức độ tế bào, phân tử: cắn toàn phần giảm hoạt độ enzym
G6Pase gan của chuột tăng glucose máu bằng STZ liều 150mg/kg là
44,44% và của chuột đái tháo đường typ 2 thực nghiệm là 40,91%. Cắn
toàn phần và hai chất phân lập từ thân cây chuối tiêu là daucosterol và
β-sitosterol ức chế ezym α-glucosidase với IC50 là: 17,43 và 22,60 µM.
β-sitosterol ức chế ezym α-amylase với IC50 là: 23,88µM.
2.1. Trên sự nhạy cảm của mô đích với insulin
- Ở mức độ cơ thể : cắn toàn phần thân không có tác dụng tăng
tiết insulin nhưng có tác dụng giảm kháng insulin trên chuột đái tháo
đường typ 2 thực nghiệm.
- Ở mức độ tế bào, phân tử: cắn toàn phần giúp cải thiện tình
trạng tiểu đảo tụy và tế bào β tuyến tụy của chuột đái tháo đường typ 2.
Cắn toàn phần và hai chất phân lập từ thân cây chuối tiêu là
cycloeucalenol và acid myristic có tác dụng ức chế PTP1B với IC50 là
3,11 và 10,75µM. Cắn toàn phần và hai chất phân lập từ thân cây chuối
tiêu là cycloeucalenol và daucosterol không có tác dụng ức chế sự biệt
hoá của tế bào mô mỡ 3T3-L1 và sự phosphoryl hóa IRS1 ở Ser 307,
nhưng daucosterol có tác dụng ức chế sự phosphoryl hóa IRS1 ở Ser
307 ở nồng độ 50µg/ml
2.3. Trên chuyển hoá và tăng nhạy cảm của tế bào mô đích với
insulin
Cắn toàn phần có tác dụng, hoạt hóa AMPK ở nồng độ
50,0µg/ml và có tác dụng giảm nồng độ Cho TP và TG huyết thanh,
gián tiếp cải thiện tình trạng kháng insulin trên chuột đái tháo đường typ
2 thực nghiệm.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phùng Thanh Hương, Nguyễn Thị Đông (2015), “Tác dụng của
dịch ép thân cây chuối tiêu trên chuột tăng glucose máu bởi
streptozocin”, Tạp chí Dược liệu, tập 20 số 5 (2), tr.126-131.
2. Nguyen TD, Nguyen HN, Phung TH (2015)“Chemical
constituents from Musa paradisiaca L. stem juice”, The 1 st
International Conference on Pharmacy Education and Research
Network of ASEAN, pp.270-273.
3. Phung TH, Nguyen TD (2015), “Effects of Musa paradisiaca L.
stem juice on experimentally diabetic rats”, The 1 st International
Conference on Pharmacy Education and Research Network of
ASEAN, pp.290-293.
4. Nguyễn Thị Đông, Phùng Thanh Hương, Nguyễn Thị Huyền
(2016), “Nghiên cứu ảnh hưởng của cao và chất phân lập từ thân cây
chuối tiêu (Musa paradisiaca L) lên hoạt tính enzym PTP1B”, Tạp
chí Dược học, số 6/2016, tr.7-9.
5. Dong Nguyen, Alena Zachariášová, Klára Spurna, Jiří Hričko,
Huong Phung, Jitka Viktorová, Milena Stránská, Jana Hajšlová and
Tomáš Ruml (2017), “Antidiabetic Compounds in Stem Juice from
Banana”, Czech J. Food Sci., 35 (5), pp.407–413.
6. Huong Thanh Phung, Dong Thi Nguyen, Huyen T. Thu Pham,
Huong T. Mai Nguyen, Que T. Nguyet Do (2017), “Effects of
banana stem juice and its two isolates on the phosphorylation of
AMPK and IRS1 in C2C12 muscle cells”, The 2 st International
Conference on Pharmacy Education and Research Network of
ASEAN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_tom_tat_luan_an_3288_2118528.pdf