Đã xây dựng ba phương pháp sản xuất chế phẩm enzyme protease giàu Nattokinase.
- Phương pháp thứ nhất: Sản xuất theo phương pháp làm natto của Nhật Bản: Natto
được sản xuất bằng đậu nành và đậu nành kết hợp với cơm gạo lức bằng hai chủng vi khuẩn
Bacillus subtilis N18 và Bacillus subtilis N441 cho thấy sản phẩm làm ra cho hoạt tính
protease tương đương với Natto Nhật Bản, hoạt tính đạt 57,95 U/g tươi, mùi vị màu sắc cảm
quan tốt, Bacillus subtilis N441 tạo sản phẩm có độ nhớt cao, thích hợp để sản xuất Natto
còn chủng Bacillus subtilis N18 hoạt tính protease cao, ít nhớt thích hợp để sản xuất chế
phẩm protease giàu Nattokinase.
- Phương pháp thứ hai: Trích ly enzyme từ sản phẩm sau khi lên men bằng nước
muối sinh lý, sau đó kết tủa bằng Ethanol, thu sản phẩm, sấy khô, nghiền mịn, sản phẩm.
Với phương pháp này hoạt tính đạt 3399,34 U/g, hiệu xuất thu hồi đạt 42,9%. Enzyme thu
nhận có pH tối ưu 8, nhiệt độ tối ưu 40oC. Tỷ lệ Nattokinase chiếm 67,23%.
- Phương pháp thứ ba: Sử dụng toàn bộ sản phẩm sau lên men bán rắn, sấy khô,
nghiền mịn, kiểm tra chất lượng, đóng bao, hiệu suất thu nhận 80%. chất lượng sản phẩm:
252,48 U/g, Sau 4 tuần bảo quản ở 40C, hoạt tính của chế phẩm còn 238,16 U/g (94,33%)
117 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tạo chế phẩm protease từ Bacillus subtilis có trong Natto Nhật Bản hướng tới thực phẩm chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì hoạt tính enzyme giảm ở cả hai trường hợp với lượng giống 107 cfu/g
cũng như lượng giống 108 cfu/g môi trường, Nhưng khi có bổ sung thêm NaCl 0,5% + 0,1%
nấm men trích ly và tỉ lệ cấy giống là 108 cfu/g thì hoạt tính enzyme tăng so với đối chứng
ở cả hai mật độ giống. Vì vậy chúng tôi chọn MT có bổ sung thêm NaCl 0,5% + 0,1% nấm
men trích ly và tỉ lệ cấy giống là 108 cfu/g cho các khảo sát tiếp theo.
3.4.6. Ảnh hưởng của Zn2+ và K+
Ngoài các yếu tố như Magnesium, calcium, thì kẽm và kali cũng là những nguyên tố
cần thiết cho sư tổng hợp Nattokinase. Xue Jian et al., (2005)[59] đã chỉ ra rằng MgSO4
0,2%, CaCl2 0,2% cho hoạt tính protease cao nhất. Trên môi trường cơ sở có magnesium và
calcium chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của kẽm và kali. Kết quả được trình bầy ở bảng 3.10
và hình 3.15.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Zn2+ và K+ đến khả năng tổng hợp protease
của chủng B.subtilis N18
STT Nguyên tố khoáng Hoạt độ Protease ( U/g)
1 Đối chứng 227,30c ± 0,78
77
215.0
220.0
225.0
230.0
235.0
240.0
245.0
250.0
255.0
Đối chứng ZnCl2 KCl
227.30
250.20
231.60
H
oạ
t
tí
nh
p
ro
te
as
e
(U
/g
)
Muối khoáng
2 ZnCl2 250,20a ± 0,47
3 KCl 231,60b ± 0,75
*Trong cùng một cột, các giá trị được đánh dấu bởi các chữ cái giống nhau thì sự khác
nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê theo phân tích ANOVA (α = 0,05)
Hình 3.15. Ảnh hưởng của Zn2+ và k+ đến khả năng tổng hợp protease
của chủng B.subtilis N18
Nhận xét: Qua kết quả thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.15 cho thấy Zn2+ là nguồn khoáng cần
thiết cho B.subtilis tổng hợp protease. Điều này có thể giải thích là do ion Zn2+ đóng vai trò
quan trọng đối với hoạt tính của serine protease. Đối với nguyên tố K+ được bổ sung dưới
dạng KCl đã cho kết quả cao trong nghiên cứu này (231,60 U/g). Tuy nhiên hoạt tính
protease không cao bằng trường hợp bổ sung ion Zn2+ (250,20 U/g). Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Cong Wang et al.,(2009) [26] cho rằng hoạt tính enzyme được hoạt
hóa bởi Zn2+ .Từ kết quả này chúng tôi chọn ZnCl2 0,01% để tiến hành cho các khảo sát tiếp
theo.
3.4.7. Ảnh hưởng thời gian lên men đến phát triển sinh khối và hoạt tính protease
Trên môi trường cơ sở gồm cám mì và bột đậu nành theo tỷ lệ 7/3 và các yếu tố khác
đã tối ưu, chúng tôi tiến hành lên men bán rắn, nhiệt độ 37oC, từng khoảng thời gian 24 giờ,
48 giờ và 72 giờ, lấy mẫu phân tích hoạt tính enzyme theo phương pháp Anson cải tiến và
phương pháp đếm KL. Kết quả trình bày ở bảng 3.11
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời gian lên men đến phát triển sinh khối và hoạt tính
protease của chủng B.subtilis N18
78
Chỉ tiêu theo dõi
Thời gian lên men
24 giờ 48 giờ 72 giờ
Hoat tính
protease
U/g 220,23 258,34 257,56
Số lượng tế bào 109 CFU/g 1,7 3,5 3,5
Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy hoạt tính enzyme và mật độ tế bào tăng dần từ
24 giờ lên 48 giờ, còn từ 48 giờ đến 72 giờ cả hoạt tính enzyme và mật độ tế bào hầu như
thay đổi không đáng kể, vì vậy để tiết kiệm năng lượng và thời gian, chúng tôi dừng thời
gian lên men ở 48 giờ.
3.4.8. Tối ưu hóa nồng độ tween 80 và glucose bằng phương pháp quy hoạch thực
nghiệm trực giao, cấu trúc có tâm
Các chất hoạt động bề mặt (surfactant inclusions) có vai trò quan trọng trong môi
trường nuôi cấy vi sinh vật, glucose cung cấp nguyên liệu ban đầu để vi sinh vật phát triển
trước khi tổng hợp được các enzyme để phân giải glucose từ nguồn tinh bột có trong môi
trường. Egwin et al.,(2012)[31] đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất hoạt động bề mặt
như tween 80, acetonitrile cho vào môi trường nuôi cấy B.subtilis đến lượng protease sinh
ra. Kết quả thấy rằng cho tween 80 vào môi trường thì lượng protease tăng lên 5 lần và
enzyme có tính ổn định hơn ở nhiệt độ 50-60oC.
Sự phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chúng ta cần phải xem sự
tác động của những yếu tố đó như thế nào. Hoạt tính của enzyme thu được không chỉ bị ảnh
hưởng bởi từng yếu tố riêng lẻ mà còn bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa các yếu tố với
nhau. Vì thế, nếu chỉ dựa trên những nghiên cứu rời rạc để đưa ra giá trị tối ưu thì kết quả sẽ
không đạt được độ chính xác cao.
Để quá trình nuôi cấy vi khuẩn B.subtilis N18 đạt hiệu quả và đánh giá chính xác,
toàn diện hơn về ảnh hưởng của từng yếu tố Tween 80 và Glucose cũng như ảnh hưởng
đồng thời của hai yếu tố này đến hoạt tính enzyme protease, chúng tôi nuôi chủng VK
B.subtilis N18 trên môi trường theo mục 3.4.7, đồng thời tiến hành thí nghiệm theo phương
pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao bậc hai, cấu trúc có tâm với hàm mục tiêu là hoạt
tính enzyme protease [27][36][37].
79
Chúng tôi thay đổi đồng thời hai yếu tố khảo sát là nồng độ Tween 80 và Glucose, từ
đó xác định quy luật ảnh hưởng của hai yếu tố này đến hàm mục tiêu. Trên cơ sở đó chúng
tôi sẽ chọn ra các thông số tối ưu. Số thí nghiệm tối ưu là 11 thí nghiệm, trong đó 3 thí
nghiệm ở tâm phương án. Hàm mục tiêu là hoạt tính enzyme protease y .
Các giá trị khảo sát của hai yếu tố tối ưu như sau:
- x1 là nồng độ Glucose với khoảng khảo sát là 1 – 4%, mức tâm là 2,5%, khoảng
biến thiên là 1,5%
- x2 là nồng độ Tween 80 với khoảng khảo sát là 0,02 – 0,04%, mức tâm là 0,03%,
khoảng biến thiên là 0,01%.
Kết quả của thí nghiệm tối ưu nồng độ Tween 80 và glucose với hàm mục tiêu là hoạt
tính enzyme protease được trình bầy trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Ma trận quy hoạch thực nghiệm theo phương pháp trực giao bậc hai, cấu
trúc có tâm và kết quả
TN X1 x2 x1 (%) x2 (%) y (U/g)
1 -1 -1 1 0,02 258,72
2 1 -1 4 0,02 222,87
3 -1 1 1 0,04 47,16
4 1 1 4 0,04 291,67
5 -1 0 1 0,03 195,42
6 1 0 4 0,03 300,71
7 0 -1 2,5 0,02 234,50
8 0 1 2,5 0,04 156,01
9 0 0 2,5 0,03 281,01
10 0 0 2,5 0,03 287,15
11 0 0 2,5 0,03 282,30
Sử dụng chương trình Modde 5.0 để giải bài toán quy hoạch thực nghiệm và kiểm
định sự tương thích của các hệ số hồi quy và phương trình. Các kết quả được thể hiện ở
bảng 3.15.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ tween 80 và glucose đến hoạt tính
protease của chủng B.subtilis N18
Y Coeff. SC Std. Err P
Constant 273,954 8,37476 5,01693e-007
x1 52,3257 6,66482 0,000538267
80
x2 -36,8755 6,66483 0,00264498
x1 x1 -11,5939 10,2569 0,309617
x2 x2 -64,4044 10,2569 0,00150484
x1 x2 70,0907 8,16271 0,000353221
N = 11 Q2 = 0,847 RSD = 16,3254
DF = 5 R2 = 0,977 Conf. lev. = 0,95
Hệ số in nghiêng là hệ số không có ý nghĩa
(Coefficients: Các giá trị của hệ số; Std.Err: Sai số chuẩn; P (P – value): Giá trị của
hệ số; R2: Độ biến thiên thực; Q2: Độ biến thiên ảo; Conf. lev.: Mức ý nghĩa; DF: Bậc tự do;
RSD: Độ lệch chuẩn). Mức độ phù hợp của mô hình được kiểm định thông qua các giá trị
Q2, R2. Độ biến thiên thực R2 và độ biến thiên ảo Q2 cho ta biết một cách tổng quát sự thích
hợp của mô hình thí nghiệm. R2 là tiêu chuẩn đánh giá cao nhất và Q2 là tiêu chuẩn đánh giá
thấp nhất. Cả hai giá trị này là các số dao động trong khoảng từ 0 đến 1 và Q2 đạt giá trị âm
nếu mô hình không phù hợp, kết quả không đáng tin cậy.
Q2 và R2 đạt giá trị 1 chỉ ra mô hình rất tốt. Eriksson et al.,(2000) cho biết R2 dao
động trong khoảng 0,8 – 0,9 và Q2 lớn hơn 0,5 là những giá trị chấp nhận được [39]. Điều
này cũng tương đồng với các nghiên cứu của nhiều tác giả khác [40][38][42][44]
Giá trị R2 và Q2 trong thí nghiệm này lần lượt là 0,977 và 0,847 đều thõa mãn với
điều kiện đã nêu trên. Kết quả này chứng tỏ mô hình tương thích với thực nghiệm.
Sau khi loại trừ hệ số không có ý nghĩa, chúng tôi xác định được phương trình hồi
quy như sau:
Y = 273,954 + 52,3257 x1 - 36,8755 x2 - 64,4044 x22 + 70,0907 x1 x2 (1)
Ảnh hưởng của mỗi biến số trong hàm hồi quy được thể hiện trong bảng 3.13 ở mức
ý nghĩa 95%. Theo phương trình hồi quy (1) với hàm đáp ứng là hoạt tính protease thì nồng
độ tween 80 và glucose đều ảnh hưởng đến hoạt tính protease. Nồng độ glucose ảnh hưởng
đến hoạt tính protease theo hàm bậc một. Nồng độ tween 80 ảnh hưởng đến hoạt tính
protease theo hàm bậc hai.
Mặt khác sự hiện diện của hệ số tương hỗ x1 x2 trong phương trình chứng tỏ nồng độ
glucose và tween 80 không tác động độc lập mà tương tác giữa hai yếu tố này cũng ảnh
hưỡng rõ rệt đến hoạt tính protease. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác
giả trước đó. Theo Rowe (1987), Keshavarzi và cộng sự (2005), môi trường gồm nhiều
81
thành phần dinh dưỡng thường được sử dụng trong nuôi cấy Bacillus, các thành phần trong
môi trường tác động tương hỗ, ảnh hưởng đến hoạt tính protease [48][49].
Trong thí nghiệm này, phương trình hồi quy (1) tương thích với kết quả đó. Do vậy
nếu ta chỉ xét ảnh hưởng của nồng độ glucose và tween 80 một cách rời rạc rồi kết luận
nồng độ thích hợp nhất thì kết quả này sẽ không đáng tin cậy.
Phương trình hồi quy (1) được biểu diễn dưới dạng đồ thị đáp ứng bề mặt ở hình 3.16
trên ba trục tọa độ không gian và biểu diễn dưới dạng đồ thị các đường cong ở hình 3.17.
Hình 3.16. Đồ thị đường cong biểu diễn mối quan hệ của x1(nồng độ Glucose),
x2 (nồng độ Tween 80) và y (hoạt tính protease)
Hình 3.17. Đồ thị đáp ứng bề mặt biểu diễn mối quan hệ của x1(nồng độ Glucose), x2
(nồng độ Tween 80) và y (hoạt tính protease)
Nhận xét: Đồ thị hình 3.16 và 3.17 cho thấy ảnh hưởng rõ của nồng độ glucose và
tween 80 đến hoạt tính protease. Chúng tôi nhận thấy không phải nồng độ glucose và tween
80 càng cao thì hoạt tính protease càng cao. Amin và Doelle (1990), Arcas et al.,(1987) cho
rằng nồng độ chất dinh dưỡng quá cao sẽ ức chế sự phát triển của tế bào vi khuẩn [50][51].
82
Kết quả tối ưu đạt được theo phương trình hồi quy như sau:
- Nồng độ glucose: 3,9%
- Nồng độ tween 80: 0,03%
- Hoạt tính protease dự đoán theo phương trình hồi quy là 318.96 U/g
Tiến hành kiểm tra thực nghiệm hoạt tính protease với nồng độ glucose và tween 80
thu được từ phương trình hồi quy. Kết quả đạt được như sau: Hoạt tính protease thu được là
315,26 U/g ứng với nồng độ glucose là 3,9% và nồng độ tween 80 là 0,03%
Sự khác biệt về hoạt tính protease giữa giá trị dự đoán theo phương trình hồi quy và
giá trị thực nghiệm là 1,16%.
Như vậy giá trị thực nghiệm thu được là rất gần với giá trị tính toán từ phương trình
hồi quy. Vậy mô hình dự đoán có tính chính xác cao
Kết quả thu được bằng thực nghiệm cho thấy sự thay đổi nồng độ glucose và tween
80 đã làm thay đổi có ý nghĩa hoạt tính protease. Nồng độ glucose 3,9% và tween 80 là
0,03% được xem là các thông số tối ưu để thu được giá trị hoạt tính protease cực đại.
Kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả.
Egwin et al., (2012)[31] đã nghiên cứu ảnh hưởng của Tween 80 (chất hoạt động bề
mặt) đến lượng protease sinh ra khi cho vào môi trường nuôi cấy B.subtilis. Kết quả thấy
rằng khi cho tween 80 đã tăng lượng protease lên 5 lần. Theo các tác giả thì việc lựa chọn
chất hoạt động bề mặt thích hợp trong nuôi cấy B.subtilis là yêu cầu cần thiết để sản xuất tối
ưu protease. Ting wei Ku et al., (2009) [55] và Cong Wang et al., (2009)[26] đã chỉ ra rằng
nguồn carbon tốt nhất trong nuôi cấy B.subtilis là glucose. Nadeem et al.,(2008)[43] nghiên
cứu sản xuất protease bằng chủng Bacillus licheniformis đã khẳng định nguồn carbon tốt
nhất là glucose. Saurabi S. et al., (2007)[50] đã kiểm tra sự phát triển và sinh tổng hợp
protease của chủng Bacillus subtilis SBP 29 cũng chỉ ra rằng glucose là nguồn carbon tốt
nhất.
3.5. Nghiên cứu tạo chế phẩm protease giàu nattokinase
3.5.1. Tạo chế phẩm protease giàu nattokinase theo phương pháp sản xuất natto của
Nhật Bản
Từ hai chủng B.subtilis N18 và B. subtilis N441 đã phân lập được, chúng tôi tiến
hành làm Natto theo phương pháp được trình bầy ở mục 2.3.17. Sáu nghiệm thức đã được
thực hiện gồm đậu nành hấp chín với chủng B.subtilis N18, đậu nành hấp chín và cơm gạo
lức với chủng B.subtilis N18, đậu nành hấp chín với chủng B.subtilis N441, đậu nành hấp
83
chín và cơm gạo lức với chủng B.subtilis N441, đậu nành hấp chín với hai chủng B.subtilis
N18 và B.subtilis N441, đậu nành hấp chín và cơm gạo lức với hai chủng B.subtilis N18 và
B.subtilis N441, tỷ lệ đậu nành/ cơm gạo lức là 5/4. Thí nghiệm thực hiện trong hộp
Polypropylen 20x10x5cm, lên men thực hiện ở 40oC. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.13 và
hình 3.14.
Bảng 3.14. Hoạt tính protease trong các sản phẩm natto từ hai chủng
B.subtilis N18 và B.subtilis N441
Các nghiệm thức
Hoạt tính protease
(U/g tươi)
ĐN, B.subtilis N18 57,95 ± 0,01
ĐN + GL, B.subtilis N18 50,97 ± 0,04
ĐN, B.subtilis N441 49,53 ± 0,06
ĐN + GL, B.subtilis N441 42,56 ± 0,16
ĐN, B.subtilis N18+ B.subtilis N441 55,60 ± 0,06
ĐN + GL, B.subtilis N18+ B.subtilis N441 49,31 ± 0,00
Natto Nhật Bản 58,16 ± 0,16
Hình 3.18. Hoạt tính protease trong các sản phẩm natto
84
từ hai chủng B.subtilis N18 và B.subtilis N441
85
Độ nhớt cuả Natto chủng B.subtilis N441
Hình 3.19. Một số sản phẩm Natto từ hai chủng B.subtilis N18 và B.subtilis N441
Nhận xét: Kết quả thử nghiệm lên men đậu nành hạt hấp chín làm Natto cho thấy cả
hai chủng B.subtilis N18 và B. subtilis N441 đều có khả năng sử dụng làm Natto. Hoạt lực
protease trong các sản phẩm Natto làm ra đều tương đương với hoạt lực protease trong
Natto Nhật. Đánh giá cảm quan chấp nhận tốt. Do Natto sản xuất bằng chủng B.subtilis N18
Natto chủng B.subtilis N18 & B.subtilis N441 (đậu nành & gạo lức)
Natto chủng B.subtilis N18 & B.subtilis N441 (đậu nành)
Độ nhớt cuả Natto chủng B.subtilis N18
86
có hoạt lực protease cao hơn, nhưng độ nhớt thấp so với Natto sản xuất với chủng B. subtilis
N441, vì vậy chủng B. subtilis N18 thích hợp để sản xuất protease (Nattokinase) còn chủng
B. subtilis N441 thích hợp để sản xuất Natto. Kết quả thí nghiệm cũng thấy rằng khi kết hợp
thêm gạo lức, hoạt tính enzyme giảm so với nghiệm thức chỉ một mình đậu nành hấp chín.
Ở nghiệm thức đậu nành hấp chín cùng với cơm gạo lức hoạt lực enzyme thấp hơn so với
nghiệm thức chỉ mình đậu nành hấp chín, nhưng khi ăn ở nghiệm thức có gạo lức dễ ăn hơn,
thích hợp cho một số đối tượng. Mùi vị của Natto không hấp dẫn nhiều người ( 20% người
Nhật không thích mùi natto), cũng như nước mắm, mắm tôm, chao đối với nhiều người
trong chúng ta, tất cả do thói quen, natto là một món ăn rất tốt cho sức khỏe do enzyme
Nattokinase trong Natto có hoạt tính mạnh gấp bốn lần plasmin nội sinh, có khả năng làm
tan huyết khối và giảm huyết áp. Natto sẽ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và phòng
chống các bệnh tim mạch tốt đối với người Việt nam, nếu được sản xuất trong nước với giá
bán phải chăng, cũng như cung cấp giống và cách làm dễ dàng thì nhiều người Việt Nam
chúng ta cũng có thể tự làm ở nhà để vừa nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn
hàng ngày vừa phòng ngừa được các bệnh tim mạch, nguy hiểm và rất tốn kém khi bị bệnh.
3.5.2. Tạo chế phẩm protease giàu nattokinase trên MT lên men bán rắn
3.5.2.1. Thu nhận chế phẩm enzyme protease sau lên men bằng ethanol
Nhiều tác giả đã nghiên cứu tinh sạch enzyme Nattokinase từ canh trường nuôi cấy
B.subtilis (Dubey R. et al., 2011)[30]. Chúng tôi tiến hành nuôi cấy chủng B. subtilis N18
trên môi trường bán rắn có bổ sung tỉ lệ cám mì / bột đậu nành là 7/3, nuôi ở 370C. Sau 48
giờ tiến hành tách chiết enzyme theo phương pháp trình bầy ở mục 2.3.19 và tủa enzyme
theo mục 2.3.20. Xác định hoạt tính protease theo phương pháp Anson cải tiến mục 2.3.13.
Kết quả được trình bầy ở bảng 3.18
Bảng 3.15. Kết quả thu nhận chế phẩm enzyme protease bằng ethanol
Sản
phẩm
sau lên
men (g)
Hoạt
tính
protease
(U/g)
Tổng hoạt
tính sau lên
men (U/g)
Khối
lượng
CPE
(g)
Hoạt tính
protease
trong
CPE
(U/g)
Tổng
hoạt tính
protease
trong
CPE (U/g)
Hiệu suất
thu hồi
(%)
100
300
30000
3,79
3399,34
12883,50
42,9
87
Hiệu suất thu nhận enzyme protease sau lên men bằng ethanol đạt 42,9%. Có thể giải
thích nguyên nhân làm cho hiệu suất thu hồi không cao là:
- Các enzyme sau khi tủa hoặc tinh sạch có xu hướng kết tụ lại. Điều này ảnh hưởng
rất nhiều đến hoạt tính của enzyme do các trung tâm phản ứng bị vùi lấp bên trong và không
phục hồi được sau khi hòa tan trở lại.
- Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ thực hiện tủa enzyme bằng tác nhân tủa là
etanol với tỉ lệ 3 Etanol : 1ddE. Đây là tỉ lệ tham khảo từ các đề tài nghiên cứu thu nhận và
tinh sạch enzyme protease khác. Vì vậy kết quả này chưa phải là kết quả tối ưu để tủa
protase từ canh trường nuôi cấy chủng B. subtilis N18.
Trong dịch chiết, ngoài enzyme còn có các protein và nhiều tạp chất khác nhau. Hoạt
tính riêng đặc trưng cho mức độ tinh sạch, vì vậy việc xác định hoạt tính riêng của các CPE
sau khi tủa là cần thiết. Chúng tôi tiến hành hòa CPE vào dung dịch đệm phosphate có pH 8
và xác định hoạt tính chung của CPE theo phương pháp Anson cải tiến trình bày ở mục
2.3.13, xác định hàm lượng protein có trong CPE theo phương pháp Lowry mục 2.3.14, qua
đó xác định được hoạt tính riêng của các CPE. Kết quả được trình bày ở bảng 3.19
Bảng 3.16. Hoạt tính riêng của chế phẩm enzyme protease thu nhận
bằng kết tủa với Ethanol
Hoạt tính chung
protease (U/g)
Hàm lượng protein
(mg protein/g CPE)
Hoạt tính riêng
(U/mg protein)
3399,34 16187,33 0,21
Qua quá trình tham khảo từ các công trình nghiên cứu về thu nhận và tinh sạch
enzyme, chúng tôi nhận thấy khi dùng tác nhân tủa là Ethanol thì hiệu suất thu nhận và hoạt
tính chung, hoạt tính riêng của CPE cao hơn so với các tác nhân tủa khác như aceton,
sulphate amon v.v.. Do vậy, chúng tôi chọn Ethanol làm tác nhân tủa để thu CPE. Hoạt tính
này có thể cao hơn nếu CPE được tinh sạch bằng các phương pháp hiện đại như sắc ký, điện
di, lọc gel.
3.5.2.2. Khảo sát đặc tính của chế phẩm enzyme protease thu nhận bằng ethanol
Khảo sát pH tối ưu cho hoạt động của enzyme
pH là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của enzyme vì khi pH thay đổi mức
ion hóa cơ chất – enzyme sẽ ảnh hưởng tới vận tốc phản ứng và độ bền của enzyme.
Enzyme có bản chất là protein nên mỗi enzyme có khả năng hoạt động tại một giá trị pH tối
88
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
6 7 8 9 10 11
pH
Ho
ạt
tí
nh
p
ro
te
as
e
(U
/g
)
0
20
40
60
80
100
120
Ho
ạt
tí
nh
tư
ơn
g
đố
i (
%
)
Hoạt tính Hoạt tính tương đới (%)
ưu khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính enzyme là cần
thiết ( Hu Sheng et al.,(2003)[36].
Để khảo sát ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính của CPE, chúng tôi tiến hành trên cơ
chất casein 1,5%, ở nhiệt độ 370C, tỉ lệ enzyme ở các mẫu là như nhau, thay đổi pH các mẫu
ở các mức khác nhau: 6, 7, 8, 9, 10, 11. Xác định hoạt tính protease của CPE . Kết quả được
trình bầy trong bảng 3.17 và hình 3.20.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính của CPE
STT pH
Hoạt tính protease
(U/g)
Hoạt tính tương đối
so với cực đại (%)
1 6 1221,18f ± 3,61 29,99
2 7 2778,37d ± 3,61 68,23
3 8 4071,81a ± 3,63 100,00
4 9 3497,35b ± 7,22 85,89
5 10 3197,47c ± 6,25 78,53
6 11 1878,74e ± 3,61 46,14
*Trong cùng một cột, các giá trị được đánh dấu bởi các chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không
có ý nghĩa về mặt thống kê theo phân tích ANOVA (α = 0,05)
Hình 3.20. Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính của CPE
Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.17 và hình 3.20 cho thấy hoạt tính của CPE thay đổi
theo pH, pH tối ưu cho hoạt động của CPE protease là 8 (100%), ở pH 6 là 29,99% và tăng
89
68,23% ở pH 7,0. Tại các giá trị pH 9, 10, 11 hoạt tính CPE lần lượt là 85,89%, 78,53%,
46,14% so với hoạt tính cực đại. Như vậy ta có thể kết luận CPE có khoảng pH hoạt động
rộng từ 8,0 – 10,0. Trong khoảng này pH dao động từ 78,53% đến 100% so với hoạt tính tối
ưu tại pH 8,0.
Vậy có thể kết luận pH tối ưu cho hoạt động của CPE là 8
Khảo sát nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính xúc tác và vận tốc phản ứng của
enzyme. Về nguyên tắc, khi nhiệt độ tăng thì vận tốc xúc tác sẽ tăng, khi nhiệt độ quá thấp,
vận tốc xúc tác của enzyme không đáng kể, nhưng nhiệt độ quá cao enzyme sẽ bị biến tính.
Để tìm ra giá trị thích hợp cho hoạt động của CPE, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính
protease của CPE trong môi trường đệm phosphat pH = 8, cơ chất là casein 1,5%, các mẫu
được bố trí thí nghiệm ở các mức nhiệt độ 350C, 400C, 450C, 500C, 550C, 600C. Sau thời
gian phản ứng, tiến hành xác định hoạt tính protease của CPE theo Anson cải tiến. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.18 và hình 3.21
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của CPE
STT
Nhiệt
độ
(0C)
Hoạt tính CPE
(U/g)
Hoạt tính tương đối
so với cực đại ( %)
1 25 3197,47g ± 6,25 78,39
2 30 3295,02e ± 6,25 80,78
3 35 3656,32d ± 3,61 89,64
4 40 4079,03a ± 7,22 100,00
5 45 3988,71b ± 10,83 97,79
6 50 3844,19c ± 7,22 94,24
7 55 3226,37f ± 9,56 79,09
8 60 2998,76h ± 3,61 73,51
* Trong cùng một cột, các giá trị được đánh dấu bởi các chữ cái giống nhau thì sự khác
nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê theo phân tích ANOVA (α = 0,05)
90
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
25 30 35 40 45 50 55 60
Nhiệ độ 0C
H
oạ
t t
ín
h
pr
ot
ea
se
(U
/g
0
20
40
60
80
100
120
H
oạ
t
tí
nh
t
ư
ơ
ng
đ
ối
(
%
)
Hoạt tính protease (U/g) Hoạt tính tương đối ( %)
Hình 3.21: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của CPE
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.18 và hình 3.21 cho thấy khi nhiệt độ phản ứng tăng
dần thì hoạt tính của CPE cũng tăng và đạt cực đại là 400C (4079,03 U/g). Nhiệt độ tiếp tục
tăng cao hơn thì hoạt tính CPE giảm dần. Đến 600C thì hoạt tính chỉ còn 2998,76 (đạt
73,51% so với hoạt tính cực đại). Như vậy CPE có thể chịu được nhiệt độ từ 400C đến 500C.
Do bản chất của enzyme là protein nên khác với các phản ứng hóa học, vận tốc phản ứng do
enzyme xúc tác chỉ tăng lên khi tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất định. Ở nhiệt độ cao,
enzme bị tê liệt và bị phá hủy do rối loạn về cấu trúc phân tử bậc 2,3 làm hỏng trung tâm
hoạt động được tạo nên từ các acid quan trọng và các nhóm ghép.
Vậy có thể kết luận nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của CPE là 400C.
Khảo sát nồng độ cơ chất tối ưu cho hoạt động của enzyme
Thí nghiệm nhằm xác định nồng độ cơ chất thích hợp cho hoạt động của CPE. Tiến
hành phản ứng enzyme ở nhiệt độ 400C, pH 8, thay đổi nồng độ cơ chất casein ở các mức
khác nhau: 0,5%; 1,0%; 1,5%; 2,0%; 2,5%; 3,0%. Xác định hoạt tính protease của CPE. Kết
quả được trình bầy trong bảng 3.19 và hình 3.22
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt tính của CPE
STT
Nồng độ cơ chất
(%)
Hoạt tính CPE (U/g)
Hoạt tính tương đối so
với cực đại
91
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
Nồng độ cơ chất (%)
H
oạ
t t
ín
h
pr
ot
ea
se
(U
/g
)
( %)
1 0,5 1434,34e ± 9,55 33,08
2 1,0 3482,90d ± 9,55 80,33
3 1,5 4335,56a ± 6,25 100,00
4 2,0 4248,84b ± 6,25 98,00
5 2,5 4212,71c ± 3,61 97,17
6 3,0 4205,49c ± 6,25 97,00
*Trong cùng một cột, các giá trị được đánh dấu bởi các chữ cái giống nhau thì sự khác
nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê theo phân tích ANOVA (α = 0,05)
Hình 3.22. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt tính của CPE
Nhận xét: Kết quả bảng 3.19 và hình 3.22 cho thấy hoạt tính của CPE tăng dần khi
nồng độ cơ chất tăng, nồng độ cơ chất tại 0,5% và 1,0% hoạt tính tương ứng là 1434,34 U/g
và 3482,90 U/g và đạt cực đại (4335,56 U/g) ở nồng độ 1,5%.
Tại các gía trị nồng độ 2,0%; 2,5%; 3,0% hoạt tính CPE lần lượt là 4248,84 U/g;
4212,71 U/g và 4205,49 U/g, đã giảm so với hoạt tính cực đại. Khi tăng nồng độ cơ chất thì
vận tốc phản ứng tăng theo nghĩa là hoạt tính của enyme tăng. Tuy nhiên vận tốc phản ứng
đạt cực đại ở một giới hạn nồng độ cơ chất nhất định, nếu tiếp tục tăng nồng độ cơ chất thì
vận tốc phản ứng cũng không tăng nữa do các trung tâm hoạt động của enzyme bị bão hòa
bởi cơ chất.
3.5.3. Tạo chế phẩm protease giàu nattokinase và sinh khối Bacillus subtilis
92
Tế bào B. subtiliis đóng vai trò probiotic, gamma polyglutamic acid là chất làm ổn
định hoạt tính enzyme rất tốt nên sử dụng toàn thể môi trường sau lên men dưới dạng bột
khô hoặc dạng patte đều có thể sản xuất thành thực phẩm chức năng.
Sơ đồ quy trình:
Chuẩn bị giống → Chuẩn bị môi trường lên men → Thanh trùng, làm nguội → Cấy
giống → Lên men→ Thu sản phẩm → Sản phẩm sau lên men→Sấy khô dưới 45oC→
Nghiền mịn → Rây thu hạt mịn → Kiểm tra chất lượng → Đóng bao → sản phẩm (nguyên
liệu để làm thực phẩm chức năng)
Giải thích quy trình:
- Chủng VSV: Bacillus subtilis N18 → Chuẩn bị giống (từ ống đông khô→Thạch
nghiêng → Nhân giống)
- Chuẩn bị môi trường:
Cám mì 66,40%, bột đậu nành 28,46%, glucose 3,9%, Tween 80 0,03%, Zn 0,01%, dung
dịch A 5ml, dung dịch B 5ml, dung dịch C 5ml, NaCl 0,5%, nấm men trích ly 0,1%, pH MT
ban đầu 9, độ ẩm 60%.
- Thanh trùng môi trường 1 kg/cm2 trong 1 giờ
- Cấy giống: Giống đã được chuẩn bị trước đó 14h, lượng giống cấy 108 cfu/g môi
trường.
- Lên men: Nuôi trên khay, chiều cao môi trường 3-5cm, nhiệt độ nuôi 370 C, thời gian
nuôi 48 giờ.
- Tạo sản phẩm: Phơi khô, nghiền mịn, xác định chất lượng
- Sản phẩm: Nguyên liện cho sản xuất thực phẩm chức năng.
- Chất lượng sản phẩm : 252,48 U/g
Kết quả bảo quản sản phẩm
Thí nghiệm bảo quản ở 4oC sau 1 tháng hoạt tính còn 238,16 U/g (đạt 94,33%), còn
nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, sau một tháng hoạt tính còn 223,32 U/g (đạt 88,45%).
Mẫu sản phẩm gửi Viện Pasteur Tp. Hồ chí Minh kiểm tra độ an toàn vi sinh. Kết
quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm không có E.coli, Salmonella.
93
Hình 3.23. Chế phẩm protease dạng bột khô giàu Nattokinase
Tỷ lệ Nattokinase trong chế phẩm enzyme protease
Từ chế phẩm enzyme thu được, chúng tôi tiến hành xác định hoạt tính Nattokinase
trên cơ chất fibrin theo phương pháp trình bầy ở mục 2.3.15. Kết quả thu được ở bảng 3.23.
Bảng 3.20. Tỷ lệ hoạt tính nattokinase trong chế phẩm enzyme protease
Hoạt tính
protease (U/g)
Hoạt tính Nattokinase
(FU/g)
Tỷ lệ Nattokinase/
Protease (%)
4334,38 2915,09 67,23
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.23 cho thấy hoạt tính Nattokinase trong chế phẩm enzyme
protease là 2915,09 FU/g, chiếm 67,23% hoạt tính protease tổng số, qua đó chứng tỏ khi
CPE có protease tổng cao thì hoạt tính Nattokinase cũng cao.
94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1) Chúng tôi đã phân lập, chọn lọc được một số chủng vi khuẩn Bacillus có khả
năng sinh protease cao từ bốn mẫu Natto của Nhật Bản, hai chủng tốt nhất là B.subtilis N18
và B.subtilis N441 đã được sử dụng để định danh và xác định các điều kiện lên men tối ưu
sản xuất chế phẩm enzyme protease.
2) Kết quả định danh bằng phương pháp cổ điển và phương pháp sinh học phân tử
cho thấy hai chủng B.subtilis N18 và B.subtilis N441 thuộc loài Bacillus subtilis (so sánh
với trình tự 16S-rARN của loài VK đã được định danh trong ngân hàng gen BLAST
SEARCH. Kết quả cho thấy mức độ giống nhau của hai chủng B.subtilis N18 và B.subtilis
N441 với loài B. subtilis là 100%.).
3) Đã xác định thành phần môi trường và điều kiện lên men tối ưu cho sản xuất
protease ở chủng B.subtilis N18 bằng phương pháp cổ điển và phương pháp quy hoạch thực
nghiệm với phần mềm Modde 5, như tỷ lệ cám mì/bột đậu nành, tỷ lệ cám mì, cám gạo, bột
đậu nành, nồng độ glucose, ZnCl2, KCl, Tween 80 và các điều kiện lên men như độ ẩm, pH
môi trường, tỷ lệ giống ban đầu và thời gian lên men.
5) Đã xây dựng ba phương pháp sản xuất chế phẩm enzyme protease giàu
Nattokinase.
- Phương pháp thứ nhất: Sản xuất theo phương pháp làm natto của Nhật Bản: Natto
được sản xuất bằng đậu nành và đậu nành kết hợp với cơm gạo lức bằng hai chủng vi khuẩn
Bacillus subtilis N18 và Bacillus subtilis N441 cho thấy sản phẩm làm ra cho hoạt tính
protease tương đương với Natto Nhật Bản, hoạt tính đạt 57,95 U/g tươi, mùi vị màu sắc cảm
quan tốt, Bacillus subtilis N441 tạo sản phẩm có độ nhớt cao, thích hợp để sản xuất Natto
còn chủng Bacillus subtilis N18 hoạt tính protease cao, ít nhớt thích hợp để sản xuất chế
phẩm protease giàu Nattokinase.
- Phương pháp thứ hai: Trích ly enzyme từ sản phẩm sau khi lên men bằng nước
muối sinh lý, sau đó kết tủa bằng Ethanol, thu sản phẩm, sấy khô, nghiền mịn, sản phẩm.
Với phương pháp này hoạt tính đạt 3399,34 U/g, hiệu xuất thu hồi đạt 42,9%. Enzyme thu
nhận có pH tối ưu 8, nhiệt độ tối ưu 40oC. Tỷ lệ Nattokinase chiếm 67,23%.
- Phương pháp thứ ba: Sử dụng toàn bộ sản phẩm sau lên men bán rắn, sấy khô,
nghiền mịn, kiểm tra chất lượng, đóng bao, hiệu suất thu nhận 80%. chất lượng sản phẩm:
252,48 U/g, Sau 4 tuần bảo quản ở 40C, hoạt tính của chế phẩm còn 238,16 U/g (94,33%),
95
khi bảo quản ở nhiệt độ phòng (khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ Dầu Một, Bình
Dương), hoạt tính còn 223,32 U/g (88,45%).
Kiến nghị
- cách nâng cao năng suất lên men, tinh sạch và tạo chế phẩm phù hợp yêu cầu của sản
phẩm chức năng.
- Phân lập các chủng Bacillus từ các loại thực phẩm cổ truyền ở Việt nam nhằm tìm
được các chủng có hoạt tính cao...
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Thị Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa (2011), Công nghệ sinh học - tập 3, enzyme và
ứng dụng, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Tr. 111 – 136
2. Dương Thị Thanh Diễm (2010). Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy Bacillus và bước đầu
ứng dụng trong xử lí nước nuôi cá tra. Luận văn Tiến sĩ Sinh học, Trường ĐH Khoa
học Tự nhiên Tp. HCM, tr. 4 – 6.
3. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2000), Vi Sinh vật học, Nxb
Giáo dục, tr. 25 – 38.
4. Nguyễn Thùy Dương (2012). Nghiên cứu sự tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số
chủng Bacillus phân lập từ đất vườn, Luận văn Thạc sĩ sinh học. Trường Đại học Sư
phạm Tp. HCM, tr. 33 – 38.
5. Trần Thị Minh Định (2012). Nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh của các chủng nấm
Aspergillus sp. Phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ, Luận văn Thạc sĩ Sinh học,
Trường Đại Học Sư Phạm Tp. HCM, tr. 36 – 37
6. Trần Ngọc Hùng (2010), Nghiên cứu tạo chế phẩm protease từ Bacillus subtilis để sử
dụng trong chế biến thức ăn gia cầm, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường ĐH Khoa
học Tự nhiên, tr. 36 – 42.
7. Trần Quốc Hiền, Lê Văn Việt Mẫn (2006), Nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme
protease từ ruột cá Ba Sa. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 9, số 11,
2006, tr. 59 – 67.
8. Phạm Thị Ánh Hồng (2003), Kỹ Thuật Sinh Hóa, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, tr. 81 – 93.
9. Nguyễn Đức Lượng (chủ biên), (2003), Thí nghiệm Vi sinh vật học, Tập 2, Nxb ĐH
Quốc gia Tp.HCM, tr. 112 – 115.
10. Đỗ Thị Thu Nga (2011), Khảo sát khả năng sinh tổng hợp protease của một số chủng
Bacillus, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM, tr. 30-36.
11. Đỗ Trần Ngoan (2007). Nghiên cứu tổng hợp protease kiềm tính bằng phương pháp lên
men bởi tế bào vi khuẩn Bac.subtilis cố định. Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Tr. 4 – 16.
97
12. Lê Thị Bích Phượng, Võ Thị hạnh, Trần Thạnh phong, Lê Tấn Hưng, Trương Thị Hồng
Vân, Lê Thị Hương (2012). “Phân lập và tuyển chọn một số chủng Bacillus sinh tổng
hợp nattokinase”. Tạp chí Sinh Học, 34, (3se). Tr 99 - 104
13. Trần Thị Bích Quyên (2012), Nghiên cứu và tuyển chọn một số chủng Bacillus làm
probiotic trong chăn nuôi, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 33 – 43.
14. Trần Thanh Thủy (1999), Hướng dẫn thực hành sinh hóa vi sinh vật, Nxb Giáo dục, tr.
45 – 56, 97 – 102.
15. Đồng Thị Thanh Thu (2003), Sinh hóa ứng dụng, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí
Minh, tr. 8 –13.
16. Đồng Thị Thanh Thu, Giáo trình sinh hóa cơ bản, tủ sách Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Tp. Hồ Chí Minh, Tr. 45 – 70.
17. Hoàng Thị Kim Thoa (2013). Thiết lập chủng Bacillus subtilis đối chiếu sử dụng trong
kiểm nghiệm thực phẩm. Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học. Trường Đại học Bách
khoa Tp. Hồ Chí Minh, Tr. 3 – 15.
18. Trần Đình Toại, Trần Thị Hồng (2007). Tương lai ứng dụng enzyme trong xử lý phế
thải. Tạp chí khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Khoa học tự nhiên và công nghệ
23 (2007), Tr. 75 – 85
19. Nguyễn Minh Tuyển (2005). Quy hoạch thực nghiệm. Nxb Khoa học và Kỹ thuật
20. Nam Việt – Khánh Linh, Bệnh tai biến mạch máu não, phương pháp chẩn đoán và điều
trị, Tr. 5 – 28.
21. Võ Thị Xuyến (2006), Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi
sinh vật và khả năng thủy phân cellulose, Luận văn thạc sĩ sinh học, trường
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Tp. HCM.
Tiếng Anh
22. Chu Y. H., Han I . S. and Han C., (2002). “Improved Evolutionary Operation Based on
D – Design and Response Surface Method”. Korean Journal of Chemical
Engineering, vol 19(4), pp: 535 – 544
23. Chen et al. (2007), “Strategy To Approach Stable Production of Recombinant.
Nattokinase in Bacillus subtilis”, Biotechnol.Prog, 23, pp: 808 -813.
24. Chang Jin Liu, Yan Li Z, Wei Zhong Cao (2004). “Optimization of fermentation
process on a fibrinolytic enzyme from Bacillus subtilis SBS(J)”. Biotechnology 6.
98
25. Chen Tiên Chang, Ming Hui Fan, Fei Chi Kun Hsien Yi Sung (2000). “Potent
fibrinolytic enzyme from a mutant of Bacillus subtilis IMR-NK1”. J. Agrc. Fodd.
Chem. 48, pp: 3210-3216
26. Cong Wang, Ming Du, Dongmei Zheng, Fandong Kong, Guoren Zu, Yibing Feng
(2009). “Purification and characterization of nattokinase from Bacillus subtilis natto
B12”. J.Agric.Food Chem 57, pp: 9722-9729.
27. Deepak V. Kalishwaralal K., Ramkumarpandian S., Venkatesh Babu S., Senthilkumar
S.R.,Sangiliyandi G., (2008). “Optimization of media composition for nattokinase
production by Bacillus subtilis using response surface methodology”. Bioresource
Terchnology 99, pp: 8170-8174
28. Dong Mingsheng Jiang, Xiao Liu Cheng, Jiang Hanhu (2001). “Screening of
extracellular fibrinolytic strain NK5 and its enzyme production condiction’. J. Food
Fermentation Industries 1.
29. Dong Mingsheng Jiang, Xiao Liu Chen, Jiang Hanhu (2001). “Study on the stability of
Nattokinase from Bacillus subtilis NK 5”. J. Food Fermentation Industries 1
30. Dubey R., Kumar J., Agrawala D., Char T., and Pusp P. (2011). “Isolation, production,
purification, assay and characterization of fibriolytic enzymes (nattokinase,
streptokinase, and Urokinase) from bacterial sources”. American journal of
Biotechnology 10(8), pp: 1408-1420
31. Egwin C. Evans and Abdullahi A. (2012). “Effect of surfactant inclusions on the yield
and characteristics of protease from Bacillus subtilis. Proc”.Rom.Acad. Scies B, pp:
108-112.
32. Essam F. Al-juamily and Bushara H. Al-Zaidy (2012). “Optimization condiction of
production fibrinolytic enzyme from Bacillus lichniformis B4 local isolate”. British
Journal of Pharmacology and Technology 3(6), pp: 289-295.
33. Fujita, M., Ito Y., Homh K., and Nishimura S. (1995). “Characterization of
Nattokinase –degraded products from humam fibrinogen or cross linked fi”.
Fibriolysis, pp: 157.
34. Han Xin-mian, GUO Run-fang, YU Hong -wei and JIA Ying-min (2009),
“Cloning and Expression of One Fibrinolytic Enzyme from Bacillus sp. zlw-2”,
Agricultural Sciences in China, 8(5), pp: 591-596.
99
35. Han Xin-mian, GUO Run-fang, YU Hong -wei and JIA Ying-min (2009),
“Cloning and Expression of One Fibrinolytic Enzyme from Bacillus sp. zlw-2”,
Agricultural Sciences in China, 8(5), pp: 591-596
36. Hu Sheng Mei Leha Yao Shajing (2003). “Optimization of submerged fermentation of
nattokinase production by Bacillus subtilis with Response Surface Methodology”. J.
Food and Fermentation Industries .1.
37. Jiunn –Min Wang, Hsuan Ying Chen, shiu- Min Cheng, Su Hua Chen, Lin-Lan Yang,
and Fu-Chou Cheng. (2012). “Nattokinase reduces brain infarction, fibrinogen and
activated partial thromboplastin time against cerebral ischemia-reperfusion injury”.
Journal of Food and Drug Analysis 30(3), pp: 686-691.
38. Junguo Liu, Jianmin Xing, Tianshi Chang, Zhiya Ma, Huizhou Liu. (2005),
“Optimization of nutritional conditions for nattokinase production by Bacillus natto
NLSSE using statistical experimental methods”, Process Biochemistry, 40, pp:
2757-2762.
39. Kim.JY, Gum SN, Lim HH, Kim KC, Ogasawara K, Inoue K, Park S, Jang Y, and Lee
JH (2008). “Effect of nattokinase on blood pressure: a randomized, controlled trial”.
Hypertens Resource (8), pp: 1583-1588
40. Kumar A.,KK Pulicherla, K. Seetha Ram, KRS Sambasiva Rao (2010).
“Evolutionarytrend Thrombolytic. International Journal of Bio-Science and Bio-
Technolohy”. vol. 2 No. 4. pp: 51- 67.
41. Liang X, Jia S, Sun Y, et al. (2007), “Secretory expression of nattokinase from Bacillus
subtilis YF38 in Escherichia coli”, Mol Biotechnol, 37, pp: 187-194.
42. Mishra V., Nag V. L., Tandon R. and Awasthi S., (2009). “Response Surface
Methodology-Based Optimisetion of Agarose Gel Electrophoresis for Screening and
Electropherotyping of Rotavirus”. Appl Biochem Biotechnol, vol 160(8), pp: 2322 –
2331
43. Nadeem M, Qazi JI, Baig S, Syed QA (2008) “Effect of medium composition on
commercially important alkaline protease production by Bacillus licheniformis N-2”.
Food Technol Biotechnol 46 (4), pp: 388–394
44. Nurullah Akcan and Fkeret Uyar (2011). “Production of extracellular alkaline
protease from Bacillis subtilis RSKK96 with solid state fermentation”. Euraria J.
BioSci 5, pp: 64-72
100
45. Okamoto Akiko, Hanagata Hiroshi, Matsumoto Eiko, Kawamura Yukio, Koizumi
Yokimichi (1995). “Angiotensin I converting enzyme inhihitory activities of various
fermented foods”. Bioesci Biotech Biochem 59(6), pp: 1147-1149
46. Prabhavathy G., rajasekara Pandian M., Senthilkumsr B. (2012). “Optimization and
production of extracellular alkaline protease by solid state fermentation using
Bacillus subtilis”. J. Acad. Indus Res 1(7), pp: 427- 430
47. Rao MB, Tanksale AM, Ghatge MS, Deshpande VV (1998) “Molecular and
biotechnological aspects of microbial proteases”. Microbiol Mol Biol Rev 62(3),
pp: 597-635
48. Ruei- Lin Hsu , Kung-Ta lee, jung –Hao Wang, Lily Y-.L. Lee, and Ria P.-y. Chen
(2009). “Amyloid degradating ability of nattokinase from Bacillus subtilis Natto”. J.
Agric Food Chem 57, pp: 503- 508
49. Sharma A. K., Sarkar B. C. and Sharma H. K., 2005. “Optimization of enzymeatic
process parameters for increased juice yield from carrot (Daucus carota L.) using
response surface methodology”. Eur Food Res Technol, vol 221, pp: 106 – 112.
50. Saurabh, S., Jasmine, I., Pritesh, G., G., and Rajendra Kumar, S., (2007). “Enhanced
productivity of serine alkaline protease by Bacillus sp. using soybean as substrate”.
Malaysian journal of microbiology. (1), pp: 1-6.
51. Singhal P., V.K.Nigam, A.S.Vidyarthi (2012). “Studies on production, characterization
and applications of microbial alkaline proteases”. International . Journal of advanced
and research ISSN 0976-2612 Vol.3, issue 3, pp: 653-669.
52. Sumi H., Hamada H., Tsushima H., Mihara H., & Muriki H. (1987). “A novel
fibrinolytic enzyme (nattokinase) in the vegetable cheese Natto: a typical and
popular soybean food in the Japanese diet”. Expientia 43 (10), pp: 1110-1111.
53. Sumi H., Hamada H., Nakanishi K.,& Hiratani H. (1990). “Enhancement of the
fibrinolytic activity in plasma by oral administration of Nattokinase”. Acta
Haematologia. 84 (3), pp: 139-143.
54. Sumi H.,Nakajima N.,yatagai C. (1995). “ unique strong fibrinolytic enzyme
(katsuwokinase) in skipjack”. Competitive biochemistry and physiology part B:
Biochemistry and Molecular Biology 112(3), pp: 543-547.
101
55. Ting wei Ku, Ruei –Lan Tsai and Tzu-Ming Pan (2009). “A simple and Cost – Saving
Approach ro optimize the production of subtilisin NAT by submerged cultivation of
Bacillus subtilis Natto”. J. Agric Food Chem. 57, pp: 292-296.
56. Xiaoyan zu, Zhenya Zhang, et al. (2010), “Thrombolytic Activities of Nattokinase
Extracted from Bacillus subtilis Fermented Soybean Curd Residues”,
International Journal of Biology, 2(2), pp: 120-125.
57. Xiaoyan Zu, Zhenya Zhang, Yingnan Yang, Haittao Che, Guihua zhang Ji Li (2010).
“Thrombolytic activities of nattokinase extracyed from Bacillus subtilis fermented
soybean curd residues”. International Journal of Biology 2(2), pp: 120-125.
58. Xie Quiling Gao Yong (1999). “The optimization of fermentation condiction of
nattokinase”. Journal of south China University of Technology (National Science).5.
59. Xue Jian, Xue- Li Z, Quuang C. Guang W. Jun Peng Gao (2005). “Optimization of
liquid fermentation condiction of nattokinase” . Journal of Jilin Agricultural
University 5.
60. Xu X., Skands A.R.H., Hoy C.-E., Mub H., Balchena S. and Adler- Nissenna J., 1998.
“Prodution of Specific – structured Lipids by Enymatic Interesterification:
Elucidation of Acyl Migration by Response Surface Design”. Journal of the
American Oil Chemists’ Society, vol 75 (9), pp: 1179 – 1186
61. Yeon Kyoung Kim, Sang Mi Kim, Ji Yeon Kim, and Oran Kwon (2011). “The culture
filtrates from Bacillus subtilis natto lowers blood pressure via rennin –angiotensin
system in spontaneously hypertensive rats fed with a high cholesterol diet”. J.Korean
Soc appl Biol. Chem 54(6), pp: 959-965.
Internet
62.
63.
64.
65.
102
103
104
105
106
107
108
y = 0.0094x
R² = 0.9980
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
0.90
0 20 40 60 80 100
∆
O
D
Đường chuẩn Tyrosine (µg)
Tyrosine
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đường chuẩn Tyrosin
Tyrosine
(µg)
0 10 20 30 40 50 60 70 80
∆OD
(660nm)
0,000 0,086 0,181 0,281 0,371 0,465 0,560 0,645 0,780
Đồ thị đường chuẩn Tyrosin
109
y = 0.0006x
R² = 0.999
0.00
0.02
0.04
0.06
0.08
0.10
0.12
0.14
0.16
0.18
0 50 100 150 200 250 300
Δ
O
D
Nồng độ Albumin (μg/ml)
Phụ lục 2: Đường chuẩn Albumin
Albumin
(µg/ml)
0 50 100 150 200 250
∆OD
(750nm)
0,000 0,03 0,06 0,09 0,12 0,15
Đồ thị đường chuẩn Albumin
110
Phụ lục 3: Hoạt tính protease của 10 mẫu VK đã tuyển chọn
Thời
gian
Kí
hiệu
chủn
g
ΔOD Hoạt độ protease (U/g)
24
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 T,B Sai số
N 24 0,04 0,04 0,04 27,10 25,81 27,10 26,67 0,43
N 17 0,07 0,07 0,06 41,93 42,58 41,29 41,93 0,37
BC 0,11 0,11 0,11 70,96 71,61 72,26 71,61 0,37
N 21 0,03 0,02 0,03 17,42 14,19 18,71 16,77 1,34
N 32 0,03 0,03 0,03 18,06 16,13 19,35 17,85 0,94
8.1 0,10 0,10 0,11 67,09 67,09 67,74 67,31 0,22
N 23 0,03 0,03 0,03 18,71 20,64 17,42 18,92 0,94
N 18 0,08 0,09 0,09 52,90 55,48 55,48 54,62 0,86
N441 0,08 0,07 0,08 50,97 47,74 52,26 50,32 1,34
N36 0,04 0,04 0,04 27,10 27,10 27,10 27,10 0,00
40
N 24 0,07 0,07 0,07 42,58 41,93 43,22 42,58 0,37
N 17 0,07 0,07 0,07 45,16 43,87 45,80 44,94 0,57
BC 0,12 0,13 0,12 78,71 80,64 78,71 79,35 0,65
N 21 0,03 0,03 0,03 18,71 19,35 18,06 18,71 0,37
N 32 0,03 0,03 0,03 21,93 20,00 21,93 21,29 0,65
8.1 0,12 0,12 0,12 76,13 76,13 75,48 75,91 0,22
N 23 0,05 0,05 0,05 32,90 34,19 32,26 33,12 0,57
N 18 0,15 0,15 0,15 94,83 93,54 95,48 94,62 0,57
N441 0,08 0,08 0,08 50,97 50,32 51,61 50,97 0,37
N36 0,06 0,06 0,06 37,42 38,06 35,48 36,99 0,78
48
N 24 0,07 0,07 0,07 44,51 44,51 45,16 44,73 0,22
N 17 0,10 0,10 0,10 63,87 63,87 63,87 63,87 0,00
BC 0,15 0,15 0,15 97,42 98,06 96,77 97,42 0,37
N 21 0,06 0,06 0,06 39,35 38,71 40,00 39,35 0,37
N 32 0,06 0,06 0,05 35,48 37,42 34,19 35,70 0,94
8.1 0,15 0,15 0,15 98,06 98,71 96,77 97,85 0,57
N 23 0,07 0,06 0,07 42,58 41,29 43,22 42,36 0,57
N 18 0,17 0,17 0,18 109,67 109,03 112,90 110,53 1,20
N441 0,09 0,09 0,09 59,35 60,00 58,06 59,14 0,57
N36 0,08 0,08 0,07 49,03 50,32 47,10 48,82 0,94
72
N 24 0,06 0,07 0,06 41,29 41,93 39,35 40,86 0,78
N 17 0,07 0,07 0,07 42,58 43,87 41,93 42,79 0,57
BC 0,12 0,11 0,12 74,19 71,61 74,84 73,55 0,99
N 21 0,04 0,04 0,04 23,23 23,23 23,23 23,23 0,00
N 32 0,04 0,04 0,04 24,52 23,87 23,23 23,87 0,37
8,1 0,08 0,08 0,09 54,19 51,61 55,48 53,76 1,14
N 23 0,03 0,03 0,03 17,42 16,77 18,71 17,63 0,57
N 18 0,09 0,09 0,09 58,71 58,71 59,35 58,92 0,22
N441 0,08 0,08 0,08 53,55 51,61 54,19 53,12 0,78
N36 0,04 0,04 0,05 28,39 28,39 29,03 28,60 0,22
Phụ lục 4: Ảnh hưởng của tỉ lệ cám mì và bột đậu nành đến khả năng tổng hợp protease của
chủng B.subtilis N18
111
Tỉ lệ
cám
mì/đậu
nành
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB Sai số
0/10 0,05 0,05 0,05 33,55 32,90 34,19 33,55 0,37
3/7 0,08 0,08 0,08 52,90 52,90 51,61 52,47 0,43
4/6 0,10 0,01 0,10 63,87 63,45 61,93 62,69 0,76
5/5 0,12 0,12 0,12 77,42 76,77 80,00 78,06 0,99
6/4 0,15 0,15 0,15 94,83 95,48 93,54 94,62 0,57
7/3 0,23 0,23 0,23 149,67 148,38 150,96 149,67 0,75
10/0 0,07 0,07 0,07 46,45 45,80 45,80 46,02 0,22
Phụ lục 5: Ảnh hưởng tỷ lệ độ ẩm môi trường đến khả năng tổng hợp protease của chủng
B.subtilis N18
Độ
ẩm
(%)
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB Sai số
40 0,23 0,23 0,23 149,03 150,96 147,74 149,24 0,94
50 0,27 0,28 0,27 175,48 179,35 174,19 176,34 1,55
60 0,28 0,28 0,28 178,06 177,41 178,70 178,06 0,37
70 0,18 0,18 0,18 112,90 112,90 112,90 112,90 0,00
80 0,09 0,09 0,09 56,77 55,48 57,42 56,56 0,57
Phụ lục 6: Ảnh hưởng của nồng độ nấm men đến khả năng tổng hợp protease của chủng B.
subtilis N18
Nồng
độ
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
112
Nấm
Men
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB Sai số
Đối
chứng
0,29 0,29 0,29 189,67 189,02 188,38 189,02 0,37
0,1 0,30 0,30 0,30 194,19 194,19 194,19 194,19 0,00
0,2 0,30 0,30 0,30 195,48 194,19 196,12 195,26 0,57
0,3 0,19 0,19 0,19 122,58 123,22 121,29 122,36 0,57
Phụ lục 7: Ảnh hưởng của pH đến khả năng tổng hợp protease
của chủng B.subtilis N18
pH
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB Sai số
6 0,21 0,21 0,21 137,41 138,06 137,41 137,63 0,22
7 0,30 0,29 0,30 190,31 189,67 190,96 190,31 0,37
8 0,34 0,35 0,34 220,64 222,57 219,35 220,85 0,94
9 0,36 0,36 0,36 230,31 229,02 231,60 230,31 0,75
10 0,30 0,30 0,30 190,31 192,89 192,89 192,03 0,86
11 0,11 0,11 0,11 72,90 72,26 72,90 72,69 0,22
12 0,05 0,05 0,05 33,55 33,55 34,19 33,76 0,22
Phụ lục 8: Ảnh hưởng của tỉ lệ giống đến khả năng tổng hợp protease của chủng B.subtilis
N18
MT
Tỉ lệ
cấy
giống
(ml)
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB
Sai
số
113
Đối
chứng
107 0,32 0,31 0,32 203,22 202,57 203,22 203,00 0,22
108 0,32 0,32 0,32 206,44 207,73 205,15 206,44 0,75
NaCl,
0,5%
107 0,19 0,19 0,19 122,58 123,22 123,22 123,01 0,22
108 0,30 0,30 0,30 194,19 194,19 194,19 194,19 0,00
NaCl
0,5%,
0,2%
(YE)
107 0,37 0,37 0,37 239,34 239,34 240,63 239,77 0,43
108 0,38 0,38 0,38 245,15 247,73 243,86 245,58 1,14
Phụ lục 9: Ảnh hưởng của Zn2+ và k+ đến khả năng tổng hợp protease của chủng B.subtilis
N18
Vi
khoáng
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB Sai số
Đối
chứng
0,35 0,35 0,35 227,73 225,80 228,38 227,30 0,78
ZnCl2 0,39 0,34 0,39 250,96 249,35 250,31 250,20 0,47
KCl 0,36 0,36 0,36 231,60 232,89 230,31 231,60 0,75
Phụ lục 10 : Hoạt tính protease trong các sản phẩm natto từ hai chủng B.subtilis N18 và
B.subtilis N441
Natto
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB Sai số
N18 ĐN 0,54 0,53 0,54 57,99 57,77 58,10 57,95 0,10
N18 ĐN - GL 0,47 0,47 0,47 50,94 51,05 50,94 50,98 0,04
N441 ĐN 0,46 0,46 0,46 49,53 49,64 49,43 49,53 0,06
N441 ĐN - 0,39 0,39 0,40 42,60 42,27 42,81 42,56 0,16
114
GL
N18 & N441
ĐN
0,51 0,51 0,51 55,60 55,50 55,71 55,60 0,06
N18 & N441
ĐN -GL
0,46 0,46 0,46 49,32 49,32 49,32 49,32 0,00
Natto Nhật
Bản
0,54 0,54 0,53 58,21 58,42 57,88 58,17 0,16
Phụ lục 11: Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính protease của CPE
pH
Δ OD
Hoạt độ CPE (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB
Sai
số
6 0,11 0,11 0,11 1224,80 1224,80 1213,96 1221,18 3,61
7 0,26 0,26 0,26 2774,76 2785,60 2774,76 2778,37 3,61
8 0,38 0,38 0,38 4064,59 4075,43 4075,43 4071,81 3,61
9 0,32 0,32 0,32 3511,80 3490,13 3490,13 3497,35 7,23
10 0,30 0,30 0,29 3208,31 3197,48 3186,64 3197,48 6,26
11 0,18 0,17 0,18 1875,13 1885,97 1875,13 1878,74 3,61
Phụ lục 12, Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính protease của CPE
Nhiệt
độ
(0C)
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB Sai số
25 0,30 0,30 0,29 3208,31 3197,48 3186,64 3197,48 6,26
30 0,30 0,30 0,31 3284,19 3295,03 3305,87 3295,03 6,26
35 0,34 0,34 0,34 3652,71 3652,71 3663,55 3656,32 3,61
40 0,38 0,38 0,38 4064,59 4086,27 4086,27 4079,04 7,23
45 0,37 0,37 0,37 3999,55 3999,55 3967,04 3988,72 10,84
50 0,35 0,35 0,36 3836,97 3836,97 3858,65 3844,20 7,23
55 0,30 0,30 0,30 3208,31 3229,99 3240,83 3226,38 9,56
60 0,28 0,28 0,28 2991,54 3002,38 3002,38 2998,76 3,61
115
Phụ lục 13: Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt tính protease của CPE
Nồng
độ cơ
chất
(%)
Δ OD
Hoạt độ protease (U/g)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
TB
Sai
số
0,5 0,13 0,13 0,13 1430,74 1419,90 1452,41 1434,35 9,56
1,0 0,32 0,32 0,32 3468,45 3479,29 3500,97 3482,90 9,56
1,5 0,40 0,40 0,40 4346,40 4335,56 4324,72 4335,56 6,26
2,0 0,39 0,39 0,39 4238,01 4248,85 4259,69 4248,85 6,26
2,5 0,39 0,39 0,39 4205,49 4216,33 4216,33 4212,72 3,61
3,0 0,39 0,39 0,39 4194,65 4205,49 4216,33 4205,49 6,26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tao_che_pham_protease_tu_bacillus_subtilis_co_trong_natto_nhat_ban_huong_toi_thuc_pham_ch.pdf