Luận văn Nghiên cứu triển khai Nghị định 15/2013/NĐ-CP, những điểm mới và những bất cập khi áp dụng vào các lĩnh vực xây dựng khác nhau

Quy định trên giúp BQLDA Hạtầng Tây HồTây có điều kiện xem xét, kiểm tra năng lực của các đơn vịtham gia XDCT được thuận lợi và chính xác hơn do tính công khai minh bạch của thông tin. Lựa chọn chính xác nhà thầu tưvấn đáp ứng đủ năng lực trong quá trình khảo sát thiết kếtòa nhà CT3 giúp cho chất lượng thiết kế tòa nhà được nâng cao. Trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP CĐT tổchức thẩm định hồsơthiết kế, nếu không đủnăng lực có thểthuê đơn vịtưvấn thẩm tra hồsơ. Để tăng cường vai trò QLNN Nghị định 15/2013/NĐ-CP giao việc thẩm tra thiết kếcho CQQLNN vềxây dựng đối với các công trình (công trình từcấp III đối với công trình sửdụng vốn nhà nước và cấp II đối vơi công trình sửdụng nguồn vốn khác). Tuân thủthực hiện theo Nghị định 15 (điều 20, điều 21 Nghị định 15), hồsơthiết kếtòa nhà CT3 đã được gửi lên SởXây dựng đểthẩm tra. Trong quá trình thẩm tra dựng để đảm bảo tính tiết kiệm và sựhợp lý của hồsơthiết kếbảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư Phòng thẩm định Sở Xây Dựng đã đề xuất thay đổi phương án móng công trình, chuyển từphương án cọc khoan nhồi sang phương án cọc ép. Việc thay đổi phương án thiết kếlàm giảm chi phí xây dựng hơn 10 tỷ đồng góp phần tiết kiệm vốn cho NSNN trong tình hình kinh tếkhó khăn hiện nay. Vai trò QLNN trong công tác khảo sát, thiết kế đã giúp nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tưcủa công trình tòa nhà CT3 dựán Khu TĐC Xuân La phục vụxây dựng khu đô thịmới Tây HồTây.

pdf102 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu triển khai Nghị định 15/2013/NĐ-CP, những điểm mới và những bất cập khi áp dụng vào các lĩnh vực xây dựng khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như trước đây đã làm là trình cấp quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt, không có gì mới phải bàn cãi. Nhưng với những điều chỉnh thay đổi nhỏ, những xử lý thông thường như do xử lý địa chất nền móng, điều chỉnh một vài chi tiết kết cấu cho phù hợp thực tế, đảm bảo chất lượng… mà phải chờ sự thẩm tra của CQQLNN thì làm thế nào để công việc hiện trường đáp ứng tiến độ? Phải dừng thi công để chờ ý kiến thẩm tra của CQQLNN? Đây là một vấn đề rất vướng mắc trong thi công công trình hiện nay, cần thiết phải làm rõ sớm. Việc quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động trong xây dựng phải đăng ký với các CQQLNN về xây dựng để công khai thông tin năng lực là một điều tốt, giúp các CĐT xem xét lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu. Tuy vậy, nếu làm không tốt thì cũng chỉ là một “giấy phép con” mà các nhà thầu phải “xin”, rất dễ xảy ra 68 tiêu cực mà thực chất thì chỉ là hình thức; bởi vì chưa thấy quy định cụ thể các thông tin năng lực mà các nhà thầu phải gửi đến CQQLNN về xây dựng để công bố công khai là gì? Không biết được các thông tin này có đủ điều kiện tin cậy để lựa chọn nhà thầu hay không? Việc “các CQQLNN về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin…” theo khoản 2, Điều 8 có bao gồm cả việc “thẩm định” các thông tin do nhà thầu cung cấp hay không? Nhất là thông tin về năng lực tài chính? Nếu CĐT căn cứ vào các thông tin về nhà thầu đã được các CQQLNN công bố để lựa chọn nhà thầu mà sau đó nhà thầu không đủ năng lực thực hiện thì sao? 2.4.1.5. Phát sinh thêm thủ tục mới là lập chỉ dẫn kỹ thuật (Điều 3,5 - nghị định số 15/2013/NĐ-CP) mà nội dung này (theo thông lệ quốc tế là cần thiết) cần được hướng dẫn chi tiết. Chắc chắn thời gian có hiệu lực thi hành ngày 15/04/2013 là không khả thi, vì không ban hành kịp thời. Tuy nhiên, cần quy định các công trình đã quá phổ biến – kể cả chung cư công trình lập Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật, hay cấp IV là không cần lập, vì rất hình thức. 2.4.1.6. Việc kiểm tra thủ tục hoàn thành công trình của các CQQLNN (cấp Bộ, Sở) thay thế cho dịch vụ cấp giấy chứng nhận phù hợp về CLCT xây dựng là cần thiết nhưng cần thay nó bằng quy trình kiểm tra thường xuyên, liên tục, có kế hoạch (cho từng dự án khi đã duyệt hay cấp giấy phép xây dựng); cũng không chỉ là kiểm tra xây dựng đúng giấy phép, đúng dự án duyệt không, như hiện nay, thông qua lực lượng thanh tra xây dựng, chồng chéo mà không hiệu quả trong QLCL. Ở một số nước như Hoa Kỳ, QLNN phải thực hiện kiểm tra, lập biên bản khi: - Kiểm tra các thủ tục, năng lực các đơn vị tham gia dự án lớn. - Kiểm tra khi thi công chuyển giai đoạn (xong phần móng, phần thân, xong phần hoàn thiện, xong phần đấu nối…) kể cả nhà dân. Và đơn vị và các nhân khi kiểm tra phải đến kịp thời, phải chịu trách nhiệm, có chế tài rõ ràng chặt chẽ và nghiêm khắc. Nội dung kiểm tra do vậy cần được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, khoa học, không chỉ thông qua thẩm tra (khi chưa thi công) và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu (khi thi công xong) như đã quy định. 69 2.4.1.7. Các nội dung chưa được quy định - Năng lực CĐT: Chính phủ không quy định năng lực (và chế tài) chủ đầu tư đủ mạnh, đặc biệt đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách, đã làm cho việc quản lý chất lượng nhiều trường hợp đã thả nổi, chứ không phải vì cơ quan Quản lý nhà nước không thực hiện thẩm tra thiết kế - Vai trò và trách nhiệm của tư vấn QLDA: Đây là một nghề rất hay trong cơ chế thị trường, khi Việt Nam bắt đầu hội nhập đã xuất hiện và phát triển liên tục. Tuy nhiên, nội dung vai trò và trách nhiệm của tư vấn QLDA, thay mặt CĐT, hiện vẫn chưa có cơ chế rõ ràng, đặc biệt khi CTXD xảy ra tai nạn lao động hay sự cố. Vấn đề quan trọng gây mất CLCT, thường xuất hiện từ những nội dung: - CĐT không đủ năng lực, không tận tâm, đặc biệt đối với các công trình sử dụng vốn NSNN. - CĐT (thường ở các BQLDA triển khai nhiều dự án cùng lúc) lập các đơn vị tư vấn là “sân sau”, khép kín - Việc kiểm tra (không phải là thẩm tra) của các đơn vị QLNN còn chưa nghiêm, còn hình thức, không hiệu quả, không đúng thời điểm và thậm chí đã gây phiền hà; năng lực thẩm tra của các công chức hành chính nhà nước còn yếu, chưa đủ kinh nghiệm thực tế, e dè hay cả nể khi thực hiện công vụ. Cần có những quy định chi tiết để thay đổi về chất công việc này, kể cả xử lý nghiêm, hơn là chỉ quản lý thẩm tra thiết kế và kiểm tra hồ sơ khi thi công xong. - Việc xử phạt chưa đủ nghiêm, đủ răn đe, chưa rõ ràng về trách nhiệm. Hiện nay, nghị định 23/2009/NĐ-CP chưa xử phạt tư vấn (Giám sát, QLDA) khi CTXD sai phép, khi công trình xảy ra mất an toàn, gây sự cố mà chỉ phạt CĐT, nhà thầu thi công. 2.4.2. Làm rõ các nội dung bất cập của Nghị định 15/2013/NĐ-CP 2.4.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng (sau đây viết tắt là VBQPPL) hiện nay thì công tác kiểm soát thiết kế của CQQLNN về xây dựng hết sức mờ nhạt, đấy là không muốn nói thẳng là không kiểm soát được chặt chẽ. Tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư, TKCS là thành 70 phần của dự án đầu tư xây dựng chỉ cần có sự tham gia ý kiến của CQQLNN (Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng). Các bước thiết kế tiếp theo TKCS (TKKT, TKBVTC) đều do CĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt (Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi 38/2009/QH12). Trong khi đó CĐT theo luật định là “người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư XDCT”. Do không có đủ điều kiện để tổ chức thẩm định thiết kế nên CĐT đã phó thác cho tư vấn thẩm tra thiết kế. Trong số các tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế không có ít tổ chức không có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP nên chất lượng thẩm tra thiết kế không cao, thậm chí mang nặng tính hình thức. Qua thống kê sự cố các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm hầu hết các các trường hợp công trình bị hư hỏng hoặc bị sập đổ. Riêng đối với các CTXD bằng vốn NSNN cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư xây dựng. Vì những lý do trên mà Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về QLCL CTXD đã quy định việc thẩm tra thiết kế của CQQLNN về xây dựng đối với các công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này. Mục đích việc thẩm tra thiết kế là nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn đối với các công trình sử dụng vốn NSNN. 2.4.2.2. Những công trình nào thì chủ đầu tư phải trình cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 thì Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 5 Điều này tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra đối với các công trình sau đây: a) Nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên; b) Công trình công cộng từ cấp III trở lên; c) Công trình công nghiệp: đường dây tải điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, nhà máy xi măng từ cấp 71 III trở lên; đối với các công trình nhà máy lọc hoá dầu, chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hoá lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hoá chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp không phân biệt cấp; d) Công trình giao thông: cầu, hầm, đường bộ từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; công trình đường sắt, sân bay, bến, ụ nâng tầu, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp; đ) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp; e) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; riêng các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp; Những công trình nêu trên là những công trình nếu chẳng may bị sự cố sẽ gây thảm họa cho cộng đồng. Đặc biệt đối với các công trình nhà máy lọc hoá dầu, chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hoá lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hoá chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp; hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác ; các công trình xử lý chất thải rắn độc hại là những công trình tác động đến an toàn của cộng đồng nhiều nhất nên không phân biệt cấp. Với quy định cụ thể nêu trên thì số lượng công trình mà chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế tới cơ quan quản lý về xây dựng để thẩm tra là không nhiều. Bởi vậy. theo tôi các chủ đầu tư và đặc biệt là các Sở Xây dựng, Sở cơ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành không nên quá lo lắng về số lượng công trình buộc phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế. 72 2.5. THU THẬP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. 2.5.1. Thu thập, phân tích, đánh giá những bất cập trong quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thời gian qua CLCT trong xây dựng nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri không kém những điểm nóng trong ngân hàng, doanh nghiệp, đất đai, bất động sản… Theo thống kê sơ bộ hơn một năm qua đã có không ít sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng mà điển hình là sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà do Bộ Xây dựng trực tiếp quản lý và không ít CTXD “trọng điểm” bộc lộ những “tỳ vết” như: sự cố thấm nứt ở hầm Thủ Thiêm, rò rỉ ở thủy điện Sông Tranh 2, vỡ đập thủy điện Đakrong 3, đổ tháp truyền hình ở Nam Định, bờ đập “kiên cố” của thủy điện Đăk Mek 3 bị tông đổ,….đó là chưa kể sự xuống cấp một cách nhanh chóng của không ít công trình giao thông mới được đưa vào khai thác…Một trong những nguyên nhân điển hình gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình đó là: 2.5.1.1. Thiếu những quy định, chế tài cụ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng. CTXD là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ NSNN, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 – 30% GDP. Vì vậy, CLCT xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người. Trong thời gian qua, cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác QLCL CTXD, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi… góp phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, xây dựng hàng triệu m2 nhà ở, hàng vạn trường học, công trình văn hóa, thể thao…thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong dộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Cùng với đó, nhiều công trình không tiến hành 73 bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. Theo Cục Giám định nhà nước về CLCT xây dựng, năm 2011 có trên 50.000 CTXD được triển khai trên cả nước, nhưng những bất cập trong phân cấp quản lý khiến các cơ quan chức năng chỉ có thể kiểm tra chất lượng được khoảng 10% số công trình xây dựng hàng năm. Điều này có nghĩa rằng còn tới 90% CTXD trong số tổng số hơn 50.000 công trình triển khai trong năm qua chưa được “sờ” tới vấn đề chất lượng. Theo các chuyên gia xây dựng, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực là vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với đảm bảo an toàn thi công xây dựng. Nhưng ở nước ta hiện nay, chưa có sự quản lý thống nhất trong lĩnh vực này. Do đó, khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn trong thi công, chất lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm xử lý vụ việc đối với các bên liên quan không rõ ràng. Bản thân Luật Xây dựng khi điều chỉnh về vấn đề này cũng có khá nhiều điểm thiếu rõ ràng. Đơn cử như khâu lựa chọn nhà thầu, cơ quan chủ quản không đủ thông tin để đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu khi tham gia XDCT. Phương thức lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp, nhất là quy định việc lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu căn cứ vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa coi trọng CLCT xây dựng. Lực lượng quản lý xây dựng nói chung và QLCL CTXD nói riêng ở địa phương còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp trong thực hiện QLCL CTXD giữa tổ chức thanh tra và CQQLNN. Bên cạnh đó, năng lực của CĐT cũng bị xem nhẹ. Quy định về CĐT cũng vậy, dù không đảm bảo năng lực vẫn được giao làm CĐT CTXD, tất sẽ dẫn đến công tác QLDA, QLCL không đảm bảo. Muốn công tác kiểm tra, giám sát CLCT xây dựng có hiệu lực, hiệu quả phải phân giao trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho các đơn vị chức năng ở các cấp. Bên cạnh đó, chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về CLCT xây dựng nên chưa đảm bảo tính khả thi trong việc tuân thủ và đưa các quy định về QLCL CTXD vào nề nếp. Đó chính là những vấn đề mà Luật Xây 74 dựng và các văn bản, nghị định ban hành kèm theo quy định chưa cụ thể hoặc chưa đáp ứng được. Một mặt khác cũng đáng bàn, với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn của Nhà nước, và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, do vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, giám sát, thiết kế tăng rất nhanh lên đến hàng nghìn đơn vị. Bên cạnh một số đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống, lâu năm, có đủ năng lực, trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế năng lực còn hạn chế, thiếu hệ thống QLCL nội bộ. Với những bất cập về quản lý, thẩm định, giám sát trên, thiết nghĩ việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện Luật Xây dựng về CLCT cho phù hợp với tình hình thực tế cũng cần nhanh chóng tiến hành. Nếu chỉ xét riêng về mặt chất lượng, để đảm bảo CTXD thực sự mang lại hiệu quả đúng với bản chất của nó thì Luật cũng cần đảm bảo các yếu tố như: phải có các chế tài đối với các chủ thể tham gia XDCT trong việc thực hiện đảm bảo chất lượng của các CTXD; quy định rõ chế tài trách nhiệm của tổ chức, các nhân khi vi pham. Các quy định này rất chi tiết, cụ thể xử lý cho từng hành vi vi phạm. Bổ sung các quy định của quy chế đầu thầu trong Luật Đấu thầu về việc đảm bảo CLCT xây dựng trong hồ sơ mời thầu. Việc lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng, trong đó liên quan đến tiêu chuẩn xét trúng thầu tùy theo cấp công trình, yêu cầu chất lượng của công trình để đề ra điểm xét thầu trong mối tương quan giữa chất lượng kỹ thuật và giá cho phù hợp, không hoàn toàn dựa trên giá thầu thấp nhất khi đủ điểm kỹ thuật như hiện nay. Có thực hiện tốt các vấn đề về quản lý vốn, quản lý đầu tư xây dựng và QLCL CTXD thì tự nhiên vấn nạn tham nhũng, rút ruột công trình sẽ được giải quyết và bài toán tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cũng sẽ có lời giải. 2.5.1.2. Quản lý của cơ quan nhà nước về chất lượng công trình xây dựng: Nặng về quyền hơn trách nhiệm? Có thể nói, CLCT là yếu tố quyết định, bảo đảm an toàn công trình khi đưa vào sử dụng, đồng thời phát huy hiệu quả đầu tư của dự án. Năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 209/2004/NÐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về QLCL CTXD. Qua đó, phần nào cải thiện được chất lượng tại các CTXD, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay cho thấy, Luật đã bộc lộ nhiều 75 bất cập và cần sửa đổi, bổ sung. Trong đó, phải kể đến trách nhiệm quản lý của CQQLNN về CLCT xây dựng vẫn đang còn "nặng quyền hơn nặng chịu trách nhiệm”. Ðiều này dẫn đến tình trạng nhiều công trình bỗng dưng gặp vấn đề về chất lượng, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đầu năm 2012, dư luận cả nước lo lắng khi Thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ nước thấm qua thân đập. Công trình 5.100 tỷ đồng chưa phát huy hết "công năng”, nhưng đã khiến sinh mạng của 40.000 các hộ dân ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, trước liên tiếp các trận động đất với cường độ mạnh xảy ra. Lúc bấy giờ, Trưởng BQLDA thủy điện 3 Trần Văn Hải tuyên bố: "Hiện tượng rò rỉ nước của đập chính thủy điện Sông Tranh 2 là do có vấn đề về lỗi kỹ thuật "tắc đường ống thoát nước của các khe nhiệt” trong quá trình thi công”. Nhiều chuyên gia đã cho rằng, sai lầm đáng tiếc nhất của Dự án thủy điện Sông Tranh 2 là đã đặt đập vào vị trí rất nguy hiểm, nơi giao điểm của nhiều đứt gãy và các họng núi lửa đang tái hoạt động. 2.5.2. Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng Nghị định 15/2013/NĐ-CP vừa ban hành, có những quy định chưa theo xu hướng xã hội hóa, như đã nêu. Để các CQQLNN góp phần trực tiếp hơn vào việc giúp CĐT về QLCL CTXD, xin kiến nghị một vài ý kiến như sau: - Các thủ tục như hiện nay đang có về công tác thẩm tra thiết kế không nên thay đổi. - Xử phạt theo hướng tăng nặng hơn trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, kể cả tư vấn thẩm tra, tư vấn định giá. Đặc biệt hiện nay Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thay thế nghị định 23/2009/NĐ-CP. - Ban hành chi tiết chế độ kiểm tra thường xuyên của các đơn vị QLNN, kế cả cấp Bộ, thực hiện đối với CTXD theo phân cấp. Chế độ kiểm tra phải đảm bảo hiệu quả, ngăn ngừa những thỏa hiệp, tiêu cực từ đầu, với các đợt như đã nêu, thay vì “làm thay” công tác thẩm tra và kiểm tra thủ tục trước khi công trình đưa vào sủ dụng, như Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã quy định. Việc kiểm tra hồ sơ khi hoàn thành công trình, lúc đó mới phát hiện sai sót, vi phạm…chắc chắn sẽ khó khắc 76 phục, có khắc phục cũng rất tốn kém và dễ xảy ra hiện tượng phổ biến là “hợp thức hóa” sai phạm. - Về cấp giấy phép xây dựng: Tiếp tục kiến nghị nên buộc CĐT các công trình cấp III trở lên sau khi có Giấy phép xây dựng phải có thiết kế được thẩm tra – thay vì phải thiết kế, thẩm tra trước rồi mới xin Giấy phép xây dựng – để tránh thêm một thủ tục dễ phải thực hiện lại gây tốn kém không cần thiết. Việc kiểm tra thường xuyên công trình của CQQLNN sẽ xử phạt nghiệm khi phát hiện thiếu thủ tục này. 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2 tác giả đã trình bày trình tự QLCL CTXD được nêu trong nghị định 15/2013/NĐ-CP; những điểm mới cũng như những bất cập của nghị định. Nghị định 15/2013/NĐ-CP có một số điểm mới so với các quy định trước đây như: Công khai thông tin về năng lực các tổ chức cá nhân tham gia HĐXD; giải thưởng về CLCT xây dựng; đánh giá về kết quả nhà thầu; áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, dịch phần nội dung áp dụng; phân cấp công trình phục vụ công tác QLCL theo NĐ15, công tác bảo trì theo NĐ14; nội hàm QLCL của CĐT trong các mô hình QLDA, mô hình thầu khác nhau; công tác QLCL khảo sát; công tác QLCL thiết kế; công tác QLCL trong quá trình thi công xây dựng; sự cố CTXD … Nghị định cũng có một số những bất cập như: khó khăn khi nghị định có hiệu lực do chưa có các thông tư hướng dẫn đi kèm, tăng thủ tục hành chính gây mất thời gian, phát sinh thêm thủ tục lập chỉ dẫn kỹ thuật và một số nội dung chưa được quy định rõ ràng…. Trong chương 2 tác giả cũng đã làm rõ một số bất cập của nghị định, tiếp theo trong chương 3 tác giả sẽ trình bày về ứng dụng nghị định 15/2013//NĐ-CP đối với CTXD Khu tái định cư Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây. 78 CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU TĐC XUÂN LA – TÂY HỒ – HÀ NỘI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU ĐTM TÂY HỒ TÂY 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 3.1.1. Tên dự án: Khu tái định cư Xuân La phục vụ Xây dựng Khu đô thị mới Tây Hồ Tây 3.1.2. Chủ đầu tư: Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội 3.1.3. Tổ chức lập tư vấn dự án: Công ty cổ phần thiết kế và tư vấn xây dựng Hà Nội 3.1.4. Chủ nhiệm lập dự án: Nguyễn Hữu Huấn 3.1.5. Mục tiêu đầu tư: Tạo quỹ nhà Tái định cư phục vụ công tác GPMB để xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây 3.1.6. Địa điểm xây dựng: Phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 3.1.7. Diện tích sử dụng đất: 34.312 m2 (trong tổng số 44.954m2 đất nghiên cứu quy hoạch được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2520/QĐ-UBND ngày 01/07/2008 phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500), bao gồm: - Đất đường nội bộ: 7.184 m2 - Đất sân thể thao: 2.140 m2 - Đất bãi đỗ xe ô tô: 1.210 m2 - Đất nhà trẻ: 3.470 m2 - Đất nhà ở cao tầng (ký hiệu CT1.CT2,CT3,CT4): 19.990 m2 79 3.1.8. Quy mô đầu tư: Xây dựng khu tái định cư theo quy hoạch chi tiết 1/500 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 2520/QĐ-UBND ngày 01/07/2008 và Thiết kế cơ sở được Sở Xây dựng thẩm định tại văn bản số 1394/SXD-TĐ ngày 10/03/2009. 3.1.8.1. Xây dựng hệ thống Hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường nhánh, đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, nước bẩn, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc… được đầu tư đồng bộ với các chỉ tiêu kỹ thuật đã được xác định trong quy hoạch. 3.1.8.2. Xây dựng công trình gồm: - Nhà ở cao tầng ký hiệu CT1 + Diện tích đất: 6.480 m2 + Diện tích xây dựng: 2.590 m2 + Diện tích sàn: 31.340 m2 + Tầng cao: 17 tầng + Số căn hộ: 270 căn - Nhà ở cao tầng ký hiệu CT2 + Diện tích đất: 3.690 m2 + Diện tích xây dựng: 1.087 m2 + Diện tích sàn: 11.891 m2 + Tầng cao: 11 tầng + Số căn hộ: 110 căn - Nhà ở cao tầng ký hiệu CT3 + Diện tích đất: 5.305 m2 + Diện tích xây dựng: 1.712 m2 + Diện tích sàn: 18.972 m2 + Tầng cao: 11 tầng + Số căn hộ: 170 căn - Nhà ở cao tầng ký hiệu CT4 + Diện tích đất: 4.510 m2 + Diện tích xây dựng: 1.380 m2 + Diện tích sàn: 15.761 m2 80 + Tầng cao: 17 tầng + Số căn hộ: 135 căn - Nhà trẻ ký hiệu NT + Diện tích đất: 4.510 m2 + Diện tích xây dựng: 1.380 m2 + Diện tích sàn: 15.761 m2 + Tầng cao: 2 tầng + Số căn hộ: 200 trẻ 3.1.9. Phương án xây dựng (Thiết kế cơ sở) - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ô đất: được thiết kế theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam, phù hợp với quy hoạch được duyệt, đồng bộ với hệ thống cấp, thoát nước, phòng cháy chữa cháy; cấp điện, chiếu sáng, cáp điện thoại, truyền hình, cây xanh, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, phòng chống mối mọt…; xây dựng các điểm chờ đấu nối và đồng bộ hệ thống kỹ thuật đô thị. - Công trình xây dựng: + Phương án kiến trúc và giải pháp kết cấu được thiết kế theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam hiện hành, phù hợp quy hoạch được duyệt và thiết kế cơ sở đã được sở Xây dựng thẩm định. + Công trình cao tầng được thiết kế hệ thống thang (thang bộ, thang máy, thang thoát hiểm) dựa trên nguyên tắc đảm bảo tải trọng tính toán và có thang vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, đảm bảo thoát người và cấp cứu khi xảy ra sự cố. Công trình khi thiết kế phải có giải pháp đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện. + Công trình sử dụng vật liệu hợp lý, ưu tiên xây dựng và hoàn thiện công trình bằng vật liệu và thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm giá thành xây dựng; áp dụng công nghệ tiên tiến để thi công đảm bảo tiến độ của dự án; hệ thống điều hòa, thông tin điện thoại, truyền hình… chỉ lắp đặt các chi tiết ngầm (chờ sẵn); các thiết bị sẽ đầu tư sau (người ở, đơn vị khai thác công trình đầu tư khi công trình đưa vào sử dụng). - Các nội dung thiết kế phải đảm bảo tuân thủ Quy hoạch chi tiết 1/500 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 2520/QĐ-UBND ngày 81 01/07/2008 và Thiết kế cơ sở được Sở Xây dựng thẩm định tại văn bản số 1394/SXD-TĐ ngày 10/03/2009. 3.1.10. Phương án GPMB, tái định cư: Được thực hiện thành dự án riêng theo quyết định số 2507/QĐ-UBND ngày 26/05/2009 của UBND thành phố Hà Nội. 3.1.11. Loại, cấp công trình: - Công trình dân dụng - Cấp công trình: cấp đặc biệt và cấp I (đối với nhà ở cao tầng); cấp II đối với nhà trẻ - Bậc chịu lửa: theo quy định 3.1.12. Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng cộng: 731.537 triệu đồng Trong đó: - Chi phí xây dựng: 484.287 triệu đồng - Chi phí thiết bị: 22.701 triệu đồng - Chi phí quản lý dự án: 6.490 triệu đồng - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 31.589 triệu đồng - Chi phí khác: 11.336 triệu đồng - Chi phí dự phòng (5%): 27.876 triệu đồng - Chi phí dự phòng do trượt giá (18%): 100.355 triệu đồng - Lãi vay trong quá trình đầu tư XD: 46.903 triệu đồng 3.1.13. Nguồn vốn đầu tư: Vay Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội 3.1.14. Hình thức Quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp Quản lý dự án 3.1.15. Thời gian thực hiện dự án: 2010 – 2013. 3.2. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP. Trong những năm qua, ngành xây dựng đã phát triển nhanh chóng về cả số lượng, chất lượng và quy mô. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc theo hướng văn 82 minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu cầu về môi trường sống và chất lượng. Để nâng cao CLCT xây dựng, Nghị định 15/2013/NĐ-CP về QLCL CTXD (gọi tắt là Nghị định 15) đã được ban hành thay thế cho Nghị định 209/2004/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 209). Nghị định 15 có một số điểm mới so với các quy định trước đây như: Công khai thông tin về năng lực các tổ chức cá nhân tham gia HĐXD; giải thưởng về CLCT xây dựng; đánh giá về kết quả nhà thầu; áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, dịch phần nội dung áp dụng; phân cấp công trình phục vụ công tác QLCL theo NĐ15, công tác bảo trì theo NĐ14; nội hàm QLCL của CĐT trong các mô hình QLDA, mô hình thầu khác nhau; công tác QLCL khảo sát; công tác QLCL thiết kế; công tác QLCL trong quá trình thi công xây dựng; sự cố CTXD … BQLDA Hạ tầng Tây Hồ Tây hiện đang triển khai dự án Khu TĐC Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây và áp dụng Nghị định 15/2013/NĐ- CP trong công tác QLCL CTXD. Trong HĐXD, việc xác định năng lực của các tổ chức tham gia HĐXD là yếu tố cần thiết, liên quan đến sự thành công của mỗi công trình. Tuy nhiên thời gian gần đây vẫn xảy ra một số sự cố tại các CTXD quan trọng. Năng lực nhà thầu trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công...vẫn là các nguyên nhân chính để mổ xẻ xem xét. Hiện nay công trình tòa nhà cao tầng CT3 đang trong giai đoạn TKBVTC. Ngay từ giai đoạn khảo sát thiết kế BQLDA Hạ tầng Tây Hồ Tây đã chú trọng trong công tác lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về QLCL CTXD, Điều 8 có quy định: Điều 8. Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình 1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý. 2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về năng lực hoạt động xây dựng do các tổ chức, cá nhân cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý. 83 3. Các thông tin về năng lực hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau: a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng; d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng; đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà thầu chính). Quy định trên giúp BQLDA Hạ tầng Tây Hồ Tây có điều kiện xem xét, kiểm tra năng lực của các đơn vị tham gia XDCT được thuận lợi và chính xác hơn do tính công khai minh bạch của thông tin. Lựa chọn chính xác nhà thầu tư vấn đáp ứng đủ năng lực trong quá trình khảo sát thiết kế tòa nhà CT3 giúp cho chất lượng thiết kế tòa nhà được nâng cao. Trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, nếu không đủ năng lực có thể thuê đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ. Để tăng cường vai trò QLNN Nghị định 15/2013/NĐ-CP giao việc thẩm tra thiết kế cho CQQLNN về xây dựng đối với các công trình (công trình từ cấp III đối với công trình sử dụng vốn nhà nước và cấp II đối vơi công trình sử dụng nguồn vốn khác). Tuân thủ thực hiện theo Nghị định 15 (điều 20, điều 21 Nghị định 15), hồ sơ thiết kế tòa nhà CT3 đã được gửi lên Sở Xây dựng để thẩm tra. Trong quá trình thẩm tra dựng để đảm bảo tính tiết kiệm và sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư Phòng thẩm định Sở Xây Dựng đã đề xuất thay đổi phương án móng công trình, chuyển từ phương án cọc khoan nhồi sang phương án cọc ép. Việc thay đổi phương án thiết kế làm giảm chi phí xây dựng hơn 10 tỷ đồng góp phần tiết kiệm vốn cho NSNN trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Vai trò QLNN trong công tác khảo sát, thiết kế đã giúp nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư của công trình tòa nhà CT3 dự án Khu TĐC Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây. Trong quá trình triển khai dự án Khu TĐC Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây, hồ sơ thiết kế của tòa nhà CT4 ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Hồ sơ thiết kết tòa nhà CT4 được bắt đầu triển khai trước khi Nghị định 15 có 84 hiệu lực, BQLDA thay mặt CĐT đã thuê đơn vị thẩm tra để thẩm tra hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên đến nay khi Nghị định 15 có hiệu lực hồ sơ mới được hoàn thiện tiếp tục triển khai bước thẩm định. Theo Nghị định 15 hồ sơ thiết kế đã thuê tư vấn thẩm tra thì Sở Xây dựng sẽ không thẩm tra, tuy nhiên CĐT phải gửi báo cáo thẩm tra lên Sở Xây dựng để Sở kiểm tra và có ý kiến về kết quả thẩm tra nêu trên. Khi gửi hồ sơ lên, Sở đã có ý kiến trả lời và đề xuất nhiều phương án rất thiết thực về giải pháp kết cấu, vật liệu hoàn thiện nâng cao chất lượng thiết kế của tòa nhà CT4. Đối với các công trinh đang triển khai thi công như tòa nhà CT1, tòa nhà CT2 công tác QLCL CTXD cũng có nhiều thay đổi. Trước đây theo Nghị đinh 209/2004/NĐ-CP và theo Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209 quy định về kiểm tra sự phù hợp về CLCT xây dựng. Tuy nhiên đến Nghị định 15 ra đời thì bỏ quy định chứng nhận an toàn chịu lực và phù hợp CLCT xây dựng. Nguyên nhân : Sự độc lập, khách quan của tổ chức chứng nhận là không đảm bảo, CTXD là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt mọi công việc đã được kiểm soát trong quá trình xây dựng. Trong khi đó thuê các đơn vị tư vân trên gây tốn kém mà không làm cho CLCT được tốt hơn. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP quy định nghiệm thu công việc xây dựng; bộ phận CTXD, giai đoạn thi công xây dựng; hạng mục công trình, CTXD hoàn thành để đưa vào sử dụng quá chi tiết. Những quy định này quá cứng và gây lúng túng trong việc áp dụng. Những quy định này nên để ở Thông tư hướng dẫn Nghị định. Tuy Nghị định số 49/2008/NĐ-CP đã hủy bỏ các mẫu Biên bản nghiệm thu và chỉ quy định những nội dung mà biên bản nghiệm thu cần có nhưng quy định này chưa phù hợp với công tác giám sát, nghiệm thu hiện nay theo thông lệ quốc tế. Đối với các công trình do nhà thầu giám sát thi công xây dựng nước ngoài thực hiện thì mọi kết quả nghiệm thu đều được thể hiện trong bản kiểm tra từng công việc xây dựng theo trình tự kiểm tra nêu trong đề cương giám sát mà không cần biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành. Nghị định 15/2013/NĐ-CP ra đời đã sửa đổi các quy định trên cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành xây dựng hiện nay. Cụ thể như sau trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tải liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân 85 sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản. Như vậy, mẫu biên bản và thành phần nghiệm thu giữa CĐT và Nhà thầu là do 2 bên tự thỏa thuận và phải được nêu rõ trong hợp đồng. Tuy nhiên trách nhiệm của các bên lại được quy định rõ, trước đây trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP không có quy định nào nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên tại mỗi giai đoạn triển khai của dự án thì đến nay Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã nêu rõ vai trò trách nhiệm các bên tại mỗi giai đoạn khác nhau khi dự án triển khai. CĐT trực tiếp quản lý CTXD sẽ quản lý toàn diện về CLCT xây dựng trong các khâu từ khảo sát, thiết kế đến thi công nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Trong quá trình thi công xây dựng hai tòa nhà CT1, CT2 BQLDA Hạ tầng Tây Hồ làm rõ sơ đồ tổ chức, bộ phận cá nhân của Ban, nhà thầu chịu trách nhiệm QLCL, đặc biệt là chỉ huy trưởng công trường, tự giám sát của nhà thầu. Làm rõ kế hoạch và phương thức QLCL (theo chỉ dẫn kỹ thuật), kiểm tra kiểm soát vật liệu, cấu kiện sản phẩm. Tổ chức thực hiện giám sát tại hiện trường, giám sát phòng thí nghiệm, kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Phân chia kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình. Tổ chức các hoạt động giám sát thi công của CĐT trên công trình. Quy định về thí nghiệm đối chứng và kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình. Để tăng cường vai trò quản lý về chất lượng thi công của nhà nước đối với các công trình (từ cấp III đối với công trình sử dụng vốn nhà nước và từ cấp II đối vơi công trình sử dụng nguồn vốn khác). CQQLNN về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của CĐT với các công trình tại điều 21 khoản 1 của Nghị định 15. Tòa nhà CT1, CT2 khi chuyển bước thi công quan trọng phải mời CQQLNN có thẩm quyền về kiểm tra chất lượng tại hiện trường, kiểm tra sự tuân thủ theo pháp luật về QLCL CTXD, an toàn lao động, cháy nổ, môi trường. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các vấn đề lớn về chất lượng CQQLNN có thể yêu cầu thí nghiệm đối chứng, kiểm định. Về công tác bảo hành CTXD trước đây Nghị định 209 có quy định cụ thể mức tiền bảo hành, Nghị định 15 đã bỏ quy định mức tiền cụ thể. Trong thực tế, một công trình có thể do một hoặc nhiều nhà thầu thực hiện. Đối với nhà thầu tổng 86 thầu hoặc nhà thầu chính thì việc quy định bảo hành những công việc do họ thi công thì thuận lợi vì chỉ có một nhà thầu. Tuy nhiên, các nhà thầu phụ của Tổng thầu hoặc của nhà thầu chính sẽ gặp phải khó khăn tài chính nếu cứ phải theo đuổi thời gian bảo hành do tổng thầu hoặc nhà thầu chính đã cam kết với CĐT. Chính vì vậy, cần có quy định phù hợp cho việc bảo hành ứng với từng hình thức nhận thầu. Về giải quyết sự cố trong thi công xây dựng và khai thác sử dụng CTXD Điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật Xây dựng cũng đã quy định“ Khi nhận được thông báo về sự cố công trình, CQQLNN có thẩm quyền về xây dựng có trách nhiệm chỉ định tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sự cố công trình”. Thế nhưng Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ lại không quy định như quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật Xây dựng. Theo Nghị định này thì CQQLNN về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh và Bộ Xây dựng chỉ tiếp nhận báo cáo của CĐT khi CTXD đang thi công xây dựng hoặc của chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng tại CTXD đang sử dụng, vận hành, khai thác. Mọi việc giải quyết sự cố CTXD đều do CĐT, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng thực hiện. Với các quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP đã làm cho CĐT, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng hết sức lúng túng trong việc giải quyết, thu dọn hiện trường sự cố. Nghị định 15 đã khắc phục điều này. (Tham khảo điều 36, 37, 38, 39, 40 nghị định 15/2013/NĐ-CP) 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3 tác giả đã ứng dụng những điểm mới của nghị định 15/2013 vào CTXD khu TĐC Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây. Trong quá trình triển khai dự án, có những hạng mục công trình đã được thực hiện trước khi ban hành nghị định 15/2013, có những hạng mục được triển khai trong giai đoạn chuyển tiếp giữa nghị định 209/2004 và nghị định 15/2013 được ban hành nhưng chưa có hiệu lực và những hạng mục được triển khai và áp dụng khi nghị định 15/2013 có hiệu lực. Trong quá trình xử lý chuyển tiếp và áp dụng những điểm mới của nghị định 15/2013 dự án Tái định cư Xuân La – Tây Hồ – Hà Nội đã thu được những kết quả tương đối khả quan: tòa nhà CT3 sau khi thay đổi phương án thiết kế đã giảm được chi phí xây dựng là 10 tỷ đồng cho NSNN, tòa nhà CT4 ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Hồ sơ thiết kết tòa nhà CT4 được bắt đầu triển khai trước khi Nghị định 15 có hiệu lực, BQLDA thay mặt CĐT đã thuê đơn vị thẩm tra để thẩm tra hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên đến nay khi Nghị định 15 có hiệu lực hồ sơ mới được hoàn thiện tiếp tục triển khai bước thẩm định. Theo Nghị định 15 hồ sơ thiết kế đã thuê tư vấn thẩm tra thì Sở Xây dựng sẽ không thẩm tra, tuy nhiên CĐT phải gửi báo cáo thẩm tra lên Sở Xây dựng để Sở kiểm tra và có ý kiến về kết quả thẩm tra nêu trên. Khi gửi hồ sơ lên, Sở đã có ý kiến trả lời và đề xuất nhiều phương án rất thiết thực về giải pháp kết cấu, vật liệu hoàn thiện nâng cao chất lượng thiết kế của tòa nhà CT4… 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nâng cao công tác QLCL CTXD là một nhiệm vụ cấp bách và vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng trong thời gian qua đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng, phát huy đầy đủ công năng sử dụng theo thiết kế, bảo đảm an toàn trong vận hành và phát huy tốt hiệu quả đầu tư, như các công trình: Cầu Mỹ Thuận, Hầm đường bộ Hải Vân; Nhà máy Đạm Phú Mỹ; Nhà máy Thủy điện Yaly, Trung tâm hội nghị quốc gia; các khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Linh Đàm.... Trong công tác QLCL CTXD, vấn đề bất cập trước đây là sự thiếu hệ thống và thiếu đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh HĐXD; trách nhiệm QLCL CTXD chưa được phân định rõ ràng giữa các chủ thể tham gia XDCT và CQQLNN; điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng cũng chưa được quy định cụ thể. Tất cả các vấn đề nêu trên đã được khắc phục thông qua Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng. Lần đầu tiên chúng ta có riêng một Nghị định của Chính phủ về QLCL CTXD. Theo quy định hiện hành, trách nhiệm QLXD được phân định trước hết cho CĐT và các nhà thầu. CQQLNN chủ yếu giữ vai trò kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật. Riêng đối với các công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam thì áp dụng thêm cơ chế kiểm soát đặc thù thông qua hoạt động kiểm tra và nghiệm thu của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các CTXD. Từ việc phân định rõ trách nhiệm nêu trên, ý thức của các chủ thể tham gia HĐXD đối với CLCT ngày một nâng cao. Đối với CĐT, đó là ý thức trách nhiệm về tổ chức QLCL CTXD và hiệu quả đầu tư. Đối với các nhà thầu, đó là chất lượng, uy tín, thương hiệu và sức cạnh tranh. Bên cạnh những ưu điểm kể trên vẫn còn một số tồn tại, bất cập về CLCT, như các sự cố, hư hỏng công trình cũng như những khoảng trống về pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Theo thống kê hằng năm, sự cố xảy ra nhiều ở các công trình quy mô nhỏ, nhà ở riêng lẻ và trong giai đoạn thi công xây dựng. 89 Trong một số năm gần đây, đáng tiếc đã xảy ra một số sự cố lớn về chất lượng công trình như sự cố sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ, sạt lở Mỏ đá ĐIII Thủy điện Bản Vẽ, nứt bê tông các đốt hầm dìm Thủ Thiêm... Một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về chất lượng, gây bức xúc trong dư luận xã hội như: bất cập về chất lượng hoàn thiện của các công trình nhà ở tái định cư; tình trạng sụt trượt, lún nền trên một số quốc lộ mới đưa vào vận hành; sự xuống cấp chất lượng ở một số công trình văn hóa lớn... Vấn đề bảo trì các công trình trong quá trình sử dụng cũng chưa được quan tâm nhiều. Hệ thống các VBQPPL điều chỉnh HĐXD về cơ bản là đủ, tuy nhiên nhiều nội dung cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn. Một số quy định về QLCL CTXD còn quá chi tiết tạo nên một số thủ tục hành chính không cần thiết. Trong khi đó có các quy định đối với năng lực nhà thầu lại thiếu chặt chẽ, chế tài xử phạt các vi phạm về QLCL còn nhẹ. Một số vấn đề về tranh chấp chất lượng, kiểm định - giám định chất lượng... chưa được điều chỉnh đầy đủ thông qua hệ thống các văn bản pháp luật. Chính vì vậy nghị định 15/2013/NĐ-CP ra đời là sự tất yếu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác QLCL CTXD ở nước ta từ khi chính phủ ban hành nghị định 209/2004 và nghị định 49/2008 cho tới khi nghị định 15/2013 ra đời và có hiệu lực. Để đạt được những nội dung này, tác giả đã hoàn thành những nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu, hệ thống hóa các VBQPPL liên quan đến QLCL CTXD. - Nêu lên được thực trạng về công tác QLCL CTXD của nước ta trong thời gian qua. Chỉ ra được những kết quả đã đạt được và những tồn tại hạn chế trong công tác QLCL CTXD và tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế này để có cơ sở thực tiễn khắc phục yếu kém. - Nêu lên những điểm mới của nghị định 15/2013, nghị định đã khắc phục những tồn tại, vướng mắc của nghị định 209/2004 và 49/2008. - Nêu lên những bất cập khi nghị định triển khai và các bước xử lý chuyển tiếp đối với những công trình giao thời giữa nghị định 209/2004 và 49/2008 với nghị định 15/2013. - Ứng dụng nghị định 15/2013 đối với dự án xây dựng khu TĐC Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây. 90 2. Kiến nghị QLCL CTXD là một hoạt động khó khăn và phức tạp với sự tham gia của các CQQLNN, các chủ thể trong dự án và nhiều ngành nghề, lĩnh vực, hoạt động xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đổi mới, ngành xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực QLCL CTXD, nhưng bên cạnh đó cũng còn những hạn chế mà trước yêu cầu mới, vận hội và thách thức mới đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý và nâng cao CLCT xây dựng. Một số nhóm giải pháp được định hướng như sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống VBQPPL về QLCL CTXD Các VBQPPL điều chỉnh công tác QLCL CTXD được hoàn thiện theo hướng cải cách các thủ tục về thẩm định, phê duyệt, giám sát và nghiệm thu sao cho giảm bớt các thủ tục hành chính, nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát CLCT thông qua các chủ thể trực tiếp tham gia quản lý, thiết kế và thi công XDCT. Bổ sung, ban hành thêm các VBQPPL điều chỉnh hoạt động bảo trì CTXD trong giai đoạn sử dụng tới hết tuổi thọ công trình, điều chỉnh các hành vi tranh chấp về chất lượng, kiểm định - giám định chất lượng, giám định tư pháp và giám định sự cố. Tăng cường quản lý an toàn đối với các biện pháp tổ chức thi công, QLCL thiết kế và thi công các hạng mục công trình tạm, hạng mục công trình phụ. Ngoài ra, cần quy định chi tiết hơn nữa về điều kiện năng lực của các nhà thầu tham gia HĐXD, đặc biệt là đối với các công việc xây dựng đặc thù; kiểm soát quá trình hoạt động của các nhà thầu này và sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý các vi phạm về QLCL CTXD. Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng và hòa nhập thông lệ quốc tế. Ban hành các chính sách nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia HĐXD và CLCT Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng tổ chức thực hiện và được cấp chứng chỉ QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, đăng ký công trình, sản phẩm chất lượng cao (ưu tiên trong đấu thầu, chọn thầu...). Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cần tăng cường năng lực, xây dựng thương hiệu theo chuẩn 91 mực quốc tế và khu vực để không chỉ đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước mà còn hướng tới thị trường nước ngoài. Muốn vậy, cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân xây dựng lành nghề bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo lại theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu. Phải chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa những đơn vị thi công những công trình đặc thù, kỹ thuật phức tạp. Nhà nước có chính sách phù hợp để tăng kinh phí đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của ngành xây dựng từ nguồn NSNN, doanh nghiệp và người học. Chú trọng tăng cường củng cố và kiện toàn các BQLDA. Các CĐT cần rà soát, đánh giá lại năng lực thực tế của các BQLDA hiện có, trên cơ sở đó, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để củng cố và kiện toàn các ban quản lý đã thành lập, bảo đảm đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định. Để nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực quản lý, cần nghiên cứu chuyển đổi mô hình hoạt động của các BQLDA thành các doanh nghiệp tư vấn QLDA. Có chính sách khuyến khích các tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án, tổ chức TVGS chuyên nghiệp - độc lập thông qua việc quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp phù hợp với điều ước tham gia công nhận lẫn nhau kỹ sư chuyên nghiệp trong ASEAN. Có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu xây dựng mới nhằm nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình, giảm giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn của các CQQLNN về CLCT xây dựng đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây HĐXD Kiện toàn hệ thống các cơ quan chuyên môn QLNN về CLCTXD TW đến địa phương có đủ năng lực thực hiện hiệu quả công tác QLNN về CLCTXD. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa CQQLNN về CLCT xây dựng ở TW với cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc QLCL CTXD. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cho cán bộ chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; các chủ thể tham gia HĐXD. 92 Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về QLCL CTXD của các chủ thể tham gia HĐXD tại các địa phương. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình chất lượng các công trình trọng điểm quốc gia thông qua hoạt động kiểm tra và nghiệm thu của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các CTXD. Tăng cường hợp tác quốc tế trong QLCL CTXD Trong hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải hợp tác với các nước để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác xây dựng thể chế; tiếp thu những công nghệ tiên tiến trong QLCL CTXD của các nước trong khu vực và thế giới; tăng cường hợp tác trong đào tạo cán bộ, chuyên gia làm công tác QLCL, kiểm định chất lượng xây dựng để hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hợp tác quốc tế trong QLCL cũng cần hướng tới sự hòa nhập theo thông lệ quốc tế và sự công nhận lẫn nhau đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm, kiểm định, giám định CLCT, tiến tới thảo luận lẫn nhau về năng lực hành nghề của cá nhân và tổ chức trong HĐXD./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Xây dựng, Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005 về hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng 2. Bộ Xây dựng, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 quy định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 3. Bộ Xây dựng, Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 về hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình. 4. Bộ Xây dựng, Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng 5. Bộ Xây dựng, Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. 6. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7. Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản. 8. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý Chất lượng công trình xây dựng 9. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. 10. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 11. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về Quản lý Chất lượng công trình xây dựng 12. Mỵ Duy Thành, Trường Đại học Thủy lợi, Bài giảng Quản lý chất lượng. 13. Nguyễn Bá Uân 2012, Trường Đại học Thủy lợi, Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Bài giảng cao học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_vu_thanh_4542.pdf
Luận văn liên quan