Luận văn Nghiên cứu tỷ lệ đực cái ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thằn lằn bóng hoa eutropis multifasciata (kuhl, 1820) trong điều kiện bán tự nhiên tại Quảng Bình

Kết quả thí nghiệm cho thấy với tỷ lệ đực cái ghép đôi giao phối 1:2 cho số lượng con non sinh ra 60,61% cao nhất và thời gian đẻ tập trung ngắn, điều này rất có ý nghĩa trong việc xây dựng mô hình chăn nuôi Thằn lằn bóng hoa sinh sản có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đực cái 1:2 không ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh của Thằn lằn bóng hoa. Nhiệt độ môi trường ở địa điểm thí nghiệm trong 4 tháng đầu năm 2018 có mức nhiệt 19,2 - 25,6 oC vì vậy phải sử dụng đèn úm trong những thời điểm nhiệt độ môi trường thấp. Kết quả tỷ lệ nuôi sống của đàn Thằn lằn bóng hoa bố mẹ là 82,5%; Số con non thu được trong 4 tuần đầu là 147 con, Tỷ lệ nuôi sống Thằn lằn bóng hoa con đạt 42,9 - 45,9%. 2. Kiến nghị Thằn lằn bóng hoa là đối tượng nuôi mới ở một số tỉnh thành ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, ở Quảng Bình có một số hộ đang nuôi nhưng không thành công như mong đợi, nguyên nhân chính đó là do người chăn nuôi không khống chế được nhiệt độ chuồng nuôi đặc biệt là những ngày mưa rét. Vì vậy, người chăn nuôi phải dùng đèn úm khi nuôi để tạo ra nguồn nhiệt nhân tạo phù hợp cho đối tượng này. Ngoài ra, trong quá trình nuôi Thằn lằn bóng hoa con cần phải chú ý đảm bảo thức ăn cho Thằn lằn bóng hoa con là Dế con có kích cỡ và số lượng phù hợp với khả năng bắt mồi của Thằn lằn bóng hoa. Do thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy nên tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh của các cặp ghép đôi ở các tháng trong năm để có kết luận khách quan về số lứa/năm của Thằn lằn bóng hoa ở điều kiện nuôi tại Quảng Bình. Nghiên cứu các loại thức ăn ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của Thằn lằn bóng hoa ở giai đoạn phát triển (đối tượng cho thịt).

pdf41 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tỷ lệ đực cái ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thằn lằn bóng hoa eutropis multifasciata (kuhl, 1820) trong điều kiện bán tự nhiên tại Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số con đẻ ra/ổ (con); Số con đẻ ra sống/ổ (con); Khối lượng sơ sinh/con (g); Khối lượng con non đến 7 ngày (g), 14 ngày (g), 21 ngày (g), 28 ngày (g); Tỷ lệ nuôi sống bố mẹ đưa vào thí nghiệm; Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 28 ngày (%). Cân khối lượng cơ thể (g) được cân bằng cân điện tử (sai số 0,01g) 1 tuần/lần, - Đánh giá năng suất sinh sản của Thằn lằn bóng hoa ở các nghiệm thức: Chúng tôi dùng phương pháp theo dõi, thu thập số liệu về năng suất sinh sản của cá thể Thằn lằn bóng hoa cái và số liệu ghi chép hàng ngày. + Đối với các chỉ tiêu số lượng: Theo dõi số Thằn lằn bóng hoa bố mẹ theo từng tuần tuổi, theo dõi Thằn lằn bóng hoa sơ sinh/ổ, đếm số con đẻ ra còn sống/ổ, số Thằn lằn bóng hoa bố mẹ còn sống qua các thời điểm theo dõi. + Xác định tỷ lệ nuôi sống của Thằn lằn bóng hoa bố mẹ qua thời điểm quan sát (%). Số con còn sống đến cuối kỳ Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn = x 100 % Số con đầu kỳ 5 + Tỷ lệ đẻ: Theo dõi hàng ngày đối với cá thể mẹ sinh sản tính từ khi có con cái đầu tiên đẻ con. Xác định tỷ lệ đẻ (%) là tổng số Thằn lằn bóng hoa cái đẻ khi quan sát liên tục được tính từ khi có con cái đầu tiên đẻ con/số con cái đưa vào quan sát. + Xác định tỷ lệ nuôi sống con non ở các thời điểm 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 28 ngày Số con non còn sống ở các thời điểm (con) Tỷ lệ nuôi sống con non ở các thời điểm (%) = x 100% Số con non theo dõi ban đầu (con) - Đánh giá khả năng sinh trưởng của Thằn lằn bóng hoa con Eutropis multifasciata qua độ sinh trưởng tích lũy: Thằn lằn bóng hoa con khi sinh ra từ 3 ngày liên tục được chuyển vào nuôi lô thí nghiệm khác được đánh số tương tự như bố mẹ của chúng. Quan sát hàng ngày và hàng tuần để theo dõi, ghi nhận các chỉ tiêu nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của rắn mối con từ tuần tuổi 1 đến 4 tuần tuổi như sau: Độ sinh trưởng tích luỹ (g/con): Độ sinh trưởng tích luỹ là khối lượng cơ thể Thằn lằn bóng hoa tại các thời điểm thực hiện các phép đo. Khối lượng Thằn lằn bóng hoa con xác định theo 1 tuần/lần. Dùng cân phân tích điện tử (sai số ±0,001g) để cân xác định khối lượng Thằn lằn bóng hoa (1 ngày tuổi, 7 ngày tuổi, 14 ngày, 21 ngày tuổi, 28 ngày tuổi) trước khi cho Thằn lằn bóng hoa ăn. 6.3. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu thu thập được xử lý sơ bộ trên Excel sau đó xử lý thống kê trên phần mềm Minitab 16. 6 Phần II. NỘI DUNG Chương I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan về Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) 1.1. Nguồn gốc và phân bố - Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) là bò sát thuộc họ Họ Thằn Lằn Bóng (Scincidae) được Kuhl mô tả khoa học đầu tiên năm 1820, còn có tên gọi khác là rắn mối. Ngoài ra Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) còn có tên đồng nghĩa Mabuya multifasciata (Kuhl, 1820); Scincus multifasciatus (Kuhl, 1820). - Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) phân bố Phân bố: Việt Nam phân bố hầu hết ở các tỉnh nước ta từ Lai Châu (Bình Lư), cho đến Minh Hải, Kiên Giang, Cà Mau. Phân bố trên thế từ Ấn Độ đến Trung Quốc (Đài Loan, Hải Nam, Vân Nam) Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Việt, Singapore, Indonesia, bán đảo Malaysia [ 5] 1.2. Phân loại Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) Trong hệ thống phân loại Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) thuộc họ Scincidae được Kuhl mô tả khoa học đầu tiên năm 1820. - Ngành: Ngành Động Vật Có Dây Sống (Chordata) - Lớp: Lớp Động Vật Bò Sát (Reptilia) - Bộ Bò Sát Có Vẩy (Squamata) - Họ Thằn Lằn Bóng (Scincidae) - Chi Eutropis - Loài E. multifasciata Tên khác: Thằn lằn bóng hoa, rắn mối Tên khoa học: Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) Tên đồng nghĩa: Mabuya multifasciata (Kuhl, 1820); Scincus multifasciatus (Kuhl, 1820). 1.3. Đặc điểm Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820). 1.3.1. Đặc điểm nhận dạng Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) có vảy bóng, đuôi hình trụ, vào những ngày nắng chúng thường kiếm ăn ở các bụi cây ven thủy vực, ven núi, ven đường. Gặp nhiều từ giữa tháng 2 và hoạt động mạnh vào ngày nắng ráo, từ 7 – 11 giờ và từ 14 – 18 giờ, ban đêm ít hoạt động. Chúng thường nhút nhát, thấy người là ẩn nấp ngay vào hang hoặc kẽ đá. Thằn lằn bóng hoa ăn côn trùng cánh cứng, dế, gián, kiến, châu chấu, sâu, lá cây,...[15]. Chúng là loài bò sát có thân hình to, nặng nề, thường có từ năm đến bảy đường kẻ đậm trên lưng màu đồng thanh. Phía bên hông sậm màu có các đốm trắng viền đen hoặc có một đốm lớn màu cam ở vài con. Loài động vật máu lạnh này phổ 7 biến gần các nơi con người sống, bờ sông và các con suối rộng, nơi đất thấp hoặc có độ cao tương đối. Thằn lằn bóng hoa rất linh hoạt dưới ánh nắng ban ngày, sưởi ấm và tìm thức ăn ở các nơi phát hoang hoặc trên các tảng đá, thân cây, hàng rào và các bức tường có bề mặt thô ráp [10]. Loài bò sát này thường ở khe bụi gần nhà, mương, suối Chúng bắt mồi bằng cách rình ở nơi trú ẩn, chủ yếu ăn côn trùng cánh thẳng (gián, dế, châu chấu,) đôi khi ăn cả thực vật xanh (lá cỏ) [1] . Thằn lằn bóng hoa có “tập tính điều nhiệt”. Sáng sớm chúng ra khỏi nơi ẩn nấp và phơi nắng để hấp thụ nhiệt, tiêu hóa thức ăn. Những ngày nắng nóng chúng ít phơi nắng mà chủ yếu là nâng nhiệt độ cơ thể từ nền đất ẩm. Khi nắng nhất trong ngày chúng lại tìm nơi ẩn nấp và quay trở lại chỗ sưởi ấm khi mặt trời xuống thấp và nhiệt độ không khí đã giảm xuống. Tập tính này giúp chúng duy trì nhiệt độ khoảng 36 ­ 39oC trong khi nhiệt độ môi trường có thể dao động từ 29 ­ 44oC [4]. Chúng cũng là loài động vật biến nhiệt, nhạy cảm với sự thay đổi của yếu tố thời tiết (nhiệt độ, mưa, nắng), có chu kỳ hoạt động mùa và ngày đêm rõ ràng [12]. Khi gặp nguy hiểm, con vật chạy rất nhanh về nơi trú ẩn, tạm náu ở đó một thời gian rồi lặng lẽ bò trong lớp cỏ đi nơi khác. Nó cũng dễ dàng tự cắt đuôi để chạy khi bị bắt và ở chỗ cắt sẽ mọc đuôi mới. Đuôi có thể mọc lại vài lần [16]. Tập tính tự đứt đuôi ở Thằn lằn bóng hoa xảy ra khi chúng gặp nguy hiểm: kẻ thù tấn công vào phần đuôi, có sự va chạm vào phần đuôi (bị đè) Khi Thằn lằn đang chạy trốn, chỉ cần một động tác giữ hay tóm phần đuôi của chúng thì ngay lập tức phần nuôi đó tự động đứt ra chúng chạy thoát và phần đuôi bị đứt vẫn giãy giụa. Sau một tuần chỗ bị đứt liền hẳn và một tuần tiếp theo nhú đuôi bắt đầu mọc (phần đuôi tái sinh) [10]. Thằn lằn bóng lột xác vào mùa xuân hè, thường sau những cơn mưa và có thể lột ba, bốn lần trong mùa. Sau khi lột xác, chúng cũng ăn da như nhiều loài thằn lằn khác [16]. Sau khi lột xác, những lớp tế bào biểu bì ở bên dưới sẽ tạo nên lớp vẩy mới. Hiện tượng lột xác ở thằn lằn bóng cũng như ở lưỡng cư được tiến hành dưới tác dụng của kích thích tố giáp trạng và mấu não dưới [14]. Khi bắt đầu lột xác, Thằn lằn bóng hoa cà cơ thể mình vào những cành cây hay hốc đất làm cho lớp da bong ra thành từng mảng. Khác với sự lột xác ở rắn thành xác rắn, thằn lằn có hiện tượng ăn phần xác mới lột xong. Màu sắc cơ thể Thằn lằn bóng hoa trước và sau khi lột xác khác nhau. Trước khi lột xác có màu sẫm hơn. Và sau khi mới lột xác lớp vẩy mới có màu xanh và bóng hơn so với màu sắc vẩy bình thường [10]. 1.3.2. Đặc điểm sinh sản của Thằn lằn bóng hoa Thằn lằn bóng hoa trưởng thành ở 6 ­ 7 tháng tuổi, bắt đầu sinh sản ở 8 ­ 9 tháng tuổi. Thằn lằn bóng có tập tính ghép đôi vào mùa xuân và sinh sản vào mùa 8 hè. Chúng sinh sản mạnh vào mùa mưa khi lượng thức ăn dồi dào. Thằn lằn bóng hoa đẻ mỗi lần từ 3 – 5 con. Con non lúc mới sinh có chiều dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi sinh, Thằn lằn mẹ còn có tập tính chăm sóc con trong một thời gian nhất định rồi mới để con tự lập [1]. Thằn lằn bóng hoa thụ tinh trong, phương thức sinh sản theo phương thức noãn thai sinh (hay đẻ trứng thai) (ovoviparity). Noãn thai sinh là một phương thức sinh sản ở động vật trong đó phôi phát triển bên trong trứng được giữ lại trong cơ thể của mẹ cho đến khi chúng đã sẵn sàng nở ra, chúng đẻ con nhưng không phải do mang thai mà do trứng sau khi thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng đến khi nở thành con, phôi phát triển thành con nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ. Trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn quản tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai thường thấy ở một số ít Thằn lằn bóng và rắn, [2]. Trứng được ấp trong cơ thể con mẹ có điều kiện nhiệt độ thuận lợi hơn nhiều so với bên ngoài. Con con phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong trứng, hoàn toàn không có liên quan gì đến sự cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ như sự đẻ con ở thú sau này [7]. Sự sai khác sinh dục của Thằn lằn bóng không rõ ràng. Phần đuôi của Thằn lằn đực phình to hơn so với con cái, có khe huyệt rộng, phồng hơn vì chứa gai giao cấu. Màu sắc và kích thước không có sự khác nhau [2]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Chúc Linh, có thể phân biệt được con đực và con cái dựa vào màu sắc cơ thể. Vẩy họng con đực có màu vàng nhạt, con cái có màu trắng đục. Hai bên sườn của con cái có những đốm trắng rõ và nhiều hơn con đực, phân bố từ hai bên sườn kéo dài đến đuôi. Còn con đực, những đốm trắng chủ yếu phân bố ở phần sau chi sau và đuôi. Màu sắc vẩy thân con cái đậm hơn con đực [10]. 1.3.3. Đặc điểm về thức ăn của Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) Trong tự nhiên, Thằn lằn bóng hoa là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là côn trùng và cơ sở thức ăn của chúng phụ thuộc vào điều kiện môi trường [10]. Việc nuôi Thằn lằn bóng hoa hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm Anh Lê Hoàng Dũng (Bến Tre), người đầu tiên nuôi Thằn lằn bóng hoa cho biết, ban đầu chúng chỉ ăn mồi động vật như trùn hay tổ mối, sau nuôi quen chúng có thể ăn thịt heo băm nhỏ hay thức ăn công nghiệp [24]. Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Thuyết (Bạc Liêu), thằn lằn con trong tuần đầu cho ăn các loại sâu nhỏ, tuần thứ hai trở đi có thể ăn được các loại sâu bọ, tép cá, cào cào, châu chấu,... băm nhỏ hay để nguyên. Mỗi tuần nên bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất một lần kết hợp sát trùng chuồng trại và thay đổi nguồn thức ăn [19]. Theo Hồ Chí Linh (Bến Tre), thức ăn chủ yếu của Thằn lằn bóng hoa là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá 9 băm nhỏ,... Món khoái khẩu của Thằn lằn bóng hoa là con mối, lượng thức ăn cho 1.000 con trong ngày là khoảng 0,5 kg [26]. 1.3.4. Giá trị Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, thịt Thằn lằn bóng hoa là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt Thằn lằn bóng hoa sẽ khỏi ngay. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt Thằn lằn bóng hoa nấu cháo cho trẻ ăn chữa gầy yếu, xanh xao, chậm lớn, hen suyễn. Thằn lằn bóng hoa (1 con) đốt tồn tính, tán bột, rây mịn, uống với rượu chữa khí kết làm tắc đường tiểu tiện, tiểu ra máu, sưng âm vật, dương vật. Phụ nữ có thai không được dùng [18]. Ăn thịt Thằn lằn bóng còn giúp da mặt phụ nữ thêm mịn màng. Thằn lằn bóng hoa trị chứng hen suyễn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, nhức mỏi, da khô sần, các chứng hư nhược, sinh lý yếu... rất tốt. Chả Thằn lằn bóng là món ăn bài thuốc tốt cho trẻ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, thiếu cân. Thằn lằn bóng bọc lá lốt nướng trị chứng đau mỏi lưng, tay chân tê phong thấp, nhức mỏi khá công hiệu [28]. Những năm gần đây, Thằn lằn bóng hoa đã bắt đầu được người dân sử dụng như là một nguồn thực phẩm bởi một số đặc điểm như thịt trắng, thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay Thằn lằn bóng hoa được sử dụng như những món ăn đặc sản trong các nhà hàng, có thể chế biến thành một số món ăn như: chiên, nướng, xào lăn, rô ti, nấu cháo,[22]. Bên cạnh những tác dụng về mặt y học, Thằn lằn bóng hoa còn giúp tiêu diệt côn trùng làm hại nông nghiệp. Ngược lại chúng cũng là thức ăn cho các nhóm động vật khác như chim, thú và cả các loài bò sát lớn [7]. Điều này chứng tỏ Thằn lằn bóng hoa là một mắt xích quan trọng trọng trong chuỗi, lưới thức ăn của quần xã sinh vật. Do vậy, sự tồn tại của chúng là rất quan trọng trong hệ sinh thái, đặc biệt là trong hệ sinh thái nông nghiệp 2. Lịch sử nghiên cứu Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) 2.1. Trên thế giới - Những nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư bò sát trên thế giới đã ghi nhận sự phân bố các loài Thằn lằn giống Eutropis ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Bên cạnh những nghiên cứu về phân loại học, thành phần loài và phân bố thì đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài Thằn lằn giống Eutropis cũng được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và tiến hành nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Theo Bull oCk (1966), thành phần thức ăn của M. multifasciata ở Singapore là các loài côn trùng thuộc các nhóm: Hình nhện (Arachnida), Chân đều (Isopoda), Cánh thẳng (Orthortera), Cánh cứng (Coleoptera) và Cánh màng (Hymenoptera). [9] Vào năm 1991, Vitt và Blackburn đã công bố nghiên cứu về sinh thái và lịch sử đời sống của loài Thằn lằn noãn thai sinh M. bistriata ở Amazon, Braxin. Loài 10 M. bistriata đạt đến độ chín sinh dục gần hết năm thứ nhất của đời sống, con cái sinh sản lứa đầu tiên lúc một năm tuổi. Con cái có thân và đầu lớn hơn con đực. Thời kỳ sinh sản tối đa 9 - 12 tháng số lứa thay đổi 2 - 9. [11] Các năm tiếp theo, có nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về sinh thái học loài Thằn lằn bóng giống Eutropis như: Năm 2002, Wymann và Whiting tiến hành nghiên cứu về sinh thái loài Thằn lằn bóng M. margaritif ở Nam Phi. Cũng trong năm 2006, Ji et al., mô tả về sự lưỡng hình giới tính và sinh sản của cá thể cái của M. multifasciata ở Trung Quốc. Das et al., 2008 công bố một loài mới thuộc giống Eutropis (nhánh Mabuya châu Á) có tên là Eutropis tammanna. [9] Gần đây, Datta-Roy et al. (2012) đã nghiên cứu phát sinh chủng loại của Thằn lằn bóng Eutropis châu Á bằng cách sử dụng các chỉ thị 12S, 16S rRNA ty thể và chỉ thị DNA nhân. Trong nghiên cứu này tác giả có sử dụng mẫu E. longicaudata thu tại Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam. Các loài Thằn lằn bóng giống Mabuya (Eutropis) ở nhiều nơi trên thế giới đã được nghiên cứu về đa dạng di truyền, phát sinh chủng loại dựa vào nhiều loại DNA marker khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có công trình nào đề cập đến mối quan hệ phát sinh chủng loại của giống này. [11] 2.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, Morice là người đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu về bò sát. Năm 1875, ông đã tiến hành thu thập mẫu vật các loài Bò sát ở khu vực Nam Bộ và lập nên danh sách các loài Bò sát ở khu hệ này, tạo nền tảng cho các công trình nghiên cứu khoa học về nhóm động vật này ở nước ta vào thế kỷ 19 [23]. Những nghiên cứu về Bò sát ở Bắc Bộ có J. Anderson (1878), ở Nam Bộ có J. Tirant (1885), G. Boulenger (1890), Flower (1896). Công trình nghiên cứu đáng chú ý là của Bourret R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1944, đã thống kê, mô tả được 177 loài và loài phụ Thằn lằn, 245 loài và loài phụ Rắn, 44 loài và loài phụ Rùa trên toàn Đông Dương. Trong đó có nhiều loài của miền Bắc Việt Nam (Bourret R. 1936, 1941, 1942). Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu của Bourret R có nói nhiều đến Bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ. Ông công bố và bổ sung nhiều loài cho danh lục Bò sát, Ếch nhái (Bourret R. 1934, 1937, 1939, 1940, 1943) [23]. Từ năm 1954, nghiên cứu về khu hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam mới được tiến hành ở Miền Bắc. Đào Văn Tiến (1960) nghiên cứu khu hệ động vật có xương sống ởVĩnh Linh đã thống kê được nhóm Bò sát, Ếch nhái có 12 loài. Năm 1977, nghiên cứu xây dựng các đặc điểm định loại, khoá định loại Ếch nhái Việt Nam và công bố 87 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ 12 họ. Năm 1979, nghiên cứu xây dựng khoá định loại thằn lằn Việt Nam và thống kê 77 loài Thằn lằn trong đó có 6 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam. Năm 1981­1982, nghiên cứu các đặc điểm phân 11 loại, xây dựng khoá định loại và đã xác định ở Việt Nam có 167 loài rắn thuộc 9 họ 69 giống [23]. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái từ năm 1956 ­ 1975 trên toàn Miền Bắc thống kê được 159 loài bò sát thuộc 2 bộ, 19 họ và 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ [23]. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) báo cáo danh lục khu hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam gồm 160 loài Bò sát và 90 loài Ếch nhái. Các tác giả còn phân tích sự phân bố địa lý, theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế của các loài [23]. Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra thống kê danh lục Bò sát, Ếch nhái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm 94 loài Bò sát xếp trong 59 giống 17 họ và 34 loài Ếch nhái của 14 giống 7 họ. Tác giả đã bổ sung cho danh lục Bò sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ 23 loài, phát hiện bổ sung cho vùng phân bố 9 loài. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích sự phân bố các loài theo sinh cảnh và quan hệ với các khu phân bố Bò sát, Ếch nhái trong nước. Năm 1998, tác giả đã bổ sung 12 loài cho khu hệ Bò sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ, trong đó có 1 giống, 1 loài cho khu hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam [23]. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) công bố danh lục Bò sát, Ếch nhái Việt Nam gồm 256 loài bò sát và 82 loài Ếch nhái [20]. Như vậy, các công trình nghiên cứu về Bò sát ở nước ta chỉ tập trung nghiên cứu vào việc số lượng loài cũng như phân bố của chúng mà không đi sâu vào nghiên cứu từng đối tượng riêng rẽ. Theo các tài liệu đã công bố thì giống thằn lằn bóng ở Việt Nam có ba loài phổ biến. Ở miền đồng bằng và trung du có Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata Kuhl và thằn lằn bóng đuôi dài Mabuya longicaudata. Miền trung du và miền núi có thằn lằn bóng Sapa Mabuya chapaensis [1]. Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata Kuhl thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae). Ở miền Bắc thường gọi chúng tên khác là Thằn lằn bóng, còn ở miền Nam gọi là rắn mối. Loài Thằn lằn bóng này có một số đặc điểm hình thái là có thân thon và tròn dài, đuôi nhọn dài bằng thân; bốn chân đều có 5 ngón có móng; da có vảy sừng nhỏ, sắp xếp như vảy cá, nhẵn bóng, màu xanh xám nhạt, có hai đường vạch đen chạy dọc hai bên sườn [1]. Ở Việt Nam, Thằn lằn có nhiều ở vùng đồng bằng và miền núi từ Bắc vào Nam. Thường gặp ở bụi cây quanh nhà, ngoài vườn, bãi cỏ, bờ mương, ven suối. Những nghiên cứu về vùng phân bố của Thằn lằn bóng hoa của Trần Đình Nghĩa (2005) đã khẳng định chúng phân bố ở nhiều sinh cảnh: hốc đá ven đường, khe đá ven chân núi, đồi chè, bờ dậu, trên mái nhà dân [18]. Ngoài ra, nhóm tác giả Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser Johns, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng trong nghiên cứu ếch 12 nhái, bò sát ở khi bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (2008) cho rằng Thằn lằn bóng hoa ở Việt Nam có khu phân bố rất rộng, cụ thể như sau: ­ Miền Bắc chủ yếu tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Ninh Bình. ­ Ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, loài Thằn lằn bóng hoa có phân bố Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Kom Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Ninh Thuận. ­ Ở Nam Bộ, Thằn lằn bóng hoa được ghi nhận có sự hiện diện ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau [5]. Theo quyển 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – tập 2 và Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi, Thằn lằn bóng hoa hay còn gọi là rắn mối. Thịt của rắn mối có rất giàu protit ăn được, còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác thì chưa biết được [18]. Năm 2011, Nguyễn Thị Chúc Linh thực hiện đề tài nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nuôi Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata Kuhl) trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Đề tài nghiên cứu này khẳng định loài Thằn lằn bóng hoa có thể nuôi thử nghiêm được, chúng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện nuôi nhốt ở Đà Lạt. [10]. Năm 2017, Phạm Thị Hồng Dung thực hiện đề tài “ Nghiên cứu nuôi Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifascuatus (Kuhl, 1820) trong điều kiện bán tự nhiên ở Đồng Nai” đã nhận định nhiệt độ chuồng nuôi từ 25-33 oC là tối ưu với sự phát triển của Thằn lằn bóng hoa [11]. 3. Tổng quan điều kiện tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu 3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam (50km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Việt Lào ra biển Đông). Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: • Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc • Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc • Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông • Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có chung biên giới với Lào 201,87km, phía đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 116,04km [29] Địa hình Quảng Bình hẹp có đặc trung chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co 13 2017m, kế tiếp là vùng đồi núi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt. Khí hậu Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. + Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 oC - 25 oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Bảng 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở Quảng Bình Nhiệt độ trung bình/ tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cao nhất (oC) 22 23 25 29 32 34 34 33 31 28 26 23 Thấp nhất (oC) 17 18 20 23 25 27 27 26 25 23 21 18 Nguồn: [29] Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.[29] Về động vật có 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ... Về đa dạng thực vật với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3 [29]. 3.2. Đặc điểm xã hội tỉnh Quảng Bình Dân số Quảng Bình năm 2016 có 877.702 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 80,36% sống ở vùng nông thôn và 19,64% sống ở thành thị. Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: Đèo Ngang, đèo Lý Hoà, 14 cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngô, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...[29] 15 Chương II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Sự biến động yếu tố nhiệt độ môi trường ở vùng nghiên cứu trong quá trình thí nghiệm. Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể Thằn lằn bóng hoa phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của môi trường sống. Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sinh học của chúng bao gồm sinh sản, sinh trưởng. Đặc biệt nhiệt độ quá thấp ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa Thằn lằn bóng hoa, nên giảm khả năng ăn và trực tiếp làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của Thằn lằn bóng hoa. Thời gian thí nghiệm từ tháng 1 đến tháng 5 là khoảng thời gian có biên độ nhiệt giao động rất lớn. Biểu đồ thể hiện sự biến động nhiệt độ môi trường tại thành phố Đồng Hới Quảng Bình trong thời gian thí nghiệm. Biểu đồ 1: Sự biến động nhiệt độ môi trường tại thành phố Đồng Hới Quảng Bình trong thời gian thí nghiệm [31] Kết quả Biểu đồ 1 cho thấy biên độ giao động nhiệt ở vùng thí nghiệm khá rộng và có sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các tuần, tháng thí nghiệm. Nhiệt độ trung bình ở tháng 1/2018 là 21,5oC; tháng 2/2018 là 19,2oC; tháng 3/2018 là 24,7oC; tháng 4/2018 là 25,6 oC; nhiệt độ thấp nhất trong quá trình thí nghiệm là 14oC và cao nhất là 36oC. Thằn lằn bóng hoa là một động vật biến nhiệt, theo nhận định của Phạm Thị Hồng Dung và cộng sự (2017) [11], khi nghiên cứu tính ẩn nấp và hoạt động của Thằn lằn bóng hoa đã cho biết, nhiệt độ chuồng từ 25 - 33oC là tối ưu với sự phát triển của Thằn lằn bóng hoa. Điều đó cho thấy nhiệt độ môi trường ở Quảng Bình tại thời điểm tháng 1/2018, thời điểm đưa giống về chưa thực sự phù hợp cho Thằn lằn bóng hoa, qua tháng 2/2018 vùng nghiên cứu đón nhiều đợt không khí lạnh, mưa nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng bóng đèn hồng ngoại sưởi ấm nhằm ổn định nhiệt độ chuồng nuôi nên đàn 0 10 20 30 40 50 60 70 Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ thấp nhất 16 giống bố mẹ phát triển bình thường, sự hao hụt đàn bố mẹ không đáng kể. Mặt khác với biên độ nhiệt giao động rộng như ở Quảng Bình đây là một vấn đề mà người muốn chăn nuôi Thằn lằn bóng hoa phải cân nhắc. 2. Tỷ lệ nuôi sống của đàn Thằn lằn bóng hoa bố mẹ: Tỷ lệ nuôi sống của đàn Thằn lằn bóng hoa bố mẹ đưa vào nghiên cứu, đặc biệt giai đoạn mang thai (giai đoạn con cái yếu, dễ bị nhiễm bệnh) phản ánh khả năng sống, phẩm chất con giống với điều kiện Quảng Bình. Tỷ lệ sống là đặc điểm có tính di truyền thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của môi trường, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, sức chống chịu của từng cá thể và của giống. Vì vậy, nâng cao tỷ lệ sống là một trong số chỉ tiêu quan trọng hàng đầu khi nghiên cứu khả năng sản xuất của Thằn lằn bóng hoa. Nên nuôi dưỡng Thằn lằn bóng hoa phù hợp với đặc điểm sinh lý của Thằn lằn bóng hoa sẽ nâng cao được tỷ lệ sống, hoàn thiện đặc điểm sinh sản nâng cao khả năng tỷ lệ bắt cặp trong ghép đôi giao phối. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống đàn bố mẹ Thằn lằn bóng hoa thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3 trong đó có 144 con lựa chọn đưa vào thí nghiệm, còn 56 con nuôi dự phòng. Bảng 3 : Tỷ lệ nuôi sống của Thằn lằn bóng hoa bố mẹ qua các tuần tuổi theo dõi (%) Tuần tuổi Số con đầu kỳ (con) Số con chết (con) Số con cuối kỳ (con) Tỷ lệ sống (%) Trong tuần Cộng dồn 28 200 5 195 97.5 97.5 29 195 4 191 97.9 95.5 30 191 3 188 98.4 94 31 188 3 185 98.4 92.5 32 185 3 182 98.4 91 33 182 2 180 98.9 90 34 180 4 176 97.8 88 35 176 2 174 98.9 87 36 174 5 169 97.1 84.5 37 169 2 167 98.8 83.5 38 167 2 165 98.8 82.5 39 165 0 165 100 82.5 40 165 0 165 100 82.5 41 165 0 165 100 82.5 42 165 0 165 100 82.5 43 165 0 165 100 82.5 44 165 0 165 100 82.5 17 Trong điều kiện nuôi từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018, thời gian này kéo dài từ vụ Đông Xuân chuyển sang mùa Hè, vì vậy thời tiết Quảng Bình có nhiều biến đổi thất thường và chịu ảnh hưởng của khí hậu cực đoan. Đặc biệt trong 2 tháng đầu (tháng 1-2/2018) nhiệt độ môi trường thấp, tuy nhiên tỷ lệ nuôi sống của đàn Thằn lằn bóng hoa bố mẹ từ 28 đến 44 tuần tuổi là 82,5%, số con chết và loại thải không đáng kể. Nhìn chung tỷ lệ nuôi sống đàn Thằn lằn bóng hoa bố mẹ khá cao, khả năng chống chịu bệnh tốt. Điều này chứng tỏ rằng Thằn lằn bóng hoa ở độ tuổi trưởng thành phù hợp với điều kiện nuôi bán tự nhiên ở Quảng Bình. So với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Dung và cộng sự (2017) [11] khi nghiên cứu Thằn thằn bóng hoa trưởng thành trong điều kiện nuôi bán tự nhiên ở Đồng Nai đã cho biết Thằn lằn bóng hoa đạt 70% thì kết quả của chúng tôi cao hơn. Qua quá trình theo dõi, nguyên nhân làm số con bị chết là do các bệnh như bại liệt, viêm lưỡi đẹ miệng, viêm kết mạc mắt, bị chuột cống tấn công. Để phòng trừ các bệnh ta nên vệ sinh chuồng trại, cho Thằn lằn bóng hoa ăn sạch, uống sạch, ở sạch, bẫy chuột. Khi chuyển mùa phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, có hệ thống sưởi ấm cho đàn bố mẹ đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cường chất dinh dưỡng và bổ sung men tiêu hóa, tẩy giún sán cho đàn sinh sản trước khi đi ghép đôi giao phối. 3. Ảnh hưởng của tỷ lệ đực cái đến khả năng sinh sản của Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) 3.1. Ảnh hưởng tỷ lệ ghép đôi đến khả năng thụ thai của con cái ở Thằn lằn bóng hoa. Tuổi đẻ và tỷ lệ đẻ của con cái ở các lô thí nghiệm thể hiện khả năng thành thục về tính dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, khả năng mang thai và số lượng thai noãn và số lượng con non sơ sinh. Tuy nhiên, tuổi thành thục về tính dục ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như đặc điểm giống, chế độ nuôi dưỡng tần suất tiếp xúc giữa con đực và con cái, ngoài ra còn tác động của các yếu tố môi trường khác. Tuổi đẻ là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ thành thục khả năng sinh sản của đàn Thằn lằn bóng hoa giống. Trong đó, tuổi đẻ bói của lô thí nghiệm là tuổi thành thục của Thằn lằn bóng hoa được tính ở thời điểm có con cái đầu tiên trong lô thí nghiệm đẻ. Tuổi đẻ và tỷ lệ đẻ của con cái giữa các lô thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4: 18 Bảng 4 : Tỷ lệ đẻ của Thằn lằn bóng hoa ở các lô thí nghiệm (%) Ghi chú: n ♀: Số lượng cá thể cái trong mỗi nghiệm thức Quá trình thí nghiệm chúng tôi đã ghi nhận, Thằn lằn bóng hoa bắt đầu đẻ vào tháng 4 lúc các cá thể cái ở 39 tuần tuổi điều này chứng tỏ chế độ dinh dưỡng và quá trình chăm sóc nuôi dưỡng là phù hợp với đặc điểm sinh lý của Thằn lằn bóng hoa giống. Thời gian đẻ của Thằn lằn bóng hoa trong nghiên cứu của chúng tôi là sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của Ji X et al. (2006) [tdt 16] khi nghiên cứu về sự lưỡng hình giới tính và sinh sản của cá thể cái của Thằn lằn bóng hoa M. multifasciata ở Trung Quốc đã cho biết sự sinh con bắt đầu vào tháng 5. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn phù hợp với nhận định của Ngô Đắc Chứng và cộng sự (2015) [8] khi nghiên cứu đặc điểm sinh sản của Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế kết quả cho thấy Thằn lằn bóng hoa là loài noãn thai sinh, sinh sản từ tháng 3 năm này đến tháng 9 năm sau. Nghiệm thức Ngày theo dõi I (1♂:1♀)(%) (n ♀ = 24) II (1♂:2♀)(%) (n ♀ = 33) III (1♂:3♀)(%) ( n ♀ = 36) 1 4,00 3,03 - 2 - 6,06 2,70 3 4,00 3,03 2,70 4 8,00 6,06 5,41 5 8,00 6,06 5,41 6 8,00 9,09 5,41 7 8,00 12,12 5,41 8 12,00 9,09 5,41 9 2,07 6,06 5,41 10 - - 11 - - - 11 - - - 13 - - 5,41 14 - - - 15 - - - 16 - - 2,07 17 - - 18 - - 2,07 Tổng 54,70% 60,61% 45,95 % 19 Phân tích Bảng 4 đã cho thấy đàn Thằn lằn bóng hoa đẻ tăng dần qua các ngày theo dõi và kết thúc đẻ ở tuần 41 qua 18 ngày theo dõi. Ở lô thí nghiệm I và II vào đầu tuần 39 (ngày theo dõi thứ nhất) Thằn lằn bóng hoa cái đẻ bói 4% số lượng con cái trong nghiệm thức, con cái giống ở nghiệm thức III chưa đẻ. Bước sang ngày theo dõi thứ 2 (trong tuần 39) lô thí nghiệm III mới có con cái đẻ, điều này đã chứng tỏ các lô thí nghiệm đã bắt đầu đẻ đồng loạt. Tỷ lệ đẻ của 3 lô thí nghiệm tập trung cao nhất là vào ngày theo dõi thứ 6; 7; 8 (của tuần 39) sau đó tỷ lệ đẻ giảm dần. Cụ thể tỷ lệ đẻ cao nhất của các lô I là ngày theo dõi thứ 8 chiếm 12% trong toàn bộ thời gian đẻ; lô thí nghiệm II là ngày theo dõi thứ 7 chiếm 12,12%; lô thí nghiệm III có tỷ lệ đẻ dàn trãi đều từ ngày theo dõi thứ 4 đến ngày thứ 9. Vậy xét về thời gian tập trung đẻ, qua Bảng 4 ta thấy lô I và II có sự tập trung về mặt thời gian tương đối tốt, thời gian đẻ của 2 lô thí nghiệm này kéo dài 9 ngày; riêng lô thí nghiệm III kéo dài 18 ngày, tỷ lệ đẻ dàn trãi. Trong thời gian 18 ngày theo dõi, tổng tỷ lệ đẻ cao nhất ở nghiệm thức II có giá trị là 60,61% và tiếp theo là nghiệm thức I đạt 54,7% và thấp nhất ở nghiệm thức III đạt 45,95%. Nghiệm thức II có tỷ lệ đẻ cao hơn nghiệm thức I không đáng kể (cao hơn 5,91%). Tuy nhiên, nghiệm thức II có tỷ lệ đẻ cao hơn nghiệm thức III đáng kể (cao hơn 14,66%). Có sự khác nhau này theo chúng tôi do tỷ lệ đực trong nghiệm thức III khá ít so với con cái nên cơ hội tiếp xúc về giới tính giữa con đực và con cái trong lô để thành thục về tính và cơ hội giao hợp tỷ lệ thấp hơn các nghiệm thức khác. Vậy sử dụng tỷ lệ đực cái 1:2 trong ghép đôi giao phối sinh sản ở Thẳn lằn bóng hoa cho tỷ lệ đẻ cao hơn so với so với nghiệm thức khác. Xét về mức độ tập trung đẻ của 3 nghiệm thức, nếu xem thời gian tập trung đẻ của nghiệm thức III là 100% thì Bảng 4 đã cho ta thấy mức độ tập trung đẻ của nghiệm thức I, II ngắn hơn rất nhiều chỉ là 50%. Vậy về mặt quản lý và tái cơ cấu trong sản xuất tỷ lệ đực cái 1:2 hoặc 1:1 giúp người chăn nuôi dễ quản lý rút ngắn được thời gian đẻ, con non sinh ra có độ tuổi đồng đều. 3.2. Ảnh hưởng tỷ lệ ghép đôi đến số con sơ sinh/ổ ở các lô thí nghiệm Trong chăn nuôi đàn giống sinh sản, số con sơ sinh hay số con đẻ ra là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng vì nó phản ánh đúng khả năng đẻ nhiều hay ít con của Thằn lằn bóng hoa đồng thời phản ánh cả chất lượng đàn con đẻ ra. Nó còn quyết định đến nhiều chỉ tiêu sinh sản khác như số con sống đến 7 ngày tuổi, 14 ngày 28 ngày tuổi trong chăn nuôi đối tượng này. 20 Bảng 5: Số con sơ sinh trung bình đẻ ra/ổ của các lô thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức Số con sơ sinh TB đẻ ra/con cái (M ± SEM) (con) Min (con) Max (con) I (1♂:1♀) 6,8 ± 0.36 4 9 II (1♂:2♀) 6,6 ± 0.32 3 8 III (1♂:3♀) 6,5 ± 0.44 3 9 P 0,51 - - Ghi chú: M: Giá trị trung bình, SEM: Sai số của giá trị trung bình, P: xác suất, Min: số nhỏ nhất, Max: số lớn nhất. Về số con sơ sinh trung bình đẻ ra/ổ của các nghiệm thức Bảng 5 đã cho thấy cao nhất ở nghiệm thức I (6,8 con sơ sinh/lứa) và thấp nhất ở ô thí nghiệm III (6,5 con sơ sinh/lứa) tuy nhiên sự khác nhau giữa các nghiệm thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Trong suốt quá trình theo dõi chúng tôi ghi nhận được số con sơ sinh của Thằn lằn bóng hoa của các lô thí nghiệm tại Quảng Bình giao động từ 3-9 con sơ sinh/lứa. Vậy kết quả về số con sơ sinh Thằn lằn bóng hoa của chúng tôi có biến động rộng hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Dung và cộng sự (2017) [11] khi nghiên cứu Thằn thằn bóng hoa trong điều kiện nuôi bán tự nhiên ở Đồng Nai đã cho biết Thằn lằn bóng hoa đẻ từ 5 – 6 con/lứa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn phù hợp với nhận định của Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Thương, Phùng Thị Huyền Trang (2015) [8] là Thằn lằn bóng hoa có 5 - 8 con non/lứa khi nghiên cứu đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) ngoài tự nhiên trong điều kiện nuôi tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. So với nhận định của Lê Thắng Lợi và cộng sự (2009) [6] ở Thừa Thiên Huế, Thằn lằn bóng hoa có 3 - 11 phôi/ lứa thì số con được sinh ra trong điều kiện nuôi bán tự nhiên ở Quảng Bình ít hơn. 4. Tỷ lệ nuôi sống và sự sinh trưởng của con non trong 4 tuần đầu sau khi sinh Vì thời gian đẻ của các nghiệm thức khá giàn trãi, khi theo dõi tỷ lệ nuôi sống và sự sinh trưởng của con non trong 4 tuần đầu sau khi sinh để có số liệu chính xác, chúng tôi đã lấy con non 3 ngày liên tiếp của 3 nghiệm thức đem vào theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển lúc Thằn lằn bóng hoa đẻ tập trung (trong ba ngày 11/4; 12/4; 13/4) vào giữa giai đoạn. 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của con non trong 4 tuần đầu sau khi sinh Tỷ lệ nuôi sống của con non trong 4 tuần đầu sau khi sinh được trình bày ở Bảng 6. Tỷ lệ nuôi sống sau 4 tuần theo dõi giao động từ 42,9 – 45,9%. 21 Bảng 6 : Tỷ lệ sống của con non trong 4 tuần đầu sau khi sinh (%) Thời gian theo dõi (ngày) Nghiệm thức I (1♂:1♀) (%) II (1♂:2♀) (%) III (1♂:3♀) (%) 1 100,0 100,0 100,0 7 52,4 52,5 47,7 14 47,6 49,2 45,5 28 42,9 45,9 45,5 Thực tế trong chăn nuôi Thằn lằn bóng hoa ở một số địa phương cho thấy, khi Thằn lằn bóng hoa non sinh ra trong 3 ngày đầu, nó rất nhanh nhẹn nhưng sau đó nó chết dần. Vì vậy, nhiều hộ gia đình thực hiện nuôi Thằn lằn bóng hoa đã không thành công với đối tượng sinh sản. Phân tích ở Bảng 6 cho thấy, trong tuần đầu tiên tỷ lệ con non đã giảm số lượng khá lớn, số lượng con còn lại chỉ đạt từ 47,7-52,5%. Điều này có thể giải thích do sức sống của con non trong tuần đầu tiên rất thấp và khả năng bắt mồi kém khi còn non do các hệ thống giác quan chưa hoàn chỉnh đặc biệt là mắt, ngoài ra khả năng phòng vệ còn thấp, vì vậy trong tuần đầu Thằn lằn bóng hoa con dễ bị tấn công ngay cả bởi Dế con (thức ăn động của Thằn lằn bóng hoa con). Sau 3 tuần tiếp theo tỷ lệ nuôi sống ổn định dần, số lượng Thằn lằn bóng hoa con giảm đi không đáng kể. Thí nghiệm của chúng tôi qua 4 tuần theo dõi, tỷ lệ sống của con non ở nghiệm thức II cho kết quả cao nhất 45,9% thấp nhất là nghiệm thức I (42,9%) tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể. So với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Dung và cộng sự (2017) [11] khi nghiên cứu Thằn thằn bóng hoa trong điều kiện nuôi bán tự nhiên ở Đồng Nai đã cho biết Thằn lằn bóng hoa non đạt 25% vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn đáng kể. Có sự khác nhau này theo chúng tôi là do chúng tôi đã sử dụng bóng đèn hồng ngoại sưởi ấm cho Thằn lằn bóng hoa con và đàn bố mẹ khi nhiệt độ môi trường giảm thấp hoặc những hôm trời không nắng, sử dụng thức ăn phù hợp về kích cỡ cũng như số lượng, đây cũng là kỹ thuật khá quan trọng khi thực hiện chăn nuôi Thằn lằn bóng hoa sinh sản ở Quảng Bình, nơi có thời tiết cực đoan và có biên độ giao động nhiệt lớn. Bởi tia hồng ngoại giúp động vật biến nhiệt như Thằn lằn bóng hoa nâng cao nhiệt độ cơ thể tăng cường trao đổi chất giúp tiêu hóa thức ăn, vì vậy nó sử dụng được nhiều thức ăn hơn, sức sống và sức đề kháng cao hơn. 22 4.2. Ảnh hưởng của biên độ nhiệt độ đến tỷ lệ chết của con non trong quá trình thí nghiệm Nhiệt độ có vai trò rất lớn đối với động vật nói chung và đặc biệt quan trong đối với những loài biến nhiệt như Thằn lằn bóng hoa. Mỗi loài đều có một ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển. Kết quả sự biến động của nhiệt độ trong suốt quá trình nghiên cứu được thể hiện cụ thể Đồ thị 2 như sau: Biểu đồ 2 : Sự biến động nhiệt độ trong tháng 4 và số lượng con non chết trong thí nghiệm Trong thời gian 4 tuần theo dõi có 81 con trong số 147 con sinh ra không thích nghi với điều kiện nuôi, chúng không ăn, khối lượng cơ thể giảm nhanh và chết trong 2 tuần đầu. Qua biểu đồ sự biến đổi nhiệt độ trong tháng 4 và số lượng con non chết trong thí nghiệm ta có thể nhận thấy rằng với nhiệt độ trong ngày thấp dưới 25 độ thì số lượng con non chết cao. Ngược lại với biên độ nhiệt cao số con non chết giảm dần thậm chí là không có con chết. Từ đó ta có thể Thấy thằn lằn bóng hoa là loài ưa nhiệt chúng tồn tại phát triển ở nhiệt độ ca. Trong mô hình nhân nuôi Thằn lằn bóng hoa ở điều kiện bán tự nhiên ta nên đảm bảo nhiệt độ chuồng trại luôn ở mức ổn định và phù hợp với đặc điểm sinh lý Thằn lằn bóng hoa bằng cách tạo nhiệt nhân tạo. 4.3. Sự sinh trưởng của con non trong 4 tuần đầu sau khi sinh Tổng 3 nghiệm thức, tính từ ngày 11/4/2018 đến ngày 13/4/2018 có 23 ổ đẻ với 147 con non được sinh ra, đến ngày 9/5/2018 còn 66 con sống sót, tỉ lệ sống sót trung bình của chúng đạt 45%. Trong số 66 con sống sót, chúng tôi tiến hành lấy số liệu về khối lượng sinh 0 5 10 15 20 25 30 35 40 số con chết Nhiệt độ thấp nhất Nhiệt độ cao nhất 23 trưởng của con non trong 4 tuần đầu sau khi sinh được trình bày ở Bảng 7. Bảng 7: Khối lượng sinh trưởng tích lũy trung bình của Thằn lằn bóng hoa con trong 4 tuần đầu sau khi sinh (g) Giai đoạn (ngày tuổi) Nghiệm thức P I (1♂:1♀) II (1♂:2♀) III (1♂:3♀) 1 0,86 ± 0,013 0,86 ± 0,011 0,85 ± 0,013 0,857 7 0,92 ± 0,03 0,96 ± 0,02 0,90 ± 0,02 0,219 14 1,09 ± 0,05 1,14 ± 0,04 1,03 ± 0,04 0,160 21 1,54 ± 0,08 1,65 ± 0,07 1,68 ± 0,08 0,074 28 2,07 ± 0,13 2,044 ± 0,09 2,084 ± 0,08 0,958 Ghi chú: P: Xác suất thống kê; giá trị trung bình của các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê khi P <0,05 Nơi đẻ của Thằn lằn bóng hoa là các ổ đẻ đã được bố trí bằng lá khô, ô gạch kín đáo, Thằn lằn bóng hoa đẻ con với hình thức noãn thai sinh. Kết quả Bảng 7 ta thấy, khối lượng sinh trưởng tích lũy của Thằn lằn bóng hoa con tăng liên tục theo thời gian nuôi, qua 4 tuần theo dõi khối lượng con non giữa các nghiệm thức xấp xỉ bằng nhau. Khối lượng con non của 3 lô thí nghiệm có sự chênh lệch rất ít và không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05), điều này có nghĩa là tỷ lệ đực cái khi ghép đôi giao phối không ảnh hưởng đến khối lượng con non. Khối lượng sơ sinh trung bình (1 ngày tuổi) trong thí nghiệm của chúng tôi là 0,85 – 0,86g/con, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Dung (2017) [11] khi nghiên cứu Thằn lằn bóng hoa nuôi trong điều kiện bán tự nhiên ở Đồng Nai, đã cho biết con sơ sinh của Thằn lằn bóng hoa có khối lượng trung bình 0,84 ± 0,36g. Nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cộng sự (2015) [9], con sơ sinh Thằn lằn bóng hoa có khối lượng trung bình 1,26 ± 0,04 g thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Sự khác biệt này theo chúng tôi có thể do sự khác nhau về điều kiện nuôi. 24 Sau 4 tuần theo dõi, khối lượng sinh trưởng tích lũy trung bình đạt 2,04 – 2,08 g/cá thể. Tăng nhiều nhất vào tuần thứ 4 với 0,4 – 0,5 g/cá thể/tuần, ít nhất vào tuần thứ 1 chỉ đạt 0,04 – 0,09/cá thể/tuần. Có sự khác nhau này theo thực thế thí nghiệm chúng tôi nhận thấy bước sang tuần thứ 4 ngoài Dế con làm thức ăn động, Thằn lằn bóng hoa đã ăn được thức ăn tĩnh giống như bố mẹ nó được băm nhỏ. Điều này chứng tỏ, cho Thằn lằn bóng hoa làm quen với thức ăn tĩnh sớm và Thằn lằn bóng hoa con chỉ cần vượt qua tuần đầu tiên, qua tuần thứ 2, 3, 4 tốc độ sinh trưởng của con non phát triển tốt. 25 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả thí nghiệm cho thấy với tỷ lệ đực cái ghép đôi giao phối 1:2 cho số lượng con non sinh ra 60,61% cao nhất và thời gian đẻ tập trung ngắn, điều này rất có ý nghĩa trong việc xây dựng mô hình chăn nuôi Thằn lằn bóng hoa sinh sản có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đực cái 1:2 không ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh của Thằn lằn bóng hoa. Nhiệt độ môi trường ở địa điểm thí nghiệm trong 4 tháng đầu năm 2018 có mức nhiệt 19,2 - 25,6 oC vì vậy phải sử dụng đèn úm trong những thời điểm nhiệt độ môi trường thấp. Kết quả tỷ lệ nuôi sống của đàn Thằn lằn bóng hoa bố mẹ là 82,5%; Số con non thu được trong 4 tuần đầu là 147 con, Tỷ lệ nuôi sống Thằn lằn bóng hoa con đạt 42,9 - 45,9%. 2. Kiến nghị Thằn lằn bóng hoa là đối tượng nuôi mới ở một số tỉnh thành ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, ở Quảng Bình có một số hộ đang nuôi nhưng không thành công như mong đợi, nguyên nhân chính đó là do người chăn nuôi không khống chế được nhiệt độ chuồng nuôi đặc biệt là những ngày mưa rét. Vì vậy, người chăn nuôi phải dùng đèn úm khi nuôi để tạo ra nguồn nhiệt nhân tạo phù hợp cho đối tượng này. Ngoài ra, trong quá trình nuôi Thằn lằn bóng hoa con cần phải chú ý đảm bảo thức ăn cho Thằn lằn bóng hoa con là Dế con có kích cỡ và số lượng phù hợp với khả năng bắt mồi của Thằn lằn bóng hoa. Do thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy nên tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh của các cặp ghép đôi ở các tháng trong năm để có kết luận khách quan về số lứa/năm của Thằn lằn bóng hoa ở điều kiện nuôi tại Quảng Bình. Nghiên cứu các loại thức ăn ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của Thằn lằn bóng hoa ở giai đoạn phát triển (đối tượng cho thịt). 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học và Thời đại, trang 1024 – 1025. [2]. Đào Văn Tiến (1971), Động vật học có xương sống. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà nội, trang 191. [3]. Đỗ Văn Tiến (1997), Động vật có xương sống ­ tập 1. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, trang 197 -202. [4]. Hà Đình Đức (1994), Động vật có xương sống. Nhà xuất bản Khoa học và Kinh tế, trang 70. [5]. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser Johns, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng (2008), Nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, trang 37. [6]. Lê Thắng Lợi, Ngô Đắc Chứng (2009), Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài Thằn lằn bóng giống Mabuya Fitzinger, 1826 (M. longicaudata, M. multifasciata) ở Thừa Thiên Huế. Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam Lần thứ nhất, Huế, 28/11/2009, nxb. Đại học Huế, tr. 225 - 232. [7]. Lê Vũ Khôi (2007), Động vật có xương sống. Nhà xuất bản giáo dục, trang 216 ­ 217. [8]. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Thương, Phùng Thị Huyền Trang, Ngô Văn Bình, (2015), Đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) (Reptilia, Squamata, Scincidae). Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T.108, S. 9: 25 - 37. [9]. Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Thị Trường Thi, Phùng Thị Huyền Trang (2015), Đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) (Reptilia, Squamata, Scincidae). Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ 6: 1293 - 1299. [10]. Nguyễn Thị Chúc Linh (2011), Khóa luận tốt nghiệp “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nuôi thằn lằn bóng hoa (Mabuya Multifasciata)trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Trường Đại học Đà Lạt. [11]. Phạm Thị Hồng Dung (2017), Luận văn thạc sĩ sinh học “Nghiên cứu nuôi Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) và Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) trong điều kiện bán tự nhiên ở Đồng Nai”. Đại học sư phạm Huế. [12]. Sổ tay hướng dẫn Giám sát và điều tra đa dạng sinh học (2003), Nhà xuất bản Giao thông vận tải, trang 176. [13]. Trần Kiên (1978), Sinh thái động vật. Nhà xuất bản Giáo dục, trang 79 ­ 89 27 [14]. Trần Kiên và Trần Hồng Việt (2009), Động vật có xương sống. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, trang 174 -216. [15]. Trần Đình Nghĩa, Phan Huy Dục, Hà Đình Đức, Bùi Công Hiển, Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Xuân Quảng, Nguyễn Xuân Quýnh, Đặng Thị Sỹ, Nguyễn Nghĩa Thìn, (2005), Sổ tay thực tập thiên nhiên. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, trang 120. [16]. Võ Văn Chi (1988), Từ điển động vật và khoáng thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, trang 310. [17]. Vũ Quang Mạn và Trịnh Nguyên Giao (2002), Hỏi đáp về tập tính động vật. Nhà xuất bản Giáo dục, trang 56. [18]. 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam- tập 2 (2006), Nhà xuất bản Khoa học và Kinh tế, trang 2016 Các trang web [19]. ­nuoi­ran­moi/ [20]. ­487037/dan­it­bo­nghe­ve­que­nuoi­ran­moi.htm [21]. [22]. ­song/Dac­san­ran­moi­vuon­que/39844.bld [23]. ­vn­tt­Nghim [24]. mid=39&nid=332&sfcus=5 [25].­nuoi/mo­hinh/1003­nuoi­rn­mi­mo­hin h­mi­­ bn­tre.html [26]. [27]. [28]. https://baomoi.com/bat-ngo-voi-nhung-tac-dung-chua-benh-cua-ran- moi/c/21462266.epi [29]. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/gioi-thieu-chung-14532.htm [30]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Eutropis_multifasciata [31].https://www.accuweather.com/vi/vn/dong-hoi/355698/current- weather/355698 28 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Mô hình chuồng nuôi bán tự nhiên và các nghiệm thức Thức ăn động của thằn lằn bóng (Dế và Giun) Thức ăn tĩnh của thằn lằn bóng (cơm trộn trứng, tép, thịt ...xay nhỏ) 29 Thằn lằn bóng hoa con từ 1-4 tuần tuổi Cân bằng cân điện tử lấy số liệu 30 Thằn lằn bóng hoa cái Thằn lằn bóng hoa đực 1 ổ con non mới sinh Tập tính tắm nắng Khay chờ đẻ Tập tính trú ẩn 31 Tắm nắng Rắn mối con ăn dế con Giải phẩu con cái mang thai Nuôi con con ở các thau lớn 32 HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hội đồng nghiệm thu Chủ tịch: Thư ký: Ủy viên phản biện 1: Ủy viên phản biện 2: Ủy viên Hội đồng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_dau_thi_huong_6409_2112397.pdf
Luận văn liên quan