Luận văn Nghiên cứu và đề xuất phương pháp mô hình hóa tri thức cho hệ thống văn bản luật

Với kết quả thực nghiệm được trình bày phía trên, có thể thấy phương pháp được đề xuất trong luận văn là phù hợp với miền tri thức của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. So sánh với thông tin được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật thì hệ tri thức có những điểm vượt trội hơn khi áp dụng cơ chế suy diễn để tính ra hiệu lực của văn bản pháp luật. Điều này hứa hẹn những cải tiến trong tương lai trong việc tự động hóa một phần công việc đối với văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, tính thực tiễn và khả năng áp dụng của phương pháp được đề xuất cũng được chứng minh thông qua hai hệ thống ứng dụng có sử dụng cơ sở tri thức của đề tài. Ứng dụng IEE (integrated editing environment) cung cấp dịch vụ soạn thảo cho những người thường xuyên tạo lập hợp đồng, bản án hay các văn bản hành chính. Hệ thống hỗ trợ đọc các văn bản pháp luật trên trình duyệt web mang lại lợi ích cho những người thường xuyên phải làm việc với các văn bản pháp luật và các văn bản hành chính như luật sư, nhân viên bảo hiểm, kế toán, nhân viên pháp chế. Thực nghiệm cũng mở ra những hướng nghiên cứu để cải thiện hệ thống tri thức. Hiệu năng của hệ thống và chất lượng của kết quả trả về phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của dữ liệu và hiệu quả của các thuật toán trong các khâu trích xuất thuộc tính và phát hiện quan hệ của văn bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến các cấu phần đó trong các nghiên cứu tiếp theo.

pdf56 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất phương pháp mô hình hóa tri thức cho hệ thống văn bản luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản pháp luật được ghi rõ trên văn bản đó. Mặc dù vậy, đối với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực từ ngày thông qua hay ký ban hành. Hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của VBQPPL, trước khi nó được ban hành. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam chỉ chấp nhận hiệu lực hồi tố trong một số ít các trường hợp đối với các VBQPPL cấp trung ương. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi không giải quyết vấn đề hiệu lực hồi tố đối với các VBQPPL. Một VBQPPL bị ngưng hiệu lực thi hành khi thuộc một trong các trường hợp: (1) Bị đình chỉ thi hành, (2) Bị ra quyết định bãi bỏ, (3) Quyết định ngưng hiệu lực thi hành trong một thời hạn nhất định. Sự kiện và thời điểm ngưng hiệu lực được ghi rõ tại văn bản quy phạm pháp luật khác. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành khi thuộc một trong các trường hợp: (1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản, (2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó (3) Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực” [4]. Quy định mới này tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được đánh giá là một sự cải tiến lớn trong kỹ thuật lập pháp, giúp hệ thống hóa các VBQPPL. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong việc tạo các luật suy diễn được đề xuất ở Chương 3. Về hiệu lực về không gian, văn bản quy phạm pháp luật trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước, văn bản quy phạm pháp luật địa phương có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính, được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó [4]. 15 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH HÓA TRI THỨC CHO VĂN BẢN LUẬT 3.1. Mô tả bài toán Nhiệm vụ của đề tài là khái quát cơ sở lý thuyết, kế thừa những nghiên cứu đã có, đề xuất phương pháp và xây dựng được hệ thống mô hình hóa tri thức cho văn bản luật Việt Nam. Để tiện cho việc trình bày các kết quả nghiên cứu, bài toán được mô tả như công thức 3.1. = = Trong đó, là mốc thời gian, và là tập hợp các văn bản luật có hiệu lực và quan hệ giữa chúng tại thời điểm . Hệ thống văn bản pháp luật không ngừng vận động, tại mỗi thời điểm, tập hợp các văn bản pháp luật và quan hệ giữa chúng là khác nhau. Ví dụ, ngày 31/12/2016, Bộ luật dân sự 2005 (số 33/2005/QH11) được gọi là bộ luật dân sự hiện hành. Sau đó một ngày, ngày 1/1/2017 và kể từ đó trở đi, Bộ luật dân sự 2015 (số 91/2015/QH13) bắt đầu có hiệu lực và thay thế BLDS 2005. Điều này kéo theo hàng loạt các thay đổi trong quan hệ của các văn bản trong hệ thống. Việc trả lại tập hợp các văn bản có hiệu lực và quan hệ giữa chúng tại một thời điểm không đơn thuần là gọi ra các thông tin được lưu trữ sẵn trong các bảng của hệ cơ sở dữ liệu quan hệ. Hệ tri thức bên cạnh khả năng lưu trữ, cần có cơ chế suy diễn để tính toán và đưa ra được tập hợp và một cách chính xác nhất. Cơ chế lưu trữ thông tin và suy diễn cần dựa trên tính chất khách quan của các văn bản pháp luật, các tính chất này được phân tích chi tiết trong Phần 3.2. 3.2. Phân tích tính chất của văn bản pháp luật Trong việc xây dựng cơ sở tri thức cho văn bản luật trong phạm vi luận văn, mỗi tính chất đặc trưng của văn bản pháp luật đóng một trong hai vai trò, hoặc là hỗ trợ chứng minh tính đúng đắn của luật sinh hoặc quy định các ràng buộc mà hệ tri thức này cần đáp ứng. Để có thể xây dựng một khung tri thức linh hoạt, đầy đủ (3.1) 16 và có cấu trúc phù hợp với nhu cầu của các bài toán thực tế, chúng tôi nghiên cứu kỹ lưỡng các tính chất của hệ thống văn bản pháp luật. Tính chất 1: Các sự kiện (thêm, sửa, xóa) một văn bản phải tuân theo quy định pháp luật, tức là được thể hiện văn bản pháp luật khác. Tính chất này là cơ sở cho luật sinh được đề xuất trong luận văn. Một hệ tri thức phải có năng lực tự động cập nhật mô hình tri thức của mình khi thu nhận thêm từ các nguồn như internet. Tính chất 2: Để đảm bảo tính quy phạm, hình thức của mọi văn bản pháp luật đều tuân theo các chuẩn mực được quy định thống nhất, mang tính bắt buộc áp dụng chung. Ngày 19 tháng 01 năm 2011, Bộ nội vụ đã ra thông tư số 01/2011/TT- BNV quy định về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Theo đó, tất cả các ký hiệu văn bản đều được đặt theo quy tắc quy định tại điều 8. Ví dụ, nghị quyết của Chính phủ ban hành được ghi: Số: /NQ-CP, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được ghi: Số: /CT-TTg. Tính chất 3: Tính có cấu trúc được thể hiện ở cả hệ thống văn bản, của từng văn bản và từng quy định trong văn bản pháp luật. Tính có cấu trúc của hệ thống văn bản thể hiện thông qua sự phân chia thành các ngành luật như Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật tài chính, Luật ngân hàng, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật lao động, Luật hình sự và Luật kinh tế. Tính có cấu trúc của từng văn bản thể hiện ở việc chia thành các Phần, các Chương, các Mục, các Điều, các Khoản, và đơn vị nhỏ nhất là các Điểm. Tính có cấu trúc của từng quy định chính là cấu trúc của các quy phạm pháp luật gồm ba phần: Giả định, Quy định và Chế tài. Tính chất này giúp cho việc mô hình hóa tri thức nói riêng và việc áp dụng các phương pháp tự động để xử lý văn bản luật là khả thi và có cơ sở khoa học. Tính chất 4: Các câu chữ trong văn bản pháp luật được thiết kế để được hiểu theo một nghĩa. Các từ ngữ có khả năng gây nhầm lẫn sẽ không được sử dụng hoặc sẽ được giải thích rõ trong một điều của một văn bản pháp luật nào đó. Tính chất này mang lại lợi thế cho việc áp dụng các phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên trên miền tri thức này. Tính chất 5: Hệ thống văn bản pháp luật được bổ sung, thay thế, sửa đổi theo thời gian để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống. Khi một văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì tính chất về hiệu lực của các văn bản pháp luật khác cũng bị ảnh hưởng. Tính chất này đặt ra yêu cầu của hệ tri thức về khả 17 năng cập nhật linh hoạt để tương thích với các sự kiện bổ sung, thay thế, sửa đổi của hệ thống văn bản pháp luật. Tính chất 6: Mọi văn bản pháp luật đều có sự liên kết tới một hoặc nhiều văn bản khác trong hệ thống văn bản pháp luật. Một văn bản luật riêng lẻ không đủ để điều chỉnh một quan hệ xã hội do đó chúng cần trích dẫn, được bổ sung từ các văn bản khác. Tính chất này đặt ra yêu cầu đối với hệ tri thức trong việc thể hiện mối liên kết giữa các văn bản. 3.3. Mô tả phương pháp 3.3.1. Phân tích và lựa chọn kỹ thuật biểu diễn Với 6 tính chất được phân tích ở mục trước, các văn bản pháp luật chứa cả những thuộc tính tĩnh và những thuộc tính động. Ví dụ số hiệu của một văn bản là thuộc tính tĩnh, tính có hiệu lực của nó là thuộc tính động phụ thuộc vào thời gian. Bên cạnh đó, giữa các VBPL tồn tại cả những quan hệ mang tính chất bất biến và những quan hệ có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ bộ luật lao động quy định khung pháp lý về mức lương tối thiểu và quy định chi tiết thi hành do chính phủ ban hành thay đổi theo từng năm nên quan hệ giữa chúng luôn thay đổi (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Mức lương tối thiểu vùng thay đổi qua từng năm Vùng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 2.700.000 3.100.000 3.500.000 3.750.000 2 2.400.000 2.750.000 3.100.000 3.320.000 3 2.100.000 2.400.000 2.700.000 2.900.000 4 1.900.000 2.150.000 2.400.000 2.580.000 NĐ 182/2013/NĐ-CP 103/2014/NĐ-CP 122/2015/NĐ-CP 153/2016/NĐ-CP Với những phân tích như trên, mạng ngữ nghĩa chứa các đồ thị mô tả các khái niệm và quan hệ giữa chúng không phải là kỹ thuật phù hợp với hệ thống văn bản luật. Tại hai thời điểm khác nhau, phần tử trên mạng và quan hệ giữa chúng cũng khác nhau. Nếu sử dụng mạng ngữ nghĩa để biểu diễn dữ liệu kết hợp với các kỹ thuật rời rạc hóa thời gian thì số lượng đồ thị phải lưu trữ vẫn là rất lớn. 18 Bên cạnh đó, sử dụng riêng lẻ luật sinh hoặc ngôn ngữ khung đều không đủ hiệu quả trong biểu diễn tri thức cho văn bản luật. Luật sinh có nhược điểm trong hoạt động định nghĩa, mô tả các đối tượng hoặc những mối liên kết tĩnh giữa các đối tượng. Ngược lại, ngôn ngữ khung không cung cấp cơ chế suy diễn nên không thích ứng được với tính chất luôn vận động thay đổi của hệ thống VBPL. Vì những lý do trên, luận văn đề xuất sử dụng kết hợp hai phương pháp là ngôn ngữ khung và luật sinh đề mô hình hóa tri thức cho hệ thống văn bản luật. Ngôn ngữ khung hiệu quả trong đặc tả những đối tượng xuất hiện trong luật, tạo chỉ mục và phân loại, luật sinh cung cấp cơ chế suy diễn hiệu quả, giúp cơ sở tri thức có thể trả lời truy vấn một cách linh hoạt và chủ động cập nhật khi có thông tin mới. 3.3.2. Cấu trúc khung Hệ thống văn bản luật là hệ thống có cấu trúc, đây là tính chất thuận tiện cho việc phân loại chúng. Phân loại VBPL giúp cho việc tổ chức thông tin được hiệu quả. Các văn bản pháp luật cùng một loại thường có những tính chất chung. Bên cạnh đó, phân loại văn bản pháp luật là cơ sở để phát hiện quan hệ giữa chúng. Bảng 3.2 thể hiện danh sách các loại văn bản pháp luật của Việt Nam. Bảng 3.2. Các loại văn bản pháp luật Cơ quan ban hành Loại văn bản Quốc hội - Hiến pháp. - Bộ Luật. - Luật. - Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Nghị quyết liên tịch. Chủ tịch nước - Lệnh. - Quyết định. Chính phủ - Nghị định. Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nghị quyết liên tịch. Thủ tướng Chính phủ - Quyết định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - Nghị quyết. 19 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Thông tư Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông tư liên tịch Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tổng Kiểm toán Nhà nước Quyết định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Nghị quyết. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Quyết định Bảng 3.3 là Khung chứa thông tin của loại văn bản. Theo đó, Khung sẽ lưu các thông tin như Tên loại văn bản, Cơ quan ban hành và Loại văn bản tổng quát của nó. Tên loại văn bản có thể là: Hiến pháp, Bộ Luật, Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị quyết liên tịch, Lệnh, Quyết định, Nghị định, Nghị quyết liên tịch, Thông tư, Thông tư liên tịch. Cơ quan ban hành là thông tin quan trọng trong việc xác định chính xác loại văn bản, trong tập hợp các văn bản tồn tại các loại văn bản có cùng tên nhưng do các cơ quan khác nhau ban hành, có nội dung và tính chất không đồng nhất. Loại văn bản tổng quát bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật. Bảng 3.3. Khung về loại văn bản Slot Type Giải thích title Prop Tên loại văn bản institution Prop Cơ quan ban hành isA IS-A Loại văn bản (kế thừa) Như đã phân tích ở các phần trước, hệ thống pháp luật là một hệ thống luôn vận động. Tại hai thời điểm khác nhau, nếu biểu diễn tri thức bằng mạng ngữ nghĩa thì sẽ tồn tại hai mạng ngữ nghĩa khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đưa vào một cơ chế giúp vô hiệu hóa các nút và các cạnh trong đồ thị tại một thời 20 điểm nhất định. Cơ sở để thực hiện phương pháp này là tính có hiệu lực của văn bản luật và tính có hiệu lực của một quan hệ tại một thời điểm nhất định. Dưới đây là Khung đơn (individual frame) mô tả thực thể văn bản luật: Bảng 3.4. Khung về văn bản pháp luật Slot Type Giải thích number Prop Số hiệu văn bản standing Prop Hiệu lực không gian title Prop Tên văn bản content Prop Nội dung văn bản dateCreated Prop Ngày ban hành dateExecute Prop IF-ADDED [updateRelation] Ngày có hiệu lực dateApprove Prop Ngày thông qua confirmation Prop Người ký institution Prop Cơ quan ban hành isValid IF-NEEDED [checkDocValidity] Giá trị hiệu lực category INSTANCE-OF Loại văn bản Trong hệ thống văn bản luật, các thực thể văn bản luật có mối liên hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa cũng như hiệu lực. Căn cứ vào sáu tính chất của văn bản pháp luật được phân tích tại Mục 3.2, có thể thấy giữa các văn bản pháp luật tồn tại ba quan hệ chính là quan hệ trích dẫn (citation relationship), quan hệ hướng dẫn (clarify relationship) và quan hệ thay thế (replacement relationship). Quan hệ trích dẫn xuất hiện giữa hai văn bản khi có một văn bản dẫn chiếu đến một phần hoặc toàn bộ văn bản khác trong nội dung của nó. Quan hệ này tồn 21 tại phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật và tồn tại mặc định trong các văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ Nghị định 102/2009/NĐ-CP của chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có trích dẫn đến ba văn bản khác là Luật Tổ chức Chính phủ 2001, Luật Ngân sách nhà nước 2002 và Luật công nghệ thông tin 2006 ngay tại phần đầu của nội dung luật. Hình 3.1 minh họa quan hệ trích dẫn giữa các văn bản pháp luật. Các văn bản thường xuyên có những trích dẫn tới các văn bản khác loại hoặc cùng loại với nó. Hình 3.1. Minh họa quan hệ trích dẫn giữa các VBPL Giữa hai văn bản tồn tại quan hệ hướng dẫn khi một văn bản có ý nghĩa hướng dẫn hoặc quy định chi tiết thi hành. Ví dụ Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định chi tiết cụ thể các vấn đề của điều 25 Hiến pháp 2013, do đó giữa hai văn bản này có quan hệ hướng dẫn. Minh họa về quan hệ hướng dẫn giữa các loại văn bản pháp luật được thể hiện trong Hình 3.2. Hiến pháp được hướng dẫn chi tiết bằng các luật do Quốc hội ban hành và các nghị định của Chính phủ, luật được hướng dẫn chi tiết bởi các nghị định, nghị định được hướng dẫn bởi thông tư của các bộ hoặc các quyết định có liên quan. Giữa hai văn bản có quan hệ hướng dẫn có thể tồn tại quan hệ trích dẫn, 22 mặc dù vậy chúng không đồng nhất và có ý nghĩa khác nhau, vì vậy cần được mô tả đầy đủ trong cơ sở tri thức. Hình 3.2. Minh họa quan hệ hướng dẫn giữa các VBPL Quan hệ thay thế giữa hai văn bản xuất hiện khi một văn bản hết hiệu lực và bị thay thế bởi một văn bản khác. Thời điểm thay thế này được quy định rõ trong luật, thường trùng với thời điểm văn bản mới có hiệu lực hoặc được quy định trong một văn bản khác. Ví dụ vào thời điểm Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì cũng là lúc Bộ luật dân sự 2005 hết hiệu lực. Hình 3.3 dưới đây minh họa quan hệ thay thế giữa các văn bản pháp luật. Hình 3.3. Minh họa quan hệ thay thế giữa các VBPL Hiến pháp Luật Nghị định Nghị định Nghị định Thông tư Quyết định 23 Quan hệ giữa các văn bản luật thuộc các kiểu hướng dẫn, thay thế và trích dẫn được thể hiện bởi Khung được thể hiện trong bảng 3.5 dưới đây. Bảng 3.5. Khung về quan hệ Slot Type Ý nghĩa fromDoc prop Số hiệu văn bản gốc toDoc prop Số hiệu văn bản tới type prop Loại quan hệ clause prop Điều khoản phát sinh isValid IF-NEEDED [checkRelaValidity] Tính hiệu lực 3.3.3. Các luật suy diễn Như đã phân tích, hệ thống văn bản luật là hệ thống tri thức có sự cập nhật không ngừng, vì vậy cần có những cơ chế suy diễn để cập nhật cấu trúc của mô hình tri thức tại một thời điểm cụ thể. Chúng tôi sử dụng các luật suy diễn để giải quyết yêu cầu này. Do đặc trưng của hệ thống văn bản luật, việc xảy ra xung đột giữa các luật suy diễn là không thể tránh khỏi. Để giải quyết xung đột, các chiến lược áp dụng luật được sử dụng như sau: - Luật suy diễn xuất hiện trước được áp dụng trước. - Các kết quả đã có (đã được lưu trong các slot) sẽ không bị thay thế bởi luật - Luật có nhiều điều kiện nhất sẽ được áp dụng trước - Áp dụng luật phù hợp với sự kiện được đưa vào gần nhất Bảng 3.6 thể hiện các luật suy diễn trong mô hình tri thức. Trong đó clarify, cite, replace thể hiện quan hệ hướng dẫn, trích dẫn và thay thế, isValid trả về giá trị đúng nếu văn bản có hiệu lực và trả về giá trị sai nếu văn bản không có hiệu lực. Tất cả các quan hệ này đều xét trong một mốc thời gian ấn định trước. 24 Bảng 3.6. Danh sách các luật suy diễn Tiền đề Kết luận A.replace(B) !B.isValid() AND A.clarify(B) !B.isValid() !A.isValid() AND A.replace(B) !A.isValid() B.isValid() AND A.clarify(B) C.replace(A) C.clarify(B) AND B.replace(C) A.replace(B) A.replace(C) AND A.cite(B) C.replace(B) A.cite(C) 3.5. Đánh giá phương pháp Sau khi nghiên cứu và đề xuất phương pháp mô hình hóa tri thức cho văn bản luật, chúng tôi thấy rằng phương pháp này có một số điểm mạnh và hạn chế sau đây. 3.5.1. Điểm mạnh của phương pháp - Mô hình tri thức được đề xuất dựa trên những phân tích về tính chất của văn bản pháp luật, giải quyết được yêu cầu của bài toán nghiên cứu. - Ưu và nhược của các phương pháp biểu diễn tri thức kinh điển như mạng ngữ nghĩa, ngôn ngữ khung và luật sinh được phân tích, kế thừa vào phương pháp một cách có chọn lọc. - Cấu trúc của mô hình thể hiện linh hoạt các đối tượng cũng như quan hệ giữa chúng tại các thời điểm khác nhau và có tính đến khả năng mở rộng trong tương lai. - Mô hình tri thức có thể được xây dựng tự động bằng các giải thuật và phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên như nhận diện thực thể, trích chọn quan hệ, thuật toán so khớp chuỗi, các giải thuật Heuristic, các giải thuật học máy thống kê và các mô hình xác suất. 25 3.5.2. Hạn chế của phương pháp - Mô hình tri thức chưa đủ linh hoạt để biểu diễn văn bản pháp luật còn hiệu lực một phần. Ví dụ như trong trường hợp một văn bản bị sửa đổi bổ sung một số điều. - Cơ chế giải quyết giữa các mâu thuẫn đối với các trường hợp văn bản trái luật, vi hiến, cơ chế này sẽ không hoạt động hiệu quả. - Chưa đưa ra được phương pháp bảo toàn tính thống nhất trong mô hình tri thức khi tồn tại văn bản tự mâu thuẫn, văn bản phủ định nhưng không thay thế văn bản khác hoặc trường hợp người ký không có thẩm quyền. 26 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM 4.1. Phương pháp và dữ liệu thực nghiệm Để xác thực tính đúng đắn của phương pháp được đề xuất, chúng tôi xây dựng thực nghiệm với đặc tả bài toán đã nêu ở chương 3, sau đó thống kê kết quả và tính toán các độ đo. Do số lượng các văn bản luật là rất lớn, để có thể kiểm chứng được tính đúng đắn của phương pháp, chúng tôi chỉ thu thập các văn bản được ban hành bởi các cơ quan cấp trung ương liên quan đến 4 văn bản luật: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự từ năm 1981 đến nay . Hình 4.1. Dữ liệu thu thập được Tập dữ liệu chúng tôi sử dụng để xác thực tính đúng đắn của phương pháp gồm 383 văn bản và 766 quan hệ giữa chúng được biểu diễn như đã mô tả. Sau quá trình suy luận, hệ thống trả lại những văn bản có hiệu lực tại một mốc thời gian ấn định trước. Dựa trên kết quả trả về của hệ thống, các phép đo như độ chính xác, độ 27 hồi tưởng, độ đo F1 được tính để làm cơ sở phân tích và chứng minh tính đúng đắn của phương pháp. Về nguồn dữ liệu, trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy có 3 trang web cung cấp dữ liệu về các văn bản luật có độ tin cậy cao: - Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật ( Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. - Hệ thống văn bản pháp luật của Bộ Tư pháp ( Trang web chính thống được xây dựng bởi Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp cung cấp dữ liệu về các văn bản pháp luật. - Trang thông tin Thư viện pháp luật (https://thuvienphapluat.vn/): Trang web cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật của công ty cổ phần LawSoft với mục đích thương mại. Đối với nội dung của các văn bản, cả 3 trang web đều cung cấp một cách chính xác, mặc dù vậy chúng có cách bố trí thông tin khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu trích xuất thông tin cụ thể vì thế chúng tôi kết hợp sử dụng cả 3 trang web này. Trang thông tin Thư viện pháp luật có tốc độ truy cập tốt, các văn bản đã được gõ lại theo định dạng text, điều này giúp chúng tôi dễ dàng lấy và lưu được nội dung đầy đủ của các văn bản. Hệ thống văn bản pháp luật của Bộ Tư pháp có thiết kế trực quan, dễ dàng bóc tách các quan hệ giữa các văn bản pháp luật. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật chứa thông tin về ngày có hiệu lực và hết hiệu lực, đây là những thông tin quan trọng sử dụng trong việc xác thực tính đúng đắn của phương pháp. Thống kê dữ liệu theo loại văn bản và năm ban hành được sử dụng để kiểm thử được thể hiện trong Bảng 4.1 và Bảng 4.2. Bảng 4.1. Thống kê dữ liệu theo loại văn bản Loại văn bản Số lượng Phần trăm Nghị định 123 32.11% Thông tư 63 16.45% 28 Luật 70 18.28% Thông tư liên tịch 42 10.97% Nghị quyết 47 12.27% Công văn 6 1.57% Pháp lệnh 23 6.01% Lệnh 1 0.26% Quyết định 6 1.57% Chỉ thị 1 0.26% Quy định 1 0.26% Bảng 4.2. Thống kê dữ liệu theo năm ban hành Năm Số lượng Phần trăm Năm Số lượng Phần trăm 1982 1 0.26% 2003 18 4.70% 1985 1 0.26% 2004 6 1.57% 1988 1 0.26% 2005 20 5.22% 1990 3 0.78% 2006 33 8.62% 1992 1 0.26% 2007 20 5.22% 1993 2 0.52% 2008 21 5.48% 1994 4 1.04% 2009 28 7.31% 1995 1 0.26% 2010 17 4.44% 1996 4 1.04% 2011 17 4.44% 1997 3 0.78% 2012 36 9.40% 1998 4 1.04% 2013 27 7.05% 1999 8 2.09% 2014 21 5.48% 2000 14 3.66% 2015 16 4.18% 2001 18 4.70% 2016 15 3.92% 2002 20 5.22% 2017 3 0.78% 29 4.2. Kết quả thực nghiệm và phân tích Để xác minh tính chính xác của phương pháp, sau khi biểu diễn dữ liệu thu thập được với mô hình tri thức đã trình bày, chúng tôi tiến hành truy vấn để có được tập hợp các văn bản đang có hiệu lực trong các mốc thời gian cụ thể sau đó thống kê lại. Thông tin ngày có hiệu lực, hết hiệu lực được lấy từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật ( để làm dữ liệu đối chứng. Kết quả thực nghiệm với từng mốc thời gian được thể hiện trong Bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả thực nghiệm Mốc thời gian Số văn bản có hiệu lực (theo CSDLQG) Số văn bản có hiệu lực (theo hệ tri thức) Độ chính xác Độ hồi tưởng Độ đo F1 1/1/1995 12 12 100.00% 100.00% 100.00% 1/1/2000 33 32 100.00% 96.97% 98.46% 1/1/2005 99 102 93.14% 95.96% 94.53% 1/1/2010 203 210 92.86% 96.06% 94.43% 1/1/2017 251 260 92.31% 95.62% 93.93% Từ kết quả thực nghiệm thể hiện trong Bảng 4.3, chúng ta có thể thấy độ chính xác và độ đo F1 của thực nghiệm cao nhất vào mốc thời gian 1/1/1995 và 1/1/2000, giảm dần trong các năm tiếp theo. Độ hồi tưởng của phương pháp đạt 100% tại các mốc 1/1/1995, con số này đạt khoảng 96% đến 97% tại các mốc thời gian còn lại. Hệ tri thức trùng khớp với thông tin mà cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật cung cấp tại mốc thời gian kiểm thử 1/1/1995. Nguyên nhân của kết quả này là do các văn bản trong cơ sở dữ liệu mà chúng tôi thu thập được ban hành trước mốc thời gian này không nhiều và tất cả đều có thời điểm hết hiệu lực đến sau ngày 1/1/1995. Mặc dù là kết quả tuyệt đối nhưng độ chính xác 100% và độ hồi 30 tưởng 100% không cho ta nhiều thông tin hữu ích trong việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp được đề xuất. Tại mốc thời gian 1/1/2000, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia cho ta biết có 33 văn bản có hiệu lực tại mốc thời gian này, trong khi đó hệ tri thức đưa ra kết quả là 32. Khảo sát kỹ kết quả này, chúng tôi phát hiện ra văn bản mà hệ tri thức đã trả lại kết quả khác với thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia là văn bản 117/CP ngày 7/9/1994 về án phí, lệ phí. Nguyên nhân của việc này là do cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật ( không có dữ liệu về văn bản này nên không có thông tin về ngày hết hiệu lực. Tại các mốc thời gian 1/1/2005, 1/1/2010 và 1/1/2017, ta có thể thấy kết quả mà hệ tri thức trả lại có độ sai lệch lớn hơn so với mốc thời gian trước, cụ thể là độ đo F1 chỉ đạt lần lượt 94.53%, 94.43%, 93.93%. Sau khi khảo sát kỹ các trường hợp sai lệch giữa hai nguồn kết quả, chúng tôi tìm ra được một số nguyên nhân chính. Thứ nhất, cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật chỉ là một trong ba nguồn mà chúng tôi sử dụng để thu thập dữ liệu, một số văn bản không tồn tại trong cơ sở dữ liệu quốc gia nên không có thông tin về ngày hết hiệu lực. Ngược lại, hệ tri thức của chúng tôi sử dụng cơ chế suy diễn để xác định tính có hiệu lực của văn bản tại mốc thời gian cụ thể và không dùng tới thuộc tính ngày hết hiệu lực. Sự khác biệt về kết quả giữa hai nguồn cho thấy khả năng mà hệ thống của chúng tôi có thể bổ sung những thiếu sót của cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Thứ hai, hệ tri thức của chúng tôi trả lại kết quả không chính xác khi thiếu thông tin về văn bản hoặc các quan hệ giữa chúng. Như vậy có thể thấy để hệ thống tri thức có thể hoạt động chính xác thì pha lấy thông tin là rất quan trọng. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có một cơ chế phù hợp để lấy và xác thực thông tin nhanh chóng và chính xác trong các nghiên cứu tiếp theo. Thứ ba, một số trường hợp sai lệch giữa hệ tri thức của chúng tôi và cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật góp phần chứng minh điểm mạnh của phương pháp khi áp dụng suy diễn tự động so với việc thủ công nhập liệu bằng tay. Ví dụ, trong số các luật sinh mà chúng tôi sử dụng trong hệ tri thức, có một luật như sau: “Nếu văn bản A hướng dẫn chi tiết văn bản B” và “Văn bản B hết hiệu lực” thì “Văn bản A hết hiệu lực”. Do đó, theo hệ tri thức thì văn bản 01/2000/NQ-HĐTP 31 Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 không có hiệu lực tại thời điểm 1/1/2017, đây là kết quả chính xác hơn kết quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (Hình 4.2). Hình 4.2. Tình trạng văn bản 01/2000/NQ-HĐTP theo CSDLQG 4.3. Xây dựng hệ thống hướng dịch vụ Các phần trên của luận văn đã chứng minh tầm quan trọng và ý nghĩa của một hệ tri thức đối với các bài toán trí tuệ nhân tạo trên miền ứng dụng là các văn bản luật. Mặc dù vậy, việc đưa ra một phương pháp hoàn hảo ngay từ đầu đối với một mô hình tri thức là bất khả thi, một số hạn chế đã được phân tích ngay tại chương 3. Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng khác là cách chúng tôi cải tiến dần chất lượng nghiên cứu. Nhiệm vụ chính của một hệ tri thức là nhận truy vấn và trả về kết quả phù hợp nhất. Mặc dù vậy, trên toàn bộ miền tri thức, mỗi một ứng dụng cụ thể lại có nhu cầu truy vấn khác nhau. Các bài toán do các ứng dụng đặt ra là cách thức tìm ra những điểm thiếu sót của hệ tri thức. Bên cạnh đó, việc xây dựng các hệ thống 32 hướng dịch vụ phù hợp với triết lý của công nghệ phần mềm hiện đại, giúp tăng khả năng tái sử dụng, tăng tính linh hoạt, khả năng nâng cấp bảo trì độc lập và từ đó giúp tăng chất lượng của toàn bộ hệ thống phần mềm [20]. Chúng tôi xây dựng hệ thống theo kiến trúc của một dịch vụ web theo tiêu chuẩn của REST [21]. Trong thiết kế này, hệ thống sẽ không lưu giữ bất cứ trạng thái nào trong giao tiếp, các hệ thống ứng dụng đóng vai trò máy khách sẽ chủ động lưu các thông tin xác thực và gửi chúng trong mỗi truy vấn. Ngoài ra, hệ thống cung cấp các giao diện nhất quán bao gồm GET, POST, PUT, PATCH và DELETE. Hệ thống được tạo nên bởi 3 mô đun chính tương tác với nhau như Hình 4.3 bao gồm các Khung chứa khung tri thức của các thực thể luật và các mối liên hệ, các luật suy diễn và một Crawler giúp hệ tri thức có thể tự động cập nhật khi có thông tin mới từ các nguồn như internet. Các giao diện giúp hệ thống tương tác với các hệ khác được cung cấp bởi các REST API . Hình 4.3. Kiến trúc của hệ cơ sở tri thức Với kiến trúc như trên, hệ cơ sở tri thức luôn được cập nhật khi có thông tin mới từ phía người dùng hoặc tìm kiếm trên internet. Bên cạnh đó giao tiếp thông qua giao thức chuẩn REST giúp cho việc cung cấp dịch vụ tới các hệ ứng dụng được dễ dàng, nâng cấp hệ thống tri thức có thể tiến hành độc lập với các hệ ứng dụng. Dựa trên kiến trúc hệ thống đã được trình bày ở phần trước, chúng tôi tiến hành cài đặt trên môi trường thực nghiệm. Yêu cầu truy vấn được gửi lên từ các máy khách bao gồm nội dung truy vấn và mốc thời gian. Chúng tôi tiến hành cài đặt hệ thống hướng dịch vụ của mình trên máy chủ Centos 7.3.1611 có thông số kỹ thuật như sau: 33 - Architecture: x86_64 - CPU(s): 4 - Thread(s) per core: 1 - Core(s) per socket: 1 - Socket(s): 4 - CPU family: 15 - Model: 37 - Model name: AMD Opteron(tm) Processor 850 - Stepping: 1 - CPU MHz: 1000.000 - BogoMIPS: 1991.71 - RAM: 6.0 GB Hệ thống tìm kiếm trên dữ liệu và thực hiện các luật suy diễn, sau đó trả về kết quả phù hợp nhất với yêu cầu truy vấn. Bên cạnh đó mô đun lấy dữ liệu của hệ thống có khả năng thu nhận các văn bản mới và phân tích thuộc tính tại các nguồn được chỉ định hoặc từ thông tin nhập liệu từ người quản lý hệ thống. Hình 4.4. Truy vấn và phản hồi giữa client và server Hệ thống hướng dịch vụ này được sử dụng bởi hai hệ thống ứng dụng phát triển bởi các bạn sinh viên trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Ứng dụng thứ 34 nhất mang tên IEE (integrated editing environment) cung cấp dịch vụ soạn thảo cho những người thường xuyên tạo lập hợp đồng, bản án hay các văn bản hành chính. IEE cung cấp các tính năng như tự động hoàn thiện, gợi ý tên văn bản, gợi ý mẫu văn bản, tái định dạng và kiểm lỗi chính tả. Hình 4.5. Ứng dụng Hỗ trợ soạn thảo văn bản luật IEE Hình 4.6. Ứng dụng hỗ trợ đọc văn bản luật 35 Ứng dụng thứ hai là hệ thống hỗ trợ đọc các văn bản pháp luật trên trình duyệt web. Khi sử dụng ứng dụng này, các văn bản pháp luật xuất hiện trên khung cửa sổ trình duyệt sẽ được tự động đánh dấu. Người sử dụng có thể đọc được thuộc tính của văn bản ngay khi trỏ chuột vào vùng được đánh dấu. Ứng dụng mang lại lợi ích cho những người thường xuyên phải làm việc với các văn bản pháp luật và các văn bản hành chính như luật sư, nhân viên bảo hiểm, kế toán, nhân viên pháp chế. Hình 4.5 và 4.6 là ảnh chụp màn hình của hai ứng dụng trên. 4.4. Đánh giá thực nghiệm Với kết quả thực nghiệm được trình bày phía trên, có thể thấy phương pháp được đề xuất trong luận văn là phù hợp với miền tri thức của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. So sánh với thông tin được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật thì hệ tri thức có những điểm vượt trội hơn khi áp dụng cơ chế suy diễn để tính ra hiệu lực của văn bản pháp luật. Điều này hứa hẹn những cải tiến trong tương lai trong việc tự động hóa một phần công việc đối với văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, tính thực tiễn và khả năng áp dụng của phương pháp được đề xuất cũng được chứng minh thông qua hai hệ thống ứng dụng có sử dụng cơ sở tri thức của đề tài. Ứng dụng IEE (integrated editing environment) cung cấp dịch vụ soạn thảo cho những người thường xuyên tạo lập hợp đồng, bản án hay các văn bản hành chính. Hệ thống hỗ trợ đọc các văn bản pháp luật trên trình duyệt web mang lại lợi ích cho những người thường xuyên phải làm việc với các văn bản pháp luật và các văn bản hành chính như luật sư, nhân viên bảo hiểm, kế toán, nhân viên pháp chế. Thực nghiệm cũng mở ra những hướng nghiên cứu để cải thiện hệ thống tri thức. Hiệu năng của hệ thống và chất lượng của kết quả trả về phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của dữ liệu và hiệu quả của các thuật toán trong các khâu trích xuất thuộc tính và phát hiện quan hệ của văn bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến các cấu phần đó trong các nghiên cứu tiếp theo. 36 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi đã nghiên cứu các cơ sở lý thuyết liên quan, đưa ra phân tích về đặc điểm của miền tri thức và các kỹ thuật sử dụng để mô hình hóa tri thức để từ đó đưa ra phương pháp mô hình tri thức cho hệ thống văn bản luật. Bài toán mô hình hóa tri thức là cơ sở của các bài toán trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng công nghệ cao trong miền tri thức này. Trong luận văn, sau khi phân tích kỹ đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật cũng như đặc điểm của các phương pháp mô hình hóa tri thức, chúng tôi đề xuất phương pháp kết hợp giữa ngôn ngữ khung và luật sinh để mô hình hóa các thực thể văn bản luật và quan hệ giữa chúng. Những thực thể và quan hệ này luôn biến đổi theo thời gian, và đề tài đã chứng minh được tính phù hợp và hiệu quả của phương pháp đối với miền tri thức này. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để chứng minh tính khả thi và phù hợp của đề tài trong miền ứng dụng và có được những kết quả bước đầu. Cụ thể là hệ thống đã thể hiện được một số kết quả tốt hơn so với kết quả được nhập liệu thủ công và được sử dụng trong các hệ thống ứng dụng của nhóm nghiên cứu. Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm có thể hoàn thiện trong các nghiên cứu tiếp theo để có một công trình hoàn chỉnh hơn. Thứ nhất, mô hình tri thức hiện tại chưa mô tả các khái niệm như: Phần, Chương, Điều, Khoản trong các văn bản pháp luật. Vì vậy, việc phát hiện các văn bản có hiệu lực một phần một cách tự động chưa thực hiện được. Thứ hai, mô hình tri thức chưa phát hiện được những điểm mâu thuẫn chồng chéo ở ngay trong nội tại của hệ tri thức. Thứ ba, mô hình tri thức chưa có cơ chế xác định các văn bản có nội dung trái luật, vi hiến, sai thẩm quyền. Kết quả của luận văn là tiền đề cho những nghiên cứu và ứng dụng trong miền tri thức của các văn bản luật. Đầu tiên là các bài toán về trí tuệ nhân tạo sử dụng hệ tri thức như các bài toán suy luận, tìm kiếm thông tin, hỏi đáp tự động. Tiếp đó là hệ thống các ứng dụng sử dụng trực tiếp mô hình tri thức hiện tại hỗ trợ cho những người xây dựng, thực thi và sử dụng pháp luật có thể cải thiện năng suất lao động của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng mô hình tri thức đối với tri thức ẩn. Đơn cử như trong pháp luật của các nước theo truyền thống thông luật [40], công lý là một nguồn của pháp luật và đó là tri thức ẩn cần được phát hiện qua các phương pháp học máy thống kê. 37 PHỤ LỤC A. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ Để đảm bảo tính đúng đắn trên phương diện pháp lý của phương pháp đề xuất, chúng tôi nêu ra những căn cứ trong các văn bản đang có hiệu lực tại thời điểm luận văn này được hoàn thành. Luật ban hành quy phạm pháp luật 2015 80/2015/QH13 quy định như sau: “Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. 2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành. 3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật. Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. 2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật. 4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. 38 5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều 8. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật 1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu. 2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác. 3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới. 4. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này. Điều 10. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật 1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản. 2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội. 39 3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau: a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”; b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”; c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”. Điều 11. Văn bản quy định chi tiết 1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định, cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết. 2. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết. 3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định, trong các văn bản khác nhau. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết. 40 Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật 1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định. 2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực. 3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành.” Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 38. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 1. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành: Ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 151 và Điều 152 của Luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo phải dự kiến cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở bảo đảm đủ thời gian để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận văn bản, các đối tượng thi hành có điều kiện chuẩn bị thi hành văn bản. 2. Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực: 41 a) Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực; b) Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ; c) Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.[...]” 42 PHỤ LỤC B. CÀI ĐẶT CÁC LUẬT SINH Để tiện cho việc thuyết minh, các luật sinh trong chương 3 được trình bày đối với từng văn bản. Khi tiến hành cài đặt các luật sinh trong thực tế, chúng sử dụng mẫu thiết kế lọc (Filter Design Pattern). Đây là mẫu thiết kế cho phép lọc một tập hợp các đối tượng dựa trên các điều kiện cụ thể. Trong trường hợp này, các bộ lọc được xây dựng từ các luật sinh được đề xuất tại chương 3. Hình dưới đây minh họa thuật toán áp dụng các luật sinh. Minh họa thuật toán áp dụng luật sinh Đầu tiên, dữ liệu chứa thông tin các văn bản và quan hệ giữa chúng được nạp về. Sau đó, dựa trên các chiến lược áp dụng luật được trình bày tại Mục 3.3.3, bộ lọc thích hợp được lựa chọn. Sau khi đã chọn được bộ lọc, hệ thống sẽ áp dụng bộ lọc đó để loại bỏ các đối tượng không phù hợp. Quá trình tiếp tục như vậy cho đến khi không có bộ lọc thích hợp nào còn có thể áp dụng hoặc tập hợp các đối tượng không còn thay đổi. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Nguyễn Đăng Dung, Đặng Minh Tuấn. Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, NXB Đại Học Quốc Gia, 2013. [2] Hà Hùng Cường. “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Nhà nước pháp quyền XHCN”. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18 (139 + 140), 2009. [3] Lê Việt Trường. “Vai trò của các ủy ban của Quốc hội trong đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật”. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8 (169), 2010. [4] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 - 80/2015/QH13. [5] Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật. NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008. [6] Trường Đại học luật Hà Nội. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật. NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. [7] Nguyễn Thanh Thuỷ. Trí tuệ nhân tạo: Các phương pháp giải quyết vấn đề và xử lý tri thức. NXB Giáo dục, 1995-1999. [8] Nguyễn Cửu Việt. Giáo Trình Nhà Nước Và Pháp Luật Đại Cương. NXB Đại Học Quốc Gia, 2000. Tiếng Anh [9] 2016 the Year of the Virtual Assistant? L'Atelier : Accelerating Innovation. Web. 21 Feb. 2017. [10] Berners-Lee, Tim, James Hendler, and Ora Lassila. "The semantic web." Scientific american 284.5 (2001): 28-37. 44 [11] Brachman, Ronald J., and James G. Schmolze. "An overview of the KL-ONE knowledge representation system." Cognitive science 9.2 (1985): 171-216. [12] Bechhofer, Sean. "OWL: Web ontology language." Encyclopedia of Database Systems. Springer US, 2009. 2008-2009. [13] Brickley, Dan, and Ramanathan V. Guha. "RDF vocabulary description language 1.0: RDF schema." (2004). [14] Bach, Ngo Xuan, LE MINH NGUYEN, and Akira Shimazu. "RRE task: The task of recognition of requisite part and effectuation part in law sentences." International Journal of Computer Processing of Languages 23.02 (2011): 109-130. [15] Bach, Ngo Xuan, et al. "A two-phase framework for learning logical structures of paragraphs in legal articles." ACM Transactions on Asian Language Information Processing (TALIP) 12.1 (2013): 3. [16] Chaudhri, Vinay K., and Zahra Mohammadi Zadeh. "Knowledge Representation and Reasoning.". Web. 21 Feb. 2017. [17] D. Poole, A. K. Mackworth, and R. Goebel. Computational Intelligence: A Logical Approach. Oxford University Press, Oxford, UK, 1998. [18] Davies, John, Rudi Studer, and Paul Warren, eds. Semantic Web technologies: trends and research in ontology-based systems. John Wiley & Sons, 2006. [19] Daconta, Michael C., Leo J. Obrst, and Kevin T. Smith. The Semantic Web: a guide to the future of XML, Web services, and knowledge management. John Wiley & Sons, 2003. [20] Erl, Thomas. Soa: principles of service design. Prentice Hall Press, 2007. [21] Fielding Dissertation: CHAPTER 5: Representational State Transfer (REST). Web. 12 Mar. 2017. [22] Fikes, Richard, and Tom Kehler. The role of frame-based representation in reasoning. Communications of the ACM 28.9 (1985): 904-920. 45 [23] Gruber, Thomas R. "A translation approach to portable ontology specifications." Knowledge acquisition 5.2 (1993): 199-220. [24] "How Google Search Works - Search Console Help." Google. Google. Web. 24 Mar. 2017. . [25] Hayes-Roth, Frederick. "Rule-based systems." Communications of the ACM 28.9 (1985): 921-932. [26] "Go beyond Artificial Intelligence with Watson." IBM Watson. N.p., n.d. Web. 19 Jan. 2017. [27] Jackson, Peter. "Introduction to expert systems." (1986). [28] Katayama, Takuya, et al. "e-Society and legal engineering." Journal of the Japanese Society for Artificial Intelligence 23.4 (2008): 529-536. [29] Katayama, Takuya. Perspective of Verifiable and Evolvable E-Society. Web. 19 Feb. 2017. [30] Adapted from “Knowledge Engineering course (CM3016), by K. Hui 2008-2009 [31] Nakamura, Makoto, Shunsuke Nobuoka, and Akira Shimazu. "Towards translation of legal sentences into logical forms." Annual Conference of the Japanese Society for Artificial Intelligence. Springer Berlin Heidelberg, 2007. [32] Narayanan, Ajit. Law, Computer Science, and Artificial Intelligence. Intellect Books, 1998. [33] Noy, N.F., and McGuinness. D.L (2001). Ontology Development 101: A Guide to Creating Your First Ontology SMI. Technical report SMI-2001- 0880, Stanford University, 2001. [34] Newell, Allen, and Herbert Alexander Simon. GPS, a program that simulates human thought. No. P-2257. RAND CORP SANTA MONICA CALIF, 1961. [35] Knowledge. (1989). Oxford English dictionary online (2nd ed.), Retrieved from https://en.oxforddictionaries.com/definition/knowledge 46 [36] Russell, Stuart J.; Norvig, Peter (2003), Artificial Intelligence: A Modern Approach (2nd ed.), Upper Saddle River, New Jersey: Prentice Hall, ISBN 0-13-790395-2, chpt. 2 [37] Sowa, John F., ed. Principles of semantic networks: Explorations in the representation of knowledge. Morgan Kaufmann, 2014. [38] Shimazu, Akira, and Minh Le Nguyen. "Legal Engineering and Its Natural Language Processing." Knowledge and Systems Engineering. Springer International Publishing, 2014. 7-7. [39] "Architecture." Semantic Web - XML2000 - Slide "Architecture". Web. 24 Feb. 2017. [40] "What Is the Difference between Common and Civil Law?" The Economist. The Economist Newspaper, 16 July 2013. Web. 23 Jan. 2017. [41] "Law and Computer Science Collaborate to Change the Future of Legal Research." University of Toronto News. Web. 20 Feb. 2017. [42] World Wide Web Consortium. "RDF 1.1 concepts and abstract syntax." (2014).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_va_de_xuat_phuong_phap_mo_hinh_hoa_tri_t.pdf
Luận văn liên quan