Luận văn Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại

Như vậy, cùng với nội dung phản ánh mang đậm cách cảm, cách nghĩ và bản sắc dân tộc Thái. Thơ Thái hiện đại với hình thức biểu hiện độc đáo đã mang tiếng nói, phong tục, tập quán. đặc trưng của dân tộc Thái đến với vườn hoa muôn màu, muôn sắc của các dân tộc anh em như một phong vị đặc sản của quê hương người Thái. Chính vì thế, nghệ thuật thơ Thái hiện đại cũng đã góp phần “níu giữ” thể loại, gìn giữ và phát triển những tinh hoa của văn học dân gian, bản sắc văn hoá dân tộc và góp phần làm đa dạng, phong phú nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung.

pdf133 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y... Đừng bay theo lời ngọt ngƣời quyến. (Ing- Éng) Không chỉ ở kết cấu mà ngôn ngữ truyện thơ Ing –Éng cũng rất gần gũi với Tiễn dặn ngƣời yêu. Thậm chí có nhiều đoạn tác giả Vƣơng Trung không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 gọi tên nhân vật của mình mà dùng đại từ phiếm chỉ “Anh yêu” giống nhƣ trong Tiễn dặn ngƣời yêu: Nhớ tới lời Anh yêu Anh đi phƣơng nào hãy nhìn phƣơng đó! Trong truyện thơ Ing –Éng, tác giả còn sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian nói chung và trong truyện thơ dân gian nói riêng nhƣ: “Rào bền, mƣơng mới tốt. Phai chắc, lúa mới xanh” hay cách diễn đạt mang đậm tƣ duy của ngƣời Thái: Không bao giờ chỉ thêu sờn trƣớc vải Duy có khăn phơi nhiều gió bay Với ngƣời Thái, khăn Piêu là vật ký thác tâm trạng và là kỷ vật của tình yêu. Vì vậy, để nói đến sự thay lòng đổi dạ của con ngƣời, nhân vật Éng không dùng cách nói thẳng mà hay mƣợn hình ảnh “khăn thêu hoa đã phai chỉ” để nói đến sự phai nhạt trong tình yêu. Cách so sánh, ví von trong truyện thơ dân gian cũng đƣợc nhà thơ Thái hiện đại- Vƣơng Trung sử dụng rất hiệu quả: Để nói về nỗi nhớ thì nhà thơ so sánh “lòng anh nhƣ rau cải phơi giữa nắng” hoặc “nhƣ sông nhớ cá”, “nhƣ ruộng nhớ lúa vàng thơm”... Hoặc khi nói đến sự trắc trở trong tình yêu, nhà thơ cũng không nói thẳng mà ví von rất giàu hình ảnh, độc đáo, ấn tƣợng theo cách diễn đạt rất tế nhị và không kém phần lãng mạn của ngƣời Thái: “Nay quạ đen đến xoè cánh che ánh trăng ta”... Tuy kế thừa thể loại truyện thơ trong văn học dân gian nhƣng truyện thơ của Vƣơng Trung ít sử dụng những thủ pháp khoa trƣơng, phóng đại nhƣ trong truyện thơ dân gian. Ông viết về những con ngƣời đời thƣờng, những vấn đề của hiện thực với sự dung dị trong cách khắc họa chân dung, tính cách nhân vật: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Dù ngƣời khác mặc áo đỏ cánh kiến Không bằng ngƣời yêu mặc áo nhuộm chàm Đã yêu ăn rau dền thay bữa Không yêu, uống rƣợu càng đắng tim gan... (Ing- Éng) Còn ở Tiễn dặn ngƣời yêu, thủ pháp phóng đại đƣợc sử dụng rất phổ biến: Goá hai lần, goá ba lần Goá vẫn tƣơi giòn, đỏ đắn Goá đẹp hơn hồi con gái trắng ngần Goá đẫy đà hơn thiếu nữ đang xuân”... Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, thể loại truyện thơ dân gian không chỉ có sức hấp dẫn đối với các nhà thơ thuộc giai đoạn đầu của thơ Thái hiện đại nhƣ Cầm Biêu hay Lƣơng Quy Nhân, Vƣơng Trung... mà với La Quán Miên và đặc biệt là Lò Cao Nhum- một nhà thơ trẻ xuất hiện sau năm 1975, không khí truyện thơ vẫn ăn sâu và lan toả trong các sáng tác. Việc vận dụng linh hoạt, có hiệu quả những đặc trƣng của truyện thơ đã tạo cho thơ Thái hiện đại nét đặc sắc và độc đáo, đó là tính truyền thống-hiện đại đƣợc kết hợp rất hài hoà. Qua thơ ca Thái (đặc biệt là ở truyện thơ Ing- Éng của Vƣơng Trung), ngƣời ta không chỉ thấy những giá trị văn học của quá khứ xa xăm đang hiện về (ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích....) mà còn có thể thấy đƣợc những nét phong tục, tập quán, tín ngƣỡng của ngƣời Thái (tục trồng lúa nƣớc, bắt cá, lễ hội dân gian, tục ở rể...) và cả cách tƣ duy, diễn đạt, ví von của ngƣời Thái. Với những thế mạnh của mình nhƣ ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, kết cấu truyện đầy kịch tính...truyện thơ và những đặc trƣng thể loại của nó trong thơ ca Thái hiện đại đã thêm một lần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 nữa khẳng định sự hấp dẫn và sức sống mạnh mẽ, dẻo dai của mình trong đời sống văn nghệ cộng đồng. 3. 2. Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao Thái Ca dao, dân ca, tục ngữ Việt Nam nói chung và ca dao, tục ngữ Thái nói riêng có giá trị về nhiều mặt. Vì đƣợc đúc kết từ đời sống cộng đồng của dân tộc nên nó thể hiện rõ nét lời ăn, tiếng nói, cách cảm cách nghĩ và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, việc tìm hiểu sự ảnh hƣởng của ca dao, tục ngữ Thái trong thơ ca Thái hiện đại là một trong những phƣơng thức để tìm ra bản sắc văn hoá dân tộc Thái trong thơ ca Thái hiện đại. Bên cạnh truyện thơ, các nhà thơ Thái hiện đại cũng chú ý đến việc vận dụng tục ngữ Thái để tăng tính hàm súc cho câu thơ. Phần lớn các nhà thơ Thái nhƣ Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Vƣơng Trung, La Quán Miên đều vận dụng tục ngữ trong sáng tác của mình....Trong đó, Lƣơng Quy Nhân là nhà thơ sử dụng nhiều và có hiệu quả tục ngữ dân gian vào trong thơ hiện đại. Theo quan niệm của ngƣời Thái, đất là tài sản vô giá của con ngƣời. Có đất, con ngƣời sẽ sinh tồn, vì vậy, tục ngữ Thái có câu: Còn đất còn ruộng Còn ngƣời còn của Từ quan niệm của dân gian: có đất, sẽ có ruộng, có ruộng sẽ có gạo, nhà thơ Thái hiện đại đã vừa rút ngắn vừa mở rộng tƣ tƣởng ấy và diễn đạt bằng một hình ảnh thơ rất độc đáo: Đất mở mắt, thành gạo Đất quỳ gối, thành nhà. (Đất- Lƣơng Quy Nhân) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Hoặc cũng xuất phát từ quan niệm của ngƣời Thái là rất coi trọng ruộng lúa và sông suối, vì đây là nơi cung cấp lƣơng thực, thức ăn cho con ngƣời (theo phong tục tập quán trồng lúa làm lƣơng thực và đánh bắt cá làm thức ăn) nên ngƣời Thái có câu tục ngữ : Đƣợc nắm xôi ngon chớ quên ruộng Đƣợc khúc cá bùi chớ quên suối Nhà thơ Thái hiện đại đã vận dụng câu tục ngữ ấy và diễn đạt theo cách của riêng mình: Đƣợc lúa chớ quên ruộng. Đƣợc cá chớ quên nơm (Ơn Đảng- Lƣơng Quy Nhân) Hoặc để góp phần tô đậm bản sắc dân tộc cho thơ, Lƣơng Quy Nhân đã không ngần ngại sử dụng gần nhƣ nguyên vẹn một câu tục ngữ Thái để tăng hiệu quả nghệ thuật cho thơ mình. Ví dụ, tục ngữ Thái có câu: Cá sấy không trở lại đẻ Gà sấy không trở lại gáy” Thì khi nói đến sự hồi sinh của con ngƣời nhờ có ánh sáng của cách mạng, nhà thơ viết: Bây giờ thì dƣờng nhƣ Cá sấy khô biết đẻ Gà sấy khô biết gáy... (Gọi cả nhà ăn cơm) Trong Biên giới lòng ngƣời, nhà thơ Lƣơng Quy Nhân sử dụng rất nhiều tục ngữ Thái trong một bài thơ: - Chúi cổ, luồn rào, miệng ngậm lửa. - Than hồng dấu trong nẹp áo. - Giặc miệng ngọt, lòng đắng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 - Trƣớc mặt cƣời, múa dao sau lƣng. Hay La Quán Miên cũng viết: Ngoài miệng- đừng bôi mỡ Trong bụng- đừng giấu chông (Ngôi nhà sàn của tôi) Có thể nhận thấy cách diễn đạt của Lƣơng Quy Nhân và La Quán Miên đều đƣợc lấy trong câu tục ngữ quen thuộc của ngƣời Thái: - Lời nói ở đầu lƣỡi, đắng ngọt ở đấy cả. - Sông sâu vẫn đo đƣợc đáy, lòng ngƣời không đo đƣợc. - Nhím cắm gai ngoài da, ngƣời cắm gai trong bụng. Nhà thơ Thái hiện đại đã mƣợn ý tứ từ những câu tục ngữ trong dân gia để nói đến sự “nông, sâu”, phức tạp của lòng ngƣời. Với cách nói hình ảnh nhƣ “Than hồng dấu trong nẹp áo” hay “Miệng- bôi mỡ”, “Bụng- vót chông” đã làm tăng tính hàm súc và ý nghĩa của câu thơ. Cũng giống nhƣ thể loại tục ngữ, vốn cao dao- dân ca dân gian Thái cũng đƣợc các nhà thơ Thái hiện đại vận dụng khá phổ biến và hiệu quả. Để nhấn mạnh đến nguồn gốc cùng giống nòi và tính đoàn kết của cộng đồng ngƣời Thái, ca dao Thái có câu: Ở khác bản nhƣng cùng chung một tỉnh Ở khác phƣờng nhƣng đều là một giống Ở dƣới suối nƣớc chảy nhƣng đều chung một dòng Từ ý tứ của câu ca dao trên, nhà thơ Thái hiện đại cũng phát huy vốn ca dao, dân ca giàu có của mình trong bài thơ “Nam Bắc một nhà” nhƣng trên tinh thần mở rộng hơn, hiện đại hơn khái niệm “giống nòi”. Đôi ta dù khác bản nhƣng chung mƣờng, Dù khác phƣơng nhƣng cùng chung đất nƣớc. (Cầm Biêu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Trong văn học dân gian Thái có rất nhiều câu ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của ngƣời Thái, đặc biệt là ngƣời phụ nữ Thái, nhƣ: Úp bàn tay nên hoa Ngửa bàn tay thành bông Vƣơng Trung cũng ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của ngƣời phụ nữ Thái hiện đại trong việc trồng lúa: Ngửa bàn tay thành sao tua rua. Bay lấp lánh cánh đồng rộng rãi. (Hội cấy thi) Lò Cao Nhum cũng cảm nhận đƣợc sự tài hoa đến tài tình của ngƣời phụ nữ Thái Bàn tay: Bàn tay đan, Thành bông thành vải... Bàn tay vung, Ra trái ra cơm... Bàn tay xoè, Ánh bạc ánh vàng. Còn trong dân ca Thái thì sự khéo léo của đôi bàn tay cũng đƣợc ca ngợi trên thủ pháp phóng đại, đôi bàn tay ngƣời phụ nữ nhƣ có phép lạ nhiệm màu: Đụng vào khung cửu vải thành hoa. Tung nắm tấm thành ra đàn gà. Khua cái chầy hoa ra gạo trắng. Đụng vào cỏ thì cỏ chết nắng. Vuốt lên lúa, bụi lúa ra bông” Sầm Nga Di cũng rất lãng mạn với cái nhìn dân gian về đôi bàn tay khéo léo: Khi em xoè tay trái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Vải nhiều tấm quẳng ra Chân váy nở nhiều hoa... Em xoè bàn tay phải Gà tục tác đẻ trứng tròn” (Cổ tay tròn đuôi cá) Ngoài ra, trong thơ Thái hiện đại còn bắt gặp nhiều câu ca dao, tục ngữ đƣợc vận dụng trong thơ, trong Nam Bắc một nhà (Cầm Biêu) có 5/ 14 câu thơ đƣợc lấy từ nguyên văn dân ca Thái, thậm chí bài Nhớ bản cũ của ông cũng đƣợc nâng cao từ dân ca Thái. Đối với mỗi ngƣời dân tộc Thái nói chung và nhà thơ Thái hiện đại nói riêng thì những giá trị văn hoá truyền thống của cha ông nhƣ ca dao, dân ca, tục ngữ...là “gia phả”, “gia tài”, là tài sản vô giá, không “bạc vàng nào sánh nổi” của tộc ngƣời. Nói nhƣ La Quán Miên, mỗi lần tiếp xúc với những giá trị truyền thống ấy, “hồn” ngƣời lại về với “tổ tiên” từ thủa cha ông xây bản, lập mƣờng. Chính vì vậy, trong thơ Thái hiện đại, các nhà thơ rất chú ý vận dụng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả những câu ca dao, tục ngữ vào trong thơ. Việc vận dụng nguyên vẹn hoặc một phần ý tƣởng của những câu tục ngữ, ca dao, dân ca trong văn học dân gian Thái vào trong thơ Thái hiện đại- một mặt, nó tái hiện một cách sinh động cách tƣ duy, diễn đạt, phong tục, tập quán hay quan niệm của ngƣời Thái về lao động, quan hệ xã hội, giao tiếp ứng xử ...của con ngƣời, mặt khác, làm tăng tính hàm súc, biểu cảm cho thơ, làm cho thơ Thái hiện đại gần gũi, dễ hiểu, dễ đi vào lòng ngƣời và tạo nên bản sắc dân tộc đậm đà cho thơ Thái hiện đại. 3.3. Một số đặc điểm của ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ ca Thái hiện đại Đƣợc sinh ra và lớn lên từ những miền quê giàu truyền thống văn hoá, các nhà thơ Thái hiện đại nhƣ Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Văn Cậy, Vƣơng Trung, Lò Vũ Vân, La Quán Miên, Lò Cao Nhum ... là ngƣời con của bản mƣờng, đƣợc nuôi dƣỡng và bồi đắp “Từ giọt máu hồng mẹ đẻ ra. Cùng một bầu sữa mẹ nuôi sống ”. Hơn ai hết, các nhà thơ dân tộc Thái luôn ý thức việc giữ gìn những bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Vì vậy, phần lớn sáng tác của họ mang đậm cách nghĩ, cách cảm của ngƣời Thái thông qua việc đƣa lời ăn, tiếng nói hàng ngày, cách so sánh ví von độc đáo...làm cho ngôn ngữ thơ Thái hiện đại vừa mộc mạc, giản dị vừa giàu sức biểu cảm, nhiều nhạc điệu, hình ảnh sinh động, giàu chất liên tƣởng, so sánh... Nhƣ đã biết, phần lớn các nhà thơ Thái hiện đại sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc mình sau đó dịch sang tiếng phổ thông. Chính vì vậy, các tác phẩm thể hiện rất rõ những cách diễn đạt, tƣ duy của ngƣời Thái. Trong thơ Thái hiện đại, cả trƣớc và sau giai đoạn 1975, một đặc điểm nổi bật là thơ có ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, nhƣ tính cách chân thành, giản dị của ngƣời dân tộc Thái: Làm phúc không mong đền công Làm ơn không mong trả lãi Trồng cây ven đƣờng Cả mình hƣởng bóng râm (Làm phúc- Cầm Biêu) Đọc Hạt tình của Lò Văn Cậy thì cũng dễ dàng nhận ra tính cách khảng khái, thẳng thắn của ngƣời Thái qua những từ ngữ rất mộc mạc: Chuyện mẹ đi xin muối Đến cầu thang nhổ bọt Tốc cả váy lên hông Đớp gan mày thì có! Đổi đầu mày thì có. Nhà thơ với cách sử dụng những động từ gây ấn tƣợng mạnh nhƣ “tốc”, “đớp”... đã thể hiện tính cách bộc trực thẳng thắn và cƣơng quyết của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 ngƣời Thái trƣớc quân xâm lƣợc, dù đói khát, đặc biệt là “đói muối” cũng không chịu luồn cúi trƣớc kẻ thù. Cũng với ngôn ngữ thơ mộc mạc nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày ấy, La Quán Miên cho ngƣời đọc thấy cách thể hiện tình cảm rất riêng của ngƣời Thái: Bụng ta thƣơng mày lắm... Cái máy bay thằng Mỹ Ném bom xuống, bom to nhƣ cái chum Bản nhà sàn của ta ăn lửa... Bụng ta thƣơng hung. (Tiễn dặn ngƣời trai bản) Từ việc sử dụng cách xƣng hô “ta- mày” và cách nói “bụng ta thƣơng”, cách diễn đạt “bản nhà sàn của ta ăn lửa” đã cho thấy việc đƣa ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vào thơ tạo ấn tƣợng gần gũi, thân tình, dễ tiếp nhận đối với ngƣời đọc. Ngƣời Thái hay mƣợn “cái bụng” để nói lên tấm lòng, tình cảm, suy nghĩ, mong muốn....của mình “Nếu anh nhƣ bụng em. Muốn bên anh suốt đời...” (Sầm Nga Di) cho thấy cách diễn đạt tình cảm không thể lẫn vào đâu đƣợc của ngƣời Thái. Trong thơ dân tộc Thái hiện đại, có rất nhiều những bài thơ có nhan đề ngắn gọn chỉ có từ một đến hai chữ, Lƣơng Quy Nhân có “Núi”, “Dốc”, “Gió”, “Sao”, “Đất”, “Nƣớc”, “Rừng”..., Cầm Biêu cũng có không ít những bài thơ có nhan đề nhƣ thế: “Bữa ăn”, “Bụi”, “Sách”, “Mới”, “Điện, Đèn, Đóm”...hoặc “Đông”, “Xuân”, “Khát”, “Biển”... của Lò Vũ Vân. Ngoài việc đơn giản, gọn nhẹ từ việc đặt nhan đề cho tác phẩm, họ cũng tinh giản tối đa những câu chữ để tạo sự dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ hoặc để diễn tả dụng ý của mình: Sàn đầu bản. Có thiếu phụ nhớ chồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 Trăng. Vô tình. Mặc sức sáng. (Áo chồng- Lò Cao Nhum) Ta cũng có thể tìm thấy ngôn ngữ diễn đạt, truyền tải ngắn gọn, mộc mạc, đơn giản ấy trong Vô đề”, “Hƣơng núi”, “Tự khúc” (Lò Vũ Vân), “Chỉ có một tình yêu”, “Đã đi là tới”, “Nhớ” (Lƣơng Quy Nhân)... hay “Nữ bây giờ”, “Ngƣời mẹ”...(Lò Văn Cậy) Chính cách vận dụng những lời ăn tiếng nói hàng ngày vào trong thơ, cách sử dụng từ ngữ gắn gọn, dễ hiểu...đã tạo cho thơ Thái sự mộc mạc, giản dị, sự súc tích, ngắn gọn. Tuy không cầu kỳ, rƣờm rà nhƣng ngôn ngữ thơ Thái không quá đơn giản, mà ngƣợc lại, nhiều bài thơ, câu thơ có tính triết lý, trí tuệ sâu sắc: Vì ngƣời đi bằng đầu, Chứ không phải bằng chân. Muốn chân khỏi vấp váp, Phải chững chạc cái đầu. (Cái đầu, cái chân- Cầm Biêu) Với cách diễn đạt“ngƣời đi bằng đầu” chứ “không phải bằng chân” nghe có vẻ mâu thuẫn, phi lý, ngƣợc đời nhƣng ngôn ngữ biểu hiện ở đây đã cho thấy sự “đi” này không phải là di chuyển vật lý đơn thuần mà là sự “đi” của con ngƣời trong “đƣờng đời”. Con ngƣời có vững vàng, cứng cáp, không bị “vấp váp” đều là do “cái đầu” tức là bản lĩnh, trí tuệ của con ngƣời quyết định. Cũng cùng với cách nói ấy trong Chỉ cần một loại ngƣời, nhà thơ Thái hiện đại đã phát huy tối đa và hiệu quả sự mộc mạc của ngôn ngữ, đƣa ngôn ngữ thơ đến tính triết lý sâu sắc: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 Chỉ cần một loại ngƣời. Có một bộ óc sáng, Và một trái tim vàng, Trí óc có gân tay, Bàn tay có nếp nhăn của não. (Chỉ cần một loại ngƣời- Cầm Biêu) Câu thơ “Trí óc có gân tay. Bàn tay có nếp nhăn của não” đã lột tả rõ nét và sâu sắc tƣ tƣởng của nhà thơ Cầm Biêu nói riêng và quan niệm của ngƣời Thái nói chung về giá trị của con ngƣời. Sức mạnh của con ngƣời chính là bộ óc và đôi bàn tay, lao động trí óc và lao động chân tay đƣợc kết hợp một cách hài hoà sẽ tạo hiệu quả rất lớn trong lao động. Khi một đôi bàn tay trí tuệ “có nếp nhăn của não” cộng với một “trái tim” nhân hậu là khi con ngƣời trở thành “ngƣời” nhất. Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng và cách diễn đạt rất thẳng thắn, mộc mạc, trong thơ Thái hiện đại cũng có không ít bài thơ có giàu tính biểu cảm do thói quen “nói những lời có vần” của ngƣời dân tộc thiểu số nói chung và ngƣời Thái nói riêng: Bạn lên thăm một tháng Thăm chƣa hết 23 dân tộc anh em Bạn đến một tháng Trèo chƣa hết cây thang nhà sàn lợp cỏ của tôi Bạn ở một tháng Chƣa đếm hết hƣơu nai trong rừng Bạn chờ một tháng Chƣa kịp thở nếm hƣơng thơm trong lành đất trời… (Nhắn bạn- Lƣơng Quy Nhân) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Bài thơ nhƣ một lời mời, lời nhắn gửi đến các dân tộc anh em nhƣng đồng thời cũng là lời giới thiệu về sự trù phú, tƣơi đẹp, hấp dẫn của quê hƣơng ngƣời Thái. Cách sử dụng từ ngữ giàu sức biểu cảm, tạo hình đã thể hiện sự tinh tế, khéo léo, lãng mạn và bay bổng trong cách diễn đạt của ngƣời Thái. Hoặc với những đề tài “không mấy chất thơ” nhƣ “cái chổi”, “ cái sọt rác”, Cầm Biêu cũng thổi vào đó cách diễn đạt mới mẻ, tinh tế: Cái sọt rơm Cái sọt rác... Việc nhọc nhằn không chút kêu ca Tròn nhiệm vụ, sọt rác nở hoa (Cái sọt rác) Ngoài tính hàm súc, tính biểu cảm thì ngôn ngữ thơ Thái còn rất giàu nhạc điệu do các nhà thơ tiếp thu ngôn ngữ truyện thơ và ảnh hƣởng của những làn điệu dân ca, đặc biệt là điệu “khắp”. “Gần nhau tay có hai tay” của Cầm Cƣờng giống nhƣ một lời dân ca trong thơ ca dân gian: Gần nhau tay có hai tay Sức là hai sức, một ngày hai công Mƣa chín ngàn hạt mặc lòng, Mƣa chín ngàn trận đầy sông mặc trời… Đôi ta làm lấy lúa chung Dệt lấy chăn, mùng, gối, áo, đủ đôi. Lối hát đối đáp “khắp” đƣợc các nhà thơ sử dụng khá nhiều nhƣ một phƣơng thức hữu hiệu để bộc lộ tâm tình: Nghiêng nghiêng bóng núi chiều tà Câu thơ em hát la đà bên khuông: “Ngƣời ơi ngƣời chớ hẹn xuông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 Để cho gió bẻ mất buồng cau non Dẫu cho rừng kiệt núi mòn Câu thơ tình nặng sắc son lời nguyền” (Câu hát ví mùa xuân-Lò Vũ Vân) Hay Lò Cao Nhum- nhà thơ nổi tiếng với những sáng tác mang hơi thở cuộc sống hiện đại cũng không thể không vận dụng điệu “khắp” quen thuộc này: Biết là sâu thẳm mênh mông Tầm nhìn của núi, tầm trông của trời Tầm lao thuyền của biển khơi Cũng từ sỏi đá này thôi kết thành... (Sỏi đá- Lò Cao Nhum) Mặc dù còn có những câu thơ “chƣa mấy chất thơ” do thói quen đƣa vào thơ những lời ăn, tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày nhƣng bù lại, điểm mạnh của ngôn ngữ thơ Thái là tính hàm súc, kiệm lời nên rất gần gũi, dễ hiểu. Mặt khác, các nhà thơ Thái đã vận dụng tinh tế, khéo léo, sáng tạo ngôn ngữ của truyện thơ, ca dao, dân ca ...nên làm tăng tính biểu cảm và nhạc điệu trong thơ. Nhờ cách phối hợp hiệu quả ngôn ngữ thơ hiện đại với ngôn ngữ của văn học dân gian, các nhà thơ Thái đã tạo nên một bản sắc riêng cho thơ Thái, khiến cho ngƣời đọc bị hấp dẫn, lôi cuốn bởi cảm giác “lạ mà quen, quen mà lạ” vì tính truyền thống và hiện đại của thơ Thái. Trong thơ Thái hiện đại, các nhà thơ hay vận dụng cách diễn đạt quen thuộc của ngƣời Thái là ví von, so sánh để gây ấn tƣợng với ngƣời đọc, vì vậy thơ Thái rất sinh động và giàu hình ảnh. Trong thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng, hình ảnh ngọn núi xuất hiện khá nhiều nhƣng trong con mắt của nhà thơ dân tộc Thái, núi không chỉ là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 những khối đá khổng lồ xếp chồng chất lên nhau, không phải là vật vô tri, vô giác, mà ngƣợc lại, núi nhƣ một cơ thể sống: Núi già, núi có râu đầy cằm Núi có máu, có xƣơng núi sống... (Núi-Lƣơng Quy Nhân) Hình ảnh ngọn núi có “râu đầy cằm” cho thấy cái nhìn rất dí dỏm của nhà thơ về ngọn núi. Ngọn núi trở nên sinh động, có sức sống (dù rằng đó là một “ông núi” hay “cụ núi”) vì vậy nó kích thích trí tƣởng tƣợng, liên tƣởng của ngƣời đọc, gây sự chú ý, hấp dẫn đối với ngƣời đọc. Hay trong Thƣ tết gửi cho anh, vẫn cách so sánh, ví von ấy, nhà thơ Thái hiện đại đã cho thấy cách nói, cách diễn đạt rất độc đáo của ngƣời Thái: Em làm ra ngô để bắp ngô to bằng sừng trâu Em làm ra lúa để bông lúa to bằng ngà voi… (Lƣơng Quy Nhân) Hình ảnh “bắp ngô to bằng sừng trâu”, “bông lúa to bằng ngà voi” có vẻ rất phi lý nhƣng lại rất dễ đƣợc chấp nhận bởi nó xuất hiện trong một niềm mong đợi, một sự khao khát về một cuộc sống ấm no, đầy đủ của ngƣời Thái. Cách so sánh, ví von hay đƣợc các nhà thơ Thái dùng để biểu đạt tâm trạng, tình cảm. Cách mƣợn “cái này” để nói “cái kia” làm tăng giá trị biểu cảm của lời thơ. Ngƣời Thái hay nói: Tình ta đẹp nhƣ mùa Ban nở. (Lời em hát- Sầm Nga Di) Hình ảnh hoa ban nở gợi lên sự thanh bình, tƣơi đẹp, lãng mạn của quê hƣơng ngƣời Thái. Với ngƣời Thái, mùa hoa Ban nở mùa của lễ hội, mùa của tình yêu, là “mùa thiêng” của dân tộc Thái... do vậy nhà thơ Thái hiện đại đã rất tinh tế khi mƣợn hình ảnh rực rỡ của “mùa Ban nở” để ca ngợi tình yêu trong sáng của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 Với việc sử dụng những câu thơ giàu hình ảnh, các nhà thơ Thái không chỉ cho thấy cách diễn đạt quen thuộc của ngƣời dân tộc Thái, mà thông qua đó cách cảm, cách nghĩ và thế giới tâm hồn và đời sống sinh hoạt, tập quán, tĩn ngƣỡng của ngƣời Thái cũng đƣợc thể hiện rõ nét. Trong thơ Thái hiện đại, hình ảnh nhà sàn xuất hiện khá nhiều. Theo truyền thống của ngƣời Thái, một nếp nhà sàn là một đơn vị không gian chứa đựng một tế bào của xó hội nờn ngƣời Thái mới gọi là "Cộng đồng nhà" (chúa hƣớn). éú cú thể là một gia đỡnh nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cỏi chƣa đến tuổi trƣởng thành hoặc cũng có thể là một gia đỡnh lớn gồm ba, bốn thế hệ cựng chung sống hũa thuận bờn nhau. Vì vậy, nhà sàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt của ngƣời Thái, đó là nơi là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí, con gái quay xa, dệt vải, thêu thùa.... Chân bƣớc lên thang.. Trải thảm, mời trầu Mở rƣợu, đánh cồng... Tiếng khèn, tiếng sáo Lời hát cất lên... Mẫu váy, mẫu thêu Sắc màu, hoạ tiết... (Xa quê- La Quán Miên) Không những thế, nhà sàn còn là biểu tƣợng văn hoá, tâm linh của ngƣời Thái (ngƣời Thái quan niệm vũ trụ có ba tầng: Tầng trời, tầng mặt đất và tầng dƣới mặt đất. Về xã hội cũng có ba tầng: Mƣờng Phạ, Mƣờng Lum, Mƣờng Cỏng và ngôi nhà sàn của ngƣời Thái cũng có 3 tầng: Pựng lang – nền, Hạng cang- sàn nhà, Tê đá hang thản hạnh- trần)...Vì thế, với ngƣời Thái, nhà sàn không chỉ là nơi để ở mà là nơi hàm chứa những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng đặc sắc của dân tộc Thái: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Nhà tôi không ăn lúa đếm bông Ăn kê đếm hạt Ăn cá đếm xƣơng... Khách xa, xin chào ngoài cổng Khách gần, chào ở chân thang Mũ nón treo ở phía dƣới Túi bạc, túi vàng treo ở phía trên... (Ngôi nhà sàn của tôi- La Quán Miên) Nhà sàn của ngƣời Thái – “hƣớn hạn phủ táy” là một công trỡnh kiến trỳc đẹp, hũa đồng với với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan đƣợc cách điệu hóa đạt tới trỡnh độ thẩm mỹ cao. Nhà sàn của ngƣời Thái mang một nét đẹp riêng biệt, đơn sơ nhƣng cũng không kém phần bề thế, sang trọng: Ngôi nhà sàn, Mang hình dáng chim Phƣợng Hoàng, Hai đầu hồi kết thành Khau Cút, Nhƣ hai ngọn rau rún. (Xa quê- La Quán Miên) Nhà sàn của ngƣời Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - “tụp cống” khum khum nhƣ mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa “Pua tấu” dạy cho ngƣời Thái biết cách làm nhà theo hỡnh rựa đứng. Sự duyên dáng đặc trƣng của nhà sàn Thái đƣợc thể hiện ở hình “Khau cút” vắt chéo vào nhau hai bên đầu hồi nhà sàn. Giải thích về biểu tƣợng “Khau cỳt” cú nhiều ý kiến khỏc nhau nhƣ: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tƣợng của một nền văn minh lúa nƣớc, hoặc đó là những búp cây “rau rún” cú nhiều ở Tõy Bắc, hay gắn với cuộc thiờn di tỡm miền đất hứa của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 ngƣời Thái, anh em luôn nhớ về nhau...Dự cỏch giải thớch nào thỡ khi bắt gặp hỡnh “Khau cỳt” trên nóc nhà sàn, là mỗi ngƣời Thái lại thêm ấm lũng, nhớ về anh em, bản mƣờng yêu dấu. Vì vậy, mỗi lần xa quê, ngƣời Thái lại nhớ về ngôi nhà sàn trong đó có bếp lửa hồng ấm nồng quen thuộc. Nhà sàn của ngƣời Thái cổ có hai bếp lửa – “chớk phỏy”. Bếp lửa phớa “tang quản” dành cho ngƣời già, bếp chính ở phía “tang chan” dành cho nữ giới. Quanh bếp lửa hồng, đó bao lần gia đỡnh họ tộc quõy quần nghe ngƣời già hát, ngâm, kể - “khắp” những điều răn dạy về đạo lý làm ngƣời - “Quỏmk son cốn”; Chuyện bản mƣờng - “Quámk tố mƣớng”; Bƣớc đƣờng chinh chiến của cha ông - “Tỏy pỳ xấc”; Tiễn dặn ngƣời yêu - “Xống chụ xon xao”... cùng nồng say trong các điệu “xũe” ngày mừng cơm mới, lên nhà mới, hội cƣới, ngày xuân...Vì vậy, hình ảnh bếp lửa xuất hiện khá nhiều trong thơ Thái hiện đại, nó nhƣ trái tim hồng, sƣởi ấm và nuôi dƣỡng cả về vật chất và tinh thần cho mỗi con ngƣời:“Đống lửa nhen, sợi khói ấm bản chiều” ( La Quán Miên). Giữa núi rừng trùng điệp, bếp lửa ấy dù chỉ là một “khoang tròn ấm sáng” nhƣng lòng ngƣời ấm lại nhờ ánh lửa hồng trong đêm đông giá rét: Ôi bếp lửa nhà ta chật hẹp Một khoang tròn ấm sáng nhà trong Nơi đầu núi lửa reo tí tách Cũng đủ tan băng giá biên phòng. (Bếp lửa nhà ta- Lò Cao Nhum) Vì hình ảnh nhà sàn của ngƣời Thái (trong đó có bếp lửa) là nơi chứng kiến buồn vui của bao thế hệ, giúp mỗi ngƣời hiểu thêm về quá khứ, hiện tại và tƣơng lai nên thông qua hình ảnh quen thuộc này, các nhà thơ Thái hiện đại đã giúp ngƣời đọc đã khám phá, hiểu thêm những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng độc đáo của ngƣời Thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 Bên cạnh ngôi nhà sàn, đối với ngƣời dân tộc Thái, sân chơi “hạn khuống” đã trở thành một biểu tƣợng của nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc. Nó đã trở thành máu thịt của cái “cơ thể tinh thần” Thái. Chính vì vậy, khi giặc tàn phá quê hƣơng, nỗi đau đớn của ngƣời Thái tăng lên gấp bội. Bởi không phải chỉ mất bản, mất làng, mất núi, rừng, đồng ruộng...mà mất đi cả cái “linh hồn” của quê hƣơng: Sàn ngắm trăng quạnh hƣu hoang vắng, Nơi hợp chợ thành rừng cà gai, Khuống đầu bản vắng cây tính tẩu, Sàn giữa mƣờng im tiếng bật bông. (Cầm Biêu) Hoặc hình ảnh “khăn Piêu” cũng vậy! Đó là một nét đẹp đặc trƣng của ngƣời con gái Thái. Là vật gửi hồn, gửi bản sắc văn hoá dân tộc Thái. Nếu một mai nét đẹp đặc trƣng ấy mất đi thì “tâm hồn Thái” đã gửi gắm ngàn năm cũng không còn đƣợc nguyên vẹn: Váy hoa đã khác Khăn “Piêu” còn đâu... (La Quán Miên) Nhƣ vậy, với cách sử dụng ngôn ngữ thơ tạo hình và biện pháp so sánh, ví von...đã làm cho thơ Thái giàu hình ảnh, giàu chất liên tƣởng, kích thích trí tƣởng tƣợng của ngƣời đọc. Chính từ những hình ảnh cụ thể, gần gũi, quen thuộc mà lối tƣ duy, diễn đạt và cách cảm, cách nghĩ quen thuộc của ngƣời dân tộc Thái hiện lên sinh động và rõ nét. Thông qua việc vận dụng những làn điệu dân ca, điệu “khắp” và những lời ăn, tiếng nói hàng ngày của ngƣời Thái vào trong thơ nên ngôn ngữ thơ Thái hiện đại vừa mộc mạc, giản dị vừa giàu sức biểu cảm, nhiều nhạc điệu. Hình ảnh trong thơ Thái cũng trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn nhờ cách liên tƣởng, ví von, so sánh và hệ thống từ ngữ giàu tính tạo hình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 Đọc thơ Thái hiện đại, chúng ta có thể hình dung ra cảnh sắc thiên nhiên, con ngƣời, những nếp sinh hoạt, phong tục tập quán đậm đà bản sắc của ngƣời Thái và trên hết là có thể hiểu đƣợc cả thế giới tâm hồn phong phú, đa dạng của ngƣời Thái- cái mà chúng ta không thể nhìn thấy, mà chỉ có thể cảm nhận và hình dung thông qua lời ăn, tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ và những hình ảnh gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của ngƣời Thái mà thôi. Có thể nói, với cách sử dụng ngôn ngữ ấy, những hình ảnh ấy...các nhà thơ Thái đã tạo cho thơ Thái hiện đại dấu ấn riêng, bản sắc riêng và góp phần làm đa dạng, phong phú và giàu có cho ngôn ngữ thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. * * * Trong thơ Thái hiện đại, việc các nhà thơ tiếp thu, vận dụng sáng tạo, linh hoạt những loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống nhƣ truyện thơ, ca dao, tục ngữ hay thủ pháp ví von, so sánh và cách diễn đạt gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày...đã tạo cho thơ Thái những nét độc đáo, ấn tƣợng. Việc tiếp thu nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ giàu hình ảnh của thể loại truyện thơ đã tạo cho thơ Thái chất trữ tình, sâu lắng. Những câu thơ, bài thơ phản ánh những đề tài hiện đại, những vấn đề của cuộc sống hiện đại nhƣng vẫn giàu tính biểu cảm. Đặc biệt, với sự kết tinh nghệ thuật của cả thể loại truyện thơ dân gian trong truyện thơ Ing-Éng, đã tạo cho thơ Thái hiện đại sự phong phú, đa dạng không chỉ ở thể loại mà còn ở nghệ thuật biểu hiện của thơ. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa những câu thơ ngắn gọn, giản dị của thể thơ tự do với những câu thơ dài bất tận trong truyện thơ; là nghệ thuật dẫn dắt, kể chuyện hồi hộp, hấp dẫn của truyện thơ với cách diễn đạt gần gũi, dễ hiểu nhƣng không kém phần lãng mạn của thơ Thái hiện đại... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 Các nhà thơ Thái hiện đại cũng đã phát huy những ƣu điểm, thế mạnh của thể loại tục ngữ, ca dao, dân ca trong thơ Thái hiện đại. Những câu thơ, ý thơ ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày một mặt làm cho thơ Thái trở nên gần gũi, thân quen, mặt khác cũng tạo nên tính hàm súc, trí tuệ cho thơ. Sự bay bổng, phóng khoáng của những câu ca dao, làn điệu dân ca cũng làm cho thơ Thái dễ đi vào lòng ngƣời. Một đóng góp lớn của các nhà thơ Thái là việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ biểu cảm với ngôn ngữ sinh hoạt tạo cho thơ Thái cảm giác vừa lạ, vừa quen. Hơn nữa việc sử dụng những vần điệu giàu âm thanh, nhạc lý của làn điệu ca dao, “khắp” cũng làm cho thơ Thái càng giàu nhạc điệu. Nhiều câu thơ, bài thơ có sự du dƣơng, ngọt ngào của điệu “khắp”, có nhịp điệu bập bùng của trống chiêng từ những điệu xoè; có nhịp thơ mềm mại, uyển chuyển của Xống chụ xôn xao. Cách so sánh, ví von độc đáo cũng đƣợc các nhà thơ Thái rất chú ý và sử dụng khá hiệu quả trong thơ Thái hiện đại. Chính cách liên tƣởng quen thuộc, “mƣợn cái này để nói cái kia” của ngƣời Thái đã tạo cho câu thơ những hình ảnh rất cụ thể và sinh động. Một ngọn núi, một màu trắng hoa Ban hay một nếp nhà sàn ...cũng gợi bao điều kỳ thú về thế giới tâm hồn của ngƣời Thái. Có thể thấy rằng, từ nền tảng là kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, các nhà thơ Thái hiện đại với sự tinh tế và lãng mạn đã chắp cánh thành những bài thơ giàu bản sắc văn hoá Thái. Đi vào thế giới nghệ thuật thơ Thái, ngƣời đọc cảm nhận và khám phá đƣợc những lời ăn, tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ và những phong tục, tập quán, sinh hoạt của ngƣời Thái. Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Lò Cao Nhum hay La Quán Miên và nhiều nhà thơ Thái khác....đã thổi vào ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ...sự nồng say của tâm hồn ngƣời dân tộc Thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 PHẦN KẾT LUẬN 1. Năm 1945 là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời, hình thành và phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, trong đó có thơ ca dân tộc Thái. Giống nhƣ một số các dân tộc thiểu số khác, trƣớc năm 1945, thơ ca Thái chủ yếu là văn học dân gian, với những thành tựu độc đáo nhƣ ca dao, dân ca, tục ngữ, sử thi... đặc biệt là truyện thơ- một trong những thể loại đỉnh cao của nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Kể từ khi mới ra đời, số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ và tác phẩm của thơ dân tộc Thái hiện đại còn rất khiêm tốn. Sau hơn nửa thế kỷ, đội ngũ các nhà thơ dân tộc Thái ngày càng đông đảo, lớn mạnh hơn (từ lớp những nhà thơ đầu tiên khai sinh ra văn học dân tộc Thái hiện đại là Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Hoàng Nó đến thế hệ nhà thơ trƣởng thành sau năm 1954 là Vƣơng Trung, Lò Văn Cậy, La Quán Miên và đội ngũ các nhà thơ từ sau năm 1975 nhƣ Lò Vũ Vân, Lò Cao Nhum, Cầm Bá Lai...). Mặc dù xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, thuộc các vùng, miền khác nhau (Nghệ An, Hoà Bình, Sơn La...) nhƣng ở họ đều có điểm chung là rất yêu mến và say đắm thơ ca, “lấy sáng tác làm nguồn vui” [28, tr.56], vì vậy, với các nhà thơ Thái hiện đại, làm thơ là một thứ lao động nghệ thuật thực sự vất vả và nghiêm túc “Mồ hôi đã quyện máu đào nàng thơ” (Cầm Biêu). Cùng với sự lớn mạnh về đội ngũ, số lƣợng, chất lƣợng tác phẩm thơ ca Thái hiện đại ngày càng phong phú hơn, dày dặn hơn. Nhiều bài thơ, tập thơ đạt đƣợc các giải thƣởng có uy tín, đƣợc bạn đọc yêu mến và nhiệt thành đón nhận. Đó không chỉ là sự thừa nhận về sự hiện diện của thơ ca Thái hiện đại mà còn là sự khẳng định vị trí và những đóng góp của thơ Thái đối với nền thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 2. Về nội dung: Nhìn chung, từ năm 1945 đến nay, các nhà thơ Thái hiện đại đều tập trung phản ánh thiên nhiên, con ngƣời, cuộc sống tƣơi đẹp và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc Thái. Tuy nhiên, ở những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, họ có cách nhìn nhận khác nhau. Từ năm 1945-1975, thơ ca Thái đã phản ánh cuộc sống cách mạng và cuộc kháng chiến của vùng dân tộc mình. Thơ ẩn chứa những cảm nhận, suy tƣ, tâm trạng của đồng bào miền núi đối với những năm tháng cách mạng, kháng chiến gian khổ. Đồng thời cũng là niềm vui sƣớng tự hào vì đƣợc đổi đời và sống dƣới ánh sáng của cách mạng, của chiến thắng oanh liệt, hào hùng của cả dân tộc và sự náo nức xây dựng cuộc sống mới. Mặc dù việc phản ánh không khí cách mạng và công cuộc xây dựng cuộc sống mới là chủ đề chính trong thơ ca dân tộc Thái giai đoạn này, nhƣng thông qua đó, các nhà thơ cũng đã bộc lộ cảm xúc của mình trƣớc thiên nhiên, con ngƣời và cuộc sống của ngƣời Thái. Tuy nhiên, trong những năm tháng đất nƣớc “có chung khuôn mặt, chung tâm hồn”, mọi thứ đều đƣợc nhìn nhận bởi cảm xúc khẳng định, ngợi ca. Thiên nhiên cũng đƣợc nhân hoá, mang sức mạnh vô song nhƣ con ngƣời, còn con ngƣời đƣợc đẩy lên ở tầm cao hơn, họ có “trái tim Bế Văn Đàn”, có “gan Phan Đình Giót” (Cầm Biêu) dù cho “sƣơng giăng- nắng tràn” vẫn “thản nhiên cƣời hát” (Lò Văn Cậy). Sau năm 1975, hoà bình đƣợc lập lại, các nhà thơ chú ý và đi sâu vào những thể tài mới với cảm xúc cụ thể hơn. Thiên nhiên Tây Bắc- quê hƣơng của ngƣời Thái hiện lên với vẻ đẹp rất chân thực. Trong sự hoang sơ, bí ẩn là khung cảnh thơ mộng, hiền hoà. Chen giữa những dãy núi cao, những thung lũng rộng lớn là những nếp sàn, tầng ruộng bậc thang và rừng Ban trắng muốt... Trên nền thiên nhiên ấy, con ngƣời dân tộc Thái giản dị, thật thà, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nổi bật là hình tƣợng ngƣời phụ nhữ Thái xinh đẹp, duyên dáng, khéo léo, tài hoa. Cuộc sống vật chất và tinh thần của ngƣời Thái cũng đƣợc các nhà thơ phản ánh chân thực và sinh động. Họ vừa hăng say lao động xây dựng cuộc sống mới nhƣng cũng rất bay bổng trong những điệu khắp, lãng mạn trong những vòng xoè, biết trân trọng và gìn giữ bản sắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 văn hoá dân tộc ở những lễ hội truyền thống của quê hƣơng... Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhà thơ cũng chú ý khai thác những trăn trở, suy tƣ, sự chiêm nghiệm về lẽ sống, cuộc đời, con ngƣời trong hoàn cảnh xã hội đầy biến động, đó là sự giao tranh của cái cũ- mới, cao cả- thấp hèn,...Chính vì vậy, thơ Thái ngày càng gần gũi hơn, chân thực hơn, giản dị hơn. Có thể thấy, dù ở những thời điểm khác nhau, dù phản ánh sự vật, hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau nhƣng điểm gặp gỡ chung của của các nhà thơ Thái là cảm hứng về thiên nhiên, con ngƣời, phong tục, tập quán, cuộc sống của ngƣời dân tộc Thái là mạch nguồn không ngừng chảy trong sáng tác của các nhà thơ. Đọc thơ Thái hiện đại, ngƣời đọc không chỉ cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngƣời và cuộc sống nơi đây mà thông qua cách diễn đạt độc đáo của các nhà thơ Thái, ngƣời đọc đã khám phá ra những phong tục, tập quán, cách cảm, cách nghĩ và thế giới tâm hồn của ngƣời Thái. Có nghĩa, các nhà thơ Thái, thông qua nội dung phản ánh của mình, đã chuyển tải đến ngƣời đọc những “thông điệp” của ngƣời Thái, bản sắc văn hoá Thái. 3. Về nghệ thuật: Phần lớn các thế hệ nhà thơ Thái (đặc biệt là các nhà thơ thuộc giai đoạn đầu) đều sử dụng những hình thức nghệ thuật quen thuộc, đó là thể thơ truyền thống 7 chữ- 8 dòng, 7 chữ- 4 dòng, vần đƣờng luật, lối phô diễn, những làn điệu dân ca, vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của văn học dân gian Thái….Vì vậy, thơ Thái rất gần gũi và dễ đi vào lòng ngƣời. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhà thơ Thái hiện đại cũng phối hợp có hiệu quả những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại với tinh hoa nghệ thuật của nền văn học dân gian Thái nên thơ Thái vừa có tính truyền thống, vừa có màu sắc hiện đại. Bên cạnh sự mộc mạc, đơn sơ là sự trí tuệ, sâu sắc; dù gần gũi, giản dị cũng vẫn có sự bay bổng và tinh tế; dù rất truyền thống với nghệ thuật của truyện thơ, ca dao...dân gian nhƣng cũng rất hiện đại ở những thể thơ, câu thơ tự do, phá cách... Chính sự kết hợp này đã đem lại cho thơ Thái những đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 điểm nghệ thuật rất độc đáo, riêng biệt, thơ Thái hấp dẫn ngƣời đọc và thu hút bởi cảm giác vừa “lạ” nhƣng cũng vừa “quen” ấy. Nhƣ vậy, cùng với nội dung phản ánh mang đậm cách cảm, cách nghĩ và bản sắc dân tộc Thái. Thơ Thái hiện đại với hình thức biểu hiện độc đáo đã mang tiếng nói, phong tục, tập quán... đặc trƣng của dân tộc Thái đến với vƣờn hoa muôn màu, muôn sắc của các dân tộc anh em nhƣ một phong vị đặc sản của quê hƣơng ngƣời Thái. Chính vì thế, nghệ thuật thơ Thái hiện đại cũng đã góp phần “níu giữ” thể loại, gìn giữ và phát triển những tinh hoa của văn học dân gian, bản sắc văn hoá dân tộc và góp phần làm đa dạng, phong phú nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. 4. Với những giá trị đã đƣợc khẳng định của thơ ca dân gian Thái nhƣ những bài ca dao, những áng sử thi hay những truyện thơ dạt dào vần, điệu, các nhà thơ Thái hiện đại không chỉ bảo tồn, phát triển những tinh hoa ấy, mà đã thắp sáng và truyền lại cho con cháu thế hệ mai sau. Dù đƣợc tắm mình trong nguồn mạch văn hoá dân tộc nhƣ Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân... hay là sự kế thừa vốn văn học dân gian qua sách vở nhƣ La Quán Miên, Lò Cao Nhum...thì dƣ vang truyền thống vẫn không phai mờ. Những giá trị của quá khứ nhƣ là “Pèo pẫy mí mọt” (Ngọn lửa không tắt) đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, phải chăng đây là giá trị và là đóng góp lớn của thơ ca dân tộc Thái đối với nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Bằng tâm huyết và lao động sáng tạo miệt mài, các nhà thơ dân tộc Thái thời kỳ hiện đại đã sôi nổi, tự tin bƣớc lên diễn đàn văn học nghệ thuật, góp vào dòng chảy lớn của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam những mạch nguồn trong trẻo, mát lành. Theo nhƣ cách nói của ngƣời dân tộc miền núi “có nụ mừng nụ, có hoa mừng hoa”, sự đóng góp của các nhà thơ Thái đối với nền văn học các các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là điều đáng ghi nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 Thơ ca dân tộc Thái hiện đại đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá đậm đà của thơ ca các dân tộc thiểu số và tạo nên sự phong phú, giàu có cho nền văn học Việt Nam hiện đại ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1. Vũ Thị Vân (2007), “Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên (số 3). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vƣơng Anh (2006) “Kế thừa và phát huy vốn văn hoá dân tộc trong sáng tác thơ của các tác giả dân tộc thiểu số hiện nay”, Tạp chí xứ Thanh (số 12). 2. Bộ văn hoá Thông tin (2005), “Toàn cảnh văn hoá vùng Tây Bắc”, Wedsite Bộ Văn hoá Thông tin. 3. Nông Quốc Bình (2006), “Nhìn lại văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số”, Báo Nhân dân (số 8). 4. Lê Thị Vân Bình (2006), “Đời đời nhớ ơn Bác -Tấm lòng ngƣời dân Tây Bắc với Bác Hồ”, Báo Điện Biên Phủ điện tử. 5. Cầm Biêu (1984), Ánh hồng Điện Biên, Nxb Văn hoá Dân tộc. 6. Cầm Biêu (1994), Ngọn lửa không tắt, Nxb Văn hoá Dân tộc. 7. Cầm Biêu (1961), “Lời nói đầu Xống chụ xon xao” NxB Hà Nội. 8. Lò Văn Cậy (1986), Hạt muối hạt tình, Nxb Văn hoá. 9. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập Văn học dân tộc & miền núi , Nxb Giáo dục. 10. Nông Quốc Chấn (1977), Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc, Nxb Văn hoá. 11. Nông Quốc Chấn chủ biên (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc. 12. Đỗ Kim Cuông (2006), “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong quá trình đổi mới”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 13. Nguyễn Nghĩa Dân (2006) “So sánh nội dung thống nhất và đa dạng của tục ngữ Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta”, Tạp chí Văn hoá dân gian (số 4). 14. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá học Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin. 15. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoàng Khung, Lê Chí Dũng…(1999), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 16. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1977), Báo cáo Chính trị BCH TW Đảng, Nxb Sự thật. 17. Phan Kiến Giang (2000), “Bộ áo ngắn “xửa cóm” cổ truyền của ngƣời Thái”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 11). 18. Mào Ết (2000), “Tục ngữ dân tộc Thái”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 11). 19. Ngọc Hải (2000), “Lễ hội “xên bản” của đồng bào Thái”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (số 86). 20. Nguyễn Mạnh Hào (2001), “Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc”, Tạp chí Xƣa và nay (số 9). 21. Nguyễn Thị Thu Hiền (2003), “Chúng ta đã có một nền văn nghệ dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 5). 22. Tô Hợp (2001), “Lễ Khửn cẩu”- Nét đẹp văn hoá truyền thống của ngƣời Thái” , Tạp chí văn hoá dân tộc (số 6). 23. Lô Hoan (2000), “Nhớ về đồng dao ngƣời Thái”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 6). 24. Vũ Hoài (2007), “Sơn La- Những điệu múa đắm say lòng ngƣời”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 25. Lò Văn Hặc (2000), “Một số trò chơi ngày Tết của dân tộc Thái”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 6). 26. Hội Nhà văn Việt Nam (1960), Cầu vào bản- tập thơ miền núi. Nxb Văn học. 27. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1999), Văn học các dân tộc- từ một diễn đàn, Nxb Văn hoá Dân tộc. 28. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), Nhà văn các dân tộc thiểu số- Đời và văn, Nxb Văn hoá Dân tộc. 29. Hội Thái học Việt Nam (1992), Kỷ yếu Hội thảo Thái học, NXB VH Dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 30. Nguyễn Văn Huy (2001), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục. 31. Nguyễn Xuân Kính (2004), “Giao lƣu văn hoá giữa dân tộc Việt và văn hoá các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn hoá Dân gian (số 9). 32. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục. 33. Hà Lâm Kỳ chủ biên (2005), Mỗi nét hoa văn , Nxb Văn hoá Dân tộc. 34. Cầm Bá Lai (1997)“Hoa và nắng”, Nxb Văn hoá Dân tộc. 35. Ngọc Lan (2005), “Trao đổi với nhà thơ Dƣơng Thuấn”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 36. Phong Lê (1993), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn. 37. Trịnh Bích Liên (2003), “Đổi mới quan niệm về nghệ thuật của các nhà văn DTTS hiện đại ở phạm vi lý luận phê bình”, Tạp chí Văn hoá các dân tộc (số 11). 38. Đinh Liên (2002), “Phƣơng ngôn tục ngữ Thái- Kinh nghiệm sống của ngƣời miền núi”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 3). 39. Lê Lâm (1998), “Tản trụ xống xƣơng- Bản tình ca dân tộc Thái”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 1). 40. Mai Liễu (2005) “Lên Tây Bắc tìm Lò Vũ Vân”, Tạp chí Văn học dân tộc (số 6). 41. Mai Liễu (2007) “Khoảng trống về lý luận phê bình văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số”, Báo Nhân dân (số 8). 42. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam, Vấn đề-Tác giả, Nxb Giáo dục. 43. Đặng Văn Lung (1994), Tục ngữ- Văn học dân gian các dân tộc, Nxb Văn hoá Dân tộc. 44. Hoàng Lƣơng (2001), “Tình ca Thái”, Tạp chí Văn hoá các Dân tộc (số 1+2). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 45. Bùi Huy Mai (2002), Dân tộc và Bản sắc văn hoá, Nxb Văn hoá Dân tộc. 46. La Quán Miên (1999), Con đƣờng bản Đôn (tập thơ), Nxb Nghệ An. 47. La Quán Miên (2004) “Ngƣời Thái cúng vật nuôi ngày tết”, Tạp chí Văn học dân tộc (số 8). 48. La Quán Miên (2004) “Lai mổng mƣơng- một văn bản có nhiều tƣ liệu quý về ngƣời Thái ở Nghệ An”, Tạp chí Văn học dân tộc (số 9). 49. La Quán Miên, Sầm Nga Di, Vi Văn Thứa (1983), Hƣơng đất quế- tập thơ, Nxb Nghệ Tĩnh. 50. Tố Minh (2005) "Ẩm thực Thái- Sự giao hoà với thiên nhiên- dân tộc và thời đại", Tạp chí Văn học dân tộc (số 77). 51. Hà Văn Nam (1999), Tục ngữ Thái, Nxb Văn hoá dân tộc. 52. Đậu Tuấn Nam (2005), “Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của ngƣời Thái”, Tạp chí văn học dân gian (số 4). 53. Lò Cao Nhum (1996), Rƣợu núi, Nxb Văn hoá Dân tộc. 54. Lò Cao Nhum (1995), Giọt sao trở về, Nxb Văn hoá Dân tộc. 55. Lƣơng Quy Nhân (1991), Hạn khuống, Sở VHTT Lai Châu. 56. Lƣơng Quy Nhân (1994), Độ dày tình yêu, Nxb VHDT. 57. Lƣơng Quy Nhân (1983), Biên giới lòng ngƣời, Nxb Văn hoá Dân tộc. 58. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hoá các dân tộc- từ một góc nhìn, Nxb Văn hoá Dân tộc. 59. Phan Đăng Nhật (2005), Khủn chƣởng- Anh hùng ca Thái, Nxb Khoa học xã hội. 60. Hoàng Nó (1987), “Tiếng hát mƣờng ban”, Nxb Văn hoá Dân tộc. 61. Võ Quang Nhơn (1983) , Văn học các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 62. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hoá vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá Dân tộc. 63. Mạc Phi dịch và giới thiệu (1972), Tiễn dặn ngƣời yêu, Nxb Văn hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 64. Ngô Thị Thanh Quý (2001), Nghiên cứu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn ngƣời yêu dân tộc Thái, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên. 65. Lò Ngân Sủn (1999), Hoa văn thổ cẩm, Nxb Văn hoá Dân tộc. 66. Lò Ngân Sủn (2001), Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá Dân tộc. 67. Lò Ngân Sủn (2002), Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá Dân tộc. 68. Lò Ngân Sủn (2003), “Tôi muốn văn học các DTTS nổi lên”, Tạp chí văn hoá các dân tộc (số 9). 69. Lò Ngân Sủn (2003), “Viết về văn học các dân tộc thiểu số - một công việc ít đƣợc quan tâm”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 3). 70. Lò Ngân Sủn (2003), “Vài nét về dân ca dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 10). 71. Lò Ngân Sủn (2004), “Để văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam có chất lƣợng ngang tầm với văn học nghệ thuật cả nƣớc”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 10). 72. Dƣơng Đình Minh Sơn (1999), “Kút Piêu của ngƣời Thái”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 8). 73. Dƣơng Đƣờng Minh Sơn (2006), “Dây tình của ngƣời Thái”, Tạp chí Văn hoá dân tộc (số 5). 74. Vũ Ngọc Sơn (2006), “Quan hệ thông gia của đồng bào Thái”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (số 92). 75. Đinh Sơn (2006), Hỏi chuyện với chuyên gia Thái học Cầm Trọng- Báo Điện Biên Phủ điện tử. 76. Trần Đình Sử dịch và giới thiệu (2002), Mấy vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 77. Nguyễn Thái (2004), “Trang phục phụ nữ Thái Tây Bắc- nét đẹp đời thƣờng”, Tạp chí Văn hoá các Dân tộc (số 8). 78. Hà Bá Tâm (2006), “Từ ẩm thực, nhận diện về một truyền thống Thái”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (số 88). 79. Vũ Minh Tâm (2004), “Bản sắc văn hoá dân tộc- Một cách tiếp cận”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (số 47). 80. Ngọc Thanh (1980), Dân ca Thái, Nxb Văn hoá. 81. Phạm Thế Thành (2005), Bản sắc Tày trong thơ Nông Quốc Chấn, Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên. 82. Trần Thảo (2006) “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số còn một khoảng trống”, Báo Khoa học và Đời sống (15). 83. Đỗ Văn Thông (2006), “Cơm Lam Tây Bắc”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (số 85). 84. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc. 85. Lâm Tiến (1999 ), Về một mảng văn học dân tộc, Nxb Văn hoá dân tộc. 86. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, Nxb Văn hoá dân tộc. 87. Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Trƣờng (2006), “Vài nét về phong tục tập quán trong truyện viết về miền núi 30-45”, Tạp chí Khoa học trƣờng ĐHSP HN (số 5). 88. Dƣơng Thuấn (2003), “Vấn đề phát triển văn học nghệ thuật các DTTS trong thời kỳ mới”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 89. Dƣơng Thuấn (1996), “Giải thƣởng văn học dân tộc và miền núi 2 năm 1994-1995”, Tạp chí Văn hoá các Dân tộc (số 4). 90. Dƣơng Thuấn (2000), “Nét mới của văn học dân tộc và miền núi”, Tạp chí Văn hoá các Dân tộc (số 7). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 91. Dƣơng Thuấn (2001), “Văn hoá với con ngƣời ở miền núi”, Tạp chí Văn hoá các Dân tộc (số 8). 92. Trần Thị Diễm Thuý (2003), “Vị thế của ngƣời phụ nữ trong văn hoá dân gian”, Tạp chí Văn học (số 1). 93. Cầm Trọng (2005), “Lễ tục cƣới xin trong xã hội cổ truyền Thái đen”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (số 80). 94. Vƣơng Trung (1967), Truyện thơ Ing Éng, Nxb Văn học. 95. Vƣơng Trung (1979), Sóng Nậm rốm, Nxb Văn hoá. 96. Vƣơng Trung (1999), Mo khuôn, Nxb Văn hoá Dân tộc. 97. Vƣơng Trung (2003), Táy pú xấc, Nxb Văn hoá Dân tộc. 98. Vƣơng Trung (1999), “Thơ văn các dân tộc Thái trên đƣờng phát triển”, Tạp chí văn hoá dân tộc (số 9). 99. Lò Vũ Vân (2000), Nhặt hoa trăng, Nxb Văn hoá. 100. Lò Vũ Vân (2000), Đi từ miền gió hoang, Nxb Văn hoá Dân tộc. 101. Triệu Kim Văn (2002), “Bản sắc dân tộc- nỗi lo của ngƣời cầm bút” ”, Tạp chí Văn hoá các Dân tộc (số 2). 102. Viện Văn học (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ve_dac_diem_tho_ca_dan_toc_thai_hien_dai_0315.pdf
Luận văn liên quan