Luận văn Nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Hệ số VIF của các biến số trong mô hình hồi quy nằm trong khoảng 1.0 – 1.8 <4 như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hoặc hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp không đáng kể. Các biến CT, PC, TD, CNTT có hệ số B và beta ≠ 0, giá trị Sig. <0.05 nên có thỏa mãn yêu cầu thống kê. Các nhân tố này có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng công cụ dự toán trong DNVVN nên giữ lại mô hình. Từ hệ số hồi quy beta ta có thể xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau: Y(TG) = 0.341CT + 0.277 PC + 0.182TD + 0.186CNTT+ ε * Mô hình 3: Công cụ đánh giá thành quả Kết quả phân tích tương giữa các biến trong mô hình hồi quy

pdf26 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG LÊ PHƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng, việc ra đời và phát triển các khu công nghiệp, các doanh nghiệp mới đã tạo động lực mạnh mẽ đối với kinh tế địa phương. Tuy nhiên, việc vận dụng kế toán quản trị chưa được đề cập và sử dụng đúng hướng. Chính điều này đã thúc đầy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa vào kết quả điều tra thực nghiệm xác định được mức độ áp dụng công cụ KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT, từ đó đề xuất các chính sách phù hợp giúp các DN áp dụng tốt hơn các công cụ KTQT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu:Việc vận dụng KTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN.  Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (cụ thể là doanh nghiệp sản xuất). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Khảo sát, điều tra dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn.  Phân tích định lượng bằng thống kê mô tả, phân tích hồi quy đa biến để xác định nhân tố ảnh hưởng. 2 5. ngh a hoa học và thực ti n của đề tài Tính đến thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc vận dụng kế toán quản trị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đề tài này có thể là một tài liệu tham khảo giúp ích đối với những doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được kết cấu thành 4 chương với tên gọi từng chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Hàm ý chính sách 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu a) Các tài liệu nghiên cứu về việc vận dụng ế toán quản trị trên thế giới Chenhall và Langfield -Smith (1998) đã giới thiệu 42 công cụ, để điều tra mức độ áp dụng công cụ KTQT truyền thống và hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất tại Úc. Cuộc khảo sát đã nhận được phản hồi của 78 DN sản xuất. Các tác giả nhận thấy rằng hầu hết các công cụ được khảo sát đều được áp dụng trong các công ty. Tuy nhiên, mức độ áp dụng công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cụ mới được phát triển. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng tương tự cách tiếp cận này để điều tra mức độ áp dụng như ấn Độ (Joshi, 2001), Anh (Abdel-Kader & Luther, 2006), Trung Quốc (Wu và 3 cộng sự, 2007), Việt Nam (Doan, 2012); Indonesia (Wiwikchristina, 2013). Ahmad (2012) tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT tại các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất tại Malaysia. Ông sử dụng danh mục các công cụ KTQT được đưa ra bởi Chenhall và Langfield - Smith (2009). Kết quả nghiên cứu từ việc thu thập dữ liệu của 160 DN cho thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT kỹ thuật truyền thống được sử dụng phổ biến hơn các công cụ kỹ thuật hiện đại và việc vận dụng KTQT được đánh giá cao trong hiệu quả quản trị DN. Các công cụ KTQT liên quan đến tính giá, lập dự toán và hệ thống đánh giá kết quả được sử dụng rộng rãi hơn hệ thống hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược. b) Các nghiên cứu việc vận dụng ế toán quản trị tại Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN Việt Nam thì các công cụ KTQT truyền thống được áp dụng nhiều hơn các công cụ KTQT hiện đại, cụ thể là dự toán doanh thu, dự toán lợi nhuận, dự toán sản xuất, tính giá theo phương pháp toàn bộ có tỷ lệ áp dụng khá cao so với các công cụ liên quan đến chức năng chiến lược, đánh giá thành quả. Tác giả cho rằng yếu tố cạnh tranh càng cao, phân cấp quản lý càng lớn thì càng lớn thì càng khiến cho các DN có xu hướng sử dụng càng nhiều các công cụ của KTQT chiến lược, và khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều các công cụ KTQT chiến lược thì thành quả về cả hai mặt tài chính - phi tài chính đạt được càng cao. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ L LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của ế toán quản trị Vào năm 1981, Viện KTQT Hoa Kỳ đưa ra khái niệm đầu tiên của mình về KTQT dựa trên sự phản ánh về nhu cầu thay đổi của DN đối với thông tin kế toán; theo đó “KTQT là một quá trình xác định, đo lường, tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, diễn giải và truyền đạt các thông tin tài chính bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đo lường và kiểm soát một tổ chức đó được sử dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm. KTQT cũng bao gồm việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các nhóm đối trượng không thuộc nhà quản lý như cổ đông, chủ nợ, các cơ quan thuế”( Viện KTQT Hoa Kỳ,1981,tr.1). Theo luật kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật kế toán năm 2015, khoản 10, điều 3). 1.1.2. Vai trò của ế toán quản trị trong doanh nghiệp Kaplan (1995) cho rằng KTQT nên thể hiện ở những đặc điểm sau:  Trở thành một phần trong nhóm tạo ra giá trị của DN;  Tham gia vào quá trình tạo lập và triển khai chiến lược của DN;  Diễn giải các mục tiêu chiến lược và chuyển giao nguồn lực 5 thành các hoạt động cũng như quản trị đo lường,  Cuối cùng, chuyển từ vai trò của người giữ sổ sách (scorekeeper) sang vai trò của người tham gia kiến tạo hệ thống thông tin quản trị quan trọng của DN. 1.2. NỘI DUNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Các công cụ ế toán quản trị đƣợc sử dụng a. Hệ thống dự toán Các công cụ dự toán thường được sử dụng đó là dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí tài chính, dự toán vốn bằng tiền b. Hệ thống tính giá Các phương pháp tính giá được vận dụng chính là tính giá theo phương pháp toàn bộ và tính giá theo phương pháp trực tiếp, phương pháp tính giá dựa trên hoạt động ABC. c. Hệ thống đánh giá thành quả Các công cụ đánh giá thành quả như là: phân tích chênh lệch so với dự toán, chi phí định mức và chênh lệch so với định mức, kế toán trách nhiệm, lợi nhuận bộ phận, lợi nhuận kiểm soát, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, đánh giá nhà cung cấp hiện tại, phân tích lợi nhuận hiện tại d. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định Các công cụ hỗ trợ ra quyết định là phân tích quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận, giá chuyển nhượng, phân tích lợi nhuận khách hàng, phân tích giá trị cổ đông 6 e. Hệ thống kế toán quản trị chiến lược Những công cụ thuộc về hệ thống quản trị chiến lược như là: Chi phí mục tiêu trong việc thiết kế sản phẩm mới, chi phí chiến lược để thực hiện KTQT chiến lược của DN, phân tích chi phí phát sinh trong từng hoạt động của chuỗi giá trị, theo dõi các chi phí trong các giai đoạn phát triển sản phẩm, thu thập thông tin về phản ứng của đối thủ để thực hiện chiến lược 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ vận dụng ế toán quản trị a. Cạnh tranh b. Hình thức sở hữu c. Quy mô doanh nghiệp d. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp e. Giáo dục f. Phân cấp trong quản lý DN KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 7 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những công cụ KTQT nào được sử dụng? Mức độ vận dụng các công cụ KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra như thế nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động như thế nào đến việc vận dụng KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị? Vậy để khảo sát gần nhất với tình hình khu vực được nghiên cứu, tác giả quyết định đưa vào sử dụng 33 công cụ dựa trên nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) và Kamilah Ahmad (2012). ( Những công cụ này chính là những câu hỏi được hỏi trong phần 2 của bảng câu hỏi điều tra tại phụ lục). 2.1.2. Xây dựng giả thuyết a. Quy mô doanh nghiệp H1: Mức độ vận dụng KTQT trong các DN vừa cao hơn các DN nhỏ. b. Cạnh tranh H2: Cạnh tranh sẽ có tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT. c. Phân cấp quản lý H3: Phân cấp quản lý sẽ tác động cùng chiều với mức độ vận dụng KTQT. d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý H4: Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý sẽ có tác động 8 cùng chiều đến mức độ vận dụng KTQT. e. Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động kế toán quản trị H5: Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT sẽ tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng KTQT. 2.1.3. Mô hình nghiên cứu Bảng 2.1. Hệ thống các biến sử dụng trong mô hình Biến phụ thuộc Hệ thống chi phí Hệ thống dự toán Hệ thống đánh giá thành quả Hệ thống hỗ trợ ra quyết định Hệ thống KTQT chiến lược Biến độc lập Cạnh tranh Phân cấp quản lý Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý 2.2. ĐO LƢỜNG CÁC NHÂN TỐ 2.2.1. Sự vận dụng các công cụ ế toán quản trị Nghiên cứu tổng hợp 33 công cụ KTQT đã nêu ở phần trên và được phân loại thành 5 nhóm tính giá, dự toán, hỗ trợ ra quyết định, đánh giá thành quả và KTQT chiến lược để tham khảo. Thang đo Likert từ 1 (rất thấp) đến 5 (rất cao) được sử dụng đánh giá việc sử dụng mỗi công cụ KTQT. 9 2.2.2. Quy mô doanh nghiệp 2.2.3. Cạnh tranh 2.2.4. Phân cấp quản lý 2.2.5. Trình độ các đối tƣợng có liên quan đến hoạt động ế toán quản trị 2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý 2.3. MÃ HÓA THANG ĐO TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.4. XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 2.4.1. Thảo luận nhóm 2.4.2. Thiết ế bảng câu hỏi hảo sát Bảng câu hỏi gồm ba phần: (1) Thông tin doanh nghiệp (2) Mức độ vận dụng KTQT (3) Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT 2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 2.5.2. Phƣơng pháp thống ê mô tả và iểm định T-Test 2.5.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 2.5.4. Phân tích nhân tố hám phá 2.5.5. Phân tích tƣơng quan 2.5.6. Phân tích hồi quy bội KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 10 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1.1. Tỷ lệ sử dụng các công cụ ế toán quản trị Các công cụ dự toán, cụ thể là dự toán doanh thu, dự toán sản xuất, dự toán vốn bằng tiền, dự toán kiểm soát chi phí được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn cả. Các công cụ còn lại có mức sử dụng nhưng không đáng kể. Ngược lại, nhưng công cụ như Công cụ quản trị dựa trên hoạt động, Tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) có mức sử dụng rất thấp, dưới 40%. 3.1.2. Mức độ vận dụng các công cụ KTQT a. Mức độ vận dụng các công cụ KTQT Các doanh nghiệp địa phương phần lớn là DNVVN thì mức độ vận dụng các công cụ KTQT là tương đối thấp. b. Mức độ vận dụng kế toán quản trị theo quy mô doanh nghiệp * Mức độ vận dụng công cụ tính giá Nhận định về mức độ ứng dụng các công cụ tính giá khác nhau ở các doanh nghiệp có quy mô doanh nghiệp khác nhau là có cơ sở, nhận định này có độ tin cậy 95%. * Công cụ dự toán Đối với công cụ dự toán dựa trên hoạt động giá trị Sig. = 0.207>0.05 nghĩa là mức độ vận dụng công cụ dự toán này không có 11 sự khác biệt ở doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. * Công cụ đánh giá thành quả Dựa vào giá trị trung bình Mean khác nhau của các công cụ KTQT kết luận quy mô doanh nghiệp khác nhau thì mức độ vận dụng các công cụ đánh giá thành quả khác nhau. * Công cụ hỗ trợ ra quyết định Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy hầu hết các công cụ hỗ trợ ra quyết định điều có giá trị kiểm định Sig.<0.05 nên cơ sở để kết luận có sự khác nhau giữa mức độ vận dụng của các công cụ này, dựa vào giá trị trung bình cho thấy mức độ vận dụng ở doanh nghiệp vừa lớn hơn doanh nghiệp nhỏ. * Công cụ KTQT chiến lược Với công cụ KTQT chiến lược, kết quả thống kê cho thấy hầu hết các công cụ hỗ trợ ra quyết định điều có giá trị kiểm định Sig.<0.05 nên cơ sở để kết luận có sự khác nhau giữa mức độ vận dụng của các công cụ này, dựa vào giá trị trung bình cho thấy mức độ vận dụng ở doanh nghiệp vừa lớn hơn doanh nghiệp nhỏ. 3.2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha a. Thang đo cạnh tranh Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.851 lớn hơn 0.6 và tất cả hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha (0.851), và tất cả hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. 12 Cho nên kết luận rằng thang đo cạnh tranh đạt yêu cầu về độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố. b. Thang đo phân cấp quản lý Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.867 lớn hơn 0.6 và tất cả hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha (0.867) và tất cả hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Cho nên kết luận rằng thang đo phân cấp quản lý đạt yêu cầu về độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố. c. Thang đo các trình độ các đối tượng liên quan đến hoạt động KTQT Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.808 lớn hơn 0.6 và tất cả hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Mặc dù biến quan sát “Trình độ nhà quản lý cấp cao” có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến là 0.818> 0.808, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát này khá lớn 0.573>0.3 vì vậy không loại biến này ra khỏi thang đo. Cho nên kết luận rằng thang đo trình độ các đối tượng liên quan đến hoạt động KTQT gồm 3 biến quan sát là trình độ nhà quản lý cấp cao, trình độ nhà quản lý cấp trung, trình độ nhà kế toán đạt yêu cầu về độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố. d. Thang đo ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý DN Hệ số Cronbach’s Alpha là 0. 0.735 lớn hơn 0.6 và và tất cả hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Biến quan sát “Ứng dụng CNTT trong quản lý bán hàng” có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến là 0.742> 0.735, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát này khá lớn 0.474>0.3. Có thể thấy thang đo vẫn đạt ý nghĩa khi giữ 13 lại 3 biến quan sát trên, cho nên kết luận rằng thang đo ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý DN gồm 3 biến quan sát ứng dụng CNTT trong quản lý bán hàng, ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự, ứng dụng CNTT trong công tác kế toán vẫn đạt yêu cầu về độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố. 3.2.2. Phân tích nhân tố hám phá (EFA) đối với nhóm các biến quan sát ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT trong doanh nghiệp Trị số KMO là 0.699 tức là có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 cho nên phân tích nhân tố này thích hợp với các dữ liệu và kiểm định Bartlett có Sig là 0.000 < 0.05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Nhận thấy có 4 nhân tố có giá trị riêng (Eigenvalue) lớn hơn 1 với tổng phương sai trích là 64.2% lớn hơn 50% nên có 4 nhân tố được giữ lại trong mô hình. 3.2.3. Phân tích mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp a. Xây dựng mô hình hồi quy - Tính giá: Y(TG) = β0+β1CT+ β2 PC+ β3TD+β4 CNTT+ε - Dự toán: Y(DT) = β0 +β1CT+ β2 PC+ β3 TD+ β4 CNTT + ε - Đánh giá thành quả: Y(DG)=β0+β1CT+ β2 PC+β3TD+β4 CNTT + ε - Hỗ trợ ra quyết định: Y(QD) = β0+β1CT+ β2 PC+ β3 TD+β4 CNTT+ε - KTQT chiến lược: Y(CL) = β0+β1CT+ β2 PC+ β3 TD + β4 CNTT + ε Trong đó: β: Các hệ số trong mô hình hồi quy 14 - Biến phụ thuộc: Y: Mức độ vận dụng công cụ KTQT; TG: Mức độ vận dụng công cụ tính giá; DT: Mức độ vận dụng công cụ dự toán; DG: Mức độ vận dụng công cụ đánh giá thành quả; QD: Mức độ vận dụng công cụ KTQT chiến lược; CL: Mức độ vận dụng công cụ - Biến độc lập: CT: Nhân tố cạnh tranh; PC: Phân cấp quản lý ; TD: Trình độ của các đối tượng liên quan đến KTQT; CNTT: Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý b. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy * Mô hình 1: Công cụ tính giá Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy: Các nhân tố Cạnh tranh (CT), Phân cấp quản lý (PC), Trình độ các đối tượng liên quan đến KTQT (TD), Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có giá trị Sig.0 nên đủ cơ sở để kết luận có mối tương quan dương giữa các nhân tố này đối với mức độ vận dụng công cụ tính giá ở các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Biến Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có mức tương quan yếu do có hệ số Pearson <0.3. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến Hệ số VIF của các biến số trong mô hình hồi quy nằm trong khoảng 1.6-1.7 <4, vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hoặc hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp không đáng kể. Kiểm tra ý nghĩa của các tham số hồi quy 15 Có thể thấy rằng, giá trị Sig của thống kê F là 0,000 nhỏ hơn 0,05 (5%). Do đó, có thể đảm bảo rằng độ tin cậy của mô hình đạt 25% là chắc chắn và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan. Kết quả phân tích hồi quy R2 = 0.547, R2 hiệu chỉnh = 0.533. R2> R2 hiệu chỉnh nên dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh = 0.533 nghĩa là 53.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc là mức độ vận dụng công cụ tính giá được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập. Các biến CT, PC, TD có hệ số B và beta ≠ 0, giá trị Sig. <0.05 nên có thỏa mãn yêu cầu thống kê. Các nhân tố này có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng công cụ tính giá trong DNVVN nên giữ lại mô hình. Từ hệ số hồi quy beta ta có thể xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau:Y(TG)= 0.333CT+ 0.318 PC+ 0.219TD+ε * Mô hình 2: Công cụ dự toán Kết quả phân tích tương giữa các biến trong mô hình hồi quy Dựa vào kết quả phân tích tương quan cho thấy các nhân tố Cạnh tranh (CT), Phân cấp quản lý (PC), Trình độ các đối tượng liên quan đến KTQT (TD), Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có giá trị Sig.0 nên đủ cơ sở để kết luận có mối tương quan dương giữa các nhân tố này đối với mức độ vận dụng công cụ dự toán ở các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Biến Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có mức tương quan yếu do có hệ số Pearson = 0.351. 16 Kết quả phân tích hồi quy R 2 = 0.566, R 2 hiệu chỉnh = 0.548. R2> R2 hiệu chỉnh nên dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh = 0.548 nghĩa là 54.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc là mức độ vận dụng công cụ dự toán được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập. Có thể thấy rằng, giá trị Sig của thống kê F là 0,000 nhỏ hơn 0,05 (5%). Do đó, có thể đảm bảo rằng độ tin cậy của mô hình đạt 25% là chắc chắn và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến Hệ số VIF của các biến số trong mô hình hồi quy nằm trong khoảng 1.0 – 1.8 <4 như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hoặc hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp không đáng kể. Các biến CT, PC, TD, CNTT có hệ số B và beta ≠ 0, giá trị Sig. <0.05 nên có thỏa mãn yêu cầu thống kê. Các nhân tố này có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng công cụ dự toán trong DNVVN nên giữ lại mô hình. Từ hệ số hồi quy beta ta có thể xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau: Y(TG) = 0.341CT + 0.277 PC + 0.182TD + 0.186CNTT+ ε * Mô hình 3: Công cụ đánh giá thành quả Kết quả phân tích tương giữa các biến trong mô hình hồi quy Dựa vào kết quả phân tích tương quan cho thấy các nhân tố Cạnh tranh (CT), Phân cấp quản lý (PC), Trình độ các đối tượng liên quan đến KTQT (TD), Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có giá trị Sig.0 nên đủ cơ sở để kết 17 luận có mối tương quan dương giữa các nhân tố này đối với mức độ vận dụng công cụ đánh giá thành quả ở các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Biến Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có mức tương quan yếu do có hệ số Pearson <0.3. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến Hệ số Durbin-Watson = 1.668 d nằm trong khoản 1.5 <d<2.5 nên trong mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Hệ số VIF của các biến số trong mô hình hồi quy nằm trong khoảng 1.6 - 1.7 <4 như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hoặc hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp không đáng kể. Kết quả phân tích hồi quy R 2 = 0.528, R 2 hiệu chỉnh = 0.514. R2> R2 hiệu chỉnh nên dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh = 0.514 nghĩa là 51.4% sự biến thiên của biến phụ thuộc là mức độ vận dụng công cụ tính giá được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập. Có thể thấy rằng, giá trị Sig của thống kê F là 0,000 nhỏ hơn 0,05 (5%). Do đó, có thể đảm bảo rằng độ tin cậy của mô hình đạt 25% là chắc chắn và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan. Các biến CT, PC, TD có hệ số B và beta ≠ 0, giá trị Sig. <0.05 nên có thỏa mãn yêu cầu thống kê. Các nhân tố này có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng công cụ tính giá trong DNVVN nên giữ lại mô hình. Từ hệ số hồi quy beta ta có thể xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau: Y(TG)=0.310CT+ 0.354 PC+ 0.187TD +ε * Mô hình 4: Công cụ hỗ trợ ra quyết định 18 Kết quả phân tích tương giữa các biến trong mô hình hồi quy Dựa vào kết quả phân tích tương quan cho thấy các nhân tố Cạnh tranh (CT), Phân cấp quản lý (PC), Trình độ các đối tượng liên quan đến KTQT (TD), Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có giá trị Sig.0 nên đủ cơ sở để kết luận có mối tương quan dương giữa các nhân tố này đối với mức độ vận dụng công cụ hỗ trợ ra quyết định ở các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Biến Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có mức tương quan yếu do có hệ số Pearson = 0.329. Kết quả phân tích hồi quy R 2 = 0.570, R 2 hiệu chỉnh = 0.552. R2> R2 hiệu chỉnh. R2 hiệu chỉnh = 0.552 nghĩa là 55.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc là mức độ vận dụng công cụ hỗ trợ ra quyết định được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập. Có thể thấy rằng, giá trị Sig của thống kê F là 0,000 nhỏ hơn 0,05 (5%). Do đó, có thể đảm bảo rằng độ tin cậy của mô hình đạt 25% là chắc chắn và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và đa công tuyến Hệ số Durbin-Watson = 1.690 d nằm trong khoản 1.5 <d<2.5 nên trong mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Hệ số VIF của các biến số trong mô hình hồi quy nằm trong khoảng 1.0 – 1.8 <4 như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hoặc hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp không đáng kể. Các biến CT, PC, TD, CNTT có hệ số B và beta ≠ 0, giá trị Sig. <0.05 nên có thỏa mãn yêu cầu thống kê. Các nhân tố này có ảnh hưởng đến mức 19 độ vận dụng công cụ dự toán trong DNVVN nên giữ lại mô hình. Từ hệ số hồi quy beta ta có thể xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau: Y(TG)=0.429CT+ 0.191 PC+ 0.198TD+0.147CNTT+ ε * Mô hình 5: Công cụ KTQT chiến lược Kết quả phân tích tương giữa các biến trong mô hình hồi quy Các nhân tố Cạnh tranh (CT), Phân cấp quản lý (PC), Trình độ các đối tượng liên quan đến KTQT (TD), Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có giá trị Sig.0 nên đủ cơ sở để kết luận có mối tương quan dương giữa các nhân tố này đối với mức độ vận dụng công cụ hỗ trợ ra quyết định ở các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Biến Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý (CNTT) có mức tương quan yếu do có hệ số Pearson <0.3. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến Hệ số Durbin-Watson = 1.579 d nằm trong khoản 1.5 <d<2.5 nên trong mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Hệ số VIF của các biến số trong mô hình hồi quy nằm trong khoảng 1.6 – 1.7 <4 như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hoặc hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp không đáng kể. Kết quả phân tích hồi quy R 2 = 0.566, R 2 hiệu chỉnh = 0.553. R2> R2 hiệu chỉnh nên dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh = 0.553 nghĩa là 55.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc là công cụ KTQT chiến lược được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập. 20 Có thể thấy rằng, giá trị Sig của thống kê F là 0,000 nhỏ hơn 0,05 (5%). Do đó, có thể đảm bảo rằng độ tin cậy của mô hình đạt 55.3% là chắc chắn và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan. Dựa vào bảng thống kê cho thấy: Các biến CT, PC, TD có hệ số B và beta ≠ 0, giá trị Sig. <0.05 nên có thỏa mãn yêu cầu thống kê. Các nhân tố này có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng công cụ KTQT chiến lược trong DNVVN nên giữ lại mô hình. Từ hệ số hồi quy beta ta có thể xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau: Y(TG) = 0.317CT + 0.250 PC + 0.321TD + ε KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 21 CHƢƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Những công cụ KTQT nào đƣợc sử dụng? Mức độ vận dụng các công cụ KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị di n ra nhƣ thế nào? Công cụ KTQT như dự toán doanh thu, dư toán lợi nhuận, dự toán sản xuất, tính giá theo phương pháp toàn bộ là có tỷ lệ áp dụng tương đối cao so với nghiên cứu trong nước cũng như ở các nước trong khu vực, trong khi đó những công cụ còn lại được sử dụng khá ít. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công cụ KTQT truyền thống được áp dụng nhiều hơn so với các công cụ KTQT hiện đại. 4.1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị a. Cạnh tranh Nhân tố cạnh tranh có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều với cả bốn công cụ KTQT: Hệ thống tính giá, Hệ thống dự toán, Hệ thống đánh giá thành quả, Hệ thống hỗ trợ ra quyết định, Hệ thống KTQT chiến lược. Vậy nên giả thiết H2 được chấp nhận. b. Phân cấp quản lý Tương tự như với cạnh tranh, nhân tố phân cấp quản lý cũng có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều với tất cả các công cụ KTQT, giả thiết H3 cũng được chấp nhận. c. Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT 22 Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố trình độ của các đối tượng liên quan đến hoạt động KTQT có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều với tất cả các công cụ KTQT, giả thiết H4 được chấp nhận. d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý Từ kết quả nghiên cứu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý có ý nghĩa thống kê và mối liên hệ cùng chiều với công cụ dự toán, công cụ hỗ trợ ra quyết định, giả thiết H5 được chấp nhận. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã kiểm định sự tác động của yếu tố thuộc vào thông tin doanh nghiệp đến mức độ vận dụng công cụ KTQT: - Quy mô DN Kết quả phân tích về mức độ áp dụng công cụ KTQT cho hai nhóm quy mô DN vừa và nhỏ cho thấy: chưa đủ cơ sở để khẳng định giả thiết H1 hay mức độ vận dụng KTQT ở hai nhóm này khác nhau. Do vậy, yếu tố quy mô không có ý nghĩa thống kê. 4.2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.2.1. Kết luận Với những kết quả nghiên cứu ban đầu như trên, có thể thấy rằng mặc dù KTQT đã có mặt ở Việt Nam tương đối lâu nhưng hiện nay việc sử dụng công cụ KTQT ở các DNVVN vẫn còn hạn chế, Tỷ lệ sử dụng một số công cụ ở các doanh nghiệp khá cao nhưng mức độ sử dụng thì lại tương đối thấp. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số nhân tố tác động thuận chiều đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT bao gồm: cạnh tranh, phân cấp quản lý, trình độ của các đối 23 tượng có liên quan đến hoạt động KTQT, ứng dụng công nghệ thông tin. 4.2.2. Khuyến nghị chính sách Từ những phân tích trên cho thấy, KTQT có vai trò quan trọng trong việc hoạch định, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm soát trách nhiệm trong DN. Do đó, nhà quản trị phải tạo điều kiện nhiều hơn để việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản lý ngày càng nhiều và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 4.3. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIÊN ĐỀ TÀI 4.3.1. Đóng góp của nghiên cứu Nghiên cứu đã xây dựng các giải thiết và mô hình nghiên cứu ảnh hưởng mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN (cụ thể là các DN sản xuất) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm việc vận dụng các công cụ KTQT trong các DNVVN. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý trong DN biết được tỷ lệ áp dụng và mức độ áp dụng KTQT trong các DN, từ đó sẽ có những nhìn nhận, kế hoạch để áp dụng KTQT giúp DN đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 4.3.2. Hạn chế và phƣơng hƣớng phát triển đề tài Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chỉ phân tích các DN có sử dụng KTQT trong DN mà không quan tâm đến các DN không sử dụng. Thứ hai, hạn chế về mẫu điều tra. Mặc dù số lượng mẫu tương đối lớn nhưng trong khả năng tiếp cận và thời gian hạn hẹp nên tác giả không thể khảo sát được số mẫu lớn hơn. Thứ ba, nghiên cứu này tập trung làm rõ mức độ ảnh hưởng 24 của các nhân tố và việc sử dụng các công cụ KTQT mà không chỉ ra được về lợi ích, chi phí từ việc sử dụng này. Tất cả những hạn chế này sẽ được xem xét và khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoanglephuongthao_k32_kto_dn_tomtat_398_2086882.pdf
Luận văn liên quan