Tuy nhiên, với tiến trình đô thị hóa hiện nay của đất nước, em thấy rằng,
Công ty một mặt, tiến hành hợp lý hóa lại toàn bộ các khâu quản lý và sử dụng
vốn kinh doanh để đầu tư có chọn lọc hơn, mặt khác, Công ty tăng cường quảng
cáo về uy tín, về năng lực kinh doanh của mình trên nhiều phương tiện truyền
thông như qua radio, qua trang báo điện tử của UBND tỉnh Tuyên Quang hoặc
có thể tự xây dựng và thiết lập một trang Web riêng về Công ty trên mạng. . .để
từng bước mở rộng địa bàn sản xuất kinh doanh đến nhiều khu vực khác nhau.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiệp vụ Quản trị tài chính về vốn kinh doanh của Công ty Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vô
định nhỏ hơn nhiều so với vốn lưu động. Điều này không phải do ý muốn chủ
quan của Công ty mà chủ yếu là do đặc điểm của ngành nghề sản xuất – kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng tổng hợp quy định.
Cũng dựa vào các số liệu ở bảng 1, ta lập được biểu đồ phản ánh về tình
hình vận động của vốn cố định từ năm 2001 cho đến thời điểm hiện nay như sau:
BiÓu ®å 2: M« h×nh vÒ vèn cã ®Þnh cña C«ng ty (2001-2006)
0
0.5
1
1.5
2
2.5
2001 2002 2003 2004 2005 2006
N¨m
Tû ®ång
Nhìn từ biểu đồ trên ta thấy là vốn cố định của công ty đã bắt đầu giảm vào
năm 2004 và hiện nay vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể là năm 2006 đã giảm 0.2 tỷ
đồng(10.5%) so với năm 2005 và giảm 21% so với năm 2004. Sở dĩ như vậy là
do phần giá trị hao mòn luỹ kế của các tài sản máy móc, thiết bị ngày càng lớn.
Hơn nữa, Công ty cũng đã thanh lý một số tài sản cố định cũ, không đủ tiêu
chuẩn hoạt động để đảm bảo an toàn lao động cũng như đảm bảo chất lượng cho
công trình xây dựng đồng thời để tạo điều kiện đầu tư đổi mới trong những năm
tiếp theo. Tuy nhiên, nếu so với năm 2001 thì lượng vốn cố định của công ty
trong năm 2006 cũng đã tăng được gần 0.3 tỷ đồng tương đương 21%. Đây là
một con số không lớn nhưng nó cũng đã phần nào phản ánh được nỗ lực cải tiến
và đổi mới máy móc, thiết bị của Công ty trong 6 năm qua.
*Tổng vốn kinh doanh (VKD)
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản cố định và tài sản lưu
động mà công ty sở hữu. Nói một cách khác thì nó được tính bằng toàn bộ lượng
vốn lưu động và lượng vốn cố định cộng lại. Vậy nên, từ bảng 1, ta có :
Bảng 2: Tổng vốn kinh doanh của công ty (2001-2006)
(đv: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
(+, -) %
TổngVKD 20.53 21.79 20.04 30.95 43.09 46.05 2.96 6.8%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
Trong năm 2003, tuy lượng vốn lưu động của công ty giảm đi 12% nhưng
ngược lại, lượng vốn cố định lại tăng lên 42%. Do vậy nên nhìn vào bảng 3 ta
thấy tổng lượng vốn kinh doanh của công ty trong năm này chỉ còn giảm nhẹ
1.75 tỷ đồng tương ứng 8% so với năm 2002. Nếu xét tổng thể trong toàn bộ giai
đoạn 6 năm chuyển đổi thì ta thấy là tổng vốn kinh doanh của Công ty đã tăng
lên một cách rất nhanh chóng. Cụ thể là trong năm 2006, nó đã tăng 2.96 tỷ
đồng (6.8%) so với năm 2005 và so với năm 2001, con số này là trên 25.5 tỷ
đồng, tương đương với tốc độ tăng vọt là 125%.
Dưới đây là biểu đồ mô hình hoá về xu hướng vận động của tổng vốn kinh
doanh từ năm 2001 đến năm 2006 :
BiÓu ®å 3: Tæng vèn KD cña c«ng ty (2001-2006)
0
10
20
30
40
50
2001 2002 2003 2004 2005 2006
N¨m
Tû ®ång
Như vậy, qua biểu đồ trên ta thấy tổng vốn kinh doanh của Công ty trong
3 năm đầu không có nhiều sự thay đổi nhưng vào năm 2006, nó đã tăng lên gấp
hơn 2 lần so với năm 2001 (125%). Vốn tăng nghĩa là tài sản của Công ty tăng!
Điều này chứng tỏ Công ty có khả năng huy động vốn cao và nếu xét trên góc
độ kế toán cũng như trên phương diện quản trị tài chính thì có thể đưa ra kết
luận ban đầu về tình hình sản xuất- kinh doanh của công ty là “làm ăn có uy tín,
có hiệu quả và tăng trưởng!” .
b) Cơ cấu vốn
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Do chịu tác động bởi các tính chất và đặc điểm của ngành nghề sản
xuất-kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên Công ty cổ phần xây dựng tổng
hợp Tuyên Quang có một lượng vốn lưu động tương đối lớn và chiếm tỷ trọng
rất cao so với vốn cố định. Và nhìn chung là từ năm 2001 đến nay thì cơ cấu vốn
của công ty không có nhiều thay đổi. Lượng vốn lưu động vẫn luôn chiếm tỷ
trọng hơn 90%, cụ thể là từ nguồn số liệu ở bảng 1và 2, ta tính toán được bảng
sau:
Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty (2001-2006)
(đơn vị: %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
% vốn lưu động 93.6 93.3 90.1 93.5 95.8 96.3
% vốn cố định 6.4 6.7 9.9 6.5 4.2 3.7
Nếu xét riêng trong năm 2006 thì lượng vốn lưu động là 44,35 tỷ đồng,
chiếm 96.3%, trong khi đó lượng vốn cố định chỉ khoảng xấp xỉ 1.7 tỷ đồng,
chiếm 3.7%. Điều này được minh họa bởi biểu đồ sau:
BiÓu ®å 4: C¬ cÊu vèn KD cña c«ng ty n¨m 2005
96.3%
3.7%
Vèn lu ®éng
Vèn cè ®Þnh
*Nhận xét chung:
Việc cơ cấu lại hình thức sở hữu vốn theo hướng cổ phần hoá, từ doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần đã không chỉ tạo điều kiện cho
công ty sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản của nhà nước mà còn huy động thêm
được nhiều nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao
sức cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia góp vốn,
thực sự làm chủ công ty.
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Và thực tế đã cho thấy, sau 6 năm chuyển đổi hình thức sở hữu, với tổng
số vốn kinh doanh ban đầu là trên 20 tỷ đồng, hiện nay công ty đã tăng con số
này lên hơn 46 tỷ đồng. Như vậy, Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên
Quang đang được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động sản
xuất- kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, vừa mang lại lợi nhuận cho các
cổ đông vừa tạo dựng được công ăn việc làm ổn định cho người lao động và qua
đó góp phần xây dựng nước nhà.
2.2 Phân loại nguồn vốn
Như đã trình bày ở trên, để tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh, các
doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang
nói riêng cần phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này được biểu hiện
dưới hình thái vật chất hay phi vật chất và được đo bằng tiền gọi là tài sản. Mặt
khác, vốn của công ty lại được hình thành (tài trợ) từ nhiều nguồn khác nhau gọi
là nguồn vốn. Dưới đây em xin áp dụng một số cách phân loại phổ biến nhất để
phân loại nguồn vốn của công ty:
a) Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn:
Xét theo căn cứ này thì nguồn vốn của Công ty được chia thành nguồn vốn chủ
sở hữu (VCSH) và nợ phải trả (NPT) với các số liệu cụ thể ở bảng sau:
Bảng 4: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty (2001-2006)
(đv: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) %
VCSH 3.54 3.84 4.07 3.98 4.16 4.26 0.1 2.4%
NPT 16.99 17.95 15.97 26.97 38.93 41.79 2.86 7.3%
%VCSH 17.24 17.62 20 13 9.65 9.25 - -0.4%
%NPT 82.76 82.38 80 87 90.35 90.75 - 0.4%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
* Nguồn vốn chủ sở hữu :
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp, đây là yếu tố quyết định để hình
thành Công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của Công ty, trong đó tỷ lệ vốn
chủ sở hữu mà Nhà nước nắm giữ chiếm 49%, còn lại 51% do cán bộ công nhân
viên trong Công ty nắm giữ. Và nếu như tại thời điểm chuyển đổi hình thức sở
hữu (năm 2000), Công ty có số vốn chủ sở hữu là 2.95 tỷ đồng thì đến nay con
số này đã tăng lên 4.26 tỷ đồng. Cụ thể, ta thấy trong năm 2006, vốn chủ sở hữu
của Công ty đã tăng nhẹ 0.1 tỷ đồng ( tương đương 2.4%) so với năm 2005 và
tăng được 1.52 tỷ đồng ( tương đương 28.8%) so với năm 2001. Sự gia tăng này
chủ yếu là do huy động vốn từ lợi nhuận để lại chứ Công ty không phát hành
thêm cổ phiếu mới để huy động vốn chủ sở hữu.
Dựa vào bảng 4, ta lập được biểu đồ mô tả về lượng vốn chủ sở hữu của
Công ty như sau:
BiÓu ®å 5: M« h×nh hãa lîng VCSH cña C«ng ty(2001-2006)
0
1
2
3
4
5
2001 2002 2003 2004 2005 2006
N¨m
tû ®ång
Nhìn biểu đồ trên có thể thấy là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty khá ổn
định và chỉ tăng với tốc độ rất nhẹ. Để tìm hiểu rõ hơn, dưới đây em xin trình
bày chi tiết về các bộ phận cấu thành nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty trong
năm 2006 vừa qua như sau:
Bảng 5: Các bộ phận cấu thành nguồn VCSH của Công ty năm 2006
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (tỷ đồng) (%)
*Nguồn vốn chủ sở hữu 4.26 100
-Nguồn vốn kinh doanh 3.54 83.1
-Quỹ đầu tư phát triển 0.07 1.64
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
-Quỹ dự phòng tài chính 0.12 2.81
-Lãi chưa phân phối 0.25 5.87
-Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0.19 4.46
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0.09 2.12
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
*Nợ phải trả:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, hiếm có một công ty nào lại
có đủ tiềm lực mạnh mẽ để đầu tư tái sản xuất mở rộng mà không cần vay vốn
của các ngân hàng, các tổ chức tài chính và các chủ thể cho vay khác. Đối với
Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang cũng vậy. Để đáp ứng được
nhu cầu về lượng vốn lưu động có quy mô và tỷ trọng lớn như ở trên, Công ty
cần phải huy động nguồn vốn bằng cách đi vay và hầu hết đó là các khoản vay
ngắn hạn. Do đó nợ phải trả của công ty chính là nợ ngắn hạn và nguồn vốn
này được huy động từ các chủ thể sau:
+) Vay Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang
+)Nợ của người bán, bao gồm: Công ty CP vật liệu xây dựng Viên
Châu; công ty Gang thép Thái nguyên…
+)Vốn tài trợ ngắn hạn của các chủ đầu tư xây dựng công trình và
hạng mục công trình.
+) Vay cán bộ công nhân viên trong công ty và các chủ thể khác…
Dựa vào các số liệu ở bảng 4, ta lập biểu đồ minh họa về tình hình công
nợ của Công ty trong giai đoạn bắt đầu từ khi chuyển đổi hình thức sở hữu đến
nay:
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
BiÓu ®å 6: M« h×nh vÒ nî ph¶i tr¶ cña C«ng ty (2006)
0
10
20
30
40
50
2001 2002 2003 2004 2005 2006
N¨m
tû ®ång
Như vậy, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng với tốc độ khá nhẹ thì nợ
phải trả của Công ty lại tăng lên với tốc độ chóng mặt! Chỉ riêng trong năm
2006, nó đã tăng 2.86 tỷ tương ứng 7.3% so với năm 2005 và so với năm 2001
thì nó đã tăng lên 24.8 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 146%! Sự gia
tăng mạnh này một mặt là để đáp ứng nhu cầu về lượng vốn lưu động ngày càng
lớn, mặt khác, Công ty cũng muốn tranh thủ và tận dụng triệt để được nguồn
vốn vay với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu xét trong mối quan hệ tương quan với
vốn chủ sở hữu thì quả thật là ở đây có sự chênh lệch rất lớn! Và như vậy nó sẽ
làm tăng nguy cơ rủi ro của cổ phiếu Công ty dẫn đến hậu quả là làm giảm tính
hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư vốn không ưa mạo hiểm! Dưới đây là biểu đồ
phản ánh về sự chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty xét
riêng cho năm 2006.
BiÓu ®å 7: C¬ cÊu nguån vèn cña C«ng ty xÐt theo mqh së h÷u vÒ vèn (2006)
91%
9% Nî ph¶i tr¶
Vèn chñ së h÷u
Tuy có sự chênh lệch lớn như vậy nhưng do phần lớn vốn vay đều được
sử dụng để đầu tư vào các tài sản lưu động cho nên với một lượng vốn lưu động
lớn như đã trình bày ở trên thì ta có thể khẳng định là công ty vẫn hoàn toàn có
đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Hơn nữa, không phải
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
cứ vay nợ nhiều là kinh doanh kém hiệu quả, hàng năm Công ty vẫn thu được
một khoản lợi nhuận không nhỏ và điều này cho thấy là Công ty đã có được
niềm tin và sự kỳ vọng của các chủ thể cho vay đối với hoạt động sản xuất- kinh
doanh của mình.
b) Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Xét theo căn cứ này thì nguồn vốn của Công ty được chia thành nguồn vốn
thường xuyên (NVTX) và nguồn vốn tạm thời (NVTT)với các số liệu ở bảng
sau:
Bảng 6: Nguồn vốn thường xuyên và tạm thời của Công ty (2001-2006)
(đv: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) %
NVTX 17.84 18.75 18.02 24.75 35.10 37.33 2.23 6.35%
NVTT 2.69 3.04 2.02 6.20 7.99 8.72 0.73 9.13%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
*Nguồn vốn thường xuyên:
Là nguồn vốn mà Công ty sử dụng để mua sắm các tài sản cố định và
một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất-
kinh doanh như: Vốn bằng tiền; đầu tư mua các máy móc, thiết bị, công nghệ;
chi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; và các khoản chi khác .v.v. Có thể
thấy là nguồn vốn thường xuyên cuả Công ty cho ở bảng 6 đã liên tục tăng lên
từ năm 2001 đến nay với tốc độ tăng bình quân là 18%/năm. Trong năm 2006,
con số này đã tăng 6.35% (2.23 tỷ đồng) so với năm 2005 và tăng 19.49 tỷ đồng
so với năm 2001, tương đương với tốc độ tăng 110%. Sở dĩ như vậy là vì quy
mô và địa bàn hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng
tổng hợp Tuyên Quang đang ngày càng được mở rộng qua các năm. Do đó, sản
xuất tăng lên kéo theo việc nguồn vốn chi thường xuyên cũng tăng lên là điều tất
yếu.
*Nguồn vốn tạm thời:
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dùng để đáp ứng nhu cầu có tính
chất tạm thời hoặc bất thường trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty
như: Chi tạm ứng cho cán bộ, công nhân viên; chi tiếp khách hành chính; chi
tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản
chi tạm thời khác…
Từ bảng 6, ta có thể thấy là nguồn vốn tạm thời của Công ty cũng đã tăng
rất mạnh sau 6 năm chuyển đổi hình thức sở hữu. Chẳng hạn như trong năm
2006, con số này đã tăng lên 0.73 tỷ đồng (tương đương 9.13%) so với năm
2005 và tăng 6.03 tỷ đồng ( tương đương 225% !) so với năm 2001. Và so với
cách phân loại ở phần trước thì cách phân loại này có sự chênh lệch ít hơn trong
cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty. Và để làm rõ vấn đề này cũng như để tiện
cho việc so sánh giữa các cách phân loại về nguồn vốn, ta sẽ lấy số liệu của năm
2006 để biểu diễn bằng biểu đồ cơ cấu như sau :
BiÓu ®å 8: C¬ cÊu nguån vèn xÐt theo
thêi gian huy ®éng vµ sö dông vèn (2006)
81%
19%
NV thêng xuyªn
NV t¹m thêi
Như vậy, rõ ràng là với cùng một tổng nguồn vốn kinh doanh trong năm
2006 nhưng với cách phân loại này thì tỷ trọng của mỗi nguồn vốn có sự chênh
lệch ít hơn 10% so với cách phân loại dựa vào mối quan hệ sở hữu về vốn ở
phần a. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ sử dụng cũng như mức độ phổ biến thì
cách phân loại thứ 2 này không được ứng dụng nhiều bằng cách phân loại 1 và
nó thường chỉ được sử dụng để tham khảo.
c) Căn cứ vào phạm vi huy động vốn.
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Dựa vào căn cứ này thì nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng tổng
hợp Tuyên Quang được chia thành nguồn vốn bên trong (NVBT) và nguồn vốn
bên ngoài (NVBN) với các số liệu cụ thể được cho bởi bảng sau:
Bảng 7: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài Công ty(2001-2006)
(đv: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) %
NVBT 4.41 5.16 5.39 6.04 6.33 6.90 0.57 9%
NVBN 16.12 16.63 14.85 24.91 36.76 39.55 2.97 7.58%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
*Nguồn vốn bên trong Công ty:
Là vốn được huy động từ chính hoạt động của Công ty, nó thể hiện khả
năng tự tài trợ của Công ty, bao gồm : Vốn điều lệ ban đầu;lợi nhuận để lại; quỹ
đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính; các khoản chưa nộp cấp trên; vay cán
bộ công nhân viên và vốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác. . .
Nhìn vào các số liệu được thể hiện ở bảng 7, ta có thể thấy là nguồn vốn
nội bộ của Công ty đã tăng lên khá đều đặn trong 6 năm qua và cũng không có
năm nào bị tụt giảm. So với năm 2001 thì nguồn vốn này đã tăng lên 2.49 tỷ
đồng vào năm 2006( tương đương với tốc độ tăng 56.4%). Sự gia tăng này chủ
yếu là do khoản lợi nhuận để lại tăng và do số dư trích cho quỹ đầu tư phát triển
tăng. Đây là một hướng đi tốt, nó cho thấy Công ty đã tận dụng và phát huy
được nguồn nội lực của chính mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài.
*Nguồn vốn bên ngoài Công ty:
Là nguồn vốn mà Công ty huy động được bằng cách vay vốn của các chủ
thể cho vay bên ngoài như: Vay ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên
Quang; nợ ngắn hạn các chủ đầu tư và các nhà cung ứng..v.v.
Nhìn vào bảng7 ở trên thì vào năm 2006, nguồn vốn bên ngoài của Công
ty đã tăng lên2.97 tỷ đồng tương đương 7.58% so với năm 2005. Và theo như
tính toán cho cả giai đoạn 6 năm thì đến nay, nguồn vốn bên ngoài của Công ty
đã tăng lên 23.43 tỷ đồng so với năm 2001, (tương đương 145%). Điều này cho
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
thấy là, một mặt, Công ty có khả năng và uy tín trong việc huy động nguồn vốn
bên ngoài, mặt khác, cho dù Công ty làm ăn có hiệu quả nhưng nguồn vốn vay
bên ngoài mà càng lớn thì sự phụ thuộc sẽ càng cao và tính chủ động về vốn sẽ
càng giảm! Dưới đây là biểu đồ mô tả về tỷ trọng của nguồn vốn bên trong và
bên ngoài Công ty năm 2006:
BiÓu ®å 9: C¬ cÊu nguån vèn theo ph¹m vi (2006)
14%
86%
NV bªn trong
NV bªn ngoµi
2.3 Chi phí vốn của Công ty
a) Chi phí nợ vay trước thuế và sau thuế
*Chi phí nợ vay trước thuế:
Là mức lãi mà Công ty phải trả cho các chủ thể cho vay để được sử dụng
một lượng vốn nhất định của họ. Mức lãi này được tính theo tỷ lệ lãi suất trên thị
trường, đó còn được gọi là chi phí lãi vay. Và do trong cơ cấu nợ phải trả của
Công ty thì lượng vốn vay ngắn hạn của ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh
Tuyên Quang là bộ phận có tỷ trọng lớn nhất( chiếm khoản 70%) cho nên ở
phần này em chỉ xin trình bày về chi phí sử dụng nợ vay tín dụng ngân hàng
(trước thuế) như sau:
Bảng 8: Chi phí lãi vay trước thuế của Công ty (2001-2006)
(Đơn vị: %/năm)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CP lãi vay trước thuế 9.72 9.85 9.80 10.16 10.95 11.20
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Từ bảng 8, ta tính được là vào năm 2006, chi phí nợ vay trước thuế của
Công ty đã tăng (11.20% – 10.95%) = 0.25% so với năm 2005 và tăng tương
ứng là (11.20 – 9.72%) = 1.48% so với năm 2001. Lãi suất tăng rõ ràng sẽ làm
giảm lợi nhuận của Công ty song dù sao thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn
được coi là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt hơn so với nguồn
vốn tín dụng thương mại hay nguồn vốn chủ sở hữu.
*Chi phí nợ vay sau thuế:
Là chi phí nợ vay nhưng đã được trừ đi khoản tiết kiệm do thuế và nó
được tính bằng công thức: Kd = Ks(1-T) (*)
Trong đó: T : Thuế thu nhập của Công ty
Ks : Chi phí nợ vay trước thuế của Công ty
Kd : Chi phí nợ vay sau thuế của Công ty
Tính đến trước thời điểm 01/01/2004 thì thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 32% và sau thời điểm này là 28%. Do Công ty là đơn v ịmới cổ phần
hóa và hoạt động theo hình thức sở hữu mới từ năm 2001 nên được hưởng
những ưu đãi như đối với công ty mới thành lập trong 5 năm đầu. Cụ thể là được
miễn 100% thuế thu nhập trong 2 năm đầu và 50% trong 3 năm tiếp theo. Như
vậy, từ công thức (*) và biểu thuế TNDN của Công ty ta tính toán được bảng
sau:
Bảng 9: Chi phí nợ vay sau thuế TNDN của Công ty (2001-2006)
(Đơn vị: %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
% Thuế TNDN 0 0 16 14 14 28
CP nợ vay sau thuế 9.72 9.85 8.23 8.74 9.41 8.06
Như vậy, trong khi chi phí nợ vay trước thuế của Công ty vào năm 2006
tăng so với các năm trước đó thì ngược lại, chi phí nợ vay sau thuế lại giảm. Nếu
ta chỉ xem xét đến lợi ích kinh tế dựa trên khía cạnh đơn thuần về lãi suất thì
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
trong 2 năm 2001 và 2002, do được miễn thuế TNDN hoàn toàn nên Công ty
không có khoản tiết kiệm chi phí nợ vay do thuế nhưng trong các năm tiếp theo
con số này đã được tiết kiệm một cách đáng kể. Cụ thể là vào năm 2006, Công
ty đã tiết kiệm (giảm) được 1.35% chi phí so với năm 2005 và 1.66% chi phí so
với năm 2001.
b) Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
*Chi phí lợi nhuận để lại:
Là chi phí cho việc sử dụng lợi nhuận để lại của Công ty để đầu tư và
tái sản suất mở rộng. Thông thường, chi phí lợi nhuận để lại được tính bằng
công thức sau: (**) Kl =
D
1
+ g
P0
Trong đó: Kl : chi phí lợi nhuận để lại (%)
D1 : Cổ tức kỳ vọng năm tới (VNĐ/ cổ phiếu)
P0 : Giá trị thị trường của một cổ phiếu (VNĐ/ cổ phiếu)
g : Tốc độ tăng trưởng cổ tức hàng năm (%)
Áp dụng các số liệu thực tế của Công ty vào công thức tính ở trên ta có
bảng số liệu về chi phí lợi nhuận để lại được tính toán như sau:
Bảng 10: Chi phí lợi nhuận để lại của Công ty (2002-2006)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
D1 (nghìn đ/ CP) 2.81 3.90 8.99 12.53 11.42 11.5
P0 ( nghìn đ/ CP) 100 106 110 115 120 127
g (%) - 6.00 3.77 4.55 4.35 5.83
(**) Kl (%) - 8.92 11.95 15.44 13.86 14.89
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
Nhìn vào bảng trên thì ta thấy là chi phí lợi nhuận để lại của Công ty cao
hơn so với cả chi phí nợ vay trước và sau thuế. Điều này gần như là hiển nhiên
vì chi phí lợi nhuận để lại chính là tỷ lệ lợi tức mà các cổ đông sẽ đuợc hưởng
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
sau khi họ để lại toàn bộ hoặc một phần lợi nhuận để tái sản xuất. Nếu tỷ lệ này
thấp hơn so với chi phí nợ vay thì đương nhiên họ sẽ dùng lợi nhuận của mình
để gửi vào các ngân hàng hoặc đầu tư vào các tài sản khác. Vậy nên trong năm
2006, với mức 14.89%, tăng 1.03% so với năm 2005 và tăng 5.97% so với năm
2002. Với mức tăng này, Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang
được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có chi phí lợi nhuận để lại
tương đối cao so với nhiều công ty cùng kinh doanh xây dựng trên địa bàn.
*Chi phí của cổ phiếu thường:
Là chi phí cơ hội của việc Công ty huy động nguồn vốn bằng cách phát
hành cổ phiếu thường mới và chi phí này thường được tính bằng công thức sau:
Ke = D1 + g
P
0
(1-F)
Trong đó: Ke : Chi phí của cổ phiếu thuờng (%/)
D1; P0 ; g : như đã chú thích ở phần trước
F : Tỷ lệ chi phí phát hành cổ phiếu thường mới (%)
Đối với Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang thì từ sau năm
2001 đến nay, do Công ty không phát hành thêm cổ phiếu mới cho nên chi phí
phát hành cổ phiếu thường mới (F) = 0%. Điều này có nghĩa là chi phí của cổ
phiếu thường bằng với chi phí của lợi nhuận để lại ở bảng 10 ở trên. Và đến
đây ta có thể đưa ra kết luận là dù Công ty có huy động nguồn vốn chủ sở hữu
bằng lợi nhuận để lại hay bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới thì đều phải
trả một mức chi phí như nhau. Do vậy, ta có: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
= chi phí của nhuận để lại = Chi phí của cổ phiếu thuờng (Kb = Kl = Ke)
c) Chi phí trung bình của vốn (WACC)
Ở hầu hết các doanh nghiệp, trong lĩnh vực quản trị tài chính, WACC được
tính theo công thức bình quân gia quyền như sau:
WACC = wdkd + wbkb
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Trong đó: WACC : Chi phí bình quân của vốn (%)
wd : Tỷ trọng nợ vay trong cơ cấu vốn (%)
wb : Tỷ trọng vốn của sở hữu trong cơ cấu vốn(%)
kd : Chi phí nợ vay sau thuế (%)
kb : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (%)
Từ bảng 9 và 10 ta có bảng tổng kết sau:
Bảng 11: Chi phí sử dụng các nguồn vốn của Công ty (2002-2006)
(Đơn vị : %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CP sử dụng nợ vay sau thuế 9.72 9.85 8.23 8.74 9.41 8.06
CP sử dụng vốn chủ sở hữu - 8.92 11.95 15.44 13.86 14.89
Hơn nữa, như đã trình bày ở bảng 4, phần 2.2 (a) thì nguồn vốn vay của
Công ty qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khoảng từ 80-90% trong tổng cơ cấu
nguồn vốn và riêng trong năm 2006 thì nó chiếm 90.75% còn vốn chủ sở hữu
chỉ chiếm 9.25% cho nên áp dụng công thức tính WACC cho riêng năm 2006 ta
được:
WACC(2006) = 8.06%*90.75% + 14.89%*9.25% = 9.23%
Tính tương tự như trên cho các năm còn lại, ta được bảng số liệu sau:
Bảng 12: Chi phí vốn bình quân của Công ty ( 2002-2006)
(Đơn vị: %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 %tăng (giảm)
WACC - 8.13 6.58 7.64 8.51 8.69 0.18%
Như vậy, WACC của năm 2006 chỉ tăng 0.18% so với năm 2005. Và qua
đây ta có thể thấy là tuy chi phí vốn chủ sở hữu của Công ty khá cao nhưng do
vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn nên nhìn chung là
WACC chỉ dao động trong khoảng từ 7 – 9% và đây không phải là mức cao so
với nhiều công ty khác trong ngành.
2.4 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn trong Công ty
a) Quản lý vốn cố định
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
*Cơ cấu tài sản cố định của Công ty :
Để có thể trình bày được một cách ngắn gọn, trong toàn bộ phần này em
chỉ xin trình bày về thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
vào năm 2006 vừa qua.
Từ các số liệu trong bảng Cân đối kế toán của Công ty, ta có:
Bảng 13: Các bộ phận cấu thành tài sản cố định của Công ty năm 2006
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (tỷ đồng) (%)
*Tài sản cố định 1.70 100%
-Nguyên giá tài sản cố định 3.01 177%
-Giá trị hao mòn lũy kế 1.35 -79.4%
-Đầu tư tài chính dài hạn 0.04 2.4%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
Nhìn vào bảng trên ta thấy, thực chất phần giá trị hao mòn lũy kế của
tài sản cố định đã được dịch chuyển vào sản phẩm xây dựng cho nên ta có: Giá
trị còn lại của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản cố định – Giá trị hao mòn
lũy kế = 3.01 – 1.35 = 1.66 (tỷ đồng). Điều này có nghĩa là tài sản cố định của
Công ty chỉ bao gồm 2 bộ phận chính là giá trị còn lại của tài sản cố định và
đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó, giá trị còn lại(GTCL) của tài sản cố định bao
giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều lần so với đầu tư tài chính dài hạn. Cụ
thể, ta lập được biểu đồ cơ cấu tài sản cố định như sau:
BiÓu ®å 10: C¬ cÊu tµi s¶n cè ®Þnh cña C«ng ty(2006)
98%
2%
GTCL cña tµi s¶n cè ®Þnh
§Çu t tµi chÝnh dµi h¹n
* Phương pháp khấu hao tài sản cố định của Công ty
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Cũng như nhiều công ty khác ở nước ta hiện nay, Công ty cổ phần xây
dựng tổng hợp Tuyên Quang áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời
gian với tỷ lệ khấu hao bình quân (Tkh) là 8%/năm .
Cụ thể là trong năm 2006, mức khấu hao tài sản cố định (Mkh) được tính
bằng: Mkh = Tkh x Nguyên giá TSCĐ = 8% x 3.01 = 0.24 (tỷ đồng).
Để phản ánh về tổng lượng giá trị của tài sản cố định đã bị hao mòn qua
các năm, Công ty đã áp dụng phương pháp cộng dồn (lũy kế), tức là: Giá trị hao
mòn lũy kế năm 2006 = Mức khấu hao năm 2006 + Giá trị hao mòn lũy kế
năm 2005 = 0.24 + 1.11 =1.35 (tỷ đồng) . Cụ thể, ta có bảng số liệu về sự cộng
dồn giá trị khấu hao tài sản cố định của Công ty như sau:
Bảng 14: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ (2001-2006)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) (%)
Giá trị HMLK 0.31 0.50 0.66 0.85 1.11 1.35 0.39 35.13%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
Nhìn chung thì phương pháp khấu hao đều theo thời gian mà Công ty áp
dụng có ưu điểm là tính toán tương đối đơn giản, không phức tạp, tuy nhiên, nó
không khắc phục được tình trạng hao mòn vô hình của các máy móc, thiết bị
trong thời buổi công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão hiện nay.
* Tình hình bảo toàn vốn cố định của Công ty hiện nay:
- Để quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn cố định một cách có hiệu quả thì
ngay từ đầu Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang đã thiết lập một
hệ thống theo dõi và kiểm soát tài sản cố định thông qua các sổ theo dõi tổng
hợp và chi tiết được lập định kỳ theo từng năm. Và để tiện cho việc theo dõi
cũng như cập nhật thông tin về tài sản cố định thì toàn bộ các dữ liệu có liên
quan đều được lưu trữ trên máy tính .
- Bên cạnh đó, Công ty cũng ban hành các quy định chặt chẽ về trách nhiệm,
về cách sử dụng và bảo toàn tài sản cố định nhằm nâng cao tinh thần tự giác của
toàn thể cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, để đảm bảo được yêu cầu nghiêm
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
ngặt về mặt kỹ thuật, tránh các tai nạn đáng tiếc hoặc các sự cố kỹ thuật ngoài ý
muốn, Công ty đã chú ý đến việc tuyển mộ các kỹ sư có trình độ chuyên môn
cao và thực hiện đào tạo, kèm cặp chi tiết cho những người chưa thạo việc
- Ngay từ đầu, Công ty cũng đã đầu tư một lượng vốn đáng kể vào hệ thống
kiểm tra, bảo dưỡng và nâng cấp các TSCĐ. Lich kiểm tra, bảo dưỡng được tiến
hành định kỳ hàng tháng. Bên cạnh đó, việc định kỳ kiểm kê, đánh giá lại tài sản
cố định cũng được tiến hành theo các quý để tránh sự thất thoát trong công tác
quản lý. Đối với các TSCĐ đã bị xuống cấp hoặc không đủ tiêu chuẩn vận hành
thì Công ty tiến hành bán hoặc thanh lý để tạo điều kiện đầu tư, đổi mới và
nhanh chóng bắt kịp được với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trên thị trường.
b) Quản lý vốn lưu động
*Quản lý tiền mặt:
Đối với bất kỳ công ty nào thì tiền mặt luôn giữ một vị trí vô cùng quan
trọng trong các giao dịch hàng ngày bởi vì trong tất cả các tài sản thì tiền mặt
giữ vị trí số 1 về tính chuyển đổi của nó. Thế nhưng, tiền mặt lại là một tài sản
không sinh lời cho nên đối với tất cả các công ty nói chung cũng như đối với
Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang nói riêng thì việc quản lý tiền
mặt sao cho đạt mứcdự trữ tối thiểu hóa mà vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng ngày là điều rất cần thiết.
Trước hết, ta theo dõi về tình hình dự trữ tiền mặt của Công ty ở bảng sau:
Bảng 15: Tiền mặt của Công ty (2001-2006)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) (%)
Tiền mặt - 2.26 0.78 2.42 1.88 1.45 -0.43 -22.87%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
Như vậy là lượng tiền mặt của Công ty năm 2006 đã giảm 0.43 tỷ đồng
tương đương 22.87% so với năm 2005 và giảm 0.81 tỷ đồng tương đương 35.8%
so với năm 2001. Tuy lượng dự trữ tiền mặt đã giảm nhưng Công ty vẫn đáp
ứng tốt cho các hoạt động giao dịch thường ngày. Và để quản lý và sử dụng tiền
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
mặt đạt hiệu quả như vậy, Công ty dựa vào tình hình dự trữ tiền mặt của một số
năm trước đó để đưa ra được mức dự kiến tiền mặt biến thiên trong một khoảng
nhất định. Ví dụ dựa vào bảng trên, ta có thể đưa ra khoảng biến thiên tiền mặt
để dự trữ trong năm 2007 là (0.78 – 2.26 tỷ đồng). Hơn nữa, như ta đã biết, tiền
mặt là một khoản vốn không sinh lời cho nên Công ty cổ phần xây dựng tổng
hợp Tuyên Quang chỉ dự trữ 30% tổng lượng tiền mặt tại công ty, 70% còn lại
thì gửi vào tài khoản không kỳ hạn của Công ty với lãi suất 0.25%/tháng tại
ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang. Dịch vụ này của ngân hàng
cho phép Công ty có thể rút tiền trong bất cứ thời gian nào mà vẫn ít nhiều sinh
được lợi nhuận.
*Quản lý dự trữ tồn kho:
Trong các tài sản lưu động của Công ty, thì hàng tồn kho (HTK) bao giờ
cũng có giá trị lớn nhất (chiếm khoảng từ 60-75% tổng lượng vốn lưu động). Cụ
thể, ta có bảng số liệu và biểu đồ phản ánh về tình hình dự trữ hàng tồn kho của
Công ty như sau:
Bảng 16: Dự trữ hàng tồn kho của Công ty (2001-2006)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) (%)
HTK 11.93 14.93 15.04 20.17 31.30 33.35 2.05 6.54%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
BiÓu ®å 11: M« h×nh hãa HTK cña C«ng ty(2001-2006)
0
10
20
30
40
2001 2002 2003 2004 2005 2006
N¨m
tû ®ång
Nếu chỉ xét riêng năm 2006 thì ta thấy là hàng tồn kho của Công ty đã
tăng 2.05 tỷ đồng (6.54%) so với 2005 và tăng 21.42 tỷ đồng tương đương với
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
tốc độ tăng 179% so với năm 2001. Sở dĩ hàng tồn kho lại tăng cao như vậy là
do nhiều công trình và hạng mục công trình được xây dựng trong thời gian dài
(5-10 năm). Bên cạnh đó thì các hàng hóa đầu vào là các loại vật liệu xây dựng
mà Công ty kinh doanh cũng có giá trị tương đối lớn. Vậy nên, việc tồn trữ một
lượng hàng tồn kho lớn là do yêu cầu thực tế khách quan đem lại. Tuy nhiên,
điều này sẽ khiến cho việc quản lý hàng tồn kho đạt hiệu quả là không hề đơn
giản.
Trên thực tế cho thấy là Công ty đã bắt đầu ứng dụng hệ thống quản lý
hàng tồn kho bằng máy tính để giảm thiểu khối lượng công việc cồng kềnh lúc
trước. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc tính toán các chi phí có liên quan như
chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản…được thuận tiện hơn. Và hiện nay,
với một lượng hàng tồn kho lớn như vậy thì vấn đề quan trọng nhất là làm sao
để xác định được lượng hàng hóa vật tư dự trữ ở mức hợp lý nhất. Phương pháp
đơn giản nhất mà Công ty vẫn thường áp dụng là dựa vào tình hình tiêu hao và
cung cấp vật liệu xây dựng của các năm trước để ước tính lượng hàng tồn kho
cần thiết cho kỳ này. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có sai số chênh lệch khá
lớn so với thực tế và đến nay nó vẫn chưa thực sự cho thấy sự hữu hiệu cần thiết
trong công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty.
*Quản lý phải thu:
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là điều không thể tránh
khỏi. Đối với Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang thì các khách
hàng phải thu nợ có thể là các chủ đầu tư công trình hoặc những người mua chịu
vật liệu xây dựng… Dưới đây là bảng số liệu về khoản mục phải thu khách
hàng (PTKH) của Công ty:
Bảng 17: Khoản phải thu khách hàng của Công ty (2001-2006)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) (%)
PTKH 1.28 1.73 0.76 2.71 7.96 6.27 -1.69 -21.2%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Như vậy là trong năm 2006, các khoản phải thu của Công ty đã bắt đầu
giảm 1.69 tỷ (21.2%) so với năm 2005 nhưng nếu so với năm 2001 thì nó đã
tăng lên 4.99 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng là 389.84%! Rõ ràng là khi
các khoản phải thu tăng lên thì trong ngắn hạn nó sẽ làm giảm doanh thu, dẫn
đến lợi nhuận của Công ty giảm. Và nếu thời hạn phải thu càng dài thì nguy cơ
rủi ro mà Công ty gặp phải cũng sẽ càng lớn. Như vậy, khi mà các khoản phải
thu tăng thì nó có thể giúp Công ty giảm chi phí tồn kho nhưng lại làm tăng chi
phí đòi nợ. Do vậy, để tránh được những rủi ro trong quản lý thì hiện nay
ngoài việc phân tích một loạt các chỉ tiêu về vốn, về điều kiện kinh tế, về khả
năng thế chấp, về năng lực trả nợ của khách hàng, Công ty còn phân tích,
đánh giá về phẩm chất, về uy tín và về mức độ quan hệ, hợp tác với khách
hàng.
2.5 Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty
Để phục vụ cho việc tính toán và đánh giá các chỉ tiêu tài chính được thuận
tiện và ngắn gọn hơn, trước hết, em xin tóm tắt một số chỉ tiêu cần thiết của
Công ty ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 18: Tóm tắt lại một số chỉ tiêu kế toán của Công ty (2003-2006)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) (%)
Lợi nhuận thuần (LN
thuần) 0.68 0.55 0.59 0.64 0.05 8.47%
Doanh thu thuần
(DTT) 9.78 14.46 16.3 17.82 1.52 9.33%
Giá vốn hàng bán
(GVHB) 8.43 13.1 15.72 16.57 0.85 5.41%
Tổng giá trị sản xuất
(GO) 11.01 24.1 24.15 25.46 1.31 5.42%
Vốn cố định (VCĐ) 2.20 2.15 1.9 1.7 -0.2 -10.53%
Nguyên giá TSCĐ 2.82 2.97 3.00 3.01 0.01 0.33%
Giá trị còn lại của
TSCĐ 2.16 2.12 1.85 1.66 -0.19 -10.27%
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Vốn lưu động (VLĐ) 17.84 28.8 41.19 44.35 3.16 7.67%
Phải thu khách hàng
(PTKH) 0.76 2.71 7.96 6.27 -1.69 -21.23%
Hàng tồn kho (HTK) 15.04 20.17 31.3 33.52 2.22 7.09%
Tiền mặt (TM) 0.78 2.43 1.888 1.45 -0.43 -23.20%
Tổng vốn kinh doanh
(VKD) 25.68 36.89 49.09 52.07 2.98 6.07%
Nợ ngắn hạn
( Nợ NH) 15.97 26.97 38.93 41.79 2.86 7.35%
a)Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 19 : Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ (2003-2006)
(Hệ số thập phân)
Năm 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) (%)
Sức sản xuất của VCĐ
(DTT / VCĐ) 4.44 6.72 8.57 10.48 1.91 22.29%
Sức sản xuất của TSCĐ
(DTT /Nguyên giá TSCĐ) 3.47 4.86 5.43 5.92 0.49 9.02%
Sức sinh lời của VCĐ
(LN thuần / VCĐ) 0.31 0.25 0.31 0.37 0.06 19.35%
Sức sinh lợi của TSCĐ
(LN thuần / GTCL của TSCĐ) 0.31 0.26 0.31 0.38 0.07 22.58%
Suất hao phí của TSCĐ
(Nguyên giá TSCĐ / DTT) 0.29 0.21 0.18 0.17 -0.01 -5.56%
Dựa vào bảng số liệu tính toán được ở trên ta thấy sức sản xuất của vốn
cố định nói chung và của tài sản cố định nói riêng nhìn chung là khá cao. Cụ thể
là 1 đồng vốn cố định do Công ty đầu tư đem lại từ 4 đến trên 10 đồng doanh
thu. Ngược lại, suất hao phí của tài sản cố định lại rất thấp (0.17 - 0.29) và đây
là một tín hiệu rất khả quan, thúc đẩy Công ty tăng cường đầu tư cho các TSCĐ.
Tuy nhiên, sức sinh lợi của vốn cố định cũng như của TSCĐ lại không cao (0.07
– 0.38) và nếu xét trên mặt bằng so sánh chung của toàn ngành thì chỉ tiêu này
của Công ty chỉ có thể cho là ở mức chấp nhận được.
b)Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 20: Một số chỉ tiêu TC đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ (2003-2006)
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
(đv : Hệ số thập phân)
Năm 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+,-) (%)
Sức sx của VLĐ
(GO / VLĐ) 0.62 0.84 0.59 0.57 -0.02 -3.39%
Sức sinh lợi của VLĐ
( LN thuần / VLĐ) 0.04 0.02 0.01 0.01 0 0.00%
Suất hao phí VLĐ
(VLĐ / LN thuần) 26.24 52.36 69.81 69.30 -0.51 -0.73%
Vòng quay HTK
(GVHB / HTK) 0.56 0.65 0.50 0.49 -0.01 -2.00%
Vòng quay PTKH
(DTT / PTKH) 12.87 5.34 2.05 2.84 0.79 38.54%
KN thanh toán hiện thời
( VLĐ / Nợ NH) 1.12 1.07 1.06 1.06 0 0.00%
KN thanh toán nhanh
(VLĐ-HTK) / Nợ NH
0.18
0.32
0.25
0.26 0.01 4.00%
KN thanh toán tức thời
(TM+ĐTCKNH) / Nợ NH 0.05 0.09 0.05 0.03 -0.02 -40.00%
Như vậy, từ bảng tính trên có thể đưa ra kết luận ban đầu là hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang là khá
thấp! Cụ thể là, hệ số về sức sản xuất của vốn lưu động từ 2003 đến nay đều
nhỏ hơn 1, tức là một đồng vốn lưu động không tạo ra được 1 đồng giá trị sản
suất. Hơn nữa, hệ số về sức sinh lời của vốn lưu động lại chỉ dừng ở mức rất
thấp (< 0.01), trong khi đó, suất hao phí vốn lưu động lại rất lớn, cụ thể là sẽ
phải mất khoảng từ 26 đến 70 đồng vốn lưu động mới có được 1 đồng lợi nhuận!
Nhất là trong năm 2006, hầu hết các chỉ tiêu so sánh tuyệt đối (+,-)và tương
đối(%) với năm 2006 đều giảm hoặc không tăng.
Bên cạnh đó, trong một chu kỳ kinh doanh, hàng tồn kho không quay
được một vòng còn số vòng quay phải thu khách hàng thì càng ngày càng giảm.
Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động của Công ty là là rất
chậm! Và ngoài hệ số về khả năng thanh toán hiện thời là đáp ứng được nhu cầu
(> 1) thì hệ số về khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của Công ty
đều ở mức rất thấp (< 0.5)
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
{Ghi chú: (*) Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang không đầu
tư chứng khoán ngắn hạn ( ĐTCKNH) nên hệ số về khẳ năng thanh toán tức
thời được tính bằng tiền mặt chia cho nợ ngắn hạn}
c) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 21: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD (2003-2006)
(đv : Hệ số thập phân)
Năm 2003 2004 2005 2006 2006 so với 2005 (+, -) (%)
Sức sx của VKD
(DTT / VKD) 0.38 0.39 0.33 0.34 0.01 3.03%
Sức sinh lợi của VKD
(LN thuần / VKD) 0.03 0.01 0.01 0.01 0 0.00%
Suất hao phí của VKD
(VKD / LN thuần) 37.76 67.07 83.20 81.36 -1.84 -2.21%
Từ bảng trên ta thấy là sức sản xuất và sức sinh lời của vốn kinh doanh
đều ở mức thấp và để có được 1 đồng lợi nhuận thuần thì Công ty phải đầu tư từ
37 đến 84 đồng vốn kinh doanh. Như vậy, tuy Công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh có lợi nhuận nhưng xét trên góc độ quản trị và đánh giá tài chính thông
qua một số chỉ tiêu cơ bản ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công
ty vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời buổi kinh tế thị
trường hiện nay.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.1 Một số thành tựu đã đạt được
* Sự gia tăng mạnh về vốn:
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Tính đến thời điểm hiện nay tức là sau 6 năm chuyển đổi hình thức sở
hữu, Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang đã đạt được một thành
tựu đáng kể về tốc độ tăng trưởng của vốn. Từ năm 2006 vừa qua so với năm
2001, lượng vốn lưu động đã tăng lên được 25.22 tỷ đồng, đạt được tốc độ rất
cao là 132%, bên cạnh đó, lượng vốn cố định cũng đã tăng lên với tốc độ đáng
khích lệ là 21%. Và xét trên góc độ tổng hợp thì có thể thấy là tổng vốn kinh
doanh của Công ty vào năm 2006 đã gia tăng gấp 2 lần so với năm 2001. Cụ thể
là tăng 20.53 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng 125%!
Hơn nữa, xét về mặt nguồn vốn thì dù là nguồn vốn chủ sở hữu hay nguồn
vốn tự có thì cho đến nay đều đã ít nhiều gia tăng so với thời điểm chuyển đổi
hình thức sở hữu năm 2000. Điều này cho thấy là Công ty vừa có tiềm lực tài
chính vừa có khả năng huy động vốn rất cao. Bởi vì vốn tăng tức là tài sản của
Công ty tăng và điều này chính là một thành tựu khá quan trọng trong lĩnh vực
quản trị tài chính nói chung và trong quản trị về vốn nói riêng của Công ty.
*Tận dụng được nguồn vốn với chi phí sử dụng thấp:
Mặc dù trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả luôn chiếm từ trên 80
đến 90% nhưng do trong đó chủ yếu là các khoản vay tín dụng ngân cho nên
Công ty có chi phí sử dụng vốn tương đối thấp. Và như đã trình bày ở phần 2.3
c), chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của Công ty chỉ dao động xung
quanh mức 8-9%. Đây là một mức chi phí sử dụng vốn tương đối rẻ so với nhiều
công ty khác và nó cũng được xem là một thành tựu đáng ghi nhận trong nỗ lực
hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
* Đáp ứng được khả năng thanh toán hiện thời:
Tuy trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả( nợ ngắn hạn) chiếm tỷ trọng
lớn nhưng Công ty vẫn hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán hiện thời. Bảng 26
cho thấy là hệ số thanh toán hiện thời của Công ty từ năm 2001 đến nay luôn lớn
hơn 1. Như vậy, rõ ràng là Công ty một mặt có thể tận dụng được nguồn vốn
vay để đầu tư, tái sản xuất và làm lợi cho mình, mặt khác, Công ty vẫn có đủ khả
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
năng thanh toán và chi trả các khoản nợ trong ngắn hạn do có lượng vốn lưu
động lớn. Điều này cho thấy sự vận dụng linh hoạt theo phương châm “tùy cơ
ứng biến” trong quản lý và sử dụng vốn của Công ty đã phát huy được hiệu quả
của nó.
*Giá trị cổ phiếu tăng cùng với lợi nhuận tăng:
Nếu như tại thời điểm cổ phần hóa (2000), giá trị 01 cổ phiếu là 100
nghìn đồng thì đến năm 2006, con số này là 127 nghìn đồng/cổ phiếu, tương ứng
với tốc độ tăng là 27%. Thêm vào đó, lợi nhuận của năm 2006 là 640 triệu đồng,
tăng 229 triệu đồng so với 411 triệu của năm 2001. Như vậy, tuy giá trị cổ phiếu
và lợi nhuận chỉ tăng với tốc độ trung bình từ 5-9%/năm nhưng nó đã phần nào
nói lên việc đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là đem
lại hiệu quả.
3.2 Một số hạn chế có liên quan
*Quản lý hàng tồn kho chưa đạt hiệu quả:
Trong số các tài sản lưu động của Công ty thì hàng tồn kho luôn chiếm tỷ
trọng rất lớn( 60-70%). Vậy nên, một mặt nó làm phát sinh các chi phí như : chi
phí lưu kho, lưu bãi; chi phí bảo quản; chi phí quản lý…, mặt khác, Công ty lại
chưa ứng dụng một cách đồng bộ hệ thống quản lý hàng tồn kho bằng máy tính
cho nên ở các khâu thu mua và cung cấp vẫn còn có sự chồng chéo , do đó, tính
linh hoạt trong quản lý hàng tồn kho của Công ty là chưa cao. Bên cạnh đó, khi
đánh giá theo các chỉ tiêu tài chính và xem xét trong mối quan hệ tương quan
với nợ phải trả mà hầu hết là nợ ngắn hạn thì do hàng tồn kho chiếm giá trị lớn
nhất nên đã làm cho khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của Công
ty là rất thấp ( 0.03 – 0.4). Vậy nên, tính chủ động trong việc đối phó với các
nguy cơ và những rủi ro bất ngờ liên quan đến các khoản nợ vay của Công ty là
không đáp ứng được yêu cầu.
Hơn nữa, cũng từ bảng 20, ta thấy từ năm 2003 đến nay, hệ số vòng quay
hàng tồn kho luôn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy là trong một chu kỳ kinh doanh,
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
hàng tồn kho của Công ty không quay hết được một vòng, thậm chí trong năm
2006, con số này chỉ là 0.49 (vòng quay). Như vậy là trên phương diện quản trị
tài chính, hàng tồn kho của Công ty có tốc độ luân chuyển rất chậm và từ đó đã
làm cho tính thanh khoản của tài sản lưu động trở nên kém năng động hơn.
*Cơ cấu nguồn vốn chưa tối ưu:
Xét theo mối quan hệ sở hữu về vốn thì nguồn vốn nợ phải trả của Công
ty luôn chiếm tỷ trọng trên 80% so với nguồn vốn chủ sở hữu. Và như vậy là
trong toàn bộ các tài sản hiện có của Công ty thì phần lớn là được hình thành từ
nợ vay cho nên điều này, một mặt, sẽ làm giảm tính tự chủ của Công ty, mặt
khác, nó làm tăng mức độ phụ thuộc của Công ty vào các chủ thể cho vay vốn.
Hơn nữa, đối với một cơ cấu nguồn vốn có tỷ trọng nợ vay lớn gấp 8 đến 9 lần
so với vốn chủ sở hữu như vậy thì xét dưới góc độ kế toán và đánh giá tài chính
nói riêng, nó sẽ ít nhiều làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu Công ty và qua đó
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định cuối cùng của các chủ đầu tư.
*Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thấp:
Từ các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
ở bảng 21, ta thấy là sức sản xuất và sức sinh lời của vốn kinh doanh là rất thấp.
Cụ thể là 1 đồng vốn kinh doanh của Công ty chỉ sản xuất được tối đa là 0.47
đồng doanh thu và cũng chỉ sinh được tối đa 0.03 đồng lợi nhuận thuần. Nói
theo cách ngược lại thì để có được 1 đồng lợi nhuận thuần, Công ty phải đầu tư
ít nhất là 37.76 đồng vốn kinh doanh. Và trong năm 2006, con số này đã lên tới
81.36 đồng. Như vậy rõ ràng là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chỉ dừng lại ở
mức thấp và đây có thể xem là một hạn chế lớn nhất trong công tác quản trị tài
chính về vốn của Công ty.
3.3 Nguyên nhân và hướng giải quyết các hạn chế
* Về hạn chế thứ nhất:
Việc dự trữ hàng tồn kho với quy mô và giá trị lớn như đã trình bày ở
phần trước một phần là do tính chất và đặc điểm của ngành xây dựng quy định.
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Cụ thể là do nhiều công trình và hạng mục công trình được xây dựng với quy
mô lớn và diễn ra trong thời gian dài (5-10 năm) nên cần phải dự trữ một lượng
hàng hóa vật tư lớn để đáp ứng đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, tiến độ thi công
công trình lại chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi điều kiện khí hậu,địa lý.
Tuy nhiên, để có thể tối thiểu hóa hàng tồn kho, tăng số vòng quay và đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển thì Công ty có thể ứng dụng các mô hình dự trữ như:
mô hình EOQ hoặc mô hình POQ. Và hiện nay, ngoài biện pháp bán chịu để làm
giảm bớt lượng hàng kho và làm tăng các khoản phải thu thì Công ty còn có thể
trích một phần giá trị của các danh mục dự trữ không cần thiết để sử dụng vào
việc đầu tư chứng khoán ngắn hạn hoặc đầu tư vào các tài sản lưu động khác
đem lại hiệu quả tài chính cao hơn.
*Về hạn chế thứ hai:
Sở dĩ trong cơ cấu nguồn vốn (căn cứ vào mối quan hệ sở hữu), nợ phải trả
luôn có tỷ trọng lớn hơn 90% là do nguồn vốn vay có chi phí sử dụng vốn tương
đối rẻ, tiện dụng và linh hoạt hơn so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy
nhiên, việc duy trì một cơ cấu nguồn vốn có sự chênh lệch lớn như vậy là không
tối ưu.
Theo em, mỗi năm Công ty có thể tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu lên từ 2 –
5% bằng lợi nhuận để lại và bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường mới.
Ban đầu thì Công ty có thể chịu một mức chi phí sử dụng vốn bình quân cao hơn
nhưng do tỷ trọng tăng thấp nên nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản
xuất-kinh doanh của Công ty. Và về lâu dài, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu sẽ
được nhích dần lên cao, điều này sẽ làm tăng tính tự chủ cũng như mức độ tín
nhiệm của Công ty, do vậy nó sẽ có tác động trở lại giúp Công ty có thể huy
động thêm vốn vay với chi phí thấp hơn.
*Về hạn chế thứ ba:
Như đã biết, Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang mới bắt đầu
chuyển đổi sở hữu từ năm 2001 đến nay nên cơ cấu bộ máy quản lý cũng như cơ
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
cấu sản xuất đều có những thay đổi lớn về nhiều mặt. Do vậy, bước đầu Công ty
vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định và trong đó, việc sử dụng vốn kinh
doanh đạt hiệu quả còn thấp là một hạn chế mà Công ty đang tìm cách khắc
phục. Đối với vấn đề này thì do thời gian tìm hiểu và nắm bắt về thực trạng của
Công ty không nhiều nên em khó có thể đưa ra được một hướng giải quyết tối
ưu. Tuy nhiên, với tiến trình đô thị hóa hiện nay của đất nước, em thấy rằng,
Công ty một mặt, tiến hành hợp lý hóa lại toàn bộ các khâu quản lý và sử dụng
vốn kinh doanh để đầu tư có chọn lọc hơn, mặt khác, Công ty tăng cường quảng
cáo về uy tín, về năng lực kinh doanh của mình trên nhiều phương tiện truyền
thông như qua radio, qua trang báo điện tử của UBND tỉnh Tuyên Quang hoặc
có thể tự xây dựng và thiết lập một trang Web riêng về Công ty trên mạng. . .để
từng bước mở rộng địa bàn sản xuất kinh doanh đến nhiều khu vực khác nhau.
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
LỜI KẾT
Khi còn đang học về chuyên ngành quản trị kinh doanh trên giảng
đường đại học, em thực sự vẫn chưa có được một sự định hình cụ thể, rõ ràng và
xác thực về nghề nghiệp chuyên môn của mình. Nhưng trải qua giai đoạn thực
tập vừa qua, nhất là trong thời gian thực tập nghiệp vụ, em thấy mình vỡ ra được
khá nhiều điều bổ ích.
Trước hết, em thấy mình có được một tư duy gắn liền với thực tiễn hơn
trong cách nhìn nhận vấn đề, trong phương pháp phân tích, đánh giá và trong cả
các kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo nơi trường lớp. Học không phải chỉ để
nhớ được nhiều, để biết được nhiều mà quan trọng hơn là để ứng dụng được một
cách linh hoạt vào thực tế công việc của mỗi doanh nghiệp sao cho thật hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngoài những kiến thức mà các thầy, cô đã giảng dạy thì những vốn
hiểu biết và kinh nghiệm của các cô chú, anh chị làm việc trong Công ty cũng
rất quý báu, rất đáng để một sinh viên còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế như
em học hỏi và vận dụng.
Tóm lại, được thực tập về nghiệp vụ quản trị tài chính mà cụ thể và về vốn
kinh doanh của Công ty, với em, đây là một cơ hội lớn và cũng là một bước tập
dượt quan trọng để em có thể tự đánh giá về bản thân mình. Không chỉ trau dồi
được thêm các kiến thức, kỹ năng mà cả những va vấp, thiếu xót trong công việc,
trong giao tiếp cũng giúp em nhìn nhận lại mình để có thể tự khắc phục và ngày
càng trở nên năng động hơn. Cũng qua đây, em càng ý thức được vị trí và vai trò
quan trọng của lĩnh vực quản trị tài chính đối với mỗi doanh nghiệp. Và chính
sự ý thức đó đã tạo cho em sự say mê và quyết tâm để thử sức mình trong lĩnh
vực này sau khi ra trường.
Hà Nội ngày 02 tháng 05 năm 2007
B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô
Ý kiến nhận xét của quý công ty:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Nghiệp vụ Quản trị tài chính về vốn kinh doanh của Công ty Tuyên Quang.pdf