Luận văn Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay

WWF đƣa cá tra Việt Nam vào sách đỏ là thông tin thực sự gây sốc, vì nó gây ảnh hƣởng nghiêm trọng số phận hàng vạn ngƣời lao động VN đang làm việc trong ngành chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Từ chỗ không ai biết đến, cá tra đã đƣợc những ngƣời nông dân ĐBSCL cùng với các DN VN đƣa lên thành một sản phẩm nổi tiếng, đƣợc ngƣời tiêu dùng trên cả thế giới ƣa chuộng. Từ năm 2003, các vùng nuôi cá tra của VN đã triển khai Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn chất lƣợng của tổ chức SQS Institute có trụ sở tại Mỹ cấp. Những năm gần đây, các DN VN còn áp dụng cả tiêu chuẩn quốc tế mới nhƣ Global GAP. Vì vậy, nếu WWF lấy lý do môi trƣờng nuôi, thức ăn, hoá chất “có vấn đề” để đƣa cá tra vào danh sách đỏ là hoàn toàn thiếu cơ sở. Quyết định đƣa cá tra vào danh sách đỏ của WWF còn ảnh hƣởng tới rất nhiều ngƣời tiêu dùng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cá tra đã trở thành một sản phẩm đƣợc ƣa chuộng tại nhiều thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật, Mỹ, Châu Âu và nhiều nƣớc khác. Quyết định của WWF đồng nghĩa với việc khuyên ngƣời tiêu dùng nên từ chối sử dụng cá tra và nên chọn sản phẩm khác chƣa chắc đã an toàn hơn, chất lƣợng cao hơn, giá cả tốt hơn và thân thiện với môi trƣờng hơn. Một quyết định quan trọng đến thế lẽ ra phải đƣợc WWF cân nhắc, đánh giá cẩn thận, nhƣng trên thực tế dƣờng nhƣ không phải nhƣ vậy. Theo thông tin đã đăng tải trên báo Lao Động và các báo thì cho đến nay, đại diện WWF tại VN chƣa hề hay biết WWF quốc tế căn cứ vào đâu, dựa vào những bằng chứng nào để đƣa cá tra VN vào danh sách đỏ. WWF đã tiến hành đánh giá tác động môi trƣờng tại VN chƣa, hay dựa vào đánh giá của tổ chức nào khác? Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN (VASEP) trong mấy tuần qua đã đã liên tục hỏi WWF VN, nhƣng vẫn chƣa có đƣợc câu trả lời. Một quyết định do WWF công bố gây ảnh hƣởng xấu đến cả một ngành kinh tế, đến số phận hàng vạn ngƣời lao động của VN mà đại diện của chính WWF ở tại đây không hay biết thì cũng thật lạ!

pdf181 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghìn người nhưng chỉ có 7 người sống sót. Tuyển trẻ em làm cai ngục Ngày 15-8-1975, Bộ trƣởng Quốc phòng Son Sen của chế độ Khơ-me Đỏ gọi Duch tới một cuộc họp tổ chức ở nhà ga Phnôm Pênh để lên kế hoạch thành lập nhà tù S21 tại Phnôm Pênh. Sau cuộc họp, S21 đƣợc thành lập và trở thành nơi giam giữ, hành hình các cán bộ của Đảng Cộng sản Cam-pu-chia. “Địa ngục trần gian” này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10-1975. Sau khi chuyển từ cấp phó lên làm chỉ huy nhà tù S21, Duch chia S21 thành những khu riêng biệt với chức năng khác nhau, đó là khu bảo vệ, khu thẩm vấn (Duch trực tiếp giám sát khu này), khu tài liệu, khu đặc biệt. Ngoài ra còn có các khu chụp ảnh, khu y tế, nhà bếp và khu hậu cần. S21 là một tổ hợp với trung tâm là một ngôi trƣờng cũ và trại giam đặc biệt đƣợc coi là khu vực bí mật và đƣợc canh phòng nghiêm ngặt nhất. Khu trung tâm đƣợc bao quanh bởi các hàng rào, cả trong và ngoài đều có lính vũ trang bảo vệ. Dƣới sự chỉ huy của Duch, S21 đƣợc quản lý theo kiểu phân tầng, có cơ chế báo cáo ở tất cả các cấp nhằm bảo đảm những mệnh lệnh của Duch đƣợc thực hiện ngay và chính xác. Ngoài áp dụng các luật lệ chung của Khơ-me Đỏ, S21 còn thực thi những quy định khắc nghiệt do chính Duch đề ra. Các cai ngục dƣới quyền Duch đều do chính “trùm đồ tể” này chọn lựa với ƣu tiên hàng đầu là những cộng sự thân tín nhất của hắn tại M-13, bí số của nhà tù đầu tiên của Khơ-me Đỏ mà hắn là trại trƣởng. Sau hắn mới chọn tới các em nhỏ và thanh, thiếu niên để làm bảo vệ cho S21 vì dễ dàng sai khiến. 159 Bức ảnh các tù nhân bị giam tại S21 hiện được treo ở Bảo tàng tội ác diệt chủng Tuôn Xleng của Cam-pu- chia. Ảnh: Bbase.com Tiêu diệt tận gốc Vai trò chính của S21 là thực thi đƣờng lối chính trị của Khơ-me Đỏ đối với kẻ thù với phƣơng châm các tù nhân “phải bị tiêu diệt hoàn toàn”, đồng nghĩa với “giết chết”. Tất cả tù nhân tới S21 là để tử hình. Chính sách của S21 là không một tù nhân nào đƣợc thả tự do. Chính tên Duch khai nhận một số tù nhân đã cầu xin Duch tha mạng cho họ hoặc viết thƣ qua hắn để chuyển tới các lãnh đạo cấp cao hơn của Khơ-me Đỏ nhƣng đều vô ích. Chính sách “tiêu diệt kẻ thù” cũng đƣợc áp dụng đối với cả gia đình các tù nhân, bao gồm cả trẻ em. Hầu nhƣ ngày nào cũng có tù nhân đƣợc chuyển tới S21. Họ đều bị bịt mắt và còng tay khi đƣợc đƣa vào nhà tù. Tất cả đều đƣợc lên danh sách, nếu là ngƣời mới sẽ đƣợc chụp ảnh và lƣu lại nhằm hỗ trợ cho việc bắt lại các tù nhân trốn trại. Các tù nhân bị giam giữ gần nhƣ 24/24 giờ. S21 có cả các xà lim chật hẹp cho một tù nhân và những xà lim tập thể lớn hơn, nơi họ bị xích cạnh nhau với chân bị cùm khiến họ không thể đứng đƣợc lên. Các quy định hà khắc trong trại khiến cuộc sống của các tù nhân bị kìm kẹp và tƣớc đi của họ những điều kiện sống tối thiểu nhất của con ngƣời. Họ không đƣợc phép trò chuyện với nhau, thậm chí với các cai ngục. Các tù nhân lần đầu tiên tới trại thƣờng bị lột quần áo, chỉ còn đồ lót trên ngƣời. Không có nhà tắm và họ vẫn bị xiềng xích ngay cả khi đƣợc làm cái việc không biết có đƣợc gọi là “tắm” hay không. Vì chỉ có một chiếc vòi xịt ở ô cửa dùng để dọn sạch xà lim chứ không phải để cho các tù nhân tắm rửa. Vì họ không đƣợc phép rời khỏi xà lim nên ngay cả vệ sinh cá nhân cũng tại chỗ luôn. Không có giƣờng, các tù nhân phải ngủ trên nền xi măng và bị muỗi chích đầy ngƣời. Họ chỉ đƣợc ăn hai bữa một ngày vào buổi sáng và tối, với thứ đồ ăn không thể tồi tệ hơn và món chính là cháo suông. 160 Hậu quả là các tù nhân bị đói, mắc bệnh và chết vì không đƣợc chăm sóc y tế. Chỉ có một nhóm gồm 3 đến 5 ngƣời làm công việc của nhân viên y tế, nhƣng không hề đƣợc qua đào tạo và phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ trại S21. Thậm chỉ cả trẻ em cũng đƣợc sử dụng để làm công việc này. Nhiệm vụ của họ chỉ là giữ đƣợc mạng sống cho các tù nhân tới khi hoàn thành công việc thẩm vấn. Tháng nào cũng có từ 8 đến 9 tù nhân chết ngay trong xà lim và một số tù nhân đã tự tìm tới cái chết để đƣợc giải thoát khỏi địa ngục trần gian. Ban đầu, các tù nhân bị tử hình và đƣợc chôn quanh tổ hợp nhà tù S21. Sau đó, từ 1976 đến giữa 1977, một phần để tránh nguy cơ bệnh dịch, Duch quyết định đƣa các tù nhân tới hành hình tại cánh đồng Choeng Ek. Choeng Ek trở thành nơi giết chóc chính nhƣng các vụ hành hình cũng nhƣ chôn các tử tù vẫn đƣợc thực hiện ngay tại hoặc gần S21. Ngay cả quy định tƣởng chừng giúp các tù nhân dễ thở hơn đó là không cho phép cai ngục đánh đập tù nhân cũng thƣờng xuyên bị vi phạm. Có những cai ngục trừng phạt tù nhân bằng cách vụt tới tấp 200 gậy lên ngƣời. Ở S21 áp dụng đủ các hình thức để thẩm vấn tù nhân, bao gồm cả tra tấn. Việc tra tấn ở S21 đã trở thành hệ thống và hầu nhƣ ai bị thẩm vấn cũng không tránh khỏi bị tra tấn. Các tù nhân sau mỗi cuộc thẩm vấn bị rách da, chảy máu, thâm tím, bất tỉnh, mất ngón tay hay móng chân là chuyện bình thƣờng ở S21. Các tù nhân bị giam giữ tại đây phần lớn đều bị thƣơng, có khuôn mặt sƣng phồng và có vết cháy xém quanh tai- hậu quả sau những vụ tra tấn bằng sốc điện. Cứ nhƣ vậy, khoảng 15 nghìn ngƣời đã bị hành quyết hoặc chết bất đắc kỳ tử ở địa ngục khủng khiếp này. Mỹ Hạnh Bình luận Ngày phán xét lịch sử QĐND - 27/07/2010 Cùng với nhân dân Cam-pu-chia, nhân dân Việt Nam hay bất cứ ai trên thế giới biết rõ tội ác diệt chủng của chế độ Khơ-me Đỏ trƣớc đây đều vui mừng trƣớc tin Tòa án xét xử tội ác Khơ-me Đỏ (ECCC) ở Cam-pu-chia, do Liên hợp quốc bảo trợ, đƣa ra xét xử và tuyên án 35 năm tù giam đối với Cang Kếch Yêu (Kaing Guek Eav), ngƣời có biệt danh là "Duch", cai ngục nhà tù Tuôn Xleng S- 21 (Toul Sleng) khét tiếng dƣới chế độ Khơ-me Đỏ. Hắn là một trong những thủ lĩnh Khơ-me đỏ cấp cao bị đƣa ra xét xử đầu tiên và bị buộc tội phạm tội ác chiến tranh cùng các tội ác chống lại loài ngƣời. Công lý đang đƣợc thực thi cho những nạn nhân của một chế độ tàn bạo khét tiếng nhất trong thế kỷ 20. Ngày 26-7-2010 - tòa tuyên án đối với Cang Kếch Yêu - trở thành ngày lịch sử đối với nhân dân Cam-pu-chia - phán xét đối với chế độ Khơ-me Đỏ. 161 Phiên tòa kéo dài từ tháng 9-2007. Cang Kếch Yêu đã thừa nhận chỉ huy diệt chủng theo lệnh của cấp trên và xin nhân dân Cam-pu-chia tha thứ. Án 35 năm tù đã đƣợc tuyên đối với bị cáo Cang Kếch Yêu hay bất cứ án hình nào khác sẽ đƣợc tuyên sau này đối với các thủ lĩnh của Khơ-me Đỏ, đều không thể cứu hàng triệu nạn nhân, trong đó có cả những ngƣời Việt Nam bị chúng tàn sát. Tuy nhiên, việc vạch mặt, chỉ tên những tội ác của chúng cũng là góp phần mang lại công lý cho hàng triệu nạn nhân của chế độ Khơ-me Đỏ. Bản cáo trạng của tòa và sự thừa nhận tội ác của bị cáo cũng nhƣ bản án đƣợc tuyên đối với một cựu thủ lĩnh cấp cao của chế độ Khơ-me Đỏ, chế độ cầm quyền tại Cam-pu-chia trong giai đoạn 1975-1979 đã gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu ngƣời, là sự thừa nhận quốc tế về tội ác không thể dung thứ của Khơ-me Đỏ; thêm một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải lật đổ chế độ tàn bạo này. Đây cũng là bản án mà ngƣời dân Cam-pu-chia và cộng đồng quốc tế chờ đợi từ lâu. Nhà tù Toul Sleng. Ảnh: Internet Bản án không chỉ lời nhắc nhở đối với tất cả những ai còn mơ hồ về chế độ Khơ-me Đỏ tàn bạo trƣớc đây, mà còn là sự vạch tội đối với các thế lực dung túng chế độ tàn bạo này. Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ngƣời cố tình xuyên tạc về sự trợ giúp vô tƣ của Quân đội nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Cam-pu-chia. Vừa bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhƣng nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn hành động một cách hào hiệp và vô tƣ, sẵn sàng chấp nhận hy sinh xƣơng máu, tổn thất lớn để cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi thảm họa diệt chủng, hồi sinh dân tộc này từ “cánh đồng chết”. Vậy mà sự hy sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam trong thực thi trách nhiệm bảo vệ biên giới quốc gia và nghĩa vụ quốc tế cao cả ấy đã từng và thậm chí đang bị cố tình xuyên tạc, bị phán xét một cách cơ hội vì lợi ích chính trị cục bộ. Sự hy sinh cao đẹp của nhân dân Việt Nam luôn đƣợc các nhà lãnh đạo và nhân dân Cam-pu-chia ghi nhớ và nhắc tới với sự biết ơn sâu sắc. Về pháp lý, bản án dành cho Cang Kếch Yêu, một trong 5 thủ lĩnh Khơ-me Đỏ còn sống, là sự 162 phán quyết của công lý đối với tội ác mà chế độ này gây ra. Phiên tòa một lần nữa khẳng định và giúp ngƣời ta hiểu rõ thêm giá trị lịch sử và cái giá phải trả bằng xƣơng máu để có ngày lịch sử 7-1-1979, khi quân tình nguyện Việt Nam theo tiếng gọi của Mặt trận yêu nƣớc Cam-pu-chia tiến vào giải phóng Phnôm Pênh, lật đổ chế độ Khơ-me Đỏ do Pôn Pốt và Yêng Xa-ri đứng đầu. Đó là ngày bắt đầu hồi sinh của một dân tộc, xây dựng lại đất nƣớc từ cảnh hoang tàn để có một Cam-pu-chia đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhƣ hôm nay. Kim Tôn Bình luận Khép lại "nghịch lý thế kỷ" QĐND - Thứ Năm, 9/4/2010 Cuối cùng thì sau cuộc tranh cãi gay go, Nga và Mỹ cũng đã ký đƣợc Hiệp ƣớc mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lƣợc (START), mở ra triển vọng lớn đi tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Đây có thể coi là bƣớc đột phá trên con đƣờng khép lại điều đƣợc coi là “nghịch lý thế kỷ”-sự tồn tại của kho vũ khí hạt nhân khổng lồ trên thế giới. Thế kỷ 20 đã phải chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp và cuộc chạy đua hạt nhân chóng mặt, đặt thế giới trƣớc hiểm họa hủy diệt chƣa từng có. Nhớ lại thời đỉnh cao đối đầu “chiến tranh Lạnh”, Lầu Năm góc từng xác định tới 16 nghìn mục tiêu trên lãnh thổ Liên Xô cần tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Riêng thủ đô Mát- xcơ-va đƣợc đặt trong tầm ngắm của 500 đầu đạn hạt nhân, trong số đó 69 đầu đạn chỉ có mỗi nhiệm vụ là nhằm trúng trạm ra-đa chống tên lửa ở Pu-skin-nô, phía đông bắc Mát-xcơ-va. Nghịch lý đó làm các tổng thống Mỹ cũng phải kinh hoàng khi nghĩ đến chuyện một ngày kia phải phát “trái bóng hạt nhân”. Năm 2001, khi mới bƣớc vào Nhà Trắng, lần đầu tiên đƣợc nghe báo cáo về kho vũ khí hạt nhân, Tổng thống Mỹ lúc đó Bu-sơ đã thốt lên đầy kinh ngạc: “Tại sao chúng ta lại có nhiều vũ khí hạt nhân đến thế? Chúng ta cần chúng để làm gì?”. Còn R. Pơn, một chuyên gia về an ninh dƣới thời cựu Tổng thống R. Ri-gân, thì nhận xét: “Tôi không thấy có lý do gì để chúng ta không giảm số đầu đạn hạt nhân xuống dƣới mức 1.000. Sự thật là chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng chúng. Và ngƣời Nga cũng vậy”. 163 Nga và Mỹ đã ký được Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START). Ảnh minh hoạ: Internet Cắt giảm và tiến tới thủ tiêu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đã trở thành đòi hỏi có tính sống còn. Nhƣng sự đối đầu, tâm lý nghi kỵ và tham vọng siêu cƣờng đã ngăn cản những tƣ duy lành mạnh đến với nhaụ Thậm chí ngay cả khi “Chiến tranh Lạnh” đã lùi vào quá khứ, thì vẫn có những toan tính muốn giành ƣu thế bằng vũ khí hạt nhân. Việc Mỹ đơn phƣơng rút khỏi Hiệp ƣớc chống tên lửa đạn đạo, tái khởi động chƣơng trình “Chiến tranh giữa các vì sao”, rồi mở rộng “chiếc ô” hạt nhân đến sát biên giới Nga đã làm quan hệ Nga-Mỹ băng giá, đẩy tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân rơi vào bế tắc. Với việc Nga và Mỹ, hai nƣớc sở hữu tới 95% kho vũ khí hạt nhân của thế giới, ký đƣợc hiệp ƣớc mới thay thế START-1, tƣ duy lành mạnh đã thắng thế. Những cam kết nêu trong hiệp ƣớc cho thấy đây là thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn diện nhất trong vòng gần 2 thập kỷ trở lại đâỵ Nó không chỉ tạo bƣớc đột phá giảm số vũ khí hạt nhân và phƣơng tiện chuyên chở so với START-1, xóa bỏ đáng kể nguy cơ đối đầu giữa hai bên mà còn tạo cơ chế kiểm soát nhằm tăng cƣờng sự tin tƣởng chiến lƣợc-điều có ý nghĩa quyết định đến việc đƣa các thỏa thuận đi vào thực hiện. Là những nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong quá trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới, việc Nga và Mỹ vƣợt qua đƣợc những bất đồng để đi tới thỏa hiệp cắt giảm vũ khí hạt nhân đã góp phần “cài đặt lại” quan hệ Nga-Mỹ vốn bị thụt lùi nghiêm trọng dƣới thời chính quyền của Tổng thống Bu-sợ Giải tỏa đƣợc căng thẳng và đối đầu sẽ giúp Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn bắt tay nhau trong việc tổ chức các cuộc hội đàm đa phƣơng về cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lƣợc với sự tham gia của tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, chứ không chỉ riêng Nga và Mỹ. Triển vọng duy trì đà cắt giảm liên tục, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân trên thế giới, để thảm họa Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki không bao giờ tái hiện đã hiện rõ. 164 Nhƣng “cú đột phá” này của Nga và Mỹ, nhƣ nhận xét của dƣ luận thế giới, vẫn chƣa loại bỏ hoàn toàn đƣợc hiểm họa hạt nhân. Dù đƣợc cắt giảm tới 30% so với mức hiện tại nhƣng số vũ khí hạt nhân còn lại của Nga và Mỹ vẫn lên tới hàng nghìn đơn vị, đủ sức hủy diệt thế giới nhiều lần. Đó là chƣa kể ngoài Nga và Mỹ, trên thế giới còn có 8 quốc gia sở hữu vũ khí và công nghệ hạt nhân gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, CHDCND Triều Tiên, Nam Phi (nƣớc này đã từ bỏ vũ khí hạt nhân) và I-xra-en. Nguy hiểm hơn, vẫn còn những ảo tƣởng coi vũ khí hạt nhân nhƣ công cụ trong cuộc đua giành ƣu thế, vẫn còn những mƣu toan, những tham vọng lợi dụng ranh giới nhạy cảm giữa hạt nhân dân sự và quân sự để ngấm ngầm phát triển vũ khí hạt nhân, đặt thế giới trƣớc sự việc đã rồị. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa mà Mỹ muốn mở rộng cũng có thể đặt dấu chấm hết cho Hiệp ƣớc START mới bất cứ lúc nào bởi nó sẽ phá vỡ thế cân bằng chiến lƣợc Nga-Mỹ, làm bùng lên những cuộc chạy đua hạt nhân mới không thể kiểm soát. Chính vì thế, cuộc đấu tranh vì thế giới phi hạt nhân không chỉ phụ thuộc vào riêng việc thực thi Hiệp ƣớc START mới giữa Nga và Mỹ, mà phải là nỗ lực bền bỉ của cả thế giới nhằm ngăn chặn tƣ duy coi vũ khí hạt nhân nhƣ công cụ khẳng định sức mạnh. Là nƣớc không có vũ khí hạt nhân nhƣng Việt Nam đang thể hiện vai trò ngày càng tích cực trong cuộc đấu tranh nàỵ Việt Nam hiện là thành viên của tất cả các điều ƣớc quốc tế về cấm vũ khí hủy diệt hàng loạt và đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao về việc nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình. Cùng với các nƣớc ASEAN, Việt Nam đã ký Hiệp ƣớc về Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á và đang nỗ lực đƣa nó vào thực hiện. Việc Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị thƣợng đỉnh về an ninh hạt nhân tổ chức tại Mỹ từ ngày 12 đến 14-4 là bằng chứng khẳng định cam kết của Việt Nam đóng góp hết sức mình vào những nỗ lực chung vì mục tiêu cao cả đó. Con ngƣời đã tạo ra nghịch lý “vũ khí hạt nhân” có khả năng hủy diệt chính mình thì phải có trách nhiệm loại trừ nó để đƣợc sống trong một thế giới yên bình. Khép lại “nghịch lý thế kỷ”, tiến tới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là yêu cầu cấp thiết, là nguyện vọng chính đáng của cả nhân loại. Mạnh Tƣờng WikiLeaks bị “phản pháo” QĐND - Thứ Sáu, 4/12/2010 Sau đòn “tấn công” gây choáng váng với vụ tiết lộ 250 nghìn văn thƣ ngoại giao của Mỹ, trang mạng WikiLeaks đang bị tấn công ngƣợc. WikiLeaks đang phải đối mặt với nguy cơ bị “sập” do dồn dập bị tin tặc tấn công trong bối cảnh ông chủ của trang mạng đang bị truy lùng gắt gao. Trong nỗ lực ngăn chặn các tiết lộ tai hại của WikiLeaks, các nghị sĩ Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm trừng phạt nhà sáng lập WikiLeaks Giu-li-an A-xan- giơ (Jullian Assange) và trang mạng này. Theo dự luật, việc công bố danh tính nguồn tin của quân đội và tình báo Mỹ là phạm luật. Trong khi đó, Thụy Điển 165 cho biết, sẽ công bố lệnh bắt giữ mới đối với A-xan-giơ vì lệnh bắt giữ trƣớc đó có sai sót về mặt thủ tục. Tên miền của WikiLeaks đã bị từ chối do nhà cung cấp hệ thống tên miền cho trang mạng này là EveryDNS.net của Mỹ vừa thu hồi dịch vụ tên miền wikileaks.org sau khi WikiLeaks liên tiếp trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công của tin tặc. Các cuộc tấn công vào WikiLeaks đe dọa sự ổn định về cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp tên miền nên họ không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho trang mạng này. Vì vậy, WikiLeaks đã phải ngừng hoạt động trong 6 giờ đồng hồ và chỉ hoạt động đƣợc trở lại sau khi thay tên miền mới của Thụy Sĩ là wikileaks.ch. Trong thời gian bị gián đoạn, trang mạng đóng tại Thụy Điển này đã không thể truy cập đƣợc ở châu Âu, Mỹ và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Tuy vậy, khả năng tồn tại của WikiLeaks đang bị đặt dấu hỏi vì dƣờng nhƣ các bên liên quan và cộng đồng quốc tế đang đồng lòng chống lại trang mạng này. Ông J.A-xan-giơ giờ đây bị coi như một tội đồ và đang bị truy nã toàn cầu. Trong ảnh là hình ảnh ông A-xan-giơ tại một cuộc họp báo ở Thụy Sĩ đầu tháng 11-1010. Ảnh: Roi-tơ Hiện báo chí vẫn tiếp tục khai thác và đăng tải các nội dung nhạy cảm trong số 250 nghìn điện tín ngoại giao của Mỹ mà WikiLeaks công bố. Trong đó đáng chú ý là, tờ “Ngƣời bảo vệ” (Anh) cho biết, Cục Tình báo trung ƣơng Mỹ (CIA) đã lập một danh sách thƣờng niên các thông tin cần biết về Tổng thƣ ký LHQ Ban Ki Mun (Ban Ki-moon ) và các quan chức khác trong cơ quan này, sau đó chuyển tới Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong số này có tài liệu đề ngày 31-7-2009, đề nghị lấy thông tin về quan điểm của nhà lãnh đạo LHQ về vấn đề I-ran và Trung Đông, đồng thời nghiên cứu "phong cách điều hành và sự quyết đoán" của ông Ban Ki Mun. Tại hội nghị thƣợng đỉnh Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu vừa diễn ra ở Ca-dắc-xtan, Ngoại trƣởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn cũng đã phải gặp để xoa dịu Tổng thƣ ký LHQ Ban Ki Mun vì những tiết lộ này. 166 Những thông tin “động chạm” mà WikiLeaks công bố đã khiến một số lãnh đạo các nƣớc khác “nóng mặt”. Thủ tƣớng Nga V.Pu-tin ngày 2-12 đã kịch liệt phản đối chỉ trích của Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Rô-bớt Ghết mà WikiLeaks tiết lộ về tình hình dân chủ tại Nga. Trong một bức điện, ông Ghết nói rằng, nền dân chủ của Nga “đã biến mất”. Trên CNN, ông Pu-tin đã rất gay gắt khi mô tả những nhận định của Mỹ về nƣớc Nga nhƣ một “nhà nƣớc ma-phi-a”... Còn Thủ tƣớng Thổ Nhĩ Kỳ Ét-đô-găng (Erdogan) thì tỏ ra rất giận dữ khi đƣợc biết ông bị tố cáo có những tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết đã lên án Mỹ vì trong một bức điện bị tiết lộ, Ngoại trƣởng Mỹ yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ tìm hiểu về sức khỏe tâm thần của nữ Tổng thống Ác-hen-ti-na Cri-xti-na Ki-snê. Một bộ trƣởng của Ác-hen-ti-na cũng chỉ trích nặng nề nội dung văn thƣ này. Một số nƣớc đồng minh thân cận của Mỹ nhƣ Anh cũng đã phải “bối rối” vì những tiết lộ củaWikiLeaks. Theo đó, Luân Đôn bị “bóc mẽ” vì mặc dù đã ký Hiệp định cấm bom chùm, nhƣng Luân Đôn lại cho phép Mỹ tàng trữ loại bom này trên lãnh thổ Anh. Các nƣớc A-rập cũng rơi vào tình thế tƣơng tự khi các tài liệu WikiLeaks công bố cho thấy, mặc dù ngoài mặt họ kêu gọi giải pháp hòa bình trong vấn đề hạt nhân I-ran, nhƣng thực chất các nƣớc này đã ủng hộ giải pháp quân sự chống I-ran. Mai Nguyên Nga thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Ấn Ðộ ND, 30/12/2010 Tổng thống Nga Ð.Mét-vê-đép vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Ấn Ðộ hai ngày (21 và 22-12). Ðây là chuyến thăm chính thức Ấn Ðộ lần thứ hai của Tổng thống Ð.Mét-vê-đép sau chuyến thăm đầu tiên của ông hồi tháng 12-2008. Tổng thống Ð.Mét-vê-đép đã gặp Tổng thống Ấn Ðộ P.Pa-tin và nhiều quan chức cấp cao nƣớc này. Sau cuộc hội đàm kéo dài hai giờ với Thủ tƣớng nƣớc chủ nhà M.Xinh, Tổng thống Ð.Mét-vê-đép và Thủ tƣớng M.Xinh đã chứng kiến lễ ký 30 thỏa thuận hợp tác sâu rộng trên các lĩnh vực vũ trụ, năng lƣợng hạt nhân, quân sự và thƣơng mại... Hai nƣớc đã ra tuyên bố chung mang tên 'Tuyên bố chung: Kỷ niệm một thập kỷ đối tác chiến lƣợc Ấn Ðộ-LB Nga và hƣớng tới tƣơng lai'. Tuyên bố chung cho biết, Nga và Ấn Ðộ nhất trí về việc cùng tiến hành nghiên cứu và phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đƣợc trang bị ra-đa (FGFA) và loại máy bay này sẽ đƣợc chế tạo trƣớc năm 2020. Với mục tiêu hiện đại hóa quân đội, Niu Ðê-li đang có nhu cầu trang bị thêm từ 250 đến 300 máy bay chiến đấu trong vòng hơn mƣời năm, với tổng giá trị đầu tƣ khỏang 35 tỷ USD. Thỏa thuận này đã chuyển quan hệ hai nƣớc trong lĩnh vực quân sự từ quan hệ nƣớc bán- nƣớc mua vũ khí sang quan hệ mới là cùng nghiên cứu-phát triển-sản xuất và bán sản phẩm. Dự kiến chiếc máy bay thế hệ thứ năm đầu tiên ra đời vào năm 2017. Hai nƣớc cũng đạt đƣợc thỏa thuận trong lĩnh vực năng lƣợng nhƣ phát triển các 167 dự án dầu mỏ và khí đốt tại Ấn Ðộ. Trong khuôn khổ các thỏa thuận về năng lƣợng nguyên tử, Ấn Ðộ dành cho Nga xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại khu vực miền nam Ta-min Na-du. Ðây sẽ là lĩnh vực mang lại nhiều lợi ích cho Nga vì Ấn Ðộ đƣợc coi là thị trƣờng năng lƣợng hạt nhân lớn nhất thế giới, với kế hoạch nâng công suất hiện nay từ 4.560 mê-ga-oát (MW) lên 63.000 MW vào năm 2032 nhằm cung cấp năng lƣợng cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của nƣớc này. So với tiềm năng kinh tế của Ấn Ðộ, kim ngạch thƣơng mại hai chiều Nga-Ấn Ðộ là quá ít. Mát-xcơ-va cho biết, kim ngạch thƣơng mại với Niu Ðê-li năm nay chỉ đạt mƣời tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch thƣơng mại của Nga với Liên hiệp châu Âu (EU) sáu tháng đầu năm là 246 tỷ USD, và với Trung Quốc là 47,5 tỷ USD trong cùng thời kỳ. Vì vậy, Nga thúc đẩy quan hệ thƣơng mại với Ấn Ðộ và sử dụng thế mạnh trong ngành công nghiệp năng lƣợng và vũ khí để thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này. Ngoài ra, Nga và Ấn Ðộ đã ký các thỏa thuận hợp tác về vũ trụ, kể cả nghiên cứu mặt trăng và khả năng Ấn Ðộ sử dụng Hệ thống định vị toàn cầu GLONASS của Nga. Mát-xcơ-va và Niu Ðê-li cũng thỏa thuận thành lập Trung tâm công nghệ Nga-Ấn Ðộ. Ðáng chú ý, trong chuyến thăm chính thức Ấn Ðộ lần này, Tổng thống Ð.Mét-vê-đép đã ủng hộ Niu Ðê-li trở thành Ủy viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) LHQ khi ông nói rằng: 'Nga coi Ấn Ðộ là một ứng cử viên mạnh và xứng đáng cho chiếc ghế ở HÐBA LHQ nếu quyết định mở rộng tổ chức này đƣợc đƣa ra'. Nga cũng ủng hộ Ấn Ðộ gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), mặc dù nƣớc này chƣa tham gia Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Mát-xcơ-va còn đồng ý cùng với các nƣớc liên quan thực hiện các biện pháp để Niu Ðê-li sớm gia nhập Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải (SCO). Không phải ngẫu nhiên trong thời gian gần đây Ấn Ðộ trở thành 'điểm đến' của nhiều nhà lãnh đạo các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế Ấn Ðộ đã tăng trƣởng nhanh, từ 6,7% trong năm tài chính 2008-2009 lên 7,4% năm 2009- 2010 nhờ tiêu dùng trong nƣớc tăng và chính sách kích thích kinh tế. Báo cáo kinh tế của Bộ Tài chính Ấn Ðộ dự báo, kinh tế nƣớc này có thể tăng trƣởng 9% trong tài khóa 2010-2011, bắt đầu từ 1-4-2010. Thủ tƣớng M.Xinh hy vọng kinh tế Ấn Ðộ tăng trƣởng từ 9 đến 10 % trong 25 năm tới. Nhờ tốc độ tăng trƣởng 9 % trong năm 2010, Ấn Ðộ đã có vị thế trong Nhóm G-20. Tính đến ngày 14-12 năm nay, những thành tựu kinh tế ấn tƣợng của Ấn Ðộ đã góp phần thu hút mức đầu tƣ kỷ lục 38,27 tỷ USD của các nhà đầu tƣ và tổ chức tài chính quốc tế. Sáu tháng qua, các nhà lãnh đạo của Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Nga, các nƣớc Ủy viên thƣờng trực HÐBA LHQ, cùng với hàng trăm nhà doanh nghiệp hàng đầu của mỗi nƣớc đã lần lƣợt đến Ấn Ðộ. Trong chuyến thăm Ấn Ðộ cuối năm nay của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma và Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di, Niu Ðê-li đã tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của hai nƣớc này đối với chiếc ghế Ủy viên không thƣờng trực trong HÐBA LHQ mở rộng. Trong chuyến thăm Ấn Ðộ mới đây, Thủ tƣớng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho rằng Ấn Ðộ, một nƣớc lớn đang phát triển nhanh, có thể và cần đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế. Việc hai nhà lãnh đạo trong bốn nƣớc thành viên của Nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Ðộ và Trung Quốc) đã đến thăm Ấn Ðộ cho thấy các nƣớc trong nhóm này đang thúc 168 đẩy sự hợp tác. Trong chuyến thăm của Tổng thống Ð.Mét-vê-đép, Nga và Ấn Ðộ đã ủng hộ ý tƣởng để Nam Phi, nƣớc đứng đầu về phát triển kinh tế ở châu Phi, tham gia hoạt động của BRIC vào năm 2011. Trong bối cảnh các nƣớc lớn trên thế giới đang tăng cƣờng quan hệ với Ấn Ðộ bằng các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao, Nga cũng không nằm ngoài xu thế này. Mục đích chuyến thăm chính thức Ấn Ðộ của Tổng thống Ð.Mét-vê-đép lần này là nhằm giữ vững và mở rộng các mối quan hệ trên các lĩnh vực của Mát-xcơ-va tại thị trƣờng đang có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh này. Văn lục Mỹ muốn khẳng định vai trò ở châu Á NDCT, Thứ sáu, 19/11/2010 Chuyến thăm bốn nƣớc châu Á gồm Ấn Ðộ, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc và Nhật Bản kéo dài chín ngày, từ 6-11, là chuyến thăm nƣớc ngoài dài ngày nhất và cũng đƣợc coi là quan trọng nhất của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma kể từ khi trở thành ông chủ Nhà trắng hai năm qua. Chuyến đi đã củng cố quan hệ của Mỹ với hai đồng minh chủ chốt tại châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhƣng quan trọng hơn là đã nâng cấp quan hệ với hai nƣớc lớn trong khu vực là Ấn Ðộ và In- đô-nê-xi-a, và có thể giúp mang lại hàng trăm nghìn việc làm cho ngƣời dân Mỹ. Còn nhớ, cách đây một năm, cũng vào khoảng thời gian này, ông Ô-ba-ma đã có chuyến thăm châu Á lần đầu trên cƣơng vị Tổng thống Mỹ, tới bốn nƣớc là Nhật Bản, Xin-ga-po, Trung Quốc và Hàn Quốc. Khi đó, ông Ô-ba-ma đang trên đỉnh cao quyền lực ở trong nƣớc, giữa lúc đảng Cộng hòa ở thế đối lập còn yếu và bối rối. Trên thế giới, vị thế siêu cƣờng của Mỹ sa sút sau gần một thập kỷ sa lầy trong hai cuộc chiến ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan. Trong khi đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng với nhiều nền kinh tế phát triển năng động có vai trò ngày càng quan trọng đối với an ninh và thịnh vƣợng của Mỹ. Ðặc biệt, tại khu vực này Trung Quốc đang trỗi dậy, ngày càng nắm vai trò không thể thiếu trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu. Vì thế chuyến đi của ông Ô-ba-ma đƣợc coi là 'sự trở lại châu Á của Mỹ', và Trung Quốc trở thành trọng tâm, chiếm gần nửa thời lƣợng chuyến thăm. Ông Ô-ba-ma nhấn mạnh thông điệp chính, đó là Mỹ cũng là một 'quốc gia Thái Bình Dƣơng', và Mỹ tìm kiếm ở Trung Quốc nhƣ là một 'đối tác' để san sẻ gánh nặng ở khu vực và toàn cầu với Mỹ. Mặc dù gặp nhiều thách thức trong việc duy trì địa vị siêu cƣờng toàn cầu, đặc biệt là về kinh tế, và thừa nhận vai trọng quan trọng hơn của châu Á, nhƣng Tổng thống Ô-ba-ma vẫn khẳng định mục tiêu chiến lƣợc của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dƣơng là 'tăng cƣờng và duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ' ở khu vực này. 169 Ông Ô-ba-ma trở lại châu Á lần này với một tâm thế đã khác nhiều so với một năm trƣớc. Về đối nội, kinh tế Mỹ đã thoát khỏi suy thoái nhƣng vẫn còn mong manh, với các tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao, khiến ông Ô-ba-ma và đảng Dân chủ phải trả giá với sự thất bại trong cuộc bầu cử QH giữa nhiệm kỳ vừa qua. Ðảng Cộng hòa trở lại nắm Hạ viện, khiến ông Ô-ba-ma sẽ gặp khó khăn hơn về chính sách đối nội trong nửa nhiệm kỳ còn lại. Về đối ngoại, ông Ô- ba-ma đã rút dần quân Mỹ khỏi I-rắc để tập trung hơn cho chiến trƣờng Áp-ga-ni- xtan, nhƣng tình hình tại cả hai nơi này, đặc biệt là Áp-ga-ni-xtan, tiến triển rất chậm. Trong vòng một năm qua, trong quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng cũng gia tăng do va chạm lợi ích trên nhiều phƣơng diện và vấn đề. Với không gian đối nội đã bị hạn chế nhiều, ông Ô-ba-ma chỉ còn lĩnh vực đối ngoại để thể hiện và khôi phục uy tín. Vì thế ông chủ Nhà trắng xác định rõ hai mục tiêu chủ yếu của chuyến thăm châu Á lần này: khẳng định châu Á có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh và thịnh vƣợng của Mỹ, nhƣng Mỹ cũng giữ vai trò then chốt đối với sự ổn định và phát triển của châu Á; tận dụng vai trò chiến lƣợc đó để thúc đẩy khu vực này mở rộng cửa thị trƣờng cho hàng xuất khẩu của Mỹ, mang lại nhiều việc làm hơn cho ngƣời Mỹ. Nhìn tổng thể chuyến đi, ông Ô-ba-ma đã cơ bản đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Sự lựa chọn Ấn Ðộ là quốc gia đầu tiên trong chuyến thăm châu Á của ông Ô-ba-ma mang đầy ý nghĩa. Tại đây, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, quan hệ Mỹ - Ấn là một trong những quan hệ đối tác lớn nhất của thế kỷ 21, và lần đầu công khai ủng hộ Ấn Ðộ có ghế thƣờng trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, một trong những chủ đề Niu Ðê-li rất mong đợi. Tuyên bố chung hai nƣớc khẳng định tăng cƣờng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chống khủng bố. Sau Ấn Ðộ, Tổng thống Mỹ đến In-đô-nê-xi-a. Ngoài tình cảm gắn bó lúc tuổi thơ của ông Ô-ba-ma, quốc gia vạn đảo là một chặng dừng chân quan trọng chiến lƣợc với vị thế là nƣớc có số ngƣời theo đạo Hồi đông nhất thế giới, án ngữ tuyến giao thông biển huyết mạch từ Ấn Ðộ Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng, nền kinh tế lớn nhất Ðông - Nam Á và sẽ giữ cƣơng vị Chủ tịch ASEAN năm 2011. Hai bên đã ký Hiệp định Ðối tác toàn diện, cam kết hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống khủng bố và nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ giữa phƣơng Tây với các quốc gia Hồi giáo. Sau khi dự Hội nghị cấp cao (HNCC) Nhóm các nƣớc phát triển và mới nổi G-20 tại Xơ-un (Hàn Quốc), ông Ô-ba-ma tới điểm dừng chân cuối cùng tại Y-ô-cô-ha-ma (Nhật Bản) để dự HNCC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) lần thứ 18. Tổng thống Mỹ đã nhắc lại cam kết của Oa- sinh-tơn về việc bảo đảm quốc phòng cho Tô-ki-ô là không thể thay đổi và Thủ 170 tƣớng Nhật Bản đã cảm ơn Mỹ vì ủng hộ Tô-ki-ô trong hai cuộc tranh cãi về lãnh thổ với Nga và Trung Quốc. Tại Ấn Ðộ, phái đoàn Mỹ đã ký các hợp đồng xuất khẩu trị giá tới mƣời tỷ USD. Ông Ô-ba-ma cũng nhận đƣợc các cam kết mở cửa hơn nữa thị trƣờng của In-đô-nê-xi-a và Nhật Bản. Thị trƣờng châu Á - Thái Bình Dƣơng đƣợc xem là quan trọng trong nỗ lực hƣớng tới mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ vào năm 2015. Ông Ô-ba-ma nhấn mạnh, cứ mỗi tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sẽ tạo ra đƣợc 5.000 việc làm tại nƣớc Mỹ. Nâng cấp quan hệ với Ấn Ðộ và In-đô-nê- xi-a, củng cố quan hệ với Nhật Bản, Mỹ đứng trƣớc các cơ hội lớn mở rộng hơn cửa các thị trƣờng tiềm năng khổng lồ, với số dân đông thứ hai, thứ tƣ và thứ chín trên thế giới. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung diễn biến phức tạp, Bắc Kinh đã theo dõi sát sao chuyến thăm châu Á của ông Ô-ba-ma. Tuy nhiên, lãnh đạo hai nƣớc vẫn cố gắng để bảo đảm những căng thẳng hiện tại không làm hỏng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 1-2011. Phát biểu ý kiến tại Nhật Bản, ông Ô-ba-ma nhấn mạnh 'Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đại diện cho ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, vì thế, chúng ta có cùng một mối quan tâm trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vƣợng của mỗi nƣớc và của khu vực'. Nhìn lại chuyến thăm châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ, nhiều nhà phân tích có chung nhận định, ông Ô-ba-ma dƣờng nhƣ đang quyết tâm dàn xếp lại các mối quan hệ của Mỹ với châu Á, và chuyến thăm này có thể dẫn tới sự chuyển hƣớng chiến lƣợc rất lớn trong cán cân quyền lực quốc tế. Tô Minh Bình luận Câu chuyện quốc tế Tội đồ QĐND - 14/8/2010 Một cựu kỹ sƣ hàng đầu của Tập đoàn Northrop Grumman - "cha đẻ" của hệ thống đẩy trên máy bay ném bom tàng hình chiến lƣợc B-2 Spirit - đã trở thành “tội đồ”. Đó là ông N.Gô- va-đi-a (Noshir Gowadia), 66 tuổi, một ngƣời Mỹ gốc Ấn Độ, vừa bị Hội đồng xét xử liên bang ở thành phố Hô-nô-lu-lu (Honolulu), thuộc bang Ha-oai (Mỹ) buộc 14 tội, trong đó có tội danh bán bí mật quân sự cho nƣớc ngoài, vi phạm đạo luật hạn chế xuất khẩu vũ khí và rửa tiền. Ngƣời “quan trọng” của Northrop Grumman Ông Gô-va-đi-a. Ảnh: komonews.com 171 Bản cáo trạng đƣợc các công tố viên đƣa ra còn buộc tội cựu kỹ sƣ trong lĩnh vực máy bay ném bom tàng hình này đã bán và âm mƣu cung cấp các thông tin nhạy cảm liên quan tới các mẫu thiết kế vũ khí cũng nhƣ công nghệ bí mật về tàng hình cho một số nƣớc, trong đó có Thụy Sĩ, Đức, I-xra-en và Trung Quốc. Tội nặng nhất là trao phần thiết kế ống xả nằm trong thiết kế tên lửa hành trình tàng hình cho nƣớc ngoài. Với loại ống xả đƣợc thiết kế đặc biệt này, tên lửa có thể tránh đƣợc thiết bị cảm biến hồng ngoại và vô hiệu hóa tên lửa tầm nhiệt. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, hệ thống ống xả trong loại tên lửa hành trình mới sau khi đƣợc chế tạo hoàn chỉnh sẽ thải ít nhiệt hơn, giúp tên lửa này tránh bị hệ thống ra-đa hồng ngoại và tên lửa tầm nhiệt phát hiện. Bí mật công nghệ này khi đƣợc bán cho đối phƣơng có thể khiến một số loại tên lửa tìm diệt của Mỹ bị vô hiệu hóa. Phi vụ hoàn thành, Go-va-đi-a bỏ túi 110.000 USD. Ngoài ra, Gô-va-đi-a còn bị buộc tội âm mƣu bán công nghệ tàng hình cho Chính phủ Thụy Sĩ và các doanh nghiệp ở I-xra-en và Đức. Cơ quan công tố có bằng chứng Gô-va-đi-a đã sử dụng 3 tổ chức ở nƣớc ngoài, bao gồm một tổ chức từ thiện cho trẻ em, để che giấu thu nhập bất chính. Việc bán bí mật quân sự bất hợp pháp không phải là chuyện quá mới, nƣớc Mỹ đã chứng kiến nhiều vụ gián điệp mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhƣng nguyên nhân thúc đẩy Gô-va-đi-a phạm tội trong một vụ gián điệp thuộc loại lớn trong lịch sử Mỹ lại vì 15.000 USD hằng tháng khiến ngƣời dân và chính quyền không khỏi giật mình. Sinh ra ở Ấn Độ, Gô-va-đi-a đến Mỹ, lấy đƣợc tấm bằng tiến sĩ và làm việc từ những năm 1960, sau đó trở thành công dân Mỹ. Ngay từ khi còn trẻ Gô-va-đi-a đã bộc lộ tài năng và trở thành nhân vật quan trọng của tập đoàn sản xuất vũ khí Northrop Grumman. Từ năm 1968 đến 1986, Gô-va-đi-a làm việc cho Northrop Grumman, nhà thầu sản xuất máy bay B-2 trong khuôn khổ một chƣơng trình bí mật. Sau đó, Gô-va-đi-a đại diện Northrop Grumman tham gia nghiên cứu tên lửa và máy bay cho Lầu Năm Góc. Gô-va-đi-a cũng từng làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos vào thập niên 90 của thế kỷ trƣớc. Thành công lớn nhất của Gô-va-đi-a là một trong những ngƣời “quan trọng” trong quá trình chế tạo ra loại máy bay ném bom B-2 Spirit có khả năng bay dƣới tầm kiểm soát của sóng ra-đa. Gô-va-đi-a cũng đƣợc coi là “cha đẻ của công nghệ bảo vệ B-2 Spirit khỏi các tên lửa tìm kiếm nhờ vào nhiệt tỏa ra từ bức xạ điện từ”. Vết trƣợt từ 15 nghìn USD Theo mô tả của báo chí Mỹ, mọi “chuyện” với Gô-va-đi-a bắt đầu xảy ra từ năm 1999. Gô-va-đi-a chuyển từ đất liền Mỹ tới đảo Maui, nơi ông này làm nghề cố vấn sau khi nghỉ hƣu tại Northrop Grumman. Trong năm 1999, Gô-va-đi-a mua đƣợc một khu đất tại thị trấn Haiku, giáp biển, trên một vách đá nhìn ra Thái Bình Dƣơng, có diện tích 8.000 mét vuông. Với địa thế tuyệt đẹp trên, Gô-va-đi-a quyết định xây một biệt thự có 5 phòng ngủ, 1 thƣ viện, cầu thang làm bằng gỗ xoài và các bồn tắm đƣợc làm bằng đá và cẩm thạch; tính tổng trị giá khoảng 5 triệu USD. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu công việc làm ăn hợp pháp của ông này 172 suôn sẻ. Song, sau khi hợp đồng với Lực lƣợng Quốc phòng Ô-xtrây-li-a bị đổ bể, kế hoạch tài chính chi trả cho “ngôi nhà ƣớc mơ” cũng tan theo mây khói. Lúc đó, khoản thế chấp nhà đất ông này phải gánh hằng tháng là 15.000 USD. Trong cơn quẫn bách, Gô-va-đi-a đã tìm mọi cách để có tiền. Trong khoảng 3 năm từ 2003 đến 2005, theo kết luận trong các tài liệu của công tố viên Mỹ, Gô- va-đi-a đã 6 lần tới Trung Quốc gặp gỡ “đối tác”. Ngày 13-10-2005, chính quyền Mỹ chính thức bắt ông Gô-va-đi-a. Các công tố viên liên bang cho biết, đây là một trong những vụ án kéo dài và phức tạp nhất mà họ từng xử lý. Phải mất 4 năm chỉ để đi đến việc xét xử và trong phiên xử kéo dài 4 tháng, các công tố viên đã phải hết sức cẩn trọng khi trƣng ra nhiều thông tin quân sự tuyệt mật tại phòng xử công khai. Với các tội danh này, mức án cuối cùng Gô-va-đi-a có thể phải nhận vào tháng 11 tới đây sẽ là tù chung thân. Tuy nhiên, trong suốt quá trình xét xử từ đó đến nay Gô-va-đi-a luôn không thừa nhận các tội danh bị cáo buộc. B.Béc-va (Birney Bervar), luật sƣ của Gô-va-đi-a, thừa nhận thân chủ của ông đã thiết kế một ống xả cho “đối tác” nhƣng khẳng định thiết kế của Gô-va-đi-a là "loại cơ bản" dựa trên các thông tin thông thƣờng đƣợc công khai. Chỉ trong gang tấc, một công thần đã thành kẻ tội đồ trắng tay cùng viễn cảnh nếm cơm tù đến chết. Nguyễn Hòa Nền tảng vững chắc của độc lập dân tộc LĐ, , 1/9/2010 Các nhân tố cơ bản và chủ yếu tạo nên nền tảng vững chắc của độc lập dân tộc là: Đƣờng lối xây dựng và phát triển đất nƣớc phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội và thời đại; có nền kinh tế độc lập tự chủ; chế độ chính trị phù hợp ý chí, nguyện vọng của nhân dân và an ninh quốc phòng đƣợc bảo đảm. Nhờ có đƣợc các nhân tố cơ bản đó, nên trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, gian khổ, hy sinh vô bờ bến, trƣớc nhiều tác động nặng nề của các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế - xã hội quốc tế và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, dƣới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên cƣờng của Đảng Cộng sản Việt Nam, độc lập dân tộc nƣớc ta vẫn đƣợc giữ vững, ngày đêm thơm đơm hoa sai quả, chế độ chính trị - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển phù hợp yêu cầu đổi mới và đi lên của đất nƣớc Tuy vậy, trƣớc yêu cầu đổi mới và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện và ngày càng sâu với thời cơ và thách thức đan xen, đòi hỏi phải có sự nhất quán về nhận thức, kiên định độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, mà cụ thể hoá hơn nữa các nhân tố cơ bản trên vào hiện tình đất nƣớc phù hợp điều kiện cụ thể của từng ngành, 173 từng địa phƣơng, quyết tâm tổ chức thực hiện, là quyết định nhất cho việc tăng cƣờng nền tảng vững chắc của độc lập dân tộc. Về con đƣờng phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc khẳng định tại Đại hội VII (1991) là sự kế tục các cƣơng lĩnh trƣớc đó do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, đƣợc thực tiễn 25 năm đổi mới đất nƣớc minh chứng là đúng đắn và sáng tạo, cần đƣợc tiếp tục làm rõ hơn tính chất và tính giai đoạn của định hƣớng phát triển, làm cơ sở vững chắc cho việc quyết định các chủ trƣơng, các chính sách và cơ chế cụ thể nhằm tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của xã hội, động viên đƣợc tối đa mọi nguồn lực nhân dân trong nƣớc, ngoài nƣớc và quốc tế cho sự phát triển đi lên bền vững của đất nƣớc. Kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện thế giới là một thị trƣờng, đã và đang là thách thức rất lớn về nhận thức, quan điểm cũng nhƣ trong chế định chính sách, giải pháp kinh tế và điều hành nền kinh tế; không chỉ ở tầm chiến lƣợc vĩ mô, mà cả ở tầm vi mô và tổ chức thực hiện. Trong đó nổi lên là mối tƣơng quan, thứ tự ƣu tiên và tỉ trọng phát triển giữa kinh tế trong nƣớc với kinh tế đầu tƣ của nƣớc ngoài, giữa các thành phần kinh tế trong nƣớc, giữa trƣớc mắt và lâu dài, hiện đại hoá kinh tế công nghiệp với công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nƣớc mà lực lƣợng xung kích và quyết định là giai cấp công nhân, cần đƣợc tiếp tục khẳng định và tăng cƣờng. Không nên vì những yếu kém của khu vực kinh tế này ở một số DN mà phủ nhận vai trò to lớn của kinh tế nhà nƣớc. Sẽ là không tƣởng, nếu cho rằng Nhà nƣớc không cần có công cụ kinh tế để quản lý điều hành nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa mà lại không có thành phần kinh tế nhà nƣớc, tức thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa làm nòng cốt và chủ đạo. Sự đồng thuận xã hội chỉ có đƣợc khi lòng dân với ý Đảng là một, khi mà lợi ích ngƣời dân hài hoà và nằm trong lợi ích đất nƣớc, lợi ích dân tộc. Đó là động lực to lớn của công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác nƣớc ta đã và đang đem hết sức mình làm giàu cho mình, cho đất nƣớc. Và khi mà chế độ chính trị - xã hội phản ánh đƣợc ý chí, nguyện vọng của nhân dân, sự phát triển nền kinh tế là nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân, trong đó có cá nhân từng ngƣời dân, thì không một ai lại phủ nhận và chống lại chế độ chính trị - xã hội đó, tức là không có chuyện tự mình chống lại mình, trừ phi kẻ rắp tâm chống lại chế độ xã hội, phản bội lợi ích nhân dân. Chăm lo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cho độc lập tự chủ về kinh tế và sự đoàn kết nhất trí toàn xã hội trên nền tảng liên minh công - nông - trí dƣới sự lãnh đạo của Đảng là quyết định nhất cho độc lập dân tộc. Đan Tâm Đại lễ làm gƣơng LĐ, , 12/8/2010 Phó Thủ tƣớng thƣờng trực Nguyễn Sinh Hùng, Trƣởng ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long hôm 10.8 đã chỉ đạo dừng 2 việc dự kiến sẽ diễn ra trong lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. 174 Đó là dừng tổ chức dàn kèn đồng 1.000 ngƣời, dàn hợp xƣớng 1.000 ngƣời biểu diễn và phƣơng án bắn mƣa. Nguyên nhân rất đơn giản nhƣng đầy thuyết phục: Kinh phí quá lớn (10 tỉ đồng và hàng chục triệu USD) mà lại không hiệu quả. Trƣớc đó, lãnh đạo Hà Nội cũng đã rút lại phƣơng án làm 5 cổng chào - một việc cũng thiên về phô trƣơng hình thức và chƣa cần thiết. Những động thái này đã nhận đƣợc sự hoan nghênh của ngƣời dân. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long là lễ trọng không chỉ của Hà Nội, mà còn của cả quốc gia. Bởi thế, không ít ngƣời cho rằng dù có nghèo đến mấy thì cũng không nên quá tằn tiện trong ngày đại lễ. Nhận thức này hoàn toàn xác đáng. Và thực tế, Hà Nội và cả nƣớc cũng đã dồn không ít tâm sức, tiền bạc cho ngày kỷ niệm thật trang trọng, chu đáo và ấn tƣợng. Song, trong số hàng trăm việc lớn nhỏ cho ngày đại lễ ấy, cần phải rà soát thật cặn kẽ, chi tiết. Việc nào cần, thiết thực thì tốn kém cũng phải làm, việc nào phô trƣơng, hình thức, vô bổ thì dù một đồng cũng quyết loại bỏ. Tiết kiệm không đồng nghĩa với keo kiệt, bủn xỉn và nó không chỉ là câu chuyện của các nƣớc nghèo. Ngay cả những nƣớc giàu họ cũng tính toán hết sức khôn ngoan từng đồng tiền bỏ ra. Rất tiếc, căn bệnh phô trƣơng, hình thức hiện đang đƣợc không ít địa phƣơng (dù rất nghèo) đua nhau... lập kỷ lục. Câu chuyện “Rồng hoá thân thành sắt vụn” tại Festival trái cây VN lần đầu tiên vừa diễn ra tại Mỹ Tho- Tiền Giang là ví dụ. Ngƣời ta đã phải bỏ ra 12 tấn thép, 350 thùng sơn, 2.000m2 vải, huy động 40 hoạ sĩ, tiêu tốn hơn tỉ bạc để làm ra con rồng dài những 400 mét, cốt đƣợc ghi vào cái gọi là kỷ lục guinness VN! Nhƣng chỉ sau vài ngày khi lễ lạt kết thúc, các nhà tổ chức rao bán nó với giá 6 chục triệu đồng cũng không đắt! Chƣa hết, nhiều sản phẩm ra đời từ cái hội chứng “kỷ lục guinness VN” không biết đã tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc, công sức của dân, của nƣớc. Sinh thời, Bác Hồ coi thói hình thức, phô trƣơng, lãng phí là thói xấu và Bác thƣờng nghiêm khắc phê phán. Có một câu chuyện thật thấm thía: Lần về thăm quê Nghệ An năm 1960, khi ngồi trong nhà khách tỉnh uỷ nhìn ra con đƣờng đi vào, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ đƣợc trồng ngay ngắn hai bên, Bác bèn ra nhổ nhẹ một cành hoa layơn. Lạ thay, cành hoa nhẹ bỗng, ở dƣới không có một chiếc rễ nào. Bác nói với đồng chí Bí thƣ Tỉnh uỷ, đại ý: Bác tƣởng các chú trồng đƣợc hoa thì hay, có cây cảnh đẹp, tốt cho môi trƣờng, nhƣng vì Bác vô các chú phải mua hoa này trồng. “Trồng” hình thức nó không sống đƣợc, đây là một thứ phô trƣơng hình thức giả dối! Học và làm theo Bác, các nhà tổ chức đại lễ ngàn năm Thăng Long đang mạnh tay cắt giảm những việc mang nặng tính phô trƣơng, hình thức để dành tiền của làm những việc khác có ích cho dân hơn. Các địa phƣơng khác còn nghèo, tiềm lực mỏng nên lấy đó làm gƣơng. Đình Chúc 175 Sai lầm đáng tiếc Lao Động, 7/12/2010 WWF đƣa cá tra Việt Nam vào sách đỏ là thông tin thực sự gây sốc, vì nó gây ảnh hƣởng nghiêm trọng số phận hàng vạn ngƣời lao động VN đang làm việc trong ngành chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Từ chỗ không ai biết đến, cá tra đã đƣợc những ngƣời nông dân ĐBSCL cùng với các DN VN đƣa lên thành một sản phẩm nổi tiếng, đƣợc ngƣời tiêu dùng trên cả thế giới ƣa chuộng. Từ năm 2003, các vùng nuôi cá tra của VN đã triển khai Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn chất lƣợng của tổ chức SQS Institute có trụ sở tại Mỹ cấp. Những năm gần đây, các DN VN còn áp dụng cả tiêu chuẩn quốc tế mới nhƣ Global GAP. Vì vậy, nếu WWF lấy lý do môi trƣờng nuôi, thức ăn, hoá chất “có vấn đề” để đƣa cá tra vào danh sách đỏ là hoàn toàn thiếu cơ sở. Quyết định đƣa cá tra vào danh sách đỏ của WWF còn ảnh hƣởng tới rất nhiều ngƣời tiêu dùng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cá tra đã trở thành một sản phẩm đƣợc ƣa chuộng tại nhiều thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật, Mỹ, Châu Âu và nhiều nƣớc khác. Quyết định của WWF đồng nghĩa với việc khuyên ngƣời tiêu dùng nên từ chối sử dụng cá tra và nên chọn sản phẩm khác chƣa chắc đã an toàn hơn, chất lƣợng cao hơn, giá cả tốt hơn và thân thiện với môi trƣờng hơn. Một quyết định quan trọng đến thế lẽ ra phải đƣợc WWF cân nhắc, đánh giá cẩn thận, nhƣng trên thực tế dƣờng nhƣ không phải nhƣ vậy. Theo thông tin đã đăng tải trên báo Lao Động và các báo thì cho đến nay, đại diện WWF tại VN chƣa hề hay biết WWF quốc tế căn cứ vào đâu, dựa vào những bằng chứng nào để đƣa cá tra VN vào danh sách đỏ. WWF đã tiến hành đánh giá tác động môi trƣờng tại VN chƣa, hay dựa vào đánh giá của tổ chức nào khác? Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN (VASEP) trong mấy tuần qua đã đã liên tục hỏi WWF VN, nhƣng vẫn chƣa có đƣợc câu trả lời. Một quyết định do WWF công bố gây ảnh hƣởng xấu đến cả một ngành kinh tế, đến số phận hàng vạn ngƣời lao động của VN mà đại diện của chính WWF ở tại đây không hay biết thì cũng thật lạ! Vài năm gần đây, khi sản phẩm cá tra tạo đƣợc sức mạnh cạnh tranh trên thƣơng trƣờng quốc tế, không ít chiến dịch bôi bẩn đã diễn ra nhằm phục vụ lợi ích không chính đáng của một vài nhóm ngƣời. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra VN vẫn không ngừng phát triển. Điều này khẳng định VN đã xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu có uy tín, không dễ gì bị lung lay bởi những thông tin áp đặt, vô căn cứ . Hy vọng việc làm của WWF không phải là ý đồ nằm trong một chiến dịch bôi bẩn nào cả mà chỉ là một sai lầm đáng tiếc, có thể điều chỉnh đƣợc. Bộ NNPTNT đã cho biết sẵn sàng đƣa WWF đến vùng nuôi cá tra để chứng kiến. Vấn đề là WWF cần có thiện chí cùng VN bàn bạc, trao đổi và đƣa ra những đánh giá khách quan. Trung Phƣơng 176 Khi lợi thế cạnh tranh là cơ bắp Tuổi trẻ, 24/7/2010 Sau chuối, tăm tre, nấm... đƣợc nhập khẩu ồ ạt vào VN, giờ đây ngƣời tiêu dùng trong nƣớc lại nhận đƣợc một thông tin gây sốc: cám và gạo cũng đang đƣợc nhập với số lƣợng lớn vào VN. Sốc bởi VN là xứ gạo, chuyện nhập khẩu cám và gạo cũng ví nhƣ việc “chở củi về rừng” bởi mỗi năm cả nƣớc sản xuất 35-36 triệu tấn lúa, ngoài phục vụ nhu cầu trong nƣớc thì vẫn còn dƣ để xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo. Đặc biệt, trong tình hình tiêu thụ lúa gạo đang gặp khó khăn tại nhiều nơi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thông tin trên lại càng gây sốc. Cũng nhƣ chuối, tăm tre, nấm... việc mở cửa thị trƣờng cho mặt hàng cám, gạo nhập khẩu là bƣớc đi tất yếu trong sân chơi hội nhập. Và luật chơi hội nhập cũng cho phép chúng ta có thể dùng các biện pháp tự vệ để ngăn chặn làn sóng nhập khẩu trên nhƣ xây dựng hàng rào kỹ thuật, điều tra áp thuế chống bán phá giá... Tuy nhiên, đó mới chỉ là những giải pháp mang tính chống đỡ trƣớc mắt, hay nói khác đi mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề. Giải thích lý do nhập khẩu đối với mặt hàng cám gạo, nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn nhìn nhận: do giá rẻ và chất lƣợng tốt hơn trong nƣớc. Mới nghe qua có vẻ nhƣ vô lý đối với một cƣờng quốc về lúa gạo nhƣ VN, nhƣng đó lại là sự thật. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, cám gạo của Ấn Độ trƣớc khi xuất vào VN đã đƣợc trích ly lấy dầu (chất béo) dùng trong sản xuất ngành thực phẩm, dƣợc liệu... Do đó phần cám còn lại xem nhƣ phụ phẩm nên giá rẻ hơn. Chƣa kể về mặt chất lƣợng, loại cám này do đã đƣợc lấy dầu nên bảo quản lâu và độ đạm cũng cao hơn. Bên cạnh đó, ngoài vấn đề hệ thống kho tàng, xay xát... ở khâu đầu vào nhƣ giống, vật tƣ... cũng đƣợc đầu tƣ tối đa về mặt khoa học kỹ thuật nên đã góp phần làm giảm giá thành. Trong khi đó, ở trong nƣớc từ nhiều năm qua, ngành nông nghiệp dù đƣợc đầu tƣ rất lớn, đặc biệt là các chƣơng trình khuyến nông cho các địa phƣơng, cơ quan chuyên môn... nhƣng thử hỏi số tiền đầu tƣ này có thật sự đi vào chiều sâu giúp nông dân hạ giá thành trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm? Nhiều ngƣời đều biết ở lĩnh vực con giống, nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn đau đầu trong việc tìm giống lúa thay thế loại lúa IR 50404 (một loại giống cho ra gạo có chất lƣợng rất kém). Đến khi thu hoạch, thay vì đƣợc sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị hiện đại, ngƣời ta vẫn thấy các “kỹ sƣ hai lúa” phải “tự bơi” với máy gặt đập liên hợp. Và ở khâu hậu thu hoạch, với hệ thống hạ tầng về kho tàng, máy móc manh mún, lạc hậu nhƣ hiện nay cũng chỉ đủ sức xay xát đơn thuần. 177 Chính vì vậy khi sản phẩm cám, gạo, chuối, nấm... ra thị trƣờng, lợi thế cạnh tranh lúc này chỉ còn là sức lao động “một nắng hai sƣơng” của nông dân nên dù ngay trên sân nhà cũng khó lòng cạnh tranh với hàng ngoại. Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản trong nƣớc thông qua giải pháp hạ giá thành và đầu tƣ cho chất lƣợng sản phẩm chính là hƣớng đi bền vững nhất trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều này rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng đối với nông nghiệp, nông dân. Ông Lƣơng Văn Tự - nguyên thứ trƣởng Bộ Thƣơng mại, nguyên trƣởng đoàn đàm phán VN gia nhập WTO - tỏ ra khá bức xúc cho biết hiện VN mới sử dụng khoảng 3% giá trị ngành nông nghiệp để hỗ trợ ngành này. Trong khi đó theo cam kết WTO, VN đƣợc phép sử dụng đến 10% để hỗ trợ ngƣợc lại cho nông nghiệp, nông thôn. Ngoài các hỗ trợ về con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, thủy lợi, đào tạo... chúng ta có thể hỗ trợ cả cƣớc vận chuyển cho hàng nông sản mà không vi phạm các quy định của WTO. Sẽ còn nhiều mặt hàng nông sản khác tiếp tục tràn vào thị trƣờng VN, và số tiền VN bỏ ra nhập khẩu các mặt hàng này sẽ không dừng ở mức vài chục triệu USD nhƣ hiện nay nếu chúng ta không gấp rút giải quyết nhanh những bất cập trên. Xuân Toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4720149451chuyen_2159.pdf
Luận văn liên quan