Luận văn Nguồn gốc, đặc điểm của đạo Cao Đài, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh

Vì vậy, từ góc độ triết học, luận văn góp phần xây dựng một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về tôn giáo Cao Đài. Đó là sự phân tích tính tất yếu của quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của tôn giáo Cao Đài trong cư dân vùng Nam Bộ từ năm 1926 đến nay và bước đầu phân tích đánh giá những ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh qua việc nghiên cứu thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Cao Đài. Đặc biệt từ việc nghiên cứu giáo lý và sự thờ phụng; nghiên cứu về tổ chức; và những sinh hoạt lễ nghi của người Cao Đài với tính cách một hình thái ý thức xã hội đặc thù để thấy những ảnh hưởng hai mặt của nó cùng với hệ thống giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy tích cực trong tôn giáo Cao Đài để góp phần xây dựng đời sống tinh thần người dân Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay.

pdf102 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6221 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn gốc, đặc điểm của đạo Cao Đài, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ có sức thuyết phục đối với tín đồ trong tất cả mọi việc. - Những tín đồ có công với cách mạng, đã từng theo cách mạng chiến đấu, từng tham gia vận động các đồng đạo đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai bán nước. Họ chính là tấm gương sáng cho quần chúng tín đồ noi theo. - Những tín đồ lớn tuổi, có phong cách đạo đức, có cuộc sống mẫu mực trong sạch, có kiến thức cao về tôn giáo, có thời gian tu hành lâu, có phẩm hàm cao, được quần chúng tín đồ tin tưởng. Tiếng nói của họ có giá trị rất lớn đối với công tác vận động quần chúng trong vùng đạo. Thứ tư: cơ quan chính quyền cần có thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng và dân chủ với giáo hội. Khi có vấn đề nảy sinh giữa giáo hội và cơ quan chính quyền thì tiến hành đối thoại trao đổi, bàn bạc để giải quyết có lý có tình, không áp đặt, mệnh lệnh cưỡng ép. Cần phân công những cán bộ có trình độ chính trị nắm vững chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, am hiểu vấn đề tôn giáo và giáo hội, có thái độ đúng đắn với giáo sĩ và giáo hội để thay mặt chính quyền quan hệ thường xuyên với giáo hội, tiếp 68 xúc và giải quyết các vấn đề có liên quan đến giáo hội. Những cán bộ này nên chuyên sâu lâu dài, không nên thay đổi. Tóm lại: vận động quần chúng tín đồ tự giác tham gia đấu tranh chống phần tử xấu và bọn lợi dụng tôn giáo Cao Đài là giải pháp cần thiết quan trọng để xây dựng đoàn kết dân tộc trên con đường kiết thiết đất nước. Đây là giải pháp phù hợp với nét đặc thù của tôn giáo Cao Đài và là giải pháp có thể vận dụng chung cho công tác tôn giáo tại vùng đạo. 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quần chúng Đây là giải pháp thực hiện quan điểm của Đảng về công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào đạo Cao Đài. Để đổi mới công tác dân vận trong vùng tôn giáo Cao Đài, trước hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tôn giáo vận của Ban dân vận, Mặt trận và các đoàn thể để thúc đẩy phong trào cách mạng trong quần chúng tín đồ. Các đoàn thể phải tự đổi mới phương thức hoạt động cho ngang tầm với nhiệm vụ, phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ cho các hội viên, đoàn viên và quần chúng tín đồ. Giáo dục sâu sắc lòng tự hào dân tộc, không cam chịu đói nghèo, và bằng con đường chính đáng để làm giàu lên, làm cho cuộc sống của mình ngày càng văn minh tốt đẹp hơn, đồng thời có dư thêm để đóng góp cho nhà nước, nhằm duy trì tốt phong trào từ thiện vốn có mà các tín đồ Cao Đài đã và đang rất hăng hái tham gia. Nội dung tuyên truyền của các đoàn thể cần phải đi sâu và hòa nhập vào các hoạt động kinh tế - xã hội thiết thực. Các cán bộ đoàn thể trong vùng tôn giáo Cao Đài nhất thiết phải sâu sát dân, hiểu dân và phải tạo điều kiện cho các tín đồ hiểu nhau, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau, xây dựng tinh thần tương thân tương ái trong sản xuất - kinh doanh, trong cuộc sống theo nguyên tắc "tốt đời - đẹp đạo". Hoạt động của các đoàn thể phải biết khơi dậy và phát huy óc sáng tạo trong quần chúng. Cán bộ đoàn thể 69 phải là những người được lựa chọn từ các phong trào, có năng lực nhiệt tình với công việc, tận tâm cho mục đích cao nhất là vì lợi ích của nhân dân. Trong thời gian tới đây, công tác "Cao Đài vận" cần tập trung đi sâu vào các nội dung sâu đây: Một là, tập trung vận động quần chúng tín đồ Cao Đài tích cực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong vùng tôn giáo của mình là: Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống nuôi, duy trì và phát triển hơn nữa phong trào khuyến nông trong vùng tôn giáo. Hai là, tập trung vận động quần chúng tín đồ tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Ba là, làm cho quần chúng tín đồ thấy rõ sự vô lý của những dư luận thất thiệt về ngày tận thế, về đại họa "tối trời, sập đất" khi xuất hiện các biến động thất thường của các hiện tượng tự nhiên như: núi lở, sông lở, hạn hán, lũ lụt,... cần giải thích để quần chúng hiểu rõ đó là những biến động tất yếu của thời tiết khí hậu. Không được nóng nảy thô bạo trước dư luận và những phao tin vô tình do quần chúng tín đồ loan đi mà phải ân cần giải thích nhắc nhở để họ hiểu tác hại của tin truyền ấy và tự giác khắc phục. Vận động quần chúng đấu tranh có hiệu quả với bọn xấu lợi dụng tôn giáo Cao Đài chống phá cách mạng đi ngược lại đoàn kết dân tộc. Thứ tư, vận động quần chúng tín đồ nêu cao và thượng tôn các giá trị đạo đức trong giáo lý, phù hợp với yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, xa lánh và lên án cái ác, cái xấu bằng những hành động thiết thực như tham gia các phong trào nhân đạo từ 70 thiện, xã hội khác nhau theo sự quản lý và hướng dẫn của Nhà nước, đoàn thể mình phụ trách. Cuối cùng là làm cho quần chúng tín đồ Cao Đài hiểu rõ chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của của Đảng là nhất quán và xuyên suốt. Tuyệt nhiên không có bất kỳ một sự phân biệt kỳ thị nào từ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta đối với tôn giáo của họ. Đồng thời có tuyên dương khen thưởng những tín đồ biết nêu gương tốt trong chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc các gương tốt trong hoạt động từ thiện vì mục đích nhân đạo cao cả... Tóm lại: xuất phát từ nội dung và các hình thức sinh hoạt của tôn giáo Cao Đài với tính chất cộng đồng đã tạo cho đạo Cao Đài có sức thu hút mạnh mẽ giúp nó có khả năng lôi kéo những người cộng cư để hình thành nên những làng, những xã thuần đạo. Điều này tạo sự tương đối thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể quần chúng dễ dàng đi sâu vào các hoạt động thiết thực trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào có tín đồ Cao Đài, giúp các tổ chức đoàn thể đưa được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào tận đồng bào vùng đạo. Nhưng điều có sức thuyết phục cao nhất vẫn là nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể quần chúng phải thực sự trở thành tổ chức của bản thân người nông dân, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của họ, chứ không phải như một công cụ quản lý của chính quyền, cần hướng vào việc chăm lo lợi ích thiết thực cho đời sống của tín đồ Cao Đài, góp phần xây dựng xã hội mới, công bằng văn minh tiến bộ, phát triển ngày càng cao về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, hướng các sinh hoạt tôn giáo theo hướng "tốt đời, đẹp đạo". 3.2.3. Nhóm giải pháp về các hình thức lễ hội Lễ hội Cao Đài là một trong những lễ hội dân gian của Tây Ninh, tiêu biểu cho những nét đặc sắc của tôn giáo này, đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân cư Tây Ninh. Lễ hội Cao Đài Tây Ninh vừa biểu hiện được tâm thức của 71 người dân Tây Ninh, vừa lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống, vì thế có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt thu hút không chỉ tín đồ người dân Tây Ninh mà còn là ngày hội của cư dân vùng Nam Bộ. Lễ hội Tây Ninh có thể xem là một hiện tượng văn hóa đặc sắc cần được giữ gìn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, làm phong phú thêm đời sống tinh thần người dân Tây Ninh, thực hiện xây dựng "Đẹp đời, tốt đạo" trong sinh hoạt tôn giáo. * Vấn đề lễ hội ở Tây Ninh trong thời gian qua. Lễ hội Tây Ninh, đặc biệt là lễ hội tôn giáo - tín ngưỡng là hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo, đặc thù, thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Ninh, có sức thu hút đặc biệt đối với đông đảo nhân dân. Trong suốt thời gian dài của lịch sử hình thành và phát triển vùng đất này, lễ hội tôn giáo - tín ngưỡng vẫn được duy trì một cách bền bỉ, như một nghi thức thiêng liêng của tôn giáo. Cùng với việc phục hồi lễ hội một cách mạnh mẽ ở các địa phương trong cả nước những năm gần đây, các lễ hội tôn giáo tín ngưỡng của Tây Ninh cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn, thu hút không chỉ cư dân địa phương mà còn cả vùng Nam Bộ tham gia. Những lễ hội ấy đã góp phần to lớn vào việc xây dựng đời sống tinh thần của người dân Tây Ninh. Điều quan trọng nhất là lễ hội đã đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, nhu cầu tâm linh của người dân tạo được sự cộng cảm trong lễ hội, củng cố mối đoàn kết cộng đồng, những lễ hội ở Tây Ninh trong thời gian qua đã đáp ứng được nhu cầu này. Những lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng ở Tây Ninh đã thật sự là ngày hội của quần chúng, người dân đến đó không chỉ để ngưỡng vọng các đấng thiêng liêng, thần linh, mà còn trở về với thiên nhiên chiêm ngưỡng cái đẹp trong các công trình kiến trúc, di tích, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa huyền thoại của lễ hội địa phương và để cùng vui chơi, hòa nhập với cộng đồng. Tác dụng của lễ hội là đã phần nào giải thoát những ẩn ức, bế tắc của đời thường, của tâm hồn, để bước vào cuộc sống một cách tốt đẹp hơn. Đặc biệt, lễ hội Cao Đài - một tôn giáo có cơ sở xã hội chặt chẽ thì dù là lễ hội cá nhân, lễ hội gia đình hay lễ hội cộng đồng, đều được tổ chức một cách chu đáo với sự tham gia của toàn thể cộng đồng một cách tự nguyện. Đó là một nét cần được phát huy trong lễ hội của tôn giáo này. 72 Có thể nhận thấy rằng từ sự phục hồi của lễ hội, hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa cũng được phục hồi, tôn tạo. Một loạt các công trình di tích, danh thắng, kiến trúc đã được xây dựng, sửa chữa lại trong thời gian qua ở Tây Ninh theo hướng xã hội hóa, ngày càng đẹp hơn như các chùa ở Núi Bà, các công trình trong Tòa thánh, các đình ở địa phương... có thể nói không gian lễ hội được nâng lên về mặt giá trị thẩm mỹ, trở thành niềm tự hào của địa phương là niềm chiêm ngưỡng của khách thập phương khi đến dự hội, đồng thời làm tăng tính chất thiêng liêng, tính tôn nghiêm và tính thẩm mỹ, đem lại chiều sâu tư tưởng triết lý cho hội. Việc phục hồi các lễ hội cũng là quá trình tìm lại và lưu giữ, phát triển những loại hình văn hóa dân gian ở Tây Ninh. Nếu ở lễ hội Cao Đài có dàn nhạc dân tộc múa tứ linh và rồng nhang, biểu diễn trống Sayam, trưng bày lễ phẩm chèo thuyền đưa linh... thì nghệ thuật múa bóng rỗi trong lễ dâng bông dâng mâm ở Chùa Bà trong lễ hội Bà Đen, lễ Bà Thiên Hậu, nghệ thuật hát chập địa nàng trong lễ hội Miếu, nghệ thuật xây chầu đại bội - hát bội trong lễ hội kỳ yên ở đình... là những nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc, cần được giữ gìn và phát triển hiện nay. Chính lễ hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện điều này, làm cho đời sống tinh thần người dân thêm phong phú đặc sắc. Lễ hội Tây Ninh tuy đã góp phần vào sự phát triển kinh - văn hóa - xã hội, và đem lại đời sống tinh thần phong phú cho nhân dân, nhưng chính nó cũng để lại nhiều tác hại, đặt ra những vấn đề cần giải quyết về tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường. Do đó đi đôi với việc tổ chức tốt các hình thức lễ hội. Các ngành chức năng cần có biện pháp để tổ chức và quản lý tốt các nơi lễ hội tránh làm mất vẻ mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các tượng phật, vật thờ và ảnh hưởng đến sức khỏe người đi hội. * Những nguyên tắc chủ yếu trong việc xây dựng đời sống tinh thần thông qua các hình thức lễ hội. 73 Để phát huy được những giá trị truyền thống của các hình thức lễ hội trong việc xây dựng đời sống tinh thần, cần phải tuân thủ các tư tưởng chủ đạo như sau: Một là, xác định nhu cầu lễ hội tôn giáo của người dân như một thực tế xã hội, nhìn nhận nó một cách biện chứng trong mối quan hệ trong các lĩnh vực khác của đời sống, coi đó là một bộ phận văn hóa để có biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp văn hóa, đạo đức Việt Nam. Hai là, lễ hội được phép tổ chức phải là những lễ hội đáp ứng được mục đích: giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử, văn hóa, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; tưởng nhớ công đức các danh nhân lịch sử, văn hóa, những người có công ích với dân với nước (nhân thần, thiên thần); tìm hiểu, thưởng ngoạn, các giá trị văn hóa thông qua các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nghệ thuật; vui chơi và giải trí lành mạnh, giữ gìn phát huy vốn văn hóa truyền thống và phong tục tập quán dân tộc; đáp ứng nhu cầu tâm linh của xã hội [13, 230-231]. Thứ ba, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, giúp Cao Đài cũng như những tôn giáo khác phát huy được tính tích cực của tôn giáo, thể hiện trong giáo lý, nghi thức, lễ hội... trên cả hai phương diện văn hóa và đạo đức. Lễ hội phải đảm bảo được tính thẩm mỹ dân tộc trong cả phần lễ và hội. Thứ tư, giáo dục nâng cao dân trí, xây dựng con người có văn hóa, hiểu biết, ứng xử văn minh để đến với tôn giáo, lễ hội không như một thói quen, một sự tò mò, mà là nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh thật sự. *Những biện pháp quản lý các hình thức lễ hội Cao Đài Cao Đài Tây Ninh là một tôn giáo mới đang tồn tại và đã được Ban tôn giáo chính phủ chính thức công nhận tư cách pháp nhân tổ chức giáo hội vào ngày 9/5/1997, 74 vì thế quản lý lễ hội Cao Đài cần phải theo đúng pháp luật và các chính sách về tôn giáo, thể hiện trên các mặt sau: - Ngành văn hóa thông tin Tây Ninh, phối hợp cùng Ban tôn giáo tỉnh biên soạn những nội dung, giải pháp quản lý phù hợp với đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội của địa phương. - Xác định vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là huyện Hòa Thành - nơi tọa lạc của Tòa thánh Tây Ninh, trong việc tổ chức, quản lý lễ hội theo sự phân cấp cụ thể từng lĩnh vực. - Có những quy định cụ thể về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan văn hóa... trong lễ hội. Tăng cường phối hợp các cấp trong việc kiểm tra các vi phạm về mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội hoặc các hoạt động có nội dung phản động đồi trụy trong những ngày cao điểm của lễ hội. - Thực hiện tự do tín ngưỡng, tự do mở hội, nhưng không thể để các cơ sở tôn giáo Cao Đài trong tỉnh lợi dụng điều này để mở hội tràn lan, nhằm khuyếch trương thế lực của Cao Đài. Thực trạng hiện nay là Cao Đài đang lấn dần sang các lễ hội dân gian, nhất là lễ hội Đình - Miếu, từ việc giúp dàn nhạc, nhà lắp ghép đã dần dần thực hiện luôn các nghi lễ cung đình - theo nghi thức Cao Đài làm mất đi bản sắc nguyên thủy của lễ hội đình. - Hiện nay các lễ hội của Cao Đài từ Trung ương đến lễ hội cá nhân như: lễ cưới, lễ tang còn rất rườm rà, cầu kỳ, gây lãng phí, phô trương nặng về hình thức, nhưng tính giáo dục, chiều sâu tư tưởng không cao, cần có sự bàn bạc kỹ giữa Ban tôn giáo với các ngành chức năng và Hội đồng chưởng quản Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, để lễ hội 75 tiến hành tốt hơn. Nếu có thể, tổ chức soạn lại từng lễ thức phù hợp với nếp sống văn hóa mới để cùng xem xét và thực hiện nhằm đem lại tác dụng tích cực cho việc xây dựng đời sống tinh thần ngày càng tốt hơn. * Phát huy sự độc đáo của bản sắc văn hóa địa phương thông qua lễ hội Cao Đài. Lễ hội Cao Đài là một trong những sinh hoạt tôn giáo văn hóa đặc sắc của Tây Ninh, thể hiện bản sắc văn hóa địa phương góp phần quan trọng trong đời sống tinh thần người dân Tây Ninh. Vì thế những giá trị truyền thống tích cực của nó cần được bảo tồn, phát huy và phổ biến. - Các loại hình nghệ thuật trong lễ hội Cao Đài như dàn nhạc dân tộc, trống Sayam, cộ tiên, múa tứ linh và rồng nhang, nghệ thuật trưng bày quả phẩm... đều là những nghệ thuật dân gian độc đáo của cộng đồng người Việt và Khơme ở Tây Ninh. Những loại hình này cần được khai thác để đưa vào phục vụ các đối tượng công chúng rộng rãi trong các sinh hoạt cộng đồng như ngày tết, các ngày lễ kỷ niệm lịch sử của dân tộc ta và các ngày lễ hội tôn giáo. - Trên những cơ sở khảo cứu về lễ hội Cao Đài, các ngành chức năng cần biên soạn, xây dựng lại thành những nội dung giới thiệu, thuyết minh, những tài liệu cơ bản để giới thiệu khách tham quan bằng những phương tiện thông tin đại chúng, tránh không để cho những người quản lý Tòa thánh tự tiện giới thiệu, giải thích theo khuynh hướng mê tín, thần bí của tôn giáo. - Đền thánh Tây Ninh - nơi diễn ra lễ hội Cao Đài là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm, biểu hiện kiến trúc á Đông gần gũi, với nhiều biểu tượng thể hiện vũ trụ quan truyền thống dân tộc Việt Nam, thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái. Tỉnh cần có chủ trương tôn tạo, bảo vệ chặt chẽ làm cho 76 khu di tích - kiến trúc này ngày càng thêm vẻ mỹ quan góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh và xây dựng đời sống tinh thần phong phú lành mạnh theo hướng "tốt đời, đẹp đạo". 77 Kết Luận Hơn bảy thập kỷ trôi qua, tôn giáo Cao Đài trải qua biết bao thăng trầm biến đổi trong sự hình thành, tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, và ngày nay đang tiếp tục hoạt động dưới chế độ xã hội mới. Sự hiện diện của nó đã để lại những dấu ấn thật khó phai mờ trong lịch sử dân tộc. Cho đến nay với trên 2 triệu tín đồ Cao Đài thuộc cư dân vùng Nam Bộ, đặc biệt tập trung ở Tây Ninh, tôn giáo Cao Đài vẫn đang là một hiện tượng xã hội đặc biệt đáng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Vì vậy, từ góc độ triết học, luận văn góp phần xây dựng một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về tôn giáo Cao Đài. Đó là sự phân tích tính tất yếu của quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của tôn giáo Cao Đài trong cư dân vùng Nam Bộ từ năm 1926 đến nay và bước đầu phân tích đánh giá những ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh qua việc nghiên cứu thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Cao Đài. Đặc biệt từ việc nghiên cứu giáo lý và sự thờ phụng; nghiên cứu về tổ chức; và những sinh hoạt lễ nghi của người Cao Đài với tính cách một hình thái ý thức xã hội đặc thù để thấy những ảnh hưởng hai mặt của nó cùng với hệ thống giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy tích cực trong tôn giáo Cao Đài để góp phần xây dựng đời sống tinh thần người dân Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay. Từ việc nghiên cứu, phân tích các yếu tố khác nhau tạo thành của tôn giáo Cao Đài như: giáo lý và sự thờ phụng Đức Chí Tôn; nghi lễ, biểu tượng; tín đồ... luận văn kết luận đạo Cao Đài là một tôn giáo bản địa ở vùng nông thôn Nam Bộ. Từ việc phân tích quá trình tồn tại trong nhiều vị thế khác nhau qua các giai đoạn lịch sử, thì tính tất yếu của mối liên hệ giữa Cao Đài với các nền chính trị là: hoặc gắn kết, hoặc chống lại. Từ đó kết luận rằng nếu chế độ chính trị này xô đẩy, phủ nhận 78 thì cộng đồng tôn giáo Cao Đài sẽ nghiêng về phía chính trị đối lập và trở thành một lực lượng hùng hậu mạnh mẽ cho phía đối lập. Luận văn bước đầu phân tích những ảnh hưởng của tôn giáo Cao Đài trên các lĩnh vực đời sống tinh thần như: chính trị, lối sống, đạo đức văn hóa nghệ thuật. Qua đó đề ra một số giải pháp vừa để khắc phục mặt hạn chế vừa để phát huy mặt tích cực của tôn giáo Cao Đài, nhằm xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, hướng các hoạt động tôn giáo vào tín ngưỡng đơn thuần,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho người dân Tây Ninh có được đời sống sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân gian trong tình đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện " tốt đời, đẹp đạo". Tất cả những vấn đề trên cũng mới là phác thảo bước đầu, cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn, sâu sắc hơn ở các chuyên đề chuyên biệt. Luận văn xin có một số kiến nghị sau: 1. Tây Ninh là địa phương trung tâm của giáo phái Cao Đài với số lượng tín đồ toàn tỉnh chiếm đến hơn 50% đồng bào tôn giáo,trong đó Cao Đài có số đông chiếm đến hơn 2/3 tín đồ. Vì thế cần đổi mới cách tiếp cận đối với tôn giáo nói chung và Cao Đài nói riêng để vượt qua những ấn tượng do lịch sử để lại nhằm làm tốt công tác vận động tôn giáo, thu hút tín đồ vào các tổ chức quần chúng tạo mối quan hệ gắn bó giữa đạo và đời. 2. Đầu tư cho chiến lược nghiên cứu tôn giáo Cao Đài và xây dựng đội ngũ các nhà "Cao Đài học" tận tâm nghiên cứu, có năng lực khái quát, đề xuất kịp thời các đối sách thích hợp với tình hình. 79 3. Mặt trận, Dân vận nên cử người vào "Hội đồng chưởng quản" để hướng dẫn tổ chức này hoạt động đúng mục đích. 4. Cần xem xét chọn lọc và cho phép in lại Tân luật và Pháp chánh truyền để chủ động định hướng tôn giáo này đi vào tu hành thật sự phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước ta.Vì đối với đạo Cao Đài đây là luật lệ căn bản để họ hoạt động tôn giáo. Nếu cấm đoán thì những kết quả làm công tác tôn giáo của ta những năm qua chỉ dừng lại ở phần hình thức, còn nội dung thực chất họ vẫn bám vào Tân luật và Pháp chánh truyền để lãnh đạo. Nếu ta để họ càng bế tắc thì họ sẽ càng tin tưởng hoang đường đi tới hoài nghi chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây bất lợi cho công tác Cao Đài vận của chúng ta. 5. Tăng cường vận động và nắm chắc số chức sắc, chức việc, phát huy những mặt tích cực của những người tiến bộ xây dựng cốt cán lâu dài; cô lập, phân hóa số cực đoan không cho vào bộ máy lãnh đạo Cao Đài, đồng thời chú ý đến những người có mối quan hệ với người nước ngoài kịp thời đập tan âm mưu của các thế lực phản động nước ngoài đang nuôi dưỡng một số tên phản động mang vỏ bọc Cao Đài chờ dịp đưa về Việt Nam hoạt động phản cách mạng. Đối với các chức sắc, chức việc đã tích cực tham gia các phong trào bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thì ta cần có thái độ thích hợp, tôn trọng thành tích của họ, khen thưởng đúng mức những cá nhân có thành tích, tận tình giúp đỡ khi họ gặp khó khăn về đời sống. 6. Trung ương cần sớm có những qui định riêng (quy chế) đối với hoạt động của đảng viên trong vùng tôn giáo. Vì trên thực tế khi một cán bộ cốt cán trong quần chúng tín đồ được phát triển vào Đảng thì hoạt động của họ không còn hòa mình với tôn giáo và quần chúng tín đồ như trước, tạo nên một sự ngăn cách không có lợi cho cách mạng trong công tác nắm tôn giáo cũng như nắm tâm tư tình cảm của tín đồ. 80 7. Cần quan tâm đến công tác vui chơi, giải trí, học tập lành mạnh, xây dựng cơ sở vật chất đối với những vùng có đông tín đồ tôn giáo. Nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kinh phí hoạt động cho đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để mở rộng các hình thức tập hợp giáo dục lực lượng thanh thiếu niên và nhi đồng, ngăn chặn sự đầu độc và ảnh hưởng của thần quyền giáo lý tôn giáo. 8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng, củng cố các đoàn thể, Mặt trận tổ quốc vững mạnh đủ sức làm nòng cốt động viên quần chúng hăng hái tham gia phát triển sản xuất kinh doanh để làm giàu cho mình và cho xã hội. Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cần có biện pháp tích cực giúp đỡ họ vượt qua nghèo khó, bằng các chương trình cụ thể như: xóa đói giảm nghèo, phong trào trợ vốn sản xuất... Thông qua đó từng bước cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa xã hội cho quần chúng tín đồ. Xây dựng một "Bạch Ngọc Kinh" thật sự nơi trần thế. 9. Tăng cường công tác giáo dục nhằm tiếp tục nâng cao trình độ giác ngộ cho quần chúng tín đồ về lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, về lòng tự hào dân tộc, về tinh thần cảnh giác cách mạng, làm cho quần chúng tin tưởng thật sự vào đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh, tiến bộ. Đây là một trong số rất ít những công trình nghiên cứu về tôn giáo Cao Đài dưới góc độ triết học. Luận án có những đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu tôn giáo Cao Đài. Rất mong sẽ có điều kiện tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhiều hơn, hoàn chỉnh hơn về sau này. 81 82 DANH Mục Tài Liệu THAM Khảo [1]. Ăngghen, Chống Duyrinh. Nxb Sự thật, tập 4, năm 1977. [2]. Nguyễn Chính, Đảng viên với tín ngưỡng tôn giáo, Tạp chí Cộng sản, số 11, 1998. [3]. Nguyễn Thành Danh, Sự thật của một giáo phẩm. [4]. Đặng Thế Đại, Đôi điều bàn thêm về hấp lực của đạo Cao Đài. Viện nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội, 1993. [5]. Trần Kỳ Đồng, C.Mác - Ph.Ăngghen và vấn đề tương lai của tôn giáo. Tạp chí Triết học, số 3 11/1998. [6]. GS Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam. [7]. Phạm Bích Hợp, Tâm lý tôn giáo và phát triển xã hội. Tạp chí Thông tin lý luận, số 2, 1995. [8]. Đỗ Lan Hiền, Về kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc ở Singapore. Tạp chí Triết học, số 1, 1998. [9]. Đỗ Lan Hiền, Vài ý kiến trao đổi với tác giả cuốn sách "Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI" về vấn đề vai trò tôn giáo trong cuộc cánh mạng con người. Tạp chí triết học, số 1, 1995. 83 [10]. Trần Thị Huyền, Tôn giáo trong sự nghiệp biến đổi của xã hội phương tây hiện đại. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3, 1999. [11]. Nguyễn Phạm Hùng, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2, 1999. [12]. Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian. Nxb Khoa học xã hội, 1989. [13]. Kỷ yếu hội nghị, Hội thảo lễ hội, Vụ Văn hóa quần chúng và thư [14]. viện, 1993. [15]. Kinh Thiên Đạo và Thế đạo, năm 1992. [16]. Nguyễn Văn Kiệm, Tôn giáo tính phức hợp và đa nghĩa của tôn giáo. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11, 1988. [17]. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 12. Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1979. [18]. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 17. Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1979. [19]. Lời thuyết đạo của Phạm Công Tắc. Quyển 1. [20]. Luận văn, Cơ bút trong đạo Cao Đài của Đoàn Thiện Tâm, tr. 27. 84 [21]. Nguyễn Văn Long, Về quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa nghệ thuật, Tạp chí Nghiên cứu lý luận 1999, số 1, tr. 39 - 41. [22]. Nguyễn Đức Lữ, Về sự phát triển của tôn giáo hiện nay và nguyên nhân của nó. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1, 1998. [23]. Nguyễn Đức Lữ, Sự đan xen hòa đồng của các tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Tạp chí Dân tộc học, số 4, 1993. [24]. Nguyễn Đức Lữ, ý thức dân tộc trong tín ngưỡng, Tôn giáo ở Việt Nam. Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, số 3, 1994. [25]. Nguyễn Phú Lợi, Một số vấn đề về công tác vận động giáo dân. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, 1995. [26]. Một số tôn giáo ở Việt Nam. Phòng thông tin tư liệu. Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội, 1998. [27]. Đỗ Mười, Đảng và Nhà nước ta trước sau như một kiên trì thực hiện chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân, bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo được bình thường theo luật định. Báo Nhân Dân ngày 23- 11-1997. [28]. Nguyễn Chí Mỳ, Tôn giáo và hiện thực - Một số vấn đề đặt ra hiện nay. Tạp chí Triết học, số 2, 1988, tr. 46-49. [29]. Trịnh Nhu, Quan hệ dân tộc - tôn giáo trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, 1996. 85 [30]. Những đặc điểm của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam. Viện Thông tin khoa học, Trung tâm Khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, 1997. [31]. Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tây Ninh, 1995. [32]. Tân lập pháp chánh truyền. Êditions, M-Gasnier - Itampes (s-et-o) France, 1952. [33]. Tân luật pháp chánh truyền. Tòa thánh Tây Ninh, 1996. [34]. Tổng hợp Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh đến 4/2000. [35]. Thánh Ngôn hợp Tuyển. Tòa thánh Kiến Hòa (Nguyễn Ngọc Trương, in lần thứ 7, 1964, tr. 18. [36]. Nguyễn Quốc Tuấn, Đề cương bài giảng Cao Đài giáo. [37]. Tham luận của đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, tại Đại hội Quốc tế cộng sản "Lên án chủ nghĩa thực dân". Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959. [38]. Ngô Hữu Thảo, Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tạo chí Quốc phòng toàn dân, số 10, 1998. [39]. Ngô Hữu Thảo, Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 10, 1997. 86 [40]. Ngô Đức Thịnh, Tín ngưỡng tôn giáo, hai mặt của một vấn đề. Tạp chí Tư tưởng văn hóa 1999, số 4, tr. 19 - 21. [41]. Nguyễn Ngọc Tùng, Những thay đổi của đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tạp chí Thông tin lý luận, số 4, 1999. [42]. Lê Huy Thực, Tìm hiểu một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4, 1999. [43]. Lê Huy Thực, Hồ Chí Minh với chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng. [44]. Nguyễn Thế Thắng, Tôn giáo là gì. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, [45]. số 3, 1998. [46]. Nguyễn Tài Thư, Vai trò của các học thuyết tư tưởng và tôn giáo hiện nay ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, số 3, 1995. [47]. Đề tài cấp bộ, "Tôn giáo ở Việt Nam" "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn". Khoa CNXHKH - Học viện CTQG HCM, 1995. [48]. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài. [49]. Nxb Khoa học xã hội, 1995. [50]. Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức, C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 2, Hà Nội, 1959. 87 [51]. Đặng Nghiêm Vạn, Vai trò tôn giáo trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1, 1997. [52]. Đặng Nghiêm Vạn, Bản chất và biểu hiện tôn giáo. Tạp chí Triết học, số 1, 1998. [53]. Trần Quang Vinh, Lịch sử đạo Cao Đài. [54]. Thái Hoàng Vũ, Lễ hội, Một hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tháng 11/1996. [55]. PGS. Lê Trung Vũ, Đại lễ vía Đức Chí Tôn (Nghi thức đạo Cao [56]. Đài), 1993. [57]. Nguyễn Hữu Vui, Tôn giáo và đạo đức - Nhìn từ mặt triết học. Tạp chí Triết học, số 4, 1993. 88 Phụ lục Phụ lục 1 Đàn lễ hàng năm: STT: Ngày, tháng, năm theo âm lịch Đàn lễ và vía 1. 8 và 9 tháng 1 2. 14 và 15 tháng 1 3. 14 và 15 tháng 2 4. 7 và 8 tháng 4 5. 24 và 25 tháng 5 6. 14 và 15 tháng 7 Vía Đức Chí Tôn (Đại lễ) Thượng nguyên Vía Đức Thái Thượng Lão quân Vía Đức Thích Ca (Đại lễ) Kỷ niệm sinh nhật Đức Giáo Tông (đại lễ) Trung nguyên 89 7. 14 và 15 tháng 8 8. 14 và 15 tháng 10 9. 24 và 25 tháng 12 (dương lịch) Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu (Đại lễ) Hạ nguyên - Kỷ niệm khai đạo (Đại lễ) Kỷ niệm sinh nhật Đức Gia Tô giáo chủ 90 Phụ lục 2 Quá trình hình thành đạo Cao Đài gắn với một số nhân vật lịch sử của đạo, đáng chú ý là: Ông Ngô Minh Chiêu (còn gọi tắt là Ngô Văn Chiêu) sinh năm 1878 tại Bình Tây, chợ lớn trong một gia đình nghèo, ông học rất giỏi và trở thành thư ký sở di trú Sài gòn. Đến năm 1909 ông được bổ nhiệm làm Tri Phủ ở phú Quốc. Ông Ngô Minh Chiêu là người ham mê chuyện thần linh và cầu cơ, thời kỳ làm Tri Phủ ở Phú Quốc, ông thường chìm đắm trong những giấc mơ thần tiên, về sau chuyển về làm tại phòng II Phủ Thống soái Sài Gòn. Ông nhanh chóng tiếp thu "thần linh học", ông thường gặp gỡ bạn bè trao đổi với bạn bè về thuyết này và tổ chức cầu cơ. Ông cho rằng ông được tiếp xúc với một đấng thiêng liêng A, Ă, Â, danh là Cao Đài tiên ông và được vị tiên này phán bảo sứ mệnh xây dựng tôn giáo mới ở phương nam. Ông gặp bạn bè loan báo sự phát hiện của mình về đấng Cao Đài và được mọi người nhất là ông Lê Văn Trung, ông phạm Công Tắc nhiệt liệt hưởng ứng. Đến khi đạo Cao Đài chính thức ra đời và phát triển rầm rộ, ông không muốn có sự rắc rối, ồn ào nên đã nhường vai trò lãnh đạo Cao Đài cho ông Lê Văn Trung để trở về Cần Thơ tu luyện và cầu cơ, sau này hình thành phái Cao Đài Chiêu Minh Đàn. Có thể nói ông là người đầu tiên khai sinh ra đạo Cao Đài. Ông Lê Văn Trung sinh năm 1875 tại Chợ Lớn trong một gia đình tiểu chủ. Ông là người thông minh và chuyên cần. Năm 1893, ông tốt nghiệp trường trung học Chasselup Loubat và được bổ nhiệm làm ở phòng II văn phòng thống đốc Nam kỳ, phụ trách công chính và chợ búa. Năm 1905 ông nghỉ việc và chuyển sang làm thầu ngành du lịch, đường sắt, ông rất thành đạt trong lĩnh vực mới và được bầu làm nghị sĩ, tham gia làm hội đồng tư vấn phủ thống đốc. Năm 1920 ông bị thua lỗ trong kinh doanh và bị phá sản. Sau khi thất bại trong doanh nghiệp ông quay vào hoạt động tôn giáo. Nhờ sự thông minh với tài ngoại giao, tài tổ chức, ông đã nhanh chóng tiếp thu sứ mệnh khai đạo của ông Ngô Minh Chiêu và trở thành Giáo Tông đứng đầu " Cửu Đài" - cơ quan hành pháp của đạo Cao Đài. Ông Lê Văn Trung mất năm 1934. 91 - Ông Phạm Công Tắc, sinh năm 1893 tại Tân An, con ông Phạm Công Thiên và bà Trần Thị Dưỡng. Ông bắt đầu làm công chức ngành thuế quan từ 1910 và tiến bộ rất nhanh trong chức vụ của mình. Do bị chèn ép, ông phải chuyển sang làm việc ở Phuôn Pênh (Campuchia). Sau đó ông bỏ nhiệm sở và chuyển sang hoạt động Cao Đài, với chức Hộ Pháp đứng đầu "Hiệp thiên đài" - cơ quan lập pháp của đạo Cao Đài. Sau khi ông Trung chết, ông Tắc trở thành lãnh tụ tối cao của đạo Cao Đài, nắm cả hai cơ quan hành pháp và lập pháp. Cũng từ đó mâu thuẫn trong nội bộ Cao Đài trở nên gay gắt sau này chia rẽ thành nhiều hệ phái. 92 Phụ lục 3 Sự phát triển của đạo Cao Đài qua các thời kỳ Lịch sử phát triển của đạo Cao Đài trải qua nhiều thời kỳ biến đổi khác nhau, mỗi thời kỳ có một dấu tích riêng đòi hỏi phải được hiểu đầy đủ. Vì nếu không thì chúng ta chưa thấy hết tính cách mạng yêu nước của quảng đại quần chúng tín đồ; chưa thấy hết tính phức tạp khó khăn do âm mưu của kẻ thù lợi dụng tôn giáo gây ra, cũng như không thể có chiến lược, sách lược và phương pháp đúng đắn trong công tác Cao Đài vận. Dưới chế độ thực dân đế quốc đạo Cao Đài có một quá trình phát triển về cơ cấu tổ chức, phân hóa về chính trị, tư sản hóa về kinh tế. Nhưng nhìn chung với tham vọng về chính trị, những người cầm đầu giáo hội Cao Đài đã từng bước đi vào con đường lừa mỵ quần chúng, phục vụ đắc lực cho âm mưu lợi dụng của thực dân đế quốc thống trị và chính quyền tay sai. Con đường đó có thể tóm tắt qua các thời kỳ sau: - Thời kỳ manh nha từ năm 1919 - 1925 Thời kỳ này gắn liền với tên tuổi của ông Ngô Văn Chiêu (còn có tên gọi khác là Lê Minh Chiêu). Ông đã lần lượt tổ chức ra 3 nhóm tu và chủ yếu là cầu cơ. + Nhóm thứ nhất năm 1919 + Nhóm thứ hai năm 1921. Ông Chiêu cùng môn đệ tạo biểu tượng tôn giáo là thiên nhãn trong lòng một khuôn hình vẽ theo hình cây thánh giá. 93 + Nhóm thứ ba năm 1924 Ông Chiêu cùng môn đệ lập một đàn cầu cơ riêng tại Sài Gòn ở Cầu Kho. Năm 1925 hình thành một nhóm thực hành thông linh học sau cầu cơ là nhóm Cao Quỳnh Cư - Cao Hoài Sang - Phạm Công Tắc vào tháng 7 thì tháng 9 có được danh xưng A, Ă, Â, và đến tháng 12 thì trong một lần giáng cơ có thêm danh xưng Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài tiên ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo đạo nam phương. Và đêm NOEL 1925 có một bài cơ của đức tối cao được xem như bài thuyết giảng đầu tiên của tôn giáo mới báo hiệu và chỉ ra tên của 12 môn đệ đầu tiên của Cao Đài giáo. Như vậy, một tôn giáo mới ra đời trên vùng đất Nam Bộ từ hai nguồn hợp lại là nhóm ông Chiêu và nhóm các ông Cư - Tắc - Sang. Điều cần lưu ý rằng đây là nhóm người theo các tôn giáo khác nhau và cũng có thực hành tôn giáo ở những mức độ khác nhau mà ta đã biết là Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo (Trường hợp ông Phạm Công Tắc) cho nên ta có thể thấy được rằng rồi đây những gì Cao Đài giáo công bố sẽ đi từ giáo lý của những tôn giáo đã có ấy. - Thời kỳ Cao Đài mới thành lập đến năm 1938. Đây là thời kỳ hình thành giáo lý, cơ cấu tổ chức và cũng là thời kỳ chia rẽ thành các chi phái như ngày nay. Năm 1926 là năm đáng ghi nhận nhất của tôn giáo Cao Đài. Sau gần một năm chuẩn bị về các mặt giáo lý, nghi thức, một mô hình tổ chức thông qua cơ bút thì ngày 29 tháng 9 để hợp thức hóa hoạt động 28 người tín đồ đầu tiên đã soạn thảo và đến ngày 7 tháng 10 gởi đến thống đốc Nam kỳ Lefol một tờ đơn xin khai mở một tôn giáo mới ở Việt Nam. Thực dân Pháp theo dõi, nghiên cứu thấy có thể lợi dụng, lũng đoạn được nên Pháp đồng ý bảo hộ và" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ"gọi tắt là đạo Cao Đài chính thức được thành lập vào ngày 17 tháng 10 năm 1926 (23/8/ năm Bính Dần) tại chùa Từ Lâm 94 Gò Kén, tỉnh Tây Ninh với sự có mặt của toàn quyền Đông Dương "Varen" thống đốc Nam kỳ "Lefot", tên tình báo "Bônê" và nhiều quan chức Pháp, Việt khác. Lúc đầu đạo Cao Đài có xu hướng chống Pháp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn bị Pháp kiềm chế, mua chuộc và lợi dụng nên vừa mới ra đời những người cầm đầu đạo Cao Đài đã mâu thuẫn nhau đi đến chia sẻ sâu sắc. Phạm Công Tắc cùng phe nhóm gạt những người không ăn cánh ra khỏi hội thánh Cao Đài, thành lập riêng phái Cao Đài Tây Ninh. Số còn lại rời Tây Ninh về các địa phương cũng tập hợp tín đồ tổ chức riêng nhiều phái như: Cao Đài Bến Tre, Ban chỉnh đạo, phái Minh Chơn Đạo, Thiên Khai Huỳnh Đạo, Đạo Cao Đài Chiêu Minh Đàn... (nội bộ Cao Đài phân hóa thành nhiều phái. Đến năm 1975 có tất cả 25 chi phái, trong đó phái Tây Ninh là phái lớn nhất và phản động nhất). Giai đoạn đầu mới thành lập, thủ đoạn làm tay sai cho Pháp được ẩn vào trong lớp vỏ bọc tôn giáo, những người cầm đầu tôn giáo Cao Đài đã dùng giáo lý thần quyền để mê hoặc và đánh lạc hướng đấu tranh của quần chúng bằng những chiêu bài "Hòa bình" "Dân chủ" mơ hồ chung chung, Thụ động, cầu an, ru ngủ làm cho quần chúng chấp nhận sự thống trị của thực dân Pháp như là một sự thực hiển nhiên. Chính Phạm Công Tắc giáo chủ đạo Cao Đài Tây Ninh đã từng thuyết đạo trong dịp lễ Đức Giáo Tông. "Nước Pháp đủ đức tính thiêng liêng dạy dỗ các sắc tộc, dân tộc lạc hậu tạo thành cơ sở đại đồng thế giới". Đến giai đoạn đã thuần hóa được tín đồ theo tư tưởng xem pháp là "Mẫu quốc" những người cầm đầu không hề nhắc nhở gì đến chống Pháp mà còn sẵn sàng đưa 9.000 thanh niên trong đạo sang Pháp xung vào quân đội Pháp để gọi là trả ơn Pháp cho phép đạo Cao Đài thành lập. - Thời kỳ 1939 -1945. 95 Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, biết Nhật sẽ vào thống trị Đông Dương, khi còn là tay sai cho Pháp, những người cầm đầu Cao Đài Tây Ninh đã quay sang bắt tay với Nhật, vì thế Pháp đã bắt Phạm Công Tắc giáo chủ Cao Đài Tây Ninh cùng một số chức sắc đày ra đảo Mađagaxca (26-8-1940). Số cầm đầu còn lại thật sự bắt tay với Nhật. Ngày 1-12-1942, 12 chức sắc thay mặt cho đạo Cao Đài cùng với 2 tên tình báo Nhật là Nôchixuki và Nasusita, thay mặt Chính phủ Nhật ký kết hợp tác với Nhật. Dựa vào thế lực quân đội Nhật, đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ, mở rộng địa bàn hoạt động, làm tay sai đắc lực cho Nhật, làm hậu thuẫn chính trị cho Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Nhật đầu hàng đồng minh, ngày 22-8-1945 Bảo Đại thoái vị, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim giải tán, cách mạng tháng tám thành công. Ngày 2/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh độc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mở đầu giai đoạn mới của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trước tình hình ấy, hội thánh Cao Đài buộc phải gia nhập mặt trận việt minh, nhưng thực chất chỉ để đối phó tình hình, như Trần Quang Vinh đã viết: Mặc dù đạo Cao Đài nhập với việt minh, nhưng việt minh vẫn là việt minh, Cao Đài vẫn là Cao Đài, quân đội Cao Đài vẫn giữ nguyên hàng ngũ không có gì thay đổi [53,50]. - Thời kỳ 1946 - 1955. Dựa vào quân đội Anh - ấn vào giải giáp quân đội Nhật, Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ II, những người cầm đầu Cao Đài Tây Ninh quay lại thương lượng nhận làm tay sai cho Pháp, chống lại cách mạng, mở đầu cho thời kỳ cấu kết với Pháp lần thứ II. Với sự thỏa thuận đó ngày 21-8-1946 Pháp đưa Phạm Công Tắc và một số chức sắc trước đây bị đài nay trở về Sài Gòn cùng ký tên làm tay sai cho Pháp. 96 Giai đoạn này Phạm Công Tắc đã công khai ra mặt chống cách mạng, ông ra lệnh củng cố lại lực lượng vũ trang Cao Đài do chính Phạm Công Tắc trực tiếp làm tổng tư lệnh tối cao (Thượng Tôn Quản Thế) triển khai đóng đồn bót, càn quét gom tín đồ lập chu vi đạo, thực hiện kế hoạch chống phá cách mạng lâu dài. Được phép chi viện tiền của thời gian này quân đội Cao Đài phát triển gần 50.000 người, mở rộng chu vi đạo, phát triển tín đồ thành lập hệ thống hành chính đạo như một hệ thống chính quyền, thành lập cơ quan chính trị đạo, mở ra cơ sở hoạt động kinh tế - xã hội, giáo dục để thông qua đó bóc lột và lừa mỵ tín đồ. Khi Pháp bại trận phải buộc ký kết hiệp định Giơ neo vơ với Chính phủ ta, lập lại hòa bình ơ Đông Dương vào tháng 7 năm 1946. Giai đoạn này Mỹ thay chân Pháp, trực tiếp vào Việt Nam, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về thành lập Chính phủ bù nhìn, trong đó Cao Đài giữ 4 ghế trong nội các của Diệm. Lúc này mâu thuẫn Pháp,Mỹ căng thẳng, biểu hiện mâu thuẫn giữa tập đoàn tay sai thân Pháp với tập đoàn Diệm thân Mỹ. Được giật dây Phạm Công Tắc đứng ra thành lập mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia, tập hợp quân đội Cao Đài, Bình Xuyên, Hòa Hảo chống lại Diệm do Phạm Công Tắc làm Chủ tịch với ý đồ đưa Bảo Đại về nước thành lập một chính phủ bù nhìn thân Pháp ở miền nam. Trong khi đó một số tướng tá quân đội Cao Đài như: Văn Thành Cao, Nguyễn Thành Phương đã được Mỹ Diệm mua chuộc và hỗ trợ kéo quân về bao vây Tòa thánh Tây Ninh đánh bại bọn thân Pháp.Trong cuộc xung đột này, bọn thân Pháp thất bại, một bộ phận chạy sang Campuchia tỵ nạn số còn lại nhập vào quân đội quốc gia của Diệm, quân đội Cao Đài cũng tan rã từ đó. Riêng Phạm Công Tắc chạy sang Campuchia và chết ở đó, chấm dứt thời kỳ Cao Đài làm tay sai cho Pháp và chuyển sang làm tay sai cho Mỹ. - Thời kỳ 1956 -1975. Sau khi thắng trận, phe thân Mỹ trong đạo Cao Đài Tây Ninh liền đưa quân đội Cao Đài nhập vào quân đội quốc gia của Diệm để làm tay sai cho Mỹ. Lúc này diệm 97 đưa những người chức sắc Cao Đài do Diệm nắm như: Cao Hoài Sang, Lê Thiện Phước, Phạm Tấn Đải, Cao Đức Trọng... về Tòa thánh lãnh đạo Cao Đài theo phương hướng có lợi cho Mỹ - Diệm và tiếp tục làm hậu thuẫn chính trị cho các Chính phủ thân Mỹ ở miền nam. Để nắm chặt hơn nữa Cao Đài Tây Ninh, thời gian này bọn tình báo Mỹ (CIA) mật vụ của Diệm đã nắm và lôi kéo chức sắc vào làm tay sai cho chúng như: Lễ Sanh Giang Thành Phước và Bùi Văn Côn (tình báo cục an ninh quân đội Ngụy); giáo sư Nguyễn Văn Sâm; Từ Hiếu Ngọc (làm tay sai cho đặc ủy TW tình báo ngụy). Ngoài ra dưới sự đạo diễn của CIA năm 1965 tập đoàn lãnh đạo Cao Đài cho ra đời "Ban thế đạo" để tạo ra cửa mỡ hợp pháp cho bọn tình báo, cảnh sát, ngụy quân, ngụy quyền, tư sản, địa chủ và một số trí thức phản động chui vào đạo. Từ những năm 1965 đến cuối năm 1974 đã có 1.194 tên tay sai Mỹ đưa vào Cao Đài bằng con đường ban thế đạo điển hình như: cụ tỉnh trưởng Hậu Nghĩa Nguyễn Văn Nhã (bằng con đường này từ chức Hiền Tài lên Chánh Phối Sư, vượt 5 cấp cùng một lúc, nếu theo từng tự phải mất từ 2 đền 30 năm); Võ Văn Giàu - vừa là tình báo vừa là mật của Mỹ. Khi chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" Mỹ - Thiệu càng quan tâm hơn đến Cao Đài Tây Ninh, bọn CIA thông qua viện trợ "Văn hóa Châu á" cùng với các nước chư hầu đã tập trung hàng trăm triệu đồng cho đạo Cao Đài xây dựng bệnh viện, đài phát thanh, nhà in, chợ, đồng thời phát triển mạng lưới tình báo, cài cấm thêm bọn chân tay, tổ chức chặt chẽ hệ thống hành chính đạo để kìm kẹp tín đồ, nắm tình hình phục vụ cho kế hoạch Bình Định của Mỹ - Ngụy. Hình thành nơi chứa thanh niên trốn lính ở các cơ quan, các cơ sở Cao Đài thực chất là phục vụ âm mưu chia cắt quần chúng, nhất là thanh niên với cách mạng, để sau đó bố trí cho Mỹ - Ngụy bắt gọn từng đợt bổ sung vào quân đội Ngụy. Công bằng mà xét đạo Cao Đài phát triển nguyên nhân chính như đã nêu trên, nhưng cũng còn nguyên nhân do ta phạm sai lầm gây nên trong thời kỳ kháng chiến 98 chống Pháp, do ta chưa nhận thức đầy đủ về thực chất đạo Cao Đài, nhất là chưa thấy hết tâm tư quần chúng cho nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng, chưa phân biệt giữa nhóm cầm đầu, chức sắc với quần chúng tín đồ, cho nên năm 1946 - 1947 nhiều địa phương chủ trương sai lầm thanh trừng Cao Đài một cách bừa bãi. Bọn cầm đầu Cao Đài và đế quốc lợi dụng sai lầm ấy để khoét sâu mâu thuẫn giữa tín đồ với cách mạng. Họ dùng cả quân đội gom tín đồ và quần chúng không đạo vào các chu vi, thánh thất gọi là để "bảo vệ tín đồ". Thực chất là để thực hiện ý đồ chính trị sâu xa lâu dài: lập hàng rào vững chắc cho đạo, phát triển tín đồ về mặt số lượng, tạo nguồn lực lớn để sau này bổ sung vào quân đội ngụy quân Sài Gòn, điều nguy hại lớn nhất là họ dựa vào việc này để tuyên truyền tạo hố sâu ngăn cách giữa tín đồ với cách mạng, gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng, tình cảm mà cho đến nay chưa hẳn đã lắp đầy được. Đây là bài học sâu sắc cho chúng ta đối với tôn giáo nói chung và đạo Cao Đài nói riêng. Có thể nói quá trình phát triển của đạo Cao Đài là quá trình chia rẽ về tổ chức và phân hóa về thái độ chính trị. Trước đây tuy một số chức sắc trong một số phái Cao Đài mang tư tưởng cơ hội, vọng ngoại, bị các thế lực đế quốc, phản động mua chuộc lôi kéo, bôi nhọ thanh danh của đạo đi ngược lại sự nghiệp của toàn dân, nhưng tuyệt đại bộ phận tín đồ và số đông chức sắc đạo Cao Đài, nhất là các phái: Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Ban chỉnh đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Minh Chơn Lý, Cao Đài Bạch Y, Cao Đài Chiếu Minh... có những đóng góp xứng đáng cho dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ [27,198-202]. 99 Phụ lục 4 Hệ thống tổ chức Cao Đài gồm có: * Hội thánh: gồm 3 đài: Bát quái đài (phần vô hình) hiệp thiên đài và Cửu trùng đài (phần hữu hình). * Bát quái đài: Là nơi thờ phụng của đạo (thần điện) gồm các vị Thánh, Thần, Tiên, Phật được sắp xếp ngôi vị từ trên xuống lần lượt như sau: Đức Chí Tôn, (biểu tượng Thiên Nhãn trên quả càn khôn), Phật thích ca (tượng trưng cho đạo Phật), Đức Lão Tử (giáo chủ đạo giáo), Khổng tử (giáo chủ Nho Giáo), Đức Lý Thái Bạch (Tiên Đạo), Đức Quan Âm, Đức Quan Thánh Đế Quân, Đức Chúa Fesus chirist, Đức Khương Thượng, Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư (3 ngôi cao nhất của Cửu Trùng Đài, tượng trưng cho nhơn đạo, là cầu nối giữa phàm thể và thánh thể) * Hiệp Thiên Đài: Vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan tư pháp. Về lập pháp trước khi ban hành những điều về nội dung tôn giáo hay xã hội, Hiệp Thiên Đài tổ chức "cầu cơ" hiệp thông với đấng thiêng liêng để nhận thánh chỉ đạo. Đạo Cao Đài thực hiện chế độ "tam viện" (gọi tắc là quyền vạn linh, chịu ảnh hưởng tư tưởng đại nghị cộng hòa tư sản): Hội Nhân Sanh (gồm đại diện tín đồ). Hội thánh (gồm đại diện các chức sắc thiên phong của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài). Thượng hội (gồm các chức sắc đại thiên phong từ thập nhị thời quân của Hiệp Thiên Đài và từ phối sư của Cửu Trùng Đài trở lên). Đứng đầu Hiệp Thiên Đài là chức Hộ pháp, dưới Hộ pháp là 2 chức: Thượng phẩm, Thượng sanh, dưới 3 chức này là 12 vị thời quân (Thập nhị thời quân) thuộc 3 chi: Pháp - Đạo - Thế. 100 Chi pháp do hộ pháp trực tiếp phụ trách, chuyên lo về luật pháp, gồm 4 chức sắc trong 12 vị thời quân: Tiếp pháp, Khai pháp, Hiến pháp, Bảo pháp. Chi thế do Thượng sanh trực tiếp phụ trách, chuyên lo việc đào tạo và huấn luyện, kế thừa nền đạo, gồm 4 chức sắc trong 12 vị thời quân: tiếp thế, Khai thế, Bảo thế, Hiến thế. Chi đạo do thượng phẩm trực tiếp phụ trách chuyên lo việc hành đạo gồm 4 chức sắc trong thập nhị thời quân: Tiếp đạo, Khai đạo, Hiến đạo, Bảo đạo. Dưới chi có các cơ quan giúp việc như: Bộ pháp chánh có nhiệm vụ theo dõi và kiểm soát luật đạo với các ngôi vị như sau: Tiếp dẫn đạo nhơn, Chưởng ấn, Cải trạng, Giám đạo, Thừa sử, Truyền trạng, Sĩ tải, Luật sự; Hàn lâm viện với 12 chức sắc chuyên môn gọi là thập nhị Bảo quân có chức năng quản lý và điều hành hành chính của Cửu Trùng Đài gồm: Bảo huyền linh quân (Thần linh học) Bảo linh quân (thiên văn học), Bảo cơ quân (luật) Bảo văn pháp quân (nghệ thuật), Bảo học quân (giáo dục), Bảo y quân (y tế), Bảo vật quân (tài vật), Bảo sĩ quân (văn học), Bảo sanh quân (xã hội), Bảo nông quân (xây dựng, giao thông), Bảo thượng quân (kinh tế). * Cửu trùng đài: là cơ quan hành pháp gồm 9 viện: Hộ, Lương, Công, Học, Y, Nông, Hóa, Lại, Lễ, tương đương như 9 bộ của một chính phủ. Chức sắc Cửu Trùng Đài chia thành 3 ngành: Thái (thuộc phật); Thượng (thuộc lão); Ngọc (thuộc Nho); mỗi ngành nắm 3 viện. Đứng đầu Cửu Trùng Đài là chức giáo tông (tương đương với chức thủ tướng hoặc Giáo Hoàng). Chức sắc có 9 bậc (cửu phẩm), mỗi bậc có số lượng nhất định được chia đều cho 3 ngành, sắp xếp theo phẩm hàm từ cao đến thấp như sau: Giáo tông (1 vị), Chưởng pháp (3 vị), Đầu sư (3 vị), Phối sư, (36 vị), Giáo sư (72 vị), Giáo hửu (3.000 vị), Lễ sanh (không hạn định). Dưới lễ sanh là chánh trị sự, phó trị sự và thông sự. Để 101 giám sát việc hành pháp của Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài đã đặt một số chức sắc của mình, trong hệ thống này, đó là vị Chưởng pháp ở giữa chức Giáo tông và Đầu sư. Ngược lại cũng để giám sát công việc của Hiệp Thiên đài, Cửu Trùng Đài đặt 2 chức Thượng phẩm, Thượng sanh giữa Hộ pháp và Thập nhị thời quân. Khi Cao Đài phát triển mạnh, nhất là dưới thời kỳ Mỹ - Ngụy phái Cao Đài Tây Ninh còn lập ra nhiều tổ chức khác như: Hội thánh phước thiện, làm nhiệm vụ từ thiện xã hội với "Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng" (mang ý nghĩa hàm tước hơn là thực vị, dùng để tặng cho các nhân vật và tín đồ có hành vi có đạo đức cao trong đạo): Phật tử, Tiên tử, Thánh nhân, Hiền nhân, Chân nhân, Đạo nhân, Chí thiện, Giáo thiện, Hành thiện, Thính thiện, Tân dân, Minh đức; Ban thế đạo làm nhiệm vụ truyền đạo dưới sự chỉ đạo của thượng sanh và do một chưởng quản điều khiển trực tiếp các chức sắc: phu tử, Đại phu, quốc sĩ, Hiền tài, Cơ thánh vệ, Cơ bảo mật, Cơ bảo thế, Cơ bảo phòng... làm nhiệm vụ an ninh trật tự, bảo mật... * Tổ chức hành chính đạo ở địa phương: Ngoài các cơ quan hành chính Trung ương, Cao Đài Tây Ninh còn có các cơ quan hành chính các cấp, phân chia như sau: - Trấn đạo: đứng đầu là Khâm trấn. - Châu đạo: đứng đầu là Khâm Châu - Tộc đạo: đứng đầu là Đầu tộc (Lễ sanh) 102 - Hương đạo: do ban trị sự cai quản, đứng đầu là chánh trị sự, đến phó trị sự và thông sự. Cao Đài Tây Ninh sau khi ra đời với các tổ chức giáo hội chặt chẽ, có hệ thống đã làm tăng sức mạnh của nó so với sự rời rạc của Phật giáo và một số tôn giáo khác trong cùng thời kỳ. Việc lấy danh chức sắc và danh xưng cấp địa phương (Trấn, Châu) tỏ rõ kỳ vọng chính trị "lấy đạo đổi đời" của những người lãnh đạo Cao Đài Tây Ninh. Đặc biệt sau này đạo Cao Đài phát triển mạnh, nhiều thứ cơ hội, nhất là cơ hội chính trị chui vào khai thác sử dụng bộ máy hành chính đạo phục vụ cho những tham vọng của họ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46_63.pdf
Luận văn liên quan