Luận văn Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Thành phố Đà Nẵng

Trong thời đại hiện nay, việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH Thành phố Đà Nẵng phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Nền kinh tế tri thức với những yêu cầu cao về tiềm lực trí tuệ và khoa học công nghệ đang đặt ra những thử thách lớn đối với phát triển NNL, trong đó NNL chất lượng cao chiếm vị trí hàng đầu. Nguồn nhân lực ngày nay được xem là yếu tố quan trọng của phát triển, đến lượt mình nó được thụ hưởng những thành quả của chính sự phát triển. Nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, tăng năng suất lao động. Nguồn nhân lực tốt, nhất là NNL có trình độ cao đảm bảo vững chắc trong việc đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn đối với những đường lối, chủ trương, chính sách và phương thức thực hiện các quyết sách về phát triển và hưng thịnh quốc gia.

pdf105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưới các hình thức như: Hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp; khuyến khích các cơ sở dạy nghề tư nhân đào tạo tạo nghề ngắn hạn và phổ cập nghề; Hình thức trung tâm dạy nghề ở các quận, huyện và các trung tâm xúc tiến việc làm để trang bị những kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp phổ thông để người học tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống bản thân hoặc tự tổ chức việc làm để tạo thu nhập cho mình... * Xã hội hóa giáo dục ở bậc phổ thông: Để thực hiện mục tiêu đảm bảo duy trì phổ cập tiểu học và trung học cơ sở tiến tới toàn thành phố phổ cập bậc trung học vào năm 2007 để cung cấp đủ nguồn cả về số lượng và chất lượng cho công tác đào tạo nghề nhằm cung cấp đủ lao động có trình độ CMKT đáp ứng yêu càu pháp triển kinh tế-xã hội của Thành phố đến năm 2010 như đã phân tích ở trên, Thành phố phải đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục ở bậc phổ thông. Thực trạng cho thấy Thành phố Đà Nẵng vẫn còn nghèo, ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo trong đó có giáo dục phổ thông còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục còn thiếu và yếu nhất là các xã miền núi, nhiều trường còn học 2 ca. Để thực hiện mục tiêu trên, giáo dục công lập không thể đảm đương nổi, mà thành phố phải đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục ở bậc phổ thông bằng việc khuyến khích phát triển hệ thống các trường dân lập. - Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông: Một thực trạng hiện nay ở Đà Nẵng nguồn nhân lực đào tạo ra mất cân đối giữa LLLĐ có trình độ Đại học và Cao đẳng so với LLLĐ có trình độ THCN và CNKT gây ra tình trạng thiếu trầm trọng LLLĐ là CNKT và LLLĐ có trình độ THCN (kỹ thuật viên). Cùng với sự phát triển của thành phố, thời gian qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn phát triển khá nhanh từ 21 cơ sở năm 2000 lên 52 cơ sơ năm 2005 với lượng học sinh đào tào từ 17.000 học sinh/năm lên 32.000 học sinh/năm. Tuy nhiên so với nhu cầu xã hội thì công tác đào tạo hiện vẫn còn một khoảng cách khá xa. Theo các cơ sơ đào tạo nghề, hiện vẫn còn tình trạng mất cân đối về ngành nghề đào tạo, cơ sở dạy nghề phân bổ không đều, đầu tư cho phát triển dạy nghề còn manh mún thiếu tập trung do chưa có quy hoạch mạng lưới cở sở dạy nghề. Trong khi tỷ lệ công nhân kỹ thuật là 10 thì ở thành phố cao nhất mới chỉ đạt là: 2,11; Tỷ lệ trung học chuyên nghiệp là 4 thì ở đây chỉ có 0,68. Xét về cơ cấu LLLĐ đã qua đào tạo thì, đối với CNKT chủ yếu tập trung vào các ngành như điện, điện tử, vi tính, lái xe... Đối với lao động có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên có sự bất hợp lý về cơ cấu giữa các nhóm ngành, khối khoa học xã hội và nhân văn; khối khoa học tự nhiên; khối khoa học y dược; khối khoa học nông lâm ngư.. Tập trung vào kế toán, QTKD, luật, ngoài ngữ...nhưng những ngành xã hội cần thì lại thiếu như sửa chữa cơ khí, xây dựng, quản lý đô thị, kinh doanh du lịch, đánh bắt và chế biến thủy hải sản... Biểu 3.5: Đăng ký dự thi Đại học theo khối ngành Năm Khối dự thi A B C D1 D3 D4 H K M N S T V 2001 1803 5 1248 2596 2887 57 41 167 114 44 19 25 321 486 2004 1274 2 1412 1306 2000 57 22 199 45 226 52 30 285 30 2005 1241 9 389 1312 2408 82 17 166 40 217 44 28 280 348 2006 1066 1 1706 1369 3301 79 17 166 43 215 33 24 319 357 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng. Sự bất hơp lý này gây nên tình trạng ngành thì thiếu, ngành thì thừa cán bộ, nhiều học sinh,sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, nhiều người phải làm trái ngành, trái nghề, thậm chí phải làm những công việc đòi hỏi tay nghề và chuyên môn thấp hơn rất nhiều.Thực trạng này gây nên sự lãng phí lớn cho cả Nhà nước và người học, trong khi đó nền kinh tế Thành phố lao động mà người dân thì không có việc làm(trong khi lao động tại thành phố tỷ lệ thất nghiệp lên đến 5,16%(khoảng 18.000 người) thì tại các khu công nghiệp tình trạng thiếu công nhân và lao động có tay nghề đang trở nên cấp thiết. Nguyên nhân của thực trạng trên là do công tác hướng nghiệp, định nghiệp ở các trường phổ thông chưa làm tốt nên học sinh thiếu thông tin trong việc lựa chọn nghề nghiệp; mặt khác do tâm lý của gia đình và bản thân học sinh không muốn học nghề, chỉ muốn vào đại học và những ngành có thu nhập cao; việc chọn ngành nghề chủ yếu chạy theo mốt chứ chưa phải xuất phát từ yêu cầu thị trường sức lao động. Để từng bước giải quyết thực trạng trên, cần phải làm tôt công tác hướng nghiệp, định nghiệp cho học sinh phổ thông theo các hướng sau: + Cung cấp cho học sinh phổ thông những thông tin về những ngành nghềđào tạo, đặc biệt là những ngành nghề mà thị trường lao động đang cần nói chung và thành phố nói riêng để học sinh định hướng sự lựa chọn: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc có thể theo học nghề ở các trường dạy nghề, THCN hoặc cao đẳng nghề; sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, học sinh có thể thi vào các trường đại học, cao đẳng nếu xét thấy đủ điều kiện hoặc thi vào các trường dạy nghề. + Các trường đại học cần có trung tâm hỗ trợ hướng nghiệp cho sinh viên, bởi vì hiện nay hầu hết các trường đại học nổi tiêng trên thế giới đều có một trung tâm dịch vụ hướng nghiệp cho sinh viên trong và sau khi tốt nghiệp đại học. Trung tâm cung cấp các dịch vụ giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức được học ở trường với nghề nghiệp tương lai của mình. Theo một khảo sát mới nhất tại trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh về công tác hướng nghiệp cho sinh viên: có 52,6% sinh viên năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc làm cho mình; 46,3% Sinh viên hiện nay chưa có ý định trau dồi về nghề nghiệp; 44,8% Sinh viên không hình dung về nghề nghiệp của mình sau năm năm. Trên 80% Sinh viên tự nhận rằng kỹ năng xin việc dưới mức trung bình [22]. Do vậy, nếu làm tốt công tác hướng nghiệp, định nghiệp cho học sinh phổ thông sẽ dần khắc phục được những bất cập trên và dần dần thay đổi được quan niệm” trọng thầy hơn trọng thợ” và khắc phục được tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ như hiện nay của thành phố. - Tăng cường đầu tư cho phát triển (R&D): Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Việt Nam có hơn hai triệu người có trình độ đại học và cao đẳng, 16 nghìn thạc sỹ, 14 nghìn tiến sỹ đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế-xã hội. Trong đó, lực lượng chuyên nghiệp trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) khoảng 22 nghìn người. ở thành phố Đà Nẵng về nhân lực có trình độ cao là 793 người, tăng 9,68%.Trong đó, số tiến sỹ chuyên ngành và có học hàm tăng lên đáng kể, nhưng số tiến sỹ khoa học không thay đổi. Số cán bộ do thành phố quản lý có 149 người chiếm 18,7%; cán bộ tập trung ở các trường đại học chiếm 77%. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, thành phố phải huy động sức mạnh của toàn xã hội, mọi thành phần kinh tế và cả các cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho R&D. - Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của nguồn lực khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội, coi “ tri thức, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ là tài sản quý và một nguồn lực quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố”. - Nhanh chóng xây dựng một quy hoạch cán bộ khoa học và công nghệ đồng bộ, đủ các loại hình hoạt động khoa học và công nghệ; - Tích cực, chủ động có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân lành nghề cho các ngành đang thu hút đầu tư nước ngoài và những ngành thuộc ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Đẩy mạnh việc gửi cán bộ, học sinh, sinh viên ưu tú của địa phương đi đào tạo ở các cơ sơ nước ngoài có trình độ KH-CN tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Thực hiện xã hội hóa đào tạo cán bộ KH&CN. Bên cạnh việc đào tạo đại học, trên đại học, sắp xếp lại hệ thống trường nghề, phát triển các trường cao đẳng công nghệ phù hợp với nhu cầu của địa phương, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo. Làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học: Sự phát triển nền giáo dục của mỗi nước không chỉ phải phối hợp nhịp nhàng với sự phát triển của nền kinh tế, mà còn phải kết hợp hài hòa nhịp nhàng với sự phat triển tổng thể của nền giáo dục thế giới và nền kinh tế thế giới. Do đó, để giáo dục và đào tạo của Thành phố Đà Nẵng theo kịp xu thế trên phải đẩy mạnh hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức khác nhau. Thông qua mối quan hệ với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ ngoại giao, các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam điều tra, xác định các cơ sở đào tạo có chất lượng cao nhất cho từng ngành nghề phù hợp với danh mục mà Đà Nẵng có nhu cầu. Liên kết với Đại học Đà Nẵng để gửi ra nước ngoài học tập ở các trường đại học, cơ sở đào tạo có chất lượng cao. Trong những năm trước mắt, tập trung ưu tiên gửi học sinh của ĐN dến học tại một số cơ sở đào tạo có chất lượng cao tại một số nước phát triển như Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Cộng hòa Pháp, Vương Quốc Anh... hoặc các cơ sở đào tạo của nước ngoài đặt tại Việt Nam. Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước có cam kết hợp tác với ĐN để gửi học sinh đến học tập với kinh phí ưu đãi thông thường. Ngoài ra, để có nhanh NNL thạo nghề cần hợp tác đào tạo giữa các doanh nghiệp ở các nước khác nhau đang đầu tư vào ĐN, tăng cường gửi đi đào tạo, hợp tác nghiên cứu, làm việc ở nước ngoài theo con đường các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt ở những lĩnh vực chúng ta còn đang yếu, các lĩnh vực công nghệ cao và mới. Việc chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động để đào tạo cho phù hợp cũng là một biện pháp tăng nhanh chất lượng NNL, vì chất lượng đào tạo phải đạt đến một trình độ nhất định mới được thị trường lao động thế giới chấp nhận. Mặt khác, Thành phố cần có cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở đào tạo và có chính sách thu hút các chuyên gia giỏi của nước ngoài, Việt kiều của thành phố về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, phát triển công nghệ. - Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục: Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo; thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục. Xây dựng ngành giáo dục và đào tạo thành phố theo hướng giáo dục điện tử. Thực hiện đề án huy động vốn từ nhân dân nhằm đầu tư hệ thống phòng học CNTT cho các trường phổ thông để trang bị tối thiểu cho mỗi trường phổ thông 1 phòng CNTT từ 20-30 máy tính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học; phủ kín việc kết nối internet cho tất cả các cơ sở giáo dục; xây dựng mạng giáo dục(EDUNET) phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo dạy-học. - Hoàn chỉnh chính sách thu hút nhân tài, trong đó đặc biệt lưu ý tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ, gắn kết lực lượng tại chỗ và bên ngoài chống chảy máu chất xám; kêu gọi Việt Kiều chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ về quê hương. 3.2.2. Nhóm giải pháp phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Để có được NNL chất lượng cao, việc đào tạo, phân bổ và sử dụng có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Tạo ra nguồn nhân lực có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe tốt là vấn đề quan trọng trong các chiên lược phát triển của Đà Nẵng đến 2010, nhưng vấn đề quan trọng hơn là việc phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực đó một cách hợp lý làm cho nó trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cho nên đi đôi với việc phát triển nguồn nhân lực việc phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực đó là một trong những biên pháp quan trọng. - Phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đào tạo là phát hiện, bồi dưỡng và nâng đỡ tài năng để tạo ra đội ngũ chuyên gia giỏi, các nhân tài trong các lĩnh vực. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 5 trường ĐH; cao đẳng 6; THCN: 11 (trong đó dân lập 5); CNKT: 2. Với 2036 giáo viên, và 131.840 học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và CNKT; trong đó: trên đại học là:1238; đại học: 58134; cao đẳng: 12.347; Trung học:41.235; CNKT:18841. Biểu 3.6: Số lượng giáo viên, học sinh, sinh viên hiện có ở các trường 2000 2002 2003 2004 2005 Số giáo viên (người) 1440 1809 2067 1703 2036 số học sinh đang theo học. trong đó 58257 64322 81844 101506 131840 trên đại học 296 493 683 920 1283 Đại học 29831 32325 34359 49594 58134 Cao đẳng 6903 7865 9519 8257 12347 Trung học 12969 18862 25561 33158 41235 CNKT 8258 13743 11722 9577 18841 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2005, tr 143 Như vậy, Đà Nẵng là trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ lớn của khu vực miền Trung và Tây nguyên, Đà Nẵng không thiếu nhân tài là các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học-công nghệ, các nhà quản lý, các chuyên gia giỏi, đội ngũ khoa học trẻ chuẩn bị ra trường...Vấn đề là Đà Nẵng phải có chính sách thu hút nhân tài mạnh mẽ hơn; để thu hút họ vào phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tránh để xảy ra chảy máu chất xám đi các tỉnh thành phố khác và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu phân bổ NNL. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn 2020 là thúc đẩy chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế “Công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp” tiến tới sau 2010 chuyển sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”. Biểu 3.7: Dự báo cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: % 1995 1998 1999 2000 2005 2010 GDP 100 100 100 100 100 100 Công nghiệp +XD 32,1 37,6 38,9 40,3 45,7 46,7 Dịch vụ 56,7 53,5 52,9 51,9 49,3 50,1 Thủy sản nông lâm 11,2 8,9 8,2 7,8 5,0 3,2 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2010, Tỷ trọng các ngành công nghiệp + Xây dựng là: 46,7% GDP; dịch vụ: 50,1% GDP và tỷ trọng các ngành Thủy sản nông lâm chỉ chiếm 3,2% GDP. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 92,2% vào năm 2000 và 96,8% vào năm 2010. Để thực hiện đựoc việc phát triển kinh tế theo định hướng trên, thành phố Đà Nẵng phải thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của thành phố. Dự kiến đến năm 2010 các ngành kinh tế - xã hội thu hút khoảng 359.700 lao động (tương ứng 91,01% và 94,06% số lao động cần bố trí việc làm theo các năm 2005 và 2010). Biểu 3.8: Dự báo cơ cấu sử dụng lao động (Đơn vị tính: 103 nguời, %) Chỉ tiêu 1995 1998 2000 2005 2010 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 Tổng số lao động 214,3 225,4 252,7 299,5 380,9 3,3 3,5 4,9 1.Công nghiệp + XD % so tổng số 50,8 23,7 68,6 30,4 80,4 31,8 100,0 33,4 146,6 38,5 9,6 6,2 7,9 2. Nông lâm ngư % so với tổng số 80,4 37,5 71,2 31,6 76,3 30,2 71,6 23,9 65,5 17,2 3. Dịch vụ % so tổng số 83,1 38,8 85,6 38,0 96,0 38,0 127,9 42,7 168,7 44,3 2,9 5,9 5,6 Nguồn:: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2010. Để điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, Thành phố Đà Nẵng cần tập trung vào các chương trình phát triển các ngành và các lĩnh vực sau: Công nghiệp: phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung vào những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thành phố. Trong những năm tới công nghiệp Đà Nẵng phải phát triển với tốc độ cao: 16,62% thời kỳ 2001-2005 và 15,5% thời kỳ 2006-2010 cả thời kỳ 2001-2010 đạt 16,01%/năm. Vai trò, vị trí ngành công nghiệp của thành phố ngày càng tăng trong tổng thể kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 40,3% năm 2000; 45,7% năm 2005 và 46,7% năm 2010.Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa lao động (LĐ), vốn đầu tư(ĐT) và GDP trong ngành công nghiệp Đà Nẵng thời gian qua, sử dụng công cụ toán học, tác giả Võ Xuân Tiến trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã tính toán được rằng trong ngành công nghiệp Đà Nẵng cứ tăng thêm 1% lao động sẽ làm GDP tăng thêm 2,825%, trong khi đó tăng thêm đầu tư 1% chỉ làm tăng thêm 0,062% [53, tr.360]. Dịch vụ: Phát huy những lợi thế so sánh của mình, để trở thành một trung tâm thương mại dịch vụ của miền Trung, các ngành dịch vụ phải phát triển với tốc độ tăng trưởng 8,18% thời kỳ 1996-2000; 10,94% thời kỳ 2001-2005 và 13,5% thời kỳ 2006-2010. Đến năm 2010 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 50,1 GDP của kinh tế thành phố. Các ngành dịch vụ luôn giữ vai trò quan trọng tạo việc làm cho dân cư thành phố, năm 2000 các ngành này đã thu hút 95,8 ngàn lao động bằng 37,9% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân; năm 2005: 123,2 ngàn bằng 39,1% và đến năm 2010: 151,2 ngàn lao động bằng 43,2% tổng số lao động xã hội, tăng gần 1,5 lần so với năm 2000 [49]. Nông lâm ngư: Nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) có vị trí quan trọng đối với ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng CNH, HĐH. Tăng cường LLLĐ chất lượng cao với trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ Năm 1996, nông nghiệp chiếm 10,4% GDP; 37,5% lao động làm việc trong nền kinh tế; 18% giá trị xuất khẩu. Năm 2000 GDP giảm còn 7,8% và năm 2005 giảm còn 5% trong cơ cấu GDP thành phố; lao động chiếm 30,2% [49]. Biểu 3.9: Cơ cấu lao động theo khu vực thành thị, nông thôn Tiêu thức 2000 2002 2003 2004 2005 Thành thị 565440 586954 597152 607897 673346 Nông thôn 150842 154260 155287 156652 107677 TổNG Số 716282 741214 752439 764549 781023 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2010. Cần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh năng suất lao động, tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác. Chuyển một bộ phận nông nghiệp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp bằng cách phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ khác nhằm tạo ra cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, rút ngắn sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành. Phục hồi, phát triển các làng nghề truyền thống (dệt chiếu, nước mắm Nam ô, đá mỹ nghệ Non Nước..), ưu tiên phát triển đội ngũ nghệ nhân và lao động lành nghề trong lĩnh vực này. 3.2.3. Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài Thành phố Đà Nẵng - Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố: Hiện nay, Thành phố Đà Nẵng có hơn 18.000 việt kiều. Năm 2005 có hơn 11.000 lượt kiều bào về thành phố Đà Nẵng; lượng kiều hối qua đường chính thức ước đạt 74,7 triệu USD, hiện nay có 31 doanh nghiệp do người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn với tổng vốn 867,8 tỷ đồng. Qua khảo sát 1160 thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy: Về trình độ học vấn 5431 người tốt nghiệp đại học trở lên, trong đó cử nhân 348 người, thạc sỹ 32 người, tiến sỹ 33 người. Về nghề nghiệp: có 101 người làm công chức, 177 buôn bán kinh doanh, 37 người nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học, 17 làm công tác từ thiện, 11 kỹ sư bác sỹ làm việc cho các cơ sở tư nhân, còn lại là các nghề nghiệp khác. Tiềm năng to lớn của người Việt Nam ở nước ngoài là tri thức. Để huy động được nguồn lực của họ về hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, do vậy cần tập trung vào các nội dung sau: - Một là: trên cơ sở điều tra khảo sát, có kế hoạch tranh thủ với từng nhóm đối tượng phù hợp theo từng lĩnh vực ưu tiên hợp tác của thành phố; - Hai là: Xây dựng các chương trình trọng điểm với quy mô và thời hạn khác nhau thu hút sự đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài trên từng lĩnh vực, cần tập trung: + Các cơ sở giáo dục và dạy nghề thành phố cần đề xuất những yêu cầu cần có sự hỗ trợ của người Việt Nam ở nước ngoài về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kiến thức chuyên môn để mời gọi người Việt Nam ở nước ngoài tham gia và có chính sách đãi ngộ hợp lý; + Giới thiệu chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố của trường trung học chuyên Lê Quý Đôn, qua đó vận động người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tìm kiếm học bỗng du học nước ngoài. Đặc biệt, cần vận động tìm kiếm những học bổng bậc cao, đào tạo chuyên gia giỏi cho thành phố; + Mời tham gia giảng dạy ở các trường đại học, dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao theo chuẩn khu vực và quốc tế; + Khuyến khích trí thức người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các chương trình chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; + Ban hành và thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện cho Việt Kiều về Thành phố đầu tư, kinh doanh; qua đó tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. - Tiếp tục thực hiện quyết định số 86 của UBND Thành phố về chủ trương thu hút nhân tài: Thành phố công khai danh mục các ngành ưu tiên tiếp nhận người tài, xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố, nên tập trung ưu tiên những ngành nghề như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, y tế, các ngành quản lý đô thị, hành chính công, luật tài chính kế toán, du lịch, ngữ văn báo chí, ngoại ngữ (tiếng nhật, Hàn Quốc, Thái Lan). Đối với những người có bằng tiến sỹ, thành phố không nên phân biệt ngành đào tạo và hộ khẩu thường trú; đối với những người có bằng thạc sỹ không nên ràng buộc điều kiện hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng. 3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật bằng việc phát triển sự nghiệp giáo dục, việc nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho người dân là tiền đề quan trọng, là bước có tính chất đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố. Bởi vì không có sức khỏe thì con người không thể trở thành nguồn lực xã hội được. Trong những năm qua, Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện đạt chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm các tỉnh, thành cao nhất nước, năm 2001 xếp hạng 4/61 tỉnh, thành phố, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; năm 2003 nằm trong nhóm 4 tỉnh, thành phố có chỉ số HDI cao nhất nước. Biểu 3.10: Một số chỉ tiêu tổng hợp về sức khỏe của người dân ĐVT Đà Nẵng Tp HCM 2003 Tp Hà Nội 2003 1999 2004 Tuổi thọ bình quân năm 74,4 75,86 75,51 75,50 Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh ‰ 19,4 22.0 14,88 14,91 Số bác sỹ/vạn dân bác sỹ 10,23 12,98 8,17 13,19 Số giường bệnh/vạn dân giường 31,93 43,00 31,35 31,84 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) % 27,60 23,60 ... ... Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2003. Nhưng nhìn chung tình trạng sức khỏe của người dân Đà Nẵng vẫn chỉ ở mức trung bình, đặc biệt tỷ lệ yếu còn khá cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng khá cao. Nguồn nhân lực Đà Nẵng còn kém cả về tầm vóc và thể lực thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Nguyên nhân của thực trạng trên là do một mặt thể trạng chung của người châu á, mặt khác do tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em những năm trước đây chưa thực hiện tốt, đồng thời do kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân chưa cao, trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn thấp. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, Đà Nẵng phải không ngừng nâng tình hình sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường sống bằng các biện pháp sau: + Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cho mọi người dân; + Mở rộng mạng lưới y tế dự phòng, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn dưới 10% vào năm 2010, phấn đấu đưa chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,6m trở lên; từng bước chuẩn hóa công tác đào tạo các loại cán bộ y tế và có chính sách ưu đãi thu hút nhân lực y tế để có 10 tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa II, 15 thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa I trên 100.000 dân; có 10 bác sỹ, 01 dược sỹ đại học (và trên đại học) trên 10.000 dân. Phấn đấu đến năm 2010, mức dinh dưỡng bình quân của một người dân đạt 3.000 Kcalo/ngày. Đến năm 2010 có 4.250 giường bệnh đạt 45 giường bệnh/10.000 dân, trong đó thành phố quản lý 3.150 giường. + Đầu tư nâng cấp, cải thiện hạ tầng cơ sở, xây dựng mới bệnh viện quy mô 600 giường với trang thiết bị hiện đại, cải thiện môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Hiện nay mật độ cây xanh ở thành phố còn quá thấp, bình quân chưa đến 1m2/người, phấn đấu đến năm 2010 đạt 3m2 cây xanh/người. Đặc biệt là xử lý tiếng ồn và bụi, chất thải công nghiệp nguy hại môi trường sống bằng cách đưa các nhà máy công nghiệp ra khu vực ngoại thành; phấn đấu đến 2010 có 100% số hộ dân có nước sạch sinh hoạt; + Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hộ lao động, đặc biệt đối với lao động trong điều kiện độc hại, chú trọng đối với lao động nữ. 3.2.5. Nhóm giải pháp tạo việc làm cho người lao động - Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm: Trong những năm qua tỷ lệ thất nghiệp của thành phố Đà Nẵng thường được đánh giá là ổn định và hợp lý (nếu không muốn nói là bình thường) đối với một đô thị trên đà phát triển. Tỷ lệ này căn cứ vào kết quả điều tra lao động việc làm hằng năm và tính cho khu vực thành thị. Năm 2004 là 5,16%, năm 2005 là 5,05%. Đây là kết quả của việc phát triển đời sống trong cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn, đồng đều hơn. Sự tăng trưởng nổi bậc trong những năm gần đây đã tạo được công ăn việc làm đều khắp. tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị giảm từ 5,54% năm 2000 xuống còn 5,05% năm 2005; hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng tăng từ 76,17% năm 2000 lên 85,5% năm 2004. Biểu 3.11: Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị tính: người Tổng số Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Chưa qua đào tạo CNKT không có bằng CNKT có bằng, có chứng chỉ Sơ cấp Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học trở lên 357493 181029 65292 22318 1690 29955 57209 Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam năm 2005, trang 223. Biểu 3.12: Cơ cấu số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo nhóm ngành kinh tế Đơn vị tính: % Tổng số Nhóm ngành kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 100 36,56 36,76 26,68 Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam năm 2005, trang 265 Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, việc tăng dân số cơ học đặc biệt là tình trạng lao động ngoại tỉnh về thành phố tìm việc làm ngày càng tăng, nhiều học sinh sinh viên ra trường ngày càng đông làm cho cung lao động vượt quá cầu lao động, gây sức ép lớn cho thành phố trong việc giải quyết việc làm: Biểu 3.13: Cơ cấu số người từ đủ 15 tuổi trở lên thất nghiệp chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng số (người) 19052 Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa qua đào tạo CNKT không có bằng CNKT có bằng, có chứng Sơ cấp Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học trở lên chỉ 12083 431 633 2673 3232 % 63,42 2,62 3,32 14,03 16,96 Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2005, trang 408, 411. Do vậy thành phố phải tập trung nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. cụ thể: + Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trên địa bàn để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người chưa có việc làm. Tăng nguồn vốn và hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm.Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2005-2010 để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động hiện có, cần lượng vốn ít nhất khoảng 50 tỷ USD. + Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo ra nhiều chỗ việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động thông qua các chính sách phù hợp về tài chính-tín dụng, về áp dụng khoa học-công nghệ... + Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố, mở rộng và tăng quy mô các khu công nghiệp (hiện nay Đà Nẵng có 5 khu công nghiệp và chế xuất, 4 khu CN đã đi vào hoạt động và 1 khu CN đang xây dựng với 189 doanh nghiệp trong nước, 35 DN có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 30.000 lao động, đó là chưa kể số lượng các đơn vị tư nhân đang đóng trên địa bàn) tăng cường sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu để thu hút lao động và cùng với nó là quá trình đào tạo nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho nhu cầu mở rộng trên. + Giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 36,56% năm 2005 xuống 16,8% vào năm 2010. Chuyển dần lao động trong ngành trồng trọt cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và chăn nuôi, đẩy mạnh nghề rừng và nghề biển trong đó chú trọng đến nuôi trồng thủy sản. Tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng từ 36,76 năm 2005 lên 44,7% vào năm 2010, trung bình mỗi năm tạo ra thêm 13.303 chỗ việc làm mới trong ngành công nghiệp. Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn theo các hướng sau: Đa dạng hóa sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, phát huy thế mạnh các ngành nghề, làng nghề, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như nước mắm Nam Ô, mỹ nghệ đá Non Nước,..phát triển du lịch sinh thái ở các làng nghề. + Mặt khác, giải pháp thiết thực và chủ yếu là thành phố phải tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ lao động phổ thông, trang bị cho họ trình độ nghề nghiệp nhất định để họ có thể tìm được việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của mình, làm cho chất lượng chung của NNL tăng lên. Đảm bảo cho trên 90% số lao động trẻ mới gia nhập vào lực lượng lao động xã hội có trình độ văn hóa trên cấp 2, trong đó trên 70-75% đã được đào tạo nghề. Phải đảm bảo được từ 40-45% lao động trong nền kinh tế đã qua đào tạo các khóa đào tạo nghề cơ bản. Cụ thể cơ cấu đào tạo được xác định như sau: 15% trong tổng số là trình độ cao đẳng, đại học còn lại là đào tạo ở bậc công nhân kỹ thuật và trung học nghề. - Xây dựng và phát triển thị trường sức lao động Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường lao động. Trên thực tế hai vấn đề này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, việc đưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự hoạt động của thị trường lao động là một vấn đề bức xúc hiện nay. Để thúc đẩy thị trường lao động của thành phố hoạt động, cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế cho loại thị trường này: + Điều quan trọng đầu tiên là thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, tạo ra cầu về lao động từ đó thỏa mãn chúng một cách tự động, tiết kiệm và phù hợp nhất; +Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, vuơn ra thị trường sức lao động ở nước ngoài. Hiện nay, mỗi năm thành phố xuất khẩu được hơn 1.000 lao động sang các nước có nhu cầu về lao động. Việc xuất khẩu lao động là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì khi tiếp xúc và trực tiếp điều khiển những phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao trình độ CMKT cho người lao động; + Tổ chức tốt các hội chợ lao động và việc làm nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển dụng được lao động phù hợp với yêu cầu của mình; + Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường sức lao động từ cấp phường, xã, quận huyện. Củng cố mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm ở các quận, huyện, xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm tập trung có quy mô lớn và chất lượng ở thành phố, ở các khu công nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn có văn phòng tại Thành phố Đà Nẵng + Mặt khác, muốn thu hút được lao động chất lượng cao và hình thành thị trường sức lao động, một vấn đề quyết định là môi trường làm việc và thu nhập phải đặt lên hàng đầu. Hiện nay mặt bằng lương tại Đà Nẵng thường không cao vì vậy hiện tượng chất xám chảy ngược vào các thành phố lớn là chuyện bình thường + Coi trọng công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành nghề... trên cơ sở đó có sự chuẩn bị NNL cho phù hợp. Hiện nay, một nghịch lý xảy ra là những nghề mà thị trường đang cần như xây dựng, kiến trúc, quản lý, kinh doanh, hóa, phiên dịch tiếng Nhật, Hàn, Trung Quốc thì số lượng đào tạo còn hạn chế trong khi đó một số nghề đã bão hòa như tin, QTKD... thì lại thu hút số lượng lớn người vào học, vì vậy công tác tư vấn dự báo nghề trong tương lai rất là quan trọng nếu không tình trạng” thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa” sẽ là bài toán khó cho việc phát triển thị trường sức lao động ở Thành phố Đà Nẵng. 3.2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi, phục vụ cho việc khai thác, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi: Môi trường xã hội thuân lợi là tổng thể các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức, tâm lý, dư luận xã hội, phong tục tập quán, truyền thống, gia đình... cho phép con người có thể cống hiến và hưởng thụ những gì họ cho là họ xứng đang được hưởng thụ. Do vậy, để có môi trường xã hội thuân lợi, kích thích sự cống hiến và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cho con người cần phải tác động tích cực có định hướng lên cả hai mặt vật chất và tinh thần. Đó là các vấn đề về dân chủ và công bằng trong khuôn khổ của pháp luật, quá trình CNH, HĐH phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; những chính sách kinh tế-xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện và khả năng hiện thực của xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu tâm tư, nguyện vọng của người lao động; có cơ chế rộng mở thu hút sáng kiến của mọi cá nhân; có môi trường làm việc với trạng thái tâm lý an tâm, an toàn, tin tưởng, phấn khích...Tất cả những vấn đề trên được hiện thực hóa nó sẽ thực sự là động lực mạnh mẽ kích thích tính sáng tạo của mọi người đặc biêt là các hoạt động sáng tạo và đòi hỏi trình độ trí tuệ cao vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. - Giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích: Muốn khai thác triệt để, phát huy tối đa vai trò, sức mạnh của nguồn lực con người nhất thiết phải tìm ra được động lực thúc đẩy tính tích cực của con người. Bởi vì: "tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều dính liền với lợi ích của họ” [31, tr.109]. Lợi ích có nhiều loại, trong đó lợi ích cá nhân bao giờ cũng là động lực trực tiếp và kích thích mạnh mẽ nhất tính tích cực của con người, còn lợi ích cộng đồng thì nói chung chỉ có thể thực hiện được vai trò động lực của mình thông qua lợi ích cá nhân. Từ vai trò đó, việc giải quyết vấn đề lợi ích trong các chính sách tiền lương phải đảm bảo công bằng trong cống hiến nhất là chính sách tiền lương; đa dạng hóa các hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với lao động trí tuệ, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ đỉnh cao, chế độ lương, thưởng vật chất, tinh thần phải chứng tỏ được sự ưu đãi của Nhà nước đối với nhân tài. Có chính sách đãi ngộ đối với những người có cống hiến xuất sắc cho xã hội chứ không chỉ cho sản xuất, nhất là những người đã cống hiến xương máu cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của tổ quốc. KếT luận Trong thời đại hiện nay, việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH Thành phố Đà Nẵng phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Nền kinh tế tri thức với những yêu cầu cao về tiềm lực trí tuệ và khoa học công nghệ đang đặt ra những thử thách lớn đối với phát triển NNL, trong đó NNL chất lượng cao chiếm vị trí hàng đầu. Nguồn nhân lực ngày nay được xem là yếu tố quan trọng của phát triển, đến lượt mình nó được thụ hưởng những thành quả của chính sự phát triển. Nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, tăng năng suất lao động. Nguồn nhân lực tốt, nhất là NNL có trình độ cao đảm bảo vững chắc trong việc đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn đối với những đường lối, chủ trương, chính sách và phương thức thực hiện các quyết sách về phát triển và hưng thịnh quốc gia. Hiện nay NNL ở nước ta nói chung, ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng bên cạnh ưu thế như: lực lượng lao động dồi dào, tính cần cù, thông minh, sáng tạo còn có những hạn chế không nhỏ, đó là chất lượng NNL chưa cao thể hiện ở lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, kỹ năng lao động, thể lực còn nhiều hạn chế, chưa quen tác phong văn minh công nghiệp... Để phát triển NNL chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, cần nhanh chóng thực hiện hàng loạt các giải pháp về Giáo dục và Đào tạo, giải pháp về phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, giải pháp về thu hút NNL chất lượng cao bên ngoài thành phố, giải pháp về nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người, giải pháp tạo việc làm cho người lao động, giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuân lợi phục vụ cho việc khai thác và sử dụng, nâng cao chất lượng NNL. Đã đề xuất những kiến nghị quan trọng nhằm thực hiện được những giải pháp trên phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi chúng được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng vị trí của NNL chất lượng cao trong thời đại ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, coi NNL chất lượng cao là nhân tố quyết định cho sự nghiệp CNH, HĐH của Thành phố Đà Nẵng. danh mục tài liệu tham khảo 1. Báo Lao động (8/9/2006), (247), thứ 6. 2. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hoàng Chí Bảo (1993), "ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người", Tạp chí Triết học, (13), tr.14. 4. BBC VIETNAMESE (5/2006), Khan hiếm lao động bậc cao. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2005), Tuần tin Kinh tế- Xã hội-Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế-Xã hội quốc gia, (5). 6. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê Lao động-Việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động-Xã hội. 7. "Chất lượng dân số- Quà tặng cho thế hệ sau" (14/9/2006), Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. 8. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Cục Thống kê Đà Nẵng (2005), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2004. 10. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. TS. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong Lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Dự án Hỗ trợ kỹ thuật kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục trung học (2001), Tính toán của công ty nghiên cứu rủi ro chính trị và kinh tế trong tài liệu. 13. Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng (2006), Văn kiện đại hội lần thứ XIX, Nxb Công ty xổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Th.S Vương Quốc Được (1999), Xây dựng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 17. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX.07-14, Hà Nội. 18. GS.VS Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. GS.VS Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. PGS. TS Phạm Hảo, PGS. TS Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và thách thức đối với miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. "Hướng nghiệp-đừng bỏ quên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao" (08/6/2006), Báo Giáo dục thời đại, thứ năm. 23. TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong qúa trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Phan Văn Khải (11/11998), “Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học - công nghệ và các cơ quan Chính phủ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”, Báo Nhân dân. 25. Kết quả điều tra lao động, việc làm “Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng” (21/11/2005), Thời báo kinh tế Việt Nam, (231).. 26. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 28. Huy Lê (09/7/2006), “Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao", Báo Nhân dân, (28). 29. Hoàng Văn Liên - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (14/4/2006), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao- bài toán hóc búa của doanh nghiệp trẻ”, Báo điện tử- thời báo Kinh tế Việt Nam. 30. Nguyễn Đình Luận (2005), “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, (14). 31. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 32. C. Mác (1998), Tư bản, Quyển I, Tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội. 33. Các Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 34. TS. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 35. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Phân viện Đà Nẵng (2/2004), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học ở các cơ quan R&D ở miền Trung. 37. Phòng Giáo dục chuyên nghiệp Thành phố Đà Nẵng ( ), Đề án đào tạo nguồn nhân lực dưới góc độ Giáo dục chuyên nghiệp. 38. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Điều 13. 39. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 40. TS. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội. 41. Thủ tướng Chính phủ ( ), Quyết định số 331/QĐ-TTg về chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến năm 2010. 42. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. 43. PGS.TS Nguyễn Tiệp - Trường Đại học Lao động Xã hội (7/2005), “Phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005-2010”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (326). 44. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. 45. GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Sơn Trung (8/9/2006), Báo Đà Nẵng, thứ 6. 47. Trung tâm Thông tin Kinh tế - Xã hội quốc gia (9/2005), Phân tích khả năng đạt tăng trưởng cao của nên kinh tế Việt Nam, (12). 48. ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2005), Đề án quy hoạch mạng lưới trường trung học chuyên nghiệp Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2010. 49. Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2001), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2010. 50. Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo kết quả điều tra Lao động-Việc làm Thành phố Đà Nẵng năm 2006. 51. Bùi Văn (11/9/2006), "Giáo dục và sự thắng thua", Vietnamnet-WTO. 52. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.. 53. Viện Nghiên cứu con người (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Thông tin chuyên đề giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 5 năm 2006-2010. 55. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (1999), Hướng tới một chiến lược phát triển con người, Hà Nội. 56. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PHụ LụC Phụ lục 1 Lao động đang làm việc phân theo trình độ Đơn vị tính: 1000 người Chỉ tiêu Tổng số Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Lao động đang làm việc phân theo trình độ văn hóa 365.13 313.84 51.30 Chưa đi học và chưa hết cấp 1 27.28 20.25 7.04 Cấp 1 80.47 64.89 15.55 Cấp 2 106.14 86.98 19.16 Cấp 3 151.24 141.72 9.52 Lao động đang làm việc phân theo trình độ CMKT 365.14 313.84 51.30 Công nhân kỹ thuật 79.64 70.20 9.43 Trung học chuyên nghiệp 30.05 27.57 2.48 Cao đẳng, đại học 58.82 56.70 2.13 Không có trình độ 196.63 159.37 37.26 Lao động đang làm việc phân theo trình độ CMKT 365.14 313.84 51.30 Chưa qua đào tạo 196.63 159.37 37.26 CNKT không bằng 56.34 48.60 37.26 Có chứng chỉ nghề 20.00 18.73 1.27 Có bằng nghề 3.30 2.87 0.42 Trung học chuyên nghiệp 30.05 27.57 2.48 Cao đẳng 9.75 9.02 2.48 Đại học 47.42 46.10 1.32 Thạc sỹ trở lên 1.65 1.58 0.07 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm Thành phố Đà Nẵng năm 2006, Sở Lao động Thành phố Đà Nẵng, trang 8. Phụ lục 2 Lao động đã qua đào tạo và đang làm việc phân theo ngành đào tạo Đơn vị tính: 1000 người Chỉ tiêu Tổng số Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Lao động đã qua đào tạo đang làm việc theo ngành đào tạo 168.51 154.47 14.04 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 13.42 12.13 1.29 Nghệ thuật 3.44 3.20 0.24 Nhân văn 4.23 4.07 0.17 Khoa học xã hội và hành vi 0.72 0.72 0.00 Báo chí và thông tin 1.10 1.10 0.02 Kinh doanh và quản lý 29.67 28.51 1.16 Pháp luật 1.20 1.06 0.14 Khoa học sự sống 0.18 0.18 0.00 Khoa học tự nhiên 1.55 1.53 0.02 Toán và thống kê 0.33 0.33 0.00 Máy tính 3.31 3.16 0.14 Công nghệ kỹ thuật 0.24 0.24 0.00 Kỹ thuật 28.35 26.22 2.13 kỹ thuật mỏ 0.05 0.05 0.00 Chế biến 27.39 24.10 3.29 Xây dựng và kiến trúc 20.53 17.32 3.21 Nông lâm nghiệp và thủy sản 1.71 1.48 0.24 Thú y 0.17 0.08 0.09 Sức khỏe 6.12 5.93 0.19 dịchvụ xã hội 0.01 0.05 0.05 khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân 4.05 3.77 0.28 Vận tải 19.63 18.32 1.31 Môi trường và bảo vệ môi trường 0.11 0.11 0.00 An ninh quốc phòng 0.47 0.42 0.05 Khác 0.16 0.14 0.02 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 9. Phụ lục 3 So sánh số liệu giữa 1-4-1999 và kỳ điều tra 1.8.2006 Đơn vị tính: 1000 người Chỉ tiêu TĐTDS 01.04.1999(người) Dự báo trung bình năm 2006(người) Tăng trưởng bình quân năm (%) Dân số 684,85 792,90 102,11 Thành thị 543,64 687,03 103,40 Nông thôn 141,21 105,87 95,97 Dân số từ 15+ 481,06 611,17 103,48 Thành thị 385,35 532,69 104,73 Nông thôn 95,71 78,48 97,20 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (%) (so tương ứng dân số) 60,96 64,93 Thành thị 62,06 65,67 Nông thôn 56,73 60,18 Dân số trong độ tuổi lao động 417,49 514,85 103,04 Thành thị 337,38 451,14 104,24 Nông thôn 80,11 63,71 96,78 Nguồn lao động 420,61 518,14 103,02 Lưc lượng lao động 314,68 384,04 102,89 Lao động có việc làm 285,03 365,13 103,60 Lao động thất nghiệp 29,64 18,91 93,78 Nguồn lao động KV vực thành thị 337,24 451,32 104,25 Nguồn lao động KV nông thôn 83,37 66,83 96,89 LLLL chia theo trình độ CMKT 314,68 384,04 102,89 Công nhân kỹ thuật 19,79 81,42 122,39 Trung học 17,66 32,68 109,19 Cao đẳng, đại học trở lên 28,73 61,51 111,49 Khác 248,49 208,43 97,52 LĐ có việc làm theo trình độ CMKT Công nhân kỹ thuật 79,64 Trung học 30,05 Cao đẳng, đại học trở lên 58,82 Khác 196,63 LĐ có việc làm theo ngành kinh tế quốc dân Nông lâm thủy sản 61,27 47,30 96,37 Công nghiệp xây dựng 86,45 114,11 104,05 Dịch vụ 137,97 203,72 105,73 Cơ cấu LLLĐ theo trình độ (%) Công nhân kỹ thuật 6,29 21,41 Trung học 5,61 8,48 Cao đẳng, đại học trở lên 9,13 15,40 Khác 78,97 54,70 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng tháng 8 năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Nẵng, trang 13-14.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf65_0279.pdf
Luận văn liên quan