Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế ta thây nhu câu về
NNL rất lớn, số lượng lao động thì đông nhưng chất lượng NNL thì không
được đảm bảo ta còn rất nhiều vấn đề tồn tại như: trình độ, tay nghề, ngoại
ngữ kẽm, vô kỉ luật nhiều Chúng ta không thể phát triển một nền kinh tế
mạnh, tốc độ cao nếu tình trạng nay còn tồn tại và tái diễn. Đặc biệt không
thể mang NNL như thế này để tham gia hội nhập kinh tế. Có thể nói đây là
bài toán khó và nhiều thách thức đối với nước ta.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7503 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực Việt Nam- Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô tương đối lớn.
Với số dân hiện nay khoảng trên 80 triệu, trong đó có khoảng trên 40 triệu
lao động, Việt Nam được đánh giá là nguồn lao động trẻ có trình độ văn
hoá, cần cù, thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ của thế giới. Năm 2004 được trỉ số phát triển con người
của nước ta là HDI=0.691 xếp thứ 112/177 nước cao hơn nhiều nước trong
khu vực trong khi GDP theo đầu người của nước ta lại thấp hơn họ.
Như vậy có thể nói các đặc điểm trên là một lợi thế so sánh lớn và là thế
mạnh đặc biệt của NNlL nước ta. Bởi thông thường bất kì một nhà đầu tư
nào, khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nhất định thì điều họ quan tâm
đầu tiên là bản chất văn hoá, trình độ và đặc biệt là tiềm năng chưa được
khai thác của NNL quốc gia đó, về điều này thì ở nước ta luôn có và được
khẳng định qua nhiều giai đoạn phát triểncủa lich sử. Có thể nói đây là một
lợi thế cạnh tranh, ưu điểm của NNL nước ta trên thị trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế làm cho nước nước ta không ngừng giao lưu khoa học,
văn hoá nghệ thuật, phương pháp quản lý tiên tiến . Từ đó tạo điều kiện
thuận lợi cho NNL nước ta mở rộng và tiếp thu tri thức mới, văn hoá mới và
đặc biệt là trình độ kỹ thuật, ngoại ngữ. Mặt khác thông qua sự hội nhập này
làm cho mỗi chúng ta nhận thấy đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yêu của
mình. Để từ đó tìm các phát huy thế mạnh vốn có, khắc phục những điểm
yếu mà cụ thể với nước ta là trình độ chuyên môn kỹ thuật kém, ý thước kỷ
luật chưa cao, ngoại ngữ tồi, người lao động nhận thấy nếu không tự rèn
luyện nâng cao thể chất và năng lực sẽ bị đào thải. Bởi ngày nay sản phẩm
làm ra đều mang hàm lượng trí tuệ cao, người lao sẽ không làm được nếu
không được đào tạo một cách cơ bản, công phu. Từ đó họ sẽ tích luỹ dần
kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Hội nhâp kinh tế làm cho thống nhất giá cả hàng hoá với giá ngang bằng
nhau, hàng rào thuế quan bị rỡ bỏ hoặc giảm xuống mức thấp nhất, tương tự
32
nhau. Điều đó làm cho giá sức lao động, thể hiện bằng tiền, tiền công nâng
cao lên và xích lại gần nhau. Tiền lương được nâng cao làm cho đời sống
sinh hoạt hàng ngày của lao động dần được cải thiện dẫn đến thể lực, tinh
thần, trình độ NNL được nâng lên.
Tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tiếp xúc đần với tiêu chuẩn quốc tế
mà ILO đưa ra nhằm mục tiêu tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao
động cũng như người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ hợp tác trong
lao động, bảo vệ nhân phẩm người lao động. Từ đó người lao động biết và
hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động; biết và hoàn
thiện bản thân năng lực khi tham gia thị trường lao động quốc tế cho phù
hợp.
Hội nhập kinh tế có sự đặc trưng tăng cường vai trò của các tổ chức kinh
tế và thương mại đã dẫn đến mở rộng và thay đổi các thông lệ quốc tế về
đầu tư, thương mại và lao động. Nước ta tham gia vào dòng chảy này cũng
có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sự thay đổi chính sách PTNNL và cơ sở
liên quan đến PTNNL như: xã hội hoá đào tạo, dạy nghề, chăm sóc y tế.
Đảm bảo các quyền tự lựa chọn ngành nghề đào tạo của nguồn lao động,
khuyến khích sử dụng CMKT đào tạo và nhân tài đất nước, đổi mới đầu tư
giáo dục và đào tạo. Sự đổi mới các chính sách này đã có tác động mạnh mẽ
và sâu sắc đến NNL làm cho nó phát triển lên cả về quy mô và chất lượng,
giúp cho người lao động Việt Nam đủ tự tin về trình độ tay nghề, kỹ thật
năng lực phù hợp với các thống kê, tiêu chuẩn khi tham gia thị trường lao
động.
b) Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động:
Cùng với sự đổi mới kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà
đầu tư nước ngoài đã không ngừng tăng cường đầu tư vào Việt Nam và liên
tục tăng trong những năm gần đây. Tính đến tháng 6/2004 khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài có số vốn đăng kí lên đến 50 tỉ USD vốn thực hiện gần
23.5 tỉ USD, đặc biệt năm 2004 FDI dã đạt kỉ lục mới, tổng số vốn đầu tư
33
cấp phép đạt 4.1-4.2 tỉ USD, tăng 35% so với năm ngoái. Tạo ra nhiều công
ăn việc làm cho người lao động. Khu vực đầu tư nước ngoài giải quyết cho
645000 người lao động trực tiếp, 1.3 triệu lao động gián tiếp trong đó có
khoảng 6000 cán bộ quản lí, 25000 cán bộ kĩ thuật. Đồng thời với nó là đem
lại thu nhập cao; trình độ tay nghề, trình độ quản lí, trình độ KH-CN của
người lao động không ngừng nâng cao.
Mặt khác để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế, nước
nhà cũng không ngừng sử dụng các nguồn vốn đầu tư theo ngành, lãnh thổ
tạo chỗ làm cho 1.997 triệu người (thông qua các dự án phát triển các công
trình trọng điểm thu hút 849 ngàn dân lao động, chương trình phát triển
nông thôn 2.007 triệu lao động)
Hội nhập kinh tế là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam có mặt trên thị trường
quốc tế, kể cả những thị trường khó tính như Bắc Mỹ, EU, Nhật... Các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến thu hút giải quyết cho
người lao độngcó công ăn việc làm tại các khu sản xuất, chế biến tiêu thụ,
xuất khẩu. Mở rộng hoạt động sản xuất đã phát huy được lợi thế của nước ta
trong những ngành nông nghiệp: nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ hải sản,
sản xuất và chế biến lương thực, rau quả, chăn nuôi công nghiệp, các ngành
sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy da, lắp ráp. Nó còn tạo điều kiện
thuận lợi cho người lao động chọn được công việc, nghề nghiệp có mức
lương cao, phù hợp năng lực, trình độ bản thân nhằm nâng cao thu nhập.
Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển thị trường lao động mà
trong đó có hoạt động xuất khẩu lao động đang được đẩy mạnh và mang lại
nhiều kết quả tốt đẹp. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 400000 lao động
đang làm việc tại 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài thị trường
truyền thống hiện nay đã mở rộng thêm sang: Malaysia, Anh và Canađa,
hàng năm số lao động này chuyển về nước 1.5 tỷ USD góp phần cải thiện
đời sống cho bản thân ,gia đình và tăng nguồn vốn đầu tư phát triển sản
xuất. Thu hút được lao động ở cả nông thôn và thành thị .
34
-Như vậy có thể nói HNKT đã có tác động rất lớn đến NNLviệt nam tạo
điều kiện cho NNL Việt Nam có thêm việc làm( kích cầu) đồng thời cung
cấp thông tin để tiếp thu KH-CN, tri thức mới nâng cao tình độ CMKKT.
2) Khó khăn – thách thức:
Nguy cơ thất nghiệp:
Việc hội nhập, mở cửa nền kinh tế tham gia vào các thị trường, các quan
hệ thương mại, tái chính tiền tệ khu vực và thế giới cũng có thể dẫn đên làm
lạm phát tăng do ảnh hưởng cuả kinh thế giới, kéo theo sự biến động của thị
trường lao động, cơ cấu lao động xã hội, biến động giữa các ngành kinh tế.
Mặt khác nhiều doanh nghiệp nhà nước tiến hành tổ chức, cơ cấu lại kinh
doanh. Điều này làm cho một số bộ phận lao động dôi dư không thể kiếm
được việc làm và được đẩy ra thị trường. Các doanh nghiệp( công ty cổ
phần, trách nhiệm hữu hạn..),trình độ quản lý kém không có sức cạnh tranh
với doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến phá sản làm cho một số bộ phận lao
động làm việc tại đó thất nghiệp.
35
Bảng9: Tỉ lệ thất nghiệp theo vùng năm 2000-2004 (Đơn vị : %)
Vùng 2000 2002 2003 2004
1 2 3 4 5
Cả nước 6.3 6.01 5.78 5.6
ĐB. Sông Hồng 6.93 6.62 6.19 5.58
Bắc Bộ 6.51 6.1 5.75 5.28
Tây Bắc 5.5 5.11 5.02 5.13
Bắc Trung Bộ 6.16 5.82 5.22 5.11
DH. Miền trung 5.92 5.49 5.25 5.41
Tây Nguyên 5.38 4.92 4.28 4.43
Đông Nam Bộ 5.82 6.31 5.92 5.8
ĐBS. Cửu Long 5.93 5.51 5.11 4.87
Nguồn: Bản tin thị trường lao động. Số 3 năm 2005. Bài: Thất nghiệp-
nguyên nhân và thời gian thất nghiệp của người lao động. Tác giả: Nguyễn
Trọng Dương.
Trình độ NNL chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra.
Hiện nay thị trường lao động bị chia cắt (do thiếu hụt thông tin, thiếu các
chính sách thị trường lao động khi có sự biến động nhạy cảm), mất cân đối
cung cầu lao động ( đặc biệt là lao động phổ thông), giá cả sức lao động rẻ,
hạn chế liên kết với thị trường lao động khu vực và thế giới, đã cản trở đến
sự phân công lao động dẫn đến thất nghiệp, tiềm năng NNL chưa được khai
thác hết , ảnh hưởng đến khả năng kết hợp NNL tự nhiên với các nguần lực
vốn, công nghệ tri thức, thông tin để tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao
chất lượng cuộc sống người lao động và dân cư.
Mặt khác quá trình hội nhập và phát triển làm cho thị trường trong và
ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này tạo ra sức ép ngày càng
cao đối với mỗi nền kinh tế và doanh nghiệp, điều đó thúc đẩy kích thích sự
phát triển NNL. Tuy nhiên ở Việt Nam tính cạnh tranh vẫn còn thấp, khu
36
vực kinh tế tư nhân lại đa số là doanh nghiệp nhỏ có số vốn nhỏ hơn 1 tỷ
đồng chiếm 87.2% tổng doanh nghiệp, công nghệ lạc hậu , máy móc thiết bị
không đảm bảo an toàn lao động sản xuất, sản xuất ra mặt hàng có chất
lượng thấp chiếm 26.4%, khả năng mở rộng thị trường yếu, một số ngành
mang tính độc quyền và chủ yếu là tiếp cận nguần lực thuận lợi, điều này đã
hạn chế tính kích thích học tập,đào tạo học nghề nâng cao trình độ người lao
động dẫn đến hạn chế nâng cao chất lượng NNL.
Sự phân hoá lao động
Hội nhập mang đến sự đa dạng hơn về điều kiện làm việc, cơ hội phát
triển và cả những cạnh tranh lành mạnh về việc làm và thu nhập trên thị
trường lao động song điều này lại dẫn đến sự phân tầng , phân hoá về lao
động i khoảng cách trình độ, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng tay nghề và thu
nhập sẽ mở rộng ra và dãn cách nhiều hơn , cơ hội tiếp cận điều kiện làm
việc rất khác.Những người trình độ tháp sẽ khó tìm và duy trỉôn định về việc
làm và thu nhập. Sức ép này làm cho số người không có việc lam tăng, nhu
cầu làm việc trở nên bức xúc, trở nên mất cân đối, cung vượt quá cầu, tình
trạng thuê lao động có chuyên môn kĩ thuật giỏi và tay nghề cao càng trở
nên gay gắt, di dân về lao động ngày càng phát sinh tự phát, khó kiểm soát
sự khác biệt trong đối xử với người lao động giửa các khu vực về tiền lương
, việc làm và các quan hệ lao động khác ngày càng được bộc lộ và có xu
hướng gia tăng.
)Sự thích ứng điều kiện mới.
Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo và thông minh, sáng tạo tiếp
thu nhanh kĩ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài .
Tuy vậy những yều kèm của họ cũng thể hiện khi tham gia vao quá trình lao
động sản xuất mang tính chuyên nghiệp. Hiện tại thị trường lao động luôn
xảy ra tình trạng khan hiếm NNL cao cấp , công nhân kĩ thuật tay nghề cao,
các chuyên gia quản trị kinh doanh , các lập trình viên kỹ thuật, các nhà
quản lý trung gian hiểu biết về tài chính, tiếp thị cùng các yêu cầu cơ bản về
37
ngoại ngữ va tố chất năng động nhiệt tình, ham học hỏi tích luỹ kinh nghiệm
trong quản lý doanh nghiệp phần lớn các nhà quản lý chưa qua đào tạo,
chuyên sâu về kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Họ có khả
năng tiếp thu nhanh nhưng thiếu kiến thức đồng bộ ,điều này làm cho các
doanh nghiệp Việt Nam thường lúng túng và thiếu tự tin khi trực tiếp đàm
phán làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài .
Đặc biệt hội nhập kinh tế yếu tố: kĩ năng làm việc theo nhóm và khả
năng hợp tác để hoàn thành công việc của người lao động Việt Nam lại quá
yếu. Điều này làm cho các doanh nghiệp không thực sự thành công trong
sản xuất và kinh doanh dù trong tay họ có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình
độ cao.
)Hiện tượng chảy máu chất xám:
Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước phát triển cao đang ra sức
thu hút chuyên gia, lao động có chất lượng cao sang và làm việc ở những
nơi , vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao hay làm việc tại các khu vực
FDI, tổ chức nước ngoài bằng các chính sách: lương cao, cơ hội thăng tiến
nghề nghiệp tốt hơn…. Mặc dù họ có thể vẫn ở trong nước đóng góp GDP,
song nhà nước cũng cần phải có chính sách đào tạo, sử dụng, tạo môi trường
thuận lợi để họ cống hiến tài năng, sức lực phục vụ đất nước.
Đối với các lưu học sinh ở nước ngoài thì cần phải có chính sách hấp dẫn
để họ về phục vụ tổ quốc . Đây là vấn đề hết sức quan trọng nếu để lâu thì
nước ta sẽ mất đi một lượng lớn các nhân tài có trình độ cao chạy sang các
nước phát triển, không quay về phục vụ tổ quốc, điều này làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của đất nước.
38
CHƯƠNG II
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH THAM GIA HỘI NHẬP
Để đảm bảo quá trình tham gia hội nhập kinh tế mở rộng thị trường
phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực nước ta phải có trình độ
chuyên môm kĩ thuật cao tay nghề giỏi, giỏi ngoại ngữ thành thạo, thể lực
tốt ...có khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế
I)-QUAN ĐIỂN XU HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NNL VIỆT NAM.
1) Mục tiêu.
Phát triển nguồn nhân lực phải được tíên hành trên cơ sở đảm cả chất
lượng (trí lực và thể lực), số lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất
nước, đủ khả năng tham gia quá trình phân công lao động quốc tế và hội
nhập kinh tế quốc tế. Muốn làm được điều này ta phải tiến hành đào tạo lao
động sao cho có họ đầy đủ kiến thức cơ bản, làm chủ kĩ năng kĩ xảo nghề
nghiệp có thể đảm bảo hoàn thành tôt công việc đề ra. Đặc biệt là phải có
khả năng nhạy cảm nắm bắt công nghệ kĩ thuật- khoa học, những cái mới,
cái thiếu, của người lao động cần phải có để làm tốt công việc được giao
phó.
Việc nâng cao chất lượng nguôn nhân lực tức là phải tiến hành đào tạo
đội ngũ lao động phù hợp với từng ngành nghề, từng công việc nhất định.
Đặc biệt là mở rộng đào tạo công nhân kĩ thuật, kĩ thuật viên và nhân viên
39
chuyên nghiệp theo nhiều cấp trình độ, phát triển và nâng cao chất lượng
trung học, cao đẳng, đào tạo đại học và sau đại học. Coi trọng đào tạo công
nhân tay nghề cao, kĩ sư thực hành. Đặc là không ngừng học tập những kinh
nghiệm quốc tế trong công tác tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và
phục vụ sản xuất. Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất làm cơ sở cho
việc đào tạo NNL đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nâng cao thể lực NNL thông qua việc cải thiện chiều cao, cân nặng, chế
độ dinh dưỡng… cho người lao động mà tiêu biểu nhất là nâng cao chỉ số
HDI .
2) Quan điểm
Đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
ta phải phát triển NNL đảm bảo các yêu cầu sau:
Thư nhất: Phát triển NNL phải trên cơ sở phân bố và sử dụng hiệu quả
con người, giải quyết việc làm cho mọi người lao động là yếu tố quyết định
để con ngưòi phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế.
Có thể nói đây là quan điểm, thể hiện tư tưởng phát triên nền kinh tế bền
vững trong thế giới hiện đại. Trong đó, phải có kết hợp hài hào giữa tăng
trưởng và phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội ( tạo việc làm, giảm tỉ lệ
thất nghiệp thiếu việc làm...). Có thể nói đây chính là mục đích của sự phát
triển kinh tế. Nền kinh tế phát triển mà không giải quyết được vấn đề xã
hội thì coi như là thất bại bởi như ta đã biết mọi hoạt động kinh tế đều nhằm
mục đích chính là cải thiện đời sống con người, mà khi người lao động rơi
vào trạng thái thất nghịêp, tệ nạn xã hội… thì sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế này coi như vô dụng. Đồng thời song song với quá trình này là phải
có chính sách phân bố và sử dụng NNL trong tưng giai đoạn, chiến lược, kế
40
hoạch sao cho phù hợp với từng thời kì phát triển của nền kinh tế đất nươc
tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Thứ hai: Chiến lựơc phát triển NNL Phải tập trung mọi biện pháp và
nguồn lực đẩy nhanh, đẩy mạnh cơ cấu lao động phù hợp với quá trình cơ
cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế. Quá trình này đòi hỏi phải đảm bảo tỷ lệ cơ cấu NNL hài
hào, cân đối theo từng giai đoạn phát triển KT-XH và nhu cầu thị trường lao
động, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Do điều kiện đầu tư cho giáo dục nước ta còn có nhiều hạn chế do đó ít
nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng NNL. Trong khi đó nhu cầu NNL chất
lượng cao là vô cùng cấp bách và cần thiêt song không phải vì thế mà ta
nóng vội đào tạo ồ ạt dễ gây ảnh hưởng xâú đến chất lượng NNL. Mà đạo
tạo phải trên cơ sở chíên lượng, kế hoạch cho từng nganh, từng khu vực cụ
thể dần khắc phục những yếu kém tồn tại còn đọng lại.
Thư ba: Quan điểm chất lượng và hiệu quả phải được coi là tiêu chí cơ
bản và chi phối suốt toàn bộ chủ trương chính sách, cơ chế và giải pháp phát
triển phân bố và sử dụng NNL con người trên phạm vi cả nước, giữa các
ngành, vùng, cách thành phần kinh tế. Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện
nay thì nhân lực trong các khu chế xuất , khu chế biến, khu đầu tư nước
ngoài và đặc biệt là lao động xuất khẩu… cần phải được chú trọng nâng cao
trình độ chất lượng hơn nữa, bởi đây là khu vực đòi hỏi có trình độ chuyên
môn kĩ thuật tay nghề cao, tác phong công nghiệp nhanh nhẹn
Có thể nói đây là vấn đề sống còn quyết định sự phát triển kinh tế đất
nước. Chỉ có con đường nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, sức cạnh
tranh của nền kinh tế nói chung và NNL nói riêng, mới có thể chiến thắng
trong cuộc cạch tranh gay gắt có tính chất toàn cấu khi mà nền kinh tế hội
nhập đã phát triển. Đặc biệt là trong công tác công nghiệp hoá rút ngắn, thực
hiện đi tắt, đón đầu công nghệ.
41
Thú tư: Quan điểm coi phát triển NNL là sự nghiệp chung của toàn đảng
toàn dân. Việc phát triển vả sử dụng NNL là trách nhiệm của nhà nước, các
nghành các cấp và của toàn xã hội. Nhà nươc ban hành các cơ chế, chính sách,
tăng cường đầu tư vào linh vực phát triển và phân bố NNL con người. Đặc biệt
là tôn trọng các quy luật trên thị trường lao động, giảm tối đa mức can thiệp.
Tạo môi trường hành lang pháp lí và điều kiện thuận lợi cho các thành phần
kinh tế đầu tư vào phát triển giáo dục, đào tạo, mở mang nghề, cơ sở sản
xuất… đẩy mạnh hoạt động xuất khẩ lao động, phát triển thị trường lao động.
Bên cạnh nhà nước ra thì cần phải huy động các tổ chức cá nhân, doanh ngiệp,
gia đình, tranh thủ sự giúp đỡ của cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia
nhà nước phát triển, nâng cao, đào tạo nâng cao chất lượng NNL mang lại hiệu
quả cao nhất nhăm thúc đẩy nhanh phát triển và HNKTQT.
3) Xu hướng phát triển NNL
Xu hướng phát triển NNL trong thời gian tới là phải đảm bảo quy mô ở mức
hợp lí, đồng thời nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt là phát triển NNL chất
lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần vào sự phát triển
nền kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững. Vì vậy xu hướng phát triển của
NNLnước ta trong thời gian tới chủ yếu là:
a) Chuyển dịch cơ cấu lao động.
Nghị quyết của đảng VII; VIII và IX đã khẳng định đến 2020 về cơ bản
nước ta là một nước công nghiệp. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là một xu
hướng ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta đến năm 2010, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tăng tỷ trọng CN-XD và dịch vụ giảm tỷ trọng nông
nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội.Trong giai đoạn 2001-2010 giảm tỉ lệ
GDP khu vực Nông lâm – Ngư nghiệp trong tổng GDP với tốc độ nhanh hơn
thời kì 1996-2000, còn 24,1% năm 2000, xuống khoảng 20-21% năm 2005 và
16-17% năm 2010 đồng thời với thời kì này tăng tỉ lệ trong ngành công nghiệp
42
và dịch vụ trong GDP đặc biệt là ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu xẽ dân đến sự thay đổi về cơ cấu nguồn
nhân lực làm việc trong các linh vực này theo xu hướng giảm dần NNL trong
các ngành Nông-Lâm-Ngư tăng dần nguồn nhân lực làm việc trong các ngành
xây dựng và dịch vụ.
Bảng10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động (Đơn vị %)
Năm
Công nghiệp- xây dưng Dịch vụ Nông-Lâm- Ngư
Lao động GDP Laođộng GDP Lao động GDP
2000 16 36.9 21 39 63
24.1
2005
20-21
38-38
22-23
41-43
56-57
20-21
2010 23 40-41 27 42-43 50 16-17
Nguồn : chiến lược phát triển KTXH đến năm 2010 và điều tra lao động việc làm năm2000
Theo hướng này ta thấy tỉ trọng N-L-NN giảm từ 63% năm 2000 xuống
56-57% năm 2005 và 50% năm 2010, lao động dịch vụ phát triển từ 21%
năm 2000 lên 22-23% năm 2005 và 27% năm 2010. Tỉ trọng lao động trong
CN & XD từ 16% năm 2000 lên 20-21% năm 2005 và 23% năm 2010. Đặc
theo số liệu mới thu thập được năm 2004 kết quả đạt được khá là thành
công : Lao động trong công nghiệp XD tăng lên 17,4% , N-L-N giảm còn
57,9% đặc biệt là sự tăng và vươn lên mạnh mẽ của dịch vụ tăng 24,7%
vượt chỉ tiêu đề ra . Có thể đây là thành công bước đầu của nước ta trong
chiến dich chuyển đổi cơ cấu nhằm tiến tới một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện
đại của các nước phát triển là tăng tỉ trọng công nghiệp và dich vụ giảm tỉ
trọng nông nghiệp vào đóng góp GDP.
b)Đào tạo nguồn nhân lực mới, phát triển ngành nghề mới
Quá trình hội nhập kinh tế làm nhu cầu của con người thay đổi ,và không
ngừng nâng cao .Mặt khác do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ
43
, sự phát triển của xã hội loài người làm xuất hiện và phát triển các ngành
nghề mới là hiện tượng hiển nhiên, tất yếu của nền kinh tế. Đặc biệt là trước
xu thế toàn cầu hoá thì tốc độ phát triển của các ngành nay diễn ra càn mạnh
mẽ và nhanh chóng hơn. Các ngành này bao gồm : Thứ nhất là, nhóm
ngành nnghề trực tiếp phục vụ và tác động vào quá trình toàn cầu hoá .Thứ
hai là, những ngành nghề được du nhập vào nước ta dưới tác động của toàn
cầu hóa .Thời gian tới đây những ngành nghề mới như công nghệ thông tin ,
tài chính ,ngân hàng, bảo hiểm ,... sẽ phát triển ở nước ta đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị nguồn nhân lực mới đạt tiêu chuẩn quốc tế .
Đây là những ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đất
nưỡc. Vì vậy,trong thời gian tới ta cần phải chú trọng ưu tiên phát triển các
ngành này nhanh chong, mau lẹ. Đặc biệt là quan tâm đến đào tạo lực lượng
lao động hoạt động trong các ngành này để mang lại hiêu quả kinh tế cao
nhất. Đồng thời tĩch cực tranh thủ học hỏi tiếp thu kiến thức và kinh
nghiệm của những nước đi trước, từng bước nâng cao năng lực nghề
nghiệph và hoàn thiện chúng.
c)Nâng cao khả năng cạnh tranh chất lượng nguồn nhân
lực
Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị
trường các loại hàng hoá bán được nhiều hàng hoá , sản phẩm và giao lưu
vối nhiều nền kinh tế hơn , song chính điều này cũng đem đến một điều bất
lợi là khả năng cạnh tranh của sản phẩm nước ta trên thị trường không cao
.Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu xuất phát từ đội ngũ lao động có trình
độ chuyên môn thấp , khả năng sáng tạo mẫu mã sản phẩm , phong cách
làm việc theo nhóm ... còn hạn chế . Để giải quyết vấn đề này trong tương
lai nguồn nhân lực nước ta cần chuyển mình theo xu hướng :
44
Chuyển dần nguồn nhân lực thủ công dựa trên sức người , súc vật và
công cụ lao động thô sơ sang nền sản xuất dựa trên máy móc , dây chuyền
tự động , hiện đại . Đồng thời đào tạo lại đội
ngũ lao động không có trình độ ( không có học , mù chữ ít học, không
được đào tạo ) sang nguồn nhân lực có trình độ , học vấn , được đào tạo kĩ
lưỡng về trình độ chuyên môn kĩ thuật cao .
Tiến hành song song với quá trình này là nâng cao chất lượng dân só về
thể lực, thể chất, tinh thần, trí tuệ, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người
(HDI) ở mức trung bình tiên tiến trên thế giới.
d) Đào tạo nguồn nhân lực cho những ngành nghề lĩnh vực
công nghệ cao
Ngày nay sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới đều
gắn chặt với sự phát triển của khoa học- công nghệ . Việc đưa chúng áp
dụng vào quản lí , sản xuất là một xu thế tất yếu của nền sản xuất hiện đại
bởi dưới sự tác động của khoa học công nghệ năng suất lao động không
ngừng tăng lên , chất lượng sản phẩm được cải tiến liên tục . Nước ta hiện
nay cũng đang đi theo xu hướng này những vấn đề đặt ra lớn nhất vời nền
kinh tế nước ta là: đội ngũ lao động phải có đủ trình độ chuyên môn, kĩ
thuật, năng lực để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ . Do đó yêu cầu đào
tạo lao động cho các lĩnh vực khao học công nghệ cao đã được đảng và nhà
nước rất quan tâm coi đó là nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội .
Tại đại hội dảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định : “ tăng nhanh năng lục
nội sinh về khoa học công nghệ , nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá .Đẩy mạnh
việc ứng dụng có hiẹu quả công nghệ nhập khẩu . Đi nhanh vào công nghệ
hiện đậi ở một số ngành , lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công
nghệ và kinh tế , tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm , dịch
45
vụ chủ lực”. Các ngành này bao gồm: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu.
II)GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL.
Trong thời gian tới để đảm bảo NNL có đầy đủ thể lực, tinh thần, trí tuệ,
trình độ kĩ thuật,… ta cần phải tiến hành một số biện pháp sau:
1) Gải pháp nâng cao trạng thái, sức khoẻ cho dân cư, NNL.
Tại sao phải nâng cao chất lượng NNL và làm thế nào để cải thiện nó
?
Cùng với nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động thì việc nâng
cao trạng thái sức cho dân cư là tiên đề hết sức quan trọng, là bước có tính
chất đột phá cho vấn đề nâng chất lượng NNL bởi sức khoẻ là cái quý nhất
của con người, không có sức khoẻ con người không phải là nguồn lực của
xã hội. Mặt khác khi đất nước bước vào thời kì CHN-HĐH và hội nhập thì
sức khoẻ lại vô cùng quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà
cong có ý nghĩa lâu dài. Để giải quyết vấn đề này ta nên tập trung vào vấn
đề sau:
Nâng cao số lượng và chất lượng bữa ăn cho dân cư và người lao
động.
Trong những năm qua ta đã giải quyết được khâu lương thực và là một
trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Song không phải vì
thế mà mọi dân cư đều có bữa ăn no đầy đủ chất lượng mà nhiều người
trong số đó còn thiếu ăn , ăn đói. Vì vậy, để mọi người có đủ ăn, ta cần phải
tăng cường phát triển sản xuất, khuyến khích vùng sâu, vung xa, các địa
phương phát huy nội lực địa phương để nâng cao đời sống cho người lao
động. Nhà nước có biện pháp điều tiết lương thực nhằm giúp các nơi, các
46
vung khó khăn chưa đủ sức giải quyết được. Song song với đảm với việc
đảm bảo số lượng lương thực bữa ăn cho sao cho đủ thành phần dinh dưỡng
cần thiết. Đặc biệt là chú ý đến đối tượng trẻ em dinh dưỡng vì đó là nguồn
nhân lực trong tương li.
Nhà nước cần phải có các chương trình nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho
dân cư và người lao động, có thang đo về định lượng, định tính cụ thể so
sánh với các tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới để điều
chỉnh cho phú hợp, sau đó tuyên truyền giáo dục chế độ lương thực, thực
phẩm cần thiết cho bữa ăn. Tạo ra nhiều việc làm, tạo cơ hôi cho người lao
động có thu nhập cao để họ có thể cải thiện được bữa ăn cho mình. Khuyến
khích các chương trình khuến nông, khuyến lâm, giúp cộng đồng phát triển
kinh tế VAC tăng lương thực thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, sử dụng vốn
vay hiêu quả.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Đây là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa quan trọng đối với một
nước nằm khu vực nhiệt đới như nước ta. Kinh tế khó khăn làm cho công
tác đầu tư cho phòng bệnh và chữa bệnh còn hạn chế, công tác phòng bệnh
còn gặp trở ngại do vốn ít. Bên cạnh đó do hậu quả của sự phát triển kinh tế
làm một bộ phân không nhỏ dân cư sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: ma
tuý, mại dâm,… Môi trường sinh thái bị huỷ hoại do rác thải công nghiệp,
thuốc trừ sâu... Điều này làm cho sức khoẻ cộng đồng bị huỷ hoại dần, lao
động bị mắc bệnh nghề nghiệp nhiều.
Vì vậy, để đảm bảo sũc khoẻ dân cư và người lao động nhà nước cần có
xây dựng các chính sách, dự luật bảo vệ môi trường; đầu tư cho ngành y tế
để thường xuyên khám chữa bệnh, điều tra tình hình sức khoẻ dân cư, người
lao động, phát hiện các dịch bệnh kịp thời để phòng tránh ngăn chăn mọi
hiện tượng lây lan. … Tăng số lượng y, bác si/ đầu dân, đưa bác sĩ về tận
47
vùng xâu vùng xa, tăng số giường bệnh. Giáo dục, tuyên truyền cho người
dân biết lợi ích của việc rèn luyện thể thao nâng cao sức khoẻ để lao động,
học tập, công tác tôt, bảo vệ môi trường.
Tăng cường chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
Phụ nữ chiếm 1/2 dân số, 1/2 tỉ lệ tham gia lực lượng lao động xã hội,
giữ chức năng duy trì nòi giống và sản sinh ra nguồn lực cho xã hội. Trẻ em
là tương lai của dân tộc bởi vậy việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em và các
bà mẹ là hết sức quan trọng.
Nhà nứơc cần có các chính sách, dự án, chương trình, nghiên cứu về
phụ nữ trẻ em, thông qua đó tuyên truyền, giáo dục cho họ các biện pháp,
phương pháp giữ gìn sức khoẻ. Trao dồi kiến thức đối với các phụ nữ mang
thai và cho con bú, nhằm đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng,
bệnh thiếu máu, thiếu vitamin và thiếu vi lượng. Hỗ trợ công tác tiêm phòng
cho trẻ em dưới 1 tháng tuổi, bà mẹ mang thai.
2) Giải pháp về giáo dục- đào tạo nâng cao số lượng chất
lượng NNL
Chúng ta phải xác định số chất lượng được NNL của nước ta đang
nằm ở điểm nào trên bản đồ lao động thế giới, đồng thời phải xác định được
chiến lược cạnh tranh gay gắt là vấn đề nhân tài phục vụ cho đất nước. Sự
cạnh tranh về kinh tế của các nước trên thế giới trong quá trình hội nhập
hiện nay gắn liền với việc bồi dưỡng nhân tài; phát huy tiềm năng, tố chất
trí tuệ, trình độ tay nghề của người lao động. Vì vậy, công tác đào tạo
nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu. Công tác này đòi hỏi ta phải
mạnh dạn tìm ra những bước đi mới, tránh trùng lặp lại những bước đi cổ
truyền hiệu qủa không cao. Đặc biệt là cần học hỏi của các nước đi trứơc,
các nước có kinh nghiệm, truyền thống đã thành công trong lĩnh vực này
48
nhằm sớm xác định được bước đi thích hợp. Vì vậy công tác đào tạo NNL
cho quá trình phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế của nước ta
cần quan tâm đến các điểm sau:
Để đảm chất lượng về mặt thể lực cho lực lượng lao động trong tương
lai nhà nước phải có các chương trình chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Quan tâm đầu tư cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo để giảm
cách sự phát triển kinh tế. Tăng cường tuyên truyển giáo dục, thúc đẩy việc
thực hiện tốt các chính sách dân số, tao cân bằng giới, cân bằng cơ cấu
tuổi,ngăn ngừa các tệ nạn ma tuý, mại dâm, phòng chống các tệ nạn xã hội,
đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, những người trong độ tuổi lao động
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, tivi,…
Trước hết,nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các chính sách vĩ mô
về giáo dục-đào tạo, ưu tiên phát triển nhân tài, quản lí tốt, xử lí nghiêm
khắc đối với các hành vi,vi phạm phạm giáo dục như: hiện tượng thi hộ,
bằng giả,… thực hiện công bằng giáo dục. Song song với quá trình này là
đưa việc cấp bằng, chứng chỉ đi vào nề nếp bởi đây là biện pháp tôn vinh
giáo dục, tôn vinh NNL đã được đào tạo thật sự, giáo dục cho thế hệ trẻ biết
quý tróng sức lao động và học tập của chính mình. Đồng thời phải phải tăng
cường công tác thanh tra, giám sát chặt chẽ các quá trình đào tạo ở các cấp,
đảm bảo chất lượng theo quy định, quy chế đào tạo, tiếp xúc dần với tiêu
chuẩn đào tạo quốc tế. Có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là các nhân
tài người Việt đang lao động và làm việc ở nước ngoài bằng chế độ lương
bổng, điều kiện môi trường để họ phát huy hết năng lực phục vụ tổ quốc.
Phát hiện nhân tài, nhân lực có tiềm năng để đạo tạo họ đúng lĩnh vực
chuyên sâu, sở trường.
Chúng ta cần tích cực phân luồng, đánh giá những người lao động tay
nghề yếu, không đủ trình độ, đạo đức, năng lực… để từ đó có biện pháp,
49
phương pháp chính sách đào tạo và giáo dục lại một cách hợp lí nhất. Đây
là giải pháp khả quan và duy nhất để đảm bảo NNL cho nhu cầu phát triển
kinh tế, thúc đẩy nhanh qúa trình hội nhập kinh tế. Trong quá trình cần chú
ý nguồn nhân lực mới có chất lượng cao để thay thế dần NNL không đảm
bảo nhu cấu phát triển kinh tế.
Tích cực củng có mạng lưới các trường đại học và trung học kĩ
thuật chuyên sâu.
Đối với các trường đại học bao gồm: các loại hình đa linh vực, đại học
đơn ngành, đại học mở, đại học dân lập. Củng cố các trường đại học, cao
đẳng nhằm xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo có chất lượng cao và
uy tín đối với trong nước, khu vực và thế giơi. Xây dựng các trường dân lập
để có thể đáp ứng được yêu cầu, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ phục vụ tốt
công tác dạy và học. Đặc biệt đối với các trường này phải chú trọng đến
việc kết hợp lí thuyết và thực hành bởi hiện nay tại các trường đại học chỉ
chú trọng đên lí thuyết còn thực hành thì yếu. Điều này giải thích tại sao khi
các sinh viên ra trường thường thiếu, thực tiễn hay lúng túng trong công
việc. Tăng cường kiểm định công nhận cho các chương trình đào tạo, phi
công lập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tăng cường sử dụng các
phương pháp đào tạo từ xa, đào tạo tại nơi làm việc… Đồng thời phải thanh
tra giám sát chặt chẽ đầu vào đối với các trường nhằm đảm bảo công bằng
và chất lượng đầu vao.
Đối với mạng lưới cơ sở giáo dục kĩ thuật và nghề nghiệp: Cần hình
thành các trường trọng đểm để đẩy mạnh công tác hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế. Đặc biệt là chú trọng đến các trường dạy nghề ở các trung tâm công
ngiệp lớn, các khu công nghiệp lớn, các địa bàn kinh tế trọng điểm bởi ở
các nới này nhu cầu nguồn nhân lực lành nghề kỹ thuật cao là rất lớn. Bên
cạnh đó cần đưa sâu hệ thống dạy nghế đến tứng địa phương cơ sở, đến các
50
tỉnh miền sâu, miền xa. Tăng cướng hệ thống dạy nghề lưu động tạo cơ hội
cho mọi người có cơ hội và mong muốn được học tập.
Tiến hành cùng quá trình này là phải xây dựng một hệ thống đánh giá
tiêu chuẩn đào tạo của các trường về chất lượng. Tham khảo hệ thống tiêu
chuẩn của các nước phát triển, từ đó tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
đào tạo của ta sát sao với hệ thồng tiêu chuẩn của quốc tế. Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, băng cách xây dựng tiêu chuẩn cán bộ
giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có đủ trình độ, chuyên
môn, nâng cao tỉ lệ lệ giao viên trên một học sinh. Chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên thực hành, áp dụng các
phương pháp dạy học tiên tiến, khoa học vào giảng dạy. Bên cạnh đó phải
liên tục đổi mới nội dung các chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu
cần đào tạo của từng nghề, tưng lĩnh vực chuyên sâu. Cập nhật các nội dung
dạy khoa học,tiến tiến của các nướcđi truớc có uy tín, các nước đạt tiêu
chuẩn trong khu vực và thế giới như: Singgapor, Nhật, Anh, Pháp…
Thực hiện chương trinh xã hội hoá giáo dục. Tranh thủ nguồn vốn của
tư nhân, các tổ chức quốc tế đầu tư vào đào tạo, kêu gọi nhà đâu tư trong
nứơc và nước ngoài đầu tư vào giáo dục. Tạo điều kiên cho việc nâng cao
trang thiết bị cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Thông qua hình thức
này tạo điều kiên cho NNL Việt Nam nắm bắt khả năng quản lí, nắm bắt
công nghệ, phù hợp với các yêu cầu về trình độ đáp ứng chuẩn quốc tế, mặt
khác chuyển nội dung chương trình đào tạo theo hướng hội nhập, đi tắt đón
đầu. Bên cạnh đó cần chú trọng phối hợp giữa các doanh nghiệp với các
trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề. Phối hợp nhà trường cung
doanh nghiệp đào tạo, để từ đó có thể phối hợp giũa lí thuyết và thực hành
trong quá trình đào tạo.
51
Chú trọng đào tạo NNL cho các khu vực đòi hỏi có trình độ cao như:
các khu công nghiệp khu chế xuất, khu vực FDI. Đối với khu vực này cần
phải xác định nhu cầu cụ thể chính xác, bởi đào tạo cho khu vực này đòi hỏi
chi phí rất lớn. Tận dụng hợp tác kinh tế đối với các nước để tranh thủ học
hỏi kinh nghiệp, nhờ họ giảng dạy chỉ bảo để nâng cao trình độ cho người
lao động. Uu tiên các sinh viên xuất săc, có thành tích cao tronh học tập, đi
đào tạo ở nuớc ngoài để nâng cao, tiếp thu trình độ khoa học tiên tiến về
phục vụ tổ quốc.
Đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động: Nâng cấp chuẩn hoá
các cơ sở đàp tạo, định hướng và bồi dưỡng nghề nghiệp cho xuất khẩu lao
động bên cạnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật , pháp luật về lao động thì phải
cần chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ , kỷ luật lao động , văn hoá
phong tục tập quán của nước đến làm việc .Hiện đại hoá nội dung, thiết bị
giảng dạy, học tập , nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các nhà
tuyển dụng nước ngoài. Xây dựng các tiêu chuẩn về lao động chuyên gia đi
làm việc ở nước ngoài phù hợp tiêu chuẩn nước nhận lao động .Tăng cường
thông tin thị trường lao động của các nước nhập khẩu lao động xem nhu cầu
của họ là gì từ đó có cơ cấu đào tạo các ngành phù hợp đáp ứng nhu cầu
nhiều thị trường khác nhau
Chú trọng đào tạo NNL trẻ: Để thực hiện mục tiêu này Nhà nước, các
tổ chức xã hội, các đoàn thể phải cùng nhau phối hợp cung cấp cho thế hệ
trẻ những thông tin về lối sống lành mạnh, sức khỏe vị thành niên qua các
hình thức tuyên truyền như báo chí các phương tiện truyền thông khác đồng
thời phải thực hiện công tác hướng nghiệp cho thanh thiếu niên. Qua đó
giúp họ có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sơ trường của
bản thân mình. Đó chính là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam. Ngoài ra, phải ưu tiên các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát
52
triển nguồn nhân lực trẻ và cụ thể là xóa đói giảm nghèo, giảm thất nghiệp,
phổ cập giáo dục... Đây là chiến lược quyết định sự thành công, hạnh phúc
thịnh vượng cho gia đình, xã hội mỗi nước.
Cuối cùng là tăng cường đầu tư tài chính cho giáo dục và đào tạo. Ngân
sách chi cho giáo dục hàng năm tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được việc chi
cho các nhu cầu tối thiểu cho giáo dục, từ đó gây ra hậu quả đào tạo NNL
không hiệu quả, gây thiệt hại cho đất nước. Đồng thời tăng quản lí, kiểm
tra, thanh tra, tổ chức sử dụng nguồn ngân sách cho giáo dục một cách hợp
lí, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Hiện nay vẫn còn cơ chế
“xin” và “cho” hành chính, còn nhiều đề tài và dự án gây lãng phí tiến của
nhà nước và nhân dân, do đó cần chấn chỉnh sớm để lành mạnh hoá hoạt
động đầu tư, khuyến khích nâng cấp đầu tư khoa học và công nghệ cho giáo
dục đào tạo.
3) Giải pháp quản lí sử dụng NNL có hiệu quả
Chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế theo hướng công
nhiệp hoá và hiện đại hoá. Do đó nhiệm vụ phát triển nền kinh tế tri thức,
đào tạo nguồn nhân lực đó làm sao cho có hiệu quả đang là cái đích, nhiệm
vụ mà phải sớm thực hiện. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, khõ khăn, mới
mẻ và là thách thức to lớn đối với qúa trình hội nhập kinh tế của Việt Nam
cũng như các nước đang phát triển. Đặc biệt ở nước ta hiện nay còn rất
nhiều bất cập về công tác quản lí và sử dụng NNL. Đó là sự mất cân đối về
cơ cấu nhân lực, tình trạng thất nghiệp… gia tăng trong các ngành nghê, các
vùng, khu vực kinh tế,…Vi vậy, trong thời gian tới để sử dụng và quản lí
NNL có hiệu quả hơn ta cần một só giải pháp sau:
Tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoá phát triển kinh
tế xã hội của cả nước theo kế hoạch 5 năm, 10 năm… đi đôi với nó là xây
dựng các kế hoạch, dự báo nhu cầu NNL tương xứng cho từng giai đoạn cụ
53
thể với nó. Điều chỉnh cơ cấu và bố trí nguồn lực đàu tư tương xứng với các
kế hoạch đề ra. Các nhà quản lí kinh tế cần phải có các cuộc khảo sát điều
tra trong từng ngành, từng khu vực kinh tế để nhận biết khu vực nào thừa,
khu vực nào thiếu, khu vực kinh tế nào có cơ cấu lao động bất hợp lí để từ
đó có các biện pháp, chính sách điều chỉnh hợp lí. Tránh tình trạng thừa
không hay thiếu không biết làm ảnh hưởng đến cơ sự phát triển của nền
kinh tế. Ví dụ: ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ … nước ta
hiện nay còn dư thừa rất nhiều lao động dôi dư, thiếu việc làm, trong khi đó
tại các tỉnh miền núi nhu Tây Băc, Tây Nguyên… lại đang thiếu trầm trọng
vì vậy nhà nước cần có chính sách khuyến khích lao động di cư đến các
vùng nay lao động bằng các phương pháp như ưu tiên về lương, trợ cấp, chế
độ làm việc tôt. Tuy nhiên các kế hoạch nay phải dựa trên cơ sở khoa học,
thực tế tránh hiện tượng di chuyển nguồn lao động tràn lan. Quy hoạch các
vùng định canh định cư, di dân ổn định, bố trí lại dân cư lao động, sửa đổi
chính sách hỗ trợ di dân, đản bảo đời sống dân cư và phát triển dân
Đổi mới công tác dạy đào tạo: Đổi mới cơ chế và phương thức quản lĩ
nghề nghiệp theo hướng phân cấp một cách hợp lí nhằm giải phóng và phát
huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tính chụi trách
nhiệm của mỗi cấp mỗi cấp mỗi trường. Cụ thể là làm tốt nhiệm vụ: xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành nghề; xây dựng
cơ chế và chính sách, quy chế nội dung quản lí và chất lượng đào tạo nghề;
tổ chức công tác thanh tra giám sát hoạt động của các trường. Tiến hành dự
báo thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội cho các ngành, các cấp, các cơ
sở dạy nghề để điều tiết quy mô cơ cấu cho các ngành nghề và trình độ đào
tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sử dụng các phương tiện thiết bị kĩ
thuật thích hợp để nâng cao hiêu quả công tác quản lí. Hợp lí hệ thống
thông tin quản lí dạy nghề, khai thác các nguồn thông tin quốc tế về dạy
nghề, hỗ trợ đánh giá tình hình và ra quyết định cho hiệu quả và chính xác.
54
Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ quản lí nhân sự, hộ trợ cho hỗ
trợ người sử dụng lao động về chuyên môn quản lí tiếp xúc dần với tiêu
chuẩn và trình độ thế giới. Có chính sách khuyến khích người sử dụng lao
động áp dụng công nghệ mới, chính sách ưu tiên công nghệ sử dụng nhiều
lao động. Khuyến khích, ưu tiên đầu tư vào những vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa… Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tạo ra nhiều việc
làm cho người lao động.
Đổi mới và thực hiện cải cách hành chính trong quản lí nhà nước về
NNL, việc làm ở các địa phương, cơ sở. Không ngừng nghiên cứu áp dụng
khoa học, kĩ thuật vào công tác quản lí NNL. Thuờng xuyên điều tra, thống
kê, lao động trong các ngành kinh tế, đặc biệt chú trọng vào ba khu vực
chính là công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ để phân phối lại lao động cho
hợp lí vì hiện nay lao động trong khu vực nông nghiệp thì rất dư thừa trong
khi đó khu vực công nghịêp, dịch vụ thì lại thiếu, đặc biệt là lao động có
trình độ. Đồng thời cân tiến hành điều chỉnh ngay cơ câu lao động có
chuyên môn thuật theo tỉ lệ 1/4/10 bằng công tác khuyến khích thanh
niên,học sinh học nghề nhằm tăng đội ngũ công nhân có trình độ cao. Cơ
cấu lai lao động nông thôn và thành thị cho hợp lí hơn không để tình trạng
lao động di chuyển ra thành thị quá nhiều gây nên áp lực về việc làm. Muốn
giải quyết vấn đề nay phái co chính sách nông dân tích cực sản xuât bằng
biện pháp: cấp vốn, hỗ trợ kĩ thuật cho họ, cấp đất …
Cuối cùng nhà nước cấn hoàn thiện, sửa đổi bổ xung một số quy định:
về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghệp, trợ cấp thôi việc,
chế độ lương thưởng. Đặc biệt cần quan tâm đến luật lao động, phổ biến nội
dung đến người lao động từ đó tạo động lực để người lao động làm việc tốt
hơn.
4) Đối với bản thân người lao động.
55
Mỗi ngưới lao động cần phải không ngừng học tập, lao động nâng cao
kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, trình độ kinh doanh kĩ năng quản lí, học vấn cao,
tư duy khoa học, phát huy tính sáng tạo trong, thich ứng nhanh với nền sản
xuất lớn hiện đại, với từng công việc nghề nghiệp cụ thể. Cần sớm, nhanh
chóng khắc chóng khắc phục tính ỷ nại, tính vô trách nhiệm, tính làm việc
nhóm không hiệu quả, đặc biệt là đối với lao động nước ngoài, lao động
xuất khẩu cần phải đặc biệt chú trọng vấn đề này vì nó được coi là thể diện
quốc gia.
Tích cực rèn luyện về thể, lực và tinh thần, trao dồi dạo đức, tư tưởng
chính trị, văn hoá sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách trong công
việc.
Tuân thủ chấp hành đầy đủ các quy đinh, quy phạm của pháp luật; các
nội quy, quy định của pháp luật để mang lại năng suất cao trong lao đông và
hiệu quả cao trong công việc.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích vấn đề này ta có thể nhận thấy NNL là tài nguyên
cơ bản và quan trọng nhất nhất của lực lượng sản xuất, quyết địnhh sự thành
công hay thất bại của một quốc gia.Vì vậy, để thúc đẩy nhanh quá trình phát
triển kinh tế và hội nhập thi công công tác đào tạo và phát triển NNL là yếu
56
tố quan trọng hàng đầu cần được coi trọng và quan tâm trên cơ sở phát huy
các nhân tố con ngưới: trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực… có thể nói đây là
nguồn lực không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Bởi con người với
kinh nghiệm và tri thức của mình xẽ tíên hành các hoạt động khai thác và sủ
dụng các nguồnlực khác một cách hiệu quả giúp chúng phát huy hết tác
dụng của mình, tạo thành một hệ thống thúc đẩy động lực phát triển của xã
hội.
Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế ta thây nhu câu về
NNL rất lớn, số lượng lao động thì đông nhưng chất lượng NNL thì không
được đảm bảo ta còn rất nhiều vấn đề tồn tại như: trình độ, tay nghề, ngoại
ngữ kẽm, vô kỉ luật nhiều… Chúng ta không thể phát triển một nền kinh tế
mạnh, tốc độ cao nếu tình trạng nay còn tồn tại và tái diễn. Đặc biệt không
thể mang NNL như thế này để tham gia hội nhập kinh tế. Có thể nói đây là
bài toán khó và nhiều thách thức đối với nước ta. Do đó, ta cần phải có cải
nhìn bao quát, đánh giá một cách chính xác về những ưu điểm và nhược
điểm của NNL Việt Nam để từ đó giúp người lao động phát huy những thế
mạnh và khắc phục dần những nhược điểm của mình. Đưa ra các biện pháp
đào tạo, giáo dục,… kịp thời để nâng cao số lượng và chất lượng tạo động
lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập kinh tế.
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
57
1) Toàn cầu hoá:Cơ hội và thách thức đối vói lao động Việt Nam.
Tác giả: Nguyễn Bá Ngọc- Trần Văn Hoan. Nhà xuất bản Lao động- Xã hội
2002.
2)Nguyễn Văn Phẩm. Về chỉ số phát triển của con người(HDI) của Việt
Nam.Con số và sự kiện số 12 năm 2004
3) TS.Mạc Tiến Anh. Cơ sở và phương hướng phát triển dạy nghề ở Việt
Nam. Bản tin thị trường lao động số 3 năm 2005
4)Nguyễn Trọng Dương. Thất nghiệp- nguyên nhân và thời gian thât nghiệp
của người lao động. Bản tin thị trường lao động số 3 năm 2005
5)TS. Vũ Thành Hưng. Một số vấn đề đào tạo NNL ở Việt Nam. Tạp chí
kinh tế và Phát triển số 90 năm 2005
6) TH.S. Ngô Quỳnh An. Một số vấn đề phát triển NNL trẻ. Tạp chi kinh tế
và phát triển số 87 tháng 09 năm 2004.
7) TS, Nguyễn Tiệp. Phát triển NNL trong quá trình hội nhập và toàn cầu
hoá.
Tạp chi kinh tế và phát triển số 83tháng 05 năm 2004.
8) Bộ lao động TB& XH. Điều tra lao động-việc làm 1996-2003. Nhà xuất
bản LĐ-XH.
9) Quang Tại. Thấy gì qua cuộc điều tra lao động việc làm 01/072004? Con
số sự kiên số 12 năm 2004.
10) Nguyễn Đại Đồng. Lao động, việc làm năm 2003 những thách thức và
kết quả đạt được. Tạp chí LĐ-XH số 230+231+232 năm 2004.
11) PTS. Mai Quốc Chánh. Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH đất nước. Nhà XB Chính trị quốc gia 1999.
12) TS. Trần Văn Tùng. Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục ở
Việt Nam. Nhà xuất bản thế giới 2001.
13) Ngọc Dương. Xuất khẩu tăng trưởng bất ngờ và ngoạn mục. Thời báo
kinh tế Việt Nam 2004-2005.
58
14) PTS. Trần Văn Tùng- Lê Ái Lan. Phát triển nguồn nhân lực kinh
nghiệm thế giới và thực nước ta. NXB chính trị quốc gia
59
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TIẾN
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ ............................................................................... 2
I- Nguồn nhân lực ........................................................................................... 2
II- Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là gì?. ........................................... 5
III- Mối quan hệ giữa NNL và HNKTQT ..................................................... 6
CHƯƠNG II: ĐÁNH GÍA THỰC TRẠNG NNL VIỆT NAM TRONG TIẾN
TRÍNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................. 9
I-Thực trạng NNL .......................................................................................... 9
II- Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế ........................................................ 16
III- Đánh giá Cơ hội thách thức của NNL Việt Nam khi tham gia
KTQT ............................................................................................................. 19
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT
NAM TRONG TIẾN TRÌNH THAM GIA HỘI NHẬP ........................................ 24
I . Quan điển xu hướng mục tiêu phát triển NNL Việt Nam ...................... 24
II. Giải pháp phát triển NNL ......................................................................... 28
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 36
60
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng:1 Quy mô dân số và quy mô NNL ........................................................ 9
Bảng 2: Cơ cấu NNL theo tuổi ....................................................................... 10
Bảng 3: Chỉ số HDI của nước ta từ năm 1999-2004 ..................................... 12
Bảng 4: Cơ cấu NNL theo trình độ văn hóa Phổ thông 1996-2003 .............. 12
Bảng 5: Cơ cấu trình độ chuyên môn kĩ thuật 1996-2003 ............................ 13
Bảng 6: Quy mô LLLĐ chia theo vùng ........................................................ 14
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ......................................................... 16
Bảng 8 : Tốc độ tăng trựởng nhập khẩu ....................................................... 18
Bảng9: Tỉ lệ thất nghiệp theo vùng năm 2000-2004 .................................... 22
Bảng10: Chuyển dịch cơ cấu kinh Từ .......................................................... 26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Nguồn nhân lực Việt Nam- Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế.pdf