Việc thực hiện lễ nghi tôn giáo của các tín đồ đạo Phật như hiện nay đi chùa, cầu
kinh, lễ Phật hay thực hành giáo luật, bố thí, thanh lọc tâm ý cho ta thấy họ chú trọng ở
hành vi tôn giáo và tu dưỡng đạo đức, tình cảm tôn giáo hơn là đi vào hiểu sâu sắc giáo lý
của đạo. Đời sống đạo của tín đồ hiện nay đã có sự biến chuyển cho phù hợp với nhịp
sống hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận dân cư nước ta. Việc thực hành đời
sống đạo của các tín đồ đã có tác dụng điều chỉnh hành vi đạo đức, hình thành những đức
tính tốt đẹp cho người tín đồ Phật giáo trong nền kinh tế thị trường hôm nay như sống
nhân ái, đức độ, vị tha, trung thực, hướng thiện, trừ ác, v.v.
64 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ đạo Phật hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sâu xa, bao dung. Họ
muốn có một sự yên tĩnh trong âm hồn. Bởi vậy, họ đến cửa chùa để vui thú tuổi già.
Ngày nay, với chủ trương khôi phục tinh hoa văn hoá truyền thống trong khung cảnh hoà
bình, các cụ lại nô nức đến chùa vào các ngày lễ tết, sóc vọng. Phật giáo không chỉ ảnh
hưởng đến lớp người cao tuổi. Thông qua lớp người cao tuổi này, Phật giáo đã ảnh hưởng
đến lớp con cháu của họ. Lớp thanh niên ngày nay được biết đến đạo Phật qua nghi thức
cúng lễ ở nhà trong ngày giỗ, ngày tết; qua lời dạy của ông, bà, cha, mẹ; qua các ngày lễ
hội được tổ chức ở địa phương hay ở các miền của đất nước; qua sợ hiện diện của các
ngôi chùa và qua cả tấm gương của các nhà sư. Khi hỏi một số nam nữ thanh niên tại sao
đi chùa? Họ trả lời rằng, đi chùa để cầu phúc cầu may, để được Phật, thần linh phù hộ.
Hiện nay, người tín đồ ở Hà Nội hiểu về nhân sinh quan đạo Phật như thế nào?
Đi vào tìm hiểu, chúng tôi thấy: thời gian mấy năm gần đây, với chính sách của Đảng và
Nhà nước ta tôn trọng tự do tín ngưỡng của công dân, công tác truyền bá kinh sách và
giáo lý đạo Phật của Việt Nam có những thay đổi đáng kể. Đóng ở thủ đô, một trung tâm
Phật giáo lớn của đất nước, Phật giáo Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc truyền bá giao
lý của đạo. Theo định kỳ, các chùa nhất là những chùa lớn như chùa Quán Sứ, chùa Chân
Tiên... tổ chức các buổi thuyết giảng kinh Phật, cách thức tu tập, thực hiện lễ nghi của
- Hai cuộc điều tra xã hội học tại Hà Nội do Viện Xã hội học triển khai
nhà Phật cho các tín đồ cũng như những người có thiện cảm với đạo Phật nghe nhằm
giúp cho họ nắm được các giáo lý nhà Phật. Tại chùa Quán Sứ còn có hẳn một thư viện
mở cửa hàng ngày để mọi người dân muốn tìm hiểu về Phật giáo đều có thể vào đọc
sách... Ngoài ra các cuốn kinh quan trọng như "A Hàm". "Pháp Hoa", Niết Bàn", Bát
nhã", "Kim Cương", "Duy ma cật", "A di đà"... được dịch ra tiếng Việt với lời lẽ gọn
gàng dễ hiểu; các cuốn sách phổ thông về Phật học như: "Phật học phổ thông", "Phật học
nhập môn", "Phật pháp thường thức"... đã được soạn và xuất bản rộng rãi. Điều đó tạo
điều kiện thuận lợi cho người tín đồ có thể nhanh chóng nắm bắt được những điều cơ bản
của Phật pháp. Với những tín đồ là người lao động ít có điều kiện nghiên cứu giáo lý đạo
Phật một cách có hệ thống qua trực tiếp nghiên cứu kinh Phật thì họ lại biết đến Phật,
Như Lai, Quan Thế Âm qua các truyện như Tây du ký, "Quan âm đắc đạo"... Cái có ảnh
hưởng tới họ chính là những tư tưởng cơ bản nhưng đơn giản, dễ hiểu của nhà Phật, qua
nếp sống đạo đức của các nhà sư.
Qua những con đường và hình thức trên, người tín đồ Hà Nội ngày nay có những
hiểu biết cơ bản về quan niệm nhân sinh của đạo Phật. Người tín đồ đều biết rằng lý
thuyết nhà Phật cho rằng "đời người là bể khổ". Nói đến đạo Phật là nói đến khổ. Mặc dù
vậy, một số người tín đồ đã có những nhận thức khác đi như nói rằng con người không
phải chỉ có khổ mà còn có sướng vui, có sự an lạc trên trần gian, có hòa bình, hạnh phúc
nơi dương thế. Vì đó chính là cuộc đời của họ. Có nhiều người không biết đến "Tứ diệu
đế`", "thập nhị nhân duyên" là gì nhưng họ lại biết rõ về luân hồi, nghiệp báo, nhân quả
và hiểu đó là lý thuyết của nhà Phật. ở họ, ai cũng tâm niệm "phải tránh ác, làm thiện"
trước hết là để phúc đức cho con cháu, thứ đến là cho tâm mình (hay chính là lương tâm)
trong sạch, con người được thanh thản.
Niềm tin tôn giáo ở người tín đồ thể hiện rõ nét ở việc họ luôn hướng về Đức
Phật, một con người đã nêu một tấm gương sáng ngời khi dám từ bỏ mọi vàng son của
cuộc sống vương giả, trải qua bao công lao tu hành, từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng, vật
chất tầm thường để tìm ra đường hướng cứu khổ cho quần chúng cần lao trong xã hội đầy
rẫy bất công. Đối với họ, Đức Phật Thích ca là hình tượng tiêu biểu của sự sáng suốt vô
và hai năm 1992 và 1997.
biên, cho khả năng vô hạn của lòng nhân từ và độ lượng, của sự ban phúc và cứu vớt con
người. Với họ, Đức Phật (Buddha), mà dân gian đã biến thành ông Bụt, thật gần gũi. Đức
Phật ở đất nước ấn Độ, ở cõi Tây phương cực lạc xa xôi thì đã có Phật Bà Quan Âm
"nghìn mắt nghìn tay" dường như luôn có mặt bên họ để chứng kiến cho những ý nghĩ
chân thành và việc làm tốt đẹp của họ. Theo họ "Trời Phật luôn có mắt", rất gần gũi và
sẵn sàng hiện ra để cứu nhân độ thế. Niềm tin tôn giáo ở họ còn thể hiện ở lòng tin vào
các lý thuyết của nhà Phật như luân hồi, nghiệp báo, nhân quả. Phật giáo thực sự làm cho
con người lâu nay "an tâm với cái chết về mặt tâm lý": Chết là điều kiện để sinh kiếp
khác. Kiếp sau tốt đẹp hay xấu, là do cuộc sống hôm nay của con người quyết định. Niềm
tin tôn giáo ấy còn được củng cố bởi những thiện cảm của con người tín đồ vốn vẫn dành
cho các nhà sư. Các nhà sư trong con mắt các tín đồ là những người không màng cuộc
sống vật chất tầm thường. Họ có cuộc sống rất thanh bạch về vật chất nhưng giàu lòng
nhân từ, bao dung, sẵn sàng làm việc việc thiện, bố thí cho chúng sinh, giúp đỡ người
khốn khổ qua cơn hoạn nạn. Họ cảm động khi gặp gỡ những tinh thần từ bi, hỷ xả, vô
ngã, vị tha, bao dung của Đức Phật. Đó là những người mà họ có thể nhờ cậy sự giúp đỡ
lúc gặp khó khăn. Người tín đồ một lòng tin tưởng và ngưỡng mộ đối với đội ngũ các nhà
tu hành. Lòng tin ấy của tín đồ đối với hàng ngũ sư tăng vốn được hình thành ở người
dân từ trong lịch sử lâu đời của dân tộc và nay vẫn được duy trì ở một bộ phận dân cư.
Nói về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hà Nội, theo chúng tôi, cần có sự
đánh giá nhìn nhận một cách khách quan. Như chúng ta thấy, ở bất kỳ quốc gia nào thì
tuyệt đại bộ phận tín đồ là người lao động, là công dân của quốc gia. Tình hình ở nước ta
cũng vậy. Người tín đồ Phật giáo Hà Nội cùng với các tầng lớp nhân dân vẫn thể hiện
lòng tin tưởng của mình vào sự lãnh đạo đúng dắn của Đảng và Nhà nước ta, và mục tiêu
mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. Vì vậy, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Nguyễn
Tài Thư:
"ở đại đa số những người theo tôn giáo, ngoài giáo điều của tôn giáo mình, họ
còn tin vào mục tiêu của Đảng và Nhà nước là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng và văn minh" [31, 18].
Tình cảm của tín đồ đạo Phật ở Hà Nội hôm nay dành cho đạo Phật vốn có căn
nguyên và được trau dồi qua nhiều chặn đường gian lao của lịch sử dân tộc. Sức sống bền
lâu của đạo Phật là ở chỗ nó thẩm thấu vào toàn bộ cuộc sống của con người, tạo thành
một đức tin tôn giáo ở một bộ phận dân cư không nhỏ ở nước ta nói chung và ở Hà Nội
nói riêng. Điều đó tạo thành mối liên hệ sâu sắc, là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của Phật
giáo ở Việt Nam. Đạo Phật còn có vai trò lớn trong đời sống tình cảm, tâm linh của một
bộ phận người dân Việt Nam, người dân của đất nước đã trải qua nhiều đau thương và
đang còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội.
2.2.2. Sự thực hiện lễ nghi và giáo luật
Từ thời xa xưa, người ấn Độ đã quan niệm rằng mục tiêu tối hậu, cứu cánh của
tôn giáo là chân lý tuyệt đối và chân lý đó không thể đạt tới bằng nghiên cứu khái niệm
đơn thuần. Chân lý đó phải được chứng ngộ, thể hội bằng cuộc sống tôn giáo, bằng thực
hành tôn giáo. Đạo Phật cũng nhấn mạnh về sự thực hành biến triết lý thành hành động
thực tế đưau đến sự biến đổi hoàn toàn về tư tưởng và hành động của con người nhằm đạt
tới cuộc sống an nhiên, ung dung trước mọi thay đổi của thế giới và sự vật: Chính vì vậy,
việc thực hiện lễ nghi và giới luật đạo Phật của tín đồ là một bộ phận quan trọng trong
đời sống đạo của họ, thể hiện một cách sinh động quan niệm nhân sinh đạo Phật trong bối
cảnh xã hội hiện nay.
Nghi lễ tôn giáo là những hành vi được quy định về cúng bái, cầu nguyện, chịu
các phép bí tích,... của tôn giáo đó. Tín đồ của đạo Phật phải thực hiện các nghi thức thắp
hương cầu kinh, lễ Phật.
Về lễ nghi thực hiện ở các chùa, hiện nay vẫn theo nếp cũ. Phật giáo có ba lễ
chính trong năm, đó là:
- Lễ Phật đản (Phật sinh) được tổ chức vào ngày 15/4 Âm lịch.
- Lễ Phật thành đạo được tổ chức vào ngày 15 tháng Chạp.
- Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 15 tháng Bảy Âm lịch.
ở nước ta, ngày lễ Vu lan trùng ngày Tết Trung nguyên (còn là xá tội vong nhân).
Vì vậy, vào các ngày này, ngoài việc đi lễ chùa cầu cho ông bà, cha mẹ đã mất được siêu
thoát và cầu chúc cha mẹ còn tại thế (báo hiếu cho cha mẹ), tín đồ còn làm lễ cúng ở nhà
với ý nghĩa cầu nguyện cho các cô hồn ở dưới âm khỏi bị đọa đày ở cảnh địa ngục, ngọ
quỷ. Có thể thấy ở đây sự kết hợp chặt chẽ giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống. Nó
cũng thể hiện rõ nét tinh thần "uống nước nhớ nguồn", "thương người như thể thương
thân" của người Việt Nam ta.
Ngoài ra, các ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật, các
nhà chùa đều mở cửa, tổ chức hành lễ. Vào những ngày này, các chùa ở Hà Nội có nhiều
người đến lễ, nhất là các chùa nổi tiếng.
Các tín đồ hiện nay tùy theo điều kiện của mình có thể đến các chùa để hành lễ
hoặc làm lễ Phật ở nhà (nếu đã lập bàn thờ Phật ở nhà). Tuy nhiên, các tín đồ thường thu
xếp thời gian để đi lễ chùa. Có thể họ chọn một ngôi chùa ở gần nhà hoặc các ngôi chùa
nổi tiếng, ngôi chùa vẫn quen đi để lễ Phật. Mỗi khi đi thăm bạn bè hoặc có việc làm đến
một nơi xa, gặp nơi có chùa, các tín đồ cũng thu xếp công việc để có thời gian vào chùa
dâng nén hương lòng thành lễ Phật. Vào mùa xuân, mùa lễ hội, các tín đồ cùng đông đảo
người dân nô nức rủ nhau hành hương về Đất Phật như Yên Tử, Chùa Hương,... Đó thực
sự là ngày hội của mọi người dân. Mặt khác, Hà Nội đất ngàn năm văn hiến là nơi tập
trung nhiều chùa (trên 100 ngôi chùa) trong đó có nhiều ngôi chùa được xây dựng lâu đời
có giá trị lịch sử và văn hoá. Có thể kể đến ở đây là các chùa Một Cột (Trung Phụng - Ba
Đình), Chùa Kiến Sơ (Phù Đổng - Gia Lâm), Chùa Lý Quốc Sư, Quán Sứ (Hoàn Kiếm)...
Người ta đến chùa để thắp hương lễ Phật, nhưng đến chùa cũng là để chiêm ngưỡng,
thưởng ngoạn các công trình kiến trúc đặc sắc. Vào chùa, con người dường như được
thoát khỏi cảnh náo nhiệt của chốn thị thành, tâm hồn thư thái, lấy lại thế cân bằng cần
thiết cho bản thân. Phải chăng đó cũng là một nét hấp dẫn của việc đi chùa đối với người
dân?
Khi hành lễ, các tín đồ dâng đồ cúng hoàn toàn chay gồm hương thơm, hoa tươi,
trà, quả tốt, đèn, thục (oản xôi) (lục cúng), sớ, tiền vàng. Do mật độ dân cư ở Hà Nội hiện
nay là đông hơn, số người đi lễ chùa vào ngày rằm, mồng một cũng đông hơn, các chùa
đều đang ở tình trạng xuống cấp nên việc tín đồ vào chùa thắp hương lễ Phật nhiều khi
gây ảnh hưởng tới việc bảo quản các ngôi chùa. Vì vậy, một nét văn hóa mới xuất hiện
trong thời gian gần đây là người đi lễ ở các chùa ở Hà Nội không đốt nhiều hương trong
chùa. Mỗi người chỉ thắp một nén hương cắm ở bát hương để ở gian ngoài, vừa để bảo vệ
môi trường, bảo vệ ngôi chùa, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí tiền của.
Khi tiến hành cầu kinh niệm Phật ở chùa hoặc ở nhà, hiện nay có hai xu hướng:
hoặc tín đồ niệm danh hiệu Phật A-di-đà và đọc thuộc lòng bài khấn nôm ngắn theo trí
nhớ hoặc họ sẽ tụng kinh theo sách cùng với việc gõ mõ, lần tràng hạt. Khi cầu kinh niệm
Phật như vậy, người tín đồ gạt bỏ mọi lo toan đời thường, chú tâm vào hình ảnh Phật, lời
cầu kinh nhằm làm cho trí óc không nhiễu loạn. Đó chính là cách thực hành Thiền định
của người tín đồ. Các yếu tố Thiền và Tịnh pha trộn với nhau thể hiện rất rõ ở đây.
Khi hành lễ người tín đồ cùng với đọc kinh, thường có những lời cầu khấu xin
Đức Phật cùng Chư vị Bồ tát,... chứng cho lòng thành của họ và phù hộ cho họ cùng gia
đình được sức khỏe, công việc thuận lợi, tình duyên may mắn, gia đình hạnh phúc hay
nhiều tài, nhiều lộc,... Trong đó người nhiều tuổi có xu hướng cầu xin về sức khỏe và gia
đình; người trẻ tuổi thường có xu hướng cầu xin nhiều về công danh, tiền bạc, tình duyên
hoặc gia đình,... Điều đó cho thấy khi con người gặp khó khăn hoặc bị bế tắc trong cuộc
sống hoặc ước mong đạt tới điều tốt đẹp thì đã cầu viện đến sự giúp đỡ che chở của tôn
giáo. Cũng cần thấy có những tín đồ do nhu cầu vật chất trỗi dậy quá cực đoan đã tự tha
hóa cả niềm tin tôn giáo, cầu xin Phật phù hộ để "trúng quả" trong làm ăn, cầu thăng
quan tiến chức,... Họ cho rằng đến chùa càng nhiều lễ vật, tiền, vàng thì càng được Phật
phù hộ độ trì. Do đó, nhiều tệ nạn mê tín dị đoan đã nảy sinh với những lãng phí tiền bạc
và thời gian vào các dịp cầu cúng đi chùa. ở Hà Nội, nghề làm đồ hàng mã là ngành rất
phát triển. Hầu hết các chợ, các phố, các ngõ đều bày bán đồ vàng mã. Riêng phố Hàng
Mã đó hơn 70 hộ kinh doanh đồ hàng mã. Ước tính mỗi năm cả nước đốt 40 tấn vàng mã.
Riêng Hà Nội chiếm 1/10 số đó, tức đốt khoảng 4 tấn mỗi năm [40].
Một thực tế là do điều kiện sống, trình độ học vấn khác nhau nên trong những tín
đồ đã hình thành nên hai bộ phận: một bộ phận có điều kiện sinh hoạt vật chất khá giả có
trình độ học vấn nhất định cùng với sự hứng thú, say mê đã "tầm sư họ đạo". Bộ phận
này mua kinh sách của đạo Phật về tự nghiên cứu nghiền ngẫm, họ tìm đến những bậc sư
tăng có uy tín để nghe thuyết pháp về đạo Phật để hiểu rốt ráo về lịch sử và giáo lý của
đạo và tự mình cảm nhận tiếp thu. Họ hiểu rằng ngôi chùa, tượng ảnh Phật, chuông mõ,
lễ vật cúng đó chỉ là những phương tiện cần thiết để con người gạt bỏ những yếu tố nhiễu
loạn, để toàn bộ tâm lực của họ tập trung vào ý nghĩ về Đức Phật và những lời Phật dạy,
suy nghĩ, chiêm nghiệm về đó mà thôi. Họ nhận thức được rằng "Phật tại tâm", khi tâm
trong sạch, thanh tịnh, chính đó là Phật. Theo họ, Phật ở trong ta chứ Phật không ở đâu
xa. Người phán xét tất cả những ý nghĩ và hành động của họ chính là tâm của họ. Họ coi
trọng việc sống phúc đức, trung thực, sống thiện ngay trong cuộc sống hàng ngày hơn là
việc chăm chỉ vào chùa khấn vái. Nhân gian có câu:
"Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu".
Việc sống theo đạo của họ là phải thờ cha kính mẹ, hiếu thảo phụng dưỡng cha
mẹ, đối tốt với mọi người, không gian dối, trộm cắp, không làm những việc xấu xa, tội
lỗi. Họ hiểu rằng mọi việc đều tuân theo luật nhân - quả: gieo nhân nào, gặt quả ấy, hạnh
phúc hay tai họa đều do ta đem lại cho ta. Bộ phận này chú trọng đến tính Phật trong con
người nghiêng về phần trí tuệ. Theo họ, việc thực hiện lễ nghi tôn giáo chỉ là phương tiện để
đạt đến mục đích giác ngộ. Bộ phận này chiếm tỷ lệ không lớn trong tín đồ. Cho nên họ
không bị sa đà vào những hoạt động mê tín dị đoan như bói toán, lên đồng, v.v...
Bộ phận thứ hai gồm một số người thuộc tầng lớp bình dân, về trình độ, nhận
thức còn hạn chế, chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu giáo lý Phật pháp, vì vậy, sự hiểu
biết về giáo lý đạo còn phần nào hạn hẹp. Họ thường nhờ các nhà sư hoặc người có hiểu
biết về lễ nghi đạo Phật chỉ giáo, hướng dẫn về việc thực hiện lễ nghi tôn giáo. Bộ phận
này thường chú trọng hơn ở việc thực hiện lễ nghi. Những người này do không hiểu biết
rốt ráo về giáo lý nên thực hiện lễ nghi theo thói quen, ít phân tích sâu sắc ý nghĩa của
việc mìnhlàm và họ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động mê tín dị đoan (như lên đồng, bói
toán). Những người làm nghề buôn bán thì năng về tính thực dụng, vụ lợi, mê tín,...
Trong thực tế, ngoài việc đi chùa, thắp hương ngày rằm, mồng một, ngày lễ nhà
Phật, mỗi khi gặp khó khăn, các tín đồ thường nhờ đến nhà chùa giải quyết như là: Khi
trong nhà có người mất, gia đình họ thường mời nhà sư về cầu kinh cho linh hồn người
mất được siêu thoát mát mẻ, sau 49 ngày, họ đưa bát hương thờ người mất lên chùa; vợ
chồng hiếm muộn con cái thì đến chùa để cầu tự; con cái bị bệnh tật, ốm đau khó nuôi,...
thì đem bán khoán cửa chùa cho dễ nuôi; gặp năm sao chiếu mệnh xấu thì làm lễ cúng
sao giải hạn... Do sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, do tác động của nền kinh tế
thị trường và nhu cầu của người dân tăng lên, hoạt động của các nhà chùa cũng có những
biến đổi. Sự biến đổi đó có thể thấy ở mấy điểm sau:
Thứ nhất: Có sự thay đổi trong việc giải thích một số điều luật của Phật giáo.
Phật giáo ra đời cách đây hơn hai nghìn năm, giáo lý của nó phản ánh trình độ nhận thức
của con người của xã hội ấn Độ lúc bấy giờ. Nội dung đó có điều không còn phù hợp với
điều kiện xã hội ngày nay. Giới trí thức của Phật giáo cũng thấy được điều đó. Vì vậy
trong việc truyền giảng kinh, họ bỏ bớt yếu tố thần bí và tăng thêm yếu tố hiện thực. Sự
giải thích bớt cứng nhắc, tăng tính uyển chuyển, rộng mở. Chẳng hạn với "ngũ giới", họ
đã thêm bớt và mở rộng nội dung như vấn đề "giới sát". "Giới sát" theo Đại thừa vốn có
nghĩa là không sát sinh, không ăn thịt, cá, nhưng ngày nay đã được giải thích khác đi.
Thích Thánh Nghiêm nói:'' Không được tự mình sát sinh. Còn nếu mua thịt, cá về nhà thì
không có hại gì'' [18, 34]. Về ''giới đạo'' vốn có nghĩa là không trộm cắp, nhưng ngày nay
được giải thích khác đi là không trộm cắp, không buôn lậu, tham nhũng, lật lọng trong
buôn bán để kiếm những món lời bất chính v.v... Giải thích như vậy làm cho người dân
dễ dàng chấp nhận và tăng thêm khả năng bao quát của giáo lý, của giới luật. Thứ hai:
Các chùa ngoài việc đảm nhận các nghi thức theo qui định của đạo cũng bắt đầu đề ra
một số pháp môn phương tiện nhằm thích ứng với tình hình nhu cầu của người dân tăng
lên. Nhà chùa sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của người dân như cúng sao giải hạn, cúng
giải oan, cầu siêu, nhận gửi hậu cho những người đã khuất. Việc đó có mặt tốt là làm cho
người dân gắn bó hơn với đạo Phật, vừa tạo ra một khoản thu nhập nhất định để trang trải
cho các hoạt động của nhà chùa. Mặt khác, nếu nhà chùa sa đà vào các hoạt động trên tức
là quá coi trọng phương tiện thì sẽ ngày càng rời xa con đường chính đạo của mình.
Chính nhà sư Thích Thánh Nghiêm đã đưa ra lời cảnh báo: "Đứng trên lập trường Phật
giáo cũng nên có sự bao dung thích đáng nhưng nếu theo yêu cầu của tín ngưỡng dân
gian mà giảm thấp mức độ tín ngưỡng Phật giáo, thậm chí còn xem các loại quỉ thần của
tín ngưỡng dân gian như là hoá thân và tái hiện của Đức Phật và Bồ-tát thì sẽ làm cho
Phật giáo có danh, không có thực và cũng sẽ bị phê phán và chỉ trích về mặt lý tính" [22,
162]. Thứ ba: Các chùa tham gia các hoạt động khinh tế. Những ngôi ở địa thế đẹp hay
chùa nổi tiếng như chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc... đã tận dụng lợi thế đó để mở các
cửa hàng bán các ấn phẩm kinh sách vật dụng phục vụ cho việc thực hiện lễ nghi thờ
cúng của tín đồ. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lễ chùa của tín đồ, phổ biến
rộng rãi giáo lý của Đạo, tăng nguồn kinh phí cho chùa. Trong các ngôi chùa ở Hà Nội,
hầu hết đều có các hòm... Trước khi phân tích về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
Hà Nội, theo chúng tôi, không thể đơn giản nhìn một chiều. Như chúng ta thấy, ở bất kỳ
quốc gia nào cũng vậy, tín đồ tuyệt đại bộ phận là người lao động, là công dân 44 của
quốc gia. Tình hình ở nước ta cũng vậy. Vì vậy, chúng tôi đồng tình với ý kiến tác giả
Nguyễn Tài Thư:
"ở đại đa số người theo tôn giáo, ngoài giáo điều của tôn giáo mình, họ còn tin
vào mục tiêu của Đảng và Nhà nước là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
và văn minh" [31, 18]. Và một bộ phận tăng ni, nhất là những người có phẩm hàm thấp bị
sa đọa, biến chất sẽ lợi dụng sự thiếu hiểu biết Đạo pháp của các tín đồ để mượn cửa chùa
làm điều không tốt, gieo rắt mê tín dị đoan, mưu lợi bất chính như giả sư bán quẻ thẻ,
trộm tiền công đức của các tín đồ để hít hêrôin (trường hợp thầy tiểu Đỗ Văn Thanh ở
chùa Diên Phúc, huyện Hoài Đức do báo Công an Nhân dân ra ngày 25/8/1999 phản
ánh). Cũng vì lẽ đó, những tệ nạn xã hội lợi dụng nhà chùa hoặc liên quan đến đạo Phật
ngày càng gia tăng cần phải ngăn chặn như nạn mê tín dị đoan trong những dịp cầu cúng,
đi chùa gây lãng phí tiền bạc, thời gian và sức khỏe của người dân.
Qua đây có thể thấy trình độ văn hóa và Phật pháp của tín đồ càng thấp thì họ
càng dễ bị lôi kéo vào các hoạt động mê tín dị đoan; những tiêu cực càng dễ phát sinh
làm phương hại đến uy tín đạo Phật và các nhà sư chân chính. Các cấp chính quyền và
Giáo hội Phật giáo cần quan tâm đến việc quản lý các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để
tránh những lệch lạc trên.
Hơn lúc nào hết trong hơn chục năm lại đây, người tín đồ ở Hà Nội hiện nay rất
chăm lo đến việc thực hiện các lễ nghi của đạo Phật. Họ chăm chú lên chùa trong những
ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các lễ nghi. Mặc dù quan
niệm "Phật tại tâm" chứ không phải tìm cầu ở bên ngoài nhưng do Phật giáo ở Việt Nam
có sự pha trộn giữa các yếu tố Thiền - Tịnh - Mật cho nên các tín đồ đạo Phật ở Hà Nội
rất quan tâm đến việc đi lễ chùa, cầu cúng, van vái để cầu xin sự che chở của Phật, Bồ tát
cùng các thần linh. Đồng thời, tuỳ theo yêu cầu của công việc, họ vẫn thực hiện các hành
vi như dâng sao giải hạn, viết sớ cầu đảo, hay dùng bùa yểm...
Việc thực hiện những lễ nghi tôn giáo trên đây giúp cho người tín đồ liên hệ
được với đối tượng tôn giáo của họ là Đức Phật, làm cho họ nhớ về Đức Phật, ghi nhớ lời
Phật dạy và chiêm nghiệm, thấu hiểu và lấy đó làm cơ sở để thực hành những điều Phật
dạy trong chính cuộc sống đạo của mình. Thực hiện các nghi lễ trên cũng giúp cho người
tín đồ gạt bỏ phiền muộn, thanh thản trong tâm. Đó cũng là bước cần thiết để củng cố đức
tin tôn giáo của người tín đồ. Cùng với việc thực hiện lễ nghi tôn giáo, người tín đồ còn
phải thực hành giới luật của đạo. Vậy hiện nay, việc thực hiện "ngũ giới" ở người tín đồ
có gì khác trước.
Nói đến "ngũ giới" của đạo Phật, trước hết ta đề cập đến giới "cấm sát sinh", tức
là không giết hại động vật, không ăn thịt, cá. Theo điều luật này, người tín đồ phải tôn
trọng sự sống của mọi sinh vật hữu tính. Tuy nhiên, trước kia cũng như hiện nay, người
tín đồ chân chính không biến giới luật trên thành một giáo điều cứng nhắc và tuyệt đối
buộc mọi người phải tuân theo trong mọi trường hợp. Thời kỳ đất nước bị đế quốc thực
dân xâm lược, đô hộ, người tín đồ giác ngộ thấy không thể làm ngơ, khoanh tay ngồi yên
gõ mõ tụng kinh cầu nguyện mặc cho kẻ thù đem súng đến tàn sát những người ruột thịt
của mình. Trước cảnh đất nước bị xâm lược, họ đã đóng góp sức mình vào việc diệt trừ
chiến tranh bằng cách cầm vũ khí để chống lại bạo lực, phản cách mạng. Tinh thần phá
chấp của Phật giáo thời Trần trong lịch sử lại một lần nữa ngời sáng. Vào những thời
điểm cam go của đất nước, nếu kẻ sĩ "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu" thì người tín
đồ chân chính cũng sẵn sàng "cởi áo cà sa khoác chiến bào". Có ý thức và hành động như
vậy, những tín đồ đã thể hiện đúng tinh thần "vô ngã, vị tha" của Đức Phật, nghĩa là
người tín đồ luôn quên mình "cứu độ chúng sinh". Bước sang thời bình, vấn đề "cấm sát
sinh" đã được các tín đồ nhận thức một cách sâu sắc rằng: cần phải bảo vệ sự sống muôn
loài trong đó có việc phải bảo vệ các loài thú quý hiếm, bảo tồn nguồn động vật độc đáo
của đất nước, nhằm cân bằng sinh thái môi trường sống, bảo vệ cuộc sống của chính con
người. Điều đó đã dẫn tới việc hạn chế nạn săn bắn thú rừng, nuôi dưỡng và chăm sóc
các loài động vật như hổ, gấu, hươu, trăn, cá sấu, rắn, v.v... vừa bảo vệ động vật quý cho
quốc gia, vừa để có thể khai thác nguồn thú quý đó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân, trong đó có việc góp phần tạo ra nguồn dược liệu quý cho việc chữa bệnh cứu
người. Mặt khác, do tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân ta, cho nên ở gia đình, trên bàn thờ
Phật lễ vật toàn đồ chay, còn trên bàn thờ tổ tiên, ông bà, con cháu lại làm đồ cúng mặn.
Vì vậy, ngày rằm, mồng một hay ngày giỗ, Tết, người tín đồ thường sắm nải chuối, đĩa
xôi thờ Phật còn bàn thờ gia tiên, đồ lễ là con gà, nải quả. Một điều đáng chú ý, vấn đề
"cấm sát sinh" còn liên quan đến việc ăn chay của người tín đồ vì Phật giáo Hà Nội chịu
ảnh hưởng của dòng Đại thừa. Điều này khác với Phật giáo Nam bộ (vùng dân tộc Khơ
Me - Sóc Trăng), người tăng ni được ăn các thức ăn mặn do tín đồ dâng cúng trong các
buổi khất thực hàng ngày. Hiện nay, ở Hà Nội, các tín đồ tu tại gia thường chỉ ăn chay
vào một số ngày nhất định như rằm, mồng một hoặc ngày lễ nhà chùa. Trong các ngày
không ăn chay, tín đồ vẫn sử dụng các thức ăn có nguồn gốc động vật. Vì vậy, để tránh
việc sát sinh, các tín đồ hiện nay có xu hướng hạn chế dùng thịt trong bữa ăn hoặc thường
mua gia cầm (gà, vịt,...) đã làm sẵn ở chợ để về làm đồ cúng lễ hoặc chế biến món ăn,
vừa đáp ứng được yêu cầu của đạo, vừa thỏa mãn được tín ngưỡng dân gian cùng với nhu
cầu của đời sống thường nhật.
Vấn đề "không uống rượu" hiện nay cũng được người tín đồ quan niệm cởi mở
hơn. Khi ốm đau, họ có thể uống rượu thuốc nhẹ để chữa bệnh hoặc người tín đồ có thể
uống bia thay rượu trong các dịp có tiệc. Họ cho rằng có thể uống bia, rượu nhẹ trong
chừng mực nhất định nhằm làm con người khỏe mạnh hơn nhưng không uống rượu say
dẫn đến làm những việc dại dột, xấu xa. Cũng tượng tự như vậy, các tín đồ đều nhất trí
cho rằng trong cuộc sống con người cần phải trung thực, không trộm cắp, không gian
dâm, không nói dối gây mất đoàn kết, gây hại cho người khác, vì như vậy chính là mình
gây nghiệp ác tất sẽ gánh lấy quả báo xấu; nhưng trong một số trường hợp cần thiết thì ta
không nhất thiết phải nói thật nếu điều nói thật đó không đem lại lợi ích cho người nghe.
Như vậy, việc thực hành "ngũ giới" của người tín đồ hiện nay hết sức mềm dẻo
cho phù hợp với hoàn cảnh, hòa đồng giữa đời sống đạo với cuộc sống đời thường trong
nhịp sống đô thị. Họ không chấp nê vào giáo luật một cách cứng nhắc mà chủ yếu tiếp
nhận tinh thần của nó để thực hiện năm điều cấm. Việc thực hiện "ngũ giới" trên đây đã
giúp người tín đồ hoàn thiện tư tưởng và hành vi của mình theo yêu cầu của giáo lý đạo
Phật.
Thứ hai là bên cạnh việc thực hiện "ngũ giới", người tín đồ còn thực hiện việc bố
thí.
Bố thí là sự hy sinh cái gì đó cho hạnh phúc của người khác. Là con người,
nhiệm vụ của chúng ta là phải phục vụ, giúp đỡ người khác bằng cách thể hiện sự hào
phóng, tốt bụng, giúp đỡ người khác có khó khăn để họ thoát khỏi sự đau buồn, lo lắng
và các khó khăn khác. Bằng cách giúp đỡ người khác, chúng ta đồng thời giảm được sự
ích kỷ, tham lam của mình. Theo số liệu của Thành hội Phật giáo Hà Nội năm 1998, hiện
nay, các tăng ni tín đồ Phật giáo trong cả nước nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích
nước, lợi dân, đền ơn đáp nghĩa như mở trường học, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ các
chiến sĩ biên phòng, hải đảo, thăm hỏi các thương binh và các bệnh nhân nghèo khó tại
các bệnh viện, trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, ủng hộ quỹ bảo thọ, trợ cấp học
bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học,... Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi
khi có người gặp cảnh khốn khó hay có điều gì đau khổ, trắc trở, mọi tín đồ đều sẵn sàng
giúp đỡ họ qua cơn hoạn nạn theo tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể
thương thân". Họ giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi, lấy việc "cứu người"
làm hạnh phúc bởi theo họ:
"Dù xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người".
Cũng cần thấy rằng, vừa qua có một số đối tượng giả tu sĩ đi khất thực ở quán cà
phê, hoặc tập trung khất thực khá đông trước phủ Tây Hồ gây mất trật tự công cộng và
mỹ quan thành phố (theo báo Công an nhân dân số 751 ngày 25/8/1999 phản ánh).
Những kẻ mượn áo nhà tu hành đi khất thực, thực chất là loại người lười lao động, lợi
dụng tâm lý muốn làm việc thiện của nhân dân để kiếm tiền bất chính. Người tín đồ cũng
phải hết sức cảnh giác với những hiện tượng tiêu cực này
Ngoài việc tài thí, đem tiền của để bố thí cho người khác để giúp đỡ họ qua cơn
hoạn nạn khó khăn, các tín đồ còn bố thí bằng pháp. Khi gặp người không hiểu biết về
giáo lý, điều luật, lễ nghi của đạo Phật mong muốn tìm hiểu về đạo, các tín đồ sẵn sàng
giảng giải cặn kẽ cho họ hiểu, khiến cho họ cũng được khai ngộ đạo pháp như mình vậy.
Các tín đồ thường rủ nhau đi lễ Phật, cùng nhau thực hiện "tam quy, ngũ giới". Khi có ai
lỡ không thực hiện đúng ngũ giới, nghĩ, nói và làm điều không tốt, họ chân thành khuyên
giải để người đó không vi phạm những điều Phật dạy. Mặt khác thực hiện đúng tư tưởng
"từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha", các tín đồ sẵn sàng xả thân để cứu người, họ đau nỗi đau
của người khác, chia xẻ khó khăn hoạn nạn, cảm thông sâu sắc với đồng loại. Chính vì
vậy có biết bao nhiêu tấm gương hy sinh dũng cảm của người tín đồ cho dân tộc, đất
nước, đồng loại. Do vậy, thời kỳ 1945-1954, các tăng ni, tín đồ Phật giáo Hà Nội đã tích
cực tham gia kháng chiến, nhiều người tham gia bộ đội, du kích, tham gia tuyên truyền
vận động ủng hộ kháng chiến, che dấu cán bộ, nhiều chùa chiền ở Hà Nội trong thời kỳ
này là cơ sở bí mật của Việt Minh. Nhiều tấm gương sáng đã xuất hiện như: Hòa thượng
Phạm Ngọc Đạt (hiệu Bình Lượng Giác Minh) trụ trì chùa Quảng Bá biến nơi đây thành
một cơ sở cách mạng, Hòa thương Thích Thanh Lộc trụ trì chùa Tự Khánh từng làm chủ
tịch xã Cổ Nhuế, bản thân Hòa thượng từng bị Pháp bắt giam hai lần ở nhà tù Hỏa Lò và
Liễu Giai,... [36, 37]. Ngày nay, người tín đồ ở Hà Nội cùng với mọi tầng lớp nhân dân
tham gia tích cực vào các phong trào thi đua lao động sản xuất, tham gia các tổ dân phố
tự quản, góp phần gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... để xây dựng và bảo vệ
thủ đô ngày càng giàu đẹp và văn minh.
Một hoạt động khác cũng rất được các tín đồ quan tâm là đóng góp để tu bổ các
chùa đang bị xuống cấp.
Cho nên từ khi cả nước bước vào công cuộc đổi mới, nhất là từ những năm đầu
thập kỷ 90 đến nay, phong trào trùng tu chùa chiền ở Hà Nội trở nên khá rầm rộ. Trong
số 130 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội (tính đến tháng 7/1994),
có hơn 80% ngôi chùa được sửa chữa vừa và lớn. Ngoài nguồn chính cho việc trùng tu là
từ ngân sách Nhà nước trung ương và địa phương, phần cơ bản khác là sự quyên góp tiền
công đức của khách thập phương. Với thành quả của công cuộc đổi mới, đời sống của
người dân Hà Nội được nâng cao rõ rệt, trong đó có một phần trở nên giàu có. Điều
thường gặp là có những cá nhân, doanh nghiệp đã hiến tặng một lúc hàng chục triệu đồng
cho việc trùng tu một ngôi chùa cụ thể nào đó ở Hà Nội. Còn đa số bà con tín đồ đi lễ
chùa đều ít nhiều phát tâm công đức đóng góp cho chùa ít tiền "giọt giầu" để các chùa có
điều kiện trang trải các chi phí tu bổ và duy trì hoạt động của nhà chùa. Hiện nay, đa số
các chùa đều được "điện khí hóa" như trang bị đèn chiếu sáng, thậm chí hệ thống loa máy
khá hoàn chỉnh. Công việc tô tượng, đúc chuông cũng rất được chú ý trong các đợt trùng
tu chùa chiền ở Hà Nội. Điều đó kích thích các ngành nghề kiến trúc, điêu khắc, thủ công
truyền thống thêm cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, ở đây ta cũng thấy diễn ra một tình hình đáng báo động. Các ngôi
chùa trong nội thành do sự phát triển của phố phường và dân cư nên khuôn viên bị thu
hẹp đáng kể. Nhiều ngôi chùa đang bị các hộ dân lấn chiếm. Ví dụ: Chùa Thiên Phúc (94
phố Hai Bà Trưng) có tới 13 hộ sinh sống phía sau và bên trái chùa; chùa Liên Phái (phố
Bạch Mai) có 8 hộ dân ở ngay trước chùa và 100 hộ ở hai bên chùa; chùa Vua (phố Thịnh
Yên) có 2 hộ dân ở ngay trong tam bảo, 14 hộ xây nhà cao tầng ở ngay trong chỉ giới quy
hoạch bảo vệ di tích,.. (theo Báo Giáo dục và Thời đại số 112, ra ngày 18/12/1999 tr. 13).
Tình trạng khuôn viên nhà chùa bị lấn chiếm trên phản ánh trình độ nhận thức trong nhân
dân về việc tôn trọng những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc chưa cao.
Nhìn chung, các chùa ở Hà Nội đều khang trang hơn trước. Do ảnh hưởng của cơ
chế thị trường, các dịch vụ chung quanh khuôn viên nhà chùa cũng được dịp bung ra: các
quán hương hoa vàng mã, quán nước, thậm chí hàng ăn, các dịch vụ trông xe, hướng dẫn
tham quan, bán văn hóa phẩm liên quan kinh sách, thậm chí cả quẻ thẻ, sách xem tướng
số,... Sự phát triển của các dịch vụ trên đây vô hình chung đã tạo nên những cái "chợ"
ngay trước cửa chùa, phần nào làm mất đi cái tĩnh mịch, trang nghiêm vốn có nơi đây.
Vấn đề quản lý những loại hình dịch vụ trên đang được các nhà chức trách ở nơi sở tại
quan tâm nhằm đưa những hoạt động trên đây đi vào nền nếp, vừa tạo điều kiện thuận lợi
cho người đi lễ, vừa ngăn chặn những hoạt động truyền bá mê tín dị đoan trái với giáo lý
đạo Phật và luật pháp của Nhà nước.
Bằng việc trì giới cùng việc phục vụ giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn,
người tín đồ đã thực hiện theo quan niệm nhân sinh "không làm các điều ác" và "hãy làm
các điều lành" để giúp họ giảm những mong muốn, dục vọng ích kỷ và thanh lọc tâm ý.
Trong việc thanh lọc tâm ý, các tín đồ còn luôn canh chừng tâm và rũ bỏ những ý nghĩ
bất định ra khỏi tâm, làm cho tâm người tín đồ trở nên trong sạch thanh thản. Ví dụ, để
chế ngự lòng ham muốn về vật chất, người tín đồ phải gạt bỏ lòng tham lam của mình, tự
nhủ mình phải "tri túc" (biết đủ) hay như ông bà ta vẫn có câu dạy con cháu "nhiều no ít
đủ". Khi "biết đủ" thì con người không những được đủ về vật chất mà còn thấy đủ về mọi
mặt tinh thần, cuộc sống của họ luôn cân bằng, yên ổn. Người tín đồ cũng luôn chú ý để
tâm trí của mình được hướng thiện, tránh xa những ý nghĩ xấu xa, ác độc. Họ rèn mình để
luôn được từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha như lời Đức Phật dạy. Làm như vậy, người tín đồ
đã đạt được cõi Niết bàn của chính mình ngay trên cõi đời này.
Việc thực hành đời sống đạo của tín đồ Phật giáo Hà Nội có ý nghĩa rất lớn đối
với chính họ cũng như đối với đời sống xã hội. Dưới đây chúng tôi xin được phân tích hai
khía cạnh chính của vấn đề: ảnh hưởng của nó về mặt đạo đức và về mặt hình thànhnhân
cách con người Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất: Về mặt đạo đức
Như chúng ta đã thấy, bất cứ tín đồ nào của đạo Phật cũng đều phải thực hiện
"ngũ giới", "bố thí", "thanh lọc tâm ý",... - những giới luật, điều luật của đạo. Về thực
chất đó là những nguyên tắc đạo đức được hình thành nên từ những yêu cầu của đời sống
xã hội mà Phật giáo nắm bắt được và vận dụng nó để thực hiện mục đích của mình.
Những nguyên tắc đạo đức đó có chức năng điều chỉnh hành vi của các tín đồ.
Với một nhãn quan thực sự khoa học, cần phải thừa nhận rằng: Trong hệ thống
những giá trị, chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn, cấm đoán tạo nên nội
dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn và cấm đoán, biểu hiện
các mối quan hệ thuần túy trần thế. Chúng chỉ gắn một cách hình thức với các giáo lý tôn
giáo. Ví dụ: Một số giới của nhà Phật: "Không nói dối, không trộm cắp, không gian dâm"
hay "hãy làm điều thiện, tránh làm điều ác",... Những chuẩn mực đạo đức này luôn có ý
nghĩa trong đời sống đạo đức của mọi xã hội, trong đó có xã hội mới của chúng ta ngày
nay. Vì vậy, trong quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức mới ở con người Việt
Nam, hiện nay chúng ta cần thấy rõ mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo
để khai thác, kế thừa những yếu tố tích cực của nó, góp phần vào xây dựng nền đạo đức
dân tộc cho phù hợp yêu cầu của cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội. PGS Nguyễn Hữu
Vui đã có nhận xét như sau: "... ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, tín đồ tuyệt đại bộ phận
là những người lao động, vì vậy, trong "đạo đức tín đồ" của họ, ngoài phần đạo đức tôn
giáo còn có phần quan trọng của đạo đức người lao động. Trong điều kiện ở nước ta,
khéo biết khai thác mặt đạo đức đó sẽ thu hút được đông đảo quần chúng có đạo vào
công cuộc xây dựng xã hội mới" [42, 157].
Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay - nhất là thủ đô Hà Nội - mắt trái của nền
kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực tới con người cùng các mối quan hệ xã hội,
tới quan niệm về lối sống, về đạo đức,... Lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất
trước mắt, tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức đang có nguy cơ lan rộng thì "... Đạo đức
tôn giáo có những điều phù hợp nhất định với công cuộc xâydựng xã hội mới" (Dự
thảo báo cáo chính trị Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam, báo Nhân Dân ngày
6/4/1991).
Những tư tưởng của nhà Phật như nhân - quả, nghiệp báo, luân hồi, từ bi - hỷ xả,
vô ngã - vị tha, hướng thiện,... góp phần hình thành những quy phạm dạo đức, điều chỉnh
hành vi đạo đức cho người dân, nói chung không chỉ riêng các tín đồ đạo Phật góp phần
phát huy nền đạo đức của dân tộc. Từ đó nếp sống thiện, vị tha, bao dung trở thành một
trong những biểu hiện của nếp sống văn minh của người thủ đô thanh lịch. Mối quan hệ
giữa người với người trở nên nhân hậu hơn, nhân đạo hơn.
Thứ hai: Hình thành nhân cách con người Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối
với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
Nhìn vào đời sống văn hóa và tinh thần của xã hội Việt Nam trong những năm
qua, ta thấy số người theo Phật giáo ngày càng đông. Lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật
giáo ngày càng có vị trí lớn trong đời sống xã hội, số sư sãi được đào tạo ở các trường
Phật học ngày càng lớn, số kinh sách Phật giáo xuất bả mỗi năm một tăng,... Những hiện
tượng đó đã liên tục tác động đến con người, nên thực tế đã góp phần tạo nên nhân cách
con người Phật giáo và điều đó đã ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người
Việt Nam hiện nay.
Người tín đồ Phật giáo luôn nhìn sự vật hiện tượng trong mối quan hệ nhân quả.
Mỗi khi gặp một sự vật, hiện tượng, họ đều nghĩ đến nguyên nhân và dự đoán kết quả.
Họ còn nhìn thế giới, xã hội cũng như con người trong dòng vận động không ngừng. Mỗi
khi bản thân hoặc người trong gia đình đau yếu hay già chết, họ đều thấy đó là điều tất
yếu không thể tránh khỏi nên có thái độ bình thản, không sợ hãi "vô úy thí".
Với đa số tín đồ, họ thực hiện việc cúng bái, cầu nguyện để mong được Phật tổ ra
tay cứu vớt, chở che, phù hộ. Mỗi khi bản thân hay gia đình có việc hệ trọng, họ thường
lên chùa hoặc thắp hương ở bàn thờ Phật để thỉnh cầu. Lý tưởng của họ làm sao thoát
khổ, đạt được cuộc sống thiện, thanh tịnh, tự tại, siêu sinh, tịnh độ và "để phúc đức cho
con cháu". Tuy nhiên, cùng là tín đồ Phật giáo nhưng con người theo Thiền tông thì chú
trọng đến tính Phật trong con người; con người theo Tịnh Độ tông thì chú ý làm thiện để
được lên chốn Tây phương cực lạc; con người theo Mật tông thì chú ý đến bùa chú, cầu
đảo, xin thẻ để đạt được ý nguyện. Người trí thức thì nặng về phần trí tuệ trong học
thuyết, người làm nghề buôn bán thì nặng về tính thực dụng, vụ lợi, mê tín, v.v...
Trên đây là những nét chung của nếp sống người tín đồ đạo Phật và có ít nhiều
được thể hiện ở những người có thiện cảm với Phật giáo. Cần thấy nhân cách con người
Phật giáo có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực:
Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nề nếp,
thật thà, trong sạch, giản dị, có trách nhiệm với hành vi của mình, quan tâm đến nỗi khổ
của người khác, thương người, không làm điều ác, sẵn sàng giúp đỡ người bị hoạn nạn,...
Đó là những nét sống đẹp trong một xã hội mà ở đó con người còn phải gánh chịu nhiều
đau thương mất mát và phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nó trở thành những nét cao
thượng trong điều kiện nước ta khi mà ở cơ chế thị trường đã tạo nên một số người nào
đó phát triển chủ nghĩa cá nhân, tính bàng quang và thói ích kỷ. Những nét nhân cách đó
phù hợp với truyền thống nhân đạo, "thương người như thể thương thân" của đạo lý làm
người Việt Nam. Nhân cách con người Phật giáo có những yếu tố phù hợp với yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng con ngưoừi mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng ta cần tiếp
thu những yếu tố tích cực đó trên cơ sở có phân tích và chọn lọc. Bởi con người Việt
Nam hiện nay là sản phẩm của những quan hệ xã hội mới, được hình thành trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó chịu ảnh hưởng chủ đạo của hệ tư tưởng Mác -
Lênin, đồng thời chịu ảnh hưởng của các học thuyết và tôn giáo khác, trong đó có Phật
giáo. Nói về ảnh hưởng của Phật giáo trong việc hình thành con người Việt Nam hiện
nay, tiến sĩ Nguyễn Tài Thư đã nhận xét: "Trong chừng mực nhất định, nhân cách Phật
giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay" [31, 50]. Tuy
nhiên, chúng ta cần thấy rõ những mặt hạn chế của nhân cách con người Phật giáo cần
phải khắc phục như: nhìn đời đôi khi còn bi quan, nặng về tin tưởng ở quyền năng và
phép mầu nhiệm của một đấng siêu nhiên mà nhẹ tin tưởng ở năng lực hoạt động của con
người, nếp sống khổ hạnh và không tránh khỏi việc thực hiện những lễ nghi thần bí,...
c. phần kết luận
Trong bối cảnh đất nước ấn Độ cổ đại bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt đẳng cấp
khắc nghiệt, bởi sự ngự trị của Đạo Bàlamôn và thánh kinh Vê đa, đạo Phật với quan
niệm nhân sinh độc đáo đã ra đời đem lại một sắc thái mới mẻ cho nền triết học đồ sộ của
ấn Độ nói riêng và kho tàng tư tưởng của loài người nói chung.
Giáo lý đạo Phật được kết cấu theo Tứ diệu đế (Khổ đế - Tập đế - Diệt đế - Đạo
đế) đã trình bày một cách khúc triết, lô gíc quan điểm có tính chất triết học của mình về
con người và cuộc đời con người. Các quan điểm về "Ngũ uẩn", "thập nhị nhân duyên",
"nghiệp" và "nghiệp báo", "luân hồi", "vô thường", "vô ngã", v.v... tuy còn có những mặt
hạn chế như phiến diện, duy tâm, thần bí,song đã chứa đựng ở đó sự lý giải đầy tính
thuyết phục về con người và cuộc đời con người. Tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật
giáo đã thể hiện tính chất nhân bản rất sâu sắc. Nó không chỉ phủ nhận thế giới quan thần
quyền mà còn lên án mọi sự bất công, bất bình đẳng, đau khổ của xã hội do chế độ phân
biệt đẳng cấp xã hội vô cùng trì trệ, lạc hậu và khắc nghiệt gây nên. Nó quan tâm đến
thân phận và đời sống của mỗi con người và chủ trương giải thoát cho tất cả chúng sinh
khỏi những nỗi khổ của cuộc đời bằng chính đời sống đạo đức, từ bi, hỷ xả, bác ái và sức
mạnh của trí tuệ và trực giác của con người. Tuy nhiên, do chưa giải thoát đúng bản chất
các hiện tượng xã hội và chưa tìm ra nguyên nhân đích thực nỗi khổ của con người, cho
nên tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo chỉ dừng lại ở sự giải phóng về mặt đời
sống tinh thần, đạo đức, tâm lý của con người bằng phương pháp tu luyện hoàn thiện
phẩm chất đạo đức và đời sống tinh thần theo giới luật và sự trầm tư mặc tưởng, đào sâu
suy nghĩ trong thế giới nội tâm con người, không kể đến sự khác nhau về địa vị, lợi ích
của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Với quá trình du nhập và phát triển lâu dài ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng, đạo Phật đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa, đạo đức nước ta. Với tính cách
là một hiện tượng xã hội, Phật giáo chịu ảnh hưởng quyết định của những điều kiện kinh
tế - xã hội. Ngược lại, nó cũng tác động nhất định (cả tích cực và tiêu cực) tới đời sống xã
hội. Ngày nay, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, một bộ
phận dân cư tìm đến với đạo Phật bằng nhiều hình thức khác nhau, với nhiều mục đích
khác nhau chính vì sức cuốn hút của quan niện nhân sinh sống thiện, từ bi hỷ xả của nhà
Phật. Họ tìm đến với đạo Phật vừa là với nhu cầu giải thoát tâm linh, giải phóng nội tâm,
vừa là nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Họ đã tìm thấy ở đó một nơi gửi gắm niềm tin, một
niềm an ủi tinh thần chở che cho họ trước những "bão táp" khó tránh khỏi của cuộc đời
mà họ phải đối mặt.
Việc thực hiện lễ nghi tôn giáo của các tín đồ đạo Phật như hiện nay đi chùa, cầu
kinh, lễ Phật hay thực hành giáo luật, bố thí, thanh lọc tâm ý cho ta thấy họ chú trọng ở
hành vi tôn giáo và tu dưỡng đạo đức, tình cảm tôn giáo hơn là đi vào hiểu sâu sắc giáo lý
của đạo. Đời sống đạo của tín đồ hiện nay đã có sự biến chuyển cho phù hợp với nhịp
sống hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận dân cư nước ta. Việc thực hành đời
sống đạo của các tín đồ đã có tác dụng điều chỉnh hành vi đạo đức, hình thành những đức
tính tốt đẹp cho người tín đồ Phật giáo trong nền kinh tế thị trường hôm nay như sống
nhân ái, đức độ, vị tha, trung thực, hướng thiện, trừ ác, v.v... Nó là một yếu tố góp phần
tạo nên nét đặc sắc cho nền văn hóa nước ta. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đang được đặt ra
trong sinh hoạt tôn giáo cần được các cấp các ngành và Giáo hội Phật giáo Việt Nam
quan tâm giải quyết như ngăn chặn những hoạt động gieo rắc mê tín dị đoan, những hành
vi tiêu cực của một số người mượn cửa chùa để mưu lợi nhằm trả lại sự trong lành cho
đời sống đạo của người tín đồ, bảo vệ uy tín của đạo Phật.
Có thể nói, Phật giáo là một phương thức thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con
người Việt Nam không chỉ trong lịch sử mà còn cả trong hiện tại. Phương thức đó còn có
thể tồn tại lâu dài chừng nào xã hội chưa tạo ra được những điều kiện vật chất làm thay
đổi chất lượng cuộc sống và chưa tạo ra được một phương thức sinh hoạt vật chất và tinh
thần cao hơn để thỏa mãn nhu cầu sống của con người. Những giá trị tinh túy của đạo
Phật đã được người Việt Nam tiếp nhận, tiếp thu và biến thành một trong những nguồn
sinh lực văn hóa của dân tộc. Trong tương lai, cùng với sự biến chuyển của thế giới và
con người, đạo Phật có thể sẽ mất đi, như mọi hiện tượng vô thường, nhưng tinh thần
nhân đạo, cao đẹp của đạo Phật đã trở thành cái đẹp của người Việt Nam thì chắc chắn sẽ
trường tồn cùng thời gian.
D. Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
[2]. Thiện Cẩm, Quan niệm giải thoát trong Phật giáo cũ. Đa Minh Sài Gòn 1970.
[3]. Nguyễn Văn Chế, Những vấn đề cơ bản trong Phật học. Hội Phật giáo thống nhất
Việt Nam xuất bản năm 1976.
[4]. Minh Chi biên soạn, Thuyết bốn đế. Trường Phật học cao cấp thành phố Hồ Chí
Minh, năm
[5]. Minh Chi, Các vấn đề Phật học. Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1996.
[6]. Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học ấn Độ. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 1997.
[7]. Nhậm Kế Dũ (chủ biên), Tôn giáo từ điển. Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1985.
[8]. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh. Nxb Hà Nội, 1996.
[9]. Nguyễn Hùng Hậu, Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam. Nxb khoa học
xã hội, Hà Nội, 1997.
[10]. Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông. Quyển 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
1997.
[11]. Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông. Quyển 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
1997.
[12]. Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông. Quyển 3, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
1997.
[13]. Phan Văn Hùm, Phật giáo triết học. Nxb La Sơn, Sài Gòn 1970.
[14]. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo ấn Độ. Vạn Hạnh xuất bản, 1963.
[15]. Trần Trọng Kim, Phật giáo. Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1964.
[16]. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận. Tập 1, Nxb Văn học, Công ty phát
hành sách Hà Nội, 1992.
[17]. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận. Tập 2, Nxb Văn học, Công ty phát
hành sách Hà Nội 1992.
[18]. Narada, Đức Phật và Phật pháp. Nxb Thuận Hóa và Thành hội Phật giáo thành
phố Hồ Chí Minh, 1994.
[19]. Thích Thanh Nghiêm, Phật học quần nghi. Phân viện nghiên cứu Phật học Việt
Nam, Hà Nội, 1996.
[20]. Thích Thanh Nghiêm, Phật giáo chánh tín. Trung tâm tư liệu Phật học, Hà Nội,
1991.
[21]. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980.
[22]. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
[23]. Thích Trí Quảng, Cảm niệm về Đức Phật. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí
Minh, 1992.
[24]. O.O.Rozenberg, Phật giáo và những vấn đề triết học. Trung tâm tư liệu Phật học
xuất bản, Hà Nội, 1990.
[25]. Peter D.Santina (Thích Tâm Quang dịch), Nền tảng của Đạo Phật. Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 1996.
[26]. Tập bài giảng lịch sử triết học, Tập 1. Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.
[27]. Kumura Taiken (Thích Quảng Độ dịch), Đại Thừa Phật giáo tư tưởng luận. Thành
Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
[28]. Thích Chân Thiện, Phật học khái luận. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Giáo
dục tăng ni ấn hành, 1993.
[29]. Thích Tâm Thiện, Tìm hiểu nhân sinh quan Phật Giáo. Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, 1994.
[30]. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1991.
[31]. Nguyễn Tài Thư, Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện
nay. Tạp chí Triết học, số 4/1993.
[32]. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôln giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
[33]. Từ điển triết học giản yếu. Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, 1987.
[34]. Trần Văn Trình, Tìm hiểu tình hình tồn tại và phát triển của Phật giáo trong cộng
đồng dân cư Hà Nội thời kỳ đổi mới. Luận văn thạc sĩ, Viện xã hội học, Hà Nội,
1998.
[35]. Đặng ánh Tuyết, Góp phần tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo đời Trần. Luận văn
thạc sĩ, Viện triết học, Hà Nội, 1997.
[36]. Tạp chí nghiên cứu Phật học, Số 1, 2, 3, 4 năm 1997, số 4 năm 1999.
[37]. Báo Giác ngộ, 6/1994.
[38]. Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật số 3 (80) 1988.
[39]. Báo Công an nhân dân ngày 25/8/1999.
[40]. Báo Thể thao Văn hóa số 12 ngày 16/3/1998.
[41]. Tạp chí Xã hội học số 4/1989.
[42]. Viện nghiên cứu tôn giáo, Những vấn đề tôn giáo hiện nay. Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1994.
[43]. Viện Triết học, những vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam. ủy ban
Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1986.
[44]. Nguyễn Hữu Vui, Trương Hải Cường, Chủ nghĩa vô thần khoa học. Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, 1990.
Mục lục
Trang
A. phần Mở đầu 1
B. Phần nội dung 5
Chương 1: quan niệm của phật giáo (nguyên thủy) về
nhân sinh
5
1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng của sự hình
thành nhân sinh quan Phật giáo
5
1.2. Quan niệm về con người 8
1.3. Quan niệm về cuộc đời con người 17
1.4. Vấn đề giải thoát 22
Chương 2: Nhân sinh quan phật giáo trong tín đồ đạo
phật hà nội hiện nay
32
2.1. Đạo Phật du nhập và phát triển ở Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng
32
2.2. Một số nét biểu hiện của nhân sinh quan Phật giáo ở tín đồ
Hà Nội hiện nay
39
2.2.1. Vấn đề niềm tin tôn giáo 39
2.2.2. Sự thực hiện lễ nghi và giáo luật 47
c. Phần Kết luận 64
D. Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ đạo Phật hiện nay.pdf