Mỹ là m ột trong những nước có kim ngạch nhập khẩu hàng đầu thế giới, tuy
nhiên hệthống luật pháp của Mỹcũng vào loại phức tạp nhất thếgiới do có nhiều rào
cản thương mại mà thông lệquốc tếchưa quy định. Mặt khác, Mỹlà thịtrường cao cấp,
có những đòi hỏi rất khắt khe vềan toàn vệsinh thực phẩm, về đảm bảo sức khoẻngười
tiêu dùng, về bảo vệ môi trường sinh thái và tôn trọng các giá trị văn hoá, truyền
thống. Đó là chưa kểmôi trường cạnh tranh quyết liệt, với rất nhiều nhà xuất khẩu từ
khắp nơi trên thếgiới cung cấp các sản phẩm đa dạng từsản phẩm cấp thấp, giá rẻ đến
sản phẩm cao cấp, tới hệthống phân phối nội địa phức tạp, khó xâm nhập, đòi hỏi nhiều
nỗlực của các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập vào thịtrường này.
Mặc dù Mỹcó nhu cầu nhập khẩu cao và ngày càng tăng đối với hàng thủcông
mỹnghệ, mặt hàng Tổng công ty Thương mại Hà Nội hiện đang có thếmạnh, có khả
năng cạnh tranh cao khi xuất khẩu, nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Hapro
trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng thủcông của Mỹvẫn ởcon sốrất nhỏ. Nguyên
nhân là do Hapro còn thiếu những thông tin cần thiết vềthịtrường Mỹ, cũng nhưhoạt
động xúc tiến thương mại trên thịtrường này chưa được tiến hành một cách mạnh mẽ
và hiệu quả, ngoài ra vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong nội tại doanh nghiệp. Do
đó, Hapro phải từng bước khắc phục những khó khăn đểthâm nhập vào thịtrường số
một này, đặc biệt khi dựbáo nhu cầu hàng thủcông mỹnghệcủa thịtrường Mỹtới năm
2015 tăng gấp 1.5 lần so với năm 2009 (ởmức 18.5 tỷUSD). Với những nỗlực cải tiến
thịtrường của chính phủ, và sựlớn mạnh, không ngừng đầu tưcho hoạt động xuất khẩu
của Hapro, chắc chắn rằng kim ngạch xuất khẩu của Hapro vào thịtrường Mỹsẽtăng
trong thời gian tới.
Qua đề tài “Những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹnghệcủa Tổng công ty Thương mại Hà Nội sang thịtrường Mỹ”, tác giảhy
vọng đã phần nào làm sáng tỏ được những vấn đềtrên bằng việc nghiên cứu nhu cầu,
các quy định nhập khẩu của thịtrường Mỹ đối với hàng thủcông mỹnghệ, chỉrõ thực
trạng (những mặt còn tồn tại, nguyên nhân) của hoạt động xuất khẩu hàng thủcông của
103
Hapro vào thịtrường Mỹtrong những năm gần đây. Ngoài ra, tác giảcũng đã đưa ra
những dựbáo vềnhu cầu đến năm 2015 và những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa
hoạt động xuất khẩu hàng thủcông mỹnghệvào thịtrường này trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cốgắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý
kiến vềtình hình xuất khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, song do thời gian và
khảnăng có hạn nên chắc chắn bài viết sẽkhông tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong vấn đề
này sẽ được tập trung nghiên cứu ở góc độ sâu hơn trong những báo cáo chuyên đề
khác, nhằm tiếp tục đưa hoạt động xuất khẩu hàng thủcông mỹnghệcủa Tổng công ty
Thương mại Hà Nội vào thịtrường Mỹ đạt được nhiều thành công hơn nữa.
125 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tổng công ty thương mại Hà Nội sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cái quan
trọng là thiết kế của sản phẩm và sản phẩm có bề ngoài như thế nào.
Người tiêu dùng nói chung không thể phân biệt được hàng thủ công và hàng làm
bằng máy và chỉ muốn mua sản phẩm vì “ vẻ bên ngoài”, không phải vì “ tính xác
thực”. Do đó để hạ giá thành sản phẩm và giúp hàng hóa được sản xuất đồng đều về
chất lượng, Hapro nên cân nhắc việc đầu tư công nghệ, nhập khẩu một số máy móc
phục vụ cho quá trình sản xuất các hàng hóa có thiết kế đơn giản có nhu cầu nhập khẩu
lớn như hàng gốm, sứ, gỗ, tre...
3.3.2. Biện pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
3.3.2.1. Khả năng cung ứng vốn, quản lý đồng vốn để tránh thất thoát
Vốn cho sản xuất kinh doanh là bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp xuất
khẩu. Để có được lượng vốn để sản xuất, thu mua hàng hóa xuất khẩu cũng như thực
84
hiện các thủ tục xuất khẩu một cách nhanh chóng, Hapro phải tận dụng triệt để nguồn
vốn tránh thất thoát, và tận dụng mọi nguồn vốn có thể có. Cụ thể là:
- Lựa chọn các hình thức ký kết có lợi nhằm hạn chế rủi ro và thu hồi vốn nhanh.
Ví dụ đối với thư tín dụng chọn hình thức trả tiền ngay; đối với hình thức thanh toán
điện chuyển tiền (T/T), các cán bộ phải chủ động giao dịch nhanh để hợp đồng được ký
kết nhận tiền chuyển về, tận dụng vốn ở nước ngoài để mua nguyên liệu thực hiện sản
xuất. Đối với các đơn vị kinh doanh lâu dài, đàm phán với họ để nhận được chính sách
ưu tiên về đặt cọc thu mua nguyên liệu, tiết kiệm vốn. Đồng thời khi hàng sẵn sàng để
xuất, nhanh chóng hoàn thiện bộ chứng từ giao hàng để sớm nhận được tiền thanh toán
của khách, tránh việc phải trả chịu lãi vay phát sinh từ ngân hàng để hạn chế việc ảnh
hưởng tới nguồn đồng vốn.
- Ưu tiên hợp tác với các nhà cung cấp, cơ sở, nhà máy (có uy tín, sản xuất sản
phẩm có chất lượng) có chính sách tài chính linh hoạt về vốn.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công xuất khẩu để đạt hiệu quả kinh doanh
lớn hơn, từ đó tạo điều kiện cho Hapro tích lũy vốn để phát triển.
Chỉ bằng việc huy động và sử dụng tối ưu các nguồn vốn trên thị trường trong
nước, Hapro mới có khả năng đáp ứng như cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh
doanh, mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện mới.
85
3.3.2.2. Phân bổ ngân sách của Hapro nhiều hơn cho công tác phát triển thị
trường
Để phát triển thị trường, Hapro cần phải tiến hành một loạt các hoạt động nghiên
cứu quảng cáo, xúc tiến thị trường và các hoạt động này đòi hỏi một nguồn ngân sách
tương đối lớn.
Các thông tin về thị trường hiện tại Hapro thu thập được từ các phương tiện
thông tin đại chúng như sách báo, vô tuyến, mạng Internet, thường không tốn kém
nhưng nhiều khi chung chung, chưa chính xác. Để có các thông tin chính xác hơn,
Hapro sẽ phải trả phí hoặc cử người đi nghiên cứu thực tế thị trường. Cách này đòi hỏi
chi phí cao và nếu ngân sách dành cho công tác nghiên cứu thị trường quá nhỏ thì
Hapro không thể thực hiện được.
Mặt khác, để bán được hàng, hàng hóa không chỉ cần có chất lượng tốt, giá cả
hợp lý, mà còn cần cả những hoạt động quảng cáo qua website, báo trí, vô tuyến, tiến
hành các hoạt động xúc tiến như tham gia hội chợ nhằm cung cấp thông tin cho người
mua, thu hút lôi cuốn họ. Nếu phân bổ ngân sách cho công tác phát triển thị trường một
cách hợp lý sẽ cho phép Hapro tiến hành các hoạt động quảng cáo, xúc tiến một cách
đồng bộ hơn và tiếp cận thị trường tốt hơn.
Hiện nay, ngân sách dành cho hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương
mại của Hapro là vẫn còn hạn chế. Trung bình hàng năm, Hapro chỉ cắt khoảng 2-5%
trên doanh thu cho công tác này, con số này là quá ít để Hapro có thể đạt được mục đích
là tăng gấp đôi, gấp ba kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng doanh
thu hàng năm của Hapro là 20-30%, chứng tỏ hàng năm hàng hóa xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ vẫn tăng lên với tỷ lệ lớn, tuy nhiên khi thị trường của Hapro càng được
mở rộng thì việc nghiên cứu thị trường càng phải được đầu tư chuyên sâu hơn. Ngoài ra,
cơ chế khoán lãi đến từng phòng tuy có ưu điểm là nâng cao tính năng động trong kinh
doanh nhưng để hoàn thành chỉ tiêu, các phòng nghiệp vụ sẽ khó gánh nổi chi phí
nghiên cứu, các hoạt động xúc tiến thị trường nhiều khi bị cắt bỏ.
86
3.3.3. Biện pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực
3.3.3.1 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý
Xu thế thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp có
khả năng dự báo những khó khăn, phải đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.
Muốn vậy, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp phải nhanh nhạy, các cán bộ kinh doanh
phải thực sự chủ động, năng động sáng tạo. Để thực hiện điều đó, Hapro phải:
- Xây dựng được một bộ máy đồng bộ trong tổ chức và vận hành, hoạt động hiệu
quả, thống nhất tránh tình trạng nhiêu khê, rườm rà khi ra quyết định.
- Phân định chức năng của từng bộ phận, từng phòng ban, tránh tình trạng chồng
chéo quyền và nghĩa vụ, dẫn đến đổ lỗi, tránh nhiệm.
- Tiến hành xây dựng hệ thống thông tin nội bộ một cách hiệu quả, tránh tình trạng
bỏ sót thông tin từ khâu đầu vào tới khâu giao dịch đối ngoại làm thất lạc thông
tin của khách hàng, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của Hapro.
3.3.3.2 Chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ có
năng lực, hiểu biết về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ
* Đối với cán bộ giao dịch và cán bộ nghiệp vụ
Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế. Tất cả các mục đích của mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con người thực
hiện. Chính vì vậy, trong bất kỳ một chiến lược phát triển của bất kỳ một công ty nào
cũng không thể thiếu đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. Hiện
nay, đội ngũ cán bộ của Hapro cần được trẻ hóa. Hapro cần tuyển dụng cán bộ theo
hướng trẻ, có năng lực, là sinh viên mới ra trường thì phải có học lực tốt và sắp xếp, quy
định rõ cho cán bộ cũ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong giao dịch ngoại thương giúp
đỡ làm việc, qua đó lớp cán bộ trẻ có điều kiện học hỏi, nâng cao khả năng hiểu biết
thực tế. Hapro nên có chế độ khuyến khích các cán bộ cũ đi học thêm nghiệp vụ ngoại
thương trong thời kỳ phát triển mới của kinh tế thế giới.
Đặc biệt để khai thác tốt hơn nữa thị trường Mỹ, Hapro là phải lập kế hoạch
tuyển dụng, đào tạo cán bộ có đủ các điều kiện: Giỏi tiếng Anh, năng động sáng tạo,
87
thông thạo nghiệp vụ giao dịch ngoại thương, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng đưa
ra các kế hoạch, các quyết định đúng đắn, sử dụng tốt các nguồn lực của Hapro và đặc
biệt phải luôn tôn trọng chữ tín và tôn trọng thương hiệu Hapro. Để thực hiện được điều
này, Hapro phải có chính sách ưu tiên và tạo sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ công nhân
viên để họ toàn tâm toàn lực cho công việc chung như:
• Khuyến khích học, hoàn thành tốt việc học mà vẫn được hưởng lương, tạo điều
kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều đã học vào thực tế.
• Khuyến khích cán bộ đề ra các phương án kinh doanh.
• Có chế độ thưởng thích hợp cho những ai hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm được
giao hoặc có ý kiến đóng góp hiệu quả để tăng khả năng cạnh trạnh của Hapro tại
thị trường Mỹ hoặc tìm được khách hàng Mỹ cho Hapro.
• Kết hợp giữa các mục đích chung với các mục tiêu cá nhân để nâng cao ý thức
trách nhiệm của mỗi cán bộ trong Hapro.
• Có chế độ đề bạt và đãi ngộ thỏa đáng về lương và phúc lợi cho các cán bộ có
năng lực tốt để giữ họ làm việc lâu dài cho Hapro.
* Đối với cán bộ quản lý
Sự thành công trong công tác kinh doanh của Hapro, không thể thiếu sự quản lý,
định hướng và quyết định chính xác của đội ngũ lãnh đạo. Chính vì thế, đội ngũ lãnh
đạo của Hapro cần phải được tiếp tục trau đồi, đào tạo và bổ sung về kiến thức quản trị
doanh nghiệp nói chung, kiến thức về thị trường, về marketing. Ngoài ra, cán bộ quản lý
cần phải bổ sung, hoàn thiện các kiến thức về kỹ thuật, về máy móc thiết bị, đặc tính
của hàng thủ công, về quy trình sản xuất, am hiểu về luật pháp, các quy định, chính sách
của tất cả các nước nhập khẩu cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế.
3.3.3.3 Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đang là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp. Để các thành viên trong doanh nghiệp đoàn kết, phấn đấu cho cùng một
mục đích chung, Hapro nên xây dựng tốt văn hoá doanh nghiệp bằng cách:
88
- Thường xuyên động viên các cán bộ trong công việc bằng việc tuyên dương,
khen thưởng để khuyến khích khi có ý tưởng mới hoặc ký kết được hợp đồng
mới.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động chung trong Hapro, các cán bộ quản lý trao
đổi, nói chuyện cởi mở với các nhân viên nhằm tìm hiểu về những gì mà họ đang
mong đợi từ công việc.
- Tạo ra những không gian cần thiết để các nhân viên có thể triển khai ý tưởng,
đồng thời động viên họ, thảo luận về các phương thức cụ thể nhằm biến ý tưởng
thành hành động theo kế hoạch hợp lý.
Hapro nên xác định mối quan tâm và nhu cầu của các nhân viên sẽ thay đổi cùng
với sự tăng trưởng của Hapro. Chính vì vậy, Hapro phải thường xuyên đánh giá lại nhu
cầu này và khích lệ để đẩy mạnh sự phát triển chung.
3.3.4 Biện pháp phát triển thị trường Mỹ [30]
3.3.4.1 Phân loại mặt hàng thủ công theo cách hiểu và cách gọi của người Mỹ
Như đã đề cập, hàng thủ công mỹ nghệ rất phong phú về mẫu mã, màu sắc cũng
như nguyên liệu cấu thành sản phẩm. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ riêng Hapro mà
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công nói chung vẫn hiểu, định
nghĩa và gọi các sản phẩm theo nguyên liệu cấu thành sản phẩm, (ví dụ các catalogue
hay brochure đều làm theo riêng chủ đề gốm sứ, hay mây tre) nên rất khó phân biệt và
xác định vị trí của chúng trên thị trường Mỹ.
Để thâm nhập thị trường Mỹ, các sản phẩm tiêu dùng cần được cần phân loại
theo thị hiếu, cách gọi của người Mỹ: Hàng quà tặng, lưu niệm ngày thường, hàng quà
tặng, lưu niệm & trang trí các ngày lễ hội (lễ giáng sinh, năm mới, valentine, halloween,
lễ tạ ơn, v.v.), đồ dùng và trang trí trong vườn, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng và trang trí nội
thất, dụng cụ gia đình, đồ trong phòng ngủ, đồ chơi trẻ em, văn phòng phẩm, đồ sưu tập,
v.v. Dựa vào cách phân loại này này, Hapro sẽ đưa ra các nhóm các sản phẩm để chào
hàng cho khách hàng Mỹ dễ dàng lựa chọn theo đúng mục đích sử dụng.
89
3.3.4.2 Chủ động thường xuyên hỏi thăm khách hàng cũ và chào hàng cho
các khách hàng cũ và mới
Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hoạt động thường xuyên nhất
cần thực hiện đó là duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm
thêm các khách hàng mới. Việc tìm các khách hàng thực sự có nhu cầu là rất khó. Kênh
xúc tiến thông dụng và hiệu quả nhất vẫn là tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành
để tìm hiểu nguồn khách hàng, tuy nhiên chi phí rất đắt, tham gia một hội chợ có khi chỉ
tìm được một đến hai khách hàng ký kết giao thương hợp đồng.
Do đó, Hapro phải tận dụng mọi hình thức xúc tiến có sẵn, bằng cách chủ động
thường xuyên hỏi thăm khách hàng, xem lại các hồ sơ khách hàng cũ đã đặt hàng và
hiện tại ngừng giao dịch (từ thị trường Mỹ), tìm kiếm các thông tin về tình hình kinh
doanh và nhu cầu của họ; tìm hiểu các thông tin cơ bản của khách hàng đã vào thăm
gian hàng của Hapro tại các Hội chợ quốc tế thông qua các trang web, nếu có thể thì tìm
hiểu cả nhưng các đối tác cung cấp hàng hoá thường xuyên cho họ. Qua đó, Hapro đề ra
phương hướng cụ thể, hiệu quả chào bán các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, mục đích
kinh doanh của các khách hàng. Đồng thời, Hapro cũng nên tìm kiếm các khách hàng
Mỹ mới như truy cập vào các trang web thương mại như alibaba.com.
Ngoài ra, Hapro cũng cần chủ động hơn trong việc chào bán tất cả các mặt hàng
có khả năng cung cấp. Các cán bộ giao dịch luôn luôn phải tìm hiểu các mặt hàng được
khách hàng hiện tại và tiềm năng quan tâm, chào bán hàng kịp thời khi có sản phẩm
mới, mẫu mã mới hoặc khi giá cả hàng hóa giảm xuống. Bên cạnh đó, Hapro nên
thường xuyên duy trì việc gửi catalogue và e-catalogue mới tới các nhà nhập khẩu Mỹ
trong cùng một lĩnh vực kinh doanh để giới thiệu quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ mới cũng như hình ảnh của Tổng công ty.
Hiện nay, việc trao đổi giao dịch, marketing với khách hàng Mỹ qua email và
website đã trở nên phổ biến trong kinh doanh. Tuy nhiên với bạn hàng Mỹ, phương
pháp này không hoàn toàn đơn giản mà đòi hỏi sự tinh tế trong việc tiếp cận. Theo
nghiên cứu, người Mỹ chỉ dành tối đa 7 giây để đọc một email, và theo thống kê, 97%
90
thư chào hàng bị ném vào thùng thư rác. Do đó, để gây ấn tượng tốt với khách hàng đòi
hỏi cán bộ giao dịch của Hapro phải nghiên cứu việc soạn thảo nội dung thư chào hàng,
thư giao dịch sao cho thật ngắn gọn, xúc tích, nhưng vẫn đầy đủ nội dung quan trọng
như giới thiệu về sản phẩm khách hàng quan tâm, tính nổi trội của hàng hóa, giới thiệu
giá cả, quy cách kỹ thuật và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm thủ công của mình
và những cam kết của Tổng công ty về các điều kiện giao hàng khi thực hiện đơn
hàng...
3.3.4.3. Biện pháp quản lý hồ sơ của khách hàng
Khách hàng là nhân tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu quản
lý không chặt yếu tố này, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng mất nguồn thu và sớm thất bại.
Hiện tại, Hapro đang quản lý hồ sơ khách hàng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000,
tất cả các thông tin giao dịch, hợp đồng, chứng từ đi của các khách hàng lưu trữ phải
được lưu vào hồ sơ theo thứ tự ngày tháng từ dưới lên trên, đánh số thứ tự để dễ nhận
thấy, khá khoa học, và bài bản. Mỗi năm, Hapro đều thành lập đoàn ISO kiểm tra chéo
các đơn vị và đánh giá. Đây là tiêu chuẩn tốt giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý khách
hàng của mình.
Muốn quản lý khách hàng, Hapro phải tiếp tục thực hiện đúng quy trình ISO,
trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp lý, khó có thể đạt được tiêu chuẩn phải
đưa ra những ý kiến nhận xét để điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, điều cũng hết sức
quan trọng đó là phải quản lý chặt hồ sơ khách hàng, tránh lộ thông tin khách hàng ra
bên ngoài, bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, các mặt hàng quan tâm và phương thức
giao dịch. Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, các cán bộ đối ngoại cần phải đánh giá
khách hàng về năng lực tài chính, khả năng cung vốn, thanh toán khi thực hiện xong
mỗi đơn hàng, và khả năng bán hàng để phân loại các khách hàng lớn, nhỏ có những
chính sách ưu tiên chào bán hàng một cách linh hoạt để giữ khách hàng lâu dài và hiệu
quả. Những chi tiết nhỏ đó cũng phải được ghi vào thông tin để trong quá trình giao
thương, nếu có sai sót, hoặc thay đổi người giao dịch, người kế tiếp vẫn có thể theo dõi
nắm được thông tin và giao dịch với khách có kết quả. Đây là một yếu tố rất quan trọng,
91
bởi bạn hàng Mỹ là những người làm việc rất logic, bài bản, không muốn một vấn đề
được xác nhận nhiều lần. Nếu đơn hàng đã giao, khách đặt lại yêu cầu giao đúng như
lần đặt hàng trước, thì người giao dịch dù mới cũng không nên hỏi lại, khách tránh mất
sự tin tưởng của họ vào cách làm việc của Hapro.
3.3.4.4 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề tìm kiếm thị trường và khách hàng tiêu thụ
giữ vai trò quan trọng hàng đầu, vì thành công trong việc phát triển thị trường sẽ đồng
nghĩa với việc đảm bảo lợi nhuận. Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, để mở rộng thị
trường xuất khẩu, các cán bộ đối ngoại của Tổng công ty phải thực sự hiểu rõ về hàng
hóa mà mình đang cung cấp, hiểu rõ nhu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng, các
đối thủ cạnh tranh, các quy định pháp lý của thị trường. Nghiên cứu các yếu tố từ môi
trường khách quan này sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty.
Nghiên cứu cho thấy nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ của Mỹ có xu hướng tăng
lên cùng với sự tiến bộ phát triển của xã hội, hàng thủ công mỹ nghệ được vừa phải thỏa
mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp, vừa phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Do đó các loại
sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ phụ thuộc vào trào lưu, xu hướng tiêu
dùng. Hapro cần thiết phải nghiên cứu thị trường và chỉ ra được thị hiếu, nhu cầu tiêu
dùng của người dân ở từng bang, vùng miền, về sản phẩm, kiểu dáng và hoa văn trang
trí để có những điều chỉnh về sản phẩm cho phù hợp.
Phục vụ lễ hội cũng là một hướng quan trọng để Hapro thúc đẩy xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ. Tại Mỹ, có rất nhiều các lễ hội lớn (Halloween, Lễ Tạ ơn, Giáng
sinh,...) và mỗi dịp chính là cơ hội để tiêu thụ các loại hàng hóa. Theo cục xúc tiến
thương Mại của Mỹ, nước này hàng năm nhập khoảng 300 triệu USD các sản phẩm
phục vụ riêng cho mùa Giáng sinh, trong đó tỷ lệ hàng mây tre đan chiếm khoảng 30%,
hàng gốm sứ chiếm 40% (nguồn: Bộ Công Thương). Điều này cho thấy nếu như Hapro
hiểu rõ thời vụ bán hàng của sản phẩm, tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm
bắt được nhu cầu, cung ứng được những sản phẩm phù hợp với từng lễ hội (đó là các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm vật lưu niệm, đồ trang trí...) để chào bán cho khách
92
hàng vào từng dịp lễ trong năm thì khả năng xuất khẩu và tiêu thụ các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ tại thị trường Mỹ là rất lớn.
Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dùng phục vụ nhu cầu trong gia đình
như bàn ghế, tủ, thảm, giỏ, lẵng thì việc nghiên cứu nhu cầu thị trường cần tập trung vào
các tầng lớp xã hội, điều kiện sống của các gia đình. Trong đó, đặc biệt chú ý đến vai
trò của người phụ nữ chịu trách nhiệm chi tiêu mua sắm và thường là người quyết định.
Để nghiên cứu thị trường được tốt, Tổng công ty cũng cần nghiên cứu khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, xác định khả năng cung ứng sản phẩm với chất
lượng, giá cả, thị phần, các biện pháp cạnh tranh mà họ đang sử dụng. Đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm của họ tương tự như Harpo về chất lượng và mẫu
mã, do đó Hapro phải chú trọng cạnh tranh về giá và dịch vụ. Đối với các đối thủ nước
ngoài, Hapro cần chú ý đến các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Philipine, Thái Lan,
Indonesia (bốn quốc gia xuất khẩu hàng thủ công với khối lượng lớn), hàng hóa của
Hapro không thua kém về chất lượng, nhưng phải chú ý cải tiến mẫu mã, giá bán sản
phẩm thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Hapro nên thành lập một bộ phận phát triển sản
phẩm và kết hợp với các làng nghề truyền thống để nghiên cứu, thiết kế và sản xuất mẫu
mới cho hàng thủ công mỹ nghệ để luôn bắt kịp với sự thay đổi của thị trường và phù
hợp với tình hình và khả năng sản xuất tại Việt Nam.
Hiện nay, Tổng công ty mới chỉ cắt cử mỗi người nghiên cứu một thị trường rồi
từ đó tự tổng hợp và đánh giá, thông tin được đưa ra thường không chuẩn xác, mang
tính chủ quan và không cụ thể. Tổng công ty nên chia thành nhóm người khoảng 2-3
người phụ trách một khu vực thị trường, rồi từ đó cùng làm việc với nhau. Điều đó sẽ
khắc phục phần nào những sai sót trong quá trình đưa ra các thông tin của thành viên.
Các thông tin như là dung lượng, sự thay đổi cơ cấu, giá cả, quy định hàng hóa… của
thị trường phải vừa tham khảo tài liệu, vừa phải cử người đi tìm hiểu thực tế, bằng cách
đó, Tổng công ty có thể đưa ra các giải pháp phát triển thị trường phù hợp.
3.3.4.5. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường thông qua xúc tiến
thương mại tại thị trường Mỹ
93
Để có các đối tác Mỹ, ngoài việc đi chợ trên mạng internet, hỏi thăm lại các
khách hàng cũ, Hapro phải tiếp tục nghiên cứu và tham gia các hội chợ quốc tế lớn
chuyên ngành về ngành hàng, thử nghiệm sức cạnh tranh hàng hóa của mình ngay tại
chỗ và qua đó tiếp xúc trực tiếp đối tác để tạo lập quan hệ. Tất cả những hoạt động đó
rất tốn kém, nhưng hiệu quả cho việc kinh doanh lâu dài thì Hapro nên mạnh dạn đầu
tư.
Ngoài ra, Hapro nên thuê gian hàng trưng bày hàng hóa trực tiếp tại Mỹ và thực
hiện trưng bày hàng hóa theo mùa và dòng sản phẩm, thuê các nhân viên người Mỹ sử
dụng tốt cả tiếng Việt và tiếng Anh để giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng
Mỹ - như liên hệ với khu trưng bày sản phẩm Việt Nam Imex showroom tại San Jose
với khuôn viên 12000m2, showroom cho thuê rộng tới 1160m2 [25]. Với cách thức này,
Hapro sẽ trực tiếp giới thiệu được về mình và về mặt hàng kinh doanh, và do đó cơ hội
tìm kiếm thị trường tiêu thụ tăng lên.
Việc cử cán bộ trực tiếp ra thị trường nước ngoài cũng là một biện pháp hiệu quả.
Mỗi năm, Hapro nên tạo cơ hội cho các cán bộ giao dịch thị trường Mỹ đi nghiên cứu
tình hình thị trường, và xây dựng mối quan hệ tốt với các khách hàng thân thuộc để liên
tục cập nhật khả năng tiêu thụ hàng hóa, nhu cầu và thị hiếu của họ, đồng thời tới thăm
các cơ quan chuyên ngành có chức năng - các văn phòng đại diện của nước ngoài tại
Việt nam, đại sứ quán của Việt nam ở nước ngoài để tạo mối quan hệ và tìm hiểu các
thông tin thị trường. Hình thức củng cố và tạo các mối quan hệ có thể là gửi thư, điện,
thiệp chúc mừng trong các dịp đặc biệt, gửi hàng mẫu là quà biếu, quà tặng.
3.3.5 Tập trung tới công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng thủ công
mỹ nghệ của Hapro [16]
Giữa hai sản phẩm thủ công mỹ nghệ cùng giá, giống nhau về cả chất liệu, chất
lượng và màu sắc, một sản phẩm của Hapro và một sản phẩm của một doanh nghiệp
khác. Để khách hàng Mỹ quyết định chọn mua sản phẩm của Hapro mà không phải sản
phẩm của bất cứ doanh nghiệp nào khác, thì Hapro cần xây dựng một chiến lược thương
hiệu bài bản và có hệ thống qua định vị thương hiệu Hapro trong tâm trí khách hàng. Có
94
chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu tốt thì Hapro sẽ tạo tên điểm khác biệt để
khách hàng luôn hướng về phía mình và tiếp tục ủng hộ trong thời gian tới. Hapro cần
gây ấn tượng tốt đối với các nhà nhập khẩu Mỹ thông qua tiếp thị hình ảnh công ty bằng
cách tiến hành các hoạt động quảng cáo qua các phương tiện thông tin như báo chí, tập
san quốc tế,..
Hiện tại, thương hiệu Hapro đã trở thành thương hiệu mạnh của Thành phố và
của Quốc gia. Nhắc đến Hapro nhiều khách nước ngoài biết đến là một doanh nghiệp
lớn đang phát triển trở thành tập đoàn có hoạt động kinh doanh đa dạng nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên, để thúc đẩy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ, gây
ấn tượng với khách hàng Mỹ rằng Hapro là một doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ mạnh, có chất lượng và uy tín hàng đầu, thì Tổng công ty cần phải xây dựng
và định vị thương hiệu Hapro cho thị trường này.
Ví dụ khi tham dự các hội chợ đồ nội thất, trang trí, quà tặng mang tính quốc tế
lớn, Hapro nên tiếp tục trưng băng rôn slogan cho các sản phẩm thủ công như “mang
hồn đất Việt”, slogan này sẽ thể hiện tính văn hóa dân tộc trong các sản phẩm của Tổng
công ty. Thứ hai, để tạo ra sự khác biệt và đánh vào tâm lý của khách hàng Mỹ (luôn
quan tâm đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm thủ công), Hapro nên bỏ chi phí
để sản xuất phim quảng cáo, phim giới thiệu về quá trình sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ mà Hapro cung cấp, những công đoạn sản xuất Hapro chú trọng đến việc đảm bảo
chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Mỹ, những ý kiến tốt của các nhà nhập khẩu Mỹ,
Nhật.. về sản phẩm của Tổng công ty, các giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm....
Những phim này sẽ được Hapro trả chi phí để phát tại một số kênh truyền hình đại
chúng tại Mỹ hoặc copy vào đĩa CD và được phát miễn phí cho khách hàng tại các hội
chợ mà Hapro tham gia.
Thêm vào đó, Hapro nên đầu tư cho quan hệ công chúng. Với các khách hàng
Mỹ đã ký nhiều hợp đồng, và kinh doanh đa dạng hàng hóa, Hapro có thể chủ động mời
khách hàng đến Việt Nam thăm Hapro, dành tặng khách hàng các chuyến du lịch trong
nước như một hình thức hậu mãi, vừa để giới thiệu về đất nước con người Việt Nam,
95
phát triển mảng du lịch của Hapro, vừa để xây dựng một hình ảnh chất lượng về dịch vụ
để giữ chân khách hàng.
Vì Mỹ là thị trường quan trọng và giàu tiềm năng, để tạo mối quan hệ lâu dài và
tốt đẹp với bạn hàng quan trọng, Hapro nên tổ chức hội nghị khách hàng thường niên,
đó là một buổi gặp gỡ riêng đối với các khách hàng đến từ thị trường Mỹ (gồm các
khách hàng đã và đang có khối lượng, giá trị giao dịch lớn và các khách hàng tiềm
năng). Hình thức của buổi gặp gỡ có thể là một buổi tiệc thân mật giữa các lãnh đạo,
cán bộ của Hapro với các đại diện khách hàng qua đó gây ấn tượng tốt với khách hàng
Mỹ đối với thương hiệu Hapro và sẽ thực tế, trực tiếp nắm bắt được kế hoạch kinh
doanh và nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các khách hàng này nói riêng và
của thị trường Mỹ nói chung. Trong buổi gặp gỡ này, Hapro nên có những gợi ý để
khách hàng Mỹ đánh giá về ưu nhược điểm của sản phẩm thủ công mỹ nghệ do Hapro
xuất khẩu sang Mỹ, những vướng mắc trong mua bán, và những thiếu sót trong quan hệ
giao dịch. Qua đó, Hapro sẽ đề ra kế hoạch khai thác thị trường Mỹ một cách có hiệu
quả nhất trong thời gian tiếp theo.
3.3.6 Phát triển công nghệ thông tin
Do khoảng cách về địa lý, Mỹ và Việt Nam cách nhau nửa bán cầu nên Hapro
gặp khó khăn trong việc giao dịch, ký hợp đồng và lắng nghe ý kiến trực tiếp của khách
hàng. Vì vậy, Hapro phải thường xuyên chú trọng vào việc xây dựng website của mình
bằng cách:
- Thường xuyên nâng cấp đường truyền. Đường truyền nhanh thì giao dịch cũng
trở nên nhanh chóng và sớm nhận được hợp đồng của khách hàng, đặc biệt là tránh bị
mất thư giao dịch của khách, mất liên lạc với khách hàng.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về hàng thủ công mỹ nghệ của Hapro, các
mẫu mã, bộ sưu tập mới, các thông tin Hapro tham gia các hội chợ Quốc tế và tạo ra các
diễn đàn để khách hàng có thể nhận định và cho ý kiến đối với sản phẩm thủ công mỹ
nghệ do Hapro cung cấp. Qua đó, Hapro có thể phân tích ưu, nhược điểm của sản phẩm
96
đối với nhu cầu tiêu dùng, tổng hợp thông tin và đưa ra kế hoạch kinh doanh đối với
từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho thời gian tiếp theo có hiệu quả tốt hơn.
- Chủ động đăng ký tên miền khác như tên miền của Mỹ, Hồng Kông,.. để khi
khách hàng search tên công ty trên mạng thấy tầm quốc tế của thương hiệu.
3.4. Một số kiến nghị
Để thực hiện được những giải pháp trên nhằm đưa công việc xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Hapro nói riêng và hoạt động kinh doanh hàng thủ công nói chung có
bước phát triển vững chắc, kim ngạch ngày càng lớn, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số
kiến nghị như sau:
3.4.1. Với nhà nước
Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có nhiều
chuyển biến tốt. Năm 2008, cả nước xuất đi gần 1 tỷ USD tất cả các mặt hàng từ mây
tre đan, gốm sứ, gỗ, đồ chạm khảm, thêu ren thổ cẩm. So với mặt hàng khác có giá trị
cao như gạo, may mặc, giầy dép, thủy sản thì giá trị xuất hàng thủ công còn khiêm tốn,
nhưng không vì thế mà Nhà nước bỏ qua, không chú ý đến mặt hàng này. Bởi lẽ, xuất
khẩu được hàng thủ công mỹ nghệ sẽ giúp cho các ngành nghề khởi sắc trở lại, và còn
có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và chính trị giữa các nước xuất và nhập khẩu.
Không đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư nhiều như các mặt hàng thủy sản, điều, cao su,
gạo, xuất khẩu hàng thủ công chỉ đòi hỏi Nhà nước có chính sách khuyến khích xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng dưới một số
hình thức sau:
3.4.1.1. Có chính sách khuyến khích phát triển làng thủ công theo đúng vùng
miền
Do đặc thù của cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta
hiện nay thiếu mặt bằng sản xuất, khả năng tài chính và quy mô hoạt động nhỏ, phải
mua gom hàng từ các nơi sản xuất phân tán, nên nhiều làng nghề đang mất dần sản
97
phẩm truyền thống, do được thu mua với giá rẻ và ít đơn hàng. Bên cạnh đó, đến nay,
hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ chưa phát huy vai trò của mình là một đầu tàu,
một nhạc trưởng nên các làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ vẫn thiếu định hướng, chủ
yếu mạnh ai nấy làm. Điều này đã gây ra tâm lý hoang mang cho nhiều doanh nghiệp
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ khiến họ muốn chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, ít
đầu tư áp dụng công nghệ mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Do đó, Nhà nước cần phát
huy vai trò hiệp hội ngành nghề hơn nữa, quy hoạch những vùng sản xuất tập trung, hỗ
trợ các làng nghề về vốn, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bến bãi) đầu tư khoa học kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến nhằm sản xuất ra lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao đáp
ứng được yêu cầu của thị trường.
3.4.1.2. Hỗ trợ vốn đối để kinh doanh hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang
thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam. Tuy nhiên để vào được thị trường này là rất khó khăn, vì doanh nghiệp Việt
Nam quy mô còn nhỏ, vốn ít và mới bước đầu tìm hiểu và khai thác thị trường Mỹ. Do
đó, Nhà nước cần có các quỹ hỗ trợ cho vay vốn với các điều kiện, thủ tục đơn giản,
qua đó, hỗ trợ đủ vốn để các doanh nghiệp có khả năng khai thác hàng thủ công mỹ
nghệ đủ chất lượng, điều kiện xuất khẩu vào Mỹ, nhưng chưa đủ vốn và chưa có điều
kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì không có tài sản thế chấp.
3.4.1.3 Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ về chi
phí xúc tiến, vận chuyển
Do đặc điểm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, đó
là cơ sở sản xuất thường là các đơn vị nhỏ, có vốn ít, hàng hóa lại cồng kềnh, có giá trị
thấp, không dễ bán, do đó đề nghị Nhà nước (Bộ Công Thương) tiếp tục hỗ trợ một
phần chi phí xúc tiến, tiếp thị mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ,
cụ thể là:
- Hỗ trợ chi phí thuê gian hàng khi các đơn vị tham gia hội chợ Mỹ.
98
- Nhà nước nên xem xét khả năng thành lập trung tâm xúc tiến thương mại tại Mỹ.
Trung tâm này có gian hàng cho các doanh nghiệp thuê để trưng bày chào hàng
xuất khẩu với giá ưu đãi. Riêng với hàng thủ công mỹ nghê, Nhà nước nên cho
các doanh nghiệp gửi và trưng bày hàng miễn phí.
Hàng thủ công mỹ nghệ thường là những loại hàng cồng kềnh, giá trị thấp. Một
container 40 feet xuất khẩu hàng mây tre đan, cũng chỉ có trị giá từ 8000-10000USD,
nên chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Bởi vậy, để giúp doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, Nhà nước cần có chính sách giảm các chi phí
hoặc lệ phí thu tại cảng, cửa khẩu có liên quan đến việc giao hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu (tiều lưu kho bãi, lệ phí cảng khẩu, thủ tục phí…).
3.4.1.4. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại
Về cơ bản, hiệp định thương mại Việt Mỹ là cơ sở để thiết lập môi trường pháp
lý kinh doanh cùng có lợi cho cả hai nước. Đó là thuận lợi rất lớn cho một đơn vị xuất
khẩu lớn và có uy tín như Hapro. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hiệp định thương
mại sẽ còn xuất hiện những vấn đề mới, kể cả những khó khăn trong kinh doanh cho
doanh nghiệp Việt Nam do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như các doanh nghiệp Việt Nam
hiện rất khó xin visa để vào Mỹ làm ăn, chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu sâu văn hóa,
thông lệ, cách thức kinh doanh ở Mỹ. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường vai trò của các
đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài. Trong lĩnh vực này nên học tập kinh
nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Mỹ… hàng hoá của họ có thể thâm nhập và
cạnh tranh ở hầu hết các thị trường trên thế giới không chỉ nhờ yếu tố chất lượng mà
còn do nhiều yếu tố khác, trong đó không thể thiếu mạng lưới cơ quan kinh tế - thương
mại ở nước ngoài. Đặc biệt là việc thu thập các thông tin về thị trường các nước đối tác,
về điều kiện buôn bán, về phong tục tập quán, cách thức làm ăn của các công ty có khả
năng hợp tác. Đại diện thương mại ở nước ngoài còn giúp đỡ các nhà xuất khẩu mở chi
nhánh ở nước ngoài, lập chương trình cho các đoàn đàm phán xuất khẩu gặp gỡ bạn
hàng tiềm năng, các cơ quan xúc tiến thương mại ở các nước sở tại.
99
Thậm chí với các bạn hàng lớn có nhiều cơ hội hợp tác, đại diện thương mại của
Nhật và Mỹ còn tổ chức miễn phí cho họ những chuyến tham quan để tận mắt tìm hiểu
và phát triển quan hệ thương mại. Như vậy, các đại điện thương mại của Việt Nam nên
chủ động phát huy vai trò của mình, phải cùng các doanh nghiệp trong nước thực sự vào
cuộc trong công tác xúc tiến thương mại với Mỹ.
3.4.2. Với Thành phố
3.4.2.1 Tổ chức tốt công tác hội chợ Quốc tế Expo thu hút nhiều khách hàng
nước ngoài
Cho tới nay, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nghĩ rằng muốn xuất
khẩu hàng thủ công vào thị trường Mỹ phải tham gia các hội chợ quốc tế ở Mỹ hoặc đến
Mỹ để xem thị hiếu tiêu dùng. Tuy nhiên do chi phí rất đắt nên họ xác định chỉ có thể
thụ động bán hàng khi khách hàng tìm đến và có yêu cầu. Chính quan điểm này đã cản
trở không ít đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Hiện nay, để tìm kiếm các mặt hàng phù hợp nhập về và đưa ra trưng bày tại hội
chợ, các nhà nhập khẩu Mỹ thường không bỏ xót tham gia các hội chợ hàng tiêu dùng
và quà tặng ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, v.v. Các hội chợ
này thường rất nhộn nhịp và thu hút nhiều khách nước ngoài đặc biệt là các doanh
nghiệp Mỹ. Như vậy, Hapro nói riêng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ
công mỹ nghệ ở Việt Nam nói chung cũng có thể tiếp cận với thị trường Mỹ ngay tại
chính nước mình, nếu công tác tổ chức hội chợ quốc tế của nước ta được tốt, đặc biệt là
hội chợ quốc tế Expo hàng năm diễn ra vào tháng 4 và tháng 9.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ Expo trong nhiều năm
thường phàn nàn rằng rất ít các khách hàng nước ngoài tới tham dự hội chợ. Điều này
chủ yếu là do thông tin về mặt hàng hội chợ còn chung chung nên các doanh nghiệp chủ
yếu mang các mặt hàng truyền thống, có sẵn không đi theo chủ đề và theo mùa, không
cần biết trong dịp hội chợ này các khách hàng tìm mua mặt hàng gì do đó ít thu hút
được sự quan tâm của khách hàng nước ngoài.
100
Công tác hội chợ tại Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng vừa tiết kiệm chi phí,
vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tìm được nguồn khách hàng. Việt Nam
có thể học kinh nghiệm tổ chức các hội trợ tại Mỹ như: Các hội chợ về hàng quà tặng và
đồ dùng gia đình ở Mỹ thường tập chung vào 2 mùa: mùa đông (cuối tháng 1, tháng 2 &
3) để giới thiệu các mặt hàng tiêu dùng mùa hè, và hội chợ mùa hè (tháng 7 & 8) cho
các mặt hàng tiêu dùng mùa đông và trong dịp lễ hội cuối năm
Để tổ chức hội chợ quốc tế Expo được thành công mang lại nhiều lợi ích cho các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công trong nước, Thành phố nên lắng nghe yêu cầu
của doanh nghiệp tham dự, chú ý tới các vấn đề sau:
- Đưa các thông tin về thời gian tổ chức hội chợ và các thông tin liên quan từ đầu
năm. Thời gian tổ chức hội chợ phải hợp lý, không trùng với thời gian tổ chức các hội
chợ lớn trong khu vực và trước thời gian tổ chức Hội chợ ở Mỹ.
- Nêu rõ chủ đề của Hội chợ, cách bày trí, phân bổ từng khu trưng bày
- Các thông tin về hội chợ phải được quảng cáo mạnh để các doanh nghiệp nước
ngoài tới thăm.
- Cập nhật thường xuyên số lượng doanh nghiệp tham gia và có những gợi ý về
mẫu mã sản phẩm trưng bày để các doanh nghiệp trong nước định hướng và sản xuất
mẫu.
- Mời các doanh nghiệp tham gia hội chợ thảo luận đánh giá khâu tổ chức hội
chợ để rút kinh nghiệm tổ chức cho những lần hội chợ sau.
3.4.2.2 Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài
hạn liên quan tới hoạt động xuất khẩu thủ công, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt, hiểu
rõ cũng như trang bị những kiến thức giúp ích cho công việc.
3.4.2.3 Tổ chức các chương trình khảo sát, giao lưu với các thành phố, doanh
nghiệp của các nước xuất khẩu thủ công mỹ nghệ lớn trên thế giới để giúp cho doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và Hapro nói riêng trong việc giao lưu, học hỏi và thiết lập
mối quan hệ hợp tác.
101
3.4.3 Với các ngành liên quan và hiệp hội thủ công mỹ nghệ
- Cần đơn giản hoá tối đa giấy phép, hạn ngạch xuất khẩu. Đơn giản hoá và giảm
thiểu đến mức tối đa các thủ tục, giấy phép xuất hàng thủ công.
- Cần tăng cường vai trò của các đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài.
- Cần cải thiện công tác hải quan như: Đơn giản hoá các chứng từ và thủ tục xuất
khẩu. Ban hành văn bản quy định chi tiết các chứng từ và thủ tục để tránh việc nhân
viên hải quan lợi dụng những thiếu sót nhỏ để sách nhiễu doanh nghiệp. Dựa vào ý kiến
phản ánh của các doanh nghiệp để tiến hành tranh tra và kiên quyết xử lý các trường
hợp tiêu cực.
- Cải thiện công tác thuế: Đơn giản các thủ tục hoàn thuế GTGT đối với hàng
xuất khẩu để tăng cường khả năng chủ động về nguồn vốn, giảm chí phí lãi vay đối với
doanh nghiệp.
- Cần học tập Thái Lan phát triển ngành du lịch trong nước kết hợp với việc giới
thiệu các làng nghề truyền thống thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ một cách
gián tiếp.
102
KẾT LUẬN
Mỹ là một trong những nước có kim ngạch nhập khẩu hàng đầu thế giới, tuy
nhiên hệ thống luật pháp của Mỹ cũng vào loại phức tạp nhất thế giới do có nhiều rào
cản thương mại mà thông lệ quốc tế chưa quy định. Mặt khác, Mỹ là thị trường cao cấp,
có những đòi hỏi rất khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, về đảm bảo sức khoẻ người
tiêu dùng, về bảo vệ môi trường sinh thái và tôn trọng các giá trị văn hoá, truyền
thống... Đó là chưa kể môi trường cạnh tranh quyết liệt, với rất nhiều nhà xuất khẩu từ
khắp nơi trên thế giới cung cấp các sản phẩm đa dạng từ sản phẩm cấp thấp, giá rẻ đến
sản phẩm cao cấp, tới hệ thống phân phối nội địa phức tạp, khó xâm nhập, đòi hỏi nhiều
nỗ lực của các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường này.
Mặc dù Mỹ có nhu cầu nhập khẩu cao và ngày càng tăng đối với hàng thủ công
mỹ nghệ, mặt hàng Tổng công ty Thương mại Hà Nội hiện đang có thế mạnh, có khả
năng cạnh tranh cao khi xuất khẩu, nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Hapro
trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công của Mỹ vẫn ở con số rất nhỏ. Nguyên
nhân là do Hapro còn thiếu những thông tin cần thiết về thị trường Mỹ, cũng như hoạt
động xúc tiến thương mại trên thị trường này chưa được tiến hành một cách mạnh mẽ
và hiệu quả, ngoài ra vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong nội tại doanh nghiệp. Do
đó, Hapro phải từng bước khắc phục những khó khăn để thâm nhập vào thị trường số
một này, đặc biệt khi dự báo nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường Mỹ tới năm
2015 tăng gấp 1.5 lần so với năm 2009 (ở mức 18.5 tỷ USD). Với những nỗ lực cải tiến
thị trường của chính phủ, và sự lớn mạnh, không ngừng đầu tư cho hoạt động xuất khẩu
của Hapro, chắc chắn rằng kim ngạch xuất khẩu của Hapro vào thị trường Mỹ sẽ tăng
trong thời gian tới.
Qua đề tài “Những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội sang thị trường Mỹ”, tác giả hy
vọng đã phần nào làm sáng tỏ được những vấn đề trên bằng việc nghiên cứu nhu cầu,
các quy định nhập khẩu của thị trường Mỹ đối với hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ rõ thực
trạng (những mặt còn tồn tại, nguyên nhân) của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công của
103
Hapro vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra
những dự báo về nhu cầu đến năm 2015 và những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa
hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường này trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý
kiến về tình hình xuất khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, song do thời gian và
khả năng có hạn nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong vấn đề
này sẽ được tập trung nghiên cứu ở góc độ sâu hơn trong những báo cáo chuyên đề
khác, nhằm tiếp tục đưa hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội vào thị trường Mỹ đạt được nhiều thành công hơn nữa.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Công Thương - Cục xúc tiến thương mại (2008), Bản tin xuất khẩu - Hướng
xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực, Hà Nội
2. Bộ Công Thương - Trung tâm thông tin Thương mại (2008), Bản tin thông tin
thương mại - Chuyên ngành: sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ, Hà Nội
3. Bộ Công Thương - Trung tâm thông tin Thương mại (2008), Bản tin thông tin
thương mại - Một số yếu tố sẽ tác động đến hoạt động xuất- nhập khẩu năm
2008, Hà Nội
4. Bộ Công Thương - Trung tâm thông tin Thương mại (2008), Bản tin thông tin
thương mại - Xuất-nhập khẩu và mục tiêu phát triển bền vững, Hà Nội
5. Bộ Công Thương (2009), Tài liệu tọa đàm xúc tiến xuất khẩu Việt Nam, Hà Nội
6. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2007), Bộ tài liệu Cơ chế và chính sách nhập khẩu của
Hoa Kỳ, Hà Nội
7. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2007), Khái quát về luật thương mại Mỹ Kinh tế-
Thương mại- khái quát về luật thuế quan của Mỹ, Hà Nội
8. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2007), Tóm tắt về nền kinh tế Mỹ, Ấn phẩm của Chương
trình Thông tin Quốc tế
9. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (2009), Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1.5 tỷ USD, Hà Nội
10. Cục đầu tư nước ngoài và Ngoại thương - Cơ quan thương mại Quốc tế
Washington, DC (2009), Thuận lợi hóa thương mại và việc thực thi các quy định
của Mỹ, Hà Nội
11. Cục đầu tư nước ngoài và Ngoại thương - Cơ quan thương mại Quốc tế
Washington, DC (2009), Nhiệm vụ và vai trò của cơ quan Hải quan và Bảo vệ
biên giới Hoa Kỳ trong An toàn Nhập khẩu, Hà Nội
105
12. Cục đầu tư nước ngoài và Ngoại thương - Cơ quan thương mại Quốc tế
Washington, DC (2009), Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới và những Quy
định mới về An toàn của Hoa Kỳ, Hà Nội
13. Cục xúc tiến Thương Mại (2009), Tình hình xuất khẩu tháng 9, và 9 tháng đầu
năm 2009 và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 3 tháng cuối năm, Hội Thảo
xúc tiến xuất khẩu, Giảng Võ, Hà Nội
14. Nguyễn Văn Dung (2009), Thâm nhập thị trường toàn cầu, Nhà xuất bản Tài
chính
15. Dương Hữu Hạnh (2006), Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất khẩu, Nhà xuất
bản Thống Kê
16. Hội đồng thương hiệu Quốc gia, Chương trình thương hiệu quốc gia (2009),
Thương hiệu Quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội
địa, Hà Nội
17. PTS Phạm Thế Hưng (2008), Quan hệ kinh tế Thương Mại Việt Nam- Hoa Kỳ,
Viện nghiên cứu thương Mại
18. Bùi Xuân Lưu (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động xã hội.
19. GS. TSKH Nguyễn Mại (2008), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng về phía
trước, Nhà xuất bản tri thức
20. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI - Bài trình bày của Jon E.
Huenemann and Jay L.Eizéntat Miller & Chevailer Chartered (2008), Chính sách
thương mại Hoa Kỳ dưới thời Obama - Những phân tích đối với Việt Nam, Hà
Nội
21. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI - Ủy Ban An toàn sản
phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (2008), Đạo luật Cải Thiện An toàn sản phẩm tiêu dùng
năm 2008 (“CPSIA”), Hà Nội
22. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI (2008), Một số Quy định
mới nhất về an toàn trong xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, kiểm tra hàng hóa
106
xuất khẩu theo Luật pháp Hoa Kỳ, Chương trình Hội Thảo với các Doanh nghiệp
xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, Hà Nội
23. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI cùng Miller & Chevailer
Chartered (2008), Toạ đàm triển vọng thương mại năm 2009 – Chính sách
thương mại của Hoa Kỳ dưới thời Obama - Các khuyến nghị đối với Việt Nam,
Hà Nội
24. Sidney N.Weiss (2009), Kinh doanh ở Hoa Kỳ, hệ thống luật pháp, hải quan và
luật hải quan, Hà Nội
25. Sở thương mại (2008), Dịch vụ tìm kiếm nhà nhập khẩu Mỹ dành cho các doanh
nghiệp Việt Nam - Tradefax, Hà Nội
26. Lâm Văn Sơn (2010), “Du lịch Thái Lan : Mỗi làng một sản phẩm”, tạp chí Sài
gòn ra ngày 1/1/2010
27. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2006), Xuất khẩu sang Hoa Kỳ- Những điều
cần biết (phần 1), Hà Nội
28. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2007), Xuất khẩu sang Hoa Kỳ- Những điều
cần biết (phần 2), Hà Nội
29. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương,
NXB Giáo dục. Trường Đại học Ngoại thương.
30. Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội
Tiếng Anh
31. Gary Althen, Amanda R. Doran (2003), American Ways – A Guide for
Foreigners in the United States, Patty J. Topel
32. IPS (2008), United States Export-Import And Business Directory, International
Business Publications, USA
107
33. Jeri Freedman (2009), The U.S. Economic Crisis, Rosen Publishing Group
34. Maryanne Kearny Datesman, Joann Crandall, Edward N.Kearny (2005), The
American ways – an introduction to American culture, Longman
35. William S. Lofquist (2007), United States Statistics on Exports and Imports,
Washington, D.C.
Các website
36. www.vnventures.com
37. www.vietnam-ustrade.org/
38. www.econedlink.org
39. www.vietco.com
40. www.thitruongnuocngoai.vn/
41.
42.
43.
44. www.cantonfair.org.cn
45.
108
PHỤ LỤC 1
(Quy định)
1 Các quy định nhập khẩu hàng gốm sứ của Mỹ
Việc nhập khẩu phải:
• Phù hợp các quy định, tiêu chuẩn của FDA đối với đồ gốm sứ dùng đựngđồ ăn
và dùng trong phòng thí nghiệp.
• Đối với đồ gốm sứ liên quan đến FDA, phải theo các quy định về thông báo hàng
đến và thủ tục của FDA.
• Đối với đồ gốm sứ dùng để đựng đồ ăn, phải theo các quy định của FDA về việc
không được có các thành phần chì và cadmium.
• Đối với đồ gốm, sứ trang trí không dùng để đựng đồ ăn, phải theo các quy định
của FDA về ghi mã hiệu và nhãn hiệu.
• Phù hợp các hạn chế về đồ ăn bằng sứ của Trung Quốc (phải có chứng chỉ xác
nhận) và đối với đồ ăn bằng sứ chuyển tải qua Hong Kong.
• Ngay lập tức được lấy mẫu tại cảng đến để kiểm tra nước xuất xứ hoặc chuyển
tải qua, đối với các nước khác không phải Trung quốc và Hong Kong.
Sau đây là những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá:
Số văn bản Loại biện pháp áp dụng Các cơ quan nhà nước điều hành
19 CFR 12.1 et seq.; Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn, FDA CFSAN, USCS
21 CFR 1.83 et seq. Quy chế về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm FDA CFSAN, USCS
21 USC 301 et seq. Cấm NK hàng giả FDA CFSAN, USCS
109
2 Các quy định nhập khẩu hàng gỗ mỹ nghệ của Mỹ
-Việc nhập khẩu phải:
• Phù hợp quy định của Bộ Nông Nghiệp (USDA) về giám định hàng tạI cảng đến.
• Phù hợp với Luật liên bang về sâu b ệnh ở cây.
• Phù hợp với Luật về cách ly và kiểm dịch
• Phù hợp với quy định của Hội đồng TM Liên bang (FTC) và Hội đồng an toàn
tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng).
• Xuất trình thông báo cho phép xuất khẩu gỗ của chính phủ Canada (nếu nhập gỗ
nhẹ từ Canada).
• Phù hợp với các quy định về lập hoá đơn (đối với một số loại gỗ)
• Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu
của nước xuất xứ, các quy định về tàI liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi (nếu là gỗ
quý hiếm).
• Nhập vào cửa khẩu/cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp các quy định của
FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tạI cảng đến (nếu
thuộc loại quý hiếm).
• Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA
• Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi Marking rõ ràng bên ngoài container tên và địa
chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, và mô tả chính xác chủng loài của gỗ.
Sau đây là những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá:
Số văn bản Loại biện pháp áp dụng Các cơ quan nhà nước điều hành
15 USC 1263 Quy chế an toàn tiêu dùng. APHIS PPQ, FWS, USCS
16 USC 1531 Cấm NK thịt thú dữ APHIS PPQ, FWS, USCS
16 USC 3371 et seq. Cấm NK động vật quý nước khác cấm APHIS PPQ, FWS, USCS
18 USC 42 et seq. Thủ tục khai báo Hải quan APHIS PPQ, FWS, USCS
19 CFR 12.10 et seq. Thủ tục khai báo Hải quan APHIS PPQ, FWS, USCS
42 USC 151 et seq. Vệ sinh dịch tễ APHIS PPQ, FWS, USCS
7 CFR Part 351 Vệ sinh dịch tễ APHIS PPQ, FWS, USCS
110
CITES Cấm NK động thực vật quý hiếm APHIS PPQ, FWS, USCS
3 .Các quy định nhập khẩu hàng mây tre đan
Việc nhập khẩu phải:
• Phù hợp quy định của Bộ Nông Nghiệp (USDA) về giám định xác suất hàng tại
cảng đến và các quy định về nhập khẩu và kiểm dịch
• Phù hợp với Luật liên bang về sâu bệnh ở cây
• Phù hợp với Luật về cách ly và kiểm dịch
• Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép xuất khẩu của nước xuất xứ,
các quy địh về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi.
• Nhập vào cửa khẩu/ cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp các quy định của
FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu
thuộc loại quý hiếm).
• Nhập khẩu đồ đan, bệ từ các loại thân thảo quý hiếm phải ghi Marking rõ ràng
bên ngoài container tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu và mô tả
chính xác chủng loại của gỗ.
111
PHỤ LỤC 2
(Bảng biểu)
Nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ tháng 1-2009
2007 2008 Đến tháng 1-2008
Đến tháng 1-
2009 Quốc gia
đơn vị 1.000 Dollars
% tăng hay giảm 2009 so với
2008
China 323.085.455 337.504.220 26.098.732 24.771.652 -5,1%
Canada 312.504.524 334.839.564 26.383.659 17.290.425 -34,5%
Mexico 210.158.774 216.328.394 17.061.847 12.364.585 -27,5%
Japan 144.927.923 139.112.312 11.697.354 8.108.076 -30,7%
Germany 94.416.170 95.827.932 6.932.057 5.095.385 -26,5%
United Kingdom 56.872.782 58.418.616 4.379.184 3.132.344 -28,5%
Saudi Arabia 35.284.462 54.282.804 3.254.241 2.069.126 -36,4%
Venezuela 37.582.264 50.281.189 3.758.318 2.110.497 -43,8%
Korea 45.368.319 46.687.424 3.733.896 3.618.706 -3,1%
France 41.236.567 43.371.807 3.326.700 2.689.641 -19,1%
Nigeria 32.525.048 38.236.166 3.076.587 778.594 -74,7%
Taiwan 38.052.373 36.203.596 3.175.033 2.435.034 -23,3%
Italy 35.020.484 36.015.168 2.929.716 2.182.326 -25,5%
Ireland 30.292.123 31.298.138 2.133.209 2.244.411 5,2%
Malaysia 32.754.722 30.633.426 2.761.276 1.811.800 -34,4%
Cộng 1.470.081.992 1.549.040.758 120.701.809 90.702.602 -24,9%
Các nước còn
lại
472.780.946 541.441.997 42.109.300 31.773.379 -24,5%
Tổng cộng 1.942.862.938 2.090.482.755 162.811.109 122.475.981 -24,8%
Nguồn: Bộ thương Mại Hoa Kỳ năm 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3349_7298.pdf