Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Những năm qua, quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao đời sống cho ngư dân sống ven biển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn chưa đáp ứng được so với thực tiễn. Đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” góp phần giúp cho quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản nâng cao hiệu quả trong thực tiễn.

pdf17 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ /.. ./.. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THANH LÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khai thác hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, khai thác hải sản đã đạt được những thành tựu sau: Thứ nhất là số lượng tàu khai thác xa bờ tăng mạnh với nhiều tổ đội đoàn kết được thành lập. Thứ hai là sản lượng khai thác hải sản tăng mạnh từ khi có các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Thứ ba là cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề cá ngày càng phát triển tạo điều kiện để đẩy mạnh khai thác hải sản theo hướng phù hợp với mùa vụ, ngư trường khai thác và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những hạn chế trong khai thác hải sản ở huyện như sau: Thứ nhất số lượng tàu cá lớn ngày càng nhiều, nhưng nguồn lao động lại thiếu trầm trọng, thậm chí có những tàu khai thác xa bờ chỉ có 4 đến 5 người, dẫn tới thiếu hiệu quả trong khai thác. Thứ hai: huyện Hoài Nhơn vẫn chưa đưa ra bất kỳ 1 quy chế nào để quản lý vùng biển ven bờ dẫn tới tình trạng khai thác quá mức hải sản ven bờ cho nên nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thứ ba: tình hình Biển Đông phức tạp, tình trạng ngư dân huyện Hoài Nhơn xâm phạm lãnh hải các nước, bị bắt và tịch thu tài sản diễn ra đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân một mặt là do ý thức của ngư dân chưa tốt, mặt khác là do công tác quản lý, 3 tuyên truyền để nâng cao ý thức của huyện đối với ngư dân là thiếu hiệu quả. Trên đây là những mặt hạn chế cơ bản của tình hình khai thác hải sản ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, và đây cũng là những lý do cơ bản để tác giả chọn đề tài “ Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” theo hướng phát triển bền vững để làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trong nước: Đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước đối với biển, hải đảo tập trung trên một số khía cạnh như: pháp luật, chính sách, bộ máy tuy nhiên, chưa đi sâu phân tích một cách hệ thống toàn bộ công tác quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, mà đây là một bộ phận của quản lý nhà nước đối với biển, hải đảo. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu nhưng chỉ tập trung vào cách quản lý đối với khai thác hải sản ven bờ, đưa ra giải pháp nhưng chưa phân tích sâu đối với khai thác hải sản xa bờ. Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Nhiều nghiên cứu lý luận ở nước ngoài đã chỉ ra rằng, để có thể quản lý tốt hoạt động khai thác hải sản thì cần thiết phải quản lý được đầu vào và đầu ra của hoạt động này. Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm tới đồng quản lý trong hoạt động khai thác hải sản. 3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4 3.1 Phương pháp luận: phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng. 3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê, so sánh. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu + Phân tích, làm rõ thực trạng về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định để từ đó chỉ ra những tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản. + Đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn để nâng cao hiệu quả khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn theo hướng bền vững. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản. + Đáng giá thực trạng quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, làm rõ các tồn tại trong công tác quản lý nhà nước cũng như đưa ra các nguyên nhân của những tồn tại này. + Đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay. 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ đưa ra thực trạng, cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, để từ đó, huyện có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả quản lý của mình và đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người muốn nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản. 6 Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Khai thác hải sản Tại khoản 4, điều 2, Luật thủy sản 2003 quy định “ khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác”. Từ những quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như cách hiểu theo FAO và khái niệm về “hải sản”, thì ta có thể hiểu khai thác hải sản là một hoạt động khai thác thủy sản và hoạt động khai thác này được thực hiện ở vùng biển. 1.1.2 Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 1.1.3 Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản 7 Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong khai thác hải sản, đảm bảo cho hoạt động khai thác hải sản diễn ra theo đúng quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 1.2 Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản Bao gồm Nghị quyết của Đảng và Chính Phủ; các văn bản pháp luật; Công ước quốc tế mà Việt Nam ký hoặc tham gia. 1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản bao gồm những nội dung sau: một là xây dựng và ban hành cơ chế chính sách quản lý khai thác hải sản; hai là tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản; ba là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản; bốn là thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác hải sản. Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Một vài nét về tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 2.1.1 Một vài nét về tự nhiên. Huyện Hoài Nhơn với diện tích 421km² nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Phía Bắc giáp huyện 8 Đức Phổ ( tỉnh Quảng Ngãi), phía nam giáp huyện Phù Mỹ ( tỉnh Bình Định), phía tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp biển đông. Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc. Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn: xã Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc và 2 thị trấn: Bồng Sơn, Tam Quan. Huyện Hoài Nhơn có bờ biển dài 23km, với 6 xã giáp biển: Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Hải và Hoài Mỹ. Do có lợi thế về đường bờ biển, nguồn lợi hải sản phong phú, cũng như nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, nên Hoài Nhơn xác định kinh tế biển là lợi thế phát triển của huyện. 2.1.2 Một vài nét về kinh tế- xã hội Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2015 thì tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp đạt 29,6%, công nghiệp – xây dựng – dịch vụ đạt 70,4%. Theo báo cáo này thì giá trị nông- lâm-ngư nghiệp đạt 1325,2 tỷ đồng, tăng 5,3% so với 2014; trong đó, nông nghiệp 604,49 tỷ đồng (chiếm 45,6%), lâm nghiệp 38 tỷ đồng ( chiếm 2,9%), thủy sản 682,72 tỷ đồng ( chiếm 51,5%). Từ báo cáo này thì ta có thể thấy rằng, tỉ trọng sản xuất ngư nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nông-lâm-ngư ở huyện. 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định 9 2.2.1 Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản Mặc dù huyện chưa ban hành văn bản để quản lý hoạt động khai thác hải sản theo thẩm quyền nhưng để đảm bảo cho hoạt động quản lý của mình, huyện cũng đã ban hành:Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ của huyện lần XIX về “ phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo giai đoạn 2016-2020”; UBND huyện đã có tờ trình 220/TTr-UBND của UBND huyện Hoài Nhơn gửi UBND tỉnh và Sở kế hoạch và đầu tư xin thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nạo vét Cồn Rớ; tờ trình số 259/TTr-UBND xin thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở khu dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan Bắc. Ngoài ra, huyện Hoài Nhơn đã chủ trương xin và đang ra sức kêu gọi đầu từ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác, chế biến hải sản. Trong đó, đáng chú ý là Dự dán xây dựng Cảng cá Tam Quan. 2.2.2 Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản. Trong giai đoạn hiện nay, huyện Hoài Nhơn ngoài tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo ở Trung ương thì còn thực hiện theo các văn bản ở cấp tỉnh, cụ thể: Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND của tỉnh Bình Định về ban hành quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định và Quyết định 13/2014/QĐ-UBND của tỉnh về bổ sung quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.; Quyết định số 1641/2014/QĐ-UBND của 10 UBND tỉnh Bình Định về việc công bố vùng ranh giới quản lý khai thác thủy sản ven bờ tỉnh Bình Định với các tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Phú Yên; Quyết định 3822/2014/QĐ-UBND về việc phân bổ số lượng tàu thuyền đóng mới cho các huyện, thành phố ven biển theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Một số chính sách mà huyện Hoài Nhơn đang tổ chức thực hiện như: + Chính sách về thuế: hiện nay, ngư dân huyện Hoài Nhơn được áp dụng chính sách ưu đãi thuế rất triệt để, có thể kể đến như: được miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên, miễn thuế môn bài, miễn thuế thu nhập cá nhân. + Chính sách tín dụng: đây là chính sách đặc biệt được ngư dân quan tâm, bởi nó tạo điều kiện cho ngư dân được đóng tàu mới, nâng cấp tàu phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Cho đến nay, số tàu tại huyện Hoài Nhơn được UBND tỉnh phê duyệt đóng tàu mới là 96 tàu/110 tàu. Trong đó, có 62 tàu vỏ thép, 4 tàu vỏ compezit, 30 tàu vỏ gỗ. + Chính sách đầu tư: theo chính sách này thì nhà nước sẽ đầu tư đối với các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão năm 2003 tỉnh Bình Định đã đầu tư hơn 80 tỷ để xây dựng một kè chắn sóng dài hơn 800m, cùng với hàng ngàn trụ neo tàu và chính thức đưa vào sử dụng năm 2009 tại huyện Hoài Nhơn + Chính sách khuyến ngư: đây là chính sách mà hiện nay ở huyện chưa có điều kiện để áp dụng vào thực tế bởi trên thực tế, chưa có 1 cơ quan chuyên trách về khuyến ngư, cho nên hoạt động khuyến ngư dường như chỉ chờ vào sự chỉ đạo của tỉnh, cũng như do các cán bộ kiêm nhiệm thực hiện. 11 + Chính sách bảo hiểm: Cho đến nay, toàn huyện đã có 362 tổ đoàn kết với 1459 tàu và 12883 thuyền viên đủ điều kiện hưởng chính sách bảo hiểm, chiếm 78.6% tàu có công suất trên 90CV. Công ty bảo hiểm phối hợp với địa phương đã trên khai bán bảo hiểm cho 1550 tàu cá với 6360 thuyền viên, với 20.7 tỷ đồng. + Chính sách hỗ trợ chi phí nhiên liệu Từ năm 2011 đến 2015, huyện Hoài Nhơn đã thẩm định hồ sơ và được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt hồ sơ cho 1.856 tàu với số hồ sơ là 26.020 và tổng số tiền hỗ trợ là 1.412,3 tỷ đồng. Để có thể quản lý tốt thì cần phải có một bộ máy hoạt động có hiệu quản, bộ máy quản lý nhà nước đối với khai thai thác hải sản tại huyện Hoài nhơn sẽ bao gồm: Phòng kinh tế là cơ quan chuyên môn, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản; Đồn Biên Phòng 308; 6 xã ven biển. 2.2.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản . Phòng kinh tế huyện Hoài Nhơn phối hợp với Đồn Biên phòng Tam Quan Nam thường xuyên tới tận các tàu thuyền đánh bắt vận động ngư dân không được xâm phạm lãnh hải nước ngoài khi đánh bắt xa bờ. Công an huyện Hoài Nhơn chủ động phối hợp các lực lượng chức năng tuyên truyền cho ngư dân các quy định về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới biển. Huyện đã phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh xây dựng 2 pano tuyên truyền nội dung có liên quan đến Chỉ thị 689. 2.2.4 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác hải sản 12 Xử lý vi phạm chưa thật triệt để, vẫn chỉ dừng ở mức là phát hiện và nhắc nhỏ nên chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi khai thác trái phép. Kiểm tra quyết liệt thuyền trước khi xuất bến để đảm bảo an toàn cho ngư dân. 2.3. Đánh giá, nhận xét 2.3.1. Những kết quả đạt được Sản lượng khai thác hải sản tăng qua các năm, hải sản chủ lực là cá ngừ đại dương cũng tăng mạnh. Tổng số lượng tàu và công suất tàu đều tăng, trong đó tàu trên 90CV tăng mạnh, và tàu dưới 90CV đã giảm. Với những thế mạnh của mình, huyện là nơi thí điểm dự án chuyển giao công nghệ, ngư cụ của Nhật để khai thác tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cá ngừ đại tỉnh Bình Định và đã đạt được những kết quả tích cực. 2.3.2 Hạn chế Thứ nhất, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản UBND huyện Hoài Nhơn chưa xây dựng được kế hoạch riêng cho mình, cho nên bị động trong việc triển khai đề án 375. Huyện vẫn chưa ban hành bất cứ 1 kế hoạch nào để cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ của huyện lần XIX về “ phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo giai đoạn 2016-2020”. Huyện chưa ban hành quy định nào để triển khai chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy. Thứ hai, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản. 13 Chính sách tín dụng: Một số chủ tàu sau khi được phê duyệt danh sách đóng mới, qua tìm hiểu nên chủ tàu chuyển đổi nghề hoặc vật liệu đóng tàu nên chủ tàu phải trình lại phương án để thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nên kéo dài thời gian tiếp cận với đơn vị tín dụng; Một số chủ tàu sau khi được phê duyệt danh sách đóng mới, qua tìm hiểu nên chủ tàu chuyển đổi nghề hoặc vật liệu đóng tàu nên chủ tàu phải trình lại phương án để thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nên kéo dài thời gian tiếp cận với đơn vị tín dụng. Chính sách về thuế: thuế VAT theo nghị định 67 vẫn chưa phù hợp. Chính sách đầu tư: việc xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư cho hoạt động khai thác hải sản ở huyện đã được chú trọng, tuy nhiên việc triển khai trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Chính sách khuyến ngư: huyện vẫn chỉ đầu tư vào khuyến ngư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ít chú trọng đến khuyến ngư trong hoạt động khai thác hải sản. Chinh sách bảo hiểm: một số ngư dân vẫn chưa được tiếp cận.. Về bộ máy: thiếu nhân sự có kiến thức chuyên môn, vai trò của các cơ quan như Đồn biên Phòng 308, các xã ven biển không đảm bảo. Thứ ba, tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật về khai thác hải sản. Số tàu bị bắt giữ trong vài năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Một lượng lớn ngư dân vẫn chưa nắm được những quy định về lĩnh vực khai thác hải sản. Thứ tư, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác hải sản. 14 Chưa thực sự quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực khai thác hải sản. Nguồn lực chưa đủ nên huyện chỉ có thể phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra. 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế. - Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản Chưa điều tra tổng thể về nguồn lợi hải sản, cũng như mối liên hệ giũa năng lực khai thác hải sản và khả năng khai thác hải sản; không có kinh phí để thực hiện các chương trình; thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời của Tỉnh. - Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản. Cán bộ thẩm định hạn chế nên số tàu được phê duyệt và được bàn giao trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân; ngân hàng cho vay vốn thì họ chưa thực sự chủ động, nhiệt tình; khó khăn trong việc tìm nhà đầu tư. Về bộ máy: Nguồn lực không đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khai thác hải sản. Thiếu 1 kế hoạch tổng quát để tuyên truyền các văn bản liên quan đế lĩnh vực khai thác thủy sản; Công tác tuyên truyền chưa thực hiện thường xuyên, chưa đa dạng về hình thức, nội dung; đối tượng tuyên truyền vẫn chưa đa dạng. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác hải sản. 15 Thiếu cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng để đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra; nguồn lực cho việc thanh tra, kiểm tra thiếu trầm trọng; vai trò của ngư dân ven biển chưa được đề cao. Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Phương hướng phát triển khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển, phát triển kinh tế biển; gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm an ninh-quốc phòng; Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng trưởng bình quân của huyện 1,2-1,3 lần trong giai đoạn 2016-2020, nâng cao tỷ trọng đóng góp các ngành kinh tế biển 30% tổng giá trị sản xuất của huyện vào năm 2020 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 3.2.1 Về xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý đối với khai thác hải sản Thứ nhất, xây dựng và ban hành các kế hoạch nhằm quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Thứ hai, đẩy mạnh ban hành các văn bản quản lý đối với khai thác hải sản thuộc thẩm quyền của huyện. Các quy định đặt ra phải phù hợp với thực tế khả năng thực hiện, tạo sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi khai thác hải sản thuộc sự quản lý của huyện. 3.2.2 Về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản. 16 Thứ nhất, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển khai thác hải sản trên địa bàn huyện. Thứ hai, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn. Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý khai thác hải sản. 3.2.3 Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản Thứ nhất, huyện Hoài Nhơn cần ban hành một kế hoạch tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác thủy sản. Thứ hai, nội dung và hình thức tuyên truyền phải được đổi mới và thiết thực với ngư dân. Thứ ba, trong hoạt động quản lý khai thác hải sản ven bờ và bảo vệ nguồn lợi hải sản, thì cần phải tạo điều kiện để cho ngư dân địa phương tham gia đóng góp ý kiến. Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng. 3.2.4 Về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác hải sản. Thứ nhất, huyện Hoài Nhơn tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thứ hai, tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thanh tra, kiểm tra khai thác hải sản. Thứ ba, nâng cao vai trò của ngư dân ven bờ trong quản lý hoạt động khai thác hải sản. 17 Thứ tư, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động khai thác hải sản hiện nay. Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra. Thứ sáu, huyện cần phối hợp với Đồn biên phòng 308 để tăng cường kiểm tra các hoạt động đối với những tàu khai thác xa bờ. 3.3 Một số kiến nghị với tỉnh Bình Định Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác hải sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Tỉnh cần nhanh chóng xây dựng và ban hành văn bản phân cấp quản lý cho cấp huyện, cấp xã; nhanh chóng thành lập Qũy tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nghề khai thác hải sản của Tỉnh. Tỉnh cần thiết phải xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ ngư dân; Kiến nghị Tỉnh xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi hải sản, cộng đồng dân cư tại vùng biển ven bờ của huyện Hoài Nhơn thực hiện tại 6 xã ven biển của huyện Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN Những năm qua, quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao đời sống cho ngư dân sống ven biển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn chưa đáp ứng được so với thực tiễn. Đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” góp phần giúp cho quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản nâng cao hiệu quả trong thực tiễn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_khai_thac_hai_san.pdf
Luận văn liên quan