Luận văn Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 tỉnh Yên Bái

Là một tỉnh miền núi có thế mạnh về đất đai, lao động, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nhưng điểm xuất phát nền kinh tế còn thấp, chủ yếu cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang hình thức tự cung tự cấp. Nguồn thu ngân sách tuy đạt kế hoạch hàng năm, nhưng cũng chỉ đạt tỷ lệ dưới 30% chi, tuy sn xuất lưng thực phát triển nhưng vẫn thiếu hàng năm 2 vạn tấn mới đủ cân đối. Nhu cầu phát triển hạ tầng, đổi mới công nghệ lớn nhưng nguồn vẫn rất hạn hẹp, phi trông chờ từ TW, các Bộ, các nguồn tài trợ. Tỷ lệ không có việc làm trên 10%.

pdf58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó xu hướng tăng lên. Cụ thể như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1995 Năm 2000 BQ 96 - 2000 (%) I. Tổng GTTT nông LN Triệu đồng 463.159 600.713 5,34 1. Nông nghiệp // 337.725 444.932 5,65 Trong đó: - Trồng trọt // 256.885 334.750 5,45 - Chăn nuôi // 74.288 102.862 6,72 - Dịch vụ // 6.552 7.320 2,25 -2. Lâm nghiệp Triệu đồng 125.434 155.781 4,42 Trong đó: - Lâm sinh // 24.397 32.115 5,65 - Khai thác // 86.857 107.833 4,42 - Dịch vụ Triệu đồng 14.180 15.833 2,25 II. Cơ cấu kinh tế theo giá TT (%) % 1. -GDP nông LN/GDP toàn tỉnh // 55,42 47,4 2. GDP nông nghiệp/ GDP nông LN % 78,6 80,93 - Trồng trọt/ nông nghiệp // 82,26 80,5 - Chăn nuôi / nông nghiệp // 16,75 18,2 - Dịch vụ/ nông nghiệp // 0,99 1,3 3. GDP lâm nghiệp/GDP nông LN % 21,4 19,07 - Trồng trọt/ nông nghiệp // 14,71 20,67 - Chăn nuôi / nông nghiệp // 71,33 69,17 - Dịch vụ/ nông nghiệp % 13,96 10,16 Một số sản phẩm chủ yếu nông lâm nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1995 Năm 2000 I- Tổng GTTT nông LN ( Giá CĐ 94) Tr.đồng 171.195 195.000 Trong đó: - Thóc Tấn 127.253 148.000 - Mầu quy thóc Tấn 13.747 47.000 - Sản lượng chè búp tươi Tấn 15.988,4 40.000 Sản lượng cây ăn quả Tấn 18.016,6 19.791 Tổng đàn châu Con 75.747 84.190 Tổng đàn bò Con 26.142 29.790 Tổng đàn lợn Con 226.578 281.830 Tổng đàn gia súc Con 1.934.283 2.400.000 Tổng đàn gia cầm Con 195.918 274.410 Diện tích rừng hiện có ha 134.944 184.410 Trong đó - Rừng tự nhiên ha 63.924 90.000 - Rừng trồng ha 9.538 20.000 - Riêng quế ha 28,8 40 Tỷ lệ che phủ % 55.685 Khai thác lâm sản m2 + Khai thác gỗ Tấn 630 100.000 + Quế vỏ 800 + Củi 1.293 1.300 b. Nguyên nhân của việc thực hiện kế hoạch đề ra. Nông, lâm , ngư nghiệp phát triển toàn diện. Sản xuất lương thực tăng cả về diện tích, năng xuất, sản lượng 5 năm qua đã đưa thêm 1800ha ruộng 2 vụ lên 3 vụ, tăng 2,4% so với mục tiêu. Đã tập trung đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đưa năng xuất lúa 2 vụ đạt 86 ta/ha ruộng 1 vụ lên sản xuất 2 vụ tăng 32,7% và đưa thêm 2.900 ha ruộng 2 vụ lên 3 vụ, tăng 2,4% so với mục tiêu. Đã tập trung đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đưa năng xuất lúa 2 vụ đạt 86 tạ/ha, tăng 7,5% so với mục tiêu. Chú trọng mở rộng diện tích và thâm canh và thâm canh các loại cây hoa màu. Đưa tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2000 đạt 197.000 tấn tăng 2.000 tấn so với mục tiêu bình quân lương thực đầu người đạt 292kg/năm, tăng 22kg so với mục tiêu. Xây dựng được một số vùng lúa cao sản với diện tích gần 1000ha. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển mạnh. Diện tích chè hiện có 10.128ha( có 7.700 ha chè kinh doanh) tăng 30% so với năm 1995 và tăng 12% so với mụctiêu. Năng xuất bình quân đạt 52tạ / ha tăng 15% so với mục tiêu.Giống chè mới có chất lượng, năng xuất cao từng bước được đưa vào sản xuất. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua tỉnh ta đã phát triển được1.770ha cà phê catimor:Một số diện tích đã cho thu hoạch, có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Diện tích cây ăn quả hiện có 5.47ha, sản lượng quả tươi 20300tấn. Một số vùng cây ăn quả phát triển mạnh như cam, quýt ở Yên Bình, hồng lục Yên... Chăn nuôi và thuỷ sản phát tạo ra khối lượng thực phẩm đáp ứng cơ bản nhu cầu tiều dùng trong tỉnh: Cung cấp phân bón, sức kéo và vận tải phụ vụ sản xuất ở nông thôn. Đàn châu tăng bình quân 1,8%, đàn bò tăng 2,8% đàn lợn tăng 4,3% và đàn gia cầm tăng 4,2%. Sản xuất lâm nghiệp được tẩp trung lãnh đạo, chỉ đạo mọi cấp, mọi ngành, mọi người cùng tham gia xây dựng vốn rừng. Đã đẩy mạnh công tác giao đất, khoán rừng bảo vệ, cho anh nuôi tái sinh rừng và tích cực trồng mới. 5 năm qua, diện tích rừng tự nhiên tăng 62.000 ha, trồng mới 52.000ha, tăng 4% so với mục tiêu; đưa tổng diện tích rừng toàn tỉnh lên 275.317ha. Tổng diện tích quế 20.000ha, bằng 66% mục tiêu. Độ che phủ của rừng là 40% tăng 10% so với năm 1995. 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện sản xuất Công nghiệp - Xây dựng. a. Thực trạng của việc thực hiện kế hoạch. Để đi nhanh vào công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh Yên Bái đã xây dựng theo hướng tiên tiến hiện đại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng các cơ sở chế biến với quý mô vừa và nhỏ là chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ kết quả tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 - 2000:8,4%/nẳm trong đó công nghiệp tăng 6,85%,Xây dựng tăng 13,42% về cấu công nghiệp xây dựng đã chuyển dịch theo xu thế tăng từ 16,64%/ năm 1995lên 20,25 năm 2000 trong đó công nghiệp giảm từ 62,5% xuống còn 56,3% xây dựng tăng từ 37,5% lên 43,7%. b. Tình hình thực hiện phát triển công nghiệp - Xây dựng . Đối với công nghiệp - Tiêu thủ công nghiệp : Mặc dù đã được đầu tư theo chiều sâu bằng những công nghệ tiến tiến hiện đại như: đây truyền sản xuất sứ, sản xuất vật liệu xây dựng chế biến lâm sản...song tốc độ công nghiệp vẫn còn chậm do thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bị thu hẹp, sản phẩm công nghiệp chưa thất đủ mạnh để cạnh tranh trên địa bàn như phân phối điện bị giảm xút. Trong nghành công nghiệp tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1996 -2000 đạt bình quân 6,85%/ năm, trong đó nghành công nghiệp khai thác mỏ tăng bình quân 62,97%, công nghiệp chế biến tăng bình quân 18,77% và công nghiệp sản xuất phân phối điện nước tăng bình quân 1,42%. Về cơ sở sản xuát công nghệ, đã được tỉnh ưu tiên xây dựng mốtố cơ sở chế biến chè, giầy để xuất khẩu,khai thác và chế biến khoáng sản. Cụ thể đã xây dựng được các cơ sở chế biến chè công suất 3-5 tấn /ngày gắn với các vùng nguyên liệu phân bố trên toàn tỉnh, xây dựng các dây truyền sản xuất giấy để xuất khẩu công suất một dây truyền 1200tấn/năm, đã liên doanh với công ty nước ngoài xây dựng một số cơ sở nghiền đá xuất khẩu. Với các nguồn tạo việc làm, tín dụng hỗ trợ ...các nghề truyền thống: Mộc xẻ miến dao, mây tre đan...đã bắt đầu được khơi dậy, góp phàn chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của công nghiệp phát triển địa bàn chưa đạt mục tiêu; tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, nhất là khu vực nông thôn: Thiết bị công nghệ nhiều cơ sở còn lạc hậu, sản phẩm ít cả nước về số lượng và chủng loại, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, chưa tạo ra được những khâu đột phá để nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số sản phẩm chủ yếu. Sản phẩm Đơn vị Năm 1995 Năm 2000 Xi măng Tấn 19.730 52.800 Gạch nung 1000 v 36.525 52.500 Cao lanh tinh Tấn 2.428 6.500 Sứ điện Tấn 467 1.250 Chè chế biến Tấn 2551 9.100 Nước máy 1000 m3 480 860 Tráng in T. Trang 180 198 Gratit tinh lọc Tấn 293 550 Quần áo may sẵn 1000 cái 168 650 Gỗ dán M3 652 40 Đũa gỗ xuất khẩu Tr. đôi 86,3 160 Thảm hạt xuất khẩu M3 9.030 2.100 Đá thạch anh Tấn 3.319 1.700 Điện phát ra 1000 kw 452554 364.545 Thuốc viên 1000 Viên 216.594 190.000 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong lĩnh vực kinh tế Dịch vụ - Thương mại. +Kinh tế dịch vụ phát triển đã khai thác được các tiềm năng trong vùng và thúc đẩy sự hình thành kinh tế thị trường trên địa bàn. Trong chỉ đạo đã tập trung vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng 5 năm qua kinh tế dịch vụ tăng trưởng bình quân 12,93%/năm xấp xỉ đạt mục tiêu đại hội. Nhóm thương mại, dịch vụ tăng 11,37%/năm, thương nghiệp nhà nước chiếm 60 - 70% tỷ trọng bán buôn, 30 - 40% tỷ trọng bán lẻ. Dịch vụ nhà nước vẫn đảm bảo những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa xuất khẩu đã hướng vào các mặt tỉnh có lợi thế như chè, quế, khoáng sản ...giá trị hàng hoá xuất khẩu đến năm 2000 đạt 20 triệu USD, tăng bình quân 22,35%. Nhóm dịch vụ tăng bình quân 14,1%/năm, trong đó vận tải hàng hoá tăng 16,5%, vận tải hành khách tăng 17%; dịch vụ thông tin liên lạc tăng 30% so với mục tiêu. +Khó khăn tồn tại. Hoạt động của thông tin thương mại quốc doanh vẫn gặp những khó khăn trong việc mở rộng thị trường kinh doanh tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các chính sách ưu đãi quy định tại nghị định 20/NĐCP của Chính phủ chư được thực hiện là những khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doạnh thương mại có cửa hàng kinh doanh ở vùng cao. Cần tiếp tục chuyển các cửa hàng vùng cao sang hoạt động theo chế độ doanh nghiệp công ích và được hưởng các chính sách ưu đại nhà nước đã quy định 2.4. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về Đầu tư- Xây dựng cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội. Quán triệt các quan điểm, định hướng chung mà Đại hội VIII cuả Đảng và Nghị quyết Đại hội 14 tỉnh đảng bộ đã đề ra, trong đó đầu tư phát triển vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bền vững và chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Trong những năm qua tích luỹ đầu tư từ GDP còn thấp nhưng đã có xu hướng tăng dần từ 23,4% năm 1996 tăng lên 29,6%năm 2000. Khả năng huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách tỉnh chỉ chiếm 10 -12%tổng thu ngân sách trên địa bàn. Chi ngân sách năm 2000là 315.458 triệu đồng Tổng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 1996 -2000 trên địa bàn ước thực hiện 2.014.300 triệu đồng, tăng gấp 3,46 lần so với 5 năm trước, đạy tốc độ bình quân 22,9%/năm; trong đó: - Vốn ngân sách nhà nước 773.474,5 triệu đồng chiếm 38,42% tổng vốn : - Vốn tín dụng 140.740 triệu đồng, chiếm 6,99% tổng vốn. - Vốn Bộ nghành Trung Ương 392.474,5 triệu đồng, chiếm 19,3% tổng vốn - Vốn ODA và NGO 255.894,8 triệu đồng, chiếm 5,3% tổng vốn.2.4.1. Cơ cấu đầu tư. Tập trung đầu tư theo chiều sâu vào những lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế -xã hội nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân theo mục tiêu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Tỷ lệ đầu tư vào một sổ lĩnh vực chủ yếu như sau : Giao thông: 432.114triệu đồng chiếm 21,45% tổng vốn. Công nghiệp:297.609 triệu đồng chiếm 14,77% tổng vốn . Nông lâm nghiệp: 213.947 triệu đồng chiếm 10,6% tổng nguồn vốn. Ytế- xã hội:183.332 triệu đồng chiếm 9,1% tổng nguồn vốn Giáo dục- đào tạo. 111.424 triệu đồng chiếm 5,53% tổng vốn . Cấp nước. 91.008 triệu đồng chiếm 4,4% tổng nguồn vốn . Quốc phòng an ninh .69.693 triệu đồng chiếm 3,5% nguồn vốn Chuẩn bị đầu tư 7.654,2 triệu đồng chiếm 0,4% Thiết kế quy hoạch. 5.804,8 triệu đồng chiếm 0,3% tổng nguồn vốn. 2.4.2 Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế- xã hội Qua đầu tư, nhiều năng lực sản xuất mới được tăng thêm, phục vụ có hiệu quả cho kinh tế- xã hội phát triển. Trong giao thông đã đầu tư mới 1.146km đường ( gồm 44km đường tỉnh, 1.102 km đường nông thôn ) 53 cầu ôtô và cầu treo. Hệ thống giao thông bảo đảm nối liền các vùng trong tỉnh. Với tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn 3. 981,46km, trong đó quốc lộ 3695km đi qua 46 xã và 6 huyện thị, với hệ thống cầu hoàn chỉnh gồm 5 cây cầu lớn .84km đường sắt khổ 1m chạy qua 10 ga. 115 km đường thuỷ trên sông hồng và 80km đường thuỷ trên hồ Thác Bà Đầu tư 130 tỷ đồng xây dựng 151 công trình thuỷ lợi, trong đó có một số công trình tưới từ 500 đến 1000 ha.( Như công trình Nông phai, Từ Hiếu, Cửu Nhì ) góp phần tăng sản lượng lương thực. Đẩy mạnh phát triển cả lưới điện quốc gia và thuỷ điện nhỏ; đưa điện lưới quốc gia tới 100% huyện, thị và trên 605 số xã. Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh, hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước và quốc tế, 100% huyện thị có tuyến vi ba, có tổng đài điện thoại tự động, bình quân 1,44 máy điện thoại /100 dân. Các công trình phúc lợi được nâng cấp và xây dựng mới như. Bệnh viện tỉnh, huyện thị và phòng khám đa khoa khu vực, các cơ sở dịch vụ, trụ sở cơ quan, xã, phường và trên 50% số phòng học được xây dựng kiên cố. 2.4.3. Những khó khăn tồn tại trong Đầu tư - Xây dựng kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội - Công tác thẩm định dự án đầu tư còn chậm, nhiều dự án chất lượng chưa cao. Sự kết hợp giữa các cơ sở chuyên nghành trong việc thẩm định việc sử dụng công nghệ tác động đến môi trường, sử dụng vùng nguyên liệu của một dự án chưa nhịp nhàng. - Công tác quản lý kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án chưa được chặt chẽ dẫn đến nhiều dự án kém chất lượng - Công tác đấu thầu XDCB chưa trở thành phổ biến đã hạn chế tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giảm hiệu quả về mặt kinh tế kỹ thuật của dự án. - Công tác vay và cho vay vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản, nhất là vốn tín dụng dài hạn còn rất chậm do chưa có khối lượng hoàn thành nên không đủ điều kiện cho vay thanh toán 2.5. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về tài chính - Tín dụng -Ngân hàng Nhờ phát triển kinh tế, các nguồn thu được nuôi dưỡng phát triển, đồng thời tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác thu ngân sách nên mỗi năm thu trên địa bàn tăng bình quân 6,15%/ năm vượt kế hoạch trung ương giao. Thu chi ngân sách đã được đảm bảo, không có tồn đọng nợ nần Hoạt động tín dụng, ngân hàng đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế và mở rộng đối tượng phục vụ. Tăng cường khai thác nguồn vốn tại địa phương và TW 5 năm qua tổng ngân vốn thu hút cho vay phát triển kính tế được 2.715 tỷ đồng riêng tại ngân hàng thu hút trên 2.552 tỷ đồng, trong đó vống tại đị phương chiến 7,2%. Đã cho 86% số hộ nông dân vay, trong đó vốn trung hạn, dài hạn, quỹ tín dụng nhân dân đã tạo điều kiện cho các thành phần kính tế phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên nguồn thu từ doạnh nghiệp nhà nước , tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt thấp. Lượng vốn các thành phần kinh tế vay còn rất hạn chế, lãi suất vay chưa hợp lý, nhất là vay trồng rừng, trồng cây công nghiệp. 2.6. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Hoạt động Khoa học - Công nghệ những năm qua đã hướng vào lĩnh vực nông lâm nghiệp đưa giống mới và kỹ thuật canh tác vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi ( lúc, chè, cà phê, gia súc, gia cầm). Đối với công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Đã nghiêm cức thành công đề tài sử dụng cao lanh làm bột độn trong công nghiệp sản xuất và sản xuất phèn, sản xuất các loại sứ cách điện 10 - 35 kv. +Trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã được đầu tư nâng cấp trang thiết bị sản xuất sử dụng công nghệ của đức, lò tuynen sản xuất gạch... +Trong nông nghiệp năng lượng đã nâng cấp nhà máy thuỷ điện Thác Bà công suất từ 108mw lên 120MW. +Trong y học đã mua sắm sỉ dụng một số thiết bị hiện đại phục vụ công tác điều trị cho nhân dân tốt hơn. Tuy nhiên, nhiên đề tài nghiên cứu mới dừng ở lĩnh vực thực nghiệm, thí điểm, chưa triển khai ứng dụng rộng để đạt hiệu quả cao. Quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, môi trường còn nhiều bất cấp. 3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Văn hoá- Xã hội. 3.1. Đánh giá tình hình thực hiện về Lao động, Việc làm, Xoá đói giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội. Lao động, việc làm được tập trung chỉ đạo và đã huy động các cấp, các nghành, các thành phần kinh tế và mọi người cùng quan tâm giải quyết. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, của TW trên địa bàn, mỗi năm giải quyết được 1,2 vạn chỗ làm việc mới cho người lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,7% và tỷ lệ thiếu việclàm giảm 7%. Thực hiện chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo, đã huy động từ các nguồn kinh phí của TW, của tỉnh và tại trợ quốc tế hàng trăm tỷ đồng vào phục vụ công tác xoá đói, giảm nghèo, giảm số lượng hộ đói từ 18% năm 1995 xuống còn 13,5% năm 2000. Các chính sách xã hội đối với người có công với nước, người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người khó khăn không nơi nương tựa được thực hiện tốt. Tuy nhiên trong các lĩnh vực sản xuất, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, chất lượng lao động thấp, lao động trong độ hoạt động kinh tế chưa tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm. 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về Giáo dục và Đào tạo. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quân tâm và tập trung đầu tư phát triển. Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường ,ngân sách nhà nước chi cho giao duc nãm 2000 tãng 45%ao với nãm 1995 Toan tỉnh hiên có 424 trường,xóa đươc tình trạng học ba ca, cấp học ở các vùng được phát triển. Chất lượng dâyh và học ngày càng được nâng lên. tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học, số học sinh giỏi quốc gia, hócinh đỗ vào các trường đại học ở trung ương và số lượng học sinh trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học tại chức ở tỉnh hàng năm đều tăng. Tỉnh được chung ương công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục Dục tiểu học trước 2 năm so với kế hoạch Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, nhất là vùng cao, vùng sâu,vùng xa. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên yếu về năng lực và chuyên môn. Một số học sinh ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt. Trong thi cử, xét tuyển, dạy thêm, học thêm và sử dụng các nguồn thu trong nhà trường quản lý chưa thật chặt chẽ. 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về y tế- dân số- KHHGĐ và bảo vệ chăm sóc trẻ em. Những năm qua Đảng bộ và chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh hoạt động y học dự phòng, không để bệnh dịch xảy ra. Việc khám, chữa bệnh có nhiều tiến bộ. Đến nay toàn tỉnh có 248 cơ sở ytế, 100% số xã có trạm xá. Các bệnh viện tỉnh, huyện, thị và phòng khám đa khoa khu vực được nâng cấp, xây dựng mới và tăng cường các trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Bình quân một vạn dân có 32,25 giường bệnh và 5,3 bác sỹ. Số cán bộ y tế công tác tại xã, huyện, thôn, bản tăng 40% so với năm 1995. Bảo hiểm y tế có nhiều tiến bộ, đã khám và chữa bệnh miễn phí cho trên một vạn hộ nghèo, làm thẻ bảo hiểm y tế cho trên 330.000 người. Thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia trên địa bàn đều đạt và vượt. Thanh toán bẹnh phong trước hai năm bệnh sốt rét, bướu cổ và các bệnh xã hội giảm đáng kể. Công tác dân số - KHHGĐ được tập chung chỉ đạo, gắn phát triển kinh tế với công tác dân số. Đẩy mạnh truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ. được tập trung, chỉ đạo, gắn phát triển kinh tế với công tác dân số. Đẩy mạnh truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ và bảo vệ sức khoẻ sinh sản, chú trọng đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Giảm tỷ sinh hàng năm 0,4%tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 còn 15%. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được toàn bộ xã hội quan tâm, các điều kiện học tập, vui chơi được tăng cường hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi ngược đại trẻ em. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em năm 2000 xuống còn 35%. 3.4. Đánh giá tình hình thực hiện về Văn hoá- Thông tin và Thể Dục Thể Thao. Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng được phát triển rộng rãi, văn hoá truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hoá, thông tin đã phụ vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương, tuyên truyền các chủ chương, chính sách của đảng và nhà nước.Phong trào xây dựng làng, bản, đường phố, cơ quan đơn vị, gia đình văn hoá có nhiều tiến bộ. Đã xây dựng được 91 làng văn hoá, hơn 40% số hộ đạt gia đình văn hoá. Phog tục tập quán lạc hậu giảm đáng kể. .Truyền hình phủ sóng 80%, phát thanh phủ sóng 90% địa bàn dân cư. báo Yên Bái, thông tin nội bộ, các laọi tạp chí tăng kỳ, tăng số, nội dung phong phú và thiết thực. Phong trào TDTT phát triển nhanh, trở thành hoạt động thường xuyên của nhân dân. Nhiều giải thi đấu thể thao, quốc gia được tổ chức tại tỉnh và có vận động viên của tỉnh đạt giải quốc gia và khu vực. Tuy nhiên ,lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao chất lượng còn thấp. III. Những khuyết điểm và nguyên nhân . 1- Khuyết điểm phát triển kinh tế chưa tương xưsng với tiền năng, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch: cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhưng còn chậm, khu vực bình quân còn thấp.Yên Bái vẫn là tỉnh nghèo. Nhiều vấn đề xã hội còn những mặt nổi cộm như: số hộ nghèo, số người đến tuổi lao động chưa làm việc còn nhiều, các vi phạm, tội phạm về ma tuý vấn diễn ra, có lúc, có nơi nổi lên gay gắt. Đời sống đống bào vúng cao, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Quản lý nhà nước còn một số yếu kém, vẫn để xảy ra khai thác, buôn bán lam sản, khoáng sản trái phép vi phạm pháp luật và các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, tài chín, gây thất thoát tại sản của nhà nước, của tập thể; quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn vi phạm. Một số cán bộ, đảng viện xa sính ý chí, phẩm chất, tác phong quan liêu, ngại khó thiếu sâu sát cơ sở, chưa làm tốt công tác dân vận: Một số cơ sở, đơi vị có biểu hiện chưa thống nhất, mất đoàn kết, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước. 2- Nguyên nhân của khuyết điểm. Yên Bái là tỉnh miện núi nghèo, nằm sâu trong nội địa, điển xuất phát đi lên thấp,cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhất là cao vùng sâu, vùng xa cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông đi lại khó khăn nên kém sức hấp dẫn, thu hút cac nhà đầu tư cho Yên Bái. Do đó phát triển kính tế chư tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Một số doanh sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không cao, mẫu mã chậm cải tiến, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp chưa có tích luỹ đáng kể, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Mặc dù đã được đầu tư đổi mới, song trình độ công nghệ, máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu, bên cạnh đó trình độ dân chí còn thấp, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động nói chung còn nhiều hạn chế. Do đó nông nghiệp, công nghiệp chậm phát triển còn ảnh hưởng tới công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chậm đổi mới tư duy và phương pháp công tác, chưa tích cực học tập, rèn luyện, thiếu năng động, sáng tạo, trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Chương III . kế hoạch và những giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 I. Nội dung Kế Hoạch 5 năm 2001 - 2005 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV tiến hành trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc. Khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt chưa từng thấy, nhất là công nghệ thông tin. Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế quốc tế ngày càng trở thành xu thế khách quan, đây là điều kiện thuận lợi, nhưng cũng rất khó khăn đối với những nước đang phát triển như nước ta. Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa là một tỉnh nghèo về kinh tế, trình độ dân trí thấp, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, yếu về tổ chức và qun lý. Để đưa tỉnh ta trở thành tỉnh phát triển, đòi hỏi Đng bộ và nhân dân phi nắm bắt thời c, vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, chủ động sáng tạo vưn lên trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. 1. Những định hướng chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội mà Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra. Phát huy tinh thần tự lực tự cường, huy động cao độ về sức lực vật chất, tinh thần trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đi đôi với phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các yếu tố bên ngoài, vượt qua những khó khăn, thách thức, phát triển các ngành sản xuất gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân trong tỉnh, khắc phục từng bước chống tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 9 - 9,5% và ở mức cao hơn. Phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác xã là nền tảng trong quá trình phát triển. Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế , khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh hợp pháp của các thành phần kinh tế, phát huy tác dụng tích cực của cơ chế thị trường, hạn chế mặt tiêu cực của nó để thực hiện công bằng và tiến bộ Xã hội. Phát triển kinh tế thị trường gắn liền với đẩy mạnh cải cách hành chính đổi mới bộ máy Nhà nước. Phát triển kinh tế của tỉnh hội nhập với sự phát triển của cả nước. Để có nền kinh tế phát triển thì phát huy nội lực là yếu tố quyết định, nhưng cần tận dụng tối đa những lợi thế bên ngoài, tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong chiến lược phát triển nền Kinh tế – Xã hội. Coi trọng nhân tố con người, từng bước đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có kiến thức về khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến đủ sức tiếp thu có hiệu quả khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống. Giữ gìn và phát huy truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại trong quá trình phát triển Kinh tế – Xã hội. Phát triển kinh tế bền vững đảm bảo tiến bộ và công bằng Xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống và trình độ dân trí giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư. Phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh giữ vững trật tự an toàn xã hội . 2. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 * Về kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 9,5% trở lên, so với năm 2000 tăng 1,5 lần và tăng 2,3 lần so với năm 1995. Trong đó: + Nông lâm nghiệp : 5 - 5,5 % + Công nghiệp - Xây dựng: 11 - 12 % + Thương mại - Dịch vụ: 13 - 14 % - Chuyển dịch c cấu kinh tế Tỷ trọng các khu vực được đặt ra: + Nông lâm nghiệp : 41 % + Công nghiệp - Xây dựng: 28 % + Thương mại - Dịch vụ: 31 % - Giá trị sản xuất các ngành tăng trong năm: + Nông lâm nghiệp tăng : 5,5 %/năm + Công nghiệp - Xây dựng tăng: 10,5 %/năm + Thương mại - Dịch vụ tăng: 13,5 %/năm Tổng sản lượng lưng thực năm 2006 đạt 187.000 tấn trở lên (theo tiêu chí mới). - Cơ cấu lao động trong tổng số lao động có việc làm đến năm 2005: Trong đó: + Nông lâm nghiệp : 67 % + Công nghiệp - Xây dựng: 14,4 % + Thương mại - Dịch vụ: 18,6 % - Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,2 triệu đồng. * Về Xã hội. Mỗi năm giải quyết thêm bình quân 16.000 - 17.000 chỗ làm việc mới cho người lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đến năm 2005 là 25 % Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo 90 % Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học trung học cơ sở là 70%, trung học phổ thông là 35 % Năm 2005 có 50% số xã , phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Tỷ lệ tăng dân số năm 2005 xuống dưới 1,30%/năm Số hộ nghèo mỗi năm giảm 2% Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 25% vào năm 2005. Cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho 65 % dân số nông thôn. Diện phủ sóng phát thanh 95%, phủ sóng truyền hình 90% địa bàn dân cư: 83% số xã có điện lưới quốc gia 90% xã, phường có máy điện thoại , 95% số xã có đường ô tô đến xã. II. Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội 5 năm 2001 - 2005. 1. Đánh giá các yếu tố nguồn lực trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. a) Tài nguyên. Yên Bái thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 230C. Lượng mưa trung bình 1500 - 2000 mm/năm, độ ẩm trung bình 83 - 87% rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn: Sông Hồng, sông Chy và suối Nậm Kim (1 nhánh sông Đà) với tổng chiều dài 320 km. Hệ thống chi lưu của nó được phân bố đều trên toàn lãnh thổ ngoài hệ thống sông suối Yên Bái còn có 20.100 ha diện tích mặt nước hồ ao (trong đó hồ Thác Bà có diện tích mặt nước là 19.000 ha) lợi thế này đã được khai thác nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng từ 1960 - 1965 với sản lượng điện phát ra 0,5 tỷ KW điện, là cơ sở để xây dựng hệ thống nước sạch, xây dựng thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở du lịch trước mắt và lâu dài. Về tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng (than đá vôi, cát sỏi, đá quí, sắt, vàng, nước khoáng) là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Về tài nguyên đất và rừng là tỉnh có diện tích đất tự nhiên 6.882,92 km2, trong đó đất nông nghiệp 666,92 km2 chiếm 9,69%, đất có rừng 2.587 km2 chiếm 37,6%, diện tích đất chưa sử dụng 3.307 km2 chiếm 48%. Đặc biệt còn có khả năng phát triển công nghiệp (chè) cây đặc sản (quế) còn rất lớn. Đây là thế mạnh trong sản xuất hàng hoá và xuất khẩu, là c sở để xây dựng trang trại tư nhân trong thập kỷ tới. Với những điều kiện như trên Yên Bái có thể xây dựng để trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế hợp lý, mức tăng trưởng nhanh, và ổn định. b) Vốn Vốn là yếu tố quan trọng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước thực hiện sự nghiệp phát triển Kinh tế – Xã hội theo hướng Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá. Trong khi các nguồn vốn từ Ngân sách có hạn và giảm so các năm trước. Tỉnh phi cố gắng tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài: vốn tín dụng đầu tư, vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, vốn nước ngoài (ODA, FDI)... Dự báo tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 2001 - 2005 khoảng từ 4000 tỷ đồng. Trong đó đầu tư xây dựng cơ bản . - Nguồn huy động từ vốn tín dụng khoảng 1000 tỷ đồng chiếm 25% tổng số. - Nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ dự kiến 1.100 tỷ đồng chiếm 25 - 30% tổng số. Kh năng thu hút vốn ODA, NGO để đầu tư xây dựng và phát triển khoảng 480 tỷ đồng chiếm 12% tổng số, vốn FDI khoảng 200 tỷ đồng chiếm 5%. Tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn dự báo năm 2005 chiếm khoảng trên 6,5% GDP. Tổng chi ngân sách 5 năm 2001 - 2005 khoảng 2000 tỷ đồng, trong đó chi xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước khoảng 700 - 800 tỷ đồng. c) Lao động Với dân số gần 70 vạn người (năm 2000) và nguồn lao động 32,7 vạn chiếm 48 % số dân. Nhưng cơ cấu lao động chủ yếu thủ công, năng suất thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 16% (trong tổng số lao động qua đào tạo thì đại học, cao đẳng chiếm 14%, trung cấp 25%, sơ cấp 60%). Cán bộ đại học, trung cấp được đào tạo chủ yếu trong thời kỳ bao cấp ngày nay vận hành cơ chế thị trường có mặt rất hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ lao động không có việc làm trên 10%. Khoảng 20 - 25% có việc làm nhưng thu nhập không ổn định. Do vậy, nguồn nhân lực dồi dào nhưng tay nghề thấp, đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật bậc cao. Đây là yếu tố rất bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế. d) Kỹ thuật. Yên Bái tiến hành quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá trong điều kiện hết sức khó khăn, với điểm xuất phát thấp cho nên cơ sở vật chất kỹ thuật rất là lạc hậu, chủ yếu là dựa vào sức lao động là chính, chỉ có một số nhà máy là có kỹ thuật hiện đại (Nhà máy sứ, Ban pu...). Tuy nhiên đa số các nhà máy trong tỉnh chỉ là các nhà máy chế biến công suất nhỏ. Các kỹ thuật trong đời sống được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều và đem lại hiệu quả cao . 2. Những giải pháp c bn để thực hiện Kế hoạch 5 năm phát triển Kinh tế – Xã hội giai đoạn 2001 - 2005. 2.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước có hiệu quả nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. * Đảng bộ phi luôn quán triệt sâu sắc chủ trưng, Nghị quyết của Trung ưng, chính sách của Nhà nước và vận dụng sáng tạo trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ở địa phương. - Nắm bắt kịp thời tình hình, nhanh nhạy, linh hoạt điều chỉnh những mục tiêu chưa phù hợp, điều chỉnh cơ cấu đầu tư tập trung cho những lĩnh vực, ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao, giải quyết việc làm. - Phải nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí quan trọng của cơ sở để tập trung lãnh đạo, vì đây là nguyên tắc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Đảng và Nhà nước tổng kết thực tiễn, từ đó đề ra chủ trương chính sách, đồng thời cơ sở cũng là nơi nẩy sinh những vấn đề mới đòi hỏi phi kịp thời giải quyết. * Phải phát huy vai trò qun lý Nhà nước trên các mặt: - Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các chính sách cơ chế phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, đối với các thành phần kinh tế nhất là kinh tế ngoài quốc doanh phù hợp với hiến pháp và pháp luật, duyệt các dự án, qui hoạch đồng bộ, danh mục công trình dự án đầu tư trọng điểm. Quyết định các chính sách huy động nguồn lực , vốn, các chế độ ưu đãi (khuyến khích bỏ vốn xây dựng hạ tầng thanh toán dần, giảm mức thuế cho các ngành cần khuyến khích...). Chỉ đạo chặt chẽ các ngành các cấp trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tỉnh giao, giám sát tình hình thực hiện các chương trình (chương trình trồng rừng, chương trình 135, chương trình ĐCĐC, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...) Giải quyết kịp thời các kiến nghị của cấp dưới thuộc thẩm quyền cấp trên, làm việc với các tỉnh thành phố để ký kết các văn bản thoả thuận ghi nhớ. - Các ngành tổng hợp, ngành chức năng làm tham mưu cho tỉnh về qui hoạch kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chương trình huy động nguồn lực vốn, lao động, đào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước bằng pháp luật thể chế, không trực tiếp can thiệp quá sâu quá trình điều hành của doanh nghiệp như hiện nay. Tiếp tục công cuộc cải cánh hành chính giảm nhẹ đầu mối, giảm biên chế, hạn chế chồng chéo, giảm nạn quan liêu giấy tờ, loại bỏ những cá nhân, bộ phận hay tổ chức có biểu hiện tham nhũng gây phiền hà cho cơ sở làm trong sạch bộ máy để đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước. 2.2. Tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. - Hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng trên thị trường cho các doanh nghiệp. Củng cố sắp xếp loại các doanh nghiệp Nhà nước tạo cho các doanh nghiệp đủ mạnh, đổi mới trang thiết bị, xây dựng phưng án sản xuất có hiệu quả để thực sự giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt chủ đạo nền kinh tế đúng hướng, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, nhượng bán các Doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết của Chính phủ, xoá bỏ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có hiệu quả. Đổi mới cơ chế quản lý trong các Doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện một bước căn bản về việc lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp và lao động các Doanh nghiệp Nhà nước. - Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các hình thức kinh tế hợp tác, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế tập thể, củng cố phát triển các hợp tác xã, khuyến khích liên kết rộng rãi nhằm thúc đẩy phát triển Kinh tế – Xã hội theo cơ chế chính sách của Nhà nước, khuyến khích phát triển mạnh kinh tế trang trại, các Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, các hình thức hợp tác giữa HTX và chủ trang trại. Tiếp tục tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế tư nhân phát triển để trở thành một bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Khuyến khích liên doanh liên kết giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân, trong nước, ngoài nước trên cơ sở tự nguyện hiệu quả và cùng có lợi. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO. 2.3. Đổi mới cơ chế chính sách. * Chính sách về thị trường: Bao gồm thị trường trong địa bàn của tỉnh với số dân có sức mua lớn hàng tiêu dùng. Thị trường trong nước đặc biệt là các thành phố lớn và các tỉnh lân cận (như Lào Cao, Hà Giang, Tuyên Quang...) và tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước ASEAN và Trung Quốc ...) Cần phi nâng cao uy tín và chất lượng sn phẩm hàng hoá để giữ được bạn hàng và tiếp tục có những khách hàng mới. * Chính sách về khoa học công nghệ môi trường: Muốn hội nhập thị trường nhất thiết phi đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị mới có kh năng cạnh tranh và hội nhập với khu vực. Trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích người lao động giỏi (thợ tay nghề cao, trí thức tâm huyết, nhà kinh doanh giỏi , chuyên gia giỏi ) về vật chất và tinh thần. Tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng phi chú trọng tới môi trường và khả năng sinh thái tự nhiên như : Nguồn nước, giảm ô nhiễm không khí ... * Chính sách về xã hội đảm bảo phát triển bền vững. Tạo cơ hội bình đẳng cho mọi công dân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh theo pháp luật, khuyến khích và tôn trọng những người làm giàu chính đáng, đồng thời chống những kế làm giàu phi pháp, tham nhũng và gian lận thương mại. Tăng cường đầu tư cho con người thông qua các nguồn lực để phát triển giáo dục đào tạo, văn hoá xã hội . Khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này để cùng tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Giảm tỷ lệ tăng trưởng dân số ở nông thôn nhất là vùng cao, lực lượng lao động xã hội tuy chiếm 48% dân số song lao động chủ yếu chưa qua đào tạo, lao động có tay nghề cao, lao động kỹ thuật chưa đáp ứng được nhiệm vụ hiện nay, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn quá cao trên 10%. Do vậy cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cho các ngành kinh tế, thông qua các trường TW, các trường trung cấp địa phương. Trang bị cho các trường kỹ thuật thiết bị mới, công nghệ mới để đảm bảo học giữa lý thuyết và thực hành, ngoài ra cần có kế hoạch xuất khẩu lao động cho các nước trong khu vực, các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động. Chú ý đến các vùng kinh tế mở liên doanh của TW với nước ngoài, các khu công nghiệp của các tỉnh và thành phố lớn. Tổ chức và phân phối lại lao động trên địa bàn là vấn đề chiến lược và nan giải khi mà chúng ta giảm bộ máy hành chính sự nghiệp, xoá bỏ một số doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh làm ăn thua lỗ. Do vậy cần nhận thức vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực chế biến: chè, tinh dầu quế, chế biến bột giấy ... Tăng cường thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo thông qua việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển tạo việc làm cho người lao động, thực hiện công bằng xã hội. 2.4. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài một cách hợp lý. Với sự tiến bộ của Khoa học của Công nghệ - Kỹ thuật việc thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong tỉnh và một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy tỉnh cần phải có những chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý. Đối với nguồn vốn trong nước (vốn vay tín dụng, vốn ngân sách Nhà nước, vốn từ nhân dân) chúng ta phải có những chính sách sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao vai trò của nguồn vốn từ địa phưng. Đối với nguồn vốn nước ngoài. Cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý. Chúng ta cần cải cách các thủ tục hành chính trong việc thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. 2.4. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài một cách hợp lý. Để thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Yên Bái phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, thay đổi kỹ thuật lạc hậu bằng những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại thì tỉnh Yên Bái cần đề ra các chính sách, biện pháp nhằm khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, như một số chính sách dưới đây. (1) Đối với vốn đầu tư của Dân cư và Tư nhân - Thực hiện tốt cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục, tránh sách nhiễu, phiền hà: thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh (đơn giản các thủ tục hành chính cũng là giải pháp kích cầu). - Công bố các ngành, lĩnh vực tỉnh ưu tiên đầu tư, trong đó đặc biệt ưu tiên công nghiệp chế biến Nông lâm sản, thực phẩm, trồng từng, đầu tư vào các huyện miền núi. - Tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt công tác quy hoạch (quy hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch chi tiết một số xã, phường, thị trấn, quy hoạch khuyến khích công nghiệp ...), công bố công khai các quy hoạch để dân và doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. - Cải tiến cơ chế thu mua nông sản hàng hoá, tổ chức thu mua trực tiếp nguyên liệu giấy với nông dân, khuyến khích dân bỏ vốn trồng cây nguyên liệu. - Ban hành chính sách về trợ giá giống lúa lai, giống thuần (cấp I) cho nông dân (nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cấp không). - Xây dựng đề án tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 - 2005, trong đó chú trọng cho vay hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. - Mở rộng hoạt động quỹ tín dụng, ở vùng cao cho vay vốn phát triển với lãi suất ưu đãi. (2) Đối với vốn đầu tư nước ngoài Yên Bái tuy không có lợi thế như một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, các thành phố lớn, nhưng so với các tỉnh miền núi phía Bắc thì Yên bái có một số lợi thế thu hút vốn đầu tư. - Là tỉnh có thuận lợi về giao thông vận ti, là đầu mối và trung độ các tuyến giao thông đường bộ, tuyến đường sắt nối Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (TQ). Hệ thống đường thủy thuận lợi, có sân bay trong tương lai có thể trở thành sân bay dân dụng. - Có vùng nguyên liệu dồi dào phục vụ cho công nghiệp chế biến (như: chè, giấy, quế ...). - Khu công nghiệp phía Tây của thành phố Yên Bái sắp được hình thành sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào đây. Vậy, để Yên Bái thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì các ban ngành có liên quan phi làm tốt công tác giới thiệu tiềm năng của tỉnh, ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo lao động,lập và giới thiệu các dự án có chất lượng. Chỉ đạo các cấp các ngành cam kết thực hiện tốt các điều kiện, thống nhất chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở về vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng, giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính ... Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển nông nghiệp và nông thôn, các công trình chủ yếu của Kinh tế – Xã hội trong phát triển. Tăng cường kinh tế đối ngoại sử dụng có hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, huy động vốn hỗ trợ phát triển (ODA) trong phát triển bền vững trên cơ sở các dự án được cam kết hỗ trợ phát triển đầu tư. 2.5. Tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước thực sự hiệu quả, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển Kinh tế – Xã hội. * Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Bản chất quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược về mặt không gian và thời gian. Quy hoạch lãnh thổ bám sát nguyên tắc phân cấp, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch của cấp nào thì dựa chủ yếu và tiềm lực cấp đó: Chính quyền cấp trên có trách nhiệm phối hợp điều hoà quy hoạch của chính quyền cấp dưới. Quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch đô thị là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước các cấp. Việc quy hoạch đô thị cần được tiến hành một cách công khai và ổn định hạn chế các hiện tượng tiêu cực hoặc lạm dụng để đầu cơ trong thị trường bất động sản. Quy hoạch tổng thể ngành được áp dụng cho những ngành mang tính chiến lược và hệ thống toàn quốc (điện, giao thông, bưu chính viễn thông) có tính đến sự tham gia của các thành phần kinh tế và những biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch. * Đổi mới công tác kế hoạch hoá Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá ở các địa phương và ở các ngành, xác định cụ thể một số nhiệm vụ cơ bản cho công tác kế hoạch ở các địa phương, các ngành và xây dựng một phương pháp lập kế hoạch thống nhất trong việc lập kế hoạch cho địa phương hoặc ngành; nghiên cứu một cơ chế phối hợp và thống nhất trong việc lập và điều hành thực hiện kế hoạch quốc gia. Nội dung kế hoạch của các địa phương cần phản ánh đúng sự phân cấp quản lý Nhà nước về kinh tế. Kế hoạch của các ngành, địa phương phải phù hợp với kế hoạch chung của cả nước. Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng quy hoạch phát triển của mình, các ngành, các địa phương cần hỗ trợ cho việc lập và điều hành quốc gia bằng cách cung cấp thông tin, dự báo và những kiến nghị cho việc xây dựng các chính sách kinh tế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ ngành kế hoạch được đào tạo, trang bị thêm nhiều kiến thức quản lý, tập trung ở các ngành, lĩnh vực chủ yếu và khuyến khích tự học, tự nghiên cứu, vì vậy chất lượng làm công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế được nâng lên rõ rệt. Đổi mới cơ sở cung cấp thông tin phục vụ công tác kế hoạch hoá. +) Nguồn thông tin Các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước: quy hoạch, chiến lược phát triển, dự báo, định hướng của các Bộ, Ngành của tỉnh. Các tài liệu hướng dẫn cung cấp của ngành dọc cấp trên Hệ thống báo cáo theo quy định của ngành, các huyện, thị và cơ sở. Điều tra khảo sát thực tế Các số liệu lịch sử có liên quan Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng +) Xử lý thông tin Căn cứ vào những nguồn thông tin trên, đội ngũ chuyên gia thuộc các ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ tổng hợp, đề xuất các gii pháp, kiến nghị theo hướng : - Các thông tin đơn giản, có phạm vi ảnh hưởng hẹp thì đội ngũ chuyên viên tự xử lý, đề xuất giải pháp, phương thức thực hiện. - Các thông tin phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì tuỳ theo tính chất thông tin để xử lý bằng các hình thức: Đưa ra hội nghị ban cơ quan, giao ban cấp tỉnh, cấp cơ sở để xử lý, thống nhất giải pháp. * Tiếp tục đổi mới và phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn trên cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển. Chuyển từ cơ chế thu thuế sang cơ chế tự khai nộp theo pháp luật, khuyến khích và nuôi dưỡng nguồn thu. Đảm bảo các nguồn thu phấn đấu để đủ chi cho các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm địa phưng. 2.6. Phối hợp giữa các cấp, các ngành. 2.6.1. Phối kết hợp giữa tỉnh với các ngành Trung Ương Sự phối kết hợp này đã mang lại kết quả tốt trong phát triển Kinh tế-Xã hội. - Tỉnh cung cấp các thông tin của địa phương cho các cơ quan ban ngành ở Trung Ương. - Có cơ quan, ban ngành ở TW thì cung cấp thông tin ngược lại, cùng với việc bổ trợ giúp về tư vấn , kỹ thuật, phân công trách nhiệm cho tỉnh ... 2.6.2. Giữa tỉnh với huyện - Có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giữa cấp tỉnh và huyện (báo cáo, hướng dẫn, tổng hợp) đảm bảo đúng định hướng, chiến lược phát triển chung. - Hàng tháng, hàng quý có sự trao đổi thông tin hai chiều, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về các ngành tổng hợp (kế hoạch, tài chính, thống kê) trên cơ sở đó tỉnh nắm tình hình thực hiện kế hoạch của các huyện. 2.6.3. Giữa tỉnh với các tỉnh lân cận - Phối hợp tốt xây dựng kế hoạch với các tỉnh bạn, nhất là các dự án giao thông, khai thác cát sỏi, trồng cây nguyên liệu. - Tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, các giải pháp, ứng dựng các mô hình kinh tế điển hình cũng như phương pháp điều hành, phương pháp lập dự án thu hút vốn đầu tư, cách tổ chức các phòng, ban của hệ thống ngành. - Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội 5 năm, các dự án lớn của các tỉnh để tránh chồng chéo, các dự án lớn có liên quan đến vùng nguyên liệu, môi trường của tỉnh lân cận thì phi có ý kiến của tỉnh đó. Quan hệ trao đổi thương mại đã góp phần giải quyết những khó khăn về sản xuất, đời sống, đồng thời thúc đẩy cho kinh tế địa phương cùng với đồng bằng sông Hồng cùng phát triển. III. Kết luận và kiến nghị - Nhìn tổng quát nền kinh tế Yên Bái vẫn tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi về lượng và chất, tính hành chính trị ổn định, tình hình dân trí tiếp tục phát triển, đời sống vật chất văn hoá ngày càng được ci thiện, tiềm năng và thế mạnh đang được phát huy. Song vẫn còn nhiều mặt cần được nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn. - Là một tỉnh miền núi có thế mạnh về đất đai, lao động, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nhưng điểm xuất phát nền kinh tế còn thấp, chủ yếu cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang hình thức tự cung tự cấp. Nguồn thu ngân sách tuy đạt kế hoạch hàng năm, nhưng cũng chỉ đạt tỷ lệ dưới 30% chi, tuy sn xuất lưng thực phát triển nhưng vẫn thiếu hàng năm 2 vạn tấn mới đủ cân đối. Nhu cầu phát triển hạ tầng, đổi mới công nghệ lớn nhưng nguồn vẫn rất hạn hẹp, phi trông chờ từ TW, các Bộ, các nguồn tài trợ. Tỷ lệ không có việc làm trên 10%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao, thu nhập dân cư ở mức thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn quá cao, khong cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn quá chênh lêch, trật tư xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng do mặt tiêu cực của cơ chế thị trường phát sinh đặc biệt ở thế hệ trẻ. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu hàng hoá sản xuất ra còn kém chất lượng chưa đủ cạnh tranh được với thị trường. - Vậy để đạt được những mục tiêu đề ra toàn thể Đảng bộ, các ban ngành và toàn thể cơ quan nhà nước phi quyết tâm thực hiện tốt công việc đề ra, tranh thủ các cơ hội sẵn có và sẽ có, vượt qua những thách thức để Yên Bái hoàn thành được nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XV của tỉnh đề ra. Đưa Yên Bái trở thành một khu vực phát triển trong khu vực miền núi phía Bắc. Tài Liệu tham khảo 1- Văn kiện đại hội đảng VIII, IX 2- Văn kiện đại hội đại biểu đẩng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV, XV 3- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996- 2000 Tỉnh Yên Bái 4- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005 Tỉnh Yên Bái 5- Kỷ yếu hội thảo đổi mới công tác kế hoạch hoá và công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam 6- Giáo trình kế hoạch hoá phát triển 7- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 1996 –1997, 1997 –1998,1998-1999, 1999-2000. 8- Luận văn tốt nghiệp khoá 39 Khoa kinh tế phát triển 9 Một số tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 tỉnh Yên Bái.pdf
Luận văn liên quan