Luận văn Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản

Về công nghệ xuất khẩu Mặc dù chúng ta đưa ra mục tiêu phát triển công nghệ sinh học ứng dụng vào ngành thuỷ sản. Tuy đ ã đạt dược kết quả đáng khích lệ song trên 136 doanh nghiệp chế biến (chiếm 59%) hiện nay của Việt Nam vẫn trong tình tr ạng chưa đáp ứng được yêu vầu vệ sinh an toàn thực phẩm và đang trong tình trạng thu động marketing. Vì vậy công nghệ thuỷ sản của ta vẫn kém xa so với khu vực và thế giới.

pdf83 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ta. Với thực trạng từng vùng là cơ sở để chúng ta nghiên cứu để xem vùng nào có thế mạnh để tập trung đầu tư có hiệu quả đó vấn đề đặt ra cho các vùng hiện nay. 2.1.2. Phân bố địa lý đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản Sự phân bố địa lý mất cân đối giữa miền nam và miền bắc. Mặc dù hầu hết các tỉnh ven biển đều tham gia hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, song tổng đánh bắt của các tỉnh miền bắc Ttừ Quảng Trị trở ra) chỉ là 13% so với đánh bắt hải sản của cả nước năm 2000. Đánh bắt của các tỉnh nam bộ là 54% trong đó riêng 2 tỉnh Kiên Giang và Minh Hải đã khai thác tới 27,5% sản lượng khai thác hải sản của cả nước, gấp 2 lần khai thác của các tỉnh phía bắc Về tình hình nuôi trồng, việc phân bố khu vực nuôi trồng cũng có những mất cân đối tương tự. Nuôi trồng ở các tỉnh phía bắc chiếm 20% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Riêng về, nuôi tôm tập trung ở Nam bộ tới 73% tổng sản lượng tôm cả nước năm 2000, còn lại ở các tỉnh miền trung (7%) trong khi các tỉnh ở miền bắc gồm Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định chỉ chiếm chưa đầy 2,5% sản lượng tôm nuôi toàn quốc. Sự phân bố địa lý không đều trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có nguyên nhân khác quan trọng là do sự phân bố khoong đều của nguồn tài nguyên biển như đã nêu trên.  Về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.1.3. Những nhận xét chung về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn tài nguyên đó đã tạo lợi thế so sánh của đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Từ những lợi thế đó là yếu tố khách quan làm tăng sản lượng thủy sản thời gian qua Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ quản lý cũng như trình độ công nghệ mà việc duy trì nguồn tài nguyên ven bờ cũng bị tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, tàn phá môi trường sinh thái và gây ra những hậu quả có thể rất nghiêm trọng đến việc duy trì nguồn tài nguyên thủy sản lâu dài. 2.2. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam Sau khi chính phủ ban hành Nghị quyết 18/CP về phát triển công nghệ sinh học (CNSH) ở Việt Nam, các cơ sở nghiên cứu và đơn vị sản xuất kinh doanh có liên quan đến CNSH trong ngành thủy sản đã xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện nghị quyết đó. Trong quá trình triển khai, đã coi trọng việc quán triệt quan điểm và mục tiêu phát triển CNSH chung của cả nước gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của các chương trình kinh tế xã hội quan trọng của ngành nhằm đưa nhanh tiến bộ CNSH vào sản xuất nghề cá ở nước ta. Ngoài những kết quả về tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cơ sở nghiên cứu trong ngành từ năm 1994 đến nay, các Viện, Trung tâm nghiên cứu đã triển khai thực hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực giống, sản xuất thức ăn phòng ngừa dịch bệnh, quản lý môi trường, kiểm tra chất lượng vệ sinh thủy sản trong chế biến thủy sản Về ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu về giống. Hơn 20 đề tài nghiên cứu về gióng thủy sản trong thời gian qua đã ứng dụng công nghệ gen; lai tạo và điều khiển giới tính nhằm nâng cao phẩm giống, cong nghệ nuỗi vỗ thuần thục thủy sản bố mẹ; công nghệ ương, ấp và nuôi dưỡng trứng từ giai đoạn sau thụ tinh của trứng đến giai đoạn giống; thức ăn công nghiệp có liên quan đến quá trình nuôi dưỡng động vật thủy sản. Cho đến nay đã sản xuất thành công nhiều đối tượng thủy sản ở Việt Nam, cung cấp giống cho sản xuất với khối lượng lớn và chất lượng được nâng cao. Có thể kể đến: + Giống tôm sú (Penaeus monodon): Công nghệ sản xuất giống tôm sú đã được áp dụng rộng rãi cho nhiều địa phương trong cả nước 11 tháng đầu năm 2002 ước sản xuất 16,5 tỷ giống tôm sú P15 + Giống tôm rảo (Metapenaeus ensis) đã cho đẻ thành công, xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi tôm rảo. Hiện có 12 tỉnh đang được chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm rảo. Ngoài ra cũng có đã cho đẻ thành công tôm càng xanh (Macrobaranchium rosenbergii), tôm nương (P.orientalis), tôm bạc (P.merguiensis) + Cua biển (Scylla spp) và ghẹ xanh: đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm 2 đối tượng này. Đã sản xuất giống và nuôi một số loài động vật thân mềm như ốc hương, điệp, trai biển, trai nước ngọt, bào ngư, hiện đang được áp dụng vào sản xuất tại nhiều nơi. + Nhóm cá biển: Đã nghiên cứu quy trình sản xuất giống cá gò, cá vược, cá song. Năm 2002, lần đầu tiên đã cho đẻ và ương đạt tỷ lệ sống cao giống cá song, sản xuất được khoảng 20 vạn cá song chấm giống và hàng vạn cá giò cung cấp cho khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Vũng Tàu + Nhóm cá nước ngọt: đã lưu giữ và bảo quản quỹ gen cá nước ngọt gồm 27 loài, dòng và giống gốc. ứng dụng công nghệ điều khiển sinh sản nhân tạo thành công một số loài cá nước ngọt: chép, mè trôi, trắm cỏ, mè vinh, basa, tra, bống, quả, bống tượng, rô đồng, cá chim trắng. Hàng năm sản xuất trên 10 tỷ cá bột một số loài cá nước ngọt chủ yếu, cung cấp đủ giống cho sản xuất. Kết quả nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây là ứng dụng côngng hệ di truyền điều khiển giới tính tạo đàn cá rô phi siêu đực, cá mè vinh toàn cái, giải phẫu tuyến andrrogenic để điều khiển giới tính tôm càng xanh, thông qua chọng giống cá rô phi dòng GIFT đã nâng cao tốc độ sinh trưởng 18% sau 2 thế hệ giống. Công nghệ sản xuất giống cá rô phi siêu đực dòng GIFT đã sản xuất khaỏng 75 vạn cá giống cung cấp cho 25 tỉnh. Hiện nay giống này rất được ưa chuộng và có nhu cầu cao để phát triển nuôi cá rô phi siêu đực xuất khẩu trong những năm đến. Đã xây dựng quy trình bảo quản tinh một số loài cá nước ngọt, một số loài vi tảo, bước đầu nghiên cứu các marker ADN phục vụ chọn giống, nâng cao tốc độ sinh trưởng cá tra, tôm su và marker ADN liên quan đến màu sắc thịt cá tra + Nhóm rong biển: đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số loài rong biển kinh tế như sản xuất giống dinh dưỡng rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) rong câu cước (G.heteroclada) rong câu thắt (B.blodgettii), rong câu sợi mảnh (G.tenuistipitata) rong sụn (Kappaphycú alvarezii) Về ứng dụng CNSH trong nghiên cứu thức ăn cho động vật thủy sản nuôi. Đã ứng dụng công nghệ điều khiển môi trường nôi sinh khối vi tảo cung cấp thức ăn cho quá trình ương một số loài thủy sản nuôi, công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản. * Về ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng ngừa dịch bệnh thủy sản. Đã nghiên cứu xây dựng được quy trình kỹ thuật phát hiện virus gây bệnh đốm trắng, đầu vàng ở tôm sú bằng phương pháp PCR, hiện được áp dụng mở rộng trong kiểm dịch bệnh tôm sú, giúp sản xuất kiểm tra chất lượng giống tôm * Về ứng dụng công nghệ sinh học trong quản lý môi trường nuôi thủy sản. Đã nghiên cứu bước đầu xử lý chất thải bùn ao nuôi tôm, xử lý nước sạch cung cấp cho ao nuôi tôm, nước thải của các ao nuôi tôm bằng công nghệ vi sinh hoặc sử dụng công nghệ nuôi ghép rong câu, nuôi hàu, vẹm xanh trong hệ thống nuôi tuần hoàn nước hoặc áp dụng phương pháp nuôi sinh thái, nuôi sạch bằng chế phẩm sinh học. Vấn đề nuôi sinh thái và nuôi sạch đang được khuyến khích áp dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay nahừm bảo đảm tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu * Về ứng dụng công nghệ sinh học trong kiểm tra dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và độc tố, tạo độc trong động vật thủy sản. Đã áp dụng các phương pháp mới nhất về vi sinh vật học của NMKL (Bắc Âu), AOAC và FDA (Hoa Kỳ) để kiểm tra chất lượng hàng thủy sản. Triển khai áp dụng thành công kỹ thuật ELISA (kỹ thuật miễn dịch gắn enzim đặc hiệu) là kỹ thuật tiên tiến trong ngành sinh học phân tử để phát hiện nhanh dư lượng chloramphenicol trong sản xuất thủy sản. Trong thời gian tới sẽ mở rộng các chỉ tiêu kiểm tra dư lương jchất kích thích sinh sản, sinh trưởng, histamin và một số kháng sinh bị cấm khác. Đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật PCR để phát hiện nhanh với độ chính xác cao các vi sinh vật gây bệnh có trong sản phẩm thủy sản như Salmonella, Shigella. Kết quả bước đầu đã giúp ngành sản xuất từng bước kiểm soát môi trường và giảm thiểu dư lượng các chất kể trên trong động vật thủy sản nuôi. * Về ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thủy sản Đã nghiên cứu công nghệ chiết suất một số chất có hoạt tính sinh học: phycoerythrin, phycocyanin, carageenan từ rong đỏ, enzim proteinaza, astaxanthin tư vỏ đầu tôm,. công nghệ sử dụng chitosan nâng cao hiệu suât thu hồi agar trong rong đỏ, một số chất có hoạt tính sinh học cao trong sam biển. Đã áp dụng công nghệ enzim trong sản xuất nước mắm. Đã nghiene cứu và sử dụng quy trình công nghệ làm lạnh nước biển bảo quản sản phẩm hải sản phục vụ cho các tàu đánh cá xa bờ, giảm rõ rệt chi phí mua và vận chuyển đá. Một vấn đề quan trọng trong lĩnhv ực chế biến thủy sản hiện nay là nước thải của nhiều xí nghiệp chế biến thủy sản có mức độ ô nhiễm vượt quá nhiều lần so với quy định cho phép. Để bảo vệ môi trường chung, trong thời gian qua đã có khoảng 50% số nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam đã áp dụng công nghệ xử lý thải. Nhiều cơ sở chế biến thủy sản đã mạnh dạn đầu tư nhập công nghệ và xây dựng hệ thống xử lý thải. Về mặt quản lý, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 18/CP, ngành thủy sản đã nghiên cứu và xây dựng nhiều văn bản pháp quy, quy trình, quy phạm về quản lý môi trường, giống thuốc, chế phẩm sinh học, thức ăn, xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về các mô hình nuôi trồng và chế biến thủy sản có liên quan đến công nghệ sinh học Kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong các hoạt động sản xuất của ngành thủy sản thời gian qua đã góp phần quan trọng tạo ra các kỹ thuật bảo vệ sản xuất giống, quản lý môi trường, kiểm soát bệnh dịch, phát triển nuôi trồng thủy sản, mở rộng chế biến, góp pahảm đảm bảo kinh tế thủy sản tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2002, tổng sản lượng thủy sản đạt 2,410 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,014 tỷ USD Thời gian tới, ngành thủy sản tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18/CP của chính phủ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong mọi lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn sản xuất của ngành, thông qua chú trọng các giải pháp về đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, ưu tiên triển khai các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học... nhằm mục tiêu đưa nhanh các tiến bộ về công nghệ sinh học vào sản xuất nghề cá nước ta, tạo khối lượng lớn sản phẩm thủy sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành và của kinh tế đất nước. II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 1.Mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Bảng 1.1 Các đầu mối xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu ở Việt Nam. (Đơn vi:TriệuUSD) STT Tên Mặt hàng XK chính Tỷ trọng XK2001 Thị trường 1. -Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam(Seaprodex) Tôm, Mực, Cua, Cá các loạivà các loại hải sản thân mềm 124 Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Mỹ.. 2. -Công ty XNK Minh Hải Tôm, Cá đông lạnh, Mực đông < 14 Nhật, Singapo, Nhật, Đài Loan 3. -Công ty CBĐông lạnh Nha Trang Tôm Đông Lạnh, Cua 20 Nhật, Đài Loan 4. -Công ty XNK Tổng hợp Cà Mau Tôm đông, Nhuyễn thể đông, thuỷ sản khô 36 Nhật , Các nước ASEAN 5. -Công ty Cá hộp Hạ Long XK Cá đông lạnh, Cá hộp 4,8 CHLB Đức, LiBi, Trung Quốc. Nguồn : Bộ thuỷ sản, Tổng cục thống kê 9/2001. Các công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam là Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải, Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha trang, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Cà Mau.... dù còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng các công ty đã cố gắng để thích ứng dần với môi trường kinh doanh quốc tế và đạt được vị trí nhất định trên thị trường thuỷ sản quốc tế thông qua việc cung cấp dạng sản phẩm xuất khẩu phong phú ( hầu như mọi dạng sản phẩm thuỷ sản) ra hầu như khắp thị trường thuỷ sản lớn của thế giới như Nhật Bản , Hoa Kỳ và liên minh châu Âu ( dù rằng xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn là lớn nhất). * Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam- (SEAPRODEX) : thị trường trọng điểm của công ty là Nhật Bản chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sau đó là các nước ASEAN( 8%) và EU( 8%). Xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 2% trị giá xuất khẩu ra các nước khác. Như vậy, xuất khẩu sang Đông và Đông Nam á chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của SEAPRODEX, một tỷ lệ nhỏ khoảng 10% được xuất khẩu sang EU và Mỹ ....Cơ cấu xuất khẩu của SEAPRODEX có thể đại diện cho cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản chung của cả nước như đã phân tích ở phần trên. Cơ cấu này cũng phản ánh những mất cân đối về thị trường xuất khẩu ( tập trung lớn vào thị trường khu vực Châu á) và giải thích trình độ kỹ thuật nghiệp vụ chưa cao của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty xuất nhập thuỷ sản khác của Việt Nam, thì thị trường truyền thống xuất khẩu của họ cũng là Nhật Bản, các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực , trong đó Singapo hoặc Đài Loan hoặc Hồng Kông là bạn hàng lớn thứ hai sau Nhật Bản. Chẳng hạn công ty chế biến thuỷ sản đông lạnh Nha Trang xuất khẩu hàng năm 20 triệu đôla hàng thuỷ sản, thì xuất khẩu sang thị trường Nhật là 13 trỉệu đôla, xuất khẩu sang Đài Loan là 5 triệu đôla, Công ty xuất khẩu tổng hợp Cà mau xuất khẩu hàng năm 36 triệu đôla hàng thuỷ sản thì riêng xuất sang thị trường Nhật đã là gần 30 triệu đôla, các nước ASEAN 1,1 triệu đôla, hay Công ty xuất khẩu Minh Hải xuất khẩu trên 14 triệu đôla thuỷ sản thì có tới 13 triệu là xuất sang thị trường Nhật, công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư thành phố Hồ Chí Minh-FIDECO xuất khẩu 10,9 triệu đôla hàng thuỷ sản năm 1996 thì riêng xuất sangthị trường Nhật đã là 9,4% triệu đôla còn lại là xuất khẩu sang Singapo 0,67 triệu và Hồng Kông 0,53 triệu đôla.. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được, ngay cả khi chúng ta so sánh xuất khẩu với các nước trong khu vực như Inđônêxia chẳng hạn, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ nhất thế giới, Nhật Bản ở gần Việt Nam hơn, hơn nữa Nhật Bản cũng quan tâm khai thác nguồn hàng từ các nước trong vùng, sự gần gũi về địa lý do kinh tế , kỹ thuật khác. Công ty cá hộp Hạ Long, xuất khẩu 4,8 triệu đôla cá đông lạnh và cá hộp xuất khẩu chủ yếu đi CHLB Đức và LiBi( những thị trường không truyền thống của Việt Nam ) -3,8 triệu đôla còn lại 1 triệu đôla là xuất khẩu sang Trung Quốc. Xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản và các nước ASEAN, ngoài những thuận lợi trên, các công ty xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng phải đương đầu với những khó khăn lớn. +Thứ nhất, đó là việc cảm thấy có thị trường tiêu thụ dễ tính hơn sẽ làm giảm tính năng động và những nỗ lực của các công ty trong việc thực hiện đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. +Thứ hai, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tuy chủ yếu là sang các thị trường nêu trên nhưng các nước khác trong vùng cũng xuất khẩu lớn vào thị trường lớn vào thị trường này và họ thường là những nhà xuất khẩu hàng đầu sang các thị trường đó chẳng hạn như Inđônexi, Thái Lan, ấn độ, Trung quốc là những là xuất khẩu tôm lớn nhất không những sang Nhật Bản mà còn sang mọi thị trường khác của thế giới. Việt Nam hiện nay đang là lực lượng thách thức, tuycác đối thủ phải đè chừng nhưng những nước trên vẫn giữ vai trò quyết định trên thị trường, và nếu họ gặp khó khăn ở trên thị trường khác thì họ cũng dễ dàng hơn nhiều trong việc củng cố thị phần ở thị trường do họ đứng đầu và như vậy Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc tăng thị phần hay thực hiện một ý đồ thương mại nào đó( vấn đề giá cả, tìm bạn hàng mới hay đưa sản phẩm mới vào thâm nhập thị trường...) Ví dụ: Inđônêxia là nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Nhật bản những năm qua và có những lợi thế cơ bản của nước đứng đầu như sau: * quan hệ truyền thống với các nhà đầu tư và nhập khẩu , Nhật Bản đã giúp cho sản phẩm của Inđônêxia có vị trí vững vàng trên thị trường Nhật bản..... Chính các nhà nhập khẩu Nhật Bản chứ không phải các nhà xuất khẩu Inđônêxia đã làm cho người tiêu dùng Nhật Bản quên thuộc với những loại tôm của Inđônêxia ngay cả tôm sú nuôi của Inđônêxia cũng được chấp nhận rộng rãi ở NhậtBản vì chất lượng tốt thậm chí giá có cao hơn từ các nguồn cung cấp khác. * Vì có quan hệ truyền thống rất gắn bó với các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các nhà chế biến và xuất khẩu Inđônexia coi thị trường Nhật Bản là thị trường lớn nhất và là sự lựa chọn đầu tiên của họ. Vì Nhật Bản là thị trường trả giá cao nhất so với các thị trường khác trong khi cũng đòi hỏi rất cao về chất lượng, các vấn đề trong buôn bán cũng như các vấn đề khác nhiều khi được giải quyết không chính thức để đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Liệu Việt Nam có thể được ưu ái như vậy của thị trường Nhật Bản hay không? Dù rằng để đổi lại các nhà sản xuất và chế biến Inđônexia luôn bày tỏ thiện chí đối với thị trường Nhật Bản và đảm bảo giữ vững thị phần ở thị trường này. Khi sản lượng giảm sút, Inđônêxia có thể giảm xuất khẩu sang các thị trường khác cũng vẫn cố gắng duy trì xuất khẩu sang Nhật Bản .... Ngoài ra, khi những thị trường này có khó khăn hay trì trệ, chẳng hạn những khó khăn về kinh tế tài chính ở các nước Đông và Đông Nam á hiện nay, với sự trì trệ nhập khẩu của các thị trưòng NhậtBản , Hàn Quốc... sẽ gây khó khăn lớn hơn cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản, Việt Nam khi không có được các thị trường thay thế và họ không đủ mạnh so với các đối thủ cạnh tranh khác. Xét về cơ cấu dạng sản phẩm xuất khẩu, hàng thuỷ sản đông lạnh chiếm gần 70% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu của tổng công ty ( Tôm đông là 39%, Mực đông là 17%, Cá đông là 10%, Cua đông gần 1%, Nhuyễn thể đông là 1%, thuỷ sản khô chiếm 5% còn lại là các loại sản phẩm khác. Cơ cấu này mang tính điển hình của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và có thể đại diệncho cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại về hàng thuỷ sản ở Việt Nam như Công ty xuất nhập tổng hợp Cà Mau, Công ty FIDECO, Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng- STAPIMEX... Tuy nhiên cơ cấu trên không đại diện cho các đơn vị chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩuchuyên môn hoá như Công ty đồ hộp Hạ long sảnphẩm xuất khẩu chủ yếulại là Cá hộp ( 79%) , Cá đông lạnh ( 21%) hay Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha Trang xuất khẩu chủ yếu hàng thuỷ sản đông lạnh ( trên 95%, riêng tôm đông 93%), Xí nghiệp cầu tre xuất khẩu 100% hàng thuỷ sản đông lạnh gồm các loại cá, cua, mực và các loại nhuyễn thể khác... Điều cũng cần phải nói thêm là, ngoài sự mất cân đối về tỷ lệ giữa cá và các loại giáp xác, nhuyễn thể đông lạnh ( Việt Nam 10% cá và 60%-70% giáp xác và nhuyễn thể /100% xuất khẩu thuỷ sản, thế giới 40%cá, 33% giáp xác và nhuyễn thể / 100% xuất khẩu thủy sản) thì thống kê về xuất khẩu của thế giới còn bao gồm cả dạng cá và giáp xác, nhuyễn thể tươi sống hay ướp đá nữa còn của Việt Nam tỷ lệ trên hầu hết là đông lạnh sơ chế và chính dạng sản phẩm thuỷ sản sống được xem như một dạng thuỷ sản buôn bán quốc tế có giá trị gia tăng cao, vì vậy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn vấn đề lớn phải giải quyết là cơ cấu dạng sản phẩm xuất khẩu. 2.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Hơn 10 năm với sự nỗ lực trong việc tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Từ chỗ chỉ xuất khẩu qia 2 thị trường trung gian là hồng công và Singapo, thì ngày nay sản phẩm của Việt Nam đã có mặt ở 62 quốc gia trên khắp thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Đặc biệt vào năm2001 Việt Nam đã có 49 doanh nghiệp được EU công nhận vào danh sách xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 60 doanh nghiệp được công nhân vào thị trường Bắc Mỹ đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Hiện nay chúng ta có 5 thị trường xuất khẩu chính Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc và khu vực Đông Nam á. Mỗi thị trường có đặc tính khác nhauvà cho lượng kim ngạch xuất khẩu khác nhau thể hiện cơ cấu sau. Bảng: Cơ cấu thị trường thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Đơn vị: Kim Ngạch xuất khẩu thuỷ sản: triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 KNXKTS cả nước 670 776 858,6 971 1478,6 1760,1 2021 KNXKTS vào Nhật Bản 319,34 360,41 3 347,10 3 353,37 8 469,02 2 471,03 540,1 Tỷ trọng 47,6 46,4 40,4 42,46 33 27% KNXKTS vào Mỹ 28,527 42,652 81,551 125,59 5 304,35 9 500,8 600,9 Tỷ trọng 4,25 5,5 9,5 13 20,58 32% KNXKTS vào Eu 34,799 69,619 91,539 89,113 100,26 3 Tỷ trọng 5,2 8,97 10,66 9,17 6,78 KNXKTS vào T.Quốc Hồng Kông 91,881 118,01 3 137,51 5 117,09 8 213,15 6 279 314 Tỷ trọng 13,7 15,2 16,01 12,06 19,8 15,7% KNXK thị trường khác 195,45 3 185,30 3 200,89 226,81 6 Tỷ trọng 32,1 24,7 23,3 23,25 19,9 Nguồn: Qui hoạch tổng thể PT KT - XH Để hiểu được rõ khả năng, nhu cầu mỗi thị trường thì ta đi vào từng thị trường riêng biệt sau: 2.1. Thị trường Mỹ. Đây là một thị trường có sức mua lớn với những đặc sản có giá trị cao ngày càng dễ bán, nhưng phải đạt tiêu chuẩn HACCP và phải bảo đảm điều kiện cam kết. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là 28,527 triệu USD và đạt tỷ trọng 4,25% đến năm 1999 đạt là 125,595 triệu tấn, năm 2000 lên 304,359 triệu USD tăng 2,32 lần năm 2001 tăng 500,1 triệu USD tăng so năm 1999 là 3,85 lần và năm 2002 lên 600,9 triệu USD tăng so năm 1999 là 4,62 lần. Thị trường Mỹ từ năm 2001 - 2002 đã chiếm nguôi đầu bảng với tỷ trọng chiếm khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. 2.2. Thị trường Nhật Bản Hai mươi năm qua nhật bản vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản với khối lượng lớn từ Việt Nam, bởi vậy đã có 150 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản năm 1996 là 319,34 triệu USD và đạt tỷ trọng là 47,6% đến năm 1999 là 319,34 triệu USD và đạt tỷ trọng là 47,6% đến năm 1999 là 353,378 triệu USD; năm 2000 là 469,022 triệu USD năm 2001 đạt 471 triệu USD và đến năm 2002 đã đạt 540 triệu USD, chiếm tỷ trọng 27%. Nhưng ta thấy tỷ trọng của thị trường này có xu hướng giảm dần vào những năm gần đây. Việc giảm tỷ trọng này được giải thích như sau: Năm 1997, do ảnh hưởng biến động kinh tế trong khu vực và do sự mất giá của đồng Yên. Mặt khác do một số nước bị đình chỉ hay bị hạn chế xuất hàng sang EU nên đã chuyển sang thị trường khác trong đó có thị trường Nhật Bản, tạo cạnh tranh gay gắt với hàng thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản tăng thuế ban hàng đã khiến hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tại Nhật Bản giảm về tỷ trọng. Tuy nhiên Nhật Bản vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất, vào thời điểm 1997 là 47,6% và hiện nay đứng thứ 2 sau Mỹ là 27% Vào năm 2002 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này 540,1 tỷ USD xuống mức thấp nhất từ trước tới nay 27%. Trong năm2002 nền kinh tế vẫn bị suy thoái đồng Yên bị mất giá so với đồng USD. Tuy nhiên nếu so với tỷ trọng 80% của thị trường Nhật vào đầu thập kỷ 90 thì ta thấy rõ quá trình đa dangj hoá thị trường, giảm sự lệ thuộc vào một thị trường duy nhất xuất khẩu Việt Nam. Kết luận: Thị trường khổng lồ này thì thị phần Việt Nam vẫn khiêm tốn. Nếu chúng ta tập trung khai thác triệt để hơn thì khả năng lớn xuất khẩu của Việt Nam còn lớn hơn. Vì vậy chúng ta nhanh chóng tiến cải tiến công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng sản phẩm đó, bên cạnh đó chúng ta đa dạng hoá hơn nữa những sản phẩm xuất khẩu như đồ hộp, nhuyễn thế hai vỏ... 2.3. Thị trường Trung Quốc - Hồng Kông Với đất nước 1,3 tỷ dân đang yêu cầu về hàng thuỷ sản rất phong phú và đa dạng, chất lượng từ thấp tới cao. Đây chính là cơ hội tạo cánh cửa "mở rộng" để các hàng thuỷ sản Việt Nam thâm hập dễ dàng hơn. Tầng lớp giàu có đòi hỏi hải sản phải "chất lượng cao" bởi họ "sính" hàng nhập khẩu hơn hàng xuất trong trong nước còn đại đa số người Trung Quốc có mức sống trung bình nên hàng thuỷ sản cũng không đỏi hỏi chất lượng cao họ thích ăn hàn khô, muối, được tiêu thụ rất mạnh ở các tỉnh giáp biên giới. Nắm bắt nhu cầu đó, chúng ta nhanh chóng sản xuất mặt hàng thích ứng cho từng đối tượng tiêu dùng, thâm nhập sâuvào thị trường Trung Quốc, do vậy giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam vào Trung Quốc trong những năm gần đây đạt mức cao: năm 1996 kim ngạch xuất khẩu 91,881 triệu USD, đến năm 1999 là 117,098 triệu USD, năm 2000 là 223,156 triệu USD năm 2001 là 279 triệu USD và năm 2002 là 314 triệu USD chiếm 15,7%. Số doanh nghiệp đặt chân và thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc cũng ngày càng tăng. Nếu năm 1998 mới có 52 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thì đến năm 2002 ta có 100 doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Thuận lợi lớn nahát khi thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc hiện nay là về chất lượng người tiêu dùng chưa đòi hỏi khắt khe như thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản. Mặt khác khi đã quen hãng thì thị trường này tiêu thụ khối lượng lớn, có những mặt hàng chúng ta không cung cấp đủ. Dự kiến đến năm 2005 nhu cầu thuỷ sản của Trung Quốc có thể vượt trên EU chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản... Phải thắng đây là cơ hội lớn cho ngành thuỷ sản nước ta. 2.4. Thị trường EU Với 15 thành viên, 337 triệu dân, GDP hơn 9.000 tỷ USD/năm nên hàng năm thị trường này chủ yếu tiêu thụ những mặt hàng có chất lượng cao. Đây là thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam lớn thứ ba, với mức tiêu thụ thuỷ sản lớn, trung bình khoảng 17kg/người/năm, tăng dần hàng năm 3%. Giá mặt hàng thuỷ sản ở thị trường EU cũng cao, hơn so thị trường Châu á trung bình khoảng 1,1, - 1,4 lần và có tính ổn định. Trong 15 nước Việt Nam đã có quan hệ thương mại 12 nước, áp dụng thống nhất chính sách và chế độ quản lý xuất khẩu cho 15 nước. Việt nam bắt đầu quan hệ ngoại giao với EU từ tháng 10/1980 tính đến nay có quan hệ hơn 10 năm. Từ tháng 1/1995, hai bên tham gia hiệp định khung hợp tác thương mại Việt Nam - EU Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Theo chế độ này, tuỳ theo mức độ nhạy cảm của hàng hoá (mức độ ảnh hưởng đến sản xuất của EU) mỗi mặt hàng có thể giảm từ 15,3 - 65% mức thuế MFN áp dụng một hàng đó thậm chí còn được miến thuế. . NHờ đó kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 20-28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong số hàng hoá xuất khẩu chủ yếu song EU thuỷ sản là mặt hàng quan trọng, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào EU năm 1996 là 34,7999 triệu USD chiếm tỷ trọng là 5,2%, đến năm 1999 là 89,113 triệu USD chiếm 9,57% trong tổng kim ngạch cả nước. Vì yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên hàng thuỷ sản Việt Nam không được EU đánh giá cao. Năm 2000 Việt Nam chỉ có 18 doanh nghiệp được EU công nhận danh sách I xuất khẩu vào EU và hiện nay kim ngạch cuả Việt Nam vào thị trường EU chỉ ổn định trong khoảng 80-100 triệu USD. Tóm lại thị trường EU là thị trường rộng lớn nhưng đòi hỏi chất lượng cao yếu tố chế biến vẫn là yếu tố hàng đầu trong thị trường này. Vì vậy, để cải biên thị phần trong thị trường này thì Việt Nam cải biến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.5. Thị trường khác. Ngoaif các thị trường chính ở trên, với chủ trương mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu của bộ thuỷ sản, Bộ thương mại với thị trường khác: ASEAN, úc, Đài Loan... Được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn. - Thị trường khu vực ASEAN là thị trường dễ tính hàng năm nhập khẩu hàn thuỷ sản Việt Nam với tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm. Hàng thuỷ sản xuất khẩu trong khu vực chỉ đứng sau đầu thô, gạo, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khu vực năm 2000 là 79,889 triệu USD (chiếm 5,4%) tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. - Thị trường Hàn Quốc: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này năm 2000 là 73,02 triệu USD. Hiện nay chính phủ Hàn Quốc đã triển khai chính sách bảo vệ nguồn lợi biển và ký các hiệp định nghề cá đơn phương và đa phương với Nga và T.Quốc, sẽ cắt giảm và hạn chế sản lượng khai thác trong 5 năm tới. Hiệp định này tăng cường nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. - Thị trường Đài Loan: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Đài Loan khá cao 1999 là 55,171 triệu USD đến năm 2000 là 68,233 triệu USD. Năm 1999 khi chính quyền Đài Loan công bố chính sách mới về quản lý hàng nhập khẩu bằng han ngạch, giấy phép và kiểm dịch đối một số mặt hàn trong đó có thuỷ sản nên đã hạn chế doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên thị trường này vẫn phát triển, đây là thị trường tiêu thụ nhiều tôm sú, cá cơm và mực ống, đặc biệt là cá ngư với giá tương đối ổn định và năm 2002 tốc độ tăng trưởng thị trường này là 5%. Ngoài ra còn nhiều thị trường khác cũng có thị phần xuất khẩu của Việt Nam tương đối như Canada, Nauy.... 3.Những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu thị trường thị trường của các nước trong khu vực và thế giới những sản phẩm được ưa chuộng, tiêu dùng. Trên cơ sở tiềm năng kinh tế, chúng ta nuôi trồng và khai thác các loại sản phẩm chủ yếu; tôm, mực …vv. Chủ yếu là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam những sản phẩm này được ưa chuộng chủ yếu ở các nước Nhật Bản,Mỹ,Hồng Kông.Nó đạt được thể hiện qua bảng sau: Bảng: Tổng hợp tình hình sản phẩm chủ yếu (1995- 2001) STT Sản phẩm 1995 1998 1999 2001 2002 1 Cá 209142 2856626 335979 391053 421020 2 Tôm 55316,0 54886,4 57452,0 93503,1 154911.0 3 Mực khô 4012 4100 3585 3212 4010 4 Thuỷ sản 3320 5724 5984 8865 14500 Trong những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hiên nay cả đang chiếm vị trí đầu, có giá trị kinh tế cao. Cá là sản phẩm thực sự mang lại giá trị gía trị suất khẩu cho nền kinh tế thuỷ sản Việt Nam. Cá rất phong phú về chủng loại như: Cá tra- Cá ba sa, cá hồng 4,16%, cá mòi 7,17%, cá chim ấn độ 1,16% …Ngoài ra nhiều loại cá khác có giá trị kinh tế cao như cá chuồn, cá ngừ, cá lầm,cá trích…Và nó đựơc mở rộng thị trường xuất khẩu cho nhiều nước hiện nay như: Mỹ Nhật Bản, EU… Đứng sau cá là tôm xuất khẩu năm 1995 là 55316,0 tấn đến năm 2001 là 154911,0,nó chiếm vị trí cao trong hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế. Tôm là mặt hàng cũng có nhiều chủng loại:Tốm sú,tôm chân trăng tôm càng xanh tôm hùm chúng có thể được khai thác hoăc nuôi trồn. Ngoài tôm và cá, mực cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị chiếm khoảng 10-15% giá trị xuất khẩu, mức tập trung chủ yếu vùng Thanh Hoá, Qui Nhơn…Các vụ khai thác mực chủ yếu vào tháng năm đến tháng 12 đó là mực ống, Mực lang từ tháng 1 đến tháng 3. Ngoài các sản phẩm chính trên thì các sản phẩm khác ngành thuỷ sản cũng góp phầm rất lớn cho xuất khẩu như (ba ba…) và nó góp phần vào kim nghạch thuỷ sản Việt Nam. 4. Giá cả thuỷ sản Việt Nam. Do những đặc điểm như trên của hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là những nguyên liệu thô, lại xuất khẩu qua khâu trung gian chưa thiết lập thị phần cần thiết ở các thị trường lớn. Nên giá thuỷ sản của Việt Nam thường thấp hơn so các nước trong khu vực và thế giới. Hơn nữa trong quá trình xuất khẩu chung ta còn bị ép gia do nứơc sở tại đưa ra nhiều lý do này hay lý do khác, giá thể hiện qua bảng sau: Năm KNTSXK (Triêu: USD) Giá KNTS bình quân (USD/ kg) Mức độ tăng trưởng Tuyệt đối Tương đối (%) 1995 550 4,3 1996 670 4,45 0,15 3,48 1997 776 4,13 - 0,32 - 7,2 1998 858,6 4,09 - 0,04 0,96 1999 971,1 4,13 0,04 0,97 2000 1478,6 5,06 0,93 22,51 2001 1777,6 6,8 1,74 34,38 Nguồn: Bộ Thương Mai Quabiểu đồ ta thấy gia thuỷ sản tuy có biến động nhưng rất nhỏ, thể hiện qua đường biểu diễn: vào năm 1995 gia bình quân xo là 4,3 USD/ kg; năm 1996 là 4,45 USD/ kg, cao hơn năm 1995 là 0,15 USD/kg tức là 3,48%. Nhưng đến năm 1997 chỉ còn 4,13 USD/kg, giảm 0,32 USD/kg tương đương với 7,2 %. Nguyên nhân do tình trạng giảm này là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á đã ảnh hưởng tới sức mua nguyên liệu và giá xuất khẩu thuỷ sản. Cuộc khủng hoảng làm ảnh hưởng sang năm 1998 là 4,09 USD/kg giảm 0,04 USD/kg ( tức là 0,96%). Đến năm 1999, 2000 giá xuất khẩu đã dần phục hồi và tăng. Năm 2001 giá trung bình thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam là 6,8 USD/kg, tăng là 1,74 USD/kg( tương ứng là 34,38%). Giá bình quân của mặt hành xuất khẩu thuỷ sản trong nhưng năm qua tăng do góp phầm của giá những mặt hàng sau: - Mặt hàng tôm đông lạnh, trong năm qua mặt hàng này tăng đáng kể, Năm 1999 là 6,84 USD/kg, năm là 9,8 USD/kg, đến năm 2001 là 10,8 USD/kg, tăng nó phầm vào giá trung bình của Việt Nam trong nhưng năm qua. - Mặt hàng mực đông ổn định hơn so mặt hàng khác từ năm 1997 là 4,26 USD/kg; năm 1999 giá 4,75 USD/kg; năm 2000 giá mặt hàng này đã giảm với một lượng nhỏ hơn so với năm trước và đạt 3,88 USD/kg, sang năm 2001 giá mặt hàng này đã được phục hồi trở lại gia trị đã đạt được 4,97 USD/kg. BiÓu ®å gi¸ trung b×nh thuû s¶n ViÖt Nam 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 U S D /k g - Ngoài những mặt hàng trên thì mặt hàng cá có giá trị kinh tế cao, cũng tang trong những nam gần đây như giá cá tra, cá basa, cá hồng.. Nguyên nhân tăng giá trong nhưng năm qua là do trình độ công nghệ của chúng ta trong những năm qua đã nhiều tiến bộ. Nên nó đã đóng góp rất lớn vào chất lượng cũng như giá cả hàng thuỷ sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, giá một số mặt hàng xuất khẩu tăng lên là do tăng giá quốc tế hàng thuỷ sản; ví dụ tăng gia quốc tế hàng tôm trong những năm vừa qua giúp Việt Nam tăng kim nghạch xuất khẩu hàng thuỷ sản. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tăng giá xuất khẩu. Kết luận: Xét trên những đặc thù hàng xuất khẩu Việt Nam về cơ cấu dạng sản phẩm xuất khẩu, về mức giá xuất khẩu so với mức giá cả trung bình của thế giới và về các tương quan khác. Việt Nam có thế mạnh về mức giá thấp hơn so hàng cùng loại trong khu vực là 75%- 85%. Tuy nhiên, chung ta cũng đẩy mạnh việc tăng giá, nhưng phải bảo đảm hảng thuỷ sản Việt Nam có sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế đảm bảo kim nghạch của Việt Nam hàng năm tăng là 20%. Như vậy, muốn tăng giá thuỷ sản xuất khẩu thì trong thời gian tới Việt Nam cần thay đổi cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu, nâng cao tỷ trong hàng chế biến sâUSD/kg như đồ hộp thuỷ sản xuất khẩu hay thuỷ sản ăn liền, cũng như áp dụng những công nghệ vào thuỷ sản có giá trị cao là chiến lược lâu dài. 5. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Hoạt động thuỷ sản trong những năm qua do sản lượng và giá cả tăng thương xuyên lên kim ngạch thuỷ sản cũng tăng: Năm 1996 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng 17,85% so với năm 1995, tăng tương ứng là 22.800 tấn; giá trị kim ngạch tăng 21,81% tăng là 120 triệu USD so với năm 1995. Đến năm 1997,1998 sản giảm dầm lên kim ngạch cũng giảm dầm. năm 1998 sản lượng tăng là 11,59% lên kim ngạch trong thời gian này đạt 10,58% thể hiên qua bảng sau: Bảng: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ ( 1995 - 2002) Năm KNXKTS ( tấn) Mức độ tăng trưởng Tương đối Tuyệt đối 1995 550 1996 670 120 21,81 1997 776,4 106,4 15,88 1998 858,6 82,2 10,58 1999 971,1 112,5 13,18 2000 1478,6 507,5 52,26 2001 1777,6 299 20,22 2002 2021 243,4 13,69 Nguồn: Vụ Tổng Hợp KTQD – Bộ kế hoạch và Đầu Tư. Với năm 1997,1998 kim ngạch thấp như vây là do ảnh hưởng cuộc khungr hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu tư khu vực đông Nam á và lam sang toàn thế giới, mặt khác sự giảm sút này là cũng do nhiều thị trường truyền thống bị thu hẹp ví dụ như thị trừng chỉ băng 90% so năm trước. Năm 1999, tình hinh kim ngạch có thấy đổi khác rất nhiều so năm trước đó sản lương xuất khẩu đã tăng lên là 12,1% có ngiã là tăng 25375 tấn, kim ngạch đã tăng lên là 13,1% và đạt kim ngạch là 112,5 triệu USD . Sự tăng trưởng trong những năm này là do giá cả, tình hình kinh tế đã ổn định hơn, bên cạnh đó chung ta đã tăng cương mở rông đa dang nhiều thị trường hơn. Năm 2000,2001 kim ngạch đã có bước đột phá nhanh chóng, từ chỗ đạt kim ngạch năm 2000 đạt là 1478,6 triệu USD và năm 2001 là 1777,6 triệu USD tăng tương ứng là 52% và 20,22% đã đánh dấu những khởi sắc cho nghành thuỷ sản tư trước đến nay. Đặc biệt là năm 2002 chúng ta đã đạt kim ngạch theo đúng kế hoạch đã đề ra, chúng ta đã thực hiện được là 2021 triệu USD, đã tăng là 243,4 triệu USD, tăng tương ứng là 13,69% Nói tóm lại, kim ngạch thuỷ sản Việt Nam tăng trong những năm qua là do chúng ta có sự mở rông thị trường, tăng cường áp dụng những công nghệ tiên tiến vào các khâu của ngành thuỷ sản và tăng cường mở rông diện tích nuôi trồng những yếu tố đó lam kim ngạch lớn lên. III. Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. 1. Những nhận định xu hướng xuất khẩu thuỷ sản 10 năm tới và triển vọng của Việt Nam. Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, trong thời kỳ 2001 2004 nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới sẽ lớn hơn cung, giá phần lớn các loại thuỷ sản sẽ tăng lên cao hơn hiện nay. Trong khi đó sản lượng khai thác hải sản thì không tăng có xu hướng giảm sút vì nguồn lợi hải sanr có hạn, mà sản lượng khai thác thuỷ sản tăng nhờ vào nuôi trồng. Cũng theo các chuyên gia dự báo trong vòng 10-20 năm tới, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản phải tăng lên: 50 tấn. Đây là cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản, tuy nhiên cũng là thách thức đối với Việt Nam. Xu hướng trong tương lai ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ đối đầu cạnh tranh rất gay gắt với các nước trong khu vực và thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... về khai thác cũng như chế biến. Thậm chí có những nước không có nguồn tài nguyên xuất khẩu, nhưng nhưng họ nhập nguyên liệu về chế biến dựa vào công nghệ của họ trên thực tế họ vừa là nước xuất khẩu cũng là nước nhập khẩu. Tóm lại trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu quyết định rất lớn đến sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, cơ cấu sản sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giá và những yêu tố khác... như vậy Việt Nam muốn thúc đẩy thuỷ sản xuất khẩu không chỉ dựa vào nguồn tài nguyên mà phải nâng cao trình độ công nghệ chế biến và mở rộng thị trường hơn nữa. 2. Những thành tự đã đạt được. * Về sản lượng nuôi trồng và khai thác xuất khẩu. Chúng ta đã đạt được sản lượng nuôi trồng và khai thác xuất khẩu đáng kể. Với sản lượng tăng trưởng tốc độ trung bình tương đối cao 17,8%/năm trong giai đoạn 1995-2000 (từ 127.000 tấn vào năm1995 tăng lên vào năm 2000 là 291.923 tấn). Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là tôm đông lạnh, cá đông lạnh mực đông lạnh, mực khô... Về nuôi trồng chung ta mở rộng nhiều diện tích nuôi trồng đặc biệt đồng bằng sông cửu long, nhiều diện tích hoang hoá đưa vào sử dụng và khai thác nuôi trồng. Về tầu thuyền chúng ta đưa nhiều tàu thuyền có mã lực lớn để khai thác như năm 2001 công suất bình quân năm tầu đưa vào khai táhc là 42,2CV/ chiếc đến năm 2002 là 42,8 CV/chiếc như vậy tầu thuyền đánh bắt cũng ngày càng hiện đại hoá đó là kết qảu cở bản của ngành thủy sản về nuôi trồng và đánh bắt. * Về thị trường xuất khẩu. Trong những năm qua sự nỗ lực trong việc tăng cường và mở roọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã và dang vươn ra thị trường thế giới. Từ chỗ chỉ xuất khẩu qua hai thị trường (Hồng Kông, Singapo) hiện nay hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như (Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc...) hiện nó vấn được các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và chiếm lĩnh thị trường thế giới. * Về cơ bản sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng có nhiều thay dodỏi. Nó đã thay đổi theo nhu cầu của từng nước, từng khu vực. + Tỷ trọng những mặt hàng xuất khẩu có giá trị tăng lên những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như tôm (tôm càng xanh, tôm chân trắng...), cá (cá tra - basa) cá ngừ đại dương, các loại mực những mặt hàng này góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. * Về kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu đã thayđổi vị trí đáng kể từ trỗ có kim ngạch xuất khẩu rất thấp hiện nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 3 sau dầu thô, thàng dệt may. Từ chỗ kim ngạch xuất khẩu năm 1998 là 0,858 tỷ USD đến năm 2001 là 1,7 tỷ USD. Đó là thay đổi rất nhiều về kim ngạch trong những năm gần đây. * Giá thuỷ sản: Chúng ta quan tâm nhiều đến công nghệ chế biến nên chất lượng thuỷ sản tăng cao. Nên giá thuỷ sản ta cũng tăng lên rất to từ chỗ giá thấp 4,3 USD/kg/năm 1995 tăng lên 5,06USD/kg (200) và năm 2002 là.......... Tuy vậy giá thuỷ sản của ta vẫn còn thấp so với trong khu vực và thế giới đó là điều phải quan tâm hiện nay. * Đã đào tạo được đội ngũ doanh nghiệp thuỷ sản Sự phát triển ngành thuỷ sản lôi kéo nhiều lao động. Cũng trên cơ sở đó, đội ngũ doanh nghiệp thuỷ sản có kiến thức và kinh nghiệm được đào tạo có trình độ cao. Nhiều kỹ sư thuỷ sản họ nắm bắt được kiến thức và tiếp cận những khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong ngành phục vụ cho xuất khẩu. Đó là điều kiện nuôi dưỡng ngành thuỷ sản tương lai 3. Những mặt tồn tại Tuy những thành tựu đạt được trong năm qua là lớn nhưng nó chỉ đánh giá được những bước đầu phát triển ngành thuỷ sản thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Trong hoạt động ngành thuỷ sản còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém 3.1. Về khâu nuôi trồng và quy hoạch ngành thuỷ sản Khâu nuôi trồng thuỷ sản, luon là khâu trung tâm và được quan tâm hiẹn nay. Nó luôn luôn tồn tại mặt hạn chế như: - Khâu giống tôm: làm giảm năng suất nuôi tôm do chúng ta chưa chủ động các giống tôm, chất lượng con giống nhiều khi nhập ngoạ kém. dẫn tình trạng chết hoặc bị sâu bệnh khi nuôi. Có giống tôm không chịu điều kiện môi tường của ta mà chết. Tình trạng đó gây thiệt hại rất lớn ngành thuỷ sản. - Khâu giống cá: cũng vậy giống cá, tình trạng cá nhập từ bên ngoài kém chất lượng, khả năng chống chọi thời tiết khó khăn, gây chết hoặc sâu bệnh. Nhiều loại cá có khả năng sinh trưởng rất kém cho được khối lượng từ 4-5 kg/con như: cá mè hoa (Trung Quốc) nhưng khối lượng đó toàn tập trung ở đầu v.v... Khâu quy hoạch trong nuôi trồng mấy năm gần đây diễn ra hết sức phức tạp: tình trạng tự phát trong sản xuất, thể hiện rõ nhất qua quá trình chuyển mục đích sử dụng diện tích đất canh tác sang nuôi trồng thuỷ sản (tỉnh Nam bộ...), hay dự án được quy hoạch diễn ra rất chậm chạp Đó là vấn đề nhức nhối tron gnt và quy hoạch hiện nay diễn ra hầu hết các địa phương có nuôi trồng thuỷ sản. 3.2. Về khai thác hải sản xa bờ Về sản phẩm khai thác hải sản xa bờ thường rất bấp bênh chưa có tính ổn định, năng suất thấp. Tình trạng đánh bắt xa bờ còn mang tính mùa vụ, chủ yếu khai thác cá nhỏ. Thực sự chúng ta chưa khai thác những tiềm năng mà ta có Phương tiện đánh bắt: tuy đã có tàu, thuyền có công suất lớn đưa vào khai thác. Nhưng so các nước trong khu vực, trêntg thì tầu, thuyền của ta còn quá nhỏ để có thể khai thác xa bờ hơn. Điều đó làm hạn chế rất lớn việc tăng sản lượng thuỷ sản. Bên cạnh đó chúng ta gặp khó khăn rất lớn về vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc đánh bắt xa bờ như: hệ thống cảng cá, chợ cá, bến cá, hệ thống dịch vụ, hậu cần, điều tra nguồn lợi thuỷ sản xa bờ; hệ thống thông tin liên lạc; đào tạo cán bộ, thuyền viên; khâu tiêu thụ sản phẩm... Đó là trương trình thực hiện đồng bộ chúng ta đầu tư cho việc khai thác hải sản xa bờ, đồng hạch toánời yêu cầu về công tác quản lý cao hơn. 3.3. Về chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản Chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Do điều kiện về khai thác và chế biến vẫn còn lạc hậu lên về chất lượng và vệ sinh an toàn vẫn còn thấp, chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế, chưa phù hpj với yêu cầu của các nước nhập khẩu lớn. Mặt khác mặt hàng chủ yếu qua sơ chế nên giá trị thấp. Nên hàng năm lượng xuất khẩu thuỷ sản ta vẫn bị hạn chế bởi lý do đó sang các thị trường có yêu cầu cao như: Mỹ, EU, Nhật Bản. * Về thị trường xuất khẩu thuỷ sản Thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chưa có vai trò đáng kể trong các thị trường xuất khẩu. Mà nó chỉ có vai trò cụ thể một vài thị trường trọng điểm thường xuyên xuất sang như: Nhật Bản, và các nước trong khu vực Thái Lan, Indonexia, Singapore. Mặc dù ta đã nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường để đa dạng hoá hơn các thị trường xuất khẩu. Nhưng về thị trường chúng ta vẫn mất cân đối chỉ tập trung vào thị trường truyền thống, còn các thị trường khác (Mỹ, EU) tì có nhưng vẫn chậm chạp. * Về giá xuất khẩu Tuy lợi thế do điều kiện thiên nhiên ưu đãi và nhân công rẻ làm giá hàng xuất khẩu của ta thấp. Nhưng chúng ta lại bị ép giá rất mạnh bởi các thị trường xuất khẩu vào như: dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu nước bạn làm tăng giá mặt hàng của ta tăng lên, làm giảm thế mạnh cạnh tranh. Nên nhìn chung ta xuất khẩu vẫn thấp hơn các nước trong khu vực (chỉ bằng khoảng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Indonexia). * Về mạng lưới phân phối xử lý. Thực chất thì chúng ta đang xuất khẩu các thị trường chính không được nhiều. Chủ yếu qua môi giới trung gian nước bạn, để thực hiện tái xuất lần hai là Singapore, Hồng Kông, chúng ta chưa có đại lý bán ở các thị trường lớn như (eU, Mỹ...). Có thì chỉ ở hình thức bán nhỏ lẻ. Nên chúng ta bỏ lỡ rất niều cơ hội tăng xuất khẩu. * Về công nghệ xuất khẩu Mặc dù chúng ta đưa ra mục tiêu phát triển công nghệ sinh học ứng dụng vào ngành thuỷ sản. Tuy đã đạt dược kết quả đáng khích lệ song trên 136 doanh nghiệp chế biến (chiếm 59%) hiện nay của Việt Nam vẫn trong tình trạng chưa đáp ứng được yêu vầu vệ sinh an toàn thực phẩm và đang trong tình trạng thu động marketing. Vì vậy công nghệ thuỷ sản của ta vẫn kém xa so với khu vực và thế giới. * Về xúc tiến xuất khẩu Chúng ta còn lúng túng trong việc vạch ra kế hoạch và chương trình cụ thể cho việc xúc tiến hàng xuất khẩu Việt Nam ở nước ngoài. Mặc dù chúng ta có tìm hiểu thị trường, tham gia hoạt động hội chợ phục vụ xuất khẩu. Những yếu tố đó marketing chỉ coi đó là yếu tố ban đầu cho xuất khẩu cơ bản chưa phải xúc tiến xuất khẩu. Vì vậy những chương trình và kế hoạch cho mặt hàng xuất khẩu là rất quan trọng trong thị trường thế giới hiện nay 3.4. Những yếu tố khác * Về nguồn nhân lực: Trong những năm gần đây, tuy cố gắng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ thuỷ sản, và phổ cập kiến thức cho ngư dân về đánh bắt và nuôi trồng. Nhưng những lao động Việt Nam vẫn rất đuối về tay nghề, khả năng làm việc, tuy họ rất cần cù chịu khó. Chúng ta lại thiếu trầm trọng lượng cán bộ thuỷ sản giỏi phục vụ trong ngành. Mục lục nội dung ....................................................................... Error! Bookmark not defined. Phần một .......................................................................................................................... 1 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình phát triển kinh tế việt nam ....................................................................................................................... 2 I- Vai trò của ngành thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. ................... 2 1- Vai trò xuất khẩu, sự phát triển kinh tế - xã hội. ............................................. 2 2- Vai trò ngành thuỷ sản với phát triển kinh tế. ................................................. 6 II. Khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ............................................................ 10 1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thuỷ sản Việt Nam ................... 10 2. Thị trường thuỷ sản thế giới............................................................................ 18 3. Khả năng tham gia thị trường thuỷ sản Việt Nam vào thị trường thế giới. . 32 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. ..................... 34 Chương II ...................................................................................................................... 44 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu ................................................................................ 44 thủy sản Việt Nam thời gian qua. ................................................................................ 44 I. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam .................................................................. 44 1. Tiềm năng thủy sản ......................................................................................... 45 2. Tình hình đánh bắt thủy sản thời gian qua. .................................................... 46 II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. ......................................................... 59 1.Mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. ....................................................... 59 2.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. ........................................................... 63 3.Những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. ....................................................................................................................... 70 4. Giá cả thuỷ sản Việt Nam. .............................................................................. 71 III. Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. ............. 75 1. Những nhận định xu hướng xuất khẩu thuỷ sản 10 năm tới và triển vọng của Việt Nam. ............................................................................................................. 75 2. Những thành tự đã đạt được............................................................................ 76 3. Những mặt tồn tại ............................................................................................ 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100783_8234.pdf
Luận văn liên quan