Đứng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ và càng suy
giảm sau sự kiện 11/9, thị trường các nước nhập khẩu hàng dệt may lớn
như Nhật, Mỹ bị thu hẹp, cạnh tranh gay gắt dẫn đến giá xuất khẩu giảm
mạnh, một số thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam như Đông
Âu, SNG chưa có đủ điều kiện để khai thác có hiệu quả nền kinh tế
nước ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Tình hình trong nước cũng mấy không khả quan. Thiên tai trong năm
2001 và 2002 liên tiếp xảy ra để lại các hậu quả nặng nề, các mặt hàng
nông sản rớt giá làm thị trường trong nước kém sôi động. Thêm vào đó,
hàng dệt may nhập lậu trốn thuế với số lượng lớn gây ảnh hưởng xấu đến
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chính sách ưu đãi tại
Quyết định 55 của Chính phủ chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước
hướng dẫn thực hiện kịp thời; vốn lưu động thiếu, vốn vay đầu tư lớn, chi
phí đầu vào tăng đã làm tăng gía thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những thuận lợi và khó khăn của công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m
gia vào các hoạt động của địa phương tuỳ theo điều kiện thực tế của công
ty.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty Dệt May Hà Nội được tổ chức
theo mô hình Tập trung thống nhất. Vì Công ty trực tiếp sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường nên luôn chịu tác động bởi sự biến đổi của
thị trường do đó cơ cấu quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức
trực tuyến chức năng là phù hợp hơn cả với hoạt động của Công ty. Theo
cơ cấu này, các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho các
đơn vị sản xuất mà chỉ chuẩn bị các quyết định, định hướng, kiến nghị với
tư cách các cơ quan tham mưu cho Tổng giám đốc. Vì vậy, bộ máy quản
lý được chia thành ba cấp:
- Đứng đầu là Tổng giám đốc(TGĐ), đại diện cho Công ty, thay mặt
Công ty giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của
Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty. TGĐ
không trực tiếp ra các quyết định về quản lý mà thông qua các phó Tổng
giám đốc (phó Tổng giám đốc) và các phòng ban.
- Giúp việc cho TGĐ với chức năng tham mưu là 4 phó TGĐ được
TGĐ phân công phụ trách các lĩnh vực sản xuất, Kinh tế, Kỹ thuật và
Công nghệ, Tài chính -Kế toán(nhưng hiện nay chức vị này đang khuyết
do người đảm đương trách nhiệm vừa nghỉ hưu). Các Phó TGĐ phụ trách
lĩnh vực nào có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và ký hợp đồng kinh tế
thuộc lĩnh vực đó đồng thời Phó TGĐ là người có trách nhiệm giúp TGĐ
điều hành công ty theo sự uỷ thác của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ
về việc mình thực hiện, thay mặt TGĐ điều hành công ty khi TGĐ vắng
mặt.
- Các phòng ban chia thành hai khối cơ bản đó là khối phòng ban
chức năng và khối các nhà máy sản xuất được thể hiện qua Sơ đồ 1
trang 9
2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các nhà máy
2.1 Khối phòng ban chức năng
Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ,
triển khai nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị
liên quan, đồng thời làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt
trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết
8
định nhanh chóng, chính xác để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.
Đồng thời các phòng ban trong công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ và
thống nhất với nhau để đảm bảo cho việc sản xuất được xuyên suốt và
thuận lợi.
Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty gồm:
* Phòng Tổ chức hành chính
+Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao
động tiền lương, chế độ chính sách…
* Phòng Kế toán tài chính
+Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong công tác kế toán tài chính nhằm
sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Phòng Kế hoạch thương mại :
+Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như : nghiên cứu, dự đoán sự
phát triển của thị trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm may mặc,
vải dệt kim, vải dệt thoi, khăn bông của Công ty, đồng thời tổ chức tham
gia các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương quảng cáo sản phẩm của Công
ty trên thị trường cả nước.
* Phòng Xuất nhập khẩu
+Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho
TGĐ trong công tác nhập khẩu phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc
thiết bị phụ tùng… phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản
xuất của Công ty đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của Công ty ra
nước ngoài bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác.
* Phòng Kỹ thuật đầu tư
+Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm,
may, cơ khí, động lực, kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây
dựng trong phạm vi toàn Công ty.
* Phòng kế hoạch - thị trường
+Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các
giải pháp, xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư,
sản phẩm của Công ty; thực hiện Công tác marketing tiêu thụ sản phẩm
trong và ngoài nước cùng các phế liệu của Công ty.
* Phòng Đời sống
+ Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm
việc tại Công ty.
+Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn Công ty.
* Phòng bảo vệ-quân sự
9
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong
toàn Công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng…toàn
Công ty 24h/24h.
Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất
lượng sản phẩm.
2.2 Khối các nhà máy sản xuất
Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và
sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản
phẩm, các nhà máy có chức năng sử dụng công nhân,tổ chức quản lý quá
trình sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất
sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc
của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà
máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho
giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn
cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất.
Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn
bộ hoạt động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực
hiện những công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu
cho GĐ những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách
nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao.
Công ty bao gồm các nhà máy trực thuộc đóng tại nhiều địa bàn khác
nhau:
- Nhà máy sợi Hà Nội ( đóng tại trụ sở chính của Công ty)
- Nhà máy sợi Vinh ( đóng tại thành phố Vinh – Nghệ An)
- Nhà máy dệt nhuộm được trang bị thiết bị dệt của Châu Âu.
- Nhà máy may 1 ( đóng tại trụ sở chính của Công ty).
- Nhà máy May 2 ( đóng tại trụ sở chính của Công ty ).
- Nhà máy May 3 (đóng tại trụ sở chính của Công ty ).
- Nhà máy may Đông Mỹ ( đóng tại Đông Mỹ – Thanh Trì Hà Nội).
- Nhà máy dệt Denim (đóng tại trụ sở chính của Công ty).
- Nhà máy dệt Hà Đông (đóng tại Cầu Am – Thị xã Hà Đông).
IV.TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Căn cứ phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, của
ngành; căn cứ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Công ty xây dựng
kế hoạch dài hạn về phương án kinh doanh, phương án nguyên liệu,
phương án sản phẩm đồng thời Công ty cũng xây dựng chương trình liên
kết kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
10
Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm với các chỉ
tiêu tổng hợp trình Tổng Công ty xét duyệt, giao kế hoạch năm(với các
giải pháp tổng thể) từng quý, từng tháng cho các nhà máy thành viên. Kế
hoạch bao gồm:
+ Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm, quy cách yêu cầu chất lượng (kể cả
phần gia công bên ngoài), chỉ tiêu doanh thu, kế hoạch sản phẩm
mẫu...
+ Các định mức sử dụng vật tư, nguyên vật liệu, năng lượng định
mức hao phí lao động tổng hợp.
1.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất-kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, các công trình kiến trúc hầu hết mới được xây
dựng và trang bị máy móc thiết bị hiện đại của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn
Quốc, Nhật Bản…
Máy móc thiết bị của Công ty mới, hiện đại và đồng bộ nên sản phấm
sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường,
đồng thời tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ
đó giảm giá thành sản phẩm.
1.2 Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liêu chính của Công ty là bông và xơ tổng hợp. Có những
nguyên vật liệu trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của Công ty
nhưng lại không thể phục vụ cho sản xuất vì vậy buộc Công ty phải nhập
khẩu từ các nước khác. Các nước mà Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu
chính thường là: Nga, Mỹ, Hàn Quốc và một số nước Châu Á. Đó là
nguyên nhân làm chi phí nguyên vật liệu luôn bị biến động, kéo theo giá
thành sản phẩm bị thay đổi do nguyên liệu chiếm tới 70% giá thành.
1.3 Đặc điểm về lao động
Lực lượng lao động trong công ty rất đông đảo, bao gồm nhiều loại lao
động khác nhau, trình độ tay nghề cũng khác nhau, bao gồm những người
đã tốt nghiệp đại học, những công nhân được đào tạo từ các trường trung
cấp, cao đẳng cho tới những người không được đào tạo qua trường lớp
như công nhân bốc vác, lao công.
Nguồn nhân lực trong Công ty được phản ánh qua bảng sau:
Biểu1: Cơ cấu lao động trong Công ty qua những năm gần đây:
Đơn vị: người
Tổng số Bộ phận Bộ phận Trình độ học vấn
11
Năm lao động Nam Nữ hành
chính
sản xuất
trực tiếp
Đại
học
Trun
g cấp
LĐ
Phổ
thông
1998 6.529 1.985 4.544 414 6.115 340 381 5.799
1999 6.100 1.923 4.177 402 5.698 334 380 5.386
2000 5.450 1.718 3.732 359 5.091 350 420 4.680
2001 5.150 1.600 3.550 325 4.825 355 429 4.366
Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành Chính
Biểu 1 cho thấy, trong Công ty lao động nữ nhiều hơn nam. Qua thực tế
khảo sát, số nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận trực tiếp sản xuất. Điều này
rất phù hợp với dặc điểm sản xuất của ngành. Số lao động trong bộ phận
hành chính chiếm 7%, bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm 93%, điều này
chứng tỏ bộ máy quản lý của Công ty rất gọn nhẹ. Hàng năm, quý, tháng
Công ty tổ chức thi tay nghề, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân
viên. Độ tuổi lao động trung bình trong Công ty là 27, đây là một thuận
lợi lớn cho Công ty bởi tuổi trẻ thường có tính năng động, sáng tạo và
lòng nhiệt tình với công việc. Lực lượng lao động này đã giúp Công ty trở
thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May trong cơ chế thị trường.
2.Đặc điểm của sản phẩm
Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm:
- Sợi các loại : bao gồm 100% cotton, T/C, CVC, 100% PE, sợi OE, với
công suất 15.000 tấn/năm
- Các sản phẩm dệt kim : được sản xuất trên các loại vải 100% cotton,
T/C, CVC, 100%PE với các kiểu dệt Single, Pique, Rib …Công suất:
6.000.000 sp/năm bao gồm quần áo thể thao, polo shirt, T-shirt...
- Vải Denim có chun và không chun với các trọng lượng khác nhau,
công suất 6.500.000mét/năm.
- Các sản phẩm bằng vải Denim, công suất 1.250.000 sản phẩm/năm.
- Khăn mặt bông các loại và lều du lịch: với công suất 1000 tấn/năm.
- Mũ : Công suất 4.800.000 sản phẩm/năm.
Đây là những sản phẩm có đặc điểm dễ bảo quản, vận chuyển và sản
xuất theo mùa. Sản phẩm của Công ty đưa ra thị trường thuộc hai loại
hàng: hàng kỹ nghệ và hàng mua sắm.
Hàng kỹ nghệ là những món hàng do cá nhân hay tổ chức mua về để
gia công thêm hoặc dùng trong việc điều hành công việc.
Hàng mua sắm là loại hàng mà người khách trong quá trình lựa chọn
mua có so sánh về đặc tính của sản phẩm: độ phù hợp, chất lượng, giá cả,
kiếu dáng.
12
3.Kết quả sản xuất kinh doanh
Công ty Dệt May Hà Nội trước kia là một đơn vị sản xuất theo chỉ tiêu
kế hoạch ngành giao. Ngày nay khi chuyển đổi từ nến kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
Công ty đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường, mở rộng mặt hàng sản
xuất kinh doanh của mình.
Với các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, giá thành hợp lý, Công ty
đã thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng. Công ty đã không những
duy trì được khách hàng truyền thống mà ngày càng có thêm nhiều khách
hàng mới, giá trị sản lượng tiêu thụ ngày càng cao, đời sống cán bộ công
nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện. Đó là nhờ sự cố gắng của
toàn thể ban lãnh đạo Công ty cũng như sự linh hoạt nhạy bén trong công
tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất ở Công ty. Điều đó được thể hiện rõ
nét qua kết quả kinh doanh của Công ty.
Biểu 2: Kết quả kinh doanh của Công ty:
T
T
Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 2000 2001
1 Doanh thu Tr đ 395.006 362.748 375.799 472.503 559.506
2 Nộp NS Tr đ 21.374 47.980 11.783 4.243 5.293
3 Lợi nhuận Tr đ 1.058 1.211 1.302 1.437 1.544
4 TNBQ nđ/ng/th 688 650 742 1.200 1.280
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính
Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được những kết quả khả
quan, các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận và nhất là thu nhập bình quân
mỗi người năm sau đều tăng hơn so với năm trước, điều này chứng tỏ tình
hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một phát triển, thu nhập của
người lao động ngày càng tăng cao.
13
PHẦN 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY
V.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1.Tình hình tổ chức quản lý tài chính
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc sở hữu
của Nhà nước, được Nhà nước đầu tư một phần vốn ban đầu do vậy việc
tổ chức quản lý tài chính của Công ty luôn được thực hiện theo quy định
của Chính Phủ.
Công ty tổ chức thực hiện công tác tài chính theo mô hình quản lý tập
trung và không phân cấp cho các đơn vị thành viên. Nguyên tắc quản lý
tài chính này được chia thành hai cấp độ :
+ Ở tầm vĩ mô : mọi hoạt động tài chính của Công ty đều được thực
hiện theo các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ Nhà nước quy
định, thể hiện sự lãnh đạo của Nhà nước đồng thời Công ty cũng có quyền
tự chủ về tài chính của mình.
+ Ở tầm vi mô : trong Công ty, TGĐ là người được quyền đưa ra các
quyết định tài chính bao gồm quyết định về nguồn tài trợ, quyết định cơ
chế hình thành và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp…thông qua sự
tham mưu, cố vấn của các phó TGĐ và các trưởng phòng. Bên cạnh đó,
phạm vi trách nhiệm của người lao động trong Công ty cũng được mở
rộng qua việc họ được quyền tham gia xây dựng phương án kinh doanh,
tham gia phân phối lợi nhuận, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của Công
ty thông qua tổ chức công đoàn.
2.Tình hình công tác kế hoạch hoá tài chính
2.1 Tình hình xây dựng kế hoạch tài chính
Việc xây dựng, đánh giá và lựa chọn các phương án kế hoạch kinh
doanh và dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng phối
hợp thực hiện. Hàng năm, Công ty lập kế hoạch thu-chi tài chính và các
khoản nộp ngân sách gửi về cơ quan cấp trên. Công ty luôn cố gắng thực
hiện các chỉ tiêu tài chính mà Tổng Công ty giao, đảm bảo chế độ pháp
luật của Nhà nước, đồng thời thực hiện nghiêm chế độ hạch toán kế toán
tài chính thống nhất do Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, Công ty cũng
luôn hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện chế độ hạch
toán kế toán tài chính.
Nhờ việc lập kế hoạch thu-chi tài chính mà Công ty luôn kiểm soát
được khả năng tài chính của mình, nhờ đó có thể chủ động trong công
việc kinh doanh. Nếu gặp phải những sự cố (ngoài tầm kiểm soát do sự
biến động của thị trường) trong việc thanh toán do thiếu vốn lưu động,
14
trong thường hợp cần thiết, Công ty có thể lập phương án, làm thủ tục
thanh lý, nhượng bán, điều động tài sản cố định theo quy định của Nhà
nước để giải phóng vốn lưu động. Đối với các tài sản nếu không cần dùng
đến do quá cũ, lạc hậu hoặc đã khấu hao hết, Công ty có thể làm thủ tục
ký hợp đồng kinh tế để nhượng bán, thanh lý…
2.2 Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty
Đây là nội dung trọng tâm của công tác tổ chức tài chính trong
Công ty. Kế hoạch tài chính của Công ty có thể bao gồm:
+ Kế hoạch vốn và nguồn vốn
+ Kế hoạch khấu hao tài sản cố định
+ Kế hoạch về chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm
+ Kế hoạnh lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
+ Kế hoạch xây dựng và sử dụng các quỹ của Công ty
…………………
Việc tổ chức thực hiện tốt các phương án tài chính được thiết lập là
công việc cần thiết giúp Công ty có thể đưa ra các giải pháp kịp thời khi
có sự biến động của thị trường.
3.Tình hình vốn-nguồn vốn của Công ty
3.1 Cơ cấu vốn của Công ty:
Công ty rất chú trọng vào việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngày
một gia tăng. Vì trong kinh doanh, có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc thay đổi những máy móc, thiết bị
lạc hậu bằng những máy móc mới với kỹ thuật hiện đại hơn nhiều nhằm
giảm bớt sức người. Nhờ đó mà công ty có thêm thời gian đầu tư vào việc
đào tạo nguồn nhân lực để phát huy trí lực của họ ngày một nâng cao để
quay lại tiếp tục điều khiển máy móc phục vụ cho công việc của mình tốt
hơn từ đó có thể tăng năng suất, doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Do đó việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan
trọng đối với lãnh đạo công ty cũng như đối với những người trực tiếp
làm công tác quản lý vốn.
Để có thể xác định rõ một cơ cấu vốn hợp lý của công ty, có thể dùng
biểu sau xem xét để thấy trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công
ty, vốn cố định luôn lớn hơn vốn lưu động cả về số tiền và tỷ trọng đồng
thời tỷ trọng vốn cố định của công ty ngày càng tăng. Điều này là hợp lý
và dễ hiểu đối với công ty Dệt May Hà Nội do đặc điểm hoạt động của
công ty là sản xuất nên lượng vốn cố định công ty đã đầu tư vào việc mua
sắm tài sản cố định để phục vụ cho quá trình sản xuất tại các nhà máy.
15
Dựa vào những số liệu trên biểu có thể đánh giá chung tình hình quản
lý và sử dụng vốn kinh doanh trong năm là tốt. Vì doanh thu bán hàng
theo giá vốn tăng 108.443(tiệu đồng), tỷ lệ tăng 19,38%; lợi nhuận kinh
doanh tăng 181(triệu đồng), tỷ lệ tăng 11,72%; trong khi đó tổng vốn kinh
doanh chỉ tăng 37.069(triệu đồng), tỷ lệ 6,09%; tỷ lệ tăng vốn thấp hơn tỷ
lệ tăng doanh thu và lợi nhuận.
Biểu 3: Phân tích tổng hợp tình hình vốn của doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh năm 2002-2001
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) TT(%)
1 2 3 4 5 6 7 8
TSLĐ&ĐTNH 332.713 54,70 333.512 51,68 799 0,24 -3,02
TSCĐ&ĐTDH 275.502 45,30 311.772 48,32 36.270 13,17 3,02
Tổng vốn KD 608.215 100 645.284 100 37.069 6,09 0
DT bán hàng 559.506 0 667.949 0 108.443 19,38 0
Lợi nhuận KD 1.544 0 1.725 0 181 11,72 0
Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính
3.2 Nguồn vốn và các biện pháp huy động vốn của Công ty
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty
luôn tìm cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có cũng
như bảo toàn và phát triển các nguồn vốn đó. Nguồn vốn của Công ty bao
gồm cả nguồn vốn của Nhà nước giao và các nguồn vốn khác mà Công ty
có được. Mọi hoạt động của Công ty đều đòi hỏi phải có vốn. Khi bước
vào sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính của Công ty
phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của Công ty
trong kỳ vì việc khai thác và tạo lập nguồn hình thành vốn cố định sẽ
quyết định đến quy mô và ảnh hưởng tới sự tồn tại của các TSCĐ, các
khoản đầu tư dài hạn và các chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công
ty. Tiếp theo, dựa vào bản kế hoạch vốn Công ty sẽ tổ chức huy động các
nguồn vốn để đáp ứng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước có uy tín trong ngành vì vậy việc
huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau là một việc không quá khó đối
với Công ty. Công ty có thể khai thác và tạo lập vốn từ nhiều nguồn khác
nhau bao gồm:
+ Vốn do ngân sách Nhà nước cấp.
+ Vốn từ các quỹ: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận để lại
của Công ty.
+ Nguồn vốn vay của Ngân hàng.
+ Nguồn vốn phát hành chứng khoán. Đây là bộ phận vốn rất quan
trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
16
+Nguồn vốn liên doanh, liên kết.
VI.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Qua biểu 2 ở trên cho thấy, năm 1998 công ty đạt lợi nhuận cao nhất,
nguyên nhân do năm này công ty đã mở rộng thị trường của mình nhất là
các sản phẩm dệt kim đã có mặt ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Năm 1999 công ty đạt mức lợi nhuận thấp nhất do năm này công ty mới
phải tiếp nhận nhà máy dệt Hà Đông là một nhà máy làm ăn thua lỗ, mất
uy tín với khách hàng, hơn nữa giá cả các yếu tố đầu vào cho sản xuất sợi
là bông, xơ có nhiều biến động, cho nên mặc dù doanh thu của năm này
so với năm 1996, 1997 vẫn tăng nhưng lợi nhuận thu được lại giảm.
Trên đây là những kết quả mà công ty đã đạt được trong những
năm qua. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ của công
ty, thấy rằng:
- Đối với xuất khẩu thì sản phẩm dệt kim là sản phẩm chiến lược
của Công Ty Dệt May Hà Nội, tạo nguồn thu ngoại tệ chính. Việc tăng
cường ký kết các hợp đồng sản xuất hàng dệt kim với nước ngoài làm cho
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt kim tăng mạnh qua các năm từ năm
1997 đến năm 1998. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này năm
1999 giảm xuống và làm giảm đáng kể tổng kim ngạch xuất khẩu của
công ty. Sau sản phẩm dệt kim xuất khẩu là các sản phẩm khăn bông và
lều bạt du lịch là những mặt hàng có tiềm năng phát triển lớn. Cũng như
sản phẩm dệt kim, năm 1999, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm khăn bông
cũng giảm đáng kể nguyên do thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng
này là Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng chung giảm xuống. Ta có thể so
sánh kim ngạch xuất khẩu với tổng doanh thu của công ty qua biểu sau:
Biểu 4: So sánh kim ngạch xuất khẩu với tổng doanh thu
Năm Tổng doanh thu Kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ(%)
1997 275,6 90,2 27
1998 365,7 124,3 34
1999 375,8 154 41
2000 395,1 174,2 44,1
2001 438,4 254,8 58,1
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Đối với thị trường trong nước, công ty cũng rất quan tâm. Tuy nhiên,
doanh thu chủ yếu ở thị trường trong nước là từ sợi. Vì xác định sợi là mặt
hàng chủ lực tiêu thụ trong nước nên công ty luôn tiến hành tìm hiểu nhu
17
cầu các bạn hàng và cố gắng thoả mãn các yêu cầu của họ một cách tốt
nhất do đó doanh thu không những được giữ ổn định mà còn có chiều
hướng tăng lên. Đối với sản phẩm dệt kim, khăn bông có dấu hiệu tiêu
thụ tốt tại thị trường trong nước, tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng doanh thu.
VII.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TÀI
CHÍNH
Theo khoản 3 Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12 tháng 11 năm 1996
của Bộ Tài Chính về việc “Hướng dẫn lập, công bố công khai và kiểm tra
báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp Nhà nước” quy định:
“ Doanh nghiệp phải thường xuyên tự tổ chức kiểm tra việc hạch toán
kế toán của doanh nghiệp, đồng thời chịu sự kiểm tra của cơ quan tài
chính Tổng Công ty( nếu là doanh nghiệp thành viên ), kiểm tra của các
cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền”.
Thực hiện theo quy định của Nhà nước, Công ty tiến hành kiểm tra
công tác tài chính mỗi quý một lần để có thể nắm bắt nhanh nhất những
biến động của tình hình nguồn vốn và tài sản của mình đồng thời đề ra các
giải pháp để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Kế toán trưởng là
người thay mặt Tổng giám đốc để tiến hành công việc kiểm tra đó.
Bên cạnh đó, Công ty chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty vào cuối mỗi
kỳ kinh doanh( cuối năm tài chính). Tổng Công ty sẽ cho người xuống
thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu với kết quả mà Công ty đã báo lên để
đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình quản lý và sử dụng vốn của công
ty.
18
PHẦN 3. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
VIII.TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT
MAY HÀ NỘI
1.Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn, địa bàn kinh doanh
rộng nên sẽ phát sinh nhiều nghiệp vụ kế toán. Vì vậy để thực hiện đầy đủ
các nghiệp vụ đó đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức
quản lý của Công ty nên bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế
toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm nhiều phần hành kế
toán có quan hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng nhiệm vụ dưới
sự phân công của kế toán trưởng.
2.Tổ chức bộ máy kế toán
2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của Công ty Dệt May Hà Nội
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
- Trưởng phòng kế toán tổ chức ( kiêm kế toán trưởng) tổ chức chỉ
đạo thực hiện toàn bộ công tác tổ chức thống kê thông tin kinh tế, hạch
toán ở Công ty đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên Nhà nước tại Công
ty. Kế toàn trưởng là người phân tích các kết quả kinh doanh và cùng với
phó TGĐ tài chính giúp TGĐ lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư
KT
trưở
ng
KT
tiêu
thụ
KT
xây
dựng
cơ
bản
KT
tổng
hợp
KT
giá
thanh
Thủ
quỹ
KT
thanh
toán
KT
NVL
Phó
phòng KT-TC
Trưởng
phòng KT-TC
Phó
phong kế toán
KT
TL
KT
TG
NH
KT
TM
KT
CN
19
để đạt hiệu quả cao. Kế toán trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng phần
hành kế toán để mỗi bộ phận tự chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình
mà điều lệ tổ chức kế toán đã ban hành.
- Phó phòng kế toán - tài chính là người giúp việc cho trưởng phòng
trong lĩnh vực công việc được phân công, cùng với trưởng phòng tham gia
vào công tác tổ chức điều hành các phần hành kế toán cũng như khen
thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ nhân viên trong phòng.
- Kế toán nguyên vật liệu bao gồm kế toán nguyên vật liệu chính và
nguyên vật liệu phụ, theo dõi trực tiếp việc nhập xuất nguyên vật liệu và
lập các chứng từ có liên quan như sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ số 2,
bảng kê số 3 đồng thời thực hiện hạch toán ngiệp vụ có liên quan đến
xuất-nhập-tồn bguyên vật liệu. Định kỳ, cùng với thủ kho kế toán nguyên
vật liệu tiến hành kiểm kê đối chiếu số liệu trên sổ sách và thực tế tại kho.
- Kế toán giá thành bao gồm kế toán sản phẩm sợi và kế toán giá
thành dệt kim. Kế toán giá thành căn cứ vào các bảng phân bổ chứng từ
có liên quan để tập hợp phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Sau đó sẽ tiến hành lập bảng kê số 4, 5, 6 và nhật ký chứng từ sổ.
- Kế toán tiền mặt theo dõi quá trình thu-chi tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt
và nhật ký chứng từ sổ.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi tình hình kế toán các khoản
tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp bằng uỷ nhiệm chi của Công ty
để lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay để lập các chứng từ như nhật ký chứng
từ số 2.
- Kế toán công nợ theo dõi tình hình phải trả, phải thu của Công ty
để lập nhật ký chứng từ số 7.
- Kế toán công nợ theo dõi tình hình phải trả, phải thu của Công ty
và lập nhật ký chứng từ số 4.
- Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố
định trong Công ty đồng thời định kỳ trích lập khấu hao và lên sổ sách
liên quan.
- Kế toán tiêu thụ bao gồm kế toán tiêu thụ sợi xuất khẩu và nội địa.
- Kế toán tổng hợp là người thực hiện các nghiệp vụ hạch toán cuối
cùng, xây dựng kết quả kinh doanh của Công ty để vào sổ kế toán tổng
hợp, lập sổ cái, lên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh và lên bảng công khai tài chính.
- Thủ quỹ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty và thực hiện việc thu-chi
tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi.
20
2.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
- Do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoá trong
lao động kế toán nên Công ty đã áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chứng từ”
trong việc tổ chức hạch toán kế toán. Theo hình thức này hệ thống sổ mà
Công ty áp dụng được ban hành theo quy định 1141-TCCĐKT của Bộ Tài
Chính bao gồm 10 Nhật ký chứng từ, 4 bảng phân bổ, 11 bảng kê, 6 sổ chi
tiết và sổ cái,thực hiện quá trình hạch toán luân chuyển chứng từ.
- Hình thức nhật ký-chứng từ thích hợp với các doanh nghiệp lớn, số
lượng nghiệp vụ nhiều, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Những sổ
sách kế toán chủ yếu được sử dụng gồm có:
Sổ Nhật ký – Chứng từ: Nhật ký – Chứng từ được mở hàng tháng
cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và
có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng
hợp - cân đối. Nhật ký - Chứng từ được mở theo số phát sinh bên
Có của tài khoản đối ứng với bên Nợ các tài khoản liên quan, kết
hợp giữa ghi theo thời gian và theo hệ thống, giữa hạch toán tổng
hợp và hạch toán phân tích.
Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo
từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và
số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài
khoản đối ứng với bên Có của các tài khoản liên quan, còn số phát
sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp
số liệu từ Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Bảng kê: Được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết
như bảng kê ghi Nợ TK 111, TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi
bán, bảng kê chi phí theo phân xưởng v.v…Trên cơ sở các số liệu
phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào Nhật ký – Chứng từ có liên
quan.
Bảng phân bổ: Sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường
xuyên, có liên quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bổ( tiền
lương, vật liệu, khấu hao…). Các chứng từ gốc trước hết tập trung
vào bảng phân bổ, cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chuyển vào
các bảng kê và NK-CT liên quan.
Sổ chi tiết: Dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán
chi tiết.
- Trình tự ghi sổ:
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký - Chứng
từ như sau: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm
tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc các
21
bảng kê có liên quan. Trường hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì
cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê vào NK-CT
Đối với các loại chi phí( sản xuất hoặc lưu thông ) phát sinh nhiều
lần hoặc mang tính chất phân bổ, thì các chứng từ gốc trước hết
được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số
liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và NK-CT có
liên quan.
Cuối tháng khoá sổ các NK-CT từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên
các NK-CT và lấy số liệu tổng cộng của các NK-CT ghi trực tiếp
vào sổ Cái một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ.
Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
thì chứng từ gốc sau khi ghi vào NK-CT hoặc bảng kê được chuyển
sang các bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán
chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng
hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NK-CT,
bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân
đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký - Chứng
từ
Hàng ngày: Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ thẻ
Hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết Sổ cái
Nhật ký- chứng từ
Bảng kê
Sổ quỹ
Báo cáo kế toán
22
IX. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN Ở CÔNG
TY DỆT MAY HÀ NỘI
1.Hạch toán tài sản bằng tiền và tiền vay
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thường
phát sinh các mối quan hệ thanh toán với các tổ chức, cá nhân khác về
cung ứng vật tư hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, với các ngân hàng và đối
tượng khác ngoài ngân hàng như các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể,
các xí nghiệp tư nhân và cá nhân trong và ngoài nước về các khoản tiền
vay và thanh toán tiền vay; với cán bộ công nhân viên của Công ty về
lương, bảo hiểm xã hội… Tất cả cấc quan hệ thanh toán trên được thực
hiện chủ yếu bằng tiền. Vốn bằng tiền của Công ty đại bộ phận được gửi
tập trung ở ngân hàng, một phần nhỏ để lại ở Công ty để phục vụ nhu cầu
thanh toán lặt vặt phát sinh hàng ngày. Do vậy, việc hạch toán vốn bằng
tiền là việc quan trọng đối với công tác kế toán vì nhờ đó mà kế toán có
thể điều chỉnh kịp thời lượng vốn lưu chuyển để tăng khả năng sử dụng
vốn cho công ty đồng thời quản lý tốt hơn lượng vốn vay sao cho đạt hiệu
quả cao nhất.
Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là
đồng bạc Việt Nam. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải
quy đổi ra “ đồng “ ngân hàng Việt Nam.
1.1 Sổ kế toán:
Hạch toán các nghiệp vụ về vốn bằng tiền và tiền vay được thực hiện
trên :
+ Nhật ký - Chứng từ số 1, Nhật ký - Chứng từ số 2, Nhật ký -
Chứng
từ số 3, Nhật ký - Chứng từ số 4.
+ Bảng kê số 1, bảng kê số 2.
+ Sổ chi tiết vay ngân hàng và vay các đối tượng khác.
1.2 Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 111: “ Tiền mặt “ - Tài khoản này phản ánh tình hình
thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của Công. Tài khoản này có ba tài khoản
cấp hai: 1111, 1112, 1113.
- Tài khoản 112: “ TIền gửi ngân hàng “ - Tài khoản này dùng để
phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi ngân hàng
của Công ty.
- Tài khoản 113: “ Tiền đang chuyển “ – Tài khoản này dùng để phản
ánh tình hình di chuyển của quỹ tiền.
- Tài khoản 311: “ Vay ngắn hạn”
- Tài khoản 315: “ Nợ dài hạn đến hạn trả “
23
- Tài khoản 341: “ Vay dài hạn “
- Tài khoản 342: “ Nợ dài hạn “
1.3 .Trình tự hạch toán
1.3.1: Hạch toán quỹ tiền mặt
Tiền mặt của Công ty được bảo quản tập trung tại quỹ. Tất cả các nghiệp
vụ thu chi tiền mặt dựa trên các chứng từ thu chi hợp lệ. Thủ quỹ thực
hiện các nghiệp vụ thu. chi tiền mặt và thực hiện việc ghi sổ quỹ hàng
ngày và lập báo cáo quỹ chuyển cho phòng kế toán kèm theo tất cả các
chứng từ thu, chi để làm cơ sở ghi sổ kế toán. Tất cả các nghiệp vụ thu,
chi quỹ đều hạch toán vào Tài khoản 111 trong NKCT số 1 và bảng kê số
1. Cơ sở để ghi vào Nhật ký số 1 ( ghi Có Tài khoản 111 ) và Bảng kê số
1 ( ghi Nợ Tài khoản 111 ) là báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc(
phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn … ). Mỗi báo cáo quỹ được ghi một dòng
trên NKCT số 1 và Bảng kê số 1 theo thứ tự thời gian.Đầu tháng, khi mở
Bảng kê số 1 căn cứ vào số dư cuối tháng trước của Tài khoản 111 để ghi
vào phần số dư đầu tháng này. Số dư cuối ngày được tính bằng số dư cuối
ngày hôm trước cộng (+) với số phát sinh Nợ trong ngày trên Bảng kê số
1 và trừ (-) đi số phát sinh bên Có trên NKCT số 1. Cách tính số dư cuối
tháng trên Bảng kê số 1 cũng tương tự cách tính số dư cuối ngày. Tổng số
phát sinh Có và phát sinh Nợ TK111 đối ứng Nợ và Có với các tài khoản
có liên quan phản ánh trong NKCT số 1 và Bảng kê số 1 sau khi đối chiếu
khớp hàng ngang cột dọc được kiểm tra đối chiếu với các nhật ký chứng
từ có liên quan. Cuối tháng số liệu tổng cộng của NKCT số 1 được sử
dụng để ghi sổ cái .
1.3.2: Hạch toán tiền gửi ngân hàng
Hàng ngày, sau khi nhận được các bản sao kê kèm các giấy báo Nợ-Có
kế toán phải kiểm tra lại toàn bộ căn cứ để định khoản, sau khi tổng hợp
định khoản trên bảng sao kê được sử dụng để ghi vào NKCT số 2 và bảng
kê số 2.
- Phát sinh Có TK112 đối ứng Nợ các tài khoản liên quan ghi NKCT số 2
- Phát sinh Có TK112 đối ứng Có các tài khoản liên quan ghi Bảng kê số
2
Trên bảng kê số 2 còn phản ánh số dư đầu tháng cuối tháng, cuối ngày.
Cách tính số dư tài khoản 112 BK2 cũng giống tài khoản 111 trên BK1.
Cuối tháng sau khi phản ánh toàn bộ số phát sinh Nợ và Có vào NKCT và
bảng kê, kế toán tiến hành đối chiếu khớp với các NKCT và bảng kê có
liên quan.
Số liệu tổng cộng trên NKCT số 2 được sử dụng để ghi sổ Cái có.
24
1.3.3: Hạch toán tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển là khoản tiền đã xuất khỏi quỹ của đơn vị để chuyển
vào ngân hàng nhưng chưa có giấy báo có của ngân hàng.
Cơ sở để ghi vào NKCT số 2 là các chứng từ gốc.
Đầu tháng khi mở NKCT số 3 phải căn cứ vào NKCT tháng trước để
ghi vào dòng số dư đầu tháng TK 113.
Cuối tháng căn cứ vào số dư đầu tháng, số phát sinh Có và số phát sinh
Nợ trên NKCT để tính số dư cuối tháng TK 113 ghi vào dòng dư cuối
tháng trên NKCT số 3. Số liệu tổng cộng của NKCT số 3 được sử dụng để
ghi sổ Cái.
1.3.4: Hạch toán tiền vay
Các nghiệp vụ vay được hạch toán vào TK 311, 315, 341, 342 trên
NKCT số 4(mỗi tài khoản được mở trên một tờ riêng).
Hạch toán chi tiết các khoản tiền vay được thực hiện trên sổ chi tiết các
tài khoản 311, 315, 341, 342 .
Nguyên tắc ghi chép của sổ chi tiết là ghi hàng ngày đồng thời quá
trình NKCT số 4.
1.3.5: Ví dụ minh hoạ:
Ngày 20/10/2002, tại Công ty Dệt May Hà Nội có các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh như sau( Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Đơn
vị:1000đ
1.Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 25.000.
2.Bán lẻ hàng hoá thu bằng tiền mặt, giá bán chưa thuế 18.000, thuế
GTGT 10%, giá xuất kho 15.000
25
3. Nộp tiền mặt vào ngân hàng 36.000, chưa báo Có
4.Khách hàng trả nợ 45.000 bằng ngân phiếu và thu được các
khoản phải thu khác 8.000 bằng tiền mặt, đã nhập quỹ đủ
5.Nhận được giấy báo Có của ngân hàng số tiền nộp ở nghiệp vụ 3
Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau:(1.000đ)
1. Nợ TK 111(1111) : 25.000
Có TK 112(1121) : 25.000
2. Nợ TK 111(1111) : 19.800
Có TK 511 : 18.000
Có TK 3331(33311) : 1.800
Nợ Tài khoản 632 : 15.000
Có Tài khoản 156 : 15.000
3. Nợ TK 113(1131) : 36.000
Có TK 111(1111) : 36.000
4. Nợ TK 111(1111) : 53.000
Có TK 131 : 45.000
Có TK 138(1388) : 8.000
5. Nợ TK 112(1121) : 36.000
Có TK 113(1131) : 36.000
2.Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán và mua hàng
2.1 Sổ kế toán
Hạch toán thanh toán với người cung cấp và mua hàng được thực hiện:
- NKCT số 5, 6, 7
- SCT số 2
- Sổ chi tiết thanh toán với người cung cấp
2.2 Tài khoản sử dụng
- TK 331 : “Phải trả cho người cung cấp”
- TK 151 : “Hàng mua đang đi đường”
- TK khác có liên quan
2.3 Trình tự hạch toán
2.3.1.Hạch toán với các nghiệp vụ thanh toán với người bán
Hạch toán với các nghiệp vụ thanh toán với người bán được thực hiện
trên sổ chi tiết TK 331.
- Phương pháp ghi chép trên sổ chi tiết được phân ra đối với:
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về.
Trường hợp trả tiền trước cho người bán .
Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn.
Trường hợp hàng sai quy cách kém phẩm chất, thiếu hụt.
26
2.3.2.Hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ thanh toán với người bán
Hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ thanh toán với người bán được thực
hiên trên NKCT số 5. NKCT số 5 là số tổng hợp thanh toán với người bán
về các khoản mua TSCĐ vật liệu hàng hoá các lao vụ và dịch vụ khác.
NKCT số 5 có hai phần chính:
- Phần ghi có TK 331, Nợ các tài khoản
- Phần theo dõi thanh toán, ghi Nợ TK 331, có các tài khoản.
Sau khi ghi xong NKCT số 5 phải tổng cộng sổ đối chiếu với số liệu của
các NKCT bảng kê khác có liên quan. Số liệu tổng cộng của NKCT số 5
phần ghi có TK 331 dùng để ghi vào sổ Cái.
2.3.3.Hạch toán hàng mua đang đi đường
Theo hệ thống tài khoản kế toán mới hàng mua đang đi đường được
hạch toán vào TK 151 là những vật tư, hàng hoá đã mua đã thanh toán
tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng đến cuối tháng vẫn chưa về xí
nghiệp
Các nghiệp vụ mua hàng có quan hệ trực tiếp với nghiệp vụ thanh toán
với người bán và được phản ánh trên NKCT số 5. Còn số phát sinh bên
Có TK 151 được tập trung phản ánh trên NKCT số 6 ghi Có TK 151.
Nguyên tắc ghi nhật ký này là ghi theo từng hoá đơn, phiếu nhập kho
của từng người bán và phải theo dõi liên tục cho đến khi nhận được hàng.
Cuối tháng cộng NKCT số 6 và lấy số liệu tổng cộng ghi vào sổ Cái
đồng thời căn cứ vào số dư cuối tháng để chuyển số dư của từng hoá đơn
sang cột số dư đầu tháng của NKCT số 6 tháng tiếp theo.
3. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
3.1 Sổ kế toán
Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh được thực hiện trên:
- NKCT số 7.
- Bảng kê số 3, 4, 5 ,6
- Các bảng phân bổ tiền lương số 1, 2, 3
3.2 Tài khoản sử dụng
- TK 142, 152, 154, 214, 241, 334, 335, 611, 621, 622, 627, 631.
- TK 154, 631, 621, 622, 627: tập hợp chi phí sx theo phân xưởng
3.3 Trình tự hạch toán
* Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm
Hạch toán trực tiếp chi phí nguyên liệu vật liệu
Nguyên liệu vật liệu xuất dùng được tính theo giá thực tế
Hạch toán và đánh giá chính xác số vật liệu chưa sử dụng hết
- Hạch toán chi phí tiền lương và BHXH
- Hạch toán khấu hao TSCĐ
27
4. Hạch toán hàng hoá thành phẩm doanh thu, kết quả, thanh toán KH
4.1 Sổ kế toán
Hạch toán hàng hoá thành phẩm doanh thu, kết quả, thanh toán với
khách hàng thực hiện trên
- NKCT số 8
- Bảng kê số 8:tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hoá thành phẩm
- Bảng kê số 9 : tính giá thành thực tế hàng hoá, thành phẩm
- Bảng kê số 10 : hàng gửi đi bán
- Bảng kê số 11: thanh toán với người mua
- SCT số 3, 4
4.2 Tài khoản sử dụng
- Ghi Có TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 521, 531, 532, 632, 641, 642,
711, 721,811,821, 911
- TK131
5. Hạch toán TSCĐ
5.1 Sổ kế toán
- Nhật ký chứng từ số 9
- SCT số 5
5.2 Tài khoản sử dụng
- Ghi có các TK 211, 212, 213
- Sổ chi tiết TSCĐ ( TK 211, 212,213)
5.3 Trình tự hạch toán
5.3.1. Sổ chi tiết TSCĐ
Là loại sổ theo dõi chi tiết từng TSCĐ của xí nghiệp theo từng nguồn
vốn hình thành cấp phát, tự bổ sung, liên doanh, vay ngân hàng và các
nguồn vốn khác. Sổ này gồm hai phần chính: phần giá trị TSCĐ được
phân tích theo các nguồn vốn hình thành và phần theo dõi tình hình khấu
hao TSCĐ qua từng năm.
5.3.2. Nhật ký chứng từ số 9
Là sổ tổng hợp dùng để phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ.
Nhật ký số 9 gồm 3 phần:
- Ghi Có TK 211 Nợ các TK
- Ghi Có TK 212, Nợ các TK
- Ghi Có T K 213 Nợ các TK
Căn cứ vào biên bản bàn giao thanh lý để ghi vào các cột có liên quan
Số liệu tổng cộng cuối tháng của NKCT số 9 được sử dụng dể ghi vào
theo từng tài khoản 211,212,213
28
6. Hạch toán các nghiệp vụ khác
6.1 Sổ kế toán
- Nhật ký chứng từ số 10
- SCT số 6: Sổ chi tiết dùng chung cho các TK
6.2 Tài khoản sử dụng
- Ghi Có các TK 121, 128, 129, 136, 138, 139, 141, 144,161,221, 222,
228, 229, 241, 333, 336, 338, 344, 411, 412, 413, 414, 415, 421, 431,
441, 551, 461.
6.3 Trình tự hạch toán
Ngoài các phần hạch toán dã nói ở trên, hạch toán các khoản phải thu
phải trả, thanh toán với ngân sách, thanh toán nội bộ … được phản ánh ở
NKCT số 10. Đối với các nghiệp vụ thanh toán cần theo dõi chi tiết, kế
toán phải mở sổ chi tiết cho các tài khoản TK 141, 136. mẫu số chi tiết
được dùng chung cho các TK cần mở sổ chi tiết
- Nhật ký chứng từ số 10
- Dùng để ghi có các TK 121, 128, 129, 136, 138, 139, 141,
144,161,221, 222, 228, 229, 241, 333, 336, 338, 344, 411, 412, 413,
414, 415, 421, 431, 441, 551, 461.
Mỗi tài khoản được ghi trên một nhật ký chứng từ. NKCT số 10 cuối
tháng ghi một lần. cuối tháng căn cứ vào số phát sinh Nợ, phát sinh Có, số
dư đầu và cuối kỳ của các sổ chi tiết đối với các tài khoản có mở sổ chi
tiết, hoặc các chứng từ gốc của các tài khoản không mở sổ chi tiết để ghi
vào NKCT số 10. Số liệu tổng cộng cuối tháng của NKCT số 10 được
dùng để ghi vào sổ Cái.
Đối với các nghiệp vụ thanh toán với người nhận tạm ứng, thanh toán
phải thu, phải trả cần mở sổ chi tiết để theo dõi từ lúc nghiệp vụ đó phát
sinh cho tới lúc thanh toán xong.
Sổ chi tiết được mở cho các tài khoản theo một mẫu chung giống nhau.
Đối với sổ chi tiết TK 141, mỗi người nhận tạm ứng thường xuyên mở
một tờ số, các đối tượng không thường xuyên ghi chung trên một tờ sổ.
PHẦN 4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Đối với bất kỳ một Công ty nào khi đi vào lĩnh vực sản xuất kinh
doanh đều phải có hoạt động phân tích đi kèm theo. Bởi vì khi kinh doanh
trong cơ chế thị trường luôn có sự biến động và cạnh tranh gay gắt thì
việc phân tích hoạt động kinh tế là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nhờ có công tác phân tích mà Công ty luôn nắm bắt được tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình từ đó có thể phát huy được thế mạnh
29
cũng như kịp thời ngăn chặn được những rủi ro có thể gặp trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty thường xuyên tổ chức công tác
phân tích để tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục
hữu hiệu nhất. Có thể nhận thấy điều này qua biểu đánh giá tình hình tài
chính của Công ty.
Biểu 5: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2000
Năm
2001
Chênh
lệch
1.Tổng nguồn vốn 496.097,
10
608.215,
82
112.118,
72
2.Nguồn vốn chủ sở hữu 161.120,
45
155.337,
92
-
5.782,53
3.Tổng nợ ngắn hạn 177.929,
28
272.599,
47
94.670,1
9
4.Tổng Tài sản lưu động(TSLĐ) 275.658,
55
332.713,
36
57.054,8
1
5.Tổng vốn bằng tiền 19.699,0
2
19.435,6
3
-263,39
6.Tỷ suất tài trợ (=2/1)
(%)
0,32 0,26 -0,06
7.TS thanh toán ngắn hạn (=4/3)
(%)
1,55 1,22 -0,03
8.TS thanh toán của TSLĐ(=5/4)
(%)
0,07 0,06 -0,01
9.TS thanh toán tức thời(=5/3)
(%)
0,11 0,07 -0,04
10. Vốn hoạt động thuần(=4-3) 97.729,2
7
60.113,8
9
-
37.615,38
Nguồn:Phòng Kế toán-Tài chính
Qua kết quả phân tích tình hình tài chính ở trên có thể thấy rõ việc quản
lý tài chính ở công ty rất được chú trọng. Cụ thể, chỉ tiêu tỷ suất tài trợ ở
công ty < 0,5 chứng tỏ công ty đã biết huy động tốt các khoản vốn vay
bên ngoài, chỉ tiêu tỷ suất thanh toán ngắn hạn > 1 cho thấy công ty có thể
chủ động trang trải các khoản nợ bằng tài sản sẵn có của mình.
Có thể thấy rõ hiệu quả của công tác phân tích hoạt động kinh tế ở
Công ty Dệt May Hà Nội được thể hiện qua bảng sau :
30
Chỉ tiêu Năm
2001
Năm
2002
So sánh
Chênh
lệch
Tỷ lệ
1.Tổng Doanh thu 591946 700101 108155 18,27
Doanh thu xuất khẩu 232415 294402 61987 26,67
2.Các khoản giảm trừ 1142 1200 58 5,08
Giảm giá hàng bán 495 578 83 16,77
Hàng bán trả lại 647 622 -25 -3,86
Thuế xuất khẩu
3.Doanh thu thuần (DTT) 590804 698901 108097 18,3
4.Giá vốn hàng bán 488520 562143 173623 15,07
5.Lợi nhuận gộp(LNG) 102284 136758 34374 33,7
6. Tỷ suất LNG/DTT(%) 17,31 19,57 2,26
7.Chi phí bán hàng(CFBH) 23516 30127 6611 28,11
8.Tỷ suất CFBH/DTT(%) 3,98 4,31 0,33
9.Chi phí quản lý(CFQL) 20240 28235 7995 39,5
10.Tỷ suất CFQL/DTT(%) 3,43 4,04 0,61
11.Lợi nhuận thuần(LNT) 2271 2537 266 11,71
12.Tỷ suất LNT/DTT(%) 0,38 0,36 -0,02
13.Thuế thu nhập phải nộp 727 812 85 11,69
14.Lợi nhuận thuần sau
thuế(LNTST)
1544 1725 181 11,72
15.Tỷ suất LNTST/DTT(%) 0,26 0.27 0,01
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính
Qua bảng trên, có thể thấy tình hình chung của công ty là tốt, các khoản
giảm trừ tăng nhưng tỷ lệ rất thấp, có thể chấp nhận được.
Về doanh thu thì rất khả quan, doanh thu tăng do doanh thu xuất khẩu
tăng chứng tỏ khâu tiêu thụ nước ngoài đã thực hiện tốt.
Lợi nhuận tăng cụ thể là : Lợi nhuận trước thuế tăng so với năm trước
là 266 triệu, tỷ lệ tăng 11,71%. Lợi nhuận sau thuế tăng 181 triệu, tỷ lệ
tăng 11,72%. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do lợi nhuận gộp tăng, mà lợi
nhuận gộp tăng là do doanh thu bán hàng tăng(doanh thu gộp và doanh
thu thuần tăng).Trị giá vốn hàng bán ra tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ
lệ tăng doanh thu bán hàng. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng so với năm trước
là 2,26%. Điều đó chứng tỏ công ty tổ chức và quản lý tốt khâu kinh
doanh. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn cao, đặc biệt là
chi phí quản lý có tỷ lệ tăng cao(39,5%), tỷ suất tăng 0,61%. Điều đó
chứng tỏ trong năm công ty chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh
31
nghiệp, ảnh hưởng giảm lợi nhuận bán hàng. Trong năm tới, công ty cần
phải đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, nhất là chi
phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao lợi nhuận hơn nữa.
32
KẾT LUẬN
Đứng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ và càng suy
giảm sau sự kiện 11/9, thị trường các nước nhập khẩu hàng dệt may lớn
như Nhật, Mỹ bị thu hẹp, cạnh tranh gay gắt dẫn đến giá xuất khẩu giảm
mạnh, một số thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam như Đông
Âu, SNG… chưa có đủ điều kiện để khai thác có hiệu quả… nền kinh tế
nước ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Tình hình trong nước cũng mấy không khả quan. Thiên tai trong năm
2001 và 2002 liên tiếp xảy ra để lại các hậu quả nặng nề, các mặt hàng
nông sản rớt giá làm thị trường trong nước kém sôi động. Thêm vào đó,
hàng dệt may nhập lậu trốn thuế với số lượng lớn gây ảnh hưởng xấu đến
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chính sách ưu đãi tại
Quyết định 55 của Chính phủ chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước
hướng dẫn thực hiện kịp thời; vốn lưu động thiếu, vốn vay đầu tư lớn, chi
phí đầu vào tăng đã làm tăng gía thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
Đứng trước những khó khăn đó,Tổng Công ty nói chung và Công ty
Dệt May Hà Nội nói riêng đã tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xúc tiến
thương mại duy trì các thị trường hiện có, mở thêm các thị trường mới, rà
soát và giảm chi phí đến mức tối đa để cạnh tranh về giá, tăng cường các
biện pháp quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng triển khai nhanh các dự
án đầu tư đưa vào sản xuất, tập trung khai thác thị trường nội địa bù cho
xuất khẩu giảm sút.
Do đó, trước diễn biến phức tạp khó lường của năm 2001 đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nhưng nhìn chung Công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định,
đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cùng với sự mạnh
dạn đầu tư đổi mới thiết bị đem lại giá trị sản lượng và doanh thu mỗi
năm một cao, mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng lên rõ rệt. Đó
là thành tích đáng được ghi nhận và là kết quả phấn đấu không mỏi mệt
của cán bộ công nhân viên, của tập thể lãnh đạo từ Tổng Công ty đến
Công ty cùng với sự chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Chính phủ và sự hỗ trợ
của các Bộ ngành Trung ương, các địa phương.
Năm 2003, chúng ta đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.
Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Dệt May Hà Nội cố gắng phát
huy những kết quả đã đạt được tiếp tục phấn đấu khai thác tối đa năng lực
hiện có, tập trung thực hiện thắng lợi chiến lược đầu tư “ tăng tốc “ để
tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cả về giá, mẫu mã và
33
chất lượng cho tương xứng với tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam và
đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_to_chuc_thuc_hien_cong_tac_tai_chinh_cua_cong_ty_det_may_ha_.pdf