Luận văn Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - Xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi

Từ khi trồng rau nhút đến nay, nămn 2003 tôi sửa chữa lại căn nhà, thay cột tre bằng cột bạch đàn, mái lợp tol ước tính khoảng 11 triệu đồng, mua được 1 Tivi màu để xem thời sự và xem chương trình khuyến nông từ đó bổ sung thêm kiến thức còn hạn chế của mình. Ngoài ra, hàng năm còn chỗ hỗ trợ cho gia đình người anh khoản tiền mướn đất là 500.000 đ, lo cho con được đi học đầy đủ và nhất là gia đình đã thoát nghèo. Hiện cũng có khoảng 10 hộ xung quanh làm theo tôi.

pdf122 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - Xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miền Nam, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 31. Huỳnh Lứa (Chủ biên) (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Từ Mạo (Chủ nhiệm đề tài) (1991), Tập báo cáo nghiên cứu tính chất, đặc điểm lũ các vùng của Việt Nam, Chương trình 6B, Đề tài 6B-03-01, Hà Nội. 33. Sơn Nam (Biên khảo) (2002), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 34. Dương Văn Nhã (Trưởng đề án) (2004), Báo cáo khoa học: Nghiên cứu tác động đê bao đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường tại một số khu vực có đê bao ở tỉnh An Giang, Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, An Giang. 35. Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Vịnh (Sưu tầm và giới thiệu) (2000), Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 36. Nguyễn Ân Niên (2002), "Đánh giá ban đầu về hiệu quả triển khai quy hoạch lũ ngắn hạn ở đồng bằng sông Cửu Long (qua lũ 2000 và 2001)", Tuyển tập 89 kết quả khoa học và công nghệ năm 2001, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện khoa học thủy lợi miền Nam, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Nguyễn Văn Phượng và Vũ Quang Cảnh (2004), "Hoạt động kinh tế mùa nước nổi tỉnh An Giang", Kinh tế phát triển, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, (168), tr. 6. 38. Phan Quang (2002), Bút ký đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 39. Đào Xuân Sâm (2000), Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 40. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường An Giang - Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tổ chức kinh tế - xã hội và môi trường trên các cụm tuyến dân cư vùng lũ tỉnh An Giang, Hội thảo khoa học, Long Xuyên. 41. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường An Giang - Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (2005), "Một số kết quả khảo sát về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình canh tác có hiệu quả trong mùa lũ 2004 tại tỉnh An Giang", Đề tài nghiên cứu khoa học: Tổng kết và phát triển các mô hình sản xuất nông - thủy sản trong mùa lũ để tăng thu nhập của người dân vùng lũ tỉnh An Giang, Long Xuyên. 42. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2005), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện đề án 31, Long Xuyên. 43. Phương Ngọc Thạch (1998), Định hướng và một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam. 90 44. Phương Ngọc Thạch (2001), Tổng kết chủ trương và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long 1991-2000, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam. 45. Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2002), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê, Hà Nội. 46. Đào Công Tiến (Chủ biên) (2001), Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long - hiện trạng và giải pháp, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 47. Đào Công Tiến (Chủ biên) (2002), Kinh tế - xã hội và môi trường vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Đào Công Tiến (2004), "Những giải pháp xây dựng cụm, tuyến dân cư ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long", Kinh tế phát triển, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, (168), tr.26. 49. Tỉnh ủy An Giang (2005), An Giang 30 năm xây dựng và phát triển, An Giang. 50. Bùi Đạt Trâm (1985), Đặc điểm thủy văn tỉnh An Giang, Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật xuất bản. 51. Nguyễn Ngọc Trân (Chủ biên) (1990), Đồng bằng sông Cửu Long tài nguyên - môi trường - phát triển (báo cáo tổng hợp), Ủy ban khoa học nhà nước (Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long), Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long. 52. Tô Văn Trường (2000), Từ trận lũ lịch sử năm 2000 nhìn lại và điều chỉnh quy hoạch kiểm soát lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phân viện khảo sát quy hoạch thủy lợi Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. 53. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 1996 - 2010, An Giang. 91 54. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2000), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 1999, An Giang. 55. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2001), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2000, An Giang. 56. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2002), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2001, An Giang. 57. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2003), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2002, An Giang. 58. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2004), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2003, An Giang. 59. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2004), Chiến lược phát triển nông thôn An Giang đến 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 669/2004/QĐ-UB ngày 20/4/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 60. Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang (2004), Chiến lược phát triển thị trường - hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh An Giang đến 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số: 668/2004/QĐ-UB ngày 20/4/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 61. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2004), Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản tỉnh An Giang, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Long Xuyên. 62. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2004, An Giang. 63. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (2000), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và khắc phục lũ năm 2000, An Giang. 92 64. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (2001), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và khắc phục lũ năm 2001, An Giang. 65. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (2002), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và khắc phục lũ năm 2002, An Giang. 66. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (2003), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và khắc phục lũ năm 2003, An Giang. 67. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (2004), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và khắc phục lũ năm 2004, An Giang. 68. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Trần Thanh Xuân (Chủ biên) (2000), Lũ lụt và cách phòng chống, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 70. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1988), Đại từ điển Tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 93 PHỤ LỤC Phụ lục 1 MÔ HÌNH NUÔI TÔM TRONG RUỘNG LÚA MÙA LŨ TẠI HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG Võ Văn Hà1, Võ Văn Tuấn1, Lê Rờ Son1, Võ Duy Thanh2 và Dương Ngọc Thành1 TÓM LƯỢC Xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn có điều kiện đất đai thuận lợi (pH đất > 6,4; pH nước ổn định quanh năm từ 7-7,5), diện tích đất canh tác/hộ lớn (diện tích nuôi tôm trung bình 1,74 ha/hộ) và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào phù hợp cho việc thực hiện mô hình lúa-tôm. Năng suất tôm nuôi dao động rất lớn từ 0,4 đến 2,4 tấn/ha (trung bình 1,4 tấn/ha/vụ) tương ứng với mật độ tôm thả tôm của nông dân cao (14,8  3,49 con/m2) và cỡ tôm nhỏ nên giá bán còn thấp. Hiệu quả kinh tế của mô hình còn thấp và chưa ổn định do chi phí đầu tư nuôi tôm lớn (khoảng 44,3  28,2 triệu đồng/ha), nhưng lợi nhuận chỉ khoảng 22  36 triệu đồng/ha/vụ nên hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp (0,5  1,84). Nuôi tôm trên ruộng lúa có rủi ro cao tùy thuộc vào kỹ thuật nuôi của người dân. Trong đó, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng suất tôm như: mật độ thả tôm cao, thức ăn tự chế và quản lý môi trường nuôi chưa tốt. Trở ngại của mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa là ảnh hưởng nước cỏ sau vụ Thu đông (tháng 8-9 Dương lịch), nguồn giống nhân tạo của tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất ở địa phương và thu hoạch đồng loạt làm giá tôm giảm mạnh. Hơn nữa, thức ăn chính cho nuôi tôm là ốc bươu vàng nếu nguồn thức ăn này giảm thì lợi nhuận của mô hình sẽ giảm theo do các nguồn thức ăn khác chi phí cao. Ngoài ra, 1. Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ 2. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn - Đại học An Giang 94 xen kẽ giữa nuôi tôm với trồng lúa Thu Đông nên ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thức vật và ô nhiễm nguồn nước đến tôm nuôi. Do đó, những giải pháp kỹ thuật có thể cải thiện để nâng cao hiệu quả của mô hình như: điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp, cải tiến thức ăn tự chế và phương pháp cho ăn từng bước cải tiến hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp để giảm hệ số thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường nước từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng tỉ lệ sống của tôm làm tăng năng suất. 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn được chọn để nghiên cứu vì đây là vùng nuôi tôm trên ruộng lúa với qui mô diện tích lớn và đang được tỉnh đầu tư qui hoạch trong thời gian tới. - Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của lãnh đạo địa phương và nông dân (PRA). - Phỏng vấn trực tiếp nông hộ nuôi tôm trên ruộng lúa mùa lũ bằng phiếu điều tra soạn sẵn. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng nuôi tôm của xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tổng số mẫu điều tra là 20 hộ. Số liệu thu thập bao gồm: - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trở ngại của mô hình; Các chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc, công lao động) và đầu ra sản phẩm (năng suất, giá bán). - Kỹ thuật nuôi tôm: mùa vụ, qui mô nuôi/hộ, mật độ thả tôm, chăm sóc (quản lý nước, phòng trừ dịch bệnh), thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và những chính sách hỗ trợ mô hình lúa - tôm Xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi (pH đất > 6.4, pH nước ổn định quanh năm từ 7-7.5), diện tích đất canh tác/hộ lớn và nguồn Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 95 thức ăn tự nhiên dồi dào (ốc bươu vàng, cá, đậu nành, khoai mì, dừa, lúa, gạo) phù hợp cho việc thực hiện mô hình lúa - tôm. Hơn nữa, từ khi có quyết định về khuyến khích ưu đãi phát triển nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa (năm 2001) và nhiều chủ trương chính sách khác của tỉnh nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tập trung giúp vốn sản xuất (được vay vốn ưu đãi: 40-45 triệu đồng/ha với lãi suất thấp), hỗ trợ khoa học - kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh,... diện tích lúa - nuôi tôm càng xanh trong xã Phú Thuận tăng nhanh; từ 3 ha (năm 2000) lên 80 ha (2001), 131 ha (2002), 185 ha (2003) và 322 ha (2004) (Phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, 2003). 2.2. Đặc điểm nông hộ Bảng 1: Đặc điểm nông hộ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa mùa lũ năm 2004, tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn Diễn giải Tối thiểu Tối đa Trung bình Độ lệch chuẩn Nhân khẩu trong hộ 3 8 5,10 1,25 Tuổi chủ hộ 29 73 49,85 13,57 Trình độ học vấn chủ hộ 2 12 6,45 2,87 Số người tuổi dưới 12 0 4 0,65 1,09 Số người tuổi từ 12 đến 18 0 2 0,50 0,76 Số người tuổi từ 18 đến 60 2 6 3,40 1,27 Số người trên 60 tuổi 0 2 0,55 0,89 Số trẻ em chưa học, người khuyết tật 0 2 0,40 0,59 Số người có trình độ cấp 1 0 7 2,10 1,89 Số người có trình độ cấp 2 0 5 1,45 1,28 Số người có trình độ cấp 3 0 3 0,90 0,97 96 Số người có trình độ cao đẳng, ĐH 0 1 0,25 0,44 Số máy cày, máy xới (cái) 0 1 0,15 0,37 Số máy suốt (cái) 0 1 0,20 0,41 Số bình xịt (cái) 0 2 1,30 0,57 Số xuồng (chiếc) 0 3 1,35 0,88 Số máy bơm (máy) 1 6 2,90 1,29 Số tivi (cái) 0 2 1,00 0,56 Số radio (cái) 0 1 0,50 0,51 Số video (cái) 0 1 0,50 0,51 Số xe Honda (chiếc) 0 2 1,05 0,69 Số xe đạp (chiếc) 0 3 1,05 1,00 Số quạt nước (cái) 0 1 0,30 0,47 Số máy đo chất lượng nước (cái) 0 1 0,10 0,31 Lưới kéo 0 1 0,35 0,49 Số lượng máy khác (cái) 0 2 0,20 0,52 Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy chủ hộ nuôi tôm có độ tuổi trung bình là 49,8 tuổi và trình độ học vấn trung bình lớp 6. Nhân khẩu trong hộ trung bình 5 người, trong đó số người ở độ tuổi lao động (18 đến 60 tuổi) là 3,4 người. Phương tiện để phục vụ nuôi tôm như xuồng bình quân 1,35 chiếc/hộ, máy bơm 3 cái/hộ và trung bình mỗi hộ đều có một chiếc xe honda để đi lại. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm còn thiếu các dụng cụ để kiểm tra nước và quạt nước trong ruộng nuôi; trung bình máy đo chất lượng nước 0,1 cái/hộ và quạt nước là 0,3 cái/hộ. 2.3. Thời vụ và qui mô sản xuất trong nông hộ Tôm càng xanh được thả vào ruộng sau vụ lúa Đông xuân (khoảng tháng 4- 5 Dương lịch) và thu hoạch trong tháng 10-11 dương lịch (Bảng 2). Giống tôm post 97 được bắt từ Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản tỉnh, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ và các trại giống trong huyện. Nguồn thức ăn cho tôm được tự chế từ cua, ốc, cá tạp và thức ăn công nghiệp (chưa được sử dụng phổ biến). Qui mô diện tích nuôi bình quân 1,74 ha/hộ (thấp nhất là 0,5 và cao nhất 4 ha/hộ). Bảng 2. Đặc điểm và kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa mùa lũ năm 2004, tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn STT Diễn giải Trung bình 1 Diện tích nuôi/hộ (ha) 1,79 (1,13) 2 Mật độ thả (con/m2) 14,8 (3,49) 3 Mùa vụ thả nuôi Tháng 4-5 đến tháng 10-11 4 Năng suất (tấn/ha) 1,40 (0,54) 5 Giá bán (1000 đ/kg) 73,0 (12,0) Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn. Mật độ thả tôm của nông dân hiện tại rất cao (khoảng 14,8  3,49 con/m2) nhưng cỡ tôm lúc thu hoạch nhỏ nên giá bán bình quân thấp (73.000 đồng/kg). Năng suất tôm nuôi biến động rất lớn giữa các hộ nuôi (khoảng 0,4 đến 2,4 tấn/ha) trung bình 1,4 tấn/ha/vụ. Năng suất tôm trong kết quả khảo sát này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Hồng Cương (2002) với tỉ lệ sống đạt từ 37-57% (1,02-1,25 tấn/ha/vụ). Kết quả phân tích tương quan còn cho thấy năng suất tôm có tương quan với mật độ nuôi. Điều này cho thấy với tỉ lệ sống của tôm thấp nên người dân phải thả mật độ cao để bù vào khoảng hao hụt nhằm duy trì năng suất tôm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Thanh Phương (2004) là tỉ lệ sống của tôm càng xanh trong ruộng lúa ở An Giang thấp khoảng 32,7  12%. 2.4. Hiệu quả sản xuất 2.4.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình 98 Kết quả phân tích cho thấy có khoảng 55% số hộ nuôi tôm có lời, còn lại là lỗ vốn (Bảng 3) và tỷ lệ này cao hơn so với kết quả khảo sát của phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn huyện (2003). Tổng chi phí đầu tư cho mô hình nuôi tôm rất cao (khoảng 44,3  28,2 triệu đồng/ha/vụ), nhưng lợi nhuận của mô hình thấp (22  36 triệu đồng/ha) nên hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp (0,5  1,84). Điều này cho thấy nuôi tôm trên ruộng lúa rủi ro khá cao có lẽ còn tùy thuộc nhiều vào kỹ thuật nuôi của nông dân. Trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi tôm như: mật độ tôm nuôi cao, thức ăn và cách quản lý môi trường nuôi chưa tốt nên tôm kém phát triển hoặc tỷ lệ sống thấp và chi phí đầu tư thức ăn cao. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Hồng Cương (2002) thì nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sống của tôm thấp là do thiếu giống nên nông dân phải thả giống nhiều lần giống không đồng nhất. Cũng theo tác giả thì nuôi tôm bằng thức ăn tươi sống (cua, ốc) cho kết quả sinh trưởng tốt nhưng ruộng nuôi tích tụ nhiều chất hữu cơ ở nền đáy dẫn đến hàm lượng dinh dưỡng như đạm N-NH4, PO4 3-, COD, H2S trong nước tăng tương đối cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của tôm. Do đó, cần có những giải pháp kỹ thuật có thể cải thiện để nâng cao hiệu quả của mô hình như: cải thiện thức ăn tự chế và phương pháp cho ăn để từng bước kết hợp với thức ăn công nghiệp, giảm hệ số thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường nước từ đó giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, cần điều chỉnh mật độ nuôi hợp lý và quản lý môi trường nuôi tốt hơn nhằm nâng tỉ lệ sống và năng suất tôm nuôi Bảng 3. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa mùa lũ 2004, tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (Đơn vị tính: triệu đồng/ha/vụ) Diễn giải Trung bình (n=20) Độ lệch chuẩn Tổng chi (A) 44.330 28.192 1. Nạo vét và vệ sinh ao 2.000 2.779 99 2. Máy, liều trại, vải bạc, sàn ăn 1.051 1.433 3. Chi phí vật tư 37.785 34.829 - Vôi 843 676 - Phân bón 34 94 - Dây thuốc cá 247 396 - Thuốc trị bệnh tôm 1.371 1.754 - Chi phí các loại thuốc khác 562 1.016 - Chi phí giống 8.386 5.932 - Chi phí thức ăn 24.701 23.112 - Bơm nước 1.642 1.847 4. Chi phí dịch vụ 278 550 - Điện thấp sáng 65 164 - Điện thoại 8 35 - Nước đá 18 35 - Đi lai và vận chuyển 187 316 5. Chi phí lao động 3.148 3.421 - Chi phí lao động gia đình 1.643 1.409 - Chi phí thuê lao động 1.506 2.012 6. Chi phí khác 66 197 Tổng thu (B) 66.352 40.192 Lợi nhuận (C = B-A) 22.022 36.106 Tỷ lệ lời/vốn (C/A) 0,50 1,84 2.4.2 Lợi ích và những trở ngại của mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa 100 Mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa trong mùa lũ đã tạo thêm việc làm; bao gồm những người trực tiếp nuôi và người tham gia gián tiếp qua các hoạt động dịch vụ như cung cấp thức ăn, thú y thủy sản và lĩnh vực chế biến. Theo báo cáo của phòng Xây dựng và PTNT huyện Thoại Sơn (2003) với diện tích nuôi tôm trên 322 ha đã giải quyết được việc làm cho khoảng 170 lao động trong vùng với mức thu nhập từ 0,3 đến 0,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra còn giúp các hộ nghèo bắt ốc bươu vàng bán cho các hộ nuôi tôm trong thời gian 6 tháng mùa lũ với mức thu nhập bình quân 15.000 đồng/người/ngày. Trở ngại của mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa là diện tích nuôi/hộ phải đủ lớn (trên 1 ha), ảnh hưởng nước cỏ sau vụ Thu đông (tháng 8-9), nguồn giống nhân tạo của tỉnh chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu sản xuất ở địa phương và thu hoạch đồng loạt làm giá tôm giảm mạnh. Hơn nữa, thức ăn chính cho tôm là ốc bươu vàng nếu nguồn thức ăn này giảm thì lợi nhuận của mô hình sẽ giảm do các nguồn thức ăn khác chi phí cao. Ngoài ra, xen kẽ giữa tôm với lúa Thu Đông nên ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thức vật và ô nhiễm nguồn nước đến tôm nuôi. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - Mặc dù mô hình nuôi tôm có rủi ro cao do qui trình nuôi chưa ổn định nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Mô hình này cũng góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho một số hộ nghèo không có đất sản xuất. - Xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho việc thực hiện mô hình lúa - tôm. - Năng suất tôm nuôi biến động lớn giữa các hộ (từ 0,4 đến 2,4 tấn/ha) tương ứng với mật độ tôm thả tôm cao (14,8  3,49 con/m2) và cỡ tôm nhỏ nên giá bán còn thấp. Formatted: Bullets and Numbering 101 - Ảnh hưởng nước, cỏ sau vụ Thu Đông (tháng 8-9), thiếu nguồn giống nhân tạo và thu hoạch đồng loạt làm giá tôm giảm mạnh là những trở ngại của mô hình nuôi tôm. Thức ăn chính cho tôm là ốc bươu vàng nếu nguồn thức ăn này giảm thì lợi nhuận của mô hình sẽ giảm do các nguồn thức ăn khác chi phí cao. Ngoài ra, xen kẽ giữa tôm và lúa Thu Đông nên ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thức vật và ô nhiễm nguồn nước đến tôm nuôi. Đề nghị - Cần điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp, cải tiến thức ăn tự chế và phương pháp cho ăn để từng bước cải tiến hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp để giảm hệ số thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường nước để nâng tỷ lệ sống của tôm làm tăng năng suất. - Cần hạn chế ô nhiễm nguồn nước cấp vào ruộng và nguồn nước rửa ốc xay thức ăn cho tôm cùng tập trung một con kênh. - Nên kiểm soát và hạn chế lượng cá tạp xâm nhập vào ruộng làm ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. - Nên chọn tôm giống đồng kích cỡ (cỡ giống từ P15) để làm tăng tì lệ sống khi nuôi. Formatted: Bullets and Numbering 102 BÁO CÁO THAM LUẬN MÔ HÌNH SẢN XUẤT 1 VỤ TÔM VÀ 1 VỤ LÚA Kính thưa quý đại biểu Tôi tên: Trần Văn Săn, sinh năm 1946 hiện cư ngụ ấp Phú Tây, xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn, An Giang. Tôi xin trình bày báo cáo mô hình 1 tôm + 1 lúa qua thực tế sản xuất của tôi cụ thể như sau: Là một trong những người đầu tiên thực hiện nuôi tôm càng xanh ở xã Phú Thuận, tôi bắt đầu thử nghiệm nuôi tôm trong ao từ năm 1999. Từ quan sát trên cánh đồng mùa nước nổi, tôi thấy tôm càng xanh ngày càng thích hợp trên đồng ruộng và phát triển rất tốt nên đã có ý định nuôi thử trong ao và tận dụng nguồn thức ăn dễ kiếm trong mùa nước nổi như: cá tạp, cua ốc,…và con giống là tôm con do những người dỡ chà, đặt lợp cung cấp. Bước đầu tôi nuôi đạt kết quả khả quan nên đến năm 2000 tôi bắt đầu thả con Post để nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình để nâng cao sản lượng ngày một tốt hơn. Trong năm 2004 tôi đạt được những kết quả sau với diện tích là 6 ha. Về trồng lúa: Xuống giống vụ lúa đông xuân trên diện tích 6 ha vào tháng 11 (âm lịch) và thu hoạch vào cuối tháng 2 (âm lịch). Tổng thu nhập của tôi về lúa được 39 tấn bình quân năng suất là 6,5 tấn/ ha, trị giá là 78 triệu đồng trừ chi phí hết 31.200.000đồng tôi còn lãi được 46.800.000 đồng. Về thả nuôi tôm: Sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông xuân 2004 tôi tiến hành cày, ải phơi đất và thả tôm vào tháng 4 (âm lịch) - thu hoạch tôm vào tháng 10 (âm lịch). Trên diện 103 tích 6 ha tôi thả 600.000 con Post tôi thu hoạch được 9 tấn tôm, bán được 580.000.000đồng, trừ chi phí khoảng 400.000.000 đồng, tôi còn lãi được 180.000.000 đồng. Như vậy, với diện tích 6 ha đất luân canh mô hình 1 tôm + 1 lúa tôi lãi được 226.800.000 đồng. Kính thưa quý đại biểu Qua kết quả đạt được, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Thực hiện mô hình 1 tôm + 1 lúa theo tôi là một hướng phát triển bền vững cho chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi với những điểm sau: nhờ nuôi tôm luân canh với trồng lúa, con tôm và cây lúa ít bị sâu bệnh hơn nữa nhờ có thời gian cắt đứt dòng lưu truyền mầm bệnh từ vụ này sang vụ khác. Hơn nữa, sau thu hoạch tôm, cây lúa đông xuân vẫn còn trồng trên nền đất nuôi tôm hưởng được lớp phân hữu cơ nên phát triển tốt, tự nhiên, không cần nhiều đến phân hóa học mà vẫn cho năng suất cao, hạ giá thành sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, muốn nuôi tôm đạt năng suất cao phải luôn học hỏi về khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế của người nuôi trước, vì nuôi tôm càng xanh lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng nhiều. Ngoài ra còn phải nắm bắt thông tin thị trường để chủ động trong việc sản xuất. Kính thưa quý đại biểu Trong hoàn cảnh kinh tế gia đình tôi ngày một phát triển, cho con cái đi học đàng hoàng tôi rất phấn khởi và biết ơn chính quyền các cấp, hội nông dân và phong trào nông dân sản xuất giỏi đã tạo điều kiện cho tôi phát triển kinh tế gia đình. Tôi rất mong mô hình sản xuất của tôi được nhân rộng để bà con nông dân có được mô hình sản xuất có hiệu quả, hưởng ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của đảng và nhà nước. Kính chúc hội nghị thành công tốt đẹp! 104 Phụ lục 2 MÔ HÌNH TRỒNG CÂY RAU NHÚT VÀ CÂY SEN TRONG MÙA LŨ TẠI AN GIANG NĂM 2004 Võ Văn Hà1, Trang Thị Mỹ Duyên2, Hồ Thị Kim Cương3, Nguyễn Thị Thanh Tuyến3, Nguyễn Quốc Huy3 và Dương Ngọc Thành2 TÓM LƯỢC Qui mô diện tích trồng cây sen trên hộ trong mùa lũ cao nhất ở huyện Thoại Sơn (0,86 ha/hộ) và cây rau nhút ở huyện Châu Phú và Phú Tân khoảng 0,33-0,45 ha/hộ. Trồng cây sen trong mùa lũ cho thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn trồng rau nhút. Thu nhập bình quân của cây sen là 17,1 triệu đồng/ha và lợi nhận thu được khoảng 10,2 đến 12,3 triệu/ha. Tỷ lệ tiền lời/vốn là 1,48. Trồng rau nhút tại huyện Châu Phú và Phú Tân cho thu nhập bình quân khoảng 9,3-9,5 triệu đồng/ha và lợi nhuận từ 3,4 đến 6,5 triệu đồng/ha. Tỷ lệ tiền lời/vốn vào khoảng 0,57-0,92. Lợi nhuận trồng rau nhút tại huyện Phú Tân cao hơn Châu Phú (khoảng 1 triệu đồng/ha) là do chi phí giống thấp (1,2 so với 2,2 triệu/ha) và đầu tư phân bón cũng ít hơn (0,4 so với 1,3 triệu đồng/ha). Theo người dân trồng cây rau nhút trong mùa lũ rất dễ làm, ít bị sâu và ốc gây hại (chiếm 54,8-60% số ý kiến hộ) và tạo thêm được thu nhập trong mùa lũ (30-42,5% số hộ). Trong khi nông dân trồng cây sen thì cho hiệu quả kinh tế cao (41,8%), có thu nhập hàng ngày (23,3%), giải quyết lao động nông nhàn (14%) và tạo thêm thu nhập trong mùa lũ (9,3%). Những khó khăn chính của nông dân trồng cây rau nhút hiện nay là lũ lên nhanh làm rau theo không kịp bị chết (25,8% số hộ), hoặc lũ lớn làm dồn và dập rau (22,7%), và thời tiết xấu rau chậm phát triển (19,7%). Bên cạnh đó là giá bán 1. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn - Đại học An Giang. 2. Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ. 3 Sinh viên khoa Nông nghiệp - Đại học An Giang. 105 không ổn định và giá vật tư thường cao (12,1%) cũng ảnh hưởng đến người trồng rau. Cây sen cũng gặp khó khăn về giá cả không ổn định (44,4%), các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc đặc trị và đất có nhiều bùn (tỷ lệ tương đương nhau 22,2% số hộ). Ngoài ra, ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho nông dân trồng cây sen (11,2%). Người dân trồng cây rau nhút cần thêm nhiều thông tin kỹ thuật để trồng được tốt hơn, bán được giá cao hơn (33,4% số hộ). Ngoài ra, người dân cần biết thêm thông tin về giá cả thị trường (8,3%), cách ngăn chặn các chất làm ô nhiễm nguồn nước (8,3%) và ngăn chặn bớt dòng lũ chảy mạnh (8,3%). Mô hình trồng cây sen cũng cần thêm các thông tin về thị trường (57,1%), kỹ thuật để trồng và bán được giá cao (14,3% số hộ). Đặc biệt cần nghiên cứu sâu bệnh trên cây sen (14,3%), chính sách thuế và dịch vụ bơm tưới hợp lý (9,5%) cho cây sen. 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này gồm hai phần: - Theo dõi, ghi chép cách làm của một số hộ nông dân tiêu biểu đang trồng cây rau nhút và sen trong mùa lũ 2004. Chọn 3 hộ nông dân ở huyện Châu Phú (có kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác và am hiểu điều kiện tự nhiên trong vùng cũng như tập quán canh tác của những nông dân khác) và 3 hộ nông dân ở huyện Phú Tân để theo dõi mô hình trồng rau nhút trong mùa lũ. Ở huyện Thoại Sơn chọn 3 hộ nông dân trồng cây sen để theo dõi mô hình. Tiến hành lập sổ ghi chép cho từng hộ để theo dõi qui trình kỹ thuật canh tác, các chi phí đầu vào, cũng như giá cả và đầu ra cho sản phẩm. - Phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng trồng cây thủy sinh tập trung tại 3 huyện nghiên cứu, bao gồm các nhóm hộ khá/giàu, nhóm trung bình và nhóm hộ nghèo. Tổng số mẫu điều tra là 90 hộ. Bảng 1: Số mẫu điều tra tại ba huyện trong tỉnh An Giang năm 2004 Formatted: Bullets and Numbering 106 STT Xã/huyện Số mẫu 1 Xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú 30 2 Xã Tân Trung, huyện Phú Tân 30 3 Xã Định Thành, huyện Thoại Sơn 30 Tổng 90 Số liệu thu thập bao gồm: - Thông tin định tính: Lý do để nông dân trồng cây thủy sinh trong mùa lũ; đặc tính đất canh tác cây thủy sinh; những trở ngại và hướng khắc phục cây trồng thủy sinh; thị trường tiêu thụ sản phẩm; khả năng kết hợp với các mô hình canh tác khác... - Thông tin định lượng: các chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc, công lao động…) và đầu ra sản phẩm (năng suất, thời điểm bán, giá bán…). - Kỹ thuật canh tác cây trồng thủy sinh: cách trồng (qui cách và mật độ), chăm sóc (bón phân, phòng trừ sâu bệnh), thu hoạch (cách thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển) và tiêu thụ sản phẩm (nơi tiêu thụ, thị trường, giá cả). 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Thông tin về đặc điểm nông hộ Bảng 2: Đặc điểm của chủ hộ, nhân khẩu và nguồn lực lao động trong nông hộ tại ba huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang, năm 2004 Thông tin về chủ hộ Châu Phú Phú Tân Thoại Sơn Formatted: Bullets and Numbering 107 Tuổi của chủ hộ 46,0 (13,55) 46,6 (13,16) 51,9 (12,06) Trình độ văn hóa của chủ hộ (%) - Mù chữ - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Cao đẳng/ĐH 26,7 43,3 16,7 10,0 3,3 0,0 63,3 23,4 10,0 3,3 3,3 73,4 20,0 0 3,3 Thời gian hoạt động NN của chủ hộ (%) Thời gian hoạt động phi NN của chủ hộ (%) 95,0 5,0 56,7 43,3 93,7 5,0 Số người/hộ (%)  5 người 6 - 8 người >8 người 70,0 26,6 3,4 76,7 23,3 0,0 50,0 40,0 10,0 Thành viên trong gia đình (%) < 18 tuổi 18-60 tuổi >60 tuổi 21,3 73,5 5,2 28,7 63,2 8,1 26,6 67,3 10,1 Chủ hộ được phỏng vấn có độ tuổi trung bình từ 46 đến 52, và phần lớn học cấp I (43-73% số hộ). Chủ hộ trồng cây sen ở huyện Thoại Sơn có độ tuổi trung bình cao nhất (52 tuổi) so với hai huyện còn lại khoảng 46 tuổi (Bảng 2). Đặc biệt ở huyện Châu Phú chủ hộ mù chữ chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 26,7%). Điều này cũng là yếu tố giới hạn trong việc trồng cây rau nhút so với chủ hộ ở huyện Phú Tân. Thời gian hoạt động trong nông hộ của chủ hộ ở Châu Phú và Thoại Sơn trên 90%, trong khi ở Phú Tân là 56,7% và thời gian còn lại là hoạt động ngoài nông hộ. Số liệu phân tích ở bảng 2 còn cho thấy số người trong hộ bình quân là 5 và 108 độ tuổi lao động (18-60 tuổi) chiếm khoảng 63-74 %. Huyện Thoại Sơn có tỷ lệ số người trên hộ từ 6-8 người chiếm khoảng 40% số hộ. 2.2. Đặc tính đất canh tác cây thủy sinh Diện tích trồng cây sen trong mùa lũ cao nhất ở huyện Thoại Sơn trung bình là 0,86 ha/hộ. Trong khi diện tích trồng cây rau nhút ở huyện Châu Phú và Phú Tân khoảng 0,32-0,45 ha/hộ. Cao độ của đất trồng cây sen từ cao đến trung bình (huyện Thoại Sơn), nhưng đất trồng cây rau nhút là từ trung bình đến thấp (huyện Phú Tân và Châu Phú). Loại đất từ sét pha thịt đến đất thịt và không phèn ở huyện Châu Phú và Thoại Sơn, nhưng đất ở huyện Phú Tân là đất thịt và phèn nhẹ (Bảng 3). Bảng 3: Đặc tính đất canh tác cây trồng thủy sinh trong mùa lũ tại ba huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang năm 2004 Diễn giải Châu Phú Phú Tân Thoại Sơn DT.canh tác/hộ (ha) 0,32 0,45 0,86 Cao độ đất (%) - Thấp - Trung bình - Cao 100 0 0 63,4 36,6 0 36,7 46,7 16,6 Loại đất (%) - Sét - Sét pha thịt - Thịt - Thịt pha cát - Cát 0 100 0 0 0 0 0 90,0 3,3 6,7 3,3 73,4 20,0 3,3 0 Chất lượng đất (%) - Không phèn - Phèn nhẹ -Phèn TB 100 0 0 6,7 90,0 3,3 60,0 30,0 10,0 2.3. Năng suất cây trồng thủy sinh Kết quả ở bảng 4 cho thấy mật độ trồng rau nhút ở huyện Châu Phú thấp hơn Phú Tân (0,47 so với 2,17 bụi/m2), nhưng năng suất rau thì ngược lại Châu Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 109 Phú cao hơn Phú Tân (9,02 so với 8,00 t/ha). Điều này cho thấy rằng trồng rau nhút mật độ cao có khuynh hướng làm giảm năng suất. Tuy nhiên, qua phân tích hồi qui tuyến tính thì ảnh hưởng của mật độ trồng và năng suất rau khác biệt khong có ý nghĩa thống kê. Mật độ trồng cây sen bình quân 9,28 m2/bụi và không có sự khác biệt giữa mật độ trồng trên năng suất sen. Bảng 4: Mật độ trồng và năng suất cây trồng thủy sinh trong mùa lũ năm 2004 tại ba huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang Diễn giải Châu Phú (cây rau nhút) Phú Tân (cây rau nhút) Thoại Sơn (cây sen) Mật độ trồng (m2/bụi) 0,47 (0,39) 2,17 (1,59) 9,28 (3,27) Năng suất (t/ha) 9,02 (4,51) 8,00 (2,86) 0,21 (0,09) Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn. 2.4 Hiệu quả kinh tế cây trồng thủy sinh Kết quả phân tích cho thấy trồng cây sen trong mùa lũ cho thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn trồng rau nhút (Bảng 5). Thu nhập bình quân của cây sen là 17,1 triệu đồng/ha và lợi nhận thu được khoảng 10,2 đến 12,3 triệu/ha (nếu không tính công lao động gia đình vào chi phí sản xuất). Tỷ lệ tiền lời/vốn là 1,48. Trồng rau nhút tại huyện Châu Phú và Phú Tân cho thu nhập khoảng 9,3-9,5 triệu đồng/ha và lợi nhuận từ 3,4 đến 6,5 triệu đồng/ha. Tỷ lệ tiền lời/vốn vào khoảng 0,57-0,92. Kết quả phân tích còn cho thấy thu nhập trồng rau nhút tại huyện Phú Tân thấp hơn Châu Phú (9,3 so với 9,5 triệu đồng/ha) nhưng lợi nhuận thì cao hơn (khoảng 1 triệu đồng/ha) là do chi giống thấp (1,2 so với 2,2 triệu/ha) và chi phí đầu tư phân bón ít hơn (0,4 so với 1,3 triệu đồng/ha). Bảng 5: Hiệu quả kinh tế của cây thủy sinh trong mùa lũ năm 2004 tại ba huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang 110 (Đơn vị tính: 1000 đồng/ha) Diễn giải Châu Phú (cây rau nhút) Phú Tân (cây rau nhút) Thoại Sơn (cây sen) Tổng thu nhập (A) 9.475 9.338 17.100 Tổng chi phí (B) 6.035 4.852 6.886 - Thuê máy móc 274 173 486 - Lao động thuê 181 164 333 - Lao động gia đình 1.809 2.082 2.052 - Chi giống 2.231 1.187 543 - Chi phân bón 1.339 414 3.305 - Chi thuốc BVTV 201 832 88 - Chi khác 0 0 79 Lợi nhuận (C=A-B) 3.434 4.485 10.214 Lợi nhuận không LĐGĐ 5.249 6.568 12.266 Tỉ lệ lời/vốn (C/B) 0,57 0,92 1,48 2.5 Nhận định của người dân về trồng cây thủy sinh trong mùa lũ Trước khi chưa trồng cây thủy sinh thì đa số ruộng được bỏ trống trong mùa lũ (Bảng 6). Ở huyện Châu Phú và Phú Tân người dân chuyển sang trồng cây rau nhút vì cây ấu bị ốc bươu vàng gây hại nặng (chiếm 23-53% số ý kiến hộ). Cá biệt người dân trồng rau nhút ở huyện Châu Phú còn do kết hợp với nuôi cá mùa lũ (10%). Người dân cho rằng cây rau nhút vì dễ trồng, ít sâu bệnh cũng như ốc bươu vàng gây hại (55-60% số ý kiến hộ) và cây sen cho hiệu quả kinh tế cao (42%), có thu nhập hàng ngày (23%) và giải quyết lao động nông nhàn trong nông thôn (14%). Để Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 111 phát triển mô hình trồng cây rau nhút mùa lũ trong tương lai người dân cần biết thêm những kỹ thuật để trồng rau được tốt hơn (33%), quản lý tốt những người giăng câu, lưới làm hại đến rau (25%) và cần phổ biến nhân rộng mô hình này đến những nông dân khác (17%). Về cây sen người dân cần biết thêm về thông tin thị trường (57%), kỹ thuật trồng và phòng trị bệnh (28%). Bảng 6: Những nhận định của nông dân về cây trồng thủy sinh trong mùa lũ năm 2004 tại ba huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang Những nhận định Châu Phú (%) Phú Tân (%) Thoại Sơn (%) Trước khi trồng cây này mùa lũ ông (bà) làm gì? - Bỏ trống 63,4 46,7 100 - Nuôi cá 10,0 0 0 - Trồng ấu, ốc nhiều không trồng được 23,3 53,3 0 - Cho người khác mướn đất 3,3 0 0 Nhận định về loại cây trồng này trong mùa lũ - Dễ trồng, ít sâu và ốc gây hại 60,0 54,8 2,3 - Muốn tạo thêm thu nhập mùa lũ 30,0 45,2 9,3 - Kết hợp với nuôi cá 5,0 0 2,3 - Cây thủy sinh tích tụ phân bón sẽ làm tốt vụ lúa 5,0 0 2,3 - Thích hợp trong mùa lũ 0 0 4,7 - Hiệu quả kinh tế cao 0 0 41,8 - Có thu nhập hàng ngày 0 0 23,3 - Giải quyết lao động nông nhàn 0 0 14,0 Đề nghị phát triển mô hình này trong tương Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 112 lai - Cần phổ biến thêm các thông tin về thị trường 0 8,3 57,1 - Cần thêm nhiều kiến thức để trồng tốt hơn 0 33,4 14,3 - Cần nghiên cứu sâu bệnh trên cây sen 0 0 14,3 - Quản lý tốt những người giăng lưới 0 25,0 0 - Ngăn chặn các chất làm ô nhiễm nguồn nước 0 8,3 0 - Ngăn chặn bớt dòng lũ chảy mạnh 0 8,3 0 - Cần phổ biến mô hình lúa - cây thủy sinh 0 16,7 4,8 - Cần có chính sách thuế, dịch vụ bơm tưới hợp lý 0 0 9,5 2.6. Lý do để người dân trồng cây thủy sinh mùa lũ Các lý do chính để nông dân trồng rau nhút là muốn tạo thêm thu nhập trong mùa lũ, tận dụng nước lũ và không muốn bỏ đất trống (Bảng 7). Ở huyện Châu Phú nông dân trồng rau nhút với các lý do chính là không muốn bỏ đất trống (chiếm 57,9% số hộ), muốn tận dụng nước lũ (36,8%) và tạo thêm thu nhập trong mùa lũ (5,3%). Ngoài ra, còn do cây rau nhút dễ trồng (51,6%), chung quanh trồng thấy có hiệu quả và biết cách trồng (29,0%), và trồng rau thích hợp cho nuôi tôm (9,7%). Ở huyện Phú Tân nông dân trồng rau nhút chính là muốn tạo thêm thu nhập mùa lũ (66,4%) và tận dụng nước lũ (33,3%). Mặt khác, còn do cây rau nhút dễ trồng (48,4% số hộ), có thu nhập hàng ngày (19,4%), mùa lũ không trồng được cây khác (19,3%) và chung quanh trồng có hiệu quả (12,9%). Từ những lý do trồng rau nhút khác nhau nên mức độ đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng khác nhau; trồng rau nhút ở huyện Phú Tân đạt hiệu quả cao hơn ở huyện Châu Phú (đã được thảo luận ở trên). Ở huyện Thoại Sơn nông dân chọn cây sen để trồng với các lý do chính là mô hình kết hợp với cây thủy sinh cho hiệu quả kinh tế cao (chiếm 38,2% số hộ), tạo thêm thu nhập mùa lũ (26,5%), giải quyết lao động nông nhàn (20,6%) và tận dụng nước lũ (14,7%). Tuy nhiên, còn những lý do khác để nông dân chấp nhận trồng cây sen dễ Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 113 trồng, ít tốn chi phí và lợi nhuận cao (50%). Cây sen không bị ốc gây hại và sóng cuốn trôi (21,1%), giúp hạ phèn và thị trường đang sôi động (18,4%), và chung quanh trồng thấy có hiệu quả (10,5%). Bảng 7: Những lý do để người dân quyết định trồng loại cây thủy sinh trong mùa lũ tại ba huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang năm 2004 Những lý do Châu Phú (%) Phú Tân (%) Thoại Sơn (%) Lý do trồng trong mùa lũ? - Tận dụng nước lũ 36,8 33,3 14,7 - Không muốn bỏ đất trống 57,9 0 0 - Tạo thu nhập trong mùa lũ 5,3 66,4 26,5 - Giải quyết LĐ nông nhàn 0 0 20,6 - Kết hợp cây thủy sinh có hiệu quả hơn 0 0 38,2 Lý do trồng loại cây này? - Dễ trồng, ít tốn chi phí, công LĐ và lợi nhuận cao 51,6 48,4 50 - Xung quanh trồng có hiệu quả và biết cách trồng 29,0 12,9 10,5 - Tạo thu nhập mùa lũ và có thu nhập hàng ngày 3,2 19,4 0 - Thích hợp cho ao nuôi tôm 9,7 0 0 - Nguồn giống có sẵn tại địa phương 6,5 0 0 - Mùa lũ không trồng được cây khác 0 19,3 0 - Sen không bị ốc tấn công và sóng cuốn trôi 0 0 21,1 - Trồng sen giúp hạ phèn và có thị trường tiêu thụ 0 0 18,4 Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 114 2.7. Những trở ngại và hướng khắc phục cây trồng thủy sinh Những khó khăn chính của nông dân trồng cây rau nhút hiện nay là lũ lên nhanh làm rau theo không kịp bị chết (25,8% số hộ), hoặc lũ lớn làm dập rau và dồn rau (22,7%), và thời tiết xấu rau chậm phát triển (19,7%). Bên cạnh đó là giá bán không ổn định và giá vật tư thường cao (12,1%) cũng ảnh hưởng đến người trồng rau. Ngoài ra, còn bị những người giăng lưới phá hại làm tróc gốc (6,1%), nước cỏ làm gãy đọt rau và dập phau (4,6%). Để khắc phục nông dân trồng rau nhút phải cắm cộc tre và căng dây để giảm bớt thiệt hại (70%), hay luân canh lúa-cây thủy sinh (15%) và chỉ bón phân khi cần thiết (10%) để giảm thiệt hại. Bảng 8: Những khó khăn trở ngại và hướng khắc phục trồng cây rau nhút trong mùa lũ của người dân tại ba huyện nghiên cứu năm 2004 Những trở ngại Tỷ lệ (%) - Lũ lên nhanh làm rau theo không kịp 25,8 - Lũ lớn làm dập rau, dồn rau (đứt rể) 22,7 - Thời tiết xấu (lạnh) làm rau nhút chậm phát triển 19,7 - Giá bán không ổn định, giá vật tư cao 12,1 - Bị những người giăng lưới phá hại làm tróc gốc 6,1 - Nước cỏ làm gãy đọt rau và dập phau 4,6 - Các bệnh thúi cây không có thuốc đặc trị 3,0 - Gần sông nước chảy mạnh và đồng trống có gió mạnh nên rau dễ bị trôi 3,0 - Thiếu kỹ thuật, đa số ND làm theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao 1,5 - Ngộ độc hữu cơ khi trục lại 1,5 Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 115 Hướng khắc phục - Cắm tre và căng dây để giảm bớt thiệt hại 70,0 - Luân canh lúa-cây thủy sinh 15,0 - Chỉ bón khi cần thiết, xả lũ 10,0 - Trồng sao cho khi thu hoạch không đồng loạt 5,0 Những người trồng cây sen cũng gặp khó khăn về giá cả không ổn định (44,4%), các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc đặc trị và đất nhiều bùn chiến tỷ lệ tương đương nhau (22,2% số hộ). Ngoài ra, ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho nông dân trồng cây sen (11,2%). Trước mắt để khắc phục của nông dân luân canh lúa-cây sen (50%), chỉ bón phân khi cần thiết và xả lũ (33,3%), và trồng sao cho khi thu hoạch không đồng loạt (16,7%) để giảm bớt thiệt hại (Bảng 9). Bảng 9: Những khó khăn trở ngại và hướng khắc phục trồng cây sen của người dân trong mùa lũ năm 2004 tại ba huyện nghiên cứu Những trở ngại Tỷ lệ (%) - Giá bán không ổn định, giá phân bón cao 44,4 - Các bệnh thối cây không có thuốc đặc trị 22,2 - Bùn nhiều 22,2 - Ngộ độc hữu cơ khi trục lại 11,2 Hướng khắc phục - Luân canh lúa-cây thủy sinh 50,0 - Chỉ bón khi cần thiết, xả lũ 33,3 - Trồng sao cho khi thu hoạch không đồng loạt 16,7 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Bullets and Numbering 116 Trồng cây sen trong mùa lũ cho thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn trồng rau nhút. Trồng rau nhút tại huyện Phú Tân có hiệu quả kinh tế cao hơn ở huyện Châu Phú do chi phí giống thấp và chi phí đầu tư phân bón cũng ít hơn. Người dân trồng cây rau nhút là muốn tạo thêm thu nhập cho gia đình, tận dụng nước lũ và không muốn bỏ đất trống. Cây rau nhút dễ trồng, cho thu nhập hàng ngày và phù hợp với mô hình nuôi tôm kết hợp. Tuy nhiên, khó khăn của người dân trồng cây rau nhút hiện nay là lũ lên nhanh làm rau theo không kịp bị chết, hoặc làm dập và dồn rau. Để khắc phục trồng rau nhút phải cắm cộc tre, căng dây để giảm bớt thiệt hại hoặc trồng cây chắn gió lớn làm dập và dồn rau. Ngoài ra, giá cả không ổn định, những người giăng lưới phá hại làm tróc gốc và nước cỏ cũng ảnh hưởng đến người trồng rau. Trồng cây sen cho hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm thu nhập trong mùa lũ và giải quyết lao động nông nhàn trong nông thôn. Cây sen dễ trồng, ít tốn chi phí, không bị ốc gây hại và sóng cuốn trôi, giúp hạ phèn và có thị trường đang sôi động. Người trồng cây sen cũng gặp khó khăn về giá cả không ổn định và các bệnh thối cây chưa có thuốc đặc trị. Ngoài ra, đất trồng cây sen có nhiều bùn nên bị ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho người dân. Trước mắt để khắc phục theo người dân nên luân canh lúa-cây sen, chỉ bón phân khi thật sự cần thiết và và trồng sao cho khi thu hoạch không đồng loạt để giảm bớt thiệt hại. Cần cung cấp những thông tin về kỹ thuật và kênh thị trường để trồng cây thủy sinh được tốt hơn, bán được giá cao hơn. Cần nghiên cứu sâu bệnh và mật độ trồng hợp lý để trồng cây thủy sinh đạt được năng suất cao. 117 BÁO CÁO MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRỒNG RAU NHÚT TRONG MÙA NƯỚC NỔI Kính thưa: Lãnh đạo Hội nghị, quý đại biểu và quý vị khách quí Tôi tên: Trần Minh Hùng sinh năm 1965, cư ngụ: xã Tân Hòa - Phú Tân - An Giang Nhân khẩu: 4 người Nghề nghiệp chính: Làm mướn. Trước đây gia đình tôi thuộc diện nghèo, làm mướn quanh năm cuộc sống thiếu thốn và thường xuyên nhận trợ cấp của các tổ chức cứu trợ, không đủ khả năng cho con đi học. Năm 2002 tôi được người anh cho mượn 2 công đất trầm thủy, đầu tiên tôi trồng ấu thấy hiệu quả không cao, không cải thiện được đời sống gia đình. Từ đó tôi mới suy nghĩ phải kiếm một loại cây gì đó để trồng và có hiệu quả hơn và tôi thấy rau nhút là loại để trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp lại bán được giá, dễ tiêu thụ ở các chợ nông thôn, tôi mạnh dạn chuyển sang trồng rau nhút. Thông qua các lớp huấn luyện và học hỏi kinh nghiệm của các người trồng xung quanh từ khâu vệ sinh, vô nước, chăm sóc, thu hoạch. Lượng phân bón cho 1 công 3 kg Ure + 2 kg DAP ngâm ra nước xịt vào thân: Sau 15 ngày thu hoạch đợt đầu tiên và lần lượt 7 ngày cắt 1 cử. Ngoài ra, còn lưu ý nếu thấy rau già thì đạp gốc rau xuống cho ngang mặt cho nước và bổ sung phân bón lá để 10 ngày thu hoạch lại đợt đầu. Vì vậy, với diện tích trên tôi thu hoạch mỗi tháng 4 đợt, mỗi đợt 360 kg bán với giá 1.200 đ/kg thu được 432.000 đ. Sau khi trừ chi phí còn lại 350.000 đ. Bình quân mỗi tháng 1.400.000, một năm thu hoạch được 8 tháng tương đương với số tiền 11.200.000 đ. 118 Hàng năm mỗi khi lũ về còn tận dụng diện tích này để nuôi khoảng 3.000 con cá lóc trong mùng và dùng lưới cước bao xung quanh, xây hom dùng mồi để nhử cá tự nhiên vào. Trong 1 vụ thu hoạch từ cá nuôi và cá thiên nhiên được khoảng 15 triệu đồng. Như vậy với nuôi trồng kết hợp, mỗi năm thu nhập được khoảng 26 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí còn bỏ ống được 10 triệu đồng. Từ khi trồng rau nhút đến nay, nămn 2003 tôi sửa chữa lại căn nhà, thay cột tre bằng cột bạch đàn, mái lợp tol ước tính khoảng 11 triệu đồng, mua được 1 Tivi màu để xem thời sự và xem chương trình khuyến nông từ đó bổ sung thêm kiến thức còn hạn chế của mình. Ngoài ra, hàng năm còn chỗ hỗ trợ cho gia đình người anh khoản tiền mướn đất là 500.000 đ, lo cho con được đi học đầy đủ và nhất là gia đình đã thoát nghèo. Hiện cũng có khoảng 10 hộ xung quanh làm theo tôi. Từ nguồn vốn tích lũy năm 2002-2004 được 20 triệu, tôi sử dụng 15 triệu để có thêm 3 công đất, nâng diện tích trồng lên 5 công, có thể tin chắc rằng kết quả bội thu mùa nước nổi năm nay đang đế gần và hứa hiện đây là một mộ hình sản xuất bền vững trong thời gian tới. Kính thưa quý vị đại biểu Trở ngại trong thực tế sản xuất luôn luôn xảy ra như khâu chăm sóc, năng suất chưa được như mong muốn và nhất là tiêu thụ chưa được ổn định. Đây cũng là trăn trở trong sản xuất mùa nước nổi luôn gặp phải. Rất mong sự góp ý của các đại biểu để làm bài học cho việc thực hiện ngày càng tốt hơn. Tân Hòa, ngày 26 tháng 7 năm 2005 Người viết Trần Minh Hùng 119 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG 7 1.1. Các khái niệm cơ bản 7 1.2. Lợi thế của mùa nước nổi trong phát triển kinh tế - xã hội 14 1.3. Hạn chế của mùa nước nổi đối với phát triển kinh tế - xã hội 19 Chương 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG MÙA NƯỚC NỔI Ở AN GIANG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 25 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của An Giang 25 2.2. Những kết quả bước đầu trong thực hiện chủ trương chủ động chung sống trong mùa nước nổi ở An Giang 33 2.3. Nguyên nhân thành công 45 2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi 46 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG TRONG MÙA NƯỚC NỔI 60 3.1. Căn cứ đề ra giải pháp 60 120 3.2. Những giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề được đặt ra cho phát triển kinh tế, xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi 63 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 89 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Các nhóm đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long 18 1.2 Quá trình tháo chua, rửa phèn cho đất nhiễm phèn trong mùa nước nổi 19 1.3 Thiệt hại trong mùa nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 21 2.1 Hiện trạng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2000 - 2004 ở An Giang 27 2.2 Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn và cơ cấu kinh tế 29 2.3 So sánh mực nước và một số chỉ tiêu thiệt hại cơ bản trong mùa nước nổi ở An Giang 34 2.4 Kết quả phát triển sản xuất trong mùa nước nổi tại An Giang 37 2.5 Giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản trong mùa nước nổi ở An Giang 39 121 2.6 Số hộ và lao động tham gia sản xuất trong mùa nước nổi 42 2.7 Giá trị hỗ trợ cho hộ nghèo loại A tham gia sản xuất trong mùa nước nổi 42 2.8 So sánh thiệt hại và giá trị sản xuất trong mùa nước nổi ở An Giang 47 2.9 Tác động của các loại đê bao đến một số hoạt động thời vụ chính 49 2.10 So sánh năng suất và chi phí sản xuất lúa vụ 3 50 2.11 So sánh hiệu quả trồng lúa vụ 3 và trồng màu trong mùa nước nổi năm 2004 58 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 So sánh giá trị sản xuất trong mùa nước nổi với giá trị sản xuất hai vụ chính và toàn ngành nông nghiệp 38 2.2 So sánh giá trị tăng thêm trong mùa nước nổi với giá trị tăng thêm 2 vụ chính và toàn ngành nông nghiệp 38 2.3 So sánh giá trị sản xuất ngành thủy sản trong mùa nước nổi với giá trị sản xuất toàn ngành thủy sản 39 2.4 So sánh tỷ lệ nuôi trồng, khai thác với giá trị sản xuất ngành 39 122 thủy sản trong mùa nước nổi 2.5 So sánh giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi 47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi (2).pdf
Luận văn liên quan