Trong trường hợp đối với người nước ngoài, việc kê khai quyết toán được căn cứ theo tiêu thức cư trú. Nếu như thời gian cư trú chỉ dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì sẽ kê khai toàn bộ thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế theo thuế suất thống nhất là 20%. Đối với những người có thời gian cư trú trên 183 ngày thì sẽ kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập ngoài Việt Nam để tính thu nhập tính thuế cả năm.
Mặc dù có những quy định về quyết toán thuế, hoàn thuế nhưng trên thực tế thì Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa thực hiện việc quyết toán thuế đối với các CQCT, cá nhân nộp thuế. Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn còn khá nhiều hạn chế dẫn đến chưa quản lý được hết nguồn thu và còn thất thu thuế.
102 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích ảnh hưởng của vật liệu đến khả năng tiếp xúc đa hướng linh hoạt của loại bánh xe này. Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu con lăn đến tính bền của bánh xe. Nghiên cứu và mô phỏng động lực của bánh xe bằng phần mềm ADAM hoặc ABAQUS. N, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập cao được chuyển vào ngân sách, thông qua đó, nhà nước có thể sử dụng vào mục đích phát triển chung của xã hội.
b) Chính sách thuế TNCN được tuyên truyền rộng rãi
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã tạo cho người dân hiểu được luật thuế TNCN và làm quen với việc kê khai thu nhập. Từ đó giúp mọi người có ý thức hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhà nước
c) Năng lực bộ máy quản lý thuế được nâng cao thêm
Công tác quản lý thu thuế tại chi cục thuế huyện Tiên Du tổ chức theo kiểu khép kín đã hạn chế được tiêu cực công tác quản lý. Từ đó thực hiện chuyên môn hóa theo chức năng, trình độ của từng cán bộ thuế, tạo điều kiện thuận lợi chi việc ứng dụng tin học vào công tác quản lý
Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế từng bước đáp ứng được yêu cầu của người nộp thuế như giải đáp các vướng mắc khi thực hiện pháp luật về thuế
Đẩy mạnh công tác đào tạo, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, kỷ cương kỷ luật, năng cao năng lực phục vụ cho NNT và hiệu quả quản lý thu thuế
Thủ tục hành chính được cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
d) Thủ tục hành chính đã được cải cách hợp lý hơn
Phương pháp quản lý thu thuế bằng cách khấu trừ tại nguồn đã giúp giảm bớt được số lượng cá nhân đăng ký nộp thuế tại Chi cục thuế, CQCT quyết toán thay cá nhân có thu nhập tại một nơi duy nhất đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cơ quan thuế và người dân, công tác quản lý thu thuế cũng thuận lợi hơn. Biện pháp thu thuế theo cách ủy nhiệm đã được cơ quan thuế thực hiện tốt hơn do việc kết hợp với các cơ quan, các ban ngành khác được chặt chẽ, NNT đã có ý thức cao hơn trong vấn đề nộp thuế . Việc quản lý thu thuế thông qua hệ thống kho bạc nhà nước đã tập trung nguồn thu cho NSNN một cách nhanh chóng, giảm dần tình trạng cán bộ thuế chiếm dụng, xâm tiêu tiền thuế, giảm bớt thời gian và chi phí đi lại, kê khai nộp thuế của từng cá nhân, ổn định về mặt tổ chức, giúp cán bộ thuế dễ dàng, thuận lợi trong công việc.
Hiện nay Chi cục thuế huyện Tiên Du đang tiến hành cấp mã số thuế cá nhân cho tất cả các đối tượng có thu nhập. Các cá nhân có thu nhập ở nhiều nơi có thể liên hệ để được cấp mã số thuế cá nhân. Để hoàn thành thủ tục để được cấp mã số thuế, các cá nhân chỉ cần có bản sao chứng minh thư nhân dân, điền một số thông tin vào mẫu đơn có sẵn tại cơ quan thuế.
e) Thực hiện thuế TNCN đã góp phần phân phối lại thu nhập
Thuế TNCN với chức năng điều tiết và phân phối lại thu nhập trong xã hội đã góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng phát triển thì tất yếu hình thành một bộ phận những người có thu nhập cao. Một phần thu nhập của những người có thu nhập cao đã được huy động đóng góp vào NSNN làm giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và từ đó giảm bớt về mức sống giữa các cá nhân trong xã hội.
4.1.8.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế trong công tác quản lý
Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý thu thuế TNCN tại Chi cục thuế huyện Tiên Du cũng có nhiều hạn chế
Hạ tầng quản lý chưa cao:
Công tác quản lý thu thuế TNCN đòi hỏi Chi cục phải xây dựng một hệ thống xử lý dữ liệu tậo trung. Tất cả mọi thông tin về NNT, gia cảnh của NNT cần được lưu giữ tập trung là cơ sở đối chiếu, kiểm tra, để phát hiện các trường hợp khai trùng, khai thiếu hồ sơ
Cơ chế, luật pháp chưa đồng bộ:
Việc quản lý thuế TNCN đòi hỏi các cơ chế chính sách có liên quan cần phải được hoàn thiện hơn. Việc quản lý thông qua hệ thống số chứng minh thư nhân dân cũng chỉ đáp ứng được một số đối tượng cá nhân đã có chứng minh thư nhân dân nên chưa giải quyết được triệt để vấn đề quản lý nhân thân của người nộp thuế.
Về nội dung hướng dẫn của Luật, Nghị định và thông tư chưa thống. Theo luật thuế TNCN, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ... của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500.000 đồng/tháng...sẽ được giảm trừ 1,6 triệu đồng/người/tháng và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của UBND cấp xã, phường về mức độ tàn tật không có khả năng lao động. Nhưng trong thực tế đang có một phần lớn người tàn tật có xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng tàn tật nhưng không mất hết khả năng lao động nhưng thực tế vẫn đang làm việc một số cơ sở kinh doanh nào đó thì cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận như thế nào? Và quản lý việc xác nhận của các cơ quan y tế ra sao để thống nhất trong cả nước nhằm tránh những tiêu cực trong việc xác nhận làm thất thoát nguồn thu.
Về tổ chức quản lý thu thuế TNCN
Việc khấu trừ tại nguồn còn chưa thực hiện tốt, nhiều khoản chi trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ tại nguồn theo quy định nhưng các cơ quan chi trả thu nhập không thực hiện khấu trừ kịp thời, cơ quan thuế cũng không kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc kịp thời dẫn tới việc truy thu thuế TNCN gặp khó khăn.
Đối với thu nhập của cá nhân không ký hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, việc khấu trừ ngay các lần chi trả thu nhập trên 500.000đồng/lần gặp nhiều khó khăn, gây phản ứng của các đối tượng nộp thuế.
Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chủ yếu thực hiện thu thuế TNCN thông qua tổ chức, chi trả thu nhập. Tuy nhiên những cá nhân này còn có các nguồn thu nhập khác nhưng không tổng hợp chung vào thu nhập chung của cá nhân để tính thuế thu nhập cũng như quyết toán thuế TNCN.
Nhiều khoản thu nhập tính thuế vẫn chưa được quản lý
Quản lý thu nhập của đối tượng lao động có thể được xem là khâu quan trọng nhất trong quản lý thu thuế. Đó cũng là nhiệm vụ khó khăn và vất vả nhất đối với những người quản lý thu thuế TNCN. Hiện nay, việc quản lý thu nhập đối với người lao động ở Việt nam còn rất nhiều bất cập. Một loạt đối tượng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập nhưng vẫn chưa phải nộp thuế như đã phân tích ở trên. Đơn giản là vì cơ quan thuế không nắm được thu nhập của họ là bao nhiêu. Từ đó, các thu nhập tính thuế cũng bị bỏ sót. Thu nhập từ đi họp, dự hội nghị, nhận quà tặng đối với các cán bộ thuộc khu vực nhà nước, thu nhập của cá nhân hành nghề tự do không thuộc diện điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập từ các hoạt động giảng dạy, luyện thi...vẫn chưa được cơ quan thuế quản lý.
Do tính chất các khoản thu nhập không đều đặn, cùng với sự buông lỏng của các CQCT thu nhập đối với việc khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập đã tạo điều kiện cho các khoản thu nhập này trên thực tế nằm ngoài diện phải nộp thuế. Bản thân cơ quan thuế cũng chưa kiểm tra việc khấu trừ thuế của các đơn vị chi trả thu nhập, chưa theo dõi sát sao việc thực hiện sổ sách kế toán của các đơn vị đối với việc trả thu nhập cho người lao động, do vậy càng khuyến khích các đơn vị chi trả thu nhập lãng quên nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, việc quy định MST cho từng ĐTNT vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, do vậy công tác quản lý thuế thu nhập của ĐTNT gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người có thu nhập trên mức khởi điểm tính thuế, có nộp thuế cho cơ quan thuế nhưng vẫn chưa có MST, do đó cơ quan thuế sau này không thể xác định được các thông tin cụ thể về ĐTNT. Các đơn vị chi trả thu nhập nộp thuế lên cho cơ quan thuế bao nhiêu thì cơ quan thuế biết bấy nhiêu.
Không kiểm soát được tính chân thực trong kê khai, tính thuế và quyết toán thuế.Công việc này được thực hiện từ các đơn vị chi trả thu nhập hoặc các ĐTNT nếu như thuộc diện tự kê khai.Cơ quan thuế sẽ nhận bản kê khai và tính thuế, qua đó kiểm tra việc tính thuế có chính xác không. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào những kê khai này để tiến hành thu thuế.
Vì vậy công tác quản lý thu nhập còn nhiều bất cập, do vậy công tác quản lý việc kê khai của cơ quan thuế dựa hoàn toàn vào kê khai của các đơn vị chi trả thu nhập gửi lên hay các ĐTNT gửi lên. Công việc của cơ quan thuế chỉ đơn giản là việc kiểm tra tính toán số thuế trong bản khai đã đúng chưa. Sau đó sẽ tiến hành thu thuế căn cứ vào tờ khai thuế đã được gửi lên. Các bước trong công tác quản lý thu thuế chưa có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, do vậy một công đoạn quản lý không tốt thì những công đoạn sau sẽ mất đi ý nghĩa và hiệu quả.
Hiện nay, việc quyết toán thuế cho từng ĐTNT chưa được cơ quan thuế thực hiện.Điều này càng làm cho việc quản lý thu thuế bộc lộ nhiều kẽ hở cho các đối tượng tìm cách trốn thuế.
Về thanh tra thuế TNCN
Công tác thanh tra thuế trên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay chưa được thực hiện thường xuyên, Công tác này chưa được sự quan tâm sát sao của các cơ quan chức năng, chính vì vậy tạo điều kiện cho nhiều sai trái nảy sinh
Riêng đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở huyện Tiên Du hiện nay thì điều này càng được thấy rõ.Chính vì không thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nên rất khó phát hiện ra các hành vi trốn thuế của ĐTNT. Kinh nghiệm của các phòng chức năng thanh tra, kiểm tra thuế cũng ngày càng hạn chế trong chuyên môn, nghiệp vụ thuế, kế toán; trong khi đó các hành vi trốn thuế thì ngày càng tinh vi.
b) Nguyên nhân
Thứ nhất: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế còn hạn chế
Trình độ của một số cán bộ thuế còn hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm mới để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, sẽ dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân, đồng thời dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tính thuế, quyết toán thuế... Trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi, phức tạp.Với trình độ yếu kém, cán bộ thuế không thể phát hiện ra những sai phạm của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với các cán bộ chủ chốt trong ngành thuế, trình độ thấp còn gây nguy hại hơn. Cán bộ chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, sửa đổi chính sách thuế TNCN trước những yêu cầu kinh tế xã hội, của xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nếu thiếu một kiến thức toàn diện về kinh tế, chính sách thuế TNCN được xây dựng sẽ chứa đựng những hạn chế, sai sót gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Chất lượng đào tạo hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của các trường thuộc hệ thống đào tạo quốc gia.Bên cạnh đại đa số sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy Đại học kinh tế nói chung và kế toán nói riêng đều phát huy tốt những kiến thức được trang bị, nhanh chóng tiếp cận được với thực tiễn và đảm đương công việc được giao một cách có hiệu quả thì chất lượng của số sinh viên tại chức cũng là một điều cần chú ý thêm: những cán bộ mặc dù đã có bằng cấp nhưng kiến thức và năng lực rất hạn chế, không phát huy được trong công tác, vận dụng các kiến thức vào thực tế triển khai các luật thuế còn hạn chế.
Cùng với việc thành lập hệ thống thuế, tiến hành cải cách chính sách thuế, việc đào tạo và tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là tập huấn triển khai các luật, chính sách, chế độ thuế mới cho cán bộ thuế cũng được quan tâm. Tuy nhiên, việc tập huấn nghiệp vụ mới chỉ được tổ chức khi có sự thay đổi về chính sách thuế và còn mang tính chắp vá, chưa có kế hoạch tập huấn nâng cao nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ, đặc biệt là tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực như chính sách thuế, thanh tra, kiểm tra thuế; kế toán thuế....
Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ mới chỉ tập trung vào một số sán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũ đông đảo cán bộ trực tiếp quản lý thuế ở các địa phương. Vì vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được những kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận, điều này do:
Ngành thuế chưa xây dựng được mục tiêu, nội dung và chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất cho từng loại công chức thuế cũng như từng ngạch công chức phù hợp với công việc mà công chức đó đảm nhận.
Chưa có bộ máy chuyên trách thực hiện việc đào tạo, bồi dưõng cán bộ thuế tương xứng với quy mô, số lượng cán bộ toàn ngành, và chưa tương xứng với vị trí, vai trò của ngành thuế trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh phí đào tạo cho cán bộ thuế còn quá ít, hàng năm chỉ được cấp khoảng 20-25% so với nhu cầu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch đào tạo của ngành…
Thứ hai: Thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu
Quá trình thanh toán ở Việt nam nói chung, trên địa bàn huyện Tiên Du nói riêng chủ yếu vẫn dùng bằng tiền mặt.Thanh toán qua tài khoản ở các ngân hàng mới chỉ phổ biến ở các cơ quan nước ngoài, nhân viên được thanh toán lương qua chuyển khoản. Thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu đã gây ra khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của đối tượng lao động. Cơ quan thuế khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của ĐTNT một khi thu nhập người lao động dưới hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán.Trong khi đó các khoản khu nhập lại rất không ổn định.
Thứ ba: Nhận thức của người dân về thuế TNCN còn thấp
Trình độ hiểu biết về thuế, hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước chưa đầy đủ nên ý thức chấp hành các luật thuế, pháp lệnh thuế và sự tự giác khi chấp hành nghĩa vụ thuế chưa cao, có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác; chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích đồng tình. Bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.Ngay cả các cơ quan chi trả thu nhập, vì lợi ích của bản thân các đơn vị đó nên đã không tiến hành khấu trừ thu nhập.
Nhà nước vẫn chưa thực sự chú trọng vào thuế TNCN, những chương trình tuyên truyền về giáo dục về thuế TNCN gần như không có, điều này đã khiến cho thuế TNCN vẫn còn là một sắc thuế xa lạ với rất nhiều người.
Để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNCN, huy động nhiều hơn và hợp lý hơn nữa thuế TNCN cho nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội, ngành thuế và các cơ quan liên quan phải tìm ra các giải pháp thích hợp.
Thứ tư: Cơ sở vật chất của ngành thuế còn hạn chế
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, điều kiện vật chất của ngành thuế nhưng vẫn còn lạc hậu, cơ sở làm việc còn chật chội, hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý chưa được nâng cấp, phương tiện phục vụ công tác quản lý còn thiếu, nhiều người dùng chung một máy vi tính. Trong thời gian tới, hệ thống thông tin cần được trang bị để đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc.Việc trao đổi thông tin giữa ngành thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, không đầy đủ làm giảm tính khả thi, chính xác và hiệu quả trong công tác quản lý thuế.
Thứ năm: Kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư còn thấp
Kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư còn thấp nên trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) chưa đáp ứng được đòi hỏi về trang thiết bị công nghệ thông tin để tiến hành công tác nhập dữ liệu, làm sổ sách; vì chính bản thân công nghệ mã vạch hai chiều yêu cầu đồng bộ cơ quan thuế và các doanh nghiệp phải được trang bị đầy đủ máy tính và máy in. Do vậy, ứng dụng mã vạch hai chiều đã được triển khai diện rộng, và vẫn tồn tại việc nhập tờ khai thủ công làm ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của ngành thuế.
Do khối lượng công việc kê khai kế toán thuế phát sinh lớn nhưng còn hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp và cơ quan liên quan nên hiệu quả sử dụng, phân tích thông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo kiểm tra đôn đốc thu thuế còn hạn chế.
Thứ sáu: Mức khởi điểm tính thuế là không hợp lý
Theo Luật thuế TNCN thì mức khởi điểm chịu thuế với quy định là 4 triệu đồng/người lao động chính thức và mức giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu đồng/người phụ thuộc là không hợp lý, bởi hai mức tiền quy định này so với thực tế chi phí đời sống hiện hay là quá thấp. Hiện nay chỉ tính riêng chỉ số lạm phát đã lên tới 20% nhưng vẫn luôn cố định ở một số tuyệt đối mà không tính đến tốc độ trượt giá của nền kinh tế là không hợp lý và làm mất tính uyển chuyển của Luật. Mặt khác, một vấn đề xã hội đang rất quan tâm là chúng ta đang hội nhập nền kinh tế thế giới về mọi mặt, nhưng các nhà hoạch định chính sách đã quên không tính toán đến việc hội nhập về tiền lương, về thuế thu nhập, không tính đến tốc độ trượt giá... nên áp đặt mức khởi điểm chịu thuế TNCN ở mức thấp và tuyệt đối như vậy sẽ làm cho người lao động bị thiệt hại và chỉ mang tính áng chừng không có đủ căn cứ khoa học và không thể áp dụng trong tương lai.
4.2 Định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
4.2.1. Định hướng nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tiên du tỉnh Bắc Ninh
4.2.1.1. Đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật thuế trong từng giai đoạn
Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007 và Luật thuế TNCN có hiệu lực từ 01/1/2009.Đây là bước tiến mới trong quản lý thu thuế theo hướng tiên tiến, hiện đại. Nội dung quản lý thu thuế đã thể hiện rõ hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho tất cả các ĐTNT, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào NSNN. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế; đã quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của ĐTNT, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác liên quan. Bổ sung quyền cưỡng chế thuế, điều tra các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế, áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về thuế bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của ĐTNT khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn, kế toán thuế; mở rộng diện nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Mặt khác với chính sách mở cửa và hội nhập,Việt Nam là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội thách thức cho các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng quyết liệt khiến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ. Do vậy việc tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế đảm bảo thực hiện đúng luật phải thích nghi với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước.
4.2.1.2. Đảm bảo công bằng xã hội và nguồn thu cho NSNN
Một trong những vai trò của thuế TNCN là đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các cá nhân có thu nhập. Sự công bằng được thể hiện ở khía cạnh người có điều kiện như nhau đều phải được đối xử về thuế như nhau: Người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì nộp thuế khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Một trong những hậu quả của quản lý thu thuế TNCN kém hiệu quả làm ảnh hưởng tới việc thực hiện công bằng xã hội trong nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân có thu nhập. Do vậy công tác quản lý thuế TNCN phải đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế của những người có thu nhập cao để hạn chế khoảng cách giàu nghèo.
Số thu ngân sách do xuất nhập cảnh ngày càng giảm do thực hiện cam kết của tổ chức thương mại thế giới cũng như hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương khác, đồng thời số thu từ dầu thô và các nguồn tài nguyên ngày càng giảm do số lượng khai thác dần cạn kiệt. Thuế TNCN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng tạo nguồn thu cho NSNN. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý thu thuế, tăng cường chống thất thu thuế. việc tăng cường các biện pháp thu thuế TNCN phải khuyến khích được người nộp thuế, phát hiện ra những trường hợp gian lận, trốn thuế đảm bảo góp phần huy động thêm nguồn lực từ đó tạo nguồn thu ổn định, lâu dài và ngày càng tăng trưởng cho nguồn thu NSNN để giải quyết tốt hơn các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước.
4.2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Để đáp ứng các yêu cầu của sự đổi mới kinh tế xã hội cũng như xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay, công tác quản lý thuế TNCN cần được hoàn thiện về ban hành chính sách, quản lý thu thuế cũng như thanh tra, kiểm tra thuế như:
4.2.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, tin học hóa công tác quản lý thu thuế
Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cần hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế TNCN, trang bị máy tính nối mạng toàn quốc.Hoàn chỉnh thống nhất chương trình kết nối thông tin, quản lý dữ liệu trên toàn quốc. Từ đó có thể theo dõi và quản lý được tổng thu nhập chịu thuế của từng cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh: Cụ thể cần xây dựng chương trình tin học hóa đến năm 2015 như sau:
Mạng kết nối thông tin của Chi cục thuế huyện Tiên Du cần phải mua mới các trang bị như máy chủ 01. vì máy chủ Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh đã cũ và không có khả năng thực hiện nhiều gói dữ liệu.
Bổ sung và mua mới máy vi tính cá nhân cho 12 đồng chí vì hiện tại nhiều cán bộ Đội thuế Chi cục thuế vẫn sử dụng chung một máy tính do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quản lý và thu thuế. Chính vì vậy ngành thuế Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cần có kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản phục vụ cho công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ của cán bộ trong việc tiếp nhận các thông tin và phục vụ tốt công việc chuyên môn.
Có cơ chế khuyến khích cán bộ thiết kế phần mềm quản lý thuế để ứng dụng vào quản lý thu thuế, xây dựng trang web Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh phong phú và đa dạng nội dung từ đó sẽ phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế như việc đăng ký thuế, xử lý tờ khai, quyết toán thuế, quản lý nợ thuế sẽ được nhanh gọn, tiết kiệm được chi phí của cơ quan thuế cũng như của ĐTNT.
Đẩy nhanh, mở rộng dự án kê khai thuế qua mạng và nộp thuế qua ngân hàng thương mại, hoàn thiện, nâng cao chất lượng việc kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua ngân hàng, tiến tới thí điểm nộp thuế điện tử.
4.2.2.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Chi cục thuế huyện Tiên Du cần đổi mới mô hình tổ chức thực hiện như hiện nay (như phần phân tích thực trạng ở chương 4 đã nêu) Chi cục thuê huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cần chuyển chức năng quản lý các doanh nghiệp của các Phòng kiểm thuế sang phòng kê khai kế toán thuế vì đội kiểm tra thuế vừa thực hiện chức năng kiểm tra ĐTNT, vừa trực tiếp quản lý các doanh nghiệp sẽ không phù hợp. Nếu để phòng kiểm tra thuế quản lý doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ thuế thông đồng với doanh nghiệp để trốn thuế, số thuế đơn vị kê khai phải nộp giảm, tình trạng cán bộ thông đồng, mắc ngoặc với doanh nghiệp để nợ đọng thuế sẽ kéo dài…từ những lý do trên Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cần nhất thiết phải đổi mới mô hình công tác tổ chức bộ máy quản lý để kết quả thu NSNN đạt hiệu quả cao.
4.2.2.3. Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ ngành thuế
Để công tác quản lý thu thuế được thực hiện tốt thì con người luôn là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất. Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ thuế sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng. (Như phần 3.2.1.2) đã đánh giá thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Cán bộ Chi cục thuê huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninhlà rất thấp vì đến hiện nay Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh vẫn còn 15.3% cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở xuống, 84.7% số cán bộ có trình độ đại học nhưng hầu hết cán bộ đều được đào tạo tại chức và chuyên tu lên Đại học, dẫn đến chất lượng cán bộ có năng lực, trình độ nghiệp vụ là thấp và không có khả năng đánh giá, phân tích trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động của đối tượng thanh tra, kiểm tra
Để nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ thuế Chi cục thuế tỉnh cần có chiến lược đào tạo cán bộ từ nay đến năm 2020 như sau:
Trước hết đối với cán bộ quy hoạch nguồn lãnh đạo: Cần cử cán bộ trong quy định đi học các lớp sau Đại học, lớp cao cấp lý luận chính trị, hàng năm từ 5-7 đồng chí học tập trung tại các trường và được hưởng các chế độ theo quy định như tiền lương, tiền thưởng và hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo.
Thứ hai: Hàng năm cần mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, đảm bảo đạt 90% cán bộ thuế sử dụng thành thạo ứng dụng và công tác nghiệp vụ, 65% người sử dụng có thể làm việc trên môi trường mạng. Vì hầu hết cán bộ thuế chỉ sử dụng máy tính để mở mạng xem báo và các trò giải trí, chưa biết khai thác các dữ liệu trên mạng về ĐTNT để đánh giá và phân tích mức độ rủi ro của doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ ba: Cần đào tạo tại chỗ về kỹ năng cho cán bộ thuế, đào tạo theo hướng cầm tay chỉ việc. Vì trên thực tế số cán bộ công chức tại Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh không đồng đều về nhận thức, về trình độ nên khó quy tụ được những người giỏi, có kinh nghiệm truyền đạt cho người khác.Nên khi thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế cần phải có sự xem kẽ giữa người giỏi và người hạn chế về trình độ để họ làm quen và vận dụng vào công việc đang làm.
Thứ tư: Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế, việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế là vô cùng cần thiết và quan trọng. Do đặc thù công việc thường xuyên phải giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế giữa đối tượng nộp thuế và nhà nước, để thực hiện hành vi gian lận thuế được trót lọt, không bị phát hiện, ĐTNT có thể mua chuộc, cám dỗ, san sẻ lợi ích vật chất cho chán bộ thuế. Vì vậy, nếu bản lĩnh, phẩm chất đạo đức cán bộ thuế không tốt sẽ dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm để lọt hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu NSNN.
Hàng năm cần xây dựng kế hoạch luân chuyển từng cán bộ (kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý). mỗi địa bàn cán bộ quản lý từ 2-3 năm sẽ thực hiện luân chuyển tránh tình cán bộ làm lâu ở một bàn sẽ thông đồng, mắc ngoặc với ĐTNT để trốn thuế làm thất thu NSNN.
4.2.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Chi cục thuế cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thuế, kỹ thuật tuyên truyền để cán bộ thuế, nhất là cán bộ cơ sở có thể nắm chắc mọi chính sách, chế độ, từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể của luật thuế, đủ khả năng làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế.
Những “Bản tin thuế” do Tổng Cục thuếthuế hoặc một số Chi cục thuế phát hành phải kịp thời cung cấp những thông tin phong phú, hướng dẫn công tác “bắt đúng mạch” nhu cầu, cần thiết góp phần nâng cao hiểu biết toàn diện cho cán bộ thuế về hoạt động của toàn ngành, của địa phương, của một số nước để vận dụng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn hàng ngày.
Trong thời gian tới, Chi cục thuế và Chi cục thuế cần tìm cách không ngừng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, quản lý báo chí, thông tin tuyên truyền đại chúng (báo hình, báo nói, báo viết...) từ trung ương đến địa phương, khai thác được thế mạnh của các phương tiện này để truyền bá kịp thời, sâu rộng những thông tin về chính sách, chế độ thuế đều khắp từ thành thị đến nông thôn để mọi tầng lớp dân cư có điều kiện tiếp cận, hiểu biết rõ vai trò, vị trí của thuế trong cơ chế thị trường, về nghĩa vụ thuế và quyền lợi công dân qua công tác thuế, từng bước biến thuế thành một công tác quần chúng cụ thể của Đảng, toàn dân.Các chủ trương chính sách thuế hàng ngày đến với dân sẽ không ngừng góp phần nâng cao tinh thần giác ngộ kiến thức để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Việc thực hiện cả với cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó chính sách thuế có thể trở nên gần gũi, thiết thực hơn thông qua việc sáng tác ca khúc, xây dựng các vở kịch, phim về thuế biểu dương người tốt, việc tốt, phê phán tình trạng trốn lậu thuế.Những việc này sẽ góp phần làm cho hình thức tuyên truyền thuế thêm sinh động, hấp dẫn, dễ đi vào lòng người, giải đáp được một số vướng mắc về thuế phát sinh trong cuộc sống đời thường.
Chi cục thuế nên thường xuyên phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh đưa những vấn đề cần tuyên truyền hoặc chỉ đạo thuế trong từng thời kỳ vào thông báo nội bộ Đảng và trở thành một trong những thông tin về thuế dễ thông hiểu kỹ thuật hơn và tích cực hỗ trợ tuyên truyền, giáo dục thuế có hiệu quả.
Công tác tuyên truyền ở các huyện, thị xã, phành phố cần được quan tâm giải quyết thiết thực qua các buổi sinh hoạt, giao ban của các cơ quan, đoàn thể; hệ thống loa truyền thanh ở xã, phường, thôn nên được tận dụng để thông báo kịp thời kết quả thu nộp thuế, nhắc nhở, đôn đốc trường hợp dây dưa, nộp thuế chậm.Giải đáp thắc mắc phát sinh cụ thể hàng ngày tại địa phương, góp phần bảo đảm công tác thuế được thực hiện công khai, nghiêm chỉnh.
4.2.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế TNCN
Đối với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế Chi cục thuế phải tuyển chọn cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt để đảm đương công việc này. Vì một số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay không đọc, phân tích được báo cáo tài chính của doanh nghiệp dẫn đến để doanh nghiệp cố tình hạch toán sai, gây thất thu thuế. mặt khác do thực hiện cơ chế quản lý tự khai tự nộp, ĐTNT tự chịu trách nhiệm và tự giác trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế vào NSNN. Nên ngành thuế vẫn chưa kiểm soát được ĐTNT, TNCT do đó vẫn để thất thu thuế TNCN ở những con số quá cao, đó là do hiện tượng trốn thuế, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu tạo nguồn cho ngân sách và đảm bảo tính công bằng của thuế.
Chi cục thuế cần tuyên truyền ĐTNT tuân thủ luật thuế và hỗ trợ ĐTNT, và phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế để phát hiện những đối tượng có hành vi trốn thuế, những sai phạm của chính cơ quan thuế, của các cán bộ thuế.Đồng thời thanh tra, kiểm tra thuế thuế cũng giúp cơ quan thuế tìm ra những sơ hở, hạn chế tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế trốn thuế trong chính sách thuế. Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của đối tượng nộp thuế, tăng tính nghiêm túc của cơ quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả và cũng tránh được các trường hợp thông đồng, cấu kết giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế sẽ đảm bảo việc thu đúng và thu đủ thuế cho nguồn thu ngân sách quốc gia. Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở nước ta nói chung và ở ngành thuế Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninhnói riêng vẫn chưa được coi trọng. Vì vậy, trong thời gian tới cơ quan thuế cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế để phát hiện ra các trường hợp cố tình khai man, trốn thuế, cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong kê khai thuế.
Đến năm 2015 Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninhcần xây dựng kế hoạch tuyển dụng dài hạn cán bộ và bổ xung lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra cả về số lượng và chất lượng , cả về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp từ 30-35% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. 100% cán bộ thanh tra, kiểm tra phải được tập huấn và hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp thanh tra như phân tích báo cáo tài chính, phân tích số liệu trên tờ khai thuế, kỹ thuận phỏng vấn đối tượng nộp thuế, trình tự kiểm tra sổ sách, chứng từ, khai thác dữ liệu về người nộp thuế.
4.2.2.6 Tăng cường đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN
Thực hiện việc phân loại nợ và phân tích nợ đến từng đối tượng nộp thuế theo các tiêu chí: nợ do khó khăn kinh tế (tác động của khủng hoảng), nợ do ý thức chấp hành luật, nợ do mất tích, bỏ trốn, phá sản hay do lỗi chủ quan của cơ quan thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật.
Triển khai chương trình ứng dụng quản lý nợ thuế đến cấp Chi cục; xây dựng phần mềm hỗ trợ việc thống kê, theo dõi số liệu giảm, miễn thuế, gia hạn nộp thuế... để cập nhật thông tin kịp thời, đảm bảo việc loại nợ được chính xác.
Tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế kịp thời báo cáo UBND các cấp để chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế có liên quan. 4.2.2.7. Kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế TNCN
Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thì việc kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác là điều không thể xem nhẹ. Sự hỗ trợ của sở kế hoạch - Đầu tư, sở công an, sở lao động –thương binh xã hội và các sở khác trong việc quản lý vi phạm là điều hết sức cần thiết.Việc này sẽ không chỉ giảm bớt gánh nặng cho Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninhmà còn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN. Ngoài ra, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan như ngân hàng, quản lý xuất cảnh, quản lý nhà đất... để có cơ chế trao đổi thông tin nhanh nhất, thuận tiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNCN.
Để đảm bảo cho Chi cục thuế có đầy đủ quyền hạn trong công tác quản lý thuế TNCN thì nhà nước cần có một số văn bản quy định rõ về quyền hạn của cơ quan thuế.Đồng thời cũng cần có những văn bản quy định về nghĩa vụ của cơ quan chức năng khác trong việc hỗ trợ cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng. Các Bộ phải có nghĩa vụ chỉ đạo đơn vị thuộc Bộ mình thực hiện nghiêm túc công tác khấu trừ thuế thu nhập trước khi chi trả. Bộ lao động và thương binh xã hội, Bộ kế hoạch Đầu tư có trách nhiệm thông báo chính xác số lao động ở các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện... Bộ công an có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc xử lý các trường hợp vi phạm có hành vi chống đối với cơ quan thuế, không chịu thực hiện các thông báo xử phạt của cơ quan thuế...
4.2.2.8. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nộp thuế TNCN
Việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dứt khoát. Nếu phát hiện ra các trường hợp vi phạm và có những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì sẽ có quyền phạt những đối tượng này theo quy định.Các ĐTNT sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt. Nếu có những hành vi chống đối thì cần có sự can thiệp ngay lập tức của cơ quan công an. Việc xử phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt các trường hợp vi phạm.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong nội dung đề tài này, một số vấn đề cơ bản về thuế TNCN và công tác quản lý thuế TNCN đã được hệ thống hóa trên cả khía chạnh lý luận và liên hệ thực tiễn ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Quản lý thuế TNCN là vấn đề lớn, rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn không tham vọng trình bày toàn bộ vấn đề mà chỉ tập trung phân tích, luận giải để đưa ra những quan điểm cơ bản, những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du trong điều kiện hiện nay.
Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Luật quản lý thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: hoàn chỉnh chính sách thuế; thực hiện tốt công cuộc cải cách hành chính thuế; cải tiến tổ chức bộ máy tăng cường công tác thanht ra, kiểm tra thuế; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nộp thuế, đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế; nâng cao cơ sở hạ tầng xã hội góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Với kinh nghiệm và khả năng cho phép, tôi không thể phân tích và đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, toàn bộ công tác quản lý thu thuế TNCN, những thiếu sót, tồn tại cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để áp dụng vào công tác quản lý thu thuế trong xu thế phát triển chung. Do đó, việc thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong các Thầy, cô giáo góp ý giúp đỡ và tôi hy vọng rằng, các quan điểm, định hướng, giải pháp về thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du trong luận văn nếu được thực hiện sẽ góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện thắng lợi chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du cũng như trên cả nước.
Với đề tài “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh”, tác giả mong muốn thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du sẽ phát triển nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống thuế, trong huy động nguồn thu cho NSNN, điều tiết vĩ mô và đảm bảo được sự công bằng trong xã hội.
5.2. Kiến nghị
5.2.1 Kiến nghị với Bộ tài chính và Tổng Cục thuếthuế
*Về cơ chế chính sách:
Hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng đơn giản, minh bạch. Mọi quy định trong chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu, các quy định về thuế chỉ nên chứa đựng trong văn bản thuế, tránh tình trạng muốn thực hiện một quy định trong luật thuế người ta phải tham chiếu quá nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Đồng thời cần phải giao thêm quyền cho cơ quan thuế trong việc cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Để đảm bảo cho cơ quan thuế có đầy đủ quyền hạn trong công tác quản lý thuế TNCN thì Nhà nước cần có một số văn bản quy định rõ quyền hạn của cơ quan thuế.Đồng thời cũng cần có những văn bản quy định về nghĩa vụ của các cơ quan chức năng khác trong việc phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng.
Một loạt dịch vụ như hướng dẫn luật thuế trong nước, tư vấn về luật thuế quốc tế, giải đáp thắc mắc về thuế đang được doanh nghiệp rất quan tâm.Dịch vụ tư vấn thuế ra đời sẽ hỗ trợ người nộp thuế hiểu biết , thành thạo hơn về thuế, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Vì vậy, Tổng Cục thuế cần nghiên cứu để trình Bộ tài chính và Chính phủ ban hành nghị định quy định hoạt động dịch vụ tư vấn thuế, tạo điều kiện khuyến khích và phát triển hoạt động này một cách rộng rãi, độc lập và khách quan.
Nhà nước cần có các quy định cụ thể yêu cầu tất cả các đơn vị, cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh doanh dù quy mô lớn hay nhỏ, các cá nhân buôn bán có cửa hàng đều phải tiến hành kê khai sổ sách kế toán. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho công tác kiểm tra kê khai thu nhập. Những trường hợp buôn bán lặt vặt có thể bỏ qua công tác kế toán, tuy nhiên cán bộ thuế cũng phải nắm được về cơ bản tình hình hoạt động kinh doanh của số đối tượng này.
*Về biên chế:
Đề nghị Bộ tài chính, Tổng Cục thuế nghiên cứu, bổ sung thêm biên chế cho Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh để đáp ứng được yêu cầu quản lý thu thuế, đặc biệt là cán bộ công chức có trình độ về tin học để thuận lợi cho việc hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế.
*Về trang thiết bị phục vụ yêu cầu quản lý thuế:
Hiện nay, hệ thống thiết bị tin học của Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh vừa thiếu, lại vừa hư hỏng, quá thời hạn sử dụng nhiều, đề nghị Tổng Cục thuế thuế khẩn trương cung cấp bổ sung để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế.
Đề nghị Bộ tài chính, Tổng Cục thuế thuế nghiên cứu, mở rộng phân cấp mua sắm trang thiết bị tin học cho các Chi cục thuế nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát sinh trong thực tế, tăng cường tính chủ động của cơ quan thuế các cấp trong việc sử dụng kinh phí, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý thu thuế.
*Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tin học hóa công tác quản lý thuế:
Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế và nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý thu thuế, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành thuế cần được hiện hiện đại hóa hơn nữa. Tin học hóa nhằm kết nối thông tin trong hệ thống thuế; giữa thuế và kho bạc; xây dựng hệ thống “ tự tính, tự khai và tự nộp thuế” theo dự án IMF; xây dựng hệ thống xử lý tính thuế TNCN...thiết kế lại tổng thể thống thông tin theo hướng tập trung nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ cải cách bao gồm: hệ thống mạng và hệ thống truyền thông; cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm ứng dụng và trang thiết bị tin học.
Xây dựng, nâng cấp, tích hợp và chuyển đổi hệ thống các phần mềm ứng dụng xử lý thông tin thuế như: Kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế và kế toán tài khoản nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tại từng cấp,mô hình trao đổi dữ liệu trong ngành thuế và tạo lập kho cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành thuế.
Xây dựng các ứng dụng hỗ trợ chức năng kiểm soát tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế; phân tích và quản lý các trường hợp vi phạm về thuế.
Để tiếp tục tiến trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế,đề nghị cho phép Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninhđược triển khai thí điểm nộp thuế điện tử.
* Điều chỉnh chính sách tiền lương
Hiện nay,chế độ chính sách tiền lương của Nhà nước còn nhiều bất cập. Mức lương Nhà nước trả cho cán bộ và nhân viên làm việc trong nhiều cơ quan nhà nước quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội.Mức lương tối thiểu tăng, tuy nhiên giá cả sinh hoạt lại tăng với tốc độ cao hơn, mức chiết trừ gia cảnh tính thuế lại giảm. Vô hình chung tiền lương danh nghĩa tăng lên, tiền đóng thuế TNCN tăng lên nên tiền lương thực tế không thay đổi thậm chí giảm đi, đời sống của người làm công ăn lương chưa được cải thiện nhiều so với mặt bằng của xã hội. Điều đó đã dẫn đến nhiều tiêu cực trong cơ quan nhà nước, các hiện tượng tham nhũng, sách nhiễu người dân đã trở thành quốc nạn, chảy máu chất xám cũng là điều dễ hiểu.Việc sử dụng lao động cũng như chế độ tiền lương cho người lao động nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội.Khi đó Luật thuế TNCN cũng khó có thể thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.
5.2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh
Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thuế trên từng địa bàn, đặc biệt công tác thông tin tuyên truyền pháp luật thuế; công tác đôn đốc thu nợ, công tác chống thất thu ngân sách.
Quan tâm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ ngành thuế về cơ sở vật chất,địa điểm làm việc của cơ quan thuế nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố.
5.2.3. Kiến nghị UBND huyệnTiên Du
Việc thực hiện công tác quản lý thu thuế tại các địa bàn rất khó khăn, phức tạp; công tác ủy nhiệm thu thuế tại các xã, phường, thị trấn tại một số địa phương còn nhiều hạn chế. Chi cục thuế kiến nghị UBND huyện Tiên Du:
Chỉ đạo các ban ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế tại địa bàn nhằm phát hiện, đưa vào quản lý kịp thời các nguồn thu mới phát sinh.
Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các phường, xã, thị trấn tăng cường phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế, coi công tác quản lý thu thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại địa phương, đặc biệt quan tâm đến công tác ủy nhiệm thu thuế từ việc lựa chon cán bộ, kiểm tra, giám sát, đôn đốc ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu thuế tại địa bàn, hạn chế tối đa việc tăng nợ thuế đối với các hộ kinh doanh được ủy nhiệm thu thuế.
Hội đồng nhân nhân, UBND các cấp quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đến, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, chuyển nhượng đất đai để quản lý thu ngân sách đầy đủ kịp thời theo đúng chế độ quy định; tăng cường quản lý, khai thác tăng thu đối với các khoản thu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong đó có tiền thuế TNCN.
5.2.4. Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan
Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành:
Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thì việc kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác là điều không thể xem nhẹ.
Tổng Cục thuếthuế cần phối hợp chặt chẽ vớ các Bộ Tư pháp, Bộ giáo dục- đào tạo, Bộ văn hóa thông tin, Ban tư tưởng trung ương xây dựng và cung cấp các đề cương tuyên truyền cho hệ thống mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và biên soạn nhiều bài học về thuế cơ bản, nhẹ nhàng đưa vào môn giáo dục công dân cho học sinh cấp III.Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “tìm hiểu về thuế”.
Xây dựng cơ chế giám sát đồng bộ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý đối tượng lao động cũng như kết hợp trong công tác xử lý vi phạm là điều hết sức cần thiết. Các Bộ cần có nghĩa vụ chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ mình thực hiện nghiêm túc khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả. Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ kế hoạch đầu tư có trách nhiệm thông báo chính xác số lao động ở các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện... Bộ công an có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc xử lý các trường hợp vi phạm có hành vi chống đối lại cơ quan thuế, không chịu thực hiện các thông báo xử phạt của cơ quan thuế... Việc này không chỉ giảm bớt gắng nặng cho cơ quan thuế mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế TNCN.
Khuyến khích việc thanh toán qua ngân hàng
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như những biện pháp của ngân hàng và Kho bạc nhà nước nhằm giảm chi tiêu tiền mặt cũng là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc quản lý thu thuế TNCN của cơ quan thuế. Hiện nay, chúng ta chi dùng, giao dịch bằng tiền mặt quá lớn là một trong những điều kiện thuận lợi cho hành vi gian lận thuế.Quản lý thu nhập là biện pháp có ý nghĩa nhất trong việc thu đúng, thu đủ. Bộ tài chính và ngân hàng cần tìm biện pháp nắm chắc thu nhập của gia đình và cá nhân.
Ngành Ngân hàng nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu nhập, trước hết là đối với công chức nhà nước, phải áp dụng công nghệ dùng thẻ tín dụng thanh toán để từng bước hạn chế giao dịch bằng tiền mặt.
Muốn chuyển dần việc sử dụng tài khoản séc thay cho tiền mặt đòi hỏi phải có những cơ chế quy định từ phía Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc nhà nước. Những quy định về hình thức thanh toán tiền lương qua tài khoản đã được áp dụng, tuy nhiên hầu hết các đơn vị chi trả chỉ chuyển tiền lương qua tài khoản, còn các khoản thu nhập khác vẫn dùng tiền mặt là chủ yếu. Hệ thống dịch vụ ngân hàng phải được cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ đế cho các pháp nhân và cá nhân có thể sử dụng thuận tiện và lợi ích được hưởng cao hơn thì mới khuyến khích người dân sử dụng. Giảm thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng rộng rãi thanh toán qua tài khoản không chỉ phục vụ cho hoạt động quản lý thu nhập của dân cư trong việc kê khai và nộp thuế TNCN mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội.Vì vậy, chúng ta cần cố gắng sớm có những quy định và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích thanh toán qua tài khoản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục (2005), Giáo trình thuế và thệ thống thuế ở Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngàu 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.
3. Bộ tài chính (2007), thông tư 61/2007/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 14/6/2007 hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế, Hà Nội
4. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN, Hà Nội.
5. Bộ tài chính (2008), Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, Hà Nội.
6. Bộ tài chính (2009), Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN, Hà Nội.
7. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung thông tư số 84/2008/ TT-BTC ngày 30/9/2008 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNCN và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế TNCN, Hà Nội.
8. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTC ngày 5/2/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về thuế TNCN, Hà Nội.
9. Chi cục thuê huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010, phương hướng, nhiệm vụ công tác thuế năm 2011
10. Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ công tác thuế năm 2012
11. Chi cục thuê huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ công tác thuế năm 2013
12. Học viện tài chính (2007), Giáo trình thuế, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. Vũ Duy Hoà, Nguyễn Thị Bất (2002), Giáo trình quản lý thuế, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
14. Quách Đức Pháp (2000), Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện cải cách hành chính về công tác thu thuế, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Hà Nội
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Luật thuế quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Hà Nội.
16 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Hà Nội.
17. Tổng cục thuế (2009), Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế, Hà Nội.
18. Tổng cục thuế (2009), Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng thanh tra thuế, Hà Nội.
19. Trường Nghiệp vụ thuế (2008), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế, nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
20. Trường cán bộ thanh tra (2008), Thanh tra nhà nước, nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_thu_thue_tncn_tren_dia_ban_huyen_tien_du_tinh_bac_ninh_016.doc