Luận văn Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông

Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận chung về phân tích tài chính trong công ty cổ phần. Hai là, trình bày và phân tích thực trạng phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông, qua đó nêu rõ những ưu điểm, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân trong phân tích tài chính tại Công ty. Ba là, đưa ra những phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông. Tác giả cũng đưa ra các điều kiện thực hiện giải pháp (các kiến87 nghị với các cơ quan quản lý và các bên liên quan) để cho những giải pháp được thực thi, mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Hy vọng với những kết quả đạt được, tác giả mong muốn những giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng trong thực tế, góp phần hoàn thiện phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động SXKD tại Công ty.Tuy nhiên do thời gian thực tập và phương pháp tiếp cận vấn đề còn hạn chế, nên tác giả còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn.

pdf98 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp trong hoạt động của mình. Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ suất tự tài trợ 64,28% 63,38% 67,74% Năm 2014, tỷ suất tự tài trợ vốn là 64,28% nghĩa là trong 100 đồng vốn có 64,28 đồng thực sự thuộc sở hữu của công ty, còn lại 35,72 đồng là do công ty đi vay, đi chiếm dụng vốn Điều này rất có lợi cho công ty, vì chỉ phải trả số ít chi phí cho công việc sử dụng khoản vốn vay đồng thời có tính chủ động trong việc chi tiêu; năm 2015, tỷ suất tự tài trợ vốn là 63,38%; tuy có giảm đi 0,9% so với năm 2014 nhưng cũng không ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn của công ty, có sự giảm xuống này là do công ty chú trọng hơn vào công tác nâng cao sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho lợi nhuận năm 2015 tăng cao đạt chỉ tiêu mong muốn dẫn đến tổng nguồn vốn tăng nhiều hơn lượng tăng lên của tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2016, tỷ suất tự tài trợ vốn là 67,74% tăng 4,36% so với năm 2015, điều này là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp ngày càng có khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn chung tỷ suất tự tài trợ của công ty qua ba năm cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty là cao. 3.2.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn 54 vốn đảm bảo được cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông có mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn như sau: Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ĐVT: đồng Tài sản Nguồn vốn(VCSH) Chênh lệch Năm 2014 609.488.857.239 699.489.700.740 90.000.843.501 Năm 2015 663.820.277.085 722.872.171.828 59.051.894.743 Năm 2016 553.372.315.047 786.087.339.610 232.715.024.563 Trong đó: - Phần tài sản gồm: + Tài sản ngắn hạn trừ đi các khoản phải thu ngắn hạn + Tài sản dài hạn. - Phần nguồn vốn gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu. - Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu đã đáp ứng hết được việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể: Năm 2014 dư 90.000.843.501 đồng; Năm 2015 dư 59.051.894.743 đồng vốn; Năm 2016 số vốn dư 232.715.024.563 đồng. Qua phân tích trên có thể thấy nguồn vốn kinh doanh được Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông sử dụng rất hiệu quả. Như vậy trong bảng cân đối kế toán lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài sản. Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở: Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản của doanh nghiệp. 55 3.2.1.4. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Nếu như phần trước dựa trên bảng cân đối kế toán để phântích đã cho ta biết phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn thì việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính, góp phần làm cho “bức tranh” tài chính công ty sinh động hơn, nó cho biết việc quản lý, chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Để thuận lợi cho việc phân tích, dựa trên các khoản thực tế của báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời có sự điều chỉnh, tác giả lập Bảng phân tích như sau: 56 BẢNG 3.4: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 so với năm 2014 Năm 2016 so với năm 2015 Số tiền 2015/2014 Số tiền 2016/2015 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 330.621.604.296 723.315.713.867 1.301.579.187.148 392.694.109.571 218,77% 578.263.473.281 179,95% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (47.527.000) (47.527.000) - 47.527.000 0,00% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 330.621.604.296 723.268.186.867 1.301.579.187.148 392.646.582.571 218,76% 578.311.000.281 179,96% 4. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ (204.708.309.379) (496.605.482.666) (1.023.490.251.526) (291.897.173.287) 242,59% (526.884.768.860) 206,10% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 125.913.294.917 226.662.704.201 278.088.935.622 100.749.409.284 180,01% 51.426.231.421 122,69% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 17.012.475.184 9.223.973.731 17.260.738.239 (7.788.501.453) 54,22% 8.036.764.508 187,13% 7. Chi phí tài chính (14.652.061.043) (30.946.203.216) (14.456.415.781) (16.294.142.173) 211,21% 16.489.787.435 46,71% 7.1. Chi phí lãi vay (6.164.084.873) (4.270.329.416) (10.748.143.428) 1.893.755.457 69,28% (6.477.814.012) 251,69% 8. Lợi nhuận từ công ty liên kết 1.605.931.258 (614.508.950) (2.220.440.208) -38,26% 614.508.950 0,00% 9. Chi phí bán hàng (14.060.374.448) (25.431.452.402) (36.769.772.678) (11.371.077.954) 180,87% (11.338.320.276) 144,58% 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp (48.280.095.658) (84.409.381.479) (134.373.436.893) (36.129.285.821) 174,83% (49.964.055.414) 159,19% 57 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 67.539.170.210 94.485.131.885 109.750.048.509 26.945.961.675 139,90% 15.264.916.624 116,16% 12. Thu nhập khác 7.705.307.998 15.831.239.133 4.262.402.953 8.125.931.135 205,46% (11.568.836.180) 26,92% 13. Chi phí khác (10.869.896.843) (22.965.360.056) (2.446.035.899) (12.095.463.213) 211,27% 20.519.324.157 10,65% 14. Lợi nhuận/(lỗ) khác (3.164.588.845) (7.134.120.923) 1.816.367.054 (3.969.532.078) 225,44% 8.950.487.977 -25,46% 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 64.374.581.365 87.351.010.962 111.566.415.563 22.976.429.597 135,69% 24.215.404.601 127,72% 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành (3.938.960.504) (13.513.288.570) (17.526.272.784) (9.574.328.066) 343,07% (4.012.984.214) 129,70% 17. Thu nhập/(chi phí) thuế TNDN hoãn lại 1.393.431.266 (690.018.607) 97.751.647 (2.083.449.873) -49,52% 787.770.254 -14,17% 18. Lợi nhuận sau thuế TNDN 61.829.052.127 73.147.703.785 94.137.894.426 11.318.651.658 118,31% 20.990.190.641 128,70% 19. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 64.099.309.953 73.187.970.699 94.739.146.981 9.088.660.746 114,18% 21.551.176.282 129,45% 20. Lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát (2.270.257.826) (40.266.914) (601.252.555) 2.229.990.912 1,77% (560.985.641) 1493,17% 21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.402 1.789 2.050 387 127,60% 261 114,59% 22. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 1.402 1.789 2.050 387 127,60% 261 114,59% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông năm 2014, 2015, 2016) 58 Nhìn vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy: Doanh thu thuần năm 2016 so với năm 2015 tăng 578.311.000.281 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 179,95%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 392.694.109.571 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 218,77%. Đây là một sự gia tăng lớn và đáng khen ngợi về doanh thu của công ty do tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới vần còn nhiều khó khăn vì vẫn phải chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng. Giá vốn hàng bán là tất cả chi phí đầu vào của công ty do vậy nó cũng tác động lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, năm 2016 so với năm 2015 thì giá vốn đã tăng lên 526.884.768.860 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 206,10%, năm 2015 so với năm 2014 thì giá vốn đã tăng lên 291.897.173.287 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 242,59%. Giá vốn hàng bán tăng là do những nguyên nhân khách quan ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như là do tỷ lệ lạm phát tăng làm cho các giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng trong đó có sự tăng giá mạnh mẽ của các mặt hàng nhập khẩu do đồng việt nam mất giá so với đồng đô la, tiền lương công nhân tăng do chính sách của nhà nước tăng mức lương cơ bản. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 tăng so với năm 2015là 8.036.764.508 đồng tức là tăng 187,13%. Hoạt động tài chính cũng là một hoạt động đem lại lợi nhuận cho công ty nếu doanh thu hoạt động này cao thì lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng đem lại một nguồn thu đáng kể. Nguồn thu của hoạt động tài chính là do thu chênh lệch tỷ giá từ việc bán ngoại tệ, mua vật tư hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ. Ngoài ra còn do công ty được hưởng chiết khấu thanh toán mua hàng, thu lãi từ tiền gửi ngân hàng, thu lãi do khách hàng mua hàng trả chậm. - Các khoản chi phí quản lý của công ty: + Chi phí tài chính mà doanh nghiệp bỏ ra vào năm 2016 59 là14.456.415.781 đồng giảm so với đầu năm là 16.489.787.435 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 46,71%. Chi phí tài chính đó bao gồm cả khoản lãi vay mà công ty phải trả tăng 251,69% tương ứng với số tiền giảm là 6.477.814.012 đồng. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thấy nhu cầu về vốn của công ty để có thể tăng năng suất và chiếm lĩnh thị trường trong tình hình nền kinh tế trong nước và thể giới đang phục hồi sau khủng hoảng. + Chi phí bán hàng năm 2016 đã giảm khoảng 11.338.320.276 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 144,58% so với năm 2015, năm 2015 giảm 11.371.077.954 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 180,87% so với năm 2014. Chi phí bán hàng của doanh nghiệp giảm như vậy là công ty không chú trọng tăng chi phí quảng cáo tiếp thị, xúc tiến việc gia tăng các đơn đặt hàng, tăng chi phí dịch vụ. + Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 giảm 49.964.055.414 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 159,19% so với năm 2015, năm 2015 giảm 36.129.285.821 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 174,83% so với năm 2014 do công ty đã cắt giảm chi phí quản lý, chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi cho việc quan hệ khách hàng. Có thể thấy việc cắt giảm các chi phí trên đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng đáng kể, biểu hiện là: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2016 tăng thêm 15.264.916.624 đồng so với năm 2015 ứng với tỷ lệ tăng là 116,16%, năm 2015 tăng thêm 26.945.961.675 đồng so với năm 2014 ứng với tỷ lệ tăng là 139,90%. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Lợi nhuận trước thuế của công ty chính là tổng lợi nhuận của các hoạt động. So với năm 2015 thì năm 2016 có tổng thu nhập chịu thuế tăng 24.215.404.601 đồng tương ứng tăng 127,72%, năm 2015 so với năm 60 2014tăng 22.976.429.597 đồng tương ứng tăng 135.69%. - Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng tổng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 giảm 4.012.984.214 đồng tương ứng với 129,70% so với năm 2015, năm 2015 giảm 9.574.328.066 đồng tương ứng với 343,07% so với năm 2014 là do tổng thu nhập chịu thuế tăng trong khi thuế suất không thay đổi. Công ty càng làm ăn có hiệu quả thì càng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhà nước và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, Nhà nước tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Lợi nhuận sau thuế được tính bằng tổng thu nhập chịu thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đây là một chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế của năm 2016 tăng so với năm 2015 là 20.990.190.641đồng tăng 128,70%, năm 2015tăng so với năm 2014 là 11.318.651.658 đồng tăng 118,31%. Công ty đã đạt hiệu quả sản xuất lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và số lợi nhuận đó được công ty tái sản xuất mở rộng sản xuất đầu tư vào các lĩnh vực khác. Qua phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy tình hình làm ăn của công ty khá tốt năm 2016 không những thu được lợi nhuận mà lợi nhuận của năm sau còn tăng so với năm trước vì vậy trong tương lai Công ty cần duy trì tốc độ phát triển như hiện nay. 3.2.2. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính 3.2.2.1. Phân tích hệ số về khả năng thanh toán a) Khả năng thanh toán hiện thời Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1,99 lần 2,45 lần 2,96 lần Hệ số thanh toán hiện thời năm 2014 là 1,99 lần, năm 2015 là 2,45 lần, năm 2016 là 2,96 lần, như vậy ở năm 2014 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,99 61 đồng tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động, năm 2015 cứ 1 dồng nợ ngắn hạn thì có 2,45 đồng tài sản ngắn hạn và năm 2016 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2,96 đồng tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty được đảm bảo ở mức độ tốt. Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty một cách đúng hơn, đầy đủ hơn ta kết hợp sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh. b) Khả năng thanh toán nhanh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1,67 lần 1,89 lần 2,54 lần Năm 2014 tỷ suất thanh toán nhanh là 1,67 lần,năm 2015 tỷ suất thanh toán nhanh là 1,89 lần, năm 2016 tỷ suất thanh toán nhanh là 2,54 lần cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất cao. Nhìn chung trong ba năm tỷ suất thanh toán nhanh của công ty đều lớn hơn 1 như vậy công ty có khả năng thanh toán rất tốt, cần duy trì tình hình không để cho hệ số này giảm xuống dưới 1 sẽ không tốt cho khả năng thanh toán của công ty. 3.2.2.2. Phân tích các hệ số hoạt động Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. a) Số vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số vòng quay HTK 2,1 vòng 3,57 vòng 7,18 vòng Thời gian luân chuyển HTK 171,43 ngày 100,84 ngày 50,14 ngày Số vòng quay hàng tồn kho năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 3,61 vòng. Từ đó cho thấy tình hình bán ra của năm 2016 tốt hơn vì thế đạt doanh 62 thu cao hơn năm 2015, 2014. Nhưng thời gian luân chuyển hàng tồn kho cả ba năm vẫn còn cao như vậy cũng không tốt cho công ty trong khâu thu hồi vốn, gây ứ đọng nhiều vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. b) Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu của công ty chủ yếu gồm hai khoản: phải thu khách hàng và phải thu khác. Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 261,14 ngày 142,33 ngày 91,94 ngày Qua bảng trên, kỳ thu tiền bình quân năm 2016 cógiảm50,39 ngày so với năm 2015. Tuy nhiên thì kỳ thu tiền bình quân của Công ty vẫn khá cao, Công ty nên rút ngắn chỉ số này để tăng vòng quay của vốn. c) Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo doanh thu thuần Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 32,45% 64,90% 113,13% Ta thấy hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản năm 2014 là 32,45%, năm 2015 là 64,90% năm 2016 là 113,13%. Như vậy năm sau tăng so với năm trước. Điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng tổng vốn sử dụng trong năm 2016 tạo ra doanh thu thuần nhiều hơn năm 2015 là 48,23 đồng, cho thấy công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về khả năng sử dụng tài sản ta cần kết hợp với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng từng loại tài sản. d) Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định để tạo doanh thu thuần: 63 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 183,21% 437,72% 916,46% Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2014 là 183,21% tức là cứ mỗi 100 đồng vốn cố định được đầu tư tạo ra được 183,21 đồng doanh thu, năm 2015 là 437,72% tức là cứ mỗi 100 đồng vốn cố định được đầu tư tạo ra được 437,72 đồng doanh thu, năm 2016 là 916,46% tức cứ mỗi 100 đồng vốn cố định thì tạo ra 916,46 đồng doanh thu. Ta thấy năm 2016 có hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng đáng kể so với năm 2015, 2014, điều này phản ánh tình hình hoạt động sử dụng vốn cố định của công ty rất tốt. e) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 50,59% 101,58% 166,71% Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2016tăngđáng kể so với năm 2015, năm 2014. Năm 2014 thì cứ mỗi 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 5.059 đồng doanh thu thuần, 2015 thì cứ mỗi 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 10.158 đồng doanh thu thuần, năm 2016 thì cứ mỗi 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 16.671 đồng doanh thu thuần. Qua phân tích về chỉ số hoạt động ta có thể đánh giá như sau: Các chỉ số về hoạt động tăng qua ba năm, tình hình sử dụng vốn của công ty vào hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên,thời gian luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền vẫn còn dài. 3.2.2.3. Phân tích các hệ số về cơ cấu tài chính 64 a) Hệ số nợ (Đòn bẩy tài chính) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 35,72 36,62 32,26 Hệ số nợ của năm 2016 so với năm 2015giảm4,36, so với năm 2014 giảm 3,46 cụ thể là năm 2014 có hệ số nợ là 35,72, năm 2015 có hệ số nợ là 36,62 đến năm 2016 là 32,26. Số liệu này cho biết trong năm 2014 cứ 100 đồng tổng vốn tham gia vào quá trình sản xuất thì có 35,72 đồng vay nợ, năm 2015 cứ 100 đồng tổng vốn tham gia vào quá trình sản xuất thì có 36,62 đồng vay nợ còn trong năm 2016 thì cứ 100 đồng tổng vốn thì có 32,26 đồng vay nợ. Như vậy, qua phân tích có thể thấy hệ số nợ năm sau giảm so với năm trước chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty ngày càng tốt. Để có kết luận đúng đắn hơn ta xem xét các chỉ tiêu tiếp theo. b) Hệ số thanh toán lãi vay Chi phí tài chính doanh nghiệp gồm lãi vay, chi phí chuyển tiền và chênh lệch tỉ giá, nhưng trong đó chủ yếu là lãi vay, những khoản khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ không đáng kể. Cho nên ta sử dụng chi phí tài chính để làm căn cứ tính toán. Ngoài ra theo đặc thù báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tính bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với lãi vay. Ta có thể tính được hệ số thanh toán lãi vay như sau: Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 11,44% 21,46% 11,38% Công ty có hệ số thanh toán lãi vay năm 2016 giảm so với năm 2015, 2014, cụ thể năm 2014 là 11,44 lần, năm 2015 là 21,46 lần, năm 2016 là 11,38 lần. Mặc dù hệ số thanh toán lãi vay năm 2016 có giảm so với hai năm 65 trước nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 2 được xem là thích hợp để đảm bảo trả lãi vay dài hạn. Điều đó chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán lãi vay tốt và an toàn đối với người cung cấp tín dụng. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào xu hướng thu nhập lâu dài của công ty. 3.2.2.4. Phân tích các hệ số về doanh lợi (phương trình Dupont) a) Doanh lợi tiêu thụ (ROS) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 18,7% 10,11% 7,23% Doanh lợi tiêu thụ năm 2014 là 18,7 nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sẽ có 18,7 đồng lợi nhuận, năm 2015 là 10,11 nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sẽ có 10,11 đồng lợi nhuận. Doanh lợi tiêu thụ năm 2016 là 7,23 tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sẽ có 7,23 đồng lợi nhuận. b) Doanh lợi vốn tự có (ROE) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 16,29% 17,59% 20,20% Doanh lợi vốn tự có năm 2014 đạt 16,29; nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 16,29 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2015 đạt 17,59; nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 17,59 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2016 có phần tăng lên đạt 20,20 tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 20,20 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây cũng là điều đáng mừng cho công ty đã sử dụng vốn sở hữu có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận ngày càng tăng. 66 c) Doanh lợi tài sản (ROA) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 5,68% 6,41% 8,11% Theo kết quả tính toán thì doanh lợi tài sản năm 2016 tăng so với năm 2015, 2014, chứng tỏ năm 2016 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả mức độ sinh lời tăng. Qua phân tích các chỉ tiêu về doanh lợi ta thấy các chỉ số về doanh lợi có chuyển biến tốt. Thêm một căn cứ nữa để chứng tỏ công ty sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn, tạo ra mức lợi nhuận cao hơn. Bảng 3.5: Tóm tắt các tỷ số tài chính Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 A. Các tỉ số về khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,99 2,45 2,96 - Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,67 1,89 2,54 B. Các tỉ số về cơ cấu tài chính - Hệ số nợ % 35,72 36,62 32,26 - Hệ số thanh toán lãi vay Lần 11,44 21,46 11,38 C. Các tỉ số hoạt động - Vòng quay tồn kho Vòng 2,1 3,57 7,18 - Kỳ thu tiền bình quân Ngày 261,14 142,33 91,94 - Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản % 32,45 64,90 113,13 - Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động % 50,59 101,58 166,71 - Hiệu suất sử dụng vốn cố định % 183,21 437,72 916,46 67 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 D. Các tỉ số doanh lợi - Doanh lợi tiêu thụ % 18,7 10,11 7,23 - Doanh lợi tài sản % 5,68 6,41 8,11 - Doanh lợi vốn tự có % 16,29 17,59 20,20 Như vậy các chỉ tiêu tài chính mặc dù không cung cấp các con số cụ thể nhưng qua các con số tỷ lệ phần nào giúp cho ta đánh giá được hiệu quả, khả năng thanh toán và tình hình đầu tư của doanh nghiệp trong vòng một năm hoạt động. 3.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông hoạt động hiệu quả qua các năm và có nguồn vốn không phải là nhỏ nên các hoạt động về tài chính tương đối mạnh. Sau đây là bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty: 68 BẢNG 3.6: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 so với năm 2014 Năm 2016 so với năm 2015 Số tiền 2015/2014 Số tiền 2016/2015 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 295.320.604.967 648.984.488.559 1.320.230.942.066 353.663.883.592 219,76% 671.246.453.507 203,43% 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (221.087.473.669) (540.365.746.768) (983.878.471.377) (319.278.273.099) 244,41% (443.512.724.609) 182,08% 3. Tiền chi trả cho người lao động (62.098.934.769) (72.029.476.988) (82.324.736.401) (9.930.542.219) 115,99% (10.295.259.413) 114,29% 4. Tiền chi trả lãi (6.295.127.904) (4.094.539.049) (10.925.310.358) 2.200.588.855 65,04% (6.830.771.309) 266,83% 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (2.948.950.727) (9.914.308.638) (24.327.333.140) (6.965.357.911) 336,20% (14.413.024.502) 245,38% 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 32.728.526.701 55.547.018.543 20.313.807.586 22.818.491.842 169,72% (35.233.210.957) 36,57% 7. Tiền chi khác cho hoạt (47.744.334.332) (94.934.550.601) (111.150.998.003) (47.190.216.269) 198,84% (16.216.447.402) 117,08% 69 động sản xuất kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ/(sử dụng vào)hoạt động kinh doanh (12.125.689.733) (16.807.114.942) 127.937.900.373 (4.681.425.209) 138,61% 144.745.015.315 -761,21% II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư - - - 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác (67.487.591.191) (42.941.975.804) (16.117.872.952) 24.545.615.387 63,63% 26.824.102.852 37,53% 2. Thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 2.476.276.273 92.727.273 541.868.342 (2.383.549.000) 3,74% 449.141.069 584,37% 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác (21.130.000.000) (6.750.000.000) (25.230.000.000) 14.380.000.000 31,95% (18.480.000.000) 373,78% 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 7.438.500.000 12.789.871.507 19.513.700.000 5.351.371.507 171,94% 6.723.828.493 152,57% 70 5. Tiền chi góp vốn đầu tư vào các đơn vị khác (19.552.300.000) (12.045.000.000) - 7.507.300.000 61,60% 12.045.000.000 0,00% 6. Tiền thu hồi góp vốn đầu tư vào các dơn vị khác 14.234.404.136 11.240.722.783 3.900.016.491 (2.993.681.353) 78,97% (7.340.706.292) 34,70% 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 20.138.112.042 4.541.689.494 2.716.807.734 (15.596.422.548) 22,55% (1.824.881.760) 59,82% Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động đầu tư (63.882.598.740) (33.071.964.747) (14.675.480.385) 30.810.633.993 51,77% 18.396.484.362 44,37% III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - - - 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu 31.817.000.000 23.901.000.000 7.985.000.000 (7.916.000.000) 75,12% (15.916.000.000) 33,41% 2. Tiền chi mua lại cổ phiếu đã phát hành (71.500.000) (1.210.000.000) (71.500.000) (1.138.500.000) 1692,31% 1.138.500.000 5,91% 3. Tiền thu từ đi vay 154.439.516.646 221.663.611.807 522.259.718.704 67.224.095.161 143,53% 300.596.106.897 235,61% 4. Tiền chi trả nợ gốc vay (128.895.509.858) (134.126.683.114) (584.249.206.340) (5.231.173.256) 104,06% (450.122.523.226) 435,60% 5. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (29.329.579.922) (43.993.564.275) (27.445.460.640) (14.663.984.353) 150,00% 16.548.103.635 62,39% 71 Lưu chuyển tiền thuần(sử dụng vào)/từ hoạt động tài chính 27.959.926.866 66.234.364.418 (81.521.448.276) 38.274.437.552 236,89% (147.755.812.694) -123,08% Lưu chuyển tiền thuần trong năm (48.048.361.607) 16.355.284.729 31.740.971.712 64.403.646.336 -34,04% 15.385.686.983 194,07% Tiền và tương đương tiền đầu năm 102.431.720.910 54.385.152.551 70.756.440.806 (48.046.568.359) 53,09% 16.371.288.255 130,10% Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá 1.793.248 16.003.526 419.717.958 14.210.278 892,43% 403.714.432 2622,66% Tiền và tương đương tiền cuối năm 54.385.152.551 70.756.440.806 102.917.130.476 16.371.288.255 130,10% 32.160.689.670 145,45% (Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông năm 2014, 2015, 2016) 72 Ø Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2014 là -12.125.689.733 đồng, năm 2015 là -16.807.114.942 đồng, trong khi đó năm 2016 là 127.937.900.373 đồng. Điều này cho thấy phương thức hoạt động ở năm 2016rất hiệu quả so với năm 2015. Và việc tăng lên đó là do những chỉ tiêu nào tác động, ta cần tìm hiểu sự biến động của các chỉ tiêu. - Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là 295.320.604.967 đồng, năm 2015 là 648.984.488.559 đồng, sang đến năm 2016 tăng lên đạt 1.320.230.942.066 đồng do công ty đã đẩy nhanh đầu ra cho sản phẩm và hầu hết là thu tiền ngay của khách hàng, mặt khác việc tăng đó cũng là do công ty thu hồi được một số các khoản nợ do khách hàng chiếm dụng công ty ở những năm trước. - Tiền chi trả cho nhà cung cấp năm 2016 cũng tăng so với năm 2015, 2014 cụ thể là năm 2014 là 221.087.473.669 đồng, năm 2015 là 540.365.746.768 đồng đến năm 2016 tăng thêm 443.512.724.609 đồng do tốc độ hoạt động nhanh nên việc mua hàng cũng nhiều lên, đồng thời phương thức thanh toán hàng cho người bán cũng có thay đổi nên làm cho lượng tiền phải trả người cung cấp tăng. Bên cạnh đó công ty còn trả nợ tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phát sinh thêm do hoạt động kinh doanh được đẩy mạnh. Như vậy khả năng thanh toán của công ty trong năm 2016 là rất tốt, và công ty cần khẩn trương thu đòi các khoản nợ mà khách hàng chiếm dụng của công ty, để dùng đồng vốn này đầu tư vào các lĩnh vực khác mà có chỉ số sinh lời cao hơn. - Do công ty thúc đẩy mức độ sản xuất nên năm 2016 các khoản phải trả người lao động, thuế phải nộp, tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh cũng cao hơn so với năm 2015, 2014. Ø Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư năm 2014, 2015, năm 2016 mang dấu âm. Nguyên nhân tại vì công ty không thanh lý, nhượng bán TSCĐ 73 nhưng lại mua TSCĐ trang bị cho sản xuất. Nhưng tiền chi mua sắm TSCĐ năm 2016 không nhiều bằng năm 2015, 2014. Ø Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm 2016 giảm so với năm 2015do: - Công ty nhận được khoản vay của các đơn vị trong năm 2016 nên tiền thu từ đi vay nhận được tăng 300.596.106.897 đồng so với năm 2015. - Năm 2016 công ty chi trả nợ gốc vay cho đơn vị cho vay là 584.249.206.340 đồng tăng 450.122.523.226 đồng so với năm 2015. Ø Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2016 là 31.740.971.712 đồng tăng 15.385.686.983 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 194,07% so với năm 2015. Cho thấy trong năm 2016 công ty đã phát huy được sự lưu chuyển của đồng vốn và đã làm cho đồng vốn năm sau cao hơn năm trước. Đó là một dấu hiệu tốt cho công ty, công ty đang làm ăn hiệu quả, trên đà phát triển tốt. Ø Tiền và tương đương tiền đầu năm 2014 là 102.431.720.910 đồng, năm 2015 là 54.385.152.551 đồng, năm 2016 là 70.756.440.806 đồng, tăng lên 16.371.288.255 đồng so với năm 2015 tương ứng với tỷ lệ tăng là130,10% Ø Tiền và tương đương tiền cuối năm 2016 là 102.917.130.476 đồng, năm 2015 là 70.756.440.806 đồng, năm 2014 là 54.385.152.551 đồng như vậy tiền và tương đương tiền cuối năm 2016 tăng 32.160.689.670 so với năm 2015 với tỷ lệ tăng là 145,45%. Có thể thấy công ty rất nỗ lực để làm cho đồng vốn ngày một tăng lên và luôn có ý định “ Đồng vốn lúc sau luôn luôn phải cao hơn lúc trước”, công ty luôn phấn đấu để làm sao cho một đồng vốn bỏ ra phải thu lại được ít nhất là một đồng ban đầu. 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Chương 3 của Luận văn, tác giả đã giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán của Công ty, đặc biệt là đi sâu vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty. Trong chương này, tác giả thực hiện phân tích báo cáo tài chính của Công ty thông qua việc phân tích một số các chỉ tiêu như: Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Qua các chỉ tiêu phân tích, tác giả đã chỉ ra những khía cạnh hoạt động tốt và chưa tốt của Công ty từ đó những đối tượng quan tâm sẽ có cái nhìn tổng quát hơn và đánh giá chính xác hơn về Công ty. Dựa vào phân tích ở Chương này, tác giả sẽ rút ra được những ưu điểm và hạn chế của Công ty được trình bày ở Chương 4, từ đó là cơ sở đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty. 75 CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 4.1. Đánh giá kết quả phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông 4.1.1. Những ưu điểm Trong giai đoạn 2014 – 2016 tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông có những mặt tích cực sau: - Về khả năng thanh toán: Qua số liệu đã phân tích ta thấy khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được cải thiện do đó các đối tác yên tâm về khả năng thanh toán của Công ty. Các chỉ tiêu thanh toán đạt mức tốt và có xu hướng tăng lên cho thấy sự ổn định về tài chính của Công ty. Tài sản vẫn đủ bù đắp cho các khoản nợ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bình thường. - Về hiệu suất sử dụng tài sản: Qua số liệu đã phân tích ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đã có những biện pháp sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả, tuy chưa đạt mức tối ưu nhưng Công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa. - Về hệ số thanh toán lãi vay: Qua số liệu phân tích ta thấy tình hình vay nợ của Công ty có tăng tuy nhiên vẫn trong ngưỡng an toàn, điều đó thể hiện qua hệ số thanh toán lãi vay của Công ty tăng theo từng năm chứng tỏ Công ty vẫn có thể chịu được những khoản vay mà Công ty đang nợ. - Về hiệu quả hoạt đông kinh doanh: Qua số liệu phân tích ta thấy doanh thu, lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng chứng tỏ hoạt động của Công ty đã đi đúng hướng và hiệu quả ngày càng được phát huy. Nó cũng đã chứng tỏ 76 Công ty đã kiểm soát được những khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cần duy trì và phát huy điều này. 4.1.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế như: - Về cơ cấu vốn: Trong cơ cấu vốn của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu mà nợ dài hạn chiếm khá ít. Điều này chỉ phù hợp nếu Công ty không đầu tư thêm tài sản dài hạn hoặc đang tập trung vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo như mục tiêu của Công ty là đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là phải đầu tư thêm các tài sản cố định như máy móc thiết bị và phương tiện di chuyển. Mặc dù có thể thấy vốn chủ sở hữu cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, nhưng đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ yêu cầu phải đem lại lợi ích càng nhiều và càng ngắn thời gian càng tốt, trong khi đó các tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài. Mặt khác, nếu sử dụng nợ ngắn hạn mà đầu tư tài sản dài hạn sẽ gây ra rủi ro trong thanh toán. Chính vì vậy, Công ty cần đa dạng các nguồn vốn hơn nữa. - Về các khoản phải thu: Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Có thể thấy song song việc với việc đẩy mạnh công tác đầu tư thì cũng cần đẩy mạnh hoạt động thu hồi công nợ, tránh trường hợp chiếm dụng vốn dây dưa, kéo dài, đặc biệt đối với hai khách hàng có số dư phải thu lớn, nếu không có biện pháp mạnh mẽ có thể dẫn tới thành các khoản phải thu khó đòi làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. - Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản của Công ty, điều này đã thể hiện trong thời gian luân chuyển hàng tồn kho của Công ty còn khá cao, không tốt cho việc thu hồi vốn. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp thúc đẩy mạnh việc tìm kiếm những khách hàng mới. 77 4.1.3. Nguyên nhân của hạn chế Sở dĩ tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty còn các tồn tại trên là do các nguyên nhân sau: Trong thời gian vừa qua Công ty chưa chú trọng đến việc vay nợ dài hạn mà chỉ tập trung vào việc khai thác nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt. Công ty chưa có biện pháp chặt chẽ để thu hồi công nợ, chưa có chính sách quản lý phải thu phù hợp để thu hồi công nợ từ khách hàng, hoạt động kế toán chưa có sự chủ động linh hoạt trong việc thu hồi công nợ. Thời gian vừa qua các hoạt động thu hút khách hàng mới còn chưa được quan tâm đúng mức, ít sáng tạo trong việc thu hút khách hàng mới. 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông. 4.2.1. Xác định chính sách tài trợ, duy trì đòn bẩy tài chính khoa học Sau khi nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông dựa theo sự hiểu biết và kiến thức của bản thân, tác giả đưa ra một số giải pháp khắc phục những mặt hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả về mặt tài chính của Công ty. Với cơ cấu vốn của Công ty năm 2016 như đã phân tích ở Chương 3 cũng đã tương đối hợp lý: Nợ dài hạn năm 2016 là 91.813.895.510 đồng nhỏ hơn nhiều so với nợ ngắn hạn là 282.569.175.776 đồng. Cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty là rất thấp. Vì vậy công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào... để từ đó cân đối lại lượng nợ dài hạn là một trong giải pháp huy động vốn khiến cơ cấu vốn và chính sách tài trợ của công ty được vững chắc 78 hơn. Do đó Công ty cần thực hiện các chính sách nhằm tăng cường việc chiếm dụng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán như sau: - Chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Một công ty nhỏ có thể không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng nhưng vẫn có thể mua chịu được. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các doanh nghiệp nhỏ khác. - Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Thực tế công ty cũng đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng. Hiện nay các khoản vay ngắn hạn của công ty đã quá dư thừa, hơn nữa các khoản vay ngắn hạn thường có thời gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến tình trạng các món nợ đến hạn chồng chất lên nhau gây lung túng cho công ty khi cùng một lúc phải trả nhiều món vay. Ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn này tương đối linh hoạt, người cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của người vay và tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một chủ nợ. - Công ty cũng có thể sử dụng thêm các chính sách huy động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán như: + Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến. + Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. + Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ lương CBCNV, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ,... đây 79 là hình thức tài trợ "miễn phí" vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Vòng quay hàng tồn kho của Công ty còn ở mức cao. Để khắc phục tình trang vốn bị ứ động, Công ty cần có chính sách bán hàng phù hợp, linh hoạt cho từng giai đoạn nhắm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, công ty có thể áp dụng một số giải pháp như giảm giá, cho thuê sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị, tặng quà kèm theo, mở rộng thị trường, đẩy mạnh marketing 4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Như đã phân tích ở chương 3, ta thấy Công ty có hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do đó Công ty cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thu hồi và quản lý nợ tốt, Công ty nên áp dụng các biện pháp sau: - Theo dõi chặt chẽ thời hạn của các khoản phải thu, thấy được khoản nào đã đến hạn, khoản nào quá hạn từ đó có biện pháp thu hồi kịp thời tránh để rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn - Kiểm tra các điều khoản được ghi trong hợp đồng, đặc biệt chú ý đến thời gian và phương thức thanh toán. - Có chính sách bán hàng phù hợp như: Giảm giá, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại để thúc đẩy khả năng thanh toán của khách hàng. - Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mền dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi. 4.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Tài sản của Công ty được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau, thường xuyên vận động qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng nguồn vốn là hai yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh doanh. Qua phân tích ở chương 3 ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển 80 Công nghệ Điện tử Viễn thông năm 2016 chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng tài sản thì Công ty phải sử dụng các biện pháp để tăng sức sinh lời của tài sản và giảm sức hao phí của tài sản. Để tăng sức sinh lời của tài sản và giảm Sức hao phí của tài sản thì Công ty phải tìm cách tăng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế thông qua việc mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng, đồng thời phải có chính sách bán hàng phù hợp để tăng uy tín đối với khách hàng. Bên cạnh đó việc giảm bớt chi phí, sử dụng tiết kiệm và tối đa các nguồn lực là việc hết sức cần thiết. Công ty nên chú trọng đến việc kiểm soát chi phí đặc biệt là giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Có chính sách kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tránh lãng phí nguồn lực. 4.2.4. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Đội ngũ nhân lực là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh đội ngũ nhân lực tác động đến mọi khẩu, đến mọi quá trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo ra sản phẩm đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác nguồn nhân lực là nguồn gốc sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Do đó Công ty cần phải phát huy được sức mạnh của độ ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn tối ưu của đội ngũ lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn và phải đào tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động bằng cách: Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công 81 ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức đểđáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 4.3. Điều kiện để nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông 4.3.1. Đối với nhà nước Doanh nghiệp chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, do đó sự đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý của Nhà nước có tác động tích cực đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt phân tích báo cáo tài chính, về phía Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách như sau: - Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện hành. Chế độ kế toán hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế cần bổ sung và hoàn thiện. Những quy định còn mang tính cứng nhắc, độ mở thấp và chưa dự đoán được những thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập. Do vậy Bộ Tài chính cần nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chế độ kế toán theo hướng mở, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. - Xây dựng quy định về việc công bố thông tin, đặc biệt là các Công ty Cổ phần. Mặc dù các văn bản hiện nay đã quy định trách nhiệm công bố thông tin nhưng các quy định này chưa được hoàn thiện. Cần quy định rõ các báo cáo cần phải công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian báo cáo định kỳ. 82 - Thống nhất quy định kiểm toán đối với tất cả các doanh nghiệp. Thực hiện điều này chính là tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lập và cung cấp báo cáo tài chính. - Ban hành chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị có liên quan trong việc công bố thông tin. Nhà nước cần ban hành các chế tài xử phạt đối với những đơn vị cung cấp thông tin thiếu tin cậy - Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê. Phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây chính là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Khi so sánh với số liệu ngành ta có thể thấy được các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu. Thông qua việc đối chiếu với số liệu trung bình ngành, nhà quản lý biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để có được số liệu trung bình ngành cần có sự can thiệp của Nhà nước trong các quy định về chế độ thống kê. 4.3.2. Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, về phía Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông cần phải có sự đổi mới phù hợp trong từng hoạt động của doanh nghiệp. - Đối với công tác tài chính trong doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. Công ty nên thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ. Điều này sẽ giúp Công ty phát hiện được những sai 83 sót, nhầm lẫn và củng cố nề nếp làm việc của bộ máy kế toán khoa học hơn, góp phần nâng cao tính chính xác của số liệu kế toán. - Công ty cần công khai hóa thông tin: Nguồn vốn quan trọng có thể thu hút trong quá trình kinh doanh là từ thị phần từ thị trường chứng khoán, do vậy việc công bố thông tin qua hệ thống báo cáo tài chính là thực sự cần thiết. Các thông tin cần thiết phải công bố là thông tin về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập - Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, thanh toán công nợ các khoản phải thu nhằm nâng cao khả năng tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong thời gian tới - Xây dựng chế độ đào tạo cán bộ làm công tác phân tích báo cáo tài chính. Nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm công tác phân tích là một biện pháp giúp cho công tác này mang lại hiệu quả cao. 4.4. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu tương lai 4.4.1. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng để nghiên cứu, tìm hiểu đề tài nhưng do giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông trong thời gian ngắn, chủ yếu là ba năm 2014, 2015 và 2016. 4.4.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: 84 Thứ nhất: Công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông giai đoạn 2012 - 2016 Thứ hai: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông kết hợp so sánh với báo cáo tài chính tại các công ty khác cùng ngành để đề xuất những chỉ tiêu phát triển chung phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế. 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông ở Chương 3, trong Chương 4 này, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về tình hình tài chính của Công ty. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông. 86 KẾT LUẬN Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, giai đoạn đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là thời kỳ khó khăn nhất đối với công ty nói riêng và đối với các Doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình: Đứng vững và phát triển bằng chính nội lực của bản thân. Đúng là “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông cho thấy: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông đã có sự quan tâm đến phân tích tài chính qua việc đưa phân tích tài chính vào nội dung báo cáo cuối niên độ kế toán. Tuy nhiên, phân tích tình hình tài chính tại Công ty hiện còn chưa hoàn thiện và nhiều thiếu sót. Với mục tiêu giúp Ban lãnh đạo Công ty có một góc nhìn toàn diện hơn về phân tích tài chính tại Công ty, tác giả đã hoàn thành đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông”. Luận văn đã đạt được một số kết quả sau: Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận chung về phân tích tài chính trong công ty cổ phần. Hai là, trình bày và phân tích thực trạng phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông, qua đó nêu rõ những ưu điểm, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân trong phân tích tài chính tại Công ty. Ba là, đưa ra những phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông. Tác giả cũng đưa ra các điều kiện thực hiện giải pháp (các kiến 87 nghị với các cơ quan quản lý và các bên liên quan) để cho những giải pháp được thực thi, mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Hy vọng với những kết quả đạt được, tác giả mong muốn những giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng trong thực tế, góp phần hoàn thiện phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động SXKD tại Công ty.Tuy nhiên do thời gian thực tập và phương pháp tiếp cận vấn đề còn hạn chế, nên tác giả còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông, Báo cáo tài chính được kiểm toán các năm: 2014, 2015, 2016; 2. Đào Thị Bằng (2012), Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Đức Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội-Trường Đại học kinh tế; 3. Phạm Văn Dược (2002), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, NXB Thống kê; 4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam –QĐ/BTC; 5. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình phân tích tài chính, NXB Thống kê; 6. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Trường ĐH Kinh tế quốc dân; 7. Phạm Ngọc Quế (2012), Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần Lilama 10, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội-Trường Đại học kinh tế; 8. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2013), Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của Công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân; 9. Hồ Thị Khánh Vân (2012), Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần PVI, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế. 89 PHỤ LỤC Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông năm 2014, 2015, 2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_dau.pdf
Luận văn liên quan