Luận văn Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại - Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

Đề xuất: Chính sách hỗ DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực thương mạiDịch vụ tại quận Ninh Kiều phải phù hợp và thiết thực với nhu cầu doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp. + Đơn giản hóa những thủ tục hành chính không hợp lý trong các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thuế để giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí tuân thủ. + Tạo điều kiện cho DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều tham gia vào các tổ chức doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các DN trên địa bàn để chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề, xây dựng mối quan hệ xã hội, hợp tác với các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Đặt biệt tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp nhằm nắm bắt tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn. + Địa phương cần tăng cường tuyên truyền về những chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của địa phương65 cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền và DN nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc DN đang gặp phải để có những góp ý và định hướng cho DN; tổ chức các cuộc kết nối giữa ngân hàng và DN để giúp DNVVN kinh doanh trong lĩnh vực thương mạiDịch vụ tại quận Ninh Kiều có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp

pdf116 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại - Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí thấp. Các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều kinh danh nhiều sản phẩm với nhiều lĩnh vực khác nhau và mỗi lĩnh vực có lợi thế củng như khó khăn nhất định vì vậy việc theo dõi ghi chép lưu trữ sổ sách kế toán riêng đầy đủ thì việc phân tích tỷ số của mỗi sản phẩm, lĩnh vực sẽ cho một cái nhìn tổng thể về các lĩnh vực nào cho kết quả sản xuất kinh doanh tốt cần phát triển mạnh, các lĩnh vực nào kết quả sản xuất kinh doanh chưa tốt cần hạn chế hoặc chuyển hướng đầu tư. - Mục tiêu của bất cứ một DN nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, vì vậy mà việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả tức là sản xuất kinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận cao. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cần thực hiện giải pháp sau: (i) Xác định cơ cấu tài sản được đầu tư phải phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, mức độ hiện đại hóa, xác định nguồn tài trợ cho những TSCĐ phải đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của DN; (ii) Trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao cần phải nghiên cứu trước một cách kỹ lưỡng và trong quá trình sản xuất kinh doanh tình hình sử dụng TSCĐ phải luôn được theo dõi một cách thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời nhằm tránh lãng phí; (iii) Trình độ quản lý và sử dụng các trang thiết bị của người lao động phải được nâng cao thì mới vận hành được chúng, ngoài ra người 76 lao động phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản của DN. - Về vấn đề nguồn nhân lực, quy mô lao động của các DNNVV ở quận Ninh Kiều khá nhỏ chính vì vậy, việc cần làm của doanh nghiệp là: + Rà soát lại chiến lược sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự cho phù hợp với tình hình tài chính và năng lực hiện có của doanh nghiệp vì khi nhân sự tăng nhiều nhưng doanh nghiệp hoạt động kém là một trong những yếu tố gây cản trở cho việc phát triển doanh nghiệp. Xây dựng phương án đầu tư cho phù hợp công nghệ và con người, thị trường, đối thủ cạnh tranh. Cần chú trọng đến công tác quản trị tài chính vì có ảnh hưởng đế cơ cấu tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị sản xuất kinh doanh, quản trị chiến lược. Trong mọi điều kiện, cần khuyến khích lãnh đạo của doanh nghiệp thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp) để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người sẽ tiết kiệm được chi phí lao động sống, tăng cường tính kỹ thuật lao động... do đó sẽ giảm được chi phí cho doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Giải pháp thực hiện: (i) Bố trí, sử dụng đầy đủ và hợp lý lực lượng lao động, phân loại lao động trên cơ sở phân tích và nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của từng loại công việc tại doanh nghiệp để bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. (ii) Nâng cao chất lượng lao động thông qua việc đào tạo, lập kế hoạch và chuẩn bị cho các hoạt động đào tạo, cần cân nhắc nên đáp ứng nhu cầu đào tạo nào trước theo mức độ quan trọng và khẩn cấp của nhu cầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra, qua kết quả phỏng vấn PRA còn cho thấy một yếu tố rất quan trọng nằm bên trong doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là năng lực quản lý và hiệu quả của việc sử dụng nhân lực: Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp là những người nắm giữ quyền lực và có sức ảnh hưởng lớn đối với sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cũng như trình độ nhận thức 77 của họ về tình hình thị trường, khả năng nắm bắt cơ hội trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. + Minh bạch trong công khai tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các DNNVV cần tăng cường thiết lập mối quan hệ với các TCTD, trung thành với một TCTD trong các quan hệ tiền vay, tiền gửi, hoàn thiện tính pháp lý của tài sản, tham gia tích cực các hiệp hội nghề nghiệp như: Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Cần Thơ, câu lạc bộ doanh nghiệp và VCCI Cần Thơ để nắm bắt kịp thời các thông tin về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ, đóng góp các hoạt động xã hội, cộng đồng để từ đó nâng cao trách nhiệm và uy tính của DNNVV. + Nâng cao khả năng sử dụng vốn của DN bằng cách duy trì, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại vì hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử rất phát triển. Do vậy, yêu cầu cấp bách mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện là xây dựng một trang thông tin điện tử mang tính chuyên nghiệp và thể hiện đầy đủ thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trang thông tin điện tử này nên được đầu tư xây dựng theo hướng rộng mở và cho phép thực hiện các giao dịch trực tuyến. Thông qua hình thức thương mại điện tử, đối tượng khách hàng sẽ không còn bị giới hạn về mặt địa lý hay thời gian làm việc. Doanh nghiệp sẽ trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận nhiều nguồn khách hàng tiềm năng, tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trực tuyến. Bên cạnh đó các DNNVV trên địa bàn cần xem việc trao đổi, tiếp cận thông tin sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực DN đang hoạt động được xem là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc chia sẻ thông tin, tìm kiếm và xử lý thông tin nhanh chóng sẽ giúp mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. + Quan tâm chăm sóc khách hàng đây là nền tảng chung cho tất cả các bộ phận chia sẻ thông tin chi tiết và tiến trình chăm sóc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí thời gian cho dịch vụ chăm sóc khách hàng. + Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho DNNVV thông qua dịch vụ cho thuê tài chính là vô cùng cần thiết. Với dịch vụ cho thuê tài chính, DNVVN có cơ hội gia tăng được năng lực sản xuất kinh doanh. Cho thuê tài chính được xem là một hướng đi thực sự hữu hiệu cho các DNVVN trong điều kiện yếu kém về năng lực tài chính và công nghệ như hiện nay. Mặc khác công tác makerting và thông tin thị trường Các DNNVV còn thiếu, các hoạt động liên quan đến khảo sát, thăm dò thị trường không được 78 nhiều doanh nghiệp quan tâm và tiến hành tổ chức. Các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử đang ít được doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. 3.2.2. Một số giải pháp đối với DNNVV và các cơ quan, ban ngành có liên quan nhằm hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều. Từ kết quả phân tích trên và thực trạng sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp đối với DNNVV và các cơ quan, ban ngành có liên quan nhằm hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới tác giả đề xuất triển khai một số hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới như sau: - Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động Việc ban hành các văn bản chính sách liên quan đến doanh nghiệp phải được thực hiện theo hướng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động. Không làm chính sách theo lối “không quản được thì cấm hay hạn chế”, hay ban hành thì tùy tiện, thiếu cân nhắc và xa lạ với thực tế cuộc sống thường ngày, giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trường. - Thứ hai, tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc xây dựng trang thông tin điện tử về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, hiện nay chúng ta chưa có một chuyên trang riêng biệt về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong khi đó, với đặc điểm chính của quận Ninh Kiều đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành rất nhiều, từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, về các lĩnh vực như trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, về thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp,... các văn bản này đang nằm tản mạn tại các bộ, ngành, địa phương và thực tế thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam rất khó tiếp cận. Vì vậy, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đề nghị cần hình thành chuyên trang về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và liên kết đến các trang thông tin của các tổ chức đại diện 79 cho doanh nghiệp, để cung cấp thông tin một cách có hệ thống các văn bản chính sách pháp luật đến được với doanh nghiệp. - Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, khuyến cáo doanh nghiệp thực thi pháp luật. Thực tiễn trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp hội viên và các hiệp hội địa phương phản ánh về Hiệp hội những khó khăn trong quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, do không có nguồn lực, đội ngũ cán bộ không có kỹ năng, không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, vì vậy trong nội dung bồi dưỡng tăng cường cho cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Hiệp hội đề nghị ngoài việc tập trung đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật sản xuất kinh doanh cho chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp, cần tăng cường dành nhiều thời lượng cho chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp này. Đặc biệt là bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Hiệp hội doanh nghiệp địa phương về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Thứ tư, về xây dựng mạng lưới tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các vùng, địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay có hệ thống mạng lưới tại 49 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đó là các Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh, thành phố. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Quản lý Chương trình, Hiệp hội đã cử cán bộ tham gia tổ chuyên gia xây dựng Đề án thí điểm xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật tại các vùng, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Vì vậy, đề nghị trong thời gian tới, Chương trình chọn một số địa phương là các Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam làm điểm để xây dựng mạng lưới. Hiệp hội sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các hội địa phương làm tốt vai trò đầu mối khi triển khai mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp ở các địa bàn khó khăn tại các địa phương được lựa chọn 3.2.2.1 Cải thiện các yếu tố nội tại tại DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều - Trên thực tiễn DN nên ưu tiên cải thiện các yếu tố nội tại như hiện đại hóa tư liệu sản xuất, tìm hiểu và nắm bắt kịp thời thông tin thị trường kết hợp với việc nâng cao trình độ lao động vì đây là giải pháp dễ thực hiện nhưng mang lại tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Còn các nhân tố khác như: chính sách của địa phương, chính sách vĩ mô của chính phủ củng rất cần tuy 80 nhiên xét về tính cấp bách nó sẽ cần nhiều thời gian để có thể thay đổi. Nhân tố năng lực nội tại của DN chính là trình độ lao động, trang thiết bị, .... Ngoài ra chính sách hỗ trợ của Nhà nước là quan trọng vì theo hai tác giả thì sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Đối với các DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều muốn thực hiện cải tiến DN để từng bước mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động cần thực hiện các giải pháp sau: (i) xây dựng chương trình đưa ra sáng kiến cải cách cách thức làm việc trong DN với sự tham gia tự nguyện của cá nhân người lao động; (ii) xây dựng văn hóa và môi trường làm việc chuyên nghiệp cho sự phát triển sáng kiến trong một tổ chức, (iii) xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá tính hiệu quả sự đổi mới của doanh nghiệp, (iv) lập kế hoạch cụ thể cho các chương trình đào tạo tập trung vào phát triển các tiềm năng sáng kiến của cá nhân và cuối cùng là đưa ra những chính sách khen thưởng, cho cá nhân người lao động đã góp phần đáng kể trong việc phát minh hay đưa ra cho doanh nghiệp những sáng kiến cải tiến hiệu quả [33; tr.74-81]. 3.2.2.2 Giải pháp cho các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ ở quận Ninh Kiều. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn thì ngoài việc tận dụng những tài nguyên vốn có thì điều quan trọng khác là phải biết khai thác, tận dụng thời cơ hội, những sự hỗ trợ cần thiết mà nhà nước đã đề ra trong các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trong lĩnh vực Thương mại- Dịch vụ, vì vậy doanh nghiệp càng khai thác được nhiều hình thức hỗ trợ của nhà nước có liên quan đến hoạt động của mình, thì DN càng có thể dễ dàng nâng cao năng lực cũng như nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phát triển thuận lợi [8; tr.122-129] và [10; tr.112-137]. Để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các DNNVV thì bản thân doanh nghiệp cần phải có hệ thống thông tin thị trường và khả năng tiếp thị tốt vì chỉ có các doanh nghiệp có khả năng tiếp thị tốt hơn sẽ đưa sản phẩm dịch vụ của họ ra thị trường nhanh hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của họ [7; tr.34-42] và [4; tr.161-167]. Bên canh đó chất lượng và chính sách giá cả, chất lượng dịch vụ khách hàng, thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh tốt chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp để tạo vị thế cạnh tranh và phát triển cho doanh nghiệp,[3; tr.269-278]. Bên cạnh đó, dưới áp lực cạnh tranh càng lớn buộc các doanh nghiệp càng phải cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng cáo, 81 khuyến mãiđể tránh mất thị phần đang có. Các hoạt động kể trên có lợi cho doanh nghiệp trong dài hạn nhưng sẽ làm tăng chi phí trong ngắn hạn, mà nguồn vốn của DNNVV chủ yếu là ngắn hạn nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [7; tr.34-42]. Bên cạnh đó, cấu trúc tài sản (tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản) cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN. Tài sản cố định (cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị) được đầu tư hiện đại thì hiệu quả hoạt động sẽ càng cao và ngược lại máy móc thiết bị càng cũ thì hiệu quả sản xuất càng thấp do chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng máy móc ngày càng tăng trong khi chất lượng sản phẩm và năng suất làm việc thấp [ 4; tr.161-167]. Do đó, để hoạt động hiệu quả hơn thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đầu tư ngay từ đầu vào công tác bảo dưỡng, bảo trì hoặc đổi mới máy móc thiết bị [4; tr.161-167] là nhân tố rất quan trọng giúp cho các doanh nghiêp trong nổ lực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [8; tr.122-129]. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng doanh thu tốt hơn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng tốt hơn. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định của doanh nghiệp và mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp cũng tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV [8; tr.122-129]. Khi chủ doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với hiệp hội, tổ chức tín dụng các cơ quan chức năng liên quan sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp mình, tăng khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, công nghệ, lao động, chính sách Đồng thời, khi gặp khó khăn trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này có thể tương trợ lẫn nhau thông qua việc trợ giúp về vốn, cơ sở vật chất, chuyển giao công nghệ thậm chí còn có sự can thiệp hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có liên quan. Tóm lại, thông qua các nghiên cứu các đề tài có liên quan, tác giả thấy rằng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp trong đó có phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Các kết quả nghiên cứu cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KD của doanh nghiệp như: Số năm hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng doanh thu, số lượng lao động, trình độ, năng lực của lao động, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, vốn xã hội. Dựa trên 82 kết quả của những nghiên cứu này cùng với số liệu mà tác giả có thể thu thập để tiến hành lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với đề tài nghiên cứu sắp tới. 3.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN DNNVV KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TẠI QUẬN NINH KIỀU 3.3.1. Đối với địa phương Qua kết quả kết quả khảo sát cho thấy, các DNNVV tại quận Ninh Kiều cần có sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý để giúp DNNVV vượt qua khó khăn, giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh cần thực hiện các giải pháp sau: - Cơ quan quản lý quận Ninh Kiều cần xây dựng hệ thống thông tin cho các DNNVV về các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chương trình trợ giúp thông qua mạng xã hội, báo, đài...để kịp thời cung cấp các thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhắm giúp cho DNNVV tại quận Ninh Kiều bắt kịp thông tin về xu hướng phát triển của DNNVV trong nước và trên thế giới để DNNVV tại quận Ninh Kiều định hướng cho sự phát triển của DN ở hiện tại và trong tương lai. - Địa phương cần quan tâm, lắng nghe, trao đổi, tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đề xuất về các chính sách phát triển của các DN để có các giải pháp hỗ trợ phù hợp. - Các ngành hữu quan cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. Theo khảo sát, đa phần các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng rất khó do DN không đáp ứng đủ các điều kiện mà ngân hàng đưa ra, nhất là tài sản thế chấp để vay vốn, lãi suất cao, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. - Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tinh gọn các thủ tục hành chính trong các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuế. - Hỗ trợ nâng cao nội lực cho doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều còn nhiều khó khăn, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản trị yếu, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường... - Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trợ giúp phát triển DNNVV, hệ thống các cơ quan về trợ giúp phát triển DNNVV ở quận Ninh Kiều chưa hoàn thiện và còn yếu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước 83 trong lĩnh vực phát triển DNNVV còn thiếu, năng lực hạn chế và phần lớn chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng về công tác trợ giúp phát triển DNNVV. Tóm lại, thông qua các giải pháp nêu trên, tác giả kỳ vọng các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp sẽ sớm triển khai thực hiện để phát triển DNNVV, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. 3.3.2. Đối với Cơ quan ban ngành của Nhà Nước Các cơ quan ban ngành quận Ninh Kiều cần đưa ra một số chính sách cho các DNNVV như: phát triển hệ thống hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển nhân lực, hỗ trợ phát triển về thương mại và dịch vụ, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ để tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Không ngừng huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, cảng hàng không, cảng biển, bưu chính viễn thông, du lịch, tài chính ngân hàng nhằm tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho doanh nghiệp. Triển khai tổ chức các chương trình hỗ trợ DNNVV cung cấp thông tin chi tiết về thị trường của địa phương, của ngành, trong và ngoài nước về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng gắn với việc triển khai chương trình hội nhập kinh tế. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, minh bạch, thông thoáng, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp tích cực tham gia vào công cuộc đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mạnh dạn hơn trong việc hoạch định các chính sách theo hướng ưu đãi hỗ trợ tối đa cho các DNNVV, đặc biệt cần thiết kế riêng các gói sản phẩm hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DNNVV. Mở rộng đối tượng và phạm vi tham gia của DNVVV, hạ thấp các tiêu chí quy định về đối tượng hưởng lợi đặc biệt là các tiêu chí đánh giá về năng lực quản trị của doanh nghiệp. 3.3.3. Định hướng phát triển ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều Qua phân tích thực trạng cho thấy, ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều đã có sự phát triển khá nhanh và đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực và cả nước. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của một thành phố trẻ, trung tâm khu vực và hơn 17 triệu dân ở khu vực ĐBSCL. Để phát triển ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều xứng tầm với vai trò quận trung tâm thành phố Cần Thơ, tác giả đề xuất một số định hướng sau: - Thứ nhất, giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng: Cần chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống chợ truyền thống. Đặc biệt chú ý nâng cấp một số chợ tự phát ở 84 những vị trí quan trọng để đảm bảo tính lưu thông hàng hóa. Cần xây dựng một trung tâm thương mại chính cho quận Ninh Kiều trở thành trung tâm thương mại điển hình và tiên phong và là đầu mối cho mọi hoạt động thương mại vùng và liên vùng. - Thứ hai, tăng cường công tác tổ chức và quản lý: Để ngành Thương mại- Dịch vụ tại quận Ninh Kiều xứng đáng với vai trò trung tâm động lực của quận. Xây dựng lộ trình phát triển ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều trong ngắn và dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. -Thứ ba, đa dạng hoá loại hình Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều, đẩy mạnh xúc tiến thương mại: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành Thương mại-Dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân và khách du lịch. Xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại. - Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực tri thức: Nghiên cứu các chính sách đào tạo nhân tài và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực tri thức, chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, phát triển mạnh dịch vụ đào tạo, dịch vụ tài chính, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, ngành logistic. Đồng thời, công tác đào tạo và dạy nghề cũng cần được quan tâm và phát triển mạnh trong Qua phân tích thực trạng ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều, tác giả rút ra một kết luận như sau: - Thứ nhất, ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều có nhiều đóng góp đáng cho sự phát triển kinh tế của thành phố, góp phần cũng cố vị thế trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL. - Thứ hai, bên cạnh những thành tựu đạt được ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều cũng còn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần khắc phục như: cơ sở hạ tầng phục vụ cho Thương mại-Dịch, công tác quản lý Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều,... Dựa trên thực trạng, thành tựu đạt được và khó khăn tồn tại cần khắc phục, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều. Từ đó, giúp kinh tế Tp. Cần Thơ và quận Ninh Kiều phát triển mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng với vai trò là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. 85 Tóm tắt chương 3 Trong chương này, tác giả đưa ra các giải pháp và định hướng phát triển các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Thương Mại-Dịch vụ trong thời gian tới và thông qua các giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn quận tác giả đưa ra hàm ý chính sách để các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở định hướng phát triển cho DNNVV tại quận Ninh Kiều đặc biệt là DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Thương Mại-Dịch vụ. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài, từ đó mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo của những nhà nghiên cứu sau này. 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua đề tài “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” tác giả đã phân tích, đánh giá được các nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là: Thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn nhân lực và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp hạn chế, năng lực công nghệ, kỹ thuật chưa cao, tính liên kết, hợp tác sản xuất của các DNNVV kém, hàng tồn kho lớn, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong sản xuất kinh doanh hạn hẹp bên cạnh đó các nhân tố như số năm hoạt động của DN, số lao động, vốn xã hội cũng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Từ kết quả đó tác giả đã đề xuất những hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Nhìn chung, các DNNVV ở quận Ninh Kiều đầu tư chủ yếu vào tài sản ngắn hạn chiếm hơn 80% trên tổng tài sản, điều này cho thấy doanh nghiệp chưa có chiến lược đầu tư dài hạn để tìm được nguồn lợi nhuận ổn định trong tương lai. Bên cạnh đó, nguồn vốn phục vụ cho đầu tư hàng năm của các doanh nghiệp từ vốn vay và chủ yếu vốn tự có trên 50%. Ngoài ra, kết quả phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy, trong năm qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều có xu hướng tăng tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận tăng chưa tương xứng với tiềm năng DNNVV hiện có. Năm 2015 doanh thu trung bình của các doanh nghiệp tăng 7,4% so với năm 2014. Bên cạnh đó, lợi nhuận năm 2015 của doanh nghiệp chì tăng 4,3% so với năm 2014. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV ở quận Ninh Kiều, nghiên cứu còn sử dụng 3 chỉ tiêu tài chính ROA, ROE và ROS. Qua phân tích cho thấy ROA trung bình của các doanh nghiệp là 6,03%, ROE là 7,52% và ROS là 4,02% và trong 3 chỉ tiêu này thì ROE có tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên chỉ có 7,52% điều này cho thấy tổng tài sản đầu tư và sinh lợi còn thấp, doanh nghiệp cần đầu tư cải tiến nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 87 2. KIẾN NGHỊ Qua đề tài “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” tác giả một số khuyến nghị sau: - Các DN sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Ninh Kiều trên 74 phần trăm hoạt động dưới 5 năm chính vì thế việc xây dựng thương hiệu thông qua việc đảm bảo chất lượng sản phầm, dịch vụ cùa DN là điều hết sức cần thiết cho nên một DN muốn phát triển bền vững thì điều cốt lõi là cần có sản phẩm chiến lược riêng cho DN mình. - Việc nâng cao chất lượng, năng suất lao động thông qua việc hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyên môn cho lao động tại DN là ưu tiên hàng đầu cho các DNNVV sản xuất kinh doanh tại quận Ninh Kiều. - Để khắc phục tình trạng yếu kém về vốn các DNNVV cần tiếp cận gần hơn với các tổ chức tín dụng hay ngân hàng thương mại và để thực hiện được điều này các DNNVV cần có các phương án sản xuất kinh doanh thực sự khả thi, minh bạch trong sản xuất kinh doanh và tạo dần uy tín cho chính DN mình. - Phần lớn các DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chính vì vậy việc đầu tư cho TSCĐ chưa được chú trọng đúng mức, vì lẽ đó các DNNVV cần định kỳ đánh giá lại tài sản của DN để có cơ sở điều chỉnh TSCĐ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của DN. - Việc tiếp cận thị trường Khoa học-Công nghệ, liên kết nắm bắt kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới là điều hết sức cần thiết cho các DNNVV. Ngoài ra, các DN cần tích cực chủ động nâng cao kỹ năng quản lý, thông qua việc học tập kinh nghiệm từ trong nước lẫn các DN quốc tế. Một DN có hướng đi tốt nếu như biết quan tâm đến khách hàng, liên kết và hợp tác với các DN cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh giúp nhau phát triển và vượt qua khó khăn. Tóm lại, qua đề tài nghiên cứu tác giả muốn khuyến nghị với các DNNVV tại quận Ninh Kiều cần chọn mô mình sản xuất kinh doanh phù hợp với lợi thế của địa phương, DN mình đang có thêm vào đó các DN cần nắm rõ hơn về chính sách ưu tiên, củng như các quy định của nhà nước về lĩnh vực DN sản xuất kinh doanh. Mặc khác việc chú trọng đến cơ sở hạ tầng của địa phương là một trong những yếu tố rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của DN. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong nước [1] Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 3 năm 2014. [2] Cục thống kê TP. Cần Thơ (2015), Niên giám thống kê quận Ninh Kiều năm 2015. Nhà xuất bản Thống kê. [3] Cục thống kê TP. Cần Thơ (2015), Niên giám thống kê Cần Thơ năm 2015.Nhà xuất bản Thống kê. [4] Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi, (2012), “Giải pháp phát triển ngành thương mại và dịch vụ để thành phố cần thơ trở thành trung tâm động lực phát triển đồng bằng sông Cửu Long” Tạp chí Khoa học, Ttrường Đại học Cần Thơ [5] Nghiên cứu của hai tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Lê Trương Linh Thoại (2014), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Siêu thị bán lẻ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” Tạp chí Khoa học, Ttrường Đại học Cần Thơ. [6] Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ. [7] Phan Thị Minh Lý (2011), “Thực trạng và giải pháp hỗ trợ DNVVN trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm ở Thừa Thiên - Huế” Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. [8] Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Cần Thơ, Tạp chí Khoa học, Ttrường Đại học Cần Thơ, số19b: tr.122-129. [9] Vũ Hoàng Nam và Đoàn Quang Hưng (2013), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 58: tr.42-67. [10] Nguyễn Quốc Nghi (2010), Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Cần Thơ, Tạp chí Ngân hàng, số 57: tr.112-137. [11] Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 2008. [12] Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2009. [13] Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 08 năm 2011. [14] Nghị quyết số 05-NQ/TU của Thành ủy Cần Thơ ngày 30 tháng 12 năm 2011. 89 [15] Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 5 năm 2016. [16] Nguyễn Thị Hải Ninh (2012), Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [17] Vũ Thị Thanh Phương (2008), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học kinh tế-Thành phố Hồ Chí Minh. [18] Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 4 năm 2005. [19] Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 02 năm 2007. [20] Quyết định số 585/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 5 năm 2010. [21] Quyết định số 712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 5 năm 2010. [22] Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2010. [23] Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2011. [24] Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND thành phố Cần Thơ ngày 12 tháng 10 năm 2011. [25] Quyết định số 2538/QĐ-UBND Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần ngày 13 tháng 8 năm 2013. [26] Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15 tháng 10 năm 2013. [27] Quyết định số 2539/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Cần ngày 01 tháng 12 năm 2014. [28] Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày18 tháng 8 năm 2014. [29] Phạm Hữu Thịnh (2011), “Phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. [30] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức [31] Trần Thúy Vân (2010),“Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hậu Giang”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ. 90 Ngoài nước [1] Antti Haahti, Vivekananda Madupu, Ugur Yavas, and Emin Babakus (2005), Cooperative strategy, knowledge intensity and export performance of small and medium sized enterprises, Journal of World Business, no.40: tr.124- 138. [2] Ľubica Lesáková (2014), Evaluating innovations in small and medium enterprises in Slovakia, Procedia - Social and Behavioral Sciences, no.110: tr.74- 81. [3] Marcin Piatkowski (2012), Factors Strengthening the Competitive Position of SME Sector Enterprises. An Example for Poland, Procedia - Social and Behavioral Sciences, no58: tr.269-278. [4] Phyra Soka, Aron O’Cass, and Keo Mony Sok (2013), Achieving superior SME performance: Overarching role of marketing, innovation, and learning capabilities. Australasian Marketing Journal, no.21: tr.161-167. 91 44 PHỤ LỤC PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên doanh nghiệp (tên chính thức): ............................................................... 2. Địa chỉ doanh nghiệp (trụ sở chính): Số . đường ................................... phường: .............................................................................................................. 3. Số điện thoại: ................................................................................................. 4. Họ tên chủ doanh nghiệp: .............................................................................. 5. Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh: ................................................. 6. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính năm 2015:..................................... 7. Tổng số lao động năm 2015: . người 8. Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp với Hiệp hội hoặc tổ chức tín dụng: a. có □ b. không □ 9. Vốn điều lệ: .................................................................................................... PHẦN II. TÀI SẢN - NGUỒN VỐN VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 10. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2012 – 2015 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 A TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1 Tài sản ngắn hạn 1.1 Tiền và các khoán tương đương tiền 1.2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.3 Các khoản phải thu ngắn hạn 1.4 Hàng tồn kho 1.5 Tài sản ngắn hạn khác 2 Tài sản dài hạn 92 44 2.1 Các khoản phải thu dài hạn 2.2 Tài sản cố định 2.2.1 1. TSCĐ hữu hình 2.2.1.1  Nguyên giá 2.2.1.2  Giá trị hao mòn lũy kế 2.2.2 2. TSCĐ thuê tài chính 2.2.2.1  Nguyên giá 2.2.2.2  Giá trị hao mòn lũy kế 2.2.3 3. TSCĐ vô hình 2.2.3.1  Nguyên giá 2.2.3.2  Giá trị hao mòn lũy kế 2.2.4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.3 Bất động sản đầu tư 2.4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.5 Tài sản dài hạn khác B TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1 Nợ phải trả 1.1 Nợ ngắn hạn 1.2 Nợ dài hạn 2 Vốn chủ sở hữu 93 44 11. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 -2015 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính Trong đó, chi phí lãi vay 8 Chi phí quản lý sản xuất kinh doanh (gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 10 Thu nhập khác 11 Chi phí khác 12 Lợi nhuận khác 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp PHẦN III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT 12. Những thuận lợi của DNNVV trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:................................................................................................................... 13. Những khó khăn của DNNVV trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:................................................................................................................... 14. Đề xuất của DNNVV để giải quyết những khó khăn trên:............................ 94 44 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÓM (PRA) DNNVV TẠI QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ I. THÔNG TIN CHUNG Cần thu thập những thông tin liên quan đến: 1. Tên doanh nghiệp: 2. Địa chỉ doanh nghiệp:.. 3. Số điện thoại: 4. Họ và tên người tham dự PRA: 5. Loại hình doanh nghiệp (pháp lý): 6. Ngành sản xuất kinh doanh của DNNVV:....................................... (Mục 1 đến mục 6 lập thành danh sách) 7. DNNVV có tham gia Hiệp hội/Liên hiệp hay không ? Tên Hiệp hội/Liên hiệp? 7.1 Đánh giá chung lợi ích của việc tham gia Hiệp hội/Liên hiệp đó 7.2 Những hạn chế khi tham gia Hiệp hội/Liên hiệp ? II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DNNVV 8. Xu hướng doanh thu trong 4 năm (2012-2015) ra sao ? 9. Xu hướng chi phí sản xuất/sản xuất kinh doanh trong 4 năm (2012-2015) ra sao ? III. VỐN ĐẦU TƯ TĂNG THÊM, CÔNG NGHỆ, MÁY MÓC THIẾT BỊ 10. Trong 4 năm (2012-2015) DNNVV có gia tăng thêm vốn đầu tư hay không ? Vốn đầu tư tăng thêm được sử dụng cho những mục đích gì ? 11. Trong 4 năm gần đây, DNNVV có điều chỉnh/thay đổi công nghệ, MMTB hay không? Lý do? Nếu có, nguồn kinh phí từ đâu (tự có hay vay mượn) ? 12. DNNVV có gặp khó khăn gì trong việc đầu tư và đổi mới công nghệ ? Nếu có cụ thể là gì ? 13. Hướng phát triển của DNNVV trong thời gian tới như thế ? 14. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của DN (sử dụng máy vi tính, số máy, kết nối mạng internet, website riêng của DN, mua bán hàng qua mạng internet,)? Tỷ lệ ? 14.1 Lý do ứng dụng/không ứng dụng CNTT trong DNNVV ? 14.2 Nếu có ứng dụng CNTT thì những công cụ trên công cụ nào thường sử dụng nhất ? Tại sao ? IV. TÍN DỤNG 15. Hiện nay doanh nghiệp có vay vốn không? nếu có vay từ đâu ? Lãi suất bình quân tháng bao nhiêu ? 16. Những thuận lợi/khó khăn trong việc vay vốn là gì ? 95 44 17. Nhu cầu vay vốn của DN là nhằm mục đích gì ? (Tăng vốn lưu động, mua máy móc/phương tiện vận tải, cải tiến trang thiết bị, đầu tư XDCB, nghiên cứu khoa học/cải tiến kỹ thuật, giải quyết các khoản nợ đến hạn,). 18. Kiến nghị trong việc vay vốn ? V. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT 19. Những thuận lợi/khó khăn của DNNVV trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là gì ? 20. Đề xuất của DNNVV để giải quyết những khó khăn nêu trên ? 96 44 PHỤ LỤC B B.1 Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP B.2 Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực Quốc gia/ Khu vực Phân loại DN vừa và nhỏ Số lao động bình quân Vốn đầu tư Doanh thu A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 1. Hoa kỳ Nhỏ và vừa 0-500 Không quyết định Không quy định 2. Nhật - Đối với ngành sản xuất - Đối với ngành 1-300 1-100 ¥ 0-300 triệu ¥ 0-100 triệu Không quy định thương mại - Đối với ngành dịch vụ 1-100 ¥ 0-50 triệu 97 44 3. EU Siêu nhỏ Nhỏ Vừa < 10 < 50 < 250 Không quy định Không quy định < €7 triệu < €27 triệu 4. Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy định Không quy định 5. Canada Nhỏ Vừa < 100 < 500 Không quy định < CDN$ 5 triệu CDN$ 5 -20 triệu 6.New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định 7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định Không quy định 8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệu B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Thailand Nhỏ và vừa Không quy định < Baht 200 triệu Không quy định 2. Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 Không quy định RM 0-25 triệu 3. Philippine Nhỏ và vừa < 200 Peso 1,5-60 triệu Không quy định 4. Indonesia Nhỏ và vừa Không quy định < US$ 1 triệu < US$ 5 triệu 5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định Không quy định C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI 104 1. Russia Nhỏ Vừa 1-249 250-999 Không quy định Không quy định 2. China Nhỏ Vừa 50-100 101-500 Không quy định Không quy định 3. Poland Nhỏ Vừa < 50 51-200 Không quy định Không quy định 4. Hungary Siêu nhỏ Nhỏ Vừa 1-10 11-50 51-250 Không quy định Không quy định Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000. 104 PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU C.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp STT Ngành nghề Tỷ lệ (%) Tần số 1 Hoạt động bảo vệ môi trường 1 4 2 Nông lâm nghiệp và thủy sản 1 4 3 Hoạt động dịch vụ khác 2,4 9 4 Vận tải, kho bãi 3,0 11 5 Giáo dục và đào tạo 3,6 13 6 Thông tin và truyền thông 4,3 16 7 Hoạt động sản xuất kinh doanh bất động sản 7,5 28 8 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 8,8 33 9 Công nghiệp chế biến, chế tạo 10,6 39 10 Xây dựng 14,3 53 11 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 19,3 71 12 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô 24,2 89 Tổng 100 370 Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015 C.2. Mô tả một số chỉ tiêu của doanh nghiệp Chỉ tiêu Số doanh nghiệp Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Lao động 370 10 152 16.2 10.7 Nguồn vốn (triệu đồng) 370 167 124.262 7.387 12.320 Nợ trên vốn chủ sở hữu 370 0 13.4 1.84 4.11 Vòng quay tổng tài sản 370 0.043 6.216 1.551 1.432 Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015 104 PHỤ LỤC E KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 1. Danh sách chuyên gia STT Họ và tên Chức vụ 1 Trần Thanh Thảo Trưởng Phòng Kinh tế 2 Nguyễn Thế Chí Hùng Phó Trưởng Phòng Kinh tế 3 Nguyễn Quang Vinh Trưởng Phòng Quản lý thương mại 4 Tống Thanh Tùng Trưởng Ban Quản lý DA ĐTXD 5 Nguyễn Thái Bảo Trưởng Phòng Quản Lý Đô thị 6 Nguyễn Đức Hiền Phó Trưởng Phòng Quản Lý Đô thị 7 Lê Hải Yến Trưởng phòng Văn hoá Thông tin 8 Võ Hùng Dũng Giám đốc Chi nhánh VCCI Cần Thơ 9 Nguyễn Phương Lam Phó Giám đốc Chi nhánh VCCI Cần Thơ 10 Nguyễn Văn Trí Phó Trưởng Ban Quản lý DA ĐTXD 11 Nguyễn Thị Thanh Hương Phó Phòng Lao động TB&XH 12 Nguyễn Thị Ninh Thuận Phó Phòng Quản lý thương mại 2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia 2.1 Hầu hết các chuyên gia cho rằng: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (1) Chỉ tiêu vốn và việc tiếp cận các nguồn tài chính (2) Chỉ tiêu mặt bằng sản xuất kinh doanh (3) Chỉ tiêu nguồn nhân lực và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp (4) Chỉ tiêu năng lực công nghệ, kỹ thuật hạn chế (5) Chỉ tiêu hợp tác sản xuất của các DNNVV Quận Ninh Kiều (6) Chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng (7) Chỉ tiêu công tác và tổ chức và quản lý (8) Chỉ tiêu về thời gian hoạt động (9) Chỉ tiêu lao động trong doanh nghiệp (10) Chỉ tiêu vốn xã hội 2.2 Hầu hết các chuyên gia cho rằng: Các tác động tích cực đến hiệu quả hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (1) Về chế độ chính sách quản lý hoạt động kinh doanh của các DNNVV. (2) Về công tác quy hoạch và phát triển DNNVV trong lĩnh vực TM-DV. (3) Môi trường đầu tư cho DNNVV ngày càng thông thoáng. 104 (4) Vốn đầu tư từ của các DNNVV trong lĩnh vực TM-DV ngày càng tăng (5) Số lượng DNNVV trong lĩnh vực TM-DV ngày càng phát triển 2.3 Hầu hết các chuyên gia cho rằng: Các giải pháp tác động tích cực đến hiệu quả hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (1) Nâng cao chất lượng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều (2) Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý và cải cách thủ tục hành chính (3) Không ngừng huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế xây dựng mới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện. (4) Cơ quan quản lý quận Ninh Kiều cần xây dựng hệ thống thông tin cho các DNNVV (5) Các ngành hữu quan hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. (6) Doanh nghiệp định kỳ đánh giá lại tài sản theo quý năm để có cơ sở điều chỉnh tài sản cho hợp lý. (7) Cải thiện các yếu tố nội tại tại DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều. (8) Biết khai thác, tận dụng thời cơ hội, những sự hỗ trợ cần thiết mà nhà nước. PHỤ LỤC 3 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 104 1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ STT Nội dung chí đánh giá hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ Mức độ thống nhất (%) 1 Chỉ tiêu vốn và việc tiếp cận các nguồn tài chính 100 2 Chỉ tiêu mặt bằng sản xuất kinh doanh 92 3 Chỉ tiêu nguồn nhân lực và khả năng quản lý DNNVV 85 4 Chỉ tiêu năng lực công nghệ, kỹ thuật hạn chế 100 5 Chỉ tiêu hợp tác sản xuất của các DNNVV 94 6 Chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng 100 7 Chỉ tiêu công tác và tổ chức và quản lý 88 8 Chỉ tiêu về thời gian hoạt động 91 9 Chỉ tiêu lao động trong doanh nghiệp 100 10 Chỉ tiêu vốn xã hội 100 2. Các tác động tích cực đến hiệu quả hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ STT Nội dung các yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ Mức độ thống nhất (%) 1 Về chế độ chính sách quản lý hoạt động kinh doanh của các DNNVV. 100 2 Về công tác quy hoạch và phát triển DNNVV trong lĩnh vực TM-DV. 100 3 Môi trường đầu tư cho DNNVV ngày càng thông thoáng. 100 4 Vốn đầu tư từ của các DNNVV trong lĩnh vực TM-DV ngày càng tăng. 100 5 Số lượng DNNVV trong lĩnh vực TM-DV ngày càng phát triển 100 3. Các giải pháp tác động tích cực đến hiệu quả hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ STT Nội dung Các giải pháp tác động tích cực đến hiệu Mức độ 104 quả hiệu quả DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ thống nhất (%) 1 Nâng cao chất lượng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều 100 2 Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý và cải cách thủ tục hành chính 100 3 Không ngừng huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế xây dựng mới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện. 100 4 Cơ quan quản lý quận Ninh Kiều cần xây dựng hệ thống thông tin cho các DNNVV 100 5 Các ngành hữu quan hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. 100 6 Doanh nghiệp định kỳ đánh giá lại tài sản theo quý năm để có cơ sở điều chỉnh tài sản cho hợp lý 100 7 Cải thiện các yếu tố nội tại tại DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều 100 8 Biết khai thác, tận dụng thời cơ hội, những sự hỗ trợ cần thiết mà nhà nước 100

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_tam_an_4595_2083125.pdf
Luận văn liên quan