Nâng cao lợi nhuận của công ty bằng cách cắt giảm các khoản chi phí không
cần thiết. Đồng thời tìm cách giảm nhẹ giá thành các mặt hàng để nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thương trường.
Công ty phải đảm bảo yếu tố chất lượng sản phẩm, quan tâm không chỉ chất
lượng thuốc lá mà cả bao bì, nhãn hiệu.
69 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh thuốc lá Vinasa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 110.547.244 145
Lợi nhuận
trước thuế
2.700.000 2.621.695 97,1 2.023.683 2.104.788 104,0 2.562.674 3.037.644 118,5
( Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
* Năm 2006, tổng các khoản doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt được có
thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhưng không nhiều, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của
các chỉ tiêu đều xấp xỉ 100%. Sở dĩ tổng các khoản doanh thu và lợi nhuận trước
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 34
thuế không đạt kế hoạch đề ra là do công tác điều tra, nghiên cứu thị trường chưa
sâu sát nên kế hoạch tổng các khoản doanh thu lập ra lớn hơn thực tế, mặc dù tổng
chi phí có giảm so với kế hoạch do tiết kiệm nguyên vật liệu trong giá thành sản
phẩm, đã làm cho lợi nhuận trước thuế thực tế cũng giảm so với kế hoạch.
* Năm 2007, tổng các khoản doanh thu đạt 110,5% kế hoạch tăng 10,5%, lợi
nhuận trước thuế cũng vượt mức kế hoạch 104%, nhưng không nhiều chỉ tăng 4%.
Nguyên nhân là do tổng chi phí cũng tăng vượt mức kế hoạch 110,6% tăng 10,6%.
Trong năm này, công ty đã nhập một số dây chuyền công nghệ thiết bị mới đưa vào
sản xuất đồng thời đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhờ vậy khối lượng sản xuất và tiêu thụ
đều gia tăng, đồng thời những chi phí phát sinh cũng rất cao.
* Năm 2008, so với kế hoạch đề ra tổng các khoản doanh thu đạt 144,4%, tổng
chi phí tăng lên 145%. Mặc dù tổng chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của tổng các
khoản doanh thu cao hơn nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch là
118,5%. Tổng các khoản doanh thu thực tế vượt kế hoạch là do năm này công ty
thực hiện chính sách tăng giá bán sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường mới, hỗ
trợ các kênh phân phối, bám sát thị trường để giải quyết các khó khăn nếu có.
Chỉ tiêu lợi nhuận là kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu và các
chi phí sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tổng các khoản doanh thu đạt được kế
hoạch đề ra nhưng tổng chi phí vượt so với dự tính, điều này đã làm ảnh hưởng đến
lợi nhuận trước thuế của công ty.
4.3.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế
Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm, phải đặt lợi
nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng phân tích lợi nhuận thông qua
mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Bảng 15 sau đây cho chúng ta thấy:
Bảng 15 Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2006, 2007, 2008
ĐVT: 1000 đ
Chênh lệchNăm
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Mức % Mức %
Tổng các khoản
doanh thu
51.443.934 70.614.202 113.584.888 19.170.268 37,26 42.970.686 60,85
Tổng chi phí 48.822.239 68.509.414 110.547.244 19.687.175 40,32 42.037.830 61,36
Lợi nhuận trước thuế 2.621.695 2.104.788 3.037.644 (516.907) (19,72) 932.856 44,32
( Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 35
51443934 48822239
2621695
70614202 68509414
2104788
113584888 110547244
3037644
0
20000000
40000000
60000000
80000000
100000000
120000000
2006 2007 2008
Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế
Hình 5 Biểu diễn mối quan hệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm đều có lãi,
nhưng không đều cụ thể:
* So với năm 2006, tổng các khoản doanh thu của công ty năm 2007 tăng
19.170.268 nghìn đồng tỷ lệ tăng 37,26%. Trong khi đó, tổng chi phí tăng với tỷ lệ
40,32% tương ứng tăng 19.687.175 nghìn đồng, làm cho lợi nhuận trước thuế giảm
19,72% cụ thể là giảm 516.907 nghìn đồng.
* Năm 2008 so với năm 2007, tổng các khoản doanh thu tiếp tục tăng 60,85%
tương ứng tăng 42.970.686 nghìn đồng, tổng chi phí tăng 61,36% tức tăng
42.037.830 nghìn đồng, do đó lợi nhuận trước thuế cũng tăng 932.856 nghìn đồng,
tỷ lệ tăng là 44,32%. Như vậy, qua phân tích có thể thấy mức lợi nhuận trước thuế
tăng lên là do công ty tăng được doanh số mặc dù chi phí cũng tăng.
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
4.3.2.1 Tác động của doanh thu
Doanh thu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, có tác động cùng
chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng hay giảm sẽ làm lợi nhuận tăng giảm theo.
Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận đạt được càng nhiều thể hiện qua chỉ tiêu đòn bẩy
hoạt động của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc
độ tăng nhỏ của doanh thu sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn hơn về lợi nhuận.
Để tính số dư đảm phí ta phải phân tổng chi phí thành chi phí khả biến và chi
phí bất biến. Tuy nhiên để xác định chính xác mức độ hoạt động của công ty phải
loại doanh thu khác và chi phí khác khỏi tổng các khoản doanh thu và tổng chi phí.
Nghìn đồng
Năm
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 36
Thực hiện theo công thức ta được bảng sau:
Bảng 16 Bảng tính đòn bẩy hoạt động của công ty năm 2006, 2007, 2008
ĐVT: 1000 đ
Chi phí
Năm
Bất biến
(F)
Khả biến
(V)
Tổng chi
phí
Doanh thu
(DT)
Số dư
đảm phí
( SDĐP)
Lợi
nhuận
(LN)
Đòn bẩy
hoạt
động
(ĐBHĐ)
2006 4.272.445 41.815.393 46.087.838 48.605.622 6.790.229 2.517.784 2,697
2007 4.098.140 61.020.862 65.119.002 66.205.667 5.184.805 1.086.665 4,771
2008 4.891.806 105.462.905 110.354.711 113.013.337 7.550.432 2.658.626 2,840
(Nguồn: Bảng chi phí và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Ghi chú: SDDP = DT – V
* Năm 2006, đòn bẩy hoạt động của công ty là 2,697 nghĩa là khi doanh thu
tăng lên 10% thì lợi nhuận tăng lên 26,97%. Năm 2007, đòn bẩy hoạt động tăng
4,771 nghĩa là khi doanh thu tăng lên 10% thì lợi nhuận sẽ tăng là 47,71%.
* Năm 2008 là 2,840 khi doanh thu tăng lên 10% thì lợi nhuận tăng 28,4%.
Đòn bẩy hoạt động cao nhất vào năm 2007 là do công ty tăng chi phí quản lý và chi
phí bán hàng làm tăng chi phí bất biến, nên lợi nhuận giảm so với năm 2006.
Đòn bẩy hoạt động cao là một biểu hiện tốt, tuy nhiên khi đòn bẩy hoạt cao thì
công ty phải chịu rủi ro nhiều hơn vì lợi nhuận sẽ nhạy cảm hơn đối với doanh thu.
Nói cách khác, khi hoạt động kinh doanh có lãi, doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng
rất nhanh và ngược lại khi doanh thu giảm, lợi nhuận sẽ giảm nhanh đôi khi làm cho
các doanh nghiệp bị lỗ hoặc phá sản.
4.3.2.2. Tác động của chi phí
Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó làm giảm lợ nhuân
khi phát sinh tăng và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm
tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh nhằm làm
giảm chất lượng, đảm bảo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 37
Thực hiện phương pháp so sánh qua các năm ta được bảng:
Bảng 17 So sánh chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm
ĐVT: 1000 đ
Chênh lệchNăm
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Mức % Mức %
1. DT thuần 48.340.198 65.571.272 112.602.976 17.231.074 35,65 47.031.704 71,73
2. GVHB 40.414.282 57.465.705 101.303.537 17.051.423 42,19 43.837.832 76,29
3. LN gộp 7.925.916 8.105.567 11.299.439 179.651 2,27 3.193.872 39,40
4. DT – HĐTC 265.424 634.395 410.361 368.971 139,01 (224.034) (35,31)
5. CP – HĐTC 77.755 107.803 540.077 30.048 38,64 432.274 401,00
6. CPBH 2.509.712 4.403.906 4.525.617 1.894.194 75,47 121.711 2,76
7. CPQL 3.086.089 3.141.588 3.985.480 55.499 1,80 843.892 26,86
8. LN – HĐKD 2.517.784 1.086.655 2.658.626 (1.431.129) (56,84) 1.571.971 144,66
9. LN khác 103.911 1.018.123 379.018 914.212 879,80 (639.105) (62,77)
10. LN trước thuế 2.621.695 2.104.788 3.037.644 (516.907) (19,72) 932.856 44,32
11. Thuế TNDN 0 105.239 193.062 105.239 0 87.823 83,45
12. LN sau thuế 2.621.695 1.999.549 2.844.582 (622.146) (23,73) 845.033 42,26
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Năm 2007, so với năm 2006 giá vốn hàng bán tăng 17.051.423 nghìn đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 42,19%, chi phí bán hàng tăng lên 1.894.194 nghìn đồng
với tỷ lệ 75,47%, chi phí quản lý tăng 55.499 nghìn đồng tương ứng 1,8%. Chi phí
hoạt động tài chính phát sinh trong năm tăng 30.048 nghìn đồng. Tuy nhiên các
hoạt động tài chính này nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chứ không phải là
một khoản chi nhằm đem lại một khoản thu nhập riêng cho công ty. Về tỷ trọng chi
phí bán hàng tăng lên do công ty tăng cường khuyến mãi, quảng cáo,…nhằm thúc
đẩy tiêu thụ cho phù hợp với lượng sản xuất trong kỳ.
Năm 2008, giá vốn hàng bán tăng 76,29%, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán
tăng so với năm 2007 vì lượng thuốc lá trong năm 2008 được tiêu thụ tăng lên so
với năm 2007, và trong điều kiện giá nguyên vật liệu đang gia tăng do đó tất cả các
mặt hàng thuốc lá của công ty đều tăng giá. Chi phí bán hàng tăng chậm 2,76% cho
thấy công ty thực hiện chính sách cắt giảm bớt hàng khuyến mãi, trong khi đó chi
phí quản lý tăng 26,86% do trong năm nay, chi phí hỗ trợ cho cán bộ của công ty đi
công tác nước ngoài nhiều hơn các năm trước.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 38
4.3.3 Phân tích điểm hoà vốn
Trong quyết định kinh doanh, mỗi khối lượng sản xuất ra cần phân tích thành
hai phần: một phần để bù đắp cho toàn bộ chi phí đầu vào, phần còn lại mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết rằng: phải
sản xuất ra một khối lượng sản phẩm là bao nhiêu để khi bán ra với mức giá trên thị
trường có thể bù đắp được toàn bộ chi phí đầu vào. Đó chính là sản lượng tại điểm
hòa vốn. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng không.
Điểm hòa vốn của công ty được thể hiện trên hai chỉ tiêu: doanh thu và thời
gian hòa vốn, ngoài ra còn phải tính mức doanh thu an toàn, mức doanh thu này cao
thì công ty ít gặp rủi ro trong kinh doanh. Từ bảng 16 áp dựng các phương pháp
tính toán được bảng sau:
Bảng 18 Giá trị các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn
ĐVT: 1000 đ
Năm Bất biến
(F)
Khả biến
(V)
Doanh thu
thực hiện
(DTTH)
Doanh
thu
Hoà vốn
(DTHV)
Doanh
thu an
toàn
(DTAT)
Thời gian
Hoà vốn
(tháng)
2006 4.272.445 41.815.393 48.605.622 30.582.892 18.022.730 7,55
2007 4.098.140 61.020.862 66.205.667 52.329.854 13.875.813 9,48
2008 4.891.806 105.462.905 113.013.337 73.219.561 39.793.776 7,77
(Nguồn:Bảng chi phí và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Thực hiện so sánh giá trị các chỉ tiêu này qua các năm ta được bảng:
Bảng 19 Bảng so sánh giá trị các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Chỉ
tiêu ĐVT
Mức % Mức %
DTHV 1000 đồng 21.746.962 71,11 20.889.707 39,92
DTAT 1000 đồng (4.146.917) (23,01) 25.917.963 186,78
TGHV Tháng 1,93 25,56 (1,71) (18,04)
(Nguồn: Bảng 18 Giá trị các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn)
Theo quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng của công ty, các khoản định phí
tăng cao hơn do đó làm doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn cũng tăng lên. Qua
bảng so sánh, ta thấy tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu doanh thu hòa vốn, thời gian hòa
vốn năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn năm 2007 so với năm 2006. Từ đó ta thấy
điểm hòa vốn của công ty dịch chuyển đi lên vào năm 2007, nhưng đó không phải
là xu hướng xấu vì hoàn toàn phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty thể hiện
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 39
qua tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu hòa vốn với tốc độ giảm dần khi công ty đưa các
dây chuyền công nghệ vào sản xuất ổn định.
Xét riêng doanh thu an toàn, vì chỉ tiêu này càng cao công ty càng ít rủi ro.
Qua bảng so sánh, tỷ lệ tăng doanh thu an toàn giảm nghĩa là năm 2007 công ty
chịu rủi ro cao hơn. Nguyên nhân là do năm này công ty bắt đầu đưa các dây
chuyền công nghệ vào sản xuất đã làm tăng chi phí.
4.3.4 Phân tích khả năng sinh lời
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ
tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất,
tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi
nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với
doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
4.3.4.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tình hình thực tế tại
công ty như sau:
Bảng 20 Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động
Năm Chênh lệchChỉ tiêu
2006 2007 2008 07/06 08/07
LN thuần HĐKD ( 1000 đ) 2.517.784 1.086.655 2.658.626 (56,8%) 144,7%
Doanh thu thuần ( 1000 đ) 48.340.198 65.571.272 112.602.976 35,6% 71,7%
Chỉ số lợi nhuận hoạt động 5,21% 1,66% 2,36% (3,55%) 0,70%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Qua bảng trên, ta thấy:
Năm 2007, chỉ số lợi nhuận hoạt động là 1,66%, điều này có nghĩa là cứ 1000
đồng doanh thu sẽ đem lại 16,6 đồng lợi nhuận thuần, nếu so với năm 2006 thì đã
giảm 3,55%.
Vào năm 2008, 1000 đồng doanh thu chỉ đem lại 23,6 đồng lợi nhuận thuần,
tương ứng tăng 0,7% so với năm 2007.
Nguyên nhân là do trong năm 2007 doanh thu của công ty bị giảm, trong khi
đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý lại tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty
giảm nhiều hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 40
265862610866552517784
65571272
48340198
112602976
5 .21%
1.66%
2.36%
0
20000000
40000000
60000000
80000000
100000000
120000000
2006 2007 2008 Nă m
Nghìn đồng
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
LN thuần HĐKD Doanh thu thuần Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Hình 6 Chỉ số lợi nhuận hoạt động qua 3 năm
Như vậy, nhìn chung qua 3 năm chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có
tuy có giảm mạnh vào năm 2007, nhưng tăng chậm vào năm 2008, chứng tỏ hoạt
động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng khả quan hơn.
4.3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hhệ giữa doanh thu và lợi nhuận đây là hai yếu
tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương
trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp.
Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của
doanh nghiệp.
Bảng 21 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Năm Chênh lệchChỉ tiêu
2006 2007 2008 07/06 08/07
LN ròng ( 1000 đ) 2.621.695 1.999.549 2.844.582 (23,7%) 42,3%
Tổng các khoản doanh thu
(1000 đ)
51.443.934 70.614.202 113.584.888 37,26% 60,85%
Tỷ suất LN/ DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,83%, tức là cứ 1000 đồng
doanh thu thuần đem lại 28,3 đồng lợi nhuận ròng. So với năm 2006 thì tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu của năm 2007 giảm 22,7 đồng. Nguyên nhân là do trong năm
2007, doanh thu của công ty tăng, tốc độ tăng là 37,26% so với năm 2006. Trong
khi đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng tăng
nhanh đã làm cho lợi nhuận ròng giảm với tốc độ 23,7%.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 41
Sang năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,50%, nghĩa là cứ 1000
đồng doanh thu thì đem lại 25 đồng lợi nhuận ròng, giảm 3,3 đồng so với năm
2007, nguyên nhân giảm là tốc độ tăng của doanh thu rất cao so với tốc độ tăng của
lợi nhuận ròng, cụ thể doanh thu năm 2008 tăng mạnh với tỷ lệ tăng 60,85% so với
năm 2007, nhưng lợi nhuận ròng chỉ tăng với tỷ lệ là 42,3%.
28445822621695 1999549
51443934
113584888
70614202
5.10%
2.83% 2.50%
0
20000000
40000000
60000000
80000000
100000000
120000000
2006 2007 2008 Năm
Nghìn đồng
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
LN ròng Tổng các khoản doanh thu Tỷ suất LN/ DT
Hình 7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm
Như vậy qua 3 năm từ 2006 – 2008, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều
hướng giảm dần. Do đó trong những năm tới để giúp tăng dần chỉ tiêu này lên, công
ty cần phải có biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
của lợi nhuận.
4.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung
của toàn doanh nghiệp. Tình hình thực tế tại công ty như sau:
Bảng 22 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Năm Chênh lệchChỉ tiêu
2006 2007 2008 07/06 08/07
Hệ số quay vòng vốn
(vòng)
1,12 1,37 1,69 0,25 0,32
Tỷ suất LN/ DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%)
Tỷ suất LN/ TTS (ROA) 5,71% 3,88% 4,22% (1,83%) 0,35%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 42
Hình 8 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua 3 năm
Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm
2007 cứ 1000 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 38,8 đồng lợi nhuận, so với năm
2006 thì đã giảm 18,3 đồng, chứng tỏ năm 2007 công ty sử dụng tài sản không có
hiệu quả so với năm 2006.
Năm 2008 hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng, bằng chứng là tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản có chiều hướng tăng, cụ thể cứ 1000 đồng đầu tư vào tài sản
đem lại cho công ty 42,2 đồng lợi nhuận, tăng 3,5 đồng so với năm 2007.
Nhìn chung từ sau năm 2007 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, do đó
trong những năm tới công ty cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hơn nữa tốc độ
luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
4.3.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu để đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ giúp ta kết hợp đánh giá khả năng sinh lời của
doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu.
Bảng 23 Bảng tính đòn cân nợ
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006,2007, 2008)
NămChỉ tiêu
2006 2007 2008
Tổng tài sản (1000 đ) 45.826.024 51.498.457 67.044.041
Vốn chủ sở hữu (1000 đ) 36.485.895 37.144.232 39.227.030
Đòn cân nợ (lần) 1,26 1,37 1,71
1.69
1.12
1.37
2.83% 2.50%
5.10%
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2006 2007 2008 Năm
Vòng
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
Hệ số quay vòng vốn
Tỷ suất LN/ DT
5.71%
4.22%
3.88%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
2006 2007 2008 Năm
Tỷ suất LN/ TTS (ROA)
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 43
Bảng 24 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Trong năm 2007, cứ 1000 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 53,1 đồng lợi nhuận, so
với năm 2006 thì đã giảm 18,9 đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, đồng thời hệ số quay vòng vốn tăng chậm 0,25
vòng, cho ta thấy công ty chưa sử dụng vốn hiệu quả.
Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng, cụ thể
cứ 1000 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 72,2 đồng lợi nhuận, tăng 19,1 đồng so
với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do hệ số quay vòng vốn tăng 0,32 lần, công ty
đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với năm 2007 mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu vẫn giảm chậm.
Hình 9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm
Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
của công ty vào năm 2008 tốt hơn nhiều so với năm 2007, nhưng không hiệu quả
lắm nếu so với năm 2006. Tuy nhiên trong những năm tới, công ty cần phải nâng
dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bằng cách nâng số vòng quay vốn và tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu.
Năm Chênh lệchChỉ tiêu
2006 2007 2008 07/06 08/07
Tỷ suất LN/ DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%)
Hệ số quay vòng vốn (vòng) 1,12 1,37 1,69 0,25 0,32
Đòn cân nợ (lần) 1,26 1,37 1,71 0,11 0,34
Tỷ suất LN/ VCSH 7,20% 5,31% 7,22% (1.89%) 1.91%
1.37
1.69
1.12
1.71
1.26
0
0.5
1
1.5
2
2006 2007 2008 Năm
Vòng
0
0.5
1
1.5
2
Lần
Hệ số quay vòng vốn Đòn cân nợ
2.83% 2.50%
5.10%
7.22%
5.31%
7.20%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
2006 2007 2008 Năm
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%
8.00%
Tỷ suất LN/ DT Tỷ suất LN/ VCSH
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 44
4.4 TỔNG HỢP CÁC CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU VÀ
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
4.4.1 Môi trường bên trong
4.4.1.1 Nguồn nhân lực
* Bộ máy lãnh đạo: Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của
công ty, họ chính là người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân
tích bối cảnh môi trường, lựa chọn thực hiện và kiểm tra các chiến lược. Đối với
công ty đa phần các cán bộ lãnh đạo của công ty đều có trình độ đại học, đồng thời
là những người có thâm niên trong công tác nên trong thời gian vừa qua họ đã điều
hành công ty phát triển một cách đúng hướng và hiệu quả.
* Trình độ tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ công nhân viên: Đây cũng
là một yếu tố có tác động không nhỏ đến công ty. Rõ ràng bất cứ doanh nghiệp nào
muốn hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có trình
độ tay nghề cao đồng thời tư cách đạo đức của họ cũng phải trong sáng, có như vậy
họ mới thực hiện công việc có hiệu quả và toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp phát triển
của công ty.
* Các chính sách của cán bộ có hiệu quả: là một yếu tố tuy tác động không
lớn nhưng cũng đáng quan tâm bởi nó là yếu tố tác động tiêu cực đến công ty. Các
chính sách của cán bộ có hiệu quả sẽ giữ chân được nhân viên của công ty đồng
thời thu hút được các nhân tài ở bên ngoài vào phục vụ cho công ty. Ngược lại sẽ
gây ra sự bất mãn nơi nhân viên đồng thời dễ làm cho họ rời bỏ công ty mà sang
các công ty khác, mà điều này thì không tốt cho công ty.
4.4.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
Từ bảng 17, ta có:
- Năm 2006 lợi nhuận sau thuế là: 2.621.695 nghìn đồng.
- Năm 2007 lợi nhuận sau thuế là: 1.999.549 nghìn đồng.
- Năm 2008 lợi nhuận sau thuế là: 2.844.582 nghìn đồng.
=> Đối tượng phân tích 1: 1.999.549 – 2.621.695 = - 622.146 nghìn đồng.
=> Đối tượng phân tích 2: 2.844.582 – 1.999.549 = 845.033 nghìn đồng.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 45
Bảng 25 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế năm 2007/2006
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Qua bảng 25, ta thấy:
- Các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế là: 18.514.257 nghìn đồng.
- Các nhân tố làm giảm lợi nhuận sau thuế là: 19.136.403 nghìn đồng.
=> Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế là:
= 18.514.257 – 19.136.403 = - 622.146 nghìn đồng (bằng đúng đối tượng
phân tích 1)
Bảng 26 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế năm 2008/ 2007
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Qua bảng 26, ta thấy:
- Các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế là: 47.031.704 nghìn đồng.
- Các nhân tố làm giảm lợi nhuận sau thuế là: 46.186.671 nghìn đồng.
=> Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế là:
= 47.031.704 – 46.186.671 = 845.033 nghìn đồng (bằng đúng đối tượng
phân tích 2).
Các nhân tố làm tăng Các nhân tố làm giảmChỉ tiêu
Do tăng Do giảm Do tăng Do giảm
Tổng hợp
DT thuần 17.231.074
GVHB 17.051.423
DT – HĐTC 368.971
CP – HĐTC 30.048
CPBH 1.894.194
CPQLDN 55.499
LN khác 914.212
Thuế TNDN 105.239
Tổng cộng 18.514.257 19.136.403 (622.146)
Các nhân tố làm tăng Các nhân tố làm giảmChỉ tiêu
Do tăng Do giảm Do tăng Do giảm
Tổng
hợp
DT thuần 47.031.704
GVHB 43.837.832
DT – HĐTC 224.034
CP – HĐTC 432.274
CPBH 121.711
CPQLDN 843.892
LN khác 639.105
Thuế TNDN 87.823
Tổng cộng 47.031.704 45.323.532 863.139 845.033
Đvt: 1000 đồng
Đvt: 1000đ
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 46
4.4.1.3 Sản xuất, kỹ thuật và nghiên cứu phát triển
* Giá cả cung ứng nguyên vật liệu: Đây cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng
không nhỏ đến giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, nó làm tăng chi phí đầu vào dẫn
đến giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng lên, cụ thể:
Từ bảng 25, ta thấy năm 2007 nhân tố giá vốn hàng bán tăng 17.051.423 nghìn
đồng so với năm 2006, nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 17.051.423 nghìn
đồng so với năm 2006.
Từ bảng 26, ta thấy năm 2008 giá vốn hàng bán tăng 43.837.832 nghìn đồng
so với năm 2007 nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 43.837.832 nghìn đồng so
với năm 2007.
*Lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn: do sản xuất trên quy mô lớn do đó chi
phí sản xuất trên đơn vị sẽ giảm xuống tạo điều kiện cho giá thành của sản phẩm
cũng giảm theo.
* Hiệu năng kỹ thuật và việc tận dụng công suất: do công ty vừa mới nhập
một thiết bị dây chuyền công nghệ mới nên máy móc của công ty đa phần đều tiên
tiến và hiện đại cho hiệu năng kỹ thuật cao và có thể đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật
khắt khe của ngành. Do được bảo trì thường xuyên từ các chuyên gia có kinh
nghiệm nên năng suất của máy móc cũng luôn ổn định thường xuyên.
* Nghiên cứu và phát triển: bên cạnh việc sản xuất thì công tác đầu tư nghiên
cứu phát triển cải tiến công nghệ cũng như tiếp thu các sáng kiến trong sản xuất của
nhân viên cũng được công ty áp dụng, điều này góp phần làm tăng năng suất lao
động cũng như rút ngắn được thời gian và khối lượng hoàn thành công việc, mang
lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt cho công ty.
4.4.2 Môi trường bên ngoài
4.4.2.1 Kinh tế
Nền kinh tế nước ta tuy chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, nhưng với sự chỉ đạo và điều hành đúng đắn của Nhà nước nên nền
kinh tế của nước ta vẫn cầm cự được trong cơn khủng hoảng, ngành công nghiệp
nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng vẫn được ưu tiên phát triển. Bên
cạnh đó, nước ta cũng rơi vào tình trạng lạm phát, làm cho giá cả hàng hóa tăng cao
hơn so với năm trước nên làm cho doanh thu bán hàng tăng cao.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 47
4.4.2.2 Nhà cung ứng
Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt
với nhiều nhà cung cấp. Chính những nhà cung cấp này đã mang lại những mặt
hàng chất lượng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, giúp cho công ty tiêu thụ được
số lượng lớn hàng hóa.
Bên cạnh đó một số nhà cung cấp còn tạo điều kiện để cung cấp hàng cho công
ty bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để công ty mua hàng
nhiều hơn. Song cũng có không ít những nhà cung cấp gây sức ép bằng cách họ
tăng giá bán, và cắt giảm cả các chương trình khuyến mãi, dịch vụ đi kèm,…làm
cho công ty tổn thất không ít.
Vì vậy, công ty cần phải thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp khác
nhau, nhằm tránh trường hợp bị ép giá gây thiệt hại cho công ty. Hơn nữa khâu bán
thuốc lá là hoạt động chủ lực của công ty chiếm trên 97% doanh thu bán hàng. Do
đó chúng ta phải thận trọng hơn khi lựa chọn nhà cung cấp. Để quá trình kinh doanh
của công ty được thuận lợi và ngày càng phát triển thì công ty cần phải duy trì
những mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp hiện tại và bên cạnh đó cũng nên
tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới.
4.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với xu hướng phát triển nhanh
và bền vững cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là thực hiện công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng hội nhập vào thị trường thế giới. Do đó,
các công ty và doanh nghiệp ngày một nhiều hơn, song để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp không ngừng cải thiện chính mình, cạnh tranh gay gắt để đánh bại các
doanh nghiệp khác. Vinasa cũng nằm trong số đó, hiện đang có rất nhiều công ty và
doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành ở các tỉnh khác, họ sẵn sàng đưa ra những
chiến lược như giảm giá, hay khuyến mãi, tặng phẩm,… để thu hút khách hàng,
cùng với tình trạng buôn lậu thuốc lá làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong
việc tiêu thụ hàng hoá.
Do đó, công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về
đối thủ cạnh tranh của bộ phận marketing, vì sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có
nghĩa rất quan trọng đối với công ty. Có nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh thì
mới biết được điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ đó, chúng ta mới đề xuất những
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 48
chiến lược phù hợp để cạnh tranh với các công ty khác.
4.4.2.4 Khách hàng
Đa số khách hàng của công ty là các đại lý, tất cả đều thực hiện hợp đồng mua
bán rất chặt chẽ và đảm bảo khả năng thanh toán. Các khách hàng đều được xem
xét kỹ lưỡng trước khi đi đến ký hợp đồng nên giảm thiểu được nguy cơ khách hàng
không thanh toán hóa đơn. Khách hàng có mong muốn khi mua hàng hóa của công
ty: giá rẽ, giao hàng tận nơi, đúng thời gian, được biết đầy đủ thông tin về sản phẩm
và nguồn gốc. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng công ty đã xây dựng một hệ
thống phân phối rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long và nhờ vào uy tín của công ty
nên số lượng khách hàng đến với công ty ngày càng cao, làm cho doanh thu bán
hàng tăng lên qua các năm.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 49
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU LÀM TĂNG DOANH THU,
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM
TỚI
* Xây dựng phương thức kinh doanh linh hoạt.
* Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty,
chú ý phát triển thị trường bán lẻ.
* Phục hồi, mở rộng thị trường Indonesia, Hàn Quốc.
* Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong Hội nghề nghiệp:
trao đổi mua bán với tất cả các đối tác hiện có và tìm kiếm thêm đối tác mới có tiềm
năng kinh tế trong lĩnh vực thuốc lá cho kế hoạch sắp tới, trao đổi thông tin thị
trường.
* Sản lượng và doanh số thực hiện năm sau phải cao hơn năm trước, hoàn
thành tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
* Sử dụng nguồn vốn một cách tốt nhất, tăng nhanh vòng quay vốn, dự trữ
hàng hóa , thành phẩm thích hợp, đồng thời mở rộng thị trường.
* Phát động phong trào thi đua, khen thưởng để phát huy khả năng sáng tạo,
đóng góp của Cán bộ công nhân viên. Đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ của Cán
bộ công nhân viên.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, Vinasa đã không ngừng nỗ lực
phấn đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù
gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể Cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực phấn
đấu để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện tốt chủ
trương chính sách của nhà nước, góp phần đóng góp ngân sách tỉnh nhà, nâng cao
đời sống cho Cán bộ công nhân viên.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, qua phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận 3 năm 2006, 2007, 2008 đã
cho thấy: với những kết quả hoạt động trong các năm qua, xu hướng phát triển của
công ty ngày càng có cơ sở để tiến nhanh, ổn định theo đà phát triển chung của đất
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 50
nước. Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và lợi
nhuận, em xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu làm tăng doanh thu và lợi nhuận
của công ty.
5.2.1 Những giải pháp tăng doanh thu
Quá trình công ty có được doanh thu bán hàng là quá trình xuất giao hàng cho
người mua, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Nhằm tăng doanh thu, trước hết
phải đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các chiến lược
kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, theo em công ty cần chú trọng những vấn
đề sau:
* Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm:
Sản xuất sản phẩm trước tiên phải nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với
mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa. Qua phân tích tình hình doanh thu lợi nhuận 3
năm 2006, 2007, 2008 sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt
khoảng 80% công suất thiết kế của hệ thống dây chuyền công nghệ mới.
Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến nói chung của tỉnh nhà đang trên đà
phát triển. Do đó, công ty cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng
sản phẩm sản xuất ra, từ đó phối hợp với công tác tiếp thị để tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ. Điều cơ bản nhất, sản xuất phải đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất,
đáp ứng kịp thời đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ.
* Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn quy định:
Trong quá trình sản xuất, công ty cần áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tăng sản lượng để có thể
đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường. Bên cạnh chất lượng thuốc lá,
công ty cũng nên chú trọng đến bao bì. Bao bì đẹp, mẫu mã ấn tượng. Từ đó, sẽ góp
phần vào việc tăng chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm.
* Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm:
Công tác tiêu thụ sản phẩm được coi trọng hàng đầu vì chỉ khi tiêu thụ được
sản phẩm nhà máy mới có doanh thu và lợi nhuận. Nhưng hiện nay, công ty chưa có
đội ngũ Marketing riêng biệt nên phần nào chưa nắm bắt kịp thời diễn biến thị
trường.
Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đề ra, duy trì các quan hệ và
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 51
trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Với sự cần thiết hiện
nay và đặc biệt là trong hoàn cảnh công ty muốn vươn đến mục tiêu mở rộng thêm
thị trường, thì việc thành lập bộ phận Marketing là điều cần phải làm. Công ty tuyển
chọn một bộ phận Marketing cụ thể để thu thập thông tin về thị trường chính xác,
nhanh chóng, từ đó xúc tiến khâu sản xuất cũng như đẩy mạnh khối lượng và tốc độ
tiêu thụ tạo điều kiện tăng doanh thu.
Như vậy, mục tiêu của việc đẩy mạnh khâu tiêu thụ là phương thức kinh doanh
linh hoạt, mở thêm thị trường nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng sao cho kinh
doanh có hiệu quả và người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm.
5.2.2 Những giải pháp tăng lợi nhuận
Ngoài doanh thu, lợi nhuận còn chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố khác như:
chi phí, tình hình dự trữ, vốn sử dụng …Do đó để tăng lợi nhuận cần chú trọng đến
rất nhiều vấn đề:
* Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm:
Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại.
Do vậy, để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu.
Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ công ty thu hồi được
tổng số phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, đồng thời thực hiện được lợi
nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa được bán ra, tránh ứ đọng vốn
trong hàng tồn kho. Các giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là:
-- Tăng tiêu thụ cả về chất lượng lẫn khối lượng.
+ Mở rộng đại lý phân phối sản phẩm các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Đối với công tác vận chuyển: làm tốt công tác vận chuyển và đảm bảo hàng
hóa trong quá trình vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình
tiêu thụ. Cần phục vụ khách hàng theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi”.
-- Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý.
+ Tồn kho nguyên phụ liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Tồn kho
thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp công ty không vi
phạm hợp đồng tạo uy tín tốt. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 52
lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ
không sinh lợi cho công ty cho đến khi chúng được xuất bán mà còn làm phát sinh
chi phí lưu kho cao. Thậm chí nếu tồn kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng
được công ty còn có thể bị lỗ. Do đó phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và
thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt
giảm thấp.
Về nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất sao
cho có hiệu quả, không mua quá nhiều Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào kho
cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty.
Về công cụ, dụng cụ: kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo đếm trong sản xuất,
thường xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lượng
thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo sản
xuất liên tục đúng tiến độ.
Về thành phẩm: thuốc lá xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho, phải kiểm kê thường
xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm hư hỏng, không đúng khối lượng, chất
lượng, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác phải đẩy
mạnh tiêu thụ, tăng số vòng quay kho.
+ Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch tồn kho phải bám sát nhu
cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp
ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu tiêu thụ bất
thường của khách hàng, nhưng không được quá lớn vì không có lợi cho công ty.
* Quản lý tốt chi phí:
Tiết kiệm nguyên phụ liệu tiêu hao:
Nguyên phụ liệu được sử dụng chính là thuốc sợi và phụ liệu. Nguồn thuốc
sợi được công ty mua từ các công ty ở Miền Bắc, ở Tây Ninh và nhập khẩu một số
thuốc sợi từ Brazin, Trung Quốc. Giá nguyên phụ liệu nhập khẩu rất đắt và hiện nay
giá thuốc sợi đang gia tăng. Do đó, phải tiết kiệm chi phí nguyên phụ liệu nhằm
giảm bớt hao phí trong sản xuất. Các biện pháp cần thiết là xây dựng định mức tiên
tiến và hiện thực nhằm hạn chế mức tiêu hao.
Một vấn đề quan trọng hơn cả là xây dựng ý thức của người lao động, thường
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 53
xuyên nhắc nhở, tổ chức thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tránh lãng phí của công.
Qua đó, công ty sẽ giảm được những khoản tiêu hao bất hợp lý.
Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng:
Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà công ty phải luôn
hết sức cố gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối
đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch…
Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí, khuyến mãi, tiếp thị… khi
phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu,
tăng thị phần cho công ty. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra
phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua kế hoạch cụ thể, các nhà lãnh đạo có thể
quản lý, đánh giá các khoản phát sinh này có đem lại được lợi nhuận nhiều hơn hay
không?
Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài
sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của
mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo.
* Hoàn thiện chế độ phân phối lợi nhuận:
-- Trong thực tế hiện nay, việc kích thích vật chất thông qua quan hệ phân chia
cho nguời lao động còn chưa thỏa đáng, chưa gắn được thu nhập của họ vào hiệu
quả kinh doanh. Điều này dễ dẫn đến cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, công
nhân sản xuất có tay nghề cao chạy sang những đơn vị khác có điều kiện kích thích
vật chất tốt hơn.
5.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan
trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Trước hết, phải xác định một
cơ cấu vốn hợp lý, thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh. Cơ cấu
vốn được coi là tối ưu khi đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh bao gồm vốn cố định
và vốn lưu động. Sau đó phải xác định được các điểm hòa vốn ngắn hạn, điểm hòa
vốn dài hạn trong toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong từng giai đoạn kinh
doanh. Có như vậy mới xác định được chính xác sản lượng và doanh thu cho lãi,
thời gian cho lãi, mức lãi và các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến lãi.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 54
* Tận dụng công suất máy móc thiết bị:
Hiện nay, công ty chưa sử dụng hết công suất thiết kế của dây chuyền công
nghệ. Công ty đang hoạt động ở mức 80% công suất thiết kế. Công ty cần mở rộng
thêm hoạt động gia công thuốc lá để tận dụng hết công suất thiết kế.
Bên cạnh tăng gia công thuốc lá, công ty cần liên hệ tạo thêm nhiều hợp đồng
sản xuất thuốc lá mới, hướng tới xuất khẩu sang thị trường mới. Thực hiện tốt khâu
mở rộng mạng lưới phân phối, tăng thêm thị trường tiêu thụ mới, tạo đầu ra hấp
dẫn, từ đó không chỉ hoạt động hết công suất thiết kế mà còn có khả năng mở rộng
quy mô hơn nữa.
* Tăng cường chất lượng quản lý:
Hiện nay, cạnh tranh về giá trên thị trường, đã chuyển sang cạnh tranh về chất
lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định hành vi tiêu dùng của khách hàng, đảm
bảo cho uy tín của doanh nghiệp và do đó chất lượng là “vũ khí lợi hại” trong cạnh
tranh. Người tiêu dùng đăc biệt là những khách hàng ở thị trường khó tính như Hàn
Quốc luôn quan tâm đến những tiêu chuẩn, những chuẩn mực qui định về chất
lượng và xem đó là thước đo hữu hiệu nhất. Vì vậy, việc công ty xây dựng được hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 giúp sản phẩm của công ty tạo được uy
tín trên thị trường. Trong những năm tiếp theo, công ty cần duy trì và đảm bảo thực
hiện theo hệ thống chất lượng này.
* Quản lý các khoản phải thu: thu hồi tiền hàng kịp thời.
Công ty có mạng lưới kinh doanh rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long và có
nhiều đại lý nên chủ yếu là bán gối đầu. Do đó công ty phải đôn đốc khách hàng
thanh toán đúng qui định tránh nợ nần dây dưa, chồng chất làm ảnh huởng đến tình
hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền
hàng đúng hạn nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa, công ty nên qui định
những điều khoản:
+ Chiết khấu thanh toán để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ vào giá trị hàng
hóa cho người mua hàng do việc người mua hàng đã thanh toán số tiền mua hàng
trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán) hoặc
vì một lý do ưu đãi nào khác.
+ Nếu thanh toán quá thời hạn sẽ bị phạt (tỷ lệ phạt tùy theo hợp đồng qui
định)
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 55
Ngoài ra, công ty cần quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng, để
tránh tình trạng khách hàng không có khả năng thanh toán. Để quản lý tốt các khoản
phải thu, công ty phải nắm bắt các thông tin liên quan đến khách hàng để có những
chính sách thu hồi nợ hợp lý.
5.2.4 Các giải pháp khác
* Tổ chức lao động gắn với thi đua khen thưởng hợp lý
Đây là nhân tố chi phối rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Bố trí sử dụng lao động hợp lý là những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến
sản xuất và chất lượng sản xuất. Bên cạnh nâng cao công suất máy móc thiết bị cần
thiết phải nâng cao năng suất lao động.
Xây dựng một tập thể đoàn kết nhất trí từ Ban Giám đốc đến toàn thể Cán bộ
công nhân viên có quyết cao, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Nâng cao hiệu
quả hoạt động của bộ máy quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt giữa người quản lý và
người lao động.
Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, thường xuyên tổ chức thực
hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả Cán bộ công nhân viên về chuyên
môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ quản lý,…Đặc biệt là những Cán bộ trẻ
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty trước mắt và kế thừa. Lựa chọn đúng
người, bố trí đúng chỗ, sẽ đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành thuận lợi, đáp ứng
được nhu cầu lao động một cách có hiệu quả nhất.
Thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý, tổ chức những chương trình
sinh hoạt đoàn thể nhân những ngày lễ, những dịp kỷ niệm để Cán bộ công nhân
viên được vui chơi, nghĩ ngơi và thắt chặt thêm tình đoàn kết nội bộ.
Sử dụng lao động hợp lý, có chính sách nhân sự thỏa đáng sẽ giúp công ty có
điều kiện khai thác triêt để nguồn nội lực, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Có thể nói, nguồn nhân lực dồi dào, kỹ năng làm việc cao, năng lực tốt, đoàn
kết thống nhất thì không chỉ tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận công ty còn có thể
đạt được những thành tựu cao hơn nữa trong tương lai.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên Trang SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc56
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty cũng như doanh thu thực
tế đều rất khả quan. Đạt được kết quả như vậy là do công ty mạnh dạn đưa dây
chuyền công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao sản lượng sản xuất, đẩy mạnh tiêu
thụ. Qua phân tích cụ thể tình hình doanh thu của công ty, sự gia tăng doanh thu đã
chứng tỏ năng lực quản lý của công ty cũng như những chủ trương, chiến lược của
công ty hiện tại là đúng đắn và cần phát huy hơn nữa để đạt hiệu quả kinh doanh
ngày một cao hơn.
Nhìn chung tình hình doanh thu, lợi nhuận công ty qua 3 năm 2006, 2007,
2008 là khả quan. Ban Giám Đốc công ty và tập thể Cán bộ công nhân viên có mối
đoàn kết tốt, biết phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện sự năng động sáng tạo, cải
tiến quy trình công nghệ, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nổ lực phấn đấu
thực hiện hoàn thành kế hoạch hàng năm, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Như vậy với xu hướng phát triển tích cực thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu
và lợi nhuận cho thấy khả năng mở rộng quy mô tái sản xuất kinh doanh của công
ty là khá cao. Mặt khác, trên cơ sở phân tích doanh thu và lợi nhuận giúp công ty
phát hiện ra một số hạn chế còn vướng mắc, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục
những hạn chế trên, hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
6.2 KIẾN NGHỊ
Để những giải pháp nêu ở chương 5 có hiệu quả trên thực tế, đòi hỏi sự điều
hành của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực phấn đấu và đoàn kết nhất trí của tập thể Cán bộ
công nhân viên của công ty. Do đó em xin kiến nghị một số vấn đề sau:
6.2.1 Đối với Ban lãnh đạo công ty
Nâng cao lợi nhuận của công ty bằng cách cắt giảm các khoản chi phí không
cần thiết. Đồng thời tìm cách giảm nhẹ giá thành các mặt hàng để nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thương trường.
Công ty phải đảm bảo yếu tố chất lượng sản phẩm, quan tâm không chỉ chất
lượng thuốc lá mà cả bao bì, nhãn hiệu.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên Trang SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc57
Đề cao uy tín của công ty với khách hàng lẫn nhà cung ứng, đây là yếu tố
quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường.
Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các chi phí vận chuyển và phương tiện
vận chuyển.
Thực hiện chế độ phân phối hoàn thiện lợi nhuận trên cơ sở vừa đảo bảo quy
định của Bộ Tài Chính vừa giải quyết được mối quan hệ giữa người lao động, công
ty và Nhà nước. Tiến hành phân phối thỏa đáng, gắn thu nhập của người lao động
với hiệu quả kinh doanh của công ty.
Thiết lập đội ngũ Marketing chuyên biệt, nhằm phục vụ có hiệu quả trong
việc xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ.
6.2.2 Đối với Nhà nước
Về phía nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên, cần nghiên cứu và bổ sung,
hoàn thiện chế độ phân phối kết quả thu nhập của doanh nghiệp, nhằm giải quyết
mối quan hệ giữa các lợi ích: người lao động, công ty và Nhà nước.
Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu để giảm chi phí đầu vào.
Ban lãnh đạo Thành phố cần quan tâm hỗ trợ, thường xuyên gặp gỡ, tổ chức
lấy ý kiến, giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Thành phố cũng cần tổ chức thường xuyên các
khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo và phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp
thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.
Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH thuốc lá Vinasa
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên Trang SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích quản trị tài chính, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, 2002.
2. Phạm Văn Dược, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống Kê ,2008.
3. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống Kê, 2009.
4. Huỳnh lợi, Kế toán quản trị, Nxb Thống kê, 2003.
5. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nxb Tài chính, 2003.
6. TS. Bùi Văn Trịnh, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế, tủ sách trường Đại
học Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA.pdf