Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí Cửu Long - Vĩnh Long

Giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng 3.369.691 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân giá vốn hàng bán là do giá cảthịtrường biến động, nhất là mặt hàng kim khí, mà đặt thù của công ty là sản xuất sản phNm theo đơn đặt hàng nên rất khó khăn trong việc dựtrữnguồn nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy mà muốn sản xuất sản phNm thì công ty phải mua nguyên vật liệu theo giá thịtrường nên đNy giá vốn hàng hóa lên cao. Chi phí bán hàng trong năm cũng tăng nguyên nhân là do chi cho chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, do đặt thù của ngành là vận chuyển vật liệu cồng kềnh nên phải thuê mướn nhân công, máy móc nên phải chi ra nhiều chi phí để bán được hàng, chi phí bán hàng tăng 129.219 ngàn đồng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Chi phí QLDN trong năm lại giảm 545.289 ngàn đồng góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nguyên nhân giảm chi phí QLDN là do bộmáy quản lý công ty gọn nhẹ, giảm chi phí điện thoại, chi phí vềvật liệu. Lợi nhuận HĐTC công ty tăng 1.864 ngàn đồng, với tỷlệ0,40 %. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận HĐTC công ty tăng là do mức độtăng doanh thu cao hơn mức độtăng chi chí, doanh thu HĐTC tăng chủyếu do thu từlãi tiền gửi ngân hàng, còn chi phí HĐTC tăng do khấu hao nhà cho thuê.

pdf83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí Cửu Long - Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận là vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có những biện pháp khai thác khả năng tiềm năng của công ty nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. Phân tích chung tình hình lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá được sự biến động của lợi nhuận năm nay so với năm trước của công ty nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và biết được mức đóng góp của các lợi nhuận thành phần như thế nào? Dựa vào bảng số liệu 7 ta thấy lợi nhuận ròng của công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2007 lợi nhuận ròng của công ty là 215.484 ngàn đồng tăng tương đối so với năm 2006. Năm 2008 với sự thuận lợi trong kinh doanh nên lợi nhuận ròng của công ty tiếp tục tăng và đạt 678.617 ngàn đồng. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận ròng tăng chủ yếu là do sự giảm chi phí bán hàng năm 2007 và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 60 SVTH: Kiều Thị Tiền Bảng 7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008) Đơn vị tính: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007 / 2006 2008 / 2007 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Doanh thu BH và CCDV 8.386.587 10.595.387 14.149.378 2.208.800 26,34 3.553.991 33,54 2. Các khoản giảm trừ DT 15.038 55.364 22.752 40.326 268,16 -32.612 -58,90 3. DT thuần từ BH và CCDV 8.371.549 10.540.023 14.126.626 2.168.474 25,90 3.586.603 34,03 4. Giá vốn hàng bán 7.373.479 9.490.328 12.860.019 2.116.849 28,71 3.369.691 35,51 5.LN gộp về BH và CCDV 998.070 1.049695 1.266.607 51.625 5,17 216.912 20,66 6. DT từ HĐTC 258.859 259.782 263.052 923 0,36 3.270 1,26 7. Chi phí HĐTC 18.550 12.802 14.208 -5.748 -30,99 1.406 10,98 8. Chi phí bán hàng 181.336 117.644 246.863 -63.692 -35,12 129.219 109,84 9. Chi phí QLDN 833.786 884.597 339.308 50.811 6,09 -545.289 -61,64 10. LN từ HĐKD 223.257 294.434 929.280 71.177 31,88 634.846 215,62 11. Thu nhập khác 5.074 10.060 21.712 4.986 98,27 11.652 115,83 12. Chi phí khác 3.381 5.211 8.469 1.830 54,13 3.258 62,52 13. LN khác 1.693 4.849 13.243 3.156 186,41 8.394 173,11 14. Tổng LN trước thuế 224.950 299.283 942.523 74.333 33,04 643.240 214,93 15. Thuế TNDN hiện hành 62.986 83.799 263.906 20.813 33,04 180.107 214,93 16. LN sau thuế 161.964 215.484 678.617 53.520 33,04 463.133 214,93 (Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính) www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 61 SVTH: Kiều Thị Tiền 4.3.1.1.Lợi nhuận từ HĐSXKD Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản trên lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý Qua bảng 7 ta thấy, doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006 là 25,90 % với mức tuyệt đối 2.168.474 ngàn đồng. Năm 2008 doanh thu thuần tăng 3.586.603 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 34,03 % so với năm 2007. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của công ty gia tăng để đáp ứng mức độ tiêu thụ ngày càng tăng trong nước. Tuy nhiên giá cả các mặt hàng cơ khí có nhiều biến động do giá cả thế giới không ngừng biến động, nên làm tăng giá vốn hàng bán, năm 2007 tăng 2.116.849 ngàn đồng, với tốc độ tăng 28,71%, đến năm 2008 tăng 35.51% với mức tuyệt đối là 3.369.691 ngàn đồng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Nguyên nhân là công ty nắm bắt được tình hình giá cả biến động trên thị trường tác động mạnh mẽ đến ngành cơ khí. “Năm 2006 mặt dù chịu áp lực của việc tăng chi phí đầu vào (xăng dầu, kim loại màu…), chưa có nhiều dự án lớn đi vào hoạt động nhưng phần nào Nhà nước đã triển khai một số dự án cơ khí và được đánh giá đạt tiến độ như: Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất Công ty Cơ khí Hà Nội (tổng mức đầu tư 159 tỷ đồng)…, đến năm 2007 tập trung phát triển những sản phNm cơ khí đang có lợi thế cạnh tranh cao, có thị trường, chú ý các sản phNm trọng điểm. Khuyến khích phát triển các sản phNm xuất khNu, sản phNm cơ khí phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bộ Công nghiệp đã nhấn mạnh việc chú trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất thiết bị toàn bộ (các thiết bị điện tử, ô tô, xe máy, tàu thuỷ, …) để chủ động trong sản xuất nâng cao giá trị tăng thêm của cả ngành”. Nhờ những chính sách hổ trợ như thế mà công ty đã đạt được thành công trong những năm qua.( www.Basic.vn). Năm 2007 chi phí bán hàng giảm 30,99% tương ứng với số tiền 5.748 ngàn đồng so với năm 2006. Trong đó mức giảm đáng kể là chi phí phân bổ và chi phí hoa hồng làm cho lợi nhuận tăng lên. Năm 2008 chi phí bán hàng tăng 6,09% tương ứng với số tiền 50.810 ngàn đồng so với năm 2007. Trong đó tăng đáng kể là chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển, bốc xếp tăng 301% tương ứng www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 62 SVTH: Kiều Thị Tiền số tiền 45.618 ngàn đồng (60.784 - 15.166 ). Nguyên nhân là do sản phNm gia công phần lớn là hợp đồng lắp đặt tại địa điểm của khách hàng và trọng lượng của một số sản phNm quá nặng và cồng kềnh nên phải thuê cNu để giao hàng nên đã làm cho chi phí bán hàng tăng lên . Khác với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2007 lại tăng lên so với năm 2006 là 109,84% với số tiền 129.219 ngàn đồng. Chi phí QLDN tăng là do một số nguyên nhân: tiền lương của bộ phận gián tiếp tăng 11% ( nguyên nhân do điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng), khấu hao TSCĐ tăng do bổ sung TSCĐ (xe Jolie), chi phí nước sinh hoạt tăng (sử dụng thực tế bình quân 165,4m3/ tháng mua của công ty cấp nước chưa tính đến việc huy động tháp nước nội bộ) và một số chi phí khác tăng, giảm không đáng kể. Đến năm 2008 thì chi phí QLDN lại giảm đi và với mức giảm là 61,64% tương ứng với số tiền 545.289 ngàn đồng. Chi phí QLDN giảm là do chi phí thuế đất, phí giảm 50,25% với số tiền 30.729 ngàn đồng, chi phí về vật liệu giảm 46,39% tương ứng với số tiền 9.149 ngàn đồng, điều này chứng tỏa công tác quản lý chi phí được quan tâm. Như vậy, các khoản làm tăng chi phí là do khách quan, riêng việc sử dụng nước cần quản lý chặt chẽ hơn nữa nơi khu vực vệ sinh, công ty cần có chính sách hợp lý hơn nữa để giảm chi phí làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. 4.3.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính tăng không đáng kể năm 2007 tăng 0.36% tương ứng với số tiền 923 ngàn đồng, do năm 2007 biến động giá cả diễn ra liên tục, lợi nhuận của công ty tăng tương đối nên doanh thu HĐTC tăng không đáng kể, tiền thu chủ yếu là do cho thuê mặt bằng, lãi tiền gửi ngân hàng. Sang năm 2008 doanh thu hoạt động tài chính lại tiếp tục tăng, tăng 1,26% với số tiền 3.270 ngàn đồng. Nguyên nhân tăng là do khoản thu tiền lãi ngân hàng tăng. Không giống như doanh thu HĐTC, chi phí HĐTC năm 2007 giảm so với năm 2006 là 30,99% tương ứng với số tiền 5.748.439 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm chi phí khấu hao tài sản cố định 13,74% với số tiền 1.940 ngàn đồng làm cho hiệu quả hoạt động tài chính tăng lên so với năm 2006. Năm 2008 chi phí hoạt động tài chính lại tăng lên không đáng kể tăng 10,98% với số www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 63 SVTH: Kiều Thị Tiền tiền 1.406 ngàn đồng. Nguyên nhân chi phí tăng là do tăng chi phí sữa chữa nhà cho thuê, khấu hao TSCĐ,… 4.3.1.3. Lợi nhuận khác Thu nhập khác năm 2007 tăng so với năm 2006 là 98,26% với số tiền 4.986 ngàn đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do xử lý công nợ không ai đòi. Năm 2008 thu nhập khác lại tăng lên đáng kể, tăng 115,83% tương ứng với số tiền 11.653 ngàn đồng. Nguồn thu chủ yếu là do thu từ vi phạm hợp đồng và thu do thanh lý tài sản cố định. Cũng giống như thu nhập, chi phí khác năm 2007 lại tăng 54,12% tương ứng với số tiền 1.830 ngàn đồng. Nguyên nhân tăng chi phí khác là do tăng sữa chữa nhà cho thuê, khấu hao TSCĐ. Năm 2008 chi phí khác cũng tăng với số tiền 3.258 ngàn đồng với tỷ lệ 62,51%, nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng khấu hao nhà cho thuê, chi do vi phạm hợp đồng. Tóm lại: Từ bảng số liệu trên cho thấy hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 lãi là: 317.297 ngàn đồng Trong đó: - Lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh là: 47.455 ngàn đồng - Lãi từ hoạt động tài chính là: 259.782 ngàn đồng - Lãi từ thu nhập khác là: 10.060 ngàn đồng Mặt dù hiệu quả chưa cao nhưng đã thể hiện được sự phấn đấu không ngừng trong công tác quản lý về tài chính cũng như quản lý sản xuất, năng xuất lao động tăng. Năm 2007, giá cả thị trường không ổn định theo xu hướng tăng nhưng nhờ cặp nhật thông tin kịp thời, tính toán đầu vào, đầu ra đầy đủ, hợp lý phù hợp với giá cả thị trường được khách hàng chấp nhận thể hiện tăng doanh thu. Giá vốn hàng bán tuy tỷ lệ không tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu (28,71% / 25,90%) nhưng so với tỷ lệ tăng giá cả (sắt thép) bình quân từ 10% - 30% điều này thể hiện có tiết kiệm vật tư cụ thể là: nhập tiết kiệm vật tư 16.575 ngàn đồng, nhập vật tư điều chỉnh kiểm kê là: 15.642 ngàn đồng (đã bù trừ xuất điều chỉnh) làm giảm chi phí tăng lợi nhuận. Chi phí sản xuất chung cũng giảm trong điều kiện giá trị sản xuất tăng, thể hiện tiết kiệm được chi phí sử dụng www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 64 SVTH: Kiều Thị Tiền dụng cụ sản xuất, (lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 53.520 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 33,05%). (Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính). Từ bảng số liệu 7 cho thấy hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 lãi là: 965.200 ngàn đồng Trong đó: - Lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh là: 680.436 ngàn đồng - Lãi từ hoạt động tài chính là: 263.052 ngàn đồng - Lãi từ thu nhập khác là: 21.712 ngàn đồng Năm 2008, mặt dù tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động phức tạp, giá cả thị trường không ổn định thay đổi liên tục nhất là các mặt hàng về kim khí như: sắt, thép,…hàng hóa Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của những nước đang phát triển. Hơn nữa do đặc thù hoạt động của công ty phần lớn là sản xuất theo đơn đặt hàng làm cho việc dự trữ vật liệu đầu vào càng khó khăn hơn nhưng nhờ sự nhạy bán của bộ phận kế hoạch và cung tiêu nắm bắt thông tin giá cả thị trường, cập nhật kịp thời, tính toán đầu ra, đầu vào đầy đủ, hợp lý phù hợp với giá cả thị trường được khách hàng chấp nhận thể hiện doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 tăng 34,03% tương ứng với số tiền 3.586.603 ngàn đồng. Trong khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng 32% làm cho lợi nhuận tăng lên. Đáng chú ý là chỉ tiêu năng suất lao động, năm 2007 tiền lương công nhân sản xuất chính trên doanh thu (1.069.300/10.329.883) là 10,35% tức là 100 đồng tiền lương công nhân sản xuất chính tạo ra 1.035 đồng doanh thu. Năm 2008 (1.282.377/14.146.626) là 9,06% tức là 100 đồng tiền lương công nhân sản xuất chính tạo ra 906 đồng doanh thu, điều này không thể đánh giá năng suất lao động năm 2008 giảm 12,5% (906/1035) mà do thay đổi giá tiền lương tối thiểu tỷ lệ 20% (450.000/540.000). Như vậy, năng suất lao động năm 2008 có tăng lên (12,5% - 20%). (Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính). Bên cạnh đó công tác quản lý luôn được quan tâm cụ thể như: nhập vật tư tiết kiệm giá trị là 10.636 ngàn đồng, nhập vật tư điều chỉnh kiểm kê là 21.551 ngàn đồng (đã bù trừ xuất điều chỉnh). Xét về chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp chiếm trong chi phí sản xuất sau khi loại trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung như: năm 2007 là 82,03% www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 65 SVTH: Kiều Thị Tiền (7.491.401/9.131.984), năm 2008 là 83,66% (10.382.746/12.411.023). Năm 2008 tăng 1,63% (82,03 – 83,66) do ảnh hưởng nhân tố giá cả. (Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Chính). Từ những đánh giá trên đây cho thấy tỉ lệ tăng các khoản chi phí phần lớn thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu (ngoại trừ chi phí bán hàng), làm cho thu nhập về hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên,( lợi nhuận năm 2008 tăng 463.133 ngàn đồng , với tỉ lệ tăng 214,93%). 4.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Thông thường lợi nhuận của các công ty chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: sản lượng hàng hóa bán ra, giá cả,…Nhưng do đặc thù của ngành cơ khí nên lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng của các nhân tố: doanh thu, chi phí, thuế,... Nếu các yếu tố khác không đổi mà doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận tăng và ngược lại doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm theo. Chi phí thì ngược lại với doanh thu, và tỷ lệ nghịch vơí lợi nhuận, tức chi phí tăng thì lợi nhuận giảm còn chi phí giảm thì lợi nhuận tăng. Trừ trường hợp tốc độ tăng cuả doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của chi phí thì đôi khi cũng không làm cho lợi nhuận giảm. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta phân tích sâu hơn việc ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của từng hoạt động. ( Xem phụ lục ) www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 66 SVTH: Kiều Thị Tiền Bảng 8 : TỔNG HỢP TẤT CẢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006- 2008) Đơn vị tính: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Lợi nhuận HĐKD + 64.508 + 120,53 + 632.980 + 136,67 Doanh thu thuần + 2.168.474 + 4051,71 +3.586.603 + 774,42 Giá vốn hàng bán - 2.116.849 - 3955,25 - 3.369.691 - 727,59 Chi phí bán hàng + 63.692 + 119,01 - 129.219 - 27,90 Chi phí QLDN - 50.811 - 94,94 + 545.289 + 117,74 Lợi nhuận HĐTC + 6.671 + 12,46 + 1.864 + 0,40 Doanh thu HĐTC + 923 + 1,72 + 3.270 + 0,71 Chi phí HĐTC + 5.748 + 10,74 - 1.406 - 0,30 Lợi nhuận khác + 3.156 + 5,90 + 8.394 + 1,81 Thu nhập khác + 4.986 + 9,32 + 11.652 + 2,52 Chi phí khác - 1.830 - 3,42 - 3.258 - 0,70 Thuế TNDN - 20.813 - 38,89 - 180.107 - 38,89 Lợi nhuận sau thuế 53.520 100 463.133 100 ( Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính ) Qua số liệu bảng 8 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 chiếm tỷ trọng rất cao (120,53%, với số tiền 64.508 ngàn đồng ) tổng lợi nhuận của công ty so với năm 2006. Điều này chứng tỏ công tác quản lý về mặt tài chính của công ty rất có hiệu quả. Cụ thể: Doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.168.474 ngàn đồng, với tỷ trọng 4051,71 % trong tổng tỷ trọng của công ty. Nguyên nhân làm cho doanh thu công ty năm 2007 tăng cao so với năm là do công ty cập nhật thông tin kịp thời, tính toán đầu ra đầu vào hợp lý, phù hợp với giá cả thị trường ( giá cả không ổn định) được khách hàng chấp nhận thể hiện tăng doanh thu. Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.116.849 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 3955,25%, nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán lại thấp hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận trong năm vẫn tăng. Nguyên nhân làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng là do tăng giá cả (sắt thép) bình quân từ 10% - 30% làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến tăng chi phí giá vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 67 SVTH: Kiều Thị Tiền Chi phí bán hàng năm 2007 giảm so với năm 2006 là 63.692 ngàn đồng, với tỷ trọng 119,01%. Nguyên nhân là do giảm chi phí là do giảm chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng nên làm tăng lợi nhuận cho công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 50.811 ngàn đồng, tỷ trọng tăng 94,94% làm cho lợi nhuận trong năm của công ty giảm. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do tăng chi phí điện thoại, các loại phí thuê đất điều này thể hiện công tác quản lý chi phí chưa được công ty quan tâm, và công ty cần có chích sách hơn nữa trong cách quản lý. Lợi nhuận về hoạt động tài chính của công ty cũng tăng lên 6.671ngàn đồng với tỷ trọng 12,46% so với năm 2006. Cụ thể: Doanh thu hoạt động tài chính tăng 923 ngàn đồng, trong khi đó chi phí hoạt động tài chính cũng giảm 5.748 ngàn đồng dẫn đến lợi nhuận hoạt động tài chính trong năm tăng 6.671 ngàn đồng. Nguyên nhân làm tăng doanh thu hoạt động tài chính là do thu tiền lãi từ ngân hàng, giảm chi phí hoạt động tài chính là do giảm sữa chữa nhà cho thuê. Lợi nhuận khác của công ty cũng tăng lên 3.156 ngàn đồng so với năm 2006. Cụ thể: Thu nhập khác tăng 4.986 ngàn đồng, còn chi phí cũng tăng làm cho lợi nhuận công ty chỉ còn 3.156 ngàn đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng thu nhập khác là do thu tiền lãi từ ngân hàng, chi phí tăng là do tăng chi cho hợp Hội đồng quản trị của công ty. Khoản thuế TNDN trong năm 2007 lại chiếm 38,89% với số tiền 20.813 ngàn đồng so với năm 2006 cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của công ty làm cho lựoi nhuận công ty giảm đi một khoản tương ứng. Mặt dù chi phí tăng là do khách quan nhưng một phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty, nhưng nhìn chung lợi nhuận công ty vẫn tăng 53.520 ngàn đồng so với năm 2006. Lợi nhuận trong công ty năm 2008 vẫn tăng 463.133 ngàn đồng so với năm 2007 nhưng tăng chủ yếu là do khoản tăng của doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lợi nhuận của công ty chiếm 774,42%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do trong năm công ty tiêu thụ nhiều hơn, ( bán được 2 mặt hàng bồn nhiên liệu 10m3 tole 6ly cho www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 68 SVTH: Kiều Thị Tiền DNTN xăng dầu Dưỡng Thủy – Vĩnh Long, thu được khoản tiền 50.000 ngàn đồng trong năm 2008, cũng trong năm này mặt hàng bánh sắt các loại như: bánh lá P 900 4 ly 2 khớp, bánh lá P 800 3ly 1 khớp X 300,… bán cho anh Trương Văn Điền – Đồng Tháp, với số tiền 27.000 ngàn đồng,… ). Giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng 3.369.691 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân giá vốn hàng bán là do giá cả thị trường biến động, nhất là mặt hàng kim khí, mà đặt thù của công ty là sản xuất sản phNm theo đơn đặt hàng nên rất khó khăn trong việc dự trữ nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy mà muốn sản xuất sản phNm thì công ty phải mua nguyên vật liệu theo giá thị trường nên đNy giá vốn hàng hóa lên cao. Chi phí bán hàng trong năm cũng tăng nguyên nhân là do chi cho chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, do đặt thù của ngành là vận chuyển vật liệu cồng kềnh nên phải thuê mướn nhân công, máy móc nên phải chi ra nhiều chi phí để bán được hàng, chi phí bán hàng tăng 129.219 ngàn đồng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Chi phí QLDN trong năm lại giảm 545.289 ngàn đồng góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nguyên nhân giảm chi phí QLDN là do bộ máy quản lý công ty gọn nhẹ, giảm chi phí điện thoại, chi phí về vật liệu. Lợi nhuận HĐTC công ty tăng 1.864 ngàn đồng, với tỷ lệ 0,40 %. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận HĐTC công ty tăng là do mức độ tăng doanh thu cao hơn mức độ tăng chi chí, doanh thu HĐTC tăng chủ yếu do thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, còn chi phí HĐTC tăng do khấu hao nhà cho thuê. Lợi nhuận khác tăng 8.394 ngàn đồng với tỷ lệ 1,81%. Trong đó thu nhập khác tăng 11.652 ngàn đồng với tỷ lệ 2,52%, chi phí khác tăng 3.258 ngàn đồng, nhưng mức độ tăng thu nhập cao hơn mức tăng chi phí. Nguyên nhân làm tăng thu nhập khác là do thu từ vi phạm hợp đồng và thanh lý tài sản cố định, còn chi phí giảm là do khấu hao nhà cho thuê. Thuế TNDN trong năm công ty phải nộp một khoản tiền là 180.107 ngàn đồng, với tỷ trọng 38,89% trong tổng tỷ trọng của công ty. Tóm lại: Trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động cùng với sự thay đổ cách chính sách Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Xét về nguyên nhân tăng tỷ lệ lợi nhuận nếu ta loại trừ www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 69 SVTH: Kiều Thị Tiền nguyên nhân khách quan thì phương hướng hoạt động của công ty phù hợp với cơ chế thị trường, công tác quản lý chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra. Do đó công ty cần phát huy hơn nữa trong những năm kế tiếp để thu được lợi nhuận cao hơn, bằng cách hạn chế đến mức tối đa việc gia tăng chi phí khách quan. 4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả nợ vay… 4.4.1. Phân tích khả năng thanh toán của công Bảng 9: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền đồng 49.071.900 1.078.120.284 747.350.752 Khoản phải thu đồng 1.771.176.345 929.658.732 1.692.297.662 Khoản phải trả NH đồng 965.204.091 1.128.265.918 694.714.855 Tài sản LĐ đồng 3.599.185.627 3.902.508.596 4.681.704.234 HS thanh toán nhanh lần 1,89 1,78 3,51 HS thanh toán NH lần 3,73 3,46 6,74 (Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính) a. HS thanh toán nhanh Từ bảng số liệu 9 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có 1,89 đồng thanh toán nhanh, năm 2007 giảm 0,11 đồng ( 1,89 – 1.78), cho thấy khả năng thanh toán năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể. Về nguyên tắc cơ bản hệ số thanh toán là 1:1 có nghĩa là công ty có sẵn tiền để thanh toán nhanh. Năm 2008, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có 3,51 đồng thanh toán nhanh, năm 2008 cho thấy khả năng thanh toán tăng 1,73 đồng ( 3,51 – 1,78) so với năm 2007. Có nghĩa là công ty có sẵn tiền để thanh toán nhanh. b. HS thanh toán ngắn hạn www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 70 SVTH: Kiều Thị Tiền Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Năm 2006 công ty có 3,73 đồng tài sản lưu động cho 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả, năm 2007 có 3,46 đồng TSLĐ tính cho một đồng nợ ngắn hạn phải trả. Điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán được nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả. Đến năm 2008 công ty có 6,74 đồng TSLĐ tính cho 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả, tăng 3,28 đồng (6,74 – 3,46) so với năm 2007. Điều này cho thấy năm 2008 công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán được nợ ngắn hạn nhưng công ty cần quản lý tỷ số này chặt chẽ hơn nữa vì tài sản lưu động nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nếu như không kiểm soát tốt. (giá cả luôn biến động). 4.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty (Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính) a. Số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp đã tận dụng được tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên hệ số vòng quay này quá cao cũng có thể mang một ý nghĩa khác vì có thể nguyên vật liệu sản xuất bị thiếu không sản Bảng 10: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần đồng 8.371.548.929 10.540.023.222 14.126.625.729 Giá vốn hàng bán đồng 7.373.478.888 9490.327.608 12.860.019.040 Hàng tồn kho BQ đồng 1.428.278.158 1.674.581.441 1.940.878.851 Vốn lưu động BQ đồng 1.375.231.466 1.375.231.466 1.375.231.466 Vốn cố định ròng BQ đồng 2.408.379.674 2.540.093.629 2.584.679.171 Tổng nguồn vốn BQ đồng 3.783.611.140 3.915.325.095 3.959.910.637 Số vòng quay HTK lần 5,16 5,67 6,63 Số vòng quay VLĐ lần 6,09 7,66 10,27 Số vòng quay VCĐ lần 3,48 4,15 5,47 Số vòng quay toàn bộ vốn lần 2,21 2,69 3,57 www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 71 SVTH: Kiều Thị Tiền xuất kịp để đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc hàng hóa bán ra không đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đột ngột của thị trường. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá bị kém phNm chất không tiêu thụ được hoặc do tồn kho quá mức cần thiết và như vậy sẽ làm mất nhiều vốn hơn cho việc dự trữ, quản lý hàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá được luân chuyển bình quân trong kỳ. Qua bảng 10 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 là 5,16 lần, năm 2007 là 5,67 lần (tăng 0,51 lần) so với năm 2006 và sang năm 2008 là 6,63 lần, tức tăng 0,96 lần so với năm 2007. Trong trường hợp này thì số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng nhanh nhưng không đáng kể, cho nên cần có những giải pháp hợp lý hơn trong khâu dự trữ hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp mà chúng ta cần phải xác định một hệ số vòng quay hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo hàng hoá, thành phNm luôn đáp ứng được nhu cầu thị trường, đồng thời vừa đảm bảo hàng hoá mua về, thành phNm làm ra được tiêu thụ kịp thời nhanh chóng. b. Số vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm có chiều hướng tăng đều qua các năm nhưng tương đối nhẹ. Năm 2006 một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh mang lại 6,09 đồng doanh thu. Nhưng sang năm 2007 số vòng quay vốn lưu động tăng lên 7,66 đồng , tức tăng 1,57 lần so với năm 2006, đến năm 2008 tình hình số vòng quay vốn lưu động lại tiếp tục tăng đạt 10,27 đồng, tức tăng 2,61 lần (10,27 – 7,66). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng đều qua các năm còn trong khi đó vốn lưu động lại không tăng qua các năm. Đây là hiên tượng tốt công ty cần phát huy nhiều hơn. c. Số vòng quay vốn cố định Số vòng quay vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Ở bảng 10 cho thấy năm 2006 số vòng quay vốn cố định là 3,48 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định ở năm này là khá hiệu quả. Nhưng đến năm 2007 do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 72 SVTH: Kiều Thị Tiền sản cố định làm cho tài sản cố định tăng nhưng không cao mà phần lớn tài sản cố định đầu tư mới chưa được sử dụng, góp phần làm tăng doanh thu nên làm cho số vòng quay vốn cố định tăng 4,15 lần. Đến năm 2008, phần vốn cố định đầu tư thêm ở năm 2007 đã được đưa vào sử dụng làm cho tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn tốc độ tăng vốn cố định nên góp phần dẫn đến số vòng quay vốn cố định tăng hơn năm 2007 là 1,32 lần, tức năm 2008 đạt 5,47 lần. d. Số vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả. Qua bảng số liệu 10 được dùng phân tích trên ta thấy số vòng quay toàn bộ vốn năm 2006 là 2,21 lần, điều này có nghĩa là một đồng vốn được sử dụng sẽ tạo ra 2,21 đồng doanh thu. Sang năm 2007, một đồng vốn tạo ra 2,69 đồng doanh thu ( tăng 0,48 đồng) và đến năm 2008 thì một đồng vốn bỏ ra tạo được 3,57 đồng doanh thu ( tăng 0,88 đồng) so vơí năm 2007. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng dần qua ba năm. Nguyên nhân là do công ty có chính sách tồn kho hợp lý, lượng tồn kho không quá lớn, song song đó, do ngày càng có nhiều khách hàng đặt hàng tại công ty cũng như nhu cầu về mặt hàng cơ khí ngày càng có xu hướng phát triển nên công ty cần phải có sự đầu tư lớn về máy móc, thiết bị, kho phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế làm cho số vòng quay tổng vốn tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng số vốn. 4.4.3. Phân tích khả năng sinh lời của công ty (Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính) Bảng 11: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần đồng 8.371.548.929 10.540.023.222 14.126.625.729 Tổng chi phí đồng 8.388.601.726 10.492.567.988 13.446.190.206 Tổng tài sản BQ đồng 4.871.810.528 5.232.031.896 5.668.744.472 Vốn chủ sở hữu BQ đồng 3.997.248.854 4.153.515.071 4.697.837.831 Tổng LN sau thuế đồng 161.963.000 215.484.436 678.616.261 LN /Tổng chi phí % 1,93 2,05 5,05 LN/ Doanh thu thuần % 1,93 2,04 4,80 LN/ vốn CSH BQ % 4,05 5,19 14,45 LN/ Tổng tài sản BQ % 3,32 4,12 11,97 www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 73 SVTH: Kiều Thị Tiền Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vị, trách nhiệm cụ thể. Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau: a. Lợi nhuận trên chi phí Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu 11 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí từ năm 2006 đến năm 2007 có tăng nhẹ. Năm 2006, tỷ số này là 1,93 % hay cứ 100 đồng chi phí sẽ thu được 1,93 đồng lợi nhuận và đến năm 2007 cũng như năm 2008 thì tỷ số này lần lượt là 2,05% và 5,05% có cao hơn so với năm 2006 nhưng không nhiều, nhưng sự gia tăng của chi phí lại chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận qua 3 năm tăng lên. Chứng tỏ là tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí cao hơn tỷ lệ trên doanh thu năm 2008 ( 5,05% so với 4,80%). Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều khả quan hơn. Vì vậy công ty cần cố gắng duy trì tốt hơn nữa để lợi nhận ngày càng cao hợn. b. Lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu 11 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ năm 2006 đến năm 2007 có tăng nhẹ. Năm 2006, tỷ số này là 1,93% hay cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo được 1,93 đồng lợi nhuận và đến năm 2007 tỷ lệ này là 2,04%, tăng 0,11 lần so với năm 2006. Năm 2008 tỷ lệ này là 4,80%, tức 100 đồng doanh thu bỏ ra trong năm thì thi được 4,80 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân do doanh thu từ HĐSX kinh doanh của công ty liên tục tăng qua 3 năm là do hàng hóa công ty tiêu thụ ngày càng tăng do lượng khách hàng tiềm năng tăng lên. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng tốt. Vì vậy công ty cần nổ lực hơn nữa trong việc tạo ra lợi nhuận. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 74 SVTH: Kiều Thị Tiền c. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 4,05 đồng lợi nhuận. Các năm tiếp đó thì tỷ số này là 5,19 và tăng cao nhất là năm 2008 chiếm 14,45 %, tức là năm 2007 với 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì sinh lời được 5,19 đồng (tăng 1,14% so với năm 2006) và năm 2008 sinh lời được 14,45 đồng. Từ đó, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty là khá tốt và có xu hướng tăng. Cho nên, trong những năm tiếp theo công ty cần duy trì và có những biện pháp tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu d. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Đối với công ty cổ phần cơ khí Cửu Long 2006 tỷ số lợi nhuận trên tài sản là 3,32%, có nghĩa là trong 100 đồng tài sản đưa vào sử dụng thì tạo được 3,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 trong 100 đồng tài sản bỏ ra thì sinh lời được 4,12 đồng tăng hơn năm 2006 là 0,79 đồng và năm 2008 là 11,97 đồng hay với 100 đồng tài sản được đầu tư vào kinh doanh sẽ tạo ra 11,97 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản do đó dẫn đến kết quả là tỷ số lợi nhuận trên tài sản có mức tăng trưởng khá tốt. Do đó, trong những năm tới công ty cần duy trì hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 75 SVTH: Kiều Thị Tiền CHƯƠNG 5 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Việc đánh giá và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long qua 3 năm 2006-2008 chỉ ra rằng công ty đã hoạt động rất có hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn mà công ty cần khắc phục. 5.1. THUẬN LỢI - Công ty luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, UBND Tỉnh cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các cơ sở Ban ngành trong việc thực hiện mục tiêu của công ty. Những tháo gỡ và những thay đổi tích cực trong cách quản lý kinh tế đã làm cho tình hình kinh tế nước ta ngày càng khởi sắc, từng bước đi vào thế ổn định, phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty. - Một số vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước có chất lượng cao thay thế một phần vật tư phải nhập khNu, ( do công ty nhập nguyên vật liệu đầu vào từ TP Hồ Chí Minh). Công việc mua và bán thuận lợi nên không phải tồn kho và dự trữ nhiều, góp phần cho việc chu chuyển và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. - Thế mạnh của công ty hiện nay là uy tín đã được tạo lập trên thị trường khu vực trong và ngoài Tỉnh. Phần lớn yêu cầu của khách hàng đã được đáp ứng đầy đủ, sản phNm của công ty được bảo hành chu đáo, hướng dẫn tận tình và thường xuyên nghiên cứu cải tiến sản phNm. Trong những năm tới công ty còn hướng đến việc là sẽ xuất khNu các mặt hàng của công ty mình ra nước ngoài. - Đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, có đội ngũ chuyên viên marketing giàu kinh nghiệm, công nhân phần lớn có tay nghề cao góp phần vào sự thắng lợi chung của công ty 5.2. KHÓ KHĂN - Máy móc thiết bị đã bị xuống cấp, mức độ chính xác thấp, quy trình công nghệ không còn đồng bộ, vì vậy năng lực chế tạo các chi tiết, sản phNm đòi hỏi chất lượng cao còn rất hạn chế cần phát huy hơn nữa để đáp ứng ngày càng cao theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 76 SVTH: Kiều Thị Tiền - Hoạt động sản xuất công ty vẫn còn hạn hẹp: phụ thuộc vào mùa vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mức độ tăng trưởng không đều, tính chất đan xen và bổ sung lẫn nhau giữa các mặt hàng, chủng loại mặt hàng còn hạn chế. Do đó kế hoạch sản xuất còn bị động trông chờ vào nhu cầu của nông nghiệp và sức mua của nông dân. - Mặt khác, vốn sản xuất kinh doanh của công ty mặt dù được bổ sung nhiều nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó nguồn vốn công ty chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Ngoài những mặt thuận lợi và khó khăn như đã trình bày trên, sau đây em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 5.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 5.3.1. Biện pháp trích giảm chi phí Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiêu tốn những loại chi phí như sau: Chi phí sản xuất ( trong đó có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào muốn trích giảm chi phí thì phải giảm tất cả các chi phí trên. Nhưng riêng đối với công ty cổ phần cơ khí Cửu Long – Vĩnh Long thì trong việc trích giảm chi phí thì cần giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2007 tăng 50.810 ngàn đồng so với năm 2006 mà các khoản chi tăng là do tăng chi phí khấu hao tài sản cố định, tăng chi phí nước, chi phí do vi phạm hợp đồng,…Sang năm 2008 mặc dù các loại chi phí trên được cải thiện nhưng để hạn chế việc tăng chi phí công ty cần phải phát huy hơn nữa trong những năm kế tiếp. - Đối với chi phí khấu hao TSCĐ công ty nên cân nhắc cho kỹ khi việc khấu hao tài sản là cần thiết. Vì nếu như máy móc thiết bị đã xuống cấp thì việc khấu hao là vô nghĩa (hiệu quả sản xuất không cao). Công ty nên thanh lý tài sản trên để mua máy mới vì như thế hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn, đạt hiệu quả hơn. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 77 SVTH: Kiều Thị Tiền - Đối với chi phí nước công ty cần quản lý chặt chẽ ở khu vực vệ sinh cũng như đường ống nước để hạn chế việc thất thoát. - Đối với chi phí do việc vi phạm hợp đồng thì hạn chế đến mức tối đa, phải dứt khoát vì tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty, công ty nên chủ động hơn trong việc ký kết hợp đồng, linh hoạt hơn trong bộ máy quản lý. Trong năm 2008 chi phí bán hàng của công ty đạt 246.863 ngàn đồng tăng so với năm 2007 là 129.219 ngàn đồng. Việc tăng chi phí bán hàng trong năm này chủ yếu là tăng chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển, bốc vác mà khoản chi này là do khách quan, để hạn chế tình trạng này công ty nên có chính sách cắt giảm chi phí cho phù hợp cũng như công ty nên mua thêm máy móc, thiết bị cần thiết và sử dụng lượng nhân công trong công ty của mình,…Vì đặt thù của ngành là sản xuất những sản phNm nặng và cồng kềnh cần phải có xe để chuyên chở, cần lượng nhân công để đưa hàng lên xe,... Nếu như công ty làm được như thế thì mới giảm được chi phí bán hàng đem lại khoản lợi nhuận cho công ty, còn ngược lại thì khoản chi phí bỏ ra để bán được hàng sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi một khoản tương ứng. Việc trích giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một vấn đề mà công ty cần xem xét. Mặc dù với quy mô kinh doanh của công ty ngày càng một gia tăng nhưng một khi tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí QLDN nhanh hơn với tốc độ tăng của doanh thu thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy, để làm được điều đó thì công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công việc được giao, mua thêm xe chở hàng ,…. Trong quá trình hoạt động nếu chi phí nào không hợp lý thì cần phải giảm bớt đi. Nếu như thế thì sẽ giảm được phần nào chi phí và làm tăng doanh thu đem lại lợi nhuận cho công ty. 5.3.2. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý Hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong công ty, nhất là khi công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, việc dự trữ hàng tồn kho ít so với quy mô hoạt động có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động. Ngược lại, nếu hàng hoá được dự trữ quá nhiều gây tình trạng ứ động, tăng chi phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, để tình hình kinh doanh có hiệu www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 78 SVTH: Kiều Thị Tiền quả hơn, công ty cần có những chính sách thích hợp để xác lập mức dự trữ hàng hoá hợp lý trên cơ sở nắm bắt chính xác tình hình đầu vào, đầu ra và kết cấu mặt hàng tiêu thụ. Mà đặc thù của công ty là sản xuất sản phNm theo đơn đặt hàng là chủ yếu, nên việc tính toán một lượng hàng tồn kho hợp lý đòi hỏi phải rất kỹ, cần đào tạo đội ngũ chuyên viên Marketing trong công ty cao hơn nữa nhất là trong tình hình biến động giá cả như hiện nay.(mặc dù trong 3 năm qua tình hình công ty khá ổn định). 5.3.3. Giảm các khoản phải thu Công ty cần phải tăng cường thêm hình thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng, bởi vì chiết khấu sẽ là động lực thúc đNy nhanh quá trình thu hồi nợ của công ty. Đồng thời công ty cũng nên từ chối cung cấp hàng cho những khách hàng cố tình dây dưa nợ. Ngoài ra, công ty cần đưa ra các hình thức khuyến mãi cho các khách hàng thanh toán trước thời hạn để tăng cường việc thu hồi nợ, tránh tình trang bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn về tình hình tài chính của công ty. Mà tiêu biểu là trong năm 2008 (năm 2008 so với năm 2007) công ty đã bị chiếm dụng vốn. (Năm 2007: khoản phải thu là 929.659 ngàn đồng, còn khoản phải trả 1.128.266 ngàn đồng tương ứng 0,82lần, sang năm 2008: khoản phải thu là 1.692.298 ngàn đồng, còn khoản phải trả là: 694.714 ngàn đồng tương ứng 2,44 lần, khoản bị chiếm dụng trong năm 2008 là 1,62 lần). Ngoài ra, với những phương tiện hiện có của mình, nếu công ty mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp các Tỉnh lân cận thì có thể nói công ty vẫn chưa đủ phương tiện để vận chuyển cho khách hàng. Khi đó công ty sẽ phải thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài. Mặc dù, giá thuê là tương đương với giá thuê của những đơn vị khác, nhưng nếu như công ty tự trang bị thêm cho mình những phương tiện vận chuyển thì sẽ hạ thấp được rất nhiều chi phí. Trong đó, chi phí thuê ngoài là một khoản chi phí không nhỏ mà công ty cần phải giảm.  Tóm lại, tất cả các biện pháp trên chủ yếu nhằm có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Những biện pháp đó được rút ra trên cơ sở phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua với mục đích là những biện pháp này sẽ được công ty xem xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 79 SVTH: Kiều Thị Tiền CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN 6.1. KẾT LUẬN Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay không ít doanh nghiệp bị phá sản và trượt dốc nhưng cũng có những doanh nghiệp đang trên đà phát triển mà tiêu biểu là sự phát triển của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long trong 3 năm qua. Có đựoc những thành quả như hiện nay là một thành tích hết sức phấn khởi, có thể nói đây là một sự cố không nhỏ của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. Bên cạnh đó, luôn có sự đoàn kết và thống nhất nội bộ chặt chẽ giữa Ban Giám Đốc, Công Đoàn và Đoàn thanh niên cùng với sự linh hoạt và nhạy bén trong hoạt động sản suất kinh doanh của Ban Giám Đốc và các phòng ban chức năng đã giúp cho công ty đứng vững và tồn tại trên thương trường, mà đặc biệc là sự quan tâm của Đảng và Nhà nuớc.Từ đó, công ty đã và đang tạo thế chủ động trên thương trường trong việc sử dụng nguồn lực tài chính để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đNy mạnh sản suất kinh doanh. Qua nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long – Vĩnh Long” ta thấy rõ công ty đã có nhiều nổ lực và cố gắng trong việc đem lại lợi nhuận cho trong 3 năm 2006-2008, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản suất trong năm tới. Qua đánh giá và phân tích các tỷ số tài chính của công ty ta thấy các tỷ lệ tăng giảm của công ty không nhiều theo chiều hướng tốt. Từ đó đã tạo điều kiện, động lực thúc đNy đến sự phát triển của công ty. Sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của công ty cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản suất kinh doanh của công ty nhưng công ty đã sử dụng đồng vốn đó một cách hợp lý làm cho tình hình công ty luôn đạt lợi nhuận qua 3 năm. Tình hình hoạt động sản suất kinh doanh có chiều hướng tăng do công ty đã có chính sách sử dụng chi phí hợp lý, khách hàng tìm đến và đặt hàng tại công ty. Công ty cần đNy mạnh việc quan hệ với khách hàng, đNy mạnh khâu tiếp thị và quảng bá sản phNm nhiều hơn nữa cũng như thay đổi máy móc, thiết bị lõi thời, tăng độ chính xác trong từng www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 80 SVTH: Kiều Thị Tiền sản phNm, thu hút khách hàng là doanh nghiệp trong Tỉnh, ngoài Tỉnh và hướng đến xuất khNu.. Để công ty ngày càng lớn mạnh hơn thì điều trước tiên cần là phải tăng được nguồn vốn đủ sức cạnh tranh về mặt tài chính và một điều quan trọng không thể thiếu nữa là công ty cần có những biện pháp và chính sách sử dụng vốn sao cho “ với số vốn thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất”. 6.2. KIẾN NGHN Qua quá trình thực tập và nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long – Vĩnh Long, hiểu rõ phần nào về tình hình hoạt động của công ty. Với những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần phải giải quyết, có thể thấy rằng những hoạt động của công ty mang đến bên cạnh các tác động từ chủ quan còn có những tác động khách quan khác như môi trường kinh doanh, chính sách Nhà nước,…. Em xin đưa ra một số kiến nghị nhỏ nhằm góp phần vào việc phát triển kinh doanh của công ty trong cơ chế thị trường luôn luôn biến động gay gắt như hiện nay. 6.2.1. Đối với công ty “ Thị trường là chiến trường, sự thành công lúc nào cũng không phải mãi mãi, mà để có được như vậy thì cần có những mục tiêu, những kế hoạch cụ thể, vững chắc”. Hiện nay công ty đang cổ phần hoá theo chủ trương của tỉnh Vĩnh Long, việc cổ phần hoá là cơ hội để công ty huy động được nhiều nguồn vốn bên ngoài bổ sung cho việc mở rộng qui mô và hiện đại hoá các trang thiết bị, máy móc nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, để huy động được nguồn vốn nhiều hơn nữa công ty cần cải cách lại cơ cấu quản trị hiệu quả và năng động hơn. Đối với công tác quản trị tài chính, công ty cần thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính, sớm phát hiện mặt tích cực để phát huy kịp thời và ngăn ngừa các mặt tiêu cực, đảm bảo cho hoạt động sản suất kinh doanh trên cơ sở không nợ nần, cũng như khả năng tự chủ về nguồn vốn có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch vốn bằng tiền hợp lý trong việc chi trả khoản nợ cho công nhân viên, thuế cũng như đảm bảo mức dự trữ bàng tiền hợp lý. Mặt khác, www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 81 SVTH: Kiều Thị Tiền tăng cường công tác thu hồi công nợ, thu được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đội ngủ công nhân viên phải thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, am hiểu về thị trường và luôn bồi dưỡng tay nghề để tạo ra sản phNm có mẫu mã, chất lượng,…nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mở rộng những biện pháp Merketing trong nội địa, nhằm để sản phNm của mình có thể đến với người tiêu dùng trong nước cũng như hướng đến xuất khNu. ĐNy mạnh chính sách cạnh tranh có thể mở rộng thị trường và giới thiệu sản phNm đến người tiêu dùng. Có kế hoạch đầu tư TSCĐ trong tương lai, để nâng cao năng lực sản suất. ĐNy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, Ban ngành trong và ngoài Tỉnh, các cơ quan tài chính,…nhằm nắm vững những chủ trương chích sách kịp thời. ĐNy mạnh chích sách khen thưởng công nhân viên thực hiện tốt việc sử dụng nguồn tài sản. 6.2.2. Đối với Nhà nước Cần có chính sách hổ trợ kịp thời khi có sự biến động giá cả trên thị trường làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước. Hỗ trợ kịp thời vốn cho công ty với lãi suất ưu đãi để công ty có thể đổi mới đầu tư công nghệ nâng cao sức cạnh tranh. Nhà nước chỉ đạo kịp thời những thông tin, những thay đổi trên thị trường để công ty có kế hoạch điều chỉnh ứng phó. Các cơ quan tài chính trong đó có các ngân hàng cần có những chính sách hỗ trợ cho công ty về mặt tài chính. Mặt dù thị trường nội địa có những bước phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng của đất nước, đặc biệt là tỷ lệ các sản phNm về cơ khí còn thấp và để kích thích người tiêu dùng quan tâm đến sản phNm cơ khí nói riêng đó không chỉ là sự nổ lực của tất cả các doanh nghiệp trong ngành mà còn là trách nhiệm của Bộ, các ban ngành có liên quan đặc biệt là Bộ công nghiệp. Bộ công nghiệp có một chiến lược chung nhằm tuyên truyền , khuyến khích người tiêu dùng quan tâm đến các mặt hàng cơ khí. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 82 SVTH: Kiều Thị Tiền 6.2.3. Đối với cán bộ công nhân viên Thường xuên nâng cao tay nghề, tìm hiểu, sáng tạo, am hiểu thị trường để từ đó tạo ra các sản phNm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Phát triển vị thế công ty một cách toàn diện bằng việc lao động sáng tạo đạt năng suất cao, chất lượng hiệu quả và bền vững. Mỗi cán bộ công nhân viên là một “ hướng dẫn viên ” nhằm giới thiệu nâng cao hình ảnh của công ty không những phát triển trong Tình mà còn ở ngoài Tỉnh và cả nước. Mỗi nhân viên phấn đấu sao cho “ Toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty sẵn sàng hết sức mình phục vụ cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh và bền vững ở hiện tại cũng như trong tương lai”. www.kinhtehoc.net GVHD: Ths. Nguyễn Thị Lương Luận Văn Tốt Nghiệp 83 SVTH: Kiều Thị Tiền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths.Võ Thành Danh, Ths.Bùi Văn Trịnh, Ths. La Xuân Đào, Năm 1998. Giáo trình kế toán phân tích, NXB Thống kê. 2. Võ thanh Thu, Nguyễn Thị My, năm 1998. Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. 3. TS. Trương Đông Lộc, Ths. Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (03/2007). Quản trị tài chính, trường Đại Học Cần Thơ khoa kinh tế - QTKD, Cần Thơ. 4. Trương Thị Hồng Minh, kế toán 02- K29. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Cà Mau. 5. Một số thông tin trên internet. www.vnexpress.com.vn www.tuoitre.com.vn www. skhdt.vinhlong.vn www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí Cửu Long - Vĩnh Long.pdf
Luận văn liên quan