Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT

. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế v ì vậy môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất vươn lên tự khẳng định mình, không ngừng hoàn thiện để tồn tại và phát triển. Do đó, doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vừa có điều kiện tích lũy, mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Để có thể cạnh tranh thì các nhà quản lí phải am hiểu thị trường, nắm bắt được thông tin kịp thời bên cạnh đó phải điều chỉnh lại cơ cấu quản lí, hình thức kinh doanh cho hợp lý và để hoạt động có hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kinh doanh của mình dựa trên số liệu của kế toán. Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể khai thác hết khả năng tiềm tàng, hiểu rõ những tiềm ẩn chưa được phát hiện. Cũng qua đó doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân nguồn gốc của các vần đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của mình tại công ty. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn hệ thống hơn về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và đồng thời cũng để mở rộng kiến thức nhất định về nội dung, phương pháp phân tích. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1 1.1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu . 1 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn . 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung . 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2 1.3.1. Không gian 2 1.3.2. Thời gian . 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 2 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. Phương pháp luận 4 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, nôi dung của phân tích hoạt động kinh doanh 4 2.1.1.1. Khái niệm . 4 2.1.1.2. Ý nghĩa . 4 2.1.1.3. Nhiệm vụ 5 2.1.1.4. Nội dung . 5 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 6 2.1.3. Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 7 2.1.3.1. Doanh thu . 7 2.1.3.2. Chi phí 8 2.1.3.3. Lợi nhuận . 10 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 10 2.1.4.1. Các chỉ tiêu thanh toán . 10 2.1.4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn . 11 2.1.4.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận 12 2.2. Phương pháp nghiên cứu . 13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 13 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 14 2.2.2.1. Phương pháp so sánh 14 2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn . 15 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT 17 3.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 17 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 17 3.1.2. Nội dung hoạt động của công ty . 18 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 19 3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006-2008) 23 3.3. Thuận lợi và khó khăn . 24 3.4. Phương hướng hoạt động năm 2009 24 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT 26 4.1. Phân tích doanh thu . 26 4.1.1. Phân tích chung về doanh thu của công ty qua 3 năm 26 4.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 28 4.2. Phân tích chi phí 29 4.2.1. Phân tích chung về chi phí của công ty qua 3 năm . 29 4.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí . 32 4.3. Phân tích lợi nhuận 34 4.3.1. Phân tích chung về lợi nhuận của công ty qua 3 năm . 34 4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 35 4.4. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 37 4.4.1. Các tỷ số khả năng thanh toán 38 4.4.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn . 38 4.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh 39 4.4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 39 4.4.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho . 40 4.4.2.2. Vòng quay vốn lưu động 41 4.4.2.3. Vòng quay tài sản cố định 41 4.4.2.4. Vòng quay tổng tài sản . 42 4.4.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận . 42 4.4.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 43 4.4.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản . 43 4.4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu . 44 4.5. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động 44 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 46 5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty . 46 5.2. Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh doanh . 47 5.3. Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu 47 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 6.1. Kết luận 49 6.2. Kiến nghị . 49 6.2.1. Đối với nhà nước . 49 6.2.2. Đối với công ty . 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 52

pdf65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động xây lắp và hoạt động tư vấn, thiết kế, giám sát đều tăng do các công trình xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các chủ đầu tư, bên cạnh đó chi phí năm 2007 cũng giảm nhiều so với năm 2006 nên làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng cao (721,57%) so với năm 2006. Điều này cho thấy Công ty đã hoạt động có hiệu quả trong năm 2007. Riêng năm 2008 doanh thu giảm so với năm 2007 (27,61%) cùng với doanh thu chi phí cũng giảm nhưng tốc độ giảm chi phí thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu (4,92%) nên đã làm cho lợi nhuận năm 2008 giảm mạnh với giá trị 594.793 ngàn đồng (hay 94,75%) so với năm 2007. Như vậy trong năm 2008 tình hình hoạt động của Công ty có chiều hướng đi xuống. Công ty cần quản lý tốt hơn chi phí, có chính sách kinh doanh phù hợp hơn. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT GVHD: Th.s Phạm Lê Thông 24 SVTH: La Thị Hồng Cẩm 3.3. Thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi: - Xu hướng đầu tư xây dựng ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng tăng. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ đang quy hoạch để phát triển trở thành đô thị loại 1 và các tỉnh thành khác trong khu vực cũng quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, khu cụm tuyến dân cư, công nghiệp, nhà ở… - Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lí, các kỹ sư công trình rất nhiệt tình, tích cực trong công việc, công nhân lành nghề, phương tiện thiết bị thi công tiên tiến. - Công ty có khả năng đảm bảo thi công xây dựng các loại công trình theo mọi yêu cầu của chủ đầu tư. - Công ty luôn được sự hỗ trợ của UBND TP Cần Thơ và các ngành hữu quan cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Chi Ủy, Ban Giám đốc và sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên. - Công trình do Công ty thi công đều đạt chất lượng tốt, kỹ mỹ thuật cao. Khó khăn: - Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng ngày càng gay gắt do rào cản gia nhập ngành thấp nên có nhiều đối thủ mới gia nhập ngành, thị trường tiêu thụ có thể bị thu hẹp lại. - Tình hình vật tư, giá cả thị trường biến động đã làm cho chi phí đầu tư tăng đột biến làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư. - Hạn chế về nguồn vốn trong quá trình hoạt động vì vốn tự có còn ít so với quy mô và nhu cầu kinh doanh. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát triển cao như mong muốn và tương xứng với tiềm năng của mình. - Công ty mới thành lập, qui mô nhỏ nên năng lực quản lý chưa thật chặt chẽ, kinh nghiệm tổ chức, điều hành chưa cao, chưa chiếm được vị trí trên thị trường, khả năng cạnh tranh còn yếu. 3.4. Phương hướng hoạt động năm 2009. Nền kinh tế nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập vào WTO thì lượng vốn đầu tư vào Việt Nam ta ngày một tăng, trong điều kiện đó đòi hỏi phải phát triển các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT GVHD: Th.s Phạm Lê Thông 25 SVTH: La Thị Hồng Cẩm trung tâm thương mại sầm uất. Vì vậy, nhu cầu xây dựng của nước ta là rất lớn. Để có thể đứng vững trước những cơ hội trong điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành Công ty đã đề ra cho mình phương hướng và nhiệm vụ thích hợp sau: - Khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, đẩy mạnh tiến độ thi công, thúc đẩy các chủ đầu tư thanh toán phần khối lượng hoàn thành để Công ty có thể thu hồi vốn càng sớm càng tốt.. - Có chính sách thu hút vốn, tạo nên thế mạnh về vốn trong xây dựng. - Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, củng cố phát triển thị trường, tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng. - Xây dựng, tổ chức Công ty ngày một vững mạnh, đầu tư thêm phương tiện thi công hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật. - Thường xuyên thực hiện công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty theo từng tháng, từng quý, từng năm. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT GVHD: Th.s Phạm Lê Thông 26 SVTH: La Thị Hồng Cẩm CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT 4.1. Phân tích doanh thu. 4.1.1. Phân tích chung về doanh thu của công ty qua 3 năm. Căn cứ vào số liệu của Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta có bảng cơ cấu doanh thu của Công ty qua 3 năm như sau: (Bảng 3.2) Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu thuần biến động khá thất thường có năm tăng có năm giảm. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình thường kéo dài trong nhiều năm trong khi việc ghi nhận doanh thu là khi các công trình hoàn thành. Cụ thể trong năm 2006 tổng doanh thu của công ty đạt 2.309.981ngàn đồng đến năm 2007 thì tăng lên tới 2.485.651 ngàn đồng tức tăng 175.670 ngàn đồng tương ứng tăng 7,60% chủ yếu là do doanh thu xây dựng tăng mạnh, do nhiều công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Bước sang năm 2008 doanh thu đạt được là 1.799.468 ngàn đồng giảm tới 686.183 ngàn đồng tương ứng 27,61% so với năm 2007. Điều này là do Công ty không nhận được nhiều công trình xây dựng, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Qua cơ cấu doanh thu của Công ty trong 3 năm hoạt động thì doanh thu xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu còn doanh thu tư vấn thiết kế chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Cụ thể trong năm 2006 doanh thu xây dựng chiếm tỷ trọng 90,09%, doanh thu tư vấn thiết kế chiếm 9,91%. Đến năm 2007 thì doanh thu xây dựng lại tăng lên chiếm 90,83% tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu tư vấn thiết kế lại giảm xuống chiếm 9,17%. Nhưng đến năm 2008 thì doanh thu tư vấn thiết kế lại tăng lên đáng kể chiếm tỷ trọng 37,61%. Qua phân tích cho thấy công ty chủ yếu tập trung cho hoạt động xây lắp, hoạt động tư vấn thiết kế, giám sát chưa được chú trọng lắm vì nó không tạo doanh thu cao. Ngoài ra Công ty đã xác định quan điểm về kinh doanh nhận thầu xây lắp là tập trung vào thị trường Cần Thơ và một số địa phương trọng yếu để giảm bớt chi phí đặc biệt là chi phí quản lý. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT GVHD: Th.s Phạm Lê Thông 28 SVTH: La Thị Hồng Cẩm 4.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu. Tổng doanh thu của Công ty là sự tổng hợp của 2 thành phần tương ứng với 2 loại doanh thu sau: - Doanh thu xây dựng. - Doanh thu tư vấn, thiết kế. Ta có công thức: Doanh thu = Doanh thu xây dựng + Doanh thu tư vấn, thiết kế. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu. Gọi DT là tổng doanh thu. * Doanh thu năm 2007 so với năm 2006. Tổng doanh thu năm 2006: DT06 = 2.081.047 + 228.934 = 2.309.981 ngàn đồng. Tổng doanh thu năm 2007: DT07 = 2.257.719 + 227.932 = 2.485.651 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích: DT = DT07 – DT06 = 2.485.651 – 2.309.981 = 175.670 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu xây dựng: 2.257.719 - 2.081.047 = 176.672 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tư vấn thiết kế: 227.932 - 228.934 = - 1.002 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 176.672 – 1.002 = 175.670 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 175.670 ngàn đồng là do doanh thu xây dựng tăng 176.672 ngàn đồng, doanh thu tư vấn thiết kế giảm 1.002 ngàn đồng. * Doanh thu năm 2008 so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2007: DT07 = 2.257.719 + 227.932 = 2.485.651 ngàn đồng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT GVHD: Th.s Phạm Lê Thông 29 SVTH: La Thị Hồng Cẩm Tổng doanh thu năm 2008: DT08 = 1.122.727 + 676.741 = 1.799.468 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: DT = DT08 – DT07 = 1.799.468 - 2.485.651 = - 686.183 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu xây dựng: 1.122.727 - 2.257.719 = -1.134.992 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tư vấn thiết kế: 676.741 - 227.932 = 448.809 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: (-1.134.992) + 448.809 = - 686.183 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007 là 686.183 ngàn đồng là do doanh thu xây dựng giảm 1.134.992 ngàn đồng, doanh thu tư vấn thiết kế tăng 448.809 ngàn đồng. 4.2. Phân tích chi phí. 4.2.1. Phân tích chung về tình hình chi phí của công ty qua 3 năm. Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác, xác định mức tiết kiệm hay bội chi chi phí. Chi phí của doanh nghiệp theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành bao gồm có 3 loại chi phí: chi phí từ hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác hay chi phí thất thường. Trong phân tích thường thì chỉ đi sâu vào phân tích chi phí từ hoạt động kinh doanh. Nhìn chung các khoản chi phí của doanh nghiệp không đều qua các năm, có năm tăng có năm giảm và nhất là chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Qua bảng số liệu (Bảng 3.3) ta thấy tình hình tổng chi phí của Công ty giảm qua các năm. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí là 2.233.569 ngàn đồng đến năm 2007 giảm xuống còn 1.857.872 ngàn đồng, giảm 375.697 ngàn đồng tương ứng 16,82%. Nguyên nhân là do các loại chi phí đều giảm chỉ có chi phí khác bằng tiền là tăng lên 52.417 ngàn đồng tương ứng 717,16% nhưng nó vẫn www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 30 Bảng 3.2: BẢNG CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Doanh thu xây dựng 2.081.047 90,09 2.257.719 90,83 1.122.727 62,39 176.672 -1.134.992 Doanh thu tư vấn, thiết kế 228.934 9,91 227.932 9,17 676.741 37,61 - 1.002 448.809 Doanh thu thuần 2.309.981 100,00 2.485.651 100,00 1.799.468 100,00 175.670 - 686.183 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 31 Bảng 3.3: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHUNG CỦA CHI PHÍ ĐVT: Ngàn đồng Chi phí sản xuất kinh doanh Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức % Chi phí nguyên liệu, vật liệu 1.511.533 1.220.226 858.822 -291.307 -19,27 -361.404 -29,62 Chi phí nhân công 642.005 572.532 862.159 -69.473 -10,82 289.627 50,59 Chi phí khấu hao TSCĐ 3.383 3.383 3.383 0 0 0 0 Chi phí dịch vụ mua ngoài 69.339 2.005 0 -67.334 -97,11 -2.005 -100 Chi phí khác bằng tiền 7.309 59.726 42.118 52.417 717,16 -17.608 -29,48 Tổng chi phí 2.233.569 1.857.872 1.766.482 -375.697 -16,82 -91.390 -4,92 (Nguồn: Phòng kế toán ) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 32 không làm tổng chi phí tăng lên. Năm 2008 thì chi phí tiếp tục giảm so với năm 2007 là 91.390 ngàn đồng tương ứng 4,92%. Tuy có giảm nhưng mức giảm rất thấp, trong đó đặc biệt chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 100%, chi phí nhân công lại tăng lên 289.627 ngàn đồng tương ứng 50,59%. 4.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí. Chi phí từ hoạt động kinh doanh của Công ty được tạo thành từ các khoản mục chi phí: Giá vốn hàng bán. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có: Chi phí HĐKD = GVHB + Chi phí QLDN. Gọi CP: là tổng chi phí hoạt động kinh doanh. * Chi phí năm 2007 so với năm 2006. Tổng chi phí HĐKD năm 2006: CP06 = 1.511.533 + 722.036 = 2.233.569 ngàn đồng. Tổng chi phí HĐKD năm 2007: CP07 = 1.220.226 + 637.646 = 1.857.872 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: CP = CP07 - CP06 = 1.857.872 - 2.233.569 = - 375.697 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 1.220.226 - 1.511.533 = - 291.307 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 637.646 - 722.036 = - 84.390 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: (- 291.307) + (- 84.390) = - 375.697 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng chi phí năm 2007 so với năm 2006 giảm 375.697 ngàn đồng là do giá vốn hàng bán giảm 291.307 ngàn đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 84.390 ngàn đồng. * Chi phí năm 2008 so với năm 2007. Tổng chi phí HĐKD năm 2007: www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 33 CP07 = 1.220.226 + 637.646 = 1.857.872 ngàn đồng. Tổng chi phí HĐKD năm 2008: CP08 = 858.822 + 907.660 = 1.766.482 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: CP = CP08 - CP07 = 1.766.482 - 1.857.872 = - 91.390 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 858.822 - 1.220.226 = - 361.404 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 907.660 - 637.646 = 270.014 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: (- 361.404) + 270.014 = - 91.390 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy tổng chi phí năm 2008 so với năm 2007 giảm 91.390 ngàn đồng là do giá vốn hàng bán giảm 361.404 ngàn đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 270.014 ngàn đồng. Phân tích sự tác động của từng chỉ tiêu: Bảng 3.5: CÁC KHOẢN MỤC TẠO THÀNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % GVHB 1.511.533 67,67 1.220.226 65,68 858.822 48,62 CPQLDN 722.036 32,33 637.646 34,32 907.660 51,38 Tổng chi phí 2.233.569 100,00 1.857.872 100,00 1.766.482 100,00 (Nguồn: Phòng kế toán ) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 34 Giá vốn hàng bán: Ta thấy giá vốn hàng bán biến động theo chiều hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2007 giảm 291.307 ngàn đồng tức giảm 19,27% so với năm 2006. Đến năm 2008 là 858.822 ngàn đồng giảm 361.404 ngàn đồng tức giảm 29,62% so với năm 2007. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, nó chiếm từ 65 - 68%, thể hiện sự chi phối trực tiếp của giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty. Riêng năm 2008 thì giá vốn hàng bán lại giảm đáng kể chỉ còn 48,62%. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 giảm 84.390 ngàn đồng tức giảm 11,69% so với năm 2006. Năm 2008 thì chi phí này lại tăng lên 270.014 ngàn đồng tức tăng 42,35%. Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng, giá vốn hàng bán giảm mạnh. Đây là điều cần quan tâm, doanh nghiệp cần có biện pháp kiểm soát hợp lí các chi phí. 4.3. Phân tích lợi nhuận. 4.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Để có thể biết được một doanh nghiệp có hiệu quả tốt hay xấu người ta thường nhìn vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đó thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây được coi là chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động của một Công ty. Bảng 3.6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM CỦA CÔNG TY ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức % Lợi nhuận 76.412 627.779 32.986 551.367 721,57 -594.793 -94,75 (Nguồn: Phòng kế toán ) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 35 Lợi nhuận Công ty được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Nhìn chung lợi nhuận của Công ty biến động không đều. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 76.412 ngàn đồng. Năm 2007 đạt 627.779 ngàn đồng tức tăng 551.367 ngàn đồng tương ứng 721,57%, tỷ lệ tăng rất cao. Nguyên nhân là do Công ty hoàn thành được nhiều công trình xây dựng bàn giao cho chủ đầu tư và hoạt động tư vấn, thiết kế, giám sát cũng tăng lên. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 32.986 ngàn đồng tức giảm 94,75% tỷ lệ giảm cũng rất cao. Nguyên nhân là do số công trình xây dựng mà Công ty nhận được giảm đi, nhiều hợp đồng chưa được thanh lý trong năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. 4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty được tạo thành từ các nhân tố doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau: Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần – GVHB – Chi phí QLDN. Gọi L: là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. * Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006: L06 = 2.309.981 – 1.511.533 – 722.036 = 76.412 ngàn đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007: L07 = 2.485.651 – 1.220.226 – 637.646 = 627.779 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: L = L07 – L06 = 627.779 - 76.412 = 551.367 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần: 2.485.651 - 2.309.981 = 175.670 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 1.220.226 - 1.511.533 = - 291.307 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 637.646 - 722.036 = - 84.390 ngàn đồng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 36 Các nhân tố ảnh hưởng đều làm cho lợi nhuận tăng lên. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 175.670 + 291.307 + 84.390 = 551.367 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 551.367 ngàn đồng là do doanh thu thuần tăng 175.670 ngàn đồng, giá vốn hàng bán giảm 291.307 ngàn đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 84.390 ngàn đồng. * Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007: L07 = 2.485.651 – 1.220.226 – 637.646 = 627.779 ngàn đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008: L08 = 1.799.468 – 858.822 – 907.660 = 32.986 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: L = L08 – L07 = 32.986 - 627.779 = - 594.793 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần: 1.799.468 - 2.485.651 = - 686.183 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 858.822 - 1.220.226 = - 361.404 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 907.660 - 637.646 = 270.014 ngàn đồng. Nhân tố làm tăng lợi nhuận: Giá vốn hàng bán: 361.404 ngàn đồng. Nhân tố làm giảm lợi nhuận: Doanh thu thuần: - 686.183 ngàn đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: - 270.014 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: (- 686.183) + 361.404 + (- 270.014) = - 594.793 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. Vậy lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 giảm 594.793 ngàn đồng là do doanh thu thuần giảm 686.183 ngàn đồng, giá vốn hàng bán giảm 361.404 ngàn www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 37 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 270.014 ngàn đồng. Qua phân tích ta thấy tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty biến động thất thường qua các năm cụ thể: trong năm 2006 lợi nhuận đạt 76.412 ngàn đồng, năm 2007 đạt 627.779 ngàn đồng tăng 551.367 ngàn đồng tương ứng 721,57% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu thuần năm 2007 đạt 2.485.651 ngàn đồng tăng so với năm 2006 là 175.670 ngàn đồng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán lại giảm 291.307 ngàn đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 84.390 ngàn đồng. Do đó, Công ty đạt được mức lợi nhuận rất cao. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 32.986 ngàn đồng giảm 94,57% so với năm 2007, giảm 56,83% so với năm 2006 sự sụt giảm rất lớn. Sở dĩ như vậy là do doanh thu thuần giảm 27,61%, giá vốn hàng bán cũng giảm 29,62%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 42,35%, tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ giảm doanh thu nên làm cho lợi nhuận giảm rất nhiều so với những năm trước. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị doanh thu thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó. Nó được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Khi doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với nguồn vốn bỏ ra…thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. 4.4. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong phần phân tích trên chúng ta đã biết được tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả, mà cần phải www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 38 xem xét nhiều yếu tố khác không kém phần quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu khả năng sinh lời, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. 4.4.1. Các tỷ số khả năng thanh toán. Tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan đ ược phản ánh qua khả năng thanh toán của công ty đó. Bảng 3.7: CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 Tài sản lưu động Ngàn đồng 1.652.852 2.191.747 2.130.437 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 95.584 88.501 31.150 Giá trị hàng tồn kho Ngàn đồng 9.121 752.902 1.114.510 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 17,29 24,77 68,39 Hệ số thanh toán nhanh Lần 17,20 16,26 32,61 (Nguồn: Phòng kế toán ) 4.4.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn. Các chỉ số tài chính có thể nhận định tốt về khả năng trả nợ của công ty. Hệ số thanh toán ngắn hạn là một chỉ số hữu ích. Nó bằng tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn. Nó cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản lưu động bảo đảm chi trả. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp được xem là có nhiều khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 muốn ám chỉ rằng doanh nghiệp sẽ không đủ sức để trả nợ. Qua bảng trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt, tức là khả năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ này là rất tốt. Cụ thể năm 2006 hệ số này là 17,29 tức 1 đồng nợ www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 39 ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 17,29 đồng tài sản lưu động. Đến năm 2007 hệ số này tăng lên 24,77 hay tăng 7,48 đồng. Năm 2008 hệ số này tiếp tục tăng lên là 68,39 đồng tức tăng 43,62 đồng so với năm 2007, trong khi đó hệ số thanh toán ngắn hạn của toàn ngành xây dựng năm 2008 là 1,26. Như vậy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty lớn hơn rất nhiều so với cả ngành xây dựng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty luôn được đảm bảo. 4.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh. Nếu muốn đo lường khả năng thanh khoản tốt hơn của các tài sản lưu động, ta có thể dùng hệ số thanh toán nhanh bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho chia cho tổng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của các vốn lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không dựa vào việc bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ và vật tư. Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của Công ty không đều qua các năm nhưng đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn bằng tiền và các khoản khác tương đương tiền khả quan. Cụ thể, năm 2006 hệ số này là 17,20 (lần) tức là một đồng nợ ngắn hạn của công ty được bảo đảm bằng 17,20 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, tức là tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho. Đến năm 2007 hệ số này giảm xuống còn 16,26 (lần) tức giảm 0,94 (lần). Nhưng đến năm 2008 hệ số này lại tăng lên và đạt 32,61 (lần) tăng 16,35 (lần) so với năm 2007. Nhìn chung các hệ số thanh toán của Công ty là rất cao, nhất là hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số này có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán của công ty tốt hơn. 4.4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Đây là nhóm các tỷ số được các nhà quản trị cũng như chủ sở hữu quan tâm hàng đầu, nó phản ánh hiệu quả quản lí các loại tài sản của công ty. Thông qua các chỉ số này người ta có thể đo lường được hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 40 Bảng 3.8: CÁC TỶ SỐ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 GVHB Ngàn đồng 1.511.533 1.220.226 858.822 HTK bình quân Ngàn đồng 7.371 381.012 933.706 Doanh thu thuần Ngàn đồng 2.309.981 2.485.651 1.799.468 VLĐ bình quân Ngàn đồng 1.316.065 1.922.299 2.161.092 TSCĐ bình quân Ngàn đồng 8.458 11.075 13.692 Tổng tài sản bình quân Ngàn đồng 1.324.524 1.933.374 2.174.784 Tỷ số vòng quay HTK Vòng 205,06 3,20 0,92 Vòng quay VLĐ Vòng 1,76 1,29 0,83 Vòng quay TSCĐ Vòng 273,11 224,44 131,42 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,74 1,29 0,83 Số ngày của 1 vòng quay HTK Ngày 1,78 113,97 396,83 Số ngày của 1 vòng quay VLĐ Ngày 207,95 282,28 438,35 (Nguồn: Phòng kế toán ) 4.4.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho. Qua bảng trên ta thấy rằng các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của công ty khá cao. Năm 2006 tỷ số vòng quay hàng tồn kho là 205,06 vòng. Đến năm 2007 thì tỷ số này là 3,2 vòng giảm 201,86 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ số này chỉ còn 0,92 vòng giảm 2,28 vòng so với năm 2007. Như vậy tỷ số này có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Điều đó cho thấy tình hình xây dựng các công trình của Công ty không được tốt, làm tăng chi phí tồn trữ, hao hụt và nhiều công trình dở dang chưa hoàn thành. Hiệu quả quản lí hàng tồn kho của Công ty có xu hướng xấu đi, hàng tồn kho quay vòng chậm, cụ thể năm 2006 số ngày của 1 vòng quay là 1,78 ngày, sang năm 2007 thì số ngày của 1 vòng quay tăng lên tới 113,97 ngày, đến năm 2008 số ngày của 1 vòng quay tiếp tục tăng lên và là 396,83 ngày tăng gấp 3 lần năm 2007. Nhìn chung tốc độ quay vòng của hàng tồn kho thấp, đặc biệt là năm 2008 nguyên nhân là do năm 2007 nhiều hợp đồng chưa được thanh lý nên chi phí chưa được quyết toán cộng dồn sang năm 2008 vì vậy hàng tồn kho quá lớn ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Do đó, Công ty cần phải có chính sách điều chỉnh mức tồn kho hợp lý để đảm bảo không www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 41 quá dư mà cũng không quá thiếu. 4.4.2.2. Vòng quay vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng số vòng quay vốn lưu động. Vốn lưu động cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ngoài ra ta còn dùng chỉ tiêu số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động. Từ kết quả trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2006 là 1,76 vòng đến năm 2007 tỷ số này giảm xuống còn 1,29 vòng giảm 0,47 vòng so với năm 2006. Năm 2008 tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 0,83 vòng giảm 0,46 vòng so với năm 2007, giảm 0,93 vòng so với năm 2006. Điều này cho thấy Công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa tốt. Để thấy rõ hơn ta đi sâu vào phân tích số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động. Ta thấy năm 2006 số vòng quay vốn lưu động là 1,76 vòng tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,76 đồng doanh thu và 1 vòng quay sẽ mất 207 ngày. Sang năm 2007 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra Công ty thu được 1,29 đồng doanh thu nhưng 1 vòng quay lại mất tới 282 ngày. Đến năm 2008 thì hiệu quả sử dụng vốn giảm cứ 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 0,83 đồng doanh thu và 1 vòng quay phải mất 439 ngày. Qua đó, Công ty đã sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả. 4.4.2.3. Vòng quay tài sản cố định. Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy vòng quay tài sản cố định của công ty là rất cao và giảm dần qua các năm. Năm 2006 vòng quay này là 273,11 vòng tức là bình quân trong một năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra 273,11 đồng doanh thu thuần. Năm 2007 vòng quay này là 224,44 vòng tức là bình quân 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 224,44 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2006 là 48,67 đồng. Đến năm 2008 vòng quay này chỉ còn 131,42 vòng tức là bình quân 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 131,42 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2007 là 93 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là rất thấp, ngày càng giảm, công ty cần khắc phục vấn đề này. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 42 4.4.2.4. Vòng quay tổng tài sản. Ở năm 2006 vòng quay tổng tài sản là 1,74 vòng tức là trong năm 1 đồng trong tổng tài sản tạo ra được 1,74 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2007 con số này là 1,29 vòng giảm 0,45 vòng so với năm 2006. Sang năm 2008 vòng quay này lại giảm xuống còn 0,83 vòng giảm 0,46 vòng so với năm 2007. Đây là con số rất thấp nhưng lại cao hơn vòng quay tổng tài sản của toàn ngành năm 2008 (0,6 vòng), chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng tổng tài sản chưa có hiệu quả nhưng nếu so với toàn ngành thì lại tốt hơn. Nhìn chung các tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa tốt. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho rất nhỏ, chứng tỏ việc quản lí hàng tồn kho chưa hiệu quả, tăng chi phí tồn trữ, bảo quản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vòng quay vốn lưu động, vòng quay tổng tài sản đều thấp, vòng quay tài sản cố định tuy rất cao nhưng lại có xu hướng giảm mạnh. Tất cả những điều đó cho thấy công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động cũng như tài sản cố định và tổng tài sản là chưa tốt và chưa có hiệu quả. 4.4.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận. Các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó là thước đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó phán ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và từ kết quả đó đưa ra kế hoạch hoạt động trong tương lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chỉ tiêu này không tốt. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 43 Bảng 3.9: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Số tiền Doanh thu thuần Ngàn đồng 2.309.981 2.485.651 1.799.468 Lợi nhuận sau thuế Ngàn đồng 74.605 610.055 13.308 Tổng tài sản Ngàn đồng 1.659.618 2.207.130 2.142.437 Vốn chủ sở hữu Ngàn đồng 1.564.034 2.118.629 2.111.287 Tỷ suất lợi nhuận /Doanh thu % 3,23 24,54 0,74 Tỷ suất lợi nhuận /Tổng tài sản % 4,50 27,64 0,62 Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu % 4,77 28,79 0,63 (Nguồn: Phòng kế toán ) 4.4.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu của công ty thay đổi không đồng đều qua các năm. Năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 3,23 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007 thì tỷ suất này tăng lên là 24,54% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 24,54 đồng lợi nhuận tăng 21,31 đồng so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 tỷ số này lại giảm xuống còn 0,74% điều này là do doanh thu năm 2008 giảm 27,61% trong khi đó chi phí tuy có giảm nhưng giảm rất chậm (4,92%) cho nên lợi nhuận giảm rất nhiều so với 2 năm trước. Qua đó thấy rằng chưa có sự hợp lí trong việc kiểm soát và sử dụng chi phí của Công ty. Do đó, để nâng cao lợi nhuận trong những năm tiếp theo Công ty nên cố gắng tăng doanh thu và giảm bớt chi phí hơn nữa. 4.4.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản cao vào năm 2007, còn hai năm 2006 và 2008 thì rất thấp. Cụ thể năm 2006 tỷ suất này là 4,50% tức là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 4,50 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007 nó lại tăng lên đến 27,64% tức là 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 27,64 đồng lợi nhuận, hay tăng 23,14% so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ suất này chỉ còn 0,62% giảm đáng kể. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty ở năm 2007 là tốt nhất so với hai năm còn lại, riêng năm 2008 tỷ suất này quá nhỏ. Mặt khác, tỷ suất lợi www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 44 nhuận trên tổng tài sản của toàn ngành năm 2008 là 3,08%, điều đó cho thấy tỷ suất này của công ty là không đáng kể so với toàn ngành. Vì vậy Công ty cần có sự thay đổi trong cách sắp xếp, bố trí và quản lý tài sản. 4.4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Cũng như hai tỷ suất trên. Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu của công ty cũng không khả quan. Năm 2006 tỷ suất này là 4,77% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 4,77 đồng lợi nhuận. Năm 2007 tỷ số này tăng lên 28,79 % tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 28,79 đồng lợi nhuận, hay tăng 24,02% so với năm 2006. Sang năm 2008 tỷ suất này giảm xuống còn 0,63% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì chỉ tạo ra được 0,63 đồng lợi nhuận, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của toàn ngành là 12,50% lớn rất nhiều lần so với Công ty, tỷ suất này chỉ chiếm một phần rất ít so với toàn ngành. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu không có hiệu quả. Tóm lại trong cơ chế thị trường thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi, suông sẻ. Bên cạnh đó năm 2008 ngành xây dựng lại nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh, chi phí xây dựng tăng lên 40% so với năm 2007, thị trường bất động sản ảm đảm làm cho nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT cũng không ngoại lệ. Nhìn chung tất cả các tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp được phân tích ở trên không đều qua các năm. Đặc biệt là năm 2008 các tỷ suất này giảm mạnh và rất nhỏ so với toàn ngành. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này, phải đẩy mạnh chính sách tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí đặc biệt là chi phí quản lí doanh nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. 4.5. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động. Qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy “bức tranh” tổng quát về tình hình hoạt động của Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT. Chi phí sản xuất còn cao, trong khi doanh thu năm 2008 lại giảm gây nhiều trở ngại cho quá trình hoạt động. Công ty cần phát huy tác dụng của máy móc, thiết bị, tăng cường công tác quản trị sản xuất để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 45 Các hệ số về khả năng thanh toán qua các năm tăng thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất cao. Công ty nên phát huy chỉ tiêu này hơn nữa để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa tốt. Công ty nên tăng cường quản trị sản xuất để cải thiện vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Tỷ suất sinh lời giảm, chứng tỏ sự yếu kém trong khả năng thu lợi từ tài sản, từ vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đem lợi nhuận về cho Công ty. Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của Công ty, do đó nếu quá trình kinh doanh thuận lợi thì Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng các tỷ suất về lợi nhuận. Tóm lại Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT đang gặp khó khăn trong hoạt động cũng như về tài chính, đây là thách thức rất lớn Công ty phải vượt qua. Nhưng toàn thể cán bộ, nhân viên của Công ty đang cố gắng hết sức khắc phục khó khăn để không ảnh hưởng đến các hợp đồng xây dựng, giữ uy tín với khách hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 46 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:  Xây dựng kết cấu tài sản cố định hợp lí, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên tài sản cố định trực tiếp cho sản xuất cần chiếm tỷ trọng cao, c òn tài sản cố định ngoài sản xuất, tài sản phục vụ gián tiếp quá trình sản xuất kinh doanh cần chiếm tỷ trọng nhỏ. Từ đó giúp Công ty khai thác có hiệu quả tài sản cố định.  Theo dõi chặt chẽ, tổ chức hạch toán đầy đủ chính xác t ài sản cố định để tránh hư hỏng, mất mát tài sản cố định. Quản lí chặt chẽ các chi phí trong quá trình xây dựng cơ bản. Sử dụng triệt để thời gian, công suất của mọi tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như cho thuê thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển,… khi không dùng đến.  Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định để duy trì năng lực bình thường. Đối với phần tài sản đầu tư dài hạn công ty cần có biện pháp thu hồi nhằm đưa đồng vốn vào lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng phần vốn này.  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:  Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành bàn giao các công trình, kết hợp với bên A giải quyết mọi vướng mắc để được thanh toán kịp thời sản lượng hoàn thành.  Việc dự trữ vật tư phải có định hướng thích hợp, tránh tình trạng dự trữ quá thừa hoặc quá thiếu, ngoài ra phải thường xuyên theo dõi biến động giá cả thị trường để có biện pháp tăng giảm dự trữ một cách hợp lí, tránh rủi ro cho đồng vốn kinh doanh, đảm bảo hoài hòa giữa dự trữ và sản xuất.  Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng dây dưa, áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn để ngăn chặn các www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 47 hiện tượng chiếm dụng vốn. 5.2. Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh doanh.  Đẩy nhanh tiến độ thi công không có nghĩa là thi công, xây dựng một cách vội vàng và càng không bao giờ có nghĩa là thi công xây dựng trong sự hỗn loạn, vô tổ chức. Cẩn thận vạch ra những kế hoạch để thực hiện công việc, dự kiến người và thời điểm sẽ thực hiện công việc là những điều thiết yếu để thực hiện công việc nhanh chóng.  Tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời chuẩn bị tốt các bước lập dự án hoàn chỉnh báo cáo khả thi.  Rà soát chất lượng của hồ sơ khảo sát, thiết kế dự án, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ và xem xét điều chỉnh giải pháp kết cấu theo hướng đơn giản, dễ thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án để đủ cơ sở lập các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.  Cần rút kinh nghiệm trong tổ chức thi công, phải có kế hoạch và tiến độ cụ thể của từng công trình, dự án để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.  Yêu cầu chủ đầu tư thanh toán tạm ứng vốn trên cơ sở phù hợp với tiến trình thực hiện hạng mục thi công và có biện pháp quản lý, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích vốn của dự án.  Kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp vật tư, thiết bị thi công đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho việc thi công công trình. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giúp đỡ việc triển khai thực hiện các công trình, theo dõi biến động giá cả nguyên vật liệu.  Tiến hành nhanh chóng các thủ tục cần thiết cho việc đầu tư, tăng cường điều hành, bố trí nhân lực hợp lí để thi công đảm bảo tiến độ dự án.  Giải quyết kịp thời, dứt diểm những vướng mắc trong quá trình thực hiện, nâng cao khả năng tư vấn, xây lắp, chế tạo để công trình hoàn thành đúng thời hạn. 5.3. Tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu.  Tiết kiệm chi phí: Như chúng ta đã biết tình trạng lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản là rất lớn. Đó là tình trạng chung của ngành xây dựng và điều đó đã đặt ra cho www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 48 Công ty là phải sử dụng chi phí hợp lí, tránh lãng phí, phải làm sao tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, có như vậy lợi nhuận mới tăng lên, để đạt được điều này Công ty cần phải :  Xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, quản lí chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí theo kế hoạch, những chi phí nào vượt kế hoạch phải có sự chấp thuận của cấp quản lí. Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu giá cả hợp lí, chất lượng tốt, địa điểm thuận lợi để tiết kiệm chi phí, giảm phí vận chuyển nhằm hạ giá thành.  Tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình để tiết kiệm chi phí.  Quản lí tốt tài sản, trang thiết bị văn phòng nhằm giảm chi phí sửa chữa, mua sắm. Đồng thời thực hiện tốt chỉ thị tiết kiệm điện của chính phủ để giảm chi phí.  Sắp xếp lại bộ máy quản lí cho thích hợp với tình hình mới, phân công đúng người, đúng việc, nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, Công ty cần xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy quản lí gọn nhẹ. Có như vậy mới giảm bớt được chi phí quản lí doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi nhuận cho Công ty.  Tăng doanh thu:  Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy để tăng lợi nhuận Công ty phải thường xuyên theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nguồn vật liệu với giá cả hợp lí, chất lượng tốt để kí hợp đồng với nhà cung cấp nhằm ổn định giá cả, giảm giá thành.  Áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất như đầu tư trạm trung chuyển bê tông, các xe vận chuyển chuyên dùng cùng các thiết bị xây dựng hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng nhằm tạo uy tín cho Công ty.  Công ty cần quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ công nhân viên nhất là trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, giám sát công trình bởi đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng trong thị trường xây dựng hiện nay. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 49 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận. Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT, ta thấy Công ty đang gặp khó khăn, doanh thu và lợi nhuận còn biến động, chưa ổn định, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa đạt hiệu quả, chi phí sản xuất còn cao làm cho lợi nhuận giảm mạnh. Nhưng khả năng thanh toán của Công ty luôn được đảm bảo, đây là một điểm mạnh của công ty để tăng thêm uy tín, thu hút sự đầu tư bên ngoài. Năm 2008, hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại. Các cơ chế chính sách, giá cả vật tư ngành xây dựng thường xuyên thay đổi, biến động ảnh hưởng đến công tác thiết kế thẩm tra, thẩm định theo tiến độ, nhu cầu xây dựng sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, kinh tế đi xuống không còn thu hút được nhiều nhà đầu tư do có nhiều rũi ro và biến động. Đây là thách thức rất lớn mà Công ty phải vượt qua. Tuy nhiên với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cùng với sư giúp đỡ, nổ lực hết mình của cấp lãnh đạo và công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khắc phục những khó khăn mà Công ty đang gặp phải và tìm ra những hướng đi mới thích hợp hơn để góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp tăng lợi nhuận cho công ty, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. 6.2. Kiến nghị. 6.2.1. Đối với nhà nước. Nhà nước cần có biện pháp bố trí và điều hành vốn đầu tư xây dựng cơ bản bởi nguồn vốn này khi được nhà nước cấp cho các dự án thì việc giải ngân chậm, do đó ảnh hưởng đến thủ tục quyết toán của Công ty, làm cho việc thu hồi vốn của Công ty rất chậm. Các cơ quan quản lí cũng nên hỗ trợ mọi mặt để doanh nghiệp quan tâm sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản ưu tiên thanh toán cho công tác tư vấn nhất là tư vấn về giám sát kỹ thuật không để tình trạng công trình www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 50 đã quyết toán xong mà chưa có vốn thanh toán cho tư vấn. 6.2.2. Đối với doanh nghiệp. Thâm nhập và mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh đặc biệt là thị trường các tỉnh lân cận vì Đồng bằng Sông Cửu Long đang được nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nên có xu hướng phát triển mạnh. Công ty nên thành lập hệ thống quản lí chất lượng công trình, gắn trách nhiệm cho mỗi cá nhân hay tập thể đối với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình cũng như chất lượng công trình. Xem xét, sắp xếp lại lao động trong Công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán bộ quản lí, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ, khoa học kĩ thuật giỏi, có khả năng tốt trong tiếp cận, làm chủ các thiết bị mới. Tìm và dự trữ nguồn nguyên liệu rẻ, chất lượng ổn định để giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh, thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lí hiệu quả chi phí, tránh lãng phí là điều cần quan tâm thường xuyên. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2003). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (2001). Quản trị tài chính, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 3. TS. Đặng Thị Kim Cương, Phạm Văn Dược. Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng Hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh. 5. Trường Đại Học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh-Khoa Kế Toán-Tài Chính- Ngân Hàng (1993). Kế Toán Quản Trị. 6. www.google.com.vn/www.choxaydung.vn www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 52 PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: Ngàn đồng CHỈ TIÊU NĂM 2006 2007 2008 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 1.652.852 2.191.747 2.130.437 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.643.731 1.438.845 1.015.927 1.Tiền mặt tại quỹ 1.642.731 1.437.845 1.014.927 2. Tiền gửi ngân hàng 1.000 1.000 1.000 II. Các khoản đàu tư tài chính ngắn hạn - - - III. Các khoản phải thu - - - 1. Phải thu khác hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Phải thu nội bộ 4. PT theo tién độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5.Các khoản phải thu khác IV. Hàng tồn kho 9.121 752.902 1.114.510 1. Hàng mua đang đi trên đường 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 3. Công cụ dụng cụ 9.121 9.121 1.114.510 4. Chi phí SXKD dở dang 743.781 5. Thành phẩm V. Tài sản ngắn hạn khác - - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 6.767 15.383 12.000 I. Tài sản cố định 6.767 15.383 12.000 1. TSCĐ hữu hình 6.767 15.383 12.000 - Nguyên giá 10.150 22.150 22.150 - Giá trị hao mòn lũy kế (3.383) (6.767) (10.150) 2. Tài sản thuê tài chính 3. TSCĐ vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.659.618 2.207.130 2.142.437 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 95.584 88.501 31.150 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 53 I. Nợ vay ngắn hạn 95.584 88.501 31.150 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3.Phải trả người bán 4. Người mua trả tiền trước 5. Thuế và các khoản phải trả nhà nước 95.584 88.501 31.150 6. Phải trả công nhân viên 7.Phải trả nội bộ 8. PT theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác II.Nợ dài hạn - - 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn B.Vốn chủ sở hữu 1.564.034 2.118.629 2.111.287 I. Nguồn vốn, quỹ 1.564.034 2.118.629 2.111.287 1. Nguồn vốn kinh doanh 1.500.000 1.500.000 1.500.000 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. Nhenh lệch tỷ giá hối đoái 4. Quỹ đầu tư phát triển 5. Quỹ dự phòng tài chính 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 64.034 618.629 611.287 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguôn kinh phí và quỹ khác - - - 1.Qũy khen thưởng phúc lợi 2. Nguồn kinh phí 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.659.618 2.207.130 2.142.437 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 54 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.309.981 2.485.651 1.799.468 Các khoản giảm trừ 0 0 0 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.309.981 2.485.651 1.799.468 Giá vốn hàng bán 1.511.533 1.220.226 858.822 Lợi nhuận gộp 798.448 1.265.425 940.646 Chi phí quản lí doanh nghiệp 722.036 637.646 907.660 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 76.412 627.779 32.986 Tổng lợi nhuận trước thuế 76.412 627.779 32.986 Thuế TNDN phải nộp 1.807 17.724 19.678 Lợi nhuận sau thuế 74.605 610.055 13.308 www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT.pdf
Luận văn liên quan