Tạo điều kiện cho nhân viên cập nhật kiến thức mới, hiện đại về TTQT: để tồn
tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong nền kinh tế phải
vận động không ngừng nhằm hoàn thiện, đổi mới chính mình và nâng cao kh ả
năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Đặt biệt trong kinh doanh quốc tế thì
chúng ta phải cập nhật kiến thức mới và thay đổi tư duy để theo kịp với sự phát
triển của thế giới. Bởi vì trong kinh doanh quốc tế thì rủi ro xảy ra là muôn hình
vạn trạng, và hậu quả thì khó lường. Nếu chỉ áp dụng những kiến thức củ để xử
lý mọi tình huống phát sinh e rằng không hiệu quả và phù hợp với thực tiển. Do
vậy, những người làm công tác TTQT phải thường xuy ên bổ sung kiến thức mới
và hiện đại nhất. Kiến nghị đến lãnh đạo ngân hàng có kế hoạch đưa đi đào tạo
và tập huấn nâng cao trình độ cho các thanh toán viên theo định kỳ.
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhờ thu Chuyển tiền
2005 53,507,035.18 166,008.75
2006 80,217,154.53 4,739,950.79 38,319,102.87
2007 100,708,537.4 9,782,651.01 39,930,169.13
2005
53,507,035,
96%
2,314,052, 4%
L/C
Nhờ thu
2006
80,217,155,
65%
4,739,950.79,
4%
38,319,102.87,
31%
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền
Trang 25
Qua biểu đồ trên cho thấy rằng, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Trong năm 2005, phương thức L/C chiếm
96% còn lại là nhờ thu, phương thức chuyển tiền không tham gia trong năm này.
Sang năm 2006 và 2007, phương thức L/C đang giảm dần tỷ trọng do khách hàng
chuyển sang sử dụng phương pháp nhờ thu và chuyển tiền thủ tục đơn giản hơn,
và do vụ tranh chấp trong thanh toán L/C xảy ra tại Vietcombank Sóc Trăng làm
cho khách hàng còn lo ngại khi sử dụng phương thức L/C. Nhưng phương thức
L/C vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao và quyết định đến hiệu quả hoạt động TTQT
của ngân hàng. Trong năm 2006 và 2007 thì tỷ trọng của phương thức L/C giảm
so với 2005, nhưng tỷ trọng của phương thức chuyển tiền và nhờ thu tăng.
4.4 DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG SO VỚI CÁC NGÂN
HÀNG KHÁC TRONG TỈNH:
Việc phân tích hiệu quả hoạt động mà chỉ so sánh kết quả giữa các năm trong nội
bộ ngân hàng thì chưa phản ánh được sự phát triển của ngân hàng. Để thấy rõ
hơn sự phát tiển của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng của tỉnh, em phân tích
doanh số thanh toán của các ngân hàng có uy tín nhất của tỉnh: Vietcombank,
Agribank, Incombank.
2007
100,708,537.40,
66%
9,782,651.01,
7%
39,930,169.13,
27%
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền
Trang 26
Bảng 6. Doanh số TTQT của VCB, AGR và ICB năm 2007
ĐVT: USD
VCB AGR ICB
214,000,000 159,000,000 80,000,000
Biểu đồ 6. Doanh số TTQT của VCB, AGR và ICB năm 2007
Qua biểu đồ trên, ta thấy rằng mặc dù doanh số thanh toán của Agribank Sóc
Trăng tăng nhanh, nhưng vẫn đứng sau Vietcombank.
4.5 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ TTQT CỦA AGRIBANK
SOC TRĂNG:
Điểm mạnh:
- Tạo được mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ chốt
của tỉnh: với quan niệm Agribank Sóc Trăng luôn là người bạn đồng hành cùng
bà con nông-ngư nghiệp và doanh nghiệp, và khẩu hiệu “Agribank mang phồn
thịnh đến mọi nhà” là niềm tin đối với mọi khách hàng. Agribank Sóc Trăng
ngay từ khi mới thành lập đã tạo được lòng tin đối với khách hàng là nông dân và
ngư dân, cho đến nay thì Agribank Sóc Trăng đã có khối lượng lớn khách hàng là
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Hầu hết các doanh nghiệp này có
quan hệ lâu năm với ngân hàng, và được ngân hàng phục vụ đa dạng sản phẩm
Nguồn: www.sbv.vn
0
50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
250,000,000
VCB AGR ICB
U
SD
Trang 27
như: vay nội tệ, ngoại tệ và TTQT và hầu hết họ đều rất hài lòng về phong cách
phục vụ của ngân hàng.
- Có mạng lưới chi nhánh rộng khắp địa bàn: do chính sách phát triển kinh tế của
tỉnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản, Agribank Sóc Trăng đã chủ động kịp thời
mở rộng mạng lưới chi nhánh khắp các huyện và thị trấn nhằm đáp ứng kịp thời
nguồn vốn cho bà con nông dân cũng như thu hút tiền nhàn rỗi từ họ. Với mạng
lưới chi nhánh như hiện nay, Agribank không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm và mở rộng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thông qua sự phát triển của chi nhánh, tại hội sở Agribank Sóc Trăng cũng ngày
càng hoàn thiện hơn về cách quản lý và phục vụ khách hàng, đặt biệt là khách
hàng sử dụng dịch vụ chất lượng cao như TTQT.
- Có đội ngủ nhân viên trẻ và lịch sự: có một đội ngủ nhân viên trẻ, năng động và
lịch sự là điều kiện để cạnh tranh của một ngân hàng hiện đại. Hầu hết các ngân
hàng thương mại ngày nay đều hướng đến mục tiêu là phải có bộ phận giao dịch
trẻ và lịch sự để xây dựng hình tượng đối với khách hàng. Hiện nay Agribank
Sóc Trăng đang sở hữu một đội ngủ nhân viên trẻ. Họ đã được qua đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Chính họ đã tạo nên
thành công của Agribank trong thời gian qua. Chính sự năng động các nhân viên
sẳn sàng đáp ứng mọi nhu cấu khách hàng với phương châm phục vụ “an toàn -
tiện lợi - nhanh chóng - hiệu quả”.
- Được sự hỗ trợ của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam: với vai trò là ngân hàng
Nông nghiệp, Agribank Sóc Trăng hoạt động không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà
còn đảm bảo phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian vừa qua
Agribank Sóc Trăng đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản. Vì vậy mà Agribank Sóc Trăng luôn được sự ưu đãi của ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam để đảm bảo cho kinh tế của tỉnh phát triển đúng hướng,
thực hiện mục tiêu chung là tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.
Điểm yếu:
- Chưa hoàn toàn chủ động trong việc mua bán ngoại tệ: doanh số thanh
toán hàng xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán hàng nhập
khẩu, nên chi nhánh bán phần lớn ngoại tệ mua được về trụ sở chính, vì vậy việc
định tỷ giá mua ngoại tệ với khách hàng chưa phù hợp với mặt bằng tỷ giá của
Trang 28
các ngân hàng trên địa bàn mà chủ yếu căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết của trụ sở
chính, và theo đó hoạt động mua bán ngoại tệ cũng phần nào tùy thuộc vào khả
năng mua ngoại tệ của trụ sở chính.
Một số nghiệp vụ TTQT chưa được chi nhánh triển khai phục vụ khách hàng như
bảo lãnh nước ngoài, nhờ thu theo phương thức C.A.D…nên còn hạn chế trong
việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt chưa được triển khai đối với các đồng ngoại tệ
mạnh như: EUR, GBP, JPY, CAD…
- Bị cạnh tranh gay gắt của Vietcombank Sóc Trăng: Agribank Sóc Trăng
ngay từ khi mới thành lập, chủ yếu là hoạt động tín dụng trong lĩnh vực Nông
nghiệp. Bộ phận về TTQT chưa có, chủ yếu là vài cán bộ tín dụng phụ trách
thêm về TTQT. Vì vậy mà hiệu quả TTQT chưa cao, chưa đáp ứng được cho
khách hàng. Trong thời gian vừa qua do nhu cầu xuất khẩu lương thực của tỉnh
đặt biệt là lúa, mà Phòng TTQT của Agribank Sóc Trăng được thành lập vào năm
1998. Tuy thời gian phát triển là 10 năm, nhưng Phòng TTQT chỉ hoạt động
mạnh vài năm gần đây do nhu cầu xuất khẩu tôm. Trong khi đó, Vietcombank
với vai trò là ngân hàng ngoại thương, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh
ngoại tệ và TTQT. Họ có thời gian hoạt động TTQT khá dài và tích lũy được
nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ của họ cũng đa dạng hơn so
với Agribank. Vietcombank đã mở rộng nhiều hình thức tài trợ xuất nhập khẩu
mà Agribank chưa thực hiện được.
- Số lượng nhân viên của Phòng TTQT còn ít: so với số nhân viên của các
Phòng khác, thì số lượng nhân viên của Phòng TTQT còn ít, hiện có 5 nhân viên.
Trong đó, thực hiện toàn bộ công việc của Phòng do 4 nhân viên phụ trách, nhân
viên còn lại trực tại quầy Western Union. Do đó, các thanh toán viên đảm nhiệm
khối lượng công việc nhiều hơn các phòng khác. Qua thời gian thực tập tại
Phòng nhận thấy, các nhân viên rất bận. Đặt biệt, vào cuối năm là mùa thu hoạch
tôm và cũng là mùa xuất khẩu mạnh nhất trong năm, các thanh toán viên phải
làm việc căng thẳng, trong khi đó các nhân viên khác làm việc với tâm lý thoải
mái và chuẩn bị nghỉ Tết. Các thanh toán viên lại càng bận rộn hơn sau khi nghỉ
Tết, vì Tết là của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài không nghỉ Tết, và công
việc TTQT đòi hỏi diển ra liên tục. Vì vậy mà sau khi nghỉ Tết các thanh toán
Trang 29
viên phải giải quyết rất nhiều việc tồn đọng trong thời gian nghỉ Tết để theo kịp
tiến độ thanh toán với ngân hàng nước ngoài.
Cơ hội:
Chính sách phát triển kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản: Sóc Trăng có
72 km bờ biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì vậy mà nơi đây có truyền
thống phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp. Đặc biệt ngư nghiệp phát triển mạnh
trong những năm gần đây, thấy được tiềm năng đó tỉnh đã có chủ trương đẩy
mạnh khai thác và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần
đây, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu mộc lên rất nhiều trên địa bàn tỉnh,
do đó mà doanh số TTQT của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng. Trong những năm sắp tới, nhu cầu về TTQT đặc biệt
nhu cầu về thanh toán xuất nhập khẩu thủy sản và vay ngoại tệ sẽ tăng mạnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất sẽ là những khách hàng
tiềm năng. Đây sẽ là cơ hội cho ngân hàng gia tăng lượng khách hàng và thực
hiện một dịch vụ cho vay khép kín (cho vay nuôi trồng thủy hải sản tạo nguồn
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư máy
móc thiết bị và mua nguyên liệu, phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu cho doanh
nghiệp).
Thách thức:
Bị cạnh tranh bởi các ngân hàng cổ phần mới mở: do cam kết hội nhập mà
những năm qua nước ta đẩy mạnh cổ phần hóa ngành tài chính ngân hàng, bên
cạnh đó một số ngân hàng cổ phần cũng sát nhập lại để gia tăng vốn điều lệ. Đây
sẽ là môi trường thuận lợi để ngân hàng cổ phần mới mộc lên và gia tăng vốn để
cạnh tranh. Do là ngân hàng mới mở, để thu hút khách hàng họ thường đa dạng
các hình thức khuyến mãi. Như chúng ta thấy gần đây rất nhiều ngân hàng cổ
phần đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi như: tiết kiệm trúng vàng, trúng xe và
thậm chí tiết kiệm được đi du lịch. Đây sẽ là thách thức cho ngân hàng thương
mại nhà nước trong việc giữ chân khách hàng truyền thống, Agribank cũng
không ngoại lệ. Bên cạnh đó, ngân hàng cổ phần cũng rất khó tính trong việc
tuyển chọn nhân sự (người xin việc phải trãi qua nhiều lần thi: trắc nghiệm,
phỏng vấn và thi nghiệp vụ), vì vậy nhân viên của họ thực sự là những người có
đủ trình độ, kiến thức và khả năng chịu áp lực trong công việc. Cạnh tranh về
Trang 30
nguồn nhân lực mới thực sự là cạnh tranh bền vững và lâu dài, vì vậy Agribank
nên chú ý đến điều này.
Trang 31
Phối hợp S và O:
Chủ động huy động ngoại tệ từ kiều bào và khách hàng nhận kiều hối: tận
dụng mối quan hệ tốt với kiều bào, Agribank chủ động huy động nguồn tiết kiệm
nhàn rỗi từ họ, hiện nay thì lãi suất tiết kiệm USD trong nước cao hơn ở Mỹ, vì
vậy mà có sự dịch chuyển vốn ngoại tệ lớn về Việt Nam, Agribank nên tận dụng
cơ hội này để huy động ngoại tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ với lãi suất ưu đãi cho
khách hàng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nên huy động ngoại tệ từ khách hàng nhận
NHNoST Điểm mạnh (S)
S1:Mạng lưới rộng khắp
địa bàn tỉnh.
S2:Chủ động tìm kiếm
khách hàng, có nhiều
khách hàng XNK.
S3:Được sự hỗ trợ của
NHNo VN.
Điểm yếu (W)
W1:Chưa hoàn toàn
chủ động việc mua bán
ngoại tệ.
W2:Còn hạn chế trong
việc đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách
hàng.
W3:Chưa triển khai
mua bán các đồng
ngoại tệ mạnh khác
như: EUR, GBP, JPY,
CAD.
Cơ hội (O)
O1:Chính sách phát triển
kinh tế của tỉnh đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản.
O2:Có quan hệ với lực
lượng lớn kiều bào đang
sống ở nước ngoài.
O3: Lãi suất huy động
USD trong nước cao hơn
ở nước ngoài.
Phối hợp S và O
S1O1:Tăng cường tín
dụng cho doanh nghiệp
xuất khẩu thu mua
nguyên liệu.
S2O2:Chủ động huy
động ngoại tệ từ kiều bào
và khách hàng nhận kiều
hối trên khắp mạng lưới.
S3O3: Thực hiện chương
trình chăm sóc khách
hàng TTQT truyền thống.
Phối hợp W và O
W1O1:Cải thiện công
tác huy động ngoại tệ
bằng nhiều hình thức
hấp dẫn.
W2O2:Huy động đa
dạng các loại ngoại tệ
mạnh.
Thách thức (T)
T1:Cạnh tranh gay gắt với
các NHTM mới mọc lên.
T2:Đối thủ mạnh nhất là
Vietcombank Sóc Trăng
có thế mạnh về TTQT.
Phối hợp S và T
S1T1:Giữ vững thế mạnh
mạng lưới, hoạt động
hiệu quả.
S2T2:Thực hiện cho vay
và phục vụ dịch vụ khép
kín. Giữ chân khách hàng
cũ, thu hút khách hàng
mới.
Phối hợp W và T
W1T1:Tăng cường đào
tạo chuyên môn,
nghiệp vụ.
W2T2:Chính sách ưu
đãi cho nhân viên,
tránh tình trạng chảy
máu chất xám.
Trang 32
kiều hối tại các đại lý trên địa bàn. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp cho TTQT
so với mua ngoại tệ ngay khi cần thanh toán.
Chăm sóc khách hàng truyền thống:
Để giữ được khách hàng ngoài thái độ phục vụ chuyên nghiệp, ngân hàng
nên thường xuyên liên lạc thăm hỏi khách hàng và tặng quà cho các khách hàng
lớn vào các dịp lễ, Tết trong năm.
Phối hợp W và O:
Cải thiện công tác huy động và huy động đa dạng các loại ngoại tệ:
Về công tác huy động vốn, để có thêm nguồn vốn rẻ đáp ứng nhu cầu cho
vay ngoại tệ, đảm bảo cạnh tranh về lãi suất cho vay, ngân hàng thực hiện nhiều
hình thức huy động vốn đa dạng, triển khai huy động tiết kiệm bậc thang ngoại
tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kỳ phiếu ngắn hạn. Bên cạnh đó huy
động đa dạng các ngoại tệ mạnh như: EUR, GBP, JPY, CAD…đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng.
Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để giữ chân họ:
có chính sách đầu tư vào con người phát triển năng lực của nhân viên, đưa đi đào
tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ cho các nhân viên có tâm quyết với nghề.
Khuyến khích nhân viên tự học để tự nâng cao trình độ.
4.6 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
THANH TOÁN L/C CỦA NGÂN HÀNG:
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng, em phát hiện còn một vài nguyên
nhân ảnh hưởng đến hoạt động L/C tại ngân hàng:
4.6.1 Chưa mở rộng tài trợ nhập khẩu:
Cụ thể là ngân hàng áp dụng mức ký qsuỹ 100% cho khách hàng có vốn tự có
hoặc vay ngoại tệ để ký quỹ. Chưa xét giảm mức ký quỹ cho khách hàng truyền
thống. Điều này chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng khi tham gia giao
dịch. Chính nguyên nhân này làm giảm tính cạnh tranh và ảnh hưởng đến hoạt
động của ngân hàng.
Tại địa bàn Sóc Trăng có các doanh nghiệp chế biến thủy sản với sản
lượng cao nhất như: Stapimex, Thái Tân, Phương Nam....họ thường xuyên nhập
hóa chất và máy móc, và cũng thường xuyên xuất khẩu. Hoạt động của các công
ty này là thường xuyên và liên tục và thường xuyên giao dịch với ngân hàng.
Trang 33
Hoạt động xuất khẩu của họ đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh. Vì vậy mà họ cần được ngân hàng tài trợ xuất và nhập khẩu. Các công ty
này không chỉ thực hiện thanh toán tại Agribank Sóc Trăng mà cả Vietcombank
Sóc Trăng. Hiện nay, Vietcombank Sóc Trăng là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
đối với Agribank Sóc Trăng, họ đã thực hiện giảm mức ký quỹ đến 0% cho
khách hàng truyền thống, và điều này thì Agribank Sóc Trăng chưa làm được.
Trong thời gian sắp tới, Agribank Sóc Trăng nên mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu
để nâng cao doanh số hoạt động của mình.
4.6.2 Chưa đảm nhiệm tốt vai trò của mình:
Lâu nay các doanh nghiệp tại Sóc Trăng có thói quen lựa chọn hình thức và
phương thức thanh toán theo ý kiến chủ quan của mình, mặc dù được hướng dẫn
của ngân hàng. Họ nghỉ rằng công việc của ngân hàng chỉ đơn thuần là thực hiện
dịch vụ và thu phí, mà chưa thấy được vai trò quan trọng của ngân hàng trong
thương mại quốc tế. Họ không tham khảo ý kiến ngân hàng trong khi thỏa thuận
các điều khoản trong hợp đồng thanh toán, và khi có rủi ro xảy ra thì thiệt hại
không chỉ cho doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng uy tín của ngân hàng. Thực
tế thì doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay tại địa bàn Sóc Trăng điều còn chưa
nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế. Khi rủi ro xảy ra thì nguyên nhân
phần lớn là do họ chủ quan. Nói rằng các thanh toán viên chưa đảm nhiệm tốt vai
trò của mình có lẽ không đúng. Nhưng họ cần cố gắng hơn để giải thích cho
khách hàng hiểu các rủi ro tiềm ẩn của thương mại quốc tế.
4.6.3 Chưa đa dạng các dịch vụ trong thanh toán quốc tế:
Rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng của thương mại quốc tế, có lẽ không ai không
thừa nhận điều này. Nó sẽ không còn tồn tại nữa nếu thế giới này dùng chung
một đồng tiền trong thanh toán. Vì vậy mà hạn chế rủi ro tỷ giá luôn được đặt lên
hàng đầu trong quan hệ quốc tế. Một khách hàng sẽ hài lòng hơn nếu thực hiện
nghiệp vụ tại một ngân hàng có đa dạng các sản phẩm dịch vụ để hạn chế rủi ro.
Hiện nay tại Agribank Sóc Trăng chỉ thực hiện thanh toán cho một vài đồng tiền
chủ chốt như:USD, EUR, AUD nhưng trong đó USD chiếm hơn 90% tỷ trọng.
Agribank Sóc Trăng chưa thực hiện hợp đồng quyền chọn hay tương lai cho
khách hàng, và chỉ thanh toán trên một ngoại tệ nhất định. Ngân hàng sẽ có lợi
hơn nếu đa dạng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Một mặt giúp ngân hàng
Trang 34
thu phí và hưởng lợi từ sự chêch lệch tỷ giá. Mặt khác giúp khách hàng giảm
thiểu rủi ro về tài chính và ngân hàng sẽ chứng minh rằng đến với ngân hàng là
sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng.
4.6.4 Chưa khẳng định được uy tín:
Trong nhiều trường hợp phát hành L/C nhập khẩu, Agribank Sóc Trăng được nhà
xuất khẩu đề nghị chỉ định một ngân hàng khác xác nhận khả năng thanh toán.
Việc cần xác nhận khả năng thanh toán là có lợi cho nhà xuất khẩu, nó đảm bảo
rằng nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán, nhưng ngân hàng phát hành phải trả thủ
tục phí xác nhận rất cao, có khi phải đặt cọc bằng 100% giá trị L/C. Agribank
Sóc Trăng khi chấp nhận phát hành L/C, là đảm bảo được khả năng thanh toán,
vì hầu hết là ký quỹ 100% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, do chưa khẳng định được
vai trò của mình là một ngân hàng phát hành đáng tin cậy đối với nhà xuất khẩu.
Vì vậy mà Agribank Sóc Trăng lại phải tốn một khoản phí xác nhận cho ngân
hàng xác nhận, xác nhận khả năng thanh toán của mình. Loại phí này lẽ ra không
nên có, vì nó còn tồn tại là đồng nghĩa với việc Agribank Sóc Trăng chưa uy tín,
và sẽ giảm lợi nhuận hoạt động của ngân hàng.
4.6.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý còn khiêm tốn:
Lâu nay, Agribank chỉ thực hiện thanh toán đối với các thị trường truyền thống
như: Mỹ, Trung Quốc, Singapore... các thị trường này có hệ thống pháp lý minh
bạch, nhu cầu hàng hóa cao, vì vậy mà có nhiều nước xuất khẩu vào đây và bị
cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, mạng lưới ngân hàng đại lý của Agribank Sóc
Trăng tham gia vào hệ thống SWIFT toàn cầu chỉ hơn 200 đại lý, còn khiêm tốn
so với Vietcombank là hơn 400 đại lý và chỉ đặt tại các nước như Mỹ, Châu
Âu...Agribank chưa mở rộng hệ thống đại lý sang các nước như: Mỹ La Tinh,
Trung Đông...các nước này luôn có nhu cầu hàng hóa mạnh đặt biệt là thực
phẩm. Chính vì vậy mà Agribank Sóc Trăng còn hạn chế trong việc thực hiện
thanh toán đối với các thị trường mới.
4.6.6 Chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng xuất khẩu:
Việc thực hiện chiết khấu hối phiếu cho khách hàng xuất khẩu còn hạn chế.
Doanh nghiệp sau khi giao hàng, luôn mong muốn nhận được khoản thanh toán
ngay, để thực hiện một chu kỳ kinh doanh mới. Ngân hàng sẽ đáp ứng được vấn
đề này bằng cách chiết khấu hối phiếu, khi doanh nghiệp yêu cầu. Tuy nhiên, tại
Trang 35
Agribank Sóc Trăng chỉ thực hiện chiết khấu cho khách hàng còn trong hạn mức
vay ngoại tệ tại ngân hàng. Đối với khách hàng hết hạn mức vay ngoại tệ sẽ
không được chiết khấu. Quy định này rõ ràng là điều kiện để giới hạn yêu cầu
được chiết khấu của khách hàng. Như vậy, trong thời gian chờ thanh toán thì hối
phiếu trở thành tờ giấy thế chấp vay ngoại tệ hơn là chứng từ được thanh toán.
4.6.7 Chưa thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng có uy tín:
Như đã trình bày thì Agribank Sóc Trăng có quan hệ tốt với hầu hết các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Chính họ đã đóng góp cao nhất vào kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh, và doanh số TTQT của ngân hàng. Các doanh nghiệp
này đã, đang và sẽ hoạt động hiệu quả bởi vì họ có nguồn nguyên liệu đầu vào
dồi dào và thị trường xuất khẩu đang được mở rộng và thủy sản cũng nằm trong
danh mục hàng hóa được nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Giữa họ và ngân
hàng có sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng dịch vụ và uy tín vay nợ. Tuy nhiên,
ngân hàng chưa áp dụng cho vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp này.
Các doanh nghiệp này có nhu cầu nguồn vốn rất lớn để mua nguyên liệu đầu vào
và thường là trong ngắn hạn, bởi vì một chu kỳ chế biến và xuất khẩu rất ngắn,
chỉ trong vài tháng là họ đã nhận được khoảng thanh toán. Với mức lãi suất cho
vay và phí dịch vụ áp dụng cho các doanh nghiệp này như hiện nay chưa ưu đãi
(bằng với lãi suất và phí được quy định trong biểu phí), ngân hàng nên giảm nhẹ
lãi suất và phí so với biểu phí để không làm nản lòng họ cũng như giữ họ sử dụng
dịch vụ thanh toán của ngân hàng dài lâu.
4.7 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C CỦA AGRIBANK
SÓC TRĂNG:
Phương thức TTQT tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán hiện đại nhất,
và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, vì nó đảm bảo an toàn cho cả người bán
lẫn người mua. Tuy nhiên áp dụng nó cũng rất phức tạp, đây là phương thức ẩn
chứa nhiều rủi ro. Để đạt được kết quả khi sử dụng phương thức này đòi hỏi các
bên tham gia phải có hiểu biết về nó. Tuy sử dụng L/C nhiều rủi ro, nhưng
Agribank Sóc Trăng rất thành công khi sử dụng nó. Tại Agribank Sóc Trăng
chưa xảy ra tranh chấp nghiêm trọng khi sử dụng L/C, chỉ có một trường hợp sai
sót trên hóa đơn là khác nhau loại tiền giữa ghi bằng số và bằng chữ, còn giá trị
tiền vẫn bằng nhau, và được chấp nhận thanh toán. Đạt được kết quả như vậy rất
Trang 36
đáng khích lệ, kết quả này là do sự nổ lực của đội ngủ thanh toán viên trẻ của
Phòng.
4.8 DỰ BÁO DOANH SỐ THANH TOÁN L/C NĂM 2008:
Mục tiêu của việc dự báo doanh số thanh toán L/C trong thời gian sắp tới
cho ta ước đoán được doanh số thanh toán sắp tới có ảnh hưởng của yếu tố thời
vụ. Việc dự đoán này có thể không chính xác do bị ảnh hưởng mạnh của yếu tố
thời vụ (thời tiết, khí hậu). Tuy nhiên, phần phân tích này sẽ cung cấp thông tin
hữu ích trong việc xem xét ảnh hưởng của yếu tố thời vụ đến chu kỳ biến động
của doanh số. Nếu phần này được phân tích tốt sẽ là công cụ giúp cho nhà quản
lý đưa ra quyết định đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của ngân
hàng.
Do thế mạnh kinh tế của tỉnh Sóc Trăng là nuôi trồng và chế biến thủy
sản, vì vậy mà doanh số thanh toán của ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố
thời vụ (S). Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy doanh số thanh toán tăng liên tục
từ quí I đến quí IV do vào quí III và quí IV là vào mùa thu hoạch tôm, vì vậy mà
doanh số của quí III và quí IV cao nhất trong năm.
Sau đây là phần dự báo doanh số thanh toán của năm 2008 đã loại bỏ yếu
tố thời vụ.
Năm Quí Doanh số (ngàn USD)
Trung bình
di động
(4 mức độ)
Trung bình
di động
(2 mức độ)
Chỉ số
thời vụ
SI(%)
2004 I 3,307
II 6,699 9,557.25
III 14,018 8,977.5 9,267.38 151.26
IV 14,205 10,406.25 9,691.88 146.57
2005 I 988 10,758.25 10,582.25 9.34
II 12,414 10,599.5 10,678.88 116.25
III 15,426 12,799 11,699.25 131.85
IV 13,570 13,586.5 13,192.75 102.86
2006 I 9,786 15,630.5 14,608.50 66.99
II 15,564 18,205 16,917.75 92.00
III 23,602 18,565 18,385.00 128.38
IV 23,868 18,407 18,486.00 129.11
2007 I 11,226 20,882.25 19,644.63 57.15
II 14,932 23,555.5 22,218.88 67.20
III 33,503
IV 34,561
Bảng 7. Dãy số gốc và dãy số trung bình di động
Trang 37
Bảng 8. Bảng tổng hợp SI (%) qua các quí trong 4 năm
Bảng 9. Doanh số thanh toán đã loại bỏ yếu tố thời vụ
Năm Quí I Quí II Quí III Quí IV
2004 151.3 146.6
2005 9.3 116.2 131.9 102.8
2006 66.9 91.9 128.3 129.1
2007 57.1 67.2
Tổng cộng 133.3 275.3 411.5 378.5
Chỉ số thời vụ TB (SI) 44.43 91.77 137.17 126.17
Chỉ số thời vụ TB điều chỉnh
(S%) 44.49 91.87 137.33 126.31
Năm Quí Đặt t Doanh số
Chỉ Số thời
vụ(%)
Doanh số loại bỏ
yếu tố thời vụ
2004 I 1 3,307 44.49 7,433.13
II 2 6,699 91.87 7,291.83
III 3 14,018 137.33 10,207.53
IV 4 14,205 126.31 11,246.14
2005 I 5 988 44.49 2,220.72
II 6 12,414 91.87 13,512.57
III 7 15,426 137.33 11,232.80
IV 8 13,570 126.31 10,743.41
2006 I 9 9,786 44.49 21,995.95
II 10 15,564 91.87 16,941.33
III 11 23,602 137.33 17,186.34
IV 12 23,868 126.31 18,896.37
2007 I 13 11,226 44.49 25,232.64
II 14 14,932 91.87 16,253.40
III 15 33,503 137.33 24,395.98
IV 16 34,561 126.31 27,362.05
Trang 38
Bảng 10. Bảng tính các chỉ tiêu có liên quan
Năm quí ti yi (ngàn USD) yiti ti2
2004 I -15 3,307 -49605 225
II -13 6,699 -87087 169
III -11 14,018 -154198 121
IV -9 14,205 -127845 81
2005 I -7 9,880 -69160 49
II -5 12,414 -62070 25
III -3 15,426 -46278 9
IV -1 13,570 -13570 1
2006 I 1 9,786 9786 1
II 3 15,564 46692 9
III 5 23,602 118010 25
IV 7 23,868 167076 49
2007 I 9 11,226 101034 81
II 11 14,932 164252 121
III 13 33,503 435539 169
IV 15 34,561 518415 225
Tổng cộng 0 256,561 950,991 1,360
Bảng 11. Doanh số thanh toán L/C theo quí từ 2004 đến 2007
Năm Quí Doanh số (ngàn USD)
2004 I 3,307
II 6,699
III 14,018
IV 14,205
2005 I 988
II 12,414
III 15,426
IV 13,570
2006 I 9,786
II 15,564
III 23,602
IV 23,868
2007 I 11,226
II 14,932
III 33,503
IV 34,561
Trang 39
Biểu đồ 7. Biến động doanh số thanh toán L/C 2004-2007
Qua biểu đồ trên thấy phương trình dự báo có dạng hồi quy tuyến tính:
y = b0 + b1t
Ta có: n = 16
b0 =
b1 =
n
y
n
i
i
1
=
16
561,256 = 16,035.06
n
i
i
n
i
ii
t
ty
1
2
1 =
360,1
991,950 699.2581
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV
2004 2005 2006 2007
Năm
U
SD
Trang 40
Vậy hàm số mô tả biến động doanh số thanh toán từ 2005-2007:
yt = 16,035.06 + 699.2581t
b0=16,035.06 (ngàn USD): doanh số thanh toán của quí I năm 2006.
b1=699.2581(ngàn USD): doanh số thanh toán tăng lên của một quí.
Bảng 11. Dự báo doanh số thanh toán L/C năm 2008
Năm Quí ti
Doanh số
dự đoán
(ngàn
USD)
Chỉ số
thời
vụ(%)
Doanh số có
tính thời vụ
(ngàn USD)
2008 I 17 27,923.16 44.49 12,423.014
II 18 28,622.46 91.87 26,295.454
III 19 29,321.76 137.33 40,267.573
IV 20 30,021.06 126.31 37,919.601
Nguồn: tự thực hiện
Kết luận: qua bảng dự báo trên thấy rằng doanh số dự đoán thanh toán L/C trong
năm 2008 tăng đều và rất cao qua mỗi quí so với 2007. Tuy nhiên do ảnh hưởng
của yếu tố thời vụ làm cho doanh số có tính thời vụ tăng không đều. Doanh số
chịu ảnh hưởng của thời vụ của quí I và II giảm so với doanh số dự đoán, và
doanh số quí III, IV tăng rất cao so với doanh số dự đoán. Đều này có thể giải
thích như sau: theo phương trình dự báo thì doanh số thanh toán L/C có dạng
tuyến tính đồng biến, nghĩa là doanh số sẽ tăng theo thời gian t. Nhưng do chịu
ảnh hưởng của mùa vụ, làm cho doanh số có tính thời vụ thay đổi. Đều này phù
hợp vơí thực tế bởi vì vào hai quí cuối năm là vào mùa xuất khẩu, vì vậy mà
doanh số cuối năm tăng rất mạnh. Qua phần dự báo này, thấy được doanh số biến
động có xu hướng tăng và lặp lại theo chu kỳ, nhưng chu kỳ sau cao hơn chu kỳ
trước. Đều này giúp người quản trị thấy được xu hướng và có kế hoạch sắp xếp
công việc trong năm. Chẳng hạn vào đầu năm công việc TTQT không nhiều vì
vậy ngân hàng có thể tập trung huy động ngoại tệ và dùng ngoại tệ đầu tư vào
lĩnh vực khác sinh lợi hơn so với việc dự trữ ngoại tệ cho TTQT. Đây là một góp
ý nhỏ của em, thực tế thì qua phần dự báo này có thể giúp người quản trị lập ra
kế hoạch hoạt động phù hợp với khả năng của ngân hàng, hoặc có những giải
pháp thích hợp làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Trang 41
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CHO AGRIBANK SÓC TRĂNG
Qua phân tích thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động TTQT của ngân hàng. Các nguyên nhân này không phải lúc nào cũng cùng
tồn tại trong một ngân hàng. Có nhiều ngân hàng khắc phục được hạn chế này
nhưng còn thiếu sót ở một mặt khác và ngân hàng khác thì ngược lại. Một vấn đề
tưởng chừng là nhỏ, mà chưa giải quyết triệt để thì ảnh hưởng của nó không ước
lượng được. Nó có thể làm mất khách hàng cũ và mất luôn cả khách hàng tiềm
năng. Như vậy, để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng,
ngân hàng cần xem xét tất cả khía cạnh ảnh hưởng đến hiệu quả. Với những
nguyên nhân vừa nêu, em xây dựng những giải pháp sau đây:
5.1.Mở rộng hình thức tài trợ xuất nhập khẩu:
Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngân hàng nên cung cấp một dịch vụ
TTQT trọn gói, ngoài các dịch vụ thanh toán truyền thống, ngân hàng nên tài trợ
bằng nhiều hình thức linh hoạt như: cho vay thu mua nguyên liệu chế biến hàng
xuất khẩu, chiếc khấu thương phiếu, cho vay thanh toán hàng hóa nhập khẩu...
5.1.1 Mức ký quỹ:
Để mở rộng tài trợ nhập khẩu trong thanh toán L/C, đối với khách hàng đề nghị
mở L/C. Ngân hàng không nên quy định mức ký quỹ cố định là 100%, mà cần áp
dụng linh hoạt nhiều hình thức tài trợ đối với khách hàng. Ngân hàng cần áp
dụng hình thức giảm mức ký quỹ theo mức độ tin tưởng đối với khách hàng,
thậm chí thực hiện ký quỹ 0% đối với khách hàng truyền thống. Ngân hàng cần
tham khảo mức ký quỹ của các ngân hàng khác cùng địa bàn, để xét mức ký quỹ
thích hợp đối với từng khách hàng cụ thể.
5.1.2 Mức chiết khấu: nhằm đáp ứng kịp thời và hợp lý vòng quay vốn cho doanh
nghiệp xuất khẩu, tránh tình trạng doanh nghiệp cần tiền mua nguyên liệu, nhưng
nguồn vốn bị ứ đọng trong khi chờ thanh toán. Ngân hàng nên thực hiện nhiều
hình thức chiết khấu chứng từ: chiết khấu có truy đòi và miễn truy đòi với mức
chiết khấu linh hoạt theo phương thức thu tiền. Mức chiết khấu cao nhất có thể
bằng 95% giá trị hợp đồng xuất khẩu. Áp dụng lãi suất chiết khấu hợp lý, có thể
Trang 42
là mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất cho vay ngoại tệ tương ứng trong
ngắn hạn. Bởi vì, khi thực hiện chiết khấu với mức chiết khấu thấp hơn giá trị
chứng từ, khoảng chênh lệch đã thể hiện được thời giá của tiền. Ngoài lãi suất
chiết khấu, ngân hàng còn có nguồn thu từ dịch vụ phí. Nhưng điều cần lưu ý là,
ngân hàng nên thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng và giảm bớt các thủ tục đối với
khách hàng truyền thống.
5.1.3 Cho vay mua nguyên liệu chế biến với lãi suất ưu đãi: để có khách hàng
thực hiện dịch vụ TTQT của ngân hàng, ngân hàng nên thực hiện một quy trình
tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói. Trước tiên ngân hàng cho doanh nghiệp vay mua
nguyên liệu đầu vào với lãi suất ưu đãi và sau đó doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
thanh toán của ngân hàng. Lãi suất cho vay đối tượng này nên dựa vào mức độ
tín nhiệm khác nhau và từng kỳ hạn khác nhau. Mức lãi suất này có thể tính bằng
lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn cộng với tỷ lệ chi phí bù đắp cho hoạt
động của ngân hàng. Để giảm rủi ro, mức cho vay không nên quá cao, mức cho
vay tối đa không vượt 80% giá trị hợp đồng xuất khẩu. Thời hạn cho vay phù hợp
với thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu, nhưng phải dưới 12 tháng (để
giảm rủi ro về lãi suất và ảnh hưởng của lạm phát, bởi vì cho vay với lãi suất
thấp). Ngân hàng cũng cần mở rộng cho vay với đối tượng là khách hàng nước
ngoài, để mua hàng hóa thuộc danh mục khuyến kích xuất khẩu của Việt Nam.
Nhưng để vay được cần có sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc ngân hàng trung
ương.
Ngoài ra, Agribank Sóc Trăng cũng nên cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các doanh
nghiệp xuất khẩu vay vốn từ các ngân hàng thương mại khác để phục vụ mua
hoặc sản xuất hàng hóa, dịch vụ thực hiện hợp đồng đã ký. Mức bảo lãnh vay tối
đa bằng 80% giá trị hợp đồng xuất khẩu, mức phí bảo lãnh tính trên số dư bảo
lãnh. Cách làm này nhằm khuyến kích doanh nghiệp xuất khẩu và thắt chặt hơn
quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
5.1.4 Thực hiện ưu đãi về giá sản phẩm dịch vụ: việc áp dụng giá dịch vụ cần
linh hoạt và phân theo loại khách hàng. Tuy việc thu phí là áp dụng theo biểu phí,
nhưng trong thời đại cạnh tranh chúng ta cần phân loại đối tượng khách hàng.
Đối với khách hàng xuất khẩu có thị trường rộng lớn, nguyên liệu đầu vào ổn
Trang 43
định và thường xuyên thu đổi ngoại tệ qua ngân hàng, ngân hàng nên áp dụng
mức phí thấp hơn quy định trong biểu phí.
5.2 Tư vấn cho khách hàng: vấn đề này đòi hỏi một thanh toán viên thật sự có
kiến thức sâu rộng về thương mại quốc tế, và tư vấn cho khách hàng về những rủi
ro có thể xảy ra trong mại quốc tế. Đối với khách hàng lần đầu tham gia mua bán
quốc tế, cần hướng dẫn họ các vấn đề sau:
5.2.1 Tìm hiểu kỹ lưỡng bạn hàng:
5.2.1.1 Đối với khách hàng nhập khẩu:
Để hạn chế rủi ro do nhà xuất khẩu không cung cấp, hoặc hàng hóa không chất
lượng: Tìm hiểu uy tín của nhà xuất khẩu, khả năng tài chính. Ngoài ra, cần biết
các thông tin về nguồn hàng nhập khẩu như: thị trường hàng hóa cần nhập tại
nước xuất khẩu, giá cả và nguyên liệu đầu vào của hàng hóa. Ngoài ra cần tham
khảo giá của nhiều doanh nghiệp khác, để biết mặt bằng giá chung của hàng hóa.
Ngoài sự giúp đỡ của ngân hàng, khách hàng cũng cần tìm hiểu đối tác thông qua
nhiều kênh thông tin khác nhau như: báo chí hay Internet.
5.2.1.2 Đối với khách hàng xuất khẩu:
Để hạn chế rủi ro do nhà nhập khẩu không thanh toán: cần tìm hiểu tình hình tài
chính của khách hàng và cả ngân hàng mở L/C. Để đảm bảo chắc chắn nhận
được khoản thanh toán, khách hàng nên đề nghị ngân hàng mở L/C chỉ định ngân
hàng xác nhận, hoặc ngân hàng mở L/C là đại lý của Agribank. Cần xem xét kỹ
lưỡng và chắc chắn rằng các điều kiện trong L/C là hoàn toàn có khả năng thực
hiện được.
5.2.2 Lựa chọn hình thức trả tiền phù hợp với hàng hóa mua bán: hầu hết
tâm lý chung của các nhà xuất khẩu đều muốn nhận được khoản thanh toán ngay
sau khi giao hàng. Điều này rất có ý nghĩa cho nhà xuất khẩu, vì nó làm giảm chi
phí đầu tư vào khoản phải thu và giảm chi phí cơ hội của tiền, tạo ra lợi nhuận
hơn so với bán hàng trả chậm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Tuy
nhiên, mặt lợi này là đều bất lợi cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu thì muốn kéo
dài thời gian trả tiền, để tiết kiệm chi phí tài chính. Ngoài ra, nhà nhập khẩu cần
đặt biệt lưu ý lựa chọn hình thức trả tiền phù hợp với từng loại hàng hóa. Vấn đề
này, các thanh toán viên cần giải thích cho nhà nhập khẩu. Chẳng hạn, đối với
việc thanh toán cho nhập khẩu máy móc thì không nên chọn hình thức trả tiền
Trang 44
ngay mà nên chọn hình thức trả từng lần. Bởi vì, một cái máy mới trong khi sản
xuất và lưu kho, thì không hẳn đưa vào hoạt động là nó hoạt động tốt. Chính vì
vậy mà cần kiểm tra máy trước khi thanh toán đầy đủ. Ngoài ra cần xem xét đến
trường hợp, một cái máy trong khi ký hợp đồng nhập cho đến khi nhận được
hàng thì nó đã bị lạc hậu về công nghệ.
5.2.3 Biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá: tỷ giá giữa các đồng tiền thường
xuyên biến động, việc biến động tỷ giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chúng ta
không thể kiểm soát được. Các doanh nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế
thường gặp phải rủi ro khi tỷ giá biến động. Vì vậy sự can thiệp của ngân hàng có
ý nghĩa quan trọng. Ngân hàng nên hướng dẫn khách hàng biết cách phòng ngừa
rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng quyền chọn. Bên cạnh đó khuyến kích khách
hàng sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong thanh toán, tránh tình trạng sử dụng phần
lớn là USD như hiện nay. Theo số liệu của Phòng TTQT, hơn 90% doanh số
thanh toán theo USD.
Trong những tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008 USD giảm giá mạnh, điều này
ảnh hưởng lớn đến khách hàng xuất khẩu. Trong thời gian sắp tới khuyến kích
khách hàng xuất khẩu vào các nước, các thị trường có sử dụng các đồng ngoại tệ
có liên quan đến các đồng tiền đang lên giá so với USD nghĩa là lên giá so với
VND như euro, bảng Anh, Yen Nhật, đô Canada... xuất khẩu vào thị trường này
không những có lợi mà còn hạn chế được rủi ro tỷ giá. Việc chuyển hướng như
vậy sẽ tránh rủi ro “bỏ trứng vào một giỏ” vì hiện nay xuất khẩu vào thị trường
Mỹ chiếm 1/4 sản lượng. Hiện nay nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái
và lạm phát. Nguy cơ suy thoái làm cho nhu cầu về lượng xuất khẩu vào thị
trường này có thể không tăng, thậm chí còn giảm so với trước. Nguy cơ lạm phát
làm cho USD càng giảm giá so với các đồng tiền khác. Ngược lại, việc nhập
khẩu nên chọn các thị trường sử dụng USD để giao dịch.
5.3 Cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Agribank Sóc Trăng nên cung cấp đầy đủ các
giải pháp tài trợ thương mại từ các dịch vụ TTQT truyền thống cho tới các giải
pháp mang tính chất phức tạp đặc thù dành riêng cho từng thương vụ.
Agribank Sóc Trăng hiện đang cung cấp các dịch vụ TTQT như mở L/C,
thông báo và xác nhận tín dụng thư, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, nhờ thu
Trang 45
chứng từ xuất nhập khẩu, bảo lãnh nhận hàng. Các dịch vụ TTQT Agribank chưa
đáp ứng được: tín dụng thư dự phòng, dự phòng rủi ro tỷ giá, liên kết với ngân
hàng khác đồng tài trợ cho xuất nhập khẩu. Chính những hạn chế này làm giảm
khả năng hoạt động của TTQT. Trong thời gian tới, ngoài việc cung cấp các dịch
vụ chưa làm được, ngân hàng nên cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và tiện ích
cho khách hàng khi giao dịch, chẳng hạn giao dịch trực tuyến thông qua wedsite
của Agribank Sóc Trăng. Khách hàng chỉ cần truy cập vào tên và mật khẩu của
tài khoản, mà không cần đến ngân hàng. Dịch vụ mới này cung cấp tiện ích cho
khách hàng như gửi đến ngân hàng yêu cầu mở L/C, sữa đổi L/C, theo dõi hoạt
động giao dịch của công ty qua nhật ký giao dịch. Bên cạnh đó, giao dịch trực
tuyến hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thủ tục và lựa chọn phương thức thanh toán
xuất nhập khẩu phù hợp. Khách hàng cũng có thể tham khảo những câu hỏi
thường gặp về TTQT qua dịch vụ này, với dịch vụ này ngân hàng sẽ không mất
thời gian tư vấn cho khách hàng. Với dịch vụ giao dịch trực tuyến này, luôn
mang đến cho khách hàng sự nhanh chóng, chính xác và an toàn, thể hiện tính
chuyên nghiệp ngày càng cao trong TTQT của ngân hàng.
5.4 Mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới:
Nhằm đáp ứng sự tăng trưởng về quy mô TTQT, mở rộng thị trường xuất khẩu
cho tỉnh nhà, ngoài thị trường truyền thống: Mỹ, EU, Nhật...Agribank Sóc Trăng
mở rộng quan hệ với các ngân hàng ở các nước: Châu phi, Mỹ La Tinh, Trung
Đông...các nước này có nhu cầu về lương thực rất cao. Nhằm đáp ứng tối đa nhu
cầu khách hàng, Agribank Sóc Trăng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới
giao dịch với tất cả ngoại tệ. Ngoài việc mở tài khoản ngoại tệ, Agribank Sóc
Trăng hướng đến việc mở rộng hệ thống đại lý tham gia vào SWIFT. Tuy nhiên,
việc quan hệ với các thị trường mới này không dễ cho ngân hàng thanh toán và
khách hàng xuất khẩu, vì các thị trường này thường xuyên có rắc rối về chính trị.
Vì vậy ngân hàng cần hết sức thận trọng khi tham gia thanh toán với các thị
trường mới này.
Trang 46
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận:
Hiện nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa lĩnh vực, nếu như trước đây hoạt
động tín dụng là hoạt động chủ yếu và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng,
thì hiện nay hoạt động tín dụng đang giảm dần tỷ trọng, thay vào đó là hoạt động
dịch vụ đang được mở rộng, vì tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của kinh doanh
ngân hàng. Do sự cạnh tranh, các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng
và nâng cao chất lượng dịch vụ, để thu hút khách hàng. Nhưng việc thỏa mản
nhu cầu khách hàng, phải đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận
cao nhất cho ngân hàng, thì ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển trong thời
đại hội nhập, toàn cầu hóa ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Để phát
triển, trước hết ngân hàng cần phải xem xét các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến
ngân hàng. Qua phân tích có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TTQT, nhưng ít khi tất
cả các yếu tố này tồn tại trong một ngân hàng, chỉ cần một vấn đề tồn tại cũng
đủ để ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy mà phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến TTQT cũng như đưa ra giải pháp hoạt động cho thời gian tiếp theo là
yêu cầu bức thiết.
Trong kinh doanh ngày nay, TTQT đang ngày càng trở nên phổ biến. Những
phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng
những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Các doanh nhân
cũng sử dụng các phương thức thanh toán một cách thông dụng và linh hoạt hơn
trong hoạt động giao thương của mình. Trong các phương thức TTQT, thì
phương thức tín dụng chứng từ luôn được các doanh nhân lựa chọn hàng đầu, vì
lợi ích mà nó mang lại là an toàn cho cả người bán lẩn người mua. Nó an toàn
cho người bán vì được ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán và sẽ nhận được
khoản thanh toán sau khi xuất trình chứng từ. An toàn cho người mua vì chỉ trả
tiền sau khi nhận được hàng vì vậy mà tín dụng chứng từ là phương thức chiếm
tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng thương mại ngày nay.
Sóc Trăng là tỉnh đứng đầu Đồng bằng SCL về chế biến thủy sản xuất khẩu, chủ
yếu là mặt hàng tôm đông lạnh sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật và các
Trang 47
nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.Trong việc thông thương mua bán
với nước ngoài, các công ty XK thủy sản nói riêng và các công ty kinh doanh
XNK nói chung thường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nhập máy móc thiết
bị, nguyên liệu về để phục vụ sản xuất. Trong điều kiện người không biết hay
không hiểu hết những quy tắc thanh toán xuất nhập khẩu với nước ngoài, công
việc thanh toán ủy nhiệm cho các ngân hàng. Do vậy, vai trò của ngân hàng là rất
quan trọng để bảo vệ quyền lợi của công ty và bảo vệ chính mình.
Do thời gian thực tập ngắn, chưa đủ để em tìm hiểu và phân tích tất cả các
phương thức TTQT. Vì vậy, em tập trung phân tích sâu phương thức tín dụng
chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, vì nó
chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức. Mặc dù phương thức tín dụng
chứng từ là an toàn nhất hiện nay, nhưng nó tương đối phức tạp và tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Nguyên nhân xảy ra các rủi ro này có thể phát sinh từ nhiều phía như
người bán, người mua và cả ngân hàng. Mặc dù vậy, tại Agribank Sóc Trăng,
phương thức tín dụng chứng từ đã đạt thành tích tốt, chưa xảy ra tranh chấp. Tuy
nhiên vẫn còn vài hạn chế do yếu tố chủ quan của ngân hàng như: chưa mở rộng
tài trợ xuất nhập khẩu, số lượng thanh toán viên của Phòng còn ít... Vì vậy, lĩnh
vực TTQT của Agribank Sóc Trăng chưa đủ sức cạnh tranh với Vietcombank
Sóc Trăng. Vốn là ngân hàng có thế mạnh về TTQT, Vietcombank Sóc Trăng đã
mở rộng nhiều hình thức tài trợ xuất nhập khẩu mà hiện nay Agribank Sóc Trăng
chưa thực hiện được. Trong thời gian sắp tới, Agribank Sóc Trăng cần xây dựng
những giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế còn tại tồn và phát huy thế mạnh
của mình để hoàn thiệc hơn hệ thống TTQT, xứng đáng là ngân hàng thương mại
dẫn đầu tỉnh không chỉ lĩnh vực cho vay, mà còn ở lĩnh vực thực hiện dịch vụ có
chất lượng và uy tín.
6.2 Kiến nghị:
Trong thời gian sắp tới, với xu hướng hội nhập và thực hiện tự do hóa cạnh tranh
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì hệ thống các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài hoạt động ở Việt Nam sẽ còn lớn mạnh và phát triển hơn nữa, trở thành các
trung gian tài chính phát triển ở Việt nam. Điều này góp phần làm cho thị trường
tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng sôi động, hiện đại, phát triển và hoạt
động hiệu quả, nhưng cũng là một thách thức lớn cho các ngân hàng thương mại
Trang 48
trong nước. Điều đầu tiên khi các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động ở
Việt Nam là dịch vụ ngân hàng chất lượng cao như ngân hàng điện tử, nhằm thu
hút khách hàng và cạnh tranh với ngân hàng trong nước vốn am hiểu và có một
lượng khách hàng nhất định. Các ngân hàng trong nước, nếu không muốn bị lạc
hậu hay đào thải, hảy có những bước chuẩn bị thiết thực ngay từ bây giờ, để đủ
mạnh cạnh tranh và phát triển trong tương lai.
Có thể dự báo rằng, trong tương lai dịch vụ ngân hàng phát triển sôi động, mạnh
mẽ ở cả ngân hàng trong nước và nước ngoài. Để sự phát triển này mang lại lợi
ích cho cả ngân hàng và khách hàng, chúng ta cần chuẩn bị tốt kiến thức. Trước
hết là về phía chính phủ, cần minh bạch và chặt chẽ hơn hệ thống pháp lý về
ngành tài chính ngân hàng, có quy định ưu đãi với các doanh nghiệp xuất khẩu
huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là ngân hàng, làm tốt công tác
đào tạo nghiệp vụ nhân viên. Tiếp đó là trang bị kiến thức cho doanh nghiệp về
thương mại quốc tế.
6.2.1 Kiến nghị đến chính phủ:
Chính phủ phối hợp chặt chẽ với ban ngành địa phương hướng dẫn bà con ngư
dân chăm sóc tôm đúng cách, đồng thời kiểm tra quá trình chế biến của doanh
nghiệp, tránh tình trạng tôm xuất khẩu bị trả về do dư kháng sinh, điều này thiệt
hại rất lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.
Đề nghị Chính phủ có chính sách hổ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản, nên có một cơ chế tín dụng riêng đối với các doanh nghiệp này,
không để họ cố gắng chịu đựng mức lãi suất đầu vào như hiện nay, sẽ ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nguồn vốn cho các doanh nghiệp này rất
lớn, nếu buộc họ thế chấp tài sản để vay tiền thì không thể thực hiện được.
Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt tùy theo yêu cầu lưu thông tiền tệ. Điều
chỉnh tỷ giá VND có lợi nhất cho sản xuất và phát triển kinh tế, không cố định là
chỉ có xuống giá có lợi cho xuất khẩu hoặc lên giá để có lợi nhập khẩu.
Dự trữ đa dạng các loại ngoại tệ và là người cho vay cuối cùng để quá trình thanh
toán của ngân hàng không bị ách tắc.
6.2.2 Kiến nghị đến Lãnh đạo ngân hàng:
- Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh: đây là yêu cầu quan trọng trong kinh doanh, để
thành công đòi hỏi người kinh doanh phải nắm bắt nhu cầu khách hàng, thị hiếu
Trang 49
và sự tác động của yếu tố khách quan đến nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, phải
hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được xu thế cạnh tranh của thời đại và kịp
làm mới mình để thành công. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ,
kinh doanh ngân hàng được coi là ngành có lợi nhuận cao nhất vì vậy mà đối thủ
cạnh tranh cũng nhiều nhất. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Agribank là
Vietcombank đã có kinh nghiệm trong thương mại quốc tế và các ngân hàng
thương mại cổ phần mới mộc lên. Thế mạnh của họ là ngân hàng cổ phần, vì vậy
nhân viên của họ thực sự là những người có năng lực và kỹ luật cao. Họ luôn đòi
hỏi nhân viên về thành tích và sự thăng tiến và chắc chắn rằng sự trả công của họ
sẽ xứng đáng. Tuy Agribank Sóc Trăng là ngân hàng dẫn đầu tỉnh nhưng không
nên xem thường các ngân hàng mới mở vì họ rất năng động.
- Tạo điều kiện cho nhân viên cập nhật kiến thức mới, hiện đại về TTQT: để tồn
tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong nền kinh tế phải
vận động không ngừng nhằm hoàn thiện, đổi mới chính mình và nâng cao khả
năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Đặt biệt trong kinh doanh quốc tế thì
chúng ta phải cập nhật kiến thức mới và thay đổi tư duy để theo kịp với sự phát
triển của thế giới. Bởi vì trong kinh doanh quốc tế thì rủi ro xảy ra là muôn hình
vạn trạng, và hậu quả thì khó lường. Nếu chỉ áp dụng những kiến thức củ để xử
lý mọi tình huống phát sinh e rằng không hiệu quả và phù hợp với thực tiển. Do
vậy, những người làm công tác TTQT phải thường xuyên bổ sung kiến thức mới
và hiện đại nhất. Kiến nghị đến lãnh đạo ngân hàng có kế hoạch đưa đi đào tạo
và tập huấn nâng cao trình độ cho các thanh toán viên theo định kỳ. Bởi vì, trong
thời gian không xa Agribank Sóc Trăng không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng
trên địa bàn tỉnh như hiện nay mà đối đầu với sự lấn sân của ngân hàng nước
ngoài. Ngay từ bây giờ, Agribank nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức đủ sức cạnh
tranh và phát triển. Thiết nghỉ việc xử lý tình huống theo lối mòn như hiện nay sẽ
lùi về quá khứ, thay vào đó là sự linh hoạt nhạy bén của đội ngủ thanh toán viên.
- Mở rộng Marketing quản bá hình ảnh ngân hàng: Agribank Sóc Trăng cần đầu
tư hơn vào quảng cáo và quản bá thương hiệu của mình. Quảng cáo và phải nói
được công dụng của sản phẩm mới, tất cả những tiện ích mà Agribank mang đến
cho khách hàng.
Trang 50
- Thực hiện chăm sóc khách hàng: Agribank nên có chương trình đào tạo miễn
phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn về kỹ năng tham gia
thương mại quốc tế.
- Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên: để nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình thì trước hết họ phải có cuộc sống yên ổn. Vì vậy ngân hàng cần giúp
đỡ các nhân viên còn khó khăn về tài chính.
- Bổ sung thêm lực lượng thanh toán viên cho Phòng: để tránh áp lực quá tải
công việc như hiện nay, và để nâng cao hiệu quả công việc cho các thanh toán
viên. Kiến nghị ngân hàng bổ sung thêm nhân viên cho Phòng TTQT.
6.2.3 Kiến nghị đến chính quyền địa phương:
Chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng để
định hướng cho doanh nghiệp của tỉnh nhà.
Tổ chức chương trình tập huấn cho doanh nghiệp: từ trước đến giờ doanh nghiệp
Việt Nam thành công là nhờ sự hổ trợ của chính phủ. Nhưng hiện nay các doanh
nghiệp đang mất dần lợi thế này do cam kết hội nhập. Sắp tới thì các doanh
nghiệp phải tự lực cạnh tranh, vì vậy cần có sự hổ trợ từ phía chính quyền địa
phương về mặt kỹ thuật để họ có điều kiện hiểu biết, tiếp cận và sử dụng thành
thạo quen thuộc các dịch vụ tài chính hiện đại mang tính kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt kiến thức về các lĩnh vực
có liên quan như thị trường hối đoái, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán.
Trang 51
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Tiến (2004). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng, NXB Thống kê, TP. HCM
2. Nguyễn Minh Kiều (2006). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.
NXB Tài chính, TP.HCM
3. Võ Thị Thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh
doanh và kinh tế. NXB Thống kê.
4. Dương Hữu Hạnh (2006). Quản trị tài chính quốc tế trong thị trường tài
chính quốc tế toàn cầu. NXB Lao động xã hội. TP.HCM.
5. Nguyễn Văn Thanh (2004). Quản trị tài chính quốc tế. NXB Thống kê
TPHCM.
6. Lê Văn Tư-Lê Tùng Vân (1999). Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thanh
toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. NXB Thống kê.
7. www.vbardst.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_pdf8778_82.pdf