Hợp tác xã nên chủ trương phân chia hoạt động nông nghiệp cho từng tổ
quản lý như dịch vụ điện, tạo được sự chuyên sâu cho các hoạt động. Nhằm giảm
những chi phí không cần thiết khi tập trung không giao nhiệm vụ cho các xã viên
thực hiện vì lợi ích chung. Đảm bảo thời gian của cán bộ không thiếu để có
những hướng kế hoạch mới cho hợp tác xã, cũng như thời gian tìm kiếm, liên kết
với các doanh nghiệp hợp tác xã phát triển để học hỏi kinh nghiệm cũng như hợp
tác kinh doanh.
65 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1 – Phong Điền – Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược sử dụng. Lượng điện
sử dụng tăng do tăng thêm hộ sử dụng, với cách tính không theo định mức thì
bình quân 1 tháng mỗi hộ sử dụng khoảng 56 – 57 kw/h điện. Mỗi năm giá trị
của hoạt động điện tăng không cao, vì điện là mặt hàng được sử dụng một cách
ổn định hơn, chỉ tăng khi tăng hộ sử dụng hoặc tăng các thiết bị sử dụng điện
trong gia đình.
Trong bảng 6 ta thấy, chi phí trong lĩnh vực điện nông thôn năm 2007 tăng
27.485.000 đồng tương ứng tăng khoảng 9,49%. Năm 2008 tăng 15,36% tương
đương với 44.520.000 đồng. Chi phí tăng do số lượng sử dụng điện tăng, nên chi
phí mua vào tăng theo lượng điện sử dụng tăng thêm trong từng năm. Bên cạnh
đó, chi phí khác tăng góp phần làm tăng chi phí trong lĩnh vực này. Và mạng lưới
điện tính đến nay cũng đã hoạt động được 14 năm kể từ khi thành lập tổ quản lý
điện. Do đó, chi phí quản lý cao là do phải sửa chữa, thay mới những đường dây
bị hư hỏng, và chi phí do hao hụt điện năng trong truyền tải điện với mức hao hụt
năm 2007 so sánh với lượng hao hụt năm 2006 tăng 43.876 kwh [(769.424 -
508.453) – (704.922 - 487.827)] tức tăng khoảng 20%. Chi phí năm 2007 tăng
9,49% trong đó, chi phí mua điện tăng 9,15% do lượng điện đầu vào tăng 9,15%
cao hơn so với lượng điện bán ra 4,23%. Chi phí năm 2007 tăng 9,49% trong đó,
chi phí mua điện tăng 9,15% do lượng điện đầu vào tăng 9,15% cao hơn so với
lượng điện bán ra 4,23%. Tương tự cách tính trên năm 2008 mức điện hao hụt
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang28 SVTH: Ngô Cẩm Huy
trong truyền tải là 300.189 kwh tăng 83.094 kwh tức tăng khoảng 38% so với
2006. Chi phí năm 2008 tăng 15,36% hay tăng 44.520.000 đồng so với năm
2006.
Chi phí hoạt động điện ít biến động do giá điện mua vào hàng năm như
nhau, biến động chi phí trong hoạt động điện có chăng là do những biến động về
chi phí khác. Giá những trang thiết bị điện biến động trên thị trường, chi phí sửa
chữa điện cao do tình trạng thực tế của những hư hỏng. Chi phí để thuê lao động
sửa chữa, bắt mới đường dây tăng… Những biến động tăng trong từng khoản chi
phí tuy tính riêng lẻ nó ít ỏi nhưng tổng gộp lại nó góp phần làm tăng chi phí hoạt
động trong lĩnh vực điện và với tổng mức chi phí tăng thêm ở khoản mục chi phí
khác biến động là 15,71% (2007) và 15,64% (2008).
Trong bảng hoạt động kinh doanh điện nông thôn, lợi nhuận giảm dần trong
hai năm 2007, 2008 so với năm 2006. Năm2007, lợi nhuận đạt được là 8.674.000
đồng, và năm 2008 lợi nhuận trong hoạt động này âm 6.925.000 đồng, so sánh
với năm 2006 thì lợi nhuận năm 2008 giảm khoảng 128% trong khi doanh thu
tăng 5,13%. Lợi nhuận giảm qua từng năm là do tổng chi phí tăng cao hơn tổng
doanh thu hoạt động điện.
Giá điện không tăng theo lượng điện sử dụng là do việc áp dụng mức giá
cào bằng, với mức giá kí hợp đồng với người dân trước đây là 700 đồng/kwh một
phần do tính toán sai lầm, do không tính toán chi phí hao hụt trong truyền tải điện
trên đường dây hoạt động lâu dài, không nhìn thấy thấu đáo vấn đề khi đề ra mức
giá điện cách đây 14 năm. Bên cạnh đó, thời gian kí hợp đồng với dân chỉ 10
năm nhưng cuối cùng phải hoạt động thêm 4 năm do chưa thể bàn giao lại lưới
điện và cũng không thể tăng giá vì giá bán ra do Ủy ban thành phố quy định cho
hợp tác xã tính toán trong những năm đầu hoạt động. Từ đó, dẫn đến tình trạng
chi phí hoạt động thì tăng cao hơn doanh thu hoạt động.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang29 SVTH: Ngô Cẩm Huy
Bảng 6. Hoạt động kinh doanh điện nông thôn
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2006Khoản mục 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
1.Doanh thu (1.000 đồng) (1) 341.479 355.917 359.057 14.438 4,23 17.578 5,13
- Số lượng (kwh) 487.827 508.453 512.938 20.626 4,23 25.111 5,13
- Đơn giá (đồng/ kwh) 700 700 700 0 0 0 0
2. Tổng chi (1.000 đồng) (2) 289.750 317.235 334.270 27.485 9,49 44.520 15,36
- Giá trị mua vào (1.000 đồng) 274.920 300.075 317.120 25.155 9,15 42.200 15,35
+ Số lượng (kwh) 704.922 769.424 813.127 64.502 9,15 108.205 15,35
+ Đơn giá (đồng/ kwh) 390 390 390 0 0 0 0
- Khác 14.830 17.160 17.150 2.330 15,71 2.320 15,64
3. Thuế GTGT (3) 27.492 30.008 31.712 2.516 9,15 4.220 15,35
4. Lợi nhuận = (1) – (2) – (3) 24.237 8.674 (6.925) (15.563) (64,21) (31.162) (128,57)
(Nguồn: hợp tác xã Tân Thới 1)
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang30 SVTH: Ngô Cẩm Huy
Qua bảng hoạt động kinh doanh điện, ta có thể đánh giá hoạt động điện qua
những năm gần đây không đạt hiệu quả. Một phần do hạn chế trong việc điều
chỉnh mức giá, một phần cũng do sai lầm trong tính toán của cán bộ hợp tác xã.
Điều đó, cũng nói lên trình độ quản lý của cán bộ chưa cao, chưa nắm bắt được
vấn đề trong những hoạt động định hướng lâu dài. Đó cũng là một trong những
khó khăn, hạn chế cua hợp tác xã và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của
hợp tác xã.
3.2.5 Phân tích kết quả các hoạt động kinh doanh của hợp tác xã
Từ kết quả phân tích của bảng 7 (trang 33), tổng chi từng năm tăng lên
khoảng 11% năm 2007, và gần 17% năm 2008. Trong đó, tốc độ tăng chi phí
trong hoạt động điện là 9,49% (năm 2007), và 15,36% (năm 2008). Tuy tốc độ
tăng nhẹ, nhưng nhìn vào khoảng chi phí cho hoạt động điện chiếm tỉ trọng
khoảng 85% tổng chi phí, nên tốc độ tăng của hoạt động điện góp phần không
nhỏ trong tốc độ tăng tổng chi.
Chi phí tăng thì doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ cũng tăng so với
năm 2006. Tuy nhiên, mức tăng của doanh thu thấp hơn tỉ lệ tăng của chi phí.
Doanh thu năm 2007, lại giảm 1,63% so với năm 2006 trong khi tỉ lệ chi tăng
10,95%, có tình trạng này là do doanh thu trong hoạt động nông nghiệp của hợp
tác xã giảm 17,44%. Và trong 17,44%, là do giảm giá trị trong hoạt động bơm
tưới là 29.361.000 đồng, và giảm 26,53% trong hoạt động bao tiêu sản phẩm năm
2007. Doanh thu trong năm 2008 tăng 6,55% so với tỉ lệ tăng chi phí là 16,71%.
Cũng giống như chi phí, doanh thu tăng cao hơn trong năm 2008 so với năm
2007, và tỉ lệ doanh thu trong dịch vụ nông nghiệp tăng cao hơn so với mức tăng
của hoạt động điện nông thôn.
Từ việc tỉ lệ tăng doanh thu thấp hơn mức tăng của chi phí, nên lợi nhuận
giảm theo từng năm. Năm 2007, lợi nhuận giảm so với năm 2006 là 49,26%
tương đương giảm 46.615.000 đồng. Và bước sang năm 2008, lợi nhuận có giảm
nhưng với tỉ lệ thấp hơn năm 2007 là khoảng 31% so với năm 2006, có sự tăng
trở lại so với năm 2007 nhưng mức tăng không cao. Dựa trên những con số đánh
giá thì mặc dù hợp tác xã hoạt động có lợi nhuận, nhưng hợp tác xã này hoạt
động hiệu quả không cao trong năm 2007 và 2008.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang31 SVTH: Ngô Cẩm Huy
Bảng 7. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: 1.000 dồng
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2006Khoản mục 2006 2007 2008
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Tổng thu (1) 467.954,00 460.336,00 498.613,00 (7.618,00) (1,63) 30.659,00 6,55
1. Nông nghiệp 126.475,00 104.419,00 139.538,00 (22.056,00) (17,44) 13.063,00 10,33
- Bơm tưới 61.525,00 32.164,00 19.008,00 (29.361,00) (47,72) (42.517,00) (69,11)
- Bao tiêu sản phẩm 64.950,00 47.720,00 74.520,00 (17.230,00) (26,53) 9.570,00 14,73
- Cắt lúa 7.600,00
- Đập lúa 3.500,00 27.260,00
- Sấy lúa 13.440,00 18.750,00
2. Dịch vụ điện 341.479,00 355.917,00 359.057,00 14.438,00 4,23 17.578,00 5,13
Tổng chi (2) 333.231,00 369.712,00 388.908,00 36.481,00 10,95 55.677,00 16,71
1. Nông nghiệp 43.481,00 52.477,00 54.638,00 8.996,00 20,69 11.157,00 25,66
- Bơm tưới 43.481,00 29.186,00 18.610,00 (14.295,00) (32,58) (24.871,00) (57,20)
- Cắt lúa 5.970,00
- Đập lúa 6.180,00 19.424,00
- Sấy lúa 11.141,00 16.604,00
2. Dịch vụ điện 289.750,00 317.235,00 334.270,00 27.485 9,49 44.520,00 15,36
Quản lý kinh doanh (3) 12.600 12.600 12.600 0 0 0 0
Thuế GTGT (4) 27.492 30.008 31.712 2.516 9,15 4.220 15,35
Lợi nhuận: (1) – (2) – (3) – (4) 94.631,00 48.016,00 65.393,00 (46.615,00) (49,26) (29.238,00) (30,90)
TN/ CP 1,40 1,25 1,28 (0,15) (10,71) (0,12) (8,57)
LN/CP 0,28 0,13 0,17 (0,15) (53,57) (0,11) (39,29)
(Nguồn: hợp tác xã Tân Thới 1)
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang32 SVTH: Ngô Cẩm Huy
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động do hai năm 2007, 2008 có phát sinh chi
phí đầu tư để đưa các dịch vụ cắt, đập và sấy lúa vào hoạt động nên chi phí nông
nghiệp tăng cao hơn mức tăng của doanh thu, và do hoạt động bơm tưới của hợp
tác xã không còn chiếm lợi thế nên doanh thu trong hoạt động này giảm. Còn
trong hoạt động điện thì phải bỏ ra chi phí sửa chữa đường dây hư hỏng, chi phí
do hao hụt điện năng trên đường truyền đã lâu.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế 2006 ổn định hơn so hai năm sau, và năm
2008 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới, nên kinh tế
nước ta có sự biến động khá phức tạp là cho giá các mặt hàng đa số điều tăng,
trong đó mặt hàng dầu nhớt chịu ảnh hưởng biến động giá nhiều nhất mặt dù có
sự can thiệp của Nhà nước. Sự biến động đó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động
kinh doanh dịch vụ nông nghiệp của hợp tác xã, và chi phí cho dầu nhớt chiếm tỉ
trọng cao trong tổng chi phí hoạt động dịch vụ.
Nhìn lại bảng hiệu quả hoạt động kinh doanh ta thấy, năm 2006 khi bỏ ra 1
đồng chi phí ta sẽ thu được 1,40 đồng thu nhập, nhưng tỉ suất này giảm dần qua
năm 2007 là 1,25 và năm 2008 có tăng lại so với 2007 nhưng chỉ có 1,28. Và tỉ
số lợi nhuận so với chi phí cũng giảm theo, năm 2007 1 đồng chi phí chỉ đem lại
0,13 đồng lợi nhuận thay vì 0,28 đồng lợi nhuận trong năm 2006, con số này
trong năm 2008 là 0,17.
Bên cạnh các con số thể hiện hiệu quả kinh tế của hợp tác xã như trên, hợp
tác xã còn có những hoạt động chăm lo đến phát triển cộng đồng. Qua hoạt động
kinh doanh dịch vụ của mình hợp tác xã đã tạo cho bà con ở đây gắn kết với nhau
trong sản xuất, đời sống và cùng chung lo phát triển cộng đồng. Ngoài việc cùng
chung lo xây dựng đường điện, đưa điện thắp sáng đến các hộ trong khu vực
nông thôn, làm đê bao khép kín phục vụ cho quá trình sản xuất của bà con, hợp
tác xã còn lo giao thông nông thôn.
Bắt mới 12 cầu bê tông trong phạm vi hợp tác xã với giá trị đóng góp 30
triệu đồng, mắc điện kế cho 35 hộ nghèo, 15 hộ chính sách không thu tiền; Tặng
sách vở cho học sinh nghèo giá trị 1 triệu đồng, tặng quà 27/7, hỗ trợ lũ lụt, hỗ
trợ con em lên đường làm nghĩa vụ… Những đóng góp của hợp tác xã cho cộng
đồng tuy không nhiều nhưng nó thể hiện được vai trò xã hội thiết thực của hợp
tác xã đối với cộng đồng dân cư địa phương.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang33 SVTH: Ngô Cẩm Huy
Ngoài ra hợp tác xã còn nắm bắt thông tin thị trường để khuyến khích bà
con sử dụng giống lúa sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, khoảng 93.33%
trong số phiếu thông tin điều tra cho biết giống lúa mới áp dụng sản xuất là do
hợp tác xã khuyến cáo và khoảng 63% nhận được sự hỗ trợ kĩ thuật từ cán bộ
hợp tác xã.
Mặc dù, theo số liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác
xã là chưa cao. Nhưng về mặt xã hội hợp tác xã đã đem lại lợi ích cho các xã viên
nâng cao thu nhập của mình thông qua những hoạt động hợp tác xã đem lại cho
xã viên sự lựa chọn tham gia hay không tham gia như: hoạt động bao tiêu sản
phẩm cho người sản xuất, hợp tác xã chỉ hoạt động với hình thức đại diện lấy uy
tín để tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho sản phảm nông nghiệp nơi đây. Và hoạt
động bơm tưới cũng mang lợi thu nhập cho những xã viên tham gia thực hiện
bơm tưới. Và lợi ích thiết thực nhất là nhờ những hoạt động này hợp tác xã giúp
người sản xuất nâng cao năng suất sản phẩm lúa vì sản xuất những giống lúa cao
sản và nhờ hoạt động sau thu hoạch tỉ lệ hao hụt ít hơn. Tuy nhiên, trong 50%
theo phiếu điều tra đánh giá hoạt dộng dịch vụ của hợp tác xã có làm thay đổi
năng suất lúa, thì chỉ có khoảng 53% trong số đó đánh giá tăng năng suất còn
khoảng 47% còn lại đánh giá làm giảm năng suất là do vụ lúa vừa qua thất mùa
khi giống lúa OM5039 hợp tác xã kí hợp đồng bao tiêu với công ty Mêkông
không trổ. Điều đó ảnh hưởng đến uy tín của hợp tác xã, và đó cũng là một trong
những khó khăn mà hợp tác xã phải có biện pháp khắc phục và lấy lại lòng tin ở
người dân.
3.3 Những thuận lợi, khó khăn của HTXNN
3.3.1 Thuận lợi
Trong quá trình hoạt động vừa qua, hợp tác xã được Phòng kinh tế huyện
Phong Điền đánh giá là hợp tác xã hoạt động tốt trên địa bàn, và được chọn là mô
hình điểm cho thành phố Cần Thơ. Điều đó tạo được sự quan tâm của các cấp
ban ngành đến hợp tác xã, và góp phần làm tăng niềm tin và hoạt động của hợp
tác xã.
Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên diện tích canh tác
320ha trong đó diện tích ruộng chiếm 304ha, chỉ có 16ha là diện tích vườn. Do
đó, khả năng hoạt động dịch vụ nông nghiệp của hợp tác xã là khá cao. Trong khi
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang34 SVTH: Ngô Cẩm Huy
giá cả dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã cung cấp được người dân đánh giá là
tương đối rẻ, giá cả phù hợp cho người dân sản xuất sử dụng nhằm tiết kiệm chi
phí thuê nhân công và kịp thời vụ hơn.
Sự hợp tác chặt chẽ của các xã viên với nhau tạo cho hoạt động của hợp tác
xã thuận lợi hơn. Xã viên tham gia hợp tác xã từng có thời gian dài làm việc
chung với nhau khi còn là tổ quản lý điện. Nên đa số xã viên điều quen và hiểu
nhau hơn, tạo sự dễ dàng trong hoạt động, cũng như cùng đưa ra những quyết
định phù hợp cho hợp tác xã phát triển.
Có mối liên hệ tốt với các cơ quan, ban ngành ở địa phương. Tạo được liên
kết với các công ty, tổ chức nhằm mục đích nâng cao đời sống xã viên và nông
dân trong vùng khi áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Được sự
quan tâm hướng dẫn nhiệt tình về kĩ thuật, các biện pháp khoa học trong sản xuất
cho xã viên và người dân sản xuất trong vùng.
Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của viện nghiên cứu, các trường trong
công tác hỗ trợ, hướng dẫn tập huấn kĩ thuật trong sản xuất cho các xã viên.
Ngoài ra, hợp tác xã còn nhận được sự hỗ trợ của trường Đại học Nông lâm
thành phố Hồ Chí Minh trong việc mua máy móc hoạt động kinh doanh dịch vụ.
3.2.2.2 Khó khăn
Vốn đầu tư chưa cao, bên cạnh vốn để mua máy còn phát sinh thêm nhiều
chi phí khác để đưa máy móc vào quá trình hoạt động. Hợp tác xã chưa tiếp cận
được với nguồn vốn vay để đầu tư trang thiết bị cho hoạt động sản xuất.
Hoạt động trong nông nghiệp cũng tương đối khó khăn do người dân đa
phần vẫn còn sản xuất theo kinh nghiệm và thu hoạch theo hướng thủ công. Một
phần vì mỗi hộ sản xuất với diện tích nhỏ nên họ thường tự sản xuất mà không
thuê dịch vụ. Đồng thời với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là theo thời vụ
nên người dân chỉ thuê dịch vụ khi nào thiếu lao động để sản xuất, hoặc thời tiết
không thuận lợi cho việc sản xuất kịp thời vụ. Còn nếu không, thì họ thấy bỏ ra
thêm chi phí để thuê dịch vụ là không đáng trong khi đời sống người dân chưa
cao lắm.
Áp lực từ người dân còn rất lớn, trong sản xuất thì ai cũng muốn sản xuất
tốt, nhưng trong sản xuất nông nghiệp thì rủi ro là khá cao vì sản xuất phụ thuộc
thời tiết rất nhiều. Vì vậy, áp lực về kết quả sản xuất từ người dân lên những
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang35 SVTH: Ngô Cẩm Huy
người quản lý hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn, khiến họ lo ngại
khi tham gia thực hiện cùng sản xuất với người dân.
Cán bộ hợp tác xã cũng là những người dân sản xuất, tham gia các buổi tập
huấn kĩ thuật do những kĩ sư ở viện lúa ĐBSCL hướng dẫn, hoặc do các thầy cô
ở các trường xuống trao đổi về kĩ thuật với bà con. Phần lớn họ sản xuất theo
kinh nghiệm đút kết được và trao đổi với các hộ khác, không phải là cán bộ
chuyên môn. Nên khi hướng dẫn, trao đổi lại với bà con về kĩ thuật sản xuất đôi
khi cũng có sai sót trong sản xuất, làm cho người dân sản xuất thiếu niềm tin vào
hoạt động của hợp tác xã. Bên cạnh đó, trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế,
chưa đủ năng lực để vạch ra những kế hoạch phát triển lâu dài cho hợp tác xã.
Máy móc thiết bị quá ít, mỗi dịch vụ chỉ có một máy nên không thể đáp ứng
đầy đủ nhu cầu trong từng vụ của người dân khi họ chuyển từ sản xuất thủ công
sang dùng máy móc để nâng cao nâng suất. Và máy được hỗ trợ cũng gặp trở
ngại về kĩ thuật, trọng lượng máy khi đưa vào hoạt động. Thiếu nhân công để
hoạt động, khiến hợp tác xã phải ngừng hoạt động trong những vụ không có
người làm. Gây thiệt hại, khó khăn cho hợp tác xã, mà trước mắt đó là không thu
được doanh thu, và lâu dài sẽ khiến người dân tìm kiếm nơi khác nhằm mục đích
đảm nhu cầu sản xuất cấp thiết của họ.
3.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
3.4.1 Môi trường kinh tế chung ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã
Tình hình kinh tế nước ta nằm trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế
trong nước có nhiều biến động. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng
hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo
sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại
nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh
tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm.
Giá tiêu dùng tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý
III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm
0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%). Nhìn chung giá tiêu dùng
vẫn ở mức cao, giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng
19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%. Ở
khu vực nông thôn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp; giá cả hàng hoá tiêu dùng,
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang36 SVTH: Ngô Cẩm Huy
xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời
sống của nông dân.
Do tình hình kinh tế năm qua biến động mạnh, ảnh hưởng chung của nền
kinh tế tác động đến hoạt động của hợp tác xã. Giá cả tăng cao liên tục trong ba
quý đầu năm, làm cho chi phí kinh doanh dịch vụ tăng cao. Trong khi giá dịch vụ
không tăng mấy so với giá chi phí, vì hoạt động dịch vụ này nếu giá tăng cao sẽ
không khuyến khích được người dân sử dụng nhằm tiết kiệm thời gian, giải quyết
hạn chế về công lao động trong vùng, và sản xuất kịp thời vụ. Mặt khác, với mục
tiêu góp phần làm giảm lạm phát trong nước năm 2008, và hỗ trợ người dân sản
xuất, cũng như để tận dụng nguồn lực đang có phục vụ cho kinh tế trong vùng.
Nên giá cả hợp tác xã thực hiện dịch vụ hợp tác xã cung cấp được thống kê theo
phiếu điều tra là tương đối rẻ so với tình hình giá cả đang tăng trên thị trường.
Tuy nhiên, với hoạt động liên kết tìm kiếm công ty bao tiêu sản phẩm cho
xã viên và người dân, thì giá cả giống sản xuất công ty đưa xuống quá cao so với
giá lúa giống mua ở nơi khác. Bên cạnh đó, giá mua vào cho người dân sản xuất
lúa chưa cao, chủ yếu giá hợp đồng được dựa theo giá năm trước tính toán để đưa
ra, nên có nhiều hạn chế khi giá thị trường năm 2008 vừa qua biến động mạnh,
khiến người dân chưa thật sự sẳn sàng bán sản phẩm cho công ty. Mặc dù,
khoảng 93% theo số phiếu điều tra kí hợp đồng mua giống nhưng chỉ có gần 80%
nông hộ sản xuất bán lúa cho hợp tác xã. Nhưng trong 80% đó, có khoảng 20% là
còn phụ thuộc vào giá mua trên thị trường tại thời điểm bán so với giá hợp đồng
đã ký kết. Một vấn đề mới xảy ra trong vụ đông xuân năm 2008 – 2009, là lúa
giống giao cho người dân sản xuất không đạt hiệu quả, gây mất mùa của bà con.
Trong khi chờ kết luận của các cơ sở khoa học xem xét thì chưa có hướng giải
quyết tốt cho cả hai bên. Gây mất lòng tin trong dân, điều đó gây khó khăn trong
hoạt động của hợp tác xã nếu không có giải thích thỏa đáng cho người dân.
3.4.2 Yếu tố con người
Con người là yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hoạt động của
hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp lao
động chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số lao động. Và hoạt động kinh doanh dịch
vụ của hợp tác xã cũng không ngoại lệ, yếu tố con người bên trong, và yếu tố con
người bên ngoài hợp tác xã cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang37 SVTH: Ngô Cẩm Huy
Con người bên trong, đó là những xã viên, những người trong ban lãnh đạo
của hợp tác xã, và những người sử dụng máy móc để đáp ứng nhu cầu phục vụ
người dân. Để hợp tác xã hoạt động thuận lợi đòi hỏi cần có sự đóng góp của
từng thành viên, phải có sự kiểm tra, hướng dẫn của các cán bộ có nhiệm vụ
hoạch định hướng phát triển, trên tinh thần có sự đóng ý của số đông thành viên.
Xã viên ngoài việc chăm lo việc sản xuất của mình cũng phải quan tâm đến hoạt
động của hợp tác xã. Ý thức của mỗi người trong hoạt động chung cũng quyết
định đến việc thúc đẩy hay hạn chế phát triển của toàn bộ kinh tế hợp tác xã.
Đội ngũ thực hiện việc kinh doanh là không thể thiếu, không có người kinh
doanh dịch vụ thì không thể đưa máy móc vào hoạt động được. Nếu có đội ngũ
người hoạt động đầy đủ, và có trình độ chuyên môn cao thì hợp tác xã sẽ tiết
kiệm được chi phí thuê nhân công trong tình trạng lao động hạn chế, và làm tăng
thêm thu nhập cho những người tham gia là xã viên của hợp tác xã, thông qua
hình thức chấm công. Mà hoạt động của hợp tác xã cũng được đảm bảo luôn sẳn
sàng hoạt động trong các vụ mùa. Hiện tại nhân công còn hạn chế nên hiệu quả
kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã chưa cao. Trong một vài vụ do thiếu lao động
mà dịc vụ của hợp tác xã không thể phục vụ cho bà con.
Sự đóng góp của các cán bộ trong hợp tác xã cũng là yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.
Vì cán bộ hợp tác xã là những cán bộ lãnh đạo, thay mặt cho xã viên đứng ra hợp
tác, đầu tư để phát triển. Nên đòi hỏi ban lãnh đạo hợp tác xã cần nâng cao trình
độ quản lý của mình để có những định hướng đúng đắn cho hoạt động của hợp
tác xã. Đồng thời, cũng giúp cho việc quản lý của cán bộ tốt hơn, hạn chế được
những sai lầm mắc phải.
Yếu tố con người bên ngoài đó là các nông hộ sản xuất, các công ty, cơ
quan ban ngành có liên quan ảnh hưởng cũng không nhỏ đến việc hoạt động của
hợp tác xã. Các mối liên hệ với các viện, trường cũng ảnh hưởng đến quá trình
canh tác của xã viên và người dân. Một khi người dân tin tưởng vào hoạt động
của hợp tác xã, điều đó đảm bảo cho hợp tác xã tồn tại. Ngược lại, sẽ rất khó để
tiếp tục hoạt động trong ngành. Các cơ quan ban ngành cũng quyết định thành
công hay thất bại của hợp tác xã. Mọi quan hệ với con người đều có giá trị riêng
của nó, đối với cơ quan liên quan thì đó là quan hệ quyết định đến các hoạch định
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang38 SVTH: Ngô Cẩm Huy
sản xuất, các nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Có mối quan hệ tốt với các cơ
quan ban ngành, hợp tác xã sẽ tranh thủ được các sự quan tâm, giúp đỡ. Tạo
được điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hợp tác của mình. Còn đối với
người sử dụng dịch vụ thì đó là yếu tố quyết định hoạt động có phát triển được
không. Khi được đánh giá tốt về chất lượng cũng như mối quan hệ tốt với người
sử dụng dịch vụ sẽ tạo được tiềm năng mở rộng sản xuất của hợp tác xã.
3.4.3 Quy mô sản xuất nhỏ của từng hộ
Quy mô sản xuất của từng hộ trong vùng bình quân khoảng 3 công/hộ, nên
đa phần họ tự sản xuất tự thu hoạch mà không thuê dịch vụ. Quá trình sản xuất
của từng hộ thì đảm bảo sản xuất đồng loạt theo lịch xuống giống. Nhưng sản
xuất vẫn mang tính tự làm, trong 320 hecta diện tích đất canh tác trong vùng, thì
diện tích đất sử dụng dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã rất nhỏ lẻ và không
thường xuyên. Những hộ đủ nhân công để thu hoạch thì không thuê dịch vụ do
bản chất người dân luôn tiết kiệm thêm chi phí bằng cách lấy công làm lời. Còn
những hộ nào không đủ nhân công trong vụ mới thuê dịch vụ, dù dịch vụ được
đánh giá là giá cả phù hợp thích hợp cho người dân sử dụng.
Bên cạnh đó, không phải diện tích nào cũng có thể đưa máy xuống hoạt
động phục vụ bà con được. Trên những đồng ngập nước do máy của hợp tác xã
có trọng lượng nặng, nên máy không thể đưa xuống hoạt động được. Điều đó,
cũng gây khó khăn trong quá trình hoạt động của hợp tác xã như: đối với đồng
ngập nước máy không thể hoạt động được, hoặc gây rất nhiều khó khăn như tốn
nhiều chi phí, tốn thời gian hơn để đưa máy vào phục vụ sản xuất.
Với quy mô sản xuất nhỏ cũng tạo ra khó khăn trong việc đưa máy xuống
đồng. Và tốn chi phí vận chuyển nếu các hộ thuê dịch vụ nằm rải rác trên cả cánh
đồng 320 hecta chứ không liền kề nhau.
3.4.4 Chi phí đầu vào
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã cũng chịu ảnh hưởng bởi giá
các nhiên liệu mua vào. Giá xăng dầu biến động không ngừng trong thời gian
qua, do ảnh hưởng giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Gây khó khăn trong hoạt
động vì giá cả nhiên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá thực hiện dịch vụ tăng
thấp. Mỗi khi thay đổi giá dịch vụ cũng là một vấn đề đòi hỏi phải có sự quyết
định hợp lý. Mà nguồn nhiên liệu hoạt động không được dự trữ sẳn, do nhiều
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang39 SVTH: Ngô Cẩm Huy
nguyên nhân: không đủ vốn để dự trữ, và không có kho để dự trữ…, nên chi phí
mua vào thay đổi theo từng vụ, theo từng mức giá của thị trường. Chi phí hoạt
động dịch vụ cũng phụ thuộc theo số lượng phục vụ sản xuất, và trình độ chuyên
môn sản xuất của người lao động, đồng thời chi phí hoạt động cũng phụ thuộc
vào điều kiện địa lý của vùng sản xuất.
3.4.5 Nguồn vốn của hợp tác xã
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã, không thể thiếu các trang
thiết bị máy móc để hoạt động. Đồng thời, máy móc mới và máy móc cũ cũng là
những vấn đề khác nhau trong sản xuất. Với máy móc mới năng suất hoạt động
sẽ cao hơn tốn ít chi phí cho nhiên liệu hơn, ít bị hư hỏng trong lúc hoạt động
hơn. Tuy nhiên, máy mới cần tốn chi phí xây dựng ban đầu, chi phí đầu tư cho
thiết bị mới.
Và số lượng máy móc hoạt động cũng ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động
kinh doanh của hợp tác xã. Lượng máy móc vừa đủ sẽ làm tăng năng suất hoạt
động, còn thiếu thì làm hoạt động của máy dù chạy hết công suất cũng không đáp
ứng đủ nhu cầu sẽ gây tâm lý so sánh và mất đoàn kết trong nội bộ hợp tác xã và
với những người sử dụng là nông hộ. Còn máy móc dư thừa lại gây ra tồn đọng
vốn, nguồn vốn sử dụng không hiệu quả.
Thiết bị máy móc sản xuất không phải tài sản có giá trị nhỏ, mà khi đầu tư,
mua sắm cần một quyết định thật sự đúng đắn. Nó có thật sự cần thiết trong hoạt
động hiện nay không? Sử dụng nguồn vốn để mua nó có tốt nhất cho tình hình
hoạt động hiện nay của hợp tác xã chưa? Nó có giúp thực hiện được mục tiêu mà
hợp tác xã đề ra không? Đó thường là những câu hỏi được quan tâm khi đưa ra
quyết định đầu tư cho một máy móc nào đó.
Trong những dịch vụ của hợp tác xã, máy móc là yếu tố khoa học đưa vào
sản xuất để tiết kiệm thời gian, giải quyết hạn chế lao động trong vụ mùa. Và có
thể nói nó là yếu tố thứ hai không thể thiếu sau lao động trong quá trình phục vụ
sản xuất. Nhưng để đầu tư cho máy móc yếu tố quyết định là nguồn vốn có sẳn
sàng để đầu tư hay không, Và nguồn vốn bao nhiêu để đầu tư đủ số lượng máy
cần thiết và loại máy đầu tư là mới hoàn toàn hay là máy đã qua sử dụng chuyển
giao lại. Vì máy móc đã quan trọng tác động đến hoạt động của hợp tác xã, trong
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang40 SVTH: Ngô Cẩm Huy
khi nguồn vốn lại quyết định đến yếu tố máy móc nên nhân tố ảnh hưởng quan
trọng nhất của hoạt động hợp tác xã là nguồn vốn kinh doanh.
* Đánh giá lại hoạt động của hợp tác xã:
Qua quá trình phân tích các hoạt động của hợp tác xã, đánh giá lại thì hoạt
động của hợp tác xã đang từng bước phát triển, tuy lợi nhuận giảm trong năm
2007, 2008 nhưng hoạt động doanh thu hai năm qua tăng. Chi phí hoạt động tăng
do yếu tố sắm mới trang thiết bị đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất. Nên không
thể kết luận hoạt động của hợp tác xã là không hiệu quả. Mà cần xem xét thêm về
hoạt động của hợp tác xã được người dân đánh giá như thế nào. Theo số liệu điều
tra cho thấy người dân luôn ủng hộ hoạt động của hợp tác xã (hơn 80% cho biết
sẽ tiếp tục sử dụng). Khả năng mở rộng hoạt động của hợp tác xã là khả quan, tuy
nguồn vốn để mở rộng còn là vấn đề khó khăn hiện nay của hợp tác xã, nhưng
không phải là không có hướng giải quyết.
Qua đó, ta nhận thấy yếu tố tác động mạnh đến hoạt động sản xuất của hợp
tác xã là nguồn vốn. Và lao động trong sản xuất cũng là yếu tố ảnh hưởng không
kém đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hiện nay của hợp tác xã. Ngoài ra còn
có yếu tố chi phí, yếu tố môi trường kinh tế chung tác động đến hoạt động của
hợp tác xã.
Bên cạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hợp tác xã cũng đã thực hiện được
hiệu quả về mặt xã hội của mình. Thông qua hoạt động giao khoán, và tìm doanh
nghiệp bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập và đảm bảo vấn đề đầu ra cho
người dân và xã viên yên tâm sản xuất.Và cùng dân thực hiện các hoạt động
mang lại lợi ích chung cho cộng đồng dân cư địa phương.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang41 SVTH: Ngô Cẩm Huy
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN
4.1 CÁC NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI
Mỗi hợp tác xã hoạt động là do những xã viên hợp tác cùng nhau sản xuất,
kinh doanh dịch vụ. Vốn đóng góp của từng xã viên vào hợp tác xã không cao,
tình trạng thiếu vốn, cơ sở vật chất của hợp tác xã còn yếu kém. Hợp tác xã tuy
có trích lập quỹ nhưng do lợi nhuận kinh doanh của hợp tác xã thấp, không đủ để
thực hiện tái đầu tư máy móc thiết bị mới. Nguồn vốn khấu hao tài sản cố định
trong hợp tác xã chủ yếu khấu hao theo đường thẳng, và một phần để sửa chữa
thường xuyên máy móc thiết bị, kênh mương nội đồng. Vì vậy, việc thu hồi vốn
đầu tư trong hợp tác xã chậm và đang gặp khó khăn do hoạt động trong dịch vụ
sau thu hoạch chưa ổn định, chưa tính việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh
dịch vụ.
Xã viên chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư một tài sản chung giá trị lớn
để thực hiện sản xuất kinh doanh. Mặc dù người dân ở đó có sự gắn kết trong sản
xuất, đời sống và chung lo phát triển cộng đồng. Nhưng ý thức tự nguyện tham
gia còn hạn chế, một số hộ còn suy nghĩ, và quyết định theo số đông.
Lãnh đạo hợp tác xã tuy có sự quan tâm đến đời sống xã viên và người
dân, tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm giúp người sản xuất yên tâm hơn.
Nhưng gặp nhiều khó khăn từ suy nghĩ của người dân, khiến họ cũng có phần lo
ngại. Sản xuất thì đôi khi cũng gặp rủi ro, mà đối với hoạt động nông nghiệp thì
mức rủi ro do thời tiết mang lại là khá cao. Được mùa thì không sao nhưng mất
mùa người dân có chấp nhận không? Và ai sẽ chịu trách nhiệm, ngoài hợp tác xã
người khuyến khích người dân sản xuất. Đó cũng là những khó khăn khi hợp tác
xã và người dân chưa thật sự hiểu nhau, chưa thật sự chịu hợp tác với nhau, và
cũng một phần hạn chế do nhà lãnh đạo sợ rủi ro, không táo bạo. Trong lĩnh vực
nông nghiệp, người quản lý không nắm được hết, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh
vực này. Dẫn đến tình trạng giao khoán cho người khác hoạt động phục vụ người
dân.
Khó khăn hiện nay của hầu hết các hợp tác xã nói chung, và hợp tác xã Tân
Thới 1 nói riêng là trình độ của ban quản lý còn hạn chế nên chưa có tầm chiến
lược phát triển lâu dài. Theo thống kê của Vụ hợp tác xã toàn vùng ĐBSCL có tỉ
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang42 SVTH: Ngô Cẩm Huy
lệ cán bộ quản lý hợp tác xã từ trình độ trung cấp trở lên khoảng 30%. Đội ngũ
cán bộ quản lý hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, không được đào tạo
cơ bản, ít được bồi dưỡng tập huấn.
Về công tác quản lý và giúp đỡ của Nhà nước đối với hợp tác xã: tuy Đảng
và Nhà nước có nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý cho hợp tác xã hoạt động
sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Sự tác động của các chủ trương, chính sách đó của
Nhà nước còn chậm đến cơ sở. Nhiều chính sách đã được ban hành nhưng chưa
đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp: chưa tiếp
cận được vốn vay để đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, chưa nhận được sự hỗ trợ
để đưa cán bộ đi bồi dưỡng,…
Mối liên kết của hợp tác xã với công ty bao tiêu sản phẩm còn hạn chế,
không tạo được gắn kết chặt chẽ nhằm đảm bảo đầu ra ổn định hơn cho người
dân, và xã viên. Còn nhiều bất cập giữa công ty và người dân sản xuất gây mất
niềm tin trong việc kí kết thực hiện hợp đồng bao tiêu mà hợp tác xã là người tìm
kiếm nên cũng ảnh hưởng đến uy tín của hợp tác xã. Do không có nhiều mối liên
kết nên thiếu sự lựa chọn tốt nhất cho sản xuất của xã viên và nông dân trong
vùng.
Máy móc hoạt động còn thiếu, mỗi hoạt động chỉ có một máy trong khi
nguồn vốn từ xã viên không tăng, và chưa thể tiếp cận với các nguồn vốn vay do
hợp tác xã không có tài sản thế chấp. Và máy móc đầu tư vừa qua còn hạn chế về
kĩ thuật, hạn chế trong việc chủ động trong mọi loại địa hình đồng ruộng.
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN
4.2.1 Giải pháp cho hoạt động bơm tưới
Do hoạt động bơm tưới hiện nay không có tiềm năng mở rộng mà hoạt động
ngày càng bị thu hẹp vì người dân tự mua máy sản xuất. Nên giải pháp tốt nhất
cho hoạt động này là chuyển nhượng lại máy hoặc sử dụng máy trong hoạt động
khác để có cơ hội và nguồn lực đầu tư vào những hoạt động khác mang lại hiệu
quả hơn.
4.2.2 Đối với dịch vụ bao tiêu sản phẩm
Mở rộng mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh
tế khác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã, giúp xã viên và
người dân trong vùng yên tâm sản xuất hơn. Nhằm thực hiện tạo sự gắn kết giữa
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang43 SVTH: Ngô Cẩm Huy
bốn nhà “nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý” góp phần nâng
cao đời sống cho xã viên. Khi mở rộng mối liên kết bên ngoài, hợp tác xã sẽ dễ
dàng tìm kiếm đầu vào và đầu ra tốt nhất cho xã viên và nông dân. Có thể đấu
thầu để chọn nhà cung cấp tốt nhất cho xã viên, và người dân nhằm lấy lợi ích
đạt được trên thị trường để hỗ trợ cho xã viên. Đồng thời, mở rộng hoạt động
kinh doanh dịch vụ này sang những vùng lân cận, để có thể xoay sở nguồn vốn
cho hoạt động kinh doanh của hợp tác xã tốt hơn.
Bên cạnh phát triển kinh tế hộ cần kết hợp tốt với mục tiêu nâng cao lợi
nhuận trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã, để tạo nguồn quỹ
tích lũy tái đầu tư tốt hơn nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập của xã viên.
Do vốn góp xã viên vào hợp tác xã không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư trang thiết
bị để hoạt động, nên bên cạnh mục tiêu tạo điều kiện để xã viên phát triển kinh tế
của mình, thì hợp tác xã cũng cần gắn kết nâng cao lợi nhuận cho hợp tác xã
thông qua các quỹ trích lập để đầu tư mới cho các hoạt động của hợp tác xã. Điều
đó cũng mang lại lợi ích cao hơn cho xã viên, thông qua việc phân phối lợi nhuận
cho xã viên.
4.2.3 Đối với hoạt động sau thu hoạch
Tìm cách tiếp cận với các nguồn vốn vay, hoặc tìm nhà đầu tư hỗ trợ nguồn
vốn kinh doanh cho hợp tác xã. Nắm bắt kịp thời để tranh thủ hưởng các chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã của Nhà nước. Với nguồn vốn vận động
trong xã viên không đủ để đầu tư mua sắm máy móc mới, thì giải pháp tìm nguồn
vốn bên ngoài là tốt nhất cho quá trình hoạt động của hợp tác xã nhằm giải quyết
được vấn đề thiếu vốn trong tình hình hiện nay.
Tăng cường, động viên xã viên góp vốn để phát triển kinh doanh và đề ra
phương án hoạt động cụ thể nhằm tăng lợi nhuận cho xã viên và trả lương cho
ban quản lý hợp tác xã.
Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt hoàn thiện hệ thống thủy lợi của
khu vực, tạo những vùng sản xuất tập trung để dễ đưa tiến bộ khoa học vào sản
xuất, tạo sản lượng hàng hóa lớn và ổn định, góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái do quá trình sản xuất tiết kiệm được lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
Sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, hoặc khấu hao theo tỉ lệ lợi nhuận
công ty đạt được trong từng năm. Và có cải tiến máy móc hoặc chuyển nhượng
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang44 SVTH: Ngô Cẩm Huy
lại máy móc đang có nhưng hạn chế trong hoạt động, để sớm có vốn tái đầu tư
những trang thiết bị, máy móc mới phù hợp hơn, tiết kiệm và thuận tiện hơn để
phục vụ cho hoạt động sản xuất của người dân.
Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ hợp tác xã:
có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ hợp tác xã như một chiến lược phát
triển lâu dài. Bằng cách tạo mọi điều kiện để cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên
môn của mình, hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho cán bộ bồi dưỡng nếu hợp tác
xã có khả năng. Nhằm tạo được nguồn nhân lực có hoạt động tốt hơn, hạn chế
được một số thao tác thừa gây lãng phí thời gian và nguồn lực khi không đủ
chuyên môn.
* Đánh giá lại:
Qua những nguyên nhân tồn tại của hợp tác xã, và những giải pháp đề ra
như trên. Những giải pháp giúp hợp tác xã hoạt động có hiệu quả hơn đó là giải
pháp chuyển nhượng hoặc chuyển đổi việc sử dụng máy bơm tưới sang hoạt
động khác, nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ hợp tác
xã; mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế
khác; Gắn kết phát triển kinh tế hộ với mục tiêu tăng lợi nhuận của hợp tác xã;
Đồng thời giải pháp tiếp cận nguồn vốn vay đối với hợp tác xã hiện nay là cần
thiết để đầu tư trang thiết bị, máy móc cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh
dịch vụ của hợp tác xã trong tiến trình phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang45 SVTH: Ngô Cẩm Huy
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã cũng mang tính chất mùa vụ, do phục
vụ hoạt động sản xuất của bà con nông dân và gần 2/3 người dân nơi đây sản
xuất lúa ba vụ, 1/3 sản xuất lúa hai vụ. Nên hợp tác xã thường hoạt động vào cuối
các vụ là khoảng tháng giêng, tháng sáu, và tháng mười hàng năm. Vì hoạt động
phục vụ sản xuất trong giai đoạn thu hoạch, nên tình trạng lao động trong thời
điểm này thường thiếu (do xã viên cũng sản xuất và thu hoạch) làm giá chi phí
thuê nhân công cao hoặc không có nhân công nên không thể hoạt động.
Qua tình hình kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã trong những năm qua
(2006 – 2008), ta thấy hoạt động trong dịch vụ nông nghiệp còn một vài hạn chế,
hoạt động thì trên cả các mặt bơm tưới, bao tiêu sản phẩm lúa và dịch vụ sau thu
hoạch. Nhưng một số hoạt động gặp nhiều khó khăn do máy móc không phù hợp,
những hạn chế về kĩ thuật, hoặc dịch vụ bơm tưới không còn thích hợp để hợp
tác xã tiếp tục đầu tư vào vì lượng thuê dịch vụ theo từng năm giảm do hoạt động
dễ và chi phí đầu tư máy không cao nên bà con tự mua máy bơm tưới. Và hoạt
động điện cung cấp cho gần 800 hộ sử dụng với mức giá tính không định mức
700 đồng/kwh. Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã thể hiện trên các số liệu cho
thấy mỗi năm có doanh thu tăng nhưng tỉ lệ chi phí tăng cao hơn mức tăng của
doanh thu, nên lợi nhuận qua từng năm giảm dần. Năm 2008, lợi nhuận của hợp
tác xã là 65.393.000 đồng, do sự tăng lên của chi phí hoạt động cao hơn doanh
thu, nên lợi nhuận giảm so với năm 2006 là 29.236.000 đồng. Các yếu tố làm
tăng chi phí giảm lợi nhuận trong năm 2008 là do biến động tăng giá của nhiên
liệu xăng dầu và tình hình kinh tế năm 2008 có nhiều biến động, đa số các mặt
hàng điều tăng giá. Bên cạnh đó chi phí hoạt động điện tăng lên là do các chi phí
sửa chữa lưới điện, hao hụt điện do đường dây đã cũ…
Với mức giá điện không phân định mức như trên, nếu tính bình quân mỗi hộ
sử dụng khoảng 55 kwh/tháng và chỉ phải trả với mức giá điện định mức là 550
đồng. Tuy nhiên, hợp tác xã dựa trên cơ sở giá phải trả cho ngành điện tính
không phân định mức cho người dân. Điều đó, đem lại phần lớn lợi ích cho
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang46 SVTH: Ngô Cẩm Huy
người sử dụng khoảng 70% số phiếu điều tra cho rằng giá điện rẻ, trong đó
khoảng 30% người sử dụng thấy thiệt thòi do không phân định mức sử dụng.
Hợp tác xã đã chủ động tìm kiếm, liên hệ để thực hiện bao tiêu cho xã viên
và nông hộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bao tiêu hợp tác xã khuyến khích các
xã viên tham gia thực hiện để lấy công hưởng lợi nhằm tăng thu nhập cho xã
viên. Với hoạt động này, hợp tác xã đã đem lại nguồn thu nhập thêm cho xã
viên. Tuy nhiên, hợp tác xã chưa có sự liên kết với nhiều công ty nên chưa đem
lại lợi ích tốt nhất cho xã viên và người dân khi tham gia hợp đồng bao tiêu sản
phẩm. Do giá lúa giống công ty cung cấp cao hơn khoảng 26% so với giá mua
bên ngoài, trong khi giá mua vào theo từng vụ thì không chênh lệch với giá mua
thị trường, có lúc giá thấp hơn giá thị trường tại thời điểm thu hoạch.
Nguồn nhân lực để phục vụ hoạt động kinh doanh hạn chế, mỗi khi đến thời
vụ thu hoạch không đủ nhân công để thực hiện. Trình độ chuyên môn của lao
động chưa cao, nên còn gây ra lãng phí thời gian thực hiện, làm tăng thêm chi phí
cho hoạt động kinh doanh. Có gắn kết giữa người dân, xã viên với hợp tác xã
nhưng chưa có sự tin tưởng cao, còn hạn chế trong quá trình trao đổi khiến người
dân thì chưa tin tưởng để cùng hợp tác xã cùng nhau sản xuất, chia sẽ lợi ích
cũng như rủi ro. Từ đó, ban lãnh đạo của hợp tác xã thì lại không dám có những
quyết định táo bạo, cũng như không dám tham gia sâu vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp của người dân.
Qua kết quả hai năm hoạt động dịch vụ sau thu hoạch cho thấy, hoạt động
chưa ổn định có vụ thực hiện có vụ không thực hiện do nhiều yếu tố tác động.
Như dịch vụ cắt lúa chỉ hoạt động được trong vụ đông xuân năm 2007, còn hai
vụ còn lại do không có nhân công thực hiện và trong năm 2008 hoạt động hoàn
toàn không thực hiện vì ảnh hưởng do người dân mất mùa trong vụ đông xuân
2008 – 2009, còn vụ hè thu và thu đông cũng do không có lao động. Dịch vụ sấy
lúa thì chỉ hoạt động trong vụ Hè thu do thời gian thu hoạch lúa rơi vào mùa mưa
trong năm, nên không thuận lợi cho người dân phơi lúa. Hoạt động suốt lúa thì
thực hiện đều hơn hai hoạt động trên, tuy nhiên cũng gặp khó khăn do người dân
sản xuất với diện tích ít nên một số hộ cũng không thuê dịch vụ mà sản xuất theo
phương pháp thủ công. Mặc dù vậy, nhưng với những hộ tham gia sử dụng dịch
vụ của hợp tác xã cung cấp đều đánh giá mức lợi ích mà hợp tác xã mang lại
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang47 SVTH: Ngô Cẩm Huy
thông qua hoạt động của mình là tương đối tốt. Trong đó, theo số liệu điều tra
cho thấy hơn 80% người sử dụng nhận định rằng sẽ tiếp tục thuê dịch vụ của hợp
tác xã lợi hơn so với đầu tư sản xuất do giá cả hợp tác xã phù hợp.
Hợp tác xã có sự liên kết, tạo được sự quan tâm của các viện, trường đến
quá trình sản xuất của xã viên và người dân. Thông qua đó tranh thủ được sự
giúp đỡ, chuyển giao khoa học của các viện, trường để đưa vào sản xuất nhằm
nâng cao đời sống cho xã viên và nông dân.
Trong dự kiến năm 2009 của hợp tác xã, hợp tác xã sẽ chuyển giao hoạt
động điện lại cho ngành điện quản lý, hợp tác xã tập trung vào hoạt động nông
nghiệp phục vụ bà con tốt hơn. Và dự định sẽ thực hiện các hoạt động chuyên
ngành hơn, đảm bảo tăng doanh thu hoạt động trong ngành.
5.2 KIẾN NGHỊ
Đối với Nhà nước
Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình điểm cho các hợp tác xã.
Cần cụ thể hóa các chính sách ưu đãi hợp tác xã theo nghị định 88 của
Chính phủ để hợp tác xã thực sự thụ hưởng các chính sách này. Thực hiện các
chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn như trợ giá giống, kinh phí
tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
công tác hợp tác xã, chính sách ưu đãi đối với hợp tác xã…
Tăng cường phối hợp thực hiện quyết định 80/2002/TTg của Thủ tướng
Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng và Nhà
nước ban hành chính sách chế tài đối với doanh nghiệp và nông dân khi không
thực hiện đúng hợp đồng.
Tạo điều kiện cho hợp tác xã có nhu cầu vay vốn tiếp cận với các nguồn vay
để đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, tham gia các chương trình dự
án quốc gia.
Đối với cơ quan ban ngành
Triển khai thực hiện nhanh các chính sách hỗ trợ hợp tác xã theo thông tư,
nghị định của Chính phủ.
Đẩy nhanh tiến độ cùng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện
thuận lợi để hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tìm kiếm
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang48 SVTH: Ngô Cẩm Huy
doanh nghiệp hợp tác tốt nhất nhằm làm tăng lọi nhuận cho hợp tác xã và tăng
thu nhập cho xã viên.
Tổ chức liên kết, giới thiệu cho các hợp tác xã học tập từ các mô hình hợp
tác xã phát triển theo Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị Trung ương 5 (khoá
IX) về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Đồng thời, vận động xã viên hợp tác xã nâng mức vốn góp và vận động các
hợp tác xã thu hút thêm xã viên, hợp nhất; khuyến khích việc sáp nhập hợp tác xã
cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính và mở rộng quy
mô hoạt động khi có đủ điều kiện.
Đối với hợp tác xã và xã viên
* Đối với hợp tác xã
Tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ sở, ban ngành, viện, trường để đầu
tư trang bị máy móc đưa vào hoạt động phục vụ nông nghiệp của người dân trong
vùng.
Tìm kiếm địa bàn hoạt động mới phù hợp hơn, hoặc chuyển giao lại công
nghệ, máy móc hiện tại không thể thực hiện tốt trên địa bàn để đầu tư máy móc
mới phù hợp hơn, hoặc tìm cách để có thể đưa máy vào hoạt động trong mọi điều
kiện.
Tổ chức các buổi trò chuyện, trao đổi với các xã viên và nông dân để cả hai
bên điều có sự gắn kết hơn, dễ hợp tác và có những quyết định sáng tạo hơn
trong quá trình quản lý, tìm kiếm hướng đi mới. Tạo được lòng tin sâu sắc cho xã
viên và nông dân, khiến cấn bộ hợp tác xã mạnh dạng hơn trong kế hoạch phục
vụ sản xuất của bà con.
Tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ hợp tác xã nâng cao trình độ chuyên môn.
Tìm kiếm và đào tạo lực lượng nhân công để đảm bảo hoạt động của hợp tác xã
diễn ra liên tục khi người dân cần đến.
Tiếp tục tìm kiếm thêm đầu vào và đầu ra cho nông dân, để có sự lựa chọn
những công ty, doanh nghiệp đem lại lợi ích tốt nhất cho bà con.
Trực tiếp trình bày những khó khăn hợp tác xã gặp với xã viên và nông dân
để cùng nhau tìm hướng giải quyết.
Tranh thủ những chính sách, những mục tiêu phát triển của cơ quan ban
ngành để phát triển kinh tế hợp tác xã.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt Trang49 SVTH: Ngô Cẩm Huy
Đầu tư máy móc và chuyển đổi hoạt động của hợp tác xã vào kinh doanh
dịch vụ chuyên ngành vì trong 320 hecta sản xuất, thì diện tích ruộng chiếm 299
hecta, chỉ có 16 hecta vườn.Hoạt động tập trung chuyên phục vụ sản xuất của
người dân nơi đây sẽ là hướng hoạt động tốt hơn.
Hợp tác xã nên chủ trương phân chia hoạt động nông nghiệp cho từng tổ
quản lý như dịch vụ điện, tạo được sự chuyên sâu cho các hoạt động. Nhằm giảm
những chi phí không cần thiết khi tập trung không giao nhiệm vụ cho các xã viên
thực hiện vì lợi ích chung. Đảm bảo thời gian của cán bộ không thiếu để có
những hướng kế hoạch mới cho hợp tác xã, cũng như thời gian tìm kiếm, liên kết
với các doanh nghiệp hợp tác xã phát triển để học hỏi kinh nghiệm cũng như hợp
tác kinh doanh.
* Đối với xã viên
Xã viên gắn kết chặt chẽ với hợp tác xã, tạo điều kiện để hợp tác xã mở
rộng hoạt động kinh doanh. Cùng chung lo đóng góp xây dựng, phát triển hợp tác
xã.
Tích cực tham gia đóng góp những nhu cầu, ý kiến để hợp tác xã nắm bắt
kịp thời nhu cầu mà có hướng chuyển đổi hoạt động thích hợp nâng cao giá trị
hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Lê (2001). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
trẻ.
2. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999). Đổi mới tổ chức và quản lý cac
hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
3.
4.
07/6/10E58FB4328/
5.
6.
id=83:-gia-lua-tng-1-gia-phan-bon-tng-2&catid=19:ban-tin-nha-
nong&Itemid=92
7.
8.
9.
10.
11.
12.
hoach/10811135/87/
13.
14.
15.
xa-so-18-2003-qh11-ngay-26-11-2003.html
PHỤ LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ
MỨC ĐÁNH GIÁ
SỐ LƯỢNG ĐÁNH GIÁ
Rẻ
(1) Hơi rẻ (2) Hơi đắt (3)
Đắt
(4) Trung bình
Bơm tưới 2 9 2 0 2.00
Cung cấp lúa giống 0 5 17 6 3.04
Tiêu thụ lúa 0 15 0 0 2.00
Cắt 2 2 2 0 2.00
Suốt 0 6 2 0 2.25
Sấy 0 8 0 0 2.00
Điện 0 20 10 0 2.33
SỐ HỘ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
DỊCH VỤ SỐ LƯỢNG %
Bơm tưới 13 43.33
Cung cấp lúa giống 28 93.33
Tiêu thụ lúa 15 50.00
Cắt 6 20.00
Suốt 8 26.67
Sấy 8 26.67
Điện 30 100.00
ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ THÔNG TIN
SỐ LƯỢNG %
Áp dụng giống mới 30 100.00
Do ai khuyến cáo
- Cán bộ khuyến nông 4 13.33
- Cán bộ hội nông dân 2 6.67
- Cán bộ hợp tác xã 28 93.33
- Khác 6 20.00
Lý do mua lúa giống của hợp tác
xã
- Mua trước trả sau 15 50.00
- Chất lượng giống tốt 23 76.67
- Do quen 0 0.00
- Được hỗ trợ kĩ thuật 8 26.67
- Khác 4 13.33
Bán lúa cho ai
Bán lẻ 11 36.67
Bán cho thương lái 2 6.67
Bán cho hợp tác xã 24 80.00
BẢNG ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH TỪ DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ
Mức đánh giá Tệ (1) Hơi tệ (2) Hơi tốt(3) Tốt (4) Trung bình
Số lượng đánh giá 0 2 17 11 3.30
MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN
TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG %
Được hỗ trợ kĩ thuật từ hợp tác xã 19 63.33
Năng suất có thay đổi 15 50.00
-Tăng 8 26.67
- Giảm 7 23.33
Tiếp tục sử dụng dịch vụ 24 80.00
Có mua máy móc tự sản xuất 4 13.33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TÂN THỚI 1 – PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ.pdf