Doanh sốthu nợ: Qua phân tích tình hình vòng quay vốn tín dụng (bảng 15) ta
nhận thấy rằng vòng quay vốn tín dụng có chiều hướng đi xuống. Do đó công tác
thu nợtrong thời gian tới cần phải được tăng cường. Đối với món vay dài hạn, do
tình hình kinh tếcó diễn biến phức tạp nên cần phải chọn lựa đối tượng khách
hàng có uy tính cao khi cho vay. Cán bộtín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá
trình sửdụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng, thường xuyên theo dõi sựbiến động giá cảcũng nhưnhu cầu
của thịtrường trong và ngoài nước. Đối với cho vay theo thành phần kinh tế, cần
chú ý đối với khách hàng doanh nghiệp (tốc độtăng doanh sốthu nợcủa KHDN
có sựgiảm sút qua các năm), nhất là đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay
bằng USD trong giai đoạn NHNN nới biên độdao động 5% của tỷgiá
USD/VND nhưhiện nay. Cán bộtín dụng nên quan tâm hơn đến khâu phân tích
và thẩm định khách hàng, phân tích tình hình xuất nhập khẩu đối với từng lĩnh
vực khi cho vay xuất nhập khẩu, theo dõi quá trình sửdụng vốn, theo sát hoạt
động kinh doanh của khách hàng và đôn đốc khách hàng trảnợkhi món vay đáo
hạn.
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4499 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa - Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao dịch nên khách hàng chủ yếu là
khách hàng cá nhân. Tình hình lạm phát tăng cao trong thời gian qua làm cho đời
sống của người dân gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến khả
năng trả nợ của khách hàng. Đặc biệt, Chi nhánh có đội ngũ phục vụ cho tín dụng
cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, tăng cường tiếp
thị đến với khách hàng cá nhân. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để phù hợp với
từng đối tượng khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ
nhưng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 dư nợ đối với doanh
nghiệp tư nhân tăng 6.923 triệu đồng hay tăng 40,3% so với năm 2006, có sự
tăng trưởng rất lớn. Vì trong năm 2007 có sự tăng trưởng nóng trong lĩnh vực
ngân hàng, nhà nước chú ý và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát
triển, thị trường trong nước có sự chuyển biến tích cực thuận lợi cho loại hình
doanh nghiệp tư nhân phát triển trong hoạt động sản suất kinh doanh nên nhu cầu
về vốn là rất lớn. Năm 2008, với sự khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng
như nền kinh tế thế giới do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, doanh
nghiệp tư nhân với qui mô nhỏ đã gặp khó khăn lớn trong xâm nhập thị trường.
Tuy năm 2007 có sự tăng trưởng lớn nhưng sang năm 2008 dư nợ của doanh
nghiệp tư nhân có sự sụt giảm lớn. Cụ thể, năm 2008 giảm 2.842 triệu đồng hay
giảm 11,8% so năm 2007. Sự giảm sút về dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân
trong năm này là do doanh nghiệp tư nhân đa số với quy mô sản xuất nhỏ nên
nhu cầu về hạn mức cấp tín dụng lớn không nhiều. Loại hình doanh nghiệp tư
nhân tương đối ít hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn nên thị
trường cấp tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này không lớn lắm.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 60 SVTH : MAI NHẬT ANH
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 trong tổng dư
nợ (trên 28%) qua 3 năm. Năm 2007, đạt 75.393 triệu đồng tăng 31.908 triệu
đồng hay tăng 73,4% so với năm 2006. Năm 2008, đạt 107.297 triệu đồng tăng
42,3% so với năm 2007 hay tăng 31.904 triệu đồng. Trong thời gian dư nợ cho
vay đối với khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh là do: Chi nhánh không ngừng
nổ lực tiếp thị đến với từng doanh nghiệp để tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh
đó, thời gian qua nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng doanh nghiệp là rất
lớn để sản xuất kinh doanh, cũng như nhu cầu về mua xe ôtô phục vụ cho việc
kinh doanh, vay xây nhà xưởng,… nên đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cho dư
nợ tín dụng. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do số lượng khách hàng thuộc
loại hình doanh nghiệp này tương đối lớn trên địa bàn nên đã đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng dư nợ.
4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn.
4.2.4.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng.
Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng của ACB – Kỳ
Hòa qua 3 năm 2006 – 2008.
ĐVT: Triệu đồng.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ
(%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. NQH ngắn
hạn
116 35,8 91,19 42,5 425,03 18,7 -24,81 -21,4 333,84 366,1
2. NQH trung,
dài hạn
208 64,2 123,42 57,5 1.853,32 81,3 -84,59 -40,7 1.729,90 1.401,7
NQH 324 100 214,61 100 2.278,35 100 -109,39 -33,8 2.063,74 961,6
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Qua bảng số liệu về tình nợ quá hạn của ACB – Kỳ Hòa qua các năm ta có
nhận xét như sau:
- Nợ quá hạn do cho vay ngắn hạn: Chiếm 35,8% vào năm 2006, 42,5% vào
năm 2007 và chiếm 18,7% vào năm 2008 trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn
ngắn hạn có sự tăng giảm không theo một chiều nhất định đồng thời chiếm tỷ
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 61 SVTH : MAI NHẬT ANH
trọng tương đối lớn qua các năm. Năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng
giảm mạnh, giảm 21,4% hay giảm 24,81 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2007
cho thấy chất lượng tín dụng đối với cho vay ngắn hạn đã được cải thiện, khả
năng đánh giá chất lượng tín dụng đối với cán bộ tín dụng là tương đối tốt. Tuy
nhiên, sang năm 2008 tình hình nợ quá hạn có diễn biến tương đối phức tạp. Năm
2008, tuy nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp (18,7%) nhưng tổng nợ quá hạn lại tăng
cao. Nợ quá hạn lên đến 425,3 triệu đồng, tăng 366,1% hay tăng 333,84 triệu
đồng. Do tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước biến phức tạp đã làm
cho doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp thua lỗ trong
kinh doanh, đối tác nước ngoài không có khả năng trả nợ nhất là đối với doanh
nghiệp xuất khẩu. Tình hình thiên tai dịch họa gia tăng làm cho chi phí sản xuất
của doanh nghiệp tăng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh dẫn đến thua lỗ. Do
đó, trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần nâng cao khả năng dự đoán thị trường
tiềm năng để tăng cường tiếp thị góp phần giảm rủi ro tín dụng nhất là trong tình
hình kinh tế có diễn biến phức tạp như hiện nay mà nhu cầu về vốn ngắn hạn của
doanh nghiệp là rất lớn.
- Nợ quá hạn do cho vay trung và dài hạn: luôn chiếm tỷ trọng lớn qua 3 năm
(hơn 57%) trong tổng nợ quá hạn, đồng thời lại có sự tăng giảm không theo một
chiều nhất định mà có sự giảm sau đó lại tăng. Năm 2007, nợ quá hạn do cho vay
trung và dài hạn giảm đáng kể, giảm 40,7% hay giảm 84,59 triệu đồng so với
năm 2006, cho thấy chất lượng tín dụng có phần nào được cải thiện. Món vay
trung và dài hạn luôn chịu rủi ro cao hơn đối với cho vay ngắn hạn. Do cho vay
trung và dài hạn được trả nợ trong thời gian dài với lãi suất cao nên ngân hàng
khó quản lí được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Mặt khác, ngân
hàng cũng chịu rủi ro cao khi tình hình lãi suất biến động mạnh, khi đó khách
hàng không có khả năng trả nợ. Năm 2008, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp,
kinh tế toàn cầu đã rơi vào suy thoái, những món vay dài hạn của khách hàng cá
nhân hay của doanh nghiệp điều gặp rủi ro. Năm 2008, nợ quá hạn do cho vay
trung và dài hạn tăng 961,6% hay tăng 2063,74 triệu đồng. Do đó cho thấy nợ
quá hạn của ngân hàng có diễn biến phức tạp nhất là đối với cho vay xuất nhập
khẩu khi đồng USD luôn biến động như hiện nay. Vì vậy Chi nhánh cần tăng
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 62 SVTH : MAI NHẬT ANH
cường quản lý, theo dõi khách hàng để có biện pháp xử lí khi có khả năng nợ xấu
có thể xảy ra.
4.2.4.2. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ACB –
Hòa qua 3 năm 2006 – 2008.
ĐVT: Triệu đồng.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. KHCN 192 59,2 214,61 100 990,79 43,5 22,61 11,8 776,18 361,7
2. DNTN 74,36 23 0 0 0 0 -74,36 -100 0 x
3. KHDN 57,64 17,8 0 0 1.287,56 56,5 -57,64 -100 1.287,56 x
Tổng NQH 324 100 214,61 100 2.278,35 100 -109,39 -33,8 2.063,74 961,6
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế là chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ quá
hạn của ngân hàng một cách thiết thực nhất khi dựa vào đối tượng vay vốn.
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều đối tượng vay vốn với cách thức trả nợ khác
nhau, và hình thức sử dụng vốn, cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Để
tình hình nợ quá hạn có chuyển biến tích cực, nhất thiết ngân hàng cần phải đánh
giá tình hình nợ quá hạn đối với từng đối tượng khách hàng trong thời gian qua,
từ đó đưa giải pháp đúng đắn nhất đối với từng đối tượng khách hàng để hạn chế
rủi ro tín dụng.
Qua bảng số liệu về tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ACB – Kỳ
Hòa qua 3 năm ta có nhận xét như sau:
- Đối với khách hàng cá nhân: Luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn
và tăng dần qua các năm. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với đối tượng
khách hàng này ngày một xấu đi. Năm 2007, nợ quá hạn đối với khách hàng cá
nhân tăng 11,8% hay tăng 22,61% so năm 2006. Năm 2008, nợ quá hạn này tiếp
tục tăng mạnh, tăng 361,7 % hay tăng 776,177 triệu đồng so với năm 2007.
Nợ quá hạn này tăng là do những nguyên nhân sau:
+ Đời sống của người dân luôn gặp khó khăn trong thời gian qua: thất
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 63 SVTH : MAI NHẬT ANH
nghiệp, thiên tai, lạm phát tăng cao, nhất là cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra
năm 2008. Với thu nhập không cao và ổn định nên khi đi vay nợ ngân hàng thì
khó khăn lại càng khó khăn hơn nhất là lãi suất luôn biến động trong thời gian
qua, thì khả năng xảy ra nợ quá hạn của ngân hàng là rất cao.
+ Thiện chí trả nợ đối với khách hàng cá nhân thường khó xác định được,
do họ thường vay để tiêu dùng, mua nhà ở hay đầu cơ nhà đất,…Có thể một
khách hàng cá nhân chỉ vay một lần trong cuộc đời của họ vì mục đích nhu cầu
cuộc sống nên họ không sợ bị ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai.
Cán bộ tín dụng thường thẩm định khách hàng cá nhân dựa vào cảm tính khi cho
vay nên không thể tránh khỏi rủi ro tín dụng.
+ Số lượng khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số
lượng khách hàng của Chi nhánh Kỳ Hòa nên việc quản lí khách hàng của cán bộ
tín dụng luôn gặp khó khăn, nên cũng góp phần làm gia tăng rủi ro tín dụng. Bên
cạnh đó, Hộ kinh doanh cá thể với quy mô sản xuất kinh doanh thường là nhỏ
nên nguồn thu nhập thường bắp bên khó dự đoán được trong tương lai nên việc
trả nợ gặp nhiều rủi ro cao, nhất là trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện
nay.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Thời gian qua cho thấy tình hình nợ quá hạn
đối với loại hình doanh nghiệp này có chuyển biến tích cực. Năm 2006 nợ quá
hạn là 74,36 triệu đồng, chiếm 23% trên tổng nợ quá hạn. Sang năm 2007 và
2008 nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân không còn nữa. Số lượng khách hàng
doanh nghiệp tư nhân đến vay vốn tại Chi nhánh ít, những đối tượng này thường
đạt được hiệu quả trong sản suất kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng cao
và được thẩm định kỹ cũng như theo dõi trong quá trình sử dụng vốn nên cũng
hạn chế được rủi ro tín dụng. Từ kết quả đó có thể nhận xét rằng: chất lượng tín
dụng đối với Doanh nghiệp tư nhân đã được nâng cao, kỹ năng làm việc cũng
như tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng ngày một hoàn thiện hơn.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Nợ quá hạn đối với khách hàng doanh
nghiệp có sự biến phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro cao. Năm 2006, nợ quá hạn
đối với khách hàng doanh nghiệp là 57,64 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trên tổng nợ
quá hạn là 17,8%. Năm 2007, nợ quá hạn được giảm xuống mức không. Mặc dù
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 64 SVTH : MAI NHẬT ANH
năm 2007 nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam có sự
tăng trưởng vượt bậc, GDP tăng trưởng 8,48%, đầu tư xuất khẩu và phát triển
tiếp tục tăng, mức đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức kỷ lục, viện trợ phát triển
cấp nhà nước lớn nhất từ trước đế nay,… góp phần cho doanh nghiệp trong nước
phát triển, giảm được rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, thiện chí trả nợ đối với khách
hàng doanh nghiệp thường cao, vì vay vốn là nhằm vào mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp nên nợ quá hạn ngân hàng là một chỉ tiêu xấu khi khách hàng có
nhu cầu vay vốn lần sau hoặc khi ký kết kinh doanh với đối tác kinh doanh. Tuy
năm 2007 nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp chuyển biến tích cực nhưng
sang năm 2008 nợ quá hạn có sự gia tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng 56,5% trên
tổng nợ quá hạn, đạt 1287,56 triệu đồng. Qua đó cho thấy tình hình nợ quá hạn
đối với khách hàng doanh nghiệp có diễn biến xấu. Với những khó khăn của nền
kinh tế trên thế giới và trong nước khách hàng doanh nghiệp luôn gặp trở ngại
trong vấn đề sản xuất kinh doanh. Tình hình tỷ giá biến động trong những năm
vừa qua, doanh nhiệp xuất nhập khẩu vay ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh luôn phải chịu rủi ro cao về tỷ giá. Thị trường xuất khẩu luôn
chịu rủi ro cao khi doanh nghiệp đối tác nước ngoài phải chịu ảnh hưởng rất lớn
từ “cơn bão tài chính” nên tình hình trả nợ cho doanh nghiệp xuất khẩu có diễn
biến xấu. Với những lí do trên đã làm cho nợ quá hạn của khách hàng doanh
nghiệp tăng cao vào năm 2008.
4.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲ HÒA QUA 3
NĂM 2006 – 2008.
4.3.1. Đánh giá về chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng (nợ quá hạn/tổng dư
nợ).
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản
nhất để đánh giá chất lượng tín dụng.
Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng là rủi ro mà lãi hoặc gốc hoặc cả gốc lẫn lãi
trên các khoản cho vay sẽ không nhận được như khách hàng đã cam kết. Rủi ro
tín dụng cao hơn nếu ngân hàng có các khoảng cho vay chất lượng trung bình
hoặc dưới trung bình nhiều hơn.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 65 SVTH : MAI NHẬT ANH
Bảng 13: Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ của ACB – Kỳ Hòa qua 3
năm 2006 – 2008.
Nguồn : ACB – Kỳ Hòa
Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng
của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ của Chi nhánh tăng dần qua
các năm nhưng tỷ lệ này còn ở mức thấp, năm 2006 là 0,3%, năm 2007 là 0,1%
năm 2008 là 0,7%. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 có tăng lên nhưng vẫn còn ở mức
thấp và dưới mức cho phép của NHNN (5%). Có kết quả này là do Chi nhánh
trong thời gian qua đã tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng, thực hiện một cách
triệt để qui định của NHNN về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tình hình
nợ quá hạn đối với KHCN trên tổng dư nợ cũng hết sức khả quan, tỷ lệ này luôn
ở mức thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này gần bằng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Nguyên nhân là do dư nợ của khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
trên tổng dư nợ trong 3 năm qua và có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trên
tổng nợ quá hạn. Đối với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của DNTN, năm 2006
tỷ lệ này là 0,1 và năm 2007, 2008 thì luôn bằng không, cho thấy, Chi nhánh đạt
hiệu quả cao trong việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng này.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, tỷ lệ nợ quá hạn bằng không vào năm 2006 và
2007, nhưng năm 2008 tỷ lệ này là 0,4. Từ đó cho thấy chất lượng tín dụng đối
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng nợ quá hạn Triệu đồng 324 214,608 2.278,35
- Nợ quá hạn đối với KHCN Triệu đồng 192 214,61 990,79
- Nợ quá hạn đối với DNTN Triệu đồng 74,36 0 0
- Nợ quá hạn đối với KHDN Triệu đồng 57,64 0 1.287,56
Tổng dư nợ Triệu đồng 123.247 264.599 326.735
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ % 0,3 0,1 0,7
Nợ quá hạn đối với KHCN/ Tổng DN % 0,2 0,1 0,3
Nợ quá hạn đối với DNTN/ Tổng DN % 0,1 0 0
Nợ quá hạn đối với KHDN/ Tổng DN % 0 0 0,4
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 66 SVTH : MAI NHẬT ANH
với đối tượng khách hàng này có chiều hướng xấu đi.
Từ những phân tích trên, trong thời gian tới Chi nhánh cần tăng cường phòng
ngừa rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
4.3.2. Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn (Dư nợ trên vốn huy động).
Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín
dụng. Do hiện tại, Chi nhánh lấy nghiệp vụ tín dụng làm nghiệp vụ sinh lời chủ
yếu trong thu nhập, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dùng để đánh giá chính xác
khả năng của ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn
cho các thành phần kinh tế. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy
động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu
chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ
tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
Bảng 14: Hiệu suất sử dụng vốn (Dư nợ/tổng vốn huy động) của ACB –
Kỳ Hòa qua 3 năm 2006 – 2007.
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 439.786 709.844 689.820
Tổng dư nợ Triệu đồng 123.247 264.599 326.735
Hiệu suất sử dụng vốn % 28,0 37,3 47,4
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Qua bảng số liệu cho thấy 3 năm qua tình hình sử dụng vốn huy động của
Chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao, điều này được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn
huy động vào dư nợ. Năm 2006 bình quân 100 đồng vốn huy động thì chỉ có 28
đồng dư nợ. Năm 2007, tình hình sử dụng vốn được cải thiện hơn, bình quân 100
đồng vốn huy động thì có 37,3 đồng dư nợ. Năm 2008 bình quân 100 đồng vốn
huy động thì Chi nhánh cho vay ra 47,4 đồng dư nợ. Nguyên nhân của sử dụng
vốn không hiệu quả này là do: lãi gửi tiết kiệm gia tăng do ảnh hưởng “cơn bão”
lãi suất năm 2007 làm cho tình hình huy động vốn của Chi nhánh tăng mạnh.
Tình hình kinh tế không khả quan nên việc đẩy mạnh dư nợ tín dụng gặp nhiều
khó khăn. Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, cũng
như nhu cầu của khách hàng nên doanh số thu nợ tăng nhanh nên cũng góp phần
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 67 SVTH : MAI NHẬT ANH
giảm dư nợ tín dụng. Mặc dù tình hình sử dụng vốn không đạt hiệu quả cao
nhưng trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực.
4.3.3. Đánh giá vòng quay vốn tín dụng.
Bảng 15: Vòng quay vốn tín dụng tại ACB – Kỳ Hòa qua 3 năm 2006 -
2008.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh số thu nợ Triệu đồng 389.375 470.353 675.756
Dư nợ bình quân Triệu đồng 131.563 193.923 295.667
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,96 2,43 2,29
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Chỉ số vòng quay vốn tín dụng cho biết một đồng vốn khả dụng trong một
năm tham gia bao nhiêu vòng trong quá trình chu chuyển vốn. Vòng quay vốn tín
dụng bình quân của Chi nhánh qua các năm ngày càng có sự giảm sút. Tuy nhiên,
vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của nguồn vốn. Năm 2006 vòng quay vốn tín
dụng là 2,96 vòng, sang năm 2007 chỉ có 2,43 vòng giảm 0,53 vòng so với năm
2006. Năm 2008 vòng quay vốn tín dụng tiếp tục giảm chỉ còn 2,29 vòng giảm
0,14 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân giảm sút của vòng quay vốn tín dụng
là do trong năm 2007 và 2008 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của “cơn bão tài chính”, làm cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đối tác nước ngoài
trả nợ không đúng hạn..Bên cạnh đó, ba quý đầu năm 2008 Chi nhánh hạn chế
cho vay do lãi suất tăng cao nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ và dư nợ của
Chi nhánh. Ngoài ra, trong năm 2007 và 2008 Chi nhánh còn cho vay trung và
dài hạn nên làm tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 68 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.3.4. Đánh giá chỉ tiêu hệ số thu nợ.
Bảng 16: Hệ số thu nợ của ACB – Kỳ Hòa qua 3 năm 2006 – 2007.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh số thu nợ Triệu đồng 389.375 470.353 675.756
Doanh số cho vay Triệu đồng 496.124 611.705 737.892
Doanh số thu nợ/Doanh
số cho vay % 78,5 76,9 91,6
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng
trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân
hàng càng chặt chẽ, hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao. Nhìn chung, hệ số thu
nợ của Chi nhánh rất cao qua 3 năm nhưng tỷ lệ này lại có sự biến động không
theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Cụ thể, năm 2006
hệ số thu nợ là 78,5%, năm 2007 là 76,9% và năm 2008 là 91,6%. Năm 2006, cứ
mang 100 đồng đi cho vay Chi nhánh thu lại được 78,5 đồng và đến năm 2007
mang 100 đồng đi cho vay Chi nhánh đã thu lại được 76,9 đồng, năm 2008 mang
100 đồng đi cho vay Chi nhánh thu được 91,6 đồng. Trong thời gian tới tình hình
kinh tế luôn diễn biến phức tạp nên việc thu hồi nợ của ngân hàng luôn gặp khó
khăn. Do đó Chi nhánh cần phải có biện pháp thu hồi nợ đạt hiệu quả cao, phân
tích các món vay một cách chặt chẽ để tránh rủi ro tín dụng, cũng như tiếp tục
duy trì và phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang thực hiện để giúp cho đồng
vốn của Chi nhánh luôn được đảm bảo an toàn.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 69 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.3.5. Đánh giá tỉ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn.
Bảng 17: Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của ACB – Kỳ Hòa
qua 3 năm 2006 – 2008.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn huy động Triệu đồng 439.786 709.844 689.820
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 550.418 846.127 877.191
Vốn huy động/tổng nguồn vốn % 79,9 83,9 78,6
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao
nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Thông thường một
ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt mức từ 70% đến 80% trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng. Theo bảng kết quả phân tích tình hình huy động vốn trên, ta
thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh là tốt, tuy nhiên tỷ lệ này trong
những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự
tăng lên rồi giảm xuống. Cụ thể, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn năm
2006 là 79,9%, năm 2007 tăng lên 83,9%, nhưng sang năm 2008 chỉ tiêu này lại
giảm xuống còn 78,6%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do: năm 2007 lãi
suất tăng mạnh nên đã thu hút được nguồn vốn đáng kể từ dân cư và nền kinh tế
trong nước có chuyển biến tích cực mà ACB là ngân hàng rất mạnh về loại hình
dịch vụ nên cũng thu hút được tiền gửi thanh toán từ doanh nghiệp. Năm 2008 do
tình hình kinh tế biến động, chính sách kinh tế thay đổi, NHNN điều chỉnh tăng
lãi suất cơ bản vào ba quý đầu năm 2008, sang quý 4 lãi suất cơ bản giảm từ cao
xuống thấp nên lãi suất huy động của ngân hàng giảm xuống do đó nguồn vốn
huy động của Chi nhánh giảm. Nhìn chung kết quả huy động vốn đạt được trong
3 năm qua của Chi nhánh là tương đối tốt. Trong thời gian tới Chi nhánh cần
nâng cao khả năng huy động vốn hơn nữa để chủ động được nguồn vốn trong
kinh doanh.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 70 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.3.6. Đánh giá vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 18: Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động của ACB –
Kỳ Hòa qua 3 năm 2006 – 2007.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng 255.545 426.420 395.917
Tổng vốn huy động Triệu đồng 439.786 709.844 689.820
Vốn huy động có kỳ hạn/tổng
vốn huy động % 58,1 60,1 57,4
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của vốn huy động tại một tổ chức tín
dụng, nếu tỷ lệ này quá lớn thì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng
nếu tỷ lệ này quá thấp thì ngân hàng sẽ không thể chủ động cho vay vì không biết
trước khách hàng sẽ rút tiền ra vào lúc nào. Với loại vốn huy động có kỳ hạn thì
ngân hàng có thể an tâm cho vay vốn khoảng 80% nguồn vốn này, vì thực tế ít
gặp trường hợp khách hàng rút tiền trước kỳ hạn.
Nhìn chung trong 3 năm qua tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn
huy động luôn có tỷ lệ trung bình. Cụ thể năm 2006 tỷ lệ này là 58,1%, sang năm
2007 tỷ lệ này tăng lên và đạt 60,1% và năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn
57,4%. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng luôn quan tâm đến vấn
đề lãi suất và khách hàng luôn kỳ vọng gửi tiền với lãi suất cao. Thông qua tỷ lệ
vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động trong những năm qua cho thấy
tỷ lệ này luôn tăng giảm theo tình hình biến động lãi suất của ngân hàng. Năm
2007, tình hình lãi suất có biến động lớn, các ngân hàng cạnh tranh trong việc
huy động vốn nên đã đẩy lãi suất tăng lên rất cao thì đồng thời tỷ lệ này cũng
theo chiều hướng tăng. Sang năm 2008, chính sách kinh tế có sự thay đổi NHNN
điều chỉnh giảm lãi suất vào quý 4 thì tỷ lệ này lại giảm theo.
Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động của Chi nhánh có tỷ
lệ trung bình qua 3 năm nhưng tỷ lệ này có chiều hướng giảm vào năm 2008 nên
Chi nhánh cần phải tăng cường huy động vốn hơn nữa để có thể chủ động được
nguồn vốn khi cho vay.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 71 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.3.7. Đánh giá tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn.
Bảng 19: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn của ACB – Kỳ Hòa qua 3
năm 2006 – 2008.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ Triệu đồng 123.247 264.599 326.735
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 550.418 846.127 877.191
Tổng dư nợ/tổng nguồn
vốn
% 22,4 31,3 37,2
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng, cho thấy hoạt
động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không. Trong 3
năm, chỉ tiêu này của Chi nhánh luôn ở mức trung bình và có xu hướng tăng lên.
Cụ thể, năm 2006 chỉ tiêu này là 22,2%, năm 2007 chỉ tiêu này tăng lên đạt
31,3% và năm 2008 chỉ tiêu này là 37,2%. Sự tăng lên không ngừng của tỷ lệ này
qua các năm cho thấy tín dụng của Chi nhánh luôn tăng trưởng không ngừng.
4.3.8. Đánh giá tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn tối đa để cho vay trung và
dài hạn.
Bảng 20: Vốn huy động ngắn hạn tối đa để cho vay trung và dài hạn
của ACB – Kỳ Hòa qua 3 năm 2006 – 2008.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 184.241 283.424 293.903
Dư nợ cho vay trung và dài hạn Triệu đồng 13.568 40.507 51.261
Tỷ lệ VHĐ ngắn hạn tối đa để cho vay
trung và dài hạn
% 7,4 14,3 17,4
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động ngắn hạn của ngân
hàng. Theo quy định 457 của NHNN thì tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ
chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với NHTM là 40%.
Nhì chung qua 3 năm qua Chi nhánh luôn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy
động ngắn hạn và đảm bảo phòng ngừa rủi ro cho hoạt động ngân hàng (tỷ lệ tối
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 72 SVTH : MAI NHẬT ANH
đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhỏ hơn 40%). Điều này
thể hiện rõ qua bảng số liệu, năm 2006 tỷ lệ này là 7,4%, năm 2007 chỉ tiêu này
tăng lên đạt 14,3% và năm 2008 là 17,4%. Mặc dù, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn
tối đa để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua còn thấp nhưng tỷ lệ này
lại không ngừng tăng lên qua 3 năm. Do đó cho thấy Chi nhánh không ngừng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động ngắn hạn.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 73 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.4. MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲ
HÒA QUA 3 NĂM 2006 – 2008.
- Nợ quá hạn của Chi nhánh có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc
giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng, có tốc độ tăng, giảm rất lớn và có xu hướng
chuyển từ đối tượng khách hàng này sang đối tượng khách hàng khác. Cụ thể:
+ Năm 2006 nợ quá hạn tập trung cao nhất ở đối tượng khách hàng cá
nhân chiếm tỷ trọng 59,3%, với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,2%.
+ Năm 2007 tổng nợ quá hạn giảm với tốc độ 33,8%. Nợ quá hạn tập
trung cao nhất vẫn ở đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 100%, tăng
với tốc độ 11,8% so với năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,1%.
+ Năm 2008 tổng nợ quá hạn tăng với tốc độ 961,6% so với năm 2007.
Nợ quá hạn chuyển sang tập trung cao nhất ở khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ
trọng 56,5%, tăng với tốc độ từ 0 lên đến 1287,564 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là
0,4%.
- Nhìn chung, trong 03 năm (2006-2008) doanh số cho vay, doanh số thu nợ và
dư nợ đều có sự tăng trưởng. Trong đó, tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào
khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, có sự dịch chuyển về tỷ trọng giữa doanh số cho
vay, doanh số thu nợ và dư nợ ngắn hạn với trung dài hạn. Cụ thể là tỷ trọng cho
vay ngắn hạn, thu nợ, dư nợ ngắn hạn giảm qua 3 năm còn tỷ trọng cho vay trung
dài hạn, thu nợ trung dài hạn và dư nợ trung, dài hạn tăng qua 03 năm. Qua đó
cho thấy, Chi nhánh có sự điều chỉnh cơ cấu cho vay, tăng tỷ trọng cho vay trung
dài hạn lên nhằm giữ ổn định dư nợ trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân
hàng rất khốc liệt như hiện nay.
- Một số tiêu chí xét duyệt cho vay của ACB còn khó khăn gây hạn chế doanh
nghiệp có nhu cầu tín dụng tại Chi nhánh (ví dụ: kinh nghiệm điều hành của ban
lãnh đạo nhỏ hơn 01 năm không cấp tín dụng, hạn chế nhu cầu vay vốn của
những doanh nghiệp mới đã hoạt động trên 06 tháng nhưng dưới 01 năm).
- Lãi suất huy động của ACB chưa mang tính cạnh tranh cao so với các ngân
hàng khác.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 74 SVTH : MAI NHẬT ANH
- Giá thẩm định bất động sản của ACB còn thấp hơn so với giá thực tế trên thị
trường, điều này gây khó khăn cho Chi nhánh khi tiếp thị khách hàng về giao
dịch với ACB.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 75 SVTH : MAI NHẬT ANH
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CHO ACB – KỲ HÒA
5.1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN.
- Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm ta nhận thấy rằng tiền gửi của
khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng vốn huy động, đây là
nguồn vốn tiềm năng nhất đối với Chi nhánh. Do đó, trong thời gian tới Chi
nhánh cần có chính sách thu hút tiền gửi này như: tăng cường công tác tiếp thị để
phát triển thêm nhiều khách hàng mới, cần có chính lãi suất linh hoạt mang tính
cạnh tranh cao, khuyến khích mở tài khoản cá nhân, đa dạng hóa các hình thức
thanh toán, tiền gửi (như tiền gửi bậc thang), phát triển hệ thống máy rút tiền tự
động ATM…
- Ngân hàng Á Châu là một trong những ngân hàng đứng đầu trong loại hình dịch
vụ. Do đó, Chi nhánh cần tận dụng lợi thế của mình trong vấn đề huy động vốn
đối với khách hàng doanh nghiệp nhất là khi tiền gửi của đối tượng khách này
giảm đi rất mạnh trong năm 2008. Chi nhánh cần có chính sách huy động mang
tính chiến lược như chọn một số khách hàng tiền gửi lớn để thực hiện chính sách
ưu đãi đặc biệt trong các giao dịch với Chi nhánh. Như: bố trí nhân viên Chi
nhánh đến thu tiền tận nơi, hỗ trợ xe chuyên dụng để vận chuyển tiền của khách
hàng từ doanh nghiệp của khách hàng về Chi nhánh, ưu tiên giải quyết những
yêu cầu rút tiền mặt hay chuyển tiền của khách hàng…
- Chi nhánh cần đặc biệt coi trọng loại tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn vì trong thời
gian qua nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trên vốn huy động, đồng thời để sự yên tâm
về thời hạn khi sử dụng đồng vốn này để cho vay. Do tình hình kinh tế biến
động, nên việc đầu tư của khách hàng cá nhân như đầu tư vào thị trường vàng, thị
trường chứng khoán,… luôn gặp rủi ro cao nên trong thời gian tới loại tiền gửi có
kỳ hạn có thể sẽ gia tăng. Cần có thêm nhiều chương trình khuyến mại như
chương trình khuyến mại Quà tặng tri ân, bởi vì quà tặng thiết thực (tặng lãi suất
trên số tài khoản), không bị ràng buộc mỗi khách hàng chỉ nhận được một phần
quà trong thời gian khuyến mại, mà khách hàng gửi càng nhiều tiền thì lãi suất
được tặng càng nhiều. Cần có chính sách thu hút khách hàng có nguồn tiền gửi
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 76 SVTH : MAI NHẬT ANH
lớn, ổn định. Bằng nhiều hình thức như: tặng quà sinh nhật cho lãnh đạo đơn vị,
hay cá nhân có số dư tiền gửi lớn; vào những ngày lễ lớn nên tổ chức các cuộc
họp mặt những khách hàng tiền gửi lớn nhằm thể hiện sự trân trọng sự đóng góp
của khách hàng vào hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Từ những việc làm đó sẽ
tăng thêm sự gắn bó giữa khách hàng và Chi nhánh.
- Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay Chi nhánh
cần phải lập bộ phận nghiên cứu về thị trường để nắm bắt nhu cầu khách hàng ở
địa phương từ đó xây dựng những sản phẩm huy động phù hợp với nhu cầu thị
trường. Đồng thời, tạo nhân viên chuyên trách tiếp thị sản phẩm huy động đến
khách hàng.
- Ngoài ra, Chi nhánh cần quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ,
tay nghề cho nhân viên nhất là đối với nhân viên còn mới. Bên cạnh đó, mặt bằng
Chi nhánh nhỏ không có chổ đậu xe cho khách hàng nhất là đối với khách hàng
đến giao dịch băng ôtô do đó Chi nhánh cần có chính sách tìm kiếm chổ đậu xe
cho khách hàng để thu hút được khách hàng lớn.
5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO
ACB – KỲ HÒA.
- Do tình hình kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là trong thời kỳ mở cửa
thị trường tài chính ở Việt Nam, nên Chi nhánh cần phải có chính sách đào tạo
nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu công việc, hạn chế
rủi ro tín dụng.
- Doanh số cho vay: Qua phân tích ta thấy rằng doanh số cho vay qua các năm
có tăng nhưng tốc độ tăng doanh số cho vay có chiều hướng giảm. Doanh số cho
vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn và
doanh số cho vay tập trung nhiều ở khách hàng cá nhân. Nên trong thời gian tới
Chi nhánh cần tăng tiếp tục phát triển hơn nữa đối với cho vay ngắn hạn vì chịu
rủi ro thấp hơn cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp
thị để phát triển thêm nhiều khách hàng mới, quan tâm và giữ được khách hàng
truyền thống, đặc biệt là khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động có hiệu
quả, uy tín hiện đang có quan hệ với Chi nhánh. Do tình hình kinh tế diễn biến
phức tạp nên thời gian tới Chi nhánh cần phải xác định khách hàng mục tiêu, xây
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 77 SVTH : MAI NHẬT ANH
dựng chiến lược khách hàng. Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, Chi
nhánh và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển
mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng.
- Doanh số thu nợ: Qua phân tích tình hình vòng quay vốn tín dụng (bảng 15) ta
nhận thấy rằng vòng quay vốn tín dụng có chiều hướng đi xuống. Do đó công tác
thu nợ trong thời gian tới cần phải được tăng cường. Đối với món vay dài hạn, do
tình hình kinh tế có diễn biến phức tạp nên cần phải chọn lựa đối tượng khách
hàng có uy tính cao khi cho vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá
trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu
của thị trường trong và ngoài nước. Đối với cho vay theo thành phần kinh tế, cần
chú ý đối với khách hàng doanh nghiệp (tốc độ tăng doanh số thu nợ của KHDN
có sự giảm sút qua các năm), nhất là đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay
bằng USD trong giai đoạn NHNN nới biên độ dao động 5% của tỷ giá
USD/VND như hiện nay. Cán bộ tín dụng nên quan tâm hơn đến khâu phân tích
và thẩm định khách hàng, phân tích tình hình xuất nhập khẩu đối với từng lĩnh
vực khi cho vay xuất nhập khẩu, theo dõi quá trình sử dụng vốn, theo sát hoạt
động kinh doanh của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi món vay đáo
hạn.
- Dư nợ: Dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng có sự
giảm mạnh (năm 2007 tốc độ tăng là 114,7%, năm 2008 tốc độ tăng là 23,5%).
Hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh còn thấp (hiệu suất sử dụng vốn nhỏ) điều
này cho thấy nguồn vốn huy động sử dụng chưa đạt hiệu quả cao trong tăng
trưởng tín dụng. Do đó, Chi nhánh cần tiếp tục tăng trưởng dư nợ tín dụng thông
qua tăng doanh số cho vay, xem xét lại cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung, dài
hạn. Cần có giải pháp phát triển cho vay trung và dài hạn trên nguyên tắc đảm
bảo chất lượng tín dụng nhằm tăng trưởng dư nợ. Bên cạnh đó, cần có chính sách
lãi suất phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Nợ quá hạn: Trong thời gian qua nợ quá hạn của Chi nhánh có sự tăng giảm
phức tạp, giảm sau đó lại tăng rất mạnh, cả cho vay ngắn hạn lẫn trung và dài hạn
đều có rủi ro cao, trong đó khách hàng doanh nghiệp luôn có sự biến động lớn về
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 78 SVTH : MAI NHẬT ANH
nợ quá hạn. Do đó, Chi nhánh cần xem xét lại chất lượng tín dụng, nghiên cứu
từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tăng cường cho vay đối với lĩnh vực có tiềm
năng, hạn chế tín dụng đối với thị trường có chứa đựng rủi ro cao. Bên cạnh đó,
đối với những khách hàng hoạt động không hiệu quả, Chi nhánh nên kiên quyết
khéo léo giảm dần dư nợ hiện tại, cho vay trên cơ sở lựa chọn các dự án, phương
án có nhu cầu đảm bảo được tính khả thi, nguồn trả nợ chắc chắn, đồng thời tìm
biện pháp tăng tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro mất vốn. Đồng thời, cán bộ
tín dụng cần theo sát trong việc sử dụng vốn của khách hàng không để xảy ra tình
trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh
doanh của khách hàng để thu hồi nợ trước hạn khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra, đôn
đốc khách hàng trả nợ khi đến ngày đáo hạn.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 79 SVTH : MAI NHẬT ANH
CHƯƠNG 6
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Nghiệp vụ tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Đây là
nghiệp vụ cơ bản và đặc trưng nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng
vững chắc đồng nghĩa với hoạt động ngân hàng vững chắc. Bên cạnh đó, nghiệp
vụ tín dụng còn có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực thi chính sách của
NHNN. Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân góp
phần an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế. Do đó, hoạt động tín dụng của ngân
hàng góp phần phát triển đất nước vững mạnh. Với những vấn đề trên, việc phân
tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là hết sức cần thiết, để từ đó đề
ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu chi
nhánh Kỳ Hòa cho thấy, nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh
tương đối tốt, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ có chiều hướng tăng
cao, hiệu suất sử dụng vốn dần dần nâng cao được hiệu quả, thu hút được nhiều
khách hàng mới, tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng cũ. Tuy nhiên, Chi
nhánh cần nổ lực hơn nữa trong phát triển nghiệp vụ tín dụng, nhất là khi doanh
số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ có chiều hướng tăng chậm lại đồng thời có
sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung và dài hạn. Bên cạnh đó, tình hình nợ quá
hạn có diễn biến phức tạp, có lúc giảm có lúc tăng cao không theo một chiều
hướng nhất định. Do đó Chi nhánh cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi
ro tín dụng, hạn chế cho vay đối với những món vay có rủi ro cao. Huy động vốn
cũng góp phần tăng trưởng tín dụng, tạo ra nguồn vốn cho Chi nhánh hoạt động
kinh doanh. Trong thời gian tới Chi nhánh cần tăng cường đào tạo nghiệp vụ
chuyên môn cho nhân viên mới để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Bên cạnh đó, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách
hàng, có chính sách cạnh tranh về lãi suất để thu hút khách hàng đến giao dịch.
Với ưu thế là một Ngân hàng bán lẽ hàng đầu ở Việt Nam, Ngân hàng Á Châu
chi nhánh Kỳ Hòa cần tiếp tục phát triển hơn nữa, hoạt động ngân hàng có hiệu
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 80 SVTH : MAI NHẬT ANH
quả hơn nữa nhất là trong thời kỳ mở cửa thị trường tài chính như hiện nay.
6.2. KIẾN NGHỊ.
* Đối với ngân hàng Á Châu.
- Phòng nhân sự và Trung tâm đào tạo ACB phải có kế hoạch tuyển dụng và đào
tạo nhân viên kịp thời và có khả năng thực hiện được các nghiệp vụ phát sinh
nhằm tránh những rủi ro về mặt nghiệp vụ cũng như những rủi ro tiềm ẩn khác
cho Chi nhánh.
- Phải có sự ràng buộc hoặc ưu đãi rõ ràng đối với nhân viên tân tuyển, tránh
trường hợp ACB đào tạo xong nhân viên lại xin nghỉ việc, như vậy sẽ ảnh hưởng
đến kế hoạch nhân sự của Chi nhánh.
- Công tác thẩm định giá bất động sản phải nhánh chóng, khẩn trương để kịp thời
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Giá đất thẩm định của Phòng thẩm định tài sản còn thấp so với giá thực tế ngoài
thị trường điều này gây khó khăn cho đơn vị trong công tác tiếp thị cũng như
phát triển khách hàng. Nên ACB cần có chính sách thẩm định tài sản hợp lý hơn.
- Phải có chính sách lãi suất phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh với các
ngân hàng khác.
- Cần hỗ trợ về nguồn vốn cho Chi nhánh khi Chi nhánh có vấn đề về thiếu vốn.
* Đối với ngân hàng nhà nước.
- Có chính sách hỗ trợ ngân hàng, khuyến khích ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm
dịch vụ mới phục vụ cho công tác huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng.
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành, nhất là điều hành vĩ mô nền kinh tế, điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia. Điều hành chính sách lãi suất phù hợp và linh
hoạt để giảm bớt gánh nặng chi phí lãi suất cho ngân hàng trong công tác huy
động vốn.
- Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn như hiện nay, NHNN cần có chính
sách hỗ trợ tín dụng, để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro tín
dụng cho ngân hàng, đồng thời góp phần tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 81 SVTH : MAI NHẬT ANH
* Đối với Chính phủ.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển nhất là
trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế, thời kỳ mở cửa thị trường tài chính.
- Tăng cường mở rộng hợp tác song phương trong vấn đề thương mại với các nền
kinh tế trên thế giới. Hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển
nhất trong thời kỳ nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn góp phần tăng trưởng tín
dụng cho ngân hàng.
* Đối với chính quyền địa phương.
- Cần có chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn.
- Giải quyết vấn đề về tình hình an ninh trật tự tại địa phương góp phần tạo tâm lí
thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 82 SVTH : MAI NHẬT ANH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2007). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ sách
trường Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Giáo trình quản trị Ngân hàng,
Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.
3. Ngân hàng TMCP Á Châu (2007). Nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng Á Châu chi
nhánh Kỳ Hòa, TP.HCM.
4. Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, TP.HCM.
5. Báo cáo quyết toán năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng Á Châu chi nhánh
Kỳ Hòa, TP.HCM.
6. www.vietnamnet.vn/kinhte/2008.
7. www.hanoitv.vn.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 83 SVTH : MAI NHẬT ANH
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................14
GIỚI THIỆU ...................................................................................................14
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................14
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................15
1.2.1. Mục tiêu chung...........................................................................15
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................15
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................16
1.3.1. Thời gian nghiên cứu. ................................................................16
1.3.2. Không gian nghiên cứu. .............................................................16
1.3.3. Nội dung nghiên cứu. .................................................................16
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. .......................................................................16
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................18
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................18
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..........................................................................18
2.1.1. Hoạt động tín dụng. ..........................................................................18
2.1.2. Hoạt động huy động vốn ................................................................23
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.......................25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................28
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................28
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................28
2.2.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ .....................................................29
CHƯƠNG 3 .....................................................................................................30
KHÁI QUÁT VỀ ACB – KỲ HÒA ................................................................30
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ACB – KỲ HÒA..........................................................30
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...........................................30
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng ACB – Kỳ Hòa. ........31
3.1.3. Các ngành nghề kinh doanh chính của ACB – Kỳ Hòa. ..........32
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn của ACB – Kỳ Hòa. .............................33
3.1.5. Phương hướng hoạt động của ACB – Kỳ Hòa..........................33
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB – KỲ HÒA
QUA 3 NĂM 2006 -2008. ................................................................................34
CHƯƠNG 4 .....................................................................................................38
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲ
HÒA QUA 3 NĂM 2006 - 2008.......................................................................38
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM 2006 - 2008. ...............................................................................38
4.1.1. Phân tích tổng quát tình hình nguồn vốn. ................................38
4.1.2. Tình hình huy động vốn.............................................................42
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM.................................................................................................................46
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ..............................................................53
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ. .............................................................56
4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn. ....................................................60
4.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲ HÒA QUA 3
NĂM 2006 – 2008. ...........................................................................................64
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 84 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.3.1. Đánh giá về chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng (nợ quá hạn/tổng dư nợ).
..........................................................................................................................64
4.3.2. Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn (Dư nợ trên vốn huy động). ..66
4.3.3. Đánh giá vòng quay vốn tín dụng. .................................................67
4.3.4. Đánh giá chỉ tiêu hệ số thu nợ. .......................................................68
4.3.5. Đánh giá tỉ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn. ........................69
4.3.6. Đánh giá vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động.
..........................................................................................................................70
4.3.7. Đánh giá tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn.....................................71
4.3.8. Đánh giá tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn tối đa để cho vay trung và
dài hạn. ............................................................................................................71
4.4. MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲ
HÒA QUA 3 NĂM 2006 – 2008. .....................................................................73
CHƯƠNG 5 .....................................................................................................75
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CHO ACB – KỲ HÒA ....................................................................................75
5.1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN. ...................75
5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO
ACB – KỲ HÒA. .............................................................................................76
CHƯƠNG 6 .....................................................................................................79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................79
6.1. KẾT LUẬN. .........................................................................................79
6.2. KIẾN NGHỊ. .............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................82
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa - TpHCM.pdf