Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh Cần Thơ

v M9C L9C CH7ƠNG 1: GI;I THI U 1 1.1. t v n  nghiên c u . 1 1.2. M+c tiêu nghiên c u 2 1.2.1. M+c tiêu chung . 2 1.2.2. M+c tiêu c+ th . 3 1.3. Câu hi nghiên c u 3 1.4. Phm vi nghiên c u . 3 1.4.1.Không gian 3 1.4.2.Thi gian . 3 1.4.3. i tưng nghiên c u . 3 1.5. Lưc kh o tài liu 4 CH7ƠNG 2: PH7ƠNG PHÁP LUN VÀ PH7ƠNG PHÁP NGHIÊN C<U . 6 2.1. Phương pháp lun 6 2.1.1. Mt s phương pháp lun v phân tích hiu qu hot ng kinh doanh c,a ngân hàng 6 2.1.2. T-ng quan v Ngân hàng thương mi 7 2.1.3. Nghip v+ huy ng vn 8 2.1.4. Nghip v+ cho vay . 10 2.1.5. Các hot ng dch v+ 16 2.1.6. Các ch. tiêu phân tích . 17 2.1.7. Hiu qu hot ng kinh doanh c,a Ngân hàng thương mi . 19 2.2. Phương pháp nghiên c u 21 2.2.1. Phương pháp thu thp thông tin . 21 2.2.2. Phương pháp phân tích ánh giá 21 CH7ƠNG 3: GI;I THI U T=NG QUAN V> NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG TH7ƠNG 22 3.1. Lch s/ hình thành và phát trin . 23 3.2 .Cơ c u t- ch c b máy Ngân hàng Sài Gòn Công Thương . 23 3.3. Ch c nng c,a các phòng, ban . 24 3.4. Các dch v+ cung c p 26 CH7ƠNG 4: PHÂN TÍCH K?T QU HO T NG KINH DOANH C@A NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG TH7ƠNG – CHI NHÁNH CAN THƠ . 28 4.1. Phân tích tình hình huy ng vn 28 4.2. Phân tích tình hình cho vay vn 33 4.3. Hot ng dch v+ ngân hàng . 40 4.3.1. Dch v+ thanh toán 40 4.3.2. Hot ng th0 . 41 4.4. Phân tích kt qu hot ng kinh doanh 42 4.4.1. Phân tích thu nhp 42 4.4.2. Phân tích chi phí . 45 4.4.3. Phân tích li nhun 47 4.4.4. Phân tích các t1 s sinh li 49 4.5. Các thun li/ li th và khó khn/ hn ch c,a ngân hàng 54 4.5.1. Các thun li/ li th . 54 4.5.2. Các khó khn/ hn ch . 55 CH7ƠNG 5: MT S GII PHÁP . 56 5.1. V huy ng vn 56 5.2. V tín d+ng, ch t lưng tín d+ng .58 5.2.1. V tín d+ng .58 5.2.2. V ch t lưng tín d+ng .59 5.2.3. V công tác thu n .60 5.2.4. V dư n, n quá hn 60 5.3. V phát trin s n ph2m dch v+, công ngh thông tin .61 5.4. V thu nhp 62 5.5. V chi phí .62 5.6. V li nhun . 63 5.7. V su t sinh li c,a tài s n (ROA) . 64 CH7ƠNG 6: K?T LUN VÀ KI?N NGHB . 66 6.1. Kt lun 66 6.2. Kin ngh 67

pdf83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn, cho vay nhiều hơn, do đó số lựợng tiền lãi thu về cũng nhiều hơn. Năm 2006 là năm đánh dấu cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống Saigonbank nói chung và ngân hàng Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ nói riêng, các ngân hàng chi nhánh phải phấn đấu để đến cuối năm 2007, ngân hàng Hội Sở sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 1.020 tỷ đồng. Năm 2007, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 42.848 triệu đồng, tương ứng tăng 31,62% (tăng 10.293 triệu đồng so với năm 2006), thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính (chiếm tỷ trọng 96,63% trong tổng thu nhập). Năm 2007, thị trường vốn có nhiều biến động, ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào để huy động vốn, do đó lãi suất cho vay cũng phải tăng theo, tuy nhiên, thị phần cho vay của ngân hàng không giảm đi mà ngược lại còn tăng lên theo nhu cầu vốn của nền kinh tế. Sở dĩ thu nhập của ngân hàng tăng lên đáng kể như vậy là do ngân hàng luôn củng cố và tạo điều kiện cung cấp các tiện ích tốt nhất cho khách hàng, thực hiện các phương thức thanh toán ngày càng nhanh chóng nên thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Chính vì vậy các khoản thu này tăng qua hàng năm. 44 b) Thu nhập ngoài lãi: Thu nhập khác (thu phí nội bộ dịch vụ thanh toán, thu nhập điều chuyển vốn nội bộ, thu khác…) cũng tăng là nhờ phí từ mở rộng dịch vụ (tư vấn…), thanh lý và các khoản hoa hồng trong quá trình kinh doanh… 45 4.4.2. Phân tích chi phí Bảng 4.4.2. Chi phí của ngân hàng qua 3 năm Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Chi trả lãi 17.799 20.858 27.513 3.059 17,19 6.655 31,91 1. Chi trả lãi tiền gửi 2.298 4.496 4.997 2.198 95,65 501 11,14 2. Chi trả lãi tiền đi vay 15.501 16.362 22.516 861 5,55 6.154 37,61 Chi phí ngoài lãi 5.440 7.277,79 5.305,2 1.836,79 33,76 -1.972 -27,09 1. Chi khác về hoạt động huy động vốn 586 226 58 -360 -61,43 -168 -74,34 2. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 40 95 107 55 137,50 12 12,63 3. Chi nộp thuế 1 11 4 10 1.000,00 -7 -63,64 4. Chi nộp các khoản phí, lệ phí 20 0,79 0,2 -19,21 -96,05 -0,59 -74,68 5. Chi phí cho nhân viên 1.394 1.820 2.122 426 30,56 302 16,59 6. Chi hoạt động quản lý và công cụ 11 602 606 591 5.372,73 4 0,66 7. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 281 443 445 162 57,65 2 0,45 8. Chi khác về TS 201 227 768 26 12,94 541 238,33 9. Chi dự phòng 2.872 3.774 1.124 902 31,41 -2650 -70,22 10. Chi nộp phí bảo hiểm 34 78 71 44 129,41 -7 -8,97 Tổng 23.239 28.135,79 32.818,2 4.895,79 21,07 4.683,4 16,65 Nguồn: Phòng kế toán. 46 Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể. Qua bảng 4.4.2 cho thấy tổng chi phí qua ba năm (2005- 2007) đều tăng. Cụ thể năm 2005 tổng chi phí là 23.239 triệu đồng. Năm 2006 tổng chi phí lên 28.135,79 triệu đồng tăng 4.895,79 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 21,07%) so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng chi phí tiếp tục tăng lên 32.818,2 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 4.683,4 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 16,65%). a) Chi trả lãi: Nguyên nhân tổng chi phí tăng là do các khoản chi phí từ lãi tiền gửi tăng khá cao, vào năm 2006 là 3.059 triệu đồng (tương ứng 17,19%); vào năm 2007, 6.655 triệu đồng tương ứng 31,91% .Chi trả lãi tăng lên là do chi trả lãi tiền gửi năm 2006 tăng lên 2.198 triệu đồng (tăng 95,65%) và chi trả lãi tiền đi vay tăng 861 triệu đồng (tăng 5,55%). Đến năm 2007, chi trả lãi tăng lên 6.655 triệu đồng là do chi trả lãi tiền gửi tăng 501 triệu đồng, về số tương đối là 11,14%, và chi trả lãi tiền đi vay tăng 6.154 triệu đồng, tương ứng tăng 37,61%. Xét về góc độ khác thì con số này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng có tiến triển hơn. b) Chi phí ngoài lãi: Chi phí ngoài lãi năm 2005 là 5.440 triệu đồng. Chi phí ngoài lãi năm 2006 là 7.277 triệu đồng, tăng 33,76%, tương ứng với số tiền là 1.836,79 triệu đồng. Chi phí ngoài lãi năm 2007 là 5.305,2 triệu đồng, giảm 1.972 triệu đồng tương ứng 27,09% . Khoản chi giảm đi chứng tỏ ngân hàng đã có những chủ trương tiết kiệm chi phí, nhằm tăng cao lợi nhuận. Một khoản chi phí khác góp phần làm tăng tốc độ chi phí trả lãi đó là chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Nguyên nhân khác làm chi phí của ngân hàng tăng cao về tuyệt đối lẫn tương đối là do chi cho khoản mục khác tương đối lớn như chi, giấy tờ in, chi trang phục giao dịch, chi mua sắm công cụ lao động, chi bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi thuê nhà, chi xăng dầu, chi công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị….Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định là ngân hàng không kiểm soát tốt chi phí của mình, bởi những điều kiện khách quan, buộc 47 ngân hàng phải chi trong thời gian ngắn (chi thuê nhà, thuê kho bãi,…); mà trái lại, chính những hoàn cảnh khó khăn đó mà tạo cho ngân hàng có cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối thiểu những khoản chi không cần thiết. Có như vậy, mới góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng ngày càng cao hơn. 4.4.3. Phân tích lợi nhuận Bảng 4.4.3. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Đvt: Triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 28.310 32.555 42.848 4.245 14,99 1.0293 31,62 Chi phí 23.239 28.134,79 32.818,2 4.895,79 21,07 4.683,4 16,65 Lợi nhuận sau thuế 3.651,12 3.182,55 7.221,46 -468,57 -12,83 4.038,9 126,91 Nguồn: Phòng kế toán. Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không thể không nói đến lợi nhuận – bởi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng thương mại đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, còn lợi nhuận nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn chiến lược của các nhà quản trị, lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như điều kiện thực tế, chi phí phát sinh,… Qua bảng 4.4.3 cho thấy lợi nhuận của ngân hàng biến động theo chiều hướng tăng giảm không đều. Năm 2005 lợi nhuận là 3.651,12 triệu đồng. Năm 2006 lợi nhuận là 3.182,55 triệu đồng giảm đi 12,83% so với năm 2005 (tương ứng với số tiền là 468,57 triệu đồng). Lợi nhuận giảm là do tốc độ tăng trưởng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhâp, chi phí tăng 48 21,07%, tương ứng với số tiền 4.895,79 triệu đồng, trong khi doanh thu chỉ tăng 14,99%, tương ứng số tiền là 4.245triệu đồng. Lợi nhuận trong năm này sụt giảm là do ngân hàng phải chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong cùng hệ thống, các kênh huy động vốn mới.... Để thu hút khách hàng, ngân hàng phải mở thêm dịch vụ tư vấn cho khách hàng nên phát sinh thêm các khoản chi phí, dẫn đến làm cho lợi nhuận giảm đi. Bên cạnh đó, do thiên tai (bão), dịch bệnh (dịch cúm gia cầm tái phát) nên có một số khách hàng vay vốn làm ăn thua lỗ, không trả được nợ, điều đó cũng làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Đến năm 2007 lợi nhuận đạt 7.221,46 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 126,91% (tức tăng 4.038,9 triệu đồng) so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, chi phí tăng 16,65%, tương ứng với số tiền 4.683,4 triệu đồng, trong khi doanh thu tăng đến 31,62%, tương ứng số tiền là 1.0293 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là nhờ ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng chất lượng tín dụng. Đồng thời cũng có những biện pháp khắc phục trong việc quản lý các khoản mục chi phí, không ngừng hạ thấp các khoản mục chi phí bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay để tăng thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên đã cố gắng nắm bắt thời cơ để mở rộng phạm vi kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế không ngừng cạnh tranh. 49 4.4.4. Phân tích các tỷ số sinh lời Bảng 4.4.4. Phân tích các tỷ số sinh lời Nguồn: Phòng kế toán. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Qua phân tích lợi nhuận, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét , đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập Triệu đồng 28.310 32.555 42.848 4.245 14,99 10.293 31,62 2. Tổng chi phí Triệu đồng 23.239 28.134,79 32.818,2 4.895,79 21,07 4.683,4 16,65 3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 5.071 4.420,21 10.029,8 -650,79 -12,83 5.609,6 126,91 4. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3.651,12 3.182,55 7.221,46 -468,57 -12,83 4.038,9 126,91 5. Tổng tài sản Triệu đồng 228.976 257.866 407.102 28.890 12,62 149.236 57,87 6. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản % 1,59 1,23 1,77 -0,36 - 0,54 - 7. Lợi nhuận ròng/ Tổng thu nhập % 12,90 9,78 16,85 -3,12 - 7,08 - 8. Tổng thu nhập/ Tổng tài sản % 12,36 12,62 10,53 0,26 - -2,10 - 9. Tổng chi phí/ Tổng tài sản % 10,15 10,91 8,06 0,76 - -2,85 - 10. Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 82,09 86,42 76,59 4,33 - -9,83 - 50 tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Phân tích lợi nhuận cần thông qua các chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ số này cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh từ một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng. Dựa trên bảng 4.4.4, ta thấy ROA qua 3 năm tăng giảm không đều nhau. Năm 2005, ROA ở mức 1,59%. Năm 2006, ROA ở mức 1,23%, giảm đi 0,36% so với năm 2005. ROA giảm do tốc độ tăng trưởng của tài sản và lợi nhuận ròng không đều nhau, tài sản vẫn tăng lên (tăng 12,62%) trong khi lợi nhuận lại giảm đi (giảm 12,83%). Điều này cũng cho thấy rằng ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư chưa hợp lý. Để tăng hệ số sinh lời ROA, ngân hàng cần có những biện pháp tích cực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Năm 2007, ROA đã tăng lên mức 1,77%, tăng thêm 0,54% so với năm 2006, ROA tăng lên là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, năm 2007 tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận là 126,91%, trong khi tốc độ tăng trưởng của chi phí chỉ có 16,65%. ROA càng tăng cho thấy ngân hàng phải trả chi phí cho nguồn vốn huy động ít hơn so với năm trước. Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập: Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thới đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Nhìn vào số liệu được phân tích trong bảng 4.4.4. ta thấy: Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2005 là 12,90%. 51 Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2006 là 9,78%, giảm 3,12% so với năm 2005. Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2007 là 16,85%, tăng 7,08% so với năm 2006. Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2007 tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập Để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống,… Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 12,9 đồng lợi nhuận ở năm 2005; 9,78 đồng lợi nhuận ở năm 2006 và 16,85 đồng năm 2007. Tuy tỷ số đạt ở mức khá cao nhưng cũng phải xem xét lại tốc độ tăng của lợi nhuận so với thu nhập. Nếu như năm 2006, tốc độ tăng của thu nhập là 14,99% thì tốc độ tăng của lợi nhuận giảm đi 12,83%; đến năm 2007, tốc độ tăng của thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 61% và 58%. Ta có thể thấy, thu nhập và lợi nhuận tăng trưởng không đều, vậy thì ngân hàng phải kiểm tra lại, bên cạnh đưa ra nhiều biện pháp tăng thu nhập thì đơn vị có kết hợp tốt với việc giảm chi phí như sử dụng điện tiết kiệm, giảm liên lạc không cần thiết chưa để góp phần đầy nhanh tốc độ tăng lợi nhuận. Tổng thu nhâp trên tổng tài sản: Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Nếu chì số cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng qua ba năm (2005 - 2007) biến động tăng giảm không đều. Năm 2005, hệ số sử dụng tài sản là 12,36%. Năm 2006, hệ số sử dụng tài sản có xu hướng tăng lên đạt 12,62%, tăng 0,26% so với năm 2005. Sở dĩ tỷ lệ này tăng là do tốc độ tăng của thu nhập đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các tài sản sinh lợi. Năm 2006 tốc độ tăng của thu nhập là 52 14,99% so với năm 2005, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của các tài sản là 12,62%. Với xu hướng phát triển như thế cho thấy ngân hàng đã có nhiều cố gắng gia tăng nguồn vốn hoạt động và có sự điều động linh hoạt các khoản mục sinh lời ngày càng hợp lý để tạo ra thu nhập ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong năm 2007, hệ số này đã giảm xuống rõ rệt, chỉ còn 10,53%, giảm đi 2,10% so với năm 2006, điều này ngược lại với năm 2006, tốc độ tăng của thu nhập đã kém hơn so với tốc độ tăng của các tài sản sinh lợi . Thu nhập chỉ tăng lên 31,62% trong khi tài sản tăng đến 57,87%.Thu nhập tăng không cao bởi vì trong năm 2007, ngân hàng đã khuyến mãi khách hàng bằng các hình thức như: tiết kiệm có thưởng, chuyển tiền không thu phí…nên đã bớt đi một phần thu nhập. Điều này nhắc nhở các nhà quản trị cần xem xét lại liệu cách phân bổ tài sản đầu tư của mình đã hợp lý hay chưa. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản giảm đi là do sự tăng lên đột ngột của các loại tài sản trong khi thu nhập vẫn tăng lên bình thường. Tài sản tăng lên là do trong năm 2007, ngân hàng có trang bị thêm máy ATM, và các trang thiết bị như máy vi tính, máy in, máy đếm tiền... Con số này phản ánh cứ 100 đồng tài sản có của ngân hàng đem đi đầu tư sẽ thu được 10,53 đồng lợi nhuận năm 2005; 12,62 đồng lợi nhuận năm 2006 và 10,53 đồng lợi nhuận năm 2007. Tổng chi phí trên tổng tài sản: Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Tổng chi phí trên tổng tài sản của ngân hàng biến động tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể là: Năm 2005 tổng chi phí trên tổng tài sản đạt 10,15%. Năm 2006 tổng chi phí trên tổng tài sản đạt 10,91%, tăng 0,76% so với năm 2005. 53 Năm 2007 tổng chi phí trên tổng tài sản đạt 8,06%, giảm 2,85% so với năm 2006. Năm 2006, hệ số tổng chi phí trên tổng tài sản tăng lên là do ngân hàng phải chi thêm một khoản chi phí để trang trải cho dịch vụ tư vấn khách hàng, để giúp khách hàng hiểu rõ thêm quy trình tín dụng, cũng như các hình thức huy động vốn bằng tiền gởi tiết kiệm của khách hàng, nhằm nâng cao nhận thức về các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cho dân cư. Do đó tốc độ tăng trưởng của chi phí đã tăng lên 21,07%, trong khi tốc độ tăng trưởng của tài sản chỉ đạt 12,62%, nên kéo theo hệ số tổng chi phí trên tổng tài sản tăng lên. Năm 2007, tổng chi phí trên tổng tài sản đã giảm xuống 2,85% so với năm 2007, chỉ số này giảm là do tốc độ tăng trưởng tài sản đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, tài sản tăng 57,87% trong khi chi phí chỉ tăng 16,65%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy ngân hàng đã kiểm soát tốt khâu chi phí, thưc hiện tiết kiệm để nâng cao lợi nhuận. Tổng chi phí trên tổng thu nhập: Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Qua 3 năm hệ số chi phí trên thu nhập của ngân hàng biến động tăng giảm không đều. Tỷ số này qua các năm tương ứng lần lượt là 82,09% ở năm 2005, 86,42% ở năm 2006, và 76,59% ở năm 2007 Năm 2006, tổng chi phí trên tổng thu nhập tăng lên (tăng 4,33%) là do tốc độ tăng trưởng giữa chi phí và thu nhập không đều nhau. Chi phí tăng lên 21,07% (tăng do mở thêm dịch vụ tư vấn khách hàng, thu nhập cũng tăng lên nhưng không đáng kể so với chi phí (chỉ tăng có 14,99%). Tuy nhiên, đến năm 2007, hệ số này đã giảm đi 9,83% (chỉ còn 76,59% ), là do tốc độ tăng trưởng của thu nhập đã được cải thiện, tăng lên 126,91%, trong khi chi phí chỉ tăng 16,65%, đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện ngân hàng đã có 54 biện pháp tiết kiệm chi tiêu nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng của thu nhập để gia tăng lợi nhuận. 4.5. CÁC THUẬN LỢI/LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN/HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG Qua kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn Công Thương, có thể rút ra được một số thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời gian qua; từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động trong tương lai. 4.5.1. Các thuận lợi/ lợi thế - Vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi. - Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương. - Thu hút được nhiều khách hàng, các doanh nghiệp, công ty lớn làm ăn hiệu quả. - Các quy chế, quy trình được chuyển hóa dần thiết lập nền tảng tốt, ổn định cho chi nhánh trong hoạt động. - Các nhà quản trị kiểm soát chi phí khá tốt. - Cho vay chủ yếu là trung và ngắn hạn nên giảm được rủi ro. - Công tác thu nợ được thực hiện khá tốt, nợ quá hạn được thu hồi qua mỗi năm. - Chất lượng hoạt động ngày càng được củng cố, các biện pháp kiểm soát chất lượng bước đầu phát huy tác dụng cho thấy hoạt động tín dụng có chiều hướng diễn biến tích cực. - Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ hiện đại phát triển khá nhanh. - Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, chuẩn hóa dần. - Hiện nay ngân hàng đã có dịch vụ thẻ ATM, có máy rút tiền tạo sự thuận tiện cho khách hàng. 55 4.5.2. Các khó khăn/ hạn chế Bên cạnh những thuận lợi, ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế như: - Chưa phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý. - Chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng. - Chưa có sản phẩm dành riêng cho học sinh, sinh viên. - Vị trí nằm trong trung tâm thành phố, tuy nhiên trên đoạn đường đó có nhiều ngân hàng nên phải chịu áp lực cạnh tranh cao. Đối với công tác huy động vốn: - Khả năng tự huy động vốn chưa đạt hiệu quả, vẫn còn lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. - Cơ sở vật chất trang thiết bị còn hạn chế ảnh hưởng một phần đến công tác huy động vốn khách hàng chưa tín nhiệm về ngân hàng cao. - Chưa đa dạng hóa và phát triển các nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân, séc cá nhân, thanh toán đối ngoại. Đối với công tác sử dụng vốn: - Chưa gắn được tín dụng nội địa với tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu chưa phát triển, còn hạn chế bởi thiếu kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại chưa có. - Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế, nên một phần làm hạn chế công tác cho vay. - Chưa chú trọng đến các mảng dịch vụ như kinh doanh ngoại hối, chuyển tiền kiều hối. - Hoạt động của các loại hình dịch vụ khác chưa được phát triển mạnh. 56 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sau khi phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Cần Thơ thông qua các chỉ tiêu quan trọng, thì nhìn chung ta thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. Song, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế chưa khắc phục đuợc. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết xử lý cũng như tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của mình nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Xuất phát từ những thuận lợi khó khăn của ngân hàng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau: – Tranh thủ tối đa sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp nhằm đảm bảo kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (tiết kiệm thời gian thẩm định), nhất là khi tiếp cận tìm hiểu các đối tác, các doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng cho vay được nhanh chóng, an toàn. – Tăng cường đưa cán bộ, nhân viên thực hiện công tác triển khai, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các doanh nghiệp, công ty lớn, làm ăn hiệu quả, qua đó giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ. – Tiếp tục duy trì đối với khách hàng có uy tín trên địa bàn thành phố Cần Thơ, thường xuyên tổ chức những đợt kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (ngay cả trên địa bàn trong tỉnh), xem sản phẩm của họ có còn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng hiện nay và tương lai không, sản phẩm đó ở giai đoạn phát triển nào, lỗi thời hay chưa, từ đó đưa ra giải pháp là tiếp tục đầu tư hay không. 5.1. VỀ HUY ĐỘNG VỐN Tăng cường mở rộng huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế, đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của ngân hàng; nhanh chóng nắm bắt cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà máy (ưu tiên cho những đơn vị có tiếng, thương hiệu mạnh), nơi có nhiều khu công nghiệp mọc lên. Muốn vậy, khả năng thăm dò thị trường của ngân hàng phải cao và nhanh nhạy. Phấn đấu tăng huy động tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn dài. 57 Tạo ra các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả như phát triển dịch vụ thẻ nhằm huy động vốn thông qua dịch vụ thẻ: mở ra chương trình phát hành thẻ miễn phí, giao thẻ tận nhà, ưu tiên cho học sinh, sinh viên… Xây dựng ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào. Tăng cường quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể xã hội về sản phẩm huy động vốn (đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, chương trình tài trợ (học bổng cho sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi có/ không có sử dụng dịch vụ Saigonbank; tổ chức các chương trình thể thao, giao lưu văn nghệ,… nhằm mang đến lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình; đồng thời cũng tạo dấu ấn, niềm tin trong lòng công chúng). Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong giao tiếp: nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng. Đáp ứng tốt hơn yêu cầu vốn của khách hàng (không hẹn khách hàng quá lâu khi không đủ vốn cho vay...). Muốn vậy, ngân hàng phải luôn đảm bảo lượng tiền dự trữ đủ lớn, kịp thời phân phối khi cần thiết. Chủ động đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng; thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi như: tích lũy, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, có tặng phẩm, … với nhiều mức lãi suất hợp lý, mang tính cạnh tranh. Đối với nguồn vốn xin điều chuyển – đáp ứng kịp thời sự thiếu hụt vốn trong thời điểm nhất định – ngân hàng cần tính toán một cách hợp lý về kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo thời gian thu hồi vốn, mức lợi thu được có đủ bù đắp cho chi phí để sử dụng vốn không (với lãi suất khá cao). 58 Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và đưa ra chính sách thu hút vốn tốt nhất như vận động, khuyến khích người dân gửi ngân hàng từ tiền nhàn rỗi này để sinh lời. 5.2. VỀ TÍN DỤNG, CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương và kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua, ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: 5.2.1. Về tín dụng – Tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp nhằm tăng doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng và nghiêm ngặt những quy định của ngân hàng; không được chạy theo lợi nhuận vì lợi nhuận luôn đi liền với rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra trên một tỉ lệ tài sản lớn như vậy thì tổn thất của ngân hàng là rất cao. – Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng. Cũng cần chú ý đến khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà, vì đây là lượng khách hàng chủ yếu và nhiều tiềm năng đối với ngân hàng. – Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung dài hạn…Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế – kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm,v.v… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. – Giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để đảm bảo từng bước cải thiện cơ cấu bảng tổng kết tài sản, giảm thiểu rủi ro. – Đưa cán bộ xuống tận những khu vực có nhu cầu vay vốn cao (nhiều khách hàng tiềm năng) nhưng không thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng mình (chẳng hạn quá xa, không tiện đường so với các ngân hàng khác) nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng. Với cách phục vụ chuyên nghiệp, giải thích rõ ràng những thắc mắc cho khách hàng hiểu, nói cho họ nghe mình sẽ được ưu đãi gì khi vay vốn của ngân hàng, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy mình được quan tâm, được chăm sóc chu đáo, và sẵn sàng giao dịch với ngân hàng. Đó cũng là cách quảng bá thương hiệu của Saigonbank. 59 5.2.2. Về chất lượng tín dụng Đồng thời với tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng cũng phải quan tâm hơn nữa việc nâng cao chất lượng tín dụng để tăng khả năng sinh lời của ngân hàng Thực hiện chính sách lựa chọn và sàn lọc khách hàng, duy trì quan hệ với khách hàng tốt, chấm dứt quan hệ với khách hàng xấu, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng theo Quyết Định 493: đánh giá, xếp hạng chặt chẽ khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay. Thực hiện cho vay đúng quy trình, quy chế (đúng đối tượng, chế độ chính sách). Kiểm soát chặt chẽ trước và sau khi giải ngân. Tăng cường công tác rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng. Thường xuyên đánh giá lại tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng. Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ và quản lý tín dụng đối với từng món vay, khoản vay...Đảm bảo trích đúng và trích đủ dự phòng rủi ro. Đội ngũ cán bộ phải đông, có kiến thức, nhiệt tình, có kinh nghiệm và trình độ cao trong việc thẩm định các dự án đầu tư – khâu quan trọng giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quá trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc; tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định. Muốn vậy, ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho việc phát triển kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác. 60 5.2.3. Về công tác thu nợ Tích cực hơn nữa công tác kiểm tra, bám sát, theo dõi việc sử dụng vốn, thời gian trả nợ của khách hàng (xuống từng địa bàn, từng hộ), xem họ sử dụng có đúng mục đích không, việc kinh doanh của họ có gặp phải trở ngại gì không.... để kịp thời hướng dẫn hoặc thu hồi lại vốn nếu thấy có dấu hiệu không tốt đến việc trả nợ cho ngân hàng. Đối với các ngành nghề lĩnh vực có thời gian thu hồi chậm (xây lắp) thì ngân hàng cần xem xét và cân nhắc lại, nhằm lựa chọn ra những công trình, dự án nào khả thi nhất thì mới đầu tư, như thế sẽ rút ngắn được thời gian thu hồi nợ. Tùy trường hợp mà cho khách hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên: khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi nhũng biến cố xảy ra, còn Ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ. 5.2.4. Về dư nợ, nợ quá hạn Thực hiện tốt công tác thu nợ, ngân hàng cũng cần phải kết hợp tốt với việc giữ vững và tăng truởng tốc độ dư nợ, vì đây là nguồn sinh lợi chủ yếu của ngân hàng thương mại nói chung, Saigonbank nói riêng; mà mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Dư nợ nhiều nhất vẫn là thành phần kinh tế cá thể (xem phụ lục Tình hình cho vay thu nợ phân theo loại hình kinh tế qua 3 năm), vì thế ta cần linh hoạt thỏa thuận thay đổi thời hạn, chính sách trả nợ, thúc đẩy với các khách hàng này trả nợ khi thấy thời điểm thích hợp (lúc thị trường ổn định); tạo điều kiện cho họ vay tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó giúp ngân hàng tăng vòng quay tín dụng và vòng luân chuyển vốn đối với các doanh nghiệp. Về nợ quá hạn, nếu thấy không có khả năng thu hồi thì phải tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ, giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động hoặc lựa chọn phương án xử lý sao cho đỡ tốn thời gian chi phối cho cả 2 bên. Đối với tài sản phát mãi, cần tăng cường tìm đầu ra càng sớm càng tốt. Cần xem xét nguyên nhân không trả được nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp thu hồi được nợ. 61 Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng nhằm xem xét đánh giá điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó phát hiện ra những món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi. Đối với những khách hàng có thực hiện đảm bảo tiền vay phải phân tích biến động của tài sản làm đảm bảo nếu phát hiện trong sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp phải khó khăn, cần có biện pháp thích hợp cùng khách hàng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho việc thu hồi vốn đạt hiệu quả. Cần chú ý, nợ quá hạn cũng thể hiện năng lực làm việc của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng, để thực hiện được điều này đòi hỏi năng lực của cán bộ tín dụng phải không ngừng được nâng cao. 5.3. VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ, đồng thời hướng dẫn rõ các điều kiện và nêu bật những tiện ích mà dịch vụ mang lại, nhấn mạnh những điểm khác biệt giữa ngân hàng mình với các ngân hàng khác. Phát triển dịch vụ thẻ sao cho tạo ra tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng (thẻ đa dạng, nhiều hạn mức thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, tăng số lượng tiền rút/ mỗi lần/ mỗi ngày…), trong đó chú trọng phân phối đủ tiền tại các máy ATM Gia tăng số lượng máy ATM tại các khu công nghiệp, thị trấn, khu hành chánh, đáp ứng yêu cầu phát triển. Phát huy tốt các sản phẩm hiện có và là thế mạnh của chi nhánh, nhất là sản phẩm chuyển tiền trong nước, thanh toán. Tích cực triển khai và áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích, chất lượng, tính bảo mật cao. Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền, tiếp cận và chào mời khách hàng song song với việc kiểm soát chi phí. Áp dụng mức phí linh hoạt, hợp lý và cạnh tranh. Đối với dịch vụ bảo lãnh, ngân hàng xem xét, lựa chọn bên thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng phải đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có lợi nhuận ít nhất trong 3 năm liền… 62 Về kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, tích cực thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường, lãi suất ảnh hưởng tới tỷ giá các loại ngoại tệ, đảm bảo quá trình kinh doanh được an toàn, tránh sơ suất, nhầm lẫn, thận trọng trong quá trình ghi chép, tính toán chi trả…vừa nhằm mục tiêu lợi nhuận, vừa là kênh tạo nguồn thanh khoản. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về dịch vụ cho cán bộ. Giao dịch viên phải lành nghề, am hiểu tường tận tín năng quy trình sản phẩm cũng như tư vấn tốt cho khách hàng. 5.4. VỀ THU NHẬP Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ lãi cho vay mà đây lại là lĩnh vực đầy rủi ro, do đó ngân hàng phải: + Tăng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ nhưng phải biết đâu là thế mạnh của mình để tập trung khai thác, đầu tư nhằm thu hút tối đa doanh số từ dịch vụ đó (Ví dụ EAB đi sâu triển khai dịch vụ thẻ). Vì hiện nay, các hoạt động dịch vụ chủ yếu của ngân hàng là dịch vụ truyền thống, chưa phát triển tốt các dịch vụ mới. + Áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như các dịch vụ khác nhằm duy trì mối quan hệ với các khách hàng tốt đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và thu hút thêm những khách hàng tiềm năng. Luôn đặt mục tiêu “Tăng trưởng tín dụng đi liền với chất lượng tín dụng” lên hàng đầu, góp phần xây dựng mục đích chung của toàn hệ thống. 5.5. VỀ CHI PHÍ Tuy do điều kiện khách quan nhưng chi nhánh cũng không được xem nhẹ vấn đề này. Khi đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới nào thì phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có mang lại lợi nhuận lâu dài cho ngân hàng không hay chỉ tức thời trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ gây hao phí về vật lực, mà còn về nhân lực. Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi cán bộ công nhân viên phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, tránh lãng phí. Trừ những hao phí do máy móc thiết bị cũ kỹ,… thì đề nghị Hội Sở nâng cấp thiết bị, đầu tư mới, đảm bảo hoạt động của ngân hàng được thông suốt. 63 Phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản cho phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của ngân hàng mình. Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loại cụ thể. Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên. Các cấp lãnh đạo phòng, ban phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý. Vì việc kiểm soát chi phí của ngân hàng không chỉ là bài toán về giải pháp tài chính, mà còn là giải pháp về cách dùng người của nhà quản trị. Đây chính là vấn đề sống còn của Ngân hàng trong thời kỳ hội nhập. 5.6. VỀ LỢI NHUẬN Qua phân tích thực trạng về lợi nhuận, ta thấy: lợi nhuận là kết quả từ kết hợp thực hiện tốt từng khâu riêng lẻ trong quá trình hoạt động quản lý của ngân hàng, như: – Tăng doanh số cho vay bằng cách duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. – Giảm tốc độ tăng chi phí, giảm khoản vốn điều chuyển nhận từ Hội Sở (lãi phải trả giảm). Khi ngân hàng thực hiện tốt khả năng huy động vốn, thì nguồn vốn sẽ dồi dào và tự cân đối lại cơ cấu nguồn vốn, tài sản; ngân hàng sẽ chủ động hơn trong hoạt động của mình. – Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó 64 gián tiếp giảm chi phí hoạt động; có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở các nước phát triển. Tổ chức, sắp xếp lại từng bộ phận trong ngân hàng, hợp lý hoá quy trình, thủ tục kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. – Tăng tốc độ tăng lợi nhuận trong mức độ cho phép, không quá mạo hiểm cho vay quá nhiều chỉ vì lấy lãi. Theo kết quả phân tích lợi nhuận của ngân hàng, góp phần lớn trong nguồn thu của ngân hàng là thu từ lãi cho vay, mà khoản cho vay lại có mức độ rủi ro lớn nhất. Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải điều chỉnh lại cơ cấu/ tỷ trọng thu, chi của mình: tăng tỷ trọng thu dịch vụ – thế mạnh đầy tiềm năng; xem xét lại việc sử dụng tài sản công có hợp lý chưa, có phung phí không; lãnh đạo, trưởng phòng tìm hiểu cụ thể đó là do nguyên nhân khách quan (tài sản cũ kỹ, kém chất lượng…) hay chủ quan (cố ý..) để đưa ra biện pháp giải quyết thỏa đáng. Nói tóm lại, để tăng lợi nhuận trong thời gian tới, ngân hàng cần phát huy nhân tố thu nhập và doanh số cho vay bởi nó làm tăng lợi nhuận song song với giảm thiểu nhân tố làm giảm lợi nhuận là chi phí (bao gồm lãi huy động). 5.7. VỀ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN (ROA) Đẩy nhanh giá trị ROA càng lớn càng tốt. Về tài sản, cố gắng giảm những khoản tài sản không sinh lời: Tiền tại quỹ, tiền dự trữ, giá trị máy móc thiết bị, giá trị tài sản có định; tăng các khoản tài sản có sinh lời. Khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận sẽ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản và giá trị ROA sẽ lớn hơn. Bên cạnh những giải pháp liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, chúng ta cũng cần chú trọng đến thực hiện tốt những mặt khác như: Về quản tri điều hành, xây dựng phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực: – Có sự phân công công việc cụ thể cho từng phòng, tổ và cá nhân phù hợp với năng lực chuyên môn, tăng cường nhân sự tại ngân hàng nhằm đáp ứng và giải quyết tốt khối lượng công việc được giao (thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các 65 phòng và chi nhánh trực thuộc, thông báo tuyển dụng những vị trí còn thiếu, nhưng phải đúng chuyên ngành có liên quan, có năng lực thực sự). – Phát triển mạng lưới nhằm mở rộng địa bàn, thị phần, thuận lợi cho khách hàng (tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại) trong khâu giao dịch, tiếp cận,… – Mở rộng và phát huy thế mạnh hiện có của chi nhánh, đầu tư vào các công trình, dự án; có lượng khách hàng tiềm năng rất lớn (Quận Ninh Kiều, Quận Cái Răng, các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp,…) đã đang và sẽ đi vào hoạt động ngày càng nhiều trên địa bàn. Về hợp tác phát triển: – Phối hợp, trao đổi với các ngân hàng trên địa bàn nhằm đưa ra mức lãi suất thống nhất, hợp lý, phù hợp với tình hình kinh doanh của từng Ngân hàng. – Hợp tác, trao đổi thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ, nhằm xây dựng hệ thống liên lạc nhanh nhất và an toàn nhất. 66 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Căn cứ vào các số liệu vừa phân tích ở trên, ta thấy: Nguồn thu của Sài Gòn Công Thương Ngân hàng hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào tín dụng mà đây lại là hoạt động nhiều rủi ro. Còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển của Hội Sở. Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế, nên một phần làm hạn chế công tác cho vay. Tuy nhiên bằng nhiều biện pháp và sự cố gắng Ngân hàng đã từng bước tăng số vốn huy động trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ, tận dụng khai thác triệt để thu hút nguồn vốn gửi vào ngân hàng để đạt mức tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đồng thời điều đó còn giúp cho ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng hơn nữa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương. Ngoài công tác thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tiền tiết kiệm trên địa bàn thành phố, Ngân hàng còn tăng cường công tác mở rộng cho vay tín dụng, tích cực tìm kiếm khách hàng, cho vay với nhiều hình thức khác nhau, kết hợp nâng cao về số lượng và chất lượng, đảm bảo đạt được lợi nhuận. Bên cạnh đó thì công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong những năm qua là khá tốt hệ số thu hồi nợ cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đảm bảo nguồn vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay đều được thu hồi gốc và lãi đúng hạn. Đó là những nỗ lực mà ban lãnh đạo và ngân hàng đã đạt được nhằm đưa Ngân hàng ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế như: hệ thống chưa kiểm soát tốt chi phí, dẫn đến suất sinh lời không cao. Các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển mạnh, dẫn đến kém hấp dẫn đối với các thương gia nước ngoài, chưa có dịch vụ dành riêng cho người nước ngoài, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, chưa có dịch vụ dành riêng cho học sinh, sinh viên. 67 6.2. KIẾN NGHỊ a) Đối với ngân hàng mẹ: - Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản… - Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa cán bộ công nhân viên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện kinh doanh trong thời kỳ mới, góp phần nâng số lượng cán bộ có trình độ cao trên địa bàn. - Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch. - Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng để các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp cận nhanh hơn với khách hàng cũng như mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển giao dịch trực tuyến và giao dịch từ xa với khách hàng, xử lý một cửa tại trung tâm. - Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần được nghiên cứu và phân tích cụ thể đến từng đối tượng khách hàng, sử dụng hệ thống chấm điểm khách hàng và hỗ trợ của công nghệ thông tin về cung cấp thông tin khách hàng để phân loại và xếp hạng các khách hàng tổ chức là các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. - Ngân hàng nên mở thêm hình thức bảo quản ký gửi các loại tài sản, vàng bạc, đá quí , đây là dịch vụ giữ dùm các loại tài sản quý giá cho khách hàng, thực tế mọi người dân đều rất lo sợ giữ các loại giấy tờ nhà đất, các đồ vật quý,...trong nhà. Và hình thức này cũng đang rất phổ biến ở các ngân hàng thương mại khác. Có thể các tài sản này được bảo quản theo phương thức “mở” trong đó biên lai sẽ ghi chi tiết những gì được lưu trữ hay theo hình thức “kín”, được lưu giữ trong những chiếc hộp khoá kín hay một phong bì gắn kín... - Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng vàng. 68 - Ngân hàng đưa ra loại hình tiết kiệm nhà ở hay mua những tài sản có giá trị. Hiện nay người dân có nhu cầu mua nhà ở hay mua các tài sản có giá trị nhưng tình hình tài chính lại hạn hẹp. - Nên có thêm dịch vụ thanh toán tiền điện, nước cho khách hàng. - Cần huy động nhiều hơn các loại tiền gửi có kỳ hạn dài, đây là nguồn vốn đầu vào ổn định cho ngân hàng, chú ý phát hành các loại trái phiếu để huy động được nguồn vốn lớn và ổn định. - Chủ động xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng văn minh – hiện đại, bằng cách đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ ngân hàng trên thị trường đến khách hàng . - Xây dựng hệ thống định dạng hình ảnh, thương hiệu Saigonbank thống nhất về kiểu chữ, màu sắc, logo… b) Đối với chính quyền địa phương: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc cơ chế hành chính theo đúng cơ chế một cửa, trước hết coi trọng cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thầu, cấp giấy phép xây dựng… phân định trách nhiệm rạch ròi, không lẫn lộn, làm thay, giữa cơ quan chủ trì, đầu mối và cơ quan phối hợp có liên quan cùng làm tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân thành phố trong lĩnh vực này. Chính quyền thành phố cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng v.v… c) Đối với ngân hàng: Về việc áp dụng công nghệ hiện đại, do mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới nên giới chức lãnh đạo ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi. 69 Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho Ngân hàng, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Song song đó, cơ chế quản lý, chính sách thu hút đầu tư hiện nay ngày càng được mở rộng, hoàn thiện và thông thoáng hơn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng tiếp cận, đầu tư cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng tiếp tục lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng có uy tín lớn, quan hệ tín dụng thường xuyên. Khuyến khích tin thần cán bộ tín dụng bằng cách sử dụng một phần quỹ tiền thưởng để thưởng cho cán bộ giới thiệu khách hàng. Về giao dịch với ngân hàng và khen thưởng những khách hàng nào có uy tín trong việc hoàn trả nợ và lãi đúng thời hạn. Cùng với việc mở rộng công tác cho vay thì ngân hàng cần chú ý đến chất lượng, đặc biệt là công tác thẩm định dự án cho vay, phải xác định thực trạng tài chính của khách hàng, hiệu quả năng lực phương án chi trả trong tương lai để hạn chế tối thiểu nợ quá hạn vì ngân hàng cần phải thực hiện công tác thẩm định trước khi cho vay, cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay, phối hợp sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để việc thu hồi nợ mang lại hiệu quả cao. 70 PHỤ LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đvt: triệu đồng CÁC CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 I. Thu từ lãi - - - 1. Thu lãi cho vay 27.875 31.813 41.372 2. Thu lãi tiền gửi 11 13 9 3. Thu lãi góp vốn mua cổ phần - - - 4. Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính 20 23 27 5. Thu khác về hoạt động tín dụng - - - Tổng thu tiền lãi và các khoản thu nhập có tính chất lãi 27.906 31.849 41.408 II. Chi trả lãi - - - 1. Chi trả lãi tiền gửi 2.298 4.496 4.997 2. Chi trả lãi tiền đi vay 15.501 16.335 22.485 3. Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá - 27 31 Tổng chi trả lãi 17.799 20.858 27.513 III. Thu nhập từ lãi (Thu nhập lãi ròng) 10.107 10.991 13.895 IV. Thu ngoài lãi - - - 1. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 22 26 36 2. Thu phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 103 347 235 3. Thu từ tham gia thị trường ngoại tệ - - - 4. Thu từ kinh doanh ngoại hối 7 13 13 5. Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý - - - 6. Thu từ các dịch vụ khác 34 - 124 7. Các khoản thu nhập bất thường 238 320 1.032 Tổng thu ngoài lãi 404 706 1.440 71 V. Chi phí ngoài lãi - - - 1. Chi khác về hoạt động huy động vốn 586 226 58 2. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 40 95 107 3. Chi về tham gia thị trường ngoại tệ - - - 4. Lỗ từ kinh doanh ngoại hối - - - 5. Chi về hoạt động khác - - - 6. Chi nộp thuế 1 11 4 7. Chi nộp các khoản phí, lệ phí 20 1 0 8. Chi phí cho nhân viên 1.394 1.820 2.122 9. Chi hoạt động quản lý và công cụ 11 602 606 10. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 281 443 445 11. Chi khác về TS 201 227 768 12. Chi dự phòng 2.872 3.774 1.124 13. Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng, chi bồi thường BHTG 34 78 71 14. Chi bất thường - - - Tổng chi phí ngoài lãi 5.440 7.277 5.305 VI. Thu nhập ngoài lãi -5.036 -6.571 -3.865 VII. Thu nhập trước thuế 5.071 4.420 10.030 VIII. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.420 1.238 2.808 IX. Thu nhập sau thuế 3.651 3.183 7.221 Nguồn: Phòng kế toán 72 PHÂN LOẠI NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ (2005) Đvt: triệu đồng Loại hình kinh tế Dư đầu Cho vay Thu Nợ Dư cuối I. Ngắn hạn 122.008 328.222 305.945 144.285 II. Trung hạn 86.455 119.096 130.291 75.260 III. Dài hạn 339 3.590 3.783 147 Trong hạn 208.009 418.286 407.431 218.864 Quá hạn 794 32.621 32.588 827 Nợ chờ xử lý - 5.900 2.400 3.500 Tổng cộng 208.802 456.807 442.419 223.191 Nguồn: Phòng kế toán PHÂN LOẠI NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ (2006) Đvt: triệu đồng Loại hình kinh tế Dư đầu Cho vay Thu Nợ Dư cuối I. Ngắn hạn 98.785 512.895 444.569 167.111 II. Trung hạn 120.760 115.231 151.966 84.025 III. Dài hạn 146 - 25 122 Trong hạn 218.864 619.111 586.755 251.221 Quá hạn 826 9.014 9.804 36 Nợ chờ xử lý 3.500 799 4.299 - Tổng cộng 223.191 628.925 600.858 251.258 Nguồn: Phòng kế toán 73 PHÂN LOẠI NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ (2007) Đvt: triệu đồng Loại hình kinh tế Dư đầu Cho vay Thu Nợ Dư cuối I. Ngắn hạn 194.111 998.702 823.982 368.831 II. Trung hạn 57.025 42.876 63.618.381 36.283 III. Dài hạn 122 - 11 112 Trong hạn 251.221 1.034.179 880.264 405.137 Quá hạn 37 7.400 7.348 89 Tổng cộng 251.258 1.041.579 887.611 405.226 Nguồn: Phòng kế toán TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Trịnh (2007), “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh”, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ 2. Thái Văn Đại (2005). “Nghiệp vụ ngân hàng”, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 3. Tuấn Hải (2007). “Dịch vụ ngân hàng Việt Nam: Quá sơ khai”, 4. Turnip (2008). “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trong thời đại hội nhập quốc tế”, 5. Tuntt (2008). “ Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng”, 6. Nguyễn Minh Đức (2007). “Chứng khoán - Ngân hàng: Tranh chấp hay chia lửa?”, 7. Nguyễn Thị Chinh (2007). “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Bạc Liêu”. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ.pdf
Luận văn liên quan