Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 0% do tất cả các thuốc đều
không ghi tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.
Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với dịch vụ cấp phát thuốc của bệnh viện
đa khoa huyện An Minh là rất cao: 100% trong đó 83,33% là hài lòng, 13%
là rất hài lòng và chỉ còn một phần nhỏ 3,67% là không hài lòng với chu
trình cấp phát thuốc của bệnh viện.
Có được kết quả trên là do bệnh viện xây dựng được quy trình cấp
phát thuốc khoa học, hợp lý cũng như lượng bệnh nhân đến khám điều trị
ngoại trú tại bệnh viện chưa nhiều.
79 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 11498 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào chế. Riêng thuốc gây nghiện và thuốc
hướng tâm thần được sắp xếp trong tủ riêng có khóa chắc chắn.
3.1.1.2. Bảo quản thuốc
Hệ thống kho thuốc của khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện An
Minh được xây dựng kiên cố nằm ở tầng trệt gồm kho chính, kho cấp phát
lẻ ngoại trú, kho cấp phát lẻ nội trú có diện tích đạt từ 25m2 trở lên.
Kho cấp phát lẻ ngoại trú được bố trí gần khoa khám bệnh, thuận
tiện cho việc cấp phát cho bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú.
Bảng 3.7. Diện tích các kho của khoa Dược
STT Hệ thống kho Diện tích (m2) Loại nhà
1 Kho chính 35 Cấp 3
2 Kho lẻ ngoại trú 25 Cấp 3
3 Kho lẻ nội trú 27 Cấp 3
Các kho của khoa Dược nằm ở tầng 1 được lót gạch sạch sẽ đảm bảo
điều kiện vệ sinh, thông thoáng, các kho được bố trí tương đối hợp lý, kho
chính được bố trí thuận tiện cho việc cấp phát cho các kho lẻ. Tuy nhiên
diện tích của các kho còn nhỏ chưa đạt đủ diện tích theo yêu cầu là khoảng
30m
2, do đó chưa đáp ứng được hết các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc.
34
Số lượng trang thiết bị của kho Dược bệnh viện đa khoa huyện An
Minh được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.8. Số lượng trang thiết bị của kho khoa Dược
STT Trang thiết bị Kho chính
Kho lẻ ngoại
trú
Kho lẻ nội
trú
1 Điều hòa 01 01 01
2 Ẩm kế, nhiệt kế 01 01 01
3 Giá sắt sơn chống gỉ 06 02 04
4 Kệ sắt sơn chống gỉ 02 02 02
5 Tủ nhôm kính 01 0 02
6 Tủ lạnh 0 01 01
7 Bình hút ẩm 01 01 01
8 Bình cứu hỏa 01 01 01
9 Bàn ra lẻ thuốc 0 01 01
10 Xe đẩy thuốc 01 01 01
Hệ thống trang thiết bị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cung ứng,
bảo quản và tồn trữ thuốc. Kho dược Bệnh viện đa khoa huyện An Minh
được trang bị các trang thiết bị như: Nhà kho (kho chính, kho lẻ ngoại trú,
kho lẻ nội trú được bố trí ở tầng 1, nền kho cao ráo, đảm bảo thông thoáng,
chống ẩm và đề phòng lủ lụt, thiên tai); tủ thuốc, giá kệ, điều hòa nhiệt độ,
35
nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh và các phương tiện phòng chống cháy nổ, mối mọt,
chuột đáp ứng được các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc.
Hệ thống trang thiết bị của kho dược được trang bị tương đối đầy đủ
nhưng có một số trang thiết bị cũ, công suất nhỏ hoạt động kém hiệu quả.
Hoạt động bảo quản thuốc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ,
với mỗi loại thuốc khác nhau yêu cầu điều kiện bảo quản khác nhau. Đảm
bảo nhiệt độ bảo quản thuốc là thuốc được bảo quản đúng quy định của nhà
sản xuất, ở điều kiện bình thường, bảo quản ở nhiệt độ khô, thoáng, nhiệt
độ từ 15-250C, hoặc tùy vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 300C.
Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình bảo quản thuốc, vì nếu
độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến thuốc bị ẩm mốc. Vì vậy để bảo quản thuốc tốt
cần có độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản. Các thuốc yêu cầu bảo
quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong khu
vực mà độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu, độ ẩm tương
đối theo quy định không quá 70%.
Bảng 3.9. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày của các kho
STT Hệ thống kho 2 lần/ngày 1 lần/ngày Không Tổng
1 Kho chính 58 1 1 60
2 Kho lẻ ngoại trú 58 1 1 60
3 Kho lẻ nội trú 59 1 0 60
Tổng 175 3 2 180
Qua bảng khảo sát trên cho thấy số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
của các kho là tương đối tốt, số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần/ngày
tại các kho là: kho lẻ ngoại trú và kho chính là 58/60 ngày được theo dõi;
36
kho lẻ nội trú là 59/60 ngày được theo dõi. Số ngày theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm 1 lần/ngày chỉ có 1 ngày tại kho chính, kho lẻ ngoại trú và kho lẻ nội
trú.
Như vậy các kho luôn chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đáp ứng
đúng yêu cầu của nhà sản xuất đề ra.
Bảng 3.10. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định của các kho
STT Hệ thống kho 2 lần/ngày Đúng giờ
Không đúng
giờ
1 Kho chính 58 58 0
2 Kho lẻ ngoại trú 58 57 1
3 Kho lẻ nội trú 59 58 1
Tổng 175 173 2
Dựa vào bảng khảo sát trên thì kết quả khảo sát được số ngày theo
dõi nhiệt độ, độ ẩm đúng giờ của các kho là tương đối đầy đủ, chỉ có kho lẻ
ngoại trú và kho lẻ nội trú, mỗi kho chỉ có theo dõi 1 lần không đúng giờ.
Từ kết quả theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày và theo dõi giờ theo
quy định của các kho, ta có bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đạt/không đạt tại
các kho như sau:
37
Bảng 3.11. Theo dõi nhiệt độ đạt/không đạt của các kho
STT Hệ thống kho
Số ngày theo dõi
nhiệt độ đạt
Số ngày theo dõi
nhiệt độ không đạt
1 Kho chính 58 2
2 Kho lẻ ngoại trú 57 3
3 Kho lẻ nội trú 57 3
Tổng 172 8
Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt của kho chính là 58 ngày; kho lẻ ngoại
trú, kho lẻ nội trú là 57 ngày. Như vậy trong 60 ngày theo dõi nhiệt độ của
các kho, chỉ có 57-58 ngày thuốc được bảo quản đạt nhiệt độ theo yêu cầu
của nhà sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiệt độ bảo quản thuốc tại các
kho thuốc của khoa dược bệnh viện chưa đạt được hết theo yêu cầu của nhà
sản xuất, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó đây cũng là một trong
những nguyên nhân cần phải khắc phục.
Như vậy để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc thì người thủ kho luôn
luôn phải tuân thủ đúng các quy định theo dõi nhiệt độ, từ đó nâng cao
được hiệu quả đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản
xuất.
38
Bảng 3.12. Theo dõi độ ẩm đạt/không đạt của các kho
STT Hệ thống kho
Số ngày theo dõi
độ ẩm đạt
Số ngày theo dõi
độ ẩm không đạt
1 Kho chính 58 2
2 Kho lẻ ngoại trú 57 3
3 Kho lẻ nội trú 58 2
Tổng 173 7
Qua bảng khảo sát ta thấy số ngày theo dõi độ ẩm đạt yêu cầu tại các
kho là tương đối cao kho chính và kho lẻ nội trú là 58/60 ngày còn kho lẻ
ngoại trú là 57/60 ngày; số ngày theo dõi độ ẩm không đạt tại các kho chỉ
có từ 2 đến 3 ngày. Trên thực tế qua trao đổi trực tiếp với các thủ kho thì
trong những ngày ẩm ướt độ ẩm trong kho có những ngày lên đến 85% mặc
dù các thiết bị máy móc hút ẩm đã hoạt động hết công suất.
Qua đó cho thấy tuy khoa dược đã được trang bị tương đối đầy đủ
các phương tiện bảo quản thuốc nhưng cũng chưa đáp ứng được hết các
yêu cầu, điều kiện bảo quản, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó
không sát thực với thực tế.
Vậy để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc theo đúng tiêu chuẩn của
nhà sản xuất đặt ra, thì người thủ kho phải thường xuyên theo dõi điều kiện
độ ẩm hàng ngày đúng quy định về thời gian cũng như các quy định khác
để nâng cao điều kiện bảo quản thuốc được tốt hơn, các phương tiện bảo
quản cần được trang bị đầy đủ, đúng yêu cầu, đáp ứng được các yêu cầu
bảo quản thuốc của nhà sản xuất và phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng,
tránh hư hỏng, chất lượng không đạt yêu cầu.
39
3.1.2. Thực trạng cấp phát thuốc
3.1.2.1. Quy trình cấp phát thuốc tại khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện
An Minh:
Hình 3.6. Quy trình cấp phát thuốc tại khoa Dược
40
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
Bệnh nhân sau khi được bác sĩ khám và chẩn đoán, kê đơn thuốc qua
phần mềm quản lý đơn thuốc chuyển đến bộ phận thu viện phí xác nhận đã
thanh toán rồi mới đến kho cấp phát lẻ ngoại trú nhận thuốc (thực hiện 3
kiểm tra, 3 đối chiếu). Đơn thuốc gồm 2 liên, bệnh nhân giữ 1 liên nhân
viên cấp phát thuốc giữ 1 liên. Mỗi ngày trung bình có khoảng 300 bệnh
nhân được cấp phát ngoại trú, ngày đầu tuần lên đến 400 bệnh nhân. Đối
với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và bệnh
nhân có thể dùng đơn thuốc đó để mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện hoặc
các nhà thuốc khác.
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú
Khoa dược bố trí nhân viên đưa thuốc tận các khoa lâm sàng, ngày
thứ 6 cấp phát luôn cho ngày ngày thứ 7 và chủ nhật, ngày lể, tết nếu nghỉ
dài ngày khoa dược bố trí nhân viên trực theo giờ, ngoài ra bệnh viện còn
bố trí cơ số thuốc tại các tủ trực của các khoa lâm sàng, điều dưỡng các
khoa phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Hằng ngày sau khi bác sĩ cho y lệnh vào HSBA, y tá hành chính cập
nhật thuốc qua phần mềm vào phiếu lĩnh thuốc, các phiếu lĩnh thuốc sau
khi đã hoàn thành các thủ tục ký duyệt chuyển xuống kho cấp phát lẻ nội
trú, nhân viên khoa dược chuẩn bị thuốc (thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu)
và đưa xuống các khoa lâm sàng giao cho điều dưỡng hành chính chia lẻ
thuốc cho từng bệnh nhân (thực hiện 5 đúng) và thực hiện y lệnh theo
HSBA.
41
3.2.1.2. Một số chỉ số cấp phát thuốc bệnh nhân ngoại trú
Bảng 3.13. Một số chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú
STT (1) Chỉ số Giá trị
1 (2)
- Thời gian cấp phát thuốc trung bình (giây)
- Thời gian cấp phát thuốc nhiều nhất (giây)
- Thời gian cấp phát thuốc ít nhất (giây)
295
350
240
2 (3) Số khoản thuốc được cấp phát thực tế 125
3 (4) Tổng số khoản thuốc trong đơn 125
4 (5)
Tỷ lệ thuốc được phát thực tế (%)
(5)=(3)*100/(4)
100
Nhận xét: Thời gian cấp phát thuốc trung bình là 295 giây bao gồm
cả thời gian giải đáp các thắc mắc về đơn thuốc, cách sử dụng cũng như
liều lượng dùng từng loại thuốc.
Tỷ lệ thuốc bệnh nhân được nhận thực tế so với đơn thuốc được kê là
100%, như vậy kho dược làm tốt khâu dự trữ thuốc, lượng thuốc tồn kho
được quản lý chặt chẽ và bổ sung kịp thời đáp ứng tốt yêu cầu điều trị.
42
3.2.1.3. Một số chỉ số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú
Bảng 3.14. Một số chỉ số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú
TT Chỉ số Giá trị
1 Số thuốc được dán nhãn đầy đủ 0
2
Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ (%)
(2)=(1)*100/tổng số khoản thuốc trong đơn
0
3 Số bệnh nhân hiểu biết về liều đúng 15
4
Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về liều đúng (%)
(4) = (3)*100/30
50
5 Số bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát 25
6
Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát
(%) (6) = (5)*100/30 bệnh nhân
83,3
7
Số thuốc trung bình trong một đơn (7) = Tổng số
khoản thuốc trong đơn/30 bệnh nhân
4,1
Nhận xét:
- Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 0%.
- Hiểu biết của bệnh nhân về liều đúng: có 83,3% số bệnh nhân nhắc
lại đúng liều dùng của tất cả các thuốc trong đơn.
- Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc là 4,1 thuốc trong 1 đơn,
những đơn thuốc có 5 thuốc chiếm tỷ lệ cao, nhóm này chủ yếu là các bệnh
nhân như viêm họng, viêm dạ dày, viêm phế quản, chỉ số này phản ánh
thực trạng MHBT tại địa phương.
- Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát thuốc là 83,33%,
rất hài lòng là 13%, không hài lòng là 36,7%.
43
3.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa huyện An Minh, tỉnh
Kiên Giang năm 2014
3.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện
Loại thuốc
Số thuốc Thành tiền
Số khoản
mục
Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)
Thuốc trong
DMT bệnh
viện
345 98,6 13.764.133.410 99,7
Thuốc ngoài
DMT bệnh
viện
5 1,4 34.496.574 0,3
Tổng 350 100,0 13.798.629.984 100,0
Nhận xét: Năm 2014 thuốc sử dụng ngoài danh mục chiếm tỷ lệ rất
ít về số lượng 5 thuốc, chiếm tỷ lệ 1,4% lẫn giá trị sử dụng 34.496.574
VNĐ, chiếm tỷ lệ 0,3%. Các thuốc chủ yếu sử dụng ngoài danh mục là do
phục vụ cho dịch bệnh Tamiflu (H5N1), thuốc không trúng thầu phải mua
trực tiếp từ nhà cung ứng (xanh metylen), thuốc thay thế cho thuốc có trong
DMT do nhà thầu không cung ứng được (Ventolin), còn lại thuốc sử dụng
tại bệnh viện đều căn cứ theo DMT chủ yếu sử dụng tại bệnh viện mà
HĐT&ĐT đã xây dựng, qua đó con số này có thể nói, việc xây dựng DMT
đã đảm bảo bao phủ được nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện.
44
3.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý
Bảng 3.16. Cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý
T
T
Nhóm thuốc
Số thuốc Thành tiền
Số
khoả
n mục
Tỷ lệ
%
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ
%
1
Thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm
khuẩn
45 12,8 3.940.888.723
28,5
6
2
Hormon và các thuốc tác
động vào hệ thống nội
tiết
32 9,14 1.025.238.207 7,43
3 Thuốc tim mạch 42 12 2.395.442.165
17,3
6
4 Khoáng chất và vitamin 15 4,28 384.981.776 2,79
5
Dung dịch điều chỉnh
nước, điện giải, cân bằng
acid - base và các dung
dịch tiêm truyền khác
16 4,57 493.990.953 3,58
6 Thuốc đường tiêu hóa 40 11,4 1.281.892.725 9,29
7
Thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút
và các bệnh xương khớp
42 12 1.295.691.355 9,39
8
Thuốc tác dụng trên
đường hô hấp
31 8,85 1.034.897.248 7,5
45
9
Thuốc giãn cơ và ức chế
cholinesterase
6 1,71 68.993.149 0,5
10 Thuốc lợi tiểu 11 3,14 96.590.409 0,7
11
Thuốc điều trị bệnh da
liễu
12 3,42 234.576.709 1,7
12
Thuốc chống dị ứng và
dùng trong các trường
hợp quá mẩn
8 2,28 358.764.379 2,6
13
Thuốc điều trị bệnh mắt,
tai mũi họng
20 5,71 275.972.599 2,0
14 Thuốc gây tê, gây mê 5 1,42 441.556.159 3,2
15
Thuốc giải độc và các
thuốc dùng trong các
trường hợp ngộ độc
6 1,71 234.576.709 1,7
16
Thuốc tác dụng đối với
máu
3 0,85 41.395.889 0,3
17
Thuốc điều trị đau nửa
đầu, chóng mặt
7 2,0 41.395.889 0,3
18
Thuốc chống rối loạn
tâm thần
5 1,42 55.194.519 0,4
19
Thuốc điều trị bệnh
đường tiết niệu
4 1,14 96.590.409 0,7
Tổng 350 100
13.798.629.98
4
100
46
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu các nhóm thuốc sử
dụng của bệnh viện theo tác dụng dược lý có 19 nhóm gồm 350 thuốc và
giá trị tiêu thụ là 13.798.629.984 VNĐ. Trong đó nhóm thuốc chiếm tỷ lệ
cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn với số
lượng 45 loại thuốc, chiếm tỷ lệ 12,8% và giá trị tiêu thụ là 3.940.888.723
VNĐ, chiếm tỷ lệ 28,56%. Bên cạnh đó, các nhóm thuốc: tim mạch; thuốc
giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh
xương khớp; hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết; thuốc
đường tiêu hóa; thuốc đường hô hấp là những nhóm thuốc có số lượng và
giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ cao. Những nhóm thuốc này có giá trị tiêu thụ
chiếm phần lớn trong năm 2014, điều này hoàn toàn hợp lý, vì Bệnh viện
đa khoa huyện An Minh là bệnh viện đa khoa và phù hợp với MHBT trên
địa bàn.
3.2.3. Cơ cấu nhóm thuốc sử dụng theo nguồn gốc
Bảng 3.17. Giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu
Đối tƣợng
Số thuốc Thành tiền
Số khoản
mục
Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)
Thuốc SX
trong nước
262 74,8 8.969.109.489 64,9
Thuốc nhập
khẩu
88 25,2 4.829.520.495 35,1
Tổng 350 100,0 13.798.629.984 100,0
Nhận xét: Khi xây dựng DMT, bệnh viện đã rất quan tâm đến việc
ưu tiên sử dụng thuốc nội. Đặt biệt trong quá trình lựa chọn thuốc vào danh
mục, với các mặt hàng thuốc tiêm và thuốc uống có số lượng sử dụng lớn
47
thì bệnh viện thường có 2-3 thuốc cho 1 hoạt chất trong đó gồm thuốc biệt
dược và thuốc generic để các bác sĩ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của
bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị. Với
cách lựa chọn thuốc thông qua các tiêu chí về nước sản xuất, tương đương
sinh học và dây truyền sản xuất trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn
hẹp, nên bệnh viện chọn khá nhiều thuốc nội cụ thể về số lượng 262 thuốc,
chiếm tỷ lệ 74,8%. Do giá trị các mặt hàng thuốc nội thấp nên giá trị tiêu
thụ 8.969.109.489 VNĐ, chiếm tỷ lệ 64,9%.
Bảng 3.18. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần
TT Cơ cấu
Số thuốc Thành tiền
Số
khoản
mục
Tỷ lệ
%
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ
%
1 Thuốc đa thành phần 71 20,2 2.483.753.397 17,9
2 Thuốc đơn thành phần 279 79,8 11.314.876.587 82,1
Tổng 350 100 13.798.629.984 100
Nhận xét: Trong DMT của Bệnh viện đa khoa huyện An Minh,
thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ với số lượng 71 thuốc, chiếm tỷ lệ
20,2%; giá trị tiêu thụ 2.483.753.397 VNĐ, chiếm tỷ lệ 17,9% và chủ yếu
là những thuốc phối hợp của các vitamin và một vài kháng sinh dạng phối
hợp theo công thức chuẩn đã được chứng minh là có hiệu quả vượt trội.
Thuốc đơn thành phần vẫn chiếm số lượng và giá trị đa số với số lượng 279
thuốc, chiếm tỷ lệ 79,8%; giá trị tiêu thụ 11.314.876.587 VNĐ, chiếm tỷ lệ
82,1%.
48
Bảng 3.19. Tỷ lệ thuốc theo tên gốc và thuốc mang tên biệt dược
TT Cơ cấu
Số thuốc Thành tiền
Số
khoản
mục
Tỷ lệ
%
Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %
1
Thuốc theo tên
gốc
19 5,4 827.917.799 5,9
2
Thuốc theo tên
biệt dược
331 94,6 12.970.712.185 94,1
Tổng 350 100 13.798.629.984 100
Nhận xét: Kết quả phân tích ở trên cho thấy, thuốc mang tên thương
mại chiếm đa số với số lượng 331 thuốc, chiếm 94,6%; giá trị tiêu thụ
12.970.712.185 VNĐ, chiếm tỷ lệ 94,1% trong DMT của Bệnh viện đa
khoa huyện An Minh. Điều này có thể phần nào được giải thích do thực tế
thuốc mang tên thương mại có giá trị sử dụng cao hơn thuốc mang tên
generic. Tên thương mại giúp cho bác sĩ dễ nhớ về mặt hàng đó và khoa
Dược thì khó thay thế do bác sĩ đã quen với tên thương mại này thì không
thích thay sang thuốc có tên thương mại khác cho dù hai mặt hàng có cùng
hoạt chất. Thứ nữa với tên thương mại khác nhau với những nhà sản xuất
khác nhau cũng phần nào khẳng định được thương hiệu của nhà sản xuất.
49
Bảng 3.20. Cơ cấu thuốc sử dụng theo dạng bào chế
TT Cơ cấu
Số thuốc Thành tiền
Số
khoản
mục
Tỷ lệ
%
Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %
1
Thuốc dạng tiêm,
tiêm truyền
105 30 6.236.980.752 45,2
2 Thuốc uống 218 62,28 7.120.093.073 51,6
3
Các dạng thuốc
khác
27 7,71 441.556.159 3,2
Tổng 350 100 13.798.629.984 100
Nhận xét: Nhóm thuốc tiêm, tiêm truyền có số lượng 105 thuốc,
chiếm tỷ lệ 30%; giá trị tiêu thụ 6.236.980.752 VNĐ, chiếm tỷ lệ 45,2%;
thuốc dạng uống có số lượng 218 thuốc, chiếm tỷ lệ 62,28%; giá trị tiêu thụ
7.120.093.073 VNĐ, chiếm tỷ lệ 51,6%. Các dạng thuốc khác bao gồm:
thuốc nhỏ mắt, thuốc đặt, thuốc phun mù, thuốc dùng ngoài da có số lượng
27 thuốc, chiếm tỷ lệ 7,71%; giá trị tiêu thụ 441.556.159VNĐ, chiếm tỷ lệ
3,2%. Điều này cũng phù hợp với mô hình bệnh viện đa khoa tuyến huyện
với lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú ngày càng tăng, những
trường hợp bệnh nhân tiên lượng nặng, rất nặng thường chuyển lên tuyến
trên điều trị.
3.2.4. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích ABC
Áp dụng phương pháp phân tích ABC với danh mục thuốc đã sử
dụng năm 2014 tại Bệnh viện đa khoa huyện An Minh nhằm phân định ra
những thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Kết quả phân tích ABC được
thể hiện như sau:
50
Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC
Hạng
Số thuốc Thành tiền
Số khoản mục Tỷ lệ % Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %
A 68 19,42 10.380.709.336 75,23
B 56 16 2.286.432.988 16,57
C 226 64,58 1.131.487.660 8,2
Nhận xét: Kết quả phân tích ABC cho thấy 75,23% ngân sách với
giá trị 10.380.709.336 VNĐ được phân bổ cho 19,42% của tổng nhu cầu
thuốc (hạng A) với 68 thuốc; 16,57% ngân sách với giá trị 2.286.432.988
VNĐ được phân bổ cho 16% tổng nhu cầu thuốc (hạng B) với 56 thuốc;
còn lại 8,2% ngân sách với giá trị 1.131.487.660 VNĐ được phân bổ cho
64,58% tổng nhu cầu thuốc (hạng C) với 226 thuốc. Như vậy, ngân sách sử
dụng chỉ tập trung vào thuốc có giá trị cao và sử dụng với số lượng lớn.
Bảng 3.22. Cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý
TT Nhóm dƣợc lý
Số lƣợng Thành tiền
Số
khoản
mục
Tỷ lệ
%
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ
%
1
Thuốc chống nhiễm
khuẩn
25 36,7 5.545.374.927 53,42
2
Hormon và các thuốc tác
động vào hệ thống nội
tiết
2 3,07 94.464.454 0,91
3 Thuốc Tim mạch 9 13,2 1.537.383.052 14,81
4 Khoáng chất và vitamin 4 5,88 731.632.394 7,48
51
5
Dung dịch điều chỉnh
nước, điện giải, cân bằng
acid - base và các dung
dịch tiêm truyền khác
4 5,88 82.007.603 0,79
6 Thuốc đường tiêu hóa 7 10,29 773.362.845 7,45
7
Thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút
và các bệnh xương khớp
9 12,23 1.160.563.303 11,18
8
Thuốc tác dụng trên
đường hô hấp
4 5,88 99.654.809 0,96
9
Thuốc giãn cơ và ức chế
cholinesterase
2 3,07 311.421.280 3,00
Tổng 68 100 10.380.709.336 100
Nhận xét: Các thuốc thuộc hạng A gồm 9 nhóm điều trị trong đó
nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất với 25 thuốc, chiếm
tỷ lệ 36,7%; giá trị tiêu thụ 5.545.374.927 VNĐ, chiếm tỷ lệ 53,42%.
Nhóm thuốc tim mạch cũng có số lượng và giá trị tiêu thụ lớn với 9
thuốc, chiếm tỷ lệ 12,3%; giá trị tiêu thụ 1.537.383.052 VNĐ, chiếm tỷ lệ
14,81% và chủ yếu được sử dụng cấp phát cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
mắc các bệnh về tim mạch mạn tính.
Qua phân tích chi tiết kháng sinh phân hạng A được sử dụng, kết quả
cụ thể như sau:
52
Bảng 3.23. Kháng sinh trong hạng A được sử dụng tại bệnh viện
TT
Tên phân nhóm
kháng sinh
Số lƣợng Thành tiền
Số
khoản
mục
Tỷ lệ
%
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ
%
1 Nhóm ß- lactam 9 36 3.881.207.911 69,99
2 Nhóm
Aminoglycosid
5 20 455.275.281 8,21
3 Nhóm Metronidazol 2 8 304.995.620 5,5
4 Nhóm Macrolid 4 16 360.449.370 6,5
5 Nhóm Quinolon 5 20 543.446.742 9,8
Tổng 25 5.545.374.927
Nhận xét: Nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là là nhóm ß-
lactam với số lượng 9 thuốc, chiếm tỷ lệ 36%; giá trị tiêu thụ
3.881.207.911 VNĐ, chiếm tỷ lệ 69,99% kháng sinh sử dụng chủ yếu là
cefotaxim, ceftazidim, cefuroxim, ceftriaxon, klamentin. Nhóm quinolon
với kháng sinh thường dùng là ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin với số
lượng 5 thuốc, chiếm tỷ lệ 20%; giá trị tiêu thụ 543.446.742VNĐ, chiếm tỷ
lệ 9,8%.
Phân tích chi tiết kháng sinh nhóm ß- lactam được sử dụng, kết quả
cụ thể như sau:
53
Bảng 3.24. Kháng sinh nhóm ß- lactam sử dụng tại bệnh viện
TT Nhóm ß- lactam
Số lƣợng Thành tiền
Số
khoản
mục
Tỷ lệ
%
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ
%
1 Penicillin 2 22,22 776.352.489 20
2 Cephalosporin thế hệ 1 1 11,11 252.314.559 6,5
3 Cephalosporin thế hệ 2 2 22,22 271.723.371 7
4 Cephalosporin thế hệ 3 4 44,44 2.542.554.404 65
Tổng 9 3.881.762.448
Nhận xét: Trong nhóm Penicillin có 2 hoạt chất là amoxicilin và
klamentin dạng uống, các thuốc Cephalosporin thế hệ 1 có 1 mặt hàng là
Cephalexin, Cephalosporin thế hệ 2 có 2 hoạt chất là Cefuroxim và
Cefaclor , Cephalosporin thế hệ 3 là kháng sinh đầu tay được sử dụng nhiều
nhất tại bệnh viện với 4 hoạt chất gồm Cefotaxim, Cefoperazon,
Ceftazidim,Ceftriaxon nhưng giá trị sử dụng đến 2.542.554.404 VNĐ,
chiếm 65%.
54
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc:
* Hoạt động bảo quản thuốc là một trong những khâu rất quan trọng,
nó quyết định đến chất lượng thuốc và hiệu quả điều trị của thuốc.
Khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện An Minh được bố trí ở tầng 1,
các kho thuốc có diện tích rộng từ 25-35m2 được trang bị tương đối đầy đủ
các giá kệ, điều hòa, ẩm kế, nhiệt kế và một số trang thiết bị để phục vụ cho
việc bảo quản thuốc.
Cơ cấu nhân lực bệnh viện đa khoa huyện An Minh thay đổi qua
những năm gần đây, tỷ lệ cán bộ dược trên tổng biên chế chung của bệnh
viện là 14/187 năm 2014. Tuy nhiên số lượng dược sĩ đại học, trên đại học,
so với bác sĩ còn khá thấp (tỷ lệ DSĐH/bác sĩ là 4/30, tỷ lệ DSĐH/DSTH là
4/8).
Điều kiện bảo quản thuốc được tuân thủ đúng quy định và đúng yêu
cầu của nhà sản xuất. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được bảo
quản trong tủ có khóa chắc chắn và có ngăn riêng cho từng loại thuốc, có
danh mục trong tủ thể hiện tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế
của từng loại thuốc, việc cấp phát thuốc hàng ngày đảm bảo theo dõi hạn
dùng của thuốc kịp thời, báo cáo cho trưởng khoa về những thuốc cận hạn
trước 3 tháng, qua đó thông qua HĐT&ĐT kịp thời xử lý không để thuốc
quá hạn sử dụng hoặc hỏng vỡ, mất mát.
Tất cả các thuốc khi nhập vào trong kho đều có biên bản kiểm nhập
và được theo dõi trên thẻ kho theo biểu mẫu quy định cho từng loại thuốc,
các thuốc khi nhập vào kho được sắp xếp theo từng nhóm riêng, quy trình
cấp phát phù hợp với nguồn nhân lực và quy mô của bệnh viện. Thuốc
55
được bảo quản và cấp phát theo đúng nguyên tắc FIFO (first in, first out),
FEFO (first expity, first out).
Các điều kiện bảo quản trong kho về nhiệt độ và độ ẩm: hàng ngày
thủ kho theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần/ngày. Buổi sáng vào lúc 8 giờ, buổi
chiều vào lúc 13 giờ, qua đó thủ kho có thể biết được nhiệt độ hàng ngày
có đạt hay không cho từng loại thuốc trong kho. Tùy theo điều kiện thời tiết
nhiệt độ, độ ẩm tại các kho là khác nhau, nếu vượt giới hạn cho phép thủ
kho có kế hoạch báo cáo để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
Các trang thiết bị như điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, nhiệt kế và ẩm
kế phục vụ cho công tác bảo quản thuốc phải được thường xuyên bảo
dưỡng, kiểm tra định kỳ, không để xảy ra hiện tượng hư hỏng làm ảnh
hưởng đến công tác bảo quản thuốc.
Để đảm bảo cho công tác bảo quản thuốc được tốt thì việc phòng
chống nấm mốc và mối mọt, chuột cũng rất quan trọng. Thường xuyên vệ
sinh sạch sẽ hệ thống kho thuốc, loại trừ những vật liệu và dụng cụ không
cần thiết trong kho, đây là những điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, mối
mọt, chuột bọ phát triển. Thực hiện tốt quy trình kiểm nhập hàng, phát hiện
kịp thời những thuốc có bao bì không còn nguyên vẹn, có hiện tượng ẩm
mốc. Các thuốc khi nhập kho không được xếp trực tiếp xuống nền nhà kho,
có kế hoạch đảo kho để tránh hiện tượng tích tụ nhiệt độ và độ ẩm.
Khoa dược đã có kế hoạch xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn
GSP trình Ban giám đốc bệnh viện để cho việc bảo quản thuốc được tốt
hơn. Tuy nhiên công tác bảo quản thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện An
Minh vẫn còn một số khó khăn, số trang thiết bị bảo quản thuốc được trang
bị khá đầy đủ nhưng đã củ, máy điều hòa nhiệt độ công suất không đủ lớn,
diện tích kho tương đối nhỏ trong khi số lượng thuốc khi mới nhập về
thường đầu tháng là khá lớn, nhất là tại kho chính.
56
* Công tác tồn trữ thuốc trong kho được các thủ kho rất chú trọng vì
nếu thuốc tồn kho ít sẽ ảnh hưởng đến công tác điều trị cho bệnh nhân, còn
nếu thuốc tồn kho nhiều sẽ làm tăng chi phí bảo quản thuốc, ứ động nguồn
vốn trong khi nguồn kinh phí còn hạn hẹp. Khoa dược lên lịch định kỳ vào
ngày 25 hàng tháng tiến hành kiểm kê các kho, qua đó nắm bắt được số
lượng thuốc tồn kho có khớp với thẻ kho và số lượng thuốc tồn kho so với
báo cáo, trên cơ sở đó khoa dược có kế hoạch lập dự trù thuốc sử dụng cho
tháng tiếp theo.
Khoa dược thực hiện nhập hàng định kỳ hàng tháng. Sau khi thực
hiện kiểm kê vào cuối tháng, trưởng kho sẽ lập bảng dự trù những loại mặt
hàng và số lượng từng loại để đặt hàng đầu tháng sau, phát sinh dự trù bổ
sung. Số lượng dự trù dựa vào lượng tiêu thụ tháng trước và chủ yếu theo
kinh nghiệm của thủ kho.
Quản lý lượng tồn kho: khoa dược đã ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc quản lý lượng thuốc xuất - nhập - tồn tạo điều kiện thuận lợi và dễ
dàng cho công tác quản lý. Đơn đặt hàng do khoa dược lên kế hoạch và
thực hiện, khi nhận hàng bộ phận nhập kho vào hệ thống phần mềm quản
lý là kế toán dược thuộc phòng tài chính kế toán. Điều này giúp kế toán
nắm rõ lượng nhập và quản lý nguồn tài chính chặt chẽ hơn. Lượng thuốc
tồn kho tại bệnh viện đảm bảo sử dụng từ 1-2 tháng.
Công tác bảo quản, tồn trữ thuốc của khoa dược bệnh viện là rất
quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc. Nó góp phần đảm bảo chất
lượng thuốc, liên quan trực tiếp đến hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
* Hoạt động cấp phát thuốc của khoa dược đã thực hiện tốt mục tiêu
cấp phát đúng thuốc, đủ thuốc kịp thời cho công tác điều trị.
Nguồn nhân lực dược phục vụ cho công tác cấp phát thuốc tương đối
hợp lý và đầy đủ, khoa dược bố trí một dược sĩ đại học đảm nhận vai trò
thủ kho chính nhằm nhực hiện tốt việc bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc
57
hướng tâm thần, các kho cấp phát lẻ nội trú, kho cấp phát lẻ ngoại trú được
bố trí dược sĩ trung học.
Bệnh viện đã áp dụng phần mềm công nghệ thông tin để tổng hợp
thuốc theo y lệnh của bác sĩ của từng bệnh nhân và tổng hợp lượng thuốc
lĩnh trong ngày, giúp cho hoạt động giao phát thuốc được nhanh chóng,
thuận tiện. Việc cấp phát thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được
thực hiện theo Thông tư số 10/TT-BYT ngày 26/4/2010, hướng dẫn các
hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, Thông tư số 11/TT-BYT ngày
26/4/2010, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc, khoa dược thực hiện đúng quy chế thu hồi vỏ
thuốc 100% sau khi sử dụng và thuốc thừa sử dụng không hết hoặc bệnh
nhân chuyển viện, bệnh nhân tử vong. Điều này giúp hạn chế tối đa việc
lĩnh thuốc cho bệnh nhân mà bệnh nhân lại không sử dụng, đồng thời tránh
được việc thuốc của bệnh viện được đưa ra ngoài thị trường để tiêu thụ.
Khoa dược bệnh viện đa khoa huyện An Minh đã xây dựng quy trình
cấp phát thuốc một cách hợp lý cho từng đối tượng bệnh nhân. Công việc
cấp phát đảm bảo chính xác, kịp thời và đảm bảo chất lượng cho công tác
điều trị. Hiện tại khoa dược thực hiện cấp phát thuốc tới tất cả các khoa lâm
sàng quyết định này là một bước cải tiến trong hoạt động cung ứng thuốc
của bệnh viện, nhằm tăng cường quản lý, hạn chế thất thoát thuốc trong quá
trình cấp phát và sử dụng tại bệnh viện đáp ứng yêu cầu của Chỉ thị
05/2004/CT-BYT của Bộ Y tế. Để thực hiện quyết định này khoa dược
bệnh viện phải hết sức cố gắng trong điều kiện nhân lực còn hạn chế và đa
số các cán bộ dược phải làm công tác kiêm nhiệm. Tuy nhiên khoa dược
mới chỉ thực hiện được giao tổng lượng thuốc tới khoa lâm sàng mà chưa
chưa chia lẻ thuốc cho từng bệnh nhân. Tuy không chia lẻ được thuốc cho
từng bệnh nhân nhưng khoa dược luôn có dược sĩ đi kiểm tra, giám sát việc
sử dụng thuốc, đảm bảo người bệnh được tiêm, uống đúng, đủ thuốc được
58
kê trong HSBA. Việc chia lẻ thuốc cho từng bệnh nhân tại các khoa lâm
sàng, do điều dưỡng chăm sóc thực hiện, khay thuốc chỉ ghi tên, tuổi bệnh
nhân và số giường, còn số lượng thuốc không có trên khay thuốc đã chia.
Điều này chưa tuân thủ yêu cầu của WHO là nhãn thuốc phải có tên bệnh
nhân, tên thuốc, số lượng thuốc, hàm lượng thuốc và chỉ rõ liều sử dụng (cả
về số lượng và thời gian sử dụng). Việc nhận biết các thuốc chia trên khay
chỉ dựa vào cảm quan có thể dẫn đến nhầm lẫn. Do đó bệnh viện nên thực
hiện ghi đầy đủ các thông tin trên khay thuốc thuốc phát cho bệnh nhân.
Tại bệnh viện, người trực tiếp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú là
điều dưỡng chăm sóc. Như vậy thuốc sử dụng sẽ do điều dưỡng chịu trách
nhiệm về liều dùng, cách dùng nên điều dưỡng chăm sóc đóng vai trò quan
trọng trong quá trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Bệnh nhân nội trú
không được cấp phát thuốc trực tiếp từ dược sĩ nên làm giảm cơ hội tiếp
xúc trực tiếp giữa bệnh nhân và dược sĩ, ảnh hưởng đến chất lượng của
hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc. Do đó bệnh viện nên bổ sung thêm
dược sĩ cho bộ phận cấp phát thuốc cũng như tăng cường đào tạo kiến thức
về sử dụng thuốc cho điều dưỡng chăm sóc. Đối với bệnh nhân ngoại trú
thì dược sĩ kho sẽ trực tiếp giao phát thuốc nên cơ hội cung cấp thông tin
về thuốc trực tiếp cho bệnh nhân được thuận lợi hơn.
Khảo sát sơ bộ trên 30 bệnh nhân lĩnh thuốc ngoại trú cho thấy: Thời
gian cấp phát thuốc trung bình của bệnh nhân là 295 giây đây cũng là
khoảng thời gian hợp lý để đảm bảo cho nhân viên khoa dược cấp phát
thuốc có đủ thời gian để trả lời các câu hỏi của người nhà cũng như của
bệnh nhân về đơn thuốc, liều dùng, cách dùng của từng loại thuốc trong
đơn.
Hiểu biết về liều đúng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa huyện
An Minh là 83,3% kết quả này khá hợp lý vì khoa dược đảm bảo được thời
gian cấp phát, nên hướng dẫn được bệnh nhân dùng thuốc.
59
Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 0% do tất cả các thuốc đều
không ghi tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.
Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với dịch vụ cấp phát thuốc của bệnh viện
đa khoa huyện An Minh là rất cao: 100% trong đó 83,33% là hài lòng, 13%
là rất hài lòng và chỉ còn một phần nhỏ 3,67% là không hài lòng với chu
trình cấp phát thuốc của bệnh viện.
Có được kết quả trên là do bệnh viện xây dựng được quy trình cấp
phát thuốc khoa học, hợp lý cũng như lượng bệnh nhân đến khám điều trị
ngoại trú tại bệnh viện chưa nhiều.
4.2. Hoạt động sử dụng thuốc
Về cơ cấu thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý
- DMT sử dụng 19 nhóm trên tổng số 27 nhóm trong Thông tư
31/2011/TT-BYT. Điều này hoàn toàn phù hợp với một bệnh viện đa khoa
tuyến huyện vùng bán đảo Cà Mau, với mô hình bệnh tật đa dạng và phức
tạp.
- Tổng số lượng thuốc sử dụng là 350 thuốc. Trong khi đó, DMT chủ
yếu sử dụng tại bệnh viện mà bệnh viện xây dựng có 400 thuốc, cho thấy
DMT gần như bao phủ nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện. Tuy nhiên
cũng cần phải có sự chặt chẽ hơn trong khi xây dựng DMT bởi vì, qua đây
chúng ta có thể nhận thấy có tới 12,5% thuốc trong danh mục không được
sử dụng đến. Mặt khác, trong DMT sử dụng, thực tế lại có một số thuốc
không nằm trong DMT mà bệnh viện xây dựng, con số này khá nhỏ với 5
thuốc chiếm 1,4%, ví dụ đối với thuốc Tamiflu (dùng cho dịch H5N1),
thuốc dùng ngoài Xanh Metylen (thuốc không trúng thầu), thuốc phun
Ventolin (nhà thầu không cung ứng)Việc mua thuốc ngoài danh mục gây
rất nhiều bất lợi như: thủ tục hành chính phức tạp; nguồn hàng giá không
ổn định, có thể dẫn đến đáp ứng không kịp thời nhu cầu điều trị cho bệnh
nhân. Đây cũng là nguyên nhân cần có sự can thiệp của cấp trên.
60
- Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ
lệ cao nhất về cả số lượng lẫn giá trị tương ứng với 12,8% và 28,56%. Điều
này cũng hoàn toàn tương tự với kết quả phân tích DMT sử dụng tại nhiều
bệnh viện trên cả nước. Tại bệnh viện Trường Đại học Y Huế năm 2011
khi nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ
18,1% về số lượng và 26% về giá trị [19]. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận
thấy số lượng 45 thuốc cũng là một số lượng khá lớn đối với một nhóm
thuốc điều trị.
Các nhóm thuốc tiếp theo cũng có số lượng và giá trị được sử dụng
khá nhiều là: nhóm thuốc tim mạch; nhóm thuốc tiêu hóa; hormon và các
thuốc tác động vào hệ thống nội tiết; nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp. Điều này
cho thấy nhu cầu điều trị các bệnh không lây nhiễm tại bệnh viện là rất cao.
Ngoài lý do là tỷ lệ mắc các bệnh liên quan này tăng lên thì còn một lý do
quan trọng nữa là người bệnh mắc các bệnh này chủ yếu là mạn tính, vì vậy
việc điều trị cần thời gian dài thậm chí suốt đời. Mặt khác tỷ lệ người tham
gia BHYT ngày càng tăng nên việc được quỹ BHYT chi trã cũng là nguyên
nhân dẫn đến sử dụng nhiều ở các nhóm thuốc này.
- Thuốc sử dụng điều trị cho các nhóm bệnh như: đau nửa đầu,
chóng mặt, tác dụng đối với máu, rối loạn tâm thần, tiết niệu chiếm tỷ lệ
thấp, vì thực tế đây là những bệnh chuyên khoa sâu.
Cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu
Từ kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong
nước nhiều so với thuốc nhập khẩu cả về số lượng sử dụng lẫn giá trị tiêu
thụ: thuốc nội số lượng 262 thuốc, chiếm tỷ lệ 74,8%; giá trị tiêu thụ
8.969.109.489 VNĐ, chiếm tỷ lệ 64,9% thuốc nhập khẩu số lượng 88
thuốc, chiếm tỷ lệ 2,52%; giá trị tiêu thụ 4.829.520.495 VNĐ, chiếm tỷ lệ
61
35,1% điều này chứng tỏ bệnh viện thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Y tế
“Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt”.
Cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần
Thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ cao hơn về số lượng thuốc cũng
như giá trị tiêu thụ so với thuốc đa thành phần cụ thể: thuốc đơn thành phần
có số lượng 279 thuốc, chiếm tỷ lệ 79,8%; giá trị tiêu thụ 11.314.876.587
VNĐ, chiếm tỷ lệ 82,1% thuốc đa thành phần có số lượng 71 thuốc, chiếm
tỷ lệ 20,2%; giá trị tiêu thụ 2.483.753.397 VNĐ, chiếm tỷ lệ 17,9%, điều
này phù hợp khi xây dựng tiêu chí sử dụng thuốc và ưu tiên sử dụng thuốc
đơn thành phần trong điều trị. Tuy nhiên khi bệnh bệnh nhân mắc nhiều
bệnh cùng lúc, việc sử dụng thuốc đơn thành phần để điều trị phải kê nhiều
loại thuốc trong đơn, làm tăng chi phí điều trị.
Cơ cấu sử dụng thuốc mang tên gốc và tên biệt dược
Cơ cấu thuốc tiêu thụ mang tên gốc ít hơn nhiều so với thuốc mang
tên biệt dược cả về số lượng và giá trị tiêu thụ cụ thể: thuốc mang tên gốc
có số lượng 19 thuốc, chiếm tỷ lệ 5,4%; giá trị tiêu thụ 827.917.799 VNĐ,
chiếm tỷ lệ 5,9% thuốc mang tên biệt dược có số lượng 331 thuốc, chiếm tỷ
lệ 94,6%; giá trị tiêu thụ 12.970.712.185 VNĐ, chiếm tỷ lệ 94,1%. Đây
cũng là cách giúp bệnh viện giảm chi phí điều trị trong điều kiện nguồn
kinh phí còn hạn hẹp, hạn chế tối đa khả năng vượt trần quỹ BHYT.
Cơ cấu thuốc sử dụng theo dạng bào chế
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc dạng uống tại bệnh
viện cao nhất về số lượng 218 thuốc, chiếm tỷ lệ 51,6% lẫn giá trị tiêu thụ
7.120.093.073VNĐ, chiếm tỷ lệ 51,6% . Điều này giải thích là do Bệnh
viện đa khoa huyện An Minh là bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thực hiện
khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân có thẻ BHYT. Dạng thuốc tiêm,
tiêm truyền được dùng điều trị cấp cứu và điều trị nội trú mức độ bệnh nhẹ
62
và vừa còn những trường hợp bệnh diễn tiến nặng, rất nặng, bệnh chuyên
khoa thường chuyển lên tuyến trên điều trị.
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC
Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phương pháp ABC sẽ cho thấy
mối thương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ và chi phí, nhằm nhận định ra
thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách, từ đó có thể: lựa chọn thuốc
thay thế có chi phí điều trị thấp hơn; tìm ra những liệu pháp điều trị thay
thế; lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
cộng đồng và từ đó phát hiện ra những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với MHBT; xác định các
phương thức mua sắm thuốc hợp lý.
Qua phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện cho thấy
75,23 tổng giá trị tiền mua thuốc năm 2014 được dùng chi cho nhóm thuốc
phân hạng A, nhóm này chiếm 19,42% số khoản mục. Điều này chứng tỏ
rằng bệnh viện cũng đã mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc hay
được sử dụng nhiều nhất trong điều trị, đây là các thuốc có giá trị và số
lượng sử dụng lớn trong bệnh viện. Chính vì thế cần ưu tiên trong mua
sắm, nhưng đồng thời cũng cần có sự quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc
phân hạng A này.
Phân tích các thuốc phân hạng A theo tác dụng dược lý thì nhóm
thuốc được sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn và điều
trị ký sinh trùng. Trong nhóm thuốc phân hạng A, nhóm kháng sinh có 25
thuốc, chiếm tỷ lệ 36,7% với giá trị tiêu thụ 5.545.374.927 VNĐ, chiếm tỷ
lệ 53,42%. Điều này hoàn toàn tương tự với các nghiên cứu trước đó đã
thực hiện ở các bệnh viện khác như: Bệnh viện phổi Trung ương, Bệnh
viện Nhi Trung ươngTại bệnh viện Nhi Trung ương nhóm thuốc này
cũng chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng (44,6%) cũng như giá trị (48,7%)
[14].
63
Cũng trong nghiên cứu nhận thấy nhóm kháng sinh được sử dụng
nhiều tại bệnh viện chủ yếu tập trung vào nhóm ß- lactam với số lượng 9
thuốc, chiếm tỷ lệ 45%, đặc biệt giá trị tiêu thụ 3.881.207.911 VNĐ, chiếm
tỷ lệ 69,99%. Mặt khác trong nhóm ß- lactam thì sử dụng tập trung vào
nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 với số lượng 4 thuốc, chiếm tỷ lệ 44,44%
và giá trị sử dụng 2.542.554.404 VNĐ, chiếm tỷ lệ 65% và nhóm Quinolon
với số lượng 4 thuốc, chiếm tỷ lệ 20% và giá trị sử dụng 543.446.742
VNĐ, chiếm tỷ lệ 9,8%, đây thường là những kháng sinh được đánh dấu (*)
theo quy định trong Thông tư 31/2011/TT-BYT, quy định rõ các thuốc có
dấu (*) trong danh mục là thuốc dự trữ và hạn chế sử dụng, chỉ được dùng
trong các trường hợp đặc biệt khi các thuốc khác cùng nhóm không có hiệu
quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng, có biên bản hội chẩn đúng
quy định. Tuy nhiên quy định này dường như chưa được áp dụng nghiêm
túc khi tỷ lệ sử dụng các kháng sinh này vẫn rất cao. Trong khi đó,
HĐT&ĐT bệnh viện lựa chọn thuốc và quản lý sử dụng thuốc không dựa
trên phác đồ điều trị của bệnh viện mà dựa chủ yếu trên nhu cầu điều trị
của bác sĩ, điều này dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị
tại bệnh viện nếu không giám sát chặt chẽ và xây dựng các phác đồ điều trị
chuẩn trong bệnh viện.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh vấn đề đề kháng thuốc đang gây
ra một hậu quả và gánh nặng nghiêm trọng khi đó sẽ tạo ra sự khan hiếm,
thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt ở bệnh nhân bị nhiễm trùng
do vi khuẩn đa kháng thuốc. Trong những năm qua, các bệnh lây nhiễm tại
Việt Nam có xu hướng giảm dần. Hiện ước tính bệnh này chỉ chiếm 25%
tổng số bệnh tật tại Việt Nam, song nhu cầu và thực trạng sử dụng kháng
sinh lại không hề giảm và ngày càng gia tăng. Các bệnh nhiễm trùng đường
tiêu hóa, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm
khuẩn bệnh viện là các nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử
64
vong cao ở cả Việt Nam và các nước đang phát triển. Việc kiểm soát các
loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan
rộng tình trạng kháng thuốc. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các
bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng nhiều
loại kháng sinh.
Tỷ lệ các thuốc nhóm tim mạch cũng chiếm tỷ lệ cao với 9 thuốc,
chiếm tỷ lệ 13,2%, giá trị tiêu thụ 1.537.383.052 VNĐ, chiếm tỷ lệ 14,81%.
Điều này là hợp lý do các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch mãn tính được
cấp thuốc hàng tháng tại bệnh viện. Hơn nữa theo xu hướng thay đổi của
MHBT hiện nay tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch càng cao nên các nhóm
thuốc này chiếm tỷ lệ lớn. Tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp với 9 thuốc,
chiếm tỷ lệ 12,23%, giá trị tiêu thụ 1.160.563.303 VNĐ, chiếm tỷ lệ
11,18%; nhóm tiêu hóa với 7 thuốc, chiếm tỷ lệ 10,29%, giá trị tiêu thụ
773.362.845 VNĐ, chiếm tỷ lệ 7,45%.
Kết quả phân tích cơ cấu sử dụng thuốc được thể hiện qua DMT sử
dụng tại bệnh viện năm 2014 cho thấy rõ nhất vai trò và hiệu quả của
HĐT&ĐT trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện cho thấy DMT
bệnh viện cũng đã đáp ứng nhu cầu điều trị của các bác sĩ.
Hoạt động thông tin thuốc và công tác dược lâm sàng: bệnh viện đã
thành lập đơn vị TTT-DLS gồm 1 DSĐH, 1 Thạc sĩ bác sĩ và 1 bác sĩ
chuyên khoa II phụ trách công tác TTT-DLS, kết hợp với Trung tâm Quốc
Gia theo dõi phản ứng có hại của thuốc trong quá trình sử dụng, kịp thời
thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác về các phản ứng có hại của
thuốc. Tuy nhiên chưa được đào tạo chuyên sâu, do đó hoạt động chỉ mang
tính tự phát theo kinh nghiệm và dựa vào sách vỡ nên đôi khi chưa đáp ứng
được yêu cầu điều trị.
65
Hoạt động TTT có lúc chưa kịp thời, các thuốc nhập kho là những
thuốc có hoạt chất mới thông tin chưa đầy đủ hoặc số lần thông tin còn ít
do đó mà bác sĩ không kê đơn thuốc đó dẫn đến thuốc tồn động khá lâu
trong kho mà không được sử dụng. Số lượng thuốc nhập kho với số lượng
lớn hoặc số lượng rỗng kho, khi nhập lại không thông tin kịp thời cho bác
sĩ điều trị, qua đó cho thấy sự phối hợp giữa đơn vị TTT-DLS và bác sĩ
điều trị là chưa chặt chẽ.
66
KẾT LUẬN
1- Hoạt động quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc
Đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lượng thuốc xuất nhập
tồn tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho công tác quản lý.
Hệ thống kho với cơ sở vật chất và quy trình kho tương đối hợp lý,
đáp ứng yêu cầu bảo quản và dự trữ thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa
bệnh của bệnh nhân.
Kho dược thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng, tổng hợp báo cáo
nhập - xuất - tồn, đồng thời lập dự trù để đặt hàng cho tháng tiếp theo, nếu
phát sinh sẽ dự trù bổ sung.
Hệ thống kho được bố trí hợp lý thuận tiện cho công tác tồn trữ, bảo
quản và cấp phát.
Lượng thuốc tồn kho tại khoa dược đủ dùng trong 1-2 tháng; hệ
thống kho chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn GSP theo quy định.
2- Hoạt động sử dụng thuốc
DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2014 có 350 thuốc tương ứng với
19 nhóm dược lý, trong đó nhóm thuốc kháng sinh với 45 khoản mục,
chiếm tỷ lệ 12,8%; giá trị tiêu thụ 3.940.888.723VNĐ, chiếm tỷ lệ 28,56%
và nhóm thuốc tim mạch với 42 khoản mục, chiếm tỷ lệ 12%; giá trị tiêu
thụ 2.395.442.165VNĐ, chiếm tỷ lệ 17,36% là hai nhóm thuốc chiếm tỷ lệ
cao nhất về số lượng thuốc lẫn giá trị tiêu thụ.
Thuốc sản xuất trong nước hiện đang chiếm ưu thế trong sử dụng với
262 khoản mục, chiếm 74,8%; giá trị tiêu thụ 8.969.109.489VNĐ, chiếm tỷ
lệ 64,9%.
Thuốc đơn thành phần chiếm đa số trong cơ cấu sử dụng thuốc với
279 khoản mục, chiếm 79,8%; giá trị tiêu thụ 11.314.876.587VNĐ, chiếm
tỷ lệ 82,1%.
67
Thuốc theo tên biệt dược chiếm đa số với 331 khoản mục, chiếm tỷ
lệ 94,6%; giá trị tiêu thụ 12.970.712.185VNĐ, chiếm tỷ lệ 94,1%.
Thuốc dùng đường uống cũng là dạng thuốc được sử dụng chủ yếu
trong điều trị với 218 khoản mục, chiếm tỷ lệ 62,28%; giá trị tiêu thụ
7.120.093.073VNĐ, chiếm tỷ lệ 51,6%.
KIẾN NGHỊ
Đối với Bệnh viện đa khoa huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang:
Có kế hoạch xây dựng kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP.
Tăng cường kiểm soát hoạt động cấp phát thuốc, kiểm tra công tác
bảo quản, tồn trữ.
Xây dựng các phác đồ điều trị chuẩn tại bệnh viện.
Áp dụng phương pháp phân tích ABC hàng năm cho thuốc sử dụng
tại bệnh viện, nhằm theo dõi sát sao tình hình sử dụng thuốc.
Thành lập tổ kháng sinh thuộc HĐT&ĐT làm nhiệm vụ theo dõi các
vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh trong bệnh viện và có những biện
pháp xử lý kịp thời cũng như tư vấn cho giám đốc nếu như phát hiện có
tình trạng lạm dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ủy ban nhân dân tỉnh (2006), Quyết định thành lập Bệnh viện đa
khoa các huyện, thị xã.
2.
Bộ Y tế (2001), Quy chế bệnh viện, nhà xuất bản y học, tr 142-146;
218-223.
3.
Bộ Y tế (2008), Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thới
kỳ 2000-2006, NXB Thống kê.
4.
Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở có
giường bệnh, Thông tư 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/6/2011.
5.
Bộ Y tế - Cục quản lý Khám chữa bệnh (2010), Báo cáo kết quả
công tác khám chữa bệnh 2009, thực hiện Chỉ thi 06, Đề án 1816 và
định hướng kế hoạt hoạt động 2010. Hội nghị tổng kết công tác
Khám chữa bệnh 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010
6.
Bộ Y tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh
viện, Thông tư số 22/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/6/2011.
7. Bộ Y tế (2004), tập huấn dược lý lâm sàng.
8.
Bộ Y tế (2011), Báo cáo công tác khám chữa bệnh năm 2010 và
nhiệm vụ trọng tâm 2011.
9.
Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT của
Bộ trưởng Bộ Y tế, Công văn 3483/YT-ĐTr ngày 16/4/2004.
10.
Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012-
JAHR.
11.
Bộ Y tế (2011), Ban hànhvà hướng dẫn Danh mục thuốc chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh
toán, Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 10/7/2011.
12.
Thân Thị Hải Hà (2007), Phân tích đánh giá công tác cung ứng
thuốc tại Bệnh viện phụ sản Trung ương trong giai đoạn 2002-2006,
Luận văn thạc sỹ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
13.
Bộ Y tế (2005), Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu lần V, Quyết
định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005.
14.
Trần Thị Hằng (2012), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và
thông tin thuốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011.
Luận văn thạc sỹ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Sơn Hà (2008), Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc
tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Luận văn thạc sỹ dược học, trường
Đại học Dược Hà Nội.
16.
Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh
viện Hữu Nghị - Thực trạng và một số giải pháp. Luận văn tiến sỹ
dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
17.
Bộ Y tế (2010), Thông tư số 10/TT-BYT, Hướng dẫn các hoạt động
liên quan đến thuốc gây nghiện, ngày 29/4/2010.
18.
Bộ Y tế (2010), Thông tư số 11/TT-BYT, Hướng dẫn các hoạt động
liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc,
ngày 29/4/2010.
19.
Nhóm nghiên cứu quốc gia GARP-Việt Nam (2010), Phân tích
thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam.
20.
Cao Minh Quang (2009), Báo cáo tổng kết công tác dược năm
2008, một số định hướng phát triển ngành dược Việt Nam năm 2009
và các năm tiếp theo.
21.
Hoàng Thị Mỹ Hải (2012), Phân tích hoạt động cấp phát và quản
lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nam Thăng Long giai đoạn 2008-
2010.
22.
Trƣờng Đại học Y tề Công cộng (2001), quản lý dược bệnh viện,
NXB Y học Hà Nội.
23.
Phan Đình Thu (1997), Quản lý dược bệnh viện Trường cán bộ
quản lý Y tế - NXB Y học Hà Nội.
24.
Bộ Y tế - Vụ Điều trị (2005), Hội nghị tăng cường sử dụng thuốc
hợp lý trong bệnh viện tr 1-18, Hà Nội.
25. Bộ Y tế (2011), Công tác dược bệnh viện, NXB y học Hà Nội.
26.
Bộ môn Quản lý kinh tế Dƣợc (2003), Công tác dược bệnh viện,
Giáo trình Kinh tế dược, tr 290-302, trường Đại học Dược Hà Nội.
27.
WHO (2009), Chiến lược tài chính y tế cho các quốc gia Tây Thái
Bình Dương và Đông Nam Á 2010-2015.
28.
WTO (2013), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 ngành năm
2013, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, p.297.
29.
Bộ Y tế (2013), Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc
và điều trị, Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013.
30.
Trƣơng Quốc Cƣờng (2008), Kiện toàn công tác quản lý nhà nước
về dược trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Báo cáo hội
nghị ngành.
31.
Bộ Y tế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều
trị, NXB Y học Hà Nội.
32. WHO (1994), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10-ICD10.
33.
Nguyễn Hằng Nga (2009), Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc tại một
số bệnh viện Trung ương 2008, Luận văn thạc sỹ dược học, trường
Đại học Dược Hà Nội.
34.
áo cáo năm 2011 của WHO về tình hình
chi tiêu cho thuốc trên thế giới.
35.
List of Asian countries by
GDP per capita.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_hoat_dong_ton_tru_cap_phat_va_su_dung_thuoc_tai_benh_vien_da_khoa_huyen_an_minh_tinh_kien.pdf