Để đánh giá được đúng kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty ta cần phải có đầy
đủ các chỉ tiểu phản ánh kết quả đó. Mặt khác Công ty NASCO là một Công ty lớn gồm
nhiều đơn vị thành viên do đó đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý số liệu rất chặt chẽ,
không thể có một sai sót nào trong khâu quản lý. Để làm được điều đó, Công ty cần xây
dựng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay nội bài (Nasco) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh, trong quá trình ấy giá trị tài sản cố định bị hao mòn, nó được chuyển dần vào
sản phẩm dịch vụ. Điều đó cho thấy tài sản cố định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất
kinh doanh.
Các nhân tố về sử dụng tài sản cố định thường được biểu hiện qua chỉ tiêu: Hiệu suất
sử dụng tài sản cố định (H), mức trang bị tài sản cố định (TR), giá trị tài sản cố định bình
quân trong năm (G).
Có nhiều mô hình phân tích ảnh hưởng của tình hình sử dụng tài sản cố định đến chỉ
tiêu doanh thu khác nhau. Tuỳ thuộc vào yêu cầu phân tích mà ta lựa chọn mô hình phân
tích phù hợp nhất.
Ta đi vào phân tích 2 mô hình.
MH1: DT = H *G
III GHDT
Biến động tương đối:
00
10
10
11
00
11
0
1
G
G
G
G
G
G
H
H
H
H
H
H
DT
DT
Biến động tuyệt đối 01010101 GGG HHHDTDT
Bảng số liệu:
Năm 2000 Năm 2004
DT0
(tr.đ)
H 0
(tr.đ/tr.đ)
G0
(tr.đ)
DT1
(tr.đ)
H1
(tr.đ/tr/đ)
G1
(tr.đ)
106352 5,472 19436 258860 9,446 27404
Kết quả tính toán:
106352
7,149954
7,149954
258860
106352
258860
Biến động tương đối: 2,434 = 1,7262 * 1,41 (lần)
Hay 143.4% 72,62% 41%
Biến động tuyệt đối: 152508 108905.3 43602.7 (tr.đ)
Nhận xét: Ta thấy doanh thu của công ty năm 2004 so với năm 2000 tăng 143.4%
hay tăng 152508 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng làm cho doanh thu năm 2004 so với tăng
2000 tăng 72.62% hay tăng 108905.3(tr.đ)
Do giá trị tài sản cố định năm 2004 tăng so với năm 2000 làm cho doanh thu Công ty
tăng 41%% hay tăng 43602.7 (tr.đ)
Như vậy, hai nhân tố đều có tác động tích cực đến doanh thu nghĩa là đều làm cho
doanh thu của Công ty tăng lên.
MH2: TTRHDT
IIII TRTHDT
Biến động tương đối:
Biến động tuyệt đối:
TTTRHTHTRTRTTRHHDTDT 01001001110101
Bảng số liệu:
Năm 2000 Năm 2004
H 0
(tr.đ/tr.đ)
TR0
(trđ/trđ)
T 0
(ng)
H 1
(tr.đ/tr.đ)
TR1
(tr.đ/tr.đ)
T 1
(ng)
5,472 23 845 9,446 25,072 1093
Kết quả tính toán:
106352
137565
137565
7.149954
7.149954
258860
106352
258860
I DT
Biến động tương đối 2.434 = 1.7262 * 1.09 * 1.2935
Hay (143.4%) (72.62%) (9%) (29.35%)
Biến động tuyệt đối: 152508 108905.3 12389.7 31213 (tr.đ)
Nhận xét:
Doanh thu của công ty năm 2004 so với năm 2000 tăng 143.4% hay tăng 152508
TTRH
TTRH
TTRH
TTRH
TTRH
TTRH
DT
DTI DT
000
100
100
110
110
111
0
1
(tr.đ) do ảnh hưởng của ba nhân tố:
Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng làm cho doanh thu năm 2004 tăng so với
2000 là 72.62% hay tăng 108905.3 (tr.đ).
Do Mức trang bị tài sản cố định cho lao động của công ty giảm làm cho doanh thu
năm 2004 so với 2000 tăng 9% hay tăng 12389.7(tr.đ).
Do tổng lao động của công ty tăng làm cho doanh thu công ty năm 2004 tăng so với
2000 là 29.35% hay tăng 31213 (tr.đ).
Như vậy, cả ba nhân tố đều tác động đến doanh thu và đều làm cho doanh thu của
Công ty tăng. Ta thấy rằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu chất lượng
phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ tiêu mức trang bị tài sản
cố định(TR) và chỉ tiêu tổng lao động (T) là chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô của Công
ty ngày càng được mở rộng. Như vậy qua sự phân tích hai nhân tố này cho ta thấy đây đều
là các nhân tố tác động tích cực đến sự biến động của doanh thu.
Qua sự phân tích trên ta đã thấy được sự biến động cũng như quy luật biến động của
chỉ tiêu doanh thu, các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu. Từ sự phân tích đó giúp cho các
nhà quản lý hiểu rõ hơn, sâu hơn về hoạt động của công ty và có thể đưa ra các chiến lược
kinh doanh phù hợp với quy luật biến động để đạt được mức doanh thu tối đa.
1.5. Dự báo doanh thu của Công ty Nasco năm 2005 và doanh thu cho các tháng của
năm 2005.
1.5.1 Dự báo doanh thu năm 2005
a) Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Ta có mô hình dự đoán là:
hyy nhn ˆ (h=1,2…là tầm dự báo)
ở phần (1.1) ta đã tính được 127,38 (tr.đ)
Dự báo doanh thu năm 2005 tức là h=1:
Ta có:
).(127.2588981127.38258860
20042005
dtr
hyy
Vậy doanh thu Công ty năm 2005 là 258898,127 (tr.đ)
b) Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
Mô hình dự báo là:
hnhn tyy ˆ
ở phần (1.1) ta đã tính được tốc độ phát triển trung bình
9.124t (%) =1.249
Dự báo doanh thu năm 2005 tức là h=1
Ta có: 14.323316249.1258860 120042005 htyy (tr.đ)
c) Dự báo dựa vào hàm xu thế
Như phân tích ở trên ta đã tìm được mô hình tốt nhất biểu diễn xu thế biến động của
doanh thu đó là hàm parabol với phương trình hồi quy là:
Y= 109154,4 – 12577,8.t + 8613.t2
Từ hàm xu thế ta có thể dự báo doanh thu cho năm 2005 với t=6
Y2005 = Y6 = 109154,4 -12577,8.6 + 8613. 6
2 = 343755.6 (tr.đ)
1.5.2 Dự báo doanh thu theo tháng của Công ty NASCO năm 2005.
a. Dự báo dựa vào hàm xu thế.
Theo phân (1.3.2) ta đã tìm đựơc hàm xu thế tốt nhất biểu diễn doanh thu tháng của
Công ty NASCO đó là hàm parabol:
Y= 8911.13 - 49.t + 5.23.t2
Dựa vào hàm xu thế này ta dự báo doanh thu các tháng của Công ty năm 2005 tức là
dự báo cho các mức độ của t từ 61 đến 72.
‘t=61 Ta có: 96.253826123.5614913.8911 212005 y (tr.đ)
Tương tự ta sẽ tính được doanh thu dự báo của các tháng còn lại như sau:
Bảng 11: Doanh thu dự báo cho các tháng năm 2005 của Công ty NASCO.
đơn vị: tr.đ
Tháng Doanh thu Tháng doanh thu
1 25382.96 7 29105.6
2 25977.25 8 29762.65
3 26582 9 30430.16
4 27197.21 10 31108.13
5 27822.88 11 31796.56
6 28459 12 32495.45
Từ kết quả dự báo đó các nhà quản lý sẽ chủ động hơn trong việc định ra các kế
hoạch kinh doanh của năm tới cụ thể cho các tháng đặc biệt là các tháng có sự biến động
lớn.
b. Dự b áo dựa vào chỉ số thời vụ.
Phần 1.5.1 ta đã dự báo được doanh thu của Công ty NASCO năm 2005 dựa vào kết
quả dự báo này ta dự báo doanh thu cho các tháng của Công ty theo công thức:
iI
Y
Y
12
2005
12005
Ta chọn kết quả dự báo năm 2005 theo hàm xu thế tức là:
Y2005=343755.6 (tr.đ)
Vậy ta được kết quả dự báo doanh thu tháng của Công ty năm 2005 như sau:
Tháng Ii Yi(tr.đ) Tháng Ii Yi(tr.đ)
1 1.428 40906.92 7 1.01 28932.76
2 0.891 25523.85 8 0.962 27557.74
3 0.915 26211.36 9 0.93 26641.06
4 0.883 25294.68 10 0.91 26068.13
5 0.911 26096.78 11 0.991 28388.48
6 0.984 28187.96 12 1.185 33945.86
2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận.
2.1. Phân tích quy mô và biến động của lợi nhuận
Như hai chỉ tiêu trên ta sẽ đi phân tích sự biến động của lợi nhuận bằng phương
pháp dãy số thời gian.
Bảng 12: phân tích sự biến động của chỉ tiêu chi phí giai đoạn 2000- 2004
Năm
LN
(tr.đ)
Lượng tăng giảm tuyệt
đối(tr.đ)
Tốc độ phát
triển(%)
Tốc độ tăng
(%)
1%tăng
giảm
(tr.đ)
i i ti Ti ai Ai gi
2000 2913 - - - - - - -
2001 3501 588 588 120,18 120,18 20,18 20,18 29,13
2002 4241 740 1328 121,34 145,59 21,34 45,59 35,01
2003 10374 6133 7461 244,61 356,13 144,61 256,13 42,41
2004 15909 5535 12996 153,35 546,15 53,35 446,14 103,74
Bquân 7387,6 2599,2 - 152,87 - 52,87 - -
Từ kết quả tính toán ta thấy lợi nhuận của công ty tăng lên qua các năm, bình quân hàng
năm lợi nhuận của công ty tăng khoảng 2599,2 (tr.đ) với một tốc độ phát triển bình quân
rất cao (152,87%/năm), ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa hai mức độ đầu và cuối của dãy
số, năm 2000 chỉ là 2913 (tr.đ) trong khi đó năm 2004 con số này lên tới 15909 (tr.đ) gấp
5,46 lần tức là tăng 446%, một tốc độ tăng hiếm thấy ở bất kỳ một lĩnh vực, một ngành hay
một doanh nghiệp nào, sự tăng lên về lợi nhuận của công ty là một cấp số nhân và cấp số
nhân đó như thế nào ta đi phân tích xu hướng biên động của nó.
2.2. phân tích xu hướng biến động của lợi nhuận.
Để biết được xu thế biến động của lợi nhuận ta sử dụng phương pháp hồi quy tương
quan thông qua chương trình SPSS, ta thu được các mô hình hồi quy sau:
Bảng 13: Các dạng hàm biểu diễn xu thế phát triển của chỉ tiêu lợi nhuận
Dạng hàm Phương trình
Hệ số xác
định
Sai số
mô hình
1.Tuyến
tính
ty 5.32869.2471 0.924 2486.7
2. Parabol 210921.632655171 tty 0.993 964
3.Hàm bậc
3
32 5.6243.165447406.6221 ttty 0.993 1342
4. Hàm mũ ty )565.1(48.1537 0.959 1801.64
Như vậy hàm biểu diễn tốt nhất xu hướng biến động của lợi nhuận là hàm parabol
với phương trình hồi quy như sau:
ttY
2
.1092.1.32656.5171 với R = 0, 993 và SE = 964
Từ hàm xu thế ta có thể dự đoạn lợi nhuận của công ty năm năm 2005 sẽ là:
6.24890*10926*1.32656.5171 6
2
62005
YLN (tr.đ)
2.3. phân tích nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Quyết định sự tồn tại
hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp làm ăn phát đạt hay thua
lỗ đều biểu hiện trên chỉ tiêu kết quả là lợi nhuận. Như vậy lợi nhuận chiếm giữ một vị trí
quan trọng trong doanh nghiệp, ta cần phải đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và giải
pháp để nâng cao lợi nhuận.
2.3.1. Phân tích biến động của lợi nhuận năm 2004 so với năm 2005 do ảnh hưởng của
doanh thu và chi phí
Lợi nhuận là hiệu số giữa doanh thu và chi phí do đó nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của
hai nhân tố này.
Ta có bảng số liệu sau:
Năm 2000 Năm 2004
Lượng tăng
Tuyệt đối
(tr.đ)
Tương đối (%)
DT (tr.đ) 106352 258860 152508 143.4
CP (tr.đ) 103439 242951 139512 134.87
LN (tr.đ) 2913 15909 12996 446.14
Ta thấy lợi nhuận của Công ty năm 2004 so với năm 2000 tăng 446.14% tương ứng
với 12996 (tr.đ), có được kết quả đó là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày
càng phát triển, qui mô sản xuất ngày càng mở rộng làm cho doanh thu của công ty năm
2004 tăng so với năm 200 là 152508 (tr.đ) trong khi đó chi phí chỉ tăng 139512 (tr.đ) do đó
lợi nhuân của công ty tăng 12996 (tr.đ) và từ bảng số liệu ta thấy rằng tốc độ tăng của
doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận của công ty
tăng lên. Như vậy, công ty cần phải có những biến pháp để ngày càng tối đa hoá doanh thu
và tối thiểu hoá chi phí.
Sau đây ta sẽ đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bằng phương pháp
chỉ số.
2.3.2 phân tích biến động của lợi nhuận năm 2004 so với 2000 do ảnh hưởng của hai nhân
tố mức danh lợi vốn lưu động và tổng vốn lưu động.
Trong đó: r: mức danh lợi vốn lưu động r = LN/ VL
VL: Giá trị vốn lưu động
Ta có: L
L
v
V
LN
LN
III V LrLN
Biến động tương đối
Vr
Vr
Vr
Vr
Vr
Vr
LN
LNI
L
L
L
L
L
L
00
10
10
11
00
11
.
.
.
.
.
.
0
1
Biến động tuyệt đối VVrVrrVrVr LLLLL 0101010011 ..
Bảng số liệu:
Năm 2000 Năm 2004 ‘r0.VL1
(tr.đ)
LN0 (tr.đ)
VL0
(tr.d)
‘r0 (tr.đ?tr.đ)
LN1
(tr.đ)
VL1
(tr.đ)
‘r1
(tr.đ/tr.đ)
2913 25677 0.1134 15909 49311 0.323 5594
=>
2913
5594
5594
15909
2913
15909
I LN
Biến động tương đối 5.46 = 2.844 * 1,92
Hay (446%) (184.4%) (92%)
Biến động tuyệt đối 12996 10315 2681 (tr.đ)
Nhận xét: Qua kết quả tính toán ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2004 so với 2000
tăng 446% hay tăng 12996 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhận tố:
Do mức danh lợi của vốn lưu động tăng từ 0,1134 lên 0,323 làm cho lợi nhuận của
công ty tăng 10315 (tr.đ) hay tăng 184.4%.
Do vốn lưu động của công ty năm 2004 tăng lên so với năm 2000 là 23634 (tr.đ) làm
cho lợi nhuận của công ty tăng lên 2681 (tr.đ) hay tăng 92%.
2.3.3. Phân tích biến động của lợi nhuận năm 2004 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 4
nhân tố:Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên vốn lưu động, mức trang
bị vốn lưu động và tổng lao động.
Ta có:
t
T
V
V
DT
DT
LN
LN L
L
Đặt
DT
LN
a là tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
LV
DT
b LÀ tỷ suất doanh thu trên vốn lưu động
T
V
c L Mức trang bị vốn lưu động cho lao động
Td tổng lao động
Ta có: dcbaLN IIIII
dcba
dcba
dcba
dcba
dcba
dcba
dcba
dcba
dcba
dcbaI LN
0000
1000
1000
1100
1100
1110
1110
1111
0000
1111
Bảng số liệu:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm2000 Năm 2004
1.DT Tr.đ 106352 258860
2.LN Tr.đ 2913 15909
3.VL Tr.đ 25677 49311
4. a= LN/DT Tr.đ/tr.đ 0.0274 0,061
5. b=DT/VL Tr.đ/tr.đ 4.142 5,25
6. c= VL/∑T Tr.đ/người 30.387 45,115
7. d= ∑T người 845 1093
Ta tính các tích số:
‘a0.b1.c1.d1= 0,0274*5,25*45,115*1093=7093.34
a0.b0.c1.d1=0,0274*4.142*45,115*1093= 5596.31
a0.b0.c0.d1 = 0,0274*4.142*30.387*1093 = 3769.37
=>
2913
37.3769
37.3769
31.5596
31.5596
34.7093
34.7093
15909
2913
15909
I LN
Biến động tương đối : 5.46 = 2.243 * 1.267 * 1.485 * 1.294
Hay (446%) (124.3%) (26.7%) (48.5%) ( 29.4%)
Biến động tuyệt đối : 12996 8815.66 1497.03 1826.94 883.37 (tr.đ)
Nhận xét: Lợi nhuận của Công ty năm 2004 tăng lên so với năm 2000 là 12996 (tr.đ)
hay tăng 446% do ảnh hưởng của 4 nhân tố:
Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 từ 0,0274 lên
0,061 đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng 124.3% hay tăng 8815.66(tr.đ)
Do tỷ suất doanh thu trên vốn lưu động năm 2004 tăng so với năm 2000 là 1.108
(tr.đ) đã làm cho của công ty tăng 26.7% hay tăng 1497.03 (tr.đ).
Do mức trang bị vốn lưu động trên một lao động năm 2000 tăng 13.73 (tr.đ/ người)
so với năm 2000 đã làm cho doanh thu của công ty tăng 48.5% hay tăng 1826.94 (tr.đ).
Do tổng lao động năm 2004 tăng lên so với năm 2000 là 248 người làm cho lợi nhuận
của công ty tăng 29.4% hay tăng 883.37 (tr.đ).
Để thu được lợi nhuân tối đa, các nhà quản lý phải phân tích cặn kẽ các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận để từ đó có các chính sách điều chỉnh những sự ảnh hưởng đó phù
hợp với tình hình của Công ty để đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO.
3.1 Xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả.
ở phần lý thuyết ta đã lựa chọn công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả cũng như các chỉ
tiêu kết quả và chi phí để tính chỉ tiêu hiệu quả đó.
Ta có:
CP
KQ
HQ (KQ: DT,LN)
CP(CP, TSCĐ, VL, LĐ(T))
Ta có số liệu của các chỉ tiêu kết quả và chi phí giai đoạn 2000 – 2004 như sau:
Bảng 14: Số liệu các chỉ tiêu kết quả và chi phí giai đoạn 2000 – 2004.
chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2000 2001 2002 2003 2004
1. DT Tr.đ 106352 117694 144234 203680 258860
2. LN Tr.đ 2913 3501 4241 10374 15909
3. CP Tr.đ 103439 114193 139993 193306 242951
4. G Tr.đ 19436 22784 20416 29991 27404
5. VL Tr.đ 25677 29014 37503 44818 49311
6. ∑T Người 845 874 926 1012 1093
Trước khi đi tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả ta đi phân tích chỉ tiêu tổng chi phí đại
diện cho các chỉ tiêu chi phí, nó phản ánh rõ các chi phí thường xuyên cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
3.2. Phân tích quy mô và cơ cấu của chỉ tiêu tổng chi phí.
Chỉ tiêu tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các loại chi phí như: chi phí về nguồn
lực, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên liệu, vật liệu,…đó là các chi phí
thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một kỳ nhất định.
Dưới đây là bảng phân tích quy mô và cấu thành và biến động của các chỉ tiêu chi phí
trong hai năm 2000 và2004.
Bảng 15: Bảng phân tích cấu thành và biến động của tổng chi phí trong hai năm 2000
và 2004.
STT Chỉ tiêu
Năm2000 Năm 2004 Mức tăng
giá trị
(tr.đ)
tỷ
trọng
(%)
giá trị
(tr.đ)
tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
(tr.đ)
Tương
đối
(%)
Tổng chi phí 103439 100.00 242591 100.00 139152 134.53
I Chi phí hoạt động kinh doanh 102439 99.03 241172 99.42 138733 135.43
1 Lương 17200 16.63 35676 14.71 18476 107.42
2 An toàn Hàng không 188 0.18 538 0.22 350 186.17
3 Lương làm đêm thêm giờ 1347 1.30 664 0.27 -683 -50.71
4 Kinh phí công đoàn 385 0.37 714 0.29 329 85.45
5 Bảo hiểm xã hội 527 0.51 940 0.39 413 78.37
6 Bảo hiểm y tế 72 0.07 124 0.05 52 72.22
7 Vốn hàng 45490 43.98 132110 54.46 86620 190.42
8 Khấu hao cơ bản TSCĐ 5941 5.74 7277 3.00 1336 22.49
9 Nhiên, nguyên, vật liệu, phụ tùng 7575 7.32 6280 2.59 -1295 -17.10
10 Chi phí công cụ, dụng cụ,VPP 1045 1.01 4481 1.85 3436 328.80
11 Chi phí dịch vụ mua ngoài 13202 12.76 35986 14.83 22784 172.58
12 Chi phí bằng tiền khác 9467 9.15 16382 6.75 6915 73.04
II Chi phí hoạt động khác 1000 0.97 1779 0.73 779 77.90
Từ bảng tính toán trên ta thấy rất rõ các nhân tố cấu thành tổng chi phí, trong đó có
những nhân tố chủ yếu (chiếm tỷ trọng lớn) và nhân tố thứ yếu (chiếm tỷ trong thấp). Sau
5 năm quy mô chi phí tăng lên rất nhiều, nhìn vào cột mức tăng ta thấy rõ được lượng tăng
của từng chỉ tiêu cũng như % tương ứng với nó. Chỉ tiêu có tốc độ tăng cao nhất là chỉ tiêu
chi phí công cụ, dụng cụ, VPP tăng 328,8% sau 5 năm. Qua chỉ tiêu này cho thấy Công ty
ngày càng trang bị đầy đủ trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong khi đó cũng nhưng chi phí có xu hướng giảm xuống như chi phí lương làm đêm
thêm giờ, sau 5 năm chỉ tiêu này giảm 50,71%, xu hướng này là rất tốt, người lao động
không phải làm đêm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và cuộc sống của họ. Tỷ trọng cấu
thành tổng chi phí cũng có sự chuyển dịch sau 5 năm, nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn
hàng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí năm 2000 chiếm 43,98% tổng
chi phí sang năm 2005 con số này lên đến 56,46% điều này cho thấy hoạt động thương mại
của Công ty ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng
chi phí là chỉ tiêu quỹ lương cho công nhân, nhưng chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm tỷ
trọng từ 16,63% năm 2000 xuống còn 14,71% tổng chi phí năm 2005. Trong khi đó thì chi
phí dịch vụ mua ngoài lại tăng lên từ chỗ chiếm 12,76% năm 2000 đến chiếm 14,86% năm
2005, đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng chi phí. Như vậy ba nhân tố
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí đều có sự biến đổi sau 5 năm có nghĩa là hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty thay đổi rắt nhiều. Với quy mô của chi phí tăng từ
103439 (tr.đ) năm 2000 lên 242591 (tr.đ) năm 2005 tương ứng với 134.53% tức là hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Các chỉ tiêu kết quả và chi phí đã được phân tích sau đây tôi sẽ đi tính và phân tích các chỉ
tiêu hiệu quả.
3.3 Tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả.
Từ số liệu các chỉ tiêu kết quả và chi phí ở bảng 13 ta có thể tính các chỉ tiêu hiệu quả sau:
Bảng 15: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả giai đoạn 2000 – 2004.
Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004
1.HC=DT/C Trđ/tr.đ 1.028 1.031 1.03 1.054 1.065
2.
L
V V
DTH
L
Tr.đ/tr.đ 4.142 4.056 3.846 4.545 5.25
3. G
DTHG Tr.đ/người 5.472 5.166 7.065 6.791 9.446
4. T
DTW Tr.đ/tr.đ 125.86 134.66 155.76 201.26 236.83
5. C
LNRC Tr.đ/tr.đ 0.028 0.031 0.03 0.054 0.065
6.
L
V V
LNR
L
Tr.đ/tr.đ 0.113 0.121 0.113 0.231 0.323
7. G
LNRG Tr.đ/tr.đ 0.15 0.154 0.208 0.346 0.581
8. T
LNRT Tr.đ/người 3.447 4.005 4.58 10.251 14.555
Qua bảng tính toán cho ta thấy các chỉ tiêu hiệu quả đều có giá trị tăng lên theo thời
gian, điều này chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể
chung ta đi phân tích sự biến động của các chỉ tiêu đó qua hai năm 2000 và 2004.
3.3.1.Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu năng sử dụng lao đông (Năng suất lao động – W)
- Tỷ suất lợi nhuận trên lao động (RT)
Bảng 16: biến động của hai chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động giai doạn 2000 -2004.
Năm
Năng suất lao động (W) Tỷ suất lợi nhuận trên lao động (RT)
Giá trị
(Tr.đ/ng)
Lượng tăng
Giá trị
(tr.đ/ng)
Lượng tăng
Tuyệt đối
(Tr.đ/ng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(Tr.đ/ng)
Tương đối
(%)
2000 125.86 - - 3.447 - -
2001 134.66 8.8 7 4.005 0.558 16.2
2002 155.76 21.1 15.67 4.58 0.575 14.36
2003 201.26 45.5 29.21 10.251 5.671 123.8
2004 236.83 34.75 17.67 14.555 4.304 42
Bình
quân
22.194 17.12 2.222 43.35
Qua kết quả tính toán ta thấy hàng năm Năng suất lao động của công ty tăng
17.12% tương ứng với 22,194 (tr.đ/người). Trong vòng 5 năm năng suất lao động của
Công ty tăng lên rất nhiều từ 125,86 (tr.đ/người) năm 2000 lên 236,83 (tr.đ/người) năm
2004 tức tăng 107,97 (tr.đ/người) hay tăng 88,17%. Năng suất lao động tăng dẫn đến tỷ
suất lợi nhuận trên lao động cũng tăng lên theo thời gian. Bình quân hàng năm tỷ suất lợi
nhuận trên lao động tăng 43.35% hay tăng 2,222 (tr.đ/người). Như vậy hiệu quả sử dụng
lao động của Công ty là rất tốt và có xu hướng ngày càng tăng.
3.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (G)
Phân tích chỉ tiêu này là ta đi phân tích xem Công ty đầu tư tài sản cố định cho hoạt
động sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả.
Bảng 17: bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty giai đoạn 2000 – 2004.
Năm
Hiệu năng TSCĐ theo DT Tỷ suất lợi nhuận theo TSCĐ
Giá trị
(trđ/trđ)
Lượng tăng
Giá trị
(trđ/trđ)
Lượng tăng
Tuyệt đối
(trđ/trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ/trđ)
Tương đối
(%)
2000 5.472 - - 0.15 - -
2001 5.166 - 0.306 -5.6 0.154 0.004 2.67
2002 7.065 1.899 36.76 0.208 0.054 35.06
2003 6.791 -0.265 -3.75 0.346 0.138 66.35
2004 9.446 2.655 39.1 0.323 -0.023 -6.65
Bquân 4.9 0.795 14.62 0.236 0.0346 21.14
Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty có xu hướng tăng theo thời gian,
mức độ tăng trung bình hàng năm là 0,795 (tr.đ/người). Hiệu năng TSCĐ bình quân hàng
năm của Công ty đạt 4,9 (tr.đ/tr.đ) có nghĩa là Công ty cứ trang bị 1 (tr.đ) TSCĐ sẽ thu
được 4,9 (tr.đ) doanh thu. Tuy nhiên cũng có những năm hiệu năng TSCĐ của Công ty
giảm xuống như năm 2001 và 2003 trong nhưng năm này Công ty đã trang bị thêm TSCĐ
nhưng doanh thu lại không tăng tương xứng với mới tăng của TSCĐ. Tương tự đối với chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ của Công ty cũng tăng lên theo thời gian, mức độ tăng
bình quân hàng năm là 0,0346 (tr.đ/tr.đ) hay tăng 21,14%. Mức tỷ suất lợi nhuận trên
TSCĐ bình quân cho ta biết Công ty cứ trang bị 1 (tr.đ) TSCĐ thì thu được 0,236 (tr.đ) lợi
nhuận. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những biểu hiện trái quy luật như năm 2003 tỷ
suất lợi nhuận trên TSCĐ giảm 6,65% tương ứng với 0,023 (tr.đ).
3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VL).
Ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dưới nhiều hình thức có thể là : tổng vốn,
vốn lưu động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu, vốn vay. Tuy nhiên em chỉ chọn một chỉ tiêu
đại diện để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đó là vốn lưu động (VL).
Hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động là:
- Hiệu năng sử dụng vốn lưu động (
LV
H )
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động (
LV
R )
Bảng 18: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty NASCO giai đoạn
2000 – 2004.
Năm
Hiệu năng Vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu
động
Giá trị
(trđ/trđ)
Lượng tăng
Giá trị
(trđ/trđ)
Lượng tăng
Tuyệt đối
(trđ/trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ/trđ)
Tương đối
(%)
2000 4.142 - - 0.113 - -
2001 4.056 -0.086 -2.1 0.121 0.008 7.1
2002 3.846 -0.21 -5.2 0.113 -0.008 -6.6
2003 4.545 0.699 18.17 0.231 0.11 97.34
2004 5.25 0.705 15.51 0.323 0.092 39.83
Bquân 4.368 0.222 6.1 0.18 0.042 30.03
Qua kết quả tính toán ta thấy trong những năm đầu hiệu năng lưu động của Công ty
có xu hướng giảm, năm 2001 giảm 2,1%, năm 2002 giảm 5,2% với con số tuyệt đối là năm
2000 là 4,142 (tr.đ) giảm xuống 4,056 (tr.đ) năm 2001 và xuống còn 3,846 (tr.đ)năm 2002.
Nhưng sang năm 2003 và 2004 chỉ tiêu này lại tăng vượt trội, năm 2003 tăng 18,17% hay
tăng 0,699 (tr.đ), năm 2004 tăng 15,51% hay tăng 0,705 (tr.đ). Chính vì sự tăng vượt trội
này mà làm cho hiêu năng vốn lưu động của Công ty sau 5 năm vẫn tăng lên với mức độ
tăng bình quân của giai đoạn này là 0,222 (tr.đ) hay tăng 6,1%.
Khác với chỉ tiêu hiệu năng vốn lưu động chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
có sự biến động rất lớn, đặc biệt là năm 2003 tăng 97,34% hay tăng 0,11 (tr.đ) trong khi đó
năm 2002 chỉ tiêu này lại giảm 6,6%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của Công ty
bằng 0,18 (tr.đ/trđ) có nghĩa là hàng năm Công ty đầu tư 1 (tr.đ) vào hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ thu được 0,18 (tr.đ) lợi nhuận.
Qua sự biến động 5 năm của hai chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta thấy hiệu
quả này ngày càng tăng lên theo thời gian.
3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng chi phí.
Tương tự như các chỉ tiêu hiệu quả trên ta có bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng
chi phí của Công ty.
Bảng 19: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng chi phí của Công ty NASCO giai
đoạn 2000 – 2004.
Năm
Hiệu năng tổng chi phí
(HC)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí.
(RC)
Giá trị
(trđ/trđ)
Lượng tăng
Giá trị
(trđ/trđ)
Lượng tăng
Tuyệt đối
(trđ/trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ/trđ)
Tương đối
(%)
2000 1.028 - - 0.028 - -
2001 1.031 0.003 0.3 0.031 0.003 10.71
2002 1.03 -0.001 -0.09 0.03 -0.001 -3.22
2003 1.054 0.024 2.33 0.054 0.024 80
2004 1.065 0.011 1 0.065 0.011 20.37
Bquân 1.042 0.0074 0.89 0.042 0.0074 23.43
Nhìn lên bảng tính toán ta thấy sự biến động tuyệt đối của hai chỉ tiêu hiệu quả là
như nhau bởi vì hai chỉ tiêu hiệu quả được tính từ ba chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận
có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên mức độ biến động tương đối là khác nhau. Cũng như
các chỉ tiêu hiệu quả trên thì chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng chi phí có xu hướng tăng, tuy
nhiên cũng có năm làm cho các chỉ tiêu này giảm xuống nhưng tỷ lệ giảm là rất thấp.
Như vậy ta đã đi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty NASCO giai đoạn 2000 – 2004 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty ngày càng đạt hiệu quả cao, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày
càng phát triển.
IV. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty.
1. Thuận lợi
Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu đi lại của người
dân cũng ngày càng cao, lưu lượng khách đi và đến ngày càng tăng, đây là điều kiện thuận
lợi nhất cho sự phát triển của công ty.
Tình hình chính trị trong nước được duy trì ổn định, Việt Nam tích cực đẩy mạnh hội
nhập kinh tế thế giới với phương châm Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên
thế giới.
Dự báo hoạt động vận tải Hàng không cả nước nói chung và tại cảng hàng không
quốc tế Nội bài nói riêng tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao, sản lượng vận tải tăng và
phương thức phục vụ ngày càng đa dạng.
Hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước ngày càng hoàn thiện. Quyền tự chủ kinh
doanh của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp
nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam luôn quan tâm chỉ đạo các đơn vị thành viên
trong công tác xây dựng kế hoạch và điều hành sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác nội
bộ và tăng cường quan hệ tài chính giữa các đơn vị thành viên hạch toán độc lập với Tổng
công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tiếp tục được tăng cường trong năm 2005 và
những năm trước đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh
tranh.
2. Khó khăn
Giá nhiên liệu đã tăng cao từ năm 2004 và có thể tiếp tục tăng, làm cho một số các
yếu tố chi phí đầu vào đối với hoạt động kinh doanh tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh của Công ty tại Cảng hàng không quốc tế Nội bài còn chịu
nhiều sức ép từ phía cơ quan quản lý cảng, nhìn chung chưa ổn định, vị trí kinh doanh
không thuận lợi so với viếc bố trí các luồng khách đi và đến, các vị trí mặt bằng kinh
doanh hiện nay có thể còn bị thay đổi.
Giá thuê mặt bằng tại nhà ga T1 đối với một số lĩnh vực kinh doanh còn quá cao (như
mặt bằng kinh doanh ăn uống), chưa phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ
trong giai đoạn hiện nay và còn nhiều bất hợp lý.
Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Công ty đều phải cạnh tranh với mức độ ngày
càng gay gắt trên tất cả các yếu tố của sản xuất kinh doanh (giá cả, phương thức phục vụ,
chất lượng dịch vụ…), buộc Công ty phải chia sẻ thị phần với các đơn vị trong và ngoài
ngành hàng không.
3. Một số giải pháp đẩy mạnh kết quả sản xuất kinh doanh .
a- Giải pháp tạo vốn và phát triển sản xuất .
Trước tình hình khó khăn về vốn, tuỳ theo điều kiện và khả năng của mình Công ty
đã nỗ lực tìm kiếm mọi nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước để phát triển sản xuất
bằng nhiều phương thức khác nhau như. Nhưng tất cả những phương thức đó chỉ là tạm
thời giải quyết một phần khó khăn trước mắt còn về lâu dài dể đảm bảo có vốn đầu tư cho
sản xuất Công ty phải áp dụng các giải pháp sau:
- Tích cực huy động vốn đầu tư từ tất cả các nguồn, Công ty đầu tư bằng vốn tự có,
tự vay và vốn tín dụng đầu tư của nhà nước. Vốn đầu tư của cán bộ công nhân viên và
thành viên khác thông qua cổ phần hoá, Công ty kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp của các Xí
nghiệp thành viên cũng như các đối tác trong và ngoài nước.
-Về nhu cầu vốn lưu động Công ty đề xuất các đề tài, dự án phát triển đến các cấp
lãnh đạo của Tổng công ty Hàng không cũng như Bộ giao thông vận tải để được cấp vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh
-Đối với những máy móc thiết bị đã quá cũ, lạc hậu còn tồn tại ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ cũng như tốc độ vận chuyển mang lại hiệu quả thấp, Công ty nên thanh lý
để thu hồi phần vốn còn lại, tránh lãng phí vốn
b. Giải pháp mở rộng ngành hàng, phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Công ty tiếp tục duy trì các ngành kinh doanh hiện có, đồng thời mở một số lĩnh vực
kinh doanh mới như: Du lịch Quốc tế, Dịch vụ vận chuyển hàng hoá Quốc tế theo đường
hàng không…ở các xí nghiệp nên mở rộng các loại hình dịch vụ đáp ứng đẩy đủ nhất các
nhu cầu của khách hàng
Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng là việc mở rộng thị trường dịch
vụ để có thể cạnh tranh với các đối thủ.
Để mợ rộng thị trường Công ty phải đề cao công tác nghiên cứu thị trường, thường
xuyên thăm do nhu cầu thị hiếu của khách hàng và mở các cuộc điều tra về chất lượng
phục vụ của công ty để thấy được những thiếu xót của công ty từ đó có những biện pháp
phù hợp thoả mãn thị hiếu của khách hàng.
- Chủ động nắm bắt kịp thời những cơ hội, những quy luật vận động của thị trường
để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, kế hoạch sản xuất, nhịp độ phát triển các chủng loại mặt hàng
để làm cho sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao có vị trí trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Giữ vững thị phần ở Nội bài, tích cực tìm kiếm khả năng phát triển và mở hướng
kinh doanh về mọi mặt ra ngoài thị trường sân bay Quốc tế nội bài.
Khai thác tốt dịch vụ vận chuyển hàng hoá tại ba miền Bắc – Trung – Nam. Phát triển
dịch vụ uỷ thác vận chuyển hàng hoá quốc tế.
Tích cực tìm biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đối với lĩnh vực
kinh doanh ăn uống, giải khát, vận tải hành khách bằng ô tô, kinh doanh khách sạn, hàng
hoá trong kinh doanh thương mại và kinh doanh hàng miễn thuế, phấn đấu thay đổi tích
cực chất lượng các dịch vụ phục vụ khách hạng F,C, dịch vụ làm sạch tại Cảng, uỷ thác
vận chuyển hàng hoá, đại lý bán vé máy bay và các dịch vụ khác tại ga.
Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Bảo đảm an toàn trong kinh doanh (Vận tải, ăn uống, phục vụ khách FC của Vietnam
Airlines, kinh doanh miễn thuế,…).
Khai thác tốt Webtsite của Công ty kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng
để tăng cường công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm dịch vụ của Công ty.
c. Giải pháp khoa học công nghệ.
Để đạt được yêu cầu cải tạo đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở
sản xuất hiện có, cải tiến và hiện đại hoá công nghệ dịch vụ sao cho đủ sức tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao, có đủ thời gian giải quyết các vấn đề do thị trường đặt ra cần lưu
ý những giải pháp sau:
- Công ty có thể kết hợp các cơ sở khoa học kỹ thuật để đổi mới trang thiết bị công
nghệ,
- Ngoài các yếu tố vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thị trường Xí nghiệp nên tập trung cao
độ vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, hạ giá thành.
- Học hỏi những bí quyết công nghệ tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài thông
qua việc đưa các kỹ thuật viên có năng lực trình độ cùng tham gia thực hiện đổi mới
phương thức phục vụ ngày càng nhanh và hiện đại.
- Hợp tác liên doanh liên kết với các hãng cung cấp dịch vụ Hàng không trong và
ngoài nước để tranh thủ công nghệ và kinh nghiệp của họ.
e. Giải pháp lao động đào tạo lao động, tổ chức quản lý sản xuất.
* Đối với lao động
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất nên giải pháp
này góp phần quan trọng hỗ trợ các giải pháp khác phát huy tác dụng:
- Về lao động cần ổn định số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp, hạn chế những
biến động lớn gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nâng cao tay nghề trình độ kỹ thuật của người lao động thông qua hình thức tổ
chức các lớp học chuyên ngành.
Lao động mới tuyển chọn phải được đào tạo chính quy cơ bản kết hợp với kèm cặp
trong thực tiễn công tác.
Lựa chọn những người có năng lực, trình độ, có tinh thần làm việc và có tư cách đạo
đức vào quản lý những khâu then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Có các chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng tạo môi trường làm việc thuận lợi
nhất để công nhân viên có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình trong công việc.
Đối với công tác quản lý.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chế quản lý trong công ty.
- Tiếp tục bổ sung sửa đổi xây dựng hoàn chỉnh (theo phân cấp) một số định
mức: Định mức lao động, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao nhiên liệu – vật tư,
định mức chi phí tiếp khách giao dịch…
- Tổ chức giám sát chặt chẽ việc triển khai và thực hiện các quy chế, quy định,
nội quy, định mức của Công ty tại các xí nghiệp, đơn vị.
- Tận dụng các cơ hội tăng doanh thu đi đôi với việc áp dụng triệt để các biện
pháp giảm hợp lý chi phí đầu vào. Xây dựng và thực hiện tốt chỉ tiêu thực hành tiết kiệm.
4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh.
Để đánh giá được đúng kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty ta cần phải có đầy
đủ các chỉ tiểu phản ánh kết quả đó. Mặt khác Công ty NASCO là một Công ty lớn gồm
nhiều đơn vị thành viên do đó đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý số liệu rất chặt chẽ,
không thể có một sai sót nào trong khâu quản lý. Để làm được điều đó, Công ty cần xây
dựng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Thực tế thời gian qua trong công tác thống kê kế hoạch, công ty chỉ sử dụng các chỉ
tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác để phản ánh kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, đề xuất bổ sung hai chỉ
tiêu: Giá trị sản xuất (GO), giá trị tăng thêm (VA). Sau đây là cách tính hai chỉ tiêu trên.
4.1. Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO)
Khái niệm: Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ
hữu ích do doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ thường là một năm.
Nguyên tắc xác định chỉ tiêu : 5 nguyên tắc
- Nguyên tắc thường trú – tính theo lãnh thổ kinh tế
- Tính theo thời điểm sản xuất: sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nào
được tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó.
- Tính theo giá thị trường.
- Tính toàn bộ giá trị sản xuất.
- Tính toàn bộ kết quả sản xuất.
Phương pháp xác định chỉ tiêu
Công ty có các đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực dịch vụ khác nhau do đó có cách
tính giá tri sản xuất khác nhau:
+ đối với đơn vị thuộc ngành thương mại:
GO = - -
-
=
+ Đối với đơn vị thuộc ngành khách sạn du lịch, nhà hàng thực hiện bán hàng ăn
uống qua chế biến.
GO = doanh thu phục vụ
+ Đối với đơn vị thuộc ngành vận tải, kho bãi.
Hoạt động vận tải gồm vận chuyển và dịch vụ. Do vậy,
GOVT = GOVC + GODV
Trong đó:
GOVC = Doanh thu vận chuyển = ∑ pQ = ∑ plq
GODV = Doanh thu dịch vụ vận tải
Hoat động dịch vụ gồm hai bộ phận lớn: Hoạt động dịch vụ dựa vào vốn sự nghiệp
do ngân sách cấp và hoạt động dựa vào doanh thu. Vì vậy, ta có thể có công thức tổng quát
tính giá trị sản xuất các ngành dich vụ còn lại như sau:
GODV = GONS + GODT
Trong đó, giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ tính vào ngân sách được xác định bằng
chi phí thường xuyên cho hoạt động đó từ vốn sự nghiệp.
Tuỳ theo các đơn vị có đặc điểm của từng ngành có thể cụ thể hoá phương pháp tính
sao cho phù hợp với thực tế.
ý nghĩa của chỉ tiêu GO
Tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàng loạt chỉ tiêu kinh tế khác như
năng suất lao động, giá thành tổng hợp, hiệu năng sử dụng lao động, tài sản... muốn tính
Doanh
số bán
ra
trong
Trị giá
vốn hàng
bán ra
trong kỳ
Phí
vận tải
thuê
NGOÀI
Tổng
mức
chiết
khấu TN
Phí vận
tải
thuê
ngoài
được phần giá trị tăng thêm, trước hết phải tính được chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.
4.2. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA)
Khái niệm: Giá trị tăng thêm (VA) là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau
khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu
hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
ý nghĩa:
Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản
ánh kết quả của cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành. Đó là nguồn gốc mọi
khoản thu nhập, là một trong những cơ sở quan trong để tính các chỉ tiêu kinh tế khác.
Nguyên tắc tính:
- Nguyên tắc thường trú
- Tính theo thời điểm sản xuất
- Tính theo giá thi trường.
Phương pháp tính
VA = GO – IC
Trong đó, IC: là chi phí trung gian.
Chí phí trung gian là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm những chi phí
vật chất và dich vụ cho sản xuất (không kể khấu hao). Đó chính là chí phí sản phẩm các
ngành khác nhau để sản xuất sản phẩm của một ngành nào đó.
Ta có: C = C1 + C2
C : Tổng chi phí (trừ lương )
C1: Khấu hao TSCĐ
C2: Chí phí trung gian.
Trên đây là đề xuất của em về chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh rất mong được sự
lưu ý của công ty để nó có thể được thực hiện trong thực tế.
KếT LUậN
Trong thời gian thực tập tại Công ty Dich vụ Hàng không Sân bay Nội Bài, em đã
phần nào tìm hiểu được về hoạt động của công ty, tuy chỉ là một thời gian rất ngắn nhưng
đã giúp em có thể vận dụng được những kiến thức vào thực tế vào một trường hợp cụ thể,
em đã được nắm bắt thêm nhiều điều mà lý thuyết không thể làm cho em hình dung ra
được.
Sau khi hoàn thành đề tài này em cũng đã biết được rằng mình sẽ vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế như thế nào, thấy được tầm quan trọng của thống kê. Bất kỳ
một doanh nghiệp nào cũng cần phải có thống kê, bằng các phương pháp phân tích thống
kê chúng ta có thể phân tích tình hình kinh tế trên mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh, kết quả
phân tích cho ta thấy được cả mặt lượng và mặt chất của hiện tượng. Cụ thể như trong đề
tài này bằng các phương pháp phân tích thống kê ta đã thấy được kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty, cũng như sự biến động, xu thế biến động, các nhân tố ảnh hưởng của
kết quả đó.
Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội bài đang có kết quả sản xuất kinh doanh
rất cao và có xu hướng ngày càng tăng.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Giáo dục – 2002. PGS.PTS. Tô Phi Phượng
(chủ biên).
2. Giáo trình Thống kê kinh tế, NXB Giáo dục – 2002 . TS. Phan Công Nghĩa (chủ
biên)
3. Giáo trình Thống kê thương mại, NXB Thống kê - 1999. PGS.PTS.Nguyễn Thiệp –
PTS .Phan Công nghĩa (chủ biên)
4. Kinh tế thương mại – dich vụ, NXB Thống kê - 1996.PTS. Đặng Đình Đào (chủ
biên).
5. Quản lý chất lượng dich vụ.
6. Tạp chí Hàng không Việt Nam số 12/1004, số 1/2005.
7. Trang Web WWW.nasco.vn.com
8. Thời báo kinh tế năm 2004.
9. Các tài liệu của Phòng kế hoạch – kinh doanh thuộc Công ty NASCO cung cấp.
Mục lục
Lời nói đầu ................................................................................................................. 1
Chương i: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung và của Công ty NASCO nói r iêng. . . . . . . . . . . . . . . . . 3
I. Những VấN Đề CHUNG Về HOạT Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ... 3
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ................................... 3
2. Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. . . . . 4
2.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2.2. Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ......................... 5
2.3. Nguyên tắc tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . .......................... 6
II. Một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO. ................... 7
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. ............................... 7
1.1. Thị trường của Công ty: ........................................................................................ 7
1.2. Sản phẩm của Công ty. ........................................................................................ 12
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: ................................................................... 14
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. . 15
2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài. ....................................................................................... 15
2.1.1. Nhu cầu thị trường............................................................................................ 15
2.1.2. Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. ............................................. 15
2.1.3. Chính sách của Nhà nước. ................................................................................ 16
2.2. Nhóm yếu tố bên trong. ....................................................................................... 16
2.2.1. Lao động .......................................................................................................... 16
2.2.2. Trình độ quản lý doanh nghiệp. ........................................................................ 17
2.2.3. Chế độ tiền lương tiền thưởng. ......................................................................... 17
2.2.4. Khả năng công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp. ............................ 17
Chương II: Xác định hệ thống chỉ t iêu và các phương pháp phân tích
thống kê kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty NASCO. . . . . . . . . . . . . . 19
I. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê ....................................................................... 19
1. Khái niệm và vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh .................. 19
1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh ................................. 19
1.2 Vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh ..................................... 19
2. những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê ...................................... 20
3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ..................................................... 21
3.1. Đảm đảm tính hiệu quả - hướng đích. .................................................................. 21
3.2. Đảm bảo tính hệ thống. ....................................................................................... 21
2.3. Đảm bảo tính khả thi. ......................................................................................... 22
4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh. ........................................ 22
4.1. Tổng doanh thu. .................................................................................................. 22
4.2. Lợi nhuận. ........................................................................................................... 23
5. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ............................ 25
5.1. Khái niệm về chỉ tiêu hiệu quả. ........................................................................... 25
5.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả. ..................................................................................... 27
II. Các phương pháp phân tích thông kê kết quả sản xuất kinh doanh. ........................ 27
1. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp. .................................................................. 27
1.1.Tính hướng đích. .................................................................................................. 27
1.2. Tính khả thi. ....................................................................................................... 28
1.3. Tính hệ thống. ..................................................................................................... 28
2. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng. ............................................... 43
2.1. Phương pháp dẫy số thời gian.............................................................................. 29
2.2. Phương pháp biến động thời vụ. .......................................................................... 35
2.3. Phương pháp hồi quy tương quan. ....................................................................... 36
2.4. Phương pháp chỉ số. ............................................................................................ 38
Chương III: Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco thời kỳ
2000-2004. ................................................................................................................. 42
I. Tổng quan về Công ty dịch vụ hàng không sân bay nội bài (nasco)......................... 42
1. Sự hình thành và phát triển. .................................................................................... 42
2. Chức năng, nhiệm vụ. ............................................................................................ 45
3. Mô hình tổ chức hoạt động. .................................................................................... 46
II. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco. .................................... 52
1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu. .................................................................................. 52
1.1. Nghiên cứu quy mô và biến động. ....................................................................... 52
1.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu doanh thu của Công ty Nasco.................... 54
1.3. Xu hướng biến động của doanh thu. .................................................................... 56
1.3.1. Nghiên cứu xu hướng biến động của tổng doanh thu thời kỳ 2000-2004........... 56
1.3.2. Nghiên cứu biến động thời vụ của doanh thu. ................................................... 58
1.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu. ........................... 61
1.4.1. Phân tích ảnh hưởng của lượng khách phục vụ tới chỉ tiêu doanh thu. .............. 61
1.4.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu bằng phương pháp chỉ
số. .............................................................................................................................. 63
1.5. Dự báo doanh thu của Công ty Nasco năm2005 và doanh thu các tháng của năm2005.
................................................................................................................................... 67
1.5.1. Dự báo doanh thu năm2005. ............................................................................. 67
1.5.2.Dụ báo doanh thu theo tháng của Công ty Nasco năm 2005. ............................. 68
2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận. .................................................................................. 70
2.1. Phân tích quy mô và biến động của lợi nhuận. .................................................... 70
2.2. Phân tích xu hướng biến động của lợi nhuận. ...................................................... 70
2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. ...................................... 71
3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco. .................................. 75
3.1. Xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả. .......................................................................... 75
3.2 Phân tích quy mô và cơ cấu chỉ tiêu tổng chi phí. ................................................. 75
3.3. Tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả. ............................................................... 75
IV. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công
ty. .............................................................................................................................. 82
1. Thuận lợi. ............................................................................................................... 82
2. Khó khăn................................................................................................................ 83
3. Một số giải pháp đẩy mạnh kết quả sản xuất kinh doanh. ....................................... 83
4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. ...................... 86
Kết luận. ................................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo. ................................................................................................. 91
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- PHÂN TÍCH THốNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CủA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI (NASCO) GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 VÀ DỰ ĐOÁN CHO NĂM 2005.pdf