Trang
CH%&NG 1: GI'I THI(U
1.1 t v"n nghiên cu . 1
1.1.1 S c
n thit nghiên cu 1
1.1.2 Cn c khoa hc và th c tin . 2
1.2 M)c tiêu nghiên cu 2
1.2.1. M)c tiêu chung . 2
1.2.2. M)c tiêu c) th . 3
1.3. Phm vi nghiên cu 3
1.4. Lưc kh
o tài liu có liên quan n tài 3
CH%&NG 2: PH%&NG PHÁP LU*N VÀ PH%&NG PHÁP NGHIÊN C+U
2.1. Phương pháp lun . 5
2.1.1 Chc nng ca ngân hàng thương mi 5
2.1.2 Nghip v) huy ,ng vn ca ngân hàng thương mi 5
2.1.3 Hot ,ng tín d)ng ca ngân hàng thương mi . 15
2.2. Phương pháp nghiên cu . 21
2.2.1. Phương pháp thu thp thông tin 21
2.2.2. Phương pháp x lý s liu . 21
2.2.3. Phương pháp phân tích s liu . 21
CH%&NG 3: GI'I THI(U V- NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT
TRI.N NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KI-U
3.1. Lch s hình thành và phát trin ca Ngân hàng Nông nghip và Phát trin
Nông thôn chi nhánh Ninh Kiu 22
3.2. Cơ c"u t/ chc . 25
3.2.1. Sơ 0 cơ c"u t/ chc . 25
3.2.2. Chc nng và nhim v) ca Ngân hàng Nông nghip và Phát trin
Nông thôn chi nhánh Ninh Kiu . 26
3.3. Các hot ,ng kinh doanh chính 27
3.4. Kt qu
hot ,ng kinh doanh ca ngân hàng qua 3 nm 2005 – 2007 29
CH%&NG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY 1NG VÀ CHO VAY T2I
NGÂN HÀNG NÔNG NGHI(P VÀ PHÁT TRI.N NÔNG THÔN CHI
NHÁNH NINH KI-U
4.1.Phân tích tình hình huy ,ng vn ca Ngân hàng Nông nghip và Phát trin
Nông thôn chi nhánh Ninh Kiu . 31
4.1.1. Tình hình ngu0n vn ti ngân hàng . 31
4.1.2. ánh giá kt c"u và bin ,ng tình hình huy ,ng vn ca Ngân hàng
Nông nghip và Phát trin Nông thôn chi nhánh Ninh Kiu . 34
4.2. Phân tích tình hình tín d)ng ca Ngân hàng Nông nghip và Phát trin Nông
thôn chi nhánh Ninh Kiu 37
4.2.1 Tình hình cho vay ti ngân hàng . 37
4.2.2 Phân tích n x"u ca ngân hàng . 49
4.2.3 Phân tích thu nhp chi phí ca ngân hàng . 52
4.3.3 Phân tích các ch s tài chính . 54
CH%&NG 5: BI(N PHÁP NÂNG CAO HI(U QU3 HUY 1NG V4N VÀ
CHO VAY T2I NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHI(P VÀ PHÁT
TRI.N NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KI-U
5.1. ánh giá th c trng hot ,ng ca ơn v 58
5.1.1. %u im 58
5.1.2. Nhng t0n ti 59
5.2. Nhng gi
i pháp nâng cao hiu qu
huy ,ng vn và tín d)ng ca Ngân
hàng Nông nghip và Phát trin Nông thôn chi nhánh Ninh Kiu . 59
5.2.1. Gi
i pháp chung 59
5.2.2. M,t s gi
i pháp v huy ,ng vn . 61
5.2.3. M,t s gi
i pháp v tín d)ng . 62
5.3. Bin pháp gi
m thiu ri ro tín d)ng . 64
Chương 6: K5T LU*N VÀ KI5N NGH6
6.1. Kt lun . 66
6.2. Kin ngh . 67
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c triệt để.
4.2.1.4. Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng
Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thu nợ.
Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa
thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động
tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho phép ta phản ánh
chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, các
ngân hàng thương mại có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có qui mô hoạt
động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của
ngân hàng diễn biến như thế nào trong ba năm qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: triệu đồng
2005 2006 2007 2006 so với
2005
2007 so với
2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Ngắn hạn 128.901 123.681 178.602 -5220 -4,05 54.921 44,4
Trung hạn 63.927 105.036 191.477 41109 64,3 86.441 82,3
Tổng cộng 192.828 228.717 370.079 35.889 18,61 141.362 61,8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 59
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều )
0
100000
200000
300000
400000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng
Hình 9: ĐỒ THỊ TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUA 3 NĂM
Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy
nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của
ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng
kể, trong năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 123.681 triệu đồng, và giảm 5.220 triệu
đồng tức giảm 4,05% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do doanh số cho
vay tăng ít hơn doanh số thu nợ của năm 2006. Sang năm 2007 tổng dư nợ lại tăng
lên 178.602 triệu đồng, tương đương tăng thêm 54.921 triệu đồng hay 44,4% so
với năm 2006.
Với kết quả trên, chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ
tiêu hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã
đề ra. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 2006 mặc dù có sự tăng trưởng, tuy
nhiên tốc độ tương đối chậm do cơ chế cho vay và quy định của ngành có phần
chặt chẽ hơn.
Mặt khác, ngân hàng phải khôi phục lại cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng
vốn nên tổng dư nợ trong năm chỉ tăng 18,61% so với năm 2005. Trong đó, dư nợ
trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của
chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ cho các doanh
nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 60
tăng trưởng của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên trong
những năm qua chi nhánh đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn.Tổng dư nợ đạt mỗi
năm lần lượt là 192.828 triệu đồng năm 2005, 228.717 triệu đồng năm 2006 và
370.079 triệu đồng năm 2007.
Bên cạnh đó, dư nợ ngắn hạn có phần tăng chậm lại năm 2006. Nguyên nhân
chủ yếu là do chi nhánh đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ năm 2005 trở đi
theo hướng chậm mà chắc, nhưng cố gắng phấn đấu đạt 40% trên tổng dư nợ.
Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng
có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ
tín dụng với những khách hàng truyền thống của ngân hàng, không cho vay theo
số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay
nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mặt khác, nguồn vốn huy động của ngân hàng khá lớn khoảng 95%, trong
khi đó dư nợ tín dụng trung hạn luôn chiếm tỷ trọng dưới 40% tổng dư nợ, do đó
khả năng thanh toán cho nhu cầu vay trung hạn luôn được đảm bảo 100%.
4.2.1.5. Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế
Bảng 10: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006 so với 2005
2007 so với
2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Nông nghiệp 20.599 19.460 17.415 -1.139 -5,53 -2.045 -10,51
- Chăn nuôi 6.784 6.318 9.185 -466 -6,87 2.867 45,38
- Trồng trọt 13.815 13.142 8.230 -673 -4,87 -4.912 -37,38
2. TM & DV 90.186 111.495 154.024 21.309 23,63 42.529 38,14
3. Ngành khác 82.043 97.762 198.619 15.719 19,16 100.857 103,17
Tổng cộng 192.828 228.717 370.079 35.889 18,61 141.362 61,8
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 61
- Lĩnh vực nông nghiệp: ta thấy dư nợ biến động qua 3 năm, năm 2006 dư
nợ giảm còn 19.460 triệu đồng tương ứng 5,53% so với năm 2005, năm 2007
giảm 2.045 triệu đồng, con số này giảm liên tục cùng với doanh số cho vay tuy
nhiên tỷ lệ giảm rất thấp. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dịch bệnh gia
cầm làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, làm cho sản lượng nông sản và hiệu quả
chăn nuôi thấp dẫn đến công việc khó khăn hoặc mất trắng. Một số gia đình
không hoàn trả được nợ hay không hoàn trả kịp thời xin thêm gia hạn một chu kỳ
hay nữa chu kỳ sản xuất, chính sách ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay sản xuất để
có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đến khi đáo hạn nhưng tiềm ẩn nguy cơ nợ
xấu là rất nhiều.
- Về thương mại và dịch vụ: dư nợ qua 3 năm luôn biến động, năm 2006
đạt 111.495 triệu đồng tăng 21.309 triệu đồng, tương ứng 23,63% so với năm
2005, năm 2007 đạt 154.024 triệu đồng tăng 42.529 triệu đồng, tương ứng
38,14% so với năm 2006 một tín hiệu đáng mừng vì thành phố Cần Thơ đang
trên đường công nghiệp hóa, đời sống người dân đang dần được nâng cao qua
đòn bẩy tín dụng của ngân hàng, đồng thời với dư nợ này góp phần tăng thêm
nguồn thu của ngân hàng.
- Ngành khác: Bên cạnh, sự tăng giảm biến động thường xuyên của lĩnh
vực nông nghiệp, thương mại và dịch vụ thì tổng dư nợ của ngành khác có chiều
hướng tăng nhanh đáng kể, năm 2006 đạt 97.762 triệu đồng tăng thêm 15.719
triệu đồng, tương ứng là 19,16% so với năm 2005, sang năm 2007 tăng thêm
100.857 triệu đồng, tương ứng là 103,17% so với năm 2006. Đây là biểu hiện
đáng mừng vì điều này chứng tỏ ngân hàng đã thể hiện được năng lực thực sự
của mình không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn có các lĩnh vực khác.
Tóm lại, dư nợ càng cao thì lợi nhuận càng cao, nhưng cũng phải có giới
hạn so với nguồn vốn của ngân hàng, nếu dư nợ vượt quá ngưỡng cho phép thì
khả năng quay vòng của nguồn vốn ngân hàng chậm. Ngân hàng sẽ thiếu vốn
trong cho vay vòng tiếp theo.
4.2.2 Phân tích nợ xấu của ngân hàng
4.1.2.1 Nợ xấu theo thời hạn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 62
Bảng 11: BẢNG NỢ XẤU THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007
2006 so với
2005
2007 so với
2006 Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Ngắn hạn 1.942 1,51 1.576 0,97 1.818 0,81 -366 -18,85 242 15,36
Trung hạn 169 0,26 573 0,86 275 0,19 404 239,05 -298 -52,01
Tổng cộng 2.111 1,09 2.149 0,94 2.093 0,57 38 1,8 -56 -2,61
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Nhìn chung, nợ xấu của ngân hàng qua các năm giảm rõ rệt. Đây là một
dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu như tổng nợ
xấu từ 2.111 triệu đồng trong năm 2005 đến 2149 triệu đồng trong năm 2006. So
với cùng kỳ năm 2005, nợ xấu đã tăng với tốc độ rất nhanh khoảng 1,8%, tương
đương 38 triệu đồng về tuyệt đối, nó không làm ảnh hưởng đến hoạt động tín
dụng của ngân hàng, bởi vì so với tổng dư nợ nó chỉ chiếm 0,94% tức giảm 0,15
so với cùng kỳ năm trước, bước qua năm 2007, nợ xấu chỉ còn 2.093 triệu đồng
giảm về số tuyệt đối là 56 triệu đồng so với 2006 và chỉ chiếm 0,57% trên tổng
dư nợ hữu hiệu, thấp hơn nhiều so với mức cho phép của tổng giám đốc Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Điều này cho thấy chất
lượng tín dụng ngày càng nâng cao công tác quản lý món vay được chặt chẽ hơn.
1942
169
2111
1576
573
2149
1818
275
2093
0
500
1000
1500
2000
2500
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng
Hình 10: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 63
Năm 2005, tổng nợ xấu trung hạn tại ngân hàng chiếm khoảng 169 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 0,26%. Sang năm 2006 nợ xấu trung hạn đã tăng lên đến
573 triệu đồng, tức tăng thêm 404 triệu đồng hay 239,05% so với năm 2005.
Chính sự gia tăng này góp phần đưa khoản mục nợ xấu trung hạn vượt cao hơn
nợ xấu ngắn hạn, chiếm tỷ trọng. Phần nợ xấu ngắn hạn cũng có nhiều biến động,
nợ xấu ngắn hạn tăng giảm không đều qua 3 năm dù có giảm về tuyệt đối khoảng
366 triệu đồng so năm 2006, nhưng lại tăng lên 242 triệu đồng tương đương
15,36% vào năm 2007.
Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng chưa kịp thu hồi vốn để trả nợ,
nguyên nhân khách quan là do thiên tai, dịch bệnh và do nền kinh tế địa phương
trong năm này có nhiều biến động, một số đơn vị kinh doanh không hiệu quả nên
không có nguồn trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Mặt khác, do đối tác của các
đơn vị thi công không thanh toán kịp thời khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành
nên việc lập thủ tục để thanh toán vốn còn chậm. Bên cạnh đó, nợ xấu trong năm
tăng một phần cũng là do việc thực hiện cơ cấu lại nợ theo quyết định 1.627 của
ngân hàng Nhà nước về việc chuyển nợ xấu, dẫn đến việc chuyển đổi một số
khoản nợ sang nợ xấu. Ngành thương mại và dịch vụ có nhiều biến động, nhất là
biết động về giá cả làm cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh
doanh bị thua lỗ.
Mặt khác, do các đơn vị thanh toán tiền với nhau chậm hoặc trả gối đầu nên
các đơn vị này không có nguồn trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, các đơn vị xin
gia hạn không kịp hoặc đã gia hạn nhiều lần thì ngân hàng buộc phải chuyển
sang nợ xấu. Tuy nhiên, nợ xấu liên tục tăng qua các năm một phần cũng là do
khoản nợ của nhiều năm trước chưa thu hồi hết còn tồn đọng lại đến năm nay.
Bên cạnh đó, cũng kể đến nguyên nhân do khách hàng sử dụng số tiền thu được
vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho ngân hàng.
Nếu xét về thời gian thì trong năm này nợ xấu trung hạn vẫn tăng lên với
tốc độ nhanh hơn so với nợ ngắn hạn. Trái ngược với sự tăng lên của nợ xấu
trung hạn thì nợ xấu ngắn hạn lại có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2006 giảm
366 triệu đồng, tương ứng là 18,85%. Nguyên nhân giảm nợ xấu ngắn hạn là do
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 64
ngân hàng đã có biện pháp xử lý nợ xấu ngắn hạn, ngoài ra do các doanh nghiệp
tranh thủ nguồn vốn kịp thời trả nợ và để vay lại.
4.1.2.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế
Bảng 12: NỢ XẤU CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006 so với 2005
2007 so với
2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Nông nghiệp 589 744 257 155 26,32 -487 -65,46
- Chăn nuôi 339 435 227 96 28,32 -208 -47,82
- Trồng trọt 250 309 30 59 23,6 -279 -90,29
2. TM & DV 1.499 1.325 1.711 -174 -11,6 386 29,13
3. Ngành khác 23 80 125 57 247,83 45 56,25
Tổng cộng 2.111 2.149 2.093 38 1,8 -56 -2,606
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Qua bảng nợ xấu trên, ta thấy nợ xấu có xu hướng giảm qua 3 năm. Tuy có
tăng vào năm 2006 khoảng 1,8% nhưng lại giảm 2,6% vào năm 2007. cụ thể vào
từng ngành như sau:
- Nông nghiệp
Chăn nuôi: năm 2006 tăng 96 triệu đồng tương đương 28,32% so với năm
2005, nhưng sang 2007 lại giảm đáng kể khoảng 208 triệu đồng về tuyệt đối,
47,82% về tương đối do năm 2007 người dân đã thích nghi với cúm gia cầm và
phần nào hạn chế được dịch bệnh.
Trồng trọt: vẫn đà tăng vào năm 2006 và giảm mạnh vào năm 2007. Cụ thể
năm 2006 tăng 59 triệu đồng tương đương 23,6%; năm 2007 giảm 279 triệu đồng
là khoảng 90,29% so với 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 người dân được
mùa, giá nông sản tăng cao nên khả năng trả nợ cũng tăng theo.
- Thương mại và dịch vụ: có xu hướng ngược lại so với ngành nông
nghiệp, năm 2006 giảm 174 triệu đồng tương đương 11,6% so với năm 2005, lại
tăng 386 triệu đồng vào năm 2007 là khoảng 29,13% so với 2006. Ngành thương
mại và dịch vụ biến động nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tăng cao giá cả
biến động vụt nhanh làm cho các doanh nghiệp thua lỗ và mất khả năng trả nợ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 65
- Ngành khác: tăng đều qua các năm, năm 2006 tăng 57 triệu dồng tức
khoảng 247,83% so với năm 2005 là khá cao. Năm 2007, tốc độ tăng có giảm
xuống chỉ còn 56,25% tức 45 triệu đồng so với 2006. Nguyên nhân là do ngân
hàng cho vay để xây nhà nên nguồn vốn của ngân hàng cho khách hàng này vay
thu lại rất chậm.
4.2.3 Phân tích thu nhập chi phí của ngân hàng
Bảng 13: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
2006 so với
2005
2007 so với
2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Thu nhập lãi suất 34.565 73.122 98.427 38.557 111,55 25.305 34,61
+ Thu lãi cho vay 24.535 37.589 70.677 13.054 53,2 33.088 88,03
+ Thu phí điều vốn 10.030 35.533 27.750 25.503 254,26 -7.783 -21,9
2. Chi phí lãi suất 30.067 67.765 91.300 37.698 125,38 23.535 34,73
CP trả lãi tiền gửi 30.067 67.765 91.300 37.698 125,38 23.535 34,73
Lợi nhuận 4.498 5.357 7.127 859 19,09 1.770 33,04
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Nhìn chung, lợi nhuận đạt được từ hoạt động tín dụng của ngân hàng liên
tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2005 hoạt động tín dụng đã mạng lại cho ngân
hàng 4.498 triệu đồng lợi nhuận, năm 2006 tăng lên 5.357 triệu đồng, tức tăng
thêm 859 triệu đồng (hay 19,09%) so năm 2005. Trong đó chủ yếu là thu lãi từ
hoạt động cho vay tăng lên từ 24.535 triệu đồng năm 2005 đến 37.589 triệu đồng
năm 2006, đã tăng thêm 13.054 triệu đồng, tương đương 53,2%, còn phần thu phí
điều vốn tăng khá mạnh , khoảng 245,26% so với năm 2005.
Sang năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng lên rất nhanh, đạt
7.127 triệu đồng, tức tăng 1.770 triệu đồng, tương đương 33,04% so năm 2006.
Trong năm này, hai nguồn thu nhập từ lãi suất chủ yếu là thu lãi cho vay có sự
tăng trưởng đáng kể, so với năm trước thu từ lãi cho vay đã tăng thêm 33.088
triệu đồng, tức tăng khoảng 88,03% còn thu từ phí điều vốn giảm nhẹ, giảm
7.783 triệu đồng, tương đương 21,9% so với năm 2006.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 66
Kết quả trên, cho thấy nguồn thu của ngân hàng có sự phân tán, không chỉ
tập trung chủ yếu vào thu lãi cho vay như năm trước, chứng tỏ sản phẩm ngân
hàng rất đa dạng, chất lượng sản phẩm được tăng cao, ngày càng chiếm được
lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên, trong tổng thu nhập lãi suất của ngân hàng
thì thu từ lãi cho vay hàng năm chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 75%, điều này cho
thấy tín dụng hoàn toàn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu ở ngân hàng, đây là
nghiệp vụ có khả năng sinh lời cao, song rủi ro gặp phải cũng rất lớn.
Về chi phí lãi suất, qua mỗi năm đều có sự gia tăng, xuất phát từ nhu cầu
gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đang chịu sự
cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, vì thế rất dể gặp
khó khăn trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó, cơn sốt giá nhà, đất, giá vàng
đang lên cao nên nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi thích đầu tư vào bất động
sản, dự trữ kim loại quý bởi lẽ khả năng sinh lời cao hơn nhiều so với gửi tiền
vào ngân hàng.
Cụ thể, trong năm 2005, chi phí trả lãi tiền gửi là 30.067 triệu đồng, năm
2006 tăng lên 67.765 triệu đồng, tăng thêm 37.698 triệu đồng, tương đương
125,38%. Ta thấy, tỷ lệ tăng lên khá cao, tuy nhiên giảm rõ rệt trong năm 2007,
từ tốc độ tăng 125,38% giảm chỉ tăng 34,73% so năm 2006 do trong năm này
ngân hàng đã có những chiến lược huy động vốn hiệu quả hơn, đã huy động tối
đa lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư như đã phần nào tự chủ
được nguồn vốn của mình, đây cũng chính là điểm mạnh mà ngân hàng cần phải
phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo, tiền trả lãi cao vì phần lớn nguồn
vốn của ngân hàngchủ yếu là vốn huy động được tại địa phương. Với tiền lãi cao
như vậy, cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng hay lợi nhuận từ
hoạt động này. Bên cạnh đó, ngân hàng cần sử dụng nguồn vốn huy động của
mình sau cho có hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập bù đắp
phần chi phí về trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 67
3456530067
4498
73122
67765
5357
98427 91300
7127
0
20000
40000
60000
80000
100000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Hình 11: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
4.3.3 Phân tích các chỉ số tài chính
+ Hệ số thu nợ
Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong cho vay
của ngân hàng, tỷ lệ này thể hiện được khả năng thu nợ của ngân hàng cao hay
thấp, cũng như xem xét khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào. Ta thấy tỷ
lệ này năm 2005 là 96%, năm 2006 là 94,0% và năm 2007 là 79%. Tỷ lệ này
tăng trưởng ở 2 năm đầu và có biểu hiện giảm vào năm 2007.
Bảng 14: CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007
1. Tổng tài sản Triệu đồng 316.129 345.230 458.991
2. Vốn huy động Triệu đồng 299.008 325.287 444.268
3. Doanh số cho vay Triệu đồng 353.761 449.746 693.931
4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 339.420 423.857 552.569
5. Tổng dư nợ Triệu đồng 192.828 228.717 370.079
6. Nợ xấu Triệu đồng 2.111 2.149 2.093
7. Dư nợ bình quân Triệu đồng 176.123 197.453 348.732
8. Hệ số thu nợ % 96 94 79
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 68
9. Tổng dư nợ / Tổng tài sản % 61 66 80
10. Dư nợ trên vốn huy động Lần 1,55 1,42 1,2
11. Nợ xấu trên tổng dư nợ % 0,7 0,6 0,47
12. Vòng vay vốn tín dụng Vòng 1,92 2,14 1,58
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
+ Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Nhìn chung dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn luôn đạt ở mức khá cao. Năm
2005 là 1,55 lần năm 2006 là 1,42%, sang năm 2007 là 1,2%. Hai chỉ tiêu doanh
số cho vay/tổng nguồn vốn, dư nợ/tổng nguồn vốn là hai chỉ tiêu đi liền nhau tỷ
lệ thuận với nhau nên doanh số cho vay tăng hay giảm thì dư nợ cũng tăng hoặc
giảm. Hai chỉ tiêu này luôn đạt ở mức cao cho thấy được sự uy tín của ngân
hàng, hai tỷ lệ này cao chứng tỏ có nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân
hàng. Điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Tổng dư nợ/Tổng tài sản
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, đồng thời
giúp xác định qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ bảng số liệu trên
cho thấy, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản rất cao (61%) nhưng sang năm 2006
lại có khuynh hướng tăng giảm bất thường, do tốc độ tăng của tổng tài sản lớn
hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ tại ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2007, tỷ lệ
này có khuynh hướng tăng lên từ 66% lên đến 80% kết quả trên cho thấy trong
100 đồng tài sản thì ngân hàng có thể cho vay trên 80 đồng. Đây là sự thành công
trong công tác sử dụng tài sản, cũng như sự nổ lực rất lớn của ngân hàng suốt
thời gian qua trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Thực tế trong ba năm qua, dư nợ luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của
ngân hàng, điều này rất hợp lý, bởi vì đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay,
hoạt động dịch vụ phát triển không nhiều, cho vay luôn là nghiệp vụ mang lại lợi
nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác hiệu
quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ta cần xét thêm tỷ số nợ xấu trên tổng dư
nợ, nhằm hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng trong thời gian
qua.
+ Dư nợ/Vốn huy động
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 69
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nhìn
chung 3 năm qua ngân hàng khai thác khá triệt để nguồn vốn huy động của mình,
biểu hiện là chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1. Năm 2005 chỉ tiêu này giảm
từ 1,55 lần xuống 1,42 lần, điều này không có nghĩa là ngân hàng chưa khai thác
triệt để nguồn vốn huy động của mình, mà do doanh số thu nợ tăng lên, làm cho
tốc độ tăng của dư nợ trong năm không theo kịp tốc độ tăng của nguồn vốn huy
động, so với năm trước thì ngân hàng huy động vốn tốt hơn.
Sang năm 2007, chỉ số này vẫn giảm 1,2 lần, mặc dù vốn huy động không
ngừng tăng lên nhưng dư nợ lại giảm. Nếu ngân hàng duy trì tình trạng này thì
ngân hàng sẽ không lo sợ về vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay khách
hàng, tuy nhiên chỉ một mức giới hạn nào đó vì nếu chỉ số này quá thấp thì có
nghĩa là khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng thấp, điều này làm
giảm lợi nhuận, nguồn vốn ngân hàng huy động được dư thừa so với nhu cầu vay
của khách hàng.
+ Nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như khả năng
thu hồi nợ của ngân hàng, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
Qua số liệu thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 3 năm đều
giảm. Cụ thể, trong năm 2005 chất lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt, tỷ
trọng nợ xấu trên dư nợ chỉ đạt 0,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức giới hạn của
hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều
cũng như của toàn ngành, và tiếp tục giảm trong 2 năm tiếp theo. Nhìn chung thì
nợ xấu qua các năm vẫn nằm trong mức giới hạn cho phép là 2% của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, 5% của ngân hàng
Trung Ương. Điều đó cho thấy, chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng có
xu hướng giảm qua các năm.
Đánh giá chung, qua quá trình phân tích cho thấy hoạt đông tín dụng tại
ngân hàng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tốt đẹp, qui mô tín dụng
ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng luôn được đảm bảo. Tuy
nhiên, tổng nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng lên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 70
do đó đã có phần nào đi ngược với tình hình chung ngân hàng.
+ Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu
tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm). Qua bảng số liệu trên, ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng diễn ra
khá tốt, năm 2005 đạt 1,92 vòng, sang năm 2006 đồng vốn của ngân hàng được
quay vòng nhanh hơn so với năm 2005, đạt khoảng 2,14 vòng, nguyên nhân là do
doanh số thu nợ tăng lên rất nhanh trong khi dư nợ bình quân trong năm lại giảm.
Sang năm 2007 vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm nhưng trong
trạng thái tốt, chỉ đạt 1,58 vòng. Do trong năm này, dư nợ bình quân đã tăng khá
cao so với năm 2006, có thể nói là đạt cao nhất trong 3 năm vừa qua, cùng lúc đó
doanh số thu nợ cũng có sự gia tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nơ không
thể theo kịp tốc độ tăng của dư nợ bình quân, chính vì thế vòng quay vốn tín dụng
của ngân hàng có khuynh hướng chậm lại so với năm trước.
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO
VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU
5.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 71
Qua phân tích về tình hình huy động và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều trong giai đoạn 2005
đến 2007 ta có thể nhận thấy được một số vấn đề sau:
5.1.1. Ưu điểm
- Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, doanh số cho vay Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều đã tăng qua các năm,
đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thị trường. Doanh số cho vay ở năm sau luôn
tăng cao hơn so với năm trước.
- Song hành cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là sự tăng
trưởng của tổng dư nợ tín dụng. Tổng dư nợ tăng trung bình hằng năm trên 13%.
Tuy nhiên, vẫn được kiểm soát chặt chẽ để đây không phải là mức tăng trưởng
tín dụng nóng.
- Có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thấp. Ngân hàng đã luôn duy trì
một khoản dự phòng để bù đắp rủi ro.
- Có chính sách cho vay hợp lý, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động
thực tế; tôn trọng quyền tự quyết của Ban Giám đốc, đảm bảo mục tiêu quản lý
rủi ro tín dụng.
- Có quy trình tín dụng khá chặt chẽ, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viên tín dụng.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều đã
chuyển dịch cơ cấu danh mục cho vay, tăng tỷ trọng cho vay thương mại và dịch
vụ, giảm tỷ trọng cho vay nông nghiệp, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ
trọng cho vay trung hạn.
- Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng
thương mại trong thời gian qua được sữa đổi rất nhiều tạo hành lang pháp lý
tương đối ổn định cho ngân hàng.
- Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ và năng lực cao, nhiệt tình trong
công việc, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được sự chỉ đạo của cấp trên, tập thể
có tinh thần đoàn kết trong công việc.
5.1.2. Những tồn tại
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 72
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác tín dụng nêu trên, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều còn gặp phải
một số vướng mắc sau:
- Tốc độ tăng tín dụng nhanh nhưng kèm theo nó là tốc độ gia tăng nợ xấu
cũng nhanh, nhanh nhiều hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng; điều này dể làm rủi ro
tín dụng cho ngân hàng nếu không có giải pháp phòng ngừa hợp lý.
- Tỷ trọng cho vay ngắn hạn khá cao, kèm theo đó là tỷ lệ nợ xấu đối với
các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong nợ xấu.
- Thay đổi trước những biến động của ngân hàng còn chậm, do phải chờ
công văn của ngân hàng cấp trên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa cho phép ngân hàng đáp
ứng hết các nghiệp vụ một cách thuận lợi.
5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
VÀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU
5.2.1. Giải pháp chung
Triển khai kịp thời các văn bản có liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài
chính, thi đua của ngân hàng cấp trên về định hướng, mục tiêu và giải pháp kinh
doanh đến từng cán bộ công nhân viên nhằm quán triệt tốt, thực hiện hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Cần có chính sách lãi suất phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của người nông
dân, chính sách bảo hiểm cho nông dân khi gặp thiên tai bão lụt một mặt giúp
nông dân tin vào ngân hàng một mặt tạo được nguồn thu nhập cho ngân hàng
thông qua việc thu phí bảo hiểm tiền gởi hoặc tiền vay.
Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra sẽ làm tăng thêm độ tin cậy cho
khách hàng trong quan hệ với ngân hàng, tạo sự lành mạnh về tài chính. Tích cực
tăng thu ngoài tín dụng, không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tài chính
tiền tệ, nghiên cứu và tiếp tục triển khai một số dịch vụ như cho thuê, tư vấn,
kinh doanh vàng, kiều hối…
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin… vừa hỗ trợ tốt cho cán bộ ngân hàng, vừa tạo được mặt ngoài đáng tin cậy,
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 73
tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng họ sẽ nghĩ ngân hàng làm ăn có hiệu quả
nên yên tâm đầu tư.
Đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, tiếp tục phát động thi đua đối với các
phong trào do Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam phát động và phát động những
đợt thi đua ngắn ngày theo từng lĩnh vực cụ thể.
Tổ chức những cuộc thi về kiến thức ngân hàng nhằm giúp các nhân viên
cũng cố lại kiến thức cũng như bổ sung thêm kiến thức nhằm nâng cao khả năng
phục vụ của từng nhân viên.
Quan tâm giáo dục cán bộ, công nhân viên chức về tinh thần phục vụ và
thái độ trong giao dịch với khách hàng, góp phần hoàn thiện văn hoá ngân hàng
tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng.
Tiết kiệm chi phí:
- Về các khoản vật chất như nhà cửa, trang thiết bị máy móc cần được
bảo quản cẩn thận tránh những hư hỏng đáng tiếc làm tăng chi phí sữa chữa.
- Bố trí nhân sự hợp lý đúng người, đúng việc nhằm làm giảm thiểu
những khoản chi lương không hợp lý. Để làm được điều này đòi hỏi sự khéo léo
trong công tác lựa chọn và bố trí nhân sự của những nhà quản trị ngân hàng.
- Bên cạnh đó, bản thân mỗi cán bộ công nhân viên phải biết tiết kiệm
văn phòng phẩm, điện thoại…
Có thể nói trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc giảm
bớt chi phí hoạt động là rất cần thiết, nó góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
Trong khi chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay ngân hàng không chủ động được thì
việc tiết kiệm từng khoản chi phí nhỏ nói trên là hoàn toàn cần thiết.
5.2.2. Một số giải pháp về huy động vốn
Với lợi thế tiềm năng của Cần Thơ về nguồn vốn nhàn rỗi nên cần khai thác
triệt để tối đa nguồn vốn này đối với những khách hàng truyền thống lâu nay, đối
với hộ kinh doanh mua bán, hộ có thu nhập thường xuyên và nhất là những hộ có
thân nhân Việt kiều vận động chuyển và gửi tiền vào ngân hàng.
Vận động tuyên truyền quãng cáo bằng nhiều hình thức như đọc trên đài
truyền thanh, treo pano áp phích kể cả tuyên truyền bằng miệng nhằm giải thích
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 74
thêm về các thể thức và lãi suất gửi tiền. Đồng thời vận động những hộ nhận tiền
giải phóng mặt bằng chưa có nhu cầu sử dụng gửi tiền vào ngân hàng. Tiếp tục
phát huy các chương trình khuyến mãi bằng vật chất có hiệu quả trong thời gian
qua như xổ số, trúng vàng…
Giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể đến từng cán bộ công nhân viên hàng
tháng và quý có bình xét cụ thể để làm cơ sở xét thi đua.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn sao cho các hình thức mới này
phải thỏa mãn được các điều kiện sau:
+ Nhanh chóng và tiện lợi: nghĩa là bất cứ lúc nào khách hàng có nhu
cầu ngân hàng có thể chi trả ngay, không mất nhiều thời gian.
+ Tính kinh tế cao: phải thõa mãn mục tiêu lợi ích của khách hàng, đáp
ứng các cơ hội kinh doanh.
Mở thêm các dịch vụ thanh toán hộ cho khách hàng và các tổ chức trên địa
bàn như trả tiền điện nước, điện thoại… vừa tranh thủ được nguồn thu dich vụ
vừa tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng có thể đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới thu hút khách
hàng như khách hàng có thể gửi tiền một lần rút nhiều lần, gửi nhiều lần rút một
lần, gửi nhiều lần rút nhiều lần với một số tiền vào các khoảng thời gian đã được
thỏa thuận.
Trong công tác huy động vốn thì lãi suất huy động là vấn đề quan trọng
hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, với tình trạng lạm phát của nền kinh tế cần
có chính sách lãi suất hấp dẫn phù hợp trong từng thời kỳ và từng mục tiêu kinh
doanh, không được thấp hơn hay quá cao so với các ngân hàng khác và phải nằm
trong khung lãi suất quy định của Ngân Hàng Nhà Nước. Áp dụng chính sach ưu
đãi đối với khách hàng có số tiền gửi lớn và thường xuyên.
5.2.3. Một số giải pháp về tín dụng
Qua thực tế về phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều trong ba năm qua nợ xấu vẫn phát
sinh và tăng qua các năm. Đây là một điều hiển nhiên vì bất cứ một khoản cho
vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Tuy nhiên,
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, tỷ lệ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 75
nợ xấu trên tổng dư nợ vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp. Đây là kết quả của việc ngân
hàng đã thực hiện tốt công tác cho vay; chính sách tín dụng thay đổi phù hợp với
tình hình thực tế của nền kinh tế và những thay đổi của các văn bản pháp luật;
thực hiện tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình cho
vay; đội ngũ cán bộ đã từng bước tự hoàn thiện, học hỏi nâng cao trình độ học
vấn và hiểu biết xã hội.
Nhưng thực trạng nợ xấu vẫn phát sinh và tồn tại ở bất cứ đơn vị cho vay
nào. Do đó, làm thế nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách thấp
nhất.
Trong bối cảnh nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ngày
càng tăng, để nâng cao được chất lượng, đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng
thì cần phải có nhiều biện pháp được thực hiện đồng bộ. Sau đây, em xin đưa ra
một số biện pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ tín dụng, phòng ngừa rủi ro.
+ Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả
* Tìm kiếm thị trường để mở rộng thị phần
Giữ cho được thị phần của thị trường truyền thống (hay còn gọi thị trường
tốt) bằng cách tăng vốn đầu tư, ưu tiên lãi suất, giảm bớt thủ tục trong cho vay.
Tập trung các hộ sản xuất giỏi, chú trọng đầu tư chiều sâu tăng mức cho vay đối
với những dự án có hiệu quả khả thi, thực hiện cho vay mô hình kinh tế tổng
hợp. Tìm kiếm, cạnh tranh ở các thị trường mới bằng cách tiếp thị quảng cáo về
các hoạt động và dịch vụ của ngân hàng mình.
* Phân loại khách hàng truyền thống, tìm kiếm các khách hàng mới để mở
rộng tín dụng
Đối với các loại khách hàng mới các ngân hàng cần phải tìm kiếm để cho
vay, tuy nhiên việc nhận diện loại khách hàng này phải dựa vào những yếu tố ban
đầu cần thiết:
- Tư cách người vay (thông qua tri thức tính nết của họ khi tiếp xúc).
- Phương án vay vốn.
- Tài sản đảm bảo tiền vay (dự phòng để xử lý nợ khi có vấn đề).
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 76
* Mở rộng đối tượng vay vốn theo cơ chế cho phép: theo quyết định
1627/02/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép
các tổ chức tín dụng được mở rộng các đối tượng vay vốn, chỉ trừ những đối
tượng mà luật pháp cấm – đã tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương
mại mở rộng tín dụng của mình, tuy nhiên để mở rộng tín dụng cho các đối
tượng mới cần phải thận trọng trong việc đánh giá thẩm định phương án vay vốn
và giá trị tài sản đảm bảo tiền vay để tránh rủi ro sau này.
* Mở rộng mạng lưới từng bước đưa ngân hàng về gần khách hàng
Các chương trình dự án cần tập trung cho vay như: cho vay chuyển đổi
giống mới, cải tạo vườn tạp, khôi phục chuyển đổi vườn cây có giá trị kinh tế
cao, phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản, cho vay phát triển ngành
nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp như đan thảm, chiếu lát, gạch ngói, gốm
sứ…
Đối với ngành nông nghiệp: đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của
khách hàng, đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp tiếp cận đầu tư mở rộng sản
xuất. Kiên quyết từ chối cho vay các dự án phương án qua thẩm định xét thấy
hiệu quả không chắc chắn.
Trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp khách hàng chủ yếu là nông dân và
hộ sản xuất nông nghiệp đó là những người trực tiếp lao động nên việc cải tiến
thủ tục cho vay cũng như phong cách làm việc là hết sức cần thiết.
* Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ tín dụng, đào tạo để nâng
cao trình độ cho đội ngũ làm công tác này nhất là trong việc thẩm định dự án
đầu tư
Đánh giá năng lực quản lý của từng cán bộ tín dụng dựa trên cơ sở thâm
niên, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ thành thạo công việc làm cơ sở cho việc
giao chỉ tiêu thực hiện cũng như có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ cán bộ tín dụng cả đức lẫn tài.
5.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 77
Trên cơ sở phân loại khách hàng, duy trì khách hàng truyền thống có quan
hệ tín dụng lâu năm và trả nợ sòng phẳng, hạn chế và loại bỏ dần khách hàng có
quan hệ xấu.
Đối với cho vay có tài sản thế chấp, ngân hàng không nên xem việc thế
chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu xét mục đích vay có mang lại hiệu
quả không, xem xét khả năng trả nợ từ hiệu quả kinh tế của mục đích đó.
Ngân hàng cần tăng cường thu thập thông tin về tình hình tài chính của
khách hàng nhất là đối với những khách hàng là doanh nghiệp. Phát huy hiệu quả
của các dự án đã cho vay, rút ra những mặt hạn chế khắc phục, bổ sung cho hoàn
chỉnh, nhất là các dự án phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong lĩnh vực
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Đồng thời phối
hợp với các ngành có liên quan xây dựng các dự án cho vay mới, chủ yếu là đầu
tư cho việc thay đổi giống cây trồng, vật nuôi để sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu.
Nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng nhưng phải đi đôi với
ngăn chặn nợ xấu phát sinh bằng cách tăng cường công tác thẩm định trước,
trong và sau khi cho vay: kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi phát tiền vay, kiểm
tra trong quá trình sử dụng tiền vay cho đúng mục đích, kiểm tra kết quả sản xuất
kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời hạn tiêu thụ và thanh toán sản
phẩm để đôn đốc thu nợ, thu lãi. Thực hiện công việc này còn nhằm phát hiện
kịp thời những thiếu sót và tiêu cực có thể xảy ra, từ đó có biện pháp chỉnh sửa
để đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp.
Xét cho vay và theo dõi chặt chẽ món vay là điều cần thiết nhưng bên cạnh
đó ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng việc phân tán khách
hàng để tránh rủi ro, thực hiện đầu tư vào các mục đích kinh doanh khác nhau,
thường xuyên tuyên truyền những kiến thức về pháp luật đặc biệt là về quyền
được vay vốn cũng như trách nhiệm phải trả nợ…
Hàng tháng, quý trên cơ sở phân tích chất lượng nợ của từng địa bàn có
giao chỉ tiêu cụ thể về việc giảm dần nợ xấu, nợ kém tiêu chuẩn. Cán bộ tín dụng
phải nắm sát và phân loại theo từng dạng hộ, nắm từng thời điểm có nguồn thu
để bám sát thu hồi đảm bảo theo kế hoạch giao. Từ đó làm cơ sở đánh giá mức
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 78
độ hoàn thành công việc, năng lực công tác của từng cán bộ tín dụng trên từng
địa bàn được phân công để luân chuyển địa bàn hợp lý.
Thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện, các buổi báo cáo kinh nghiệm,
các cuộc hội thảo chuyên đề về tín dụng như thảo luận về các văn bản Luật, dưới
Luật có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ thường áp dụng trong hoạt động tín dụng.
Đánh giá khả năng quản lý nợ ở mỗi cán bộ tín dụng, phải gắn việc tăng trưởng
tín dụng với mức an toàn của vốn vay.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Thực hiện phương châm “thành công của khách hàng là thành công của
ngân hàng” thì trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chi nhánh Ninh Kiều trên cơ sở bám sát mục tiêu, những giải pháp cụ thể
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 79
của ngân hàng về hoạt động kinh doanh đã đạt được những thành công nhất định
góp phần vào sự phát triển chung của thành phố. Cụ thể:
Về nguồn vốn: ngân hàng đã thu hút lượng vốn đáng kể từ tiền gửi thanh
toán, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Tuy chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng do đây là loại tiền gửi không ổn định, mục đích chính
của người gởi tiền không nhằm sinh lời mà xem ngân hàng là nơi cất hộ tiền
nhằm giảm bớt rủi ro.
Ta thấy, qua 3 năm liền tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao 60 – 80%
tổng nguồn vốn huy động. Loại tiền gửi này giảm trong 3 năm do Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều năm 2006 ban lãnh
đạo ngân hàng đã cho phát hành 3 đợt kỳ phiếu trả lãi trước để cung ứng kịp thời
cho sản xuất kinh doanh kỳ hạn 7 tháng và 13 tháng với mức lãi suất tương ứng
0,7% và 0,71% nên dã thu hút khá mạnh người dân. Tuy nhiên để đạt được tăng
trưởng cao hơn ngân hàng đã có được các định hướng sau:
- Tiền gửi có kỳ hạn được chia theo những khoảng thời gian khác nhau như
1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và lớn hơn 12 tháng nó rất
thuận tiện cho việc lựa chọn hình thức gửi tiền.
- Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 2006, 2007 liên tục tăng. Cuộc sống người dân
đã khấm khá và đặc điểm sống của người dân Cần Thơ nói riêng và các tỉnh Nam
Bộ nói chung họ ưa thích lãi suất cao và đa số khi gửi tiền vào ngân hàng họ đã
có cuộc sống ổn định.
- Để thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, ngân hàng đã đưa ra
một chiến lược mới, cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn, với
điều kiện là khách hàng được hưởng lãi suất có kỳ hạn thấp hơn hay lãi suất
không kỳ hạn nếu khách hàng đã gửi tiền được một khoảng thời gian nhất định.
Khách hàng rất yên tâm và ưa thích loại tiền gửi này.
- Sự phục vụ ân cần tận tình của cán bộ công nhân viên và cùng với nhiều
hình thức khuyến mãi ngân hàng đã thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh
đến giao dịch.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được cùng với nguồn vốn vay thêm từ
ngân hàng cấp trên và các tầng lớp dân cư thông qua phát hành các loại giấy tờ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 80
có giá ngân hàng – thu hút khá nhiều vốn trong 3 năm - đã đầu tư cho vay vào
các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chú trọng mở rộng đầu tư trong lĩnh vực
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, thu mua,…
góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo định hướng đã đề ra. Đặc biệt, chính nhờ những đồng vốn này mà
nhiều hộ nông dân đã có điều kiện đầu tư và mở rộng sản xuất, giải quyết việc
làm, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo, có tích lũy, có cơ hội vươn lên
làm giàu chính đáng.
Từ những hiệu quả của hai hoạt động huy động và cho vay là cơ sở cho
việc ngân hàng tăng được lợi nhuận qua các năm, cụ thể là qua ba năm vừa phân
tích năm 2005, năm 2006, năm 2007.
Bên cạnh đó, để đánh giá đúng hiệu quả huy động và cho vay của ngân
hàng ngoài việc phân tích dư nợ và nợ xấu thì các chỉ số tài chính cũng được đề
cập đến cụ thể là dư nợ/tổng nguồn vốn; tổng dư nợ/tổng tài sản; vòng quay vốn
tín dụng; dư nợ/vốn huy động đều ở tỷ lệ tốt qua các năm. Điều này cho thấy
ngân hàng hoạt động có hiệu quả qua 3 năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đều giảm
qua 3 năm cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có những chuyển biến tốt
đẹp.
6.2. KIẾN NGHỊ
+ Với ngân hàng
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh Ninh Kiều, em luôn nhận thấy sự tất bật làm việc nhiệt tình, tận tụy
trong công việc của toàn thể nhân viên ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động
tín dụng vẫn là hoạt động chính, là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều nói riêng. Do đó, công tác nâng cao
chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình
hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thực hiện điều này em xin đề xuất một vài
kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh
Kiều như sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 81
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm đều đạt kết quả rất tốt.
Tuy nhiên, ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập
và giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong những năm tới ngân hàng cần cố
gắng hơn nữa để giữ vững kết quả đạt được, đồng thời phát huy tích cực những
mặt mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường và phục vụ ngày càng tốt
hơn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế nước nhà.
- Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, để nguồn vốn huy động của
ngân hàng ngày càng tăng và chiếm thị phần nhất định trong tổng huy động trên
địa bàn thì ngân hàng cần có những hướng đi đúng đắn, có những biện pháp tích
cực hữu hiệu hơn trong công tác huy động vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh
doanh cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Cần có giải pháp tốt để mở rộng thị
phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như: mở rộng mạng lưới giao dịch
một phần tạo thế cạnh tranh, một phần giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn, mặt
khác tạo uy tín và nâng cao chất lượng cho ngân hàng.Đẩy mạnh việc thanh toán
không dùng tiền mặt, trả lương qua thẻ và các dịch vụ ngân hàng như
phonebanking, internetbanking, thanh toán tiền điện nước, điện thoại qua ngân
hàng. Đẩy mạnh việc tiếp thị ngân hàng.
- Qua số liệu 3 năm cho thấy nguồn vốn khác luôn luôn biến động, do đó
ngân hàng cần có biện pháp để tạo ra nguồn vốn ổn định nhằm đảm bảo phục vụ
tốt và kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động (vốn huy động của ngân hàng
chủ yếu là trung và dài hạn) cho vay ngắn hạn trong điều kiện lãi suất thấp so với
các ngân hàng khác trong điều kiện lạm phát như hiện nay sẽ có khả năng ảnh
hưởng phần nào đến lợi nhuận của chi nhánh ngân hàng năm 2008, bởi các khoản
đầu tư ngắn hạn luôn mang lại lợi nhuận thấp hơn đầu tư trung hạn. Chính vì thế
ngân hàng cần chú trọng hơn trong công tác tìm kiếm và đầu tư vào các dự án
trung hạn một cách có hiệu quả nhằm cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn
vốn trung hạn.
Với tốc độ tăng nợ xấu như trên ngân hàng cần có biện pháp khắc phục
hiệu quả nhất, nhằm làm giảm nợ xấu góp phần làm tăng chất lượng tín dụng của
ngân hàng, nhất là phải có biện pháp hữu hiệu đối với khoản nợ xấu trung hạn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 82
Ngân hàng cần có sự chú ý hơn trong việc sử dụng vốn cho vay để cải thiện tình
hình thu nợ cho năm 2008.
Tóm lại, trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của khách hàng luôn tăng
trưởng nhưng ngân hàng vẫn chưa sử dụng triệt để nguồn vốn này. Do đó, trong
thời gian tới ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến tình hình cho vay nhằm giúp
cho ngân hàng luôn cân đối được hoạt động kinh doanh của mình.
Điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn
công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách
hàng,… để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu phù hợp với mục tiêu của ngân hàng đề ra là
ngày càng giảm nợ xấu, đồng thời năng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng của
ngân hàng. Bên cạnh đó, trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn
nữa điểm mạnh của mình để huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn
cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng của ngân hàng, xứng đáng là một trong những ngân hàng
quốc doanh lớn nhất trên địa bàn Cần Thơ. Do đó, trong định hướng sắp tới của
ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có
những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giúp gia tăng
doanh số thu nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng.
+ Đối với Nhà Nước
- Ngân hàng Nhà Nước cần rà soát lại văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ,
không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính hợp
lý cao.
- Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các doanh nghiệp, các công ty
để phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của các doanh
nghiệp và các công ty đó.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của thị trường mua bán nợ, thị
trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu, phòng ngừa và phân tán rủi ro tín
dụng; cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 83
triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc
cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép
các tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập
dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo nợ “trong hạn” và
“quá hạn” là không hợp lý mà cần phải được tính toán theo mức độ rủi ro của
khoản vay.
- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh
tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá
khách hàng, chu trình đầu tư một cách thích đáng.
- Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu
xảy ra tranh chấp thì sử dụng lực dân sự, không nên hình sự hóa các quan hệ tín
dụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức
tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín
dụng theo đúng pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Thái Văn Đại (2007). Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại,
trường đại học Cần Thơ.
2) Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2007). Bài giảng quản trị ngân hàng
thương mại, tủ sách trường đại học Cần Thơ.
3) Lâm Phước Hậu (2006). Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, luận văn tốt nghiệp,
trường đại học Cần Thơ.
4) Trần Văn Hưởng (2006). Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay hộ
nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần nông nghiệp Miền Tây, luận
văn tốt nghiệp, trường đại học Cần Thơ.
5) Nguyễn Thị Hồng Yến (2006). Phân tích hoạt động tín dụng và các biện pháp
nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Quận Ninh Kiều, tiểu luận tốt nghiệp, trường đại học Cần Thơ.
6) Thời báo Kinh tế VN (2006). Mở cửa cho Ngân hàngnước ngoài đến đâu.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều.pdf