- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015 không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
- Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, vực dịch vụ tăng 6,98%.
- Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu vực dịch vụ chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04% (Cơ cấu tương ứng của năm 2015 là: 17,00%; 33,25%; 39,73%; 10,02%).
12 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm dựa theo những chỉ tiêu cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA MARKETING
BÀI TẬP CÁ NHÂN
NHẬP MÔN KINH DOANH
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG 5 NĂM DỰA THEO NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Vinh
Mã sinh viên: 171123028156
Lớp: 43K28
Đà Nẵng, tháng 08 năm 2018.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 5 năm 2013-2017
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu đạt mức tăng trưởng khả quan. Hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dùng tăng lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng những thay đổi về địa chính trị, chính sách thương mại của một số nước lớn đang là những thách thức đối với kinh tế nước ta. Ở trong nước, bên cạnh các vấn đề tồn tại của nền kinh tế như chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, sự sụt giảm của ngành khai khoáng, cùng với giá thịt lợn giảm mạnh, thiên tai, bão, lũ liên tiếp xảy ra tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và thách thức mục tiêu tăng trưởng năm 2017 của cả nước.
Cùng nhìn lại chặng đường 5 năm nền kinh tế đối mặt với những thách thức dần dần ổn định.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SẢN PHÂM TRONG NƯỚC GDP
2013:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012 thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, khu vực dịch vụ tăng 6,56%. Như vậy mức tăng trưởng năm 2013 chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3%
2014:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.
-Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, khu vực dịch vụ tăng 5,96.
Về cơ cấu nền kinh tế tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38%.
2015:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, tăng trưởng cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm 2013, 2014 cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét.
Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, khu vực dịch vụ tăng 6,33.
Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%.
Hình 1: Tốc độ tăng GDP qua các năm
2016:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015 không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, vực dịch vụ tăng 6,98%.
Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu vực dịch vụ chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04% (Cơ cấu tương ứng của năm 2015 là: 17,00%; 33,25%; 39,73%; 10,02%).
2017:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016 vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2013- 2015,
Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, khu vực dịch vụ tăng 7,44.
Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiếm 41,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,00% (Cơ cấu tương ứng của năm 2016 là: 16,32%; 32,72%; 40,92%; 10,04%).
Hình 2: Du lịch Việt Nam qua các năm.
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
CÁN CÂN NSNN
Hình 3: Thu chi NSNN qua các năm.
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI
Có thể thấy nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh về cả đăng kí lẫn giải ngân.
Hình 4: Vốn đầu tư FDI qua từng năm.
LẠM PHÁT CƠ BẢN
Lạm phát dần được kiểm soát tốt giúp kinh tế vĩ mô ổn định
Hình 5: Đồ thị lạm phát cơ bản qua từng năm.
THIỆT HẠI DO THIÊN TAI BÃO LŨ
Thiệt hại do thiên tai gây ra càng nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế
Hình 6: Ảnh hưởng của thiên tai qua các năm.
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Nền kinh tế càng năng động nhờ sự thành lập và quay lại của không ít doanh nghiệp.
Hình 7: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Với nhiều thách thức lớn với lạm phát tăng cao, tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ và đầu tư công giảm, đầu tư nước ngoài chững lại do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như vậy tuy nhiên kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế lớn được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế và đang có xu hướng giảm dần. Trong khi khủng hoảng kinh tế, vấn đề nợ công lan tràn thì nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới gần 6%. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng còn thấp và còn nhiều tồn tại trong nền kinh tế. Cụ thể là lạm phát lên tới gần 20% gây kìm hãm nền kinh tế. Lạm phát kéo theo sự tăng về lãi suất. Một cuộc chạy đua về lãi suất giữa các ngân hàng đã đẩy lãi suất đầu vào lên gần 19% và lãi suất đầu ra có khi đạt mốc 25% gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tỉ giá hối đoái chính thức và phi chính thức chênh lệch khá lớn và Ngân hàng Nhà nước đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để điều tiết. Ngoài ra còn có vấn đề hệ thống ngân hàng, nợ xấu, tái cơ cấu nền kinh tế, giá vàng, thị trường chứng khoán, bất động sảnl còn rất nhức nhối trong nền kinh tế Việt Nam những năm vừa qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam qua các năm giai đoạn 2013- 2017 Trang thông tin tổng cục thống kê:
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18668
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=16174
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507
https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843
Những con số thú vị của kinh tế Việt Nam 5 năm qua cafef
Kinh tế Việt Nam năm 2017 qua những con số:
https://news.zing.vn/kinh-te-viet-nam-2017-qua-nhung-con-so-post807606.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_vn_5_nam_0899_2068669.docx