Luận văn Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ Thanh Long ở huyện Chợ gạo -Tiền Giang

Hổ trợ xuất khẩu bằng cách cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên địa bàn được vay vốn ưu đãi, đồng thời tăng nguồn vốn tín dụng hàng năm cho các doanh nghiệp để bảo đảm việc thu mua thanh long kịp thời, đúng thời vụ, nhất là thời điểm thu hoạch rộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng thanh long trên địa bàn có điều kiện tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay để phát triển hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long.

pdf88 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ Thanh Long ở huyện Chợ gạo -Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người dân. Theo bảng phân tích thì khi 1 đồng thuốc tăng lên sẽ làm giảm 0,04 đồng lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên ta cũng cần sử dụng thuốc sao cho an toàn cho người sử dụng đúng theo chương trình trái cây sạch đang khuyến khích nông dân làm theo.  Chi phí điện: Chi phí điện ảnh hưởng đến sản lượng thanh long nên cũng tác động rất lớn đến lợi nhuận. Theo kết quả của mô hình thì khi ta tăng 1 đồng chi phí điện thì lợi nhuận sẽ giảm 0,10 đồng. Vì khi chúng ta xông không đạt cây không ra hoa thì phải xông lại cho đến khi cây ra hoa, quá trình xông đi xông lại góp phần làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận một cách đáng kể. Do đó, chúng ta nên chú ý đến cách thức xông đèn sao cho hiệu quả nhất.  Chi phí lao động gia đình: Khi ta tăng 1 đồng chi phí lao động gia đình sẽ làm giảm 0.38 đồng lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi.  Chi phí lao động thuê mướn: khi ta tăng 1 đồng lao động thuê mướn thì sẽ làm tăng 0,03 đồng lợi nhuận của người nông dân, nếu các yếu tố khác không đổi, vì vườn thanh long cũng rất cần sự chăm sóc của công làm khi vào vụ. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 43  Chi phí khác: Đây là chi phí phát sinh khi chúng ta sản xuất thanh long. Theo kết quả mô hình hồi quy thì khi tăng 1 đồng chi phí này lên thì lợi nhuận sẽ giảm 0,13 đồng, nếu các yếu tố khác không đổi. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 44 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI – THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG HUYỆN CHỢ GẠO – TIỀN GIANG 4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG Ở HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG. 4.1.1 Điểm mạnh. - Điều kiện tự nhiên của huyện khá thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây thanh long, nếu được cung cấp đủ nước, điện, đầu tư thâm canh tốt thì thanh long cho năng suất và chất lượng cao. - Cây thanh long được trồng ở hầu hết các xã trong huyện, diện tích trồng thanh long trong những năm gần đây tăng khá nhanh, đã và đang hình thành vùng trồng tập trung gồm 9 xã: Quơn Long, Tân Bình Thạnh, Mỹ Tịnh An, Đăng Hưng Phước, Thanh Bình, Tân Thuận Bình, Long Bình Điền, Lương Hòa Lạc, Song Bình. - Thanh long là cây dễ trồng nên nông dân có khả năng tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, rất quan tâm đến các lớp tập huấn nhằm phục vụ quá trình sản xuất thanh long sao cho tốt hơn. - Có nhiều thương lái trong vùng trồng thanh long. - Đã có hợp tác xã thanh long Quơn Long. 4.1.2. Điểm yếu. - 100% hộ chưa có hình thức liên kết, tiêu thụ sản phẩm. - Hầu hết các vườn thanh long dang cho thu hoạch của huyện trồng cách đây 5 – 10 năm và trồng bằng phương pháp trụ sống nên thường cho năng suất và chất lượng thấp. Qua điều tra cho thấy, có tới 50 – 50 % số hộ trồng thanh long có nhu cầu cải tạo vườn thanh long hoặc đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng hiệu quả sản xuất. Nhưng do nguồn vốn tự có của hộ dân có hạn, nhất là các hộ nghèo, nên đến nay điện tích thanh long đã cải tạo trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ thấp. Trong khi cơ chế cho vay để cải tạo vườn thanh long còn nhiều hạn chế dẫn đến ách tắc hoặc cho vay không đủ để cải tạo vườn do chưa có phương thức kinh doanh khả thi, tài sản thế chấp không đủ. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 45 - Kỹ thuật cho thanh long trái vụ chưa tốt, chưa rải vụ, nhiều khi thanh long vào chính vụ ế ẩm, hiệu quả trồng chưa cao. - Toàn huyện mới có 1 kho lạnh để bảo quản nhưng hoạt động chưa tốt, chưa gần các vụ thu mua lớn, do vậy các vựa này thường phải thuê kho bảo quản ở TP. Hồ Chí Minh đẩy giá thành thanh long lên cao. - Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện nhìn chung là tốt, thông suốt nhưng chưa cho phép những xe container có trọng tải lớn vào lấy hang, đường điện đa phần là trung thế 1 pha, hạn chế cho việc đầu tư xây dựng kho lạnh. Nguồn nước mặt dồi dào nhưng chưa có nhà máy cung cấp nước sạch do vậy việc rửa thanh long đóng gói gặp nhiều hạn chế. - Thanh long Chợ Gạo nói chung, cả nước nói riêng chưa có nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. - Chủng loại thanh long Việt Nam không đa dạng, giá thành cao, chất lượng trái không đồng đều và tiêu chuẩn vệ sinh còn kém. Rất nhiều người tiêu dùng EU đánh giá thanh long Việt Nam không ngọt và không mùi vị, giá thành cao gấp đôi so với các loại trái cây khác, hình thức trái đơn điệu và màu vỏ không được tươi. 4.2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG Ở HUYỆN CHỢ GẠO – TIỀN GIANG. 4.2.1. Cơ hội. - Thanh long Chợ Gạo đã được đăng ký nhãn hiệu. - Được chính quyền địa phương quan tâm nên đã nghiên cứu lập dự án đầu tư phát triển thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu của dự án là xác định vùng sản xuất thanh long tập trung góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu của cây thanh long; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đưa vốn, kỹ thuật và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người trồng thanh long, tiến tới thực hiện trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP. - Người tiêu dùng biết đến và rất ưa chuộng thanh long Chợ Gạo. - Ngày 5-11-2008, đại diện Cơ quan kiểm dịch thực vật - Bộ Nông nghiệp Mỹ và các cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục khảo sát vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang). Ông Ngô Văn Ửng, chủ nhiệm hợp tác xã Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 46 thanh long Chợ Gạo, cho biết phía Mỹ đã đồng ý cấp “visa” cho thanh long Chợ Gạo vào thị trường nước này nếu đạt tiêu chuẩn. Còn lại là khâu sơ chế, đóng gói đạt chuẩn GAP (quy trình sản xuất an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). 4.2.2. Thách thức. - Thị trường thu mua thanh long hoàn toàn do các tư thương đảm nhận, chưa có tổ chức nào của Nhà nuớc đứng ra quản lý thu mua, vì vậy thiếu sự liên kết đầu tư, thu mua sản phẩm từ các doanh nghiệp xuất khẩu, các vựa lớn với người trồng thông qua các hình thức hợp đồng. Thị trường tiêu thụ thanh long rất rộng nhưng sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn nên xuất khẩu chưa mạnh. - Dịch vụ cung ứng vốn tín dụng trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện một bước, nhưng nhìn chung còn nhiều vướng mắc như: điều kiện và thủ tục vay còn thiếu và phức tạp, công tác cho vay chậm trễ, thời gian cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây thanh long…, dẫn tới chỉ khoảng 1% lượt hộ được vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp. - Gần đây, Thái Lan đã xác định thanh long là cây trồng chính, sẽ được tập trung phát triển thành cây chủ lực. Trong khi thị phần trái thanh long Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu mấy năm qua giảm. Từ vị trí gần như chiếm lĩnh thị trường, nay thị phần trái thanh long Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu giảm chỉ còn hơn 50%. Trong khi thị phần thanh long của Thái Lan xuất khẩu vào thị trường này từ vị trí cuối bảng đã vươn lên vị trí thứ hai do tạm nhập, tái xuất thanh long Việt Nam. Có thời điểm 48% lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam là bán cho Thái Lan. Không chỉ mua thanh long Việt Nam, Thái Lan cũng mua thanh long đỏ Đài Loan để chào hàng, dọn đường xuất khẩu cho thanh long của chính nhà vườn Thái Lan sản xuất trong tương lai. - Trong khi một số nước có trồng và xuất khẩu thanh long như Thái Lan, Malaysia, Israel có thêm nhiều loại khác như vỏ đỏ ruột đỏ, vỏ đỏ ruột tím, ruột vàng và nhiều sản phẩm chế biến, thì thanh long Việt Nam vẫn chỉ có một chủng loại vỏ đỏ ruột trắng và xuất khẩu nguyên trái. - Sự bổ sung các vùng trồng thanh long mới trên thế giới là một thách thức của thanh long Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Theo cách làm của Thái Lan, vai trò của doanh nghiệp là hết sức cần thiết cho việc phát triển thị trường tiêu thụ loại trái cây này. Tuy nhiên, lợi thế về giống đóng vai trò quan trọng nhất do Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 47 nó quyết định chất lượng thịt quả, hình dạng, màu sắc của vỏ trái - các yếu tố quyết định thắng thua trong cạnh tranh. Một giống có chất lượng thịt trái tốt, mẫu mã đẹp và “mới”, kết hợp với các yếu tố vùng sinh thái thích hợp, quy trình chăm sóc tốt... sẽ tạo nên sức mạnh cạnh tranh. Trái thanh long cũng không nằm ngoài mẫu số chung này. Trong giới hạn chất lượng của loài, thanh long không ngọt như nhãn, xoài, không thơm như sầu riêng, mít… - Chưa hình thành được vùng trồng thanh long lớn mà chỉ phát triển như “da beo”. Có vườn trồng thanh long thực hiện thâm canh 5 -6 đợt thu hoạch mỗi năm và làm “thanh long chong đèn” trái vụ; có vườn trồng thanh long quảng canh thì tàn lụi, xác xơ. Do chưa quy hoạch được vùng trồng thanh long nên khó cho thương lái tổ chức thu gom trái chín. Tiền công thu gom, vận chuyển được trừ vào phần thu nhập của nhà vườn, nên thu nhập của nhà vườn càng giảm xuống. Chưa kể do chưa nắm vững và chủ động trong kỹ thuật trồng nên giá thanh long trồi sụt thất thường theo nhu cầu thị trường. Lúc “khát” hàng xuất khẩu thì giá tăng cao ngất ngưỡng, còn lúc ế hàng dội chợ thì thanh long để chín rục ngoài vườn, không ai thu hoạch. Thêm vào đó, bệnh thối trái lan ra khắp vùng. Từ mục đích diệt những con kiến rịn nhỏ bé, thay vì nhóm hộ dùng bã sinh học rẻ tiền và an toàn đủ diệt lũ kiến, người ta dùng thuốc trừ sâu phun khắp vườn để dư lượng tồn dư trong trái chin dẫn đến sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 48 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG Ở HUYỆN CHỢ GẠO – TIỀN GIANG 5.1. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG Ở HUYỆN CHỢ GẠO – TIỀN GIANG. CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T) - O1: Thanh long Chợ Gạo đã được đăng ký nhãn hiệu. - O2: Người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. - O3: Được chính quyền địa phượng quan tâm lập dự án phát triển. - O4: Được Mỹ cấp “visa” cho thanh long Chợ Gạo. - T1: Chưa có tổ chức nào của Nhà nuớc đứng ra quản lý thu mua, chủ yếu do tư thương đảm nhận. - T2: Chưa liên kết sản xuất. - T3: Có thêm vùng trồng thanh long trên thế giới - T4: Thay đổi của thời tiết. - T5: sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn nên xuất khẩu chưa mạnh ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP S + O KẾT HỢP S + T - S1: phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, chất lượng hơn vùng khác - S2: Có khả năng tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm. - S3: Quan tâm đến việc tham gia các lớp tập huấn. -S4::Có nhiều thương lái trong vùng -S5: Có hợp tác xã thanh long S3, S6 + O1, O2, O4: Đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương hiệu. S1, S2, S5 + O3: Tăng cường công tác khuyến nông cho nông dân S5, S4 + T1, T5: Giải pháp về tổ chức sản xuất. ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP W+O KẾT HỢP W+T - W1: Chi phí đầu vào rất cao. Thiết vốn đầu tư. Dịch vụ tín dụng chưa tốt. -W2: chủ yếu là thanh long vỏ đỏ ruột W3, W4 + O1, O3, O4: Hỗ trợ người thu mua. W1, W3 + T2, T3: Đầu tư phát triển vùng thanh long tập trung. W1, W5 + T4, T5: Giải pháp về kỹ thuật và khuyến nông Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 49 trắng - W3: xe có trọng tải lớn không vào được vùng trồng thanh long. -W4: Công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn thấp. W3, W4, W5 +T5: Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ và phát triển thanh long. 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG Ở HUYỆN CHỢ GẠO – TIỀN GIANG. 5.2.1. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào phát triển thanh long. 5.2.1.1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất. Vùng Sản xuất thanh long áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hoá học, sinh học và vật lý lên cây thanh long. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các mối nguy tiềm ẩn. 5.2.1.2. Giống Nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất thanh long, hướng tới bên cạnh việc nhân dân tự nhân giống ( thanh long ruột trắng) cần tăng cường khuyến khích nhân dân đưa nhanh giống thanh long ruột đỏ vào sản xuất, đồng thời tiếp tục đón nhận những giống thanh long mới có màu sắc đẹp hấp dẫn khách hàng vào sản xuất như: thanh long ruột tím, vỏ vàng ruột đỏ như của Isarel, Nhật Bản, Hà Lan,…để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường châu Âu. Việc nông dân tự nhân giống cần phải lựa chọn những giống cây tốt, sạch bệnh để nhân giống. 5.2.1.3. Điều chỉnh cho ra hoa trái vụ. Đây chính là điều kiện quyết định đến thành công, hiệu quả của người trồng thanh long, phương pháp xử lý cho ra hoa trái vụ. Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, thanh long bắt đầu ra hoa chính vụ vào tháng 4 – 9 vì số giờ chiếu sáng trong ngày lớn hơn 12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 50 hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt. 5.2.1.4. Xử lý sau thu hoạch, bảo quản và chế biến. - Xây dựng kho bảo quản sơ chế cộng đồng để bảo quản trước khi tiêu thụ. - Nhiệt độ 50C và ẩm độ 90% kết hợp với bao quả bằng polyetylen có đục 20 – 30 lỗ bằng kim may và hàn kín bao, thanh long có thể bảo quản tươi được 40 – 50 ngày. Ở nhiệt độ 280C và ẩm độ 70% thời gian tồn trữ chỉ được một tuần. - Đối với thanh long xuất khẩu thời gian bảo quản quả tươi tối thiểu phải từ 20 – 30 ngày trở lên, do đó để thanh long vừa bảo quản được lâu, tươi thì nhất thiết phải dung các công đoạn xử lý mới để được lâu. Theo kinh nghiệm từ công ty Hoàng Hậu khi mua dây chuyền xử lý bảo quản của Viện công nghệ sau thu hoạch thì sau khi thu hoạch thanh long xong đưa về kho, rửa sạch bằng nước lã đưa lên dây chuyền rửa lại bằng nước sạch, xử lý bằng thuốc bảo quản, chạy qua băng truyền có tia cực tím để diệt vi khuẩn, quạt khô, dùng bao bằng polyetylen bao quả, đóng thùng đưa vào kho lạnh bảo quản 2 – 3 ngày trở lên đủ lạnh, sau đó thì mới xuất hàng đi được. - Sau khi được xử lý bằng các công đoạn trên thì thanh long có thể bảo quản quả tươi được từ 40 – 50 ngày, đảm bảo xuất khẩu. Giá thành của dây chuyền khoảng 900 triệu đồng, công suất 1 – 2tấn/giờ, mỗi ca làm việc có thể đạt 7 – 8 tấn. 5.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, đăng ký thương hiệu. Giải pháp về thi trường và công tác xúc tiến thương mại, đây là vấn đề có tính đột phá và quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và tác động trực tiếp đến toàn bộ các hoạt động sản xuất thanh long. Để thuận lợicho việc đẩy tiêu thụ cũng như xây dựng thương hiệu cho cây thanh long, một số giải pháp chính cần thực hiện như sau: - Làm những thủ tục cần thiết trình Cục sở hữu công nghiệp – Bộ khoa học – công nghệ sớm cấp giấy chứng nhận thương hiệu hàng hóa cho thanh long Chợ Gạo. - Nghiên cứu đề xuất tại Hội thảo thương hiệu nông sản đồng bằng sông Cửu Long là đăng ký xuất sứ thanh long Chợ Gạo. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 51 - Tăng cường kiểm tra xử lý các cá nhân và cơ sở sản xuất kinh doanh làm giả thương hiệu các loại quả đã được cục Sở hữu Công nghiệp – Bộ khoa học – Công nghệ cấp giấy bảo hộ độc quyền. - Các cấp các ngành tích cực hổ trợ, tổ chức cho các cá nhân tham gia các hội chợ chuyên ngành về trái cây và duy trì hội thi trái cây ngon do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và Hiệp hội trái cây Việt Nam, sở Nông nghiệp –Phát triển nông thôn các tỉnh và khu du lịch Suối Tiên tổ chức song cần có nội dung phong phú hấp dẫn hơn. - Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài tỉnh về chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu thanh long. - Xây dựng các điểm công nghệ thông tin để người dân thường xuyên nắm giá phục vụ kịp thời cho xã viên, hộ trồng thanh long. 5.2.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất.  Về kinh tế hợp tác: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các tổ hợp tác, tổ quản lý cộng đồng, hợp tác xã dịch vụ và tổ hợp tác kinh tế… về trồng thanh long nhằm phát huy vai trò tiếp nhận vốn vay từ các chương trình quốc gia, các tổ chức tín dụng; thực hiện liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tổ chức thu mua, bảo quản, xuất khẩu thanh long. Phấn đấu từ nay đến năm 2015 mỗi xã trong vùng dự án thành lập được ít nhất 1 hợp tác xã thanh long. - Khuyến khích thành lập các hợp tác xã có quy mô sản xuất từ 30 – 50 ha, để trồng thanh long theo tiêu chuẩn EurepGAP, thanh long sạch có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu.  Về kinh tế trang trại: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ trồng thanh long có vốn và kỹ thuật hình thành trang trại trồng thanh long thong qua các giải pháp cụ thể như: Các cơ quan chức năng trong huyện tích cực hướng dẫn hộ nông dân sản xuất lớn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, khuyến nông cũng như hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai, đặc biệt là nghiên cứu miễn hoặc giảm thuế và tiền thuê đất vượt hạn điền, khuyến khích nhân dân tăng quy mô sản xuất của hộ gia đình.  Giải pháp hổ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn: Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn, hổ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 52 (đất đai, nguồn nước sạch, điện 3 pha…) để các doanh nghiệp xây dựng nhà mát, dây chuyền rửa trái đóng hộp xuất khẩu. 5.2.4. Giải pháp về kỹ thuật và khuyến nông. 5.2.4.1. Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Mặc dù cây thanh long là cây dễ tính có thể thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất xấu và sinh trưởng khá tốt. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh tế cây thanh long, cần chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đầu tư hợp lý trong suốt chu kỳ kinh tế của cây thanh long.  Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Ta nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật ngay từ khâu chuẩn bị đất trồng cho đến chọn giống, cách chuẩn bị hom, cách đặt hom…để thanh long phát triển và sinh trưởng tốt nhất theo tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Argicultural Praticces).  Phòng trị sâu bệnh. Thanh long ít bị sâu bệnh hại như các loại cây ăn quả khác. Một vài sâu hại chính trên thanh long là: Kiến, rầy mềm, các loại bọ xít.  Biện pháp: vệ sinh vườn thanh long, phát quang bụi rậm, cỏ dại. Ruồi đục quả: Là đối tượng nguy hiểm và là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của nhiều nước nhập khẩu thanh long trên thế giới hiện nay. Ruồi cái chích vào vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ có dấu chích sẽ biến thành màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong quả làm thối quả và rụng.  Biện pháp: - Vệ sinh đồng ruộng. Quả rụng là nơi lưu tồn ruồi làm tăng mật số rất nhanh do đó phải nhặt quả rụng, thu hái những quả còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch đem đốt hoặc chon vùi vào đất sâu 10cm. - Thu quả đúng thời điểm.  Bệnh hại và biện pháp phòng trị. Thanh long thường gặp các bệnh như: bệnh thối cành, bệnh đốm nâu trên thân cành, bệnh nám cành. Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh trên là vệ sinh vườn, cắt và tiêu huỷ những cành bệnh. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 53  Thu hoạch: Thanh long nên thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi nở hoa để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả, mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản. Hái quả bằng kéo cát tỉa cành sắc bén, khi cắt quả xong cho vào giỏ nhựa, để trong mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn. Không đặt quả xuống đất trong khi hái nhằm tránh nhiễm nấm bệnh. Không chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ, che phủ mặt giỏ bằng giấy, lá, tránh ánh nắng chiếu gây tổn thương khi va chạm.  Tiêu chuẩn quả thanh long xuất khẩu. Chất lượng quả thanh long thương mại là do màu sắc và hình dạng hấp dẫn của quả thanh long. Do vậy, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả thanh long cần đạt các tiêu chuẩn sau: - Trọng lượng quả: Thị trường châu Âu: 250 – 300g/quả Thị trường Trung Quốc: 400 – 600g/quả Thị trường Singapore: 300 - 500g/quả Thị trường Hồng Công: lớn hơn 400g/quả - Quả không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại - Quả sạch dạng hình đẹp, có vỏ màu đỏ đều trên 70% diện tích quả và láng. Khoang mũi không sâu quá 1cm và quả không có mũi nào lồi lên. - Tai thẳng, cứng, xanh và dài trên 1,5cm (đối với thị trường Trung Quốc tai quả càng dài càng tốt). - Thịt quả có màu trắng và cứng, hột màu đen. - Quả không có vết tổn thương cơ giới hay bị chỗ thâm và không có đỗ xbanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hoá học. 5.2.4.2. Một số lưu ý trong canh tác thanh long theo hướng an toàn VietGAP. - Tổ chức và cá nhân sản xuất thanh long theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 54 - Nước tưới cho sản xuất và sử lý sau thu hoạch phải đảm bảo yheo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Vịêt Nam áp dụng. - Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn. - Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thíêt về thực hànhvệ sinh cá nhân và phảib được ghi trong hồ sơ. - Không sử dụng phân chuồng tươi (không qua ủ và chưa hoai mục hoàn toàn) để bón trục tiếp cho cây thanh long. - Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần phải xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước. - Thường xuyên cắt ngắn cành thanh long, đầu cành thanh long phải cách mặt đất ít nhất từ 30 – 40 cm để hạn chế trái tiếp xúc với mặt đất. - Không được xử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới cho thanh long. Tránh tưới trực tiếp lên trái nếu nguồn nước không đảm bảo. - Trong vụ thuận, do cây ra hoa và trái liên tục, nên cần phải có thời gian cách ly tối thiểu 5 – 7 ngày trước khi thu hoạch đối với việc bón phân hóa học. - Không để phân hóa học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào trái thanh long trong quá trình bón phân. - Không quá lạm dụng sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá, phải có thời gian cách ly tối thiểu, tức là lần phun cuối cùng trước khi thu hoạch tối thiểu 5 ngày. 5.2.5. Tăng cường công tác khuyến nông đối với người trồng thanh long. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông của tỉnh, Hội nông dân tỉnh, trạm khuyến nông huyện và các viện, trường, trạm, trại nghiên cứu trong tỉnh và vùng, đặc biệt là viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, tiến hành tổ chức các hoạt động khuyến nông về cây thanh long với các nội dung cụ thể sau:  Tập huấn về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản. Đảm bảo 100% hộ trồng thanh long từ nay đến năm 2010 được tham dự các lớp tập huấn về các kỹ thuật trồng, chăm sóc (toàn vùng có khoảng 4.500 hộ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 55 tròng thanh long), dự kiến hàng năm có khoảng 20 % hộ nông dân trồng thanh long được tham gia các lớp tập huấn, tương ứng có khoảng 900 lượt người tham gia, được tổ chức thành 10 lớp ( bình quân 1 lớp có 90 người), bình quân mỗi xã trong vùng trồng thanh long được tổ chức 2 lớp /năm. Kinh phí tập huấn đề nghị Nhà nước hổ trợ 15.000 đồmg/người, trong đó 10.000 đồng hổ trợ trực tiếp cho nông dân và 5.000 đồng hổ trợ cho chi phí in ấn tài liệi và chi phí tổ chức lớp học.  Tổ chức tham quan. Theo quy hoạch, trong vùng trồng thanh long tập trung có tổn số 53 ấp, dự kiến hang nam sẽ tổ chức cho mỗi ấp có 1 nông dân sản xuất giỏi được đi thăm quan cơ sở nghiên cứu và cung ứng giống, nông dân trồng thanh long giỏi ở các tỉnh khác (Bình Thuận). Chi phí bình quân 400.000 đồng/ người/đợt, nhu cầu kinh phí 20 triệu đồng/ năm. 5.2.6. Giải pháp về đầu tư phát triển vùng thanh long tập trung. 5.2.6.1. Trên cơ sở quy hoạch gắn với đầu tư cải tạo vườn thanh long già cõi. Hiện nay có 2 cách cải tạo vườn thanh long đó là: - Chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long và trồng mới lại từ đầu. - Tiến hành phân loại vườn thanh long theo khu vực, theo tuổi, chất lượng quả, số lượng quả theo cành, sau đó năm đầu sẽ chặt bỏ khu vực có nhiều cây xấu và trồng lại bằng giống mới, năm thứ hai chặt bỏ các cây ở khu vực khác và trồng laị bằng giống mới, năm thứ ba cũng tương tự như vậy đến khi cải tạo xong vườn thanh long Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu ăn và bảo đảm chất lượng vườn thanh long, dự án phát triển thanh long của huyện đề nghị giải pháp cải tạo diện tích thanh long hiện có như sau: - Khuyến khích các hộ có đủ vốn đầu tư (kể cả vốn tự có và vốn vay) và có khả năng bảo đảm đời sống sinh hoạt khi thanh long chưa cho thu hoạch áp dụng phương thức cải tạo toàn bộ vườn thanh long. - Đối với các hộ nghèo, thiếu vốn có thể áp dụng hình thức cải tạo cuốn chiếu trong vòng 3 – 4 năm, năm thứ nhất phá đi 1/3 hoặc 1/4 diện tích và trồng mới lại bằng các giống thanh long tốt, trồng trụ bê tông hoặc ỗ không trồng bằng Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 56 trụ sống các năm tiếp theo phá tiếp 1/3 hoặc 1/4 diện tích như năm thứ nhất để trồng lại. Với cách này sẽ giảm bớt tình trạng căng thẳng về vốn đầu tư, vừa ổn định thu nhập của hộ. 5.2.6.2. Nhu cầu vốn đầu tư và tín dụng: Căn cứ vào kết quả điều tra hộ trồng nông dân của huyện, căn cứ vào định mức chi phí cho trồng mới và kiến thiết cơ bản của người dân, kết hợp với tham khảo định mức chi phí của một số cơ quan nghiên cứu, dự án phát triển thanh long đề xuất đầu tư bình quân cho 1 ha trồng mới, chăm sóc kiến thiết cơ bản và thu hoạch như sau: Bảng 11: SUẤT ĐẦU TƯ VÀ MỨC VAY BÌNH QUÂN 1 HA THANH LONG Chia ra Chỉ tiêu Suất đầu tư (1.000 đồng/ha) Tự có Vay tín dụng I. Đầu tư XDCB 96.657 31.657 65,000 1. Trồng mới 64.992 19.992 45.000 2. Chăm sóc KTCB năm 1 15.199 5.199 10.000 3. Chăm sóc KTCB năm 2 16.465 6.465 10.000 II. Chi phí bảo quản năm thu hoạch 69.906 34.906 35.000 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Chợ Gạo Mức vay đề nghị bao gồm các khoản chi phí sau: toàn bộ chi phi mua trụ bê tông, giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hạ điện thế và tiền công lao động mà hộ phải thuê ngoài (theo điều tra các hộ thường thuê nghoài 50 – 60 % tổng nhu cầu công lao động trong năm). Ngoài việc cho các hội trồng thanh long trực tiếp vay vốn, đề nghị huyện có cơ chế cho phép các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, công đoàn…được làm trung gian tín dụng. Vì các tổ chức này không chỉ cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, mà còn giúp đỡ cho các đối tượng vay về kiến thức, kinh nghiệm và cách thức kinh doanh. 5.2.7. Giải pháp hỗ trợ người thu mua. Cải tiến hệ thống thu mua 4 cấp trước đây thành hệ thống mua 3 cấp để khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao vai trò của hợp tác xã và tạo sự gắn kết giữa người sản xuất với người mua, Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 57 các đại lý và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua các biện pháp cụ thể sau: Hình 5: MÔ HÌNH THU MUA 3 CẤP - Đối với người thu gom: Chủ yếu là người tại địa phương, có gắn bó mật thiết với nông dân. Hiện tại đang là cầu nối quan trọng giữa các hộ trồng thanh long với các hộ thu mua. Tuy nhiên, họ chỉ là lực lượng trung gian, làm theo thời vụ và không phải bỏ vốn nên không gắn kết được trách nhiệm của họ đối với người sản xuất. Vì vậy, từng bước sẽ thu hẹp và tiến tới xóa bỏ lực lượng trung gian này để giảm chi phí thu mua và tại điều kiện cho người trồng thanh long bán trực tiếp cho các hộ và cơ sở thu mua. Từ đó, người trồng thanh long và các cơ sở thu mua sẽ có điều kiện mở rộng các hình thức liên kết, tăng cường trách nhiệm. - Đối với các hộ thu mua thanh long, các đại lý, vựa trái cây: sẽ liên kết với nhau thông qua hình thứ ký kết hợp đồng làm đại diện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có thể hỗ trợ người nông dân vay vốn, vật tư để đầu tư, chăm sóc thanh long. - Đối với các hợp tác xã: Tiếp tục củng cố hợp tác xã thanh long Quơn Long, phát triển tổ hợp tác Mỹ Tịnh An thành Hợp tác xã, đồng thời xây dựng thêm các hợp tác xã mới có đủ năng lực và hoạt động có hiệu quả thực sự để làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, có thể thu mua thanh long của các hộ dân sau đó xuất khẩu trực tiếp, hoặc ký hợp đồng mua bán dài hạn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để người dân yên tâm sản xuất. Các hộ trồng thanh long Các đại lý thu mua, vựa trái cây Các hợp tác xã sản xuất Các doanh nghiệp thu mua nông sản trong huyện Chợ Các doanh nghiệp xuất khẩu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 58 - Đối với các hợp tác xã thu mua nông sản: Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ thu mua nông sản trong huyện có vốn, có kinh nghiệm và có cơ sở vật chất thành lập doanh nghiệp. Đồng thời thu hút các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp từ bên ngoài đến đầu tư, xây dựng mạng lưới thu mua thanh long trên địa bàn huyện. - Ngoài ra, người nông dân còn trực tiếp mang thanh long ra chợ bán, nhưng chiếm số lượng rất ít, không đáng kể. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 59 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, hiện trạng phân bố và hiệu quả kinh tế - xã hội của cây thanh long trên địa bàn huyện Chợ Gạo, huyện đã xác định vùng dự án trồng thanh long của huyện đến năm 2015 có thể phát triển đạt quy mô khoảng 4.500 ha, được phân bố ở các xã: Quơn Long: 950 ha, Tân Bình Thạnh: 320 ha, Mỹ Tịnh An: 600 ha, Đăng Hưng Phước:480 ha, Thanh Bình: 450 ha, Tân Thuận bình: 600 ha, Long Bình Điền: 400 ha, Lương Hòa Lạc: 400 ha, Song Bình: 300 ha. Để vùng sản xuất thanh long của huyện phát triển ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó các giải pháp có vai trò quyết định là tăng cường đầu tư tiến bộ khoa học – công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, cung ứng đủ tín dụng Nhìn tổng quan lại mô hình sản xuất thanh long nếu không đầy đủ thông tin chúng ta sẽ rất hài lòng với mô hình sản xuất này. Tuy nhiên do có sự giới hạn trong nghiên cứu về đề tài như thời gian có hạn, cho nên số liệu thu thập về một mô hình sản xuất đang quan tâm nghiên cứu mà thôi cho nên không có thêm các mô hình khác để so sánh về tỷ suất lợi nhuận của mô hình sản xuất này so với tỷ suất lợi nhuận của các mô hình khác. Nhưng nhìn chung, mô hình này có tỷ suất sinh lời cao vì vậy chúng ta nên phát triển mô hình này. Tóm lại, từ mô hình sản xuất thanh long cho chúng ta thấy rằng đa số người dân huyện Chợ Gạo sinh sống nhờ nghề trồng thanh long và trồng lúa nước là chính nhưng trong đó nghề trồng thanh long lại chiếm ưu thế hơn và là nghề chủ yếu đem lại lợi nhuận cho kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, từ việc phân tích những thuận lợi cũng như bên cạnh những khó khăn của hai vụ trồng thanh long thì ta thấy lợi nhuận mang lại từ việc trồng thanh long của vụ nghịch cao hơn vụ thuận do điều kiện thời tiết cũng như các chi phí sản xuất trong vụ nghịch thuận lợi hơn vụ thuận. Tuy lợi nhuận thanh Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 60 long có cao nhưng nhìn chung sản phẩm thanh long nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung đều rơi vào tình trạng “được mùa thì rớt giá”, giá cả bấp bênh, giá bán sản phẩm đầu ra là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận sản xuất trong nông nghiệp. Trong khi đó, các chi phí cũng như các yếu tố đầu vào lại tiếp tục tăng. Như vậy, đã làm cho lợi nhuận sản xuất thanh long giảm xuống đáng kể do yếu tố chi phí. Đây cũng là khó khăn chung cho cả hai vụ sản xuất thanh long. Mặt khác, mô hình cũng bộc lộ được điểm mạnh và điểm yếu, điểm mạnh là lợi nhuận mang lại từ mô hình vẫn cao nhưng nếu đặt mô hình này hoặc là so sánh mô hình sản xuất khác thì không chắc rằng đây là mô hình mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. Đây chính là điểm yếu của bài nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trong phạm vi có giới hạn không nghiên cứu được tất cả các vấn đề. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ công thương. - Chỉ đạo giúp tỉnh định huớng phát triển thị trường xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng cao như: Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ. - Hỗ trợ, giúp đỡ địa phương về chuyên môn, kinh phí để xây dựng website về thanh long Tiền Giang để quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp, hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long ra thị trường thế giới. 6.2.2. Đối với tỉnh và doanh nghiệp sản xuất cây ăn quả. - Tăng cường và nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác chuyển giao và tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và gia tăng hiệu quả sản xuất của người trồng thanh long. - Kiến nghị tỉnh, huyện đầu tư xây dựng 1 kho lạnh tại vị trí trung tâm của vùng dự án để các doanh nghiệp có thể thuê bảo quản lâu dài, giảm chi phí giá thành thanh long xuất khẩu. - Thực hiện liên kết tiêu thụ thanh long giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hình thức như hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm… - Nâng cấp tuyến đường 789C, các cầu để thuận tiện cho các xe có tải trọng lớn có thể vào vùng thanh long lấy hàng. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 61 - Huyện đầu tư xây dựng một số trạm cấp phát nước tập trung, đảm bảo nước sạch để rửa trái. - Cần nghiên cứu lập các tổng đại lý phân phối tại các cửu khẩu với Trung Quốc và các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. - Cần tích cực tham gia các đoàn xúc tiến thương mại tại các thị trường có thể vào được như ở Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, EU, Mỹ… 6.2.3. Đối với ngành điện cùng với tỉnh. - Có kế hoạch đầu tư hạ tầng đường dây điện đến các vùng dự án sản xuất thanh long tập trung để hỗ trợ nông dân giảm chi phí thắp sáng chông đèn thanh long trái vụ (nguồn điện sử dụng sản xuất thanh long đều nằm trong giờ cao điểm). - Hỗ trợ nông dân xuống bình điện thế. 6.2.4. Đối với ngân hàng nông nghiệp, chính sách và các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. - Hổ trợ xuất khẩu bằng cách cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên địa bàn được vay vốn ưu đãi, đồng thời tăng nguồn vốn tín dụng hàng năm cho các doanh nghiệp để bảo đảm việc thu mua thanh long kịp thời, đúng thời vụ, nhất là thời điểm thu hoạch rộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng thanh long trên địa bàn có điều kiện tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay để phát triển hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long. - Hổ trợ vốn để người trồng thanh long có thể vay vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng để cải tạo và thâm canh vườn thanh long mà không phải thế chấp. 6.2.5. Đối với nông dân. - Tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, Hội nông dân, Hợp tác xã… để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất cụ thể của từng nông hộ lại có thị trường cho đầu ra. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học. - Tạo gắn kết với các nông dân khác để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi ro trong sản xuất, không bị thương lái ép giá trong mua bán. 6.2.6. Đối với Hợp tác xã thanh long Quơn Long. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 62 - Cần tìm các nhà thu mua ở đầu ra có uy tín, ổn định, mua với giá cao, không ép giá, có ký hợp đồng…(ví dụ như các thương lái có uy tín, siêu thị, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thu mua trái cây trong nước, xuất khẩu…). Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả thì mới có khả năng khuyến khích nông dân tích cực tham gia vào tổ chức. - Để hoạt động hiệu quả hơn, Hợp tác xã cần phối hợp với Phòng Kinh tế cùng các cơ quan chính quyền có liên quan tại địa phương để đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ nhằm phát triển thương hiệu dâu thanh long Chợ Gạo đã được đăng ký; đồng thời mở rộng thị trường. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung Trang 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Thanh Nhanh (2007). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre”. Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. 2 . Nguyễn Bảo Anh (2008). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ”. Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2007). Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang, NXB Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang. 4. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004). Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM. 5. Phòng nông nghiệp huyện Chợ gạo – tỉnh Tiền Giang. Báo cáo sơ khởi: Dự án đầu tư phát triển thanh long huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang đến năm 2015.Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 6. Các trang wed tham khảo: cho-tuan-le-xanh-quoc-te-berlin-2009/view d=934 iPHỤ LỤC 1 Người phỏng vấn:……………………………. Ngày phỏng vấn:……………………………... PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN SX TRÁI THANH LONG Đây là bản câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu “ Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trái thanh long ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang”. Mọi thông tin mà ông (bà) trả lời được sử dụng với mục đích nghiên cứu nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh doanh hoạt động có hiệu quả hơn. Mọi thông tin của ông (bà) trong bản câu hỏi này hoàn toàn được giữ kín. I. Thông tin chung 1. Tên người trả lời:....................................................tuổi Nam[1];Nữ[2]…… 2. Địa chỉ:………ấp .......................................... xã .................................................. huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thành viên trong gia đình:……người; Số người tham gia sản xuất chính:……người 3. Trình độ văn hóa: mù chữ [0], cấp 1 [1], cấp 2 [2], cấp 3 [3], trên cấp 3 [4]:…… 4. Hoạt động sản xuất của gia đình: (1 là chính, 2,3…là phụ) [ ] cây thanh long [ ] lúa, hoa màu [ ] chăn nuôi, thủy sản [ ] khác (ghi rõ)……………….. 5. Tổng diện tích đất của gia đình:…….(công). Trong đó diện tích trồng thanh long là……..(công). 6. Ông (bà) trồng thanh long vào năm…….. 7. Cây thanh long cho thu hoạch khoảng mấy năm…… II. Các nguồn đầu vào trong sản xuất a) Cây giống ii 1. Ông (bà) cho biết lý do tại sao chọn cây thanh long để trồng. [ ] Dễ trồng [ ] Cây khác hư chuyển sang trồng thanh long [ ] Phù hợp với đất [ ] Lợi nhuận cao [ ] Theo phong trào [ ] Khác:………………. 2.Ông (bà) mua giống cây thanh long ở đâu (nhiều nhất là 1, nhì là 2…) [ ] Giống nhà [ ] Vườn ươm [ ] Hội viên [ ] Ghe bán [ ] Nơi khác Giá trung bình (đồng/cây)………… 2. Ông (bà) cho biết tại sao lại chọn mua cây thanh long giống ở nơi này?(nhiều nhất là 1, nhì là 2…) [ ] Quen biết [ ] Giá rẻ [ ] Thuận tiện gần nhà [ ] Chất lượng tốt [ ] Người bán đem tới nhà [ ] Cho mua chịu Khác:……………………….. b) Thông tin về kỹ thuật trồng và biện pháp chăm sóc cây thanh long 1. Ông (bà) biết được các thông tin về kỹ thuật trồng và biện pháp chăm sóc cây thanh long từ nguồn nào?(nhiều nhất là 1, nhì là 2…..) [ ] Sách vở, báo chí [ ] Phát thanh, truyền hình [ ] Hội nông dân, hội trái cây [ ] Hội thảo, tập huấn [ ] Tổ chức khuyến nông [ ] Kinh nghiệm bản thân [ ] Khác 2. Trong các nguồn thông tin trên, nguồn thông tin nào dễ tiếp cận và hữu ích nhất:………………………………………………………. c) Chi phí sản xuất thanh long 1. Ông (bà) có vay thêm vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất không? ……………………………………………………………………………… 2. Chi phí đầu tư ban dầu khi mới lập vườn cây thanh long (1.000 đồng/ cả diện tích của cây thanh long) iii ĐVT SL Đơn giá Thành tiền 1 năm 1. Chi phí XDCB - Lên líp(KH………..) - Hạ thế điện(KH………..) - Đỗ cột xi măng(KH……) 2. CP tư liệu sản xuất - Mua máy bơm(KH………) - Dàn tưới phun(KH………) - Bóng đèn (KH……….) 3. Giống - Tỷ lệ giống trồng hao hụt 4. Công trồng - Công nhà - Thuê mướn 5. Phân, thuốc 6. Chi khác TỔNG 2.Chi phí đầu tư cho cả vườn cây thanh long năm 2008 (đvt: 1.000 đồng) 5. Tổng vốn đầu tư cho vườn cây thanh long (1.000đồng/ năm)…………………….. III. Tình hình thu hoạch và tiêu thụ trái thanh long MÙA THUẬN MÙA NGHỊCH DIỄN GIẢI ĐVT SL Đơn giá Thành tiền ĐVT SL Đơn giá Thành tiền Phân các loại Thuốc trừ sâu Thuốc dưỡng trái Điện Nước Công cụ, dụng cụ Ngày công - Công nhà - Công thuê Lãi vay(nếu có) Chi khác TỔNG iv 1. Trái thanh long thu hoạch năm 2008 ĐVT Số lượng Đơn giá(đ/kg) Thành tiền Tổng diện tích Tỷ lệ 1. Vụ thuận Loại 1 Loại 2 Loại 3 2. Vụ nghịch Loại 1 Loại 2 Loại 3 TỔNG 2. Ông (bà) ước khoảng bao nhiêu % trái cây bán ở từng đối tượng mua Thương lái:…………………. Chợ đầu mối:……………….. Nhà máy chế biến:………….. Chủ vựa:…………………….. Hợp tác xã:………………….. Khác:………………………… Tổng:………………………… 3. Hình thức thanh toán sau khi ông (bà) bán trái thanh long Hình thức Tiền mặt % Bán chịu % Chủ động về giá 1. Thương lái 2. Chợ đầu mối 3. Nhà máy chế biến 4. Vựa, trạm 5. Hợp tác xã 6. Khác TỔNG 4. Làm thế nào để người mua đến mua trái thanh long của ông (bà) vCách liên lạc Nhắn tin Theo chu kỳ (không cần gọi) Chở đến chổ mua 1. Thương lái 2. Chợ đầu mối 3. Nhà máy chế biến 4. Vựa, trạm 5. Đối tượng khác TỔNG 1. Ông (bà) cho biết tại sao chọn đối tượng này để bán trái thanh long? [ ] Quen biết [ ] Giá bán cao [ ] Thanh toán tiền mặt [ ] Khác………………….. 2. So với giá thị trường thì trái thanh long của ông (bà) thường bán ở mức giá nào?(nhiều nhất là 1, nhì là 2…..) [ ] Cao [ ] Vừa [ ] Thấp [ ] Rất thấp 3. Ông (bà) có hài lòng với mức giá này không? [ ] Rất hài lòng [ ] Hài lòng [ ] Không hài lòng [ ] Rất không hài lòng 4. Ông (bà) gặp khó khăn gì trong khi bán trái thanh long? (nhiều lựa chọn) [ ] Chậm thanh toán tiền [ ] Thiếu thông tin thị trường [ ] Bị ép giá khi bán [ ] Không biết bán cho ai [ ] Bị rớt giá khi đến vụ [ ] Bảo quản trái thanh long [ ] Vận chuyển khó khăn [ ] Khác…………………… IV. Thông tin về thị trường 1. Ông (bà) có liên kết với nông dân khác trong việc bán trái thanh long không? [ ] Có [ ] Không 2.Ông (bà) có tham gia vào các tổ chức hợp tác xã ở địa phương không? [ ] Có [ ] Không 3.Ông (bà) biết thông tin thị trường từ nguồn nào? vi [ ] Báo chí, phát thanh, truyền hình [ ] Thông tin từ các công ty chế biến [ ] Thương lái, người trung gian [ ] Người trong gia đình, hàng xóm [ ] Các nguồn khác 4.Ông (bà) gặp khó khăn nào khi tham gia sản xuất trái thanh long?(nhiều nhất là 1, nhì là 2…..) [ ] Thiếu đất canh tác [ ] Thiếu lao động [ ] Thiếu vốn [ ] Vay vốn khó khăn [ ] Thị trường tiêu thụ [ ] Hạn chế về kỹ thuật canh tác [ ] Yếu tố khác………… 5. Trong tương lai để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất và tiêu thụ trái thanh long ông( bà) có đề nghị gì không? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… vii PHỤ LỤC 2  SẢN LƯỢNG VỤ THUẬN reg lnsluong lndtich lncpcb lnphan lnthuoc lnldg lnldtm lncpkhac Source | SS df MS Number of obs = 35 -------------+------------------------------ F( 7, 27) = 3.63 Model | .156401078 7 .022343011 Prob > F = 0.0070 Residual | .166317475 27 .006159906 R-squared = 0.4846 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.3510 Total | .322718553 34 .009491722 Root MSE = .07849 ------------------------------------------------------------------------------ lnsluong | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- lndtich | -.0083106 .0254328 -0.33 0.746 -.0604943 .0438732 lncpcb | .0866819 .0220065 3.94 0.001 .0415284 .1318354 lnphan | .194693 .0505723 3.85 0.001 .0909273 .2984588 lnthuoc | .0777492 .0545628 1.42 0.166 -.0342044 .1897029 lnlgd | .0289426 .0259624 1.11 0.275 -.0243279 .0822131 lnldtm | -.0029285 .0254049 -0.12 0.909 -.0550552 .0491981 lncpkhac | .0133613 .0244889 0.55 0.590 -.0368858 .0636084 _cons | 4.557863 .5363303 8.50 0.000 3.457404 5.658322 ------------------------------------------------------------------------------  SẢN LƯỢNG VỤ NGHỊCH reg lnsluong lndtich lncpcb lnphan lnthuoc lndien lnldgd lnldtm lncpkhac Source | SS df MS Number of obs = 35 -------------+------------------------------ F( 8, 26) = 2.79 Model | .541246308 8 .067655789 Prob > F = 0.0225 Residual | .629907477 26 .024227211 R-squared = 0.4621 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.2967 Total | 1.17115379 34 .0344457 Root MSE = .15565 ------------------------------------------------------------------------------ lnsluong | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- lndtich | -.1685889 .0521736 -3.23 0.003 -.2758332 -.0613446 lncpcb | .0364045 .0461146 0.79 0.437 -.0583855 .1311945 lnphan | .2635169 .1312818 2.01 0.055 -.0063367 .5333706 lnthuoc | -.1064667 .1509855 -0.71 0.487 -.4168217 .2038884 lndien | .0411881 .0979544 0.42 0.678 -.1601601 .2425363 lnldgd | -.1101429 .0761349 -1.45 0.160 -.2666405 .0463547 lnldtm | .1283201 .0628186 2.04 0.051 -.0008055 .2574456 lncpkhac | -.0486444 .0515123 -0.94 0.354 -.1545294 .0572405 _cons | 6.223363 1.416477 4.39 0.000 3.311753 9.134972 ------------------------------------------------------------------------------ viii  LỢI NHUẬN VỤ THUẬN reg lnglnhuan lngban lnsluong lndt lncpcb lnphan lnthuoc lnldgd lnldtm lncpkhac Source | SS df MS Number of obs = 35 -------------+------------------------------ F( 7, 27) = 2.42 Model | 5.92451063 7 .846358661 Prob > F = 0.0046 Residual | 9.45168493 27 .350062405 R-squared = 0.3853 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.2259 Total | 15.3761956 34 .452241046 Root MSE = .59166 ------------------------------------------------------------------------------ lnlnhuan | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- lndtich | .109508 .1995711 0.55 0.588 -.299978 .518994 lncpcb | -.4664714 .1681214 -2.77 0.010 -.8114279 -.1215148 lnphan | .3885755 .7063004 0.55 0.587 -1.060633 1.837784 lnthuoc | -.0056105 .4106978 -0.01 0.995 -.8452927 .8400718 lnldgd | -.2895389 .1969845 -1.47 0.153 -.6937176 .1146398 lnldtm | -.4270254 .206731 -2.07 0.049 -.8512025 -.0028483 lncpkhac | -.3194293 .1869157 -1.71 0.099 -.7029486 .06409 _cons | 12.0051 5.411853 2.22 0.035 .9008953 23.1093 ------------------------------------------------------------------------------  LỢI NHUẬN VỤ NGHỊCH . reg lnlnhuan lnsluong lngban lndtich lncpcb lnphan lnthuoc lndien lnldgd lnldtm lncpkhac Source | SS df MS Number of obs = 35 -------------+------------------------------ F( 9, 25) = 3.16 Model | 2.07517029 9 .230574477 Prob > F = 0.0111 Residual | 1.82688481 25 .073075392 R-squared = 0.5318 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.3633 Total | 3.9020551 34 .114766327 Root MSE = .27032 ------------------------------------------------------------------------------ lnlnhuan | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- lngban | 1.440513 .4672793 3.08 0.005 .4781333 2.402893 lndtich | -.3083721 .0907245 -3.40 0.002 -.4952228 -.1215215 lncpcb | .0163492 .0809848 0.20 0.842 -.150442 .1831405 lnphan | .2252534 .2280912 0.98 0.337 -.2465092 .693016 lnthuoc | -.220122 .2689646 -0.82 0.421 -.774065 .333821 lndien | -.1490756 .1708305 -0.87 0.391 -.5009076 .2027564 lnldgd | -.2820982 .1361264 -2.07 0.049 -.5624558 -.0017406 lnldtm | .1171994 .1126884 1.04 0.308 -.1148866 .3492855 lncpkhac | -.0808216 .0908598 -0.89 0.382 -.2679509 .1063077 _cons | 8.892986 2.620926 3.39 0.002 3.495088 14.29088 --more--

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ Thanh Long ở huyện Chợ gạo -Tiền Giang.pdf
Luận văn liên quan