Sự cần thiết của đề tài
Trong lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu vươn tới của tất cả các công ty là lợi
nhuận. Để đạt được điều đó đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải có
hiệu quả. Nó phải được đặt trong mọi khâu, mọi lúc của quá trình kinh doanh.
Bất kì một hoạt động kinh doanh không hiệu quả nào cũng bị qui luật cạnh tranh
nhanh chóng đào thải. Do đó trong kinh doanh làm thế nào để đạt được hiệu quả
nhất trong thời gian ngắn nhất, khắc phục được những mặt xấu và tránh được
những rủi ro là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Đứng trên phương
diện của các nhà quản trị, phân tích hoạt động kinh tế là vô cùng cần thiết trong
đó phân tích tình hình tài chính là công cụ hiệu quả nhất. Bởi lẽ nó giải quyết các
mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ,
giúp cho các nhà kinh tế đánh giá được diễn biến và kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn, thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ hiệu quả nhất, bởi lẽ nó giải quyết
các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh với hình
thức tiền tệ, giúp doanh nghiệp đánh giá được mọi diễn biến và kết quả của quá
trình sản xuất kinh doanh nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn thúc đẩy sản
xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan
trọng đối với doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm đối với các nhà sử dụng các số
liệu tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ nhìn chung qua các bảng báo cáo tài
chính thì rất khó để nhận định, đánh giá, có thể họ chỉ thấy đ ược mặt tốt, mặt xấu
của từng chỉ tiêu nào đó chứ không thấy được sự tương quan giữa chúng, từ đó
có thể dẫn đến những nhận định sai lầm. Công việc phân tích tình hình tài chính
sẽ phản ánh được tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp chủ động vốn và thuận lợi hơn trong việc dự trữ cần thiết
cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm cũng như tránh sai sót trong việc
nhận định đánh giá sai lầm qua bảng báo cáo tài chính. Còn đối với ngân hàng
khi quyết định cho vay hay không cho vay thì họ không chỉ nhìn vào lợi nhuận
của doanh nghiệp mà còn quan tâm đến các tỉ số tài chính của Công ty.
Như vậy, việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể phát huy
điểm mạnh khắc phục điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
để mang lại thật nhiều lợi nhuận cho mình và phục vụ cho nhu cầu quản lý tài
chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Vậy muốn tìm ra nguyên nhân để giải quyết đúng đắn thì việc phân tích báo
cáo tài chính là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và
từ các số liệu thực tế của Công ty cũng như sự hiểu biết của bản thân em chọn đề
tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất
Khẩu Thành Phố Cần Thơ”.
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1.Phạm vi thời gian . 3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
2.1.1 Những lí luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 5
2.1.2. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp . 9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 14
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUÁT KHẨU CẦN
THƠ 16
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY . 16
3.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 17
3.2.1. Mục tiêu: . 17
3.2.2. Chức năng 17
3.2.3. Nhiệm vụ 18
3.3. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN
TRONG CÔNG TY . 18
3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lí 18
3.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty . 19
3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY HIỆN NAY 20
3.4.1. Thuận lợi: . 20
3.4.2. Khó khăn: . 21
3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2009 . 21
3.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN
ĐÂY (2006 – 2008) 22
Chương4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ . 25
4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH . 25
4.2. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN . 27
4.2.1. Tình hình biến động tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn . 27
4.2.2. Tình hình biến động tài sản cố định và đầu tư dài hạn . 33
4.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN 36
4.3.1. Tình hình biến động nợ phải trả . 37
4.3.2. Tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu của công ty 39
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO
CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . 42
4.4.1. Tình hình doanh thu . 42
4.4.2. Lợi nhận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh . 44
4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 45
4.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn . 45
4.5.2. Tỷ số nợ trên tài sản . 47
4.5.3. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động 47
4.5.4. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi . 48
4.5.5. Sơ đồ Dupont . 51
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHÂU CẦN
THƠ 52
5.1. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY . 52
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY 54
5.2.1. Nâng cao doanh thu và lợi nhuận . 54
5.2.2. Một số giải pháp khác 55
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
6.1. KẾT LUẬN . 57
6.2. KIẾN NGHỊ . 57
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m có các phần như: tài sản cố định,
các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác. Dựa vào
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 34 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
bảng tổng kết tài sản ta lập được bảng tình hình biến động tài sản dài hạn như
sau:
4.2.2.1. Tài sản cố định
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tài sản cố định có sự tăng giảm qua các năm.
Cụ thể là giảm trong năm 2007 chỉ còn 5,2 tỷ, giảm 1,7 tỷ so với năm 2006 tương
ứng với 25%. Nhưng đến năm 2008 thì đã tăng trở lại lên đến 13,5 tỷ tức là tăng
đến 157% so với năm 2007. Sự tăng giảm của tài sản cố định đều chịu sự tác
động của cả hai yếu tố đó là tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình. Giá trị tài
sản vô hình năm 2007 là bằng 0 trong khi năm 2006 là 1,3 tỷ và năm 2008 là 3,3
tỷ. Còn đối với tài sản cố định vô hình năm 2007 chỉ giảm 8% so với năm 2006
nhưng đến năm 2008 thì đã tăng vọt trở lại tăng đến gần 5 tỷ tương đương với
93%. Sỡ dĩ có sự gia tăng mạnh đó là do trong năm 2008 công ty có sự đầu tư
khá nhiều vào việc mua sắm trang thiết bị, máy móc cho phân xưởng và phòng tổ
chức hành chính chẳng hạn như mua máy cắt khe, máy cán lằn, máy đóng ghim,
một bộ máy vi tính cho phân xưởng bao bì, trang bị 1 máy photocopy mới cho
phòng tổ chức hành chánh.
Như vậy trong những năm tiếp theo nếu không có ý định mở rộng qui mô sản
xuất thì công ty không cần phải đầu tư nhiều vào phần mua trang thiết bị nữa mà
nên để vốn đầu tư vào việc khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh để đem lại
hiệu quả cao hơn.
4.2.2.2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác
Về khoản này thì luôn có sự tụt giảm đáng kể qua các năm từ 2006 – 2008.
Đầu tư vào công ty con và công ty liên doanh liên kết đều giảm xuống đáng kể.
Chẳng hạn như đầu tư vào công ty con giảm 73% trong năm 2007 chỉ còn
khoảng 3 tỷ trong khi năm 2006 là hơn 11 tỷ, còn trong năm 2008 hầu như công
ty không đầu tư vào khoản này. Còn về phần đầu tư vào công ty liên doanh liên
kết thì giảm 56% trong năm 2007 nhưng năm 2008 thì đã tăng trở lại với tỷ lệ
67%. Riêng khoản mục đầu tư dài hạn khác nữa thì chỉ mang tính chất cầm
chừng con số không đáng kể.
Điều này cũng hợp lí thôi bởi vì giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường biến
đổi không ngừng hàng loạt công ty không đứng vững trên thị trường dẫn đến lỗ
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 35 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Bảng 7: Tình hình biến động tài sản cố định và đầu tư dài hạn
ĐVT:1000đ
Khoản mục
Năm
So Sánh
2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
I. TSCĐ
7.067.461 5.277.668 13.547.093 -1.789.792 -25 8.269.424 157
1. TSCĐ hữu hình 5.751.210 5.277.668 10.185.602 -473.542 -8 4.907.934 93
- Nguyên giá 12.512.145 12.098.637 17.868.087 -413.508 -3 5.769.450 48
- Giá trị hao mòn -6.760.935 -6.820.969 -7.682.485 -60.034 1 -861.516 13
2. TSCĐ vô hình 1.316.250 - 3.361.490 -1.316.250 -100 3.361.490
II. ĐTTC dài hạn 21.719.142 7.724.061 7.751.961 13.995.081 -64 27.900 -
1. ĐT vào công ty con 11225481 3.070.761 - -8.154.720 -73 -3.070.761 -100
2. ĐT vào công ty liên doanh,
liên kết 10.493.661 4.648.300 7.746.961 -5.845.361 -56 3.098.661 67
3. Đầu tư dài hạn khác - 5.000 5.000 5.000 - - -
III. Các khoản thu dài hạn
khác - 1.893.501 8.051.898 1.893.501 - 6.158.397 325
Tổng 28.786.603 14.895.230 29.350.951 -13.891.373 -48 14.455.721 97
(Nguồn: Phòng kế toán)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 36 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
lã là chuyện thường tinhfvif thế công ty không tránh khỏi việc e dè khi đem tiền
đầu tư vào các công ty mà họ chưa thật sự tin tưởng sẽ mang lại lợi nhuận.
Nhưng không thể nào phải chịu cảnh trong thế thụ động như vậy mãi được
mà công ty đã quyết định tái đầu tư trở lại trong năm 2008 khi tình hình đã lắng
dịu trở lại, họ chủ yếu đầu tư vào những đối tác quen thuộc như: Xí nghiệp thuốc
lá Vinasa, Xí nghiệp may mặc MeKo, Xí nghiệp lông vũ MeKo, Xí nghiệp chế
biến thức ăn gia súc MeKo, Công ty liên doanh dầu khí MeKong…., với mục
tiêu sẽ mang về một khoản lợi nhuận cho công ty
4.2.2.3. Các khoản thu dài hạn
Khoản này thể hiện trong năm 2007 và 2008 còn trong năm 2006 thì không
có. Năm 2007 là 1,8 tỷ còn trong năm 2008 lên đến 8 tỷ tăng 325%. Các khoản
thu này bao gồm thu hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,….
Như vậy tài sản của công ty trong ba năm 2006, 2007, 2008 có sự tăng giảm
không đều. Cụ thể là giảm trong năm 2007 và có sự gia tăng trở lại trong năm
2008. Nguyên nhân làm tài sản dài hạn của công ty năm 2007 giảm là do tài sản
cố định và đầu tư dài hạn đều giảm còn nguyên nhân làm tài sản dài hạn của công
ty năm 2008 tăng chủ yếu là do tài sản vô hình hay hữu hình đều tăng lên đáng
kể làm cho tổng tài sản dài hạn công ty tăng lên rõ rệt.
4.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn cố định và
nguồn vốn lưu động. Các nguồn vốn này được hình thành từ các chủ sỡ hữu, các
nhà đầu tư. Ngoài ra nguồn vốn còn được hình thành từ phần lợi tức của doanh
nghiệp dùng để bổ sung cho nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Mặt khác nguồn vốn còn được hình thành từ các nguồn tài trợ khác như đi
vay hay các khoản chiếm dụng được của người khác
Trong năm 2007 nợ ngắn hạn tăng rất mạnh lên đến 24,5 tỷ trong khi năm
2006 chỉ có 8,6 tỷ tăng với tỷ lệ là 185% và đây cũng là tỷ lệ tăng của tổng khoản
nợ phải trả vì nợ dài hạn của công ty trong năm 2007 và cả năm 2008 là bằng 0.
Sự gia tăng của nợ ngắn hạn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: vay ngắn hạn,
phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên,… nhưng
hai yếu tố có tác động nhiều nhất là vay ngắn hạn và phải trả người bán.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 37 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
4.3.1. Tình hình biến động nợ phải trả
- Vay ngắn hạn:
Trong khi năm 2006 công ty không hề có một khoản vay ngắn hạn nào thì đến
năm 2007 công ty đã vay ngắn hạn 4 tỷ đồng và năm 2008 là 6,7 tỷ đồng. Như
vậy năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2,7 tỷ tương đương với tỷ lệ 68%, chiếm
tỷ trọng trong tổng nguồn vốn công ty là 22%. Điều này cho thấy rằng nguồn vốn
hoạt động của công ty một phần dựa vào nguồn vay ngắn hạn ở bên ngoài mà chủ
yếu là ở các ngân hàng thương mại.
- Phải trả người bán:
Khoản phải trả người bán năm 2007 tăng vọt so với năm 2006, dù số lượng
tăng không nhiều nhưng tốc độ tăng hơn gấp đôi lên đến 133% với khoảng tăng
là 213 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2008 thì khoản mục này đã giảm xuống
còn bằng 0, tức là năm 2008 công ty không còn nợ người bán nữa. Như vậy công
ty cũng đã chiếm dụng vốn của khách hàng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn,
đó cũng là một biện pháp tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài nhưng nên chú ý
là đừng chiếm dụng vốn của khách hàng lâu sẽ gây mất lòng tin của khách hàng
cũng như gây trở ngại cho công việc kinh doanh sau này.
Ngoài những khoản trên thì các yếu tố còn lại cũng có phần tăng giảm nhưng
không đồng đều có nghĩa là giảm trong năm này nhưng tăng trong năm kia như
khoản thuế phải nộp nhà nước giảm trong năm 2007 xuống 66% nhưng đã tăng
trong năm 2008 lên 257% góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng giảm của
khoản nợ ngắn hạn cũng như trong tổng nguồn vốn của công ty.
Còn khoản vay dài hạn thì trong 3 năm nghiên cứu là 2006, 2007, 2008 đều
bằng 0. Vì trong những năm này công ty không có nhu cầu vay dài hạn để đầu tư
vào những dự án dài hạn, mở rộng qui mô sản xuất hay có chiến lược kinh doanh
mới nào cả. Vì vậy cả trong ba năm nghiên cứu khoản vay dài hạn không làm
ảnh hưởng đến khoản mục nợ phải trả cũng như không chiếm tỷ trọng trong tổng
nguồn vốn của công ty.
Sau khi phân tích sự biến động của khoản nợ phải có thể giải thích được vì sao tỷ
suất tự tài trợ của công ty lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2007 và năm
2008. Vì giữa tỷ suất tự tài trợ và tổng khoản nợ phải trả có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với nhau. Tuy nhiên, tỷ suất tự tài trợ giảm đối với công ty lại là một
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 38 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Bảng 8:Tình hình biến động nợ phải trả từ năm 2006 - 2008
ĐVT:1000đ
(Nguồn: Phòng kế toán)
Khoản mục
Năm Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
I. Nợ ngắn hạn 8.617.454 24.560.986 19.043.989 15.943.532 185 -5.516.997 -22
1. Vay ngắn hạn 4.000.000 6.720.000 4.000.000 2.720.000 68
2. Phải trả người bán 160.247 374.027 213.780 133 -374.027 -100
3. Người mua trả tiền trước 1.300.717 4.874.765 9.328.256 3.574.048 275 4.453.491 91
4. Thuế và các khoản nộp nhà nước 195.938 67.509 241.277 -128.429 -66 173.768 257
5.Phải trả công nhân viên 237.977 402.989 17.974 165.012 69 -385.015 -96
6. Chi phí phải trả 57.613 0 57.613
7. Phải trả, phải nộp khác 6.722.575 14.841.696 2.678.869 8.119.121 121 -12.162.827 -82
II. Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
2. Phải trả dài hạn cho người bán
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 39 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
dấu hiệu đáng mừng thể hiện công ty có tầm nhìn chiến lược đúng đắn trong kinh
doanh. Vì thông thường bất kì công ty nào cũng không nên để tỷ suất tự tài trợ
quá cao, nó chứng tỏ rằng công ty hoạt động dựa vào nguồn vốn sẵn có, không
tận dụng nắm bắt cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho
công việc kinh doanh.
4.3.2. Tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu của công ty
Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu công ty trong năm 2007 là 50,8 tỷ đồng
giảm 4,8 tỷ so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ giảm là 9%, còn năm 2008
nguồn vốn là 67,5 tỷ tăng so với năm 2007 một khoản là 16,69 tỷ đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng là 33%. Nếu xét về tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn thì cũng tăng giảm tương ứng, năm 2006 chiếm tỷ trọng là
86,61% thì năm 2007 giảm còn 67,43%, sang năm 2008 thì có sự gia tăng trở lại
là 78,01%. Ta sẽ xét một số nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn chủ sở hữu
tăng giảm như vậy.
- Nguồn vốn kinh doanh
Đây là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến nguồn vốn chủ sở hữu của
công ty. Năm 2006 nguồn vốn này là 46,4 tỷ đồng còn năm 2007 giảm còn 36,8
tỷ giảm một lượng là 9,5 tỷ tương đương với tỷ lệ là 21%, năm 2008 thì lại lên
đến 51 tỷ tăng 14,8 tỷ so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 40%. Nguyên
nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn kinh doanh năm 2007 giảm như thế là vì công
ty đã điều chỉnh giảm lượng vốn ở Công ty Cổ phần Da Tây Đô và công ty Cổ
phần Chế Biến Thủy Sản Mekong. Còn năm 2008 vốn kinh doanh tăng là do vốn
tự bổ sung tăng lên do việc nhận được lãi từ các công ty cổ phần mà doanh
nghiệp đã đầu tư, đồng thời cũng nhận được từ nguồn quỹ phát triển sản xuất
kinh doanh và lợi nhuận phân phối của năm 2006 và năm 2007.
- Lợi nhuận chưa phân phối
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng
dần qua từng năm. Nếu năm 2006 đạt hơn 3 tỷ thì năm 2007 đạt 4,96 tỷ tăng hơn
1,86 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 60% và đến năm 2008 thì đạt con số
tới 6,39 tỷ đồng tăng 1,4 tỷ so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ là 29%. Đây
là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đã mang
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 40 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho công ty nếu chúng ta không xét đến một số yếu
tố khách quan khác nữa có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty.
- Các quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính:
Đối với các nguồn quỹ này thì thì lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm
2006 chỉ có 3,1 tỷ đồng thì năm 2007 là 5,5 tỷ và năm 2008 là 56,4 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng năm 2007 là 77% và năm 2008 là 1%. Còn quỹ dự
phòng tài chính cũng tăng qua từng năm, năm 2006 là 2,8 tỷ và năm 2007 là
3,1tỷ đến năm 2008 là 3,6 tỷ đồng. Sở dĩ các nguồn quỹ này tăng dần qua từng
năm là vì theo chính sách của công ty thì lợi nhuận công ty sẽ được trích lập hằng
năm vào khoản quỹ đầu tư phát triển để khi cần thiết sẽ bổ sung vào nguồn vốn
kinh doanh tạo thuận lợi cho hoạt động của công ty cũng như tăng việc cạnh
tranh trên thị trường. Riêng phần quỹ dự phòng tài chính thì được trích lập theo
qui định của nhà nước. Một khi lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng dần
qua từng năm thì các nguồn quỹ này tăng theo cũng là điều tất yếu.
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc và quỹ khen thưởng phúc lợi:
Các nguồn quỹ này cũng được trích lập theo qui định của công ty. Hai nguồn
quỹ này cũng có tăng giảm qua các năm nhưng có ảnh hưởng không lớn đến
nguồn vốn của công ty. Cụ thể là quỹ trợ cấp mất việc năm 2006 là 101 triệu
đồng còn năm 2008 chỉ còn 21 triệu đồng riêng năm 2007 thì công ty không trích
lập phần quỹ này. Còn phần quỹ khen thưởng phúc lợi thì phải luôn được trích
lập hằng năm để hỗ trợ cho công nhân viên công ty một số chế độ khen thưởng
vào dịp lễ tết hay tổ chức những cuộc đi tham quan, du lịch… chủ yếu là để thúc
đẩy tinh thần làm việc của công nhân viên trong công ty ngày một tốt hơn, có
hiệu quả hơn.
Nói tóm lại tổng nguồn vốn của công ty trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2008 đều có xu hướng tăng dần qua từng năm: năm 2006 là 64,3 tỷ đồng còn
năm 2007 là 75,4 tỷ đồng và năm 2008 là 86,5 tỷ đồng chứng tỏ rằng qui mô
kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, lợi nhuận của công ty không
ngừng được nâng lên đáng kể cũng từ đó giúp cho công ty có cơ hội bổ sung vào
các loại quỹ hoạt động của công ty và tạo được nhiều điều kiện phát triển hơn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 41 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Bảng 9: Tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu
ĐVT:1000đ
(Nguồn: Phòng kế toán)
Khoản mục
Năm Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
I. Nguồn vốn chủ sở hữu 55.525.166 50.576.335 67.398.209 -4.948.831 -9 16.821.874 33
1. Nguồn vốn kinh doanh 46.413.696 36.864.805 51.681.986 -9.548.891 -21 14.817.181 40
2. Chênh lệch đánh giá lại TS
3. Quỹ đầu tư phát triển 3.139.694 5.565.159 5.641.553 2.425.465 77 76.394 1
4. Quỹ dự phòng tài chính. 2.872.644 3.182.557 3.678.938 309.913 11 496.381 16
5.Lợi nhuận chưa phân phối 3.099.132 4.963.814 6.395.732 1.864.682 60 1.431.918 29
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 201.482 278.836 153.945 77.354 38 -124.891 -45
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 101.865 21.898 -101.865 -100 21.898
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 99.617 278.836 132.047 179.219 180 -146.789 -53
Tổng 55.726.648 50.855.171 67.552.154 -4.871.477 -9 16.696.983 33
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 42 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO
CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.
Dựa vào tài liệu có được do phòng kế toán công ty cung cấp,và xem lại số
liệu ở bảng 1 và 2 để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4.4.1. Tình hình doanh thu
Doanh thu của công ty chủ yếu dựa vào hai nguồn đó là doanh thu từ hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ và nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2006 tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoảng
147 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 thì giảm chỉ còn 91,5 tỷ với khoảng chênh
lệch là 55,6 tỷ tương đương với tỷ lệ giảm là 37,8% so với năm 2006. Nguyên
nhân làm doanh thu thuần về lĩnh vực bán hàng giảm là do sản lượng hàng bán
ra giảm. Do đây là công ty chuyên xuất khẩu hàng hóa nên sản lượng hàng bán
cũng chủ yếu dựa vào nguồn hàng xuất khẩu. Vậy tại sao lượng hàng xuất khẩu
trong năm 2007 lại có sự sụt giảm như vậy? Vì năm 2007 là một năm có nhiều
biến động trong lĩnh vực xuất khẩu không chỉ mặt hàng nông sản mà còn bao
gồm nhiều mặt hàng khác của Việt Nam như thủy sản,…. Do vậy công ty phải
chịu cùng với xu hướng chung của thị trường là điều không thể tránh khỏi. Bên
cạnh đó năm 2007 công ty đã không có khả năm cung cấp một số mặt hàng xuất
khẩu như gòn trái đánh bông và không xuất khẩu hàng may mặc cho công ty
Meko giống như năm 2007 nữa vì công ty may mặc MeKo đã tự xuất khẩu hang
hóa của mình. Đến năm 2008 thì doanh thu công ty đạt con số vô cùng lạc quan
là 162 tỷ đồng đã tăng so với năm 2006 hơn 70 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng
77,8% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng trong tổng doanh thu năm 2008 là
97,17%. Như ta đã biết trong năm 2008 có một khoảng thời gian giá gạo xuất
khẩu tăng đột biến. Nắm bắt cơ hội đó công ty đã xuất khẩu một lượng lớn hàng
với giá rất cao và đã thu được một khoảng doanh thu rất khả quan. Cũng chính
điều đó làm cho doanh thu năm 2008 tăng lên đáng kể như vậy. Một lĩnh vực
khác cũng mang lại phần thu nhập không nhỏ cho công ty đó là nhận ủy thác
xuất khẩu cho một số đơn vị xuất khẩu khác, phần thu nhập này cũng được tính
vào nguồn doanh thu của bán hàng và cung cấp dịch vụ. Một số đối tác quên
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 43 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
thuộc đã nhờ công ty xuất khẩu hàng dùm họ sang các nước như Philippines,
Indonesia, Iran, Iraq,…
- Doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính dù chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh
thu của công ty nhưng nếu xét về doanh số thì cũng đã góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao doanh thu cho công ty. Năm 2006 doanh thu hoạt động tài chính là
5,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,49% trong tổng doanh thu năm 2006. Năm 2007 doanh
thu từ nguồn này là giảm chỉ còn 3,6 tỷ làm giảm 1,7 tỷ tương đương với tỷ lệ
giảm 32,07% so với năm 2006. Vì trong năm này công ty đã không còn mạnh
dạn đầu tư tài chính vào các công ty khác nữa nên đã làm giảm doanh thu hoạt
động tài chính, năm 2008 thì có sự tăng lên dù là không nhiều đạt 4,7 tỷ đồng tức
là đã tăng so với năm 2007 là 1,1 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng là 30,91% vì
trong năm này công ty đã đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết mà chủ yếu
là các công ty quen thuộc mà công ty đã đầu tư trước đây và đã đạt được hiệu quả
cao. Chính vì thế trong năm 2008 doanh thu về hoạt động tài chính đã được cải
thiện hơn so với năm 2007.
Doanh thu khác của công ty bao gồm: doanh thu từ nhập khẩu và doanh thu
nội địa. Tuy nhiên doanh thu từ nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong trong
tổng doanh thu của công ty. Doanh thu từ hàng nội địa cũng nhỏ chủ yếu dựa vào
mặt hàng bao bì carton của công ty được nhiều đơn đặt hàng để đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản ở các tỉnh lân cận như Sóc trăng, An
Giang, Kiên Giang,…
Nói tóm lại doanh thu thuần của công ty trong các lĩnh vực phụ thuộc rất
nhiều vào thị trường bên ngoài, mối quan hệ với các đối tác. Những đối tác có
thể nói là quen thuộc của công ty như là Malaysia, Singapore, Thổ Nhỉ Kỳ,
Uganda, Châu Phi, Philippines, Đông Timor,…
Dù biết rằng làm tăng doanh thu là mục tiêu phấn đấu của công ty nhưng đố
không phải là mục tiêu cuối cùng cần đạt được. Vì đôi khi doanh thu kinh doanh
tăng nhưng lợi nhuận sau cùng lại giảm xuống bởi một số yếu tố khách quan
khác nữa. Vì vậy dấu hiệu tăng doanh thu qua từng năm chỉ nói lên rằng tổng giá
trị mà công ty nhận về là lớn nhưng thu nhập thật sự của công ty vẫn chưa thể kết
luận được bởi nó còn phụ thuộc vào chi phí hoạt động công ty đã bỏ ra.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 44 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
4.4.2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng năm 2006 là 18,6 tỷ đồng còn năm
2007 thì giảm xuống còn 9,58 tỷ so với năm 2006 thì đã giảm một lượng là 9 tỷ
đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 48,47% cũng gần bằng với tốc độ giảm của
doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2008 thì lợi nhuận gộp giảm
còn 9,3 tỷ với khoảng chênh lệch so với năm 2007 là 193 triệu đồng tương đương
với tỷ lệ giảm là 2%. Mặc dù doanh thu năm 2008 tăng rất lớn nhưng lợi nhuận
thì lại giảm xuống do giá vốn hàng bán tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của
doanh thu. Có nghĩa là giá mua nguyên liệu đầu vào tăng thì nhiều mà giá bán ra
lại không tăng tương ứng nên làm giảm lợi nhuận gộp của công ty. Vì sự gia tăng
đột biến của giá cả trong năm 2008 nên công ty không thể nào có biện pháp
thương lượng tăng giá hàng xuất khẩu (chủ yếu là gạo) với các đối tác như mong
muốn được.
Còn lợi nhuận về tài chính thì như đã nói ở phần doanh thu tài chính thì trong
năm 2007 đã giảm đầu tư vào các hoạt động tài chính nên doanh thu hay lợi
nhuận thì cũng đều giảm cả. Nếu năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là
4,87 tỷ thì năm 2007 giảm chỉ còn 3,32 tỷ và năm 2008 thì tiếp tục giảm chỉ còn
3,21 tỷ. Mặc dù năm 2008 doanh thu hoạt động tài chính tăng lên nhưng chi phí
cho việc đầu tư này là rất lớn nên góp phần làm giảm lợi nhuận tài chính xuống.
Lí do làm chi phí tài chính năm 2008 tăng cao như vậy là vì công ty đã phải vay
ngắn hạn ngân hàng để có thể tham gia vào hoạt động tài chính nên phần lãy vay
phải trả trong năm này cũng tăng lên vì vậy mà làm cho chi phí tài chính cũng
tăng cao.
Về phần tổng lợi nhuận kế toán năm 2006 là 4,37 tỷ đồng và năm 2007 là
5,79 tỷ tăng 1,4 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 32,33%. Nhưng nếu nhìn
vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh thì cả lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận
hoạt động tài chính đều giảm rất nhiều mà phần tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
lại tăng đến 32,33%. Như vậy ta có thể kết luận rằng phần lợi nhuận từ các hoạt
động khác của công ty đã tăng lên rất nhiều cụ thể là năm 2007 đạt 403,6 triệu
đồng tăng 152% so với năm 2006, bên cạnh đó một yếu tố khác cũng đã góp
phần làm tổng lợi nhuận công ty tăng là do công ty đã tìm biện pháp làm giảm
các chi phí không cần thiết như một số chi phí trong lĩnh vực bán hàng và chi phí
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 45 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
quản lí doanh nghiệp, cụ thể chi phí bán hàng giảm 65,87% và chi phí quản lí
doanh nghiệp giảm 48,17% so với năm 2006. Năm 2008 tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế của công ty giảm còn 5,21 tỷ đồng đã giảm 571 triệu đồng tương
đương với tỷ lệ giảm 9,87%. Vì lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và hoạt đông tài
chính đều giảm so với năm 2007. Dù phần lợi nhuận từ hoạt động khác cũng gia
tăng hơn năm trước nhưng tốc độ tăng không thể bù đắp nổi cho phần sụt giảm
của các khoản còn lại. Nói về phần lợi nhuận khác của công ty mang lại là nhờ
vào hoạt động của các phân xưởng đặt tại các địa bàn ở Vị Thanh, Cờ Đỏ, Thới
Thạnh,… Nhờ chúng mà đã mang lại lợi nhuận cho công ty một khoảng đáng kể.
Còn hoạt động kinh doanh thì trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm
liên tục chính vì thế mà công ty nên thận trọng trong các hoạt đông kinh doanh
của mình đồng thời nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp khắc
phục làm cho hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao hơn.
4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
4.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Dựa vào bảng cân đối kế toán (Bảng 4 và bảng 10) ta tính được các chỉ tiêu
như sau:
Bảng 10: Bảng phản ánh các khả năng thanh toán.
ĐVT: lần
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng tài sản ngắn hạn (1000đ)
35.557.499 60.520.927 5.7245.192
Tổng nợ ngắn hạn (1000đ)
8.617.454 24.560.986 19.043.989
Hàng tồn kho (1000đ)
1.893.717 146.479 12.279.070
Khả năng thanh toán hiện thời
4,13 2,46 3,01
Khả năng thanh toán nhanh
3,91 2,46 2,36
(Nguồn: Phòng kế toán)
- Khả năng thanh toán hiện thời:
Qua bảng phân tích trên cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty
có xu hướng giảm mạnh trong năm 2007 và tăng nhẹ trong năm 2008. Năm 2006
hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 4,13 lần có nghĩa là tài sản
ngắn hạn trong công ty lớn gấp 4,13 lần so với tổng nợ phải trả ngắn hạn của
công ty và công ty chỉ cần trích ra 24,3% giá trị tài sản lưu động đã có thể chi trả
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 46 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
cho các khoản ngắn hạn. Qua đến năm 2007 thì hệ số này giảm đáng kể chỉ còn
2,46 lần giảm 1,67 lần so với năm 2006 nguyên nhân làm hệ số này giảm so với
năm 2006 là do tổng số nợ ngắn hạn phải trả trong năm 2007 tăng lên qua nhiều
mặc dù tổng giá trị tài sản ngắn hạn cũng tăng nhưng về mặt tốc độ tăng thì nợ
ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn vì thế làm ảnh
hưởng đến hệ số thanh toán ngắn hạn giảm xuống. Bước sang năm 2008 thì hệ số
này có xu hướng tăng trở lại đạt con số 3,01 lần tăng 1,22 lần so với năm 2007.
Nếu như hệ số thanh toán hiện thời cao chứng tỏ rằng công ty luôn sẵn sàng
để trả cho các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ không có
lợi cho công ty vì nó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu
tư nhiều vào tài sản lưu động đồng thời làm cho việc quản lí tài sản lưu động kém
hiệu quả. Bởi vì tài sản lưu động quá nhiều tức là công ty có nhiều lượng tiền
nhàn rỗi không sử dụng hoặc nợ phải thu hồi quá lớn hay có nhiều hàng tồn kho
ứ đọng.
- Khả năng thanh toán nhanh:
Nếu như trong doanh nghiệp có các khoản nợ ngắn hạn đáo hạn cùng một lúc
mà hàng tồn kho còn quá nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn
thì công ty sẽ không có khả năng chi trả cho các khoản nợ đến hạn đó. Như vậy
ngoại trừ trường hợp không cần thiết thì không nên để hàng tồn kho quá nhiều sẽ
không có lợi cho việc thanh toán nợ cho công ty.
Năm 2006 hệ số thanh toán nhanh là 3,91 so với hệ số thanh toán hiện thời thì
không nhỏ hơn bao nhiêu vì trong năm này hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không
lớn trong tổng tài sản ngắn của công ty. Sang năm 2007 thì hệ số này giảm xuống
còn 2,46 lần tức là giảm 1,6 lần so với năm 2006 nhưng vẫn đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ của công ty. Còn nếu so sánh hệ số này với hệ số thanh
toán hiện thời thì hầu như không giảm bao nhiêu và có thể nói là không giảm.
Điều này nói lên rằng trong năm 2007 hàng tồn kho rất ít gần như bằng 0. Còn
đối với năm 2008 thì hệ số thanh toán nhanh của công ty là 2,36 đã giảm hơn so
với năm 2007 mặc dù không giảm nhiều và khi so sánh với hệ số thanh toán hiện
thời thì giảm 1,27 lần vì hàng tồn kho đã chiếm một lượng không nhỏ và có tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 47 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Thực tế là công ty không cần để chỉ tiêu về khả năng thanh toán cao như vậy,
theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì khả năng thanh toán của công ty
chỉ cần đạt từ 2% trở lên thì được xem là có hiệu quả rồi.
4.5.2. Nhóm cơ cấu nợ
Ta tính được tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau:
Bảng 11 :Bảng phản ánh tỷ số nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng các khoản nợ (1000đ) 8.617.454 24.560.986 19.043.989
Tổng tài sản (1000đ) 64.344.102 75.416.157 86.596.143
Tỷ số nợ trên tài sản(%) 13,39 32,57 21,99
Ta thấy rằng tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2006 chỉ đạt 13,39% đây là một tỷ
lệ thấp cho thấy phần tài sản của công ty không phụ thuộc nhiều vào vốn vay bên
ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn có sẳn trong công ty.Bước sang năm 2007 thì tỷ
lệ này đã tăng hẳn lên đạt 32,57% so với năm 2006 vì trong năm này tổng nợ
phải trả đã tăng lên đáng kể như ta đã đề cập ở phần trên. Qua năm 2008 thì giảm
xuống còn 21,99%, đây là con số khả quan vì công ty đã có thể trang trãi được
phần nào nợ đã vay cũng như tiết kiệm được chi phí lãy vay phải trả trong cả
năm.
4.5.3. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động
Dựa vào bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm
2006, 2007, 2008 ta thống kê được bảng phản ánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt
động như sau:
Bảng 12: Bảng phản ánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá vốn hàng bán (1000đ) 129.055.246 81.928.408 153.025.774
Hàng tồn kho bình quân(1000đ)
2.700.798 1.020.098 6.212.775
Doanh thu thuần(1000đ) 147.119.751 91.514.836 162.418.948
Tổng TSCĐ ròng bình quân(1000đ)
6.670.912 6.172.564 9.412.380
Tổng giá trị tài sản bình quân(1000đ)
73.730.812 69.880.130 81.006.150
RI -Vòng quay hàng tồn kho(vòng) 47,8 80,3 24,6
RF -Vòng quay tài sản cố định 22,1 14,8 17,3
RA -Vòng quay tổng tài sản 2,0 1,3 2,0
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 48 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
- RI ( vòng quay hàng tồn kho) trong 3 năm quan sát đều lớn cả. Qua đó ta có
thể nhận xét rằng việc quản lí hàng tồn kho của công ty mang lại hiệu quả cao vì
hàng tồn kho có số vòng quay nhanh giúp cho công ty giảm được chi phí bảo
quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Năm 2006 tỷ số này là 47,8 vòng
một con số rất khả quan và đến năm 2007 thì đạt tới con số 80,3 vòng cao gấp
đôi so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 thì chỉ đạt 24,6 vòng dù nhỏ hơn
các năm trước nhưng vẫn còn cao hơn một số doanh nghiệp khác.
Hơn nữa RI lớn cũng là một yếu tố hỗ trợ cho công ty có khả năng thanh toán
các khoản nợ được tốt hơn.
- RF (Vòng quay tài sản cố định), tỷ số này có phần giảm xuống trong năm
2007 và 2008. Trong năm 2006 là 22,1 vòng thì đến năm 2007 giảm còn 14,8
vòng. Xét thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã giảm xuống cũng có nghĩa là
giá trị doanh thu thuần được tao ra từ một đồng tài sản cố định cũng đã giảm
xuống. Năm 2008 thì tỷ số này đã gia tăng trở lại đạt con số 17,3 tức là một đồng
tài sản cố định tạo ra được 17,3 đồng doanh thu thuần.
- RA(vòng quay tổng tài sản), tỷ số này chỉ có dấu hiệu giảm xuống trong năm
2007 còn 1,3 trong khi năm 2006 và 2008 vẫn đạt mức 2,0. Vậy là trong năm
2006 và 2008 một đồng tài sản đã tạo ra được 2 đồng doanh thu thuần cho công
ty, còn năm 2007 chỉ tạo được 1,3 đồng thôi.
RF và RA của năm 2007 giảm xuống đáng kể bởi nó đều chịu sự tác động trực
tiếp từ sự giảm xuống của giá trị doanh thu thuần.
4.5.4. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi
Ta cũng sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh để thống kê các tỷ số về khả năng sinh lợi như sau:
- ROS (lợi nhuận ròng trên doanh thu): Năm 2006 tỷ số này là 2,7% tức là lợi
nhuận ròng chiếm 2,7% trong tổng doanh thu thuần, với con số này hi vọng công
ty sẽ có biện pháp thúc đẩy con số này tăng cao hơn nữa nhằm làm cho lợi nhuận
ròng tăng lên phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm 2007 tỷ lệ này
đã tăng lên rõ rệt đạt 5,4%. Nhưng nguyên nhân làm nó tăng lên không phải chỉ
vì lợi nhuận ròng tăng lên mà còn vì doanh thu thuần đã giảm xuống. Điều đáng
chú ý ở đây là nguyên nhân làm doanh thu giảm chính là sản lượng hàng bán ra
trong năm 2007 giảm đáng kể cũng giống như nhiều công ty xuất khẩu nông sản
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 49 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Bảng 13: Bảng phản ánh các tỷ số về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Lợi nhuận ròng(1000đ) 3.990.435 4.963.812 4.166.933
Doanh thu thuần(1000đ) 147.119.751 91.514.836 162.418.948
Tổng tài sản bình quân(1000đ)
73.730.812 69.880.130 81.006.150
Vốn chủ sở hữu bình quân(1000đ)
59.333.656 53.290.910 59.203.663
ROS - Lợi nhuận nhuận ròng trên
doanh thu (%)
2,7 5,4 2,6
ROA - Lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản(%)
5,4 7,1 5,1
ROE - Tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (%)
6,7 9,3 7,0
(Nguồn: Phòng kế toán)
khác trên địa bàn,với tình hình biến động trong năm 2007 thì công ty không thể
tránh khỏi sự tụt giảm về mặt doanh thu. Sang năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận r òng trên
doanh thu thuần giảm chỉ còn 2,6% thậm chí giảm hơn so với năm 2006. Bởi vì
trong năm này doanh thu tăng lên rất nhiều nhưng điều đáng buồn là lợi nhuận
ròng không tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu mà còn bị giảm xuống nên
đã làm cho tỷ lệ này giảm xuống trầm trọng như vậy.
- ROA (Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản): Sự chênh lệch về tỷ số này
qua các năm là không nhiều chỉ có năm 2007 cao hơn so với các năm còn lại đạt
7,1%, còn năm 2006 chỉ đạt 5,4% và năm 2008 cũng chỉ đạt 5,1%. Nguyên nhân
làm tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2007 tăng lên là do lợi nhuận ròng
trong năm này tăng lên mà tổng giá trị tài sản bình quân thì lại giảm xuống.
Theo sự phân tích khác thì ROA = ROS x RA. Vì vậy trong năm 2007 RA
giảm xuống mà ROA tăng thì chắc chắn rằng ROS cũng đã tăng lên nhiều trong
năm 2007, cụ thể là 2,7% ở năm 2006 tăng đến 5,4% trong năm 2007. Từ đó nói
lên rằng nếu vòng quay tổng tài sản cao và tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
tăng sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng theo.
- ROE ( Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu): Cũng tương tự như tỷ số
lợi nhuân ròng trên tổng tài sản bình quân thì tỷ số ROE cũng vậy, nó cũng tăng
trong năm 2007 đạt 9,3% trong khi năm 2006 là 6,7% và năm 2008 là 7,0%. Và
nguyên nhân làm tỷ số này tăng cũng không khác vì với ROA tức là lợi nhuận
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 50 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
ròng tăng lên mà vốn chủ sở hữu lại giảm xuống nên đã làm cho tỷ số ROE tăng
cao trong năm 2007.
Mặt khác, ROE cũng chính là ROA nhân với hệ số vốn chủ sở hữu. Cả 3 tỷ số
trên đều liên quan đến lợi nhuận nên khi lợi nhuận công ty tăng sẽ làm cho 3 tỷ
số lợi đó tăng theo.
Còn nếu doanh thu tăng sẽ làm cho vòng quay tổng tài sản và vòng quay vốn
chủ sở hữu tăng nhưng lại làm cho ROS giảm xuống. Còn về phần tổng tài sản,
khi tổng tài sản tăng sẽ làm cho RA và ROA đều giảm. Nếu phân tích các tỷ số tài
chính theo phương trình Dupont: một khoản mục nào đó tăng có thể sẽ làm cho
tỷ số tài chính này tăng theo những sẽ làm cho tỷ số tài chính khác giảm xuống.
Do đó để đánh giá được tình hình tài chính của một công ty là tốt hay xấu chỉ dựa
vào các tỷ số tài chính thôi chưa đủ mà đòi hỏi phải xem xét về mặt về mặt loại
hình công ty hoạt động kinh doanh, chiến lược hoạt động lâu dài của công ty.
Riêng về công ty Nông Sản Xuất Khẩu Thành Phố Cần thơ có thể nói tình hình
tài chính của công ty tương đối vững mạnh và rất an toàn nghĩa là chưa phát hiện
một rủi ro hay nguy cơ nào trước mắt. Song với sự an toàn cao như vậy sẽ có
những thiệt thòi khác trong kinh doanh nếu nhìn từ khía cạnh khác. Chẳng hạn
như tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp thì xem như đã bỏ qua việc nắm bắt cơ hội
tận dụng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài làm giảm hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 51 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
4.5.5. Sơ đồ Dupont
ROE (%)
Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2008/2007
9,3 7,0 -2,3
ROA (%)
Tỷ lệ tài sản / Vốn chủ sở hữu
Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2008/2007
Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch(%)
2008/2007
7,1 5,1 -2,0 1,31 1,37 0,06
ROS (%)
Số vòng quay tổng tài sản (%)
Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2008/2007
Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2008/2007
5,4 2,6 -2,8 1,3 2,0 0,7
Lợi nhuận ròng - chênh lệch(%) Doanh thu – Chênh lệch (%) Doanh thu - Chênh lệch (%) Tổng tài sản - Chênh lệch (%)
2007 2008 2008/2007 2007 2008 2008/2007 2007 2008 2008/2007 2007 2008 2008/2007
4.963.812 4.166.933
-16,05 91.514.836 162.418.948
77,48 91.514.836 162.418.948
77,48 69.880.130 81.006.150
15,92
Sơ đồ 2: Sơ đồ Dupont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 52 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG
TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHÂU CẦN THƠ
5.1. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY
- Cũng như các xí nghiệp khác ở Việt Nam , Công ty Nông Sản Thực Phẩm
Xuất Khẩu Tp.Cần Thơ còn gặp nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu thị trường
do thông tin thu thập còn chậm, độ chính xác chưa cao, thiếu sự phối hợp giữa
các đối tác về nguồn hàng, giá xuất,…Thời gian qua, những hợp đồng xuất khẩu
của công ty có được là nhờ các doanh nghiệp nước ngoài biết được xí nghiệp có
hàng nông sản xuất khẩu nên đến giao dịch qua môi giới trung gian và cũng nhờ
một phần nào công ty tự chào hàng. Và hiện nay công ty chưa có người chuyên
trách để chuyên về việc thu thập thông tin một cách chính xác và tìm hiểu rõ về
nhu cầu của thị trường. Công ty chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp tại bàn tiến
hành thu thập thông tin về thị trường, dự báo sản lượng trong nước và thế giới
nghiên cứu nhu cầu của trong nước và thế giới cũng như nghiên cứu của các bạn
hàng quen thuộc. Nhìn chung việc thu thập thông tin của xí nghiệp chưa được
chú ý đúng mức, ngân sách để chi cho việc này còn hạn chế. Do vậy thông tin
đem lại chưa phản ánh đầy đủ tình hình thị trường thế giới dẫn đến việc công ty
luôn bị động trong vấn đề thị trường, khó khăn trong việc thâm nhập thị trường
mới. Từ đó, dẫn đến công ty chưa phát huy hết năng lực của mình để mang lại
hiệu quả cao.
- Mặt hàng nông sản của công ty chưa đa dạng chủ yếu là gạo và các nguyên
liệu thô chưa qua công đoạn chế biến để thành sản phẩm cung cấp ngay cho
người tiêu dùng vì thế giá cả của sản phẩm chưa cao chẳng hạn như nấm rơm
muối, gòn trái đánh bông. Đây cũng là xu thế chung của hàng xuất khẩu Việt
Nam chứ không riêng gì sản phẩm của công ty. Nguyên nhân sâu xa của tồn tại
này chính là do công ty chưa có nhiều vốn để trang bị dây chuyền kĩ thuật tiên
tiến và cũng chưa nhận được sự hổ trợ quan tâm đúng mức của chính sách nhà
nước để sản phẩm công ty có thể tiến xa hơn thị trường thế giới.
- Hiện tại công ty vẫn chưa có phòng marketing. Phòng kinh doanh cùng lúc
đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 53 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
chưa có phòng marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu
về khách hàng, thị trường, xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới
cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh.
- Hàng hóa của công ty chưa thật sự nổi trội, chất lượng cũng như bao bì sản
phẩm vẫn chưa thật sự hoàn hảo nên khó có thể cạnh tranh với các đối thủ trong
ngành như mặt hàng gạo thì không thể cạnh tranh nổi với Thái Lan còn các mặt
hàng nông sản khác thì không qua được mặt hàng của Trung Quốc. Đó cũng là
nguyên nhân giải thích tại sao hàng hóa xuất khẩu của công ty khó mà thâm nhập
vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu mà chủ yếu chỉ cung cấp cho các
nước có mức thu nhập trung bình như Châu Phi, Trung Đông và các nước trong
ku vực Đông Nam Á. Trong các năm gần đây hàng hóa xuất khẩu của công ty
còn có xu hướng thu hẹp lại nếu không nhanh chóng tìm kiếm những mặt hàng
mới để cung cấp cho nhu cầu của thị trường rất có thể trong tương lại doanh thu
của công ty sẽ bị giảm xuống làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Doanh thu của công ty luôn được tăng lên đáng kể trong những năm gần đây
thế nhưng lợi nhuận từ hoạt động mua bán hàng và cung cấp dịch vụ thì lại bị
giảm xuống do các chi phí trong quá trình kinh doanh tăng nhiều so với các năm
trước đồng thời giá mua nguyên liệu đầu vào giá cao làm giá vốn hàng bán luôn
chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty. Từ đó gây nên hậu quả là tốc độ
tăng của lợi nhuận luôn chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
- Lợi nhuận của công ty hiện nay phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập khác
của công ty mà cụ thể là do các đơn vị cấp dưới mang lại chứng tỏ rằng các đơn
vị bên dưới hoạt động hiệu quả hơn hoạt động chính của công ty.
- Công ty chưa thật sự chủ động và mạnh dạn để đầu tư vào lĩnh vực hoạt
động tài chính mà nhất là trong hoạt động thị trường chứng khoán vì đây là lĩnh
vực hoạt động mang lại hiệu quả cao nếu có sự đầu tư và tìm hiểu đúng mức,
điều quan trọng ở đây là công ty đang tiến hành cổ phần hóa thì việc nghiên cứu
kỹ hơn về thị trường chứng khoán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty trong
hoạt động sau này .
- Hiện nay, công ty còn thiếu nguồn nhân lực trẻ. Đội ngũ cán bộ công nhân
viên của công ty đều là nhân viên lâu năm đã gắn bó với công ty trong nhiều năm
qua, do đó cần phải bổ sung nhiều cán bộ mới để thay đổi bộ mặt công ty vì có
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 54 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
thể những nhân viên trẻ tuổi này giúp công ty luôn năng động sáng tạo theo đuổi
kịp với thị trường mới.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY
5.2.1. Nâng cao doanh thu và lợi nhuận
Mục tiêu chính của công ty đơn giản chỉ là làm sao để không ngừng nâng cao
lợi nhuận mang lại để từng bước cải thiện tình hình tài chính cho công ty. Nếu
dựa theo phương trình doanh thu lợi nhuận thì để nâng cao lợi nhuận thì cần thiết
là làm sao để có thể nâng cao doanh thu. Sau đay là một số biện pháp nhằm giúp
cho công ty có thể nâng cao lợi nhuận
- Cần bổ sung nguồn nhân lực trẻ làm công việc marketing giúp sản phẩm
công ty tiến gần hơn đến khách hàng, đồng thời tìm cách mở rộng thị trường tiêu
thụ thông qua việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường. Mà trước hết là phải đào
tạo họ trở thành những con người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao am hiểu
thị trường bên ngoài.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã sao cho bắt mắt chẳng hạn
như kiểu thùng, màu sắc, hoa văn in trên sản phẩm nhằm tạo ấn tượng ban đầu
cho người tiêu dùng cũng như có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thế giới
vì khi nhu cầu càng cao thì khuynh hướng mẫu mã và bao bì ngày càng được
xem là quan trọng, do đó một hình thức mẫu mã sản phẩm đẹp, hấp dẫn sẽ có sức
lôi cuốn khách hàng. Từ đó mà công ty có thể đưa sản phẩm của mình tiến xa
hơn đến các thị trường khó tính vì chỉ có ở những thị trường này mới giúp công
ty tăng cao doanh thu một cách đáng kể. Và khi công ty đã tạo được uy tín của
mình đối với khách hàng thì nếu chúng ta có nâng giá bán sản phẩm lên khách
hàng cũng sẽ chấp nhận. Và đó cũng được coi là một biện pháp nâng cao lợi
nhuận cho công ty.
- Đa dạng hóa nguồn sản phẩm của công ty nhằm cung cấp cho nhiều đối
tượng khách hàng vì công ty đang có thế mạnh là đặt tại trung tâm của Đồng
Bằng Sông Cửu Long nơi được coi là vựa lúa đồng bằng, tập trung các nguồn
thủy hải sản và nhiều loại trái cây phong phú. Vậy sao công ty không khai thác
tiềm năng vốn có của mình? Nhưng muốn làm được điều đó thì cần phải có bước
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 55 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu khách hàng và tìm ra những khách hàng mới hợp tác
với công ty.
- Tích cực áp dụng các chiến lược quãng cáo, chiêu thị nhằm quãng bá hình
ảnh và thương hiệu công ty cho các bạn hàng trên thế giới biết được và tìm đến
công ty. Tham gia các hoạt động triển lãm, hội trợ để tiếp thị sản phẩm của mình
đối với các khách hàng trong nước nhằm tăng thị phần bán hàng trong nước bởi
không chỉ khách hàng quốc tế mà khách hàng trong nước hiện nay luôn được các
công ty quan tâm đến vì họ sẽ tiêu thụ một lượng sản phẩm hàng hóa không nhỏ
cho công ty.
- Sử dụng hiểu quả các nguồn lực nhằm giảm các loại chi phí không đáng kể
trong quá trình kinh doanh chẳng hạn như chi phí bán hàng hay chi phí quản lí
doanh nghiệp, hạn chế các loại chi phí không cần thiết và điều này hoàn toàn
khác với việc càng giảm chi phí càng tốt, vì có những loại chi phí sẽ góp phần
làm tăng doanh thu cho công ty trong chiến lược lâu dài mà trước mắt thì không
mang lại hiệu quả như quãng cáo, chiêu thị sản phẩm, thâm nhập thị trường thực
tế…. Quan trọng là chúng ta sử dụng các loại chi phí phải có mục đích rõ ràng.
Thường xuyên kiểm soát chi phí để mang lại hiệu quả cao
- Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán bằng cách tìm mua nguyên liệu đầu vào
với giá cả hợp lí mà chất lượng phải tốt nhằm làm giảm giá vốn hàng bán và
cũng làm giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu của công ty góp phần
làm tăng lợi nhuận. Quan trọng là công ty phải luôn chủ động trong việc tìm
kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào đề phòng khi gặp phải những cơn sốt
giá xảy ra giống như trường hợp đã xảy ra trong năm 2008. Cần có chiến lượt lâu
dài trong việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu như chấp
nhận bao tiêu sản phẩm với giá mua ổn định đối với những hợp tác xã sản xuất
những sản phẩm có chất lượng cao.
5.2.2. Một số giải pháp khác
- Thiết lập các mối quan hệ tốt với khách hàng duy trì các mối quan hệ làm ăn
lâu dài và khi cần thiết hãy sử dụng biện pháp chiếc khấu thương mại đối với
những khách hàng lớn của công ty nhằm tạo được thiện cảm trong mua bán,
thuận lợi trong kinh doanh. Đây cũng là một biện pháp thiết lập các mối quan hệ
làm ăn lâu dài.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 56 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
- Cố gắng làm giảm tỷ lệ các khoản phải thu trong tổng tài sản của công ty
nhằm tránh tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn kinh doanh của mình. Ta
có thể áp dụng các biện pháp như giảm giá bán hay chiếc khấu thanh toán cho
những khách hàng trả tiền ngay hoặc trong thời hạn sớm nhất.
- Khoản vốn vay ngắn hạn của công ty tăng lên qua từng năm rõ rệt nên công
ty phải chịu một khoản lãi vay không nhỏ. Chính vì vậy mà công ty nên tìm các
nguồn vốn vay với lãi suất thấp hoặc nhờ sự hổ trợ của chính sách nhà nước. Sắp
tới công ty sẽ cổ phần hóa nên cần tiến hành phát hành cổ phiếu để huy động
nguồn vốn nhàn rỗi tạo thêm sự vững mạnh về mặt tài chính nhằm xúc tiến các
dự án lâu dài cần nguồn vốn lớn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 57 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
PHẦN KẾT LUẬN
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Phân tích tình hình tài chính trong một công ty là một công việc luôn được
các nhà quản lí cũng như các đơn vị đầu tư quan tâm. Cho dù công ty có đưa ra
các chiến lược, dự án hay đến đâu mà không phù hợp với tình hình tài chính của
công ty thì cũng không thực hiện được. Mặt khác nếu ta biết phân tích tài chính
đúng lúc sẽ giúp cho công ty tránh được những rủi ro trước mắt có tác động
không nhỏ đến khả năng tài chính của công ty, bên cạnh đó cũng sẽ giúp ta tìm ra
được những thế mạnh để kịp thời phát huy.
Sau khi tiến hành quan sát phân tích tình hình tài chính của công ty em nhận
thấy rằng về cơ bản tình hình tài chính của công ty tương đối cân bằng qua các
năm. Các tỷ số về khả năng sinh lời luôn ở mức cao còn các tỷ số nợ thì chỉ ở
mức thấp. Chứng tỏ rằng công ty ít gặp phải những rủi ro trong tài chính. Tuy
nhiên công ty vẫn tồn tại không ít hạn hạn chế như: nguồn vốn hoạt động của
công ty chưa thật sự vững mạnh, tầm vóc công ty qua nhiều năm không có gì
thay đổi trong khi thị trường thì luôn biến đổi không ngừng. Thiếu vốn, thiếu
nguồn tài trợ vẫn là nguyên nhân đầu tiên làm cho công ty khó phát triển được.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua việc tìm hiểu thực tế tại công ty Nông Sản Xuất Khẩu Thành Phố cần
Thơ em xin trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện tình hình tài
chính của công ty như sau:
- Công ty nên tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào của Đồng Bằng Sông Cửu
Long, đầu tư nhiều hơn vào trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao giá trị sản
phẩm của công ty.
- Vì nguồn vốn công ty không nhiều nên tìm mọi cách để thu hồi vốn nhanh
và có hiệu quả nhất, không nên áp dụng phương pháp gối đầu. Áp dụng chiếc
khấu thương mại đối với các khách hàng trả tiền trước thời hạn.
- Công ty nên tăng vốn kinh doanh bằng cách phát hành cổ phiếu ra bên ngoài
- Cần duy trì các mối quan hệ hợp tác liên doanh với các đối tác lâu năm để
tạo thêm nguồn thu nhập cho công ty
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 58 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
- Riêng đối với ban lãnh đạo nhà nước nên khuyến khích cá công ty, xí
nghiệp nên phát triển ra thị rường nước ngoài sản phẩm của Việt nam luôn có
mặt ở các th trường trên toàn thế giới. Đề nghị cấp nhà nước nên nên giảm hoăc
không thu thuế đối với hàng xuất khẩu để thúc đẩy hàng Việt Nam lấn sân sang
thị trường thế giới giới.
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf