Trong cơ chế thị trường với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì
việc tổ chức tốt các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm là điều rất cần thiết.
Việc cung ứng và tiêu thụ các loại vật tư c ủa công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên
Huế đóng một vai trò hết sưc quan trong trong nền sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua cung với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới thì cong ty
cũng đã không ngừng thay đổi các phương thức kênh doanh dể phù hợp với tình
hình chung của thế giới nhờ vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty luôn tăng lên.
Mặc dù sản lượng tiêu thụ của công ty liên tục tăng trong thòi gian qua nhưng
lợi nhuận thu về thì không tăng tương ứng so với số sản phẩm tiêu thụ được. Điều
này chứng tỏ công ty chua có những chính sách thích hợp để hạn chế các ảnh
hưởng tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 9.4 6 142.8 0 100
Công nhân 86 55.1 102 52.3 114 53.3 16 118.6 12 111.7
Lái xe 10 6.5 44 7.2 16 7.5 34 440 -28 36.4
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010
Nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nguồn vốn giúp cho DN có đầy đủ điều kiện để thực hiện quá trình tái sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và là sức mạnh về tài chính của DN để cạnh
tranh với các DN khác. Để có thể tái sản xuất kinh doanh và phát triển thì yếu tố
bắt buộc phải có đối với mỗi DN là vốn.
Vốn của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế chủ yếu hình thành từ hai
nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua số liệu ở bảng 2,
nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình vốn của công ty qua 3 năm có sự biết
động và không ngừng tăng lên. Năm 2008 tổng tài sản của công ty là 70739 triệu
đồng, năm 2009 là 91400 triệu đồng tăng 20661 triệu đồng tương ứng tăng
29.2% so với năm 2008, năm 2010 tổng tài sản là 102464 triệu đồng tăng 11064
triệu đồng tương ứng với 12.1% so với năm 2009. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ
tăng tổng tài sản của năm 2009/2008 lớn hơn lệ tăng tổng tài sản của năm
2010/2009 vì ở năm 2009 công ty mở rộng thêm 2 thị trường mới là Lâm Đồng
và Cộng Hòa Nhân Dân Lào con ở năm 2010 công ty chỉ mở rộng thêm một thị
trường ở Đà Lạt nên chi phí đầu tư trong năm 2010 ít hơn so với năm 2009 vì
vậy mà tỷ lệ tổng tài sản năm 2010/2009 thấp hơn so với 2009/2008.
Xét theo đặc điểm vốn: cả vốn cố định và vốn lưu động của công ty đều tăng
lên qua 3 năm và vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn cố định của
công ty điều này là phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty do công ty là
đơn vị vừa sản xuất vừa thương mại phục vụ cho nông nghiệp nên việc đầu tư
vào vốn lưu động là yếu tố cần thiết để quay vòng vốn tạo hiệu quả cao trong
kinh doanh. Năm 2009 vốn lưu động của công ty là hơn 74 tỷ đồng tăng hơn 17
tỷ đồng tương ứng với 30,98% so với năm 2008. Năm 2010 là hơn 83 tỷ đồng
tăng hơn 9 tỷ đồng tương ứng với 12,22% so với năm 2009. Cùng vói sự tăng lên
của vốn lưu động thì vốn cố định cũng tăng theo, năm 2009 là hơn 17 tỷ đồng
tăng hơn 3 tỷ đồng tăng ứng với 21,99% so với năm 2008, năm 2010 là gần 19 tỷ
đồng tăng gần 2 tỷ đồngồng tương ứng vói 11.56% so với năm 2009
Bảng 2: Tình hình vốn của công ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % % %
Tổng vốn sản xuất kinh doanh 70739 100 91400 100 102464 100 20661 129.2 11064 112.1
1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn
Vốn cố định 13957.3 19.73 17027.2 18.63 18996.8 18.51 3069.9 121.99 1969.6 111.56
Vốn lưu động 56781.7 80.27 74372.8 81.37 83467.2 81.49 17591.1 130.98 9094.4 112.22
2. Phân theo nguồn hình thành
vốn chủ sở hữu 7295.02 10.31 9231.4 10.1 11475.97 11.2 1936.38 126.54 2244.57 124.31
Vốn vay 63443.98 89.69 82168.6 89.9 90988.03 88.8 18724.62 129.51 8819.43 110.73
(Nguồn : phòng kế toán tài vụ -công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế)
Xét theo nguồn hình thành: vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ
sở hữu(VCSH) và vốn vay, qua bảng số liêu thì ta thấy cà 2 nguồn vốn này của công
ty đều tăng qua các năm, năm 2009 VCSH của công ty là hơn 9 tỷ đồngồng tăng gần 2
tỷ đồngồngồng so với năm 2008, năm 2010 VCSH là hơn 11 tỷ đồngồng tăng 24,31
% so với năm 2009. tuy nhiên nguồn vón vay cũng tăng len cụ thể năm 2009 là hơn 82
tỷ đồngồng tăng 29,51 % tương ứng hơn 18 tỷ đồngồng so với năm 2008, năm 2010
hơn 90 tỷ đồngồng tăng gần 9 tỷ đồng tương ứng với 10,73 % so với năm 2009.
Từ việc phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có tăng nhưng
không đáng kể so với sự tăng lên của vốn vay, vì vậy công ty cần có biện pháp giải
quyết sao nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn nữa vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự
chủ của DN, đồng thời nếu công ty có nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng
đem lại lợ nhuận cho công ty càng cao vì công ty không phải trả chi phí lãi vay
2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm.
2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008-
2010
Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh có nhiệm vụ cung
ứng các loại VTNN trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, do đó
để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trượng công ty cần phải có biện pháp dự trữ hàng
và nhập hàng đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu của bà con và để sản phẩm của mình
được tiêu thụ mạnh.
Qua bảng 3 ta thấy số liệu sản lượng tiêu thụ phân bón qua các năm đều tăng lên.
Qua bảng 3 này ta cũng dễ nhận thấy NPK và vi sinh là mặt hàng chủ lực chủ công ty,
số lượng tiêu thụ qua các năm là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao so vói các sản phẩm
khác của công ty. Trong năm 2008 lượng NPK và vi sinh tiêu thụ là hơn 23 nghìn tấn
chiếm 64,53%. Năm 2009 lượng tiêu thụ là gần 27 nghìn tấn chiếm 64,22%, năm 2010
lượng tiêu thụ là hơn 31 nghìn tấn chiếm 66,81 %. So sánh năm 2009 với 2008 lượng
tiêu thụ tăng hơn 3 nghìn tấn tương ứng tăng 13.78%. Năm 2010 với năm 2009 thì
lượng tiêu thụ tăng hơn 4 nghìn tấn tương ứng tăng 15.55%. Số lượng phân NPK tăng
mạnh theo các năm vì loại phân này là rất cần cho cây trồng hầu hết các loại cây trồng
điều bón phân này.
Xếp sau NPK là đạm. Năm 2008 lượng tiêu thụ là hơn 6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng
17 %, năm 2009 là hơn 7.2 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 17%, năm 2010 là hơn 7.3 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 15.6 %. So sánh năm 2009 với 2008 ta thấy lượng phân đạm tăng
hơn 949 tấn tức tăng 15.17 %, năm 2010 tăng 100 tấn so với năm 2009 tức tăng 1.38
%, mặt dù số lượng phân đạm năm 2010/2009 tăng nhiều hơn số lượng phân đạm
2009/2008 nhưng tỷ lệ tăng % lại ít hơn , sở dĩ như vậy là do Trung Quốc 1 nước sản
xuất phân bón lớn của thế giới cắt giảm sản lượng.
Mặt hàng tiếp theo là phân lân. Năm 2008 lượng phân tiêu thụ đạt hơn 4,5 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 12.32 %. Năm 2009 tiêu thụ được trên 5 nghìn tấn chiếm 12.61 % .
năm 2010 lượng tiêu thụ là trên 5.5 nghìn tấn chiểm tỷ trọng 11.89 %. So sánh năm
2009 với năm 2008 lượng phân lân tiêu thụ tăng 771 triệu tấn tương ứng tăng 17.04
%. Năm 2010 với năm 2009 lượng phân lân tiêu thụ tăng 253 triệu tấn tương ứng với
4.77%.
Cuối cùng là Kali có khối lượng tiêu thụ thấp nhất. Năm 2008 tiêu thụ 2,2 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 6.13 %, năm 2009 là 2.5 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 6.02%, năm 2010
lượng tiêu thụ là trên 2.6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 5.65%. So sánh năm 2009 với năm
2008 thì lượng tiêu thụ tăng 277 tấn tương ứng tăng 7,1 %. Năm 2010 tăng 94 tấn so
với năm 2009 tương ứng tăng 3.75 %.
Nhìn chung khối lượng hàng hóa tiêu thụ hàng năm có sự biến động đáng kể.
Nhưng nhìn vào bảng số liệu tiêu thụ trong ba năm 2008- 2010 thì ta có thể thấy công
ty chỉ tập trung nhiều vào mặt hàng sản phẩm NPK, sản phẩm này nếu cứ tiếp tuc tăng
như những năm qua thì sẽ khiến công ty gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Chính vì
vậy công ty cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý để tiêu thụ đồng đều các sản
phẩm phòng tránh rủi ro cho DN, tránh tình trạng hàng thừa hàng thiếu.
Bảng 3: Khối lượng tiêu thụ các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008- 2010
ĐVT: Tấn
Tên vật
tư
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %
Đạm 6260.40 17.02 7209.99 17,15 7310.16 15.65 949.59 115.17 100.17 101.38
Lân 4529.59 12.32 5301.34 12.61 5554.50 11.89 771.75 117.04 253.16 104.77
NPK &
vi sinh
23728.17 64.53 26998.56 64.22 31198.52 66.81 3270.39 113.78 4199.96 115.55
Kaly 2253.75 6.13 2530.85 6.02 2625.82 5.65 277.1 112.30 94.97 103.75
Tổng
cộng
36771.91 100 42040.74 100 46689 100 5268.83 114.33 4648.26 111.06
Nguồn: Phòng kế toán công ty
2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm
Doanh thu là chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông
qua doanh thu từ việc bán sản phẩm ta có thể thấy được tình trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty đó đang diễn ra như thế nào, mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng
nào bị ứ động.
Để đánh giá kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty chúng ta sử
dụng bảng 4:
Qua bảng 4 ta thấy doanh thu tiêu thụ năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008
doanh thu đạt 283352 triệu đồng, năm 2009 đạt 339334 triệu đồng, năm 2010 đạt
393184 triệu đồng. So sánh năm 2009 với năm 2008, ta thấy doanh thu tăng 55982
triệu đồng tương ứng tăng 19.75 %, năm 2010 với năm 2009 tăng 53849 triệu đồng
tương ứng tăng 15.87 %.
Qua bảng số liệu ta cũng dễ nhận thấy trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng của NPK
chiếm đa số, cụ thể trong năm 2008 doanh thu của NPK đạt 191011 triệu đồng, chiếm
67.4% trong tổng doanh thu, năm 2009 là 228407 triệu đồng chiếm 67.39% trong tổng
doanh thu, năm 2010 là 276418.88 triệu đồng, chiếm 70.3% trong tổng doanh thu.
Nguyên nhân doanh thu của NPK chiếm tỷ trọng cao như vậy vì đây là mặt hàng chủ
lực của công ty , nên công ty đã đưa ra những chính sách phát triển mạnh mẽ cho sản
phẩm chủ đạo của mình, bằng chứng là khối lượng tiêu thụ NPK luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn so với các sản phẩn khác trong các năm qua.
Mặt hàng đem lại doanh thu lớn thứ hai là phân Đạm, năm 2008 doanh thu của
Đạm là 54841 trieu đồng, chiếm 19.35%, năm 2009 là 66404 triệu đồng chiếm 19.57%
, năm 2010 là 69081 triệu đồng chiếm 17.57%.
Mặc dù khối lượng tiêu thụ của kaly là ít hơn so với phân Lân nhưng doanh thu
công ty thu về từ phân kaly lớn hơn so với phân kaly, cụ thể doanh thu trong năm 2008
của kaly là 24182 triệu đồng chiếm 8.53%, còn doanh thu của phân lân là 13316 triệu
đồng chiếm 4.69%. trong năm 2009 doanh thu của kaly là 27611 triệu đồng chiếm
8.14%, doanh thu của phân lân là 16911 triệu đồng chiếm 4,98%. Trong năm 2010
doanh thu của Kaly là 28910 triệu đồng chiếm 7.35%, doanh thu từ lân chỉ chiếm
4,7% tổng doanh thu, tức là 18774 triệu đồng.
Bảng 4: Doanh thu tiêu thụ mặt hàng phân bón của cong ty qua 3 năm 2008-2010
Mặt
hàng
tiêu thụ
2008 2009 2010
So sánh doanh thu
2009/2008 2010/2009
sản lượng
( tấn)
Giá
bán
BQ
Doanh
Thu
sản
lượng
( tấn)
Giá
bán
BQ
Doanh thu
sản lượng
( tấn)
Giá
bán
BQ
Doanh thu
+/-
%
+/-
%
Đạm 6260.4 8.76 54841.1 7209.99 9.21 66404.01 7310.16 9.45 69081.01 11562.9 121.08 2677.00 104.03
Lân 4529.59 2.94 13316.99 5301.34 3.19 16911.27 5554.5 3.38 18774.21 3594.28 126.99 1862.93 111.02
NPK 23728.17 8.05 191011.76 26998.56 8.46 228407.82 31198.52 8.86 276418.88 37396.05 119.58 48011.07 121.02
Kaly 2253.75 10.73 24182.73 2530.85 10.91 27611.57 2625.82 11.01 28910.27 3428.84 114.18 1298.70 104.7
Tổng số 36771.91 283352.6 42040.74 339334.67 46689 393184.39
Nguồn: phòng kế toàn công ty
Nhìn chung doanh thu thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty là tăng dần
qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng doanh thu giữa các mặt hàng là không đồng đều, công
ty cần chú trọng phát triển đồng đều các sản phẩm, đặc biệt công ty cần chú trọng đến
việc quảng bá sản phẩm, tìm cách cho sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng để
tăng doanh thu cho công ty.
2.2.3 Tình hình tiêu thụ ở các thị trường qua 3 năm 2008- 2010
Thị trường là một biểu thiện của quá trình trong đó thể hiện các quyết định của
người tiêu dùng về hàng hóa cũng như quyết định của các DN về số lượng chất lượng
hàng hóa. Đó là mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu với cơ cấu từng mặt hàng cụ
thể.
Nhận biết được điều đó công ty đã lựa chọn những thị trường mục tiêu để công ty
có biện pháp thỏa mãn nhu cầu của thị trường đó. Bất kỳ một DN nào cũng đều rất coi
trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm, vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm công ty mói có
thể quay vòng vốn để tái đầu tư. Tuy nhiên ở mỗi thị trường đều có đặc điểm riêng,
nhu cầu về sản phảm khác nhau. Đối với sản phẩm phân bón do phụ thuộc vào tính
chất đất đai và cơ cấu cây trồng mà có nhu cầu về từng loại phân bón khác nhau. Do
vậy, công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ.
Nhìn vào bảng 5 ta thấy số lượng tiêu thụ mỗi thị trường có sự khác nhau. Thị
trường ở Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng cao nhất , điều đó cũng dễ hiểu vì trụ sở và
nhà máy chế biến của công ty đặt tại đây. Năm 2008 lượng tiêu thụ ở Huế là hơn 18
nghìn tấn chiếm 49.83 %, năm 2009 là gần 20 nghìn tấn chiếm 44.96 %, năm 2010 là
trên 20 nghìn tấn chiếm 42.86 %, so sánh năm 2009 với 2008 thì lượng tiêu thụ ở Huế
tăng 578 tấn tương ứng với tăng 3.5 %, năm 2010 tăng 1109 tấn so với năm
2009,tương ứng tăng 5.44 %.
Tiếp đến là thị trường Quảng Trị, năm 2008 lượng tiêu thụ là hơn 7 nghìn tấn
chiếm 19.51 %, năm 2009 là 7.5 nghìn tấn chiếm 18%, năm 2010 là 7.9 nghìn tấn
chiếm 17.09 %, so sánh năm 2009 với năm 2008 thì khối lượng tiêu thụ tăng 393 tấn
tương ứng vói 5.48 %, năm 2010 tăng 411 tấn so với năm 2009, tương ứng với 5.44%.
Ở thị trường Quảng Bình, năm 2008 khối lượng tiêu thụ đạt gần 3 nghìn tấn chiếm
tỷ trọng 8.15%, năm 2009 đạt trên 3.3 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 8.02 %, năm 2010 đạt
3.4 nghìn tấn chiếm 7.3 %. So sánh năm 2009 với năm 2008 khối lượng tiêu thụ tăng
374 tấn tương ứng tăng 12.5 %, khối lượng tiêu thụ của năm 2010 so với năm 2009
tăng 36 tấn, tương ứng tăng 1.1 %.
Ở thị trường Quảng Nam, khối lượng tiêu thụ trong năm 2008 là 2.5 nghìn tấn,
năm 2009 là 2.9 nghìn tấn, năm 2010 là 3.2 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với 2008 sản
lượng tăng 369 tấn tương ứng với 14.3%, năm 2010 tăng 293 tấn so với năm 2009,
tương ứng với 9.95%.
Ở thị trường Quảng Ngãi, khối lượng tiêu thụ trong năm 2008 là 1.8 nghìn tấn,
năm 2009 là 2.1 nghìn tấn, năm 2010 là 2.3 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với 2008, ta
thấy khối lượng tiêu thụ tăng 230 tấn tương ứng tăng 12.31%, năm 2010 tăng 223 tấn
so với năm 2009 tương ứng tăng 10.61 %.
Ở thị trường Gia Lai khối lượng tiêu thụ năm 2008 là 1845 tấn chiếm 5,02%, năm
2009 là 1896 tấn chiếm tỷ trọng 4.51%, năm 2010 là 1895 tấn chiếm tỷ trọng 4,06 %.
So sánh năm 2009 vơi năm 2008 khói lượng tiêu thụ tăng 50 tấn tương ứng với 2.7 %,
năm 2010 khối lượng tiêu thụ giảm 0.47 tấn, tương ứng giảm 1%.
Ở thị trường Đắc Lắc khối lượng tiêu thụ năm 2008 là 1.9 nghìn tấn, năm 2009 là
2.1 nghìn tấn, năm 2010 là 2.2 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với năm 2008 khối lượng
tiêu thụ tăng 120 tấn, năm 2010 với năm 2009 tăng 106 tấn.
Ở các thị trường trên ta thấy khối lượng tiêu thụ mỗi năm giảm dần sở dĩ như vậy
do trong năm 2009 và năm 2010, công ty mở rộng thêm thị trường qua Lào, Lâm
Đồng và Đà Lạt.
Ở 3 thị trường còn lại thì do công ty mới xâm nhập vào nên khối lượng tiêu thị còn
ít, nhưng nhìn chung sản lượng tiêu thụ ở các thị trương mới này vẫn tăng , chứng tỏ
công ty đã có hướng đi đúng khi mở rộng thêm thị trường tiêu thụ.
Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ ở các thị trường của cong ty qua 3 năm 2008-2010
ĐVT: Tấn
Thị
trường
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số
LƯợNG
% Số
LƯợNG
% +/- % +/- % +/- %
Thừa Thiên Huế 18323.44 49.83 18901.51 44.96 20010.9 42.86 578.07 103.5 1109.39 105.86
Quảng Trị 7174.20 19.51 7567.33 18.00 7979.15 17.09 393.13 105.48 411.82 105.44
Quảng Bình 2996.91 8.15 3371.67 8.02 3408.29 7.30 374.76 112.5 36.62 101.1
Quảng Nam 2577.71 7.01 2947.06 7.01 3240.22 6.94 369.35 114.33 293.16 109.95
Quảng Ngãi 1871.70 5.09 2102.04 5.00 2325.11 4.98 230.34 112.31 223.07 110.61
Gia Lai 1845.98 5.02 1896.04 4.51 1895.57 4.06 5006 102.71 -0.470 99
Đắc Lắc 1982.01 5.39 2102.04 5.00 2208.39 4.73 120.03 106.06 106.352 105.1
Lâm Đồng - - 1051,02 2.50 1363.31 2.92 1051.02 - 312.29 129.71
CHDCND Lào - - 2102,04 5.00 2367.13 5.07 2102.05 - 265.09 1126.1
Đà Lạt - - - - 1890.90 4.05 - - 1867.16 -
Tổng cộng 36771.91 100 42040,74 100 46689 100
Nguồn: phòng kế toán công ty
2.2.4 Tình hình tiêu thụ của công ty theo phương thức bán hàng qua 3 năm 2008-
2010
Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh thương mại , vì vậy
để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường thì cần xây dưng mạng
lưới tiêu thụ sẩn phẩm hợp lý và sử dụng các phương thức bán hàng có hiệu quả nhằm
thúc đẩy quả trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí thu được lợi nhuận tối đa là
điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy , trong những năm qua ban lãnh đạo công ty đã
chọn lựa những chính sánh đúng đắn để giúp công tác tiêu thụ sản phẩm được tốt. Cụ
thể công ty đẫ sử đụng các kênh tiêu thụ sau:
- Phương thức bán buôn: đây là hình thức bán với số lượng lớn, hình thức thanh
toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Phương thức này thông qua thông qua
các bộ phận trung gian trên thị trường rồi đến người tiêu dùng cuối cùng. Bộ
phận trung gian như là: hợp tác xã, đại lý, tổ chức khác
- Phương thức bán lẻ: Phương thức này chủ yếu công ty bán hàng bán hàng trực
tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng ở đây công ty vừa là nhà kinh doanh vùa là
nhà bán hàng.
Để biết được tình hình tiêu thụ theo các phương pháp bán hàng của công ty trong
ban năm 2008-2010 ta phân tích bảng 6:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công ty khối lượng sản phẩm của công ty được bán
chủ yếu qua phương thức bán buôn. Năm 2008 khối lượng tiêu thụ của bán buôn là
28742 tấn chiếm 78,05%, năm 2009 là 32783 tấn chiếm 77.98 %, năm 2010 là 37251
tấn chiếm 79,78 %.
Nhìn chung sản lượng bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm. Trong phương thức bán buôn thì bán buôn qua đại lý chiểm tỷ lệ lớn nhất
cụ thể năm 2008, số lượng tiêu thụ qua đại lý la trên 13 nghìn tỷ chiếm 37,18 %, năm
2009 số lượng tiêu thụ là trên 16 nghìn tấn chiếm 38,27 %, năm 2010 số lượng tiêu thụ
là trên 19 nghìn tấn chiếm 42,52 %.
Nguyên nhân số lượng sản phẩm tiêu thụ qua đại lý chiếm tỷ trọng cao vì công ty
có mạng lưới các đại lý ở các xã, huyện đủ mạnh cho quá trình kinh doanh, ngoài ra
công ty còn có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho các đại lý.
Bảng 6: tình hình tiêu thụ theo các phương thức bán hàng của công ty qua 3 năm 2008- 2010.
ĐVT: Tấn
Phương thức
bán hàng
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %
1. Bán buôn 28742.61 78.05 32783.37 77.98 37251.69 79.78 4040.76 114.06 4468,32 113.63
Hợp tác xã 10241.28 27.81 11266.92 26.80 11604.04 24.85 1025.64 110.01 337.12 102.99
Tổ chức khác 4809.46 13.06 5427.46 12.91 5794.53 12.41 618.00 112.85 367.07 106.76
Đại lý 13691.87 37.18 16088.99 38.27 19853.12 42.52 2397.12 117.51 3764.13 123.39
2. Bán lẻ 8029.30 21.95 9257.37 22.02 9437.31 20.22 1228.07 115.29 179.94 101.94
Tổng cộng 36771.91 100 42040.74 100 46689 100
Nguồn: Phòng kế toán của công ty.
Phương thức bán lẻ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, cụ thể năm 2008 là 8029,03 chiếm
21,95 %, năm 2009 là 9257,37 tấn chiếm 22,02 %, năm 2010 là 9437 tấn chiếm
20,22%. Măc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ bán lẽ ít, nhưng đây là kênh bán hàng
quan trọng vì thông qua nó công ty có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng hơn, giúp
công ty hiểu rõ hơn về tâm lý mua hàng của người tiêu dùng để đưa ra những chiến
lược kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời thông qua nó công ty có thể dễ dàng giới thiệu
sản phẩm mới tới người tiêu dùng.
2.2.5 Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của một công ty không chỉ xem xét
công ty đó tiêu thụ được ra thị trường với khối lượng hàng hóa như thế nào, doanh thu
bao nhiêu mà còn phải quan tâm xem chi phí kinh doanh của công ty đó như thế nào
nữa mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty đó. Bởi vậy, chi phí
kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty. Vì dựa vào chi phí sản xuất kinh doanh ta có thế đánh giá được tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đó như thế nào. Nếu như tổng chi phí trên tổng doanh
thu mà nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ DN đó làm ăn có hiệu quả và ngược lại nếu chi phí đó
mà lớn hơn 1 thì DN đó làm ăn thua lỗ.
Nhìn vào bảng 7 ta thấy tổng chi phí ở năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm
2009 so với năm 2008 tăng 34942 triệu đồng, tương ứng với 15.4 %, năm 2010 so với
năm 2009 tăng 39100 triệu đồng, tương ứng với 11.4%. Sở dĩ tống chi phí công ty
tăng lên như vậy trong các năm qua không phải là do công ty kinh doanh kém hiệu quả
mà là do công ty đang nghiên cứu và mở rông thêm thị trường ra các tỉnh khác trong
nước và đăc biệt là thị trường CHND Lào, nên tốn chi phí đầu tư làm cho tổng chi phí
lớn.
Công ty Cổ phần VTNN là công ty kinh doanh thương mại với mục tiêu mua hàng
để bán vì vậy mà xét về cơ cấu chi phí kinh doanh thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng
lớn nhất so với tổng chi phí cụ thể năm năm 2008 giá vốn hàng bán là 209396 triệu
đồng chiếm 92,5% , năm 2009 là 240641 Triệu đồng chiếm 92.09 %, năm 2010 là
273863 triệu đồng chiếm 91,17 %. Còn các chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
Bảng 7: Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008-2010.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 so sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Tổng số 283318.6 100 339053.67 100 392844.39 100 55735.07 119.67 53790.71 115.86
Giá vốn hàng bán 266355.6 94.01 318392.67 93.906 366305.39 93.24 52037.07 119.54 47912.71 115.05
Chi phí lãi vay 8780 3.1 9867 2.91 12590 3.21 1087 112.38 2723 127.6
Chi phí bán hàng 5320 1.88 6614 1.951 9617 2.45 1294 124.32 3003 145.4
Chi phí quản lý
DN 2563 0.904 3748 1.106 2272 0.578 1185 146.23 -1476 60.6
Chi phí khác 7 0.002 129 0.038 560 0.14 122 1842.85 431 434.1
Thuế 293 0.104 303 0.089 1500 0.382 10 103.4 1197 495.1
Nguồn: Phòng kế toán công ty
cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty. Công ty cần có những chính sách hợp lý để
giảm chi phí lãi vay và chi phí bán hàng vì đây là 2 tiêu chí quan trọng ảnh hưởng lớn
đến doanh thu của công ty.
2.2.6 Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2010
Mục đích cuối cùng của kinh doanh là thu được càng nhiều lại nhuận càng tốt. Lợi
nhuận là tiêu chuẩn chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế và các hoạt động của DN. Từ
góc độ DN có thể thấy rằng lợi nhuận DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí mà DN phải bỏ ra. Kinh doanh có lợi nhuận là điều kiện để đảm bảo cho quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra bình thường. Vì vậy lợi nhuận là 1
chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN.
Nhìn vào bảng 8 ta thấy lợi nhuận trong những năm qua liên tục tăng cụ thể năm
2008 lợi nhuận là 34 triệu đồng, năm 2009 là 281 triệu đ, năm 2010 là 340 triệu đồng.
So sánh năm 2009 với 2008, lợi nhuận tăng 247 triệu đồng, năm 2010 so với năm
2009 lợi nhuận tăng 59 triệu đồng, qua bảng 8 ta cỏ thể nhận thấy tỷ lệ tăng doanh thu
của năm 2009/2008 lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2010/2009, điều này là do
chi phí đầu tư vào thị trường mới quá lớn: ở thị trường mới quá trình vận chuyển mất
thời gian, ở đó cũng có những DN cung ứng phân bón khác đã cạnh tranh mạnh mẽ
với công ty làm công ty phải tốn khoảng chi phi lớn cho việc đuy trì và phát triển
mạng lưới kinh doanh tại những thị trường mời này.
Bảng 8: Lợi nhuận tiêu thụ của công ty.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
1. Tổng doanh thu 283352.6 339334.67 393184.39 55982.07 119.76 53849.72 115.87
2. Tổng chi phí 283318.6 339053.67 392844.39 55735.07 119.67 53790.72 115.87
3. Tổng lợi nhuận 34 281 340 247 826.47 59 120.99
Nguồn: phòng kế toán công ty
2.3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh là hai chỉ tiêu quan trọng dể đánh giá xem DN đó
hoạt động như thế nào theo chiều hướng xấu hay tốt. Vì vậy việc phân tích hai chỉ tiêu
này là vô cùng cần thiết.
2.3.1 Các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của công ty:
Qua bảng 9 ta thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng. Doanh thu năm
2009 so với năm 2008 tăng 55982 triệu đồng tương ứng với 19.76% , năm 2010 tăng
so với năm 2009 là 53849.72 triệu đồng tương ứng với 15.87%, doanh số tiêu thụ của
công ty tăng mạnh vậy nhờ vào việc trong những năm qua công ty đẫ thiết lập nên
mạng lưới kinh doanh rộng khắp và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong tâm
trí người tiêu dùng.
Tuy nhiên, chi phí qua các năm cũng tăng mà lại tăng với khoảng chi rất lớn , điều
này ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh của công ty, cụ thể chi phí năm
2009 so với 2008 tăng 55735 triệu đồng, tương ứng với tăng 19.67% gần bằng với
lượng tăng của doanh thu, năm 2010 so với 2009 tăng 53790 triệu, tương ứng tăng
15,87% bằng tỷ lệ tăng của doanh thu 2010/2009. Nhìn vào bảng 9 và bảng 5 ta có thể
thấy việc mở rộng một thị trường mới tốn kém như thế nào: chi phí tìm khách hàng,
chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng mới.... vì vậy công ty cần có những chính sách hợp lý
để phát triển thị phần tiêu thụ ở những thị trường mới xâm nhập này.
Xét về vốn, ta thấy năm 2009 so với năm 2008 tăng 20661 triệu đồng, tương ương
tăng 29.2%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 11064 triệu đồng, tương ứng tăng 12.1%.
Nguồn vốn của công ty tăng công ty tăng chứng tỏ công ty đã mở rộng đc qui mô sản
xuất, sản lượng hàng hóa đưa vào tiêu dùng ngày càng lớn, nên có thể quay vòng
nguồn vốn để đầu tư tiếp.
Xét về lợi nhuận, năm 2008 đạt 34 triệu, năm 2009 đạt 281 triệu đồng, năm 2010
đạt 340 triệu đồng. Việc mở rộng thị trường đã đem lại mottj khoản thu nhập lớn cho
công ty vì vậy công ty cần có những giải pháp để duy trì và pháp triển hơn nũa các thị
trường mà công ty đang tham gia vào.
2.3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả hiệu quả kinh doanh của công ty:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự tập
trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ
chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mà mục tiêu của mỗi
DN là thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh đonah của công ty ta có thể sử dụng các
chỉ tiêu sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ suất lợi nhuân năm 2008 là 0.048% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được
0,048 đồng lợi nhuận. Năm 2009 là 0,307% nghiã là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu
được 0,307 đồng lợi nhuận. Năm 2010 là 0,332% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì
thu được 0,332 đồng lợi nhuận
b. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của năm 2008 là 0,012% điều này có nghĩa là 100 đồng
chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0.012 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi
nhuận/chi phí của năm 2009 là 0,083% điều này có nghĩa là 100 đồng chi phí bỏ vào
hoạt động kinh doanh thì thu được 0.083 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuân/chi phí của
năm 2010 là 0,086% điều này có nghĩa là 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh
doanh thì thu được 0.086 đồng lợi nhuận.
c. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 là 0.0119% điều này có nghĩa là trong
100 đồng doanh thu thì thu được 0.0119 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu năm 2008 là 0.083% điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được
0.083 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 là 0.0865% điều này
có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được 0.0865 đồng lợi nhuận
d. Tỷ suất doanh thu / chi phí
Chỉ tiêu này phản án cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
trong kỳ kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này không thay đổi là mấy
trong 3 năm qua.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
I. Chỉ tiêu kết quả
1. Doanh thu Tr.đ 283352.6 339334.67 393184.39 55982.07 119.76 53849.72 115.87
2. Chi phí Tr.đ 283318.6 339053.67 392844.39 55735.07 119.67 53790.72 115.87
3. Lợi nhuận Tr.đ 34 281 340 247 826.47 59 120.99
4. Vốn Tr.đ 70739 91400 102464 20661 129.2 11064 112.1
II.Chỉ tiêu hiệu quả
1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn % 0.048 0.307 0.332 0.259 639.58 0.025 108.14
2. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí % 0.012 0.083 0.0865 0.071 691.67 0.0035 104.22
3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0.0119 0.083 0.0865 0.0711 697.48 0.0035 104.22
4. Doanh thu trên chi phí lần 1.00012 1.00083 1.00086 0.00071 1 0.00003 1
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Các chỉ tiêu hiệu quả và kết quả kinh doanh của công ty năm 2009 so với năm
2008 không ngừng tăng lên . Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
đang ngày một đi lên. Lợi nhuận tăng qua các năm sẽ tạo điều kiện cho công ty trích
giữ lại một phần bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, giúp công ty có khả năng tự chủ
ngày càng cao về tài chính.
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty qua 3 năm.
Để thấy được sự biến động tăng giảm doanh thu giữa các năm ta có thể sử dụng
phương pháp chỉ số tổng hợp để phân tích sự ảnh hưởng của giá bán và sản lượng
tương ứng doanh số. Và để thấy được sự biến động dó ta sử dụng bảng 10.
Bảng 10: Mức độ ảnh hưởng của sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ sản
phẩm.
Phạm vi so
sánh
Biến động doanh
thu Ảnh hưởng của các nhân tố
Tuyệt đối
(triệu
đồng)
%
Giá cả Sản lượng
Số tuyệt đối
(triệu đồng)
%
Số tuyệt đối
(triệu đồng)
%
2009 với 2008 55982.07 19.75 16094.79 5.68 38997.28 14.07
2010 với 2009 53849.72 15.87 15549.25 4.58 38300.47 11.29
Nhận xét:
1. Năm 2009 so với năm 2008
Qua bảng 10 ta thấy doanh thu của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế
năm 2009 tăng so với năm 2008 là 55983 triệu đồng tương ứng vói tăng 19.75% la
nhờ 2 nguyên nhân sau:
- Thứ nhất do giá cả hàng hóa nói chung năm 2009 tăng 4.98% làm cho doanh
thu công ty tăng lên 16094 triệu đồng hay 5,68%.
- Thứ hai nhờ khối lượng hàng hóa tiêu thụ ở năm 2009 tăng hơn so với năm
2008 là 14,7% nên doanh thu của công ty tăng 38997.28 triệu đồng hay tăng
14.07%.
2. Năm 2010 so với năm 2009
Doanh thu 2010 so với 2009 tăng 15.87% tương ứng tăng 53849 triệu đồng là
do 2 nguyên nhân sau:
+Do giá cả mặt hàng chung trong năm 2010 tăng 4.12% dã làm cho doanh thu
tăng 15549.25 triệu đồng hay tăng 4,58%
+Do lượng tiêu thụ phân bón năm 2010 tăng 11.29% làm cho doanh thu của
công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế tăng 38300 triệu đồng hay tăng 11,29%.
Vận dụng phương pháp chỉ số nhân tố để phân tích sự biến động của giá cả bình
quân.
So sánh năm 2009 với năm 2008
Nhận xét:
Giá bình quân của 1 đơn vị sản phẩm năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.75%
tức là tăng 0.366 đồng/kg là do 2 nguyên nhân sau:
+ Do bản thân giá từng mặt hàng tăng lên làm cho giá bình quân chung tăng
4.98% tức là tăng 0.383 đồng /kg hay tăng 4.97%.
+ Do kết cấu sản phẩm thya dổi khiến cho giá bình quân chung giảm 0.22%
tương ứng giảm 0.017 đồng/kg hay 0.22%
So sánh năm 2010 với năm 2009:
Nhận xét:
Giá bình quân của 1 đơn vị sản phẩm năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.34%
tức tăng 0.35 đồng/kg là do 2 nguyên nhân sau:
- Do bản thân giá từng mặt hàng tăng lên làm cho giá bình quân chung tăng
4.12% tức là tăng 0.33 đồng /kg hay tăng 4.09%.
- Do kết cấu sản phẩm thay đổi khiến cho giá bình quân chung tăng 0.21% tương
ứng tăng 0.02 đồng/kg hay 0.25%.
Như vậy doanh thu tiêu thụ của công ty tăng lên hay giảm xuống là do giá bán, số
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm xuống. Chính vì vậy mà ban lãnh đạo công
ty cần dựa vào những nguyên nhân đó để đưa ra những chính sách kinh doanh thích
hợp để sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất với chi phí thấp nhất để mang lại hiệu quả
kinh doanh cho công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
3.1 . Định hướng của công ty trong những năm tới
Với xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay đã tạo cho công ty cổ phần VTNN
Thừa Thiên Huế nhiều cơ hội và thách thức trong kinh doanh. Vì vậy để đáp ứng tốt
hơn nũa nhu cầu phân bón của bà con nông dân công ty cần phải đưa ra những phương
hướng, mục tiêu cụ thể và đúng đắn cho việc sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm tới. Cụ thể như là công ty cần:
-Tiếp tục ổn định tổ chức các hoạt động để sản xuất, không ngừng tăng doanh
số, nâng cao chất lượng các loại phân bón, đảm bảo chi phí hợp lý.
- Phát triển đa dạng hóa , nâng cao chất lượng các loại phân bón và các loại
VTNN khác
- Sử dụng vốn một cách có hiệu quả
-Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ
mới.
-Thường xuyên củng cố và hoàn thiện các kênh phân phối
- Bám sát định hướng của ngành, tranh thủ mọi sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương trong kinh doanh.
3.2 . Giải pháp
3.2.1 Cải tiến công tác tổ chức quản lý
- Đối với văn phòng công ty:
+Quan hệ tốt với bạn hàng, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhát đẻ đáp ứng dủ
hàng, hàng chất lượng đáp ứng kịp thời vụ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
+Thường xuyên cho nhân viên đi khảo sát thị trường
+Phát huy tinh thần đan chủ trong lãnh dạo cũng như trong kinh doanh, tập hợp
tinh thần trí tuệ cán bộ công nhan viên trong công ty thực hiện thắng lợi các mục tiêu
đã đề ra
- Đối với các trạm VTNN
+Công ty phải thường xuyên rà soát kiểm tra, tìm ra các giai pháp linh hoạt đẻ
các trạm tự động tìm kiếm khách hàng, không bị đọng ngồi chờ khách hàng đén tận
nơi mua
+Công ty từng bước nâng cấp cơ sở vật chất các trạm-kho đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực
Trong quá trình sản xuất , nếu công nghệ là yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm và
năng suất lao động lại là một trong những yếu tố cơ bản đóng vai trò sáng tạo. Lao
động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của DN
trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Do đó
lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi DN. Qua bảng 1( tình hình lao
động của công ty qua 3 năm 2008-2010) ta thấy số công nhân có trình độ thấp chiếm
khá cao. Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì giải pháp đổi mới công nghệ đi
đôi với phát triển nguồn nhân lực là biện phát tối ưu nhất.
Cách thức tiến hành
-Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Quan tâm đến đời sống
vật chất tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó của người lao động với DN từ đó
kết quả làm việc của họ sẽ cao hơn tạo ra sản phẩm tốt hơn, thường xuyên tổ chức các
chương trình đào tạo ngắn hạn
-Từng bước chuẩn hóa chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật
của từng vị trí trong công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.
-Nâng cao công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp cao phải có
những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ, kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực tuyển dụng.
Hiệu quả mang lại: Thực hiện tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ
góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, có đủ khả năng tiếp cận vận hành
thiết bị công nghệ mới góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Có như vậy
công ty mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng và làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.
3.2.3 Giải pháp về thị trường
3.2.3.1 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường
Vấn đề đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết trước tiên đối với bất kỳ
DN nào muốn duy trì và mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là
quá trình điều tra để tìm triển vọng tiêu thụ cho một sản phẩm cụ thể hoặc một nhóm
sản phẩm và cả phương thức thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là
quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường rồi so sánh, phân tích những số liệu
đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quả lý đưa ra những quyết
định đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu nhằm giải quyết vần
đề:" chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có".
Cách thức tiến hành
- Công ty cần chọn thị trường chủ yếu là ở nông thôn, vì vậy nên thường xuyên cử
cán bộ về các địa phương để nghiên cứu đặc điểm đất đai và tập quán sản xuất của bà
con để đưa ra những chính sách hợp lý cho sản phẩm của mình.
- Nên kết hợp với cán bộ khuyến nông ở địa phương đó để dễ dàng nắm bắt nhu
cầu của người dân.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin.
Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường công ty sẽ có những thông tin hết sức hữu
ích cho quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động
duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với xu thế phát triển chung.
Nghiên cứu tốt giúp DN nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm tránh tình trạng ứ động
do hàng tồn kho.
3.2.3.2 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ
-Mở rộng mạng lưới bán hàng xuống tận các hợp tác xã, xây dựng phương án bán
hàng trả chậm, trả góp.
-Tổ chức sắp xếp, cửa hàng, đại lý với địa điểm phù hợp.
3.2.3.3 Về cơ cấu các mặt hàng
Công ty cần thường xuyên điều tra nhu cầu từng thị trường để nắm bắt được từng
thị trường, loại sản phẩm nào được sủ dụng nhiều nhất để có biện pháp cung ứng kịp
thời, đúng nhu cầu. Đồng thời công ty cần phát triển đồng đều các mặt hàng.
3.2.3.4 Chính sách giá cả
Giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa, số lượng doanh thu cao hay
thấp do giá cả quyết định. Đồng thời việc xác định giá cả hợp lý sẽ giúp cho DN cạnh
tranh được trên thị trường, xác định vị trí của công ty và đem lại kết quả kinh doanh
cho DN. Do đó công ty cần nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra chính sách giá hợp
lý. Để đạt được điều đó công ty có thể áp dụng các chính sách sau:
+ Chủ động giảm giá: áp dụng khi hàng hóa bán ra chậm, ứng động nhiều... nếu
không giảm giá thì thua lỗ hoặc không bán được hàng, tồn kho kéo dài, phát sinh
nhiều chi phí kinh doanh không có hiệu quả.
+Chủ động tăng giá: áp dụng khi nguồn hàng đó đang còn với số lượng ít mà cầu
lại cao. Tuy nhiên cần tăng giá hợp lý không sẽ làm mất uy tín của công ty với người
tiêu dùng.
3.2.3.5 Quảng bá tiếp thị và khuyến mãi
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chính sách giao
tiếp khuyếch trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoạt động này tạo ra sự gần gũi
giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời làm cho nhiều người biết đến công
ty. Để làm được như vậy công ty cần:
+ Kết hợp với cán bộ khuyến nông ở các xã, thôn, tổ chức các hội thảo giới
thiệu sản phẩm.
+ Cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn cách sử dụng cho bà con.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo từ thiện.
+ Chiết khấu tiền mặt; nhằm kích thích người mua trả tiền ngay.
3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh
+ Quan hệ tốt và uy tín với ngân hàng
+Bằng nguồn vốn bổ sung hằng năm
+ Quan hệ tốt với bạn hàng
+Thực hiện tốt công tác tiết kiệm giảm chi phí lưu thông trong kinh doanh và các
chi phí không hợp lý khác
+ Thực hiện tốt các chính sách của tỉnh và nhà nước
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì
việc tổ chức tốt các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm là điều rất cần thiết.
Việc cung ứng và tiêu thụ các loại vật tư của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên
Huế đóng một vai trò hết sưc quan trong trong nền sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua cung với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới thì cong ty
cũng đã không ngừng thay đổi các phương thức kênh doanh dể phù hợp với tình
hình chung của thế giới nhờ vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty luôn tăng lên.
Mặc dù sản lượng tiêu thụ của công ty liên tục tăng trong thòi gian qua nhưng
lợi nhuận thu về thì không tăng tương ứng so với số sản phẩm tiêu thụ được. Điều
này chứng tỏ công ty chua có những chính sách thích hợp để hạn chế các ảnh
hưởng tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.
Sau khi tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần
VTNN Thừa Thiên Huế tôi đã có một số kết luận như sau:
- Việc tổ chức mạng lưới cung ứng sản phẩm của công ty chưa thật hợp lý làm
chi phí lưu thông tăng cao ảnh hưởng đến lwoij nhuận của công ty.
- Việc định giá sản phẩm của công ty còn mang tính chủ quan chưa phù hợp với
thực tế, thừng giá bán của công ty thường chênh lệch rất lớn so với các sản
phẩm cùng loại.
- Việc xác đinh nhu cầu khách hàng và nắm bắt thông tin thị trường chưa nhạy
bén có nhiều lần nhu cầu của bà con nông dân tăng mạnh mà lượng cung của
công ty không đủ đáp ứng.
- Bộ máy lãnh đạo công ty tuy đã có nhiều thay đổi nhưng thiết nghĩ công ty nên
cho các nhân viên chủ choots học tập các khóa đào tạo ngan ngày để bổ sung
chuyên môn.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với công ty:
Công ty cần bố trí cán bộ đi thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng đẻ dưa ra
các biện pháp kinh doanh có hiệu quả hơn
Cần có chính sách khuyến kích, khen thưởng những cán bộ nhân viên hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có tay nghề cao
Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý để giảm chi phí lưu thông.
Công ty cần có chính sách giá cả hợp .
Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có
Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh.
2.2. Đối với nhân viên trong công ty:
Trung thật, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, tuân thủ mọi nội quy , qui chế của công
ty: đặc biệt là nhân viên bán hàng của công ty cần nhiệt tình chỉ bảo cho bà con nông
dân khi họ tới mua hàng.
Đối với những nhân viên giữ các vai trò chủ chốt trong công ty cần thường xuyên
nắm bắt thông ty thị trường, để kịp thời đưa ra các chính sách kinh doanh hợp lý.
Giám đốc, phó giám đốc cần làm gương cho những nhân viên khác làm theo.
PHỤC LỤC
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của năm
2009 so với 2008.
Gọi p1, p0 lần lượt là giá của các sản phẩm tiêu thụ năm 2009,2008.
Q1, Q0 lần lượt là sản phẩm tiêu thụ năm 2009, 2008.
Hệ thống chỉ số
IpQ = Ip* IQ
1 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q
=
1 1
1
0 1
1
n
i
n
i
p Q
p Q
*
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q
339334.67
283352.6
= 339334.67
323239.88
* 323239.88
283352.6
119.75%= 104.98%* 114.08%
Về số tăng giảm tuyện đối:
1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q )
339334.67- 283352.6= (339334.67- 323239.88)+ (323239.88-283352.6)
55982.07= 16094.79+ 39887.28 (triệu đồng)
Về số tăng giảm tương đối
1 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
=
1 1 0 1
0 0
p Q p Q
p Q
+
0 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
339334.67 283352.6
283352.6
= 339334.67 323239.88
283352.6
+ 323239.88 283352.6
283352.6
55982.07
283352.6
= 16094.79
283352.6
+ 39887.28
283352.6
19.75%= 5.68%+ 14.07%
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của năm
2010 so với 2008
Gọi p1, p0 lần lượt là giá của các sản phẩm tiêu thụ năm 2010,2009.
Q1, Q0 lần lượt là sản phẩm tiêu thụ năm 2010, 2009.
Hệ thống chỉ số
IpQ = Ip* IQ
1 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q
=
1 1
1
0 1
1
n
i
n
i
p Q
p Q
*
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q
393184.39
339334.67
= 393184.39
377635.14
* 377635.14
339334.67
115.87%= 104.12%* 111.29%
Về số tăng giảm tuyện đối:
1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q )
393184.39- 339334.67= (393184.39- 377635.14)+ (377635.14-
339334.67)
53849.72= 15549.25+ 38300.47 (triệu đồng)
Về số tăng giảm tương đối
1 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
=
1 1 0 1
0 0
p Q p Q
p Q
+
0 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
393184.39 339334.67
339334.67
= 393184.39 377635.14
339334.67
+ 377635.14 339334.67
339334.67
53849.72
339334.67
= 15549.25
339334.67
+ 38300.47
339334.67
15.87% = 4.58%+11.289%
* vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động của giá cả bình quân.
So sánh năm 2009 với năm 2008
Hệ thống chỉ số
1 1 1 1
1 1
1
0
0 0 0 1
0 1
PQ PQ
Q Q
p
p P Q P Q
Q Q
*
0 1
1
0 0
0
P Q
Q
P Q
Q
339334.67
42040.74
283352.6
36771.91
=
339334.67
42040.74
323239.88
42040.74
*
323239.88
42040.74
283352.6
36771.91
8.072
7.706
= 8.072
7.689
* 7.689
7.706
104.75%= 104.98%* 99.78%
Về số tăng( giảm) tuyện đối
1P - 0P =0.366= 0.383+ (-0.017)
Về số tăng giảm tương đối
1 0
0
p p
p
0.366
7.706
= 0.383
7.706
- 0.017
7.706
4.75%= 4.97%-0.22%
So sánh năm 2010 với năm 2009
Tương tự ta có:
Hệ thống chỉ số
1 1 1 1
1 1
1
0
0 0 0 1
0 1
PQ PQ
Q Q
p
p P Q P Q
Q Q
*
0 1
1
0 0
0
P Q
Q
P Q
Q
393184.39
46689
339334.67
42040.74
=
393184.39
46689
377632.6
46689
*
377632.6
46689
339334.67
42040.74
104.33%=104.12% *100.21%
Về số tăng giảm tuyệt đối
1P - 0P =0.35=0.33+0.02 (triệu đồng)
Về số tăng giảm tương đối
1 0
0
p p
p
0.35
8.07
= 0.33
8.07
+ 0.02
8.07
4.34%= 4.09% + 0.25%
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................................................. 2
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU ............................................................................... 4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 5
1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp ....................................... 5
1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .................................... 5
1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .................... 6
1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ............................. 7
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm .. 9
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................... 11
1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón ....................................................................... 11
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay ............... 11
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ơ tỉnh Thừa Thiên Huế. ............... 12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
TƯ NÔNG NGHIỆP TỈNH T_T_HUẾ. ........................................................................... 13
2.1. Tình hình cơ bản của công ty. ........................................................................... 13
2.1.1 Một số đăc điểm cơ bản của công ty .......................................................... 13
2.1.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm ................................................ 17
2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010 .......................................... 20
2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. ...................... 22
2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008-
2010 22
2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm ................................................... 25
2.2.3 Tình hình tiêu thụ ở các thị trường qua 3 năm 2008- 2010 ......................... 27
2.2.4 Tình hình tiêu thụ của công ty theo phương thức bán hàng qua 3 năm 2008-
2010 30
2.2.5 Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm. ............................................... 32
2.2.6 Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2010 ............................................ 34
2.3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. ............ 36
2.3.1 Các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của công ty: ........................................ 36
2.3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả hiệu quả kinh doanh của công ty: ........................ 37
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ ...................................... 41
3.1 . Định hướng của công ty trong những năm tới ................................................. 41
3.2 . Giải pháp ........................................................................................................ 41
3.2.1 Cải tiến công tác tổ chức quản lý ............................................................... 41
3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực .......................................................................... 42
3.2.3 Giải pháp về thị trường ............................................................................. 43
3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh ........................................ 44
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 45
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 45
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 46
2.1. Đối với công ty: ................................................................................................ 46
2.2. Đối với nhân viên trong công ty: ....................................................................... 46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_san_pham_cua_cong_ty_co_phan_vtnn_thua_t_.pdf