Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu là
một ngành nghề được đánh giá cao trong việc mang lại nguồn ngoại tệ không
nhỏ cho quốc gia, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước. Bên cạnh
đó, với khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho cây lúa, cộng thêm đất đai màu
mỡ và giá nhân công rẻ, đã giúp gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh
của Việt Nam. Từ đó đưa nước ta đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu mặt hàng
này. Việc phát triển nghề trồng lúa và có những biện pháp hỗ trợ cho các doanh
nghiệp xuất khẩu mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, để nước ta giữ
vững vị trí xuất khẩu trên thương trường quốc tế là vấn đề luôn được nhà nước
xem trọng.
Thêm vào đó, từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, tuy đã tạo ra nhiều
cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Phải
tự đổi mới để thích nghi với những thay đổi trong môi trường kinh doanh là vấn
đề đã và đang được các công ty hết sức quan tâm, Công Ty Cổ Phần Nông Sản
Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nằm
trong ngành nghề xuất khẩu được nhà nước khuyến khích, giúp đỡ nhưng Công
ty vẫn không chủ quan trước những khó khăn và thách thức. Nâng cao khả năng
cạnh tranh và tạo uy tín trên thương trường luôn là mục tiêu được Công ty chú
trọng và từng bước thực hiện trong thời gian qua.
Vì những lý do trên, cùng với thời gian thực tập tại Công ty, thiết nghĩ
việc nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Cổ Phần
Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ” là cần thiết. Nhằm giúp công ty biết
được những thành công và hạn chế trong những năm qua. Để từ đó có những giải
pháp, kịp thời xây dựng chiến lược phát triển Công ty tốt hơn trong tương lai.
Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình xuất khẩu mặt hàng gạo của Công ty từ năm 2007 đến
6/2010, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu gạo của
Công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cụ thể
như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua các năm.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động xuất
khẩu gạo của công ty.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình xuất khẩu,
nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong tương lai.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực
Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ. Các số liệu trong đề tài chủ yếu được cung cấp từ nội
bộ Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu về tình hình xuất khẩu của công ty trong khoảng thời
gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 9.9.2010 đến ngày 15.11.2010
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm nhưng chiếm
phần lớn và chủ đạo là gạo. Nên đề tài chủ yếu nghiên cứu sâu về thực trạng xuất
khẩu mặt hàng gạo của công ty.
1.4 Lược khảo tài liệu
Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Cẩm Dân, đề tài “phân tích tình hình xuất
khẩu gạo của Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ –
Mekonimex/ns”. Nội dung đề tài nghiên cứu chi tiết về tình hình xuất khẩu gạo
của công ty qua ba năm 2005 – 2007, thông qua việc phân tích các tiêu chí về sản
lượng, kim ngạch, giá cả theo từng thị trường, mặt hàng. Bên cạnh đó, đề tài còn
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty qua các chỉ
tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình
xuất khẩu của Công ty mà chưa đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường
bên ngoài như khách hàng, chính sách pháp luật trong nước, đối thủ cạnh tranh .
120 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6598 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí trong 6 tháng đầu năm 2010 giảm 44.115 triệu đồng so với cùng
kỳ năm 2009, là do sự ảnh hưởng từ sự biến động của sản lượng và giá thành sản
xuất trong thời gian qua. Tình hình cụ thể như sau:
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 93 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Bảng 28 - ẢNH HƢỞNG CỦA SẢN LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI
PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TRONG 6TH/2009 -
6
TH
/2010
Mặt
hàng
q6th/09 z6th/09 q6th/10 z6th/10 q z
Ảnh hƣởng
của sản
lƣợng
Ảnh
hƣởng của
giá
5% tấm 10.300 6.950 3.500 8.010 -6.800 1.060 -47.260 3.710
15% tấm 685 6.615 800 7.690 115 1.075 761 860
25% tấm 6.490 6.235 4.800 7.975 -1.690 1.740 -10.537 8.352
Tổng
cộng
17.475 9.100 -8.375 -57.037 12.922
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng
Tổng sản lượng của 6 tháng đầu năm 2010 giảm 48% so với cùng kỳ năm
trước, với mức giảm 8.375 tấn, đã làm chi phí giảm 57.037 triệu đồng. Cụ thể là
do tác động của hai mặt hàng sau:
- Gạo 5% tấm có mức sản lượng giảm nhiều nhất với 6800 tấn so với
6 tháng đầu năm 2009, làm chi phí giảm đến 47.260 triệu đồng.
- Gạo 25% tấm giảm 1.690 tấn, tuy mức giảm ít hơn gạo 5% tấm
nhưng cũng góp phần làm doanh thu giảm thêm 10.537 triệu đồng.
Tuy khối lượng xuất khẩu của gạo 15% tấm tăng 115 tấn, góp phần làm
chi phí tăng thêm 761 triệu đồng. Nhưng mức tăng của mặt hàng này vẫn thấp
hơn rất nhiều so với mức giảm của hai mặt hàng còn lại. Nên doanh thu trong
thời gian này vẫn giảm mạnh với mức 57.037 triệu đồng.
Ảnh hƣởng của nhân tố giá thành
Do giá thành của cả ba mặt hàng gạo trong thời gian này đều tăng so với
cùng kỳ năm trước nên chi phí sản xuất cũng bị ảnh hưởng và tăng theo. Cụ thể:
- Mặt hàng gạo 5% tấm tăng 1060 đồng/kg đã làm chi phí sản xuất
mặt hàng này tăng 3.710 triệu đồng.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 94 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
- Mặt hàng gạo 15% tấm tăng 1.075 đồng/kg, nhưng do sản lượng
của mặt hàng trong năm tương đối thấp nên chỉ làm chi phí tăng 860 triệu đồng.
- Mặt hàng gạo 25% tấm tăng cao mạnh nhất với mức 1.740
đồng/kg, lại có khối lượng lớn nên làm chi phí tăng 4.392 triệu đồng.
Giá thành của các mặt hàng đều tăng là do nguyên liệu thu mua trong giai
đoạn này đa số rơi vào thời điểm tăng giá. Trong đó, mặt hàng 25% tấm có giá
nguyên liệu thu mua vào thời điểm giá thị trường khá cao, so với 2 mặt hàng còn
lại, có lúc giá lúa nguyên liệu lên đến 7.625 đồng/kg. Tổng chi phí cả năm chịu
ảnh hưởng từ sự tăng giá cả ba mặt hàng, nên đã tăng 12.922 triệu đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tuy giá cả tăng làm chi phí tăng theo, nhưng
do chịu ảnh hưởng từ sự giảm mạnh của sản lượng nên chi phí trong thời gian
này vẫn sụt giảm đáng kể.
Tổng hợp các nhân tố = (-57.037) + 12.922 = - 44.115 (triệu đồng).
4.5 Phân tích lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả
4.5.1 Lợi nhuận gộp trong hoạt động xuất khẩu gạo
Sau khi sản lượng và giá cả tác động đến doanh thu và chi phí. Hai chỉ
tiêu này lại ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp trong hoạt động xuất khẩu gạo như sau:
Bảng 29 - ẢNH HƢỞNG CỦA DOANH THU VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
ĐẾN LỢI NHUẬN GỘP CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ 2007 -
6
TH
/2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 / 2007 2009 / 2008 6
th
2010 / 6
th
2009
Chênh lệch doanh thu 140.648 -100.814 -45.404
Chênh lệch chi phí 90.885 -52.595 -44.114
Chênh lệch lợi nhuận gộp 49.763 -48.219 -1.291
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Lợi nhuận gộp qua từng năm có sự tăng giảm là do chịu ảnh hưởng từ thay
đổi của doanh thu và chi phí. Trong năm 2008, lợi nhuận tăng gần 50.000 triệu
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 95 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
đồng so với năm 2007, là do sự tăng mạnh của doanh thu trong năm với mức
tăng 140.648 triệu đồng, vì chịu ảnh hưởng từ giá xuất khẩu tăng cao đột biến.
Tuy chi phí trong năm này cũng tăng thêm 90.885 triệu đồng, nhưng mức tăng
chi phí không cao bằng mức tăng doanh thu. Nên lợi nhuận gộp trong năm 2008
vẫn tăng so với năm 2007.
Sang năm 2009, chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của giá xuất khẩu lẫn giá
nguyên liệu thu mua, nên doanh thu và chi phí đồng thời giảm mạnh. Trong đó,
chi phí giảm 52.595 triệu đồng so với năm 2008, nhưng doanh thu giảm mạnh
hơn, với mức 100.814 triệu đồng. Nên lợi nhuận trong năm này không tăng, mà
còn giảm 48.219 triệu đồng.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu tiếp tục giảm hơn 45 tỷ
đồng so với sáu tháng đầu năm 2009. Do sản lượng xuất khẩu thấp hơn khá nhiều
đã ảnh hưởng mạnh tới doanh thu. Nhưng cũng chính vì lý do đó nên chi phí
trong thời gian này cũng giảm mạnh với mức 44.114 triệu đồng. Vì vậy, lợi
nhuận gộp từ xuất khẩu gạo chỉ giảm 1.290 triệu đồng.
4.5.2 Tình hình tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của
công ty trong giai đoạn 2007 – 6th/2010
0
10,000
0,000
3 ,000
40,000
50,000
60,000
2007 2008 2009 6th/2010
Tr
iệu
đồ
ng
Hình 12 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty Mekonimex
từ năm 2007 – 6th/2010
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 96 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo nên tổng lợi từ
hoạt động kinh doanh của Công ty biến đổi không đều trong giai đoạn từ năm
2007 – 6th/2010. Mặt khác, lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
từ năm 2007 – 2009 đã làm lợi nhuận Công ty trong thời gian này giảm đến mức
thấp nhất. Do đó trong năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của
Công ty tương đối thấp chỉ đạt 4.476 triệu đồng.
Năm 2008, lợi nhuận tăng mạnh đạt 47.696 triệu đồng, tăng 43.219 triệu
đồng so với năm 2007. Là do sự tăng cao của lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu
gạo trong năm này. Góp phần mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho công ty.
Đến năm 2009, do giá cả trong hoạt động xuất khẩu gạo ổn định trở lại,
cộng thêm sản lượng xuất khẩu có phần sụt giảm nên tổng lợi nhuận cũng giảm
theo, chỉ đạt 9.186 triệu đồng, giảm 81% so với năm trước.
Đến 6 tháng đầu năm 2010, hoạt động xuất khẩu gạo lại chịu sự sụt giảm
mạnh từ sản lượng và giá cả so với cùng kỳ năm trước, từ đó làm lợi nhuận trong
thời gian này giảm theo. Tuy nhiên, do lượng gạo tiêu thụ trong nước tăng 4.700
tấn. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã phục hồi trở lại, nên
doanh thu các hoạt động khác đều tăng đáng kể. Vì vậy, tổng lợi nhuận không
giảm mà còn tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9.326 triệu đồng.
4.5.3 Các chỉ tiêu hiệu quả (bảng 30)
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta tiến hành phân
tích các chỉ tiêu tổng hợp. Các chỉ tiêu này sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty trong các năm qua.
4.5.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bỏ ra của công ty thu được hằng
năm, từ hoạt động kinh doanh biến động liên tục trong giai đoạn từ năm 2007 –
6
th
/2010. Năm 2007, tỷ suất chỉ đạt 2,75%, nguyên nhân là do trong thời gian này
xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, không chỉ riêng công ty Mekonimex mà
hầu như các doanh nghiệp khác cũng rơi vào tình trạng khó khăn hoặc lợi nhuận
thu được không cao.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 97 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Sang năm 2008, tỷ lệ tăng đến 18,35%, là do lợi nhuận thu được trong
năm này khá cao. Từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận thu được.
Bảng 30 – LỢI NHUẬN, CHI PHÍ VÀ DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH/2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6th/2009 6th/2010
Doanh thu 167.149 319.982 206.613 135.780 100.523
Chi phí 162.673 259.938 191.916 129.482 91.198
Lợi nhuận 4.476 47.696 9.186 6.298 9.325
LN/CP (%) 2,75 18,35 4,79 4,86 10,23
LN/DT (%) 2,68 14,91 4,45 4,64 9,28
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Đến năm 2009, lợi nhuận giảm mạnh nên tỷ suất lợi nhuận cũng giảm
theo. Tuy nhiên lợi nhuận thu được vẫn cao hơn năm 2007, nên đạt 4,79% trong
năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo tuy
giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trái lại, lợi nhuận thu được từ các hoạt
động khác tăng cao sau đợt khủng hoảng, đã góp phần làm tỷ suất lợi nhuận tăng
trở lại, đạt 10,23%.
Trong tương lai để nâng cao tỷ suất này, công ty đã có một vài biện pháp
nhằm giảm chi phí sản xuất thấp hơn, như xây dựng nhà máy xây xát, trực tiếp
thu mua lúa từ nông dân…
4.5.3.2 Chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu
Doanh thu của công ty trong giai đoạn này có xu hướng tăng, nhưng đồng
thời chi phí cũng tăng với tốc độ tương đương, nên lợi nhuận thu được trên một
đồng doanh thu bỏ ra không cao. Tương tự như chỉ tiêu doanh lợi trên chi phí, chỉ
tiêu này của công ty cũng biến động liên tục trong thời gian này.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 98 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Trong đó, tỷ suất năm 2007 đạt thấp nhất chỉ với 2,68%. Năm 2009 cũng
tương đối thấp, nhưng do giá gạo xuất khẩu cao hơn năm 2007 góp phần tăng lợi
nhuận, nên đạt 4,45%.
Riêng năm 2008, tỷ lệ này khá cao đạt 14,91% là do doanh thu trong năm
này tăng cao hơn so với mức tăng chi phí trong năm, từ đó đem lại lợi nhuận cao
hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
đã khả quan trở lại sau đợt khủng hoảng, từ đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
cũng được nâng cao đạt 10,11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Để tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, công ty cần nâng cao doanh thu
qua các năm, đồng thời đẩy tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí.
4.6 Phân tích các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến xuất khẩu
4.6.1 Môi trƣờng trong nƣớc
4.6.1.1 Kinh tế
Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
xuất khẩu của công ty. Nhất là khi nền kinh tế trong nước phải chịu ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2007 - 2009. Đã gây không ít khó
khăn cho công ty Mekonimex nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói
chung. Mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kỳ này đều trở nên khó
khăn cả về thị trường, giá cả, và thanh toán.
Tuy nhiên, các con số thống kê chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
tổng quan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy nền kinh tế đã và
đang phục hồi khá nhanh. Tất cả các ngành, các lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, khó khăn lớn nhất của
nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay vẫn là tiêu thụ và nhập siêu. Chỉ số giá
tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là xuất
khẩu vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn.
Một khó khăn khác là nguy cơ lạm phát. Mặc dù theo dự đoán của nhiều
chuyên gia kinh tế, mức lạm phát không còn đáng lo, nhưng vẫn có thể cao lên
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 99 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
vào những tháng cuối năm nay và đầu năm sau, khi có sự tác động của nhiều yếu
tố cùng lúc. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam năm nay là kiểm soát lạm phát ở
mức 8%.
Từ những thực tế trên cho thấy, Công ty cần phải có những biện pháp tích
cực hơn mới có thể phát triển trong nền kinh tế đầy thử thách như hiện nay. Tuy
vậy, nền kinh tế trong nước và thế giới cũng đang phục hồi trở lại là một trong
những cơ hội cần phải nắm bắt để vực dậy và phát triển hoạt động kinh doanh
của Công ty trong tương lai.
4.6.1.2 Chính trị - pháp luật
Tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định so với các nước khác trong khu
vực. Với một Đảng cầm quyền, giảm thiểu được sự tranh giành quyền lực, các
cuộc lật đổ chính quyền, mất ổn định chính trị. Việt Nam đã và đang tạo được sự
tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đây được xem là
một lợi thế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất
khẩu, nên luật thuế trong nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất
khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
phát triển.
Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO đến nay, chính phủ nước ta đang dần cải
cách các thủ tục hành chính nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu, để phù hợp
với xu thế hội nhập hiện nay. Tóm lại, tuy là một nước đang phát triển nhưng
Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với chủ
trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong
cộng đồng quốc tế”.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp xuất khẩu vươn xa hơn trong thị trường thế giới.
4.6.1.3 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được xem là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất
nhập khẩu. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu về của từng
doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn tác động đến cán cân thương mại của cả
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 100 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
nước. Do đó, nó là một trong những công cụ giúp nhà nước thực hiện các chính
sách điều hành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong việc điều hành tỷ giá ở Việt
Nam, nhà nước ta chủ trương để tỷ giá biến động theo cơ chế thị trường, có sự
điều tiết của nhà nước. Với chủ trương, tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam
ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do
đó, tỷ giá ngoại tệ ở nước ta còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nguồn cung cầu ngoại
tệ trong nước.
Các giao dịch của công ty chủ yếu dùng USD làm đồng tiền trung gian,
nên tỷ giá USD/VNĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của công ty
hằng năm. Tình hình tỷ giá USD/VNĐ liên tục biến động trong giai đoạn từ năm
2007 đến nay, đã gây tác động ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty
trong thời gian qua. Nhưng nhìn chung tỷ giá trong giai đoạn này có xu hướng
tăng và đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009. Đến 6 tháng đầu năm 2010,
đồng Việt Nam lại tiếp tục mất giá thêm 10% so với cuối năm 2009, góp phần
nâng cao tỷ giá trong thời gian này.
Thêm vào đó, chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cán cân
thương mại trong nước vẫn nhập siêu trong thời gian qua. Chính phủ đang có
định hướng hạ giá VNĐ thấp hơn trong tương lai để khuyến khích xuất khẩu
trong cuối năm 2010. Sẽ tạo cơ hội để công ty thu về lợi nhuận cao hơn nhờ
chênh lệch tỷ giá.
4.6.1.4 Đối thủ cạnh tranh trong nước
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 205 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.
Trong đó có 113 doanh nghiệp đã tham gia vào Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Riêng ở thành phố Cần Thơ có trên 12 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các đơn vị
dẫn đầu về số lượng xuất khẩu là Công ty Gentraco, Công ty lương thực Sông
Hậu, Công ty cổ phần Thốt Nốt, Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ…
Một số thông tin tiêu biểu về hai Công ty đứng đầu Cần Thơ như sau:
- Công ty Gentraco xuất khẩu gạo hằng năm trung bình đạt từ
250.000 – 300.000 tấn. Hiện nay, Gentraco có 11 dây chuyền chế biến gạo xuất
khẩu với tổng công suất 1.500 tấn gạo/ngày. Ngoài ra, Công ty này cũng đã xây
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 101 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và
hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP). Với những kết quả đạt được,
Gentraco luôn đứng trong tốp 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.
- Công ty lương thực Sông Hậu là thành viên của Tổng công ty
Lương thực miền Nam, sản lượng gạo bán ra đạt 200.000 tấn/năm. Với hệ thống
máy đánh bóng gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, tổng công suất đạt 900 tấn
gạo/ngày. Đặc biệt công ty có khả năng cung cấp các loại gạo thơm đặc sản như
Hương Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên… với số lượng lớn.
Sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường, đảm bảo các thông số kỹ thuật vệ chất
lượng và chỉ tiêu an toàn lương thực.
Tuy nhiên, mỗi công ty có khách hàng truyền thống riêng biệt. Hơn nữa,
công ty Mekonimex chỉ có mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc, chủ yếu
xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài, khối lượng gạo bán trên thị trường nội
địa còn thấp, và chủ yếu bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu nên ít gặp sự cạnh
tranh trên thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam, các doanh
nghiệp đều đoàn kết, để hướng đến thị trường xuất khẩu nước ngoài, giảm sự
cạnh tranh không cần thiết ở thị trường trong nước. Góp phần đưa gạo Việt Nam
phát triển hơn trên thị trường thế giới.
4.6.2 Môi trƣờng nƣớc ngoài
4.6.2.1 Thị trường xuất khẩu
a. Thị trường Philippines
Philippines là một đối tác lớn thu mua gạo của công ty nhiều nhất trong
các năm qua. Từ năm 2005 trở về trước, quốc gia này thu mua gạo chủ yếu bằng
con đường ngoại giao, thông qua đàm phán cấp Chính phủ. Đến nay, việc mua
bán đã chuyển sang hình thức đấu thầu tập trung, các doanh nghiệp ở mỗi nước
sẽ được chính phủ chỉ định làm đầu mối dự thầu. Trung bình mỗi năm,
Philippines nhập khẩu khoảng 2,5 – 3 triệu tấn gạo.
Giá gạo xuất khẩu theo các hợp đồng tập trung xuất sang thị trường
Philippines, luôn cao hơn giá của thị trường gạo trên thế giới. Việc bán được
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 102 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
lượng gạo lớn, với giá cao cho nước này đã mang lại lợi ích không nhỏ cho Công
ty trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2010 chính quyền của tân Tổng thống
Benigno Aquino đã đưa ra kế hoạch tự túc lương thực bằng các giải pháp thúc
đẩy sản xuất nội địa, giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu gạo của các quốc gia, và
thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Chính phủ nước này sẽ hạn chế tối đa mua
gạo bằng hình thức đấu thầu tập trung qua một vài công ty lương thực quốc gia
như trước. Thay vào đó, giới thương nhân ở nước này, dự kiến sẽ được miễn thuế
để tham gia mua gạo. Thực tế, chính sách này đã được áp dụng từ đầu năm 2010,
một số thương nhân nước này đã vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua
gạo trực tiếp của doanh nghiệp, số lượng lên đến trên 700 ngàn tấn. Do đó, thị
trường trong nước sẽ cạnh tranh khắc nghiệt hơn khi có nhiều doanh nghiệp được
tham gia xuất khẩu.
b. Thị trường Châu Phi
Khu vực Châu Phi được xem là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của
Công ty Mekonimex trong những năm gần đây. Trước đây, Châu Phi chủ yếu
nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. Nhưng trong tương lai tới đây, các nước châu Phi sẽ
tăng cường nhập khẩu gạo từ các nhà cung cấp khác. Do kể từ năm 2009, Ấn Độ
đã cố gắng giảm xuất khẩu gạo để phục vụ tiêu dùng trong nước sau khi nhiều
cánh đồng lúa bị thiệt hại vì thời tiết xấu.
Tuy nhiên, theo bản tin của hãng tin IPS phát hành tại Liên hiệp quốc
ngày 3/8/2010, các doanh nghiệp có thể bị thu hẹp thị trường tại châu Phi nếu
tăng giá mặt hàng này. Vì các khách hàng mua gạo chủ yếu là những nước nghèo
ở Châu Phi. Người dân châu lục này không có nhiều tiền nên họ sẽ tìm loại lương
thực khác như kê hoặc sắn để thay thế nếu gạo trở nên quá đắt. Nếu giá gạo quá
cao như năm 2007 và 2008, người tiêu dùng ở các nước này sẽ chuyển sang các
loại lương thực giá rẻ hơn vì ở châu Phi còn nhiều loại lương thực khác có thể
thay thế gạo. Vì thế chính sách giá sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển xuất
khẩu gạo ở trị trường này.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 103 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Ngoài ra, để tránh phải nhập khẩu gạo với giá quá cao trong những năm
qua, các nước châu Phi nhập khẩu gạo đã có các chương trình thúc đẩy sản xuất
gạo, cũng như các loại cây lương thực thay thế ở trong nước để giảm sự phụ
thuộc vào gạo nhập khẩu.
c. Các thị trường khác
Do chất lượng gạo không cao bằng Thái Lan nên nước ta thường có lợi thế
hơn trong thị trường gạo cấp thấp. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã không còn nắm
thế chi phối ở thị trường này nữa. Từ năm 2007 trở về trước, các quốc gia nghèo
như châu Phi, Iraq, Cuba khi muốn mua gạo thì Việt Nam thường là nhà cung
cấp được họ tìm đến đầu tiên, vì có nguồn gạo trắng cấp thấp lớn nhất, giá lại rẻ
hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, Việt Nam đã
không còn ở vị thế độc quyền ở phân khúc thị trường này nữa.
“Nhà nhập khẩu có thể lựa chọn mua gạo từ Pakistan, Mianmar, kể cả
Thái Lan cũng bắt đầu bán gạo giá rẻ”, theo ông Lê Tuấn, chủ tịch hội đồng quản
trị công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long . Khi thị trường có thêm nhiều nhà
cung cấp, sẽ tăng áp lực cạnh tranh, đây sẽ là một thử thách cho các doanh
nghiệp nước ta nói chung và Công ty Mekonimex nói riêng.
Tương tự là trường hợp của Malaysia, hiện nước này chỉ sản xuất được
70% nhu cầu gạo trong nước, nên phải nhập thêm 30% từ thị trường nước ngoài.
Trước năm 2007, trung bình quốc gia này nhập khẩu khoảng 200 – 500 ngàn tấn
gạo, đa phần họ mua của Việt Nam theo hợp đồng cấp Chính phủ. Nhưng từ
2008 trở lại đây, số gạo này đã rơi vào doanh nghiệp Thái Lan, Pakistan,
Mianmar, Ấn Độ, Trung Quốc.
Như vậy, sau nhiều năm bị phê phán là không có những nỗ lực đủ để thâm
nhập thị trường gạo phẩm cấp cao, và phải bán gạo với giá thấp, nay Việt Nam
lại phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh ở ngay phân khúc gạo cấp thấp của
mình. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Việt Nam.
Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu gạo hiện nay, đang có những biện pháp
phát triển lúa gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia để giảm sự lệ
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 104 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
thuộc vào gạo nhập khẩu. Đây được xem là nguy cơ giảm sút thị trường xuất
khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và công ty Mekonimex.
4.6.2.2 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
a. Thái Lan
Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái
Lan. Về năng lực xuất khẩu nước ta chỉ bằng khoảng hai phần ba năng lực xuất
khẩu của Thái Lan, và giá cũng rẻ hơn gạo Thái Lan. Chất lượng gạo nước ta
thường thấp hơn gạo Thái Lan, bởi vì không đa dạng và chất lượng xay xát
không tốt. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan điều hành rất tốt trong khâu quy
hoạch khu vực trồng lúa, thu hoạch và bảo quản.
Ngoài ra, Thái Lan đang tăng cường sản xuất gạo hương nhài trong bối
cảnh nhu cầu tăng trên toàn cầu, nhất là từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Thái Lan
cũng đã vạch ra một chiến lược mới nhằm duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới của mình, bằng cách tăng sản lượng gạo và phát triển hoạt
động marketing. Theo đó, Thái Lan sẽ đầu tư nghiên cứu về gạo, phát triển
những giống lúa mới có năng suất cao hơn, tạo ra những sản phẩm mới làm từ
gạo, kể cả dược phẩm, thực phẩm, mĩ phẩm và đồ ăn liền.
Chính phủ Thái Lan cũng nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ gạo của mình
bằng cách cử các phái đoàn thương mại sang những thị trường mới như Senegal,
Ghana, Tunisia, các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và Trung Quốc. Các thị
trường này rất tin tưởng vào tiêu chuẩn và chất lượng gạo Thái Lan, và hầu hết
họ đều đã tăng nhập khẩu gạo từ nước này.
Tuy nhiên, trong năm 2010, Thái Lan đang phải đối mặt với nguy cơ mất
mùa vì nước này đang trải qua đợt hạn hán nặng nhất trong gần 20 năm qua. Dự
báo sản lượng gạo của nước này sẽ giảm xuống so với dự kiến. Đây được xem là
cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam trong năm này.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Việt Nam có thể
vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới về khối lượng
trước năm 2015, do giá gạo Việt Nam thấp hơn Thái Lan.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 105 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
b. Ấn Độ
Ấn Độ từng là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, cuối năm 2009, Ấn Độ đã giảm xuất khẩu gạo để bù vào sản lượng
thiếu hụt do hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa trong năm 2010. Các nhà
chức trách Ấn Độ cũng đã quyết định tạm ngưng xuất khẩu một số loại gạo trong
thời gian này, bằng việc xác lập giá xuất khẩu tối thiểu của các loại gạo này ở
mức 500 USD/tấn và tăng lên 600 USD/tấn trong năm 2010.
Tuy nhiên, trên thực tế, vụ lúa chính của Ấn Độ giảm không đáng kể, còn
vụ hè đang triển khai sản xuất dự kiến đạt sản lượng cao hơn năm trước. Các
chuyên gia nông nghiệp cho rằng, cộng thêm lượng gạo tồn kho năm 2009, có
khả năng đến cuối năm 2010, Ấn Độ sẽ xuất khẩu gạo trở lại.
Thực tế những năm qua cho thấy, động thái xuất nhập khẩu gạo của Ấn
Độ rất phức tạp và khó dự đoán. Có năm quốc gia này xuất khẩu 2 triệu tấn gạo,
có năm tăng lên 3 triệu tấn, có năm lại xuất khẩu đột biến tới 6 triệu tấn, chỉ sau
Thái Lan. Theo đánh giá của một số chuyên gia cho rằng, khi nào kho dự trữ đầy
thì nước này đẩy mạnh xuất khẩu để giảm lượng lúa tồn kho, lúc thiếu hụt lại
mua vào để dự trữ, gây bất ổn giá trên thị trường thế giới.
c. Campuchia:
Hiện nay, Campuchia đang đứng ở vị trí thứ tám trong top 10 nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nước này dự định sẽ trở thành một trong những nước
xuất khẩu gạo chủ chốt trên thị trường thế giới. Chính phủ Campuchia đã thông
báo mục tiêu này vào tháng 8 năm 2010. Thủ tướng Campuchia cho biết chính
phủ nước này đã ấn định năm 2015 là năm hiện thực mục tiêu trở thành một
trong những nước dự trữ và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Để thúc đẩy phát
triển sản xuất lúa gạo, Chính phủ Campuchia sẽ bảo lãnh 50% rủi ro cho các
ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay vốn để sản xuất, chế biến và dự trữ
gạo. Năm 2009, nước này đã sản xuất được hơn 7 triệu tấn thóc. Trong tương lai,
Campuchia có thể sẽ trở thành một đối thủ mạnh đối với nước ta trong lĩnh vực
xuất khẩu gạo.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 106 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
d. Các đối thủ cạnh tranh khác
Pakistan đang đứng ở vị trí thứ 4 trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên
thế giới. Được xem là đối thủ canh tranh của nước ta ở thị trường Châu Phi, vì
nếu Châu Phi mua gạo 5% tấm từ Pakistan sẽ có giá rẻ hơn Việt Nam từ 10 – 15
USD/tấn và tiết kiệm thêm 15 USD cước phí vận chuyển.
Còn Mianmar mới tham gia thị trường xuất khẩu gạo từ năm 2005. Nhưng
đến năm 2009, quốc gia này xuất khẩu tới 4 triệu tấn gạo cùng chủng loại với
Việt Nam, tăng 150% so với 2008. Còn trong năm 2010, dự kiến họ có thể xuất
4,5 triệu tấn, chỉ kém Việt Nam khoảng 1,5 triệu tấn.
4.6.2.3 Sản phẩm thay thế
Hiện nay, gạo vẫn là nguồn lương thực chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng bận rộn với công việc,
cộng thêm xu hướng đô thị hóa đang diễn ra ở nhiều nước Châu Á. Sự thâm nhập
của lối sống phương Tây, đang dần thay thế các bữa ăn trưa với cơm gạo bằng
các tiệm ăn nhanh ở nhiều nơi trong thành phố các nước, hoặc các sản phẩm ăn
liền có nguồn gốc từ khoai, bắp, lúa mì.
Ở Châu Phi cũng có nhiều loại lương thực thay thế khác như kê, khoai,
sắn. Khi giá lúa gạo quá cao, người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng các loại lương
thực có giá rẻ hơn, vì thu nhập của họ tương đối thấp.
Đây là các nguyên nhân chính, ảnh hưởng đến lượng gạo tiêu thụ trong
tương lai mà các nhà xuất khẩu gạo cần xem xét.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 107 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY
5.1 Tổng hợp các yếu tố tác động
5.1.1 Môi trƣờng bên trong
a. Điểm mạnh
- Với bề dày lịch sử hoạt động kinh doanh trong ngành, Công ty có kinh
nghiệm trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
- Công ty đã tạo được uy tín trên thương trường trong và ngoài nước, cũng
như đối với các tổ chức tài chính, tín dụng.
- Do các kênh thu mua nằm ở vùng sản xuất lúa của Thành phố Cần Thơ
nên việc thu mua được tiến hành thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp.
- Nguồn lực tài chính của công ty luôn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất
cũng như các nhu cầu cần thiết khác.
b. Điểm yếu
- Để phát triển công ty trong tương lai, cần có thêm nhiều nhân viên có
trình độ chuyên môn cao.
- Chưa có bộ phận maketing và phòng kế hoạch để tìm hiểu về khách hàng,
nghiên cứu thị trường, hoạch định và xây dựng chiến lược kinh doanh làm tham
mưu cho giám đốc.
- Do chủ yếu bán hàng cho các nhà đầu mối ở nước ngoài, nên thương hiệu
công ty chưa tiếp cận được với khách hàng nước ngoài. Hiện tại, Công ty vẫn
chưa có những sản phẩm đặc thù với thương hiệu riêng của Công ty.
- Hiện tại thị trường xuất khẩu của công ty tương đối hẹp và biến động qua
từng năm. Các hoạt động mua bán chủ yếu được tiến hành với các khách hàng
quen thuộc, đã có giao dịch từ trước. Công ty còn thụ động trong việc tìm kiếm
thị trường.
- Chất lượng gạo chưa cao so với đối thủ cạnh tranh.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 108 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
5.1.2 Môi trƣờng bên ngoài
a. Cơ hội
- Nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi sau đợt khủng hoảng từ năm
2007 – 2009, đang tạo ra cơ hội phát triển cho công ty trong tương lai.
- Với dân số 8 triệu người ở Việt Nam, được xem là thị trường tiềm năng
cho kinh doanh gạo nhưng công ty vẫn chưa phát triển mạnh về khâu tiêu thụ
trong nước.
- Được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của chính phủ, ngành xuất
khẩu gạo đang có cơ hội phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Giá xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới, sẽ mang lại cơ hội
nâng cao lợi nhuận của công ty.
b. Thách thức
- Tỷ giá USD biến động thất thường, dẫn đến rủi ro trong các hợp đồng xuất
khẩu có thời hạn dài.
- Các thị trường quen thuộc tiến hành đảm bảo an ninh lương thực trong
nước, phát triển sản xuất lúa gạo nhằm giảm sự lệ thuộc vào gạo nhập khẩu.
- Lạm phát trong nước các năm qua tăng cao, đẩy chỉ số tiêu dùng và giá cả
nguồn nguyên liệu tăng theo. Đồng thời chính sách nâng cao thu nhập cho nông
dân nên tăng giá lúa trong các năm qua.
- Tình hình xuất khẩu phụ thuộc vào sự điều hành của nhà nước, nên hoạt
động kinh doanh của công ty chịu sự ràng buộc.
- Do chất lượng gạo của Công ty không cao bằng gạo Thái Lan, nên chính
sách nâng cao giá sàn xuất khẩu gạo sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty
trên thị trường nước ngoài.
- Chất lượng gạo nguyên liệu không đồng đều.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 109 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
5.1.3 Xây dựng ma trận SWOT
Bảng 31 – Ma trận SWOT của Công ty Mekonimex
SWOT
Cơ Hội – O
2. Kinh tế phục hồi
sau khủng hoảng.
3. Tiềm năng từ thị
trường nội địa.
4. Được hỗ trợ từ
chính phủ.
5. Giá gạo xuất khẩu
có xu hướng tăng.
Đe Dọa – T
1. Biến động tỷ giá.
2. Nhu cầu thị trường
truyền thống giảm.
3. Giá cả nguyên liệu
tăng.
4. Phụ thuộc vào sự
điều hành nhà nước.
5. Giá sàn xuất khẩu
nâng cao.
6. Nguyên liệu đầu vào
không đồng đều
Điểm Mạnh – S
1. Có kinh nghiệm
trong kinh doanh.
2. Uy tín trên thị
trường.
3. Tiếp cận nguồn
nguyên liệu thuận lợi.
4. Nguồn tài chính ổn
định.
Giải pháp S – O
S1, S2, S4 + O1, O2,
O3 Thâm nhập thị
trường nội địa.
S1, S2 + O1, O4
Thâm nhập thị trường
truyền thống.
Giải pháp S – T
S1, S3 + T3, T6
Kết hợp dọc ngược
chiều.
S1, S2 + T2 Phát
triển thị trường xuất
khẩu.
Điểm Yếu – W
1. Thiếu nhân lực có
chuyên môn.
2. Thiếu hoạt động
Maketing.
3. Chưa có thương hiệu
sản phẩm.
4. Thị trường xuất khẩu
hẹp.
5. Chất lượng sản phẩm
chưa cao.
Giải pháp W – O
W1, W2 + O1, O3
Đào tạo nhân lực.
W3, W5 + O1, O4
Đa dạng hóa đồng tâm.
W4 + O1, O3, O4
Phát triển thị trường
xuất khẩu.
Giải pháp W – T
W1 + T1 Mua
hợp đồng quyền chọn.
W3, W5 + T5
Nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 110 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
5.1.3.1 Giải pháp S – O
- Thâm nhập thị trường nội địa: Với kinh nghiệm hoạt động trong ngành
lâu năm, đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, cùng với nguồn tài chính khá ổn
định. Công ty nên tận dụng những cơ hội sau khi nền kinh tế thoát khỏi khủng
hoảng, các nhu cầu về sản phẩm thiết yếu gia tăng vào thời điểm này. Trong khi
thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu dân, đang bị các loại gạo nước ngoài
như Đài Loan, Thái Lan chiếm lĩnh. Hơn nữa, chính phủ nước ta đang khuyến
khích “Người Việt dùng hàng Việt”. Đây chính là những thời cơ tốt để công ty
thâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa với những thế mạnh sẵn có hiện nay.
- Thâm nhập thị trường truyền thống: Sau khi thoát khỏi khủng hoảng,
xu hướng tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới đều gia tăng, trong đó có
cả các thị trường truyền thống của công ty. Ngoài ra, do xu hướng công nghiệp
hóa ở các quốc gia này những nhà máy đang lấn dần các cánh đồng trồng lúa. Từ
đó, làm cho giá lúa gạo trên thế ngày càng tăng cao. Với cơ hội gia tăng sản
lượng xuất khẩu và giá bán, Công ty nên vận dụng các điểm mạnh vốn có như
kinh nghiệm và uy tín trong ngành để thâm nhập vào thị trường truyền thống.
5.1.3.2 Giải pháp S – T
- Kết hợp dọc ngược chiều: Với vị trí địa lý của các kênh thu mua nằm
trong vùng trồng lúa, đã tạo cho công ty dễ dàng tiếp cận với nguồn nguyên liệu.
Trong khi, giá cả nguyên liệu đầu và ngày một tăng, thu mua từ nhiều nguồn
khác nhau đem lại chất lượng gạo không đồng đều. Thì chiến lược kết hợp dọc
ngược chiều thực sự là một giải pháp giúp công ty khắc phục được những thách
thức đang đặt ra trước mắt.
- Phát triển thị trường xuất khẩu: Đứng trước nguy cơ khan hiếm
lương thực, chính phủ ở các thị trường quen thuộc của công ty đang có những
chính sách phát triển sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Giảm
sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo của nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu ở các nước
này đang có xu hướng giảm trong tương lai. Đề phòng tình trạng này xảy ra,
công ty nên vận dụng ưu thế về kinh nghiệm và uy tín trên thương trường, nhằm
tìm kiếm thị trường mới, giảm sự lệ thuộc vào các thị trường truyền thống.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 111 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
5.1.3.3 Giải pháp W – O
- Đào tạo nhân lực: Để phát triển hơn trong tương lai, tổ chức lại bổ
máy quản lý, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó tận
dụng những chính sách hỗ trợ từ chính phủ để tiếp cận với những thành tựu khoa
học, đào tạo cán bộ có năng lực chuyên môn về nông sản và cả kinh doanh xuất
khẩu.
- Đa dạng hóa đồng tâm: Để khắc phục yếu điểm về sản phẩm có chất
lượng chưa cao, và chưa có thương hiệu sản phẩm riêng biệt mang nét đặc trưng
của Công ty. Cùng với những cơ hội về giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng
có xu hướng tăng cao khi nền kinh tế phục hồi. Chiến lược đa dạng hóa đồng
tâm, nhằm phát triển những sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn, mang nét
riêng biệt chỉ có ở Công ty Mekonimex sẽ giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Phát triển thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu của Công ty
tương đối hẹp trong giai đoạn gần đây. Để giảm sự lệ thuộc vào các trường thị
trường này, chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu nên được thực hiện cùng
với sự tận dụng các cơ hội về sự hồi phục kinh tế và các chính sách hỗ trợ của
chính phủ.
5.1.3.4 Giải pháp W – T:
- Mua hợp đồng quyền chọn: được xem là giải pháp tốt nhất đối với
các hợp đồng dài hạn khi đứng trước sự biến động tỷ giá trong nền kinh tế hiện
nay. Cộng thêm, công ty đang thiếu các nhân lực chuyên môn trong việc nhận ra
những thay đối trên thị trường cũng như việc xây dựng các chiến lược thích hợp.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chính phủ đang có những chính
sách nâng cao giá sàn xuất khẩu, để đưa gạo Việt Nam sánh ngang với gạo Thái
Lan trong tương lai. Tuy nhiên, thực trạng đặt ra là chất lượng sản phẩm của
Công ty chưa cao, sẽ dẫn đến giảm lợi thế cạnh tranh giá rẻ trên thị trường nước
ngoài. Vì thế, Công ty cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, để
có thể trạnh canh với các loại gạo chất lượng cao khác từ đối thủ cạnh tranh.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 112 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
5.2 Định hƣớng phát triển
5.2.1 Mục tiêu của công ty
Mục tiêu chính của công ty là trở thành một trong những công ty xuất
nhập khẩu lớn, tham gia nhiều hơn vào thị trường thế giới.
Các định hướng cụ thể:
- Mở rộng, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh mặt hàng gạo trong
những năm tiếp theo.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với qui mô lớn theo nhu
cầu của thị trường.
- Nâng cao khả năng tài chính và năng lực quản lý của công ty.
- Phấn đấu tăng doanh thu từ 10 – 15% trên năm, tăng tỷ suất lợi nhuận trên
chí phí và doanh thu.
5.2.2 Lựa chọn giải pháp
Dựa vào ma trận SWOT và các định hướng phát triển của công ty các
chiến lược được chọn là :
- Kết hợp dọc ngược chiều. Với giải pháp này, công ty sẽ mở rộng được
quy mô sản xuất nhằm tăng sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm gạo cung cấp
cho thị trường xuất khẩu. Hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo thành phẩm.
- Phát triển thị trường xuất khẩu. Nhu cầu gạo các thị trường tiềm năng ở
nước ngoài, sẽ là cơ hội lớn để công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, và xuất
khẩu gạo.
- Đào tạo nhân lực là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao
năng lực quản lý, sức mạnh bên trong nội bộ sẽ làm điểm tựa để công ty dễ dàng
vươn tới những thành công trên thị trường thế giới.
- Để tăng doanh thu, nâng cao tỷ suất lợi nhuận thì chiến lược nâng cao chất
lượng sản phẩm đầu ra sẽ giúp mang lại doanh thu cao hơn so với các sản phẩm
chất lượng trung bình như trước đây.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 113 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
5.3 Giải pháp
5.3.1 Kết hợp dọc ngƣợc chiều và nâng cao chất lƣợng sản phẩm
Kết hợp dọc ngược chiều và nâng cao chất lượng sản phẩm có liên hệ mật
thiết với nhau. Khi thực hiện được sự kết hợp dọc ngược chiều, thì chất lượng
sản phẩm đầu ra sẽ được nâng cao, do giảm được lượng gạo thành phẩm thu mua
từ các kênh khác nhau, chất lượng gạo đồng đều hơn. Và muốn nâng cao chất
lượng sản phẩm đầu ra cần phải thực hiện giải pháp kết hợp dọc ngược chiều.
Nên hai giải pháp này phải được thực hiện cùng lúc.
Kết hợp dọc ngược chiều cung cấp khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu
và góp phần khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản
xuất. Bằng cách xây dựng thêm các nhà máy chế biến gạo cũng như các nhà máy
xay xát lúa nhằm hạn chế tối đa lượng gạo thành phẩm thu mua từ kênh ngoài,
xúc tiến hoạt động thu mua lúa từ nông dân. Sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho việc
kiểm soát nguyên liệu, giảm được chí phí thu mua, quản lý tốt chất lượng đầu ra,
lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất linh hoạt hơn.
Các nhà máy nên được xây dựng gần nguồn nguyên liệu để tiết kiệm chi
phí trong việc vận chuyển. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào thiết bị công nghệ, dây
chuyền đánh bóng gạo, cũng như các hệ thống xay xát lúa. Có thể nói, kết hợp
dọc về phía sau là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam khẳng
định chừng nào chưa giải được bài toán chất lượng cho hạt gạo thì khó có thể xây
dựng và giữ được thương hiệu gạo trên thị trường thế giới. Do đó chất lượng sản
phẩm của Công ty là yếu tố quan trọng không chỉ giúp mang lại lợi nhuận cao mà
còn quyết định sự thành bại của Công ty trên thương trường quốc tế.
Trong khi đó, chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty không chỉ chịu ảnh
hưởng từ khâu chế biến mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp ở chất lượng của giống
lúa. Theo các chuyên gia, bước đột phá để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu
trước hết là khâu giống. Công ty cần tăng cường đầu tư vốn phối hợp với các tổ
chức nông dân có kế hoạnh trồng lúa chất lượng cao, tuyên truyền, vận động
nông dân không tự sử dụng giống vụ trước dành sản xuất cho vụ sau vì rất dễ lẫn
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 114 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
tạp. Công ty nên đầu tư cho nông dân bằng cách cung cấp giống lúa có xác nhận,
đảm bảo tỷ lệ mua gạo từ giống lúa có xác nhận, trên 30% diện tích canh tác để
nông dân an tâm gieo trồng. Đặc biệt cần phải thực hiện đồng bộ ba giải pháp là
sử dụng lúa đặc sản có mùi thơm, giống lúa có hàm lượng cao về protein, và phát
triển công nghệ sau thu hoạch.
Khâu thu hoạch lúa, cần cử cán bộ hoặc nhân viên hướng dẫn nông dân
thu hoạch đúng thời điểm không để lúa quá chín, khâu phơi, sấy lúa phải đảm
bảo độ khô hạt lúa theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Nguyên liệu đầu vào
có đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm đầu ra mới có chất lượng cao.
5.3.2 Phát triển thị trƣờng
Giải pháp phát triển thị trường là tìm cách bán các sản phẩm hiện tại trên
thị trường mới. Theo giải pháp này, khi quy mô nhu cầu của thị trường hiện tại bị
thu hẹp, Công ty cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện
đang sản xuất bằng một số biện pháp.
Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới bao gồm vùng lãnh thổ, quốc gia
khác. Đây là giải pháp được nhiều công ty của các quốc gia phát triển trên thế
giới thực hiện để gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi quyết định phát triển thị trường mới phải chú ý cân nhắc
các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty so
với các đối thủ cạnh tranh. Cũng như cân nhắc đến yếu tố chi phí, thu nhập và
đánh giá các khả năng phát triển thị trường.
Mặt khác, để phát triển thị trường mới thành công, công ty phải chú trọng
đến chiến lược marketing. Do đó, điều quan trọng cần làm hiện nay là công ty
nên thành lập riêng một bộ phận Marketing chuyên nghiên cứu về thị trường xuất
khẩu. Bên cạnh đó xây dựng thêm phòng kế hoạch để nghiên cứu và hoạch định
các chiến lược nhằm định hướng phát triển vào thị trường tiềm năng.
Điều quan trọng ở đây là Công ty “nên bán sản phẩm thị trường cần chứ
không nên bán những gì mình đang có”. Do đó, trong giải pháp phát triển thị
trường, Công ty cần tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu, truyền thống tập quán ảnh
hưởng đến thói quen tiêu dùng của họ như thế nào.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 115 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Hiện nay, công ty cũng đang có nhiều cơ hội phát triển thị trường mới
theo hình thức này thông qua các hoạt động ngoại giao của chính phủ kết hợp với
sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới của Công ty. Ngoài ra, tham gia vào hội chợ
triển làm ở các quốc gia trên thế giới là một trong những cách quảng bá thương
hiệu đến với các khách hàng hữu hiệu.
5.3.3 Đào tạo nhân lực
Đào tạo nhân lực cho nhân viên không chỉ nâng cao năng lực quản lý của
nhân viên mà còn có mục đích quan trọng hơn là “đào tạo nguồn lực để giữ nhân
tài”. Đào tạo nhân lực có nhiều hình thức khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể
mà có cách thức áp dụng riêng. Công ty có thể thực hiện một trong những cách
sau đây:
- Tạo điều kiện cho nhân viên tự học. Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả
năng là cách huấn luyện cho nhân viên tự nâng cao năng lực. Đặc điểm của
phương pháp này là nó đòi hỏi người nhân viên phải vượt ra khỏi những gì đã
biết, tự học hỏi thêm những kỹ năng mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì
thế, đối tượng áp dụng của phương pháp phải là những nhân viên có nhiều triển
vọng phát triển. Công ty sẽ có thêm nhiều nhân viên tài năng, còn nhân viên lại
có cơ hội học các kỹ năng mới, tạo các mối quan hệ bên ngoài và thăng tiến trong
sự nghiệp. Nhưng khi thực hiện biện pháp này nên chú ý một số vấn đề trong
việc lựa chọn nhân viên để đào tạo, khuyến khích đúng cách, giao nhiệm vụ phù
hợp với năng lực của ứng viên, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết, biết cách chấp nhận
thất bại của nhân viên.
- Tổ chức các khóa đào tạo tập trung. Công ty có thể tổ chức các chương
trình đào tạo tập trung thông qua các địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp. Hình thức
đào tạo này đem đến cho Công ty một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn
trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, các nhân viên được đào tạo tập trung với
chất lượng tương đối đồng đều, có thể hình thành các chuẩn mực trong quy trình
làm việc. Các khóa đào tạo sẽ giúp nhân viên làm việc nhất quán, tập trung; tăng
cường tinh thần làm việc với đội nhóm … Sau một thời gian thực hiện chế độ
đào tạo, phải luôn tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và việc chuyển giao kết quả
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 116 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
đó vào thực hiện công việc. Từ đó, lãnh đạo Công ty sẽ có cơ sở để khuyến khích
duy trì công tác đào tạo hay tìm hướng đi khác phù hợp hơn.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 117 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Để có thể duy trì và phát triển cho đến ngày nay, sau thời gian gần 30 năm
hoạt động, đã được xem là thành công lớn nhất của Công ty trong thời gian qua.
Không những vậy, với nhiều kinh nghiệm trong ngành, Công ty ngày một phát
huy những thế mạnh vốn có để vươn xa hơn trong thị trường toàn cầu. Bằng
chứng là đến nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở nhiều Châu lục khác nhau
trên thế giới. Vị thế và uy tín của công ty được nâng cao trên thị trường trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại một số vấn
đề ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty, là điều không thể tránh khỏi của bất
kỳ một doanh nghiệp nào, chứ không chỉ riêng đối với Công ty Mekonimex.
Điều quan trọng ở đây là Công ty đã không ngừng củng cố, khắc phục yếu điểm
để đương đầu với những thách thức trong nền kinh tế hiện nay.
Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua tuy không mang
lại nhiều lợi nhuận, nhưng đã giúp Công ty rút ra được những bài học kinh
nghiệm trong đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2011 sẽ là năm hứa hẹn
những thành công tốt đẹp sau khi Công ty đã hoàn tất các thủ tục chuyển đổi
thành công ty cổ phần với một chu kỳ mới của nền kinh tế.
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Đối với nhà nƣớc
Cần tăng cường sự kết hợp giữa 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà
khoa học, và nhà doanh nghiệp, để có thể đưa ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam
vươn lên tầm cao mới.
Trong chính sách bảo vệ quyền lợi của nông dân, cần có sự phối
hợp cao hơn với các doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Tạo điều
kiện cho cả hai cùng phát triển, góp phần xây dựng đất nước.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 118 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
Tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh có quy mô lớn, hỗ trợ và
hướng dẫn nông dân gieo trồng những giống lúa có chất lượng cao phù hợp nhu
cầu của thị trường.
Tăng cường hoạt động ngoại giao, gầy dựng mối quan hệ với các
nước trong và ngoài khu vực, mở đường cho xuất khẩu phát triển.
6.2.2 Đối với doanh nghiệp
Công ty nên nhanh chóng thành lập bộ phận marketing, phòng kế
hoạch để bộ máy quản lý hoàn thiện hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh từ bên
trong nội bộ.
Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, nhằm cải thiện bộ máy
quản lý năng động, linh hoạt với những thay đổi của môi trường.
Có chính sách đãi ngộ nhân tài, khuyến khích, khen thưởng hợp
lý để thúc đẩy các nhân viên làm việc tích cực, tạo điều kiện để công nhân phát
huy sở trường trong công việc, và công hiến nhiều hơn cho Công ty.
Trong tuyển dụng nhân sự, nên ưu tiên chọn các nhân viên có
trình độ chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về nhân sự.
Có chiến lược đầu tư thích đáng hơn vào thị trường nội địa, nhằm
mang lại lợi nhuận và đề phòng rủi ro từ các thị trường xuất khẩu. Biến thị
trường nội địa thành hậu phương vững chắc trong việc xúc tiến hoạt động xuất
khẩu.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Cty CP Mekonimex
GVHD: ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên - 119 - SVTH: Lê Phạm Hiền Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Văn Hội (2007). Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế, Học viện Bưu
chính viễn thông.
2. Phan Thị Ngọc Khuyên (2009). Giáo trình kinh tế đối ngoại, Tủ sách Đại
Học Cần Thơ.
3. Bùi Văn Trịnh (2009). Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Tủ
sách Đại học Cần Thơ.
4. Võ Thanh Thu (2009). Kinh tế và phân tích hoạt động doanh nghiệp, Đại
học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trương Khánh Vĩnh Xuyên (2009). Tài liệu hướng dẫn học tập Kinh
Doanh Quốc Tế, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
Và các bài đăng trên các trang thông tin điện tử:
Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam:
Báo Tin nhanh Việt Nam:
Cổng thông tin quản trị kinh doanh, đầu tư, tài chính, giáo dục:
www.saga.vn
Trang Doanh nhân 360: www.doanhnhan360.com
Báo mới:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf