Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng thúc đẩy mở cửa hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới và đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hoá . Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), mở ra một bước ngoặc quan trọng cho Đất Nước nói chung và cho nền kinh tế nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng trên một sân chơi chung, “Mạnh thắng, yếu thua” đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế nhiều cơ hội nhưng cũng đầy những thách thức. Sự đào thải khắc nghiệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét thận trọng trong từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mình, trong đó vấn đề “Tài Chính” là vấn đề quan trọng hàng đầu. Như chúng ta đã biết “Tài Chính” quyết định đến sự tồn tại, phát triển và cả sự suy vong của doanh nghiệp. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu và phân tích để phát huy những mặt mạnh trong công tác tài chính đồng thời phát hiện kịp thời những mặt yếu kém nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Vì sự cần thiết trên, nên em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc” . 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn. Qua thời gian thực tập tại công ty Vạn Phúc em thấy rằng trong những năm qua, công ty chưa có hoạt động phân tích tình hình tài chính. Khi nghiên cứu sơ bộ các báo cáo tài chính, cho thấy mặc dù tình hình kinh doanh của công ty có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận thu được là chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực hiện có của công ty. Không những thế, trong hai năm 2004 và 2005 tình hình thanh toán của công ty có dấu hiệu mất cân đối. Do đó yêu cầu đối với Phân tích và đánh giá tình hình tài chính Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên 2 SVTH: Lê Thị Phương Bích công ty Vạn Phúc là phải đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty, từ đó đưa ra những nguyên nhân tồn tại và biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung. Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh và cả những mặt bất ổn, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 􀀹 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 􀀹 Phân tích kết cấu tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 􀀹 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty 􀀹 Phân tích hiệu quả kinh doanh 􀀹 Phân tích các tỷ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty. 􀀹 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn và nguồn vốn 1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định. Giả thiết cho rằng tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại Vạn Phúc hoàn toàn ổn định và có xu hướng phát triển. Để kiểm chứng điều đó, đứng trên góc độ nhà phân tích tình hình tài chính, chúng ta sẽ thực hiện một loạt các phương pháp phân tích trên hệ thống báo cáo tài chính của công ty. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu. 􀀹 Sự biến động của vốn và nguồn vốn như thế nào? 􀀹 Cơ cấu vốn và nguồn vốn có hợp lý hay không? 􀀹 Nguồn vốn xuất phát từ đâu? Công ty sử dụng có hợp lý chưa? 􀀹 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? 􀀹 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có mạnh không? 􀀹 Xu hướng tăng giảm các chỉ tiêu tài chính là tốt hay xấu? 􀀹 Những điểm mạnh và điểm yếu kém về tài chính của công ty ở đâu? Phân tích và đánh giá tình hình tài chính Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên 3 SVTH: Lê Thị Phương Bích 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.4.1. Không gian nghiên cứu. Trong đề tài này, em tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại Vạn Phúc, 411 Quốc lộ 1, Cái Răng, Châu Thành, Cần Thơ. MỤC LỤC __________________________________________________ ______ Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. .1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. .2 1.2.1. Mục tiêu chung. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2 1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. .2 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định. .2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3 1.4.1. Không gian nghiên cứu .3 1.4.2. Thời gian nghiên cứu 3 1.5. LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 4 2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp. .4 2.1.2. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính .4 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. .5 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. 5 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 5 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC .12 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC. .12 3.1.1. Giới thiệu chung. 12 3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban .12 3.2. SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (2004 – 2006) .13 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên vii i SVTH: Lê Thị Phương Bích 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 15 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC .16 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN .16 4.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn 16 4.1.2. Phân tích tình hình vốn kinh doanh. .23 4.1.3. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh. 28 4.1.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn. .31 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. .35 4.2.1. Tình hình doanh thu 36 4.2.2. Tình hình chi phí .37 4.2.3. Tình hình lợi nhuận .39 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY .43 4.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của công ty .43 4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty. .46 4.3.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách Nhà Nước. 50 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH. .51 4.4.1. Nhóm các tỷ số về kết cấu tài chính. 51 4.4.2. Nhóm các tỷ số hiệu suất sử dụng vốn. 53 4.4.3. Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lợi 57 4.4.4. Tóm tắt đánh giá các tỷ số tài chính. 60 4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH DUPONT. .62 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC .66 5.1. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY .66 5.1.1. Về cơ cấu tài chính .68 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên ix SVTH: Lê Thị Phương Bích 5.1.2. Về hoạt động kinh doanh 68 5.1.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. .68 5.1.4. Về hiệu quả sử dụng vốn. .69 5.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 69 5.2.1. Dự đoán sơ bộ những nhân tố ảnh hưởng đến công ty trong năm tới. .69 5.2.2. Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính. 70 5.2.3. Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh .71 5.2.4. Hạn chế rủi ro trong thanh toán. .72 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 6.1. KẾT LUẬN. 73 6.2. KIẾN NGHỊ .73 6.2.1. Đối với cơ quan chức năng .74 6.2.2. Đối với công ty. 74 PHỤ LỤC xii TÀI LIỆU THAM KHẢO xv

pdf89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5: Tổng số thuế phải nộp là 69 triệu, trong đó: 9 Năm trước chuyển sang là 8 triệu 9 Phát sinh trong năm là 61 triệu. Công ty đã nộp đầy đủ nên cuối năm không còn khoản thuế phải nộp trên bảng cân đối kế toán. Năm 2006: Tổng số thuế phải nộp là 87,5 triệu do phát sinh trong năm, công ty đã nộp dược 77,5 triệu. Còn 10 triệu công ty sẽ nộp vào năm 2007 khi đến hạn nộp thuế. Î Đánh giá: Công ty đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ nộp thuế, không để tình trạng dây dưa kéo dài qua nhiều năm. 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH. 4.4.1. Nhóm các tỷ số về kết cấu tài chính. Bảng 22: CÁC TỶ SỐ VỀ KẾT CẤU TÀI CHÍNH. TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 Tỷ số nợ trên vốn tự có (D/E) Lần 2,48 2,72 2,42 Tỷ số nợ trên tài sản có % 71,24 73,10 70,74 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,31 1,25 1,30 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 52 4.4.1.1. Tỷ số nợ trên vốn tự có. Tỷ số nợ trên vốn tự có cho chúng ta biết được công ty đang sử sụng bao nhiêu đồng tiền nợ trên một đồng tiền vốn của mình trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy, năm 2004 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,48 đồng nợ tham gia hoạt động kinh doanh. Sang năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên 2,72 có nghĩa là có đến 2,72 đồng nợ cho mỗi đồng vốn hoạt trong hoạt động kinh doanh, cho thấy công ty đã tăng các khoản nợ lên trong năm 2005. Năm 2006 khoản nợ có phần giảm xuống so với vốn chủ sở hữu, lúc này 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,42 đồng nợ, do công ty đã giảm khoản mục vay ngắn hạn. Î Đánh giá: Ta thấy công ty đã lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán, các khoản nợ này là những khoản nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động mua hàng hoá là chủ yếu, và sẽ được thanh toán sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này tăng cao trong năm 2005, sau đó giảm trở lại trong năm 2006, cho thấy tình hình nợ trong năm 2006 là khả quan nhất trong 3 năm, do trong năm 2006 hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và hàng tồn kho có giảm xuống nên đã thanh toán bớt khoản nợ vay ngân hàng. Mặc khác các tỷ số trên cũng cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chủ yếu là chiếm dụng của nhà cung cấp và vay ngân hàng. Để biết mức độ phụ thuộc như thế nào, chúng ta tiếp tục phân tích tỷ số nợ trên tồng tài sản. 4.4.1.2. Tỷ số nợ trên tài sản có. Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao nhiêu %. Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản các năm như sau: Năm 2004: 71,24 % Năm 2005: 73,10 % Năm 2006: 70,74 % Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu là khá thấp. Tỷ lệ này tăng trong 2005, cho thấy nợ phải trả trong năm này có xu hướng tăng. Sang năm 2006 tỷ lệ này đã giảm trở lại và thấp nhất trong 3 năm qua. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 53 Î Đánh giá: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm 2006 có giảm so với 2 năm qua cho thấy công ty đã bắt đầu hạn chế nợ phải trả, chủ yếu là giảm nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ trên tài sản có của công ty vẫn còn khá cao, chứng tỏ công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, mức độ độc lập về tài chính của công ty là rất thấp. 4.4.1.3. Khả năng thanh toán lãi vay. Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong 3 năm qua như sau: Năm 2004 = 1,31 lần. Năm 2005 = 1,25 lần. Năm 2006 = 1,30 lần. Ta thấy năm 2004 khả năng thanh toán lãi vay là 1,31. Trong năm 2005 giảm chỉ còn 1,25 lần tức là 1 đồng chi phí lãi vay thì chỉ có 1,25 đồng thu nhập để thanh toán. Sang năm 2006 tỷ số này có tăng trở lại 1,30 lần nhưng vẫn không bằng năm 2004. Î Đánh giá: Ta thấy tỷ số thu nhập trên lãi vay của các năm đều lớn hơn 1, cho thấy công ty có khả năng thanh toán lãi vay. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ số này qua các năm là quá thấp, do công ty đã đi vay một lượng vốn khá lớn cho hoạt động kinh doanh của mình, làm cho chi phí lãi vay chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh, tất yếu sẽ làm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận còn lại của công ty. 4.4.2. Nhóm các tỷ số hiệu suất sử dụng vốn. Nhóm các tỷ số này sẽ cho chúng ta biết hiệu quả quản trị tài sản của công ty như thế nào. Trên cơ sở tính toán các tỷ số này, chúng ta có thể đánh giá các số liệu về các loại tài sản trong bảng cân đối kế toán là cao hay thấp so với hiện tại cũng như mức độ hoạt động trong tương lai. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 54 Bảng 23: CÁC TỶ SỐ VỀ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN. TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,84 3,42 3,79 Số vòng quay các khoản phải thu Vòng 31,45 60,63 72,25 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,61 6,02 5,05 Số vòng quay vốn lưu động Vòng 4,11 3,42 3,41 Số vòng quay vốn cố định Vòng 8,02 7,62 8,34 Số vòng quay toàn bộ vốn Vòng 2,66 2,22 2,47 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) 4.4.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2004 là 4,84 vòng; mỗi vòng là 75 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong hai năm 2005 và 2006 giảm so với 2004, Cụ thể: Năm 2005 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 3,42 vòng; mỗi vòng là 106 ngày, giảm 1,42 vòng so với năm 2004, nguyên nhân là năm 2005 công ty đã mở rộng quy mô hàng tồn kho, và doanh thu năm 2005 cũng giảm so với năm 2004. Năm 2006 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có tăng trở lại là 3,79 vòng, mỗi vòng là 96 ngày, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn năm 2004, nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng trở lại trong năm 2006 là do tình hình doanh thu tăng trở lại, và quy mô hàng tồn kho có giảm lại so với năm 2005. Î Đánh giá: Ta thấy vòng quay hàng tồn kho trong 2 năm 2005 và 2006 giảm so với năm 2004, cho thấy tình hình bán hàng không được tốt lắm và lượng hàng tồn kho chưa thật hợp lý. Công ty cần tính toán lại lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm làm giảm những chi phí không cần thiết phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, tạo điều kiện giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh, hạn chế nguồn vốn đi vay, góp phần nâng cao lợi nhuận. 4.4.2.2. Số vòng quay khoản phải thu. Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng qua 3 năm qua, cụ thể: Năm 2004 là 31 vòng. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 55 Năm 2005 mặc dù doanh thu năm giảm so với năm 2004, nhưng do khoản phải thu giảm mạnh nên số vòng quay khoản phải thu tăng lên 60 vòng. Năm 2006 khoản phải thu tiếp tục giảm, đồng thời doanh thu tăng nên số vòng quay khoản phải thu tiếp tục tăng lên là 72 vòng. Î Đánh giá: Ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm qua các năm chứng tỏ công ty đang siết chặt chính sách thu tiền bán hàng, nhằm hạn chế bị khách hàng chiếm dụng vốn. Để thấy được mức độ siết chặt đến mức nào ta tiếp tục phân tích tỷ số kỳ thu tiền bình quân. 4.4.2.3. Kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quán các năm như sau: Năm 2004 kỳ thu tiền bình quân là 11 ngày. Năm 2005 kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 6 ngày. Năm 2006 kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm còn 5 ngày. Nguyên nhân làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm đáng kể trong 2 năm 2005 và 2006 là do công ty đã rút ngắn thời gian thanh toán đối với khách hàng thường xuyên trả tiền không đúng hạn, bên cạnh đó công ty còn áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán vì thế đã tạo được động lực cho khách hàng thanh toán tiền hàng sớm cho công ty, hạn chế bị khách hàng chiếm dụng vốn. Î Đánh giá: Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy công tác thu tiền bán hàng của công ty rất hiệu quả, vốn bị chiếm dụng ngày càng giảm. Tuy nhiên công ty cần thận trọng vì nếu chính sách thu tiền quá chặt sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hoá. 4.4.2.4. Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động năm 2005 và 2006 giảm so với năm 2004, cụ thể: Năm 2004 số vòng quay vốn lưu động bình quân là 4,11 vòng. Thời gian một vòng quay vốn lưu động là 88 ngày. Cho thấy cứ một đồng vốn lưu động thì công ty sẽ thu về 4,11 đồng doanh thu, và để tạo ra được 4,11 đồng doanh thu công ty phải mất 88 ngày. Năm 2005 một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra được 3,42 đồng doanh thu, giảm 0,69 đồng so với năm 2004, và một vòng quay vốn lưu động mất 106 ngày Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 56 tăng 19 ngày so với năm 2004. Nguyên nhân làm giảm vòng quay vốn lưu động là do trong năm 2005 công ty đã mở rộng quy mô hàng tồn kho, bên cạnh đó hoạt động bán hàng của năm 2005 cũng không được thuận lợi làm cho vòng quay vốn lưu động giảm xuống. Năm 2006 trung bình một vòng vốn lưu động tạo ra 3,41 đồng doanh thu, giảm 0,01 đồng so với năm 2005, nguyên nhân là vốn lưu động bình quân trong năm 2006 cao hơn vốn lưu động bình quân năm 2005, do đó mặc dù danh thu có tăng hơn so với năm 2005 nhưng vòng quay vốn lưu động cũng không có bước cải thiện đáng kể. Î Đánh giá: Qua phân tích trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 2 năm 2005 và 2006 không tốt bằng 2004, do công ty đã mởi rộng vốn lưu động mà chủ yếu là mở rộng hàng tồn kho, đồng thời doanh thu trong năm 2005 và 2006 còn giảm so với doanh thu năm 2004. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty càng ngày càng giảm, và lượng vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu ngày càng tăng, vốn lưu động bị ứ động khá lớn trong hàng tồn kho. Công ty cần rút ngắn hơn nữa vòng quay vốn lưu động để tiết kiệm vốn, vì nguồn vốn hoạt động của công ty phần lớn là đi vay ngắn hạn do đó nếu vòng quay vốn mà kéo dài thì chi phí lãy vay càng thêm nặng. 4.4.2.5. Số vòng quay vốn cố định. Ta thấy vòng quay vốn cố định năm 2004 là 8,02 vòng, có nghĩa là 1 dồng tài sản cố định tạo ra được 8,02 đồng doanh thu. Năm 2005 vòng quay vốn cố định giảm xuống còn 7,62 vòng, nguyên nhân chính là do doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004. Năm 2006 vòng quay tài sản cố định tăng trở lại 8,34, nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 tăng trở lại đồng thời tài sản cố định cũng giảm do khấu hao. Nếu kết hợp với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định ta có: Năm 2004 = 3% Năm 2005 = 2,7% Năm 2006 = 3,8 % Như vậy năm 2004 cứ 100 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 3 đồng lợi nhuận. Đến năm 2005 hiệu quả sử dụng tài sản cố định kém hơn so với năm Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 57 2004, cứ 100 đồng tài sản cố định chỉ tạo ra 2,7 đồng lợi nhuận, giảm 0,3 đồng so với năm 2004. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2006 là tốt nhất, 100 đồng tài sản cố định tạo ra 3,8 đồng doanh thu. Î Đánh giá: Qua phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2006 là tốt nhất, do tình hình kinh doanh trong năm có hiệu quả, nên đã khai thác tốt tiềm năng của tài sản cố định. Công ty cần tiếp tục nâng cao doanh thu hơn nữa nhằm khai thác tối đa năng suất của tài sản cố định, tránh tình trạng lãng phí. 4.4.2.6. Số vòng quay toàn bộ vốn. Số vòng quay toàn bộ vốn cho ta biết hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn bao gồm vốn lưu động và vốn cố định. Ta thấy năm 2004 số vòng quay toàn bộ vốn là 2,66 vòng, tức là 1 đồng vốn tạo ra được 2,66 đồng doanh thu. Năm 2005 số vòng quay toàn bộ vốn giảm chỉ còn 2,22 đồng , giảm 0,44 đồng so với năm 2004, nguyên nhân là do trong năm 2005 công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh nhưng doanh thu không những không tăng mà còn giảm so với năm 2004. Năm 2006 số vòng quay toàn bộ vốn tăng trở lại 2,47 vòng, nguyên nhân là do tình hình doanh thu năm 2006 có khả quan trở lại bên cạnh đó tổng vốn hoạt động cũng giảm xuống, nên hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện hơn năm 2005, nhưng ta thấy vòng quay năm 2006 vẫn còn thấp hơn năm 2004 là 0,19 vòng. Î Đánh giá: Như vậy mặc dù quy mô hoạt động không lớn bằng 2 năm 2005 và 2006 nhưng hiệu quả sử dụng vốn năm 2004 là tốt nhất, nguyên nhân là do năm 2005 và 2006 dù quy mô hoạt động có được mở rộng nhưng tốc độ doanh thu không tăng kịp vói tốc độ mở rộng quy mô, không những thế doanh thu năm 2005 còn giảm so với năm 2004, nên dẫn đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty trong giai đoạn mở rộng được tốt lắm. 4.4.3. Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lợi. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh, nếu chỉ phân tích sự tăng giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm ta sẽ không thấy được mức độ hợp lý của Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 58 sự tăng giảm đó. Chính vì thế chúng ta cần phải phân tích các tỷ số của lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu, cũng như toàn bộ vốn để có thể đánh giá múc độ biến động có phù hợp không. Bảng 24: TỔNG HỢP CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0,39 0,35 0,45 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có % 3,59 2,92 3,80 Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn % 1,03 0,79 1,11 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và KQHĐKD) 4.4.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Đây là mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, và lợi nhuận cho biết chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu có sự trồi sụt qua các năm, cụ thể: Năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,39 %. Cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận. Năm 2005 tỷ suất này giảm còn 0,35 % , giảm 0,04% so với năm 2004. Cho thấy tình hình lợi nhuận trong năm 2005 không được tốt, nguyên nhân do ảnh hưởng của giá xăng dầu trong năm tăng cao làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, bên cạnh đó chi phí tài chính cũng tăng làm cho tốc độ lợi nhuận giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu. Năm 2006 tỷ suất này là khá tốt 0,45 % cao nhất trong 3 năm, nguyên nhân là do trong năm 2006 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh thu tăng đồng thời kiểm soát tốt hơn khoản mục chi phí, làm cho lợi nhuận tăng với tốc độ cao hơn tốc độ gia tăng của doanh thu. Î Đánh giá: Mặc dù tình hình lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2005 có phần giảm sút, nhưng tỷ lệ này trong năm 2006 có phần tăng trở lại cho thấy Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 59 hiệu quả kinh doanh của công ty đã có xu hướng tốt, do công ty đã dần kiểm soát được các khoản mục chi phí, cụ thể là chi phí lãi vay. 4.4.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có sẽ cho chúng ta biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu bỏ ra. Nhìn chung khả năng sinh lời này cũng giảm trong năm 2005 và tăng trong năm 2006, cụ thể: Năm 2004 là 3,59%, cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu được 3,59 đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 2,93 %, giảm so 0,66% so với năm 2004, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là không được tốt so với năm 2004. Ta thấy vốn chủ sở hữu bỏ ra trong năm nhiều hơn so với năm 2004 nhưng lợi nhuận lại giảm làm cho hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giảm. Năm 2006 khả năng sinh lời của vốn chủ sởi hữu có sự cải thiện đáng kể 3,80%, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo 3,8 đồng lợi nhuận, cho thấy tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu trong năm là có hiệu quả nhất trong ba năm. Î Đánh giá: Năm 2005 tình hình lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2004 cho ta thấy khả năng sinh lời của vốn tự có trong năm 2005 là không tốt. Trong năm 2006 tình hình tài chính có phần chủ động hơn và cân đối hơn, nên hiệu quả sử dụng vốn có phần tốt hơn 2 năm trước, công ty nên tiếp tục phát huy hướng phát triển này. 4.4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn cho ta biết hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Ta thấy tỷ suất này trong năm 2005 là thấp nhất 0,79%, giảm 0,24% so với năm 2004. Sang năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn tăng trở lại 1,11%, cho thấy năm 2006 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn hai năm 2004 và 2005. Î Đánh giá: Hiệu quả sử sụng tài sản cố định trong năm 2006 là tốt nhất, 100 đồng tài sản tạo ra được 1,11 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất thấp, công ty cần có biện pháp để nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên, bằng cách tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng dần tốc độ luân chuyển vốn và đẩy mạnh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 60 4.4.4. Tóm tắt đánh giá các tỷ số tài chính. Bảng 25: TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH NHÓM CÁC TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 05/04 06/04 Khả năng thanh toán Vốn luân chuyển ròng Triệu đồng (800) (393) 57 T T Khả năng thanh toán hiện thời Lần 0,92 0,97 1,01 T T Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,15 0,08 0,08 X X Kết cấu tài chính Tỷ số nợ trên vốn tự có Lần 2,48 2,72 2,42 X T Tỷ số nợ trên tài sản có % 71,24 73,10 70,74 X T Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,31 1,25 1,30 X X Hiệu suất sử dụng vốn Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,84 3,42 3,79 X X Số vòng quay khoản phải thu Vòng 31,45 60,63 72,25 T T Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,61 6,02 5,05 T T Số vòng quay vốn lưu động Vòng 4,11 3,42 3,41 X X Số vòng quay vốn cố định Vòng 8,02 7,62 8,34 X T Số vòng quay toàn bộ vốn Vòng 2,66 2,22 2,47 X X Khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu % 0,39 0,35 0,45 X T Tỷ suất lợi nhuận/Vốn tự có % 3,59 2,93 3,80 X T Tỷ suất lợi nhuận/Toàn bộ vốn % 1,03 0,79 1,11 X T (Nguồn: Tổng hợp từ các bảng 17, 20, 24, 25, 26) Chú giải: T: Tốt; X: xấu Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 61 Qua bảng tổng hợp trên ta có thể đánh giá chung tình hình tài chính của công ty như sau: Về khả năng thanh toán: Vốn luân chuyển ròng và khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong cả hai năm 2005 và 2006 có xu hướng phát triển tốt cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh thì chưa được tốt và có xu hướng giảm, và tỷ số khả năng thanh toán nhanh quá thấp cho thấy mức độ rủi ro của công ty trong việc ứng phó với nhũng khoản nợ đến hạn là khá cao. Về cơ cấu tài chính: Tỷ số nợ trên vốn tự có và tỷ số nợ trên tài sản có của công ty là tương đối cao, cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn bên ngoài là khá lớn trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng, làm cho chi phí tài chính cao, lợi nhuận giảm và khả năng thanh toán lãi vay thấp. Về xu hướng ta thấy trong năm 2005 tỷ lệ nợ trên vốn tự có và tỷ lệ nợ trên tài sản có tăng so với năm 2004 là không tốt, năm 2006 thì lạc quan hơn hai tỷ lệ này đều giảm so với năm 2004. Về khả năng thanh toán lãi vay thì cả hai năm 2005 và 2006 đều giảm so với năm 2004 là chưa được khả quan lắm, cho thấy tốc độ tăng của chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế là lãi suất. Về hiệu suất sử dụng vốn: Số vòng quay hàng tồn kho cả hai năm 2005 và 2006 đều giảm là không tốt, cho thấy tốc độ gia tăng hàng tồn kho cao hơn so với tốc độ gia của doanh thu, trong năm tới công ty cần tính toán lượng hàng tồn kho cho hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả hàng tồn kho. Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cả hai năm 2005 và 2006 điều giảm là rất tốt, cho thấy công ty đã thu hồi nợ rất hiệu quả tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn. Số vòng quay vốn lưu động và số vòng quay toàn bộ vốn cả hai năm 2005 và 2006 đều giảm so với năm 2004 là không tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2005 không được tốt, trong năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn có cải thiện nhưng vẫn không bằng năm 2004, vì thế công ty cần nâng cao doanh thu hơn nữa. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2005 không bằng năm 2004, năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn cố định có phần tốt hơn. Về tỷ số khả năng sinh lời: Trong năm 2005 tất cả các tỷ số về khả năng sinh lời đều giảm so với năm 2004, cho thấy chất lượng kinh doanh trong năm không được tốt, nguyên nhân doanh thu giảm, chi phí vận chuyển tăng, chi phí Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 62 tài chính cũng tăng, kéo theo lợi nhuận giảm. Năm 2006 thì ngược lại, doanh thu tăng và tốc độ doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ chi phí nên lợi nhuận tăng, làm cho cho khả năng sinh lời năm 2006 cao hơn năm 2004, nhưng công ty cần đẩy mạnh tốc độ này hơn nữa vì các tỷ lệ khả năng sinh lời nhìn chung là khá thấp. 4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH DUPONT. ĐVT: Triệu đồng LN / Tài sản có Năm 2004 = 1,03% Năm 2005 = 0,79% Năm 2006 = 1,11% LN/DT Năm 2004 = 0,39% Năm 2005 = 0,35% Năm 2006 = 0,45% DT/Tài sản có Năm 2004 = 2,66 lần Năm 2005 = 2,22 lần Năm 2006 = 2,47 lần Lợi nhuận thuần 2004 = 207 2005 = 175 2006 = 236 Doanh thu thuần 2004 = 38.588 2005 = 35.588 2006 = 37.786 Doanh thu thuần 2004 = 38.588 2005 = 35.588 2006 = 37.786 Tài sản có 2004 = 14.523 2005 = 16.000 2006 = 15.291 Doanh thu thuần 2004 = 38.588 2005 = 35.588 2006 = 37.786 Tổng chi phí 2004= 38.504 2005= 35.482 2006= 37.570 Vốn lưu động 2004 = 9.546 2005 = 11.303 2006 = 10.874 Vốn cố định 2004 = 4.977 2005 = 4.697 2006 = 4.417 Chi phí QL 2004 = 562 2005 = 862 2006 = 978 Chi phí tài chính 2004= 663 2005= 713 2006= 786 Vốn bằng tiền 2004 = 352 2005 = 302 2006 = 388 Khoản phải thu 2004 = 1.227 2005 = 587 2006 = 523 Giá vốn HB 2004 = 37.279 2005 = 33.907 2006 = 35.806 Thuế TNDN 2004 = 58 2005 = 49 2006 = 66 Hàng tồn kho 2004 = 7.967 2005 = 10.414 2006 = 9.963 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng các tỷ số tài chính) Hình 3: SƠ ĐỒ DUPONT CỦA CÔNG TY VẠN PHÚC Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 63 Sơ đồ DUPONT trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển tài sản có, mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Qua sơ đồ trên ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có chịu tác động bỡi hai nhân tố đó là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ở bên trái sơ đồ) và doanh thu trên tổng tài sản có (bên phải sơ đồ) Bên trái sơ đồ khai triển mức lợi nhuận trên doanh thu thuần. Các loại chi phí được trình bày ở cuối sơ đồ khi cộng lại ta được tổng chi phí. Lấy doanh thu trù tổng chi phí sẽ được lãi thuần. Khi chia lợi nhuận thuần cho doanh thu ta được doanh lợi tiêu thụ. Bên phải sơ đồ triển khai số vòng quay của toàn bộ vốn. Từ cuối sơ đồ đi lên ta có hàng hoá tồn kho, khoản phải thu, vốn bằng tiền cộng vốn cố định sẽ tạo ra tổng vốn công ty sử dụng. Doanh thu tiêu thụ chia cho toàn bộ số vốn cho biết số vòng quay vốn. Î Đánh giá: Lợi nhuận trên tài sản có trong năm 2005 thấp nhất 0,79% và năm 2006 là cao nhất 1,11%, cho thấy trong năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn của công ty không khả quan nhưng trong năm 2006 là một dấu hiệu tốt, công ty cần tiếp tục đẩy lên cao hơn nữa tỷ lệ này trong những năm tới. Qua sơ đồ ta thấy tỷ lệ này chịu sự tác động của 2 nhân tố lợi nhuận trên doanh thu (bên trái sơ đồ) và doanh thu trên tài sản có (bên phải sơ đồ) vì vậy muốn nâng cao tỷ lệ này công ty cần kết hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên. Phân tích bên trái sơ đồ ta thấy: Để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu công ty phải nâng cao lợi nhuận thuần, sao cho tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Mà biện pháp tốt nhất để nâng cao lợi nhuận là kiểm soát tốt tổng chi phí. Do đó đi sâu phân tích các khoản mục chi phí ta thấy: Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, nhưng chi phí giá vốn hàng bán thì khó kiểm soát bởi vì hàng hoá công ty nhận từ nhà cung cấp nên giá vốn hàng bán do nhà cung cấp chi phối, công ty chỉ có thể làm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu bằng cách nâng giá bán đầu ra như đã thực hiện trong năm 2005 và 2006, nhưng phải hết sức thận trọng và khéo léo trong việc định giá bán bởi vì nó tác động tới doanh thu. Từ những phân tích về Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 64 giá vốn hàng bán ở những phần trên, kết hợp với tình hình doanh thu, trong năm tới có thể công ty phải tiếp tục nâng cao tỷ lệ giá bán hàng hoá đầu ra so với giá mua đầu vào ở một mức độ cho phép nhằm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua ba năm, chủ yếu là lương công nhân viên, chi phí vận chuyển, điện, nước, điện thoại…. Dự báo chi phí này sẽ tiếp tục tăng trong nhũng năm tới do nhà nước có chính sách giao cho các doanh nghiệp tự định giá bán xăng dầu, do đó có thể giá xăng dầu sẽ tăng vì hiện nay nhà nước đang trợ giá môt phần. Chi phí tiền lương thì không thể giảm được. Vì thế công ty chỉ có thể kiểm soát bằng cách sử dụng đúng mục đích các nguồn điện, nước, cước viễn thông… nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nhìn chung chi phí quản lý tăng trong năm tới là không tránh khỏi. Chi phí tài chính là khoản chi phí công ty cần kiểm soát tốt hơn, ta thấy chi phí tăng qua ba năm, đồng thời tốc độ tăng của chi phí cũng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì thế trong những năm tới công ty phải có kế hoạch kiểm soát tốc độ chi phí này, bằng cách giảm hàng tồn kho nhằm làm giảm khoản đi vay ngân hàng, tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. Đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì đây là nghĩa vụ đối với nhà nước công ty không thể can thiệp được. Phân tích bên phải sơ đồ ta thấy: Vòng quay toàn bộ vốn trong 2 năm 2005 và 2006 là không hiệu quả bằng năm 2004, do công ty mở rộng hàng tồn kho làm cho vốn lưu động tăng lên năm 2005 là 11 tỷ và năm 2006 là 10 tỷ. Một doanh nghiệp chỉ được xem là hoạt động có hiệu quả khi số vòng quay vốn càng ngày càng tăng lên vì đều đó chứng tỏ rằng đồng vốn của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả cao, nhưng muốn số vòng quay vốn gia tăng thì đều đó phụ thuộc vào hai yếu tố đó là doanh thu và vốn. Về doanh thu, ta thấy doanh thu giảm mạnh trong năm 2005, và tăng trở lại trong năm 2006, như đã phân tích ở phần doanh thu nguyên nhân là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn buộc công ty phải nâng giá bán hàng hoá đầu ra, bên cạnh đó chính sách thu tiền bán hàng cũng một phần ảnh hưởng đến Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 65 tình hình doanh thu. Trong năm tới công ty cần đẩy mạnh tình hình doanh thu hơn nữa, bằng cách nới rộng chính sách thu tiền bán hàng. Bên cạnh đó công ty nên mở rộng thị trường bán lẽ sẽ giúp thu tiền bán hàng nhanh chóng, gia tăng doanh thu, phân tán rủi ro phải phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. Về vốn cố định, ta thấy tài sản cố định giảm qua các năm nguyên nhân là khấu hao hằng năm, trong hai năm qua công ty không có hoạt động đầu tư vào tài sản cố định, do trong năm 2004 công ty đã đầu tư khoản 350 triệu để sữa chữa một số thiết bị văn phòng và mua một chiếc xe tải. Tình hình tài sản cố định của công ty hiện nay vẫn còn tốt nên trong vài năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm. Về vốn lưu động, ta thấy khoản mục vốn bằng tiền không biến động lớn trong ba năm qua, tuy nhiên tỷ số thanh toán nhanh của công ty theo phân tích ở phần trước là thấp và có xu hướng giảm, công ty nên chú ý nâng dần khoản mục vốn bằng tiền nhằm hạn chế rủi ro thanh toán. Khoản mục khoản phải thu giảm mạnh trong hai năm 2005 và 2006 làm cho kỳ thu tiền bình quân chỉ còn 5-6 ngày, thời gian này là quá ngắn và có thể sẽ gây khó khăn cho người mua, vì thế công ty nên mở rộng thời gian thu tiền bán hàng hơn nữa để nâng cao doanh thu và áp dụng chính sách thu tiền linh hoạt hơn như chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn. Về khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh trong hai năm 2005 và 2006, nhưng vòng quay hàng tồn kho thì giảm, do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho, vì thế trong năm tới công ty nên giảm bớt lượng hàng tồn kho nhằm làm giảm bớt chi phí tồn trữ và tiết kiệm chi phí lãi vay do công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để dầu tư cho tài sản lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 66 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC 5.1. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY . Qua toàn bộ quá trình phân tích chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại Vạn Phúc như sau: 5.1.1. Về cơ cấu tài chính Nhìn chung trong hai năm 2005 và 2006 công ty đã mở rộng quy mô hoạt động so với năm 2004. Tuy nhiên việc mở rộng quy mô trong năm 2005 là không phù hợp làm cho tình hình tài chính của công ty không được khả quan lắm. Năm 2006 quy mô có giảm đôi chút, tình hình tài chính có phần khởi sắc. Đi sâu vào tình hình cụ thể ta thấy: Về cơ cấu tài sản: Vốn bằng tiền: Tương đối ổn định và có xu hướng tăng trong tương lai, nhưng hiện tại vốn bằng tiền là tương đối thấp điều này làm cho rủi ro trong thanh toán của công ty khá cao, do đó công ty nên tăng lượng vốn bằng tiền lên dần nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán. Khoản phải thu: Giảm mạnh trong hai năm 2005 và 2006, và có xu hướng tiếp tục giảm, kỳ thu tiền bình quân khá ngắn 5-6 ngày, mặc dù điều này sẽ giúp cho lượng vốn không bị khách hàng chiếm dụng nhưng biện pháp thu tiền quá chặt như thế sẽ làm giảm doanh thu, công ty cần có chính sách thu tiền nới lỏng và linh hoạt hơn nữa. Hàng tồn kho: Tăng mạnh trong 2 năm 2005 và 2006, chứng tỏ công ty mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách đầu tư vào hàng tồn kho, nhưng trong năm 2005 mở rộng quy mô hàng tồn kho là không đúng lúc làm cho chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng nhưng doanh thu thì lại giảm, dẫn đến một loạt bất ổn trong tình hình tài chính. Năm 2006 thì khả quan hơn, hàng tồn kho có giảm đồng thời tình hình kinh doanh thuận lợi, tuy nhiên lượng hàng tồn kho vẫn còn cao so với tình hình tiêu thụ do đó trong năm tới công ty nên tính toán giảm Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 67 lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giải phóng được lượng vốn tồn động trong hàng tồn kho. Tài sản cố định: Giảm qua các năm, nguyên nhân là hao mòn luỹ kế. Như đã phân tích ở phần phưong pháp DUPONT, trong năm 2004 đã có một đợt đầu tư nâng cấp tài sản cố định, tình hình tài sản cố định của công ty hiện nay vẫn còn tốt nên trong năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm. Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả của công ty tương đối cao chiếm trên 70% tổng nguồn vốn, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty còn thấp. Vốn hoạt động của công ty phụ thuộc quá nhiều vào sự tài trợ bên ngoài, cụ thể: Vay ngân hàng: Chiếm tỷ lệ khá cao trong nợ phải trả, và lẽ dĩ nhiên nguồn vốn này phải chịu chi phí tài chính không nhỏ. Trong năm 2005 vay ngân hàng tăng cao để mở rộng quy mô hàng tồn kho, nhưng do kinh doanh không hiệu quả nên nợ ngân hàng tăng so với đầu năm. Sang năm 2006 công ty đã cố gắng giảm vay ngân hàng bằng cách huy động các nguồn vốn như giảm hàng tồn kho, sử dụng lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng tỷ lệ nợ vay ngân hàng này vẫn còn khá cao làm cho gánh nặng chi phí tài chính của công ty cũng tăng đều qua các năm, không những thế tốc độ tăng của chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay là chưa tốt. Do đó trong thời gian tới công ty phải kiểm soát tốt nợ ngắn hạn, dần làm giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn để chủ động hơn về mặt tài chính. Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: Tăng cao trong hai năm 2005 và 2006 do lượng hàng mua dự trữ tăng cao. Đây là nguồn vốn không chịu chi phí, nhưng công ty cũng phải chú ý thanh toán tiền hàng đúng hạn để tạo uy tín với nhà cung cấp, nhằm xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài sau này. Nguồn vốn chủ sở hữu: Tăng qua các năm do lợi nhuận giữ lại tăng, cho thấy công ty kinh doanh có lời trong những năm qua. Trong 2 năm 2004 và 2005 vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho tài sản dài hạn nên đã sủ dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn gây mất cân bằng tài chính. Sang năm 2006 cán cân tài chính ổn định trở lại, do nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng, đồng thời tài sản cố định giảm do khấu hao hằng năm, nên vốn chủ sở hữu không những đủ để Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 68 tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn thấp so với tổng tổng nguồn vốn, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nữa để chủ động hơn về mặt tài chính. 5.1.2. Về hoạt động kinh doanh. Doanh thu: Giảm mạnh trong năm 2005 và có tăng trở lại trong năm 2006 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2004, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến tình hình doanh thu, trong đó chính sách thu tiền bán hàng và chính sách giá bán của công ty tác động không nhỏ. Trong năm tới công ty phải có kế hoạch đẩy mạnh doanh thu hơn nữa nhằm nâng cao vị trí trên thương trường cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Xét về chi phí: Tổng chi phí so với doanh thu đều giảm qua các năm làm cho lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh tăng đều qua ba năm, cho thấy chất lượng hoạt động kinh doanh chính của công ty càng ngày càng tốt, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán giảm qua các năm, trong khi tỷ lệ chi phí tài chính vá chi phí quản lý đều tăng so với doanh thu, nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nên tỷ lệ tổng chi phí giảm so với doanh thu. Theo dự đoán có thể chi phí quản lý và chi phí tài chính tiếp tục tăng trong những năm tới, do đó công ty phải cố gắng kiểm soát sao cho tốc độ tăng của chi phí tài chính và chi phí quản lý thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, đồng thời tiếp tục giảm chi phí giá vốn hàng bán bằng cách nâng giá bán hàng hoá đầu ra, tuy nhiên công ty cần phải tính toán thận trong vì vấn đề giá bán là vấn đề hết sức nhạy cảm với doanh thu. Lợi nhuận: Trong năm 2006 là cao nhất trong ba năm cho thấy công ty đang dần chuyển mình trong kinh doanh và bước đi ngày một đúng hướng. Tuy nhiên bước đi này chưa thật dài, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có là còn quá thấp. Do đó trong những năm tới công ty phải có biện pháp kiểm soát tốt chi phí, đẩy mạnh doanh thu kiềm hãm chi phí sao cho khoản cách giữa chi phí và doanh thu ngày càng một cách xa hơn nữa. 5.1.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm, do công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tài trợ bên ngoài, không những thế trong 2 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 69 năm 2004 và 2005 công ty đã dùng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn nên bị mất cân đối trong thanh toán và đặt doanh nghiệp vào tình trạng nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn. Trong năm 2006 khả năng thanh toán tổng hợp có khả quan trở lại vì tài sản lưu động đủ đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Nhưng nhìn chung hầu hết vốn lưu động lại tập trung vào hàng tồn kho, do đó khả năng thanh toán nhanh là rất thấp, nguy cơ rủi ro trong thanh toán là tương đối cao. 5.1.4. Về hiệu quả sử dụng vốn. Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn cùng với tỷ suất sinh lời của các loại vốn ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn trong hai năm 2005 và 2006 không tốt bằng 2004. Số vòng quay hàng tồn kho ngày càng giảm chứng tỏ hàng tồn kho chưa thật hợp lý vốn còn bị tồn động trong hàng tồn kho, hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng cũng giảm, hiệu quả sử dụng vốn cố định có tốt hơn trong năm 2006 nhưng xét chung hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn thì vẫn không tốt bằng năm 2004. Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy công tác thu hồi nợ rất tốt, vốn không bị chiếm dụng nhiều, tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân quá ngắn cho thấy chính sách thu tiền quá chặt gây ảnh hưởng đến tình hình doanh thu. 5.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH. 5.2.1. Dự đoán sơ bộ những nhân tố ảnh hưởng đến công ty trong năm tới. 9 Hoạt động xây dựng ngày càng phát triển, nhu cầu về mặt hàng gạch men và trang trí nội thất ngày càng nhiều. 9 Chính sách hội nhập tạo điều kiện cho nhều đối thủ mạnh tham gia thị trường, tình hình kinh doanh sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới. 9 Chính phủ đã ban hành Nghị Định cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự định giá bán xăng dầu theo tín hiệu của thị trường, Chính sách này có thể sẽ đẩy giá xăng dầu tăng trong thời gian tới, do đó chi phí vận chuyển có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. 9 Giá các mặt hàng thiết yếu như điện, nước sẽ tăng do nhu cầu ngày càng cao nhưng nguồn cung cấp thì không đáp ứng đủ. 9 Thị trường chứng khoán phát triển, nguồn vốn đầu tư gửi vào ngân hàng ngày một hạn chế, vì thế lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của ngân hàng có xu hướng ngày càng gia tăng nhằm thu hút nguồn vốn huy động và điều Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 70 tiết lượng tiền cho vay, do đó chi phí tài chính sẽ một cao hơn trong những năm tới. 5.2.2. Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính. 5.2.2.1. Đối với tài sản. 9 Tăng lượng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán nhanh, làm giảm bớt rủi ro thanh toán 9 Tăng tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, để mở rộng hơn chính sách thu tiền bán hàng nhằm thúc đẩy doanh thu tiêu thụ. 9 Giảm tỷ trọng hàng tồn kho đến mức thấp nhất có thể nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, giải phóng lượng vốn tồn động. 5.2.2.2. Đối với nguồn vốn. 9 Giảm tỷ trọng vay ngân hàng hàng để chủ động hơn về mặt tài chính, giảm chi phí đi vay. Theo giải pháp trên, số liệu dự đoán tình hình huy động và sử dụng vốn trong năm tới sẽ diễn ra như sau: Nguồn vốn sẽ huy động được từ các nguồn: 9 Giảm lượng hàng tồn kho để giải phóng lượng vốn tồn động. Căn cứ vào vòng quay hàng tồn kho và tốc độ tăng doanh thu qua các năm công ty cần giảm khoản 1,680 tỷ đồng 9 Lợi nhuận giữ lại từ hoạt động kinh doanh trong năm 2006 = 170,254 triệu 9 Khấu hao tài sản cố định = 280,240 triệu đồng Î Tổng nguồn vốn có thể huy động được khoản 2,130 tỷ đồng Lượng vốn này công ty cần sử dụng trong các hoạt động sau: 9 Giảm khoản phải trả người bán, căn cứ vào tỷ lệ giữa hàng tồn kho và phải trả người bán ta có khoản phải trả người bán giảm 520 triệu 9 Giảm vay ngắn hạn ngân hàng 1 tỷ . 9 Tăng khoản phải thu khách hàng 500 triệu. 9 Tăng vốn bằng tiền 110 triệu Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 71 5.2.3. Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Nâng cao doanh thu: 9 Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tuỳ theo mức độ uy tín của từng khách hàng công ty nên mở rộng chính sách thu tiền bán hàng một cách linh hoạt hơn. Kết hợp áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn. 9 Khai thác thị trường bán lẽ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh công ty cũng như chất lượng sản phẩm mà công ty kinh doanh đến khách hàng. 9 Áp dụng các hình thức khuyến mãi như giảm giá đối với khách hàng mua số lượng lớn 9 Thực hiện tốt dịch vụ hậu mãi như chuyên chở hàng đến tận nhà đối với khách hàng truyền thống nhằm củng cố mối quan hệ lâu bền với khách hàng. 9 Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng khách hàng, đối với khách hàng mới có tiềm năng nên bán giá mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu. 9 Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh ngày càng chuyên môn, am hiểu sản phẩm, có khả năng tư vấn cho khách hàng, có khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường. Kiểm soát chi phí: 9 Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời tình hình thị trường tiêu thụ, so sánh về giá cả hàng hoá công ty đang kinh doanh với giá cả của đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán đầu ra hợp lý, sao cho tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm đến mức thấp nhất đồng thời doanh thu đạt ở mức cao nhất có thể được. 9 Hạn chế đến mức thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng để giảm bớt chi phí tài chính trong hoạt động kinh doanh. Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể về tình hình doanh thu để xác định lượng hàng tồn kho hợp lý tránh tình trạng mở rộng hàng tồn kho quá mức dẫn đến chi phí tồn kho và chi phí lãy vay tăng không cần thiết. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 72 5.2.4. Hạn chế rủi ro trong thanh toán. 9 Trong thời gian tới công ty cần bổ sung dần lượng vốn bằng tiền đến một mức độ thích hợp hơn để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh một tốt hơn. Tốt nhất công ty nên lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để xác định mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý sao cho đảm bảo thanh toán nhưng không bị ứ động vốn quá mức. 9 Khi đầu tư vào tài sản cố định thì nên sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc vay vốn dài hạn để tránh tình trạng mất cân đối như năm 2004 và 2005, gây ra gánh nặng thanh toán nợ ngắn hạn. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 73 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Thành phố Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung đang trong giai đoạn chuyển mình lớn. Công cuộc kiến thiết xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra sôi động. Không những thế đời sống của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về nhà nơi ở cũng ngày một cao. Do đó nắm bắt được xu thế này, cùng với những điều kiện thuận lợi công ty TNHH thương mại Vạn Phúc đầu tư vào lĩnh vực này là hợp lý. Tuy thời gian hoạt động mới hơn 6 năm nhưng công ty TNHH thương mại Vạn Phúc đã góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm và ngày càng nâng cao đời sống vật chất cho nhiều lao động, đóng góp vào Ngân Sách Nhà Nước, góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp không khói của tỉnh nhà. Qua toàn bộ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc”. Bản thân em nhận thấy ngành thương mại vật liệu xây dựng có tiềm năng phát triển mạnh. Tuy nhiên, công ty thường gặp khó khăn về vốn, vốn tự có không nhiều, nên công ty phải vay ngân hàng dẫn đến việc trả lãi vay ngày càng nhiều hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Đồng thời việc mở rộng quy mô kinh doanh trong thời điểm hiện nay của công ty là rất khó do hiệu quả quản lý tài chính chưa cao, chất lượng kinh doanh còn hạn chế, khả năng thanh toán còn nhiều rủi ro nên công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. 6.2. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc em xin đề xuất một số kiến nghị sau. Tuy nhiên, những kiến nghị của em chỉ mang tính tham khảo vì tầm nhìn của em còn hạn chế kiến thức thực tế chưa nhiều. Rất mong đề xuất của em có thể giúp ích được phần nào cho những kế hoạch sắp tới của công ty. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 74 6.2.1. Đối với cơ quan chức năng. Xây dựng mối liên kết hợp tác của các doanh nghiệp cùng ngành: Một thực trạng đáng buồn đối với các doanh nghiệp Việt Nam là họ chưa đoàn kết được với nhau, chính vì thế sự cạnh tranh riêng lẽ làm cho ngành thương mại vốn còn non trẻ này càng khó khăn hơn trước những đối thủ nước ngoài đang chuẩn bị ồ ạt vào Việt Nam. Trong khi khái niệm về câu lạc bộ, hiệp hội, tổ chức hay tập đoàn đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển. Thì ở Việt Nam khái niệm này chỉ xuất hiện được vài năm nay. Chính vì thế cần thiết phải thành lập nên một tổ chức riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành vật liệu xây dựng tại địa bàn thành phố cũng như của cả nước. Nhằm giúp đỡ nhau về vốn, kinh nghiệm cũng như định hướng cho ngành phát triển hiệu quả hơn. 6.2.2. Đối với công ty. Xây dựng chiến lược kinh doanh mới: Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua mặc dù có lãi, nhưng tỷ lệ lãi quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực của công ty. Do đó công ty cần có những chiến lược kinh doanh mới nhằm khai thác hết năng lực của mình. Nếu không công ty sẽ nhanh chóng bị bỏ lại trong cuộc đua đường trường ngày càng khốc liệt này. Thường xuyên phân tích và cân đối tình hình tài chính: Phân tích tình hình tài chính nhất thiết phải là hoạt động thường xuyên và liên tục đối với các doanh nghiệp, không những thế nó phải trở thành một hệ thống phân tích chung cho từng ngành nghề từng lĩnh vực riêng biệt, để các doanh nghiệp thành viên căn cứ vào đó mà điều chỉnh sao cho tình hình tài chính của mình ngày càng vững chắc và phù hợp với quy mô chung của ngành nghề kinh doanh của mình. Nhiều bài học đắt giá cho sự sụp đổ của nhiều công ty không phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh không hiệu quả, mà là do sự bất ổn trong tình hình tài chính. Chính vì thế tình hình tài chính lành mạnh và cân đối sẽ tạo ra được một nền mống vững chắc cho công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai. 75 PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng TÀI SẢN 2004 2005 2006 A. TSLĐ và ĐTNH 9.546 11.303 10.874 I. Tiền 352 302 388 1. Tiền mặt tại quỹ 335 286 370 2. Tiền gửi ngân hàng 17 16 18 3. Tiền đang chuyển - - - II. ĐTTC ngắn hạn - - - 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - - 2. Đầu tư ngắn hạn khác - - - 3. Dự phòng giảm giá ĐTNH (*) - - - III. Các khoản phải thu 1.227 587 523 1. Phải thu khách hàng 1.227 587 523 2. Trả trước cho người bán - - - 3. Thuế GTGT được khấu trừ - - - 4. Phải thu nội bộ - - - - Vốn ở các đơn vị trực thuộc - - - - Phải thu nội bộ khác - - - 5. Các khoản phải thu khác - - - 6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) - - - IV. Hàng tồn kho 7.967 10.414 9.963 1. Hàng mua đang đi trên đường - - - 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho - - - 3. Công cụ dụng cụ trong kho - - - 4. Chi phí sản xuất dở dang - - - 5. Thành phẩm tồn kho - - - 6. Hàng hoá tồn kho 7.967 10.414 9.963 7. Hàng gửi đi bán - - - 8. Dự phòng giảm giá HTK (*) - - - V. TSLĐ khác - - - 1. Tạm ứng - - - 2. Chi phí trả trước - - - 3. Chi phí chờ kết chuyển - - - 4. Tài sản thiếu chờ xử lý - - - 5. Ký quỹ, ký cược ngắn hạn - - - VI. Chi sự nghiệp - - - 1. Chi sự nghiệp năm trước - - - 2. Chi sự nghiệp năm nay - - - B.TSCĐ và ĐTDH 4.977 4.697 4.417 76 I. Tài sản cố định 4.977 4.697 4.417 1. Tài sản cố định hữu hình 4.977 4.697 4.417 - Nguyên giá 5.598 5.598 5.598 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (621) (901) (1.181) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - 3. Tài sản cố định vô hình - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn - - - 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn - - - 2. Góp vốn liên doanh - - - 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác - - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) - - - III. Chi Phí xây dựng dở dang - - - IV. Ký, quỹ ký cược dài hạn - - - V. Chi phí trả trước dài hạn - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14.523 16.000 15.291 NGUỒN VỐN 2004 2005 2006 A. NỢ PHẢI TRẢ 10.346 11.696 10.817 I. Nợ ngắn hạn 10.346 11.696 10.817 1. Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 2. Nợ dài hạn đến hạn trả - - - 3. Phải trả cho người bán 2.443 3.225 3.147 4. Người mua trả tiền trước - - - 5. Thuế và các khoản phải nộp cho NN 8 - 10 6. Phải trả cho công nhân viên - - - 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ - - - 8. Các khoản phải trả phải nộp khác - - - II. Nợ dài hạn - - - 1. Vay dài hạn - - - 2. Nợ dài hạn - - - III. Nợ khác - - - 1. Chi phí phải trả - - - 2. Tài sản thừa chờ xử lý - - - 3. Nhận ký quỹ ký cược dài hạn - - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.177 4.304 4.474 I. Nguồn vốn - quỹ 4.177 4.304 4.474 1. Nguồn vốn kinh doanh 3.717 3.717 3.717 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - 3. Chênh lệch tỷ giá - - - 77 4. Quỹ phát triển kinh doanh - - - 5. Quỹ dự trữ - - - 6. Lãi chưa phân phối 366 493 663 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 94 94 94 8. Nguồn vốn xây dựng cơ bản - - - II. Nguồn kinh phí - - - 1. Kinh phí quản lý - - - 2. Kinh phí sự nghiệp - - - - Năm trước - - - - Năm nay - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14.523 16.000 15.291 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO YZYZ 1. Chuyên khảo về báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành - PGS. TS Nguyễn Văn Công. 2. Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần - PGS. TS. Ngô Quế Chi, TS. Nguyễn Trọng Cơ - NXB tài chính Hà Nội 3. Phân tích hoạt động doanh nghiệp - Nguyễn Tấn Bình - NXB thống kê 4. Quản trị tài chính - Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết - Tủ sách Đại Học Cần Thơ 5. Tài chính doanh nghiệp - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Khoa ngân hàng tài chính - PGS.TS Lưu Thị Hường, PGS.TS Vũ Duy Hào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc.pdf
Luận văn liên quan