ATTP là mục tiêu lớn bảo đảm sức khỏe cho giống nòi, cho uy tín của
sản phẩm Việt Nam trên thị trường, là mục tiêu lâu dài và cao cả vì sự phát
triển bền vững của đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội và uy tín
quốc tế. Do đó quản lý ATTP, kiểm soát chất lượng thực phẩm đang trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về ATTP thì trước hết và trên hết phải hoàn thiện pháp luật về ATTP, hạn chế
những tồn tại, yếu kém, những bất cập, hạn chế trong thực hiện pháp luật về
ATTP. Mặt khác phải tăng cường huy động đầy đủ, tối đa các nguồn lực, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ là giải pháp cốt lõi để bảo đảm ATTP có hiệu
quả và bền vững. Các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể xã hội căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm trực tiếp trong việc chủ động, triển
khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để huy động đầy đủ và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực để kiểm soát ATTP.
Bảo đảm ATTP thực sự là một cuộc chiến lâu dài, gian khó của cả xã
hội và gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để duy trì phát huy
hiệu quả và sự bền vững trong công tác bảo đảm ATTP, trong thời gian tới
cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, triệt để hơn nữa các
quy định của pháp luật về ATTP với sự tham gia đầy đủ của nhà sản xuất,
kinh doanh thực phẩm - nhà khoa học - nhà quản lý và người tiêu
dùng. Trong đó, điểm mấu chốt nhất đó là sự đồng thuận, quyết liệt, triệt
để của các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp trong việc triển khai toàn
diện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm theo chức năng,
nhiệm vụ.
Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt
Nam, mặt bằng dân trí thấp, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, với
phong tục, tập quán, văn hóa đa dạng, đời sống kinh tế còn khó khăn, đặc biệtTrang 93
là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ do đó công tác truyền thông, giáo
dục pháp luật về ATTP chưa sâu rộng, chưa làm thay đổi được các hành vi
theo pháp luật về ATTP; đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố còn hạn
chế cả về số lượng và chất lượng, phần lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về
quản lý ATTP do đó việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP còn hạn chế;
tình hình an ninh chính trị trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định. do đó ít nhiều ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật
về ATTP.
106 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về an toàn thực phẩm - Từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm; chỉ đạo các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP; tổ chức các cuộc họp định
kỳ nghe báo cáo về ATTP để có sự chỉ đạo kịp thời. Ủy ban nhân dân các cấp
thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP, coi công
tác bảo đảm ATTP là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương; xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn
mới, khu dân cư văn hóa. Lồng ghép các chương trình bảo đảm ATTP vào
Trang 72
chương trình dinh dưỡng và các chương trình khác; ưu tiên cho các vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo bảo đảm ATTP trên địa bàn; đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò
giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp và các phương
tiện truyền thông để bảo đảm ATTP ở tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh,
chế biến đến tiêu dùng.
Trách nhiệm của người đứng đầu cũng được xác định rõ. Trước đây
theo Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ
quy định Phó chủ tịch UBND phụ trách văn xã là trưởng ban chỉ đạo
VSATTP. Đến nay Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 09/5/2016 của Thủ tướng
Chính phủ quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng
ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương, chịu trách nhiệm
toàn diện về ATTP trên địa bàn quản lý; chủ động tổ chức lực lượng, tăng
cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATVSTP trên địa bàn.Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp
dưới; bên cạnh đó ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho công tác này, kiên quyết xử
lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp
từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn [40].
Thủ trưởng các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công thương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh,
kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, xử lý theo
thẩm quyền và kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm, các cơ
quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.
Trang 73
Để nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về ATTP, các cơ quan chức
năng cần tăng cường giám sát việc thực hiện Luật ATTP, các quy định về
VSATTP đối với cán bộ quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu
dùng thực phẩm trên địa bàn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, quản lý làm công tác VSATTP.
Đặc biệt, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về vấn đề VSATTP. Đơn
cử như: Củng cố hệ thống quản lý các cấp, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các
ngành liên quan; tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, xử lý
nghiêm các vi phạm về VSATTP; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm, tư vấn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên
tiến trong lĩnh vực VSATTP; quan tâm tới công tác cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành
tựu khoa học vào lĩnh vực VSATTP; xã hội hóa công tác đảm bảo VSATTP,
tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác này.
3.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống quản lý và kiểm
nghiệm an toàn thực phẩm
Tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng VSATTP, xây dựng hệ
thống giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và phân
tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
Xây dựng quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm theo hướng đa
dạng hoá, xã hội hoá, chuyên sâu và phổ cập nhằm đánh giá được các mối
nguy hoá chất và vi sinh vật trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Đầu tư
nâng cấp phòng kiểm nghiệm chất lượng VSATTP, thực hiện chuẩn hoá ở các
phòng kiểm nghiệm cấp tỉnh theo tiêu chuẩn thực hành "Labor tốt" và tiêu
chuẩn quốc tế. Xây dựng phương pháp và duy trì đánh giá năng lực trình độ
kỹ thuật của các phòng kiểm nghiệm định kỳ hàng năm. Đầu tư trang thiết bị
Trang 74
kiểm nghiệm chất lượng VSATTP. Xây dựng mô hình phòng chống ngộ độc
thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các vùng có nguy cơ cao.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực
tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về an
toàn thực phẩm
* Đối với Luật an toàn thực phẩm
Luật ATTP ra đời năm 2010 đến tháng 7/2011 có hiệu lực và cuối năm
2012 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành, các văn bản dưới Luật của các Bộ
chậm ban hành, chưa hoàn toàn đồng bộ và hài hòa, sự chậm trễ kéo dài đến
2-3 năm. Đến khi thực hiện thì chồng chéo giữa các văn bản với nhau, không
có tính khả thi và không có sự liên kết chặt chẽ, tạo nhiều “lỗ hổng” khiến
không thể kiểm soát chặt chẽ các quy định về ATTP. Cụ thể:
Thứ nhất: Một số ngành hàng đang có sự đan xen và không phân định
rõ Bộ nào chịu trách nhiệm quản lý về ngành hàng đó. Tại Khoản 5, Điều 19,
Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Đảm bảo nguyên tắc 1
cửa, 1 sản phẩm, 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của 1 cơ
quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, Điều 20, 21, 22 của Nghị định này quy
định trách nhiệm quản lý của từng Bộ lại phân định theo nhóm sản phẩm. Nếu
cơ sở sản xuất nhiều nhóm sản phẩm, trong đó có sản phẩm thuộc quản lý của
cả 3 Bộ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13. Điều này gây khó khăn cho
công tác quản lý, phân định trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan và gây khó
khăn cho cơ sở khi thực hiện quy định của pháp luật về ATTP. Chẳng hạn,
việc quản lý chất lượng bún đang được cả 03 Bộ chịu trách nhiệm như:
nguyên liệu là bột gạo ướt để làm bún thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; sản phẩm tinh bột thuộc về Bộ Công Thương. Như
vậy, cùng một sản phẩm, hai Bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
Trang 75
thương) kiểm tra đã là chồng chéo nhưng còn bất cập ở chỗ sản phẩm bún
trên thị trường có chứa chất Tinopal gây ngộ độc cho người tiêu dùng
(Tinopal - một loại hóa chất tẩy trắng dùng trong công nghiệp nhưng lại được
dùng để tẩy trắng bún) lại liên quan tới Bộ Y tế. Hàng loạt các sản phẩm khác
cũng gặp tình trạng tương tự như ô mai, mứt là sản phẩm từ hoa quả sẽ do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hay là bánh, mứt, kẹo do Bộ
Công thương quản lý, ...Ngoài ra, Bộ Y tế chỉ quản lý thực phẩm khi đã đến
tay người tiêu dùng. Khi kiểm tra nếu trong trường hợp không bảo đảm chất
lượng vệ sinh thì Bộ Y tế chỉ thu được mẫu thực phẩm. Còn toàn bộ thực
phẩm nhiễm bẩn đã bán ngoài thị trường thì không thể tịch thu được do không
thuộc quản lý của Bộ Y tế.
Sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý ATTP đang là một thực tế tồn
tại từ lâu nhưng việc giải quyết vẫn chưa dứt điểm, đã gây không ít khó khăn
cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, cùng một chủ thể kinh doanh 03 nhãn hàng
thuộc trách nhiệm quản lý về ATTP của cả ba ngành Công thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế thì một năm sẽ phải lần lượt chịu sự
thanh, kiểm tra của cả 3 cơ quan trên. Trong việc cấp giấy phép ATTP, đối
với các siêu thị, nguyên tắc là ngành Công Thương quản lý (theo quy định của
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT phân cấp cho Bộ
Công thương chịu trách nhiệm cấp giấy phép ATTP cho siêu thị), nhưng vì
kinh doanh nhiều mặt hàng thực phẩm, nên việc xin giấy phép phải qua đủ cả
03 cơ quan: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương. Hoặc
một vướng mắc khác phát sinh trong khâu cấp giấy phép ATTP cho siêu thị là
trong trường hợp có cửa hàng ăn uống trong siêu thị thì sẽ do ai cấp: Bộ Công
thương hay chính quyền địa phương hay cả 02 cơ quan nói trên vì chính
quyền địa phương được phân công chịu trách nhiệm đối với các cửa hàng ăn
uống.
Trang 76
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
muốn xin phép quảng cáo thì phải xin được 02 con dấu xác nhận, một của
ngành y tế xác nhận nội dung quảng cáo và một con dấu của ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch xác nhận mẫu mã, hình thức quảng cáo, thậm chí phải xin
cấp phép cả từ phía ngành Công Thương xác nhận sản phẩm được phép lưu
thông trên thị trường. Chỉ với một nội dung nhưng doanh nghiệp mất rất
nhiều thời gian, công sức để thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ bán
hàng và hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai: Mặc dù quy định nhiều giấy phép “con” để quản lý ATTP
nhưng trên thực tế việc quản lý nhà nước về ATTP “vẫn lỏng”. Trái ngược
với thực tế một mặt hàng phải chịu nhiều cơ quan nhà nước cùng quản lý
nhưng trên thực tế có mặt hàng chưa được cơ quan quản lý nhà nước nào phụ
trách. Chẳng hạn, trong thời gian qua có thông tin thương lái Trung Quốc thu
mua đỉa gây dư luận không tốt trong xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này nên quy
định trách nhiệm quản lý cho bộ nào thì vẫn chưa thực sự rõ ràng. Không ít ý
kiến của các nhà quản lý trao đổi tại các cuộc tọa đàm trong khuôn khổ các
đợt điều tra khảo sát cho rằng “càng nhiều bộ, nhiều ngành quản lý ATTP thì
càng rối rắm”.
Ngoài ra, còn một bất cập nữa trong việc phân công quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm, đó là đang có nhiều đầu mối chịu trách nhiệm (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 04 đơn vị đầu mối, Bộ Y tế có 01 đơn
vị đầu mối và Bộ Công thương có 02 đơn vị đầu mối, trong số này có rất
nhiều cơ quan có hệ thống ngành dọc đến cấp xã, phường, biên chế rất cồng
kềnh, thêm vào đó là các cơ quan Thanh tra của các Bộ này), tuy nhiên, mỗi
khi có sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm xảy ra thì không cơ quan quản
lý nhà nước nào chịu trách nhiệm (cả hành chính và vật chất).
Trang 77
Do đó, các Bộ quản lý ATTP phải phối hợp, họp thống nhất để dự thảo
trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 38/NĐ-CP của
Chính Phủ để thống nhất trong việc quản lý nhà nước về ATTP.
* Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Ngày 14/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 178/2013/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ
ngày 31/12/2013 (thay thế Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012),
nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền trong
nhiều lĩnh vực quy định quá thấp, nên không bảo đảm được tính răn đe và
phòng ngừa chung, dẫn đến tình trạng tuy không phổ biến nhưng nhiều tổ
chức, công ty, doanh nghiệp hiện đang tồn tại tâm lý chung là chấp nhận nộp
phạt vi phạm hành chính vẫn có lợi hơn so với phải chấp hành đúng quy định
của pháp luật về lĩnh vực đó. Theo đó tại Điều 10 Nghị định 178 có quy định
hành vi vi phạm về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu
bao gói, chứa đựng thực phẩm; cụ thể, tại khoản 2 Điều này có quy định như
sau: “Xử phạt đối với hành vi không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối
tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ theo một trong các mức sau
đây:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm dưới
10 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10
người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20
người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ
100 người đến dưới 500 người;
Trang 78
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ
500 người trở lên.”.
Với quy định trên, thực tế cho thấy có mấy bất cập sau:
Một là, khám sức khỏe định kỳ tổng quát là điều cần thiết trong cuộc
sống vì có thể giúp phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, ngoài ra còn giúp
đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại tránh những lo lắng không cần
thiết, nhưng mức xử phạt trung bình quy định tại điểm a là 750.000 đồng,
điểm b là 1.500.000 đồng, với mức như vậy là quá thấp so với chi phí tổ chức
khám sức khỏe cho số lượng 09 người quy định tại điểm a, điểm b là 19
người, nên doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận nộp phạt, bởi chi phí cho 01 ca
khám sức khỏe định kỳ tổng quát cho cả nam hoặc nữ tại cơ sở y tế có thẩm
quyền khoảng 550.000 đồng/ca. Với phép tính đơn giản có thế thấy, Công ty
A có tổng số 18 công nhân thuộc diện phải khám sức khỏe theo định kỳ, nếu
phải đưa số công nhân này đi khám sức khỏe định kỳ theo quy định, Công ty
phải mất số tiền 8.250.000 đồng, chưa bao gồm các chi phí khác, trong khi đó
nếu bị phát hiện vi phạm quy định về không khám sức khỏe định kỳ thì chỉ bị
phạt số tiền khoảng 1.500.000 đồng.
Hai là, vi phạm quy định về số lượng người không được khám sức
khỏe định kỳ như tại điểm c, điểm d và điểm đ có sự chênh lệch quá xa về số
lượng, ví dụ: từ 20 người đến dưới 100 người (điểm c); từ 100 người đến dưới
500 người (điểm d); từ 500 người trở lên (điểm đ) và mức chênh lệch số tiền
xử phạt trong khung cũng có độ cách biệt khá lớn, cụ thể mức xử phạt tại
điểm c 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; điểm d từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng và điểm đ từ 10.000.000 đồng trở lên. Vậy với công ty,
doanh nghiệp có lượng 1.500 công nhân mà vi phạm hành chính quy định về
khám sức khỏe thì mức xử phạt trung bình là bao nhiêu, vì không quy định
giới hạn tối đa của khung xử phạt đó, nên rất dễ phát sinh tiêu cực trong xử
Trang 79
phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này, trong khi đó theo quy định
tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 178/2013/NĐ-CP: “Mức phạt tiền tối đa đối với
mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng
đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức”. Nên với quy định
xử phạt như trên có thể xem là hạn chế cần xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với tình hình đấu tranh ngăn chặn với loại hành vi vi phạm hành chính về
ATTP hiện nay.
Ba là, Nghị định chưa quy định các biện pháp khắc phục cụ thể khi bị
xử phạt hành chính. Ví dụ như trường hợp vi phạm không thực hiện khám sức
khỏe định kỳ theo quy định như đã phân tích ở trên, sau khi áp dụng hình thức
phạt tiền, Nghị định không quy định các trường hợp chưa khám sức khỏe định
kỳ phải tiến hành khám bổ sung theo quy định, dẫn đến việc xử lý các hành vi
vi phạm đảm bảo tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa.
Vì vậy đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu tham mưu trình Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm theo hướng tăng mức phạt tiền, bảo đảm có
tính răn đe hơn và quy định các biện pháp khắc phục cụ thể khi bị xử phạt
hành chính.
* Đối với pháp luật hình sự hiện hành
Vấn đề ATVSTP là vấn đề quan trọng, được toàn xã hội quan tâm vì nó
không những ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của cả cộng đồng mà còn
trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của công dân. Chính vì vậy, Bộ
luật Hình sự (BLHS) đầu tiên của nước ta ban hành vào năm 1985 đã pháp
điển hóa các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm. Theo quy
định của Điều 197 BLHS năm 1985 thì người nào chế biến, cung cấp hoặc
bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm mất phẩm chất gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khoẻ người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
Trang 80
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười lăm năm.
Khi ban hành BLHS năm 1999 thay thế cho BLHS năm 1985, hành vi
vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định cụ thể hơn tại
Điều 244: (1) người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ
thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, gây thiệt hại cho tính
mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng thì bị
phạt tù từ ba đến năm năm; (2) Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba đến mười năm; (3) Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy đến mười lăm năm.
Theo quy định nêu trên, yếu tố “gây hậu quả nghiêm trọng” được coi là
dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và
mức độ “hậu quả nghiêm trọng” ở đây được thể hiện bằng việc “gây thiệt hại
cho tính mạng” hoặc “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu
dùng”. Tuy nhiên, đa số các vụ vi phạm về an toàn thực phẩm hiện nay, bao
gồm cả những hành vi nguy hiểm như sử dụng hóa chất công nghiệp hay
nguyên liệu quá hạn để chế biến thực phẩm đều ít khi gây hậu quả chết
người ngay lập tức nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 244.
Duy chỉ có một vài trường hợp hiếm hoi bị xử lý hình sự vì gây ngộ độc chết
người như vụ rượu nếp 29 Hà Nội gây chết 06 người vào tháng 12/2013.
Ngay khi xảy ra vụ việc, Cơ quan điều tra tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án,
bắt giam Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rượu nếp 29 Hà Nội cùng
hai nhân viên pha chế để điều tra về hành vi sản xuất rượu nếp gây độc làm
chết nhiều người theo Điều 244.
Với yếu tố “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng”
thì lại càng khó khăn hơn bởi các cơ quan chức năng sẽ phải chứng minh việc
ăn thực phẩm đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như
Trang 81
thế nào? ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm? thiệt hại đến mức độ nào thì sẽ bị
xử lý hình sự? Ngoài ra, quy định về phạm tội gây hậu quả “rất nghiêm
trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” theo như khoản 2, 3 Điều 244 cũng không
có văn bản hướng dẫn chi tiết nên phần lớn các vi phạm về vệ sinh an toàn
thực phẩm hiện nay chỉ bị xử lý hành chính với mức phạt tối đa 100 triệu
đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức (căn cứ theo Nghị định
178/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm). Đáng chú ý, Bộ luật Hình sự hiện hành chỉ áp dụng với cá nhân nên
trong trường hợp tổ chức (công ty, cơ sở sản xuất) vi phạm thì việc truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân không thể thực hiện được.
Dự thảo BLHS năm 2015 có nhiều điểm tiến bộ hơn đó là đã hình sự
hóa trách nhiệm pháp nhân tại Điều 2 (cơ sở chịu trách nhiệm hình sự), Điều
8 (khái niệm tội phạm), Điều 33 (các hình phạt đối với pháp nhân) và chương
XI (Những quy định đối với pháp nhân phạm tội). Trong đó, liên quan trực
tiếp đến vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp nhân có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tại Điều 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương
thực, thực phẩm) và Điều 317 (Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm). Điều 317 BLHS năm 2015 quy định liệt kê cụ thể, chi tiết các hành vi
khách quan của cấu thành tội phạm tại các điểm a, b, c, d khoản 1 điều này.
Điều 317 BLHS năm 2015 là tội có “cấu thành hình thức” với các hành vi sử
dụng chất cấm, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, nghĩa
là chỉ cần có một trong các hành vi khách quan như sử dụng chất cấm trong
sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm; sử dụng hóa chất, kháng sinh,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nông sản... không rõ
nguốn gốc, xuất xứ, sử dụng với dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản
phẩm, hoặc nằm ngoài danh mục được phép sử dụng... là đã đủ căn cứ xử lý
hình sự mà không cần thiết phải có hậu quả xảy ra. Đồng thời là tội có “cấu
Trang 82
thành vật chất” đối với hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà
biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn
thực phẩm... gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu
lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, nghĩa là phải có hậu
quả xảy ra thì mới đủ căn cứ xử lý hình sự. So với Điều 244 Bộ luật Hình sự
hiện hành, Điều 317 dự thảo Luật quy định chi tiết hơn nội dung các điều,
khoản, đồng thời tăng nặng mức phạt tù tối đa từ mười lăm năm lên hai mươi
năm và tăng mức phạt tiền tối đa từ 15 triệu đồng lên 2 tỷ đồng. Riêng với
pháp nhân, nếu vi phạm quy định tại Điều 317 có thể bị phạt tối đa 7 tỷ đồng
hoặc bị cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định; bị cấm huy động
vốn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Tuy nhiên, xét về tính khả thi của Điều 317 thì vẫn còn không ít ý kiến băn
khoăn bởi khó có thể giám định chính xác tỷ lệ tổn thương cơ thể do việc sử
dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh để áp khung hình phạt,
do hậu quả khó có thể bộc phát ra ngay để giám định chính xác tỷ lệ tổn
thương cơ thể. Vì vậy đối với tội danh này đề nghị không căn cứ vào tỷ lệ tổn
thương cơ thể để áp dụng khu hình phạt mà nên căn cứ vào hàm lượng sử
dụng chất cấm trong lương thực, thực phẩm quá mức quy định bao nhiêu lần
để định mức xử phạt tương ứng chứ không căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể
do sử dụng lương thực, thực phẩm không an toàn. Đồng thời đề nghị bổ sung
riêng một điều về tội sản xuất, buôn bán, sử dụng vượt mức cho phép các chất
cấm, chất độc hại trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm
và khung hình phạt này phải tương ứng như khung hình phạt về tội sản xuất
và buôn bán hàng giả về lương thực, thực phẩm quy định tại Điều 193.
Trang 83
Ngoài hai điều (193 và 317) quy định trực tiếp về hành vi vi phạm vệ
sinh an toàn thực phẩm, Dự thảo Luật cũng đề cập đến tội sản xuất, buôn bán
hàng cấm và tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm - tương tự như Bộ luật Hình
sự hiện hành, trong đó hàng cấm ở đây bao hàm cả các chất cấm, chất độc hại
đang được sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, chế
biến thực phẩm. Tuy nhiên, quy định ở cả Luật hiện hành và Dự thảo Luật
đều chưa đảm bảo tính khả thi và răn đe trong thực tế.
Cụ thể, nội dung các Điều 153, 154, 155 của Bộ luật hiện hành không
có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là số lượng hàng cấm lớn, rất lớn, đặc
biệt lớn để định khung xử phạt nên không áp dụng được. Trong khi đó, Điều
190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) và Điều 191 (Tội vận chuyển, tàng trữ
hàng cấm) của Dự thảo Luật lại chủ yếu căn cứ vào giá trị hàng phạm pháp
hoặc khả năng thu lợi của chủ hàng để định tội. Theo quy định tại hai điều
luật này, hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
hoặc chủ hàng thu lợi/có khả năng thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến trên
500 triệu đồng thì mới bị xem xét xử lý hình sự. Quy định như vậy rõ ràng
không phù hợp với thực tế bởi mặt hàng cấm được sử dụng trong chăn nuôi,
trồng trọt, chế biến lương thực, thực phẩm đa phần đều có giá trị vô cùng nhỏ
(vì chủ yếu là sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ), do đó khó có
thể khởi tố vụ việc và xử lý triệt để hành vi vi phạm loại này. Mặt khác, khả
năng thu lợi bất chính trong việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm là chất cấm sử dụng trong lương thực, thực phẩm - đối với mỗi một
sự vụ cụ thể - cũng không lớn tới con số vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi
lần vi phạm, vì vậy cần xem lại tính khả thi của các điều luật trên.
3.2.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng hoạt động thi
hành pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma
Thuột trong thời gian đến
Trang 84
Trong thời gian tới, tình hình ATTP còn tiếp tục diễn biến phức tạp, để
thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như Kết luận số
11-KL/TW ngày 19/01/2017 Ban Bí thư “về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, các địa phương,
đơn vị cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
+ Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác
đảm bảo ATTP; chú trọng đến việc quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức của
đội ngũ cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã
hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã
hội; đưa các chỉ tiêu về ATTP vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, đơn vị.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp, của nhân dân về an toàn thực phẩm,
về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về
ATTP; khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách
nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ gia
đình và từng người dân để bảo đảm ATTP, nhất là trong sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội và hội nghề nghiệp trong công
tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng; các báo, đài
có kênh, chương trình truyền thông chuyên đề, chuyên mục về an toàn thực
phẩm theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp trình độ, nhu
cầu của người dân ở từng vùng, miền; biểu dương các điển hình tiên tiến
trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; đẩy mạnh quảng bá
Trang 85
các thương hiệu mạnh của địa phương, quốc gia về an toàn thực phẩm; công
bố tên, địa chỉ những doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản phẩm hàng hóa vi
phạm an toàn thực phẩm.
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo
dục và truyền thông nhằm thay đổi hành vi: tận dụng tối đa hệ thống thông
tin, tuyên truyền sẵn có ở mỗi địa phương, bổ sung chức năng và cán bộ
chuyên trách về truyền thông, giáo dục VSATTP; phân công cụ thể trách
nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông ATTP cho từng
cơ quan, đơn vị để lập kế hoạch, triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục
và truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù của ngành mình. Tổ chức các
chiến dịch truyền thông với quy mô lớn trên địa bàn, đưa công tác giáo dục
truyền thông về ATTP vào các ngày lễ, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế,
văn hóa - xã hội hằng năm của đất nước, địa phương, đơn vị; đưa nội dung
giáo dục ATTP vào các cấp học phổ thông.
Sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên
truyền, vận động, chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thông
theo nhóm nhỏ. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền ATTP, chú
trọng phát triển đội ngũ tuyên truyền viên thuộc các đối tượng là người của
các tôn giáo khác nhau và những người dân tộc thiểu số. Đào tạo kiến thức
chuyên ngành, nội dung tuyên truyền ATTP cho người tham gia công tác
thông tin, tuyên truyền, giáo dục ATTP.
Xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân đưa tin sai
sự thật, không chính xác về an toàn thực phẩm, tác động tiêu cực đến sản
xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân về thực phẩm an toàn ở nước ta.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là
Trang 86
nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bố trí đủ kinh phí,
nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm. Quản lý nhà
nước về ATTP ở đây bao gồm cả vấn đề quản lý về quy hoạch, tổ chức sản
xuất. Muốn có sản phẩm sạch thì đầu tiên phải có tổ chức sản xuất, canh tác
sạch trên cơ sở môi trường sạch, nước tưới sạch, công nghệ sạch, bảo quản
sạch, chế biến sạch, bao bì, vận chuyển, tiêu thụ sạch. Đó chính là chuỗi giá
trị sản xuất sạch từ nông trại tới bàn ăn.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo
liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương; chủ động tổ chức lực lượng,
tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan
nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm,
buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm
khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh
nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ký cam kết
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực
phẩm. Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất
nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các
mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an
toàn.
Các địa phương đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định tại
các trung tâm thương mại, chợ nông sản lớn, hướng dẫn và giúp người dân
Trang 87
nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn; phát huy năng lực của
các trung tâm đo kiểm trên địa bàn.
+ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về
ATTP. Thanh tra, kiểm tra luôn được coi là một hoạt động quan trọng và ưu
tiên hàng đầu của quản lý nhà nước về ATTP, kết hợp giữa kiểm tra, xử lý và
thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở
sản xuất kinh doanh vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công
tác kiểm tra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chất cấm
trong chăn nuôi, phụ gia trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm (trong
đó đặc biệt quan tâm triển khai hoạt động tái kiểm tra đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản xếp loại C);
tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP tại các chợ, siêu thị; phát huy
hiệu quả mô hình chợ ATTP; ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ hàng thực
phẩm nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Xử lý kỷ luật nghiêm những
hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP.
Kiện toàn và duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP theo
Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường
hoạt động phối hợp liên ngành; nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo liên ngành
VSATTP các cấp trong tham mưu, chỉ đạo, điều hành, triển khai các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác
bảo đảm ATTP.
Các địa phương, đơn vị cần có cơ chế phù hợp (như đường dây nóng)
để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý
nghiêm minh, kịp thời; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân
phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an
toàn.
Trang 88
Về phía người tiêu dùng, kiên quyết không mua, không sử dụng các
thực phẩm không rõ nguồn gốc; khi phát hiện nguy cơ gây mất VSATTP, cần
kịp thời cung cấp thông tin cho chính quyền sở tại và các cơ quan liên quan;
đồng thời cần tìm hiểu rõ thông tin về các loại thực phẩm an toàn để trở thành
người tiêu dùng thông thái.
+ Hệ thống quản lý và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
Nguồn gốc nguyên nhân gây ngộ độc là do môi trường sản xuất nông
nghiệp gồm đất, nước tưới tiêu không đảm bảo; kỹ thuật canh tác trong trồng
trọt và chăn nuôi còn nhiều bất cập như lạm dụng phân bón, hoá chất bảo vệ
thực vật, thuốc kháng sinh, hormone sinh trưởng; công nghệ sau thu hoạch
như hoá chất sử dụng trong bảo quản, kỹ thuật bảo quản cũng như thiết bị bảo
quản, việc chế biến thực phẩm (dùng chất phụ gia, chất bảo quản, thiết bị chế
biến) chưa tuân thủ các quy định hiện hành.
Đầu tư kinh phí xây dựng nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu
chuẩn quốc gia, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có;
khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới
các phòng thí nghiệm.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các tuyến, từng bước hiện đại hóa
trang thiết bị kiểm nghiệm ATTP nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp
ứng yêu cầu đặt ra.
Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào khi đưa ra thị trường cần được xác
định rõ về xuất xứ, ghi rõ những hàm lượng, chất lượng và chỉ dẫn rõ ràng để
tiện dụng cho người tiêu dùng. Muốn vậy, ngay từ bây giờ cần phải xây dựng
cơ chế quản lý chuỗi thực phẩm một cách hệ thống, nhằm bảo đảm mỗi loại
thực phẩm đều có “lý lịch” rõ ràng, an toàn. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc để
từ đó cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm khi có sự cố, tổn thất đối
với người tiêu dùng. Rất cần có các dụng cụ để kiểm tra nhanh các kim loại
Trang 89
nặng, các vi sinh vật gây bệnh với giá thành thật rẻ, tiện lợi để bất kỳ người
tiêu dùng nào cũng có thể sử dụng được.
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an toàn thực
phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột
+ Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác
quản lý chất lượng ATTP cả 02 cấp; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cho các biên chế chuyên trách thực
hiện công tác quản lý chất lượng ATTP ở thành phố và phường, xã. Đầu tư cơ
sở vật chất - kỹ thuật thiết yếu phục vụ công tác tham mưu, thực hiện công tác
quản lý chất lượng ATTP của các biên chế chuyên trách. Phân bổ kinh phí
tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được phân giao.
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn
vị diện tích, trong đó tập trung vào một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của
Thành phố Buôn Ma Thuột là cà phê, rau, heo, gà. Đẩy mạnh chính sách hỗ
trợ cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách ưu đãi, vốn vay
đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, gắn sản xuất tăng chuỗi giá trị
sản phẩm nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân.
Tập trung chỉ đạo, đầu tư đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực một
cách đồng bộ từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ sản
phẩm, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị vượt trội, có sức cạnh tranh cao theo
tinh thần Chương trình số 07-CTr/TU ngày 08/6/2016 của Thành ủy Buôn
Ma Thuột “áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao hiệu quả và giá trị
gia tăng một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố Buôn Ma
Thuột, giai đoạn 2016-2020”.
+ Phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn: tăng cường công
tác tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp
Trang 90
trên địa bàn thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ký
cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh
thực phẩm. Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu
sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình
VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối
thực phẩm an toàn. Thành phố cần đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc
cố định tại các trung tâm thương mại, chợ nông sản, hướng dẫn và giúp người
dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn; phát huy năng
lực của các trung tâm đo kiểm trên địa bàn. Phòng Y tế Thành phố sớm hoàn
thành đề tài “Xây dựng mô hình kiểm soát chuỗi thực phẩm rau an toàn tại
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” để triển khai trong thực tế.
+ Bảo đảm an toàn các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm tiêu dùng:
cần tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong việc bảo đảm an toàn, vệ
sinh đối với các loại thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng
trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Mặt khác, để tạo điều kiện cho người
dân sản xuất và kinh doanh các sản phẩm rau an toàn, Thành phố tiến hành tổ
chức lại sản xuất, quy hoạch lại các vùng chuyên sản xuất rau sạch, an toàn để
cung ứng đủ sản lượng, chủng loại cho người dân sử dụng; liên kết với các
doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm an toàn trên địa bàn và từng bước
tăng cường quản lý chất lượng để tiêu thụ ở các chợ trung tâm.
+ Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra có trọng tâm,
trọng điểm và hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong
hoạt động quản lý chất lượng ATTP nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về chất
lượng ATTP trên địa bàn. Đề xuất tổ chức thanh tra vệ sinh an toàn thực
phẩm cấp huyện, xã, phường, thị trấn tại tỉnh Đắk Lắk.
Trang 91
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, quan điểm và giải hoàn thiện pháp luật về an toàn thực
phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn đã tập
trung làm rõ 02 nội dung chính:
- Phân tích 03 quan điểm chính đảm bảo ATTP trong giai đoạn hiện nay;
- Từ thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP,
luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất:
Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP, trong đó trọng tâm là
hoàn thiện các quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định xử phạt vi
phạm hành chính về ATTP và các tội danh vi phạm VSATTP trong Bộ luật
hình sự hiện hành.
Những giải pháp nâng cao chất lượng thi hành pháp luật về an toàn thực
phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian đến, chú trọng
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và thực hành
pháp luật về ATTP; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP
của chính quyền các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
nghiêm minh các trường hợp vi phạm về ATTP.
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn
Thành phố Buôn Ma Thuột.
Trang 92
KẾT LUẬN
ATTP là mục tiêu lớn bảo đảm sức khỏe cho giống nòi, cho uy tín của
sản phẩm Việt Nam trên thị trường, là mục tiêu lâu dài và cao cả vì sự phát
triển bền vững của đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội và uy tín
quốc tế. Do đó quản lý ATTP, kiểm soát chất lượng thực phẩm đang trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về ATTP thì trước hết và trên hết phải hoàn thiện pháp luật về ATTP, hạn chế
những tồn tại, yếu kém, những bất cập, hạn chế trong thực hiện pháp luật về
ATTP. Mặt khác phải tăng cường huy động đầy đủ, tối đa các nguồn lực, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ là giải pháp cốt lõi để bảo đảm ATTP có hiệu
quả và bền vững. Các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể xã hội căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm trực tiếp trong việc chủ động, triển
khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để huy động đầy đủ và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực để kiểm soát ATTP.
Bảo đảm ATTP thực sự là một cuộc chiến lâu dài, gian khó của cả xã
hội và gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để duy trì phát huy
hiệu quả và sự bền vững trong công tác bảo đảm ATTP, trong thời gian tới
cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, triệt để hơn nữa các
quy định của pháp luật về ATTP với sự tham gia đầy đủ của nhà sản xuất,
kinh doanh thực phẩm - nhà khoa học - nhà quản lý và người tiêu
dùng. Trong đó, điểm mấu chốt nhất đó là sự đồng thuận, quyết liệt, triệt
để của các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp trong việc triển khai toàn
diện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm theo chức năng,
nhiệm vụ.
Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt
Nam, mặt bằng dân trí thấp, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, với
phong tục, tập quán, văn hóa đa dạng, đời sống kinh tế còn khó khăn, đặc biệt
Trang 93
là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ do đó công tác truyền thông, giáo
dục pháp luật về ATTP chưa sâu rộng, chưa làm thay đổi được các hành vi
theo pháp luật về ATTP; đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố còn hạn
chế cả về số lượng và chất lượng, phần lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về
quản lý ATTP do đó việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP còn hạn chế;
tình hình an ninh chính trị trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định... do đó ít nhiều ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật
về ATTP.
Từ việc phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực
phẩm, những nội dung chủ yếu của pháp luật về ATTP; phân tích, đánh giá
thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; luận văn đã đánh giá những hạn
chế, yếu kém của pháp luật, thực hiện pháp luật về ATTP, phân tích, làm rõ
nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để từ đó xây dựng các quan điểm bảo đảm
ATTP trong giai đoạn hiện nay của nước ta đồng thời đề xuất nhóm giải pháp
hoàn thiện pháp luật về ATTP cũng như những giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới; giải pháp nâng cao chất lượng công
tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột. Hy
vọng luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm nói chung, bảo đảm ATTP nói riêng tại tỉnh Đắk Lắk.
Những kết quả đạt được trong luận văn đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng
của tác giả, sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm của các thầy, cô, các nhà
khoa học, các đồng chí, đồng nghiệp công tác tại UBND Thành phố Buôn Ma
Thuột và các cơ quan chức năng trong Tỉnh Đắk Lắk và đặc biệt là thầy giáo
hướng dẫn khoa học luận văn này.
Trang 94
Do điều kiện công tác bận rộn và khả năng nghiên cứu của tác giả còn
hạn chế, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định.
Tác giả luận văn rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến chân thành
của các nhà khoa học và các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn./.
Trang 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư (2011), Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong
tình hình mới.
2. Ban Bí thư (2017), Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 về việc
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí
thư tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực
phẩm trong tình hình mới.
3. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 46 -NQ/TW ngày 25/02/2005 về
tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới.
4. Bộ chính trị (2009), Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 về 3 năm
thực hiện Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị
về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh
giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông
lâm thủy sản.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Thông tư số 45/TT-
BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất
kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trang 96
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Thông tư số 51/TT-
BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực
phẩm và phương thức quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
8. Bộ Y tế (2012), Thông tư 15/TT-BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều
kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm.
9. Bộ Y Tế (2012), Thông tư 26/2012/TT - BYT ngày 30/11/2012 quy
định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm
tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Y tế.
10. Bộ Y tế (2012), Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 quy
định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
11. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 hướng
dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống.
12. Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Công thương
(2014), Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm.
13. Chính phủ (2004), Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy
định chi tiết một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 97
14. Chính phủ (2008), Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 quy
định các cơ quan giúp Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
15. Chính phủ (2012), Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 phê
duyệt Chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và
tầm nhìn 2030.
16. Chính phủ (2012), Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
17. Chính phủ (2012), Quyết định 1228/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 về phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai
đoạn 2012-2015.
18. Chính phủ (2013), Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy
định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
19. Chính phủ (2013), Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.
20. Chính phủ (2014), Nghị định số 12/VBHN-BNNPTNT ngày
25/02/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
21. Nguyễn Công Khẩn (2009), Đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam:
thách thức và triển vọng. Hội nghị Khoa học Toàn quốc Hội Y tế Công
cộng Việt Nam lần thứ V.
22. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật (1997), Trường Đại học
Luật Hà Nội, Tr449. Nhà xuất bản Công an Nhân dân.
23. Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế
(2017), “Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm: Thực trạng và giải
pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 02 + 03.
Trang 98
24. Phòng Kinh tế Thành phố Buôn Ma Thuột (2016), Báo cáo số liệu việc
thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực
ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2016.
25. Phòng Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột (2011), Báo cáo kết quả hoạt
động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
26. Phòng Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột (2012), Báo cáo kết quả hoạt
động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.
27. Phòng Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột (2013), Báo cáo kết quả hoạt
động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
28. Phòng Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột (2014), Báo cáo kết quả hoạt
động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.
29. Phòng Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột (2015), Báo cáo kết quả hoạt
động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
30. Quốc hội (1985) Bộ Luật Hình sự 1985
31. Quốc hội (1999) Bộ Luật Hình sự 1999
32. Quốc hội (2009) Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 1999
33. Quốc hội (2005), Luật Dược số 34/2005/QH11.
34. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
35. Quốc hội (2006), Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số
68/2006/QH11.
36. Quốc hội (2008), Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số
05/2007/QH12.
Trang 99
37. Quốc hội (2010), Luật An toàn thực phẩm.
38. Quốc hội (2013), Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13.
39. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg về việc
“Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm”.
40. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04
tháng 01 năm 2012 về Phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực
phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
41. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1228/QĐ-TTg ngày
07/9/2012 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an
toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2015.
42. Thủ tướng chính phủ (2014), Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014
về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và
phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.
43. Thủ tướng chính phủ (2016), Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về
việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
44. Ủy ban nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột (2015), Báo cáo tổng kết
công tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2014, phương hướng hoạt
động năm 2015.
45. Ủy ban nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột (2015), Báo cáo tổng kết
công tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2015, phương hướng hoạt
động năm 2016.
46. Ủy ban nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột (2016), Báo cáo công tác
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2016.
47. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Quyết định số 2489/QĐ-
UBND ngày 14/9/2016 “Về việc phân công cơ quan thực hiện kiểm tra
cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận
Trang 100
cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực
phẩm theo quy định tại Thông tư số 45/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
48. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Quyết định số 2490/QĐ-
UBND ngày 14/9/2016 “Về việc phân công quản lý các cơ sở sản xuất
nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/TT-BNNPTNT
ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh”.
49. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 259/BC-UBND
ngày 15/12/2016 “về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực
phẩm giai đoạn 2011-2016 của tỉnh Đắk Lắk”.
50. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Bảo vệ thực vật
số 36/2001/PL-UBNTVQH10".
51. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI (2003), Pháp lệnh vệ sinh an
toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003
52. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thú y số 18/2004.
53.
54.
55.
56.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_an_toan_thuc_pham_tu_thuc_tien_thanh_p.pdf