Luận văn Pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay

Luận văn đã phân tích và đánh giá cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay và từ đó định ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, về cơ sở lý luận, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ như: quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đường bộ, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ cũng như những tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện, yếu tố ảnh hưởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đường bộ. Thứ hai, về thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đường bộ, luận văn đã đi sâu vào phân tích các quy định và thực trạng thi hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đường bộ, cụ thể: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đường bộ, qua đó thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế của các quy định pháp luật cũng như công tác thi hành pháp luật về vận tải đường bộ hiện nay. Thứ ba, về phương hướng và giải pháp, luận văn đã đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay để từ đó tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đường bộ ngày càng phát triển, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, với kết cấu và nội dung như trên, có thể nói luận văn đã đưa ra vấn đề nghiên cứu sát với thực tiễn, đồng thời luận văn là căn cứ cho các nhà quản lý nhà nước về vận tải đường bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

pdf110 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uen đi lại tùy tiện, không tuân thủ các quy tắc khi tham gia giao thông, nhiều ngƣời vi phạm không chấp hành các quyết định xử phạt của cơ quan chức năng Thứ sáu,công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính: 78 Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù hàng năm vẫn đƣợc tiến hành nhƣng hiệu quả chƣa cao, công tác xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều tồn tại nhƣ: ý thức chấp hành xử phạt của ngƣời dân chƣa cao, hiện tƣợng tiêu cực trong đội ngũ thực hiện xử phạt còn nhiều Ngoài ra, còn một số nguyên nhân nhƣ: Do kinh tế ngày càng phát triển, dẫn đến sự tăng mạnh về số lƣợng phƣơng tiện tham gia giao thông và nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, mật độ dân số quá cao ở khu vực trung tâm, tỷ lệ đất dành cho giao thông chƣa đảm bảo trong khi các loại hình vận tải công cộng còn hạn chế, dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải còn thiếu gây khó khăn trong việc tổ chức giao thông dẫn đến ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông; Vận tải đƣờng bộ đang phải đảm nhiệm tỷ trọng lớn trong vận tải nói chung kể cả vận tải hành khách lẫn vận tải hàng hóa; Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc chi đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong toàn quốc là rất lớn. Việc tham gia xã hội hóa đầu tƣ xây dựng đƣờng bộ chủ yếu ở các tuyến đƣờng lớn, trọng điểm vì vậy các tuyến đƣờng địa phƣơng, vùng sâu, vùng xa chƣa đƣợc xây dựng, nâng cấp, cải tạo dẫn đến hoạt động vận tải cong gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ công tác quản lý đối với hoạt động này còn nhiều hạn chế. Nhƣ vậy, trong thời gian qua công tác xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế hiện có, góp phần thúc đẩy hoạt động vận tải ngày càng phát triển cũng nhƣ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thì trong thời gian tới cần có những phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục hoàn hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động vận tải ở nƣớc ta hiện nay. 79 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay Trên sơ sở thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc có thể định ra các phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhƣ sau: Một là, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ gắn với: cải cách hành chính, cải cách cơ chế quản lý bằng pháp luật, hội nhập, hiện đại hóa phƣơng thức quản lý nhà nƣớc, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh nhằm tạo nên hành lang pháp lý định hƣớng cho sự phát triển lành mạnh, bền vững lực lƣợng vận tải đƣờng bộ. Hai là, n ngƣời dân và chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ba là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vận tải đƣờng bộ tới mọi thành phần trong hoạt độngvận tải đƣờng bộ, trong đó chú trọng vào tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho ngƣời thực thi công vụ; phổ biến quy định pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đối với chủ xe, ngƣời lái xe kinh doanh vận tải, đặc biệt là nhóm những ngƣời tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy, xe đạp điện. Bốn là, nâng cao năng lực xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải. 80 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ 3.2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Hoàn thiện pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là trên cơ sở việc rà soát những quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ phát hiện ra những quy định không còn phù hợp với thực tế để tiến hành nghiên cứu, đề xuất ban hành mới và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý vận tải đƣờng bộ hiện hành để phù hợp với thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện nay. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng mang tính cơ sở nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ. Một số quy định cần hoàn thiện cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 phù hợp với Công ƣớc về giao thông đƣờng bộ, Công ƣớc về Biển báo và tín hiệu đƣờng bộ và thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo cơ chế thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của hoạt động vận tải đƣờng bộ. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 để phù hợp với quy định của các Công ƣớc về giao thông đƣờng bộ, Công ƣớc về Biển báo và tín hiệu đƣờng bộ, cụ thể: - Bổ sung, nội luật hóa trong Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 các quy định về “Vị trí đƣờng xe chạy”; “Vƣợt và chạy theo dòng”; “Đƣờng giao nhau và nghĩa vụ nhƣờng đƣờng”; “Những quy tắc đối với ngƣời đi bộ”; “Dừng và đỗ xe”; “Những quy định đặc biệt cho đƣờng hầm với biển báo đặc biệt” để phù hợp với các quy định tại khoản 5, 6 Điều 10; điểm b khoản 6, khoản 11 Điều 11; khoản 6 Điều 18; Điều 19; Điều 23 và Điều 25 của Công ƣớc Viên về giao thông đƣờng bộ đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. - Bổ sung quy định “cấm ngƣời điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động” để phù hợp với quy định “cấm ngƣời điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động” của Công ƣớc Viên (vì Công ƣớc viên bắt buộc Luật quốc gia phải quy định). 81 - Sửa đổi, bổ sung các quy định về: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống báo hiệu đƣờng bộ, ký hiệu quốc gia trên xe rơ moóc, điều kiện, kỹ thuật của phƣơng tiện, quy tắc dành cho ngƣời đi bộ hiện nay đang đƣợc bảo lƣu để đảm bảo tính phù hợp giữa Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 với Công ƣớc Viên 1968. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 để phù hợp với thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện nay, cụ thể: - Bổ sung một số khái niệm về: trọng lƣợng, trọng tải, khối lƣợng, trọng lƣợng, ngƣời điều hành vận tải trong Luật Giao thông đƣờng bộ để có cách hiểu và cách áp dụng thống nhất. - Sửa đổi, bổ sung làm rõ một số quy định về quy tắc giao thông nhƣ: quy định thế nào là nơi cho phép chuyển làn đƣờng cũng nhƣ không giao nhiệm vụ cho cấp cụ thể thẩm quyền có thẩm quyền quy định (khoản 1 Điều 13); quy định về lùi xe (tại khoản 1 Điều 16) để phù hợp với xe ô tô và các loại xe tƣơng tự ô tô, xe mô tô, xe đạp; bổ sung quy định “để xe”; phân định rạch ròi các quy định về dừng, đỗ, để xe đối với các loại xe ô tô, mô tô, xe thô sơ để thuận tiện cho việc triển khai, áp dụng (tại Điều 18); sửa đổi quy định về việc khi đỗ xe chiếm một phần đƣờng xe chạy phải đặt ngay hai biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trƣớc và phía sau xe để phù hợp đối với đƣờng một chiều hoặc đƣờng đôi (có dải phân cách giữa). - Bổ sung các quy định về: cấm xe ô tô, mô tô đẩy xe khác, vật khác; trách nhiệm cụ thể đối với lái xe ô tô vận tải hàng hóa; chủ phƣơng tiện cũng nhƣ trách nhiệm của chủ phƣơng tiện đối với hậu quả mà ngƣời làm công, ngƣời đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của ngƣời kinh doanh vận tải hàng hóa trái quy định của Luật. - Sửa đổi, bổ sung quy định về trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí sử dụng đƣờng bộ để phù hợp với thực tế hiện hành, cụ thể là để tạo hành lang pháp lý cho việc thu phí không dừng để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình thu hồi vốn đầu tƣ, tạo chế tài cho phép Nhà đầu tƣ áp dụng kết quả kiểm tra tải 82 trọng xe để thực hiện việc từ chối không hoặc báo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm về quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của cầu đƣờng và xe bánh xích lƣu hành trên đƣờng bộ. - Bổ sung một số quy định để phù hợp với thực tiễn phát sinh để tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi công vụ nhƣ: quy định về độ tuổi sử dụng xe đạp điện, quy định về xe điện bốn bánh; quy định về việc xe công vụ của lực lƣợng thanh tra giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, xe của ngành giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông khẩn cấp; quy định về giá, cƣớc, phí, lệ phí để đáp ứng yêu cầu, xác định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan trong việc cung cấp dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính; bổ sung một số quy định đối với việc áp dụng, phát triển công nghệ phần mềm trong dịch vụ hỗ trợ vận tải (uber, grab taxi) hiện nay. Thứ hai, trên cơ sở việc sửa đổi Luật cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, ví dụ: quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ; về giá, cƣớc, phí, lệ phí. Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải có thời gian đầu tƣ phƣơng tiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô; tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh lành mạnh, minh bạch và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam khi mà nguồn lực còn hạn chế; bổ sung thêm các biện pháp để góp phần lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; góp phần giảm tai nạn giao thông do xe ô tô kinh doanh vận tải gây nên; quy định các điều kiện chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xây dựng đƣợc lực lƣợng vận tải đảm bảo có 83 thể thực hiện đƣợc quy định về quy mô, chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân đồng thời đảm bảo phù hợp với một số quy định liên quan của các Luật mới ban hành. Cụ thể nhƣ sau: - Về giải thích từ ngữ: + Sửa đổi giải thích từ ngữ về kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp thay bằng giải thích từ ngữ về vận tải hàng hóa nội bộ; + Bổ sung giải thích từ ngữ về: hành trình chạy xe, lịch trình chạy xe, biểu đồ chạy xe, địa điểm du lịch, tuyến du lịch, chƣơng trình du lịch, khách du lịch và lữ hành. - Về kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định: sửa đổi các nội dung về quản lý tuyến cho phù hợp với các quy định về lựa chọn đơn vị khai thác tuyến; giao trách nhiệm cho Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định; giao trách nhiệm cho Sở Giao thông vận tải công bố các thông tin liên quan đến quản lý, khai thác tuyến để làm cơ sở cho các đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký hoạt động. - Về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt: Sửa đổi tại một số nội dung gồm: + Không quy định phạm vi, cự ly tuyến xe buýt để phù hợp với tình hình thực tế và khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020. + Sửa đổi và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giãn cách thời gian giữa các chuyến xe liền kề và thời gian hoạt động của tuyến xe buýt phù hợp với nhu cầu đi lại của ngƣời dân trên địa bàn địa phƣơng, đồng thời quy định và quản lý đối với các tuyến xe buýt phục học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu đi lại của các đối tƣợng này. 84 + Bỏ quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về mầu sơn đặc trƣng của xe buýt trên địa bàn địa phƣơng để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. - Về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi: + Sửa đổi nội dung thời gian bật, tắt hộp đèn từ 19 giờ 00 phút ngày hôm trƣớc đến 05 giờ 00 phút ngày hôm sau hộp đèn phải đƣợc bật sáng khi trên xe không có khách và tắt khi trên xe có khách + Sửa đổi, bổ sung quy định xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình. Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả. Đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải đƣợc gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát. + Đƣa nội dung đã đƣợc quy định tại Thông tƣ số 63/2014/TT-BGTVT vào nội dung Nghị định này để phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, cụ thể: quy định theo hƣớng xe taxi đƣợc đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ; căn cứ vào tình hình thực tế để xác định các điểm đón, trả khách cho xe taxi tại các đầu mối giao thông, khu dân cƣ, các địa điểm văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thƣơng mại, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh và trên các tuyến đƣờng trong khu vực nội thành, nội thị; quản lý hoạt động vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ taxi công cộng. + Bỏ quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về mầu sơn của xe taxi thống nhất trên địa bàn địa phƣơng để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. - Về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng: Sửa đổi cơ bản các quy định này theo đúng quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật Luật Giao thông đƣờng bộ ”Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định đƣợc thực hiện theo hợp đồng vận tải”. Nhƣ vậy, Nghị định 85 86/2014/NĐ-CP và các Nghị định trƣớc đây đều chỉ quy định về xe ”hợp đồng”, không ghi rõ ”hợp đồng không theo tuyến cố định” dẫn đến chƣa có quy định để phân định rõ loại hình này; đồng thời trong thực tế, một số ngƣời đang hiểu hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là theo ý kiến chủ quan giữa đơn vị kinh doanh vận tải và ngƣời thuê vận tải, nên dễ gây hiểu nhầm trong phân biệt giữa loại hình này với hoạt động vận tải khách du lịch và tuyến cố định. + Sửa đổi quy định trên thành ”Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định đƣợc thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định với ngƣời thuê vận tải và không đƣợc thực hiện lăp lại trên một lịch trình, hành trình nhất định” Đồng thời đƣa ra quy định cụ thể về hợp đồng không theo tuyến cố định là ”trong thời gian một tháng không đƣợc có trên 50% số chuyến xe (đối với mỗi xe) có điểm xuất phát và điểm kết thúc trùng nhau” và quy định ”Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định không đƣợc ấn định trƣớc lịch trình, hành trình”. + Sửa đổi quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định có số ngƣời đƣợc phép chở từ 09 chỗ trở lên (thay vì 10 chỗ nhƣ quy định tại Nghị định 86), trƣớc khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi đã đƣợc thể hiện trong hợp đồng vận chuyển bằng văn bản hoặc qua thƣ điện tử (Email) hoặc qua phần mềm do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định nhằm quản lý đối với các phƣơng tiện Limosine, Dcar, (9 chỗ) đang phát triển mạnh hiện nay. + Bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định đƣợc đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ. Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe hợp đồng không theo tuyến cố định trên địa bàn, căn cứ tình hình thực tế để điều tiết số lƣợng xe. 86 + Bổ sung quy định chi tiết về hợp đồng điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử. - Về kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe du lịch. Để phân biệt rõ giữa xe hợp đồng không theo tuyến cố định với xe du lịch cần sửa đổi cơ bản các quy định này theo đúng quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 66 Luật GTĐT ”Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chƣơng trình và địa điểm du lịch”. Tuy nhiên, Nghị định 86 và các Nghị định trƣớc đây đều quy định”Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định”. Do đó, cần: + Sửa đổi quy định xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có số ngƣời đƣợc phép chở từ 09 chỗ trở lên (thay vì 10 chỗ nhƣ quy định tại Nghị định 86), trƣớc khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bằng văn bản hoặc qua thƣ điện tử (Email) hoặc qua phần mềm do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định nhằm quản lý đối với các phƣơng tiện Limosine, Dcar, (9 chỗ) đang phát triển mạnh hiện nay. + Bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch đƣợc đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ; Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để xác định điểm đón, trả khách khách du lịch, điều tiết số lƣợng xe trên địa bàn. + Bổ sung quy định chi tiết về hợp đồng điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử. - Về quy định đối với xe ô tô, ngƣời điều hành vận tải. + Bổ sung quy định trên xe ô tô, phía sau mỗi ghế ngồi phải có bảng hƣớng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. + Bổ sung phải gắn phù hiệu đối với xe ô tô vận chuyển ngƣời nội bộ, xe vận chuyển hàng hóa nội bộ. 87 + Sửa đổi quy định về ngƣời điều hành vận tải không đồng thời là ngƣời điều hành vận tải tại các cơ quan, đơn vị khác. - Đối với một số quy định điều kiện kinh doanh: + Bổ sung một số quy định: Đơn vị kinh doanh vận tải không đƣợc sử dụng xe khách có giƣờng nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đƣờng cấp 5 và cấp 6 miền núi; Đơn vị kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có số ngƣời đƣợc phép chở từ 30 chỗ để điều khiển xe khách có giƣờng nằm hai tầng; Đơn vị kinh doanh vận tải đƣờng bộ quốc tế ngoài việc phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải thực hiện các Điều ƣớc quốc tế về vận tải đƣờng bộ mà Việt Nam là Thành viên. + Sửa đổi quy định về ngƣời điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên; đối với ngƣời có chuyên môn các chuyên ngành khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và có tối thiểu 01 năm làm việc trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ. + Bổ sung lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với xe trung chuyển, xe vận tải ngƣời nội bộ, xe vận tải hàng hóa nội bộ để quản lý chặt chẽ các phƣơng tiện này nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không đƣợc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi hoặc các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình.”. + Sửa đổi niên hạn của xe taxi thực hiện thống nhất là 12 năm; Bổ sung quy định cho phép đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quản lý điều hành xe taxi thông qua phần mềm kết nối giữa trung tâm điều hành với lái xe và hành khách đi xe thay thế cho việc điều hành thông qua bộ đàm và trung tâm liên lạc. + Bổ sung quy định về nội thất và tiện nghi đối với xe ô tô vận chuyển khách du lịch. + Sửa đổi tên chƣơng IV thành “Quy định về thủ tục hành chính và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 88 + Sửa đổi, bổ sung quy định về Thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. + Bổ sung các Điều quy định về thủ tục hành chính gồm: Đăng ký khai thác tuyến vận tải cố định (Điều 23a); Lựa chọn khai thác tuyến vận tải cố định (Điều 23b Công bố bến xe hàng (Điều 23c); Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu (Điều 23d); Quy định về thu hồi phù hiệu, biển hiệu (Điều 23đ). + Bổ sung quy định đối với các xe ô tô buýt hoạt động trƣớc ngày Nghị định này có hiệu lực nhƣng chƣa phù hợp với quy định tại Nghị định này đƣợc phép hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định. + Bổ sung quy định các xe hợp đồng không theo tuyến cố định đã đƣợc cấp phù hiệu xe hợp đồng trƣớc ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đƣợc tiếp tục sử dụng phù hiệu đến khi phù hiệu hết thời hạn sử dụng hoặc đến khi đổi phù hiệu. - Bỏ các quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nhƣ: phải ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do các nội dung này thuộc đối tƣợng điều chỉnh và có đã quy định rất rõ để các đơn vị phải thực hiện tại Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm, vì vậy không cần thiết phải nêu lại tại Nghị định này. Thứ tư, xây dựng, ban hành quy định về truyền dẫn và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình Trong đó sẽ quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng đối tƣợng cụ thể trong việc truyền dẫn, quản lý, sử dụng các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Ban hành quy định các chỉ tiêu, dữ liệu phải cập nhật vào hệ thống đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đơn vị vận tải, bến xe Nhƣ vậy, có thể khẳng định hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải đƣờng bộ là giải pháp hàng đầu cần phải thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ. Để giải pháp đƣợc thực hiện khả thi trên thực tế đòi hỏi đội ngũ trực tiếp xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về vận tải có năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn và cần có sự quan tâm cũng nhƣ sự quyết tâm của hệ 89 thống cơ quan nhà nƣớc trong quá trình xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ, cụ thể nhƣ: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tƣ pháp, các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng... 3.2.2. Tăng cường năng lực thực thi pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Một hệ thống pháp luật hoàn thiện nhƣng không thực thi có hiệu quả trên thực tế thì hệ thống pháp luật chỉ nằm trên giấy tờ. Việc triển khai, thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ trên thực tế chính là việc đƣa các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ vào cuộc sống. Có thể nói để pháp luật đƣợc thực hiện hiệu quả trên thực tế thì cần phải triển khai, thực hiện có hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của việc triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, cần đảm bảo năng lực thực thi pháp luật. Trong thời gian tới, để đảm bảo, tăng cƣờng hơn nữa năng lực thực thi pháp luật về vận tải đƣờng bộ cần phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: Thứ nhất, tăng cƣờng hơn nữa việc phân công, phân cấp, quy định trách nhiệm cụ thể cho địa phƣơng Thực hiện phân công, phân cấp triệt để đến Sở Giao thông vận tải các địa phƣơng, đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của mỗi bộ phận liên quan trong việc quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ để từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam tổ chức quản lý thống nhất hoạt động vận tải đƣờng bộ, xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý vi phạm đối với Sở Giao thông vận tải các địa phƣơng; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về kinh doanh và điều kiện kinh doanh của các đơn vị vận tải, bến xe. Cụ thể: a) Sở Giao thông vận tải các địa phƣơng: - Quản lý tuyến vận tải hành khách cố định (trừ các tuyến Tổng cục quản lý). - Quản lý hoạt động vận tải khách theo hợp đồng, xe buýt và taxi. - Quản lý hoạt động vận tải hàng hóa. - Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 90 - Cấp các loại ấn chỉ quản lý (phù hiệu, biển hiệu, sổ nhật trình...) theo quy ðịnh. - Quản lý chất lƣợng dịch vụ và an toàn giao thông. - địa bàn địa phƣơng. - Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoặc đề nghị xử lý vi ph b) Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam: - Trực tiếp quản lý các tuyến vận tải hành khách cố định quan trọng (theo các tiêu chí cụ thể). - Trực tiếp quản lý các tuyến vận tải quốc tế. - Quản lý chất lƣợng dịch vụ và an toàn giao thông toàn quốc. - - - Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoặc đề nghị xử lý vi phạm trong công tác quản lý vận tải của các Sở GTVT địa phƣơng. - Kiểm tra, Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ - Tăng cƣờng tập huấn, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức vừa có năng lực chuyên môn vừa có đạo đức, trách nhiệm. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có thái độ sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ. - trạng thiếu hụt cán bộ có trình độ chuyên ngành vận tải tại Sở GTVT các địa phƣơng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. 91 - Đầu tƣ các trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc đảm bảo cho công tác thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. - Đề ra các chế độ đãi ngộ, khen thƣởng phù hợp để động viên, khuyến khích tinh thần làm việc cũng nhƣ tạo động lực cho các cán bộ, công chức để họ có niềm đam mê và tinh thần, trách nhiệm cao với công việc. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về vận tải nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý vận tải Trƣớc yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, yêu cầu cải cách hành chính, yêu cầu đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả quản lý thì việc nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý vận tải là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, thống nhất, đồng bộ; hiện đại hóa công tác quản lý hoạt động vận tải; tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thể tìm kiếm, tra cứu những thông tin liên quan và thực hiện đơn vị vận tải, bến xe, trạm dừng nghỉ đƣờng bộ đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp với nhau thông qua phần mềm quản lý vận tải thống nhất trong toàn quốc. Cấu trúc cụ thể của hệ thống quản lý hoạt động vận tải đƣợc xây dựng nhƣ sau: a) Phân hệ quản lý vận tải hành khách. - Phần mềm quản lý công tác cấp giấy phép kinh doanh vận tải và gắn thiết bị giám sát hành trình: Quản lý hồ sơ, tài liệu, các điều kiện cấp phép kinh doanh vận tải; Quản lý, cập nhật các thông tin trên thiết bị giám sá - Phần mềm quản lý và chấp thuận tuyến cố định: Quản lý hồ sơ, tài liệu, công bố tuyến, số xe chấp thuận, số hiệu tuyến, thời gian biểu chạy xe, doanh nghiệp hoạt động, vi phạm,; Cấp phát phù hiệu tuyến cố định, sổ nhật trình chaòy xe; Tạo các loại báo cáo thống kê: tổng hợp, chi tiết, báo cáo định kỳ, bất thƣờng. 92 - Phần mềm quản lý chất lƣợng dịch vụ và công tác ATGT và theo dõi vi phạm: Áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã phải đăng ký chất lƣợng dịch vụ theo quy định của Luật; Trong phần mềm này có tính đến việc tiếp nhận thông tin từ thiết bị giám sát hành trình để theo dõi tại doanh nghiệp, Sở Giao thông vận tải và Tổng cục; Tạo các loại báo cáo thống kê: - Phần mềm theo dõi và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt: Cập nhật dữ liệu: Trung tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe buýt tại các địa phƣơng, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố và truyền dẫn dữ liệu về Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. - Phần mềm theo dõi và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, xe du lịch: Các Sở Giao thông vận tải cập nhật dữ liệu từ công tác cấp phát phù hiệu hợp đồng, phù hiệu du lịch, các đơn vị vận tải cập nhật một số nội dung của hợp đồng trƣớc khi thực hiện, có thể chiết xuất dữ liệu để tổng hợp chung trong cả nƣớc tại Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam; - Phần mềm quản lý và cập nhật dữ liệu tại bến xe (phục vụ cho công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định: Nơi cập nhật số liệu thƣờng xuyên (về khách đi xe, giờ xuất bến,) là các bến xe; Nơi cập nhật dữ liệu về bến xe: Sở Giao thông vận tải; Dữ liệu chuyển về Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. Nội dung dữ liệu gồm: tuyến, số lƣợng vé bán, xe xuất bến, xe vi phạm b) Phân hệ quản lý hoạt động vận tải hàng hóa: - Nội dung dữ liệu: số lƣợng phƣơng tiện, quy mô, cơ cấu đoàn phƣơng tiện, số lƣợng đơn vị kinh doanh, sản lƣợng vận chuyển, luồng hàng,... - - c) Phân hệ quản lý hoạt động vận tải quốc tế. 93 - Cập nhật dữ liệu nối mạng giữa Trạm quản lý cửa khẩu thực hiện Hiệp định, các Sở Giao thông vận tải đƣợc cấp phép và Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. - Có thể nối mạng đến các bến xe, trạm dừng nghỉ để theo dõi hành trình hoạt động của phƣơng tiện vận tải quốc tế. - Theo dõi số lƣợng phƣơng tiện, doanh nghiệp đƣợc cấp phép, xe vi phạm của cả Việt Nam và các nƣớc. - c) Sơ đồ tổ chức hệ thống (dự kiến): Kiến trúc hệ thống thành 3 cấp: Cấp tỉnh, thành phố Bộ GTVT Tổng cục ĐBVN Sở GTVT Phòng QLVT Sở GTVT Phòng QLVT Bến xe khách, doanh nghiệp Bến xe khách, doanh nghiệp Bến xe khách, doanh nghiệp Bến xe khách, doanh nghiệp Cấp Trung ƣơng Cấp cơ sở 94 Để có thể áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động vận tải thì nhà nƣớc cần phải: Đầu tƣ xây dựng phần mềm quản lý thống nhất, kết nối dữ liệu giữa đơn vị vận tải, bến xe với các Sở Giao thông vận tải và với Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam; Các Sở Giao thông vận tải đƣợc cấp tài khoản để xem và in các báo cáo các dữ liệu về hoạt động vận tải trong phạm vi của địa phƣơng; Các đơn vị vận tải và bến xe đƣợc cấp tài khoản riêng khi cấp phép hoạt động vận tải hoặc công bố đƣa bến xe vào khai thác để đăng nhập vào hệ thống thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. 3.2.3. Đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ khá phát triển, là một trong những hoạt động chiếm tỷ trọng hàng đầu trong số các loại hình vận tải hiện nay. Do đó, việc nâng cao, đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị vận tải là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động vận tải đƣờng bộ đồng thời góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Để đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị vận tải, cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, xây dựng quy mô, mô hình, phƣơng pháp quản lý hiệu quả cho các đơn vị kinh doanh vận tải - Cần phải có quy định về việc phân loại doanh nghiệp vận tải theo quy mô và năng lực quản lý của doanh nghiệp. Căn cứ vào loại doanh nghiệp vận tải, sẽ quy định phạm vi hoạt động phù hợp, tƣơng ứng với từng loại qua đó sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, quản lý yếu kém, đồng thời khuyến khích sự phát triển của các doanh nghệp có quy mô lớn, áp 95 - Áp dụng các quy định về áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các đơn vị vận tải, bến xe kết nối với hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nƣớc chuyên ngành. - Áp dụng quy trình quản lý an toàn giao thông và quản lý chất lƣợng dịch vụ vận tải tại các đơn vị vận tải theo lộ trình hợp lý. Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị vận tải - Tăng cƣờng tập huấn kiến thức quản lý vận tải cho một số chức danh quản lý tại các đơn vị vận tải nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị vận tải. - Đảm bảo số lƣợng cán bộ phù hợp với từng nội dung công việc, đồng thời lựa chọn các cán bộ quản lý vừa có năng lực vừa có tinh thần, trách nhiệm trong công việc. 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Có thể nói đây là giải pháp mang tính răn đe nhằm nâng cao ý thức chấp hành của ngƣời dân, chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải thông qua các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng... nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức vừa có trình độ vừa có tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải. Thứ hai, đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện, công cụ hỗ tr cho các cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải. Thứ ba, tiếp tục chấn chỉnh, loại bỏ triệt để các hiện tƣợng tiêu cực của một số cán bộ thuộc các lực lƣợng chức năng Để làm đƣợc điều nay, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 96 - Nâng cao thu nhập cho các cán bộ, thanh tra viên, Cảnh sát giao thông. Hiện nay, chi phí trả lƣơng cho các lực lƣợng chức năng này đƣợc trích từ quỹ xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Trong phần đƣợc phép chi, có thể thấy phần chi phí trả lƣơng là không đảm bảo. Do vậy, hiện tƣợng bảo kê cho các phƣơng tiện hoạt động vi phạm pháp luật về giao thông đƣờng bộ vẫn còn tồn tại, một phần là do bất cập trong vấn đề chế độ tiền lƣơng. - Bên cạnh việc nâng cao thu nhập chính đáng cho các cán bộ trong các lực lƣợng chức năng nói trên thì cũng cần phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi tiêu cực. Cần phải cụ thể hoá các hình thức xử lý thích đáng tuỳ theo mức độ vi phạm. Ở mức độ nhẹ có thể xử phạt hành chính, cảnh cáo đến đuổi việc, cao hơn nữa là truy tố hình sự. - Thƣờng xuyên thực hiện công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, làm cho cho mọi cán bộ của các lực lƣợng chức năng đều phải có ý thức kỷ luật cao, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật. - Tăng cƣờng phối hợp giữa ngành giao thông vận tải, ngành công an và các đơn vị truyền thông. Ngành giao thông vận tải và ngành công an cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông thực hiện việc đăng tải và thông tin liên lạc về vận tải hành khách, hình thức xử phạt, các kênh liên lạc để nhân dân giám sát và phản ánh, góp phần chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động vận tải khách và lực lƣợng chức năng. 3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng để quyết định việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Ý thức pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ cao thì việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ sẽ có hiệu quả cao và ngƣợc lại. 97 Hiện nay, ý thức pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ chƣa cao, đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc thi hành pháp luật về vận tải đƣờng bộ còn nhiều hạn chế, chƣa hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thì giải pháp hàng đầu và quan trọng hơn cả đó là nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ. Để nâng cao ý thức của ngƣời dân nói chung và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ nói riêng thì cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, tăng cƣờng, đổi mới hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ - Về nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật. Tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác bảo đảm an toàn giao thông, những tấm gƣơng tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, những khó khăn vƣớng mắc từ thực tế, biện pháp tháo gỡ... Tuyên truyền về hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân làm bài học cho mọi ngƣời... - Về hình thức tuyên truyền: Cần kết hợp các biện pháp, hình thức phù hợp đó là: Tuyên truyền qua việc nêu gƣơng sáng trong chấp hành pháp luật giao thông, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên. Đặc biệc các đồng chí lãnh đạo, các bậc ông, bà, cha mẹ, thầy, cô giáo... phải gƣơng mẫu đi đầu và là tấm gƣơng sáng trong chấp hành pháp luật về giao thông. Tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (internet, truyền hình, truyền thanh, báo chí): chú ý phát huy lợi thế của hệ thống phát thanh truyền hình đặc biệt hệ thống đài truyền thanh cơ sở, các ấn phẩm báo chí, bản tin, các hội thi, vận động sáng tác âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật về chủ đề an toàn giao thông (ví dụ nhƣ: phòng, chống uống rƣợu bia đối với lái xe; tuân thủ quy định tốc độ; đội mũ bảo hiểm...); phát triển các ứng dụng tiện ích có gắn kèm với tính năng tuyên truyền về an toàn giao thông cho các thiết bị điện thoại thông minh/máy tính bảng....Tuyên truyền qua tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm, thông qua giáo dục 98 pháp luật trong nhà trƣờng. Tuyên truyền qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua trợ giúp pháp lý lƣu động, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt đảng, đoàn thể,... - Về đối tƣợng tuyên truyền: Tuỳ từng đối tƣợng cần có nội dung và biện pháp tuyên truyền phù hợp: Đối với cán bộ, công chức, viên chức tập trung phổ biến các quy định về quy tắc giao thông, điều kiện của phƣơng tiện tham gia giao thông, ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông...; đƣa nội dung chấp hành luật giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả cơ quan, đơn vị và cá nhân. Với học sinh, sinh viên: Tăng cƣờng chất lƣợng giờ học môn Giáo dục công dân, môn học pháp luật, các hoạt động ngoại khoá, tập trung phổ biến về quy tắc giao thông, điều kiện đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đặc biệt là về độ tuổi. Với thanh niên: Tập trung giới thiệu các quy định về quy tắc giao thông, các hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử phạt nếu vi phạm. Đối với nông dân: Quy tắc giao thông, ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông, các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, hành vi vi phạm và mức xử phạt. Đối với những ngƣời tham gia đảm bảo an toàn giao thông nhƣ lực lƣợng công an, thanh tra giao thông: Phải nắm rõ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và của các cá nhân có thẩm quyền. Về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là điều kiện quan trọng để truyền tải những quy định của pháp luật đến các đối tƣợng do vậy cần có sự quan tam đầu tƣ một cách thoả đáng. Kiện toàn đủ về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng đội ngũ báo cáo viên cấp uỷ, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Thƣờng xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật mới về an toàn giao thông, tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn... Tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật, có chế độ đãi ngộ phù hợp. 99 Về kinh phí và cơ sở vật chất: Để đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cần có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phù hợp trên cơ sở phát huy những cơ sở hiện có với trang bị mới. Ƣu tiên tập trung đầu tƣ cho những cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cơ sở. Thứ hai, nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ thông qua một số hình thức khác Ngoài ra, để nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ, cần nâng cao chất lƣợng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trƣờng học; giáo dục ƣ thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông đồng thời tăng cƣờng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ để răn đe các đối tƣợng có hành vi vi phạm. Nhƣ vậy, có thể khẳng định trên đây là những giải pháp đƣợc dƣa ra để góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay. Với những biện pháp đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của cộng đồng xã hội trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tin rằng pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ sẽ đi vào cuộc sống đạt hiệu quả cao, góp phần hạn chế, giảm bớt những hậu quả của tai nạn giao thông, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi ngƣời dân, chủ thể khi tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. 100 KẾT LUẬN Luận văn đã phân tích và đánh giá cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay và từ đó định ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, về cơ sở lý luận, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhƣ: quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ những tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện, yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Thứ hai, về thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, luận văn đã đi sâu vào phân tích các quy định và thực trạng thi hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ, cụ thể: Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ, qua đó thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của các quy định pháp luật cũng nhƣ công tác thi hành pháp luật về vận tải đƣờng bộ hiện nay. Thứ ba, về phƣơng hƣớng và giải pháp, luận văn đã đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay để từ đó tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đƣờng bộ ngày càng phát triển, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nhƣ vậy, với kết cấu và nội dung nhƣ trên, có thể nói luận văn đã đƣa ra vấn đề nghiên cứu sát với thực tiễn, đồng thời luận văn là căn cứ cho các nhà quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công an (2012), Thông tư số 29/2012/TT-BCA ngày 18 tháng 5 năm 2012 quy định về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô, xe máy chuyên dùng trong công an nhân dân, Hà Nội. 2. Bộ Giao thông vận tải (2008), Báo cáo về tổng kết 6 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội. 3. Bộ Giao thông vận tải (2012), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội. 4. Bộ Giao thông vận tải (2013), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội. 5. Bộ Giao thông vận tải (2014), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội. 6. Bộ Giao thông vận tải (2015), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội. 7. Bộ Giao thông vận tải (2016), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội. 8. Bộ Giao thông vận tải (2015), Đề án của về đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông, Hà Nội. 9. Bộ Giao thông vận tải (2009), Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá, Hà Nội. 10. Bộ Giao thông vận tải (2010), Thông tư số 21/2010/TT-BGTVT ngày 10 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và chở người, Hà Nội. 11. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định về xếp hàng trên xe ô tô, Hà Nội. 102 12. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá, Hà Nội. 13. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Hà Nội. 14. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hà Nội. 15. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hà Nội. 16. Bộ Giao thông vận tải – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015) Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25 tháng 5 năm 2015 hướng dẫn về vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải hành khách du lịch, Hà Nội. 17. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07 tháng 9 năm 2015 quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, Hà Nội. 18. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 63/2014/TT- BGTVTquy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hà Nội. 103 19. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Hà Nội. 20. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, Hà Nội. 21. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô, Hà Nội. 22. Bộ Giao thông vận tải (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, Hà Nội. 23. Bộ Giao thông vận tải (2016), Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông vận tải quản lý, Hà Nội. 24. Chính phủ (2009), Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người, Hà Nội. 25. Chính phủ (2014), Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Hà Nội. 26. Chính phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Hà Nội. 27. Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 28. Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nhà xuất bản Tƣ pháp. 29. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội. 104 30. Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hà Nội. 31. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 293/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, Hà Nội. 32. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, Hà Nội. 33. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 34. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (2016), Báo cáo về công tác bảo đảm an toàn giao thông quốc gia, Hà Nội. 35. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến tre (2015), Quyết định số 20/2015/QĐ- UBND ngày 08 tháng 9 năm 2015 quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Bến Tre. 36. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Quyết định số 442/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3160/2009/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_quan_ly_van_tai_duong_bo_o_viet_nam_hi.pdf