Phụ nữ là nguồn lực to lớn trong sự phát triển của nhân loại, đặc biệt trong chiến
lược xây dựng con người làm nền tảng cho tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc
gia, mỗi địa phương. Các nhà giáo dục, khoa học xã hội và các nhà hoạch định kinh tế -xã hội đều biết đến câu nói: nhìn vào trẻ em biết tương lai của một dân tộc. Nhưng rất ít
người biết rằng nhìn vào sức khoẻ, học vấn, trình độ chuyên môn,vị thế và đời sống của
phụ nữ ta có thể biết cả quá khứ, hiện tại và tương lai của một quốc gia. Chính vì thế
những nghiên cứu bước đầu của luận văn đã đi theo hướng nhấn mạnh nội dung sâu xa
của nhận định vừa có tính chiến lược, vừa thiết thực cụ thể nêu trên và khẳng định rằng
việc phát huy nguồn nhân lực nữ là đòi hỏi khách quan và cấp thiết của sự phát triển
kinh tế và tiến bộ xã hội.
96 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục phổ thông đến đào tạo đại học, sau đại học phải được ưu tiên và
đầu tư thoả đáng.
Hiện nay, Hà Nội không chỉ có mặt bằng dân trí cao so với cả nước mà còn đảm
bảo được sự cân bằng về giới trong giáo dục phổ thông. Đây là ưu thế của Hà Nội trong
việc tạo tiền đề nâng cao chất lượng các bậc học tiếp theo, là sự chuẩn bị quan trọng
nguồn nhân lực nữ cho tương lai. Phát triển giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng giáo
dục phổ thông là giải pháp cơ bản lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo Thủ đô.
Tuy nhiên, mục tiêu giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực nữ, không chỉ yêu cầu đảm
bảo trình độ văn hoá nền hết phổ thông trung học cho phụ nữ mà còn phải tạo điều kiện
cho phụ nữ đạt được trình độ chuyên môn ngành nghề phù hợp. Yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội thời kỳ CNH, HĐH Thủ đô đang đòi hỏi phải nhanh chóng khắc phục những
bất hợp lý trong cơ cấu trình độ của lao động nữ. Do vậy, đầu tư cho dạy nghề cần được
coi là khâu đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực nữ của Thành phố. Tỷ lệ lao động nữ
chưa qua đào tạo cao và hiện tượng thừa thầy thiếu thợ cần phải được khắc phục trước
tiên từ việc điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng mở rộng quy mô dạy nghề.
- Để phát triển hệ thống dạy nghề cả về quy mô và chất lượng đào tạo cần điều
chỉnh sự phân bổ cơ cấu ngân sách theo hướng ưu tiên so với đào tạo đại học, cao đẳng;
xã hội hoá hoạt động dạy nghề nhằm huy động nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho
lĩnh vực này; có các cơ chế, chính sách ưu tiên dạy nghề cho phụ nữ. Tăng cường công
tác hướng nghiệp cho nữ thanh niên ngay từ bậc phổ thông nhằm góp phần giảm tải và
tiết kiệm chi phí dự thi đại học, vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách về công nhân kỹ thuật của
các doanh nghiệp hiện nay. Muốn vậy, thành phố cần có chính sách ưu đãi đối với các
giáo viên dạy nghề và học sinh học nghề, tạo những cơ hội để học sinh học nghề có năng
lực, có điều kiện học lên cao và thăng tiến trong công việc, tôn vinh những người có tay
nghề giỏi.
- Bên cạnh việc đầu tư chiều sâu và dài hạn, cần tăng cường áp dụng hình thức đào
tạo theo nhu cầu trực tiếp của người sử dụng để vừa giải quyết khó khăn về kinh phí và
cơ sở đào tạo, vừa đảm bảo đúng nhu cầu sử dụng. Kết hợp đào tạo tại nơi làm việc với
đào tạo ngoài công việc. Thu hút sự tham gia tích cực của người sử dụng lao động nữ
trong việc lựa chọn loại hình đào tạo và cam kết thực hiện bình đẳng giới trong đào tạo,
việc làm.
Cùng với đào tạo nghề phổ thông cần tập trung thực hiện đào tạo lại và đào tạo
nghề dự phòng cho lao động nữ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bộ luật Lao
động nước ta đã quy định các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình
đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm người lao động nữ còn có
thêm nghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm
về cơ thể sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ. Cơ sở khoa học và thực tiễn cũng đã
cho thấy đầu tư đào tạo nghề dự phòng cho phụ nữ là một trong những khoản đầu tư cơ
bản, đầu tư cho tương lai, đầu tư cho việc bảo vệ và phát huy nhân tố con người trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, người lao động, người
sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội cần ưu tiên một cách đặc biệt. Nhà nước cần
ban hành các quy định cụ thể đối với người sử dụng lao động và khuyến khích lao động
nữ vươn lên, tự nguyện đề xuất nhu cầu tham gia đào tạo lại và đào tạo nghề dự phòng.
Thứ hai, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ KH - CN đội ngũ
cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý giỏi làm nòng cốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra vấn đề nguồn nhân lực nữ được đào tạo phải
phù hợp với trình độ khoa học - công nghệ, trình độ quản lý trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH. Một số lĩnh vực, một số ngành mũi nhọn sẽ tiếp tục được trang bị công nghệ
hiện đại tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tạo ra tốc độ tăng trưởng
cao. Thực trạng vừa thiếu, vừa hẫng hụt đội ngũ cán bộ nữ khoa học, cán bộ nữ lãnh đạo,
quản lý ở Hà Nội hiện nay rất bất cập với yêu cầu phụ nữ phải tham gia với số lượng và
chất lượng ngày càng cao vào nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, quản lý, lãnh
đạo. Việc đào tạo cán bộ nữ khoa học và quản lý cần quan tâm:
- Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, từ đó cụ thể hoá kế
hoạch, chỉ tiêu đào tạo cán bộ nữ gắn với quy hoạch cán bộ nữ, bổ sung, hoàn thiện chính
sách ưu đãi, hỗ trợ phụ nữ tham gia đào tạo.
- Cùng với đào tạo trong nước, cần lựa chọn phụ nữ có triển vọng đưa đi đào tạo
tại nước ngoài với số lượng cơ cấu, ngành nghề phù hợp, đặc biệt là những ngành, lĩnh
vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiến hành lựa chọn và đào tạo thông qua hoạt động thực tiễn nghiên cứu và ứng
dụng khoa học trong sản xuất, trong quản lý. Tính chất phức tạp của loại hình lao động
này đòi hỏi nữ cán bộ quản lý và chuyên gia phải có năng khiếu, phẩm chất tâm lý đặc
biệt. Đó là những yêu cầu về trình độ, năng lực, uy tín nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức
tốt được hình thành, bộc lộ và sàng lọc qua thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình rèn luyện,
thử thách, sàng lọc để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cần phải lấy thực tài làm trọng, nhưng còn
phải chú ý đúng mức đến những đặc điểm về giới của phụ nữ, không thể áp dụng một tiêu
chuẩn chung duy nhất để đánh giá năng lực của cán bộ nam và nữ.
- Quan tâm đào tạo cán bộ nữ lãnh đạo quản lý kinh tế, đảm bảo sự công bằng hợp
lý giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Hiện nay kỹ năng
lãnh đạo và quản lý của nữ chủ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thuộc thành
phần kinh tế ngoài nhà nước còn rất nhiều hạn chế. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tiếp
tục được khuyến khích phát triển, có nghĩa là các nữ chủ doanh nghiệp ngoài nhà nước
càng cần được đào tạo nâng cao năng lực và trình độ quản lý kinh tế.
Thứ ba, coi trọng công tác giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức - tinh thần của
lao động nữ Thủ đô
Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Hà Nội là phát triển toàn diện
chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời cũng là nhằm xây dựng, phát triển toàn diện con
người Thủ đô. Mục tiêu là xây dựng mẫu hình người Hà Nội: vững vàng về lập trường
cách mạng, kiên định về tư tưởng chính trị, có lòng tự hào, tâm huyết với Thủ đô, có tinh
thần chủ động, sáng tạo, sống thuỷ chung, có nghĩa có tình, giàu lòng yêu nước, vị tha,
trọng lẽ phải, giàu tình thương, giàu đạo lý làm người, có lối sống văn minh - thanh lịch -
hiện đại. Những phẩm chất đạo đức - tinh thần nói trên của người Hà Nội vừa góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nên động lực của cách mạng, đồng thời đáp ứng
mục tiêu cuối cùng của công cuộc CNH, HĐH Thủ đô là phát triển toàn diện con người.
Nâng cao phẩm chất đạo đức - tinh thần của người phụ nữ Thủ đô cũng không nằm ngoài
định hướng chung đó.
Để có được những người phụ nữ có phong cách sống tốt, có nhân cách, tinh thần
lao động phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ CNH, HĐH
đòi hỏi phải biết tiếp nhận, hình thành những giá trị mới đồng thời phát huy tốt những giá
trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức, tinh thần của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Hà
Nội.
Những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam cần kế thừa và
phát huy là cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo trong lao động, trung thực, vị tha,
tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, ý thức đoàn kết cộng đồng... Bên cạnh đó cần
coi trọng kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tiêu biểu của người phụ nữ Hà
Nội như coi trọng học vấn, sự tinh thông, tinh xảo trong lao động ngành nghề, sự thanh
tao, lịch lãm trong ứng xử, giao tiếp.
Những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới của Thủ đô và đất nước đang đòi hỏi
bên cạnh việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, thì cần định hướng hình
thành những phẩm chất mới như: năng động, sáng tạo, bản lĩnh để ứng phó những tình
huống mới liên tục xuất hiện trong xu thế cạnh tranh, giao lưu, hợp tác; đức tính tự tin,
tinh thần chủ động, dám nghĩ, dám làm đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng, nếp
sống văn minh, hiện đại, tác phong lao động linh hoạt, nhanh nhẹn ...
Phát huy những giá trị truyền thống, tiếp nhận những giá trị mới cần phải đi đôi
với việc loại bỏ những tâm lý, thói quen lạc hậu do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ như
chủ quan, bảo thủ, lề lối làm việc tuỳ tiện, thiếu tinh thần hợp tác tập thể, thụ động, đầu
óc tư lợi, gạt bỏ tàn dư của tư tưởng phong kiến như "trọng nam khinh nữ", tâm lý gia
trưởng độc đoán ở nam giới và mặc cảm, tự ti ở nữ giới... Đồng thời lại phải kiên quyết
đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc trong định hướng giá trị đạo đức, nhân cách của
một bộ phận phụ nữ trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường và sự du nhập
của văn hoá phương Tây như lối sống hưởng thụ, ích kỷ cá nhân, chạy theo lợi ích vật
chất mà chà đạp lên những giá trị tinh thần, làm tha hoá, băng hoại giá trị đạo đức của
phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Hà Nội.
Nâng cao phẩm chất đạo đức - tinh thần của người phụ nữ Hà Nội là một nội dung
rộng lớn, đòi hỏi trước hết phải tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô để xoá bỏ tận gốc cơ sở kinh tế của những tâm lý, thói
quen, lối sống lạc hậu của nền sản xuất nhỏ, tạo tiền đề xây dựng hình thành thói quen,
lối sống văn minh, hiện đại trong phụ nữ và nhân dân. Tuy nhiên, tính độc lập tương đối
của ý thức tư tưởng đòi hỏi việc nâng cao phẩm chất đạo đức - tinh thần của phụ nữ
không thể thụ động trông chờ vào sự phát triển kinh tế mà phải tiến hành đồng thời trên
lĩnh vực tư tưởng một cuộc đấu tranh tích cực nhằm xoá bỏ những tàn tích lạc hậu, giữ
gìn và phát huy những giá trị truyền thống, đồng thời kiên quyết khắc phục những biểu
hiện lệch lạc trong việc định hình những giá trị mới về đạo đức - tinh thần ở người phụ
nữ. Do vậy cần:
- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cho các tầng lớp phụ nữ Hà Nội,
nhất là truyền thống đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ
Hà Nội trong cả ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội, trong giáo dục phổ thông,
giáo dục chuyên nghiệp và hoạt động giáo dục của các ngành, các tổ chức xã hội
- Tạo ra các phong trào chính trị - xã hội - thực tiễn thu hút phụ nữ tham gia nhằm
xây dựng mẫu hình người phụ nữ Thủ đô thời kỳ CNH, HĐH, trọng tâm là phong trào"
Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo,xây dựng gia đình văn minh hạnh
phúc" phấn đấu đạt chuẩn mực Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang- Thanh lịch, các phong
trào phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình do Hội LHPN Thành phố Hà Nội phát động.
- Nêu gương người tốt - việc tốt của các tầng lớp phụ nữ Hà Nội trong các lĩnh
vực. Người tốt việc tốt chính là những con người có những phẩm chất cao quý trong lao
động sản xuất, trong sinh hoạt và học tập, là những tấm gương sáng về sự kết hợp giữa
hài hoà giữa ý chí kiên cường, lòng dũng cảm đức hi sinh, nghị lực sống và tài năng sáng
tạo không ngừng. Họ không chỉ thôi thúc mỗi người phụ nữ noi theo mà còn góp phần
thay đổi những nhận thức chưa đầy đủ về vị trí và vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã
hội.
- Tổ chức các lễ hội tôn vinh phụ nữ như Lễ hội Vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội,
Lễ hội Hai Bà Trưng, Lễ hội 8/3... nhằm tạo dư luận xã hội rộng rãi ủng hộ, khuyến khích
các hành động tích cực chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ đồng thời phê phán, loại bỏ
những hành vi tiêu cực, những phong tục tập quán, tâm lý, thói quen coi thường, hạ thấp
nhân phẩm của phụ nữ.
Tóm lại, những tác động nâng cao phẩm chất đạo đức - tinh thần của người phụ nữ
Thủ đô là phải nhằm tạo nên những thế hệ lao động nữ Thủ đô không chỉ giỏi về chuyên
môn, nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp mà còn kiên định về tư tưởng chính trị, có
lòng tự hào tâm huyết trách nhiệm với Thủ đô, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống
văn minh - thanh lịch - hiện đại, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của mình trên các lĩnh
vực của cuộc sống.
3.2.2.2. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ Hà Nội
Giải pháp chung của Thành phố trong nâng cao thể lực nguồn nhân lực là cải thiện
điều kiện dinh dưỡng, nhà ở và môi trường sống. Nội dung chủ yếu là giảm nhanh, tiến
tới xoá bỏ tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ có thai, tăng khẩu phần dinh
dưỡng cho nhân dân, tăng cường tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích lối
sống lành mạnh, tác phong làm việc khoa học, thực hiện công tác theo dõi và chăm sóc
sức khoẻ định kỳ cho người lao động, đầu tư nâng cấp, cải thiện môi trường sống của
nhân dân.
Thể lực phụ nữ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội, việc chăm sóc
sức khoẻ phụ nữ liên quan đến rất nhiều yếu tố, song, trước mắt cần tập trung nâng cao
thể lực của phụ nữ với hai nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và sức khoẻ trẻ vị thành niên. Thành phố cần
tập trung củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là ở các huyện ngoại thành và quận mới
thành lập. Công tác chăm sóc sức khoẻ ở các lứa tuổi và chữa bệnh kịp thời cho phụ nữ
cần được đưa thành một trong các nội dung hoạt động của y tế cơ sở. Tăng cường tuyên
truyền chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ nông dân, có các biện pháp hỗ trợ phụ nữ nghèo
trong tiếp cận các dịch vụ y tế. Tập trung cho công tác tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ
sinh sản cho đối tượng nữ thanh thiếu niên và bình đẳng giới trong chương trình dân số
và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ nạo hút thai, tăng tỷ lệ nam giới sử dụng các biện
pháp kế hoạch hoá gia đình.
Thứ hai, tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho lao động nữ. Đẩy
mạnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra việc thực hiện các chính sách đối với lao
động nữ, đặc biệt là các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội. Công tác an toàn, vệ sinh
lao động ở các doanh nghiệp cần được đưa thành một tiêu chuẩn đối với việc thành lập
hoặc mở rộng sản xuất, đặc biệt chú ý ở các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ.
Nâng cao nhận thức cho lao động nữ về quyền và trách nhiệm đối với bảo vệ sức khoẻ và
thực hiện các quy định về bảo hộ lao động.
Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ phải kết hợp với tuyên truyền xây dựng lối sống
lành mạnh, chăm lo đến các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí cho phụ nữ và bảo vệ
môi trường sống đặc biệt là trong giai đoạn Hà Nội đẩy mạnh CNH, HĐH. Sự phát triển
bền vững đòi hỏi phải ngăn chặn tận gốc tình trạng gây ô nhiễm môi trường, mà trước hết
là nguồn nước và không khí.
3.2.3. Nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ, xác lập đồng bộ cơ chế thực
hiện bình đẳng giới nhằm phát huy quyền làm chủ của phụ nữ Thủ đô
Dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, gắn liền với bình đẳng và
công bằng xã hội. Nó gắn liền quyền lợi với nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm, cá nhân với
cộng đồng. Do đó, xét về bản chất, dân chủ đảm bảo cho mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật và có cơ hội phát triển như nhau. Vì vậy, dân chủ và phát huy dân chủ có vai trò to
lớn trong việc phát huy nguồn lực con người, là động lực tinh thần to lớn phát huy tiềm năng
của từng cá nhân và cộng đồng xã hội cho sự phát triển xã hội. Đối với việc phát huy nguồn
nhân lực nữ thì việc nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ, đảm bảo thực hiện bình đẳng
giới là trung tâm điểm của việc phát huy vai trò làm chủ của phụ nữ.
Giải phóng phụ nữ, đấu tranh vì bình đẳng giới là sự nghiệp của toàn xã hội,
nhưng trước hết phải là sự nghiệp của bản thân phụ nữ. V.I. Lênin đã từng chỉ ra rằng:
Phụ nữ chỉ được giải phóng, được phát triển khi họ tự nhận thức được vị trí, vai trò của
mình, và có quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy; việc giải phóng lao động nữ phải
là việc của bản thân phụ nữ. Phát huy ý thức tự giác, nâng cao tính tích cực xã hội của
phụ nữ cũng là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ.
Trong bối cảnh hiện nay: xã hội còn nhiều định kiến với phụ nữ, công cuộc đổi mới đất
nước và Thủ đô lại đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân
lực nữ thì phụ nữ lại càng phải không ngừng phấn đấu, vươn lên để tự giải phóng mình.
Trước hết là giải phóng khỏi những thiên kiến cũ để nhận thức đúng về vị trí, vai trò của
mình trong gia đình và xã hội, đồng thời phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực, trình
độ về mọi mặt để có một nền tảng tri thức vững chắc có thể chủ động, tự tin giải quyết các
vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội. Sự nghiệp đổi mới đất nước và Thủ đô đã tạo điều
kiện và đòi hỏi phụ nữ phát huy ý thức, ý chí, khả năng của cá nhân cho sự phát triển của
cộng đồng. Tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội, vai trò của phụ nữ không chỉ được
phát huy mà hơn thế nữa họ được hoàn thiện chính bản thân mình. Tâm lý tự ti, mặc cảm của
phụ nữ chắc chắn sẽ dần được khắc phục nếu họ được tham gia vào một môi trường hoạt
động giàu tính năng động, sáng tạo, luôn có sự giao lưu đa chiều, tôn trọng nhu cầu, khả
năng và nguyện vọng của mỗi cá nhân.
Bình đẳng giới vừa là vấn đề cơ bản về quyền con người vừa là yêu cầu về sự
phát triển công bằng và bền vững. Có thể khẳng định Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
ta luôn coi trọng quyền bình đẳng nam - nữ. Cả bốn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và
1992 đều khẳng định quyền dân chủ của phụ nữ, khẳng định phụ nữ có quyền bình đẳng
với nam giới và được tham gia vào mọi công việc, lĩnh vực của đời sống xã hội. Quan
niệm cần phải coi trọng cống hiến to lớn của phụ nữ cho xã hội dần dần được thừa nhận
không chỉ trong chính sách, trong văn bản pháp luật mà đang trở thành một quan niệm
sống, một nội dung trong ý thức xã hội. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã
hội so với nam giới hiện nay không chỉ đòi hỏi việc đổi mới, hoàn thiện nội dung các
chính sách, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới mà quan trọng hơn là phải thiết lập
đồng bộ cơ chế bình đẳng giới trong các mối quan hệ từ trong gia đình và xã hội. Việc
nhìn nhận, đánh giá và hành động trên cơ sở tôn trọng như nhau các đặc điểm của hai
giới sẽ góp phần xác lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển của phụ nữ, tạo nên
những động lực kích thích khả năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ và sự cống hiến
nhiều hơn nữa của phụ nữ cho sự phát triển xã hội.
Trong gia đình: cơ chế thực hiện bình đẳng về thực chất là tạo ra môi trường dân
chủ với sự phân công lao động hợp lý căn cứ vào khả năng, thể lực, trí lực của từng thành
viên. Các thành viên trong gia đình đều có quyền và nghĩa vụ bàn bạc, xây dựng, đóng
góp sức lực cho cuộc sống gia đình và có quyền nhận lại ở gia đình những quyền lợi về
vật chất và tinh thần mà gia đình có được nhờ sự nỗ lực chung của mọi thành viên. Hiện
nay, bình đẳng giới trong gia đình ở Hà Nội không chỉ dừng lại ở việc xoá bỏ những định
kiến bảo thủ lạc hậu đối với phụ nữ mà quan trọng hơn là phải bằng những hành động
thiết thực tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ thông qua việc tiếp cận với giáo dục
- đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, chống tệ bạo hành,
buôn bán phụ nữ, các tệ nạn xã hội từ trong gia đình. Khuyến khích nam giới tham gia
vào công việc nội trợ và chăm sóc gia đình, coi đây là biện pháp lâu dài và bền vững để
Hà Nội phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng của nguồn nhân lực nữ.
Trong lĩnh vực xã hội: tạo các điều kiện, cơ chế tiến tới cân bằng vị trí giữa phụ nữ
và nam giới. Thực tế đã cho thấy các định kiến sẽ dễ thay đổi hơn khi cả hai giới trải qua
quá trình tương tác trong điều kiện, địa vị bình đẳng, trong môi trường công việc áp dụng
các chuẩn mực, chính sách hoặc biện pháp tích cực. Công bằng giới với tư cách là
nguyên tắc quản lý sự phát triển xã hội cần được thể hiện trong lĩnh vực kinh tế (của cải,
thu nhập, việc làm), trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội (quyền quản lý, quyền sở
hữu, tiếp cận giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí..) Nguyên tắc này trước hết cần quán triệt
trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và trong các yếu tố của cơ chế, con đường thực
hiện chính sách phát triển.
Để thực hiện hiệu quả việc nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ và cơ chế
bình đẳng giới trong gia đình và xã hội:
Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức về giới cho toàn xã hội.
Thực hiện việc tuyên truyền, đào tạo, phổ cập kiến thức về giới cho mọi đối tượng
nhân dân, trong đó cần tăng cường cung cấp căn cứ, kết quả nghiên cứu về giới và giới
tính để thay đổi những định kiến chưa chính xác và không phù hợp với sự phát triển của
phụ nữ. Đào tạo về giới cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt nhằm cải thiện hơn nữa sự vận
dụng kiến thức giới trong việc xây dựng các chương trình kế hoạch thúc đẩy sự tiến bộ và
phát triển của phụ nữ.
Thứ hai, thực hiện nghiêm luật pháp, chính sách về bình đẳng nam nữ, bổ sung, hoàn
thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến bình đẳng giới.
Thực tế đã cho thấy công tác truyền thông chiếm ưu thế và có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của xã hội. Song, để các mối quan hệ xã hội giữa
nam và nữ ngày càng tiến bộ hơn thì việc thực hiện nghiêm các luật pháp liên quan đến quyền
bình đẳng nam nữ là điều kiện cần thiết và tất yếu tạo ra sức mạnh định hướng dư luận xã hội.
Thực hiện tốt các luật pháp, chính sách về bình đẳng nam nữ đồng thời phải bổ sung và không
ngừng hoàn thiện các luật pháp, chính sách tác động đến sự phát triển toàn diện của phụ nữ
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Xu thế phát triển hiện nay đang đòi
hỏi sớm ban hành Luật Bình đẳng giới để điều chỉnh các hành vi bất bình đẳng trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế - lao động, văn hoá - xã hội và gia đình. Việc ra đời của bộ luật này sẽ tạo
ra hành lang pháp lý và môi trường đồng bộ cho sự tham gia bình đẳng của cả nam giới và phụ
nữ trong quá trình phát triển
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến trong hoạt động của hệ thống chính
trị đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phụ nữ, kịp thời đề ra chủ trương chính sách đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát huy
vai trò của phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới; nâng cao năng lực của Nhà nước trong
việc thể chế hoá các chủ trương đường lối của Đảng về giải phóng phụ nữ, tổ chức thực
hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ đảm bảo sự bình đẳng giới; phát huy
vai trò trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cấp chính
quyền và gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Hội phụ nữ các cấp là tổ chức đại diện, bảo vệ chăm lo cho quyền, lợi ích chính
đáng và hợp pháp của phụ nữ, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh chính trị -xã hội của phụ nữ.
Nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội là phải tập hợp và phát huy cao độ tính năng động,
nhiệt tình sáng tạo của phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, khơi dậy động
lực tinh thần của phụ nữ, tạo thành niềm tin, ý chí và nghị lực của phụ nữ qua các phong
trào hành động cách mạng. Do đó, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp
hội thì một mặt cần hướng vào giải quyết các nhu cầu bức xúc của phụ nữ, nâng cao chất
lượng lao động nữ, mặt khác cần tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ nhằm phát huy vai trò làm chủ của phụ
nữ trong gia đình và xã hội.
Tóm lại, việc phát huy vai trò làm chủ của phụ nữ phụ thuộc rất lớn vào sự thay
đổi trong nhận thức và hành động vì sự bình đẳng giới của các cấp, các ngành, các tổ
chức, các gia đình, của mỗi cá nhân nam cũng như nữ. Nếu tư tưởng trọng nam khinh
nữ" - nguyên nhân tạo sự bất bình đẳng nam nữ chỉ là sản phẩm đơn thuần của cơ sở kinh
tế - xã hội, của hệ tư tưởng Nho giáo thì việc xoá bỏ nó chắc chắn không quá khó khăn,
song vấn đề là người ta có thể thông suốt về tư tưởng, nhưng tâm lí và thói quen cũ thì
chưa thể xoá bỏ ngay được, hơn nữa đó lại là thói quen hàng nghìn năm để lại. Đấu tranh
vì quyền bình đẳng của phụ nữ là một công việc mang ý nghĩa nhân văn cao cả; nó không
chỉ đòi hỏi kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc mà cả sự kiên trì bền bỉ cũng như nỗ lực chung
của toàn xã hội, của nam giới và phụ nữ.
3.2.4. Phát huy ưu thế trung tâm khoa học - thông tin - Thủ đô tăng cường
công tác nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội
Trong xu thế phát triển với tốc độ đô thị hoá và hội nhập ngày càng lớn, nguồn
nhân lực nữ của Thủ đô không thể nằm ngoài mối quan hệ với nguồn nhân lực của cả
nước, lại càng không thể nằm ngoài quá trình tương tác xét dưới góc độ giới của nguồn
nhân lực nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu, dự báo thường xuyên nguồn nhân lực nữ
của Hà Nội trong mối quan hệ với nguồn nhân lực của cả nước và nguồn nhân lực nam là
một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài.
Xét dưới góc độ giới cho thấy việc phân bố nhân lực nữ vào các ngành nghề khác
nhau hiện nay chịu sự chi phối chủ yếu của quy luật cung - cầu. ở đây, việc nghiên cứu,
dự báo sự phát triển và biến động của thị trường lao động gắn với nguồn nhân lực nữ là
rất quan trọng. Cho đến nay, công tác dự báo lao động nếu có mới chỉ được tiến hành
chung mà chưa tính đến những xu hướng cụ thể của lao động nữ, do vậy việc thiếu những
thông tin liên quan trực tiếp đến lao động nữ không chỉ hạn chế sự chủ động của phụ nữ
trong việc chọn lựa việc làm phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể mà còn là một khó
khăn lớn cho việc đảm bảo sự bình đẳng giới trong việc hoạch định các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng một
cách khoa học để việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực hợp lý
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bình đẳng giới là hết sức quan
trọng. Vì vậy, công tác nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô phải đảm bảo:
- Nghiên cứu, dự báo các yếu tố tác động và xu thế biến đổi nguồn nhân lực nữ ở
Hà Nội.
- Nghiên cứu, dự báo được cung - cầu nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng,
cơ cấu trong từng giai đoạn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô làm cơ sở
cho kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ, tránh được những biến động lớn về nguồn nhân
lực bất lợi cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thủ đô.
- Nghiên cứu dự báo, nguồn nhân lực và nguồn nhân lực nữ trong mối quan hệ với
nguồn nhân lực cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch chủ động thu hút
lao động di chuyển vào Hà Nội.
Lao động nói chung và lao động nữ nói riêng di chuyển vào Hà Nội là xu hướng
tất yếu khách quan của quá trình đô thị hoá. Ngăn cản dòng di dân này bằng những quy
định nghiêm ngặt trong quản lý hành chính đối với người nhập cư là không hiệu quả và
không phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nhưng để mặc các dòng
di dân và di chuyển lao động tự do vào thành phố sẽ gây áp lực rất lớn đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của Hà Nội. Thừa nhận thực tế khách quan của kinh tế thị trường và
quyền tự do di chuyển của công dân, đồng thời có các biện pháp linh hoạt trong quản lý
sẽ kết hợp hài hoà giữa dân chủ hoá về quyền di chuyển với việc chủ động điều tiết các
dòng nhập cư. Điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa công tác
nghiên cứu, dự báo và công tác quản lý đô thị và quản lý xã hội.
áp dụng các biện pháp chủ động để thu hút bố trí sắp xếp lao động di chuyển đến
Hà Nội theo nhu cầu của thị trường lao động là cần thiết như: tăng cường và phát triển hệ
thống thông tin thị trường lao động, điều chỉnh hợp lý các dòng nhập cư theo hướng hạn
chế tối đa tới khu vực nội thành, hướng các dòng di dân và di chuyển lao động nữ tới các
khu phát triển mở rộng đã được quy hoạch. Chủ động trong việc thu hút lao động nữ di
chuyển vào thành phố còn phải được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực vùng và cả nước, tạo ra sự phân
công, hợp tác, phát triển có kế hoạch giữa Hà Nội và các địa phương trong cả nước.
Kết luận
Nguồn nhân lực ngày càng trở thành nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa quyết định
trong hệ thống các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trên bình diện quản lý vĩ mô đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, sự cần thiết phải quán triệt quan điểm
con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đã chứng minh tính đúng
đắn của học thuyết Mác - Lênin coi con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể
sáng tạo lịch sử.
Phụ nữ là nguồn lực to lớn trong sự phát triển của nhân loại, đặc biệt trong chiến
lược xây dựng con người làm nền tảng cho tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc
gia, mỗi địa phương. Các nhà giáo dục, khoa học xã hội và các nhà hoạch định kinh tế -
xã hội đều biết đến câu nói: nhìn vào trẻ em biết tương lai của một dân tộc. Nhưng rất ít
người biết rằng nhìn vào sức khoẻ, học vấn, trình độ chuyên môn,vị thế và đời sống của
phụ nữ ta có thể biết cả quá khứ, hiện tại và tương lai của một quốc gia. Chính vì thế
những nghiên cứu bước đầu của luận văn đã đi theo hướng nhấn mạnh nội dung sâu xa
của nhận định vừa có tính chiến lược, vừa thiết thực cụ thể nêu trên và khẳng định rằng
việc phát huy nguồn nhân lực nữ là đòi hỏi khách quan và cấp thiết của sự phát triển
kinh tế và tiến bộ xã hội.
Phụ nữ Hà Nội đã và đang góp phần làm cho những thành tựu kinh tế thu được
ngày một to lớn hơn, những thay đổi trong đời sống xã hội tiếp tục diễn ra ngày một tốt
đẹp hơn. Song, những vấn đề đặt ra trước mỗi người phụ nữ về sự bất cập giữa năng lực
và yêu cầu, giữa trách nhiệm và quyền hạn, giữa đóng góp và hưởng thụ, giữa công việc
gia đình và công tác xã hội cũng ngày càng trở nên gay gắt.
Do vậy, phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong quá trình
phát huy nguồn nhân lực nữ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn đối với sự
nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội lâu bền ở nước ta nói chung và Hà Nội nói
riêng. Những số liệu và lập luận trình bày trong luận văn về thực trạng phát huy nguồn
nhân lực nữ ở Hà Nội chủ yếu nói tới những mặt chưa được, những hạn chế cần khắc
phục. Điều đó không có nghĩa là xem nhẹ những thành tựu mà trái lại, càng làm nổi bật ý
nghĩa sâu xa những mặt tốt đẹp của công cuộc đổi mới trong việc ngày càng cải thiện địa
vị xã hội của phụ nữ và công bằng xã hội. Phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
Một là: Đổi mới chính sách sử dụng lao động nữ, giải quyết tốt việc làm phù hợp
đặc điểm lao động nữ Hà Nội.
Hai là: Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tăng cường chăm sóc sức khoẻ
cho phụ nữ tạo điều kiện phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội
Ba là: Nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ, xác lập đồng bộ cơ chế thực hiện
bình đẳng giới nhằm phát huy quyền làm chủ của phụ nữ Thủ đô.
Bốn là: Phát huy ưu thế trung tâm khoa học - thông tin - Thủ đô tăng cường
nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội
Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội
hiện nay là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cần được đầu tư
nghiên cứu toàn diện, lâu dài. Trong điều kiện nghiên cứu hiện nay, tác giả luận văn chưa
thể đi sâu khai thác mọi khía cạnh của vấn đề mà mới chỉ dừng lại ở những nội dung lớn
mang tính gợi mở, có ý nghĩa phương pháp luận bước đầu để làm cơ sở cho hướng
nghiên cứu tiếp theo.
Danh mục công trình của tác giả
1. Phạm Thị Thanh Hương (2005), Quan niệm của Ph.Ăngghen về giải phóng phụ nữ
trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", Tạp chí
Khoa học xã hội, (03/79) Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.23-29.
2. Phạm Thị Thanh Hương (2005), Những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực nữ
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội", Tạp chí Nghiên cứu con người,
(4/19), Viện Nghiên cứu con người, tr.15-20.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Vân Anh (2003), “Việc làm của phụ nữ Hà Nội”, Khoa học về phụ nữ, (2),
tr.3-12.
2. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội.
3. Phùng Thị Kim Anh (2004), Các quan niệm nửa đầu thế kỷ XX về việc phụ nữ tham gia lao
động xã hội", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.32-40.
4. Ban Nữ công Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Phát huy nguồn lao
động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.
5. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (2000), Tổng quan: Đưa
vấn đề giới vào phát triển, Hội thảo Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1999), Thực trạng lao động việc làm 1996 -
2000, Nxb Thống kê, Hà Nội
7. Vũ Minh Chi (2004), Nghiên cứu giáo dục, con người và nguồn nhân lực Việt
Nam trên con đường phát triển và hội nhập", Tạp chí Nghiên cứu Con người,
(5/14), tr.38-43.
8. Tô Xuân Dân (2001), “Nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội bước sang thế kỷ XXI”, Tạp
chí Lao động và xã hội, (171), tr.10-15.
9. Ngô Tuấn Dung (2003), Định kiến giới nhìn từ góc độ tâm lí xã hội", Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, (6), tr.16-24.
10. Vũ Kim Dung (2005), Đánh giá thực trạng bình đẳng giới - Cơ sở xây dựng Luật
Bình đẳng giới ở Việt Nam", Thông tin Phụ nữ và tiến bộ, (2/43), Uỷ ban
Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
11. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế",
Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr.25-30.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đỗ Đức Định - Trần Lan Hương (2003), “Toàn cầu hoá - Cơ hội và thách thức đối
với phụ nữ các nước đang phát triển và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học về phụ
nữ, (6), tr.25-30.
15. Trương Thị Bích Hà (2002) “Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức”, Tạp chí
Quản lý Nhà nước, (3), tr.24-26.
16. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Lê Thị Vân Hạnh (2005), Về việc phát triển chức nghiệp của phụ nữ những vấn đề
đặt ra", Thông tin khoa học xã hội, (1), Viện Thông tin khoa học, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam.
18. Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
19. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2002), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá VIII tại Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn
quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2002 – 2007.
20. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội (2001), Báo cáo của Ban Chấp hành Hội
Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội khoá XI tại Đại hội đại biểu phụ nữ thành
phố Hà Nội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2001 - 2006.
21. Lê Ngọc Hùng (1999), Công bằng xã hội và hội nhập xã hội đối với phụ nữ: Một
số vấn đề thực tiễn và phương pháp tiếp cận", Tạp chí Khoa học về phụ nữ,
(4), tr.14-20.
22. Nguyễn Linh Khiếu (chủ biên) (1999), Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo.
Kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. C. Mác (1984), Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. C.Mác - Ph. Ăngghen (1981), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Dương Thị Minh (2003), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ hiện nay, Luận
án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (1969), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.
33. Nguyễn Chí Mỳ (2004) "Phát triển nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá", Thủ đô Hà Nội 50 năm nhìn lại,
34. Phạm Thành Nghị (2004), Bối cảnh văn hoá và quản lý nguồn nhân lực", Tạp chí
Nghiên cứu con người, (4/13), tr.32-40.
35. Nguyễn Tín Nhiệm - Phan Thị Thanh (2002), Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác
định nghề đào tạo dự phòng cho lao động nữ", Tạp chí Khoa học về phụ nữ,
(4), tr.23-31.
36. Nguyễn Thị Tú Oanh (1999), Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
37. Trần Thị Quế (1995), “Đổi mới kinh tế và vấn đề giới trong sự phát triển kinh tế -
xã hội”, Kinh tế Việt Nam: Đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
38. Bùi Thị Kim Quỳ (1996), “Quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (2), tr.6-
7.
39. Phạm Minh Thảo (2001), Dự báo xu thế phụ nữ thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội.
40. Lê Thi - Chủ biên (1991), Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa .vị
người phụ nữ hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Lê Thi (1993), Vài suy nghĩ về phương pháp luận tiếp cận việc nghiên cứu người phụ
nữ và vai trò của giáo dục gia đình trong sự phát triển nguồn nhân lực, Trung
tâm khoa học về Gia đình - Phụ nữ, Hà Nội.
42. Lê Thi (1996), “Làm thế nào để người phụ nữ trở thành chủ thể trong quá trình đổi mới
đất nước hiện nay”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tr.1-4.
43. Lê Thi (2004), "Nghiên cứu về người phụ nữ, về vấn đề giới và sự tham gia của các
khoa học xã hội nhân văn Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Con người, (5/14),
tr.52-58.
44. Lê Trọng - Nguyễn Minh Ngọc (2001), “Lao động nữ ra thành phố cư trú tự do tìm
việc làm: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (2), tr.44-49.
45. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Thiềng (2001), "Hiện trạng bình đẳng nam nữ về việc làm, thu nhập và vị trí
chính trị ở nước ta", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (10), tr.28-34.
47. Trần Thị Thu (2002), Tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
48. Vương Thị Bích Thuỷ (2003), Dân chủ hoá tạo môi trường và động lực cho sự phát
triển cá nhân và xã hội", Tạp chí Triết học, (8/147), tr.13-17.
49. Trung tâm Nghiên cứu khoa học về lao động nữ và Văn phòng Lao động quốc tế
Giơnevơ (1998), Quyền lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội.
50. Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và Gia đình (1995), Gia đình và địa vị
người phụ nữ trong xã hội - Cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
51. Trần Văn Tùng - Lê ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới
và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2002), Báo cáo
đề tài Thực trạng vấn đề giới và định hướng các giải pháp vì sự tiến bộ của
phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005.
53. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2005), Báo cáo tình
hình hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2005.
54. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2001), Phát
triển nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
55. Uỷ ban Quốc gia các vấn đề xã hội của Quốc hội (1995), Vai trò giới và nguồn
nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
56. Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2004), Hướng dẫn lồng ghép
giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Dự án VIE 01 - 015 - 01 Giới
trong chính sách công".
57. Lê Ngọc Văn (2005), Một số quan điểm của lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu
gia đình", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1), tr.20-25.
58. Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phụ lục
Phụ lục 1
Dân số hà nội theo giới tính
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Dân số trung bình (1000
người)
2675,2 2756,3 2839,4 2926,6 3007,5 3082,8
Trong đó:
Nữ (1000 người) 1338,6 1377,2 1417,7 1463,4 1502,2 1540,3
Tỉ lệ nữ so với tổng dân số
(%)
50,04 49,97 49,93 50,01 49,95 49,96
Nam (1000 người) 1336,6 1379,1 1421,7 1463,2 1505,3 1542,5
Tỉ lệ nam so với tổng dân
số (%)
49,96 50,03 50,07 49,99 50,05 50,04
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2004 và Số liệu thống kê giới của Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2005.
Phụ lục 2
Quy mô Dân số và lực lượng lao động Hà Nội
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000
1. Dân số trung bình 2.395.9
00
2.467.2
00
2.420.2
00
2.672.1
22
2.734.7
00
2. Lực lượng lao động 1.135.5
68
1.137.3
64
1.162.3
35
1.336.3
96
1.353.5
18
% lực lượng lao động/dân số
trung bình
47,40 46,10 48,03 50,01 49,49
Trong đó: lực lượng lao động
nữ
576.20
4
672.37
3
583.19
4
632.71
0
682.71
9
% lực lượng lao động nữ so với
lực lượng lao động
50,74 50,32 50,17 47,34 50,44
Lực lượng lao động nam 559.36
4
564.99
1
579.14
1
703.68
6
670.79
9
% lực lượng lao động nam so
với lực lượng lao động
49,26 49,68 49,83 52,66 49,56
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm từ năm 1996 - 1999 và kết quả tổng hợp
điều tra lao động việc làm năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội năm 1997, 1998, 1999,
2000.
Phụ lục 3
Cơ cấu lực lượng lao động nữ Hà Nội theo nhóm tuổi
Đơn vị tính: người, %
Năm Chỉ tiêu
Tổng
số
Trong đó
15 - 14 25 - 34 35 - 44 45 - 54
55 -
59
60+
1997
Số lượng
% so
tổng số
572373
100
106292
18,57
154903
27,06
181006
31,62
87973
15,37
19232
3,36
22967
4,01
1998
Số lượng
% so
tổng số
583194
100
85230
14,61
151914
26,05
202542
34,73
101180
17,35
18220
3,12
24108
4,13
1999
Số lượng
% so
tổng số
632710
100
92484
14,62
176613
27,91
215218
34,02
106626
16,85
18223
2,88
23546
3,72
2000
Số lượng
% so
tổng số
682719
100
110861
16,23
194526
28,49
211756
31,01
120887
17,70
19559
2,86
25130
3,68
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm các năm 1997, 1998, 1999, 2000. Nxb
Thống kê, Hà Nội năm 1998, 1999, 2000, 2001.
Phụ lục 4
số người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế của hà nội chia theo giới tính và
trình độ chuyên môn kỹ thuật
(Đơn vị tính: %)
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm năm 1997 - 1999 và kết quả tổng hợp điều
tra lao động việc làm năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội.
Phụ lục 5
Lực lượng lao động nữ Hà Nội có việc làm thường xuyên
theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: người, %
Năm
Giới
tính
Tổng
số
Trong đó
Không
có
chuyên
môn
kỹ
thuật
Sơ
cấp
Công
nhân
kỹ
thuật
có
bằng
Công
nhân kỹ
thuật
không
có bằng
Trung
học
chuyên
nghiệp
Cao
đẳng,
đại
học
Trên
đại
học
1997
Nam 100,0 55,94 2,82 11,16 8,64 6,02 14,7 0,64
Nữ 100,0 69,11 4,54 3,9 5,26 9,37 12,07 0,16
1998 Nam 100,0 52,54 1,43 10,65 7,7 7,15 19,36 1,15
Nữ 100,0 60,91 2,98 3,48 5,54 10,94 15,55 0,61
1999 Nam 100,0 53,67 2,6 11,5 8,58 6,58 16,7 0,34
Nữ 100,0 64,5 3,68 3,71 3,81 10,4 13,72 0,18
2000 Nam 100,0 51,1 2,86 11,52 4,49 10,9 19,09
Nữ 100,0 60,44 2,15 3,12 5,22 11,78 17,29
Lực lượng lao động nữ Hà Nội
có việc làm thường xuyên
Năm
Trong đó
Tổng số
Nhà
nước
Ngoà
i nhà
nước
Nước
ngoài
Hỗn
hợp
Năm
1996
Số lượng việc làm 557462 1523
38
2438
70
6601 1546
53
% so với tổng số 100 27,33 43,75 1,18 27,74
Năm
1999
Số lượng việc làm 599829 1922
42
3927
29
6310 8548
% so với tổng số 100 32,05 65,47 1,05 1,43
Năm
2000
Số lượng việc làm 634198 1973
37
4148
86
8900 1307
5
% so với tổng số 100 31,12 65,42 1,4 2,06
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm năm 1996, 1987, 1999 và kết quả tổng hợp
điều tra lao động việc làm năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội.
Phụ lục 6
Thất nghiệp của lực lượng lao động hà nội
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1996
Năm
1999
Bình
quân
năm
1996 -
2000
Dân số trung
bình
Người
2.395.
900
2.467.
200
2.539.
400
2.602.
122
2.734.
700
2.547.
864
Lực lượng lao
động
Người
1.135.
568
1.137.
364
1.162.
335
1.336.
396
1.353.
518
1.225.
040
Trong đó: - Lực
lượng lao động
có việc làm
-Thất
nghiệp
Người
1.083.
302
1.078.
341
1.099.
907
1.263.
140
1.281.
683
1.161.
275
% 95,39 94,83 94,35 94,73 94,69 94,80
Người 52.266 58.832 62.228 73.256 71.835 63.683
% 4,51 5,17 5,65 5,27 5,31 5,20
Thất nghiệp
theo khu vực:
+ Thành thị
+ Nông thôn
% 7,52 8,39 8,86 8,64 7,76 8,23
% 1,64 1,79 1,88 1,33 2,50 1,83
Theo giới tính:
+ Nam % 5,70 6,27 5,87 5,82 5,41 5,81
+ Nữ % 3,47 4,28 5,46 4,84 5,20 4,65
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Thực trạng lao động việc làm các
năm 1996 - 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội.
Phụ lục 7
Kết quả thực hiện kế hoạch hành động
vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà nội (Tính đến 31/3/2005)
ST
T
Mục tiêu, chỉ tiêu Đơn vị
Kế hoạch
xây dựng
đến 2005
Thực
hiện đến
31/3/
2005
I
Mục tiêu: Thực hiện quyền bình đẳng của
phụ nữ trong lĩnh vực lao động - việc làm
1.
Đạt tỷ lệ LĐ nữ trong tổng số (TS) người
được tạo việc làm mới
% 50 54,9
2.
Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ nữ ở khu vực
nông thôn
% 88 86,5
3.
Tỷ lệ thất nghiệp của LĐ nữ ở khu vực thành
thị
% 5,5 - 6 6,52
4.
Số hộ nghèo do PN làm chủ được vay vốn từ
chương trình xoá đói giảm nghèo
% 85 100
- Số PN trong TS người được vay vốn tín
dụng
% 60 60
II
Mục tiêu: Thực hiện các quyền bình đẳng
của PN trong lĩnh vực giáo dục
1. Số PN được xoá mù chữ ở độ tuổi dưới 40 % 95 - 100 95
2.
Tỷ lệ nữ trong TS người được đào tạo trên đại
học
% 40 48
3. Phổ cập trung học phổ thông và tương đương % 70 70
4. Tỷ lệ LĐ nữ qua đào tạo % 38 38
- Trong đó đào tạo nghề % 30 30
5.
Tỷ lệ nữ cán bộ công chức được đào tạo về
chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ
% 40 47,7
III
Mục tiêu: Thực hiện các quyền bình đẳng
của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ
1. Tuổi thọ trung bình của PN Tuổi 75 75
2. Tỷ lệ PN được tiếp cận với dịch vụ y tế % 95 - 100 97
3. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần % 100 98,6
ST
T
Mục tiêu, chỉ tiêu Đơn vị
Kế hoạch
xây dựng
đến 2005
Thực
hiện đến
31/3/
2005
4.
Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản Người/
vạn
người
13-
12/100.000
12,6/10
0.000
5. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi % 13,5 14,7
6.
Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân (dưới
2.500g)
% 5 5,3
IV
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của PN trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội
1.
Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng thuộc nhiệm
kỳ Đại hội Đảng X
- Thành phố
% 15
15 (ĐH
IX)
- Quận, Huyện
% 25
20,2
(nt)
- Xã, phường, thị trấn
% 25
21
(nt)
2.
Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ
2004 - 2009
- Thành phố % 28 31,58
- Quận, Huyện % 40 31,68
- Xã, phường, thị trấn % 30 29,10
3.
Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị ở TP và địa phương
có nữ tham gia ban lãnh đạo
% 50 37
4
Các tổ chức y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội và
DN với 30% lực lượng LĐ nữ trở lên có nữ
tham gia ban lãnh đạo
% 100
94
(chưa
tính số
đơn vị
ngoài
QD)
V
Mục tiêu: Tăng cường năng lực hoạt động vì
sự tiến bộ của phụ nữ
1.
Thành lập ban, tiểu ban VSTB của phụ nữ tại
các Quận, Huyện, Sở, Ngành
% 100 77,35
2.
Tập huấn kỹ năng hoạt động cho cán bộ Ban
VSTBPN các cấp, các ngành
% 100 80
3.
Nâng cao nhận thức giới, bồi dưỡng kỹ năng
lồng ghép giới cho lãnh đạo các Sở, ngành,
đơn vị
% 100 80
Nguồn: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội - Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thủ
đô, 2005.
Phụ lục 8
Bảng Xếp loại thu nhập quốc dân, chỉ số phát triển con người và chỉ số giới
và phát triển của 5 tỉnh thành năm 2001
Tỉnh/Thành
Thu
nhập
quốc dân
bình
quân
(USD/
tháng)
Chỉ số
phát
triển con
người
(HDI)
Xếp loại
thu nhập
quốc dân
Xếp loại
chỉ số
phát
triển con
người
Chênh
lệch giữa
thu nhập
và HDI
Xếp loại
chỉ số
giới và
phát
triển
(GDI)
Bà Rịa- Vũng
Tàu
1205 0,835 1 1 0 1
Hà Nội 299 0,798 3 2 1 2
TP Hồ Chí Minh 434 0,796 2 3 - 1 3
Đà Nẵng 187 0,760 5 4 1 4
Hải Phòng 162 0,733 7 5 2 5
Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG, Báo cáo phát triển con người 2001, Hà Nội
2001.
Phụ lục 9
Kết quả điều tra biểu hiện định kiến về giới
TT
Biểu hiện trọng nam hơn nữ
(%/ tổng số người được phỏng vấn)
Miền Bắc
Miền
Trung
Miền
Nam
1 Thích đẻ con trai hơn con gái 54,3 41 29,4
2 Đầu tư, quan tâm tới con trai nhiều
hơn
32,3 24,8 24,3
3 Yêu cầu con gái làm việc nhà nhiều
hơn con trai
20 16 12,9
4 Chia thừa kế thường dành cho con 42,3 28,7 21,3
trai nhiều hơn
5 Không muốn tuyển nữ làm việc trong
các cơ quan, doanh nghiệp
18,5 7,5 9,6
6 Coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là
của phụ nữ
49,8 38,8 30,9
7 Coi việc thực hiện các biện pháp
tránh thai là của phụ nữ
32,3 31,6 25,1
8 Coi lao động kiếm tiền là của nam
giới
25,8 26,7 20,5
Nguồn: Văn phòng Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, năm
2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110_3414.pdf