Luận văn Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, là "địa linh" độc đáo. Toàn tỉnh có 975 di tích, trong đó có 80 di tích đã được xếp hạng quốc gia. Là nơi có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hoá làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và những tiềm năng được thiên nhiên ban tặng, Ninh Bình đang khẳng định là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mời gọi du khách muôn phương. Trong thời gian qua du lịch Ninh Bình đã đạt được những thành tựu nhất định. Du lịch Ninh Bình đang đứng trước những cơ hội và thách thức, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua chưa thực sự tương ứng với tiềm năng, nên tác giả mạnh dạn nghiên cứu thực trạng du lịch Ninh Bình trong giai đoạn 2012 - 2014 để đề ra phương hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình. Chuỗi giá trị là một mô hình hết sức cần thiết trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, mô hình chuỗi giá trị sẽ luôn là chủ đề nóng trong thời gian tới. Trong lĩnh vực Du lịch thì chuỗi giá trị sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tạo tiền đề phát triển ngành du lịch. Để du lịch Ninh Bình thực sự phát triển thì còn nhiều việc phải làm và một trong những việc đó là thực hiện phát triển mô hình chuỗi giá trị vào việc phát triển du lịch.

pdf118 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3673 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200 triệu USD Xã Yên Đồng, huyện Yên Mô và xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 3 Khu du lịch sinh thái tâm linh, văn hoá, khu bảo tồn thiên nhiên 100 triệu USD Khu du lịch sinh thái hồ Yên Quang 4 Khu du lịch cao cấp nhằm phục vụ khách du lịch Quốc tế và trong nước 100 triệu USD Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình) Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến du lịch đã liên kết các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cùng chung tay góp sức với Nhà nước làm tốt công tác quảng bá du lịch. Kết quả, nhiều doanh nghiệp đã nhiệt tình cùng đóng góp kinh phí để mở rộng thuê thêm dung lượng sử dụng trên trang website, đóng góp kinh phí in ấn thêm nhiều ấn phẩm du lịch, sự cộng tác của các đơn vị, doanh nghiệp làm du lịch trong việc tiếp đón các đoàn làm phim tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Đặc biệt, các doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn tỉnh luôn nhiệt tình phối hợp cùng trung tâm tham gia tuyên truyền, quảng bá tại các hội chợ du lịch tại các địa phương trên toàn quốc. 2.3. Tổ chức vận hành thị trường 2.3.1. Phương thức giao dịch Mọi giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi diễn ra dưới hình thức: các Thang Long University Libraty 80 công ty cung cấp dịch vụ: vận chuyển, khách sạn, nhà hàng,.. sẽ báo giá bằng miệng hoặc từ các hợp đồng hợp tác dịch vụ du lịch. Các công ty sẽ căn cứ vào những thông tin đó sẽ gửi bảng hợp đồng kinh tế để đặt dịch vụ theo giá được cung cấp. 2.3.2. Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán của các tác nhân như: vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch sẽ theo quy định từng doanh nghiệp. Thông thường, khi đặt dịch vụ phải thanh toán trước 50% giá trị của dịch vụ sau khi dịch vụ được xác nhận và trước ngày thụ hưởng dịch vụ phải thanh toán số tiền còn lại của dịch vụ đã đặt. Việc thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2014, hoạt động du lịch đóng góp từ 5,5 - 6% GDP cả nước, tác giả cũng so sánh cơ cấu tổng thu ngân sách từ hoạt động du lịch của Ninh Bình, Quảng Bình và Quảng Ninh kết quả như sau: Bảng 2.15: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch với GDP của Quảng Ninh, Quảng Bình và Ninh Bình năm 2014 Tỉnh GDP (tỉ đồng) Doanh thu từ du lịch Doanh thu (tỉ đồng) So với GDP (%) Ninh Bình 34,577 943 2.72% Quảng Ninh 91,260 4,510 4.94% Quảng Bình 21,544 1,300 6.03% (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội UBND tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình) Như vậy có thể thấy mặc dù tỉnh Ninh Bình đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước (có nêu quy hoạch tổng thể Ninh Bình đến 2010, định hướng năm 2015 và quy hoạch tổng thể Ninh Bình đến 2020, định hướng 2030). Tuy nhiên, doanh thu từ du lịch năm 2014 chỉ chiếm 81 2,72% GDP của tỉnh điều này cho thấy doanh thu từ du lịch còn kém xa so với mặt bằng chung khi mà doanh thu trung bình ngành du lịch đóng góp khoảng 5,5% - 6% vào GDP cả nước. Bảng 2.16: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến 2014 TT Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 I Tổng cộng (lượt khách) 3,750,000 4,398,767 117% 4,301,569 98% - Nội địa (lượt khách) 3,074,430 3,877,219 126% 3,799,160 98% - Quốc tế (lượt khách) 675,570 521,548 77% 502,409 96% II Doanh thu (Tr.đồng) 780,000 897,446 115% 942,779 105% III Nộp ngân sách (Tr.đồng) 78,000 89,745 115% 94,278 105% (Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình) Căn cứ bảng trên chúng ta thấy tổng lượt khách du lịch đến Ninh Bình năm 2013 là 4,398,767 lượt khách (tăng 17% so với 2012). Tuy nhiên, du lịch Ninh Bình không giữ được đà tăng trưởng ngày khi lượt khách du lịch đến Ninh Bình năm 2014 là 4,301,569 lượt khách (bằng 98% so với năm 2013). Mặc dù vậy, doanh thu từ hoạt động du lịch vẫn tăng qua các năm điều đó chứng tỏ chất lượng dịch vụ du lịch Ninh Bình ngày càng được cải thiện. Chi tiêu bình quân khách du lịch cho một ngày là một trong những chỉ tiêu chất lượng, phản ánh mức độ thu nhập và khả năng chi tiêu của khách du lịch. Để phát huy được hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch nhiều quốc gia đã chú trọng về chỉ tiêu này. Họ không chỉ khai thác về tăng số lượng khách mà còn tập trung vào các thị trường mà chi tiêu bình quân của một ngày khách du lịch có ở mức cao. Tổng số tiền chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Ninh Bình năm 2012 là 74USD/ngày/khách, năm 2013 là 77.4USD/ngày/khách (tăng 0.5% so với năm 2012), năm 2014 là 82.2USD/ngày/khách (tăng 0.6% so với năm 2013). Tuy nhiên, chi tiêu bình quân này cũng chỉ bằng 97,3% bình quân của ngành du lịch cả ngước (năm 2014). Số tiền khách dành nhiều nhất là ăn Thang Long University Libraty 82 uống sau đó là mua hàng hóa và đi lại. Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách trong nước năm 2014 cũng chỉ đạt 488.600 đồng/ngày, bằng 69,4% so với bình quân chung. Bảng 2.17: Chi tiêu bình quân 1 ngày khách quốc tế ở Ninh Bình Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chi (USD) 2013/2012 Chi (USD) 2014/2013 Thuê phòng 12.7 10.2 80% 13.8 135% Ăn uống 18.2 22.3 123% 22.6 101% Đi lại 14.5 15.9 110% 16.7 105% Thăm quan 5.9 7.6 129% 8 105% Mua hàng hóa 12.9 14.1 109% 12.7 90% Vui chơi giải trí 2 2 100% 2 100% Y tế 0.6 0.5 83% 0.4 80% Chi khác 7.2 4.8 67% 6 125% Tổng cộng 74 77.4 105% 82.2 106% (Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình) 2.4. Những kết quả và hạn chế của hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình 2.4.1. Kết quả 2.4.1.1. Du lịch là ngành kinh tế rất triển vọng Mặc dù Ninh Bình chưa đạt được kỳ vọng chiếm 5% GDP của tỉnh (theo như quy hoạch) tuy nhiên tỉnh vẫn xác định du lịch là ngành kinh tế rất triển vọng không chỉ thể hiện ở trong các nghị quyết. Kết quả thực tế cho thấy từ năm 2012 đến 2014 doanh thu từ du lịch chiếm khoảng 3% GDP của tỉnh do vậy doanh thu từ hoạt động du lịch cũng có những đóng góp đáng kể đến nền kinh tế Ninh Bình. 2.4.1.2. Du lịch góp phần nâng cao đời sống tinh thần và ổn định xã hội Không thể phủ nhận du lịch đang góp phần giải quyết 15,5 nghìn việc làm 83 cho người lao động (tính đến 31/12/2014). Điều này đã góp phần rõ rệt trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Hàng năm, toàn tỉnh luôn duy trì được 74 lễ hội lớn nhỏ qua đó góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về văn hóa Ninh Bình bình nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. 2.4.1.3. Du lịch đã gắn với việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, môi trường Trong thời gian qua các khu di tích lịch sử đã được đầu tư cho việc khôi phục, tôn tạo, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử. Các cấp chính quyền đã thường xuyên cập nhật những quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành đúng những quy định bảo vệ môi trường trong kinh doanh, sử dụng tiết kiệm điện, nước, hạn chế bao bì, chất thải thải ra môi trường. Đặc biệt, các dự án đầu tư phát triển du lịch đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ du lịch có trình độ hiểu biết về môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế-xã hội, về Luật Bảo vệ Môi trường cũng như các chính sách, quy định của Nhà nước trong bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch hợp lý, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân tại các điểm du lịch, đồng thời khuyến khích họ bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp. 2.4.1.4. Du lịch góp phần nâng cao hình ảnh con người Ninh Bình Kể từ năm 2014 trở lại đây, các cấp chính quyền xây dựng khối dân vận khối dân vận và Ban quản lý khu du lịch, ký kết chương trình phối hợp công tác vận động quần chúng thực hiện nếp sống văn minh du lịch. Qua đó xóa bỏ tình trạng chèo kéo, ăn xin, tình hình anh ninh trật tự được cải thiện rõ nét góp phần giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước con người Ninh Bình. 2.4.1.5. Nguyên nhân của những thành công Tính đa dạng về tài nguyên du lịch: Ninh Bình có tiềm năng du lịch đa Thang Long University Libraty 84 dạng và phong phú (các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn khoáng nước nóng Sản phẩm DL không trùng lặp với sản phẩm DL nhiều địa phương khác trong khu vực, đặc biệt là những địa phương phụ cận như Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa. Điều này tạo cho du lịch Ninh Bình có được sức hấp dẫn DL riêng, khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm DL đang là yếu tố cản trở sự phát triển DL đang phổ biến. Hạ tầng DL phát triển: Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục giao thông Bắc Nam được Chính Phủ quan tâm đầu tư nâng cấp nên hạ tầng DL nói riêng của Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc. Tam Cốc-Bích Động là một trong 20 khu DL chuyên đề của QG đã được sự quan tâm rất lớn của Chính Phủ hỗ trợ đầu tư phát triển CSHT DL, vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông DL của Ninh Bình khá đồng bộ và phát triển, từ quốc lộ 1A du khách có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu DL như cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cúc Phương, Vân Long, Tam Điệp. Hình ảnh về du lịch Ninh Bình được nhiều người biết đến: với nhiều địa danh nổi tiếng như: thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động, quần thể di tích cố đô Hoa Lư, Cúc Phương vườn Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới với điển hình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, hình ảnh khu bảo tồn đất ngập nước với cảnh quan đặc sắc như “Hạ Long trên cạn”... Ninh Bình cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km, thời gian đi bằng đường bộ từ Hà Nội đến Ninh Bình chỉ mất trên 1giờ, do vậy có thể khẳng định đây chính là cũng là mạnh của du lịch Ninh Bình. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những “điểm mạnh”, du lịch Ninh Bình cũng có những "điểm yếu" cần phải được xác định nhằm có được những giải pháp và chiến lược 85 khắc phục phù hợp. Qua phân tích các yếu tố có liên quan đến tình trạng hạn chế trong phát triển du lịch Ninh Bình thời gian qua có thể thấy những “điểm yếu” chủ yếu của du lịch Ninh Bình bao gồm: Thứ nhất: hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp). Trong một thời gian, du lịch Ninh Bình tương đối phát triển và cộng vào đó là sự “bung ra” của hệ thống một số nhà khách đã “hình thành” một đội ngũ lao động tham gia hoạt động du lịch mang tính tự phát với năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm tham quan du lịch của Ninh Bình, thậm chí ở những điểm du lịch nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, v.v. Mặc dù cũng nhận thức được “điểm yếu” này, tuy nhiên thời gian qua hoạt động quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp và tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chưa được đẩy mạnh ngang tầm với yêu cầu phát triển. Thứ hai: hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí. Hiện nay du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với một thực tế là do thực hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch, còn nhiều bất cập nên Ninh Bình hiện đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên nói riêng và các khu vui chơi giải trí tầm cỡ. Tình trạng này càng trở nên khó khăn đối với khu vực nội đô thị xã và tại một số trọng điểm du lịch như Tam Cốc – Bích Động, Hoa Lư, Vân Long. Đây không chỉ đơn thuần là một “điểm yếu” mà còn là thách thức đối với du lịch Ninh Bình trong quá trình phát triển tới đây với vai trò là một Thang Long University Libraty 86 “trung tâm bổ trợ” quan trọng của trung tâm du lịch du lịch Hà Nội và phụ cận. Thứ ba: hạn chế về sản phẩm du lịch; có sự chồng chéo về sản phẩm giữa khu, điểm du lịch và có sự hạn chế trong hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều bất cập. Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm đặc trưng của du lịch Ninh Bình được xác định trong các quy hoạch tổng thể như du lịch làng quê, du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Cúc Phương, hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quần đùi trắng; du lịch làng nghề, tham quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn, du lịch mạo hiểm tại Cúc Phương, v.v. vẫn chưa có được sự quan tâm thỏa đáng. Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch của Ninh Bình cho đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch. Thứ tư: ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Trong những năm trở lại đây phần lớn du khách nội địa đến chùa Bái Đính theo phong tục tập quán tín ngưỡng người Việt mà chủ yếu du khách tăng dần vào tháng 2, cao điểm tháng 3 và giảm dần vào tháng 4. Vì vậy tính mùa vụ trong 87 du lịch văn hóa tâm linh là rất rõ nét. Ngoài ra, Ninh Bình còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu á nhiệt đới ở khu vực phía Bắc bên cạnh những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như “mùa” lễ hội; “mùa” nghỉ hè của học sinh, sinh viên; “mùa” du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. Thứ năm: tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà Nội trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Ngoài ra chưa chú trọng xây dựng và hình thành được mô hình chuỗi giá trị du lịch. Với vai trò là một trọng điểm quan trọng trong trung tâm du lịch của vùng du lịch Hà Nội và phụ cận, việc liên kết giữa du lịch Ninh Bình với du lịch các địa phương trong vùng, đặc biệt với du lịch Hà Nội là rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch các địa phương trong vùng, làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Ninh Bình chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến Ninh Bình, đặc biệt từ Hà Nội cũng như các tours du lịch trong không gian du lịch Hà Nội và phụ cận chưa được hình thành một cách rõ nét; chưa tạo được hình ảnh du lịch chung của vùng, trong đó Ninh Bình là một điểm đến quan trọng. Thứ sáu: hạn chế trong quản lý, thực hiện quy hoạch du lịch. Ninh Bình được xem là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác quy hoạch phát triển du lịch. Ngay từ năm 1995, Ninh Bình đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1996 - 2010. Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng đã tham gia thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thang Long University Libraty 88 Tuy nhiên, việc quản lý thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch còn có nhiều bất cập, chưa được như mong muốn. “Điểm yếu” này của du lịch Ninh Bình thể hiện ở việc “bê tông hóa” nhiều hạng mục công trình của khu du lịch quốc gia Tam Cốc-Bích Động - một trọng điểm du lịch của Ninh Bình với thế mạnh về du lịch sinh thái, nơi cảnh quan và môi trường được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhiều du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, rất thất vọng với “cách” đầu tư xây dựng những hạng mục thiếu sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở khu du lịch này. Tình trạng hạn chế trong thực hiện quy hoạch còn thể hiện trong việc hình thành một cách thiếu cân nhắc về vị trí, về quy mô và công năng sử dụng của hệ thống cơ sở lưu trú trong không gian khu du lịch Vân Long, một khu du lịch sinh thái được đánh giá là có triển vọng nhất không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận cũng như du lịch Bắc Bộ. Du lịch Ninh Bình phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với Hà Nội và một số địa phương như Hà Tây, Vĩnh Phúc, trong điều kiện du lịch Ninh Bình còn phát triển ở mức thấp: Song hành với những thuận lợi và cơ hội khi Ninh Bình nằm trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận là những thách thức rất lớn khi sự phát triển của du lịch Ninh Bình phải đối mặt với sự cạnh tranh của du lịch Hà Nội và một số địa phương có tiềm năng khác trong vùng như Hà Tây, Vĩnh Phúc. Sự cạnh tranh này là tất yếu đối với mọi hoạt động phát triển trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên thách thức này đối với du lịch Ninh Bình càng trở nên to lớn khi hình ảnh du lịch Ninh Bình còn mờ nhạt, sản phẩm du lịch của Ninh Bình nhìn chung còn đơn điệu, phát triển ở mức thấp và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương. Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp: Một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 89 Ninh Bình là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với trọng tâm là sản xuất xi măng và vật liệu đá xây dựng trên cơ sở khai thác tiềm năng tài nguyên to lớn về đá vôi. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị của Ninh Bình cũng sẽ được đầu tư mở rộng, đặc biệt là việc phát triển thành phố Ninh Bình lên đô thị loại 1, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tương xứng với vị trí của Ninh Bình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng Bắc Bộ. Để có thể hạn chế được tác động của thách thức này, cần thiết phải có sự điều chỉnh phương án quy hoạch tổng thể, đặc biệt là về tổ chức các không gian kinh tế chức năng, phù hợp trên cơ sở những phân tích khoa học khách quan nhằm hạn chế những tác động đến môi trường du lịch của Ninh Bình. Sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường du lịch mà trong đó tình trạng “chồng chéo” trong quản lý là một bất cập lớn. Đây là thách thức không chỉ của Ninh Bình mà còn là thách thức chung của du lịch Việt Nam. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị của Ninh Bình với sự xuống cấp của nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá, suy giảm đa dạng sinh học ở các khu tự nhiên do hoạt động khai thác không được quản lý, cảnh quan bị xâm hại do khai thác đáCó nhiều nguyên nhân của tình trạng này, tuy nhiên một trong những nguyên nhân cơ bản chính là tình trạng “chồng chéo” trong quản lý tài nguyên. Du lịch Ninh Bình phát triển trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hoá và tự nhiên: Cúc Phương - được công nhận là vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam; Vân Long được công nhận là khu bảo tồn đất ngập nước lục địa đầu tiên ở khu vực phía Bắc với việc bảo tồn loài Voọc quần đùi trắng còn tồn tại duy nhất trên thế giới; Hoa Lư, Tràng An với các di tích lịch sử văn hoá đặc biệt có giá trị cấp quốc gia và tầm thế giới. Với sự công nhận đó, nhiều địa danh ở Ninh Bình đã và đang là điểm đến du lịch nổi Thang Long University Libraty 90 tiếng không chỉ của Ninh Bình mà còn của du lịch Việt Nam và khu vực thu hút ngày càng đông khách du lịch. Kết quả của sự gia tăng lượng khách đến những địa điểm này sẽ là sức ép đến cảnh quan, môi trường, đến sự tồn tại của các công trình di tích, trong khi sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch, ở địa điểm này sẽ phải tuân thủ những quy định bảo vệ có tính pháp lý theo tinh thần các Luật hiện hành của Việt Nam cũng như của quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Đây chính là một thách thức không nhỏ của du lịch Ninh Bình trước mâu thuẫn giữa cơ hội và mong muốn tăng lượng khách với nhiệm vụ bảo tồn các giá trị văn hoá, tự nhiên cho phát triển bền vững. Nhận thức của xã hội về du lịch còn bất cập: Mặc dù thời gian qua đã có những thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tuy nhiên thực tế cho thấy nhận thức này của xã hội, đặc biệt của các nhà quản lý, còn có những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch Ninh Bình tương xứng với vị trí, vai trò. Điều này thể hiện rõ trong sự phát triển công nghiệp với việc khai thác đá làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; trong những chính sách chưa thoả đáng đối với hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt vai trò quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch Ninh Bình cũng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. 91 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi thế về du lịch như Ninh Bình. Rất nhiều những giá trị đặc biệt đang hiện hữu tại Ninh Bình và nó trở thành những điểm nhấn của du lịch Ninh Bình, tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình. Đối với du lịch, tỉnh Ninh Bình là tỉnh phát triển muộn hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước bởi vốn là tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, Ninh Bình cùng với Hà Nội và Quảng Ninh được xác định là các trung tâm du lịch cấp quốc gia ở vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. Điều này cho thấy Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Cùng với sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể trong tỉnh khá nhanh, tạo nên các chuyển biến, giúp xây dựng và phát triển "ngành công nghiệp không khói". Năm 2014, ngành du lịch Ninh Bình đón hơn 4,6 triệu lượt du khách. Điều này không chỉ có ý nghĩa do du lịch mà còn có ý nghĩa cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Những cố gắng đó thật đáng ghi nhận cho một tỉnh mới phát triển du lịch như Ninh Bình. Tuy đạt được những thành công trên, thực tế cho thấy việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cụ thể, theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, năm 2015 tỉnh cần đạt được 4,7 triệu lượt khách (thực tế đạt 4,6 triệu lượt khách), doanh thu từ hoạt động du lịch so với GDP còn chưa bằng bình quân chung của ngành. Đặt ra rất nhiều thách thức cho tỉnh Ninh Bình đặc biệt là việc thu hút khách du lịch đến tỉnh nhà. Một trong những vấn đề cấp bách có thể giải quyết ngay ở thời điểm này đó là định hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch trên cơ sở tận dụng thế mạnh sẵn có của mỗi tổ chức qua đó sẽ tạo sức mạnh trong liên minh. Từ đó mới tăng sức cạnh tranh cả về giá cả cũng như chất lượng ,nâng cao sự hài lòng ở khách du lịch. Thang Long University Libraty 92 Như đã đề cập ở Chương 1, thực tế cho thấy việc định hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch là một tất yếu trong quá trình hội nhập. Ngay trong khu vực các nước như Thái Lan, Singapore đã rất thành công trong việc phát triển chuỗi giá trị du lịch tạo nên sức hút rất lớn với du khách trên toàn thế giới. Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng không nằm trong xu hướng tất yếu đó. 93 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH NINH BÌNH 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 3.1.1. Định hướng quốc gia về phát triển ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TT phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể. Theo đó, quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch. Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Theo quy hoạch đó, đối với Ninh Bình được coi là một trong những địa bàn trọng điểm có hướng khai thác sản phẩm đặc trưng là: Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; Du lịch lễ hội, tâm linh; Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp. Thang Long University Libraty 94 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 3.1.2.1. Quan điểm phát triển Căn cứ quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 như sau: a. Phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, từng bước trở thành một trong những trung tâm lớn về du lịch của cả nước; có cơ sở hạ tầng phát triển, với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo thu hút ngày càng đông khách du lịch đến thăm quan và nghỉ lại dài ngày ở Ninh Bình; b. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh, bền vững và hiệu quả, gắn với việc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân; 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể a. Về khách du lịch: Năm 2015 đạt 3 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, khách du lịch quốc tế 1,3 triệu lượt, khách nội địa 1,7 triệu lượt khách. b. Về thu nhập từ du lịch: Năm 2015 đạt 1.518 tỉ đồng (138 triệu USD). Trong đó, từ khách du lịch quốc tế 70 triệu USD, từ khách nội địa 68 triệu USD; c. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Năm 2015 có 3.700 phòng lưu trú. Trong đó số phòng đủ tiêu chuẩn đón khách du lịch quốc tế (từ 3÷5 sao) 800 phòng; Đầu tư hoàn thiện một số khu vui chơi giải trí trong tỉnh. d. Về giải quyết lao động và việc làm Năm 2015 giải quyết việc làm cho 5,900 lao động trực tiếp và 11,800 lao động gián tiếp làm việc trong ngành du lịch. 95 3.1.2.3. Các định hướng phát triển chủ yếu a) Về thị trường khách du lịch. - Khai thác mạnh thị trường khách du lịch nội địa, trong đó chú trọng thị trường các đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các tỉnh lân cận; - Mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường truyền thống và thị trường có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Đông Bắc Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và ASEAN. b) Về phát triển các sản phẩm du lịch: Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch với các loại hình: thăm quan danh thắng và các di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm; vui chơi giải trí, hội thảo, hội nghị, mua sắm, nghỉ cuối tuầnphù hợp với từng khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. c) Tổ chức không gian phát triển du lịch: - Quy hoạch thành 7 khu du lịch chính, gồm: + Khu Tam Cốc – Bích Động – Sinh thái Tràng An - Cố đô Hoa Lư; + Khu trung tâm thành phố Ninh Bình; + Khu Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương; + Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình – Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long – Chùa Địch Lộng - động Hoa Lư; + Khu thị xã Tam Điệp – Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; + Khu hồ Yên Thắng – Yên Đồng - Động Mã Tiên; + Khu Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng biển Kim Sơn. - 9 tuyến du lịch nội tỉnh, gồm: + TP.Ninh Bình - Tràng An - Cố đô Hoa Lư - Chùa Bái Đính (2 ngày); Thang Long University Libraty 96 + Thành phố Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư – Chùa Bái Đính (trong ngày); + TP.Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động - Linh Cốc (trong ngày); + Thành phố Ninh Bình - Địch Lộng – Vân Long - Động Hoa Lư – Kênh Gà (3 ngày); + Thành phố Ninh Bình – Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương – căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu - thị xã Tam Điệp (3 ngày); + Tham Cốc – Bích động – Nhà thờ đá Phát Diệm – vùng biển Kim Sơn – các Làng nghệ (03 ngày); + Núi chùa Non Nước – Núi chùa Bái Đính – Kênh Gà – Vân Trình (đường thuỷ 02 ngày); + Thành phố Ninh Bình - thị xã Tam Điệp – Phòng tuyến Tam Điệp Điện Sơn (trong ngày); + Thành phố Ninh Bình - hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - Động Mã Tiên (02 ngày). - 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế, gồm: + Ninh Bình – Hà Nội (nối tour du lịch 1000 năm Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội); + Ninh Bình – Hải Phòng - Quảng Ninh – Trung Quốc (tuyến đường QL 10); + Ninh Bình – Hà Nội - Lạng Sơn – Trung Quốc; + Ninh Bình – Lào Cai – Sa Pa – Trung Quốc; + Ninh Bình - Điện Biên – Trung Quốc; + Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; + Ninh Bình Tuyên Quang – Hà Giang; + Ninh Bình – Hà Tây – Hoà Bình 97 + Ninh Bình – Thanh Hoá – Nghệ An; + Ninh Bình – Quảng Bình – Huế– Đà Nẵng. d) Về đầu tư phát triển du lịch: Thực hiện phân kỳ đầu tư, tập trung đầu tư dứt điểm các hạng mục công trình chính, công trình dở dang và đầu tư mới tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm và có các cơ sở kinh doanh dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu khách tham quan. f) Về chất lượng nguồn nhân lực: Đến năm 2015, mục tiêu của tỉnh sẽ đào tạo từ 8.000 - 15.400 lao động trực tiếp và 20.000 lao động gián tiếp hoạt động dịch vụ, du lịch. Ninh Bình đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch khu vực đồng bằng sông Hồng, với điểm nhấn là việc đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 9/2013, tổ chức lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương (lễ hội đền Trần)... và phối hợp tham gia nhiều hoạt động khác của Năm Du lịch quốc gia 2014. 3.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị du lịch Ninh Bình 3.2.1. Tăng cường liên kết và phát triển mô hình chuỗi giá trị du lịch Trong thực tế ngành du lịch bao gồm 4 nhóm đối tác chính: các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, các bên thụ hưởng lợi ích ở các điểm du lịch và khách du lịch. Hiệu quả tổng thể của ngành phụ thuộc vào cách thức phối hợp của các nhóm đối tác này để đạt được mục tiêu và yêu cầu cụ thể của từng nhóm. Trong mọi trường hợp cần có sự nỗ lực liên kết, phối hợp giữa các nhóm đối tác để đạt được hiệu quả cao. Du lịch Việt Nam cần đưa cách tiếp Thang Long University Libraty 98 cận mới về chuỗi giá trị du lịch trở thành hành động cụ thể thông qua sự tăng cường hợp tác giữa Chính phủ và các doanh nghiệp, hỗ trợ lập kế hoạch và cam kết giữa các bên liên quan, cải thiện đối thoại và sự phối hợp giữa các bộ ngành. Quyền lợi của người dân tại điểm du lịch cần được quan tâm chú ý và cam kết trong các chính sách phát triển bền vững. Du lịch vẫn được đánh giá là một ngành dịch vụ lớn nhất thế giới chiếm 40% thương mại dịch vụ toàn cầu và sử dụng 1/10 lao động trên toàn thế giới, đặc biệt là tạo việc làm cho vùng sâu, vùng xa và nông thôn. “Du lịch là chìa khóa mang lại thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo.” Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững vẫn sẽ là mục tiêu phát triển của tất cả nước trên thế giới. Ứng phó với biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cũng như những dị thường về thời tiết là sự quan tâm hàng đầu trong phát triển du lịch. Cạnh tranh trong du lịch chủ yếu sẽ dựa trên tính độc đáo và sáng tạo của sản phẩm, dịch vụ, giá trị độc đáo của bản sắc văn hóa và chất lượng môi trường. Việc liên kết phát triển du lịch giữa Ninh Bình và các địa phương sẽ giúp các bên cùng phát huy lợi thế của mình để phát triển du lịch. Các địa phương có thể sử dụng tài nguyên du lịch của nhau để cùng xây dựng sản phẩm du lịch và xúc tiến du lịch. Sự liên kết giữa các tuyến, điểm du lịch sẽ tạo sự đồng bộ trong việc thu hút khách, đồng thời tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Để làm được điều này, Ninh Bình đang tăng cường sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, vùng miền trong cả nước. Theo đó, tăng cường hoạt động xã hội hoá, đổi mới nội dung hình thức, chất lượng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng Trung ương, các doanh nghiệp du lịch v.v. để xây dựng các chương trình quảng bá, xúc tiến phù hợp. Hàng năm, có kế hoạch mời các cơ quan truyền thông, hãng lữ hành lớn đến khảo sát, đánh giá và tuyên truyền về các sản 99 phẩm du lịch Ninh Bình; tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá tại các trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Ninh Bình cần đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác về phát triển du lịch với các tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình và Vĩnh Phúc. Theo lãnh đạo Tổng cục Du lịch, đây chính là cơ hội để du lịch Đồng bằng sông Hồng quảng bá hình ảnh, kết nối các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng. Đồng thời, cũng là dịp để các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá lại toàn bộ tài nguyên du lịch sẵn có, từ đó lựa chọn phần hấp dẫn nhất, độc đáo nhất để quy hoạch thành điểm đến khoa học, bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch chung với vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là trung tâm du lịch Hà Nội. Việc phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch trong Năm du lịch quốc gia 2013 có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tính liên kết vùng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh việc phát triển liên kết vùng, phát triển mạnh các thị trường khách nội địa, Ninh Bình tăng cường đẩy mạnh sự liên kết phát triển du lịch với các nước trong khu vực, trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Đặc biệt, coi trọng các liên kết vùng trong phát triển du lịch bao gồm liên kết để hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông; liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du lịch (nhất là các ngoại ngữ Anh, Nga, Nhật) và tăng cường quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đến du khách trong và ngoài nước. Mở rộng liên kết với các đối tác nước ngoài, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường. Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, cùng với việc liên kết giữa các vùng, các địa phương trong và ngoài nước, xu thế liên kết đa phương, song phương giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch là hết sức quan trọng. Sự kết nối giữa các doanh nghiệp thể hiện trên nhiều lĩnh vực, Thang Long University Libraty 100 nhiều góc độ: liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết trong xây dựng điểm đến, xây dựng sản phẩm và quảng bá xúc tiến. Các doanh nghiệp du lịch cần đa dạng hoá sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh của khu vực; xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp để kết nối với các nguồn khách v.v.. Sự gắn bó chặt chẽ của các doanh nghiệp trong quá trình liên kết sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của thương hiệu, sản phẩm, hiệu quả kinh doanh. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố đảm bảo hình thành nên yếu tố chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy, việc tăng cường sự liên kết phát triển du lịch Ninh Bình với các vùng miền, địa phương trong và ngoài nước là hướng đi cần thiết hiện nay của Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Việc liên kết phát triển du lịch, ngoài đem lại lợi ích phát triển du lịch cho mỗi địa phương, còn tạo thêm khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan, nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch. 3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Trước tiên, Ninh Bình cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch từ đó có nghiên cứu đánh giá dự báo nguồn nhân lực trong 5 năm tiếp theo. Tiếp đó xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với đặc thù tỉnh nhà. Trong quá trình xây dựng chương trình cần đặc biệt chú ý đến việc đào tạo lại lực lao động hiện có. Nguồn kinh phí trong đào tạo nên huy động từ nguồn xã hội hóa. Song song với đó, thực trạng cho thấy nguồn nhân lực chưa qua đào tạo 101 đang chiếm 26% lực lượng lao động tham gia hoạt động du lịch, lực lượng này hầu hết là dân bản địa đang hoạt động tự phát. Do đó, trong năm 2015 cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn thực sự phù hợp và thiết thực sát sườn với người dân bản địa. Thời gian đào tạo, tập huấn nên vào 3 tháng rảnh rỗi trong năm (tháng 3, tháng 6, tháng 9). 3.2.3. Tăng cường quảng bá, marketing về du lịch Ninh Bình Thương hiệu: Cần xây dựng giá trị thương hiệu rất riêng, được áp dụng nhất quán trong toàn bộ công tác tuyền thông do Sở văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện, được thiết kế chuyên nghiệp bởi một đơn vị thiết kế đồ họa. Hướng dẫn này không chỉ đề cập đến hình thức của các ấn phẩm mà còn quảng bá các thông điệp quan trọng và các hình ảnh nhận dạng du lịch Ninh Bình. Thư viện ảnh kỹ thuật số: Cần phải có một thư viện ảnh kỹ thuật số có chất lượng cao để truyền tải các giá trị thương hiệu. Thư viện này sẽ được thiết lập trực tuyến trên website thương hiệu du lịch Việt Nam trong tương lai và miễn phí cho người sử dụng. Tối thiểu cần phải có 1000 ảnh có chất lượng cao, miễn phí bản quyền, với chuyên đề xoay quanh sản phẩm và thông điệp chính về các sản phẩm dịch vụ của du lịch Ninh Bình. Thư viện ảnh truyền tải các giá trị thương hiệu: Cần phải có một thư viện ảnh kỹ thuật số có chất lượng cao để truyền tải các giá trị thương hiệu. Thư viện này sẽ được thiết lập trực tuyến trên website thương hiệu du lịch Việt Nam trong tương lại và miễn phí cho người sử dụng. Tối thiểu cần phải có 1000 ảnh có chất lượng cao, miễn phí bản quyền, với chuyên đề xoay quanh sản phẩm và thông điệp chính trong marketing. Chiến lược marketing điện tử: Thực hiện phát triển chiến lược marketing điện tử như thư điện tử mạng xã hội, mạng viễn thông. Chiến lược Thang Long University Libraty 102 này sẽ xem xét cơ sở dữ liệu hiện có của Ninh Bình để phục vụ cho mục đích marketing, các kênh marketing điện tử tại Việt Nam và các thị trường mục tiêu theo chiến lược marketing. Năng lực công nghệ thông tin của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Ninh Bình cũng sẽ được xác minh lại và để xuất nhu cầu đào tạo. Các công cụ marketing chính – website thương hiệu: Cần có sự tham gia của các chuyên gia thiết kế trang web tốt nhất hiện có tại Việt Nam trong việc xây dựng một website tiếp thị điểm đến tin cậy và có thương hiệu. Website này phải thân thiện với người sử dụng, được thiết kế chuyên nghiệp, đa ngôn ngữ và được cập nhật liên tục để cạnh tranh với các cổng thông tin điện tử du lịch tốt nhất trên thế giới. Trên website cần có các video được thực hiện bằng những tổ chức chuyên nghiệp để quảng bá bao gồm các vấn đề: sự đa dạng văn hóa và các di sản văn hóa của Việt Nam; trải nghiệm du lịch sinh thái, Bên cạnh đó, khách du lịch có thể đặt tour (hoặc các dịch vụ du lịch) trực tiếp trên website với sự bảo trợ của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Ninh Bình. Các chiến dịch marketing có định hướng: Các chiến dịch marketing có định hướng rõ rệt, có quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp du lịch, nhằm mang lại thông tin bổ ích từ các cơ quan chuyên nghiệp, và từ đó sẽ triển khai nghiên cứu thị trường hiện tại. Các thị trường trọng tâm được xác định sẽ dựa trên sự thành công về mặt kinh tế tại điểm đến của thị trường khách quốc tế, mức độ kết nối và phân tích thị trường. 3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước 3.3.1. Đối với Chính phủ Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật, văn bản pháp quy, chính sách quản lý liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động du lịch theo định hướng phát triển du lịch theo hướng tạo thuận lợi cho du khách như bỏ thị thực cho một số thị trường chiến lược, chủ trương lựa chọn Ninh 103 Bình như một điểm hẹn văn hóa tâm linh để thực hiện các hoạt động tôn giáo như Đại lễ Phật Đản, cầu siêu cho các nạn nhân bị tai nạn xem máy, 3.3.2. Đối với Bộ văn hóa thể thao và du lịch. Phát triển du lịch theo hướng bền vững cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là trong quy trình hoạch định chính sách và lập kế hoạch, Để thực hiện được yêu cầu này, một số đề xuất cụ thể sau có thể được xem xét: Hình thành tổ chức tư vấn du lịch ở cấp quốc gia để hỗ trợ ngành du lịch xây dựng, triển khai các chính sách cũng như công tác quản lý phát triển ngành. Hình thành hệ thống tổ chức quản lý điểm đến liên vùng nhằm cụ thể hóa chủ trương tăng cường liên kết, phối hợp trong công tác phát triển sản phẩm du lịch và triển khai các chiến dịch xúc tiến quảng bá du lịch cho một vùng địa lý. Củng cố hoạt động của hiệp hội du lịch và tổ chức nghề nghiệp khác có liên quan đến du lịch để tăng cường sự gắn bó thống nhất, tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh, đồng thời đưa cách tiếp cận du lịch có trách nhiệm vào các hoạt động kinh doanh chung. Tổng cục Du lịch cần tích cực thực hiện vai trò là đầu mối phối hợp các bên liên quan trong phát triển du lịch: phối hợp liên ngành, phối hợp liên vùng và phối hợp các đối tác phát triển, các nhà tài trợ cho du lịch Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp và toàn diện. Hình thành và đẩy mạnh các cơ chế hỗ trợ đối thoại công- tư liên quan đến phát triển du lịch, ví dụ: tổ chức các diễn đàn, hội thảo, các cuộc tọa đàm trao đổi, thảo luận về những chủ đề có tính thời sự hoặc có tính dài hạn. 3.3.3. Đối với UBND tỉnh Ninh Bình Cho đến nay Ninh Bình vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng và thế Thang Long University Libraty 104 mạnh về tài nguyên du lịch của mình. Sản phẩm du lịch còn thiếu sự đa dạng, bị trùng lặp và chất lượng còn hạn chế. Sản phẩm du lịch cạnh tranh hơn cần được xây dựng dựa trên lợi thế so sánh của các vùng và các nguyên tắc về phát triển du lịch có trách nhiệm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch, có thể xem xét đến các đề xuất sau: - Các địa phương cần phối hợp, hợp tác với nhau để lựa chọn phát triển các loại hình du lịch thể hiện đầy đủ nhất giá trị của các nguồn tài nguyên du lịch trong vùng. - Nhấn mạnh sự khác biệt về chất lượng cảu môi trường tự nhiên, nét đặc sắc về văn hóa, lịch sử hình thành nên sản phẩm du lịch Việt Nam, đặc biệt chú trọng tới du lịch nghỉ dưỡng biết, du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử. - Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch có khả năng thanh toán cao. - Gấp rút xây dựng và triển khai một chiến lược phát triển thị trường du lịch một cách tổng thể, hướng tới các mục tiêu dài hạn, đi kèm với một chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch ấn tượng, hiệu quả. - Nhà nước cần ban hành và giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ người tiêu dùng khách du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ du lịch, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên cả cấp độ quản lý và lao động nghề trong phạm vi cả nước. 105 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Với tiềm năng và nhiều lợi thế để xây dựng và phát triển ngành du lịch Ninh Bình thành một thành phố du lịch trọng điểm của khu vực phía Bắc. Tuy nhiên với những gì đang và đã diễn ra đối với ngành du lịch Ninh Bình thì vẫn là một thách thức không hề nhỏ. Để tận dụng được cơ hội và các điểm mạnh của mình, ngoài những vấn đề đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ du lịch. Để nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch thì ngành du lịch Ninh Bình cần có phương án cụ thể xây dựng mô hình chuỗi giá trị du lịch. Có như vậy du lịch Ninh Bình mới thực sự phát triển. Khả năng cạnh tranh cao và thu hút nhiều du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội đóng góp lớn hơn nữa vào nền kinh tế của tỉnh. Để đạt mục tiêu trên, bên cạnh việc phát huy nội lực, Ninh Bình sẽ tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh thành, đặc biệt với các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong công tác phát triển du lịch, qua đó tạo sự liên kết, bổ sung cho nhau, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời như: Phát triển sản phẩm du lịch, đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác, liên kết về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch. Thang Long University Libraty 106 KẾT LUẬN Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, là "địa linh" độc đáo. Toàn tỉnh có 975 di tích, trong đó có 80 di tích đã được xếp hạng quốc gia. Là nơi có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hoá làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và những tiềm năng được thiên nhiên ban tặng, Ninh Bình đang khẳng định là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mời gọi du khách muôn phương. Trong thời gian qua du lịch Ninh Bình đã đạt được những thành tựu nhất định. Du lịch Ninh Bình đang đứng trước những cơ hội và thách thức, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua chưa thực sự tương ứng với tiềm năng, nên tác giả mạnh dạn nghiên cứu thực trạng du lịch Ninh Bình trong giai đoạn 2012 - 2014 để đề ra phương hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình. Chuỗi giá trị là một mô hình hết sức cần thiết trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, mô hình chuỗi giá trị sẽ luôn là chủ đề nóng trong thời gian tới. Trong lĩnh vực Du lịch thì chuỗi giá trị sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tạo tiền đề phát triển ngành du lịch. Để du lịch Ninh Bình thực sự phát triển thì còn nhiều việc phải làm và một trong những việc đó là thực hiện phát triển mô hình chuỗi giá trị vào việc phát triển du lịch. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ thì khả năng bao quát toàn diện các vấn đề lớn liên quan đến lĩnh vực phát triển du lịch không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Hi vọng rằng Luận văn này sẽ có đóng góp nhất định vào việc phát triển du lịch tại Ninh Bình. Tác giả rất mong nhận được những góp ý quý báu của các thầy, cô 107 giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài này. Hi vọng rằng tác giả sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện có hiệu quả để có cơ hội tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này./. Thang Long University Libraty 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Ngọc Bảo (2006), “ Khu Tam Cốc- Bích Động: Thành công nhờ mô hình mới”, Tạp chí du lịch Việt Nam 2) Ban nghiên cứu hành động chính sách (2007), Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Trung tâm thông tin ADB, Hà Nội 3) Cục thống kê Ninh Bình (2013), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2014. 4) Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (2007), Value Links Mannual 5) Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6) Trịnh Quang Hào (2008), Nghiên cứu quy định tạm thời quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Đề tài khoa học, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Ninh Bình 7) Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 8) Kaplinsky R. và Morris M. (2001), Value Chain 9) Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2006), Giáo trình Tổng quan về du lịch, Nxb. Hà Nội 10) Rober thanguar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 11) Sở Du lịch Ninh Bình (2006), “Báo cáo tóm tắt dự án bổ sung quy hoạch khu du lịch Tam Cốc- Bích Động đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 12) Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh 109 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 13) Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2005), Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 15- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 14) Phạm Thị Hoàn Nguyên (2011), Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại Tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Nha Trang) 15) Lê Thị Vân (2006), Giáo trình văn hóa Du lịch,Nxb.Hà Nội 16) Website của du lịch Ninh Bình (www.ninhbinhtourism) – CPCC,1999. Báo cáo Cúc Phương: Bản tin dự án bảo tồn Cúc Phương, tập 2,(5). 17) Website của du lịch Việt Nam (www.dulichvietnam.com.vn). 18) Trang web: www. Thang Long University Libraty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf94_4349_4227.pdf
Luận văn liên quan