Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho hệ thống tài chính nói
chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng những thách thức lớn. Việc
hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế là một tiền tề quan trọng tạo thuận
lợi cho các hoạt động của ngân hàng và quá trình đổi mới ngân hàng. Tham
gia vào hội nhập quốc tế có nghĩa là chấp nhận quy luật cạnh tranh vì vậy đòi
hỏi các ngân hàng phải không ngừng phát triển.
Với mong muốn tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế, thu hẹp dần
khoảng cách về cung ứng sản phẩm, dịch vụ với các ngân hàng hiện đại trên
thế giới, NHCT đã và đang cố gắng hoàn thiện để nâng cao số lƣợng, chất
lƣợng các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng tài chính.
Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực
tiễn áp dụng vào đánh giá thực trạng các dịch vu NHBL tại NHCT.Từ đó đƣa
ra những giải pháp khắc phục nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại NHCT trong
giai đoạn hiện nay.
89 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi đƣợc thành lập đã đƣợc đại diện cho NHNN về thanh toán ngoại tệ, do đó
các hoạt động dịch thanh toán quốc tế vốn là thế mạnh và lợi thế của VCB,
tuy nhiên hiện nay lợi thế này đang dần bị thu hẹp.
- Về dịch vụ thẻ:
Vietinbank
BIDV
VCB
Ngân hàng khác
(Nguồn: Báo cáo tài chính cuối năm 2013 của NHCT, BIDV và VCB)
Biểu đồ 2.5: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế và ATM của VTB, BIDV, VCB
Thẻ ATM của NHCT chiếm 23,5% thị phần và VCB chiếm 15% thị
phần, BIDV chiếm 12% thị phần. Thẻ tín dụng quốc tế NHCT chiếm 9,5%
thị phần, BIDV chiếm 11% thị phần VCB chiếm 16% thị phần.
- Về lợi nhuận dịch vụ cho vay cá nhân và DNVVN:
Bảng 2.14: Thu dịch vụ 2013 của VTB, BIDV, VCB
Thang Long University Libraty
53
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU VTB BIDV VCB
Lợi nhuận từ cho vay cá nhân 575 587 560
Tỷ trọng (%) 41.16 41.25 41.33
Lợi nhuận từ cho vay DNVVN 822 836 795
Tỷ trọng (%) 58.84 58.75 58.67
Cộng 1,397 1,423 1,355
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng VTB, BIDV, VCB năm 2013)
So sánh chỉ tiêu này với ngân hàng BIDV và VCB, chúng ta thấy rằng
thu từ dịch vụ NHBL về sử dụng vốn của VTB cao hơn VCB và thấp hơn
BIDV, tuy nhiên xét về mặt giá trị là không nhiều, xét về tỷ trọng thì cả 3
ngân hàng đều tƣơng đƣơng nhau.
- Về thu dịch vụ: Thu nhập từ dịch vụ thanh toán của NHCT cũng tăng
trƣởng đáng kể trong thời gian qua. Năm 2013 thu nhập từ dịch vụ thanh
toán của NHCT là 1.041,56 tỷ tăng 181,05 tỷ và tăng khoảng 21% so với
2012.
Bảng 2.15: Thu từ hoạt động dịch vụ 2013 của VTB, BIDV, VCB
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU VTB BIDV VCB
Thu dịch vụ 2.096,68 3.314.29 2.745,17
Thu từ dịch vụ
thanh toán
1.041,56 942.58 1.445,32
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng VTB, BIDV, VCB năm 2013)
Từ bảng 2.15 chúng ta thấy rằng tổng thu từ hoạt động dịch vụ của NHCT
vẫn thấp hơn các ngân hàng bạn. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng về Thu từ dịch vụ
thanh toán so với tổng Thu từ hoạt động dịch vụ thì: VCB là cao nhất chiếm
52,65%; VTB chiếm 49,68% và BIDV thấp nhất là 28,44%, về số tuyệt đối VTB
thấp hơn VCB 403,76 tỷ đồng nhƣng cao hơn BIDV 98.98 tỷ đồng.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực
54
- Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:
Về hạ tầng mạng truyền thông, NHCT là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam
triển khai kiến trúc SONA (Service Oriented Network Architecture – Kiến
trúc mạng hƣớng dịch vụ) của Cisco. SONA hƣớng đến xây dựng cơ sở hạ
tầng thông minh, giúp cho việc triển khai các phần ứng dụng phía trên nhanh
hơn. NHCT cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành tài chính ngân hàng xây dựng
Trung tâm dự phòng theo đúng tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng nhà nƣớc
và quốc tế. Trung tâm đƣợc xây dựng một cách đồng bộ từ hạ tầng, mạng
truyền thông đến hệ thống máy chủ, hệ thống lƣu trữ dữ liệu đáp ứng theo tiêu
chuẩn TIA 942 và đạt tiêu chuẩn Tier3. Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ công
nghệ thông tin, khắc phục nhanh chóng mọi sự cố có thể xảy ra, đảm bảo sự
hài lòng của ngƣời dùng, NHCT đã triển khai hệ thống quản trị hạ tầng công
nghệ toàn diện cùng với dịch vụ Service Desk - những bƣớc đầu tiên trong
quá trình xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin theo đúng
Thƣ viện kiến Trúc công nghệ thông tin (Information Technology
Infrastructure Library – ITIL).
Năm 2012 HĐQT đã chỉ đạo và phê duyệt dự án thay thế core banking
đây là giải pháp công nghệ tổng thể và tích hợp cho phép NHCT linh hoạt đáp
ứng các nhu cầu khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động đáp ứng chiến lƣợc
phát triển trong dài hạn của NHCT. Dự án triển khai hệ thống MX3 của đối
tác Murex ứng dụng cho khối kinh doanh vốn và thị trƣờng đƣợc triển khai từ
năm 2011 đã chính thức đƣợc sử dụng từ tháng 2.2013 Bên cạnh đó dự án
khởi tạo khoản vay LOS quản lý rủi ro tín dụng, quản lý kho dữ liệu doanh
nghiệp, hệ thống lớp giữa SOA tiếp tục đƣợc triển khai và đi vào sử dụng theo
đúng tiến độ đã đặt ra.
NHCT chính thức triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng ( Contact
Center) bƣớc đầu đi vào hoạt động, Contact Center đã cung cấp cho khách
Thang Long University Libraty
55
hàng dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, chất lƣợng thông tin chuẩn xác tƣ vấn,
tiếp nhận phản hồi của khách hàng nhằm hỗ trợ củng cố và phát triển thị phần,
quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao uy tín của NHCT.
- Về nguồn nhân lực:
Tính đến năm 2014, NHCT có tổng số 19.886 nhân viên với trình độ tiến
sĩ, thạc sĩ và đại học chiếm đên 80%. Đội ngũ cán bộ, ngƣời lao động trẻ
trung, tâm huyết, năng động, sáng tạo có tầm nhìn và tràn đầy khát vọng.
Việc tuyển dụng nguồn nhân lực đã đƣợc NHCT chuẩn hóa và tuyển tập
trung tại phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo - Trụ sở chính. Với mức lƣơng
thỏa đáng, chế độ đã ngộ tốt và thỏa sức sáng tạo NHCT đã tuyển đƣợc nhiều
cán bộ có trình độ cao.
Trƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHCT tại Vân Canh Hà nội
đã chính thức hoàn thành và đƣa vào sử dụng vào tháng 9.2012. Đây là công
trình tiêu biểu trong năm phục vụ nhu cầu đổi mới trong chiến lƣợc đào tạo
và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cũng nhƣ quản lý và tổ chức hoạt động khoa
học, cung cấp dịch vụ tƣ vấn tài chính.
Đặc biệt Dự án hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng chiến lƣợc phát
triển nguồn nhân lực –ORP đã đƣợc phê duyệt trong năm 2012 và chính thức
triển khai từ đầu năm 2013.
2.3 Đánh giá thực trạng dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam
2.3.1 Kết quả đạt được
a. Qui mô phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ NHBL:
Phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL đã có những đóng góp quan trọng
vào thành công của NHCT. NHCT đã quan tâm và tập trung khai thác thị
trƣờng bán lẻ đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích cung cấp
cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ NHBL tiến tiến và hiện đại.
56
b. Qui mô phát triển hệ thống kênh phân phối
NHCT đã không ngừng phát triển mở rộng mạng lƣới kinh doanh, trở
thành NHTM có quy mô mạng lƣới lớn thứ 2 tại Việt Nam. NHCT đã tập
trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ NHBL, số lƣợng các sản phẩm dịch vụ cung
cấp cho khách hàng đã đƣợc chú trọng phát triển đa dạng, phát triển mạng lƣới tuy
nhiên vẫn chƣa đạt đƣợc yêu cầu mong muốn.
c. Nguồn thu dịch vụ NHBL của ngân hàng:
Thu phí dịch vụ đã tăng dần qua các năm và chiếm tỷ lệ hơn 45% trên
tổng lợi nhuận trƣớc thuế, điều này chứng tỏ chất lƣợng sản phẩm dịch vụ
NHBL của NHCT đã đƣợc cải thiện đáng kể.
d. Mức độ đầu tư vào nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin
NHCT đã coi trọng công nghệ thông tin, coi đây là yếu tố then chốt, hỗ
trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh, đặc biệt hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm
cho phát triển dịch vụ NHBL và cùng với đó là nguồn nhân lực có trình độ,
kỹ thuật, chuyên môn cao. Tuy nhiên cho đến thời điểm này việc thực hiện
các công việc đáp ứng chƣa tƣơng xứng với mục tiêu đề ra và để là một ngân
hàng hàng đầu cần phải có thời gian để tiếp tục thực hiện lộ trình.
e. Phát triển thương hiệu và khả năng thâm nhập thị trường
NHCT đã chú trọng phát triển thƣơng hiệu (đƣợc đăng ký bảo hộ tại 40
quốc gia trên thế giới), đã nhận đƣợc sự tin cậy từ đông đảo ngƣời dân,
doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc, là một thƣơng hiệu
mạnh, có uy tín cao của Việt Nam.
Với thƣơng hiệu mạnh và qui mô lớn, nên khả năng thâm nhập thị
trƣờng là rất cao. Ban lãnh đạo NHCT đã có kế hoạch, lộ trình để phát triển
dịch vụ NHBL. Đến nay chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các kênh phân
phối sản phẩm bán lẻ là khá tốt. Các sản phẩm đã đƣợc triển khai đến toàn hệ
thống kèm với đó là các thiết bị hỗ trợ tƣơng đối đầy đủ nên đã đáp ứng đƣợc
Thang Long University Libraty
57
nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy vẫn có một trở ngại nhƣ một số điểm giao
dịch chƣa đủ lớn nên chất lƣợng phục vụ cũng bị hạn chế.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
* Hạn chế về các sản phẩm dịch vụ
- Dịch vụ bán lẻ của NHCT chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra năm
2014 và chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của ngân
hàng: Quy mô dịch vụ NHBL còn nhỏ; Đối tƣợng, phạm vi cung cấp dịch vụ
còn hạn hẹp; Phƣơng thức dịch vụ còn đơn giản, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao;
- Dịch vụ NHBL của NHCT còn nặng về các sản phẩm truyền thống;
số lƣợng sản phẩm của mỗi chủng loại còn ít; các sản phẩm còn đơn điệu
chƣa phong phú, chƣa tạo ra đƣợc sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với
các ngân hàng khác:
Về các sản phẩm huy động vốn: Các sản phẩm huy động vốn với số
lƣợng và tiện ích sản phẩm chƣa nhiều và chƣa đổi mới thƣờng xuyên để đáp
ứng kịp nhu cầu khách hàng và xu thế phát triển dịch vụ tƣơng lai, các sản
phẩm ra đời thƣờng muộn và tiện ích chƣa khác biệt so với các dịch vụ cùng
loại của ngân hàng bạn.
Các dịch vụ tín dụng bán lẻ: chủ yếu tập trung phục vụ cho các khách
hàng cá nhân là cán bộ công nhân viên có thu nhập cao, ổn định, hoặc các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhà xƣởng, phƣơng án kinh doanh cụ thể mới
chỉ khai thác một mảng thị trƣờng nhỏ trong thị phần NHBL
Dịch vụ ngân hàng điện tử: với chi phí đầu tƣ cao nhƣng lƣợng giao
dịch chƣa nhiều nên đến thời điểm này giao dịch ngân hàng điện tử của
NHCT vẫn đang trong tình trạng lỗ, chƣa thu hồi đƣợc chi phí đầu tƣ. Đây
cũng là thực trạng chung của các NHTM, tuy nhiên để có thể phát huy hết
tiện ích của dịch vụ này cần có sự đầu tƣ nghiêm túc về quản trị hệ thống và
58
vấn đề bảo mật cơ cở dữ liệu ngân hàng.
Các dịch vụ NHBL khác như: tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ, dịch vụ
bảo quản tài sản tuy bƣớc đầu đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa thu hút đƣợc
nhiều khách hàng sử dụng và sử dụng một cách thƣờng xuyên.
Các công cụ thanh toán: phát triển ở mức rất hạn chế : Séc cá nhân gần
nhƣ không đƣợc sử dụng trong thanh toán; Thẻ ATM chủ yếu đƣợc sử dụng
với mục đích rút tiền. Bên cạnh đó các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử
này cũng mới chỉ tập trung phát triển ở các đô thị, các khu dân cƣ có trình độ
văn hoá cao chứ chƣa phổ biến rộng rãi trong đại bộ phận quần chúng.
Thiếu các sản phẩm bán chéo, liên kết và các sản phẩm trọn gói: Hiện
NHCT mới chỉ có dòng sản phẩm thẻ ghi nợ S-card, G-card là tích hợp các
tiện ích dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (S-card: Tặng miễn phí bảo hiểm tai
nạn con ngƣời với giá trị bảo hiểm đến 5 triệu đồng trong năm đầu tiên phát
hành thẻ, G-card: Tặng giá trị bảo hiểm chủ thẻ lên đến 20 triệu đồng). Trong
khi đó ngân hàng ACB có một loạt các sản phẩm liên kết giữa dịch vụ ngân
hàng và bảo hiểm nhƣ: Dòng sản phẩm liên kết (Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
có hoàn phí, Bảo hiềm ngƣời vay, Chăm sóc y tế và tai nạn cá nhân); Tặng
bảo hiểm cho chủ thẻ (Bảo hiểm tai nạn du lịch toàn cầu, Bảo hiểm việc hoãn
chuyến bay, Bảo hiểm rút tiền ATM, Bảo hiềm tƣ trang trong chuyến đi, Bảo
hiểm giao dịch thẻ, Bảo hiểm thất lạc ví, Bảo hiểm mua sắm, Bảo hiểm trách
nhiệm trong chuyến đi, Bảo hiểm gia sản khi vắng nhà)..
* Hạn chế về hệ thống chi nhánh và kênh phân phối
Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch hoặc các điểm ATM, POS của
NHCT tuy đã đƣợc đầu tƣ phát triển đáng kể trong thời gian qua nhƣng chủ
yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng chứ
chƣa đƣợc phân bổ trải rộng ở khắp các tỉnh thành trên cả nƣớc. Chính vì vậy
những ngƣời dân ở các vùng nông thôn hoặc các vùng dân cƣ thƣa thớt ít có
Thang Long University Libraty
59
cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng, hoặc các khách hàng của NHCT
cũng gặp rất nhiều bất tiện khi đến những vùng dân cƣ nhƣ trên.
Không chỉ có những hạn chế ở kênh phân phối truyền thống, kênh phân
phối điện tử của NHCT tuy đã bƣớc đầu đã có nhiều phát triển những cũng
bộc lộ khá nhiều yếu điểm. Kênh giao dịch mới- ngân hàng điện tử đã đƣợc
triển khai nhƣng mới dừng lại ở mức độ đơn giản: Dịch vụ NHCT iPay dành
cho khách hàng cá nhân, dịch vụ NHCT at home dành cho khách hàng doanh
nghiệp, dịch vụ SMS banking chỉ mới cung cấp các tính năng cơ bản nhƣ:
truy vấn thông tin, tra cứu số dƣ, tra cứu lịch sử các giao dịch,chuyển khoản
và thực hiện giao dịch đơn giản với giá trị nhỏ. Phần lớn các giao dịch phức
tạp hoặc các giao dịch với giá trị lớn các khách hàng vẫn phải đến tận văn
phòng giao dịch của ngân hàng.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
Những hạn chế trong hoạt động dịch vụ NHBL của NHCT trong thời
gian qua bắt nguồn từ những nguyên nhân từ bên trong ngân hàng nhƣ:
- Ban lãnh đạo tại các chi nhánh vẫn chƣa thực sự quyết tâm trong việc
chuyển hƣớng từ một ngân hàng luôn cung cấp các sản phẩm truyền thống
sang một ngân hàng cung cấp toàn diện các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ngân
hàng hiện đại.
- NHCT vẫn chƣa có một chiến lƣợc dẫn đƣờng cho phát triển kinh
doanh bán lẻ. Chiến lƣợc phát triển dịch vụ NHBL của NHCT vẫn rất chung
chung và có nhiều nét tƣơng đồng với các ngân hàng TMCP khác.
- Thiếu kinh nghiệm trong phát triển mảng dịch vụ NHBL: NHCT có
lịch sử hoạt động 25 năm nhƣng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán buôn,
đối tƣợng khách hàng chủ yếu là các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà
nƣớc và các sản phẩm ngân hàng cung cấp cũng chủ yếu là các sản phẩm
60
truyền thống. chƣa tận dụng đƣợc nhiều lợi thế vốn có của mình và kinh
nghiệm từ các đối tác nƣớc ngoài có vốn góp cổ phần trong linh vực NHBL.
- Thiếu sự liên kết với các ngân hàng khác: đây không chỉ là hạn chế
của riêng NHCT mà còn là hạn chế chung của các ngân hàng ở Việt Nam nói
chung. Các ngân hàng đều đã có dịch vụ NHBL nhƣng lại chƣa có sự liên kết
với nhau trong hoạt động, mới chỉ là liên kết trong việc sử dụng thẻ ATM.
- Công tác quản lý, điều hành còn mang tính chung chung, chƣa đi sâu
đi sát theo sản phẩm dịch vụ. Báo cáo về kết quả kinh doanh của từng sản
phẩm dịch vụ chƣa thực hiện đƣợc nên thiếu sự phân tích và đánh giá cụ thể.
Việc , chƣa chính xác, ảnh
hƣởng đến công tác quản lý điều hành, đánh giá hiệu quả cho từng sản phẩm
dịch vụ.
- Hoạt động Marketing: Hoạt động marketing vẫn chƣa có đƣợc sự
chuyên nghiệp, bài bản kể từ khâu nghiên cứu thị trƣờng, tiếp thị sản phẩm
cho đến khâu bán hàng trực tiếp. Việc nghiên cứu thị trƣờng để phát hiện ra
các nhu cầu mới của khách hàng thì ngân hàng cũng chƣa thực hiện đƣợc
hoàn hảo, chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể nên sản phẩm chƣa có tính cạnh
tranh cao. Phần lớn các sản phầm NHCT có thì các ngân hàng khác cũng có,
chƣa tạo đƣợc một nét riêng biệt.
Các khâu về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm chƣa có một chu trình chuẩn
nào hƣớng dẫn cụ thể thực hiện các hoạt động marketing nên trong quá trình
thực hiện một số chức năng của các phòng ban còn chồng chéo nhau.
Đã có đội ngũ bán hàng nhƣng NHCT chƣa tạo ra đƣợc một lực lƣợng
chuyên viên có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm để tƣ vấn cho khách hàng.
Các cán bộ phụ trách công tác bán và giới thiệu sản phẩm chƣa đƣợc đào tạo
bài bản về kỹ năng marketing, thuyết phục khách hàng, chƣa chủ động trong
việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm. Vì vậy tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp
Thang Long University Libraty
61
cận và sử dụng dịch vụ NHBL chƣa nhiều.
Chính sách chăm sóc khách hàng còn nhất thời, chất lƣợng phục vụ chƣa
cao đặc biệt công tác chăm sóc sau bán hàng còn chƣa đƣợc chú trọng. Chỉ
mới có các chính sách quan tâm chăm sóc các khách hàng lớn, khách hàng
chiến lƣợc mà chƣa quan tâm đến khách hàng nhỏ lẻ, mức thu nhập thấp.
- Bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chƣa thực sự hiệu quả.
Nghiên cứu sản phẩm chƣa tạo ra nét khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ, chƣa
tích hợp đƣợc nhiều tiện ích và sử dụng dễ dàng.
- Hệ thống công nghệ thông tin vẫn đang trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện, một số dự án công nghệ chủ chốt để phát triển dịch vụ triển khai
chậm tiến độ. Nhiều sản phẩm mới triển khai chậm so với kế hoạch hoặc chất
lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Việc nâng cao tiện ích của các sản
phẩm dịch vụ cũng nhƣ triển khai mở rộng gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên đảm nhiệm công tác dịch vụ ngân hàng còn
mỏng so với số khách hàng tiềm năng đang có quan hệ tại các Chi nhánh của
NHCT. Công tác đào tạo cán bộ mới dừng lại ở mức độ tổng quát chƣa đáp
ứng đƣợc những yêu cầu cụ thể của từng công việc và mảng nghiệp vụ. Chƣa
phát huy hết năng lực của từng cán bộ trong NHCT.
- Quy trình giao dịch và thủ tục một số dịch vụ còn rƣờm rà, quá trình
tác nghiệp còn nhiều thao tác làm ảnh hƣởng đến thời gian giao dịch.
- Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban chƣa nhịp nhàng lại gây
chậm trễ đến công tác phục vụ khách hàng.
- Chính sách chăm sóc sau bán hàng tại các chi nhánh của NHCT chƣa
đƣợc thực hiện một cách hiệu quả. Chƣơng trình khuyến mại đối với khách
hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng chƣa nhiều, chƣa thƣờng xuyên.
- Chính sách giá chƣa linh hoạt đối với từng đối tƣợng khách hàng.
Mức phí bảo lãnh, phí chuyển tiền bằng tiền mặt, tỷ giá bán ngoại tệ vẫn khá
62
cao, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ của NHCT cung cấp.
* Nguyên nhân khách quan
- Sự cạnh tranh khốc liệt và gay gắt của các định chế tài chính trong
nƣớc và nƣớc ngoài về việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Ngƣời Việt Nam có thói quen cất trữ và sử dụng tiền mặt nên tâm lý
ngại sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhất là các dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt, ngại tiếp xúc với cái mới, trình độ nhận thức về các dịch vụ phi
tín dụng của ngân hàng còn hạn chế nên thƣờng có quan niệm rằng các dịch
vụ ngân hàng có rủi ro. Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng có những khách hàng
không tin tƣởng vào độ an toàn của dịch vụ ngân hàng hay khả năng bảo mật
của ngân hàng.
- Môi trƣờng pháp lý của Việt Nam, cũng nhƣ quy định hƣớng dẫn của
NHNN còn thiếu và chƣa đồng bộ, chƣa thực sự phù hợp với tình hình thực
tế. Luật ngân hàng và luật các TCTD đã có hiệu lực nhƣng còn nhiều văn bản
pháp quy quan trọng hƣớng dẫn thi hành luật chƣa đƣợc ban hành, mặt khác
nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp
vụ, gây khó khăn cho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.
- Các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà Nƣớc chƣa kiểm soát đƣợc các
đơn vị hoạt động ngầm cũng cung cấp dịch vụ phi tín dụng dƣới dạng trá
hình. Những đơn vị này thƣờng cung cấp dịch vụ một cách dễ dàng nhanh rẻ.
- Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chƣa có trung tâm thông tin cho khách
hàng cá nhân và thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng. Việt Nam chỉ
có một trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN mà các thông tin đƣợc
lƣu trữ chủ yếu là về khách hàng doanh nghiệp, các hoạt động tiền tệ cho các
bên liên quan, thông tin tín dụng cá nhân còn rất hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam phát triển chƣa đồng bộ, đặc
biệt là mạng thông tin di động thƣờng xuyên xảy ra tình trạng lỗi mạng, mất
Thang Long University Libraty
63
sóng quá tải. Trong khi đó, muốn phát triển đa dạng hóa nâng cao chất lƣợng
sản phẩm dịch vụ phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong từng
sản phẩm dịch vụ phi tín dụng.
- Đầu tƣ và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng hiện
nay vẫn còn nhiều bất cập hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
thanh toán phát triển chƣa đồng bộ, mới tập trung ở các đô thị, chƣa vƣơn đến
các vùng nông thôn, miền núi; hệ thống POS chƣa phát triển và thiếu hệ
thống chuyển mạch, dịch vụ cho hệ thống ATM còn nghèo nàn, vẫn chủ yếu
là để rút tiền mặt. Số lƣợng máy ATM tuy có tăng, nhƣng phân bổ chủ yếu ở
các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Các thiết bị của các ngân hàng
không kết nối và chồng chéo lẫn nhau do đó gây lãng phí trong đầu tƣ của các
ngân hàng và sự phiền hà không tiện ích cho ngƣời sử dụng khiến đơn vị
chấp nhận thẻ cũng chƣa thực sự thấy thuận tiện với việc thanh toán bằng thẻ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua phân tích thực trạng và đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ của NHCT trong thời gian gần đây cùng với những kết quả đạt đƣợc
vẫn tồn tại những mặt khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan khiến sự phát triển dịch vụ NHBL còn gặp nhiều khó khăn tỷ trọng thu
nhập từ hoạt động dịch vụ bán lẻ tuy đã tăng nhƣng chƣa đạt đến mức chuẩn
của một NHBL hiện đại theo thông lệ quốc tế, thực tế cần những giải pháp
phù hợp để khắc phục tình hình trên nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động dịch
vụ NHBL một cách mạnh mẽ hơn nữa.
64
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
3.1 Định hƣớng phát triển dịch vụ NHBL tại NHCT
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam
NHCT đã đƣa ra 4 chiến lƣợc cơ bản nhƣ sau:
* Xây dựng NHCT trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại,
vững mạnh, minh bạch, đƣợc xếp hạng là một trong những NHTM tốt nhất ở
Việt Nam, đạt mức tiên tiến trong khu vực; tiếp tục khẳng định uy tín, thƣơng
hiệu mạnh và mở rộng mạng lƣới.
* Tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc phát triển và triển khai
mô hình bán lẻ, triển khai các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ nhanh chóng
và hiệu quả nhất cho khách hàng, tận dụng tối đa mạng lƣới rộng lớn và các
sản phẩm dịch vụ đa dạng, tăng cƣờng bán chéo sản phẩm, đem lại lợi ích tối
đa cho khách hàng đồng thời tăng thu nhập từ dịch vụ, tổ chức và bố trí nhân
viên bán hàng chuyên nghiệp cao, để tối đa hóa khả năng bán hàng.
* Thay đổi hình thức sở hữu theo hƣớng đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu
nhằm đổi mới cơ chế quản trị điều hành, thu hút thêm nguồn lực, tăng cƣờng
sự kiểm soát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với NH; Hoạt
động kinh doanh dựa trên các nguyên tắc thị trƣờng với mục tiêu tối ƣu hoá
lợi nhuận và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
* Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020
đảm bảo tiếp cận đƣợc tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, cải tiến nâng cấp hệ
thống Corebanking và các module nghiệp vụ hiện tại để hỗ trợ tích cực có
Thang Long University Libraty
65
hiệu quả cho các hoạt động nghiệp vụ xử lý giao dịch của NHCT. Tiêu chuẩn
hoá nguồn nhân lực, tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ; Hoàn
thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lƣơng; Xây dựng đội ngũ cán bộ
làm việc có năng lực và chuyên nghiệp.
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam
Ban lãnh đạo NHCT chủ trƣơng tiếp tục phát triển mạnh các dịch vụ
ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ NHBL. Để thực hiện, NHCT đã đƣa ra mục
tiêu cụ thể:
Tài sản và Vốn: Tiếp tục tăng trƣởng quy mô tài sản; tiếp tục đẩy
nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu
tăng trƣởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an
toàn vốn; đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nƣớc sở hữu 51%
trở lên.
Tín dụng và Đầu tư: Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh
tranh theo nguyên tắc thị trƣờng; điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp
với thế mạnh của VietinBank tăng tỷ trọng trong tín dụng bán lẻ ,cho vay cá
nhân và hộ gia đình trong tổng dƣ nợ cho vạy trong nền kinh tế ; tăng cƣờng
rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu dƣới 3%; đa dạng hóa các hoạt động đầu tƣ
tín dụng trên thị trƣờng tài chính, giữ vai trò định hƣớng trong thị trƣờng,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.
Phát triển dịch vụ: Đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định
nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển; dựa trên nền tảng công nghệ
hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng làm
định hƣớng phát triển.
66
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn nhân lực: Tiêu chuẩn hóa
nguồn nhân lực, tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ;
đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lƣơng; xây dựng
đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp; quán triệt thực hiện quy chế nội
quy lao động và văn hóa doanh nghiệp.
Đổi mới, phát triển hệ thống công nghệ hiện đại: Coi ứng dụng công
nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh;
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính
thống nhất - tích hợp - ổn định cao.
Nâng cao chất lượng quản trị điều hành và quản trị rủi ro: Điều hành
bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý; Phát triển và thành lập
mới các công ty con theo định hƣớng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ
tài chính ra thị trƣờng; Mở rộng mạng lƣới kinh doanh, thành lập mới chi
nhánh, phát triển mạnh mạng lƣới các phòng giao dịch; Phát triển mạnh hệ
thống NHBL.
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam
Thực tế cho thấy dịch vụ NHBL tại các NHTM Việt Nam nói chung và
tại NHCT nói riêng còn chƣa phát triển so với mặt bằng chung của thế giới và
sự phát triển các sản phẩm này vẫn còn có những điều để xem xét. Mặc dù đã
nhận thức đƣợc tầm quan trọng của mảng dịch vụ này và đã có những thay
đổi nhất định nhƣng vẫn còn đang thiếu các giải pháp phát triển dịch vụ
NHBL cụ thể, nhanh chóng và hiệu quả, đây là điều phải làm ngay nếu không
muốn để mất thị phần vào các ngân hàng nƣớc ngoài có kinh nghiệm lâu năm
trong khâu bán lẻ đang thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trƣờng trong
nƣớc.
Thang Long University Libraty
67
NHCT là một trong những NHTM lớn, đang thực hiện chuyển đổi mô
hình hoạt động, trong đó đặc biệt chú trọng kinh doanh bán lẻ theo hƣớng
hiện đại, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ
NHBL tại NHCT, cụ thể:
Thứ nhất: Phát triển các sản phảm dịch vụ bán lẻ
Một trong những mặt còn tồn tại trong việc phát triển dịch vụ NHBL của
NHCT là các sản phẩm còn chƣa thực sự đa dạng, còn mang nặng tính truyền
thống, chƣa tạo ra đƣợc sự khác biệt hoàn toàn và có khả năng cạnh tranh cao
so với các NHTM khác. Giải pháp cần thiết lúc này là nghiên cứu phát triển
các dịch vụ NHBL nhằm đa dạng hóa, tăng cƣờng tiện ích sản phẩm, phục vụ
đƣợc nhiều đối tƣợng khách hàng.
Việc phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL cần dựa trên nghiên
cứu về khách hàng mục tiêu (lứa tuổi, thu nhập, thói quen tiêu dùng..); sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố chính trị- kinh tế- xã hội (tỷ lệ
lạm phát, lãi suất, các quy định về phí, lãi suất.)
- Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, mang tính đón đầu để
đáp ứng yêu cầu của các nhóm khách hàng mục tiêu, thúc đẩy việc mở rộng
cơ sở khách hàng. Cần tập trung vào những sản phẩm có hàm lƣợng công
nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trƣờng nhằm tạo
ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Các quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng theo hƣớng đơn giản, thuận tiện, rút ngắn thời gian giao dịch cho
khách hàng nhƣng vẫn phải đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ
an toàn, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.
- Thực hiện triển khai các chỉ đạo cụ thể và phối hợp với các đơn vị
thành viên trong quá trình triển khai các nội dung của thỏa thuận hợp tác toàn
diện với các tập đoàn, các tổng công ty để tăng cƣờng khả năng hợp tác của
các chi nhánh với các đơn vị thành viên, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
68
tiếp thị và bán chéo sản phẩm. Giao chi nhánh đầu mối, tập trung triển khai
các hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp. Tránh tình trạng canh tranh giữa
các chi nhánh NHCT với nhau gây thiệt hại cho NHCT và phản cảm, thiếu
thống nhất trong mắt khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ.
- Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống
giao dịch điện tử, tự động. Đẩy mạnh đầu tƣ và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi
các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ
thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc.
Đồng thời, cũng cần mở rộng, đa dạng hơn nữa các tiện ích đi kèm với việc
sử dụng thẻ cho khách hàng nhƣ: cung cấp hạn mức thấu chi, chuyển khoản,
thanh toán hóa đơn các loại thông qua việc liên kết với các nhà cung ứng dịch
vụ, gửi tiền tiết kiệm.
- Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính, qua điện thoại và ngân
hàng tại nhà nhằm tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng
kết nối internet. Trong đó, cần sớm đƣa ra các loại dịch vụ mới để khách hàng
có thể đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn số dƣ và thông tin về cam kết
giữa ngân hàng và khách hàng.
- Bán chéo sản phẩm dựa trên việc đóng gói và bán các sản phẩm liên
kết để một mặt đa dạng hóa danh mục sản phẩm, một mặt tăng thu dịch vụ
cho ngân hàng. Nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của từng nhóm khách hàng để
từ đó đƣa ra những gói sản phẩm tích hợp nhiều dịch vụ ngân hàng sẵn có của
NHCT hoặc có thể tăng cƣờng tiện ích để tăng độ hấp dẫn cho từng gói sản
phẩm. Tận dụng hoạt động của các công ty con để cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ tài chính liên kết cho khách hàng.
Thứ hai: đa dạng hóa kênh phân phối.
Hiện nay, so với các ngân hàng trong nƣớc NHCT có một ƣu thế hơn
hẳn về mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch. Chính vì vậy việc đầu tiên
Thang Long University Libraty
69
trong quá trình phát triển mạng lƣới chi nhánh và kênh phân phối của NHCT
hiện nay đó là đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, các điểm
giao dịch, kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối điện tử. Kết hợp
với định hƣớng về phân khúc thị trƣờng, phân khúc khách hàng để đƣa ra các
quyết định về lựa chọn địa điểm, quy mô, số lƣợng, hình thức đặt các chi
nhánh hoặc phòng giao dịch. Bên cạnh đó, đối với các phòng giao dịch hoạt
động không hiệu quả cần điều chuyển sang vị trí khác để có thể phát huy
đƣợc vai trò của từng kênh phân phối, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của
khách hàng.
Bên cạnh việc mở các chi nhánh cấp I, cấp II cần chú trọng phát triển
phạm vi hoạt động bằng việc mở các phòng giao dịch vệ tinh với quy mô gọn
nhẹ. Tăng cƣờng kênh phân phối qua các đại lý nhƣ: đại lý chi trả kiều hối,
đại lý phát hành thẻ ATM, đại lý thanh toán. Đối với dịch vụ chuyển tiền
kiều hối phối hợp với các quỹ tín dụng nhân dân mở đại lý chi trả kiều hối,
thu hút thêm khách hàng mở tài khoản. Thực hiện liên kết với các công ty bảo
hiểm, đại lý mua bán xe ô tô, hệ thống siêu thị, các khu vui chơi – giải trí, các
điểm du lịch...để chính các nhân viên của các công ty này là nhà các nhà phân
phối sản phẩm cho NHCT.
Nghiên cứu phát triển hơn nữa kênh phân phối điện tử: Mở rộng địa
bàn hoạt động bằng việc lắp đặt thêm các máy ATM, POS hoặc
ý giao dịch của các máy ATM đã có, đẩy
nhanh tốc độ đƣờng truyền thông tin trong nội bộ ngân hàng và giữa ngân
hàng NHCT với các ngân hàng khác. Đi kèm với việc mở rộng kênh phân
phối điện tử, NHCT trọng đến công tác quản trị rủi ro, tăng cƣờng
bảo mật thông tin khách hàng.
70
Ngoài kênh phân phối trực tiếp truyền thống và kênh phân phối điện tử,
cần tăng cƣờng các kênh phân phối gián tiếp nhƣ thực hiện chiến lƣợc khách
hàng của khách hàng. Nhƣ vậy bên cạnh các kênh phân phối hữu hình, NHCT
có thể mở rộng đƣợc phạm vi hoạt động của ngân hàng qua một kênh phân
phối tuy vô hình nhƣng lại hết sức hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Thứ ba: Nâng cao năng lực quản trị điều hành và phát triển nguồn
nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực:
Con ngƣời luôn đóng vai trò chủ đạo, là then chốt của mọi vấn đề.
Chính vì vậy, để có thể thành công trong hoạt động NHBL ở NHCT, giải
pháp phát triển nguồn nhân lực phải luôn đƣợc coi trọng và thực hiện một
cách đồng bộ. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ở NHCT phải bao quát
các quá trình từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng nguồn nhân lực đến
khâu đánh giá, khen thƣởng.
Xây dựng một hệ thống các tiêu chí riêng đối với cán bộ của từng
phòng ban. Mỗi một phòng ban, một mảng dịch vụ lại đòi hỏi ở ngƣời cán bộ
ngân hàng không chỉ kiến thức chuyên môn riêng mà còn yêu cầu những kỹ
năng, những nét tính cách đặc thù. Thƣờng xuyên có các chƣơng trình đào tạo
cụ thể hàng năm cho từng cấp cán bộ khác nhau từ quản trị điều hành đến tác
nghiệp nhƣ thực tập quản trị điều hành tại các ngân hàng nƣớc ngoài trong
một thời gian nhất định cho các cấp lãnh đạo quy hoạch, tạo điều kiện cho cán
bộ nhân viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên
môn, kỹ năng giao tiếp, tƣ vấn khách hàng...
Thực hiện luân chuyển chéo các cán bộ từ các đơn vị thực hiện tác
nghiệp và đơn vị thực thi các chính sách để nâng cao kinh nghiệm thực tiễn,
từ đó tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới gần gũi với nhu cầu khách hàng. Biệt
phái các cán bộ hội sở chính xuống hỗ trợ chi nhánh trong những trƣờng hợp
Thang Long University Libraty
71
nhất định.
Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng ngƣời,
đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất
với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên
ngân hàng. Cần thƣờng xuyên thực hiện việc đánh giá năng lực, chấm điểm
hoàn thành công việc của cán bộ nhân viên ngân hàng để từ đó có thể phát
huy đƣợc tối đa hiệu quả công việc. Bên cạnh đó hàng năm nên tổ chức các
cuộc thi chuyên môn hoặc kỹ năng đối với nhân viên của từng phòng ban để
đánh giá và tạo động lực cho nhân viên không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.
Bên cạnh đó, cũng nên chú trọng đến công tác khen thƣởng, áp dụng
chế độ lƣơng hấp dẫn, phù hợp, chính xác, đúng ngƣời để tạo động lực hăng
hái làm việc cho cán bộ công nhân viên, giữ vững đƣợc đội ngũ nhân viên
trung thành, tận tụy và đặc biệt là có chất lƣợng cao.
Việc đầu tƣ cho các tài năng trẻ, cấp học bổng cho các sinh viên giỏi
hiện đang đƣợc đào tạo trong các trƣờng đại học lớn chuyên ngành về tài
chính-ngân hàng là một lựa chọn tốt để có thể chuẩn bị sẵn một nguồn nhân
lực kế cận trong tƣơng lai.
Tăng cường giải pháp tạo động lực cho người lao động
Xây dựng cơ chế, tạo động lực trong quá trình triển khai sản phẩm mới
phát triển dịch vụ chế độ lƣơng thƣởng có gắn với hiệu quả công việc:
- Cơ chế thƣởng kinh doanh cho chi nhánh, phòng giao dịch quỹ tiết kiệm;
- Cơ chế thƣởng cho cán bộ bán hàng;
- Các chƣơng trình thi đua phát triển mở rộng trên toàn hệ thống và tại
các chi nhánh;
- Cơ chế bổ nhiệm, sắp xếp công việc phù hợp với những ngƣời có
năng lực.
72
Thứ tư: Nâng cấp đổi mới hạ tầng công nghệ.
Một đặc trƣng của dịch vụ NHBL là phải dựa trên nền tảng công nghệ
cao. Chính vì vậy, muốn đẩy mạnh hoạt động NHBL trong thời gian tới thì
NHCT nói riêng và các ngân hàng nói chung cần phải có một nền tảng công
nghệ hiện đại, tốc độ nhanh, đảm bảo an toàn cho hệ thống khi vận hành để
kịp thời đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng vào mọi lúc, mọi nơi.
Muốn phát triển nền tảng công nghệ hiện đại NHCT phải có một chiến
lƣợc tổng thể, từ đầu tƣ – thiết kế - nâng cấp về mặt kỹ thuật đến phát triển
phần mềm, đào tạo cán bộ có khả năng ứng dụng, khai thác hoàn thiện hệ
thống mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Các giải pháp cụ thể cần
đƣợc tiến hành nhƣ sau :
- Tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện thêm hệ thống trang thiết bị hiện có,
đảm bảo máy móc vận hành tốt, không bị hỏng hóc, mất dữ liệu, hay trục trặc
về đƣờng truyền trong quá trình hoạt động, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách
hàng cũng nhƣ bản thân các cán bộ làm việc trong ngân hàng.
-Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với trình
độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các nguyên tắc
quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bƣớc triển khai rộng
mô hình giao dịch một cửa. Ứng dụng công nghệ giúp hiện đại hoá và tự động
hoá các thao tác nghiệp vụ, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm
- Ứng dụng các phần mềm quản lý mới phù hợp với hoạt động của
NHBL. Đồng thời cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ để họ có thể vận hành thành thạo các thiết bị điện tử, nghiên cứu khai thác,
sử dụng tối đa các tính năng của phƣơng tiện, công nghệ hiện đại để nâng cao
chất lƣợng và hiệu quả của các mặt hoạt động, từ đó sáng tạo các sản phẩm
phần mềm mới có tính ứng dụng cao trong hoạt động NHBL.
Thứ năm: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing .
Thang Long University Libraty
73
- Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu NHCT rộng rãi trong nƣớc và
quốc tế.
- Do đối tƣợng phục vụ của dịch vụ NHBL là các cá nhân, các
DNVVN nên việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực
kỳ quan trọng.
+ Xây dựng các chƣơng trình quảng cáo, khuyến mại qua phƣơng tiện
truyền thông chú trọng kênh quảng cáo trên ti vi và các phƣơng tiện đài báo
với thời gian lên sóng và tần suất phát hợp lý...Khi triển khai các chƣơng trình
dự thƣởng không nên kéo dài quá làm nản lòng khách hàng khi chờ đợi. Khi
có kết quả ngân hàng cần phải thông tin nhanh chóng kịp thời về danh sách
khách hàng trúng thƣởng trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, tại điểm giao
dịch và gửi cho khách hàng tham gia bằng hình thức gửi thƣ và email.
+ Có lộ trình triển khai sản phẩm hợp lý. Đối với các sản phẩm dịch vụ
mới,có kế hoạch, chƣơng trình thông báo triển khai đến các chi nhánh sớm,
tránh tình trạng để các chi nhánh bị động và thiếu sự chuẩn bị chu đáo trƣớc
khi tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng; đồng thời
có chƣơng trình tập huấn công tác nghiệp vụ và marketing cùng các tài liệu có
liên quan nhƣ tờ rơi, thƣ chào,.. để công tác triển khai tiếp cận khách hàng đạt
hiệu quả cao và đồng bộ trong toàn hệ thống.
+ Thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động, công tác xã hội nhƣ tổ chức
hội chợ, triển lãm, các cuộc thi chào mừng các ngày lễ tết dành cho từng đối
tƣợng cụ thể,.
+ Tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo thông qua các phƣơng tiện
nhƣ: email, điện thoại, fax. Thƣờng xuyên cập nhật cho khách hàng các thông
tin về sản phẩm mới, các chƣơng trình khuyến mại, các đợt ƣu đãi hoặc bất
cứ thay đổi gì của ngân hàng để khách hàng thấy đƣợc tầm quan trọng của
mình đối với ngân hàng.
74
, nghiệp vụ Bao thanh toán
Thứ sáu: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công của các ngân hàng bởi vì kinh doanh ngân hàng gắn liền với nhiều
loại rủi ro khác nhau nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp Chính vì vậy,
trong quá trình phát triển hoạt động NHBL, NHCT cần tăng cƣờng hơn nữa
công tác quản trị rủi ro đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tác nghiệp và quản
trị rủi ro tín dụng:
- Tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp: Thiết lập và hoàn
thiện khung quản trị rủi ro tác nghiệp bao gồm: chính sách, cơ cấu tổ chức,
quy trình và giải pháp phần mềm quản trị rủi ro tác nghiệp trong nội bộ ngân
hàng. Cần phải xác định chiến lƣợc và phƣơng pháp quản trị rủi ro đúng đắn;
xác định vai trò, chức năng và trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong
tổng thể bộ máy cơ cấu tổ chức; đƣa ra các yêu cầu về thực hành quản trị rủi
ro; phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống và việc đánh giá và kiểm soát rủi ro
phải đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và áp dụng cho toàn bộ các phòng/ban,
nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống.
- Tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng: Đối với phát triển dịch
vụ NHBL thì các sản phẩm tín dụng cá nhân mang lại doanh số lớn cho ngân
hàng nhƣng rủi ro cũng rất lớn. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ là rất
quan trọng: Xây dựng các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhanh; Phát triển hệ
thống chấm điểm tín dụng đáng tin cậy; Triển khai hệ thống theo dõi tình
trạng hồ sơ xin vay đang ở đâu và trách nhiệm của từng bên; Tập trung hóa
và tiêu chuẩn hoá qui trình thu hồi nợ; Tăng cƣờng công tác quản lý nợ: kiểm
Thang Long University Libraty
75
soát và quản lý tốc độ tăng trƣởng tín dụng, đánh giá tình hình nợ thƣờng
xuyên, định kỳ phân loại nợ để nắm đƣợc thực trạng chất lƣợng dƣ nợ tín
dụng; Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trƣớc khi cấp các khoản tín
dụng mới, trong đó quan trọng là việc đánh giá và dự phòng rủi ro; Tăng
cƣờng xử lý các khoản vay ngắn hạn thiếu tài sản đảm bảo, tăng cƣờng kiểm
tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Thứ bẩy: Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Hiện nay, trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực NHBL nói
riêng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp
những dịch vụ đa dạng, chất lƣợng cao, phí hấp dẫn mà còn bao gồm cả
những dịch vụ đi kèm nhƣ dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy, để có
thể đẩy mạnh hoạt động NHBL trong thời gian tới ngoài các giải pháp nói
trên, NHCT còn cần chú trọng phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng một
cách toàn diện và đồng bộ.
- Xây dựng một chiến lƣợc chăm sóc khách hàng phù hợp với chiến
lƣợc phát triển dịch vụ NHBL của NHCT, phù hợp với mục tiêu kế hoạch ở
từng thời kỳ, từng giai đoạn.
- Xây dựng chính sách cụ thể đối với từng nhóm khách hàng khác
nhau: nhóm khách hàng VIP; khách hàng truyền thống;nhóm khách hàng tiềm
năng; nhóm khách hàng mới.
- Bố trí bộ phận chăm sóc khách hàng đồng thời các nhân viên giao
dịch cũng phải đƣợc đào tạo thƣờng xuyên về chính sách chăm sóc khách
hàng để có tác phong phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, hòa nhã, lịch sự,
tạo đƣợc ấn tƣợng cho khách hàng về văn hóa doanh nghiệp mình.
- Chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa vào chăm sóc
khách hàng, ví dụ: lắp đặt hệ thống trả lời tự động qua điện thoại để có thể
giải đáp các thắc mắc đơn giản của khách hàng một cách tức thì thuận tiện
76
hay ứng dụng phần mềm tự động gửi email chúc mừng sinh nhật, email chúc
mừng khách hàng nhân các dịp đặc biệt
- Thƣờng xuyên tiến hành khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch
vụ ngân hàng để từ đó có biện pháp cải thiện, tăng cƣờng sự thỏa mãn khách
hàng. Việc khảo sát có thể tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ
3.3.1.1 Nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động
ngân hàng
Để phát triển dịch vụ NHBL, cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn,
thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Cùng với
việc gia nhập WTO, các quy định về hoạt động ngân hàng cũng phải đƣợc đổi
mới theo hƣớng quốc tế hóa. Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số
dịch vụ ngân hàng mới với cách thức và quy trình giao dịch khác với sản
phẩm truyền thống, các văn bản pháp lý của Chính phủ cần có sự điều chỉnh
phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Cụ thể là:
+ Sớm sửa đổi Pháp lệnh kế toán thống kê, bổ sung những quy định
mới về lập chứng từ kế toán phù hợp với những dịch vụ ngân hàng thực hiện
bằng công nghệ vi tính, quy định rõ bằng pháp luật các chứng từ, hóa đơn
thanh toán dịch vụ ngân hàng do NHNN quản lý với mẫu biểu thống nhất.
+ Nghiên cứu mở rộng lối đi cho quyết định 44QĐ-Ttg về chứng từ
điện tử và chữ ký điện tử nhƣ quy định về cơ quan chịu trách nhiệm lƣu trữ
chứng từ điện tử, quy định cơ sở mức độ quy chuẩn pháp lý cho bộ mã hóa sử
dụng trong hệ thống ngân hàng.
+ Đối với hoạt động thẻ thanh toán là hoạt động NHBL bùng nổ trong
giai đoạn hiện nay, Chính phủ cần có các quy định pháp luật liên quan trực
tiếp đến các hành vi liên quan để làm cơ sở xử lý khi xảy ra các tranh chấp,
Thang Long University Libraty
77
rủi ro. Bộ luật hình sự phải có quy định tội danh và khung hình phạt cho tội
danh gian lận, làm và tiêu thụ thẻ giả.
3.3.1.2 Có những chính sách cải thiện môi trƣờng kinh tế xã hội
Thói quen và tâm lý tiêu dùng của ngƣời dân có thể thay đổi theo thu
nhập và điều kiện kinh tế. Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội đƣợc cải
thiện, dân trí nâng cao sẽ khiến dân chúng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ
ngân hàng hiện đại. Duy trì ổn định kinh tế chính trị, duy trì chỉ số lạm phát
hợp lý, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển ngành dịch vụ, công
nghiệp tăng thu nhập cho ngƣời lao động, công chức là những vấn đề mà qua
đó Chính phủ khuyến khích sự phát triển của NHBL
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Một là, NHNN có chiến lƣợc dài hạn đối với sự phát triển loại hình
dịch vụ ngân hàng: Trên cơ sở Nhà nƣớc cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ
thống nhất có tầm nhìn xa hệ thống các văn bản hƣớng dẫn về hoạt động phát
triển dịch vụ phi tín dụng để các NHTM thực hiện. Hạn chế sự điều chỉnh,
tránh lãng phí gây tốn kém chi phí cho các ngân hàng. Xây dựng các văn bản
hƣớng dẫn nên tập trung vào hạn chế và loại bỏ thủ tục hành chính rƣờm rà,
đặc biệt trong các lĩnh vực nhƣ cấp phép, quản trị doanh nghiệp và báo cáo
gửi các cơ quan hữu quan đồng thời Tạo môi trƣờng kinh doanh cho các loại
hình dịch vụ phi tín dụng công bằng minh bạch cạnh tranh lành mạnh
Hai là, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Hỗ trợ,
tích hợp phần mềm, thống nhất các phƣơng tiện thanh toán điện tử của các
NHTM. Tiếp tục nâng cấp hệ thống kỹ thuật, đƣờng truyền và chế độ bảo trì
đảm bảo cho hệ thống thanh toán xử lý với tốc độ cao nhƣng chính xác, ổn
định, an toàn. Cùng với đó có biện pháp để thúc đẩy tăng cƣờng sự liên kết
và hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt sớm hình
thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất giữa các ngân hàng –
78
đây là cơ sở để mở rộng thanh toán phục vụ cho phát triển dịch NHBL.
Ba là, xây dựng chính sách gắn liền với sản phẩm dịch vụ mới để tạo
môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng, tích cực phối hợp với Bộ
công an, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố để có các biện pháp chỉ đạo
các đơn vị trực thuộc tiến hành phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng điện tử, đảm bảo an ninh, an toàn các địa điểm đặt máy
ATM, các thông tin bảo mật khi khách hàng giao dịch qua mạng viễn thông
và internet, giảm thiểu tổn thất cho NHTM. Tiếp tục tạo điều kiện khuyến
khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nƣớc qua các ngân hàng, hạn chế
một cách tốt nhất nạn chuyển tiền lậu bằng việc kiểm tra giám sát hoạt động
chi trả kiều hối thƣờng xuyên.
Bốn là, NHNN làm đầu mối trong việc thúc đẩy hợp tác lẫn nhau thực
hiện kết nối các NHTM trong việc hợp tác đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, công
nghệ hiện đại, triển khai các sản phẩm dịch vụ.
Thành lập hiệp hội đƣa ra các tiêu chí để đo lƣờng sự phát triển dịch vụ
phi tín dụng để các ngân hàng có những căn cứ để so sánh hoàn thiện sản phẩm.
Hiệp hội đƣa ra các giải thƣởng để tạo động lực thi đua giữa các ngân hàng cũng
nhƣ đó là thông tin xác đáng để khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ.
Năm là, Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo các thông tin cung
cấp là tin cậy. Trong hoat động ngân hàng, không phải mọi thông tin đều có thể
công bố công khai. Nhƣng chỉ có minh bạch thông tin đảm bảo tính cập nhật, độ
chuẩn xác, thì mới đem lại niềm tin của dân cƣ. Đây chính là tiền đề cho việc sử
dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng.
Thang Long University Libraty
79
KẾT LUẬN
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho hệ thống tài chính nói
chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng những thách thức lớn. Việc
hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế là một tiền tề quan trọng tạo thuận
lợi cho các hoạt động của ngân hàng và quá trình đổi mới ngân hàng. Tham
gia vào hội nhập quốc tế có nghĩa là chấp nhận quy luật cạnh tranh vì vậy đòi
hỏi các ngân hàng phải không ngừng phát triển.
Với mong muốn tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế, thu hẹp dần
khoảng cách về cung ứng sản phẩm, dịch vụ với các ngân hàng hiện đại trên
thế giới, NHCT đã và đang cố gắng hoàn thiện để nâng cao số lƣợng, chất
lƣợng các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng tài chính.
Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực
tiễn áp dụng vào đánh giá thực trạng các dịch vu NHBL tại NHCT.Từ đó đƣa
ra những giải pháp khắc phục nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại NHCT trong
giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và điều kiện, khả năng nghiên cứu
do đó những kết quả nghiên cứu không khỏi có những thiếu sót. Học viên rất
mong nhân đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo, các chuyên gia và đồng
nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiên hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS.Vũ Thị Ngọc Dung, Phát triển các dịch vụ NHBL - một xu hướng
phát triển tất yếu của các ngân hàng, Tạp chí ngân hàng số
7 (25/05/2007).Trang 16,17.
2. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, 1997
3. TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình NHTM – Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội
4. ThS. Ngô Thị Liên Hƣơng, “Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng...”, Tạp
chí Thị trƣờng Tài chính - Tiền tệ, số 5 (1/3/2005), trang 17.
5. Đinh Thị Kim Loan, Giữ vững lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Tạp chí Ngân hàngsố 23/2007, Tr.45-47
6. Th.S Nguyễn Trọng Nghĩa, “Cơ hội và thách thức đối với các TCTD Việt
Nam trong quá tình hội nhập kinh tế quốc tế”.Tạp chí Thị trƣờng Tài chính -
Tiền tệ.
7. Trịnh Bá Sửu, Cần đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân hàng hiện đại -
Tạp chí ngân hàng số 7 – trang 25.
8. Nguyễn Tám,Cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trên thị
trường tài chính - Tạp chí Ngân hàng số 12 –trang 23.
9. PGS.TS. Trƣơng Quang Thông, Giáo trình Marketing ngân hàng
10. Tài liệu hội nghị "Chiến lược phát triển dịch vụ NHBL" Ngân hàng
Ngoại thƣơng Việt Nam 11/2003.
11. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Viêt Nam 2010, 2011, 2012, 2013,2014.
12. Tạp chí Kinh tế phát triển
13. Tạp chí Ngân hàng
Thang Long University Libraty
81
14. Tạp chí Thị trƣờng Tài chính - Tiền tệ
15. Các website:
- Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam:
www.vietinbank.vn
- Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam:
www.bidv.com.vn
- Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam: www.vcbs.com.vn
- Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: www.sbv.gov.vn;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn
- Tạp chí kế toán : www.tapchiketoan.com.vn
-
su-khac-biet-20131120101122131.htm
-
vu-ngan-hang-ban-le-20140429122541612.htm
-
nam-tu-2014-309119.vov
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 92_6498_386.pdf